Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ xây dựng Miền Tây

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, điều kiện để các doanh nghiệp có thể thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh là phải có một số vốn nhất định. Nếu không có vốn thì không thể nói tới bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Khi đã có vốn rồi thì nhiệm vụ đặt ra cho các doanh nghiệp là phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cao nhất. Việc quản lý và sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng, là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp khẳng định đ

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ xây dựng Miền Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược vị trí của mình trên thương trường và tìm chỗ đứng vững chắc trong cpơ chế mới. Chính vì thế vấn đề quản lý và sử dụng vốn đang là một vấn đề rất bức xúc đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp trong nước ta nói chung và Công ty Cổ phần xây dựng Miền Tây nói riêng. Trong cơ chế bao cấp trước đây, vốn của doanh nghiệp hầu hết được Nhà nước tài trợ qua việc cấp phát, số còn lại được Ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi. Do được bao cấp về vốn đã gây nên sự ỷ lại trông chờ vào Nhà nước của các doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn thấp, nhiều doanh nghiệp không bảo toàn và phát triển được vốn. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là khi nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, các doanh nghiệp nhà nước cùng tồn tại với các loại hình doanh nghiệp khác, có quyền tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, tự tổ chức đảm bảo đủ vốn, đồng thời có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Nhiều doanh nghiệp đã thích nghi với tình hình mới rất nhanh, đã phát huy được tính chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tăng lên rõ rệt do đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. Tuy nhiên bên cạnh các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, không ít các doanh nghiệp còn lúng túng trong việc quản lý và sử dụng vốn. Nhiều doanh nghiệp không thể tái sản xuất giản đơn, vốn sản xuât bị mất dần đi sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Thực tế này do nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do công tác sử dụng vốn của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Do đó việc đẩy mạnh công tác sử dụng vốn trong các doanh nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết, nó quyết định sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng Miền Tây, được sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong Công ty, em đã bước vào làm quen với thực tế. Đồng thời từ thực tiễn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận đã học. Qua đó thấy được tầm quan trọng và tính bức xúc của vấn đề sử dụng vốn hiệu quả của Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây. Tôi đã đi sâu nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty và viết chuyên đề: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ xây dựng Miền Tây. Chuyên đề của tôi gồm 3 phần chính : Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng Miền Tây Phần 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần xây dựng Miền Tây Phần 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xây dụng Miền Tây. Do trình độ lý luận cũng như khả năng thực tế còn hạn chế, nên vấn đề nghiên cứu của của em chắc chắn không thể tránh khỏi khiếm khuyết. Em mong nhận được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của các thầy, cô để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn TH.S Nguyễn Thu Thủy, các cô, chú và anh, chị trong Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Hà nội, ngày 20 tháng 3 năm 2008 Sinh viên thực hiện Nguyễn Minh Hiệp CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MIỀN TÂY 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần dựng Miền Tây 1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần xây dựng Miền Tây - Tên Công ty: Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MIỀN TÂY Tên giao dịch: WESTERN CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: WESTJSCO Địa chỉ liên hệ: Số 18 phố Hồ Đắc Di, phường Quang Trung, quận Đống Đa - Hà Nội Điện thoại: 04.5573672 Fax: 04.5573891 Email: mientay@vnn.vn Địa chỉ website: (chưa đăng ký) - Hình thức pháp lý: Số đăng ký KD: 0103004914 Ngày cấp: 07/09/2004 Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội - Các lần thay đổi Giấy phép/Giấy chứng nhận: Loại giấy phép: Quyết định thành lập Ngày cấp: 16/4/2004 Cơ quan cấp: Bộ giao thông vận tải Nội dung: Số 999/QĐ-BGTVT 1.1.2. Quá trình hình thành và chức năng nhiệm vụ của Công ty 1.1.2.1. Quá trình hình thành Công ty Cổ phần xây dựng Miền Tây đã chuyển đổi từ doanh nghiệm Nhà nước sang Công ty Cổ phần theo quyết định số 999/QĐ-BGTVT ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải và bắt đầu từ ngày 23/7/2004 Công ty chính thức hoạt động theo con dấu, mã số thuế, tài khoản mới. Công ty Cổ phần xây dựng Miền Tây tiền thân là Công ty Xây dựng Miền Tây được thành lập theo quyết định số 2409/QĐ-GTVT của Bộ giao thông vận tải. Trong 10 năm qua Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây đã làm lên một trang sử đẹp, sự hình thành và duy trì phát triển cũng mang đậm nét riêng của Ban xây dựng 64, nay là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 – Bộ giao thông vận tải. Vùng đất Tây Bắc do điều kiện địa hình, xa các trung tâm kinh tế văn hóa đòi hỏi sự phát triển để theo kịp miền xuôi. Bộ chính trị có Nghị quyết 22/BCT, thủ tướng Chính phủ có Quyết định 72/CP về phát triển kinh tế xã hội Miền núi. Nhận thức rõ chủ trương này, Liên hiệp các Xí nghiệp giao thông 8 (nay là Tổng công ty XDCTGT 8) đã cử một Ban đại diện Tây Bắc và đây chính là tiền thân của Công ty Cổ phần xây dựng Miền Tây. Ngày 21/11/1994 Tổng công ty đã cử cán bộ lên giúp đỡ và đề nghị Bộ giao thông vận tải cho phép thành lập Công ty Cổ phần xây dựng Miền Tây và Bộ đã có Quyết định thành lập số 2409 QĐ/TCCB-LĐ . Như vậy điều kiện về tư cách pháp nhân đã có, Công ty đã sử dụng hình thức lấy ngắn nuôi dài, vận động các thành phần góp vốn vào thi công để phát triển dần Công ty. Ngoài gần 10 công trình tại Sơn La đặc biệt là Nhà khách Tỉnh và Đường Mai Sơn – Tà Hộc, tiến đến phát triển lên tỉnh Lai Châu và một số các công trình ở tinh khác như Hà Tĩnh, Yên Bái, Nam Định …. Công ty được hình thành là thêm một thành viên của Tổng công ty, tăng thêm sức mạnh của Tổng công ty về khu vực Tây Bắc. Có sự động viên khuyến khích của các phòng ban của Tổng công ty và sự cố gắng vượt bậc của các đồng chí lãnh đạo Công ty. 1.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ +/ Xây dựng các công trình giao thông trong nước và ngoài nước (bao gồm: cầu, đường, sân bay, bến cảng, san lấp mặt bằng). +/ Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, đường điện đến 35KV. +/ Đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, cụm dân cư, đô thị giao thông vận tải. +/ Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. +/ Sản xuất, gia công lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn. +/ Thí nghiệm vật liệu, tư vấn đầu tư, tư vấn giám sát các công trình do công ty thi công. +/ Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, kinh doanh thương mại, dịch vụ du lich, khách sạn. +/ Sửa chữa phương tiện xe máy, thiết bị thi công, gia công cơ khí. +/ Đầu tư và kinh doanh nhà đất theo quy định của pháp luật. +/ Vận tải hanh khách bằng ô tô. +/ Kinh doanh xăng, dầu mỡ. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh, tình phức tạp của kĩ thuật cũng như tiêu chuẩn của quá trình thi công mà Công ty Cổ phần xây dựng Miền Tây thành lập cơ cấu quản lý trực tuyến, tổ chức định biên và nhiệm vụ trong ban lãnh đạo và các phòng ban, đơn vị sản xuất công ty hiện nay như sau: 1.1.3.1. Ban Giám đốc * Hội đồng quản trị: Với tư cách là các nhà đầu tư ,là những người chủ, những người sở hữu doanh nghiệp, hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị được thành lập để đảm bảo lợi ích của họ. Hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị có quyền định đoạt những vấn đề lớn ,ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp như chiến lược kinh doanh, kế hoạch sản xuất trong dài hạn. Nhiệm vụ của hội đồng cổ đông và hội đồng là phải có mặt để bàn định các vấn đề có liên quan theo giấy triệu tập. Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần xây dựng Miền tây Ban kiểm soát Các chi nhánh Đội thi công cơ giới Các đội xây dựng Đội thi công Phòng kế hoạch – kỹ thuật Phòng tài chính – kế toán Phòng hành chính Phòng vật tư - thiết bị Phòng tổ chức cán bộ-LĐ-TL P.Giám đốc 2 P.Giám đốc 1 Giám đốc Hội đồng quản trị (Ngồn: Phòng tổ chức cán bộ - LĐ – TL) * Ban kiểm soát: Chức năng: thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị doanh nghiệp,điều hành công ty của giám đốc và hội đồng quản trị Nhiệm vụ: thực hiện ,kiểm soát quá trình triển khai và hoàn tất thủ tục thành lập công ty.Kiểm soát các hoạt động kinh doanh ,kiểm tra sổ sách kế toán,tài sản, báo cáo, quyết toán năm tài chính củ công ty, kiến nghị khắc phục những sai phạm (nếu có). * Giám đốc công ty: Là người chịu trách nhiệm toàm diện về kết quả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy định của pháp luật. Trực tiếp phụ trách các công tác sau: - Tổ chức cán bộ - Lao động, Kế hoạch – Kĩ thuật, Tài chính - Kế toán, Vật tư - Thiết bị. - Phụ trách khôi cơ quan văn phòng Công ty. * Các phó Giám đốc Công ty: - Giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vục hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp luật về nhiệm vụ Giám đốc phân công và thực hiện. - Thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc dược Giám đốc giao và ủy quyền. - Chịu trách nhiệm về công tác điều hành và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công trình được phân công phụ trách trên cơ sở Điều lệ, Quy chế của Công ty, Hợp đồng kinh tế và Hợp đồng nhận giao khoán. Trách nhiệm và quyền hạn cụ thể + Trách nhiệm - Chỉ đạo các phòng ban đơn vị sản xuất phối hợp nhằm điều hành sản xuất các công trình theo đúng tiến độ, chất lượng, an toàn lao động và hiệu quả. - Tổ chức nghiệm thu, thanh toán và bàn giao công trình với chủ đầu tư - Theo dõi và giải quyết những tồn tại của công trình cũ mà trước đây đã phân công. - Trực tiếp phụ trách các công trình. + Quyền hạn - Duyệt phương án tổ chức thi công, kế hoạch tiền vốn, kế hoạch vật tư thiết bị, lao động tại các công trình được phân công phụ trách căn cứ vào hợp đồng kinh tế A-B, hợp đồng giao khoán của công ty. - Kí kết các hợp đồng kinh tế, các văn bản của công ty theo ủy quyền của giám đốc. - Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc với chủ đầu tư, ban quản lý, tư vấn giám sát và cơ quan hữu quan.. - Phối hợp với chủ đầu tư và các cơ quan liên quan tổ chức nghiệm thu, thanh toán, bàn giao công trình. 1.1.3.2.Các phòng ban Công ty * Phòng Tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương (4 người): -Xây dựng quy chế quản lý cán bộ, tham mưu cho Giám đốc và Cấp ủy về công tác sắp xếp, bố trí và điều động cán bộ, tổ chức đào tạo cán bộ và đào tạo lại cán bộ…. - Phối hợp với các phòng ban khác tổ chức sắp xếp sản xuất các mô hình sản xuất cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty qua từng thời kỳ và điều lệ quản lý đầu tư XDCB của Nhà nước. Phân tích, đánh giá mô hình cơ cấu sản xuất trong đó có biện pháp sát nhập, giải thể để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất. - Thực hiện chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người lao động. - Thực hiện chế độ báo cáo của Công ty, báo cáo cấp trên. - Kiểm tra, theo dõi thực hiện trả lương, thưởng cho người lao động. - Quản lý và đề ra các quy chế về tiền lương, tiền thưởng, kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động, nội qui lao động và thỏa ước tập thể của người lao động. - Tổ chức nâng lương, nâng bậc, thi thợ giỏi…. cho người lao động. Thực hiện chế độ thi đua khen thưởng, kỷ luật hàng năm đối với cán bộ, công nhân viên trong Công ty. * Phòng Vật tư - Thiết bị (4 người) - Tổ chức quản lý sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, xe máy trong toàn Công ty. - Theo dõi, quản lý, cân đối vật tư, vật liệu cho toàn công trình từ khâu ký kết hợp đồng đến khi kết thúc hợp đồng. Trên cơ sở đó thực hiện quyết toán vật tư trong từng thời kỳ theo quy định của Công ty. - Xây dựng hệ thống định mức nội bộ về tiêu hao nhiên liệu cho từng loại xe máy, thiết bị về tỷ lệ vật liệu, vật tư công trình. Trên cơ sở đó tổng kết, đánh giá hiệu quả sử dụng xe máy, thiết bị vật tư, vật liệu ở các công trình. - Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về đầu tư, đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị. - Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công nhân chuyên nghiệp như thợ vận hành may thi công, công nhân lái xe, công nhân sửa chữa. * Phòng hành chính (2 người) - Phụ trách chung, thảo luận công văn, quy chế của phòng, theo dõi, diều động xe đi công tác. - Theo dõi, tham mưu sửa chữa các thiết bị nhà cửa, đồ điện hư hỏng. - Theo dõi và phụ trách toàn bọ hệ thống điện của cơ quan, văn phòng. - Quản lý con dấu, vào sổ công văn, lưu trữ, tiếp nhận công văn đến và gửi công văn đi các nơi khi Giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ yêu cầu. - Quản lý máy phô tô, máy điện thoại đường dài. - Quét dọn phòng, phục vụ nước cho các cuộc họp và hội nghị. - Theo dõi và mua văn phòng phẩm, đặt báo cho văn phong công ty. - Đánh máy các văn bản cho lãnh đạo và Đoàn thể, Đảng ủy công đoàn và một số công việc khác. * Phòng tài chính - Kế toán (5 người) - Ghi chép, tinh toán phản ánh số liệu tài chính, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kế hoạch thu nộp thanh toán, kiểm tra và sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, chi phí. Phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành độnh tham ô lãng phí vi phạm chính sách, chế độ, kỷ luật kinh tế của Nhà nước. - Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch, phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế. * Phòng Kế hoạch – kỹ thuật: - Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Công ty về các nghiệp vụ của phòng được Ban Giám đốc và lãnh đạo Công ty giao cho. - Tổ chức việc xây dựng kế hoạch sản xuất của Công ty, đơn mức giao khoán, xây dựng định mức laio động nội bộ, kế hoạch tổ chức thi công, kế hoạch vay vốn sản xuất các công trình và trình Giám đốc phê duyệt. - Định kỳ kiểm tra công trường và việc thực hiện kế hoạch sản xuất của đội thi công. Đề xuất với Lãnh đạo công ty về các giải pháp kỹ thuật, các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, nghiệm thu, thanh toán…. - Tổ chức và phân công cán bộ trong phòng, lập hồ sơ sơ tuyển, hồ sơ đấu thầu. * Các Ban điều hành công trình, văn phòng đại diện: - Văn phòng đại diện tại Lai Châu: 2 người - Ban điều hành công trình tại Sơn La: 2 người Nhiệm vụ: Đại diện cho Công ty điều hành các đơn vị sản xuất tại vùng quảm lý. * Các đội sản xuất: - Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các đội sản xuất. Bộ máy gián tiếp Đội sản xuất gồm các thành phần chủ yếu sau: + Đội trưởng + Đội phó - Kỹ thuật + Kế toán + Cán bộ vật tư - Nhiệm vụ: Trực tiếp thực hiện thi công các công trình xây dựng theo dư toán thiết kế kỹ thuật đã phê duyệt trong hợp đồng xây dựng công trình, đảm bảo chất lượng, tiến độ. 1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bảng 1: Tình hình doanh thu, lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách của Công ty STT Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị Năm 2003 2004 2005 2006 2007 1 Giá trị sản lượng Tr.đ 29.220 36.855 53.272 78.324 72.847 2 Doanh thu Tr.đ 30.295 23.099 48.626 66.590 60.844 -Doanh thu thuần 28.726 21.998 46.310 63.419 57.613 - Thuế VAT 1.569 1.101 2.316 3.171 3.231 3 Số thu tiền Tr.đ 26.130 26.686 45.427 61.082 47.642 4 Số hợp đồng hoàn thành HĐ/Tr.đ 7/57.184 19/5.865 7/18.743 10/60.270 3/23.500 5 Tổng thu nhập Tr.đ 4.842 4.793 6.088 8.123 7.146 6 Chi phí tiền lương Đ/1000đ.SL 149 115.31 103.25 109 108 7 Thu nhập bình quân Đ/Ng/Th - Cán bộ công nhân viên trong danh sách 1.135.261 1.336.450 1.479.580 1.582.407 1.613.191 - Cán bộ công nhân viên ngoài danh sách 741.651 645.410 811.135 962.640 854.383 8 Số vụ tai nạn lao động Vụ 3 2 0 0 0 9 Tổng chi phí Tr.đ 28.266 21.844 45.986 62.975 56.769 10 Lợi nhuận thực hiện Tr.đ 459.6 153,986 324 444 843 11 Lợi nhuận sau thuế,cổ tức Tr.đ 70 60,5 220 302 250 12 Tỷ suất lợi nhuận % 1,6 0.7 0.7 0.7 0.7 13 Nộp thuế GTGT Tr.đ 1.743 1.427 2.345 3.171 2.967 14 Trả lãi tiền vay Tr.đ 1.592 1.781 2.986 1.639 3.023 (Nguồn: Phòng tài chính – Kế toán) Thông qua tình bảng tình hình doanh thu, lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách ở trên ta có thể thấy doanh thu của công ty liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên chưa thể kết luận rằng công ty họat động kinh doanh có hiệu quả. Ta còn phải xem xét về mức tăng của chi phí lợi nhuận so với mức tăng của doanh thu. Để có một cái nhìn đúng đắn về vấn đề này ta xem xét các biểu đồ dưới đây. Biểu đồ 1: Tình hình doanh thu tại Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây Biểu đồ 2: Tình hình lợi nhuận của Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây Doanh thu năm 2004 giảm 7.196 triệu đồng so với năm 2003 tương ứng giảm 23,75%. Trong khi đó, chi phí cũng giảm 6.422 triệu đồng( 22,72%). Như vậy mức giảm doanh thu lớn hơn mức giảm chi phí nên năm này lợi nhuận cũng giảm 9,5 triệu đồng (13,57%). Sự giảm sút này một phần là do Công ty mới thực hiện cổ phần hóa do vậy kinh nghiệp còn thiếu dẫn đến sự quản lý và sử dụng vốn còn nhiều hạn chế, gây thất thoát dẫn đến doanh thu giảm. Khi tiến hành cổ phần hóa việc đánh giá lại tài sản cũng gặp rất nhiều khó khăn do các cán bộ công nhân viên không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chính vì thế Công ty cũng đã chủ động trong việc đánh giá số tài sản hiện có tại Công ty bằng cách thuê các chuyên gia ở bên ngoài, nhưng điều đó cũng chỉ khắc phục được phần nào những hạn chế của vấn đề này. Doanh thu năm 2005 tăng 25.527 triệu đồng ( 110,51%) so với năm 2004. Chi phí tăng 24.142 triệu đồng( 110,52%). Như vậy mức tăng doanh thu lớn hơn mức tăng chi phí nên năm này lợi nhuận tăng 159,5 triệu đồng (263,64%). Doanh thu trong năm 2005 tăng nhanh phần lớn là do Công ty đã phần nào quen với công tác quản lý vốn theo hình thức Công ty cổ phần. Tương tự như vậy cho các năm sau đó, có thể thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty rất mất ổn định đặc biệt trong những năm gần đây thể hiện ở đường lợi nhuận có độ dốc rất lớn. Mặc dù năm 2006 lợi nhuận có tăng nhưng không đáng kể. Và một vấn đề bất cập là các năm 2007 lợi nhuận của công ty giảm mạnh so với năm 2006. Tình hình này xảy ra là do sự cạnh tranh mạnh mẽ của các Công ty xây dựng trong cùng ngành và những Công ty mới gia nhập thị trường xây dựng, Ban lãnh đạo Công ty cần quan tâm tập trung giải quyết vấn đề này. Do tình hình sản xuất kinh doanh biến động nên các khoản nộp ngân sách cũng tăng giảm theo sự biến động đó. Tuy nhiên, năm nào công ty cũng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà Nước. 1.3. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty 1.3.1. Lực lượng lao động. Lực lượng lao động ảnh hưởng rất mạnh đến hiệu quả sử dụng vốn được xem xét trên hai yếu tố là số lượng lao động và chất lượng của đội ngũ lao động, của cả hai bộ phận lao động là lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh và cán bộ lãnh đạo,quản lý. Do đặc điểm của ngành xây dựng, công việc bận rộn theo thời vụ, số lượng lao động không ổn định trong từng thời kỳ năm nên số lượng lao động cũng thay đổi thường xuyên. Để đáp ứng được yêu cầu công việc, Công ty đã đưa ra biện pháp ký hợp đồng dài hạn đối với những loại hình công việc ổn định như Kỹ sư, Kế toán, Công nhân kỹ thuật…., mặt khác để phù hợp với tính chất công việc hầu hết lao động phổ thông và ký hợp đồng lao động ngắn hạn (dưới 3 tháng) để đảm bảo tiến độ công trình. Bảng 2:Tình hình lao động tại Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây STT Năm Đại học, Cao đẳng Trung cấp, Sơ cấp CNKT và LĐ khác Tổng số CBCNV Tổng số Đảng viên Thu nhập BQ Đồng/ng/tháng 1995 19 4 35 58 9 786.000 1996 36 10 39 85 16 889.000 1997 37 22 62 121 30 956.000 1998 40 22 51 113 34 1.110.000 1999 39 20 102 161 37 1.158.000 2000 61 24 108 193 40 1.011.775 2001 75 19 117 211 47 1.336.600 2002 77 23 120 220 50 1.479.581 2003 89 21 121 213 52 1.589.200 2004 99 21 116 236 54 1.655.000 2005 99 20 115 234 56 1.672.302 2006 105 19 120 244 57 1.700.500 2007 103 19 117 239 60 1.735.000 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - LĐ – TL) Biểu đồ 3: Tình hình sử dụng lao động tại Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây Biểu đồ 4: Tình hình sử dụng lao động chuyên nghiệp tại Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây Qua biểu đồ trên ta thấy cùng với sự phát triển của Công ty, số lao động của Công ty cũng tăng nhanh qua các năm (từ khi thành lập là 58 người đến năm 2007 đã là 239 người), song song với việc tổng số lao động tăng thì lao động có trình độ cũng tăng lên đáng kể (từ 19 người lên 103 người). Trình độ của người lao động cao sẽ làm tăng hiệu suất sử dụng tài sản, làm giảm những thất thoát, lãng phí, do đó nguồn vốn sẽ được sử dụng một cách có hiệu quả hơn. Trình độ của cán bộ điều hành,quản lý thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh, đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển bền vững hơn. Điều đó thể rất rõ ở những năm gần đây (tổng số vốn kinh doanh của Công ty đã tăng từ 33.467.984 nghìn đồng năm 2003 lên 75.482.999 nghìn đồng năm 2007). 1.3.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau sẽ có đặc điểm về chu kỳ sản xuất, kỹ thuật sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, nhu cầu của thị trường... khác nhau do đó cũng có hiệu quả sử dụng vốn khác nhau. Nếu chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp sẽ chịu một gánh nặng ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay. Công ty Cổ phần xây dựng Miền Tây là Công ty xây dựng các công trình giao thông, do vậy vòng quay của vốn kéo dài, có những công trình kéo dài nhiều năm. Sản phẩm của công ty là các công trình, có đặc tính là đơn chiếc, các công trình có nhiều loại khác nhau. Chủ đầu tư đều là các đơn vị của nhà nước, giá trị của các công trình rất khác nhau, từ những hợp đồng chỉ có giá trị khoảng vài trăm triệu lên đến những hợp đồng có giá trị vài chục tỷ. Mỗi một công trình có một kiểu kiến trúc riêng, tuỳ thuộc thiết kế của công trình, địa hình nơi thi công công trình và yêu cầu của chủ đầu tư. Cũng có công trình công ty chỉ cải tạo lại mà không phải xây mới. Một công trình từ khi bắt đầu thiết kế đến khi đưa vào sử dụng là một khoảng thời gian rất dài, có thể kéo dài đến nhiều năm. Chi phí cho một công trình được chia thành nhiều đợt (theo từng hạng mục công trình hoàn thành), cứ khi nào hoàn thành một hạng mục, chủ đầu tư nghiệm thu thì chuyển tiền và tiếp tục thi công hạng mục khác. Vì là những công trình lớn đòi hỏi thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng công trình phải đảm bảo. Do vậy vấn đề về chất lượng công trình luôn được đảm bảo bởi một đội giám sát công trình. Để đảm bảo tính trung thực, đội giám sát là những người do chủ đầu tư quyết định. Chất lượng công trình tuân theo quy định của bộ xây dựng. Mỗi khi công việc đòi hỏi chất lượng tối ưu, đội giám sát trực tiếp quan sát quá trình thi công cho đến khi kết thúc công việc. Sau khi công trình hoàn thành, chỉ khi nào bên chủ đầu tư kiểm tra lần cuối thấy đạt yêu cầu về chất lượng và kiểu dáng (giống thiết kế) thì mới tiến hành quyết toán và bàn giao công trình. Một sự sai sót trong thiết kế hay thi công cũng có thể dẫn tới việc công trình thi công phải phá bỏ và thực hiện lai từ đầu làm ảnh hưởng rất nhiều tới doanh thu của công ty, làm cho số vòng quay của vốn bị chậm lại, chi phí thì tăng rất cao do số nguyên vật liệu phải thay lại toàn bộ mới, số tiền lương phải trả cho người lao động cũng tăng nhiều. Điều đó làm cho lợi nhuận của Công ty giảm nhanh, hiệu quả sử dụng vốn giảm sút. 1.3.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị Do thực hiện tốt những kết hoạch đề ra mà Công ty Xây dựng Miền Tây đã phát triển mạnh mẽ qua tưng thời kỳ, cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng được cải thiện đáng kể qua từng giai đoạn. Số tranh thiết bị của công ty tăng theo từng năm và ngày càng tiên tiến để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường. Bảng 3: Tình hình tài TSCĐ của Công ty trong những năm qua STT Năm Số TSCĐ Nguyên giá (Tr.đồng) 1997 12 1.743 1998 43 3.974 1999 61 4.908 2001 59 6.955 2002 67 9.303 2003 92 13.770 2004 107 20.771 2005 103 28.436 2006 118 28.976 2007 120 29.020 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật) Biểu đồ 5: Nguyên giá TSCĐ Nhìn vào biểu đồ ta thấy số lượng tài tản của Công ty tăng đều đặn qua các năm, năm 1997 tổng gái trị tài sản cố định là 1743 (triệu đồng) đến năm 2007 đã là 29020 (triệu đồng). Tổng giá trị tài sản tăng nhanh nhất vào năm 2003 và 2004 (giá trị lần lượt là 20771 triệu đồng; 28436 triệu đồng), nguyên nhân chủ yếu là do Công ty mở rộng thị trường làm việc sang nhiều tỉnh ở phía bắc và một số vùng lân cận và Công ty có được nguồn vốn do tiến hành cổ phần hóa. Vì thế Công ty đã ký được nhiều hợp đồng có giá trị nên doanh thu của những năm sau đó cũng tăng do số tài sản Công ty đã đầu tư trước đó mang lại nhiều hiệu quả (doanh thu năm 2005 và 2006 tăng vượt bậc so với những năm trước đó và lần lượt là: 48626 triệu đồng; 66590 triệu đồng). Điều đó chứng tỏ khả năng quản lý vốn cố định của Công ty ngày càng được cải thiện, trình độ sử dụng máy móc cũng được cũng được nâng lên do số lao động có trình độ gia tăng. Bên cạnh đó Công ty cũng quản lý chặt chẽ tài sản cố định, do vậy không gây lãng phí, thất thoát. 1.3.4. Đặc điểm về thị trường, khách hàng Sản phẩm của công ty có tính đơn chiếc, đều được thực hiện khi đã có hợp đồng. Không có sản phẩm tồn kho, không phải lo khâu tiêu thụ nên công ty không cần đến chính sách tiêu thụ sản phẩm. Để có thể có được các hợp đồng, ngoài việc đấu thầu, công ty còn phải đi tiếp thị công trình, giới thiệu khả năng của công ty cho các nhà đầu tư tiềm năm. Công việc này chỉ đạt hiệu quả khi công trình của công ty đạt được các yêu cầu đề ra. Công ty không có chính sách cụ thể nào về sản phẩm. Bảng 4: Các hợp đồng tiêu biểu đã thực hiện những năm gần đây Tên hợp đồng Giá trị Bắt đầu Kết thúc Hình thức Địa điểm Dự án đường Lai Châu - Mường Tè 106.000.000.000 1994 2000 Chỉ định thầu Lai Châu Dự án Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 10 - Hợp đồng R4 - Phân đoạn Km123-Km134+560 29.098.000.000 2000 2002 Đấu thầu rộng rãi quốc tế Nam Định Đường nối Quốc lộ 1 - Quốc lộ 10 tại thị xã Ninh Bình (đường từ thị xã Ninh Bình - cảng Ninh Phúc); phân đoạn Km1-Km2 & Km4+500-Km6+414 27.054.000.000 2003 2005 Đấu thầu rộng rãi Ninh Bình Dự án đường Hồ Chí Minh - đoạn Nam Cầu Trâm - Tân Thịnh; phân đoạn Km62+856-Km66+500 20.000.000.000 2003 2005 Chỉ định thầu Hòa Bình (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật) Về thị trường, theo vùng lãnh thổ, miền bắc Việt nam là thị trường chính và chủ yếu. Các công trình xây dựng của công ty đều tập trung ở miền bắc như Hà Nội, Hà Tây, Sơn La, Lai Châu…. Nhưng sự hội nhập ngày càng rõ nét, đặc điểm của các khách hàng ngoài nước thường coi trọng tới chất lượng các công trình hơn là những chi phí phải bỏ ra, nhiều máy móc tại Công ty đã cũ và lạc hậu không còn đủ khả năng để đáp ứng sự đòi hỏi của các khách hàng ngoài nước. Do vậy Công ty muốn phát triển được ở thị trường ngoài nước thì cần phải có sự đầu tư thay thế các máy móc đã cũ và lạc hậu không còn phù hợp nữa. Nếu sự đầu tư không đúng chỗ sẽ không những không mang lại hiệu quả cao cho công ty mà còn gây lãng phí vốn, vì thế Công ty cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề này. Nếu xét về lĩnh vực xây dựng thì công ty chủ yếu tập trung vào xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Do đặc điểm của sản phẩm cũng như của thị trường công ty không nhất thiết phải phân loại ra các cặp sản phẩm thị trường cụ thể. Do thị trường hoạt động của Công ty không thực sự rộng nên khi có những biến động mạnh về thị trường nơi Công ty hoạt động thì rất dễ xảy ra tình trạng lao động của Công ty không có việc làm. Điều đó làm cho một số lao động có trình độ của Công ty đã nghỉ việc, làm ảnh hưởng đáng kể tới việc quản lí và sử dụng vốn tại Công ty. Điển hình là năm 2007 vừa qua số vốn kinh doanh của Công ty đã giảm từ 94.701.931 nghìn đồng xuống còn 75.482.999 nghìn đồng. 1.3.5. Môi trường tự nhiên Ngày nay khoa học càng phát triển thì sự lệ thuộc của con người vào tự nhiên ngày càng giảm đi, ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng cũng ít hơn, trừ các doanh nghiệp hoạt động mang tính thời vụ hoặc các doanh nghiệp khai thác...Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây là chịu ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường tự nhiên, các công trình khi thi công bao giờ cũng phải tính đến sự thay đổi bất thường của thời tiết. Chỉ cần những thay đổi nhỏ của thời tiết mà không được tính trước cũng có thể làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công và chất lượng của công trình thi công. Chính vì thế Công ty các công ty xây dựng nói chung và Công ty xây dựng Miền Tây nói riêng luôn đặc biệt quan tâm tới sự thay đổi của môi trường tự nhiên. Trong khi thi công dự án Lai châu - Mường tè Công ty đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại do thời tiết gây ra. Dự án đã nhiều lần bị gián đoạn hoặc phải dừng thi công lại do mưa gió quá to và kéo dài, số tài sản cố định cũng bị hỏng hóc và giảm giá trị do hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Có những lúc Công ty phải cắt giảm lao động thuê ngoài do công trình thi công phải hoãn quá lâu, còn số lao động chuyên nghiệp phải nghỉ làm. Điều đó ảnh hưởng tới khả năng thu hồi vốn của Công ty, làm cho chi phí của công trình tăng lên rất nhiều, dẫn đến doanh thu và hiệu sử dụng vốn của Công ty giảm mạnh. 1.3.6. Môi trường kinh tế Là tổng thể các biến số kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như tình trạng lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá, tình trạng cạnh tranh...Các yếu tố này có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Sự lạm phát có thể làm cho nguyên, vật liệu, các yếu tố đầu vào của Công ty tăng nhanh, dẫn đến lợi nhuận của Công ty giảm đáng kể. Nếu Công ty không chủ động được sự thay đổi này thì Công ty rất có thể lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ, nguồn vốn kinh doanh của Công ty sẽ kh._.ó thu hồi do Công trình thi công bàn giao chậm vì thiếu vốn đầu tư. Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây do mới chuyển sang công ty cổ phần nên có nhiều hạn chế về vốn, công ty chưa chủ động được nguồn vốn của mình, vồn vay vẫn còn nhiều. do vậy việc tăng hay giảm lãi xuất cũng ảnh hưởng lợi nhuận của Công ty, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Ngoài ra sự cạnh tranh của các Công ty khác trong cung ngành hay sự liên kết của các Công ty cung cấp các yếu tố đầu vào cũng làm cho Công ty lâm vào tình trạng khó khăn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Do vậy, trước tình hình đó Công ty phải có những biện pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn. Sự ổn định của nền kinh tế giúp doanh Công ty tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra sự phát triển của thị trường tài chính và các hệ thống tài chính trung gian khắc phục được những yếu kém và nhờ đó tạo điều kiện cho Công ty tìm được những nguồn vốn phù hợp, đa dạng hóa hóa đầu tư nhằm giảm bớt những rủi ro và có được cơ cấu vốn hợp lý mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao cho Công ty. Tuy nhiên, thị trường ngày càng phát triển thì lại càng có sự cạnh tranh gay gắt, nếu Công ty không có những biện pháp phù hợp cho vấn đề này cũng như vấn đề sử dụng vốn của mình thì không thể tồn tại được 1.3.7. Môi trường pháp lý Là hệ thống các chế tài pháp luật, các chủ trương chính sách...liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là tất yếu và cần thiết nhưng tác động của nhà nước chỉ được thực hiên thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, không can thiệp trực tiếp mà giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.Ảnh hưởng của môi trường pháp lý thể hiện ở chỗ nó đưa ra các quy tắc bắt buộc doanh nghiệp phải tuân theo, nó bảo vệ những lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Nếu môi trường pháp lý thuận lợi sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, và quản lý nền kinh tế bằng các chính sách kết hợp với việc sử dụng pháp luật. Nhà nước tạo môi trường cùng các hành lang pháp lý và các điều kiện thuận lợi khác cho sự sự hoạt động của các doanh nghiệp đồng thời định hướng cho các doanh nghiệp làm theo. Vậy nên khi có sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước sẽ ảnh hưởng tới sự hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây cũng như các Công ty khác khi quyết định đến một vấn đề nào về quản lý và tài chính đều phải xét đến những chính sách kinh tế của Nhà nước trong từng thời kỳ. Chính sách lãi suất ảnh hưởng tới việc huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Sự thay đổi về lãi suất khiến Công ty cân nhắc xem nên sử dụng vốn vay hay vốn tự có. Thực tế đã chứng minh trong hai năm gần đây lãi suất tăng làm cho chi phí về vốn tăng, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty giảm, còn doanh thu của Công ty bị giảm sút nghiêm trọng (đặc biệt là năm 2007 doanh thu giảm từ 66.590 triệu đồng xuống còn 60.844 triệu đồng). Chính sách cũng ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn của Công ty, một số nguyên vật liệu có giá trị cao Công ty phải nhập khẩu do các nhà cung cấp trong nước không sản xuất được hoặc chất lượng sản xuất thấp không đáp ứng được yêu cầu của công trình cũng như của chủ đầu tư. Ngoài ra, chính sách thuế cũng tác động tới thu nhập của Công ty, tùy thuộc vào mức thuế mà Nhà nước quy định, do đó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. 1.3.8. Môi trường kinh tế xã hội Khách hàng của doanh nghiệp luôn tồn tại trong một môi trường văn hoá xã hội nhất định, để có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng, ký được những hợp đồng có lợi cho Công ty hay khả năng trúng những gói thầu phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm văn hoá xã hội ở nơi mà Công ty đang hoạt động. Nó ảnh hưởng đến việc ra quyết định sản xuất sản phẩm nào, lựa chọn công nghệ sản xuất nào. Hiện tại Công ty chủ yếu hoạt động trong nước nên môi trường kinh tế còn ảnh hưởng ít đên Công ty. Sự hội nhập ngay càng được mở rộng, xu thế toàn cầu hóa đang được nhiều nước ủng hộ, do vậy trong thời gian tới Công ty có thể phải tiếp xúc với nhiều môi trường xã hội rất khác nhau, cũng có thể có những phong tục tập quán rất khác nhau, thậm chí còn trái ngược nhau. Trước khi quyết định đầu tư vào một công trình nào đó Công ty nên tìm hiểu rõ môi trường văn hóa xã hội tại đó, không hiểu rõ điều này thì Công ty có thể không ký được những hợp đồng có giá trị, dẫn đến nguồn vốn của Công ty không được sử dụng, vòng quay của vốn sẽ chậm (nguồn vốn của Công ty còn có cả vốn vay, trông khi vốn không được sử dụng mà vẫn phải trả lãi vay làm cho chi phí sử dụng vốn tăng cao). Công ty nên chú ý tới điều này vì trong tương lai nó có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. 1.3.9. Môi trường kỹ thuật, công nghệ Sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới ngày càng nhanh cùng với xu thế chuyển giao công nghệ đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội và thách thức mới. Việc sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng phải thích ứng với sự tác động của các yếu tố này. Ý thức được điều này Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây luôn quan tâm đến công nghệ mà Công ty đang sử dụng và cập nhật những công nghệ mới trên thế giới để tạo lợi thế trong việc cạnh tranh thi công các công trình vời các doanh nghiệp khác. Đồng thời song song với việc đó công ty cũng ưu tiên tuyển dụng những kỹ sư, công nhân có tay nghề cao có thể làm chủ được những công nghệ tiên tiến trên thế giới, phù hợp với những máy móc, trang thiết bị dùng trong lĩnh vực Công ty đang hoạt động. Công ty cũng không bỏ qua việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, công nhân viên trong công ty sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh ngay càng biến động ngày nay. Sự đầu tư đúng mức, đúng chỗ sẽ giúp cho Công ty ký được những hợp đồng lớn và có giá trị, máy móc và trang thiết bị của Công ty sẽ được sử dụng nhiều. Vì thế ít chịu ảnh hưởng của hao mòn vô hình, số vòng quay của vốn cũng được rút ngắn xuống, làm tăng hiệu quả sử dụng vôn của Công ty. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MIỀN TÂY 2.1. Thực trạng vốn kinh doanh của Công ty 2.1.1. Đặc điểm về vốn kinh doanh tại Công ty Bảng 5: Thực trạng sủ dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây Đơn vị: 1000đ Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Vốn kinh doanh 33.467.984 48.957.564 78.893.747 94.701.931 75.482.999 Vốn cố định 13.373.087 22.483.965 25.115.001 23.083.480 19.463.348 Vốn lưu động 20.094.897 26.473.599 53.778.746 71.618.451 56.379.651 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn và tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Đối với những công ty xây dựng nói chung và Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây nói riêng thì nhu cầu về vốn đầu tư cho máy móc thiết bị là tương đối lớn vì vậy cần xem xét mức độ an toàn của nguồn vốn khi đầu tư vào tài sản này để có chính sách huy động các nguồn vốn vay trung và dài hạn một cách hợp lý vì nguồn vốn chủ sở hữu không thể đảm bảo cho toàn bộ tài sản cố định. Trong những năm qua nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng chậm ,trong khi đó nhu cầu về máy móc thiết bị để thi công các công trình đang tăng nhanh. Bên cạnh đó công ty còn có nhu cầu đổi mới may móc thiết bị cho phù hợp với trình độ công nghệ ngày nay và sự đòi hỏi về chất lượng công trình ngày nay. Công ty đã cố gắng huy động vay nợ dài hạn song cũng có những lúc nguồn vốn dài hạn vẫn không đủ tài trợ cho tài sản cố định. Vì vậy công ty đã phải huy động nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ một phần cho tài sản cố định. Tình hình này không đảm bảo an toàn cho tài sản cố định của công ty vì vòng quay của nguồn vốn ngắn hạn nhỏ hơn rất nhiều so với thời gian thu hồi vốn cố định do vậy sẽ gây khó khăn cho khả năng thanh toán và trả nợ ngắn hạn của công ty. Nhận thức được điều đó Công ty đã nhanh chóng tìm cách khắc phục tình trạng trên. Để tiến hành thi công được các công trình xây dựng chỉ chuẩn bị các máy móc thiết bị thôi thì chưa đủ, doanh nghiệp còn cần phải đảm bảo đủ vốn lưu động đáp ứng cho nhu cầu vốn trong quá trình thi công. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động bao các khoản phải thu, nguồn vốn ngân sách cấp, vay ngắn hạn, người bán ứng trước. 2.1.2. Đặc điểm về vốn cố định của Công ty Bảng 6: Ngồn vốn cố định tại Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây Đơn vị: 1000 đ Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn vốn ngân sách 1.546.298 1.845.675 2.034.569 1.760.856 1.760.856 Nguồn tự bổ sung 359.875 365.249 645.259 845.000 711.300 Vay dài hạn 6.768.401 15.146.544 15.856.954 12.883.000 10.648.943 Nguồn vốn khác 4.698.513 5.126.497 6.578.219 7.594.624 6.342.249 Tổng Vốn cố định 13.373.087 22.483.965 25.115.001 23.083.480 19.463.348 Doanh thu 30.295.000 23.099.000 48.626.000 66.590.000 60.844.000 LN ròng 70.000 60.500 220.000 302.000 250.000 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Qua biểu trên, ta thấy nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp ngày càng giảm và trong năm 2006, 2007 là không thay đổi. Điều đó cho thấy rằng Nhà nước đang để cho các doanh nghiệp độc lập tự chủ hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của chính mình. Đây cũng là một khó khăn cho công ty trong thời gian tới. Nhưng với nhu cầu vốn kinh doanh của công ty ngày càng tăng, công ty đã vay vốn dài hạn của ngân hàng để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Bảng trên cũng cho thấy tình hình vốn cố định của Công ty tăng nhanh vào năm 2004 và 2005 do Công ty chú ý đầu tư mua sắm máy móc thiết bị cho phù hợp với chất lượng công trình đòi hỏi và tạo lợi thế so với những doanh nghiệp trong cùng ngành trong việc đấu thầu các công trình. Cụ thể là năm 2004 số vốn cố định của công ty tăng 9.110.878 (nghìn đồng) tương ứng tăng 68,13 %. Năm 2005 vốn cố định của công ty tăng 2.631.036 (nghìn đồng) tương ứng tăng 11,7 %. Chúng ta cũng có thể thấy số vốn cố định này giảm nhanh ở những năm gần đây do thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liện, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường, giá cả các thiết bị đầu vào cũng tăng nhanh làm cho công ty gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới trong việc mua sắm máy móc, trang thiết bị. Bên cạnh đó số máy móc , trang thiết bị cũ cũng bị khấu hao dần làm cho số vốn cố định của công ty giảm dần. Cụ thể là năm 2006 giảm 2.031.512 (nghìn động) tương ứng giảm 8.09 %, năm 2007 giảm 3.620.132 (nghìn đồng) tương ứng giảm 15.68 %. 2.1.3. Đặc điểm về vốn lưu động của Công ty Bảng 7: Thực trạng vốn lưu động tại Công ty những năm gân đây Năm 2003 2004 2005 2006 2007 1.Nguồn vốn ngân sách 1468791 1534126 2103453 1760856 1760856 2.Nguồn vốn tự bổ sung 246534 512354 645125 760235 532452 3. Vay ngắn hạn 13402236 16606521 30220569 29375967 33731228 4. Phải trả người bán 5531584 11583163 3931122 13071690 8065930 5. Người mua ứng trước 1756482 2164000 7451000 9552973 4947000 6. Thuế và các khoản phải nộp 438983 317844 2482126 384264 264000 7. Phải trả công nhân viên 108764 1198246 428500 754654 1810193 8. Phải trả nội bộ 504616 667788 1002311 25899738 8520093 9. Nguồn vốn khác 2168478 3472707 9445649 3129751 4813816 Tổng vốn lưu động 20094897 26473599 53778746 71618451 56379651 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Sự biến động của vốn lưu động cũng gần giống với sự biến động của vốn cố định. Trong các năm 2004, 2005, 2006 tăng lần lượt là 6.378.702; 27.305.147; 17.839.705 (nghìn đồng), tương ứng tăng 31,74%; 103,14%; 33,17%. Xu hướng này cho thấy nhu cầu về vốn lưu động của doanh nghiệp để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đang gia tăng mạnh. Tuy nhiên tỷ trọng tài sản lưu động cao như vậy có thể gây mất cân đối trong cơ cấu tài sản, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của công ty. 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty 2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn Biểu đồ 6: Tình hình sử dụng vốn kinh doanh *Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh Lợi nhuận ròng( lợi nhuận sau thuế) Hệ số doanh lợi Vốn kinh doanh Bảng 8: Hệ số doanh lợi VKD của Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Hệ số doanh lợi VKD 0.002092 0.001236 0.002789 0.003198 0.003296 Hệ số doanh lợi vốn kinh doanh cho biết trong những năm qua tinh hình sử dụng vốn của công ty chưa được tốt. Hệ số này cho biêt cứ 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bảng trên cho thấy tình hình sử dụng vồn có được cải thiện qua các năm nhưng một đồng vốn kinh doanh tạo ra rất ít lợi nhuận. cụ thể là 0.002092 vào năm 2003, các năm tiếp theo lần lượt là 0.001236 ; 0.002789 ; 0.003189 ; 0.003296. Nguyên nhân của tình trạng trên là do quá trình quản lý vốn chưa được tôt gây thất thoát, lãng phí. * Suất hao phí của vốn: Vốn kinh doanh Suất hao phí của vốn = Lợi nhuận ròng Bảng 9: Suất hao phí của vốn Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Suất hao phí của vốn 478.011 809.06 358.55 313.57 303.39 Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng lợi nhuận thì công ty phỉ bỏ ra bao nhiêu đồng vốn. qua bảng trên ta thấy để tạo ra một đồng lợi nhuận thì số vốn mà công ty phải bỏ ra ngày càng giảm (trừ năm 2004 là 809,06). Trong khi đó vốn kinh doanh của công ty liên tục được bổ sung qua các năm, lợi nhuận của công ty cũng tăng nhanh qua các năm. Điều đó chứng tỏ công ty sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả, tuy nhiên mức này vẫn còn cao trong các công ty trong cùng ngành. * Số vòng quay của vốn kinh doanh: SVVKD = TR/ VKD Bảng 10: Số vòng quay của VKD Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Số vòng quay VKD 0,905193 0,471817 0,616348 0,070315 0,802236 Chỉ tiêu số vòng quay của vốn cho biết khả năng thu hồi vốn của công ty, qua bảng trên cho thấy số vòng quay của vốn ngày càng giảm và vẫn cồn thấp. Nguyên nhân là do doanh thu tăng chậm và những năm gần đây còn giảm, mô, một phần là do các nguên nhân khác như những khoản phải thu tăng nhanh, đó cũng là một đặc điểm của ngành xây dựng. Cụ thể là số vòng quay của vốn qua các năm tư năm 2003 đến 2007 lần lượt như sau: 0,905193 ; 0,471817 ; 0,616348 ; 0,070315 ; 0,802236 . 2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định Điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là phải có vốn. Vốn cố định là bộ phận thứ nhất có vai trò quan trọng đặc biệt trong toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh. Nó là biểu hiện bằng tiền của giá trị tài sản cố định được sử dụng vào quá trình sản xuất và tái sản xuất. Do vậy để nghiên cứu tình hình sử dụng và quản lý vốn lưu động của Công Ty xây dựng miền Tây ta nghiên cứu cơ cấu vốn theo nguồn hình thành: + Vốn do ngân sách nhà nước cấp + Vốn vay dài hạn + Vốn tự bổ sung. Là một doanh nghiệp xây dựng, công ty xây dựng miền Tây có một cơ cấu phân bổ vốn điển hình cho ngành xây dựng, vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn sử dụng vào hoạt động kinh doanh, trong đó tài sản cố định dùng cho sản xuất chiếm tỷ lệ lớn. Để thấy được hiệu quả sử dụng vốn cố định của Nhà máy ta căn cứ vào năng lực hoạt động của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định như hiệu suất sử dụng tài sản cố định, sức sinh lời của tài sản cố định.... * Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Doanh thu( hoặc doanh thu thuần) trong kì Hiệu suất sử dụng vốn cố định = VCĐ sử dụng bình quân trong kì Bảng 11: Hiệu suất sử dụng VCĐ tại Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Hiệu suất sử dụng VCĐ 0.00227 0.00103 0.00194 0.00288 0.00313 Ý nghĩa: Cứ 1000 đồng vốn cố định được đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 2.27 đồng doanh thu vào năm 2003, 1.03 đồng doanh thu vào năm 2004, 1.94 đồng doanh thu năm 2005, 2.88 đồng doanh thu năm 2006, 3.13 đồng doanh thu năm 2007. Như vậy, ta có thể thấy rằng hiệu suất sử dụng vốn cố định không ổn định qua các năm. Năm 2004 và năm 2005 hiệu suất sử dụng vốn cố định bị giảm mạnh so với năm 2003, bắt đầu từ năm 2006 tỉ số này mới tăng vượt mức năm 2003. Tuy nhiên, đây là một tín hiệu đáng mừng vì trong những năm gần đây công ty đã sử dụng có hiệu quả vốn cố định * Hàm lượng vốn tài sản cố định: Vốn sử dụng bình quân trong kì Hàm lượng vốn tài sản cố định = Doanh thu Bảng 12: Hàm lượng tài sản cố định Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Hàm lượng vốn TSCĐ 441.2 937.4 516.5 346.7 319.9 Ý nghĩa: Để tạo ra 1 đơn vị doanh thu cần sử dụng 441.2 đồng vốn tài sản cố định năm 2003, và 937.4 đồng năm 2004, 516.5 đồng năm 2005, 346.7 đồng năm 2006, 319.9 đồng năm 2007. Nhìn vào bảng trên ta thấy công ty hoạt động ngày càng hiệu quả. Năm 2004 là năm đánh dấu hoạt động yếu kém nhất của công ty. Phải mất tới 937.4 đồng vốn tài sản cố định mới có thể tạo ra một đồng doanh thu. Các năm sau đó tỷ lệ này giảm xuống rất mạnh. Điều này đạt được là do ban lãnh đạo công ty đã có những chính sách tài chính hiệu quả nhằm đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Để cụ thể hơn, có thể nhìn vào biểu đồ dưới đây Biểu đồ 7: Hàm lượng vốn, TSCĐ * Hiệu quả sử dụng vốn cố định Lợi nhuận ròng( lợi nhuận sau thuế) Hiệu quả sử dụng VCĐ = VCĐ sử dụng bình quân trong kì Bảng 13: Hiệu quả sử dụng VCĐ Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Hiệu quả sử dụng VCĐ 0.0052 0.00269 0.00879 0.0131 0.0128 Ý nghĩa: Như vậy cứ 1 đồng vốn cố định thì sẽ tạo ra được 0.0052 đồng lợi nhuận năm 2003. Tỷ lệ này ngày càng tăng mạnh và tới năm 2007 thì 1 đồng vốn cố định đã tạo ra được 0.0128 đồng lợi nhuận ròng. Như vậy ta có thể thấy tuy Công ty kinh doanh có hiệu quả nhưng hiệu quả chưa cao, mặt khác công ty vẫn chưa sử dụng hết hiệu quả đồng vốn cố định bỏ ra. Có thể nói 3 năm gần đây việc quản lý và sử dụng vốn cố định ở Công ty là tương đối tốt, đặc biệt là năm 2007, đó là kết quả của việc đầu tư có hiệu quả cho công nghệ sản xuất mới, cải tiến tổ chức sản xuất hợp lý, hoàn chỉnh cơ cấu tài sản cố định, hoàn thiện những khâu yếu hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ. Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đang có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty nói riêng, hiệu quản sử dụng vốn nói chung, công ty cần phải quan tâm đến công tác quản lý bảo toàn vốn cố định và đầu tư đổi mới tài sản cố định của doanh nghiệp. 2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động không thể thiếu ở bất kỳ một doanh nghiệp nào muốm sản xuất kinh doanh. Số vốn lưu động của công ty là khá lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh, để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục. số vốn luu động của công ty chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vay ngắn hạn, bên cạnh đó còn những nguồn khác như nguồn ngân sách cấp, người mua ứng trước, vốn góp cổ phần của cổ đông, lợi nhuận chưa phân phối …. * Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) Hiệu quả sử dụng VLĐ = VLĐ sử dụng bình quân trong kì Bảng 14: Hiệu quả sử dụng VLĐ Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Hiệu quả sử dụng VLĐ 0.003483 0.002285 0.004091 0.004217 0.004434 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty năm 2004 co giảm so với năm 2003, một đồng vốn chỉ sinh ra được 0,002285 đồng lợi nhuận, nguyên nhân do thị trường có nhiều biên động mạnh, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong ngành và có cả những doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Các năm còn lại hiệu suất sử dụng tài sản của công ty được cải thiện dần và ngày một tốt hơn. Chỉ số này năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là: 0,004091 ; 0,004217 ; 0,004434. * Số vòng quay vốn lưu động: Chỉ số này cho biết khả năng thu hồi vốn của công ty, chỉ số này càng cao thì càng chứng tỏ công ty sử dụng vốn có hiệu quả. Doanh thu Số vòng quay VLĐ = VLĐ sử dụng bình quân trong kì Bảng 15: Số vòng quay của VLĐ Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Số vòng quay VLĐ 1.507597 0.87253 0.904186 0.929788 1.079184 Ta có thể thấy số vòng quay của vốn năm 2004 giảm rất nhiều so với năm 2003, các năm khác có tăng dần nhưng không vẫn không bằng năm 2003, nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải thu tăng nhanh qua các năm, đặc biệt là năm 2004 không những các khoản phải thu tăng nhiều so với năm 2003 mà doanh thu năm đó cũng giảm mạnh (từ 30.295 triệu đồng xuống còn 23.099 triệu đồng). Hiện tượng đó đã làm cho số vòng quay của vốn giảm từ 1.507597 xuống còn 0.87253. Nhận thức được khẳ năng thu hồi vốn chậm so với những năm trước đó Ban lãnh đạo công ty đã đề ra các giải pháp nhăm tăng khả năng thu hồi vốn cho công ty, và tình hình đó đã được cải thiện ngay trong những năm tiếp theo. * Số ngày bình quân của một vòng luân chuyển: Có thể thấy số ngày luân chuyển vốn của công ty ngày một giảm qua bảng số liệu dưới đây, chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày một tốt lên, chỉ riêng có năm 2004 là tăng lên, như đã phân tích ở trên năm 2004 tình hình sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. 365 Số ngày luân chuyển = Số vòng quay VLĐ Bảng 16: Số ngày luân chuyển VLĐ Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Số ngày luân chuyển 242.1072 418.3239 403.6779 392.5625 338.2186 2.3. Đánh giá tình hình sử dụng vốn tại Công ty Hoạt động trên một thị trường có tính cạnh tranh ngày càng quyết liệt, ban lãnh đạo Công ty cổ phần xây dựng Miền Tây đã tỏ rõ bản lĩnh kinh doanh của mình trong việc dẫn dắt công ty tồn tại và phát triển, lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh với tinh thần cao, tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có, liên tục huy động về trang thiết bị, máy móc, vốn và đặc biệt là con người để không ngừng phát triển năng lực sản xuất, mở rộng quy mô, đầu tư thiết bị hiện đại nhằm khẳng định vị trí của công ty trên thị trường xây dựng. 2. 3.1 Những kết quả đạt được: Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng vốn của công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Doanh thu thuần không ngừng tăng trong các năm qua khiến đem lại cho công ty nhiều lợi nhuận. Công ty đã thành công trong việc đảm bảo đủ vốn cho sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng điều hoà khá linh hoạt càng làm tăng thêm hiệu quả sử dụng vốn. Điều này thể hiện ở chỗ thời gian qua mặc dù được tài trợ chủ yếu bởi nợ ngắn hạn, song công ty vẫn không bị mất khả năng thanh toán. Số nợ ngắn hạn được sử dụng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ngày càng tăng và một phần nhu cầu tài sản cố định của đơn vị. Với cơ cấu vốn chưa thật sự hợp lý song công ty đã cố gắng duy trì được mức lợi nhuận dương. Mặc dù hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động tăng trong năm 2004 rồi lại giảm trong năm 2005 nhưng về mặt giá trị thì hiệu quả sử dụng vốn của công ty đã là một thành tích mà không phải doanh nghiệp xây dựng, nhất là doanh nghiệp xây dựng nào cũng đạt được trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Hiện nay, hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty có thể nói là không bằng mức chung của ngành xây dựng, nhưng trong những năm qua công ty cũng cố gắng cải thiện tình hình sử dụng vốn cố định và cũng đạt được một số thành tích nhất dịnh như là hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2007 đã tăng lên so với các năm trước đó. Công ty đã duy trì được lượng vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của công ty do đó tạo thuận lợi cho công ty trong sản xuất kinh doanh, chi phí khấu hao thấp giảm giá thành tăng lợi nhuận. Công ty đã tận dụng tốt những khoản nợ ngắn hạn mà chủ yếu là vay ngắn hạn và các khoản phải trả phải nộp khác để tài trợ cho tài sản lưu động và một phần khá quan trọng tài sản cố định. Điều này không phải là dễ dàng bởi muốn dùng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn công ty phải có đủ uy tín cũng như khả năng phát triển. Việc duy trì các khoản phải thu lơn cũng chưa hẳn là xấu nếu công ty biết rõ khả năng có thể thu hồi lại được số công nợ này. Đồng thời công ty có thể ký kết được các hợp đồng mới hoặc có quan hệ kinh doanh với số khách hàng chưa trả nợ này. Nếu biết tiếp thị tốt cũng như duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài này, trong thời gian sắp tới chắc chắn công ty sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn do chính sách tín dụng thương mại thu hút khách hàng. Vì vậy vốn lưu động cũng như vốn cố định sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. 2. 3.2 Những hạn chế và nguyên nhân: Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn ở trên ta có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty đã giảm trong trong một số năm. Điều đó cho thấy công tác quản lý và sử dụng vốn đã có nhiều vướng mắc cần phải tháo gỡ để tiếp tục sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo. * Những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định: Trong năm 2004 hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đều giảm. Sở dĩ như vậy là do doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng chậm so với sự gia tăng của vốn cố định bình quân. Năm 2004 lợi nhuận của công ty giảm so với năm 2003 khiến cho hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm nhiều. Như vậy một hạn chế cơ bản là tài sản cố định đầu tư mới đã không phát huy được tác dụng. Tài sản cố định tăng liên tục trong các năm 2003 và 2004 song doanh thu và lợi nhuận lại không tăng tương ứng. Nguyên nhân là do các tài sản cố định mới đầu tư ít được sử dụng do khối lượng công việc tăng không đáng kể, công suất của máy móc cũ có thể đáp ứng được yêu cầu của các công trình. Vì vậy, máy móc thiết bị mới hầu như ít được dùng trong khi đó vẫn phải tính và trích khấu hao đối với số máy móc thiết bị mới này. Điều đó làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị. Như vậy vốn cố định bình quân tăng nhanh trong khi doanh thu và lợi nhuận tăng lên chậm hoặc giảm đi là một hạn chế trong công tác quản lý sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động: Năm 2004 hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giảm chứng tỏ công tác thu hồi nợ của công ty kém, tồn kho cũng như các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển...lớn khiến doanh nghiệp bị ứ đọng vốn, giảm tốc độ luân chuyển cũng như sức sinh lợi của vốn lưu động. Trong cơ cấu vốn lưu động của công ty có một bộ phận quan trọng nằm trong khâu sản xuất và khâu dự trữ nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục. Bộ phận chủ yếu của vốn lưu động nằm trong khâu sản xuất là giá trị của sản phẩm dở dang hay chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trong các doanh nghiệp xây dựng, đây có thể là các công trình, các hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành hay khối lượng công tác dở dang trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán hoặc chi phí phát sinh từ khi khởi công công trình đến thời điểm kiểm kê đánh giá đối với các công trình quy định thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ. Vì đặc điểm của ngành xây dựng là có chu kỳ sản xuất dài, giá trị sản phẩm dở dang lớn nên nếu các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng cơ bản đẩy nhanh được tốc độ lưu chuyển bộ phận vốn lưu động này thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao đáng kể hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động nằm trong khâu dự trữ chủ yếu là nguyên vật liệu tồn kho. Tỷ trọng hai khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và nguyên vật liệu tồn kho trong tổng vốn lưu động của đơn vị đang tăng trong hai năm qua. Nguyên nhân là do chu kỳ sản xuất kéo dài nên nhiều công trình chưa được hoàn thành và công ty phải duy trì sẵn sàng nguyên vật liệu cho thi công các hạng mục này. Một số công trình thi công bị gián đoạn vì bên A sửa thiết kế hay do thiếu vốn khiến công ty không có tiền thanh toán nguyên vật liệu và trả lương cho công nhân. Ngoài ra hai năm qua còn có một số các công trình chậm được quyết toán do nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan ... gây ra tình trạng công trình chậm được nghiệm thu hoặc thanh toán, nguyên vật liệu phải sẵn sàng ở trong kho để sử dụng tăng tức là nguyên vật liệu tồn kho tăng. Do đó hiện tượng ứ đọng vốn lưu động tác động xấu đến công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp. Đây cũng là một vấn đề cần xem xét tìm ra giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG MIỀN TÂY 3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới - Về đời sống, việc làm: Ban hành Quy chế trả lương thưởng, bảo hiểm, tiền trách nhiệm xã hội, xét nâng lương, nâng bậc, thi tay nghề, thăm hỏi, hiếu hỷ, ủng hộ quỹ người nghèo, và nhiều quy định khác cho phù hợp với thời kì mới. Tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên và con em có việc làm. - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và dây chuyền công nghệ trong xây dựng cầu đường và các ngành nghề khác. Cải tiến máy móc, thiết bị cũ, đầu tư mua, nhập khẩu những máy móc hiện đại, tiên tiến cho phù hợp với đòi hỏi của chất lượng công trình ngày nay. Bên cạnh đó cũng phải trích ngân quỹ đào tạo cán bộ công nhân viên, nâng cao tay nghề cho tương xứng với trình độ công nghệ. - Hoàn thiện cơ chế quản lý của công ty đặc biệt là cơ chế quản lý cấp đội. Đây là một trọng tâm trong vấn đề chống thất thoát, chống lãng phí.Công ty cần triển khai như sau: + Tùy từng công trình mà chọn mô hình khoán cho phù hợp. + Điều tra giá cả, thương thảo hợp đồng sau đó mới giao cho Đội tiêp nhận, tiến hành giao khoán. + Kiểm tra số lượng, bảng kê, nhật trình đối chiếu với định mức vật tư. + Vay vốn theo mẫu, mang hình thức cân đối nhanh về sản lượng, doanh thu, chi phí và công nợ. + Dừng các đội trưởng và kế toán đội có số dư nợ lớn hoặc đã kết thúc công trình để hoàn thiện chứng từ, làm rõ công trình nào mất cân đối. + Hình thành tổ thu hồi công nợ, yêu cầu cấp đội phải chịu trách nhiệm đến giai đoạn nghiệm thu và bàn giao công trình. - Nâng cao trình độ tin học của cán bộ công nhân viên trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. - Xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị và quy hoạch bồi dưỡng cán bộ phát triển Đảng. Bảng :Mục tiêu trong những năm tới Bảng 17: Mục tiêu trong những năm tới STT Tên chỉ tiêu chính Đơn vị Kế hoạch 1 Tổng._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34927.doc