LỜI MỞ ĐẦU
Hòa chung với sự phát triển của nền kinh tế, các hệ thống ngân hàng cũng không ngừng lớn mạnh và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với tư cách là trung gian tài chính, các ngân hàng đã góp phần thỏa mãn nhu cầu của người dân trong việc thanh toán, lưu chuyển vốn giữa các thành phần kinh tế giúp cho dòng vốn được sử dụng một cách có hiệu quả, tạo ra nhiều của cải, vật chất để sản xuất kinh doanh, làm gia tăng nguồn lực cho đất nước. Vốn là một yếu tố có vai trò đ
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Sở Giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc biệt quan trọng đối với ngân hàng. Vốn không những giúp ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh mà còn góp phần duy trì quá trình sản xuất được liên tục. Bên cạnh việc phát triển về quy mô, mở rộng cho vay cần kết hợp với vấn đề sử dụng số vốn sao cho có hiệu quả ở các ngân hàng hiện nay luôn được ưu tiên và chú trọng, trong đó không thể không nói đến SGD NHNN&PTNT VN. Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam là một trong những chi nhánh luôn dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng lớn nhất Việt Nam – AGRIBANK.
Nhận thức được vấn đề này, sau một thời gian thực tập tại SGD NHNN&PTNT VN, em đã chọn đề tài nghiên cứu với nội dung: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại sở giao dịch NHNN&PTNT Việt Nam”. Đây là một vấn đề tuy không mới mẻ song nó vẫn luôn là một vấn đề hết sức phức tạp,
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là đưa ra một cách phân tích, đánh giá về thực trạng sử dụng vốn tại SGD qua các năm 2005, 2006, 2007, 2008. Đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại SGD.
Nội chung chuyên đề gồm 3 phần chính:
Chương I: Giới thiệu tổng quan về SGD NHNo&PTNT Việt Nam
Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại SGD NHNN&PTNT VN
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại SGD
Trong quá trình kết hợp giữa việc nghiên cứu và thực tập trong thời gian còn hạn chế cùng các yếu tố khác nên đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi sai sót. Em mong nhận được sự đóng góp và những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, cùng các cô chú, anh chị trong phòng tín dụng của SGD để chuyên đề nghiên cứu của em được hoàn thiện tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Phúc trong thời gian qua đã hướng dẫn em hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng SGD NHNo&PTNT Việt Nam – Số 2 – Láng Hạ đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình em thực tập và nghiên cứu tại đây.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2009
Sinh viên: Hà Thị Lệ Hằng
Lớp : QTKD tổng hợp 47B
NỘI DUNG
Chương I: Giới thiệu tổng quan về SGD NHNo&PTNT Việt Nam
1. Giới thiệu chung
1. 1- Chức năng, nhiệm vụ của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thônGiới thiệu chung
1.1. Quá trình xây dựng và phát triển của Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở kinh doanh hối đoái NHNo&PTNT Việt Nam theo Quyết định số 235/QĐ/HĐQT – 02 ngày 16/05/1999 của Chủ tịch HĐQT Việt Nam, thực hiện một số chức năng theo uỷ quyền của Tổng giám đốc, đồng thời kinh doanh trực tiếp trên địa bàn Hà Nội, trong nhiều năm liền, Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, hoạt động kinh doanh liên tục tăng trưởng ổn định, an toàn và hiệu quả.
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Tên tiếng Anh: Banking Operations Center Of Vietnam Bank For Agriculture and rural development
Cùng với sự phát triển các dịch vụ, sản phẩm gắn với nhiều tiện ích, Sở giao dịch còn thường xuyên nghiên cứu cải tiến và hoàn thiện các quy trình quản lý dịch vụ theo hướng đơn giản hoá thủ tục, lấy khách hàng làm trung tâm phục vụ. Giữ vững danh hiệu và vị thế của một trong những Ngân hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn Hà Nội. Ngân hàng đã, đang và tiếp tục xây dựng Sở ngân hàng thành một Ngân hàng đa năng, với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Sở giao dịch cam kết đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của mọi khách hàng thông qua việc cung ứng các dịch vụ đạt chất lượng cao, sản phẩm ngân hàng đa dạng được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện tại với các tiện ích hoàn hảo, giá cả cạnh tranh cùng sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo của đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ, năng động có trình độ cao và chuyên nghiệp.
Sở giao dịch có c1.2. Chức năng của sở giao dịch
Chức năng của Sở giao dịch làm đầu mối thực hiện một số nhiệm vụ theo uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam và theo lệnh của Tổng giám đốc NHNo&PTNt Việt Nam, trực tiếp kinh doanh đa năng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội: từ ngày 1/11/2003 chức năng mua bán ngoại tệ cho toàn bộ hệ thống NHNN&PTNT VN được chuyển lên trụ sở chính NHNN&PTNT VN. Từ đó, SGD thực hiện mua bán ngoại tệ bình thường như mọi chi nhánh của NHNN&PTNT VN.
Sở giao dịch của Ngân hàng Nông nghiẹp và phát triển nông thôn có những nhiệm vụ sau đây:1.3. Nhiệm vụ của sở giao dịch
- Đầu mối quản lý ngoại tệ mặt của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Đầu mối các dự án đồng tài trợ và các dự án uỷ thác đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam khi được Tổng giám đốc giao bằng văn bản.
- Tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác đầu tư của Chính Phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước và tham gia các dự án đồng tài trợ.
- Theo dõi, hạch toán kế toán các khoản vốn uỷ thác đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Huy động vốn:
+ Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
+ Được vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam cho phép.
+ Vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Cho vay:
+ Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:
+ Cung ứng các phương tiện thanh toán.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
+ Thực hiện các dịch vụ thu chi hộ.
+ Thực hiện dịch vụ thu và phát triển mặt cho khách hàng.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Kinh doanh ngoại hối:
Huy động và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam.
- Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng:
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luật các TCTD, bao gồm: thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các dịch vụ Ngân hàng khác được nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam cho phép.
- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Đầu tư dưới các hình thức như là: Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khácvới các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHNo&PTNT Việt Nam cho phép.
Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụ sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.
- Phối hợp với trung tâm đào tạo và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức khác có liên quan trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên đề cho cán bộ thuộc Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam.
Tôi đã bỏ bớt đi một số tiểu mục, em sửa lại số đề mục!
1.4. Cơ cấu tổ chức
Nguyên tắc chung: Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất điều hành mọi hoạt động kinh doanh của SGD, Giám đốc thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền hạn theo quy định của Pháp luật và của NHNN&PTNT VN. Giám đốc phân công ủy quyền cho Phó giám đốc, Trưởng phòng nghiệp vụ giải quyết một số công việc và chịu trách nhiệm về sự phân công ủy quyền của mình. Người được phân công, ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về những việc được phân công, ủy quyền.
Sở giao dịch được đặt dưới sự lãnh đạo của Giám đốc điều hành theo cơ chế quản lý 2 cấp và đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, quản lý và quyết định những vấn đề thuộc bộ máy theo sự phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc NHNN & PTNT VN. Ngoài trách nhiệm phụ trách chung, giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động của một số chuyên đề theo sự phân công bằng trong giám đốc và chủ tịch Hội đồng quản trị.
Như vậy, SGD có cơ cấu tổ chức bao gồm 8 phòng ban với tổng số khoảng 85 cán bộ công nhân viên.Cho đến nay về cơ cấu đã đáp ứng tốt nhiệm vụ là đầu mối của NHNN & PTNT VN, đồng thời góp phần vào việc thúc đẩy toàn hệ thống ngân hàng phát triển mạnh mẽ. SGD được tổ chức gồm các phòng sau:
- Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
- Phòng tín dụng
- Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp
- Phòng kế toán ngân quỹ
- Phòng hành chính nhân sự
- Phòng giao dịch
- Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ
- Phòng điện toán
- Tổ tiếp thị nguồn vốn, sản phẩm mới
Hệ thống tổ chức quản lý của Sở được mô tả trong sơ đồ số …. sau đây.
Sơ đồ: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Sở giao dịch
GIÁM ĐỐC
Các phó giám đốc
Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng thẩm định
Phòng hành chính nhân sự
Tổ tiếp thị nguồn vốn và SPDV mới
Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp
Phòng tín dụng
Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
Các phòng giao dịch
Phòng điện toán
1.5. Hoạt động cơ bản của SGD NHNN&PTNT VN
- Cho vay:
+ Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất,kinh doanh,dịch vụ đời sống cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
+ Cho vay trung và dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ đời sống cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
- Huy động vốn
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, phát hành bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, ngân hàng nhà nước và NHNN & PTNT VN.
- Hoạt động thanh toán: thanh toán séc du lịch, thanh toán thẻ, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán điện tử, chuyển tiền ngoại tệ qua mạng SWIFT.
- Dịch vụ ngân quỹ: chi trả lương qua tài khoản, qua thẻ ATM, thu hộ chi hộ, thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN & PTNT VN.
- Kinh doanh các nghiệp vụ ngân hàng theo luật các tổ chức tín dụng: mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ các loại GTCG, thẻ thanh toán, nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước mà NHNN & PTNT VN.
- Đầu tư dưới hình thức như: hùn vốn liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp tổ chức kinh tế khác khi được NHNN&PTNT VN ủy quyền.
1.6. Các sản phẩm, dịch vụ chính:
- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, tài trợ theo chương trình, dự án, đồng tài trợ với ngân hàng thương mại bạn, cho vay các chương trình chỉ định của chính phủ.
- Thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền điện tử; Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ: Tín dụng, đấu thầu, thanh toán, thực hiện hợp đồng.
- Đầu tư dưới hình thức: Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, mua tài sản, các hình thức đầu tư khác; Cầm cố động sản; Kinh doanh; Xuất nhập khẩu mỹ nghệ, vàng bạc, đá quý; Cho thuê tài chính; Nhập khẩu máy móc thiết bị cho thuê, tư vấn, nhận bảo lãnh.
- Kinh doanh mua bán chứng khoán, bảo lãnh phát hành.
Chi trả tiền lương tại doanh nghiệp, chi trả kiều hối, dịch vụ rút tiền tự động ATM, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa card, Master Card…; Phát triển các dịch vụ thanh toán, tiền gửi.
- Phát triển các sản phẩm tín dụng: Thấu chi, cho vay giáo dục; Phát triển các dịch vụ và mạng lưới cung cấp; Dịch vụ ngân hàng trên mạng Internet, tư vấn kế toán cho nông trại; Chuyển tiền nhanh toàn cầu Western Union.
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD NHNN&PTNT
2.1. Tình hình kinh tế chung ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta có mức tăng trưởng cao, chính trị xã hội ổn định. Đặc biệt năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta đạt được những thành tựu quan trọng: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 8,5%; vốn đầu tư toàn xã hội tăng 16,4%;cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực;kim ngạch xuất khẩu tăng 21,5%;an ninh, chính trị, xã hội ổn định. Việc Việt Nam gia nhập WTO tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sự biến động lớn về giá vàng, một số giá nguyên liệu đầu vào, sự bất cập trong việc ban hành một số chính sách kinh tế vĩ mô về thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán…ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ viên chức sở giao dịch, sự quan tâm của ngân hàng cấp trên nên ngân hàng đã thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.
Bên cạnh đó, nền kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn thách thức; chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng tăng cao, thiên tai và bệnh dịch xảy ra ở nhiều nơi ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Trên thế giới, đôla Mỹ giảm giá liên tục do khủng hoảng trên thị trường nhà đất và thị trường tín dụng Mỹ, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thực hiện chính sách cắt giảm lãi suất cơ bản từ 5,25% xuống 4,25% đồng USD mất giá trên thị trường.
Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước trên địa bàn Hà Nội diễn ra gay gắt trên nhiều lĩnh vực như huy động vốn, cho vay và cung ứng dịch vụ… Bằng sự cố gắng nỗ lực hoạt động kinh doanh của SGD tiếp tục tăng trưởng bền vững.
Năm 2008, kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao và khủng hoảng tài chính kéo theo suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu. Tổng sản phẩm xã hội GDP tăng 6.23% thấp hơn so với năm 2007 (8.5%) và không đạt mục tiêu quốc hội đề ra (7%); chỉ số giá tiêu dùng tăng cao 22,97% so 2007. Thâm hụt thương mại tăng cao kỷ lục đạt 17,5 tỷ USD bằng 27,8% kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng 24.1% so năm 2007. Áp lực về thâm hụt thương mại đẩy tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ tăng cao gây ra rủi ro tỷ giá cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trước những thách thức lớn như lạm phát cao tại thời điểm đầu năm và suy giảm kinh tế ở thời điểm cuối năm, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất ngân hàng biến động rất mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản trầm lắng, giá sụt giảm mạnh, tác động đến chất lượng các khoản đầu tư bất động sản của ngân hàng, tiền ẩn nguy cơ làm tăng nợ xấu trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
Cuối năm 2008, nền kinh tế đã dần ổn định, lạm phát được kiểm soát, thâm hụt thương mại giảm dần, các giải pháp kích cầu của chính phủ có những tín hiệu tích cực thúc đẩy tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD
2.2.1. Thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của NHNo&PTNTVN
- Thực hiện tốt chức năng đầu mối ngoại tệ mặt, thực hiện thu, chi ngoại tệ mặt kịp thời, đầy đủ, duy trì hạn mức tồn quỹ phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả kinh doanh. Tổng doanh số thu chi các loại ngoại tệ mặt trong năm 2008 đạt 1.13 tỷ USD tăng 501 triệu USD tăng 79,4% so với năm 2007.
- Trong năm 2008 đã thực hiện xuất khẩu ngoại tệ được 07 chuyến, với tổng giá trị tương đương 71,6 triệu USD, nhập khẩu 09 chuyến với tổng trị giá 88 triệu USD. Hoạt động xuất nhập khẩu ngoại tệ với đối tác nước ngoài được thực hiện đúng quy trình và an toàn theo đúng quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
Nên có số liệu một số năm để so sánh
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trực tiếp của Sở giao dịch
*Huy động vốn
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, nhằm cung cấp vốn cho nền kinh tế. SGD NHNN&PTNT VN cũng là một ngân hàng lớn trong hệ thống ngân hàng của nước ta, vì vạy nó cũng có chức năng là trung gian tài chính cho nền kinh tế. Tuy nhiên, để có đủ lượng vốn cung cấp cho nền kinh tế thì không chỉ dựa vào nguồn vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ lệ quá ít ( tại SGD năm 2008 thì tỷ lệ vốn tự có chiếm khoảng 3% tổng nguồn vốn ), do đó ngân hàng buộc phải huy động từ nguồn vốn bên ngoài.
Bảng 1:
Kết quả huy động vốn của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam năm (2005 – 2008)
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Số tiền
Số tiền
Tốc độ tăng(%)
Số tiền
Tốc độ tăng(%)
Số tiền
Tốc độ tăng(%)
TỔNG NGUỒN VỐN
6,488
8,221
26.71%
10990
33.68%
15,035
36.81%
Trong đó: Huy động hộ TW
I. Phân theo thời gian
6,488
8,221
26.71%
10990
33.68%
15,035
36.81%
1. Tiền gửi không kỳ hạn
2,479
3,491
40.82%
5,606
60.58%
6,476
15.52%
2. Tiền gửi có kỳ hạn
4,009
4,730
17.98%
5,384
13.83%
8,559
58.97%
- Kỳ hạn 12 tháng
3,445
4,271
23.98%
4,631
8.43%
6,728
45.28%
II. Phân theo TPKT
6,488
8,221
26.71%
10990
33.68%
15,036
36.82%
1. TGTK
1,689
2,329
37.89%
2,832
21.60%
3,893
37.46%
- KKH
13
6
-53.85%
5
-16.67%
5
0.00%
- CKH
1,676
2,323
38.60%
2,827
21.70%
3,888
37.53%
+ CKH 12 tháng trở lên
1,294
2,015
55.72%
2,675
32.75%
3,567
33.35%
2. Phát hành GTCG
133
171
28.57%
27
-84.21%
18
-33.33%
+ Trong đó loại 12 tháng
81
44
-45.68%
24
-45.45%
15
-37.50%
3. TG các TCKT
4,542
5,705
25.61%
8,019
40.56%
10,805
34.74%
- TGKKH
2,442
3,469
42.06%
5,489
58.23%
6,456
17.62%
- TGCKH
2,100
2,236
6.48%
2,530
13.15%
4,349
71.90%
+ CKH 12 tháng trở lên
2,069
2,212
6.91%
1,933
-12.61%
3,146
62.75%
4. TGTV các TCTD
124
16
-87.10%
112
600.00%
320
185.71%
III. Theo đồng tiền huy động
6,488
8,221
26.71%
10990
33.68%
15,035
36.81%
1. Nội tệ
5,236
6,463
23.43%
9,012
39.44%
12,089
34.14%
- Dân cư
750
1,023
36.40%
1,372
34.12%
1,838
33.97%
- Trên 12 tháng
2,763
824
-70.18%
1,319
60.07%
1,650
25.09%
2. Ngoại tệ quy đổi
1,252
1,758
40.42%
1,978
12.51%
2,946
48.94%
* Nguồn USD (1.000 USD)
73,454
103,315
40.65%
117,001
13.25%
166,539
42.34%
* Nguồn EUR (1.000 EUR)
4,122
4,271
3.61%
3,020
-29.29%
4,725
56.46%
- Dân cư
1,074
1,464
36.31%
1,487
1.57%
2,072
39.34%
- Trên 12 tháng
681
1,362
100.00%
1,383
1.54%
2,256
63.12%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SGD NHNo&PTNT Việt Nam)
Tổng nguồn vốn huy động năm 2006 đạt 8221 tỷ đồng, tăng 1733 tỷ đồng chiếm 26,3% so với năm 2005 và vượt kế hoạch 621 tỷ đồng tương đương với 8,2%. Tổng nguồn vốn tính đến ngày 31/12/2007 đạt 10990 tỷ đồng tăng 2770 tỷ đồng so với năm 2006 chiếm 33,7 % và đạt 114,5% so với chỉ tiêu. Ta thấy năm 2005, tổng tổng vốn huy động thấp hơn hẳn so với năm 2006, năm 2007, nguyên nhân chủ yếu là Sở giao dịch hạn chế cho vay. Chính vì vậy, nhu cầu huy động vốn không cao. Tuy nhiên, bước sang năm 2006, 2007 tổng vốn huy động rất lớn nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn tăng. SGD giải ngân cho vay các doanh nghiệp nội ngành theo chỉ thị của Trung ương và nâng hạn mức cho vay đối với những khách hàng truyền thống. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2008 đạt 15.035 tỷ đồng, tăng 4.045 tỷ đồng, tăng 36,81 % so với năm 2007. Vượt 7.55 % chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2008. Bên cạnh đó ta cũng có thể thấy được tình hình huy động vốn của SGD được thể hiện theo cơ cấu nguồn vốn huy động như sau:
- Về cơ cấu vốn theo thời gian: Năm 2005 số tiền là 6488 tỷ đồng, năm 2006 là 10990 tỷ đồng, tăng 26,71%. Tiền gửi không kỳ hạn năm 2006 tăng 40,82% so với năm 2005, năm 2007 tăng 60,58%, năm 2008 tăng 15,52%. Có thể thấy được tốc độ huy động vốn của ngân hàng về tiền gửi không kỳ hạn ngày một tăng lên nhưng không đáng kể, mà chủ yếu là tăng nguồn vốn có kỳ hạn. Như vậy, ngân hàng vẫn tập trung vào huy động những nguồn vốn có kỳ hạn bởi tính ưu việt của nó về tính ổn định và tính linh hoạt, ngân hàng có thể chủ động với nguồn vốn này. Tuy nhiên, cũng cần phải đa dạng các hình thức huy động vốn với nhiều hình thức và kỳ hạn khác nhau để nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.
- Về cơ cấu theo thành phần kinh tế ta có thể nhận thấy như sau: Trong năm 2005 ngân hàng có 4542 tỷ đồng TG các TCKT, năm 2006 là 5705 tỷ đồng tăng 25.61% so với năm 2005. Năm 2007 là 8019 tỷ đồng tăng 40.56%, năm 2008 là 10805 tỷ đồng, tăng 34.74% so với năm 2007. Qua các con số trên ta cũng có thể thấy loại TGTCKT cũng được ngân hàng đặc biệt chú trọng với một tỷ lệ lớn cũng bởi hệ thống kinh tế của nước ta tập trung vào các tổ chức kinh tế với nguồn vốn khổng lồ, trong khi đó nguồn vốn từ dân cư cũng là một nguồn vốn đầy tiềm năng mà ngân hàng đang và sẽ tập trung tới với 2072 tỷ đồng năm 2008 tăng 39.34% so với năm 2007. Các tầng lớp dân cư trong xã hội cũng nắm giữ một khối lượng lớn lượng tiền nhàn rỗi do đó ngân hàng có thể áp dụng các chính sách tiếp cận tới nguồn vốn này nhằm làm đa dạng hoá và tăng khối lượng của loại hình nguồn vốn của ngân hàng. Đảm bảo nguồn vốn an toàn và đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp hiện nay ở nước ta.
Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy tình hình huy động vốn của SGD NHNN&PTNT VN qua các năm là liên tục tăng đặc biệt tốc độ tăng mạnh nhất là năm 2008. Đảm bảo nhu cầu mở rộng đầu tư tín dụng. Tuy nhiên, tỷ trọng cơ cấu vốn ngoại tệ thấp, tăng trưởng chậm so với vốn nội tệ và chưa đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng ngoại tệ tại sở giao dịch ở một số thời điểm.
Để đạt được kết quả như trên, sở giao dịch cũng đã tiến hành những biện pháp tăng nguồn vốn huy động. Điều hành tốt lãi suất huy động theo định hương kinh doanh chung của sở giao dịch, gia tăng cơ cấu nguồn vốn bằng cách mở rộng khách hàng tiền gửi của các tổ chức tăng cường nguồn tiền gửi dân cư bằng những chính sách lãi suất, phí giao dịch, khuyến mại. Tăng cường thông tin rộng rãi trên các báo chí, đài truyền hình, in tờ rơi quảng cáo để tuyên truyền tới các tổ chức và dân cư về các sản phẩm huy động và tiện ích của Sở giao dịch.
*Cho vay vốn
Đây là nghiệp vụ cơ bản được chú trọng và phát triển trong thời gian qua. Kết quả cho vay thể hiện khá tốt cả về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, chất lượng tín dụng.
- Nợ xấu: 56 tỷ đồng, chiếm 1% tổng dư nợ.
- Nợ quá hạn: 22,2 tỷ đồng, chiếm 0,39% tổng dư nợ.
- Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro năm 2008 đạt 130 tỷ đồng. Thu nợ tồn đọng cũ, các khoản nợ đã trích dự phòng rủi ro được 16,2 tỷ đồng.
*Kinh doanh dịch vụ
- Thanh toán quốc tế:
+ Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 631 triệu USD tăng 137 triệu USD
(tăng 27,9%) so với năm 2007.
+ Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 195 triệu USD, tăng 121 triệu USD (tăng 264%) so với năm 2007.
+ Tổng thu dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ đạt 18,2 tỷ đồng tăng 8,1 tỷ ( 80% ) so với năm trước, chiếm 38,8% tổng thu dịch vụ.
- Thanh toán kiều hối đạt 5,74 triệu USD, giảm 1,4 triệu USD so với năm 2007.
- Mua bán ngoại tệ: Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 750 triệu USD tăng 270 triệu uSD (tăng 56%). Chênh lệch mua bán ngoại tệ đạt 5,4 tỷ đồng tăng 1,5 tỷ đồng
(tăng 38%) so với năm 2007.
- Dịch vụ thẻ: Trong năm đã phát hành 5.937 thẻ thanh toán mới, nâng số lượng chủ thẻ tại Sở giao dịch lên 21.494 tăng 38,2% so 2007. Thẻ thấu chi tăng 221 thẻ, luỹ kế 319 thẻ, 82 thẻ VISA, lắp đặt 05 máy EDC tại POS.
- Dịch vụ tài khoản và thanh toán: Trong năm đã mở mới 5.138 tài khoản thanh toán ( tăng 33.9% ), trong đó tài khoản cá nhân 4.804 tài khoản, doanh nghiệp 334 tài khoản, nâng số tài khoản Sở giao dịch đang quản lý lên 18.186 tài khoản. Tổng giá trị thanh toán không dùng tiền mặt 74.143 tỷ đồng với 190.347 giao dịch, tăng 19,15% so 2007.
- Trả lương qua tài khoản: đến 31/12/2008 đã có 61 DN thực hiện trả lương qua tài khoản tăng 50% so với năm 2007.
- Triển khai áp dụng có hiệu quả dịch vụ SMS banking (hiện tại có 1.253 khách hàng sử dụng), VnTopup, dịch vụ chuyển tiền qua SMS, mua hàng qua mạng.
- Thành lập đại lý nhận lệnh chứng khoán tại sở giao dịch, tính đến 31/12/2008 mở 214 tài khoản, giá trị giao dịch khớp lệnh 25,65 tỷ đồng.
*Kết quả tài chính
Tổng thu năm 2008 tăng 85% so với năm 2007, tổng chi năm 2008 tăng 118% so với năm 2007. Quỹ thu nhập tăng 19,6 % so với năm 2007.
3. Kết quả tài chính tại SGD
Bảng 2
Kết quả hoạt động tài chính của Sở giao dịch NHNo&PTNT (2005-2008)
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Tổng thu nhập
500.3
640.6
859.5
1593
Tổng chi phí
386.5
491.8
576.2
1247
Lợi nhuận
113.8
148.8
283.3
346
( Nguồn: Báo cáo kết quả của hoạt động kinh doanh của SGD NHNo&PTNT)
Đồ thị biểu diễn kết quả kinh doanh của SGD NHNN&PTNT VN
Năm 2007, SGD đã huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội để tiếp tục đầu tư cho các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng nguồn vốn tăng 30%, năm 2007 đạt 10990 tỷ đồng tăng 33,7% so năm 2006. Tốc độ dư nợ tăng cao đạt 50%, chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra đạt 0.38%/tháng tăng 46% so năm 2006. Tổng thu năm 2008 là 1593 tỷ đồng tăng 85% so với năm 2007. Trong đó, thu lãi tín dụng đạt 1521 tỷ đồng chiếm 95,5% tổng thu, thu từ hoạt dộng dịch vụ đạt 48 tỷ đồng chiếm 3% tổng thu. Tổng chi năm 2008 tăng 677 tỷ đồng tăng 118% so năm 2007. Trong đo, chi phí huy động vốn đạt 1026 tỷ đồng chiếm 82,3% tổng chi.
Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy trong những năm qua hoạt động kinh doanh của SGD là có hiệu quả và mang lại lợi nhuận không ngừng gia tăng cho ngân hàng. Đặc biệt, trong năm 2008 với những chính sách và hoạt động tốt của SGD đã tạo cho ngân hàng với những khoản lợi nhuận tăng cao, khoản chi phí của ngân hàng tăng cao do những biến động và sự thay đổi của thị trường, chiến lược kinh doanh mới. Tuy nhiên, SGD vẫn đảm bảo thực hiện được kế hoạch đã đề ra hồi đầu năm 2008.
Kết quả hoạt động tài chính của Sở giao dịch liên tục có sự tăng trưởng cao, ổn định, bền vững và hiệu quả.
Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại SGD NHNN&PTNT VN
1. Tình hình sử dụng vốn của SGD
Trong kinh doanh tin dụng của sở giao dịch cùng với việc đẩy mạnh huy động vốn và tăng trưởng nguồn vốn, việc sử dụng vốn được sở gioa dịch luôn quan tâm. Xác định công tác đầu tư tín dụng là một nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của hoạt động sở giao dịch vì nó đem lại nguồn thu chủ yếu trong kết quả kinh doanh phải gắn liền giữa hiệu quả và an toàn vốn, thực hiện chủ trương đó, Sở giao dịch đã có chính sách đối với khách hàng truyền thống được đánh giá có tín nhiệm, đối với các tổ chức kinh tế cần có dự án có tính khả thi cao. Các dự án cho vay đối với các doanh Nhà nước vẫn tiếp tục tăng cao. tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng phát triển mạnh. Vì thế, tỷ trọng cho vay cũng đạt giá trị đáng kể. Vốn tín dụng đã góp phần đắc lực trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành và toàn kinh tế, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tạo công ăn, việc làm cho người lao động, vì thế hoạt động cho vay của Sở giao dịch đã có nhiều khởi sắc, nhịp độ tăng trưởng về tín dụng lành mạnh, chất lượng tín dụng đạt được hiệu quả cao.
Mục này nên bổ sung thêm số liệu và từ đó phân tích tình hình cho vay (sử dụng) vốn của Ngân hàng. Ví dụ bổ sung thêm bảng số liệu vốn phân loại theo
- Các ngành nghề kinh doanh mà vốn vay được sử dụng
- Các chủ thể vay vốn
- Mục đích sử dụng vốn vay
- Quy mô các dự án vay vốn
- …
Từ những số liệu trên, có thể phân tích về việc sử dụng vốn theo các tiêu chí trên. Những số liệu này cũng là căn cứ để sau này phân tích xem sử dụng vốn ở đâu/ với đối tượng nào là có hiệu quả nhất. Chú ý tới rủi ro trong cho vay vốn với từng nhóm đối tượng.
2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại SGD
2.1. Hoạt động dự trữ
*Dự trữ bắt buộc
Theo quy định của NHNN tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với NHNN&PTNT VN như sau:
Đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng: VNĐ là 4%, ngoại tệ là 8%.
Đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: áp dụng cho cả VNĐ và ngoại tệ là 2%.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc này không thay đổi trong giai đoạn 2005 - 2008
Đối với sở giao dịch, lượng tiền dự trữ bắt buộc cụ thể như sau:
Lượng tiền dự trữ bắt buộc này phản ánh vào tài khoản “ Tiền gưit thanh toán của NHNN”, thường chiếm 1,2% - 2,2% tổng tài sản.
Chú ý: Đây là phần phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Do đó, khi nói tới dự trữ vốn thì phải nói tới ảnh hưởng của nó tới hiệu quả sử dụng vốn! Ngoài ra, nếu tỷ lệ dự trữ không thay đổi thì tổng lượng vốn dự trữ sẽ thay đổi. Nên có 1 biểu tổng hợp lượng vốn này và phân tích sự biến động/ tác động của nó (ví dụ sức ép buộc phải có thêm 1 lượng lợi nhuận là bao nhiêu?!).
*Dự trữ thanh toán
Ngân hàng dự trữ thanh toán nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh toán hàng ngày. Tỷ lệ này được duy trì đều đặn là 10% cho tiền gửi ở tất cả các kỳ hạn trong các năm 2005 và 2006. Tuy nhiên, đến năm 2007, tỷ lệ này được điều chỉnh, phân biệt giữa tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng ( là 17%) với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng (là 3%).
Với lượng tiền dự trữ thanh toán, SGD luôn duy trì hạch toán đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ phát sinh, đảm bảo chính xác và an toàn.
Lương dự trữ thanh toán này là không bắt buộc. Hãy tập hợp số liệu về tình hình sử dụng lượng dự trữ này như thế nào trong mấy năm qua? Có cách nào khác để giảm hoặc giữ mức dự trữ này thấp hơn được không?
2.2. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động chính mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. SGD là ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, bằng nhiều giải pháp đã cung ứng một khối lượng lớn nguồn vốn phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Kết quả cụ thể tại bảng sau:
Bảng 3
Tình hình sử dụng vốn của SGD NHNo&PTNT Việt Nam (2005 – 2008)
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Giá trị
+/-(%)
Giá trị
+/-(%)
Giá trị
+/-(%)
Giá trị
+/._.-(%)
Doanh số cho vay
1596
-13%
3060
+81,%
4960
+62,%
7773
+56,7%
Doanh số thu nợ
1043
-14,3%
2192
+91%
3605
+65%
6679
+85,3%
Tổng dư nợ
2051
+36%
2933
+41,%
4290
+46,%
5474
+27,%
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch NHNo&PTNT VN )
Qua các năm ta thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng nhanh. Năm 2005, doanh số vay đạt 1596 tỷ đồng, giảm 238 tỷ đồng so với năm 2004 tương đương với 13%, còn doanh số thu nợ đạt 1043 tỷ đồng cũng giảm 14,3% so với năm 2004. Nguyên nhân doanh số cho vay và doanh số thu nợ giảm trong năm 2005 là do sở giao dịch hạn chế cho vay, mở rộng tăng trưởng tín dụng, chỉ giải ngân các dự án đồng tài trợ, dự án trung dài hạn vượt quyền phán quyết đã ký hợp đồng tín dụng trước ngày 31/12/2004. Sang năm 2006, hoạt động có biến đổi, nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Doanh số cho vay tăng 81,8% so với năm 2005, doanh số thu nợ tăng 91%. Như vậy, hoạt động kinh doanh năm 2006 của SGD đạt hiệu quả cao, đúng mục tiêu, định hướng của ngành. Về cơ cấu vốn đầu tư chủ yếu đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng 88,4% trong tổng dư nợ. Doanh số cho vay chủ yếu tập trung vào các tổ chức kinh tế và chiếm tỷ lệ cao. Điều đó cũng thể hiện sự mở rộng của các thành phần kinh tế trong những năm vừa qua, việc đầu tư và phát triển theo ngành ngày càng được chú trọng. Nhiêu dự án đầu tư có tính khả thi có giá trị lớn được thẩm định và cho vay. Doanh số cho vay năm 2007 là 4960 tỷ đồng, tăng 1900 tỷ đồng so với năm 2006 và tỷ lệ tăng là 62,1%, doanh số thu nợ đạt 3605 tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2006. Đây cũng là một kết quả lớn của các cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi vốn và tiếp tục đẩy nhanh vòng quay vốn cho các dự án khác. Tuy nhiên từ bảng số liệu cho thấy tổng dư nợ tính đến cuối năm 2007 cũng ở mức tương đối cao 4290 tỷ đồng gấp xấp xỉ 1,5 lần so với năm 2006 và gấp 2 lần so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do SGD tiếp tục giải ngân các dự án đồng tài trợ, thực hiện cho vay thí điểm công ty và cá nhân cầm cố chứng khoán. Trong năm 2007, ngoài việc ký kết hợp đồng hợp tác và thiết lập cho vay đối với 12 công ty chứng khoán, SGD còn thiết lập quan hệ tín dụng them 12 doanh nghiệp mới là Tổng công ty lắp máy VN Lilama, Công ty cổ phần sản xuất nhập khẩu Thanh Hà…
Ngoài ra, SGD cũng nâng hạn mức cho vay đối với một số công ty đã có quan hệ tín dụng được đánh giá có tín nhiệm. Dư nợ cho vay các công ty mới và cũ tăng 546 tỷ đồng, đảm bảo bù đắp số dư nợ các doanh nghiệp nội ngành giảm 436 tỷ đồng. Doanh số cho vay: 7.774 tỷ, tăng 2.813 tỷ ( tăng 57% ) so với năm 2007.Doanh số thu nợ: 6.680 tỷ, tăng 3.074 tỷ ( tăng 85% ) so với năm 2007. Tổng dư nợ: 5.474 tỷ đồng tăng 1.184 tỷ đồng so với năm 2007. Mặc dù, năm 2008, SGD cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính. Doanh số cho vay, tỷ lệ tăng không bằng tỷ lệ tăng của năm 2007. Do khủng hoảng tài chính nên SGD đã hạn chế cho vay, mà tăng cường thu nợ, doanh số thu nợ tăng 85,3%. Nhưng hoạt động tín dụng của SGD vẫn phát triển tốt, các khoản cho vay chấp hành đúng theo quy trình nghiệp vụ, việc tăng trưởng tín dụng đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng.
Đồ thị tình hình doanh số cho vay
Trong đó:
- Phân theo thời gian:
Bảng 4: Tình hình doanh số cho vay phân theo thời gian
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng doanh số cho vay
1596
3060
4960
7773
- Doanh số cho vay ngắn hạn
- Doanh số cho vay trung hạn
935
661
2359
701
4136
824
6558
1215
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 2005,2006,2007,2008)
Qua bảng số liệu trên, các khoản mục cho vay tăng dần qua các năm cụ thể như cho vay ngắn hạn năm 2007 tăng 1777 tỷ đồng so với năm 2006, năm 2008 đạt 6558 tỷ, chiếm tỷ trọng 84,4% trong tổng doanh số cho vay, tăng 2422 tỷ đồng tương ứng với tăng 58,6% so với năm 2007, như vậy tốc độ cũng tăng dần. Còn đối với tín dụng trung và dài hạn cũng tăng lên đáng kể trong năm 2008 đạt 1215 tỷ đồng tăng 391 tỷ đồng so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 15,6% trong tổng doanh số cho vay.
Biểu đồ: Tình hình doanh số cho vay phân theo thời gian
- Phân theo loại tiền
Bảng 5: Tình hình doanh số cho vay phân theo loại tiền
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm2008
Tổng doanh số cho vay
1596
3060
4960
7773
- Doanh số cho vay ngoại tệ.
- Doanh số cho vay bằng VNĐ
1114
482
1267
1793
1548
3412
2849
4924
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 2005,2006,2007,2008)
Cho vay đồng nội tệ và ngoại tệ cũng tăng cao trong năm 2008 như ta đã thấy ở bảng trên. Năm 2008 cho vay nội tệ chiếm tỷ trọng 63,3% tổng doanh số cho vay, cho vay ngoại tệ tăng đột biến tăng 1301 tỷ đồng ứng với 84% so với năm 2007, như vậy mức tăng gần gấp đôi.
Biểu đồ: Tình hình doanh số cho vay phân theo loại tiền
- Phân theo thành phần kinh tế
Bảng 6: Tình hình doanh số cho vay phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng doanh số cho vay
1596
3060
4960
7773
- Doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước
- Doanh số cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân
1014,5
448,5
133
1446
1392
222
1457
2204
1300
1994
4183
1596
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 2005,2006,2007,2008)
Cho vay doanh nghiệp nhà nước, doanh nghệp ngoài quốc doanh, hộ sản xuất – gia đình – cá nhân đều tăng, đặc biệt là cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng cao, năm 2008 tăng 1979 tỷ đồng, tương ứng với 89,7% so với năm 2007. Tuy nhiên, cơ cấu cho vay vẫn chưa thật sự hợp lý, tỷ trọng cho vay đối với DN nhà nước vẫn ở mức cao và đang có xu hướng giảm dần phù hợp với định hướng phát triển kinh tế.
Biểu đồ: Tình hình doanh số cho vay phân theo thành phần kinh tế
- Tình hình dư nợ cho vay:
Bảng 7: Tình hình dư nợ cho vay
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
TỔNG DƯ NỢ
2,051
2,933
4,290
5,474
I. Phân theo thời gian
- DN ngắn hạn
432
919
1,895
2,197
- DN trung hạn
248
253
167
345
- DN dài hạn
1,371
1,761
2,228
2,932
II. Phân theo TPKT
- DNNN
1,756
2,177
2,569
3,307
- DN ngoài quốc doanh
219
673
1,721
2,167
Trong đó: Hộ tư nhân, cá thể
76
83
720
728
III. Theo đồng tiền
- DN nội tệ
810
1,597
2,595
2,912
- DN ngoại tệ quy đổi
1,241
1,336
1,695
2,562
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại SGD)
Qua bảng ta thấy phần lớn nguồn vốn ở sở giao dịch dành cho đầu tư đối với các tổ chức kinh tế, nguồn vốn này được lấy chủ yếu trong nguồn vốn cho vay trung và dài hạn, một phần nhỏ ở nguồn vốn cho vay ngắn hạn. Ta thấy năm 2007 dư nợ của các tổ chức kinh tế là 3569 tỷ đồng cao hơn dư nợ cho vay trung và dài hạn là 1174 tỷ đồng.
Dư nợ của SGD tăng dần theo các năm, song cơ cấu dư nợ thể hiện rõ sự tăng dần tỷ trọng đầu tư trung và dài hạn. Vốn tín dụng trung và dài hạn của SGD đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong ngành, hỗ trợ đắc lực cho thành phần kinh tế Nhà Nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá nhân, hộ gia đình... Thực hiện dự án mới, nâng cấp cơ sở vật chất, tập trung và đầu tư các dự án khả thi.
Xu hướng này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu của SGD và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Đảng, Nhà Nước. Đó là tạo cơ sở vật chất, tập trung vào tháo gỡ khó khăn giải tỏa vướng mắc để phát triển công – nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thực hiện hiệu quả các dự án, cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất trên cơ sở tạo tiền đề lâu dài cho sự tăng trưởng dư nợ.
+ Phân theo thành phần kinh tế:
Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng dư nợ các năm tăng cao, năm 2005 là 2051 tỷ, năm 2006 đạt 2933 tỷ, năm 2007 đạt 4290 tỷ tăng 1357 tỷ tương ứng với tăng 46.3% so với năm 2006, năm 2008 đạt 5474 tỷ tăng 1184 tỷ tăng tương ứng với tăng 27,6% đạt 99,5% so với kế hoạch tăng trưởng của SGD giao.
Dư nợ cho vay đối với DNNN giảm trong năm 2007 và tăng trở lại trong năm 2008, trong năm 2008 tỷ trọng của khoản mục này chiếm 60,4% tổng dư nợ.
Cho vay đối với DNNQD tăng mạnh với tốc độ cao. Nhưng đến năm 2008 lại giảm so với năm 2007.
Cho vay đối với hộ gia đình và cá nhân cũng tăng trong năm 2008, tốc độ tăng thấp hơn so với 2007, điều này chứng tỏ việc tiêu dùng của các cá nhân đang giảm dần do tác động tâm lý của cuộc khủng hoảng tài chính trong năm qua.
+ Phân theo thời gian:
Ngoài việc nâng mức cho vay vốn lưu động đối với các doanh nghiệp truyền thống có tín nhiệm, SGD còn thiết lập mối quan hệ tín dụng với các daonh nghiệp mới như: Công ty cổ phần Hoàng Gia, Công ty CP An Mỹ, Công ty CMTD, Công ty dệt may Bình Minh, Công ty Hải Phượng, Công ty Quang Huy, Công ty Đông Á, Công ty Việt Nhật, Công ty GMP. Do vậy, mà dư nợ ngắn hạn tăng lên tới 302 tỷ đồng tương ứng với tăng 15,9% so với năm 2007. Bên cạnh đó, thì các khoản mục cho vay trung và dài hạn cũng tăng lên với tốc độ cao theo các năm cụ thể năm 2007 tăng 381 tỷ tương ứng với tăng 18,9% so với năm 2006, năm 2008 tăng cao lên tới 36,8% so với năm 2007.
+ Phân theo loại tiền cho vay:
Nhìn vào bảng trên cho thấy, hoạt động cho vay bằng tiền nội tệ và ngoại tệ tăng theo các năm, năm 2008 đồng nội tệ tăng với số lượng rất nhỏ so với năm 2007, ngược lại đồng ngoại tệ lại tăng vọt trong năm 2008 với tốc độ tăng bất ngờ là 51,2% tương ứng với số tiền được quy đổi là 2562 tỷ đồng.
- Tình hình nợ quá hạn
Bảng 8: Tình hình nợ quá hạn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Tổng dư nợ
2051
2933
4290
5474
Nợ quá hạn
8.8
6.06
20.3
22.2
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ
0.43
0.21
0.47
0.4
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 2005,2006,2007,2008)
Do Ngân hàng mở rộng cho vay với tốc độ dư nợ cao nên kéo theo đó là rủi ro tín dụng cũng tăng từng năm, năm 2007 nợ quá hạn là 20,3 tỷ tăng cao so với năm 2006 là 14,24 tỷ. Sở dĩ tăng cao trong năm 2007 là do Ngân hàng tiếp tục giải ngân các dự án đồng tài trợ, thực hiện cho vay cầm cố chứng khoán, ngoài việc ký kết hợp đồng và thiết lập cho vay với 12 công ty chứng khoán, SGD còn thiết lập mối quan hệ tín dụng với 12 doanh nghiệp. Năm 2008 mức nợ quá hạn là 22.2 tỷ chiếm tỷ lệ 0,4% trong tổng dư nợ, so với năm 2007 dư nợ quá hạn tăng lên 1,9 tỷ đồng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm 0,07%.
Dư nợ của các hộ gia đình và cá nhân chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng dư nợ quá hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do quá hạn nợ lãi và một nguyên nhân khách quan là do tình hình sản xuất nông nghiệp không được thuận lợi đặc biệt đối với chăn nuôi, thiên tai bão lũ cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các hộ gia đình và cá nhân. Vì vậy, khả năng thanh toán nợ đúng hạn là không thực hiện được. Năm 2005 dư nợ quá hạn của các TCKT cao hơn so với dư nợ quá hạn của hộ gia đình và cá nhân. Nhưng sang năm 2006 thì ta thấy dư nợ quá hạn của các TCKT chỉ chiếm 9,9% đây là một tỷ lệ thấp chứng tỏ việc kiểm soát nợ của các cán bộ tín dụng tại SGD là rất tốt và chữ tín của các doanh nghiệp. Năm 2007 nợ quá hạn của các TCKT là 17,3 tỷ đồng chiếm 85,2% trong tổng dư nợ quá hạn, chủ yếu tập trung tại các doanh nghiệp Nhà nước.
Đây cũng là tình trạng chung hiện nay tại các Ngân hàng nợ quá hạn tuy vẫn còn cao nhưng đối với các TCKT, các doanh nghiệp quốc doanh đang ngày càng làm ăn có hiệu quả, thu lợi nhuận cao, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đặc biệt là các hộ gia đình, các cá nhân kinh tế do cơ chế thị trường và sự cạnh tranh hiện nay, các chủ doanh nghiệp đang ra sức cố gắng tìm tòi để phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển các ngành nghề truyền thống. Việc làm này vừa có lợi cho ngân hàng cho người lao động mà còn tác động rất tốt đến nền kinh tế nước nhà.
Nợ quá hạn tăng nguyên nhân chủ yếu là di khách hàng sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ, do không có khả năng trả nợ Ngân hàng đúng hạn dẫn đến nợ quá hạn.
Đây là biểu hiện cần quan tâm trong việc đánh giá khách hàng trước khi cho vay của cán bộ tín dụng. Ngân hàng cần phải biết tiến hành theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng để nắm bắt tình hình từ đó đưa ra các biện pháp để đôn đốc thu hồi nợ một cách có hiệu quả.
Từ thực tế cho thấy nợ quá hạn xảy ra do nhiều nguyên nhân mà trong hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng không thể tránh khỏi nợ quá hạn. Do đó, cần xác định rõ do nguyên nhân nào, nguyên nhân chủ quan hay khách quan mỗi loại nguyên nhân có biểu hiện khác nhau. Yêu cầu cán bộ phải theo dõi, đôn đốc khách hàng trong việc hoàn trả vốn và lãi đúng hạn. Nếu là do nguyên nhân nào đó thì đến cho vay không thu hồi được nợ phải chuyển sang nợ quá hạn thì việc thu hồi nợ quá hạn đối với ngân hàng là rất khó khăn. Vì vậy, việc đầu tư tín dụng luôn được các ngân hàng thương mại quan tâm nhằm ngăn chặn dư nợ quá hạn phát sinh hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
- Tình hình nợ xấu
Bảng 9: Tình hình nợ xấu tại SGD
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tổng dư nợ
2933
4290
5474
Nợ xấu
5.17
29.7
55.8
Nợ xấu/Tổng dư nợ
0.18
0.69
1.02
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại SGD)
Tình hình nợ xấu tại SGD ngày càng tăng và tỷ trọng so với tổng dư nợ cũng tăng theo từng năm, năm 2006 nợ xấu chiếm 0,18% trong tổng dư nợ, năm 2007 tăng lên tới 0,69 % tổng dư nợ, và tỷ trọng nợ xấu vẫn tiếp tục tăng trong năm 2008.
Năm 2008 tình hình nợ xấu từng nhóm là:
+ Nợ nhóm 3: 11,9 tỷ đồng
+ Nợ nhóm 4: 29,9 tỷ đồng
+ Nợ nhóm 5: 14 tỷ đồng
Trong năm 2008 nợ xấu chiếm 1,02% so với tổng dư nợ, trong đó nợ xấu của các doanh nghiệp là 30,2 tỷ đồng, nợ xấu cá nhân là 25,6 tỷ đồng.
Nhìn chung, các khoản cho vay chấp hành theo quy trình nghiệp vụ, việc tăng trưởng tín dụng đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, việc chuyển loại nợ quá hạn và phân loại nợ được xử lý kịp thời. Các khoản nợ xấu đều có tài sản bảo đảm nên khả năng mất vốn khó có thể xảy ra.
2.3. Hoạt động đầu tư
Mặc dù SGD giữ nhiệm vụ là sở đầu mối của toàn hệ thống NHNN&PTNT VN. Tuy nhiên, SGD vẫn chỉ là chi nhánh cấp I, chỉ tham gia đầu tư dưới hình thức cho vay, đồng tài trợ các dự án. SGD không trực tiếp tham gia các hoạt động đầu tư như: góp vốn liên doanh, đầu tư vào trái phiếu Chính Phủ, tín phiếu kho bạc, chứng khoán, bất động sản...là những hoạt động do Trụ sở chính thực hiện.
2.4. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Bảng 10: Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu
370,5
470,5
493,4
512,5
Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu
53,1
37
73,92
80,4
Doanh số mua bán ngoại tệ
453
840
480
518
Tổng thu
288,3
547,8
660,1
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2005,2006,2007,2008)
Dù chỉ mới đi vào thực hiện các nghiệp vụ này song cho đến nay hoạt động này vẫn được duy trì và phát triển tạo nguồn thu đáng kể cho SGD. Năm 2007 doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 493,4 triệu USD. Doanh số mua bán ngoại tệ lại có sự giảm sút đáng kể so với năm 2006, doanh số ngoại tệ năm 2007 giảm so với năm 2006. Nguyên nhân là do nền kinh tế trong năm 2007 có nhiều biến động, lãi suất USD biến động thất thường. Vì vậy, phần nào làm cho tình hình kinh doanh ngoại tệ giảm sút.
Đến năm 2008 do tình hình kinh tế thế giới có biến động lớn do đó mặc dù doanh số mua bán hàng xuất khẩu có tăng nhưng không đáng kể, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 80,4 triệu USD tăng 6,48 triệu USD so với năm 2007, đặc biệt việc mua bán ngoại tệ cũng gặp nhiều khó khăn và lợi nhuận từ việc mua bán ngoại tệ cũng tăng không đáng kể.
Chú ý: Thực ra, những nội dung trong mục 2 của chương 2 chủ yếu mô tả tình hình sử dụng vốn (tức là nội dung của mục 1 trong chương này). Em nên gộp mục 1 với mục 2.
3. Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến sử dụng vốn
Chú ý chủ đề chính của chuyên đề là hiệu quả sử dụng vốn! Em nên có 1 đoạn giới thiệu chung về khái niệm hiệu quả sử dụng vốn, cách tính toán/ các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, sau đó trình bày và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả. Những chỉ tiêu nào có thể đưa thành biểu bảng thì nên dùng biểu bảng cho dễ thể hiện. Chú ý cách diễn đạt- dùng thể văn báo cáo khoa học, không để ở dạng đề cương!
3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn
+ Tỷ lệ nợ quá hạn:
Do ngân hàng mở rộng cho vay với tốc độ dư nợ cao nên kéo theo đó là rủi ro tín dụng cũng tăng lên theo từng năm, năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ là 0,21%, năm 2007 nợ quá hạn là 20,3 tỷ tăng cao so với năm 2006. Đến năm 2008 mức nợ quá hạn là 22,2 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,4% trong tổng dư nợ, so với năm 2007 dư nợ quá hạn tăng lên 1,9 tỷ đồng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm 0,07%.
+ Cấu trúc danh mục:
Cấu trúc cho vay càng đa dạng thì rủi ro càng thấp và hiệu quả hoạt động của SGD càng cao. Trong năm 2006 SGD tập trung và chú trọng cho vay đối với các khoản cho vay ngắn hạn, các DNNN, DNNQD và bằng nội tệ nhiều hơn và chênh lệch rất lớn so với các đối tượng khác.
3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
+ Tỷ lệ thu từ lãi cho vay/ dư nợ bình quân của ngân hàng
Thu từ lãi cho vay/ dư nợ bình quân tăng dần qua các năm, năm 2006 tăng so với năm 2007, năm 2007 tăng so với năm 2006, năm 2008 lại tăng so với năm 2007 do lãi suất cho vay bình quân tăng dần qua các năm nên tốc độ tăng trưởng của khoản thu từ lãi tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của dư nợ.
+ Tỷ lệ thu từ lãi cho vay/ tổng thu của ngân hàng
Thu từ lãi cho vay là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất của SGD vì đây là hoạt động chủ yếu chiếm tới 70% tổng thu của SGD. Trong các năm qua khoản thu từ lãi cho vay chủ ngân hàng liên tục tăng.
Tổng thu của SGD năm 2005 là 500,3 tỷ đồng, năm 2006 đạt 640,6 tỷ đồng, năm 2007 đạt 859,5 tỷ đồng tăng 34,16% so với năm 2006, năm 2008 tổng thu tăng 85% so với năm 2006 và đạt 1590 tỷ đồng, nhưng chi phí mà SGD phai bỏ ra trong năm 2008 cũng tăng vọt. Do vậy, lợi nhuận của SGD trong năm tăng lên với tốc độ thấp hơn so với các năm trước.
Tỷ lệ thu từ lãi cho vay/ tổng thu của ngân hàng luôn đạt trên 70% trong các năm qua, trong năm 2007 tỷ lệ này tăng so với năm 2006, tuy nhiên sang đến năm 2008 thì tỷ lệ này tăng thấp hơn so với mức tăng của năm 2007. Do năm 2008 nền kinh tế có nhiều biến động và có xu hướng suy thoái hơn nữa lại chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nên tác động tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
+ Chênh lệch lãi suất bình quân
Thực tế cho thấy mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, các ngân hàng muốn giữ lại khách và tìm kiếm thêm các khách hàng mới thì bắt buộc họ phải đưa ra các chính sách thu hút vốn và tăng cường cho vay để kiếm lời, một giải pháp hữu hiệu mà các ngân hàng đang thực hiện là tăng lãi suất vốn huy động và giảm lãi suất cho vay để đảm bảo vừa có lãi vừa tạo dựng vị thế cho ngân hàng hoạt động bền vững trong tương lai. Do vậy mà chênh lệch lãi suất của SGD tăng so với năm 2006 đạt hơn 0,3%/ tháng. Tuy nhiên, sang năm 2008 tình trạng nền kinh tế gặp khó khăn, các ngân hàng muốn tồn tại và đứng vững họ đã thi nhau tăng lãi suất huy động lên rất cao trong khi đó lãi suất cho vay lại không thể tăng quá cao do vậy mà mức chênh lệch lãi suất của SGD trong năm này chỉ đạt khoảng 0,27%/ tháng.
3.3. Hiệu suất sử dụng vốn
Trước tiên, nên nêu khái niệm (định nghĩa) hiệu suất sử dụng vốn và ý nghĩa của nó. Chú ý sửa lại các khái niệm cho nhất quán (giữa khái niệm em dùng và tôi sửa) và nguồn số liệu.
Bảng 11: Phân tích Tỷ chỉ tiêu hiệu suất doanh thu trênsử dụng vốn
Đơn vị:tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Doanh thu
585,7
742,6
1.062,7
Vốn bình quân
6.057,5
8067
10.560
Hiệu suất sử dụng vốn(lần)
0,097
0,092
0,1
Hiệu suất sử dụng vốn phản ánh số vòng quay của tổng vốn hay nói cách khác cho biết trong kỳ vốn kinh doanh của ngân hàng luân chuyển được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ vốn được luân chuyển càng nhanh. Năm 2005, hiệu suất sủ dụng vốn tại SGD là 0,097 lần. Năm 2006 là 0,092 lần. Năm 2007 là 0,1 lần. Chỉ tiêu này không có sự thay đổi rõ rệt qua các năm, có tăng nhưng không dáng kể, cho thấy SGD có hiệu suất sử dụng vốn ổn định, tăng trưởng bền vững.
3.4. Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng
Bảng 12: Phân tích tỷ hiệu suất sử dụngdoanh thu trên vốn tín dụng
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Doanh số thu nợ
1.043
2.192
3.605
6.680
Tổng dư nợ
2.051
2.933
4.290
5.474
Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng (lần)
0,51
0,75
0,84
1,22
Hiệu suất sủa dụng vốn tín dụng phản ánh số vòng quay của vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng còn phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
(Chú ý: Giải thích 2 chỉ tiêu Doanh số thu nợ và Tổng dư nợ! Chỉ tiêu Hiệu suất này có ý nghĩa gì khác không?)
Hiệu suất sử dụng vốn tín dụng năm 2005 là 0,51. Năm 2006 là 0,75. Năm 2007 là 0,84. Năm 2008 là 1,22. Tốc độ tăng trưởng của vòng quay vốn tín dụng lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng của vòng quay tổng vốn, chứng tỏ hoạt động tín dụng của SGD hoạt động có hiệu quả, đang ngày càng phát triển.
Ngược lại, ngay khi chỉ tiêu này có dấu hiệu đi xuống, đồng nghĩa với việc chất lượng tín dụng bị giảm sút, ngân hàng cho vay nhưng không thu được nợ, ngân hàng cần phải có các biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ, tránh tình trạng sẽ bị mất vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung của ngân hàng.
Câu cuối này của em chứng tỏ em dùng chỉ số này với nghĩa khác ý nghĩa ở trên !
3.5. Hiệu năng sử dụng vốn huy động
Bảng 13: Phân tích hiệu năng sử dụng vốn huy động
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng dư nợ
2051
2933
4290
5474
Vốn huy động
6488
8221
10990
15035
Hiệu năng sử dụng vốn huy động
0,32
0,36
0,39
0,36
Nguồn:
Format lại biểu để chuyên đề gọn bớt lại!
Chỉ tiêu hiệu năng sử dụng vốn huy động giúp so sánh giữa số vốn ngân hàng dùng trong hoạt động cho vay so với số vốn ngân hàng huy động được. Chỉ tiêu này càng gần tới 1 chứng tỏ số vốn huy động ngân hàng dùng để cho vay càng lớn, sẽ mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng, nhưng đồng thời tiềm ẩn rủi ro lớn từ hoạt động cho vay.
Hiệu năng sử dụng vốn năm 2005 chỉ tiêu này là 0,32 năm 2006 là 0,36, năm 2007 là 0,39, năm 2008 là 0,36. Chỉ tiêu này tăng lên phản ánh hiệu năng sử dụng vốn huy động tăng lên, cũng chính là hoạt động cho vay của SGD tăng lên. Nhưng năm 2008, lại giảm đi so với năm 2007, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính.
Nếu chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn tín dụng và hiệu năng sử dụng vốn huy động phản ánh hiệu quả và quy mô của hoạt động tín dụng thì chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn lại phản ánh chất lượng của hoạt động tín dụng. Ngân hàng không thể cho vay bất kỳ khách nào có nhu cầu. Ngân hàng sẽ phải trải qua các quá trình phân tích, thẩm định, tái thẩm định khả năng, năng lực, hoạt động, mục đích... của khách hàng để đưa ra quyết định cho vay hay không. Điều đó để đảm bảo khả năng cho khả năng trả nợ của khách hàng. Đối với khách hàng không hoàn trả gốc và lãi vay, cho thấy chất lượng tín dụng không tốt, cũng chính là tỷ lệ nợ quá hạn cao.
4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của SGD NHNH&PTNT VN
4.2 là cái gì? Có lẽ là bỏ tiêu đề 4.1! Mục này chỉ cần đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng vốn của Sở GD, sau đó tập trung trình bày những hạn chế và nguyên nhân của chúng.
4.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại SGD NHNH&PTNT VN
4.1.1. Kết quả đạt được
Tổng dư nợ cho vay của SGD tăng dần trong các năm với tốc độ tương đối cao điều này cho thấy hoạt động cho vay của SGD nhìn chung là khá tốt. Bên cạnh đó tổng nguồn vốn của SGD cũng tăng nhanh từng năm và dự báo lượng vốn huy động sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo do vậy SGD cần phải chủ động hơn nữa trong hoạt động cho vay nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn huy động được. Nhìn chung tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản của SGD trong vài năm qua là tương đối lớn, phần lớn các khoản nợ xấu đều có tài sản đảm bảo nên khả năng mất vốn là rất khó nên có thể nói độ an toàn đối với các khoản cho vay của SGD là tương đối cao.
Cơ cấu danh mục khá đa dạng gồm các đối tượng: DNNN, DNNQD, HSX&GĐCN, cho vay ngắn hạn, dài hạn và cho vay bằng nhiều loại tiền.
Thu nhập từ hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu của SGD, chênh lệch lãi suất của SGD cũng khá cao và ổn định mặc dù chênh lệch lãi suất có giảm dần do môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhưng mức chênh lệch này vẫn đảm bảo thu lãi cao cho SGD.
4.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những việc đã làm được, tại SGD cũng còn một số tồn tại cần khắc phục để tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung cũng như hiệu quả sử dụng vốn nói riêng.
Nguồn vốn tăng trưởng cao vượt so với kế hoạch, nguồn vốn ngoại tệ tăng chậm trong khi dư nợ cho vay ngoại tệ tăng trưởng nhanh, do vậy thiếu hụt nguồn vốn bằng USD.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng khá nhưng về cơ cấu dư nợ chưa hợp lý. Dư nợ cho vay DNNN chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Việc phối hợp và chỉ đạo các phòng giao dịch thực hiện công tác tín dụng cũng như xử lý các phát sinh chưa kịp thời, sâu sát với chuyên môn được giao.
Việc chỉ đạo xử lý thu hồi nợ tồn đọng, nợ quá hạn tuy đã cố gắng và đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện tại nhiều khoản nợ tồn đọng, nợ quá hạn của doanh nghiệp và cá nhân tiến độ xử lý chậm, hiệu quả chưa cao.
Các khoản nợ quá hạn và nợ xấu này vẫn chiếm một tỉ lệ nhất định tuy không cao nhưng cũng ảnh hưởng không tốt tới uy tín của SGD và chúng cần được chú trọng và xử lý.
SGD chú trọng nhiều hơn đối với các khoản cho vay ngắn hạn và các DNNN mà chưa tập trung khai thác các đối tượng tiềm năng khác như DNNQD, HSX&GĐCN và tỷ trọng cho vay các đối tượng này còn thấp.
Lợi nhuận của SGD có tăng lên qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng lại giảm do môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt do vậy mà SGD cần phải kịp thời đưa ra các chính sách thu hút vốn và sử dụng vốn hợp lý hơn để mang lại lợi nhuận lớn hơn nữa cho ngân hàng.
SGD vẫn chưa phát huy hết nguồn lực và nội lực của mình, tốc độ huy động vốn đang trên đà tăng cao, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động chưa cao. Mặc dù SGD có chú trọng phát triển khách hàng mới là các DNNQD, doanh số cho vay loại hình này đang cao dần qua các năm nhưng chủ yếu là cho vay phục vụ nhu cầu vốn lưu động vì vậy tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh còn thấp.
4.1.3. Nguyên nhân
* Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Thời gian hoạt động ổn định của SGD còn chưa nhiều. Do mới được thành lập từ năm 1999 trên cơ sở cơ cấu lại Sở hối đoái NHNN&PTNT VN. Vì vậy, thâm niên hoạt động kinh doanh chưa cao. Mặt khác, SGD lại qua nhiều lần cải tổ và sắp xếp lại bộ máy tổ chức cũng như nhân sự thuộc các phòng ban.
SGD còn phải cùng lúc gánh vác hai nhiệm vụ nặng nề. Đó là, tự chịu trách nhiệm trực tiếp kinh doanh đa năng trên địa bàn Hà Nội như một chi nhánh cấp I, lại vừa là đầu mối thực hiện các nhiệm vụ theo ủy quyền của NHNN&PTNT VN.
Chịu ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với NHNN&PTNT VN. Chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ do sự cam kết của SGD trong phạm vi ủy quyền.
Khối lượng công việc ngày càng nhiều mà đội ngũ cán bộ công nhân viên còn mỏng, công nghệ chưa đồng bộ đã hạn chế chất lượng giao dịch, phục vụ khách hàng, công tác triển khai đôi khi bị chậm trễ....gây nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, SGD còn chịu sự chỉ đạo của NHNN&PTNT VN và Chính Phủ dẫn đến áp lực cho vay chỉ định và tín chấp lớn, chủ yếu tạp trung vào cho vay trung và dài hạn vào các khách hàng như: Các tổng công ty, các dự án đầu tư dài hạn....
+ Chính sách cho vay:
Chính sách tín dụng được xây dựng chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, chưa thực sự phát huy hiệu quả quản lý ở trụ sở chính và thực thi thông suốt ở các đơn vị trục thuộc và ở mỗi cán bộ tín dụng như việc xác định khách hàng chiến lược vẫn còn lúng túng, tăng trưởng tín dụng vẫn chưa đi kèm với quản lý rủi ro tín dụng, chính sách lãi suất vẫn còn cứng nhắc.
Bên cạnh đó việc tổ chức hạch toán, phân loại nợ, thông tin tín dụng còn thiếu chính xác và minh bạch ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của SGD. Chính sách tín dụng được quy định trong sổ tay tín dụng. Tuy nhiên, sổ tay tín dụng cũng chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là việc thiết kế thang điểm tín dụng vẫn còn mang tính chung chung,chưa rõ ràng và cụ thể, chỉ có quy định phân loại khách hàng theo một số chỉ tiêu phù hợp để quyết định cho vay chứ không xếp các mức điểm cho từng loại tiêu chí rồi tính điểm khách hàng. Sổ tay tín dụng chỉ được coi là định hướng trong tương lai, hiện tại việc áp dụng nó chưa được thực hiện một cách đầy đủ.
SGD vẫn chưa xây dựng được quy trình tín dụng hoàn chỉnh, chưa đồng bộ còn nhiều chồng chéo, gây ra nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc ra quyết định dẫn đến nhiều khoản cho vay không hiệu quả.
SGD vẫn chưa có phòng quản lý thông tun và xếp hạng tín dụng cho khách hàng, vì thế mà công tác thu thập và xử lý thông tin còn thiếu tính hệ thống và toàn diện, chất lượng thông tin chưa cao. Nhận thức được hạn chế đó, các cán bộ tín dụng của SGD vừa tự thu thập thông tin, tự đánh giá thẩm định, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa khắc phục khó khăn. Làm ảnh hưởng lớn đến quyết định tín dụng và triển khai các nghiệp vụ đảm bảo an toàn của nguồn vốn.
+ Chất lượng thẩm định cho vay:
Việc thực hiện quy trình cho vay vẫn chưa đầy đủ, chưa đảm bảo tính chặt chẽ, chất lượng thẩm định chưa thực sự cao và chính xác do thiếu thông tin và do sự thiếu kinh nghiệm của một vài cán bộ.
Nhìn chung, chất lượng thông tin chưa cao chưa chủ động trong công việc tìm kiếm thông tin do đó lượng thông tin thu thập còn thiếu, cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp ma chưa thu thập được nhiều thông tin khách quan bên ngoài và chưa sâu và sát thực tế. Ảnh hưởng đến việc đánh giá khách hàng một cách chính xác, ảnh hưởng đến quyết định cho vay và tốc độ tăng dư nợ của SGD, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay đảo nợ giữa các ngân hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích.
+ Chất lượng đội ngũ cán bộ:
Đội ngũ cán bộ tín dụng nhìn chung có trình độ chuyên môn khá tôt nhưng còn hạn chế trong việc nắm bắt những kiến thức mới, các phương pháp mới. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay đòi hỏi sự nhanh chóng nắm bắt và chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng.
Công tác đào tạo cán bộ tuy đã được chú trọng nhiều hơn nhưng._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21893.doc