Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty nước sạch Hà Nội

A.LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước,theo định hướng XHCN.Sự chuyển đổi đó ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội.Cũng là lúc có sự ra đời hàng loạt các loại hình doanh nghiệp mới. Nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt hơn do cung lớn hơn cầu.Do vậy để thích ứng với điều kiện mới mỗi doanh nghiệp phải tìm một con đường đúng đắn nhất.Muốn thực hiện được điều đó doanh nghiệp phải không ngừng

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty nước sạch Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tăng đến mức tối đa lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh.Vì lợi nhuận được coi là mục tiêu hàng đầu của bất cứ một doanh nghiệp nào.Lợi nhuận là biểu hiện của hiệu quả sản xuất kinh doanh,là việc hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.Các doanh nghiệp hiện nay hoạt động kinh doanh trong điều kiện của nền kinh tế mở,với xu thế quốc tế hóa càng cao,sự kinh doanh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ.Do vậy nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh cho đầu tư phát triển ngày càng lớn.Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động cao độ không những nguồn vốn bên trong mà phải tìm cách huy động nguồn vốn bên ngoài,đồng thời phải đảm bảo sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhằm đáp ứng với nhu cầu đầu tư và phát triển,trên cơ sở tôn trong các nguyên tắc tài chính tín dụng. Do vậy quản lý và sử dụng vốn sao cho hợp lý,có hiệu quả nhất và việc tạo lập vốn kinh doanh là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp nó góp phần tạo nên lợi nhuận để thực hiện quá trình tái sản xuất,mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh,đồng thời nâng cao đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp.Và hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp có vai trò rất lớn đối với sự tăng trưởng,phát triển của nền kinh tế đất nước.Là doanh nghiệp nhà nước nên có sự thuận lợi về vốn ban đầu do ngân sách nhà nước cấp và nhà nước có quyền sử dụng vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh theo định hướng của nhà nước.Quá trình sản xuất kinh doanh cũng là quá trình hình thành phân phối và sử dụng vốn kinh doanh. Là công ty sản xuất nước Công ty nước sạch Hà Nội chuyên sản xuất nước dến các hộ tiêu dùng.Tình hình vốn cố định và vốn lưu động nói riêng của công ty cũng hạn hẹp.Vì vậy sử dụng vốn có hiệu quả như thế nào cho có hiệu quả luôn là điều cần giải quyết đối với các nhà lãnh đạo,các nhà quản lý của công ty.Điều đó luôn đòi hỏi công ty luôn phấn đấu không ngừng về đầu tư vốn để phát triển sản xuất. Qua thời gian thực tập tại “công ty nước sạch Hà Nội” được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn và các cán bộ phòng tài chính kế toán của công ty cùng với những kiến thức lý luận đã được trang bị trong nhà trường em đã từng bước vận dụng vào tìm hiều tình hình thực tế của công ty Nước Sạch Hà Nội.Và càng thấy rõ được tầm quan trong bức thiết của vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp nói chung và của công ty nước sach Hà Nội nói riêng. Em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu vấn đề: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nước sạch Hà Nội” Chuyên đề gồm 3 chương: Chương I:Lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Chương II: Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nước sạch Hà Nội Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nước sạch Hà Nội Do thời gian thực tập có hạn,mặc dù đã có sự hướng dẫn giúp đỡ song với kiễn thức còn nhiều hạn chế của mình,nên đề tài báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự chỉ bảo,góp ý phê bình từ phía các thầy cô,các cán bộ nhân viên phòng tài chính kế toán của công ty nước sạch Hà Nội. Để em hoàn thiện hơn về chuyên đề thực tập của mình. Em xin chân thành cảm ơn! B.NỘI DUNG CHƯƠNG I:LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng,có tài sản,có trụ sở giao dịch ổn định,được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt đông kinh doanh tức là thực hiện một,một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. 1.1.2 Vai trò và chức năng của doanh nghiệp Vị trí vai trò của doanh nghiệp Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo... Nếu như năm 2001 khu vực doanh nghiệp mới chỉ tạo ra được 103,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,3% tổng GDP (khu vực còn lại gồm khối hành chính, sự nghiệp, hộ SXKD cá thể chiếm 54,7%), thì đến năm 2007 khu vực này đã tạo ra 255,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 53,2% tổng GDP, gấp 2,5 lần năm 2001. Trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 30,6% tổng GDP, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 8,8%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 13,8%. Số liệu chi tiết ở bảng sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế 2001 2007 Số tuyệt đối (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 228892 100,00 481300 100,00 1. Khu vực doanh nghiệp 103701 45,3 255726 53,2 Chia ra: -DN nhà nước 69649 30,4 147233 30,6 -DN ngoài quốc doanh 19624 8,6 42279 8,8 -DN có vốn ÐTNN 14428 6,3 66214 13,8 2. Khu vực còn lại 125191 54,7 225574 46,8 Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương.Doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là DN ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Có thể nói vai trò của DN không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và lành mạnh hoá các vấn đề xã hội, thực tế đó đã được phản ánh qua kết quả hoạt động của DN. *  Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây đã đưa lại những kết quả quan trọng sau: (1) Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động Trong những năm gần đây, số doanh nghiệp tăng nhanh đã giải quyết được nhiều việc làm với thu nhập cao hơn cho người lao động. Tại thời điểm 01/01/2001 khu vực doanh nghiệp đã thu hút 3,194 triệu lao động, đến 01/01/2002 là 3,933 triệu lao động và 01/01/2006 là 4,658 triệu lao động. Như vậy trong 3 năm từ 2004 - 2007, khu vực doanh nghiệp đã thu hút thêm 1,464 triệu lao động, nếu kể cả số tuyển dụng để thay thế trên 650 nghìn giảm do các nguyên nhân, thì số lao động mà khu vực doanh nghiệp tuyển vào trong 3 năm là trên 2,1 triệu lao động, bình quân mỗi năm gần 700 nghìn lao động, là con số đáng kể trong yêu cầu tạo ra việc làm mới cho toàn xã hội. Lao động ở khu vực doanh nghiệp có thu nhập cao hơn nhiều so với khu vực cá thể và hộ gia đình, năm 2006 thu nhập bình quân tháng của một lao động gần 1,25 triệu đồng (tăng 18,5% so với năm 2001). Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2006 của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt cao nhất, gần 1,9 triệu đồng, tiếp đến là khu vực doanh nghiệp nhà nước gần 1,31 triệu đồng và thấp nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh 0,92 triệu đồng. Tuy có mức thu nhập bình quân thấp nhất, nhưng doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại là khu vực đang thu hút nhiều lao động mới và có tốc độ tăng thu nhập nhanh nhất trong ba khu vực (năm 2005 tăng 24,3% so với năm 2002). Lao động hiện đang làm việc trong khối doanh nghiệp năm 2000 chiếm 11,3% tổng số lao động toàn xã hội hiện đang tham gia làm việc và tăng lên 13% trong năm 2004, dự kiến khoảng 16% năm 2006. Tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng lao động toàn xã hội, nhưng lao động của khu vực doanh nghiệp lại là lực lượng chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP. Thu nhập cao và tăng nhanh của lao động khối doanh nghiệp góp phần cải thiện và nâng cao mức sống chung của toàn xã hội và tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp. (2) Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển là yếu tố quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế những năm qua Năm 2004 tổng doanh thu thuần của khối doanh nghiệp đạt 1212 nghìn tỷ đồng, gấp 4,8 lần năm 1999 và gấp 1,5 lần năm 2000, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 51,3%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 30,1%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 18,7%. Ngành có doanh thu lớn nhất là thương nghiệp 515,0 nghìn tỷ đồng, chiếm 42,5%, gấp 4,3 lần năm 1994 và gấp 1,49 lần năm 2005. Ngành công nghiệp chế biến đạt 374,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 30,9%, gấp 5,6 lần năm 1999 và gấp 1,52 lần năm 2004; ngành xây dựng đạt 86,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 7,2%, gấp 6 lần năm 1999 và gấp 1,86 lần năm 2005,... Doanh nghiệp phát triển nhanh những năm gần đây đã làm cho tỷ trọng đóng góp của khu vực này vào GDP tăng nhanh, năm 2000 chiếm 45,31%, năm 2001 là 53,13% và dự kiến năm 2008 khoảng 56%. Lợi ích cao hơn mà tăng trưởng doanh nghiệp đem lại là tạo ra khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, thay thế được nhiều mặt hàng phải nhập khẩu, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao mức tiêu dùng trong nước và tăng xuất khẩu, đó cũng là yếu tố giữ cho nền kinh tế ổn định và phát triển những năm qua. (3) Doanh nghiệp phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế quốc dân và trong nội bộ mỗi ngành - Trước năm 2003, doanh nghiệp phát triển chủ yếu trong ngành công nghiệp với vai trò quyết định là doanh nghiệp nhà nước, các ngành khác hoạt động của cá thể, hộ gia đình là chính, chiếm từ 85-95% sản lượng toàn ngành (như nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, thương mại...). Ðến năm 2006, hoạt động của loại hình doanh nghiệp có mặt ở hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh; Trong đó, doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chiếm trên 90% giá trị sản xuất toàn ngành, thương mại, khách sạn nhà hàng chiếm từ 20-30%, xây dựng, vận tải trên 60%, hoạt động tài chính ngân hàng chiếm 95-98%,... Một số ngành như hoạt động khoa học và công nghệ, văn hoá, thể thao, cứu trợ xã hội, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng, cũng xuất hiện trên 500 doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực này với số vốn gần 7500 tỷ đồng, nộp ngân sách 206 tỷ đồng. - Các loại hình kinh tế trong doanh nghiệp phát triển đa dạng gồm nhiều thành phần, trong đó doanh nghiệp nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn, các loại hình doanh nghiệp tư nhân tuy còn nhỏ nhưng phát triển nhanh và rộng khắp ở các ngành và các địa phương trong cả nước, loại hình kinh tế tập thể đang được khôi phục và có bước phát triển mới. Ðến năm 2007, những cơ cấu lớn của các chỉ tiêu cơ bản trong khối doanh nghiệp như sau: Số doanh nghiệp Lao động Nguồn vốn Doanh thu Nộp ngân sách Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 A. Chia theo khu vực kinh tế 1. Khu vực DN nhà nước 8,5 48,5 62,1 51,3 52,6 2. Khu vực DN ngoài quốc doanh 87,8 36,6 16,5 30,1 10,8 Trong đó: - Hợp tác xã 6,5 3,4 0,7 0,9 0,3 - DN tư nhân 39,4 7,3 2,2 7,6 1,6 - Công ty TNHH 37,3 19,8 8,3 16,9 6,8 - Công ty cổ phần 4,5 6,1 5,3 4,7 2,1 3. Khu vực có vốn ÐT nước ngoài 3,7 14,8 21,4 18,7 36,6 B. Chia theo ngành 1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản 5,4 5,7 2,4 1,0 0,7 2. Công nghiệp 25,2 52,4 34,3 37,8 53,9 3. Xây dựng 12,5 17,2 7,9 7,2 2,8 4. Thương nghiệp 39,4 9,9 17,5 42,5 25,9 5. Khách sạn, nhà hàng 4,5 1,7 1,9 0,8 0,7 6. Vận tải, bưu chính, viễn thông 5,2 8,2 6,0 5,5 5,9 7. Các ngành dịch vụ khác 7,8 4,9 30,0 5,2 10,1 C. Chia theo vùng 1. Ðồng bằng sông Hồng 25,4 28,2 41,4 29,1 33,6 2. Ðông Bắc 5,9 7,2 2,1 4,0 1,4 3. Tây Bắc 1,0 0,8 0,2 0,2 0,1 4. Bắc Trung bộ 6,0 4,7 2,1 2,5 1,6 5. Duyên hải miền Trung 7,3 6,6 2,6 4,8 3,0 6. Tây Nguyên 3,4 2,8 1,0 1,3 0,6 7. Ðông Nam bộ 33,4 35,6 25,7 43,0 49,0 8. Ðồng bằng sông Cửu Long 17,3 6,3 2,6 8,3 4,1 9. Không phân vùng 0,3 7,9 22,2 6,8 6,7 - Doanh nghiệp phát triển nhanh trong tất cả các ngành và ở khắp các địa phương đã tạo ra cơ hội phân công lại lao động giữa các khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản và sản xuất kinh doanh nhỏ của hộ gia đình là khu vực lao động có năng suất thấp, thu nhập không cao, chiếm số đông, thiếu việc làm sang khu vực doanh nghiệp, nhất là công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao và thu nhập khá hơn. Thực tế 3 năm từ 2002 - 2005 mỗi năm có 700 nghìn lao động được tuyển dụng vào khu vực doanh nghiệp, chiếm khoảng 50% lao động được giải quyết có việc làm hàng năm, đây chính là giải pháp tích cực nhất để thực hiện chuyển dịch lao động nông nghiệp từ gần 70% hiện nay xuống còn 56 - 57% vào cuối năm 2006. (4) Phát triển doanh nghiệp tác động đến giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội Những năm gần đây, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ do khối doanh nghiệp tạo ra ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại mặt hàng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ được nâng lên, do đó đã giải quyết cơ bản nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ ngày càng cao của toàn xã hội, góp phần nâng cao mức sống vật chất của dân cư và tăng nhanh lượng hàng hoá xuất khẩu. Nhiều sản phẩm trước đây thường phải nhập khẩu cho tiêu dùng thì nay đã được các doanh nghiệp sản xuất thay thế và được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm như: Ô tô, xe máy, phương tiện vận tải, các mặt hàng đồ điện, điện tử, may mặc, thực phẩm, đồ uống, hoá mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, sản phẩm phục vụ xây dựng,... Doanh nghiệp là khu vực chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, nguồn thu này tăng nhanh trong những năm qua là điều kiện để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động xã hội công (y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo,...). Năm 2006 mức nộp ngân sách của khu vực doanh nghiệp bằng 4,3 lần năm 1999 và gấp 1,8 lần năm 2002. Trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 52,6%, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 10,8% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 36,6%. Các doanh nghiệp ngành công nghiệp nộp ngân sách chiếm 53,9%, doanh nghiệp ngành thương nghiệp chiếm 25,9%, doanh nghiệp các ngành khác còn lại chiếm 20,4%. 1.1.3 Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Trong một nền kinh tế,người ta thường ví phần tử tế bào quan trọng nhất là các doanh nghiệp.Đó là các thực thể sản xuất và cung cấp hàng hóa dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của cả nền kinh tế,đảm bảo sự tồn tại,phát triển của xã hội.Một nền kinh tế phát triển cao đồng nghĩa với doanh nghiệp của nó hoạt động hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.Hiện nay chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế như thế,nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo Điều 3 luật doanh nghiệp năm 1999, doanh nghiệp là tổ kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, một chủ thể muốn trở thành DN phải hội tụ đủ các đặc trưng sau: - Có đầy đủ các đặc điểm của chủ thể kinh doanh (có VKD, có hành vi kinh doanh, được đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật và chịu sự quản lý của Nhà nước) - Phải là một tổ chức, nghĩa là một thực thể pháp lý được kết hợp bởi các yếu tố trên nhiều phương diện (có tên riêng, có tài sản, trụ ổn định, con dấu riêng...) - Doanh nghiệp không phải là một tổ chức chính trị hay xã hội mà là một tổ chức kinh tế, nghĩa là tổ chức đó phải lấy hoạt động sản xuất kinh doanh làm chủ yếu và hoạt động này phải có tính liên tục. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, nước ta đã thực hiện chính sách đa dạng hoá các thành phần kinh tế. Tương ứng với mỗi thành phần kinh tế có một loại hình doanh nghiệp nhất định. Các DN đều phải tiến hành hạch toán kinh doanh là lấy thu bù chi đảm bảo có lãi, các doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật. Cùng với lao động,phương pháp tổ chức và sản xuất và công nghệ,vồn đóng góp ý nghĩa quan trọng nhất để một doanh nghiệp tồn tại và thành công. Trong các vấn đề về vốn,người ta thường quan tâm tới thu hút,phân bổ và sử dụng vốn.Làm thế nào để có được vốn nhưng khi có được rồi thì sử dụng sao cho có hiêu quả.Đó mới là câu hỏi quan trọng quyết định trong hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.4 Vốn và phân loại vốn 1.1.4.1 Khái niệm về vốn Trong nền kinh tế thị trường,bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh cũng cần phải có vốn. Vốn là tiền đề là yếu tố quyết định tới mọi khâu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Để làm tôt công tác quản lý và tạo lập doanh nghiệp càn hiểu rõ về vốn và các đặc trưng cơ bản của vốn để từ đó làm cơ sở cho việc tổ chức vốn trong doanh nghiệp của mình. Để đinh nghĩa vốn là gì,các nhà kinh tế đã tốn rất nhiều công sức và mối người đều có những định nghĩa riêng theo quan điểm riêng của mình. Theo quan điểm của Marx,vốn ( tư bản ) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất. Định nghĩa về vốn đó có một tầm khái quát lớn vì nó bao hàm đầy đủ về bản chất và vai trò của vốn.Bản chất của vốn chính là giá trị cho dù nó có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: nhà cửa,tiền của,... Vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư vì nó tạo ra sự sinh sôi về giá trị thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên,do hạn chế về trình độ kinh tế lúc bấy giờ,Marx đã chỉ bó hẹp khái niệm về vốn trong khu vực sản xuất vật chất và cho rằng chỉ có kinh doanh sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Theo các nhà kinh tế học hiện đại: Vốn là biểu hiện bằng tiền,là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ.Vốn hiểu và tài sản là hai mặt giá trị và hiện vật của một bộ phận nguồn lực sản xuất mà doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,vốn được quan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu và các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp. Đứng trên góc độ của doanh nghiệp,vốn là một trong những điều kiện vật chất cơ bản kết hợp với sức lao đông và các yếu tố khác làm đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh.Vốn tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuât của doanh nghiệp,từ chu kỳ sản xuất đầu tiên dến chu kỳ sản xuất cuối cùng trong suôt thời gian tồn tại của doanh nghiệp. Như vậy: vốn là yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nó đồi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn,đảm bảo cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.Vì vậy các doanh nghiệp cần thiết phải nhận thức đầy đủ hơn về vốn cũng như những đặc trưng của vốn. 1.1.4.2 Phân loại vốn: Để có thể quản lý,sử dụng vốn có hiệu quả bước đầu tiên mà người quản lý doanh nghiệp phải thực hiện là phân loại vốn.Đây là công việc đang rất được quan tâm ở nhiều nước phát triển vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí vốn,từ đó tác động rất nhiều đến cơ cấu huy động vốn.Vì các nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh ở các nước đang phát triển chưa nhiều nên việc phân loại vốn chưa được mọi người quan tâm.Tuy nhiên,việc phân loại vốn tại các doanh nghiệp ngày nay cũng rất đa dạng và phong phú,đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự lựa chọn phương thức phân loại vốn phù hợp với doanh nghiệp của mình. *Phân loại theo nguồn hình thành vốn -Vốn chủ sở hữu +Vốn pháp định:Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định đối với từng ngành nghề.Đối với doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn này do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. +Vốn tự bổ sung:Vốn tự bổ sụng là vốn chủ yếu do doanh nghiệp được lấy một phần từ lợi nhuận để lại doanh nghiệp, nó được thực hiện dưới hình thức lấy một phần từ quỹ đầu tư phát triển,quỹ dự phòng tài chính.Ngoài ra đối với doanh nghiệp nhà nước còn được để lại toàn bộ khấu hao cơ bản tài sản cố định để đầu tư,thay thế,đổi mới tài sản cố định.Đây là nguồn tự tài trợ cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp. -Vốn huy động của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường,vốn chủ sở hữu có vai trò rất quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn.Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải tăng cường huy động các nguồn vốn khác dưới hình thức vay nợ,liên doanh liên kết,phát hành trái phiếu và các hình thức khác. Vốn vay: là các khoản vốn mà doanh nghiệp khai thác trên cơ sở chế độ,chính sách của nhà nước như vay ngân hàng hay các tổ chức tín dụng...Đối với khoản vốn này,doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng trong phạm vi những ràng buộc nhất định.Đặc trưng của loại vốn này là doanh nghiệp phải tiền hành hoàn trả vốn trong một thời gian nhất định.Chi phí vốn là lãi phải trả cho các khoản nơ vay.Chi phí nợ vay được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ nên không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong khi lợi tức dành cho chủ sở hữu được trả từ lợi nhuận sau thuế. Như vậy so với vốn chủ sở hữu vốn vay tạo ra một khoản tiết kiệm nhờ thuế cho doanh nghiệp,ảnh hưởng tới việc hình thành cơ cấu vốn tối ưu với mục đích là tối đa hóa giá trị của vốn chủ sở hữu. Việc phân loại này giúp cho nhà quản lý nắm được khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp,từ đó có thể đề ra các biện pháp huy động vốn sao cho phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp + Vốn vay: Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá nhân, đơn vị kinh tế để tạo lập hoặc tăng thêm nguồn vốn. Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nguồn vốn này đáp ứng đúng thời điểm các khoản tín dụng ngắn hạn và dài hạn tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Vốn vay trên thị trường chứng khoán:doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu, đây là một công cụ tài chính quan trọng dễ sử dụng vào mục đích vay dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh. Việc phát hành trái phiếu cho phép doanh nghiệp có thể thu hút rộng rãi số tiền nhàn rỗi trong xã hội để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. + Vốn liên doanh liên kết: Doanh nghiệp có thể liên doanh, liên kết, hợp tác với doanh nghiệp khác để huy động thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh. +Vốn tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại là các khoản mục chịu từ người cung cấp hoặc ứng trước của khách hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng. Đây là phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh và nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Tuy nhiên các khoản tín dụng thương mại thường có thời hạn ngắn nhưng nếu doanh nghiệp biết quản lý một cách có khoa học có thể đáp ứng phần nào nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp. + Vốn tín dụng thuê mua:Đây là phương thức tài trợ thông qua hợp đồng thuê giữa người thuê và người cho thuê. Người thuê được sử dụng tài sản và phải trả tiền cho người cho thuê theo thời hạn mà hai bên thoả thuận, người cho thuê là người sở hữu tài sản và nhận được tiền cho thuê tài sản. Tín dụng thuê mua có hai phương thức giao dịch chủ yếu là thuê vận hành và thuê tài chính. Thuê vận hành:Phương thức thuê vận hành hay còn gọi là thuê hoạt động là một hình thức thuê ngắn hạn tài sản. Thuê tài chính:Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng trung hạn và dài hạn theo hợp đồng. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị mà người thuê cần và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua tài sản từ người cho thuê. Trên đây là cách phân loại vốn theo nguồn hình thành, nó là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp theo loại hình sở hữu, ngành nghề kinh doanh, quy mô, trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cũng như chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó đối với việc quản lý vốn ở doanh nghiệp trọng tâm cần đề cập là hoạt động luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác nhau của tài sản và hiệu quả quay vòng vốn. Do đó doanh nghiệp cần phân loại vốn theo phương thức chu chuyển. 1.1.5 Tầm quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một lượng vốn nhất định đủ lớn như là một tiền đề quyết định,không có vốn sẽ không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nao được thực hiện.Sẽ là không tưởng nếu nghĩ rằng có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh khi không có vốn hoặc không đủ vốn.Từ đó có thể thấy vai trò đặc biệt quan trọng của vốn để bắt đầu,duy trì và phát triển hoạt động của doanh nghiệp. Trước hết,vốn là điều kiện không thẻ thiếu để thành lập doanh nghiệp.Theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp theo bất kỳ hình thức nào thì yêu cầu chủ sở hữu luôn phải có một lượng vốn nhất định ban đầu. Hai là,một doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có một lượng tài sản,phải thuê mướn công nhân,... do đó giai đoạn này doanh nghiệp cần một lượng vốn rất lớn và phải huy động vốn. Ba là, vốn là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp chủ động thực hiện các dự án mang lại lợi nhuận.Không có vốn thì các dự án sản xuất kinh doanh,các cơ hội kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận sẽ bị bỏ lỡ và sẽ là dự định,kế hoạch. Bốn là, vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp có khả năng đầu tư,đổi mới công nghệ,đầu tư cho quảng cáo,... nhằm tăng cường khả năng canh tranh của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dù với bất kỳ quy mô nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định, nó là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp * Về mặt pháp lý:     Mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằng lượng vốn pháp định, khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới được xác lập. Trường hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn của doanh nghiệp không đạt điều kiện mà pháp luật qui định doanh nghiệp sẽ bị tuyên bố chấm dứt hoạt động như phá sản, giải thể, sát nhập,... Như vậy vốn có thể được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật.  * Về kinh tế:     Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Vốn không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục. Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Điều này càng thể hiện rõ trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hiện đại hoá công nghệ,... tất cả những yếu tố này muốn thành đạt được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn.     Vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh vốn của doanh nghiệp phải sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo vốn của doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển. Đó là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng phạm vi sản xuất, thâm nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.     Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như vậy thì doanh nghiệp mới có thể sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả hơn và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vốn đối với mỗi doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng nhưng không phải bất cứ doanh nghiệp nào có đủ vốn là hoạt động có hiệu quả.Có những doanh nghiệp đi đến phá sản,có những doanh nghiệp đi lên từ từ những đồng vốn ít ỏi... Do đó vấn đề đặt ra ở đây là các doanh nghiệp cần quản lý sử dụng vốn như thế nào cho hợp lý ,có hiệu quả.Trong nền kinh tế thị trường,các khoản bao cấp về vốn cấp phát của nhà nước không còn nữa,doanh nghiệp nhà nước phải trang trải mọi chi phí và đảm bảo kinh doanh có lãi.Nếu không làm cho đồng vốn sinh sôi nảy nở,không bảo toàn và phát triển vốn tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp,và khi đó nguy cơ phá sản là điều khó tránh khỏi. 1.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP. 1.2.1.Khái niệm và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 1.2.1.1 Khái niệm Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu. 1.2.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn Mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu thông qua việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho xã hội sao cho lợi nhuận thu được là cao nhất.Để đạt được mục đích đó các doanh nghiệp phải phối hợp tổ chức thực hiện đồng bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.Trong đó,vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hết sứcquan trọng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nước sạch Hà Nội nói riêng và mọi doanh nghiệp nói chung đều phải có mục tiêu đem lại lợi nhuận cao nhất.Đó chính là kết quả bằng tiền do các hoạt động đầu tư và kinh doanh đem lại.Nhưng kết quả trên chỉ được coi là có hiệu quả khi giá trị thu được phải lớn hơn số vốn đầu tư bỏ ra sau khi đã quy chuẩn vốn về cùng một thời điểm.Tỷ suất lợi nhuận thu được của năm sau cao hơn năm trước. Hiệu quả trong các ngành kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng được thể hiện ở hai mặt, hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp.Hiệu quả trực tiếp là mang lại lợi nhuận trực tiếp cho người kinh doanh.Hiệu quả gián tiếp là xét trên phạm vị chung của nền kinh tế hoặc một vùng,một lãnh thổ. Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp của vốn nhìn chung là t._.hống nhất,song cũng có trường hợp mâu thuẫn đối lập nhau.Thường là khi sử dụng vốn vào những dự án,mục đích cụ thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng hiệu quả kinh doanh lại không đạt được.Hiệu quả trực tiếp có sức hút mạnh hơn vì khi bỏ một đồng vốn ra kinh doanh thì người ta đã dự định rằng mình thu được bao nhiêu lợi nhuận.Còn với lợi ích gián tiếp có sức hút kém hơn vì người ta chưa thấy ngay lợi ích của nó,còn lợi ích cho nền kinh tế thì khó nhận biết. Nhìn chung,tùy theo từng cách tiếp cận và túy vào mục đích nghiên cứu mà có cách hiểu về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn ở đây chỉ dừng lại ở hiệu quả trực tiếp mà chưa đề cập đến hiệu quả kinh tế chung(bao gồm hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp).Nắm bắt được hiệu quả sử dụng vốn tức là nắm bát được mục đích và phương hướng cuối cùng của sản xuất và kinh doanh. 1.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.2.2.1 Khái niệm Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là nâng cao năng lực khai thác và sử dụng vốn của doanh nghiệp vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu và tối thiểu hóa chi phí. 1.2.2.2 Nội dung của nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường,các doanh nghiệp được coi là những tế bào mà sự tồn tại và phát triển của chúng đồng vai trò quan trong đối với nền kinh tế quốc dân.Với vai trò đặc biệt quan trọng của vốn sự phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của nó.Nếu sử dụng vốn không có hiệu quả làm cho đồng vốn không sinh sôi,nảy nở,không bảo toàn và phát triển vốn tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp,từ đó có thể dẫn đến việc phá sản doanh nghiệp. Trong cơ chế cũ, các doanh nghiệp nhà nước coi nguồn cấp phát từ ngân sách nhà nước đồng nghĩa với “cho không” nên tìm mọi cách để xin được nhiều vốn, vì tiền không phải mua mà được phát nên khi sử dụng vốn doanh nghiệp không cần quan tâm đén hiệu quả,nếu kinh doanh thua lỗ đã có nhà nước bù đắp.Việc khai thác đảm bảo vốn kinh doanh của doanh nghiệp trở nên hết sức thụ động. Chuyển sang cơ chế thị trường,các khoản bao cấp về vốn từ ngân sách nhà nước không còn nữa,doanh nghiệp phải trang trải mọi chi phí và phải tìm mọi cách kinh doanh sao cho có lãi,phải tổ chức sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả.Do đó,đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý,sử dụng đồng vốn một cách chặt chẽ hơn,hiệu quả hơn,phải bảo toàn vốn,đàu tư mở rộng quy mô phát triển sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là quy luật của thị trường, nó cho phép tận dụng triệt để mọi nguồn lực của doanh nghiệp và của toàn xã hội vì nó khiến cho doanh nghiệp phải luôn tự đổi mới, hạ giá thành, tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm để có thể đứng vững trên thương trường và làm tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có vị trí quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp. *Nội dung của nâng cao hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện như sau: -Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn tài trợ dễ dàng hơn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo, doanh nghiệp có đủ tiềm lực để khắc phục những khó khăn và một số rủi ro trong kinh doanh. -Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Để đáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm,... doanh nghiệp phải có vốn, trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết. -Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động,... Vì khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và mức sống của người lao động cũng ngày càng được cải thiện. Điều đó giúp cho năng suất lao động của doanh nghiệp ngày càng nâng cao, tạo sự phát triển cho doanh nghiệp và các ngành liên quan. Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của cả nền kinh tế và toàn xã hội. Do đó, các doanh nghiệp phải luôn tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên để sử dụng vốn một cách có hiệu quả không phải doanh nghiệp nào cũng làm được,đặc biệt khi mà ở Việt Nam còn coi nhẹ vấn đề này.Trong những năm thực hiện kinh tế chỉ huy tập trung bao cấp,các quy luật kinh tế và biện pháp quản lý khoa học còn bị xem nhẹ.Đó cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước”lãi giả lỗ thật”.Song khi mà nền kinh tế thị trường ngày càng sôi động nhưng cũng không kém phần khắc nghiệt thì các doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn.Khi đó doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở chỗ làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả mà còn phải làm cách nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp của mình. Qua việc phân tích trên,có thể thấy rõ sự cần thiết mang tính tất yếu khách quan phải bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của cácdoanh nghiệp.Để thực hiện được vấn đề này một trong các phương pháp hết sức quan trọng là các doanh nghiệp phải thiết lập và nghiên cứu các đặc trưng tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động vận động không ngừng,thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình sản xuất(dự trữ-sản xuất-tiêu thụ).Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp,góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. a, Tốc độ luân chuyển VLĐ Tổng mức luân chuyển VLĐ DTT trong kỳ Số lần = luân chuyển (1) (số vòng quay) VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ VLĐ đầu năm+VLĐ cuối năm VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ = 2 Số vòng quay càng nhiều càng thể hiện mức độ luân chuyển VLĐ càng nhanh b, Kỳ luân chuyển VLĐ Là số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện được một vòng quay trong kỳ Số vòng trong kỳ kỳ luân chuyển VLĐ = (2) Số vòng quay VLĐ Kỳ luân chuyển vốn lưu động càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và ngược lại. c,Mức tiết kiệm VLĐ Phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ này so với kỳ trước. Vtk ( + ) = M1 - M1 (3) L1 L0 Trong đó: Vtk:VLĐ có thể tiết kiệm được(-) hoặc phải tăng thêm (+) do sự thay đổi của tôc độ luân chuyển VLĐ của kỳ này so với kỳ trước. M1:Tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ này (DTT kỳ này) L1:Số lần luân chuyển VLĐ kỳ này L0 Số lần luân chuyển VLĐ kỳ trước Mức tiết kiệm VLĐ càng lớn cho thấy hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. 1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Điểm xuất phát để tiến hành kinh doanh là phải có một lươngj vốn nhất định với nguồn tài trợ tương ứng song việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp a,Hiệu suất sử dụng VCĐ Doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng VCĐ = (4) Số VCĐ bình quân trong kỳ Số VCĐ đầu kỳ+Số VCĐ cuối kỳ Số VCĐ bình quân trong kỳ = 2 b,Hiệu suất sử dụng TSCĐ Doanh thu thuần Hiệu suất = sử dụng TSCĐ (5) Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ c,Tỷ suất lợi nhuận VCĐ:phản ánh một đồng vốn trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế( hoặc sau thuế) Lợi nhuận trước thuế ( hoặc sau thuế) Tỷ suất = lợi nhuận VCĐ (6) VLĐ bình quân trong kỳ Các chỉ tiêu (4), (5), (6) các chỉ tiêu càng cao thì hiệu suất sử dụng VCĐ càng lớn và ngược lại. Số tiền KH lũy kế của TSCĐ tính đến thời điểm đánh giá d, Hệ số hao = mòn TSCĐ Nguyên giá TSCĐ bình quân ở thời điểm đánh giá (7) Hệ số hao mòn trên càng lớn ( tối đa =1) thể hiện mức độ thu hồi vốn càng nhanh,do đó việc bảo toàn vốn là tốt. e, Hệ số huy động TSCĐ: chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động tài sản cố định hiện có vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Giá trị TSCĐ đang dùng trong hoạt động kinh doanh Hệ số huy động TSCĐ trong kỳ = Giá trị TSCĐ hiện có của DN (8) Giá trị TSCĐ trong công thức trên là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình và vô hình của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá. Hệ số càng lớn cho thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định ngày càng cao. f, Các chỉ tiêu về kết cấu tài sản cố định:Phản ánh tỷ trọng của từng nhóm hoặc từng loại TSCĐ của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá.Chỉ tiêu này cho phép đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được tranh bị ở doanh nghiệp.Cần xác định chỉ tiêu này phù hợp với đặc điểm chung của ngành,giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung Quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành và sử dụng VKD.Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp kinh doanh là thu được nhiều lợi nhuận.Vì thế hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở số lợi nhuận doanh nghiệp thu được và mức sinh lời của đồng vốn kinh doanh. Đế đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sử dụng vốn cần phải xem xét hiệu quả đó từ nhiều góc độ khác nhau.Vì thế trong công tác quản lý,người quản lý doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá mức sinh lời của đồng vốn. Ngoái các chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối,để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong kỳ có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yêu sau: LN trước thuế + lãi vay a, Tỷ suất lợi nhuận VKD = (9) trước thuế và lãi vay VKD bình quân sử dụng trong kỳ b,Tỷ suât lợi nhuận vốn kinh doanh: phản ánh mối đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. LN trước thuế Tỷ suất lợi nhuận VKD = (10) VKD bình quân sử dụng trong kỳ c,Tỷ suất lợi nhuận ròng VKD:chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh tham gia trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế(LN ròng) LN sau thuế Tỷ suất lợi nhuận ròng VKD = (11) VKD bình quân sử dụng trong kỳ LN sau thuế d,Tỷ suât lợi nhuận ròng vốn CSH = (12) Vốn CSH bình quân sử dụng trong kỳ VKD đầu kỳ+VKD cuối kỳ VKD bình quân = 2 Các chỉ tiêu (9),(10),(11),(12) càng cao thì hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh càng lớn và ngược lại. 1.3 CÁC NHÂN TỐT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 1.3.1 Nhân tố chủ quan Có nhiều nhân tố chủ quan thuộc về bản thân doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp như: -Việc bố trí cơ cấu vốn đầu tư:Nếu sự bố trí giữa vốn cố định và Vốn lưu động và tỷ trọng của từng khoản mục trong từng loại vốn chưa hợp lý,chưa phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp thì hiệu quả sử dụng vốn kém hiệu quả thì không thể tránh khỏi. -Lựa chọn phương án đầu tư là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn.Đây chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng vốn ứ đọng,hiệu quả sử dụng vốn kém hiệu quả. -Do xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn sản xuất kinh doanh,đều ảnh hưởng không tôt đến quá trình sản xuất kinh doanh,cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. -Do việc sử dụng lãng phí vốn,nhất là vốn lưu động trong quá trình mua sắm dự trữ,mua các loại vật tư không phù họp với quá trình sản xuất,không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng quy định.Do trình độ quản lý của doanh nghiệp còn yếu kém. -Do cơ cấu vốn đầu tư không hợp lý cũng như nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.Bởi vì vốn đầu tư vào các tài sản không cần sử dụng chiếm tỷ trọng lớn thì không những nó không phát huy tác dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn bị hao hụt,mất mát và khấu hao dần làm hiệu quả sử dụng vốn giảm. -Viêc tổ chức sử dụng vốn kinh doanh trong từng khâu:hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao nều như VKD trong từng khâu được tổ chức hợp lý và sử dụng có hiệu quả.Ngược lại nếu doanh nghiệp sử dụng vốn lãng phí chẳng hạn như mua các loại vật tư không đúng tiêu chuẩn kỹ thuât,kém phẩm chất hay không huy động cao độ TSCĐ váo sản xuất kinh doanh sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. -Cần nhấn mạnh đển yếu tố trình độ và tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ làm công tác sử dụng vốn.Đăc biệt khi sản xuất kinh doanh bị thua lỗ kéo dài làm cho vốn bị thâm hụt.Trước đây do tư tưởng tàn dư của chế độ bao cấp nên các công ty nhà nước làm ăn kém hiệu quả trong quản lý sử dụng vốn nói riêng và làm ăn kinh doanh nói chung với tư tưởng “của công”.chính xuất phát từ tư tưởng đó mà tác phong làm việc hết sức quan liêu và kém hiệu quả.Điều này thể hiện rất rõ tại kết quả hoạt động kinh doanh của các doạnh nghiệp. 1.3.2 Nhân tố khách quan Vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luân chuyển liên tục,không ngừng từ hình thái này sang hình thái khác.Trong quá trình đó vốn chịu nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng bởi một số nhân tố sau: - Cơ chế quản lý và chính sách vĩ mô của Nhà nước - Tác động của nền kinh tế có lạm phát - Sự phát triển của khoa học công nghệ - Sự biến động của thị trường đầu ra - đầu vào của DN. Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp còn chịu tác động của yếu tố rủi ro bao gồm các rủi ro từ phía thị trường và những rủi ro bất khả kháng như: thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn.. Xét về mặt khách quan,hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: -Môi trường tự nhiện Là toàn bộ yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như khí hậu,thời tiết,môi trường.Các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên thích hợp góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả làm việc.Các yếu tố thiên tai, lũ lụt gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp,đặc biệt là các doanh nghiệp mà hoạt động của nó diễn ra ở ngoài trời như:xây dựng,giao thông từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của các ngành sản xuất nguyên liêu đầu vào tương ứng như:gạch,xi măng,sắt thép,... rõ ràng môi trường tự nhiên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đều tác động dến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. -Môi trường khoa học công nghệ Tiến bộ khoa học kỹ thuật một mặt tạo ra các dây chuyền máy móc hiện đại giúp doanh nghiệp tăng năng suất,giảm chi phí,nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.Nhưng mặt khác tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật trong nhiều trường hợp làm hao mòn vô hình gây ảnh hưởng xấu trong hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. -Môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp là một cơ thể sồng tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại với môi trường xung quanh.Môi trường kinh doanh với các yếu tố như tăng trưởng kinh tế,thu nhập quốc dân,lạm phát thất nghiệp,tỷ giá hối đoái đều gây tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu nền kinh tế có lạm phát,sức mua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá các loại vật tư hàng hóa.Vì vậy nếu doanh nghiệp không điều chỉnh giá trị kịp thời giá trị của các loại vật tư hàng hóa thì sẽ làm cho cốn của doanh nghiệp giảm dần bới lạm phát của nền kinh tế,dẫn đến đồng tiền bị mất giá.Nếu tốc đọ tăng trưởng kinh tế thu nhập quốc dân tăng cao sẽ làm cho sức mua của người dân tăng,lợi nhuận của doanh nghiệp vì thế tăng từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cảu doanh,ngược lại sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cảu doanh nghiệp. -Môi trường pháp lý Là hệ thống các chủ trương chính sách pháp luật tác động đến hoạt dộng kinh doanh của doanh nghiệp.Nếu môi trườn pháp lý thuận lợi tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh,góp phần nâng cao lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn cảu doanh nghiệp.Nếu môi trường kinh doanh không thuận lợi sẽ gây khó khăn và hạn chế hiệu quả sử dụng đồng vốn kinh doanh.Bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ chính sách pháp luật cũng đếu ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh cảu doanh nghiệp.Do đó có thể nói môi trường pháp lý và việc vận dụng môi trường pháp lý vào sản xuất kinh doanh cũng như quản lý vốn của doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng đến hoạt động của doanh nghiệp. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY NƯỚC SẠCH HÀ NỘI 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY NƯỚC SẠCH HÀ NỘI 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển *Quá trình hình thành và phát triển của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội Tên công ty: Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: HANOI WATER WORK Trụ sở:44 Đường Yên Phụ,quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Điện thoại:048 293 179 Fax: 048 292 069 Website: www.hawacorp.vn Tiền thân của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội là Sở máy nước Hà Nội, được hình thành từ cuối thế kỷ 19 ( năm 1894) do người Pháp xây dựng. Năm 1954, Sở máy nước Hà Nội được chuyển giao cho UBND Thành phố Hà Nội và đổi tên thành Nhà máy nước Hà Nội.Công suất khai thác đạt 26.000 m3/ ngày đêm. Đến năm 1978, theo đà phát triển của thành phố,Nhà máy nước Hà Nội đã được xây dựng và phát triển nâng công suất khai thác nên 150.000m3/ngày đêm và được UBND Thành phố đổi tên thành công ty Cấp nước Hà Nội. Năm 1984,Chính phủ Việt Nam và chính phủ Phần Lan đã ký một hiệp đinh viện trợ không hoàn lại, cải tạo mở rộng và nâng cấp hệ thống cấp nước Hà Nội.Tổng trị giá dự án 100 triệu USD.Dự án được thực hiện trong 15 năm (1985-2000). Tháng 4/1994, công ty cấp nước Hà Nội đổi tên thành Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội, trên cơ sở sát nhập Công ty Đầu tư phát triển ngành nước,Xưởng đào tạo công nhân ngành nước với Công ty Cấp nước Hà Nội. Trong 10 năm gần đây,công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội đã vươn lên chính bằng nội lực của mình.Công ty đã từng bước phát triển mọi mặt trong sản xuất kinh doanh cũng như phục vụ lợi ích công cộng cho nhân dân thủ đô. Đến nay, công suất khai thác nước bình quân của công ty đạt 480.000 m3/ngày đêm, với tổng số khách hàng là 388.745 khách hàng trong đó khách hàng đã được lắp đặt đồng hồ đo nước đạt 96,76%.Phạm vi cấp nước khoảng 75% khu vực nội thành.Tiêu chuẩn cấp nước hiện tại đạt 90 đến 120 lit/người/ngày (đạt khoảng 70% tiêu chuẩn cấp nước quốc tế). 2.1.2 Các ngành nghề kinh doanh Theo quyết định 564 ngày 4/4/1994 của UBND thành phố Hà Nội,Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội có các chức năng và nhiệm vụ sau: *Sản xuất,kinh doanh nước sạch phục vụ các đối tượng sử dụng theo quyết định của UBND thành phố. *lăp đặt, sửa chữa đường ống, đồng hồ đo nước và các sản phẩm cơ khí thiết bị chuyên dùng đáp ứng nhu cầu của ngành nước.Thiết kế,thi công sửa chữa, lắp đặt các trạm nước nhỏ, đường ống cấp nước theo yêu cầu cảu khách hàng. *Quản lý các nguồn vốn vay, vốn phát triển sản xuất, vốn liên doanh,liên kết, nhằm đầu tư phát trienr ngành nước; quản ly nguồn vốn ngân sách được UBND thành phố và Sở giao thông công chính đảm nhiệm. *Thực hiện các công việc tư vấn xây dựng đối với các công trình vừa và nhỏ thuộc hệ thống cấp nước. *Khai thác,kinh doanh thiết bị chuyên ngành cấp nước,nhập khẩu vật tư thiết bị cấp nước,phục vụ cho nhiệm vụ được giao liên doanh,liên kết trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ được giao. *Kinh doanh cho thuê nhà tại khu nhà của chương trình cấp nước Phần Lan đã giao cho công ty theo quyết định của nhà nước và UBND Thành phố Hà Nội 2.1.3 Hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, chịu sự quản lý của Sở Giao thông công chính Hà Nội.Bộ máy quản lý của công ty gồm bốn khối: Khối phòng ban;Khối sản xuất nước;Khối xí nghiệp kinh doanh nước sạch; Khối xí nghiệp phụ trợ. Sơ đồ tổ chức của công ty kinh doanh nước sạch hà nội Phó Giám Đốc Sản Xuất Phó Giám Đốc Kỹ Thuật Phòng Hành Chính Phòng Kế Hoạch Phòng Kỹ Thuật Phòng Kiểm Tra CL Phòng TC - KT 10 NM nước : 1. Yên Phụ 2.Ngô Sỹ Liên 3.Lương Yên 4.Mai Dịch 5.Tương Mai 6.Pháp Vân 7.Ngọc Hà 8.Hạ Đình 9.Cáo Đỉnh 10.Nam Dư Phòng Bảo Vệ Xí Nghiệp Tư Vấn Khảo Sát Thiết Kế Xí Nghiệp Cơ Điện Vận Tải Phòng Kinh Doanh 5 XN KDNS : 1. Hoàn Kiếm 2. Đống Đa 3.Ba Đình 4.Hai Bà Trưng 5. Cầu Giấy Ban Quản Lý Dự Án 1A Xí Nghiệp Xây Lắp Ban Quản Lý Dự Án TCCN Xí Nghiệp Cơ Giới Xí Nghiệp Vật Tư Giám Đốc Công Ty Phòng TC- ĐT Phó Giám Đốc Phụ Trợ Chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau: *Khối các phòng ban: Ban giám đốc: -Giám đốc công ty: Do UBND thành phố bổ nhiệm, giao nhiệm vụ quản lý, điều hành công ty,là người có thẩm quyển cao nhất chịu trách nhiệm vế mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng pháp luật. -Phó giám đốc công ty: trợ giúp cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc được giao.Công ty có 3 phó giám đốc: +phó giám đốc kỹ thuật;Phụ trách phần kỹ thuật của công ty,đồng thời giúp việc cho giám đốc điều hành 5 xí nghiệp kinh doanh nước sạch. +Phó giám đốc phụ trợ:Giúp việc cho giám đốc về hành chính, bảo vệ và chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động của hai xía nghiệp cơ điện vận tải,xây lắp và xưởng đồng hồ. +Phó giám đốc sản xuất:Cùng giám đốc chịu trách nhiệm về việc sản xuất nước cũng như chất lượng nước được sản xuât ra. Các phòng ban nghiệp vụ chức năng: Có nhiệm vụ giúp lãnh đạo công ty triển khai, giám sát,tổng hợp tình hình hoạt động của toàn công ty, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển ổn định gồm: -Phòng tổ chức đào tạo:Giúp giám đốc quản lý về nhân sự,đào tạo nhân sự và thực hiện các chính sách, chế độ đối với người lao động -Phòng kế hoạch:Đề xuất các chương trình,kế hoạch, theo dõi tình thực hiện kế hoạch và theo dõi các dự án đầu tư trong và ngoài nước( trừ dự án 1A) -Phòng tài chính kế toán:Giúp giám đốc trong công tác kinh doanh, quản lý tài chính sao cho hiệu quả tôt nhất, tổ chức công tác kế toán thống kê của toàn bộ công ty.Đảm bảo nguồn tài chính và công tác thanh toán cho cán bộ công nhân viên cũng như các hoạt động khác của công ty.Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. -Phòng kinh doanh:Quản lý khách hàng sử dụng nước thông qua các xí nghiệp kinh doanh nước sạch quận huyện,ký hợp đồng sử dụng nước, lập hóa đơn thu tiền nước. -Phòng kỹ thuật: Giúp giám đốc quản lý về mặt kỹ thuật toàn bộ các hoạt động sản xuất nước cảu nhà máy,quản lý hệ thống mạng lưới cấp nước.Đề xuất việc thay mới máy móc thiết bị, bảo dưỡng, bảo hành máy móc thiết bị và các tuyến ống truyền dẫn, tuyến ống phân phối. -Phòng kiểm tra chất lượng: Kiểm tra chất lượng nước tại các nhà máy,tại các địa điểm khách hàng sử dụng nước. -Phòng hành chính: Quản lý nhà cửa, điện nước,toàn bộ dụng cụ hành chính. Có trách nhiệm quản lý con dấu của công ty.Tổ chức các cuộc họp, hội nghị của công ty. -Phòng bảo vệ:Bảo vệ tài sản của công ty,đẩm bảo an ninh, trật tự trong công ty. -Ban quản lý dự án 1A: Triển khai dự án vay vốn của Ngân háng thế giới. -Ban quản lý các công trình cấp nước:Sử dụng các nguồn vốn của nhà nước giao để đầu tư phát triển hệ thống cáp nước thành phố. *Khối nhà máy sản xuất:gồm 10 nhà máy nước có nhiệm vụ vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý, khử trùng cung cấp nước, đẩm bảo khai thác nước từng nhà máy, đảm bảo cho việc sản xuất ra nước co chất lượng tốt. *Khối xí nghiệp kinh doanh: Gồm 5 xí nghiệp có nhiệm vụ chính là kinh doanh nước sạch, quản lý mạng lưới đường ống, ghi thu nguồn nước...Ngoài ra ở các xí nghiệp cũng thực hiện sản xuất nước tại 10 trạm nước nhỏ. *Khối xí nghiệp phụ trợ: Gốm các xí nghiệp có nhiệm vụ quản lý,mua sắm,cung ứng vật tư đáp ứng cho yêu cấu sản xuất, thiết kế, lắp đặt các công trình, thiết bị nước, sửa chữa máy móc, quản lý và sử dụng các phương tiện chuyên chở phục vụ cho sản xuất kinh doanh;bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế đồng hồ đo nước... -Xí nghiệp cơ điện vận tải;Tổ chức quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng, phục chế, sản xuất các phụ tùng phụ kiện đơn giản ngành nước, tháo lắp thay thế máy móc thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất nước sạch theo kế hoạch hoặc đột xuất của công ty. -Xí nghiệp vật tư: Quản lý, lập kế hoạch mua sắm,cấp phát trang thiết bị,vật tư đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, phục vụ các đơn vị trong công ty. -Xí nghiếp xây lắp:Thiết kế các hạng mục ống dẫn truyền, thi công lắp đặt các tuyến ống phân phối,tuyến ống dịch vụ, lắp đặt các máy nước mới cho các hộ tiêu dúng nước sạch;thi công, sửa chữa các sự cố trên mạng, cấp nước quy mô vừa và nhỏ,các nhà máy,các trạm sản xuất nước bao gồm phần công nghệ và xây dựng. -Xí nghiệp tư vấn khảo sát thiết kế;Tư vấn, khảo sát, thiết kế các công trình nước,đường nước cho khách hàng, thiết kế sửa chữa, cải tổ phần phát triển nhỏ của công ty. -Xí nghiệp cơ giới:Quản lý, khai thác các phương tiện cơ giới phục vụ sản xuất toàn công ty,chuyên chở nước đi bán bằng xe téc theo kế hoạch điều động. 2.1.4 Một số đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của công ty có ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn -Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm : Sự phát triển kinh tế công nghiệp (CN) của lưu vực sông Hồng mấy chục năm qua đã tác động xấu đến chất lượng nước của con sông này. Một con số thống kê cho thấy, trong số hơn 44.000 doanh nghiệp CN ở khu vực tây bắc và đông bắc sông Hồng thì chỉ tính riêng tỉnh Phú Thọ đã có tới hơn 18.000 doanh nghiệp CN và nhà máy. Đáng kể nhất là khu CN Việt Trì, nơi có khối lượng nước thải lớn vào sông Hồng mà hầu hết không qua xử lý, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước sông. Tại khu CN này, chỉ tính khối lượng nước thải CN của 28 nhà máy, doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm đã là 102.000 m3/ngày. Trong đó, Công ty giấy Bãi Bằng 54.000 m3/ngày; Công ty Supe phốt-phát 45.000 m3/ngày; Nhà máy hóa chất Việt Trì 2.980 m3/ngày; Nhà máy giấy Việt Trì 2.970 m3/ngày; Công ty Pangrim Dye 2.500 m3/ngày; Nhà máy dệt may Vĩnh Phú 1.860 m3/ngày... Ngoài ra, do sự phát triển của ngành CN khai khoáng, nên những ảnh hưởng của nó lên chất lượng nước sông Hồng ngày càng tăng, trong đó phải kể đến mỏ Apatit Lào Cai. Một nguồn ô nhiễm khác đang là mối nguy cơ đối với các nguồn nước khi việc sử dụng phân bón hóa chất trong nông nghiệp hiện nay tăng gấp 4 lần so với hai thập niên trước đây (hiện tại lượng phân bón sử dụng trên 1 ha lên tới 120-180 kg/năm)... Các số liệu khoa học đánh giá về đặc tính lý hóa của nước mặt sông Hồng cho thấy độ pH tương đối cao, thậm chí vượt giá trị yêu cầu đối với nước mặt tiêu chuẩn A; hàm lượng ô xy hòa tan (DO) trong nước sông thấp hơn giá trị cho phép. Hàm lượng chất hữu cơ BOD và COD trong nước sông Hồng là tương đối cao so với tiêu chuẩn TCVN 5942-1995 áp dụng cho các nhà máy xử lý nước cấp cho sinh hoạt. Hàm lượng chất hữu cơ cao chủ yếu là do xói mòn đất và chất thải CN xả xuống lưu vực sông. Tuy hàm lượng kim loại nặng trong nước sông Hồng không đáng kể, nhưng có một nguồn gây ô nhiễm đáng lưu ý là nhà máy sản xuất pin (tại khu CN Việt Trì) đã thường xuyên thải ra kẽm, chì, đồng và một số các kim loại cực độc khác như cadmium và thủy ngân. Riêng hàm lượng sắt trong nước sông Hồng thì luôn vượt quá giá trị cho phép. Còn hàm lượng khuẩn Coliform trong nước sông Hồng đang có xu hướng gia tăng, vượt quá giá trị cho phép đối với các nhà máy xử lý cấp nước sinh hoạt. Không những thế, theo một tài liệu phân tích, chất lượng nước thô (của nước mặt sông Hồng) không đáp ứng tiêu chuẩn cho nước thải về hàm lượng cặn lơ lửng (quá nhiều bùn và phù sa). Do vậy, công ty đã dùng nước mặt sông Hồng để sản xuất nước sinh hoạt tức là chúng ta phải dùng nước thải để sản xuất thành nước sạch với số tiền đầu tư rất lớn cho công nghệ và các hóa chất "làm sạch". -Đặc điểm về sản phảm và thị trường đầu vào: Công ty nước sạch hà nội là một đơn vị chuyên ngành cấp nước của Thủ đô, có những ưu điểm vượt trội về chất lượng nguồn nước đầu vào và kinh nghiệm nhiều năm trong việc quản lý, cung cấp, xử lý nước sạch. Với những thế mạnh đó, được phép của UBND Thành phố Hà Nội, Công ty nước sạch Hà Nội đã đầu tư thêm dây chuyền thiết bị sản xuất nước tinh khiết đóng chai và bình đồng bộ hiện đại, tự động hoàn toàn, theo tiêu chuẩn công nghệ an toàn vệ sinh thực phẩm của Châu Âu. Đồng thời, sản phẩm nước tinh khiết Hapuwa đã kiểm nghiệm đạt những tiêu chuẩn về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm nước uống đóng chai của Bộ y tế, được Sở y tế Hà Nội cấp giấy chứng nhận số: 6019/2008/YTHN. Sản phẩm của Xí nghiệp được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000-2005 và ISO 9001-2008.công ty sẵn sàng cung cấp cho thị trường nước tinh khiết các sản phẩm chai và bình với giá thành hợp lý, góp phần đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng và quyền lợi của người tiêu dùng, đóng góp thêm phần ngân sách cho Thành phố.công ty mong muốn được giới thiệu những sản phẩm của mình và phục vụ Quý khách hàng trong thời gian sớm nhất. 2.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm qua Trong những năm qua, mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh của công ty nước sạch đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng công ty vẫn đạt được những kết quả tốt và đảm bảo thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra. Kết quả thực hiện *Công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh: Công ty đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình công tác ngay từ đầu năm tới từng phòng ban của công ty, chủ động nghiên cứu tham mưu đề xuất với lãnh đạo công ty xây dựng kế hoạch SXKD, kế hoạch đầu tư XDCB, cấp nước hè, lễ tết... bám sát năng lực hiện có phù hợp với tốc độ đô thị hóa của các quận huyện góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị và SXKD được thành phố và Sở giao. -Năm 2008 dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Tổng Giám Đốc Công ty,với sự cố gắng phấn đấu của các đơn vị trong công ty,về cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu chung. -Hoạt động SXKD của công ty, nhất là sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21835.doc
Tài liệu liên quan