Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch 1 - Ngân hàng Công thương Việt Nam

Tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch 1 - Ngân hàng Công thương Việt Nam: ... Ebook Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch 1 - Ngân hàng Công thương Việt Nam

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch 1 - Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính rất quan trọng trong nền kinh tế, là hệ thần kinh của nền kinh tế, hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động vốn, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại, tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nhưng cũng là hoạt động này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đe doạ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả tín dụng là điều kiện sống còn cho sự tồn tại và phát triển của Sở giao dịch 1-NHCTVN nói riêng và các ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói chung. Từ những kiến thức trong thực tế và những kiến thức đã được học và quá trình thực tập tại Sở giao dịch 1-NHCTVN em nhận thấy Sở giao dịch 1-NHCTVN nói riêng cũng như những ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung cần có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả tín dụng, và hạn chế những rủi ro. Qua những kiến thức đã được học ở trường và qua quá trình thực tập tại Sở giao dịch 1-NHCTVN em đã nhận thấy sự cần thiết của đề tài: “Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN ” Trong chuyên đề này, thời gian nghiên cứu là từ năm 2005-2007 Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là đánh giá hiệu quả tín dụng của Sở giao dịch 1-NHCTVN và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng tại đơn vị . Với mục đích như vậy, chuyên đề được bố cục Chương I: Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN Do thêi gian häc tËp vµ nghiªn cøu ng¾n nªn ch¾c ch¾n cßn nhiÒu h¹n chÕ mét sè vÊn ®Ò vÉn ch­a thÓ nghiªn cøu mét c¸ch toµn diÖn vµ s©u s¾c. V× vËy t«i rÊt mong nhËn ®­îc sù ®ãng gãp ý kiÕn cña c¸c thÇy c« gi¸o trong tr­êng vµ c¸c b¹n ®ång nghiÖp gÇn xa. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n sù ®ãng gãp ý kiÕn cña thÇy c«, c¸n bé tr­êng Ng©n hµng vµ c¸c b¹n. CHƯƠNG 1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ 1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CƠ BẢN CỦA NHTM 1.1. Khái niệm NHTM Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất về qui mô tài sản, thị phần và số lượng. Ngân hàng tổ chức cho vay chủ yếu đối với doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước. Đối với các doanh nghiệp, ngân hàng thường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ việc mua hàng hoá dự trự hoặc xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị. Theo điều 20, luật các tổ chức tín dụng : “tổ chức tín dụng là các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sự dụng tiền gửi để cung ứng tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán”. Người ta phân biệt ngân hàng thương mại với các tổ chức trung gian tài chính khác ở chỗ: ngân hàng thương mại nhận tiền gửi, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, chính từ hoạt động đó đã tạo cơ hội cho ngân hàng thương mại có thể làm tăng bội số tiền gửi của khác hàng trong hệ thống ngân hàng của mình. Đó là đặc trưng cơ bản để phân biệt ngân hàng thương mại với các tổ chức tín dụng khác. Theo luật các tổ chức tín dụng được quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 thì: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.” Tóm lại, ngân hàng thương mại là doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. 1.2. Hoạt động cơ bản của NHTM Các hoạt động cơ bản của một ngân hàng thương mại hiện đại bao gồm: Mua, bán ngoại tệ; nhận tiền gửi; cho vay; bảo quản tài sản hộ; cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán; quản lý ngân quỹ; tài trợ các hoạt động của Chính Phủ; bảo lãnh; cho thuê thiết bị trung và dài hạn; cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn; cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán; cung cấp các dịch vụ bảo hiểm; cung cấp các dịch vụ đại lý. Trong đó nổi bật lên đó là ba hoạt động cơ bản - Thứ nhất: Hoạt động huy động vốn - Thứ hai: Hoạt động sử dụng vốn - Thứ ba: Hoạt động trung gian 1.2.1. Hoạt động huy động vốn Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn- hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM – đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng thường huy động vốn từ các nguồn chủ yếu sau: 1.2.1.1. Vốn chủ sở hữu Để bắt đầu hoạt động ngân hàng chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. * Nguồn vốn hình thành ban đầu * Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động * Các quỹ * Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần Các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại mà có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần có thể coi là một bộ phận vốn sở hữu của ngân hàng. 1.2.1.2. Nguồn tiền gửi Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư. Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau. * Tiền gửi thanh toán Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng nhờ giữ và thành toán hộ. Ngân hàng mở tài khoản cho khách hàng với thủ tục rất đơn giản, yêu cầu của ngân hàng là khách hàng phải có tiền và chỉ thanh toán với tài khoản cho vay. * Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền, ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng với loại tiền gửi. * Tiền gửi tiết kiệm của dân cư Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa dùng. 1.2.1.3. Nguồn đi vay Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, khi cần ngân hàng thường vay mượn thêm. Tại nhiều nước, ngân hàng Trung ương thường quy định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn của chủ. * Vay NHNN Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả cảu ngân hàng thương mại. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ, ngân hàng thương mại thường vay NHNN dưới hình thức tái chiết khấu. * Vay các tổ chức tín dụng khác Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng thương mại khác vay để tìm kiếm lãi suất. * Vay trên thị trường vốn Giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ(kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn. 1.2.1.4. Các nguồn khác * Nguồn uỷ thác Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ…Các hoạt động này tạo nên nguồn uỷ thác tại ngân hàng. * Nguồn trong thanh toán Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trong thanh toán. Những ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số dư từ tiền của các ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vay. * Nguồn khác Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả… 1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn * Hoạt động tín dụng: Đây là hoạt động quan trọng mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng thương mại, chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, nó phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng là hoạt động cho vay. Và hoạt động này cũng mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. * Hoạt động đầu tư: Các ngân hàng cũng đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ những hoạt động khác ngoài hoạt động tín dụng như: góp vốn vào doanh nghiệp hay mua bán chứng khoán trên thị trường. Các chứng từ ngân hàng nắm giữ thường là các chứng khoán có độ an toàn và tính lỏng cao sẽ giúp ngân hàng bảo đảm khả năng thanh khoản được tốt hơn mà không làm giảm hiệu quả kinh doanh. Cho vay trên thị trường liên ngân hàng là một cách để tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi. 1.2.3. Hoạt động trung gian Đây là chức năng quan trọng ngân hàng, thông qua qua dịch vụ thanh toán ngân hàng cũng thu được một khoản phí hay hoa hồng. Theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các dịch vụ của ngân hàng cũng ngày càng đa dạng và phong phú, tiện lợi và đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu đặt ra đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để việc thanh toán thuận tiện nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra hình thức thanh toán như: séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. 2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Tín dụng ngân hàng: là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định sẽ thu về một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Đây cũng là quan điểm được công nhận phổ biến. 2.1. Đặc trưng hoạt động tín dụng ngân hàng - Một đặc trưng riêng có của hoạt động tín dụng ngân hàng là: trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, ngân hàng nhận nhiều rủi ro về phía mình hơn khách hàng. Khách hàng khi vay vốn của ngân hàng để sử dụng, có thể gặp rủi ro không trả được nợ cho ngân hàng, nhưng phần lớn những rủi ro đó xảy ra là do chính khách hàng như trình độ, năng lực quản lý, kinh doanh còn yếu kém,…Nhưng đối với ngân hàng, rủi ro có thể xảy ra với ngân hàng có thể do nguyên nhân bên ngoài, mà ngân hàng khó có thể kiểm soát và khống chế. Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng thương mại chấp nhận rủi ro và hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng. - Đặc trưng khác của quan hệ tín dụng ngân hàng là: tiền mà ngân hàng thương mại sử dụng để cấp tín dụng chủ yếu là tiền của người khác(nguồn tiền huy động). Khi thành lập, mỗi ngân hàng thương mại đều phải có một số vốn là vốn điều lệ, vốn này phải tối thiểu bằng số vốn pháp định. Số vốn này không nhỏ, với ngân hàng thương mại thì không thể dùng số vốn đó để kinh doanh, mà phải chủ yếu dựa vào tiền gủi của khách hàng, để thực hiện các hoạt động tín dụng và các hoạt động khác. 2.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng 2.2.1. Căn cứ theo hình thức phân cấp tín dụng Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng, tín dụng ngân hàng gồm các hình thức: - Chiết khấu thương phiếu: là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng ứng với giá trị thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn. Về mặt pháp lý, ngân hàng không phải đã cho vay đối với chủ thương phiếu. Đây là hình thức trao đổi trái quyền. Tuy nhiên đối với ngân hàng, hiện tại bỏ ra một khoản tiền để thu về một khoản lớn hơn trong tương lai với lãi suất định trước được coi là hoạt động tín dụng. Thương phiếu được hình thành từ quá trình mua bán chịu hàng hoá và dịch vụ giữa người mua và người bán trong quan hệ tín dụng thương mại. Người bán giữ thương phiếu đến hạn để đòi tiền người mua, hoặc mang tới ngân hàng để xin chiết khấu trước thời hạn. Chiết khất thương phiếu là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng cấp cho người giữ thương phiếu một số tiền, khi người này đem thương phiếu còn hạn đến ngân hàng, giao cho ngân hàng đó. Đến hạn, ngân hàng có quyền đòi tiền người mua; nếu người mua không trả, ngân hàng có quyền truy đòi đối với các bên ký tên trên thương phiếu. - Cho vay: là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và tiền lãi trong một thời gian xác định với các điều kiện đã được thoả thuận trước trong hợp đồng. Là hình thức cấp tín dụng trong đó tiền là đối tượng tín dụng. Có nhiều hình thức cho vay như: cho vay thấu chi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển,… - Bảo lãnh: là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàng của mình. Mặc dù không phải xuất tiền ra, song ngân hàng đã cho khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi. Là cam kết của ngân hàng dưới các hình thức phát hành thư bảo lãnh, mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhận nợ về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đó như cam kết với bên thứ ba. - Cho thuê: là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thoả thuận nhất định. Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. 2.2.2. Căn cứ theo thời hạn cho vay Căn cứ vào thời hạn cho vay, tín dụng ngân hàng gồm các hình thức: - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Tín dụng trung hạn: có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng. Loại tín dụng này chủ yếu được doanh nghiệp sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 60 tháng. Loại tín dụng này chủ yếu để đáp ứng nhu cầu dài hạn của doanh nghiệp như: Xây dựng nhà xưởng, các thiết bị phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. . 2.2.3. Căn cứ theo hình thức bảo đảm tín dụng Căn cứ vào hình thức bảo đảm tín dụng, tín dụng ngân hàng gồm các hình thức: - Cầm cố: là hình thức tín dụng theo đó người nhận tài trở của ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết - Thế chấp: là hình thức tín dụng theo đó người nhận tài trợ của ngân hàng phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu các tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết. - Đảm bảo bằng sự bảo lãnh của người thứ ba: là hình thức đảm bảo đối nhân, trong đó người thứ ba cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ đó. - Tín chấp: là hình thức cấp tín dụng không đòi hỏi có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba mà việc cấp tín dụng chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. 2.2.4. Căn cứ vào phương thức hoàn trả Căn cứ vào phương thức hoàn trả, tín dụng ngân hàng gồm các hình thức: - Tín dụng trả góp: là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi theo định kỳ. - Tín dụng phi trả góp: là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi một lần theo kỳ hạn đã thoả thuận. - Tín dụng không xác định thời hạn: là loại tín dụng mà người vay có thể hoàn trả bất cứ lúc nào khi có thu nhập, ngân hàng thường không ấn định thời hạn cụ thể đối với hình thức tín dụng này. 2.2.5. Căn cứ xuất xứ tín dụng Căn cứ vào xuất xứ tín dụng, tín dụng ngân hàng gồm các hình thức: - Tín dụng trực tiếp: ngân hàng cấp tín dụng trực tiếp cho người đi vay, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. - Tín dụng gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc những chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. 2.3. Vai trò hoạt động tín dụng ngân hàng Tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ các hoạt động, và là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng thương mại. Hoạt động tín dụng góp phần tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại mở rộng được các hoạt động kinh doanh khác nhằm tăng thu nhập cho ngân hàng. Tín dụng quyết định sự tồn tại, phát triển của mọi ngân hàng thương mại. Một ngân hàng thương mại chỉ có thể tồn tại và phát triển khi xác định được phạm vi, giới hạn và mức độ tín dụng phù hợp với thực lực của bản thân họ, đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng thời hạn và có lãi. Ta biết rằng hoạt động tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với bản thân ngân hàng thương mại, khách hàng và nền kinh tế. Vai trò của nó thể hiện: - Là công cụ, đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế và điều hành nền kinh tế thị trường. - Là công cụ tài trợ có hiệu quả cho nền kinh tế. - Góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế từ đó góp phần làm ổn định và tăng trưởng kinh tế. - Tín dụng ngân hàng còn thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường chế độ hạch toán kế toán giúp các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế trong hoạt động kinh doanh vì các ngân hàng chỉ cho vay vốn khi doanh nghiệp làm ăn có lãi. Như ta thấy tín dụng ngân hàng có một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Hoạt động tín dụng có chất lượng sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo ra sự ổn định lưu thông tiền tệ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Xét đến bản thân các ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động rất quan trọng nhưng cũng rất phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì hiệu quả hoạt động tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu. Nếu xét về mặt chất thì hoạt động tín dụng ngân hàng phản ánh trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng, xét về mặt lượng thì nó phản ánh hiệu quả kinh doanh của hoạt động kinh doanh của ngân hàng và hiệu quả tín dụng mà nó mang lại cho các tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất bởi đặc tính của nó là kinh doanh tiền tệ – loại hàng hoá đặc biệt và nhạy cảm với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội, chính trị. Do vậy hoạt động tín dụng là vấn đề sống còn của các ngân hàng, nếu như hoạt động tín dụng yếu kém thì đồng nghĩa với đó là sự yếu kém của ngân hàng đó, nó sẽ kéo theo một loạt những tác động tiêu cực không chỉ riêng ngân hàng đó mà với cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Do vậy, trong bất kỳ thời điểm nào, thời kỳ nào thì nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề tất yếu và cần được quan tâm, cụ thể nó biểu hiện: - Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng, giúp ngân hàng tránh được những rủi ro do chất lượng hoạt động tín dụng mang lại, mà hậu quả của nó có thể dẫn tới sự phá sản phá sản của một số ngân hàng thương mại. - Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng góp phần tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng thông qua việc tăng thu nợ tín dụng. - Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng là tăng khả năng cung ứng tiền tệ cho ngân hàng thương mại do tạo thêm được nguồn vốn từ việc tăng vòng quay tín dụng, thu hút thêm khách hàng bởi đa dạng hoá các hình thức huy động, tạo một hình ảnh tốt về uy tín của ngân hàng, giúp ngân hàng huy động vốn có hiệu quả. - Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tạo cho ngân hàng một sự phát triển bền vững, củng cố uy tín của ngân hàng cũng như những mối quan hệ xã hội của ngân hàng từ đó tạo ra môi trường thuận lợi cho ngân hàng. Do vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo yêu cầu phát triển một cách an toàn, bền vững trở thành vấn đề đã và đang được các tổ chức tín dụng, các cơ quan quản lý nhà nước như Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đặc biệt quan tâm. 3. HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3.1. Khái niệm hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại Hiệu quả tín dụng là thuật ngữ phản ánh hiệu quả của hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, gồm hai yếu tố:”Mức độ an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng hoạt động tín dụng mang lại”. Có hai mối quan hệ rủi ro và sinh lợi trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng có thể rủi ro càng cao, thì sinh lợi kỳ vọng càng lớn, và ngược lại. Do đó, ngân hàng có thể theo đuổi hoạt động tín dụng mà mức độ rủi ro cao hoặc thấp trong ngắn hạn, song đều phải tính đến mối liên hệ giữa rủi ro và sinh lời để đảm bảo gia tăng thu nhập cho ngân hàng và chủ sở hữu trong dài hạn. Hiệu quả tín dụng là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, vì hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đe doạ hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do vậy việc nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại luôn là một yêu cầu bức xúc, là điều kiện sống còn cho bản thân mỗi ngân hàng, cho hệ thống ngân hàng và rộng hơn nữa là cho cả nền kinh tế. 3.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng Để đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại, nên kết hợp phân tích số tương đối và số tuyệt đối, theo dõi tình hình biến động qua các năm,khi đánh giá hiệu quả tín dụng tại một đơn vị, chi nhánh ngân hàng, có thể so sánh từng chỉ tiêu với chỉ tiêu bình quân tương ứng trong cùng hệ thống của ngân hàng thương mại đó. Nếu có điều kiện, có thể so sánh các chỉ tiêu của ngân hàng đang nghiên cứu với các chỉ tiêu bình quân tương ứng của các ngân hàng cùng loại, và chỉ tiêu bình quân tương ứng toàn ngành. 3.2.1. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không hoàn trả được cho ngân hàng khi đã đến hạn thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn phản ánh mức độ an toàn của hoạt động tín dụng ngân hàng. * Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: là tỷ lệ giữa khoản nợ gốc quá hạn trên tổng dư nợ Tổng dư nợ quá hạn(gốc hoặc gốc + lãi) Tỷ lệ quá hạn = ------------------------------------------------ Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ quá hạn thấp tức là độ an toàn tín dụng tại ngân hàng hiện tại cao và ngược lại. Phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ “ có vấn đề”, có thể bị mất toàn bộ vốn cho vay hoặc mất một phần. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ an toàn tín dụng và hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại. Tỷ lệ nợ quá hạn cho thấy rủi ro đối với các khoản cho vay và hậu quả của các khoản nợ quá hạn, có thể là nguy cơ gây mất vốn toàn bộ hoặc một phần cho ngân hàng trên tổng dư nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ xét đến việc hoàn trả khi đã quá hạn chứ không xét đến tổng dư nợ có nguy cơ quá hạn. Như vậy, nếu khoản cho vay tăng nhanh thì việc sử dụng tỷ lệ nợ quá hạn có thể phản ánh rủi ro không chính xác. Số dư nợ cho vay ra tăng cùng với số tiền cho vay được giải ngân, trong khi đó số nợ đến hạn chỉ tăng khi các khoản nợ đến kỳ hạn phải trả. Như vậy tốc độ tăng cho vay tăng nhanh có thể che dấu đi vấn đề nợ quá hạn, không tính đến các chỉ số đánh giá an toàn tín dụng có được sử dụng hay không. Do đó ngân hàng thương mại cần thận trọng khi đánh giá độ an toàn tín dụng bằng việc xác định kỳ hạn như thế nào thì coi là quá hạn. * Tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn Khi đến hạn mà khách hàng không trả được nợ, ngân hàng thường phải gia hạn nợ cho khách hàng, tạo điều kiện để họ có thể trả được nợ cho ngân hàng. Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn sau khi ngân hàng thương mại đã ra hạn nợ. Ngoài tỷ lệ nợ quá hạn, các ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn hoặc tỉ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi trên tổng dư nợ quá hạn. Nhờ có các chỉ tiêu đó mà ngân hàng thương mại có thể biết được bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ quá hạn có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi. Việc kết hợp giữa các chỉ tiêu này cho phép đánh giá chi tiết hơn về độ an toàn tín dụng. Khi sử dụng các chỉ tiêu về nợ quá hạn để đánh giá hiệu quả tín dụng, cần chú ý rằng các chỉ tiêu này có thể bị thay đổi do định kì hạn nợ không đúng; do đảo nợ, giãn nợ; hoặc do chính sách cho vay,…, khi đó sẽ không phản ánh chính xác về các mức độ an toàn của hoạt động tín dụng. 3.2.2. Tỷ lệ mất vốn Hiệu quả tín dụng chịu ảnh hưởng trực tiếp của chính sách xoá nợ của ngân hàng thương mại. Nếu khoản nợ quá hạn không được theo dõi mà được xoá nợ thì khoản nợ đó được xem như không có khả năng thu hồi. Từ đó, nếu các khoản vay được xoá nợ quá nhanh thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp một cách không thực tế và hiệu quả tín dụng dường như là tốt. Do vậy, chỉ tiêu này được sử dụng để phân tích song song với các chỉ tiêu về nợ quá hạn ở trên, cùng phản ánh mức độ an toàn của hoạt động tín dụng. Tỷ lệ mất vốn là tỷ số giữa số vốn bị mất do xoá nợ cho kỳ báo cáo trên dư nợ bình quân của kỳ báo cáo. Tỷ lệ này cho biết những khoản vay có khả năng bị mất và các khoản vay bị mất thực sự của ngân hàng thương mại. 3.2.3. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập Tỉ lệ này là tỉ số giữa thu nhập từ hoạt động tín dụng với tổng thu nhập của ngân hàng. Trong chỉ tiêu này, thu nhập từ hoạt động tín dụng và tổng thu nhập của ngân hàng sử dụng để tính toán phải cùng là thu nhập trước thuế hoặc cùng là thu nhập sau thuế. Việc nâng cao hiệu quả tín dụng chỉ có hiệu quả thực sự khi nó góp phần quan trọng nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại. Tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập cho ngân hàng, nên hiệu quả tín dụng cao phải thể hiện ở tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập của ngân hàng là cao và ngược lại. Khi sử dụng chỉ tiêu này để phân tích, cần phải phân tích thêm chỉ tiêu tỉ lệ số lãi thực thu được từ cho vay so với tổng số lãi phải thu từ cho vay. Nếu như tỉ lệ này càng cao càng phản ánh biểu hiện tốt hơn của hiệu quả tín dụng. 3.2.4. Mức sinh lời vốn tín dụng (MSLVTD) Thu nhập sau thuế từ hoạt động tín dụng MSLVTD= ----------------------------------------------------------- Dư nợ bình quân Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng dư nợ bình quân sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập sau thuế cho ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp hiệu quả tín dụng, cho biết khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Đối với mọi ngân hàng thương mại mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận. Với mức sinh lời vốn tín dụng càng lớn thì khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng càng cao, phản ánh hiêu quả tín dụng càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, không phải lúc nào mức sinh lời vốn tín dụng cao cũng có thể làm cho ngân hàng thương mại hoàn toàn yên tâm về hoạt động của mình, nhất là trong tương lai, trong dài hạn. Chỉ tiêu này là rất quan trọng, nhưng nó cần được phân tích cùng với các chỉ tiêu khác, đặc biệt là các chỉ tiêu về độ an toàn tín dụng. 3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại 3.3.1. Yếu tố thuộc về ngân hàng 3.3.1.1. Trình độ cán bộ ngân hàng Con người là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại. Chất lượng nhân sự ngày càng được đòi hỏi cao để có thể đáp ứng kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh và hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trên thực tế, hiệu quả tín dụng cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều vào việc tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ của mỗi ngân hàng thương mại. Một ngân hàng thương mại với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt, thì việc quản lý hoạt động tín dụng cũng như những hoạt động khác, thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ tín dụng nói riêng sẽ đạt kết quả cao. Hơn nữa, nó còn giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro có thể xảy ra do trình độ cán bộ, nhờ đó mà hiệu quả tín dụng luôn được đảm bảo. 3.3.1.2. Chiến lược kinh doanh Để đạt được mục tiêu của mình mỗi ngân hàng đã tự đề ra cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp với tiềm lực và thế mạnh của mình để đạt được những mục tiêu nhất định mà ngân hàng đã đề ra. Chiến lược kinh doanh là một nhân tố ảnh hưởng đầu tới hiệu quả tín dụng. Ngân hàng thương mại cần có chiến lược kinh doanh để không rơi vào thế bị động trong hoạt động kinh doanh của mình. Dựa trên chiến lược kinh doanh dài hạn đúng đắn, ngân hàng thương mại mới có thể có những kế hoạch đúng đắn cho từng thời kỳ để bảo đảm thực hiện mục tiêu đề ra. 3.3.1.3. Chính sách tín dụng Huy động nguồn vốn và uy tín và tìm kiếm lợi nhuận và đặc biệt là mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu đối với mỗi ngân hàng thương mại, để đạt được mục tiêu đã đề ra mỗi ngân hàng thương mại có những chính sách tín dụng khác nhau để đạt được những mục đích đó. Chính sách tín dụng của một ngân hàng thương mại là một hệ thống những biện pháp liên quan đến việc tăng cường khả năng tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã đề ra của ngân hàng thương mại. Chính sách tín dụng bảo đảm cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động tín dụng nói riêng và toàn bộ hoạt động của một ngân hàng thương mại nói chung. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, bảo đảm khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối, chính sách của nhà nước và bảo đảm công bằng xã hội. 3.3.1.4. Quy trình tín dụng Đảm bảo quy trình tín dụng là một việc rất quan trọng đối với mỗi hệ thống ngân hàng, nó đảm bảo sự thống nhất trong quá trình hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Quy trình tín dụng bao gồm những bước phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng; được bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đến khi thu hồi được nợ. Hiệu quả tín dụng có được bảo đảm hay không tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt các qui định ở từng bước và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng. 3.3.1.5. Hệ thống thông tin tín dụng Hiệu quả của hoạt động tín dụng không những ảnh hưởng tới lợi ích của cả ngân hàng thương mại và lợi ích của người cho vay, để hạn chế rủi ro có thể xảy ra ngân hàng thương mại cần có một hệ thống thông tin đầy đủ đối với mỗi khách hàng. Cấp tín dụng không phải là một vấn đề đơn giản. Trên thực tế không phải khách hàng nào cũng sử dụng vốn tín dụng đúng mục đích và có hiệu quả, ngoài ra còn có những khách hàng chủ định lừa ngân hàng để chiếm đoạt tài sản gây rủi ro, tổn thất cho ngân hàng.Vì vậy, hoạt động tín dụng muốn tăng trưởng, đảm bảo an toàn vốn, đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có hệ th._.ống thông tin hữu hiệu phục vụ công tác này. Nắm bắt kịp thời, chính xác các luồng thông tin về khách hàng là điều kiện để xem xét, phân tích tìm ra những cơ hội tốt trong kinh doanh cũng như để đề phòng những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của mỗi ngân hàng thương mại. Trên thương trường, với nhiều đối thủ cạnh tranh, người nào nắm bắt được những thông tin cần thiết một cách nhanh nhất, chính xác nhất sẽ nắm được đa phần thắng. Rõ ràng việc xây dựng hoàn chỉnh một hệ thống thông tin tín dụng với nhiều kênh, nhiều nguồn cung cấp cùng với việc đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực có chọn lọc, xử lý thông tin kịp thời là một trong những điều kiện quyết định sự thành công trong công tác kinh doanh và thực hiện nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại. 3.3.1.6. Hiệu quả công tác huy động vốn Hoạt động huy động vốn của ngân hàng đóng một vai trò quan trọng quyết định sự thành công của ngân hàng, từ nguồn vốn có được từ việc huy động ngân hàng sẽ dùng nguồn tiền đó để cho vay và kinh doanh để thu lời. Hoạt động tín dụng cũng như tất cả các hoạt động khác của ngân hàng thương mại chỉ có thể thực hiện được tốt nếu công tác huy động vốn được tiến hành hiệu quả. Nếu một ngân hàng thương mại có chiến lược khách hàng tốt, thu hút được nhiều khách hàng tín dụng làm ăn có hiệu quả, có nhu cầu vốn lớn về xác lập quan hệ tín dụng với ngân hàng, nhưng số vốn huy động được không đủ để ngân hàng cung cấp tín dụng cho những khách hàng đó, thì hoạt động tín dụng của ngân hàng không thể đạt hiệu quả cao. Huy động vốn có hiệu quả luôn là bước đệm cho việc nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại. 3.3.1.7. Công tác tổ chức ngân hàng Để tạo điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả tín dụng, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, có sự đoàn kết thống nhất từ trên xuống dưới, từ ban lãnh đạo đến toàn bộ cán bộ công nhân viên của ngân hàng thương mại. Công tác tổ chức ngân hàng được thực hiện tốt chính là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh. Hơn nữa, thực hiện tốt công tác này ngân hàng đã làm cho guồng máy hoạt động của mình được uyển chuyển, nhịp nhàng, linh hoạt. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động ngân hàng nên chú trọng mặt này để ngày càng hoàn thiện, phát triển toàn bộ hoạt động của mình và tạo điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả tín dụng. 3.3.1.8. Vấn đề kiểm tra, giám sát, thanh tra Kinh doanh tiền tệ là một lĩnh vực chịu nhiều rủi ro, mà chủ yếu là rủi ro xảy ra đối với ngân hàng là chính, và xuất phát từ nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan. Mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, tăng cường cho vay mà không tính đến những rủi ro, bất trắc có thể xảy ra thì sụp đổ và phá sản là những mối đe doạ thường trực đối với mỗi ngân hàng thương mại. Một trong những nghịêp vụ hoạt động nhằm mục đích giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro trên là công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát. Công tác này không chỉ thực hiện đối với khách hàng mà còn được thực hiện với bản thân ngân hàng, kiên quyết loại trừ những cán bộ mất phẩm chất, tiêu cực, tham ô, tham nhũng gây thất thoát tài sản làm mất uy tín của ngân hàng. Nâng cao hoạt động tín dụng cũng đồng thời là việc đòi hỏi ngân hàng phải ngăn chặn, phát hiện được những hành vi vi phạm pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng nói riêng và tất cả các mặt hoạt động nói chung của ngân hàng cũng như bảo vệ được tài sản, đội ngũ cán bộ, uy tín của ngân hàng. Muốn vậy, việc bố trí những cán bộ có năng lực, trình độ và trách nhiệm cao, phẩm chất tốt, trung thực, khách quan thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra giám sát là vấn đề mà không một ngân hàng nào được coi nhẹ. 3.3.2. Yếu tố bên ngoài 3.3.2.1. Khách hàng Những nhân tố thuộc về khách hàng ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại là: - Năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý của khách hàng Nếu năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý của khách hàng yếu, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, có thể dẫn đến tình trạng khách hàng không trả được hoặc không trả đủ nợ cho ngân hàng, hoặc ngân hàng phải co cụm trong đầu tư, khiến hiệu quả tín dụng tại ngân hàng bị giảm sút. - Những kiến thức cơ bản của khách hàng trong việc vay vốn Nếu khách hàng không biết những kiến thức cơ bản cần có trong việc vay vốn cũng có thể gây khó khăn cho ngân hàng, thậm chí đẩy ngân hàng vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Những kiến thức này tuy đơn giản, nhưng nếu khách hàng không nắm được, thì sẽ ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại. - Tính trung thực, chính xác của những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng Có những khách hàng cố tình cung cấp thông tin không chính xác, không trung thực cho ngân hàng. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh cũng như việc theo dõi, giám sát, quản lý vốn vay của khách hàng để từ đó có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, hoặc những biện pháp tình thế kịp thời, điều này làm hiệu quả tín dụng ngân hàng bị giảm sút. - Sự chây ì của khách hàng Có những trường hợp khách hàng kinh doanh có lãi nhưng họ vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Họ chây ì với hy vọng co thể quỵt nợ hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt. Hành vi này sẽ ảnh hưởng xấu tới hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại. - Tính đúng mục đích của việc sử dụng vốn Việc sử dụng vốn đúng mục đích là một trong những yêu cầu cơ bản của ngân hàng đối với khách hàng cho vay, và ngân hàng nào cũng có những biện pháp để giám sát mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Tuy vậy, việc sử dụng vốn sai mục đích vẫn có thể xảy ra và ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Chẳng hạn, khách hàng là doanh nghiệp sử dụng vốn ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đích xin vay, thậm chí có khách hàng sử dụng vốn vay ngắn hạn sử dụng đầu tư vào tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động sản…Đây rất có thể là những nguyên nhân cho việc họ không trả được nợ đúng hạn, thậm chí phá sản, không trả được nợ cho ngân hàng. - Việc bị chiếm dụng vốn hoặc bị lừa đảo Khi doanh nghiệp vay vốn bị chiếm dụng vốn, trong đó có vốn vay ngân hàng, thậm chí bị lừa đảo, sẽ khiến cho doanh nghiệp đó không trả được nợ cho ngân hàng, làm hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại bị giảm sút. 3.3.2.2. Yếu tố khác *Những chủ trương, chính sách của NHNN Những chủ trương, chính sách của NHNN – cơ quan quản lý vĩ mô trực tiếp của các ngân hàng thương mại có tác động hết sức lớn lao tới hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. NHNN đưa ra những định hướng lớn và đôi khi cả những hướng dẫn chi tiết cho hoạt động của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là hoạt động tín dụng, nhằm thực hiện mục tiêu điều tiết vĩ mô và quản lý. Hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cũng chịu ảnh hưởng của những chủ trương, chính sách đó, khi mà một ngân hàng thương mại không thể đi ngược lại chúng. Ngoài ra, cơ chế, chính sách của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế nên cũng tác động trực tiếp đến khách hàng vay vốn của ngân hàng. Nếu chính sách của nhà nước(như chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu…) không tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, gây khó khăn cho các doanh nghiệp (gồm các khách hàng của ngân hàng và bản thân ngân hàng ) trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả tín dụng chắc chắn sẽ bị giảm sút. * Môi trường kinh tế Một nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định sẽ làm giá cả luôn giữ ở mức ổn định, tình trạng lạm phát ở mức thấp tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại mở rộng quy mô hoạt động của mình và tránh được những thiệt hại cho ngân hàng do sự mất giá của đồng tiền, từ đó hiệu quả tín dụng của ngân hàng có cơ hội thuận lợi để được nâng cao. Một trong những nhân tố có tác động lớn tới hiệu quả tín dụng là chu kỳ phát triển kinh tế. Trong thời kỳ kinh tế phát triển hưng thịnh sẽ có nhiều cơ hội làm ăn cho các nhà đầu tư, sản xuất kinh doanh được mở rộng, lợi nhuận các thành phần kinh tế trong xã hội thu được tăng cao. Từ đó, nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng sẽ tăng. Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng cho vay và hiệu quả tín dụng được tăng lên. Ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, quy mô sản xuất thu hẹp, thua lỗ kéo dại dẫn đến các khách hàng của ngân hàng khó khăn trong việc trả nợ, hiệu quả tín dụng bị giảm sút. * Môi trường xã hội Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tín nhiệm là chủ yếu. Vì vậy, sự tín nhiệm là cầu nối của mối quan hệ ngân hàng và khách hàng. Uy tín của ngân hàng trên thị trường tiền tệ cao sẽ thu hút được nhiều khách hàng, ngược lại khách hàng có uy tín, được ngân hàng tín nhiệm tạo thuận lợi trong việc cấp tín dụng. Trong xã hội có nhiều truyền thống tốt đẹp, ít tệ nạn xã hội như lừa đảo, làm ăn phi pháp cũng góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng. * Tình hình chính trị Một quốc gia có sự ổn định về chính trị, không có chiến tranh thì đây là môi trường thuận lợi và yên tâm cho các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Chính trị ổn định thì nền kinh tế mới phát triển, bất cứ sự biến động nào về chính trị cũng dẫn tới xáo động lớn cho toàn bộ nền kinh tế. Riêng đối với ngân hàng nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc huy động vốn, tới hiệu quả tín dụng. * Môi trường pháp lý Pháp luật là một bộ phận không thể thiếu được ở bất kỳ nền kinh tế nào, là cơ sở để giải quyết mọi mối quan hệ giữa các chủ thể trong xã hội. Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tín dụng ngân hàng, đặc biệt là những văn bản luật có liên quan trực tiếp tới hoạt động ngân hàng. Pháp luật ban hành không hợp lý, không đồng bộ sẽ gây khó khăn cho toàn bộ nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp. Ngược lại, hệ thống pháp luật đồng bộ, hợp lý sẽ tạo môi trường pháp lý lành mạnh, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, để sản xuất kinh doanh được tiến triển thuận lợi, đạt hiệu quả cao, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngân hàng và khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho ngân hàng nếu có tranh chấp tín dụng xảy ra. * Những nhân tố bất khả kháng Khách hàng của ngân hàng có thể phải đối mặt với những nhân tố bất khả kháng như: thiên tai, chiến tranh, hoả hoạn, dịch bệnh,… Những thay đổi này có thể tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho họ. Nếu khó khăn, trong một số trường hợp, khách hàng bị tổn thất nhưng vẫn có thể hoàn trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Tuy vậy, thường là tác động của những nhân tố bất khả kháng như trên tác động tới người vay rất nặng nề, họ thường tổn thất lớn, và khả năng trả nợ ngân hàng bị suy giảm, thậm chí không còn khả năng trả nợ. Các nhân tố này được gọi là những nhân tố bất khả kháng vì chúng thường vượt quá tầm kiểm soát của cả ngân hàng và khách hàng. CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA SỞ GIAO DỊCH 1-NHCTVN 1. KHÁI QUÁT VỀ NHCTVN 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1.1. Cơ cấu tổ chức Từ năm 1999 trở về trước, SGD trực thuộc Trụ sở chính, nhưng từ năm 1999 trở về sau, SGD I đã tách ra khỏi Trụ sở chính, hạch toán như 1 đơn vị độc lập. SGD I là một trong 2 SGD của NHCT VN (SGD II trong thành phố HCM). Theo đánh giá, SGD I tuy có quy mô nhỏ hơn SGD II nhưng kết quả kinh doanh tốt hơn, chiếm 14-15% vốn của NHCT VN. SGD I có 13 phòng nghiệp vụ, 2 phòng giao dịch; 7 quầy tiết kiệm thuộc phòng khách hàng cá nhân. 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Thực hiện Nghị định 53 – HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc chuyển hoạt động Ngân hàng sang hạch toán kinh doanh và hình thành hệ thống Ngân hàng 2 cấp; ngày 1/7/1988 Ngân hàng Công thương Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động trên cơ sở vụ Tín dụng Công nghiệp và vụ Tín dụng Thương nghiệp của Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Cùng với các phòng Tín dụng Công nghiệp. Tín dụng Thương nghiệp của 17 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước địa phương; cùng với sự phát triển đổi mới của đất nước nói chung và của ngành Ngân hàng nói riêng, Ngân hàng Công thương đã phát triển ngày càng lớn mạnh và là một trong bốn ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất của Việt nam. Trong quá trình đổi mới và phát triển, NHCT đã góp phần đắc lực vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước, thực thi chính sách tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát. Chi nhánh NHCT thành phố Hà nội được thành lập theo quyết định số 198/NH TCCB (Ngân hàng tổ chức cán bộ) ngày 19/6/1988 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Ngày 24/3/1993, Tổng giám đốc NHNN VN ra quyết định số 93/NHTCCB chuyển các hoạt động tại hội sở chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Hà nội thành Hội sở chính NHCT VN. Ngày 30/12/1998, Chủ tịch Hội đồng quản trị (CT HĐQT) NHCT VN kí quyết định số 134 QĐ/HĐQT/NHCT sắp xếp tổ chức hoạt động Sở Giao Dịch I NHCT VN theo điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCT VN. Ngày 20/10/2003 CT HĐQT NHCT VN đã ban hành quyết định số 153QĐ/ HĐQT về mô hình tổ chức mới của SGD I theo dự án hiện đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán do World Bank tài trợ. 1.2. Hoạt động cơ bản 1.2.1. Huy động vốn Hoạt động huy động vốn cho Sở giao dịch 1-NHCTVN đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của Sở giao dịch 1-NHCTVN. Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại Sở giao dịch 1-NHCTVN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 15.158 14.026 15.416 I. phân theo đối tượng 1. Tiền gửi DN 10.981 72,4 9.918 70,7 10.991 71,3 1.1.-VNĐ 10.910 99,3 9.822 99 10.879 98,9 - Ntệ quy VNĐ 71 96 112 1.2. Không kỳ hạn 9.355 85,2 8.436 85 9.473 86,1 Có kỳ hạn 1.626 1.482 1.518 2. Tiền gửi dân cư 3.628 24 3.398 24,2 3.519 22,8 2.1.-VNĐ 1.548 42,7 1.417 41,7 1.512 43 - Ntệ quy VNĐ 2.080 57,3 1.979 58,3 2007 57,.03 2.2. Không kỳ hạn 41 19 32 Có kỳ hạn 3.587 98,9 3.379 99,5 3.487 99 3. Tiền gửi khác 549 3,6 710 5 864 5,6 II. Phân theo loại ngoại tệ -VNĐ 12.958 85,5 11.950 85 12.760 82,77 - Ntệ quy VNĐ 2.200 14,5 2.076 15 2.656 17,22 III. Phân theo kỳ hạn 1. Không kỳ hạn 9.396 62 8.393 60 8.796 57,05 2. Có kỳ hạn 5.762 38 5.632 40 6620 43 IV. Phân theo thời hạn 1. Ngắn hạn 12.650 83 12.549 89,5 13.021 84,5 2. Trung dài hạn 2.508 17 1.477 10,53 2.395 15,5 (Nguồn: Bảng báo cáo tình hình huy động vốn tại Sở giao dịch 1- NHCTVN giai đoạn 2005- 2007) Qua bảng trên ta có thể thấy Sở giao dịch 1-NHCTVN huy động vốn qua rất nhiều nguồn từ mọi thành phần trong nền kinh tế cũng việc thu hút vốn ngoại tệ, phục vụ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn Tại Sở giao dịch 1-NHCTVN cho vay luôn là hoạt động chủ đạo và chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại Sở giao dịch 1-NHCTVN ngày 31/12/2006 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu VNĐ Ngoại tệ quy VNĐ Tổng số 1. Tiền mặt 26.123 13.053 39.176 2.Các khoản đầu tư, cho vay 2.916.262 708.378 3.624.640 2.1. Các khoản đầu tư 1.210.199 0 1.210.199 2.1.1. Tiền gửi 575.000 0 575.000 2.1.2. công cụ khác 635.199 0 635.199 2.2.Cho vay nền KT 1.706.063 708.378 2.414.441 2.2.1. CV ngắn hạn 568.101 346.998 915.099 2.2.2. CV trung hạn 86.308 8.631 94.939 2.2.3. CV dài hạn 1.051.654 352.749 1.404.403 (Nguồn: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh 31/12/2006 ) Qua bảng trên ta có thể thấy hoạt động sử dụng vốn của Sở giao dịch 1-NHCTVN là rất đa dạng trong đó cho vay dài hạn đối với nền kinh tế luôn chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, ngoài ra ngân hàng còn tích cực cho vay ngắn và trung hạn và đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. 1.2.3. Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế Đây là chức năng quan trọng của ngân hàng, thông qua qua dịch vụ thanh toán ngân hàng cũng thu được một khoản phí hay hoa hồng. Theo sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường, các dịch vụ của ngân hàng cũng ngày càng đa dạng và phong phú, tiện lợi và đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu đặt ra đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh thanh toán là một trong nhưng hoạt động tín dụng của Sở giao dịch 1-NHCTVN mang lại thu nhập cho ngân hàng. Điều này được thể hiện: * Doanh số thanh toán xuất khẩu là: 179(triệu USD) * Doanh số dịch vụ thanh toán thẻ và sec là: 1.45(triệu USD) *Tổng thu phí từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế là: 5.9 tỷ đồng trong đó thu phí từ kinh doanh ngoại tệ là 2.7 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế ngày càng chiếm một vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, giúp ngân hàng tích luỹ kinh nghiệm trong các quan hệ và thanh toán quốc tế từ đó dần nâng cao vai trò và vị thế, uy tín của ngân hàng. 1.2.4. Kế toán và lợi nhuận Trong quá trình hoạt động của Sở giao dịch 1-NHCTVN ta có thể thấy tình hình hoạt động tại Sở giao dịch 1-NHCTVN là khá ổn định điều này được thể hiện qua tình hình thu nhập của ngân hàng tăng trưởng đều và ổn định qua các năm. Điều này được thể hiện qua bảng: Bảng 3: Thu nhập từ hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Số tiền So 2005 Số tiền So 2006 Thu nhập trước thuế từ hoạt động tín dụng 168,14 227,84 59,7 304,71 76,87 Tổng thu nhập trước thuế 198,32 265,41 67,09 347,2 81,79 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại Sở giao dịch 1-NHCTVN giai đoạn 2005-2007 ) 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH 1-NHCTVN 2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng Ngay từ khi thành lập, sở giao dịch số 1-NHCTVN đã chú trọng đến việc mở rộng cho vay trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng, chủ động tìm kiếm các dự án, tìm kiếm khách hàng, và mở rộng thị phần cho vay, đẩy mạnh tiếp cận các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh để thu hút khách hàng, bố trí cán bộ có năng lực trình độ, kinh nghiệm tốt phụ trách cho vay những khách hàng lớn và những địa bàn có nhu cầu vay lớn. 2.1.1.Về qui mô tín dụng Để hiểu rõ hơn về thực trạng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN, chúng ta sẽ xem xét qui mô tín dụng qua các năm tại các đơn vị. Bảng 4: Quy mô tín dụng và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Số tiền So 2005 Số tiền So 2006 Tổng dư nợ bình quân 2060 2345 285 2715,5 370,5 Tỉ lệ tăng trưởng tổng dư nợ(%) 13,83 15,8 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại sở giao dịch số 1 các năm 2005-2007) Nhìn lên bảng trên, ta thấy quy mô tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN tăng qua từng năm, cho thấy qui mô tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN ngày càng được mở rộng. Về tốc độ tăng trưởng dư nợ tại Sở giao dịch 1-NHCTVN qua các năm, ta cũng thấy: năm 2006, dư nợ tại sở giao dịch số 1 tăng 285 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt 13,83% so với năm 2005. Đây là tốc độ tăng trưởng rất khả quan. Năm 2007, dư nợ tại sở giao dịch số 1 tăng 370,5 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng đạt 15,8%. Tốc độ này không cao, nhưng cũng là tốc độ rất khả quan. Dư nợ tín dụng được mở rộng, tăng trưởng không ngừng chưa phải là điều làm cho Sở giao dịch 1-NHCTVN có thể hoàn toàn yên tâm về hoạt động tín dụng của mình, tuy nhiên, việc tín dụng được mở rộng tạo cơ hội để hoạt động tín dụng đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho đơn vị. Việc mở rộng tín dụng cho thấy Sở giao dịch 1-NHCTVN đã có những sản phẩm tín dụng hấp dẫn cho khách hàng, uy tín ngân hàng được đảm bảo và nâng cao. 2.1.2. Về cơ cấu tín dụng Để khái quát về thực trạng hoạt động tín dụng tại sở giao dịch số 1, sau khi phân tích quy mô tín dụng, ta sẽ phân tích cơ cấu tín dụng của Sở giao dịch 1-NHCTVN qua các năm. Bảng 5: Cơ cấu tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN - phân theo thời hạn tín dụng Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ bình quân 2060 100 2345 100 2715,5 100 1.Cho vay ngắn hạn: -VNĐ -Ngoại tệ quy đổi 826 40,10 821 35,01 824 30,34 660 32,04 493 21,02 485 17,86 166 8,06 328 13,99 339 12,48 2.Cho vay trung, dài hạn: -VNĐ -Ngoại tệ quy đổi 1234 59,9 1524 64,99 1891,5 69,66 834 40,49 1060 45,2 1163 42,82 400 19,41 464 19,79 728,5 26,84 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại sở giao dịch số 1 – NHCTVN các năm 2005 - 2007) Qua bảng trên, có thể thấy là: cho vay trung, dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, thường gấp khoảng từ 1,5 tới 2 lần so với cho vay ngắn hạn. Điều này là hoàn toàn hợp lý, vì Sở giao dịch 1-NHCTVN là trung tâm của hệ thống các chi nhánh Sở giao dịch 1-NHCTVN ở miền Bắc, chuyên phụ trách các món vay lớn, các khách hàng lâu năm của ngân hàng. Mặc dù cho vay trung, dài hạn đem lại lợi nhuận cao hơn, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với cho vay ngắn hạn. Ngoài ra các khoản cho vay trung, dài thường tạo ra dư nợ lớn, nên khi rủi ro xảy ra càng gây tổn thất lớn hơn, đồng thời một lượng lớn vốn của ngân hàng phải nằm quá lâu trong tay của khách hàng vay vốn. Từ năm 2005 tới năm 2007, tỷ trọng cho vay ngắn hạn của sở giao dịch số 1 đã có sự thay đổi giảm, nhưng vẫn giữ tỷ trọng cao. Bảng 6: Cơ cấu tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN - Phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ bình quân 2060 100 2345 100 2715,5 100 1.Kinh tế quốc doanh: - VNĐ - Ngoại tệ quy đổi 1736 84,27 1965 83,8 2010 74,02 1254 60,87 1441 61,45 1650 60,76 482 23,4 524 22,35 360 13,26 2.Kinh tế ngoài quốc doanh: - VNĐ - Ngoại tệ quy đổi 324 15,73 380 16,2 705,5 25,98 270 13,11 313 13,35 321 11,82 54 2,62 67 2,85 384,5 14,16 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại sở giao dịch số 1 – NHCTVN các năm 2005 - 2007) Bảng trên phản ánh một thực tế tại sở giao dịch số 1 là: các đơn vị thuộc thành phần kinh tế quốc doanh là khách hàng chủ đạo của sở giao dịch số 1 qua các năm, đặc biệt là vào năm 2005, tỷ trọng cho vay khu vực kinh tế quốc doanh lên tới 84,27%, tỷ trọng cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ là 15,73%. Sang các năm 2006 và 2007, tỷ trọng cho vay các đơn vị quốc doanh đã giảm dần xuống tới 83,8%(2006) và 74,02%(năm 2007) nhưng vẫn là một tỷ trọng chủ đạo trên tổng cho vay. Bảng 7: Cơ cấu tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN - Phân theo ngành sản xuất kinh doanh Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ bình quân 2060 100 2345 100 2715,5 100 1.Giao thông vận tải 949 46,07 1150 49,04 1250 46,03 2.Thương nghiệp vật tư 483 23,45 668 28,49 520 19,15 3.Công nghiệp 406 19,71 515 21,96 450 16,57 4.Xây dựng 11 0,53 12 0,51 29 1,06 5.Ngành khác 211 10,24 0 0 466,5 17.18 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại sở giao dịch số 1 – NHCTVN các năm 2005 - 2007) Sở giao dịch 1-NHCTVN được phân công là ngân hàng chuyên phục vụ cho các đơn vị thuộc 2 ngành công nghiệp và thương nghiệp. Hiện tại, Sở giao dịch 1-NHCTVN không chỉ phục vụ cho 2 ngành được phân công lúc đầu, mà hoạt động một cách linh hoạt hơn rất nhiều, tuỳ thuộc vào điều kiện, khả năng và những ưu thế của mình, và càng về sau, xu hướng này càng được thể hiện rõ hơn. Điều đó lại càng được thể hiện rõ hơn qua bảng 7: năm2005, tỷ trọng cho vay của sở giao dịch số 1 đối với ngành giao thông vận tải là 46,07% - một tỷ trọng rất lớn, đối với ngành thương nghiệp vật tư là 23,45%, đối với ngành công nghiệp là: 19,71%. Tới năm 2006, các con số trên lần lượt tương ứng là: 49,04%;28,49%;21,96% và năm 2007 là: 46,03%;19,15%;16,57%. Điều này có nghĩa là sở giao dịch số 1 đã ngày càng đa dạng hoá và cân đối tỷ trọng cho vay đối với các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau. Một vấn đề quan trọng ở đây là: đa dạng hoá ngành nghề cho vay đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro theo ngành nghề cho các khoản vay, và sở giao dịch số 1 đã làm khá tốt điều đó, trên cơ sở vẫn giữ tỷ lệ cho vay hợp lý đối với những ngành nghề mình vốn có thế mạnh, truyền thống, uy tín và kinh nghiệm. Bảng 8: Cơ cấu tín dụng tại Sở giao dịch 1-NHCTVN - Phân theo đồng tiền được giao dịch Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ bình quân 2060 100 2345 100 2715,5 100 - VNĐ 1524 73,98 1567 66,82 1971 72,59 - Ngoại tệ quy đổi 536 26,02 778 33,18 744,5 27,41 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại sở giao dịch số 1 – NHCTVN các năm 2005 - 2007) Bảng trên cho thấy cơ cấu tín dụng tại sở giao dịch số 1 theo đồng tiền được sử dụng để giao dịch. Qua bảng trên ta có thể thấy VNĐ là đồng tiền chủ đạo được sử dụng trong hoạt động tín dụng, đây cũng là đặc điểm chung của tất cả các ngân hàng thương mại quốc doanh việt nam hiện nay. Qua những số liệu và phân tích trên, chuyên đề đã khái quát về hoạt động tín dụng tại sở giao dịch số 1 – NHCTVN trong giai đoạn 2005 – 2007. Từ đó chuyên đề sẽ phân tích hiệu quả tín dụng tại đơn vị. 2.2. Hiệu quả tín dụng 2.2.1. Chỉ tiêu về nợ quá hạn Các chỉ tiêu về nợ quá hạn là những chỉ tiêu rất quan trọng và được sử dụng phổ biến nhất khi người ta đánh giá rủi ro tín dụng cũng như hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại. Bảng 9: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Sở giao dịch 1-NHCTVN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Số tiền So 2005 Số tiền So 2006 Tổng dư nợ bình quân 2060 2345 285 2715,5 370,5 Tổng dư nợ quá hạn bình quân 62 69 7 77 8 Tỷ lệ quá hạn trên tổng dư nợ(%) 3 2,94 0,06 2,83 0,11 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại sở giao dịch số 1 – NHCTVN các năm 2005- 2007) Tỷ lệ nợ quá hạn cao hay thấp cho thấy quá trình cho vay có tăng trưởng lành mạnh hay không, bởi nếu doanh số cho vay cao hơn, dư nợ tín dụng lớn hơn nhưng không thu hồi được nợ thì không hiệu quả bằng việc cho vay thấp hơn, dư nợ thấp hơn nhưng tỷ lệ nợ lành mạnh lớn hơn, nợ quá hạn ở mức cho phép. Qua bảng trên ta thấy: tỷ lệ nợ quá hạn ngân hàng dưới 3%, đây là tỷ lệ nợ quá hạn chấp nhận được, vì là bất kỳ một ngân hàng thương mại nào cũng phải chấp nhận nợ quá hạn, rủi ro như là vấn đề tất yếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Vấn đề mà ngân hàng thương mại phải giải quyết không phải là tìm cách nào để loại trừ hoàn toàn nợ quá hạn, mà là khống chế tỷ lệ nợ quá hạn ở một mức độ thấp nhất có thể. Qua bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 2005 – 2007 vừa qua, tỷ lệ nợ quá hạn đã được khống chế khá tốt. Ttuy dư nợ tăng trưởng với tốc độ khá lớn nhưng dư nợ quá hạn tại Sở giao dịch 1-NHCTVN không tăng theo tốc độ tăng trưởng dư nợ đó. Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn tại Sở giao dịch 1-NHCTVN giảm dần qua các năm trong giai đoạn này(từ 3% năm 2005 xuống còn 2,94% năm 2006 và 2,83% năm 2007). Kết quả này cho thấy công tác thẩm định tại Sở giao dịch 1-NHCTVN đã ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, Sở giao dịch 1-NHCTVN vẫn cần phải có những biện pháp để củng cố và nâng cao những thành tích đã đạt được trong vấn đề về nợ quá hạn này, để giảm thiểu nợ quá hạn, cũng như tỷ lệ nợ quá hạn. Muốn vậy, một trong những công việc đơn vị cần làm là tìm hiểu sâu về đặc điểm của các khoản nợ đã trở thành nợ quá hạn Bảng 10: Nợ quá hạn tại Sở giao dịch 1-NHCTVN – phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ quá hạn bình quân 62 100 69 100 73 100 - Kinh tế quốc doanh 48 77,41 52 75,36 56 76,71 - Kinh tế ngoài quốc doanh 15 24,19 17 24,64 17 23,29 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại sở giao dịch số 1 – NHCTVN các năm 2005- 2007) Qua bảng trên, chúng ta đã thấy cơ cấu tín dụng cung cấp cho khu vực kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng chủ đạo, tuy có giảm qua các năm (77,41% năm 2005xuống còn 76,71% năm 2007). Điều này cho thấy rằng, cho vay khu vực kinh tế quốc doanh an toàn hơn so với cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào chất lượng công tác thẩm định cho vay của sở giao dịch số 1 với mỗi đơn vị thuộc từng khu vực kinh tế, cũng như nhiều nhân tố khách quan khác nằm ngoài các khách hàng thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Bảng 11: nợ quá hạn tại Sở giao dịch 1-NHCTVN - Phân theo thời gian quá hạn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ quá hạn bình quân 62 100 69 100 73 100 - Đến 6 tháng 1,93 3,12 1,78 2,58 1,82 2,5 - Từ 6 tháng đến 1 năm 10,02 16,16 5,23 7,58 6,78 9,28 - Nợ khó đòi 50,05 80,72 61,99 89,84 64,4 88,22 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại sở giao dịch số 1 – NHCTVN các năm 2005- 2007) Qua bảng 11, chúng ta có thể thấy cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian quá hạn tại Sở giao dịch 1-NHCTVN được thể hiện như sau: tỷ trọng nợ quá hạn đến 6 tháng trong tổng nợ quá hạn thường chiếm tỷ trọng thấp, khoảng xấp xỉ 2,7%. Trong khi đó nợ khó đòi luôn chiếm tỷ trọng rất lớn khoảng trên dưới 86%. Tỷ trọng này có tăng từ 80,72% năm 2005 lên 89,84% năm 2006, nhưng lại xuống 88,22% năm 2007. Như vậy, ta đã biết tỷ lệ nợ quá hạn tại sở giao dịch số 1 tương đối thấp, nhưng trong nợ quá hạn, nợ khó đòi – loại nợ quá hạn rất ít khả năng thu hồi – lại là chủ yếu. 2.2.2. Tỷ lệ mất vốn Khi ngân hàng thương mại chấp nhận xoá vốn là khi họ đã không còn cách nào có thể cứu vãn, thu hồi lại số vốn cho vay, số vốn đó coi như đã chính thức và thực sự tuột khỏi tay ngân hàng. Vì vậy tỷ lệ mất vốn là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại. Bảng 12: Tỷ lệ mất vốn tại Sở giao dịch 1-NHCTVN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Số tiền Số tiền Tổng số nợ xoá 34,4 35,18 36,72 Tổng dư nợ bình quân 2060 2345 2715,5 Tỷ lệ mất vốn (%) 1,67 1,5 1,35 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại sở giao dịch số 1 – NHCTVN các năm 2005- 2007) Qua bảng trên, có thể thấy tỷ lệ mất vốn tại sở giao dịch số 1 ở mức trung bình thấp, và có xu hướng giảm qua các năm. Đặc biệt và._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3733.doc
Tài liệu liên quan