Trường đại học kinh tế quốc dân
Khoa quản trị kinh doanh
Chuyên đề thực tập
tốt nghiệp
đề tài: một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp tháng 8
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn ngọc huyền
Sinh viên thực hiện : lý văn quyết
Lớp : qtkd - k32
Hà nội 3-2004
Lời nói đầu
Trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá .Với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay các doanh nhiệp muốn tồn tại và phát triển được thì v
59 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp số 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấn đề quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả được đạt ra một cách cấp thiết đối với các nghành ,các cấp và các doanh nghiệp .
Đối với các doanh nghiệp ở việt nam quá trình quản lý và sử dụng vốn ở các doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi kể từ khi chúng ta chuyển đổi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường.Trong thời kỳ bao cấp các doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ đạo tập trung ,thống nhất của nhà nước ,vốn do nhà nước bao cấp ,vì thế vai trò khai thác ,thu hồi vốn ,sử dụng vốn như thế nào đã không đựơc đặt ra như một nhu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp .Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường do không được bâo cấp như trước nữa nên vấn đề nóng bỏng đặt ra cho các doanh nghiệp thời kỳ này là vốn và sử dụng vốn .
Từ thực tế như vậy đòi hỏi các nhà quản lý phải luôn tìm ra các hướng đi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh .Để thực hiện được điều đó các nhà quản lý phải biết tình hình vốn hiện tại của doanh nghiệp mình ,nhằm đề ra các biện pháp sử dụng vốn ,tạo nguồn vốn cùng các giải pháp để giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn đối với các doanh nghiệp vì vậy qua thời gian thực tập tại xí nghiệp Tháng 8 ,được sự giúp đỡ của cán bộ cùng lãnh đạo trong cơ quan và đặc biệt là thầy giáo - TS Nguyễn Ngọc Huyền đã giúp em nghiên cứu đề tài :
Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại xí nghiệp tháng 8
Ngoài phần mở đàu và phần kết luận .Chuyên đề được chia làm 3 phần chính :
Phần I : Tổng quan về xí nghiệp Tháng 8
Phần II : Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại xí nghiệp Tháng 8
Phần III : Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại xí nghiệp Tháng 8
Chương I
Tổng quan về Xí nghiệp tháng 8.
Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Tháng 8.
1.1.Quá trình hình thành
Xí nghiệp tháng 8 được thành lập từ năm 1993 trực thuộc công an thành phố Hà Nội quản lý. Có quyết định thành lập số 746 QĐ/UB ngày 18/02/1993 của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập Xí nghiệp tháng 8. Tên giao dịch AUGUST COMPANY ,Trụ sở chính của Xí nghiệp 109 phố Huế Quận Hai Bà Trưng Thành phố Hà Nội ,chức năng chủ yếu của xí nghiệp là phục vụ công tác hậu cần của công an thành phố Hà Nội thông qua việc in ấn biểu mẫu tài liệu ,cũng chính từ đó do tính chất nghành nghề của xí nghiệp đã hình thành phòng phát hành in ấn trực thuộc xí nghiệp In ngày nay .
1.2.Quá trình phát triển.
Thời gian đầu phòng phát hành có nhiệm vụ in ấn các tài liệu,tin tức do Công an Thành phố HN giao cho,cơ sở vật chất phục vụ cho công việc rất đơn giản lạc hậu ,máy móc thiết bị chỉ là loại máy in Ty Po ,vì thế phòng phải vừa tổ chức sản xuất vừa tiến hành sửa chữa chắp vá nhiều lần nên kết quả sản xuất thấp chỉ tạo ra được những sản phẩm có chất lượng chưa cao .
Từ năm 1995 đến nay đứng trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế Xí nghiệp in đã chuyển đổi từ cơ chế hạch toán kinh tế phụ thuộc toàn bộ vào Công an Thành phố HN sang thực hiện hạch toán độc lập .tuy nhiên bộ máy quản lý của xí nghiệp vẫn trực thuộc Công an Thành phố HN.Ban
Giám đốc ,ban tổ chức của Xí nghiệp vẫn do Công an Thành phố quy định ,vốn và lương vẫn do Công an Thành phố duyệt ,bên cạnh việc in ấn các tài liệu của Công an Thành phố Xí nghiệp cũng tự tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển mở rộng sản xuất nhận các hợp đồng in ấn từ bên ngoài .Tính đến thời điểm này cơ sở vật chất của Xí nghiệp tăng lên,hầu hết các phòng làm việc của Xí nghiệp đều được trang bị máy điều hoà nhiệt độ ,máy hút ẩm ,nhà làm việc được mở rộng và máy móc được thay đổi liên tục ,các loại máy mới như máy in nhật ,đức (HAMADA,KOMORY) lần lượt ra đời thay thế cho các loại máy in cũ trước đây như máy in Ty Po .
Trong những năm gần đây Xí nghiệp đã không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý ,phục vụ sản xuất phù hợp yêu cầu của từng giai đoạn .Đổi mới công tác khoa học đảm bảo sản xuất gắn liền với nhiệm vụ được giao với các hợp đồng in ấn từ bên ngoài .
Cùng với việc bỏ ra hàng tỷ đồng để tu bổ nâng cấp nhà xưởng và nâng cao các loại máy móc hiện có ,Xí nghiệp đã lần lượt trang bị thêm các máy móc thiết bị hiện đại có tính năng tác dụng cao như máy in hai màu ,máy in bốn màu, máy xén ba mặt.Đặc biệt trong năm 1997vừa qua Xí nghiệp đã trang bị thêm một loại máy in hiện đại như Heidelbeger,máy phơi phim eskdfotinera ,máy quét ảnh.
Hàng năm Xí nghiệp đều tổ chức học tập ,đào tạo lại để nâng cao tay nghề cho công nhân viên trực tiếp sử dụng máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động và sử dụng tối đa công suất máy.Đến nay số công nhân của Xí nghiệp đã tăng lên tới 60 người sản lượng trang in hàng năm tăng nhiều ,trước đây năng suất của Xí nghiệp chỉ đạt 500 đến 700 triệu trang in trên một năm nhưng đến năm 2001,2002 vừa qua số trang in đã tăng lên 1,5 tỷ trang trên một năm ,là một Xí nghiệp trục thuộc sự quản lý của Công an Thành phố HN hiện nay Xí nghiệp Tháng 8 có các nhiệm vụ chính sau đây :
in các tài liệu sổ sách ,bảng biểu ,giấy tờ,tin tức,phục vụ cho công tác quản lý kinh tế, quản lý hành chính của Công an Thành phố
in các loại báo ,tạp chí,sách và tài liệu ,ấn phảm theo đơn đặt hàng từ bên ngoài .
Cơ cấu tổ chức.
2.1.Cơ cáu tổ chức quản trị.
Là đơn vị hạch toán kinh tế kinh doanh độc lập theo quy định của Bộ tài chính Xí nghiệp xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là một vấn đề hết sức quan trọng bởi vì có đội ngũ cán bộ quản lý tất có trình độ chuyên môn cao thì mới đạt được hiệu quả. ở Xí nghiệp các phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau các Phân xưởng sản xuất được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc.
Xí nghiệp có giám đốc, các phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng, đội trưởng và các đoàn thể quần chúng theo sơ đồ sau:
- Ban giám đốc Xí nghiệp
- Phòng kế hoạch vật tư
- Phòng tổ chức – hành chính.
- Phòng tài chính – kế toán.
-Phân xưởng cơ điện.
-Bộ phận sản xuất
Giám đốc
Xí nghiệp
Phó
Giám đốc
Phòng TC hành chính
Phân xưởng cơ điện
Phòng TC kế toán
Phòng kế hoạch VT
Phân xưởng vi tính
Phân xưởng thành phẩm
Phân xưởng in
Phân xưởng chế bản
A-Giám đốc xí nghiệp Tháng 8 do Công an Thành HN bổ nhiệm có nhiệm vụ tổ chức mọi hoạt động của Xí nghiệp có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp và đề nghị cấp chủ quản xét duyệt các quyết định ,chịu trách nhiệm về kết quả tình hình sản xuất kinh doanh trước ban lãnh đạo Công an HN và tổ chức kinh tế xã hội khác đảm bảo các hoạt động của Xí nghiệp là theo đúng kế hoạch nhiệm vụ được giao ,tuân thủ pháp luật và chính sách chế độ nhà nước.
B-Phó Giám đốc Xí nghiệp Tháng 8 là người thay mặt Giám đốc phụ trách một một số lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công ,chủ động giải quyết công việc trong phạm vi mình chịu trách nhiệm ,thay mặt Giám đốc khi Giám đốc vắng mặt .
C- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ thu thập xử lý và cung cấp đầy đủ các thông tin về kinh tế tài chính cho Giám Đốc, cho cục thống kê, chi cục thuế, Ngân hàng công thương .. v.v .. Thực hiện chế độ thanh toán quyết toán đúng theo quy định của Nhà nước. Quản lý chặt chẽ tài sản tiền vốn của Xí nghiệp.
Hình thức tổ chức sổ kế toán của Xí nghiệp thống nhất áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ theo chế độ kế toán hiện hành .
Sơ đồ hình thức kế toán : Nhật ký – chứng từ.
8
4
4
5
3
6
2
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ chi phí
Sổ chi tiết
Sổ quỹ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo kế toán
Sổ cái
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu số liệu
D-Phòng tổ chức hành chính nghiên cứu chế độ thực hiện chính sách đối với người lao động tham gia các quyết định về tổ chức bộ máy nhân sự xây dựng nội quy lao động ,thoả ước lao động tổ chức triển khai thực hiện bộ luật lao động trong xí nghiệp và hợp động xây dựng quy chế trả lương cho người lao động theo đúng chế độ nhà nước thực hiện thi đua khen thuưởng kỷ luật nâng lương bảo hiểm xã hội và các chính sách có liên quan ,quản lý mua sắm cấp phát sửa chữa tài sản thiết bị văn phòng .quản lý công tác bảo vệ phòng cháy chũa cháy giữ gìn an ninh trật tự .
E- Phòng kế hoạch vật tư : là nơi nắm đầu vào (các hợp đồng in) của hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đặt kế hoạch sản xuất cái gì, với kế hoạch là bao nhiêu. số lượng nguyên vật liệu chính như giấy mực cần xuất bao nhiêu để thực hiện các hợp đồng đó. Xây dựng các kế hoạch sản xuất dài hạn ngắn hạn, định kỳ trình lên Giám đốc duyệt.
Tất cả các phòng trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, ngoài ra còn có phòng bảo vệ, văn thư và một số phòng khác.
2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất
Để sản xuất sản phẩm Xí nghiệp tổ chức nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có chức năng riêng. Xí nghiệp có 5 phân xưởng thuộc bộ phận chính, ngoài ra còn có bộ phận sản xuất phụ trợ
Bộ phận sản xuất chính: là bộ phận trực tiếp tạo ra sản xuất chính, bộ phận này do nhiều bộ phận hợp thành.
+ Phân xưởng tách màu
+ Phân xưởng vi tính
+ Phân xưởng chế bản
+ Phân xưởng in
+ Phân xưởng thành phẩm
- Bộ phận sản xuất phụ trợ: là bộ phận phục vụ cho sản xuất chính và đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục kịp thời như bộ phận có nhiệm vụ sửa chữa thiết bị máy móc, tổ điện.
- Bộ phận cung ứng vật tư: là bộ phận phục vụ sản xuất,có nhiệm vụ cung ứng vật tư để cho quá trình sản xuất được liên tục.
2.3.Cơ cấu lao động
Xí nghiệp có 60 lao động chính thức trong đó cán bộ gián tiếp là 9 người trong đó toàn bộ có trình độ đại học và cao đẳng và một số lao động làm hợp đồng theo từng hạng mục công việc (hợp đồng không chính thức).
Đối với Xí nghiệp sản xuất kinh doanh lao động đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất bởi dù họ là người trực tiếp làm ra sản phẩm cho Xí nghiệp .
ở các Phân xưởng trong Xí nghiệp kinh doanh chủ yếu là trung cấp và công nhân. Các phòng ban nghiệp vụ quản lý cán bộ đều có trình độ đại học và cao đẳng. Xí nghiệp luôn đầu tư nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân sản xuất. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý. Hằng năm Xí nghiệp tổ chức thi tay nghề giỏi khéo cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp .
Trong tương lai để trụ vững được trên thị trường và góp phần thực hiện kế hoạch tăng tốc của ngành Xí nghiệp cần phải đổi mới nhiều hơn đặc biệt là khâu đào tạo tuyển chọn lao động có chất lượng cũng như sắp xếp lao động sao cho hợp lý. Có như vậy đồng vốn của doanh nghiệp mới có thể sử dụng hiệu quả đồng thời đảm bảo cho Xí nghiệp tồn tại và phát triển.
Trình độ chuyên môn :
+ Trên đại học : 1 người (chiếm 1,6 % lao động trong xí nghiệp )
+ Đại học : 6 người (chiếm 10% lao động trong xí nghiệp )
+ Trung cấp : 2 người (chiếm 3,3% lao động trong xí nghiệp )
+ Công nhân kỹ thuật : 32 người (chiếm 53% lao động trong xí nghiệp )
+ Công nhân : 19 người (chiếm 31% lao động trong xí nghiệp )
3.Thành tựu chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp.
Trong một số năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Tháng 8 khá tốt nhờ có sự năng động của Giám đốc và cố gắng của tập thể công nhân viên toàn xí nghiệp ,xí nghiệp đã hoàn thành tốt các đơn đặt hàng ,trả đúng hẹn với khách hàng .Tổng doanh thu tiêu thụ và doanh thu từ các hoạt động khác cũng tăng lên hàng năm ,đòng thời lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên .sau đây là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua một số năm gần đây :
Bảng 1 :kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp qua một số năm
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Tổng doanh thu
8048296
8482745
8904148
8883130
Tổng chi phí
6890278
7031898
7232228
7739883
Tổng lợi nhuận
1158018
1450847
1671920
1143297
Các khoản phải nộp
319190
542750
604290
527122
Thu nhập bình quân
972
1084
1463
1241
Nhìn bảng số liệu trên ta thấy doanh thu năm 2000 cao hơn năm 1999 là
434449 nghìn đồng tương ứng 5,39% .Doanh thu năm 2001 so với năm 2000 tăng 421403 nghìn đồng tương ứng 4,96% .Doanh thu năm 2002 so với năm 2001 giảm 21018 nghìn đồng tương ứng 2,36% .
Tổng lợi nhuận năm 2000 so với năm 1999 là 292829 nghìn đồng tương ứng 25,28%. Lợi nhuận năm 2001 so với năm 2000 tăng 221073 nghìn đồng tương ứng 15,23%.lợi nhuận năm 2002 so với năm 2001 giảm 528623 nghìn đồng tương ứng 31,61%.
Bảng 2: Tình hình in sách ,tài liệu qua các năm.
Tên khách hàng
Đơn vị tính
1999
2000
2001
2002
Phòng PC 13
Ngàn trang
88356
91836
90668
95341
Phòng PC 21
Ngàn trang
12577
14879
24728
18901
Phòng PC 26
Ngàn trang
78224
82453
87004
83572
Phòng PC 27
Ngàn trang
64998
62682
65776
68319
Phòng PV 11
Ngàn trang
10023
7318
8250
8547
Phòng PH 14
Ngàn trang
6874
7590
7125
6583
Phòng PH 17
Ngàn trang
8825
9245
8329
8530
Các đơn vị khác
Ngàn trang
50278
62130
57839
65058
Tổng cộng
Ngàn trang
320.155
338.133
349.719
354.851
Qua bảng trên ta thấy rằng uy tín của xí nghiệp ngày càng được củng cố và phát triển đối với các khách hàng.số lượng trang in có lúc tăng lúc giảm qua các giai đoạn nhưng cơ bản vẫn tăng trong các năm gần đây là do xí nghiệp đã đầu tư thêm một dây truyền công nghệ mới,cải tiến phương pháp quản lý doanh nghiệp ,kích thích sản xuất và tăng năng suất lao động.
4.Các đặc điểm kinh tế –kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác sử dụng vốn của Xí nghiệp.
4.1.Đặc điểm về nghành nghề kinh doanh .
Xí nghiệp Tháng 8 chuyên in ấn các tài liệu ,chủng loại theo đơn đặt hàng trang thiết bị phục vụ nghành in .Sản phẩm của xí nghiệp đa dạng về mẫu mã,chủng loại .Xí nghiệp thục hiện các hợp đồng theo đơn đặt hàng vì vậy các sản phẩm của xí nghiệp đều đạt chất lượng cao theo đúng yêu cầu của khách hàng ,giá cả hợp lý .Phương châm hoạt động của xí nghiệp là uy tín đứng hàng đầu ,thị trường sản phẩm của xí nghiệp ngày càng mở rộng .
Tuy nhiên trong thời gian gần đây trên thị trường Hà nội xuất hiện nhiều cơ sở in đầu tư máy móc hiện đại làm cho sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt vì vậy xí nghiệp cần có những giải pháp tối ưu trong việc huy động và sử dụng vốn để mang lại hiệu quả cao nhất mới có thể thăngs lợi trong cạnh tranh.
4.2.Đặc điểm về quy trình hoạt động.
a. Quy trình công nghệ của xí nghiệp Tháng 8.
Nhằm đáp ứng tố việc phục vụ tài liệu Công an Thành phố và khách hàng về chất lượng sản phẩm, xí nghiệp đã không ngừng đổi mới máy móc thiết bị cơ sở hạ tầng ,đến nay có thể nói là đã đáp ưng mọi yêu cầu của khách hàng. Hiện nay xí nghiệp đang sản xuất trên công nghệ in offset, mà quy trình công nghệ in offset đòi hỏi việc in ấn phải trải qua nhiều công đoạn, đầu tiên là các yếu tố càn thiết cho quá trình sản xuất khép kín và lần lượt các giai đoạn theo sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ In ofset
KCS
In
Chế bản
Tách
mẫu
Gia công
Vi tính
Thuyết minh:
Khi nhận được một hợp đồng quá trình thực hiện như sau:
Phần hình ảnh của sản phẩn in chuyển đến bộ phân tách màu, phần chữ của sản phẩm in được chuyển đến bộ phận vi tính, ở bộ phận tách màu hình ảnh mẫu được đư lên máy chuyên dùng tách màu điện tử đẻ tách thàng những màu cơ bản và một số màu đặc biệt, từ ảnh màu ta được một số phim đen trắng theo mật đọ của tầng màu trong ảnh.
Bộ phận vi tính: Phần chữ của sản phẩm in được đánh máy vi tính căn chỉnh kích cỡ theo mẫu.
Bộ phận chế bản: Bộ phận này gồm 2 giai đoạn bình bản và phơi bản. Bình bản là sắp xếp và bố trí ảnh, chữ của một ấn phẩm theo đúng mẫu yêu cầu. Phơi bản tức là chụp tư phim sang bản kẽm in, kẽm in sẽ được tạo ra xới phần tử in hình ảnh, chữ in được thể hiện theo công nghệ.
Bộ phận in: kẽm in được chuyển đến bộ phận in từ máy in cho ra các sản phẩm in theo đúng mẫu mã, máy in được vận hành theo nguyên lý sau. Kẽm in được lắp lên ống in, khi máy chạy kẽm in được tiếp xúc với lô mực và lô nước và được in lên giấy, tư đó cho ra sản phẩm dở dang.
Bộ phận KCS kiểm tra sản phẩm đã dược in ra và phân loại sản phẩm theo từng loại A,B,C.
Bộ phận gia công: sản phẩm gia công được cắt xén, ghim, bọc bìa cán láng để hoàn chỉnh sau đó rồi nhập kho.
b. Công tác quản lý vật tư ,thiết bị tài sản .
Để có thể đứng vững trong sự cạnh tranh trên thị trường ngay từ ngày mới thành lập xí nghiệp đã tạo được dây truyền in offset khép kín gồm máy in offset hiện đại.trong quá trình hoạt động xí nghiệp đã đầu tư thêm máy móc cần thiết để hiện đại hoá dây truyền in ,tiếp tục mở rộng dây truyền in nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước về chất lượng cũng như sản lượng sản phẩm .với hệ thống in và đồng bộ như vậy đã đưa công suất của xí nghiệp từ 100 triệu trang in lên 400 triệu trang in trên 1 năm ,các sản phẩm đa dạng về mẫu mã ,phong phú về chủng loại đáp úng thị hiếu của khách hàng .
Chương ii
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn
Tại Xí nghiệp tháng 8.
1. Thực trạng sử dụng vốn tại Xí nghiệp .
1.1. Cơ cấu vốn.
Cơ cấu vốn của Xí nghiệp tháng 8 được thể hiện qua Bảng sau.
Bảng 1: Cơ cấu vốn của Xí nghiệp tháng 8. Đơn vị tính : 1000đ
Năm
1999
2000
2001
2002
Chỉ tiêu
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Vốn cố định
3106420
42,93
4328063
58,52
4579129
48
4963139
42,55
Vốn lưu động
4128528
57,07
3068525
41,48
4959938
52
6699634
57,45
Tổng nguồn vốn
7234948
100
7396588
100
9539067
100
11662773
100
Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng vốn của xí nghiệp qua các năm đều có sự tăng trưởng chúng tỏ sự lớn mạnh của xí nghiệp .Năm 2000 xí nghiệp đã đầu tư tiền của xây dựng nâng cấp nhà xưởng ,đầu tư thêm phương tiện sản xuất việc nâng vốn cố định tăng lên so với năm 1999 là 1221643 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 39,3% theo tỷ trọng vốn cố định trong đố việc tăng chủ yếu là do xí nghiệp đầu tư vào mua sắm đổi mới nâng cấp TSCĐ chiếm tỷ trọng 94,15% trong tổng số vốn cố định năm 2000
Trong khi đó các khoản đầu tư tài chính dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên không đáng kể chỉ chiếm có 6,82% trong mức tăng lên
Năm
1999
2000
2001
2002
Chỉ tiêu
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Nợ phải trả
4413666,7
61,01
4168839,5
56,36
4360431
45,71
4422824,7
37,90
+Nợ ngán hạn
1532672,5
34,72
1100584,1
14,88
1102540,7
11,55
1011770,5
8,67
+Nợ dài hạn
2880994,2
65,28
3068255,4
41,48
3257890,3
34,16
3411054,2
29,23
Vốn chủ sở hữu
2821281,3
38,99
3227748,5
43,64
5178636
54,29
7239948,3
62,10
Tổng nguồn vốn
7234948
100
7396588
100
9539067
100
11662773
100
Nguồn trích : bảng cân đối kế toán (2000- 2002).
Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng vốn của Xí nghiệp qua các năm đều có sự tăng trưởng chứng tỏ sự lớn mạnh của công ty. Năm 2001 Xí nghiệp đã đầu tư tiền của và xây dựng nâng cấp nhà xưởng đầu tư thêm phương tiện sản xuất việc nâng vốn cố định tăng so với năm 2000 là 1.087.720,6 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 6,54% theo tỷ trọng vốn cố định trong đó việc tăng chủ yếu là do Xí nghiệp đầu tư vào mua sắm đổi mới nâng cấp TSCĐ chiếm tỷ trọng rất lớn là 94,15% trong tổng số vốn cố định năm 2001 và chiếm tới 93,18% trong mức tăng lên của vốn cố định.
Trong khi đó các khoản đầu tư tài chính dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên không đáng kể chỉ chiếm có 6,82% trong mức tăng lên. Hiện tượng này hoàn toàn chấm dứt vào năm 2002 và được thể hiện rõ qua cơ cấu vốn. Vốn cố định trong năm 2002 chỉ chiếm 41,95% trong tổng số vốn kinh doanh và vốn lưu động đã tăng lên và chiếm tới 58,05% trong tổng vốn tăng 21,73% so với tỷ lệ cơ cấu năm 2001 tương ứng tăng 2.3373040,3 nghìn đồng so với năm 2000. Việc tăng này chủ y ếu là do các khoản phải thu tăng 2.644.128,8 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 342,04%. Và do hàng tồn kho cũng tăng 782.624,9 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 18,32% trong khi đó tiền mặt lại giảm – 427.184,2 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm - 63,82%so với năm 2001. Kết quả này cho tổng sản phẩm hàng hoá và lượng hàng tồn kho tăng lên không đáng kể so với mức tăng các khoản phải thu. Tuy nhiên, trên thực tế để cho thấy Xí nghiệp tiêu thụ tốt hàng hoá sản xuất ra nhưng tiền mặt thực tế thu về nằm lại trong két lại giảm hơn so với năm 2001r thì doanh thu tạo ra trong quá trình tiêu thụ còn nằm trong quá trình tiêu thụ còn nằm lại hầu hết ở các khoản phải thu của Xí nghiệp. Điều này chứng tỏ Xí nghiệp đang bị chiếm dụng vốn khá nhiều gây bất lợi cho Xí nghiệp trong việc quay vòng vốn.
Trên đây là các vấn đề mà Xí nghiệp cần phải tìm những biện pháp biểu hiện để giải quyết trong năm 2003 này đặc biệt là các khoản phải thu của khách hàng vì nó chiếm tới 93,79% trong tổng số các khoản phải thu. Xí nghiệp cần có những giải pháp thật hợp lý làm sao thu được tiền về giảm thiểu số tiền trong lưu thông làm ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất của cấp trên giao cũng như các khách hàng hợp đồng kinh tế với Xí nghiệp. Điều này hết sức quan trọng bởi họ chính là người trực tiếp hay gián tiếp tạo công ăn việc làm cho người lao động là nhân tố tích cực trong chiến lược phát triển của Xí nghiệp .
b. Cơ cấu nguồn vốn của Xí nghiệp .
Xí nghiệp là một doanh nghiệp Nhà nước trong cơ chế thị trường ngoài nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp Xí nghiệp còn có quyền chủ động trong việc huy động các nguồn vốn khác cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nguồn vốn huy động chủ yếu của Xí nghiệp là vay ngắn hạn và dài hạn nhưng vay dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn vay ngắn hạn trong tổng số nợ phải trả.
Bảng 02: Cơ cấu nguồn vốn của Xí nghiệp tháng 8.
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Nợ phải trả
3.164.120,5
79,64
3.636.860,3
68,98
4.474.635,7
61,33
Nợ ngắn hạn
1.400.198,1
35,24
1.631.661,9
30,95
1.593.641,5
21,84
Nợ dài hạn
1.763.922,4
44,4
2.005.198,4
38,03
2.880.994,2
39,49
Vốn chủ sở hữu
8.087.485
20,36
1.635.796
31,02
2.821.281,3
38,67
Tổng nguồn vốn
3.972.869
100
5.272.656,3
100
7.295.917
100
Nguồn trích : bảng cân đối kế toán (2000 - 2002).
Qua số liệu trên cho thấy Xí nghiệp đã khá chủ động trong việc huy động vốn. Việc phát hành trái phiếu ra bên ngoài để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân chúng là khó thực hiện đối với Xí nghiệp chính vì vậy Xí nghiệp chủ yếu vay ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Khoản nợ phải trả của Xí nghiệp tăng liên tục qua các năm điều này cho thấy Xí nghiệp có nhu cầu vốn rất lớn và các tổ chức tín dụng ngân hàng đã thực sự tin tưởng bởi uy tín, trách nhiệm mà Xí nghiệp tháng 8 đã tạo dựng trong những năm qua.
Các khoản nợ phải trả đã chứng minh cho điều đó nợ phải trả ngày càng chiếm tỷ trọng giảm đi tron tổng nguồn vốn điều đó khẳng định sự phát triển đi lên của Xí nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2000 nợ phải trả tăng 472.739,8 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 17,94% so với năm 2000. Nhưng tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn đã giảm - 10,66%. Năm 2001 nợ phải trả tăng so với năm 2001 với mức tăng 837.775,4 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 23,06% nhưng tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn đã giảm - 7,65%. Qua sự so sánh trên ta thấy hiện tượng nợ phải trả tăng lên về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng của nó lại giảm trong tổng nguồn vốn là do sự tăng lên rất mạnh của vốn chủ sở hữu. Năm 2001 vốn chủ sở hữu tăng 827.047,5 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng so với năm 1999 là 102,26%. Năm 2002 lại tiếp tục tăng so với năm 2001 mức tăng tuyệt đối là 1.185.485,3 nghìn đồng tương ứng chênh lệch tương đối là 72,4%. Đây là một kết quả đáng khích lệ đối với Xí nghiệp vì nó thể hiện được việc sử dụng các khoản vay đã mang lại kết qủa rất khả quan. Từ đó góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn vốn vay, tiết kiệm được một khoản chi phí tài chính tăng khả năng chủ động về vốn của Xí nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có điểm đáng chú ý là các khoản nợ của Xí nghiệp chiếm tỷ trọng không đều. Nợ dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ ngắn hạn và có xu hướng giảm dần nhưng không đáng kể. Điều này có thể giải thích là trong ba năm 2000 – 2002 Xí nghiệp đã trú trọng nhiều hơn vào việc đầu tư nâng cấp TSCĐ nhằm nâng cao hơn sản xuất. Sự tăng lên của vốn chủ sở hữu đã đáp ứng một phần nhu cầu vốn của Xí nghiệp. Đây là một xu hướng tốt cần phát huy trong thời gian tới để đạt được một cơ cấu vốn hoàn hảo hợp lý hơn.
2.2.2. Tình hình hiệu quả sử dụng vốn nói chung.
Để thấy được khái quát tình hình sử dụng vốn của Xí nghiệp ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất lợi nhuận vốn, hệ số đảm nhiệm vốn, doanh lợi vốn và hệ số nợ.
a.Tỷ suất lợi nhuận vốn.
Năm 2001 có 1000 đồng vốn bình quân tạo ra 0,09333 nghìn đồng lợi nhuận tăng 0,03769 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 67,74% so với năm 2000. Nguyên nhân của sự tăng mạnh lợi nhuận so với vốn bình quân điều đó có nghĩa Xí nghiệp đã tiết kiệm được một lượng vốn hay làm tăng thêm một lợi nhuận nhất định. Nếu muốn hệ số của chỉ tiêu này đạt được như năm 2000 trong khi lợi nhuận ở mốc năm 2001 thì công ty cần sử dụng một lượng vốn bình quân là :
Nhưng thực tế Xí nghiệp chỉ sử dụng 46227626,5 nghìn đồng vốn bình quân do vậy đã tiết kiệm được một lượng vốn bình quân là:
7754518,332 – 4622762,65 = 3131755,682 (nghìn đồng).
Năm 2002 chỉ tiêu này đạt được 0,08366 đồng/ 1000 đồng vốn bình quân. Giảm – 0,00967 đồng tương ứng giảm-10,36% so với năm 2000. Hiện tượng này xảy ra do mức tăng của lợi nhuận không theo kịp mức tăng vốn bình quân. Nói cách khác thì vốn được đầu tư nhiều nhưng không đem lại hiệu quả bằng năm 2001 đã làm cho Xí nghiệp bị lãng phí một lượng vốn hay mất đi một lượng lợi nhuận để đạt được hệ số chỉ tiêu này không thay đổi so với năm 2001 trong khi lợi nhuận ở mức năm 2001 thì công ty cần sử dụng một lượng vốn bình quân là:
Thực tế Xí nghiệp đã sử dụng một lượng vốn bình quân 6284286,65 nghìn đồng. Do vậy Xí nghiệp cũng đã lãng phí một lượng là :
6284286,65 – 5633127,612 = 651159,038 nghìn đồng.
b. Hệ số đảm nhiệm vốn.
Năm 2001 Xí nghiệp đạt 0,55764 đồng vốn bình quân / 1 đồng doanh thu thuần tăng rất nhẹ so với năm 2000 mức tăng tuyệt đối là 0,006106 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0,19%. Sang năm 2002 hệ số chỉ tiêu này tiếp tục tăng mạnh so với năm 2001 với mức tăng tuyệt đối là0,08765đồng/ một đồng doanh thu thuần tương ứng với tỷ lệ tăng 15,72%
c. Doanh lợi vốn.
Cũng như các chỉ tiêu khả năng sinh lời của vốn ta thấy năm 2001 công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn tự có bình quân so với năm 2000 là :
Năm 2002 đã lãng phí một lượng vốn tự có bình quân so với năm 2001 là :
So với năm 2000 đã lãng phí một lượng là :
Hiện tượng doanh lợi vốn tăng giảm bất thường là do sự biến động của lợi nhuận và vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng vốn còn có sự bất cập nên dẫn đến tình trạng kể trên.
d. Hệ số nợ
Năm 2001 hệ số nợ là 0,72559 giảm –0,0703 tương ứng với tỷ lệ giảm – 8,72% so với năm 2000 nghĩa là cứ 1 đồng vốn bình quân năm 2001 Xí nghiệp đã có thêm 0,0703 đồng vốn chủ sở hữu. Tương tự năm 2002 tỷ lệ vốn bình quân trong tổng vốn tiếp tục giảm – 12,26% tương ứng với mức giảm tuyệt đối là - 0,09021 đồng vốn bình quân/ 1 đồng vốn bình quân hay cứ một đồng vốn vay bình quân Xí nghiệp đã vay thêm được 0,09021 đồng vốn chủ sở hữu .
Qua các chỉ tiêu tổng hợp trên ta thấy có sự tăng giảm thất thường nghĩa là tình hình sản xuất của Xí nghiệp vẫn chưa ổn định cụ thể. Trong 3 năm từ 2000 – 2002 thì chỉ có năm 2001 là năm mà các chỉ tiêu được đánh giá là khá tốt hay nói cách khác là năm mà Xí nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả nhất. Năm 2002 có xu hướng xấu đi thực tế này đòi hỏi Xí nghiệp cần có biện pháp tháo gỡ trong thời gian tới. Có một đặc điểm nổi bật trong ba năm hệ số nợ liên tục tăng bởi hiệu mức độ độc lập về tài chính của Xí nghiệp ngày càng vững mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho Xí nghiệp chủ động nhu cầuvốn trong kinh doanh giảm được các chi phí tài chính cho việc vay vốn từ các nguồn khác nhau.
2.2.3. Tình hình hiệu quả sử dụng vốn cố định
Trong tỷ trọng cơ cấu tài sản của Xí nghiệp thì tài sản cố định là một phần quan trọng. Do là Xí nghiệp sản xuất nên tỷ trọng tài sản cố định của Xí nghiệp tương đối cao. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ta dùng các chỉ tiêu sau để phân tích.
Hệ số đổi mới TSCĐ
=
Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ
Giá trị TSCĐ ở cuối kỳ
Sức sản xuất TSCĐ
=
Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ
Sức hao phí TSCĐ
=
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Tổng doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận TSCĐ
=
Lợi nhuận
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Hệ số đảm nhiệm vốn TSCĐ
=
Vốn cố định bình quân
Doanh thu thuần
a. Sức sản xuất của tài sản cố định.
Năm 2000 cứ 1 đồng tài sản cố định tạo ra 2,6974 đồng doanh thu thu nhưng đến năm 2001 đã tăng lên đến 2,9752 đồng. Mức tăng tuyệt đối là 0,27785 đồng trên một đồng vốn TSCĐ. Nhưng đến năm 2002 cứ 1 đồng TSCĐ mang lại 2,68992 đồng doanh thu giảm so với năm 2001 số tuyệt đối là 0,28528 đồng tương ứng giảm 9,5% so với năm 2001. Sức sản xuất của tài sản cố định năm 2002 đã giảm hơn so với năm 2001.
b. Sức hao phí TSCĐ.
Sức hao phí TSCĐ năm 2000 là 0,5145 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ/ 1đồng doanh thu thuần tăng tuyệt đối 0,01173 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2,33% so với năm 2000. Chỉ tiêu này tiếp tục tăng năm 2002 so với năm 2001 với mức tăng tuyệt đối 0,01342 đồng tương ứng 0,025%. Điều này chứng tỏ cứ một đồng doanh thu thuần thu được năm 2001 cn đã lãng phí thêm 0,01173 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ so với năm 2000. Năm 2002 con số này là 0,01342 đồng nguyên giá TSCĐ tăng trong năm 2001 sang năm 2002 vẫn chưa khắc phục được đó chính là vấn đề quan trọng mà Xí nghiệp phải có phương hướng và biện pháp khắc phục để giảm chi tiêu này xuống càng thấp càng tốt do vậy Xí nghiệp mới sử dụng và quản lý tốt TSCĐ của mình.
c. Tỷ suất lợi nhuận tài sản cố định.
Về tỷ suất lợi nhuận TSCĐ năm 2001 cứ 1 đồng TSCĐ bình quân năm 2001 cho ta 0,12328 đồng lợi nhuận tăng so với năm 2000 với mức tăng tuyệt đối là 0,05045 đồng trên 1 đồng TSCĐ tương ứng tăng 69,27%. Nguyên nhân tăng là do mức tăng của lợi nhuận lớn hơn mức tăng của TSCĐ. Cụ thể năm 2001 để đạt được mức lợi nhuận như trên và tỷ suất sinh lời không đổi so với năm 2000 Xí nghiệp cần sử dụng.
Nguyên giá tài sản cố định với thức tế sử dụng năm 2001 thì Xí nghiệp tiết kiệm được một lượng là :
7004243,2 – 4265113,8 = 2739129,5 (nghìn đồng).
Sang năm 2002 hệ số của chỉ tiêu này giảm nhẹ so với năm 2001 với mức giảm tuyệt đối - 0,00209 đồng trên 1 đồng nguyê._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9531.doc