Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần thương mại xi măng

LỜI MỞ ĐẦU Các doanh nghiệp hiện nay hoạt động kinh doanh trong điều kiện của nền kinh tế mở, với xu thế quốc tế hoá ngày càng cao, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cho nên sự cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước ngày càng mạnh mẽ. Do vậy nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, cho đầu tư phát triển ngày càng lớn, điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động cao độ không những nguồn vốn bên trong mà phải tìm cách huy động nguồn vốn bên ngoài, đồn

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần thương mại xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thời phải bảo đảm sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng. Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước, với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN, các doanh nghiệp được quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời có trách nhiệm bảo toàn vốn, sử dụng vốn của mình có hiệu quả. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã thích nghi kịp thời với tình hình mới, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên rõ rệt và trở thành các doanh nghiệp lớn của đất nước. Song bên cạnh đó có không ít các doanh nghiệp còn lúng túng trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh, làm ăn thua lỗ kéo dài, doanh thu không đủ bù chi phí bỏ ra, không bảo toàn được vốn dẫn tới phá sản. Thực tế này do nhiều nguyên nhân, một trong các nguyên nhân quan trọng là năng lực tổ chức quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, hiệu quả sử dụng vốn còn quá thấp. Vấn đề huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp hiện nay là vấn đề rất bức thiết. Doanh nghiệp cần xác định được mình đang thừa hay thiếu vốn, nên đầu tư vào đâu để đồng vốn sinh lợi tốt nhất. Ý thức được điều này, doanh nghiệp sẽ tìm ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phù hợp nhất với mình, tránh được những bất cập trong công tác quản lý và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Từ những lý do nêu trên tôi đã quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thương mại xi măng” để tìm hiểu chi tiết thực trạng sử dụng vốn ở doanh nghiệp vừa và nhỏ và tìm ra giải pháp khắc phục. Nội dung chuyên đề được phân chia thành 3 chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thương mại xi măng Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thương mại xi măng Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần thương mại xi măng được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và ban lãnh đạo công ty, cùng với những kiến thức, lý luận đã được trang bị trong nhà trường, tôi đã từng bước vận dụng vào tìm hiểu tình hình thực tế của công ty cổ phần thương mại xi măng, đồng thời từ những thực tế đó bổ sung và rút ra kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Qua đó càng thấy rõ được tầm quan trọng, bức thiết của vấn đề quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp nói chung và của công ty cổ phần thương mại xi măng nói riêng. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo công ty cổ phần thương mại xi măng, đặc biệt là PGS–TS Đàm Văn Huệ đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành tốt chuyên đề này. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP Tổng quan về vốn của doanh nghiệp Các khái niệm Theo quan điểm của Marx, vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, nó là một đầu vào của quá trình sản xuất. Theo các nhà kinh tế học hiện đại: Vốn là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Vốn và tài sản là hai mặt giá trị và hiện vật của một bộ phận nguồn lực sản xuất mà doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được quan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu và các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp nhằm tạo ra giá trị gia tăng. Như vậy, vốn là yếu tố quan trọng nhất của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Vì vậy, các doanh nghiệp cần thiết phải nhận thức đầy đủ hơn về vốn cũng như những đặc trưng của vốn. Các đặc trưng cơ bản của vốn - Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định: Có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp. - Vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. - Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. - Vốn có giá trị về mặt thời gian. - Vốn phải được gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vô chủ. - Vốn được quan niệm như một hàng hoá và là một hàng hoá đặc biệt có thể mua bán quyền sử dụng vốn trên thị trường. - Không thể đồng nhất vốn và tiền. Tiền chỉ là một dạng biểu hiện của vốn và tiền không nhất thiết phải là vốn. Phân loại vốn Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả các doanh nghiệp đều tiến hành phân loại vốn. Tuỳ vào mục đích và loại hình của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp phân loại vốn theo các tiêu thức và cách thức khác nhau. Hầu hết trong mọi doanh nghiệp, vốn đều bao gồm hại bộ phận: vốn chủ sở hữu và nợ, mỗi bộ phận này được cấu thành bởi nhiều khoản mục khác nhau tùy theo tính chất của chúng. Nhưng việc lựa chọn nguồn vốn trong các doanh nghiệp khác nhau sẽ không giống nhau mà nó phụ thuộc vào một loạt các nhân tố như: Trạng thái của nền kinh tế. Ngành kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Trình độ khoa học-kỹ thuật và trình độ quản lý. Chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Thái độ của chủ doanh nghiệp. Chính sách thuế.v.v… Phân loại theo nguồn hình thành Vốn chủ sở hữu Đối với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận chủ yếu sau: vốn góp ban đầu, lợi nhuận giữ lại, tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới. Vốn góp ban đầu: Khi doanh nghiệp bắt đầu được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải bỏ ra một số vốn ban đầu nhất định. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp sẽ quyết định cách thức và tính chất tạo vốn của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước, chủ sở hữu của doanh nghiệp là Nhà nước. Tuy nhiên hiện nay, một số công ty Nhà nước đã có một vài thay đổi về cơ chế quản lý vốn và tài chính để phù hợp hơn với điều kiện thực tế. Đối với doanh nghiệp, theo Luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn ban đầu cần thiết lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định mới được phép xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ thì vốn ban đầu sẽ do chủ doanh nghiệp bỏ ra và chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Với công ty hợp danh, vốn ban đầu do các thành viên hợp danh góp, thành viên tham gia quản lý và ra quyết định sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Đối với công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài… vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để thành lập công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty, chịu trách nghiệm hữu hạn trên giá trị cổ phần mình nắm giữ. Tuy nhiên, đối với mỗi công ty cổ phần tỷ lệ và quy mô góp vốn phụ thuộc nhiều và các yếu tố khác nhau như luật pháp, đặc điểm nền kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu liên doanh… do đó cách thức huy động vốn cổ phần cũng khác nhau. Nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại: Quy mô vốn ban đầu của doanh nghiệp là rất quan trọng. Tuy nhiên, số vốn này thông cần phải tăng lên theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Thông thường, các doanh nghiệp làm ăn có lãi đều dùng lợi nhuận thu được của năm trước không chia cho các chủ sở hữu mà giữ lại tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả thì càng có cơ hội thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn. Tự tài trợ bằng lợi nhuận giữ lại là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn đối với doanh nghiệp. Dùng nguồn vốn này, doanh nghiệp giảm được chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc của doanh nghiệp đối với bên ngoài. Rất nhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách đầu tư bằng lợi nhuận giữ lại do đó họ đặt ra mục tiêu lợi nhuận giữ lại đủ lớn để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao. Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận giữ lại chỉ có thể thực hiện được nếu doanh nghiệp đã và đang hoạt động và có lợi nhuận được phép tiếp tục đầu tư. Đối với các doanh nghệp Nhà nước, việc tái đầu tư không chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách khuyến khích tái đầu tư của Nhà nước. Đối với các công ty cổ phần, việc giữ lại lợi nhuận tái đầu tư lại liên quan đến một số yếu tố nhạy cảm khác. Khi công ty để lại lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, tức là không dùng lợi nhuận đó để chia cổ phần, các cổ đông sẽ không nhận được cổ tức, nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty. Điều này một mặt khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng mặt khác lại làm giảm tính thanh khoản và tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kỳ ngắn hạn do cổ đông chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ hơn. Nếu tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hoặc số lãi ròng không đủ hấp dẫn thì giá cổ phiếu có thể bị giảm sút. Các chủ sở hữu doanh nghiệp tán thành với việc giữ lại lợi nhuận mà không được chia vì thực tế họ kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận cao hơn vào năm sau. Nếu đó là công ty tăng trưởng tốt thì không nhận cổ tức là lựa chọn tốt nhất vì đầu tư vào công ty của mình là tốt nhất và an toàn nhất so với việc nhận cổ tức và đầu tư vào nơi khác. Khi giải quyết vấn đề cổ tức và tái đầu tư, công ty cổ phần phải lưu ý đến một số yếu tố có liên quan như: tổng lợi nhuận ròng trong kỳ, mức chia lãi trên một cổ phiếu năm trước, sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của công ty và hiệu quả của việc tái đầu tư. Phát hành cổ phiếu mới: trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp (trừ công ty tư nhân và công ty hợp danh) có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Đây là nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng để huy động vốn cho doanh nghiệp. Khi một công ty phát hành cổ phiếu, đã thu được một nguồn vốn dài hạn rất lớn từ công chúng mà chỉ phải chi trả cổ tức nếu công ty làm ăn có lãi. Mặc dù việc phát hành cổ phiếu có nhiều ưu thế so với các phương thức huy động vốn khác, song doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc đến khả năng bi sáp nhập, thâu tóm hoặc phát hành cổ phiếu quá loãng sẽ làm giảm khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã ban hành quy định về giới hạn phát hành nhằm quản lý và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán. Lượng cổ phiếu tối đa được quyền phát hành gọi là vốn cổ phiếu được cấp phép. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn phát hành hai loại cổ phiếu là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu tiên. Cổ phiếu phổ thông là cổ phiếu thông dụng nhất, điểm hình nhất. Nếu một công ty chỉ được phép phát hành một loại cổ phiếu, nó sẽ lựa chọn phát hành cổ phiếu phổ thông. Cổ phiếu phổ thông mang lại cho các cổ đông những quyền lợi sau: quyền hưởng cổ tức, quyền mua cổ phiếu mới, quyền biểu quyết. Ngoài ra cổ đông phổ thông còn có quyền pháp lý khác nữa đó là quyền được kiểm tra sổ sách của công ty khi cần thiết, quyền được yêu cầu đại hội đồng cổ đông bất thường… Sau khi phát hành, phần lớn các cổ phiếu này nằm trong tay các nhà đầu tư. Những cổ phiếu này được gọi là cổ phiếu đang lưu hành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp công ty phát hành có thể mua lại một số cổ phiếu của chính mình, số cổ phiếu này gọi là cổ phiếu quỹ. Những cổ phiếu này tạm thời được coi như không lưa hành. Việc mua vào hoặc bán ra các cổ phiếu này phụ thuộch vào các yếu tố như: Tình hình cân đối vốn và khả năng đầu tư của công ty. Tình hình biến động giá chứng khoán trên thị trường. Chính sách đối với việc sáp nhập và thôn tính công ty. Quy định của ủy ban chứng khoán Nhà nước. Mệnh giá và thị giá của cổ phiếu. Cổ phiếu ưu tiên thường chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu phát hành. Cổ phiếu ưu tiên dành cho cổ đông những ưu đãi hơn so với cổ đông phổ thông. Kiểu ưu đãi truyền thống và phổ biến nhất là ưu đãi về cổ tức. Cổ phiếu ưu đãi cổ tức được ấn định một tỷ lệ cổ tức tối đa so với mệnh giá, thu nhập của cổ đông ưu đãi nói chung là cố định. Trong trường hợp công ty không có khả năng trả theo cổ tức cố định công ty sẽ trả theo khả năng có thể. Trong trường hợp công ty thanh lý tài sản, cổ đông ưu đãi được ưu tiên nhận lại vốn trước cổ đông phổ thông nhưng sau người có trái phiếu. Đổi lại những điều đó, cổ đông ưu đãi không được tham gia bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của công ty. Cổ phiếu ưu tiên cũng có thể kèm theo những điều khoản để tăng thêm tính hấp dẫn. Cổ phiếu ưu đãi cộng dồn quy định nếu chưa trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi thì coi như công ty còn mắc nợ cho tới khi có đủ lợi nhuận để trả cho cổ đông ưu đãi, và tới khi đó cổ đông phổ thông mới nhận dược cổ tức. Cổ phiếu ưu đãi tham dự cho phép cổ đông ưu đãi được chia sẻ thành quả hoạt động của công ty khi công ty làm ăn phát đạt. Cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi cho phép cổ đông trong những điều kiện cụ thể có thể chuyển đổi số cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu thường, thường là trong điều kiện công ty làm ăn phát đạt. Ngoài cổ phiếu ưu đãi về cổ tức, còn có thể có cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, hay được quyền đòi lại vốn góp. Nợ và các phương thức huy động nợ Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, ngoài vốn do chủ sở hữu doanh nghiệp tự tài trợ, doanh nghiệp còn huy động thêm các nguồn vốn vay để bổ sung cho quá trình sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp cần tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh thì chủ yếu là nhu cầu ngắn và trung hạn. Nguồn vốn vay đáp ứng rất tốt và nhanh chóng nhu cầu đó của doanh nghiệp. Để bổ sung vốn, doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ các nguồn: tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và phát hành trái phiếu. Tín dụng ngân hàng: Có thể nói nguồn tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất không chỉ đối với các doanh nghiệp mà nó còn quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trên thực tế, không một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng hoặc không sử dụng tín dụng thương mại nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng huy động, nhanh chóng, tiện lợi và có thể huy động cùng lúc một lượng vốn rất lớn. Tuy nhiên nguồn vốn này cũng có những hạn chế nhất định đó là các hạn chế về điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn. Doanh nghiệp muốn vay tại các ngân hàng thương mại cần đáp ứng được những yêu cầu đảm bảo an toàn tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng trước tiên đánh giá hồ sơ xin vay vốn, đánh giá kế hoạch sử dụng vốn vay… Ngoài ra doanh nghiệp còn phải xuất trình giấy tờ, hồ sơ có liên quan và các thông tin mà ngân hàng yêu cầu. Khi doanh nghiệp đi vay vốn tại ngân hàng, ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp phải có các bảo đảm tiền vay, phổ biến nhất là tài sản thế chấp. Điều kiện tín dụng này đôi khi là trở ngại rất lớn để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng. Một khi doanh nghiệp được ngân hàng chấp nhận cho vay vốn, thì doanh nghiệp cũng chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay. Khi doanh nghiệp vay vốn, doanh nghiệp phải cam kết trả một mức lãi suất cho ngân hàng. Lãi suất này phụ thuộc vào tình hình thực tế trên thị trường tài chính. Nhưng nếu lãi suất này quá cao sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận của doanh nghiệp. Tín dụng thương mại: Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, trả chậm hay trả góp. Nguồn vốn này có sức ảnh hưởng to lớn đến các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Khi được trả chậm, trả góp, mua bán chịu thì đồng thời doanh nghiệp đã lợi dụng được một số vốn nhất định từ người cung cấp dịch vụ và hàng hóa một khoản nhất định. Trong một số doanh nghiệp, nguồn vốn này có thể lên đến 20 thậm chí 40% tổng nguồn vốn. Đối với doanh nghiệp, tài trợ bằng nguồn tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Hơn nữa nó còn tạo quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài giữa các đối tác. Điều kiện ràng buộc cụ thể có thể được ấn định khi các bên ký kết hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên cần nhận thức rõ tính chất rủi ro của quan hệ tín dụng thương mại khi quy mô tài trợ quá lớn. Chi phí của nguồn tín dụng được thể hiện qua lãi của khoản vay. Đối với tín dụng thương mại thì chi phí này sẽ được tính vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ tùy thuộc vào quan hệ thỏa thuận giữa các bên. Hiện nay, xu hướng chung của Việt Nam cũng như thế giới, các hình thức tín dụng ngày càng được đa dạng hóa và linh hoạt hơn, cạnh tranh hơn giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội để lựa chọn nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Phát hành trái phiếu: Trái phiếu là tên chung của giấy tờ vay nợ dài hạn và trung hạn. Trái phiếu là một công cụ nợ đòi hỏi người phát hành (người đi vay) hoàn trả cho người cho vay ( người đầu tư) khối lượng vốn đã vay cộng thêm tiền lãi trong thời gian nhất định. Các doanh nghiệp khi muốn phát hành trái phiếu cần hiểu rõ đặc điểm, ưu nhược điểm của mỗi loại trái phiếu Việc lựa chọn loại trái phiếu là rất quan trọng vì nó có liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. Việc lựa chọn phải rất kỹ lưỡng sao cho phù hợp nhất với điều kiện của doanh nghiệp và tình hình trên thị trường tài chính. Trái phiếu công ty có rất nhiều loại: Trái phiếu có đảm bảo: đó là những trái phiếu được đảm bảo bặng những tài sản cụ thể. Người nắm giữ trái phiều này được đảm bảo ở mức đọ cao trong trường hợp công ty phá sản vì họ có quyền đòi nợ đối với một tài sản cụ thể. Tài sản thế chấp thường là các bất động sản, thiết bị, máy móc… Trái phiếu tín chấp: là trái phiếu không có tài sản đảm bảo mà bảo đảm bằng uy tín của công ty. Nếu trong trường hợp công ty phá sản thì người nắm giữ trái phiếu này được giải quyết trước các cổ đông nhưng sau các trái chủ có đảm bảo. Trái phiếu có lãi suất thả nổi: loại trái phiếu này quy định cứ sau một khoảng thời gian (6 tháng, 1 năm, 2 năm…) thì ấn định lại lãi suất theo thị trường. Loại trái phiếu này thường được phát hành trong thời điểm nền kinh tế đang có nhiều biến động về lãi suất. Trái phiếu có lãi suất cố định: là loại trái phiếu được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất trong các loại trái phiếu công ty. Việc thanh toán lãi trái phiếu cũng thường được quy định rõ ví dụ trả hàng năm hay trả hai lần một năm… Với loại trái phiếu này, cả người đi vay và người cho vay đều biết rõ mức lãi suất của khoản nợ trong suốt kỳ hạn của trái phiếu. Trái phiếu có thể mua lại: là loại trái phiếu cho phép người vay trong những điều kiện nhất định có thể mua lại toàn bộ hay một phần những trái phiếu đã phát hành, tức là trả lại vốn cho người vay trước hạn định. Trái phiếu có thể bán lại: cho phép người mua trái phiếu trong những điều kiện nhất định có thể bán lại trái phiếu cho người phát hành trước khi đáo hạn. Việc bán lại sẽ phá vỡ dự kiến về các dòng thanh toán nhận được từ trái phiếu trong điều kiện bình thường. Trái phiếu có thể chuyển đổi: cho phép người mua trái phiếu trong những điều kiện nhất định có thể đổi trái phiếu lấy cổ phiếu thường thêo một tỷ lệ đã được ấn định. Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển Vốn cố định của doanh nghiệp Trong doanh nghiệp việc mua sắm hay lắp đặt các tài sản cố định đều phải thanh toán chi trả bằng tiền. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt tài sản cố định hữu hình hay vô hình gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Nói cách khác, vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định của doanh nghiệp. Số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ của mình. Quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ qui định đến quy mô của tài sản cố định, ngược lại những đặc điểm vận động của tài sản cố định trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển vốn cố định. Đặc thù về sự vận động của vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh: Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm. Có đặc điểm này là do tài sản cố định tham gia trực tiếp hay gián tiếp và phát huy tác dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất. Vì vậy vốn cố định là hình thái biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định cùng tham gia vào các chu kỳ tương ứng. Vốn cố định được luân chuyển giá trị dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất tài sản cố định không bị thay đổi hình thái hiện vật ban đầu nhưng tính năng và công suất của nó bị giảm dần tức là nó bị hao mòn và cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng thì giá trị của nó cũng bị giảm đi theo đó, vốn cố định được tách thành hai bộ phận: Bộ phận thứ nhất tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm dưới hình thức chi phí khấu hao và được tích luỹ thành quỹ khấu hao, sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, quỹ khấu hao này sẽ được sử dụng để tái sản xuất tài sản cố định nhằm duy trì năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Bộ phận thứ hai đó chính là phần còn lại của vốn cố định được gọi là giá trị còn lại của tài sản cố định. Sau mỗi một chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định lại dần giảm xuống tương ứng với mức giảm dần giá trị sử dụng của tài sản cố định. Kết thúc quá trình vận động đó cũng là lúc tài sản cố định hết thời gian sử dụng giá trị của nó được dịch chuyển hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất, và khi đó vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Trong các doanh nghiệp, vốn cố định là bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong vốn đầu tư nói riêng, vốn sản xuất kinh doanh nói chung. Do ở một vị trí then chốt và đặc điểm luân chuyển của nó lại tuân theo quy luật riêng, nên việc quản lý vốn cố định đòi hỏi phải luôn gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật của nó là các tài sản cố định vì điều này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh các tư liệu lao động mà bộ phận quan trọng nhất là tài sản cố định để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp còn cần có các đối tượng lao động. Khác với tư liệu lao động, các đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu, giá trị của nó được dịch chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Vậy nếu xét về hình thái hiện vật thì các đối tượng lao động trên gọi là các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị thì được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Vốn lưu động của doanh nghiệp Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và nó nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Trong các doanh nghiệp tài sản lưu động bao gồm các loại nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang,... đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc chế biến còn tài sản lưu động ở khâu lưu thông bao gồm các sản phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các tài khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước,... Trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động luôn vận động thay thế hoặc đổi chỗ cho nhau đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Khác với tài sản cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh tài sản lưu động của doanh nghiệp luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm hàng hoá và do đó phù hợp với đặc điểm của tài sản lưu động, vốn lưu động của doanh nghiệp cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn của vốn lưu động. Trong quá trình vận động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện từ hình thái tiền tệ ban đầu chuyển sang vốn hình thái vật tư hàng hoá dự trữ. Qua giai đoạn sản xuất, vật tư được đưa vào chế tạo thành các bán thành phẩm và thành phẩm sau khi sản phẩm được liên tục, vốn lưu động lại trở về hình thái tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu của nó. Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động mới hoàn thành một vòng chu chuyển. Có thể thấy, trong cùng một lúc vốn lưu động của doanh nghiệp được phân bố trên khắp các giai đoạn luân chuyển và chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi doanh nghiệp phải có đủ vốn lưu động đầu tư vào các hình thái khác nhau. Chi phí và cơ cấu vốn Chi phí vốn Bên phải của bảng cân đối kế toán là nguồn vốn của doanh nghiệp. Theo cách phân chia phổ biến nhất hiện nay nguồn vốn bao gồm các khoản nợ và vốn chủ sở hữu. Nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn huy động bằng cổ phiếu, lợi nhuận giữ lại, và có thể có thặng dư vốn cổ phần. Tỷ trọng của các nguồn đó so với tổng nguồn vốn chính là cơ cấu vốn. Bất cứ một sự tăng lên nào của tài sản đều được tài trợ bằng việc tăng lên của một hoặc nhiều yếu tố cấu thành của tổng nguồn vốn. Như bất kỳ một nhân tố nào khác, để sử dụng vốn, doanh nghiệp phải bỏ ra một chi phí nhất định. Có thể hiểu chi phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn được tính bằng số lợi nhuận kỳ vọng đạt được trên vốn trên vốn đầu tư vào dự án hoặc doanh nghiệp để giữ không làm giảm số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu. Ví dụ doanh nghiệp A sử dụng số vốn 10 tỷ đồng đầu tư vào một dự án, nếu 10 tỷ đó cho vay với lãi suất 10% thì 10% đó chính là chi phí cơ hội của 10 tỷ. Chi phí vốn chủ sở hữu Chi phí của lợi nhuận giữ lại (Ks): là tỷ lệ cổ tức mà người nắm giữ cổ phiếu thường yêu cầu đối với dự án mà doanh nghiệp đầu tue bằng lợi nhuận không chia. Lợi nhuận giữ lại thuộc về người nắm giữ cổ phiểu thường, phần lợi nhuận này để bù đắp cho người nắm giữ cổ phiếu về việc doanh nghiệp sử dụng vốn của họ. Cổ đông lẽ ra có thể nhận được cổ tức và đầu tư dưới dạng khác. Tỷ suất lợi nhuận mà các cổ đông mong muốn trên phần vốn này chính là chi phí của nó, đó là lợi tức mà người nắm giữ cổ phần mong đợi kiếm được từ những khoản đầu tư có rủi ro tương đương. Khi doanh nghiệp muốn sử dụng lợi nhuận giữ lại để đầu tư vào dự án thì dự án đó phải đạt được tỷ suất doanh lợi ít nhất bằng Ks. Người ta không thể tính ra chính xác mà chỉ có thể ước lượng chi phí vốn cổ phần ( Ks). Lợi tức yêu cầu = lợi tức mong đợi Ks = Ks = D1/P0 +g D1: lợi tức kỳ vọng năm sau P0: giá chứng khoán năm nay g: tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp Chi phí cổ phiếu thường mới (Ke): muốn phát hành cổ phiếu thường mới phải tính đến các cho phí như chi phí in ấn, chi phí quảng cáo, hoa hồng…Các chi phí này tùy thuộc vào nhiều yếu tố và có thể chiếm tới 10% tổng giá trị phát hành. Vốn huy động bằng phát hành cổ phiếu mới phải được sử dụng sao cho lợi tức của các cổ đông cũ ít nhất không bị giảm. Ta có: Pn: giá thuần của một cổ phiếu Ke: chi phí của cổ phiếu mới Dt: cổ tức mong đợi năm thứ t F: chi phí phát hành Pn = ∑( Dt/ (1+ Ke)t) Giá thuần mỗi cổ phiếu mới doanh nghiệp thu được là: Pn = P0 ( 1- f ) Hoặc là P0(1-f) = D1/( Ke-g) Từ đó chi phí của cổ phiếu mới sẽ là: Ke = ( D1/ P0( 1- f)) + g Chi phí cổ phiếu ưu tiên (Kp): được xác định bằng cách lấy cổ tức ưu tiên (Dp) chia cho giá phát hành thuần của cổ phiếu (Pn) là giá mà doanh nghiệp nhận được sau khi đã trừ chi phí phát hành. Kp= Dp/Pn Chi phí nợ vay Chi phí nợ trước thuế (Kd): được tính toán trên cơ sở nợ vay. Lãi suất này thường được ấn định trong hợp đồng vay tiền Chi phí nợ vay sau thuế Kd(1-T): được xác định bằng chi phí nợ trước thuế trừ đi khoản tiết kiệm thuế. Phần tiết kiệm này tính bằng chi phí nợ trước thuế nhân với thuế suất (Kd*T). Ví dụ nếu doanh nghiệp A vay tiền với lãi suất 10% và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 38% thì chi phí nợ sau thuế là 6.2% Kd (1-T) = 10% (1-0.38) = 6.2% Giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp mà ta muốn tối đa hóa phụ thuộc vào các luồng tiền sau thuế. Vì vậy để so sánh được với nhau chúng ta phải quy tất cả các chi phí vốn về chi phí sau thuế. Chi phí trung bình của vốn (WACC) Mỗi doanh nghiệp đều muốn đạt tới một cơ cấu vốn tối ưu nhằm mục đích tối đa hóa giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đã thiết lập một cơ cấu vốn tối ưu và coi đó là cơ cấu vốn mục tiêu, doanh nghiệp sẽ tài trợ sao cho đảm bảo được cơ cấu vốn mục tiêu đó. Tỷ lệ nợ, cổ phần ưu tiên, cổ phần thường và chi phí lợi nhuận giữ lại được sử dụng để tính chi phí bình quân gia quyền của vốn. WACC=Wd*Kd (1-T) +Wp*Kp +Ws*Ks Wd: Tỷ trọng của nợ Wp: Tỷ trọng vốn cổ phần ưu tiên Ws: Tỷ trọng vốn cổ phần thường Chi phí cận biên của vốn Chi phí cận biên của bất kỳ một khoản mục nào là chi phí của một đơn vị tăng thêm của khoản mục đó. Khái niệm như vậy cũng được áp dụng đối với vốn. Khi doanh nghiệp cố gắng thu hút những đồng vốn mới, chi phí của mỗi đồng vốn tại một thời điểm nào đó sẽ tăng lên. Vì vậy chi phí cận biên của vốn (MCC) được định nghĩa như là chi phí của đồng vốn mới cuối cùng mà doanh nghiệp huy động và chi phí cận biên sẽ tăng khi càng nhiều vốn được huy động trong một giai đoạn nào đó. Ví dụ công ty Y sử dụng 45% nợ vay, 2% cổ phiếu ưu tiên, 53% lợi nhuận giữ lại thì: WACC = 45% x Kd + 2% x Kp + 53% x Ks. Giả sử Kd = 6%, Kp=10,3%, Ks=13,4%. Khi đó WACC = 10% tức là chi phí vốn trung bình bằng 10% hay là với tỉ lệ vốn 45:2:53 thì doanh lợi của doanh nghiệp phải lớn hơn 10% thì mới có lãi. Lợi nhuận giữ lại là một số hữu hạn nên công ty mở rộng huy động vốn đến một giới hạn nào đó là hết lợi nhuận giữ lại khi đó công ty phải phát hành cổ phiếu mới Ke>Ks và WACC sẽ tăng lên. Với Ke = 14% thì: WACC = 45% x 6% + 2% x 10.3% + 53% x 14% = 10,3% Với WACC = 10,3% nếu doanh nghiệp muốn mở rộng thêm vốn thì cũng bị giới hạn bởi nợ vay. Đến một giới hạn nào đó nếu doanh nghiệp muốn vay thêm thì chi phí nợ vay là 8%: WACC = 45% x 8% + 2% x 10,3% + 53% x 14% = 11,12% Cứ như vậy nếu do._.anh nghiệp muốn tiếp tục mở rộng quy mô vốn thì WACC phải nhỏ hơn doanh lợi của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn Sau khi doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu và phân tích một số nhân tố liên quan đến vốn, doanh nghiệp sẽ tiến hành thiết lập cơ cấu vốn hợp lý. Mục tiêu này có thể thay đổi theo thời gian khi một hoặc nhiều điều kiện thay đổi. Chính sách cơ cấu vốn liên quan tới mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp.Việc tăng sử dụng nợ làm tăng rủi ro đối với thu nhập và tài sản của chủ sở hữu, do đó tất nhiên các cổ đông sẽ có xu hướng đòi hỏi một mức lợi tức đền bù cao hơn. Để đạt được mục tiêu hóa giá trị tài sản của chủ doanh nghiệp, cơ cấu vốn tối ưu cần đạt được sự cân bằng giữ rủi ro và lợi nhuận. Có bốn nhân tố tác động đến những quyết định về cơ cấu vốn đó là: Rủi ro kinh doanh: đây là rủi ro tiềm ẩn trong tài sản của doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh càng lớn thì tỷ lệ nợ tối ưu càng thấp. Chính sách thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp có tác động đến chi phí nợ vay thông qua phần tiết kiệm nhờ thuế. Thuế suất cao sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay để tận dụng được phần tiết kiệm nhờ thuế. Khả năng tài chính của doanh nghiệp: khả năng tăng vốn hợp lý của doanh nghiệp ngay cả trong điều kiện khó khăn sẽ giúp doanh nghiệp giữ được cơ cấu vốn hợp lý và thể hiện được tình hình tài chính vững mạnh sẽ khiến cho doanh nghiệp càng dễ dàng huy động vốn hơn. Quan điểm của nhà quản lý rất quan trọng: nếu nhà quản lý theo trường phái “bảo thủ” thì họ sẽ ít sử dụng nợ vay, còn đối với nhà quản lý theo phương pháp “ phóng khoáng” thì sẽ sử dụng nhiều nợ vay. Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, người ta sử dụng thước đo là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai giác độ là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp, người ta chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh tế. Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí hợp lý nhất. Do vậy các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp có tác động rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy được hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn,... Nó phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay cụ thể là mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Kết quả thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn có hai phương pháp để phân tích tài chính cũng như phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ: Phương pháp so sánh: Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị hạch toán...) và theo mục đích phân tích để chọn gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được chọn là số tuyệt đối, số tương đói, hoặc số bình quân. Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ cố nhiên là sự biến đổi của các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời... Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính, trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn những nhóm chỉ tiêu khác nhau phù hợp với mục đích phân tích. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn *Các tỷ số khả năng thanh toán: Tỷ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Thông thường, tỷ số thanh toán ngắn hạn được kỳ vọng cao hơn 1. Tỷ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán nhanh đo lường khả năng của một công ty trong việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn bằng những tài sản có tính thanh khoản nhất. Tỷ số này thích hợp cho việc đo lường khả năng thanh toán của những công ty có vòng quay hàng tồn kho thấp. Một cách lý tưởng, tỷ số thanh toán nhanh ít nhất bằng 1 đối với những công ty có vòng quay hàng tồn kho thấp và có thể thấp hơn 1 đối với công ty với vòng quay hàng tồn kho nhanh với điều kiện công ty này không gặp khó khăn về dòng tiền. Vấn đề quan trọng là cần phải xem xét xu hướng của các tỷ số này để thấy được tính thanh khoản của công ty đang được cải thiện hay đang giảm sút. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, không thể nói tình hình tài chính của doanh nghiệp là không tốt nếu khả năng thanh toán ngắn hạn lớn. Nhưng khả năng thanh toán ngắn hạn lớn có thể do: các khoản phải thu (tức nợ không đòi được hoặc không dùng để bù trừ được) vẫn còn lớn, hàng tồn kho lớn (tức nguyên vật liệu dự trữ quá lớn không dùng hết và hàng hóa, thành phẩm tồn kho không bán được không đối lưu được) tức là có thể có một lượng lớn tài sản lưu động tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả, vì bộ phận này không vận động không sinh lời.. Và khi đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp thực tế sẽ là không cao nếu không muốn nói là không có khả năng thanh toán. Mặt khác, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có thể được hình thành từ vốn vay dài hạn như tiền trả trước cho người bán; hoặc được hình thành từ nợ khác (như các khoản ký quỹ, ký cược…) hoặc được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu. Chính vì thế có thể vốn vay ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ nhưng nợ dài hạn và nợ khác lớn. Nếu lấy tổng tài sản lưu động chia cho nợ ngắn hạn để nói lên khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thì chẳng khác gì kiểu dùng nợ để trả nợ vay. Chính vì vậy, không phải hệ số này càng lớn càng tốt. Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao như thương mại trong tổng tài sản thì hệ số này cao và ngược lại. *Cơ cấu vốn và khả năng thanh toán dài hạn: Nợ dài hạn/VCP= Nợ dài hạn Vốn cổ phần Tỷ số này cho biết cứ 1 đồng vốn tài trợ bởi các cổ đông thì có bao nhiêu đồng vốn được tài trợ bởi nợ dài hạn. Tổng nợ/VCP= Tổng nợ Vốn cổ phần Tỷ số này cho biết cứ 1 đồng vốn tài trợ bới các cổ đông thì có bao nhiêu đồng được tài trợ bởi các chủ nợ. Đòn cân nợ = Tổng nợ dài hạn Tổng vốn cổ phần + Tổng nợ dài hạn Tỷ số này liên quan đến cơ cấu vốn dài hạn của một công ty và được dùng để xác định mức độ rủi ro liên quan đến việc nắm giữ vốn cổ phần trong một công ty. Một công ty với đòn cân nợ cao thì có rủi ro gặp phải sự đi xuống trong chu trình kinh doanh bởi vì công ty đó phải tiếp tục trả các khoản nợ cho dù doanh số đang giảm sút. Một công ty với tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao có thể cho thấy tình hình tài chính vững mạnh, tuy vậy công ty này lại phải đối mặt với áp lực lợi nhuận trên số vốn đầu tư của cổ đông. *Khả năng sinh lời: Khả năng sinh lời cơ bản của TS = EBIT Tổng tài sản Tỷ suất này cho biết khả năng sinh lời để chi trả lãi vay, nộp thuế, trả cổ tức của tài sản. ROCE = EBIT Nguồn vốn dài hạn Tỷ số ROCE cho thấy hiệu quả và khả năng sinh lời từ trong việc sử dụng vốn đầu tư của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên có tỷ số ROCE lớn hơn mức lãi suất đi vay, nếu không sự gia tăng vốn vay sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông. Doanh lợi doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu Tỷ số này cho biết một đồng doanh thu đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Doanh lợi tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Tỷ suất này cho biết hiệu quả sử dụng của tài sản. Cứ một đồng vốn đầu tư vào tài sản thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Tỷ suất này cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nhóm tỷ số này có thể cho ta thấy khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí sẽ tạo ra được khả năng sinh lời cao hơn các doanh nghiệp khác cùng ngành đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh hết sức khốc liệt. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 1.2.3.1. Các nhân tố khách quan Đặc điểm chung của nền kinh tế Kinh tế Việt Nam thời gian trước vốn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đông dân và chậm phát triển, đã từng phải trải qua những cuộc chiến tranh liên tiếp kéo dài. Kể từ năm 1986, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, xóa bỏ bao cấp và từng bước chuyển dịch sang nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế dần thoát khỏi khủng hoảng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Năm 1998, tăng trưởng GDP giảm xuống 4% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, sau đó lại tăng lên đến 4,8% năm 1999. Trong những năm 2000-2003, tăng trưởng GDP tăng từ 6% đến 7% trong khi tình hình kinh tế thế giới đang suy thoái. Năm 2004, mức tăng GDP là 7,7% và năm 2005 là 8,4%, trong đó khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11% và khu vực dịch vụ tăng 8%.  Nền kinh tế Việt Nam đang diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách rõ rệt, khu vực nông nghiệp đã giảm từ 21,7% năm 2004 xuống 19% năm 2005 trong khi khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng từ 40,1% năm 2004 lên 41% và khu vực dịch vụ tăng từ 38,2% lên 39%. Tuy nhiên, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu của IMF, Charles Collyns nói thêm rằng Việt Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Lạm phát đang tăng lên cho dù kinh tế tăng trưởng mạnh. Các vấn đề về cơ cấu cũng là một mối quan ngại lớn. Việt Nam gia nhập WTO đã đem lại rất nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam nhưng chính việc gia nhập này lại đặt ra nhiều vấn đề lớn cho nền kinh tế. Những thay đổi lớn lao của nền kinh tế đã và đang hàng ngày hàng giờ tác động trực tiếp đến các chính sách quản lý, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm ngành Mỗi một ngành kinh doanh khác nhau đều mang trong mình những yếu tố đặc trưng khác nhau. Không thể đánh đồng ngành khai khoáng với ngành sản xuất, cũng như không thể đánh đồng ngành sản xuất với ngành thương mại. Ngành khai khoáng chẳng hạn, các chủ doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư tới tài sản cố định nhằm tận dụng được sức sản xuất, nâng cao sản lượng từ đó tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Nhưng ở ngành thương mại, nếu các chủ doanh nghiệp lại chú trọng đầu tư vào tài sản cố định thì khả năng sinh lời sẽ giảm đi, doanh nghiệp không tận dụng được tính linh hoạt trong kinh doanh và không tận dụng được hết sức sản xuất của tài sản cố định. Đặc điểm của ngành sẽ quy định các đặc thù về phương thức quản lý khác nhau giữa các ngành. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh Mặt hàng kinh doanh có tác động rất lớn đến phương thức kinh doanh cũng như cách thức sử dụng vốn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm có tác động to lớn đối với doanh thu của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp là thực phẩm hoặc hàng dệt may, thị trường tiêu thụ phụ thuộc rất nhiều vào thị hiếu người tiêu dùng hoặc theo mùa; do đó phương thức kinh doanh và phương pháp quản lý vốn sẽ rất khác so với doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Chính sách của Nhà nước Vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu, các chính sách vĩ mô và vi mô của Nhà nước tác động một phần không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định, sự thay đổi các chính sách thuế, chính sách tín dụng, bảo hộ và khuyến khích nhập một số loại nhất định đến các quy định của Nhà nước về phương hướng, định hướng phát triển của các ngành nghề kinh tế đều có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu Nhà nước khuyến khích tăng trưởng một ngành nghề nào đó, Nhà nước sẽ đầu tư vốn để phát triển ngành, nhờ đó các doanh nghiệp trong cùng một ngành dễ dàng huy động vốn hơn. Nếu Nhà nước tăng thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tăng sử dụng vốn vay để tận dụng được phần tiết kiệm nhờ thuế. Chỉ một phần rất nhỏ trong chính sách của Nhà nước cũng có những tác động to lớn tới nền kinh tế quốc dân nói chung và các ngành nghề nói riêng. Do đó, các chính sách Nhà nước khi được soạn thảo để đưa vào áp dụng cũng đều thu hút được sự chú ý của toàn bộ nền kinh tế và đều cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhân tố chủ quan 1.2.3.2.1. Trình độ quản lý và sử dụng vốn Nói đến nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không thể không nói đến trình độ quản lý và sử dụng vốn của các cán bộ quản lý trong doanh nghiệp. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu để theo dõi, quản lý sử dụng vốn là hệ thống công tác kế toán - tài chính. Công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung cũng như việc sử dụng vốn nói riêng từ đó ra quyết định quản lý đúng đắn. Vì vậy thông qua công tác kế toán mà thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, sớm tìm ra những điểm tồn tại để có biện pháp giải quyết. Mặt khác, nếu một doanh nghiệp chú trọng đến công tác sử dụng vốn, doanh nghiệp đó sẽ đầu tư đến chất lượng các quyết định quản lý từ đó nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp. Trình độ quản lý tốt thì doanh nghiệp sẽ có nền tài chính vững mạnh. Điều đó thể hiện ở hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp sẽ vẫn dễ dàng huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh ngay cả khi thị trường có những biến động bất lợi. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ tự chủ hơn về vấn đề tài chính, ít chịu ảnh hưởng xấu của nền kinh tế, tận dụng được cơ hội mà môi trường kinh doanh lành mạnh mang lại. 1.2.3.2.2. Quan điểm của cán bộ quản lý về sử dụng vốn Đây cũng là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến công tác sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quan điểm về các phương thức sử dụng nguồn vốn của các cán bộ quản lý khác nhau sẽ khác nhau. Cán bộ quản lý theo trường phái cổ điển thường không thích sử dụng nợ vay, còn cán bộ quản lý có “quan điểm thoáng” hơn thì sử dụng nợ vay nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu vốn trong doanh nghiệp. Các cán bộ quản lý có cùng trình độ quản lý nhưng quan điểm khác nhau thì tình hình sử dụng vốn của các doanh nghiệp cũng khác nhau. 1.2.3.2.3. Trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty Việc quản lý vốn của các doanh nghiệp phụ thuộc vào các quyết định của ban lãnh đạo. Tuy nhiên, các quyết định chỉ mang tính vĩ mô. Việc thực hiện ở tầm vi mô lại phụ thuộc vào các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Đối với tài sản cố định, việc tu bổ, bảo trì phụ thuộc vào công nhân. Thiết bị có bền hay không, nguồn vốn cố định có được phát huy hiệu quả hay không điều đó phụ thuộc vào tay nghề của công nhân cao hay thấp. Ngoài ra, trình độ của các cán bộ công nhân viên cao thì doanh nghiệp mới hoạt động được trơn tru, liên tục, công tác quản lý của lãnh đạo mới phát huy được hết hiệu quả. Từ những nhân tố nêu trên ta có thể thấy nhân tố chủ quan là nhân tố nội tại mang tính quyết định trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, còn nhân tố khách quan là nhân tố bên ngoài tác động gián tiếp lên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG Giới thiệu chung về công ty Lịch sử hình thành và phát triển Trong những năm gần đây,đất nước ta đổi mới và phát triển rất mạnh mẽ. Đất nước đang trong thời kì Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa, thể hiện qua kiến trúc hạ tầng đô thị thay đổi từng ngày. Trong bối cảnh đó thì nhu cầu xây dựng nổi lên là vấn đề cấp thiết,do đó nhu cầu về xi măng và các thiết bị xây dựng ngày càng tăng cao. Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó ngày 12/02/1993 Bộ xây dựng ra quyết định số 023A thành lập Xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp Xi măng Việt Nam (nay đổi thành Tổng công ty xi măng Việt Nam). Ngày 30/09/1993 Bộ xây dựng ra quyết định số 445/BXD-TCLD đổi tên Xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng thành Công ty vật tư kỹ thật xi măng, trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Ngày 10/07/1995, theo Quyết định số 833/TCT-HĐQL của Chủ tịch hội đồng quản lý Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty được giao nhiệm vụ lưu thông, kinh doanh – tiêu thụ xi măng trên địa bàn Hà Nội theo phương thức kinh doanh làm Tổng đại lý cho hai công ty là Công ty xi măng Hoàng Thạch và Công ty xi măng Bỉm Sơn, đồng thời chuyển giao tổ chức chức năng nhiệm vụ, tài sản và lưu lượng cán bộ công nhân viên của hai chi nhánh này tại Hà Nội cho Công ty vật tư kỹ thuật xi măng. Sau gần 3 năm thực hiện kinh doanh theo phương thức Tổng đại lý, đến ngày 1/6/1998 công ty chuyển phương thức mua đứt bán đoạn với các công ty sản xuất xi măng để đảm bảo yêu cầu công tác cải tiến hình thức kinh doanh tiêu thụ xi măng. Đồng thời về tổ chức, đã tiếp nhận các chi nhánh Công ty xi măng Bỉm Sơn tại Hà Tây, Hòa Bình và đổi tên các chi nhánh đó thành: Chi nhánh Công ty vật tư kỹ thuật xi măng Hà Tây Chi nhánh Công ty vật tư kỹ thuật xi măng Hòa Bình Ngày 21/3/2000 theo quyết định số 97/XMVN-HĐQT Tổng công ty xi măng Việt Nam, Công ty vật tư kỹ thuật xi măng nhận thêm các chi nhánh của Công ty vật tư vận tải xi măng tại địa bàn các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc kể từ ngày 1/4/2000 và chính thức quản lý. Ngày 27/3/2002 Quyết định số 97/XMVN-HĐQT Tổng công ty xi măng Việt Nam về việc chuyển giao nhiệm vụ từ Công ty vật tư kỹ thuật xi măng sang Công ty xi măng Bỉm Sơn quản lý kể từ ngày 1/4/2003. Như vậy kể từ ngày 1/4/2003 địa bàn kinh doanh tiêu thụ xi măng của công ty vật tư lỹ thuật xi măng bao gồm 15 tỉnh thành miền Bắc: Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang,Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bác Giang. Lạng Sơn. Năm 2007, để đáp ứng yêu cầu chủ động linh hoạt trong công tác sản xuất và tiêu thụ xi măng trong cả nước Bộ xây dựng đã ra quyết định số 1775/QĐ- BXD ngày 25/12/2006 và số 803/QĐ- BXD ngày 28/5/2007 chuyển đổi công ty từ một công ty nhà nước thành công ty cổ phần Nhà nước. Và tháng 7/2007 công ty thực hiện cổ phần hóa thành công, đồng thời đổi tên thành Công ty cổ phần thương mại xi măng với tên giao dịch Tiếng Anh thương mại là Cement trading joint stock company, được viết tắt là Cement.T.,JSC, liên lạc theo số điện thoại: 048643346 – 048642410, fax: 8642586. Vốn điều lệ công ty là 60.000.000.000 VNĐ ( sáu mươi tỷ việt nam đồng). Trong đó, các thành viên bao gồm: Tổng công ty xi măng Việt Nam (đại diện Vũ Văn Hiệp, Dương Công Hoàn, Đinh Xuân Cầm), Phạm Văn Nhặn, Nông Tuấn Dũng, Đinh Xuân Cầm, Dương Công Hoàn. Nhà nước sở hữu với tỉ lệ 59,64%, cổ đông trong và ngoài công ty sở hữu tỉ lệ 40,36%.Công ty được thành lập theo giấy phép với số đăng ký kinh doanh là 0103018236, ngày cấp 02/07/2007 được thay đổi lần cuối vào ngày 04/09/2007. Hiện nay công ty có trụ sở giao dịch tại số 384- Đường Giải Phóng- Quận Thanh Xuân- Hà Nội. Đây là một doanh nghiệp thương mại kinh doanh chủ yếu là mặt hàng xi măng có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập đầy đủ và sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật. Quy trình hoạt động Công ty cổ phần thương mại xi măng là đơn vị trung gian đứng giữa người sản xuất và tiêu dùng xi măng. Phương thức kinh doanh của công ty là mua đứt bán đoạn tức là công ty mua xi măng của các nhà máy sản xuất sau đó bán lại cho các đơn vị và người tiêu dùng. Quá trình phân phối này thể hiện ở sơ đồ sau: Sơ đồ quy trình hoạt động công ty cổ phần thương mại xi măng Các nhà máy xản xuất xi măng Công ty cổ phần thương mại xi măng Các trung tâm Các cửa hàng đại lý Các cửa hàng đại lý Người tiêu dùng (Nguồn: công ty cổ phần thương mại xi măng) Mỗi trung tâm phụ trách từ 10-40 cửa hàng, có bộ máy tiêu thụ và bộ máy nghiệp vụ riêng. Bộ máy nghiệp vụ có nhiệm vụ thống kê, tổng hợp các báo cáo nhập, xuất, tồn. Bộ máy tiêu thụ bao gồm các đơn vị sau: Trung tâm 1: đặt tại địa bàn thị trấn Đông Anh, quản lý 19 cửa hàng bao gồm 7 cửa hàng của Công ty và 3 cửa hàng đại lý. Trung tâm 2: đặt tại địa bàn thị trấn Đức Giang – Gia Lâm, quản lý 10 cửa hàng bao gồm 6 cửa hàng của Công ty và 4 cửa hàng đại lý. Trung tâm 3: đặt tại địa bàn Giáp Nhị quản lý 39 cửa hàng trên địa bàn huyện Thanh Trì – Thanh Xuân – Đống Đa bao gồm 30 cửa hàng của công ty và 9 cửa hàng đại lý. Trung tâm 4: Đặt tại Vĩnh Tuy, quản lý 24 cửa hàng trên địa bàn huyện Thanh Trì, quận Hai Bà Trưng và một phần quận Hoàn Kiếm bao gồm 14 cửa hàng công ty và 10 cửa hàng đại lý. Trung tâm 5: Đặt tại đường Hoàng Quốc Việt, quản lý các cửa hàng trên địa bàn Cầu Giấy, huyện Từ Liêm và quận Ba Đình bao gồm 19 cửa hàng công ty và 7 cửa hàng đại lý. Mặt hàng kinh doanh Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là Xi măng, một trong 7 mặt hàng được Nhà nước quản lý trong quá trình sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối và quy định giá do bộ Tài chính và Tổng công ty xi măng Việt Nam quyết định. Xi măng là mặt hàng thuộc vật liệu xây dựng dễ hút ẩm, dễ đông cứng; do đó vấn đề bảo quản dự trữ, vận chuyển, bốc dỡ từ nơi sản xuất đến tiêu dùng cần hết sức kỹ càng và chi phí cao đặc biệt trong mùa mưa bão. Thị trường kinh doanh Công ty được giao nhiệm vụ tổ chức quản lý và bán Xi măng trên một số địa bàn chủ yếu: Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lào Cai trong số đó thì địa bàn Hà Nội là địa bàn trọng của Công ty. Điều kiện họat động của công ty Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm trong việc tiêu thụ xi măng, có những bạn hàng truyền thống lâu năm. Những loại xi măng do công ty cung ứng đã được thực tế kiểm nghiệm về chất lượng và người tiêu dùng tín nhiệm. Với địa bàn tiêu thụ xi măng hầu khắp các tỉnh miền Bắc, công ty được sự giúp đỡ, hợp tác của các công ty sản xuất là thành viên của Tổng công ty. Được sự quan tâm của Tổng công ty, hiện nay ngoài các công ty sản xuất xi măng, công ty cổ phần thương mại xi măng là đơn vị duy nhất của Tổng công ty được giao nhiệm vụ tiêu thụ xi măng. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật Đặc điểm của ngành thương mại Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Đối với nhà sản xuất, hoạt động thương mại có tác động từ việc cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc đến việc tiêu thụ sản phẩm. Đối với người tiêu dùng, hoạt động thương mại không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ mà còn có tác dụng tạo ra nhu cầu mới, thị hiếu mới. Ngành thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương. Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng. Thương nghiệp bán lẻ còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội. Ngành thương mại khác với các ngành sản xuất khác. Sản phẩm của ngành thương mại chủ yếu là dịch vụ. Điều đó ảnh hưởng đến cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Ví dụ so với ngành sản xuất thì ngành thương mại không sử dụng nhiều tài sản cố định mà sử dụng chủ yếu là các tài sản ngắn hạn, đặc biệt là ngành thương mại sử dụng nhiều tiền mặt hoặc các tài sản có tính thanh khoản cao để có thể chớp lấy cơ hội đầu tư trong quá trình hạt động. Đặc điểm của mặt hàng xi măng Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là Xi măng, một trong 9 mặt hàng được Nhà nước quản lý trong quá trình sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối và quy định giá do bộ Tài chính và Tổng công ty xi măng Việt Nam quyết định. Xi măng là mặt hàng thuộc vật liệu xây dựng dễ hút ẩm, dễ đông cứng; do đó vấn đề bảo quản dự trữ, vận chuyển, bốc dỡ từ nơi sản xuất đến tiêu dùng cần hết sức kỹ càng và chi phí cao đặc biệt trong mùa mưa bão. Đây là một mặt hàng đặc biệt, do đó phải có phương thức vận chuyển và bảo quản riêng, tạo cho doanh nghiệp những đặc trưng khác biệt so với các công ty thương mại kinh doanh mặt hàng khác. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban Là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, công ty tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu bộ máy trực tuyến chức năng. Tổng số lao động trực tiếp là 801 người. Trong đó bộ phận gián tiếp là 148 người, bộ phận trực tiếp là 653 người. Cơ cấu trình độ của nguồn nhân lực đại học 20,7%, cao đẳng 10%, trung cấp 60,3%: Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Hội đồng quản trị Phòng tổ chức lao động Phòng tài chính kế toán Phòng đầu tư xây dựng Phòng kinh doanh Phòng điều độ quản lý kho Đại hội đồng cổ đông công ty Ban kiểm soát Giám đốc Phó giám đốc Phòng tiêu thụ xi măng Chi nhánh Thái Nguyên Chi nhánh Vĩnh Phúc Chi nhánh Phú Thọ Chi nhánh Lào Cai Các cửa hàng kinh doanh mặt hàng khác Các trung tâm KDXM tại Hà Nội Trung tâm KDXM Hà Tây Các cửa hàng Các cửa hàng Các cửa hàng Các cửa hàng Các cửa hàng Trung tâm KDXM Yên Bái Phòng hành chính quản trị (Nguồn: công ty cổ phần thương mại xi măng) Giám đốc là người đứng đầu có quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc là người điều hành, người quyết định mọi vấn đề trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các quyết định của mình; quy định nội quy lao động, lề lối làm việc của công ty phù hợp với pháp luật, quyết định các vấn đề về tổ chức cán bộ và đào tạo; được ký kết các hoạt động liên quan hoạt động kinh doanh của công ty như mua bán tài sản, thế chấp, vay ngân hàng. Phó giám đốc được giao điều hành trực tiếp một số nghiệp vụ và chịu trách nhiệm trước giám đốc trước các quyết định của mình. Phó giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm điều hành kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, hợp đồng kinh tế, kiểm tra và kiện toàn hàng hóa vật tư, phụ tác nội chính thanh tra. Phó giám đốc sẽ trực tiếp quản lý các phòng ban đóng vai trò giúp công ty tiêu thụ nhanh hàng hoá, tăng doanh thu tăng lợi nhuận. Phó giám đốc vận tải - điều độ: sẽ phụ trách công tác vận tải, quản lý chất lượng sản phẩm, phụ trách công tác đào tạo, sửa chữa lớn. Kế toán trưởng: trợ giúp giám đốc thực hiện các điều lệ của Nhà nước và sắc lệnh kế toán, thống kê hoạt động của công ty. Phòng tổ chức lao động: xây dựng đơn giá tiền lương, quản lý nhân sự, tổ chức lao động hợp lý và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên. Phòng tài chính – kế toán: thực hiện công tác tài chính kế toán, thống kê của đơn vị, quản lý tài sản vật tư, lập kế hoạch tài chính và thực hiện công tác phân tích kinh tế. Thu và quản lý các nguồn thu; thanh toán các khoản chi; kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu-chi, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính và các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước cũng như của công ty, đảm bảo việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí của công ty theo đúng quy định, đúng mục đích và có hiệu quả. Phòng kinh tế kế hoạch: xây dựng kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Đề ra phương hướng kinh doanh, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của đơn vị. Hàng năm, trên cơ sở nhiệm vụ của Nhà nước giao cho Công ty, xây dựng kế hoạch sản xuất và đăng ký kế hoạch sản xuất kinh doanh. Cân đối kế hoạch để giao cho các đơn vị thành viên. Đảm bảo đúng yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được ghi trong Quyết định thành lập của đơn vị. Lập quyết toán khi công trình, sản phẩm đã được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan để xét duyệt dự toán, quyết toán của các đơn vị thành viên đúng tiến độ. Phòng quản lý thị trường: chịu trách nhiệm về Luật pháp và quản lý thị trường, giúp Giám đốc nắm bắt nhu cầu về xi măng, sự biến động về giá cả mặt hàng xi măng, tình hình cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường. Thực hiện marketing để sản xuất và kinh doanh của Công ty. Phòng tiêu thụ: quyết định về việc tiêu thụ, tổ chức và quản lý hoạt động các cửa hàng đại lý của công ty, đẩy mạnh việc tiêu thụ và mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Phòng Tiêu thụ là đơn vị tham mưu có trách nhiệm chính trong việc giúp Giám đốc Công ty hoạch định chính sách tiêu thụ, tổ chức bán hàng tại công ty và cung ứng cho các nhà phân phối. Phòng quản lý điều độ kho: quản lý hệ thống kho tàng, bến bãi, tiếp nhận xi măng từ các công ty sản xuất và đưa hàng hóa về địa bàn tiêu thụ theo kế hoạch, ký kết và thực hiện các hợp đồng, điều phối hàng hóa, dự trữ theo quy định. Phối hợp với các Phòng chức năng khác kiểm kê định kỳ và theo dõi số lượng, chất lượng của hàng hóa đang dự trữ trong các kho. Phòng quản lý dự án và kỹ thuật đầu tư xây dựng: có nhiệm vụ nghiên cứu dự án, mở rộng thị trường, đa dạng hóa các mặt hàng. Ngoài ra còn phụ t._.i Việt Nam đã gia nhập WTO thì phương án đầu tư xây dựng nhà cao tầng Giáp Nhị của công ty nghiên cứu sẽ có tính khả thi. Thời gian thực hiện: từ quý 1/2007 đến quý 4/2007 chuẩn bị đầu tư, thực hiện các bước thiết kế và dự toán của dự án; từ quý 1/2008 đến quý 4/2009 thực hiện thi công xây dựng; từ quý 1/2010 bàn giao công trình và đưa vào sử dụng. Khai thác triệt để diện tích kho được mượn tại khu vực Vĩnh Tuy trong thời gian Tổng công ty chưa đầu tư xây dựng dự án để triển khai đa dạng hóa mặt hàng trong kinh doanh như kinh doanh sắt thép, vật liệu xây dựng và xi măng khác, tạo công ăn việc làm, đảm bảo đời sống cho 60 cán bộ công nhân viên của công ty. Trước mắt trong thời gian tới công ty dự đỉnh tổ chức xây dựng trung tâm kinh doanh sắt thép, khai thác và sử dụng kho bãi của công ty tai khu vực Vĩnh Tuy, số lao động được sử dụng là 60 cán bộ công nhân viên. Công tác đa dạng hoá mặt hàng trong kinh doanh với phương châm tạo đủ công ăn việc làm, ổn định đời sống cho 60 cán bộ công nhân viên của công ty, tối đa hóa lợi nhuận, tạo tiền đề tốt cho công tác liên doanh liên kết, mở rộng đầu tư, đa dạng hóa ngành nghề trong kinh doanh sau này. Bảng 3.1: TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2008-2009 CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG ĐVT: VND Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 1. Vốn điều lệ Đồng 60.000.000.000 60.000.000.000 2. Doanh thu - 1.161.832.249.800 1.201.070.249.000 Kinh doanh xi măng - 1.075.896.975.000 1.110.612.065.000 Kinh doanh sắt thép - 84.795.274.800 89.258.184.000 Chiết khấu thương mại - 1.140.000.000 1.200.000.000 3. Giá vốn - 1.011.439.850.000 1.046.180.590.000 Kinh doanh xi măng - 929.131.850.000 959.540.590.000 Kinh doanh sắt thép - 82.308.000.000 86.640.000.000 4. Tổng chi phí bán hàng - 146.244.091.244 150.062.433.144 Kinh doanh xi măng - 143.056.458.000 146.858.557.000 King doanh sắt thép - 3.187.633.244 3.203.876.144 5. Lợi nhuận trước thuế - 4.148.308.556 4.827.225.856 Kinh doanh xi măng - 3.708.667.000 4.212.918000 Kinh doanh sắt thép - 439.641.556 614.307.856 6. Thuế thu nhập DN - 0 675.811.620 7. Lợi nhuận sau thuế - 4,148,308,556 4.151.414.236 8. Tỷ suất LN/ VĐL % 6.91% 6.92% 9. Các khoản nộp NSNN Đồng 8.218.337.500 8.991.654.120 Thuế GTGT - 8.118.337.500 8.215.642.500 Thuế thu nhập DN - 0 675.811.620 Thuế môn bài - 100.000.000 100.000.000 10. Tổng số lao động Người 336 336 11. Tổng quỹ lương Đồng 10.941.900.000 11.217.900.000 12. Lương bình quân Đồng/th 2.713.765 2.782.217 (Nguồn số liệu: công ty cổ phần thương mại xi măng) Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại xi măng. Việc vận chuyển tiêu thụ xi măng, cơ sở vật chất nhà xưởng, trang thiết bị… có ảnh hưởng lớn đến công tác tiêu thụ xi măng của công ty. Do đó công ty cần chú trọng hơn nữa đến các công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Một vài biện pháp mà công ty có thể tham khảo là: Bố trí máy móc thiết bị hợp lý, khai thác hết công suất thiết kế và nâng cao hiệu suất công các của máy móc thiết bị. Xử lý dứt điểm những máy móc thiết bị không cần dùng đến, hư hỏng chờ thanh lý nhằm thu hồi vốn cố định, đưa vào luân chuyển bổ sung thêm vốn cho sản xuất kinh doanh của công ty. Điều đó là một cách tiết kiệm trong sử dụng tài sản cố định. Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các đội trong công ty nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc quản lý, chấp hành nội quy, quy chế sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định giảm tối đa thời gian chết của tài sản cố định, đảm bảo máy móc thiết bị luôn trong tình trạng hoạt động tốt. Hệ thống máy móc thi công của công ty mang đặc điểm đa dạng về chủng loại, khối lượng lớn, giá trị cao. Do đó với mỗi loại máy móc thiết bị cần phải có cơ chế vận hành riêng, quy cách tu bổ, bảo dưỡng phù hợp để tận dụng tối đa tuổi thọ ký thuật của thiết bị. Đối với các trang thiết bị sử dụng ngoài môi trường tự nhiên yêu cầu phải được thường xuyên tu bổ nâng cấp và bảo dưỡng Giải pháp trên góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất và thời gian thi công, sử dụng đúng mức tiết kiệm nguyên vật liệu để từ đó nâng cao chất lượng làm việc, tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định, giá trị tổng sản lượng, hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho công ty. Nâng cao hiệu quả tài chính trong sử dụng vốn cố định Đầu tư đổi mới tài sản cố định là việc làm hết sức quan trọng đối với công ty. Do đặc thù là một doanh nghiệp thương mại, trang thiết bị của công ty cần phải được đổi mới thường xuyên, bắt kịp xu hướng thời đại, nâng cao chất lượng dịch vụ. Hiện nay, nhiều máy móc thiết bị của công ty đã lạc hậu, một số máy móc đã khấu hao hết cần phải được thay thế, đầu tư mới. Nhưng việc đầu tư đổi mới nâng cấp tài sản cố định phải chọn lọc cho phù hợp với công ty không nên đầu tư tràn lan theo chiều rộng mà chú trọng đầu tư vào chiều sâu nhằm tận dụng được công suất của thiết bị máy móc, tiết kiệm chi phí vận hành máy móc thiết bị. Trước khi nhập trang thiết bị máy móc cũng như công nghệ hiện đại công ty nên thuê các chuyên gia hoặc công ty tư vấn có đủ khả năng và kinh nghiệm trong việc đánh giá kỹ thuật, trình độ máy móc, công nghệ để họ giúp mình có thể lựa chọn được máy móc thiết bị với công nghệ cao đáp ứng được tiêu chuẩn của ngành. Gắn liền việc đầu tư đổi mới với việc đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động để họ có thể làm chủ được các công nghệ hiện đại sao cho có hiệu quả nhất. Công ty nên thanh lý dần các tài sản cố định lạc hậu, rút dần vốn đầu tư vào tài sản cố định để dành cho đầu tư các tài sản ngắn hạn khác phục vụ thiết thực hơn cho hoạt động của công ty. Công ty cũng nên chú trọng tới việc huy động và sử dụng các nguồn vốn sau: Thứ nhất là nguồn vốn từ số lợi nhuận để lại, công ty nên trích lập thêm vào quỹ đầu tư phát triển. Đây được coi là nguồn vốn cơ bản để công ty đầu đổi mới máy móc thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thứ hai là quỹ khấu hao tài sản cố định cũng là một nguồn vốn mà công ty có thể tận dụng. Công ty hiện đang tiến hành khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Điều này hiện nay là không hợp lý so với quá trình phát triển của nền kinh tế như trong giai đoạn này. Công ty nên tiến hành trích khấu hao nhanh để có thể nhanh chóng có đủ vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị. Thứ ba là công ty có thể tận dụng khai thác nguồn thu từ thanh lý nhượng bán tài sản cố định không cần dùng, hư hỏng, hiệu quả thấp… Đây là nguồn vốn không thường xuyên tuy nhiên nếu công ty chú ý tận dụng thì cũng có thêm nguồn thu đáng kể phục vụ cho việc đầu tư đổi mới tài sản cố định. Hơn nữa công ty nên mạnh dạn thanh lý các tài sản cố định vốn lớn nhưng không có hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, rút dần vốn ở tài sản cố định đầu tư thêm vào tài sản lưu động mở rộng thị trường. Máy móc thiết bị được đầu tư, đổi mới hiện đại đồng bộ sẽ đảm bảo việc nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty cổ phần thương mại xi măng. Hơn nữa, việc đầu tư đổi mới tài sản cố định còn là nhân tố quan trọng để hạ thấp chi phí sản xuất, giảm chi phí sửa chữa, nâng cao dần trình độ của công nhân viên làm việc trong công ty. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Xác định lượng vốn lưu động kỳ kế hoạch sát với thực tế Việc xác định nhu cầu vốn lưu động được tiến hành vào đầu năm dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm. Với bất kỳ doanh nghiệp nào kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng là quan trọng nhất, nó là nơi bắt nguồn để doanh nghiệp huy động nguồn lực của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Với công ty cổ phần thương mại xi măng cũng vậy, căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, ban lãnh đạo xác định và định lượng về nhu cầu vốn của công ty. Với tư cách là nhà quản lý việc hoạch định, sử dụng vốn lưu động của công ty là công việc rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh. Lập kế hoạch sử dụng vốn là quá trình phân tích, đánh giá nhằm xác định mục tiêu sử dụng vốn hợp lý cùng với những giải pháp để thực hiện mục tiêu đó. Dựa vào việc xác định mức hao phí, thực trạng sử dụng vốn trong các năm trước của công ty, công ty định hình được định mức hao phí năm nay, số vốn lưu động cần cho năm nay từ đó có kế hoạch huy động phù hợp. Nội dung của lập kế hoạch sử dụng vốn đó là: Xác định nhu cầu vốn là việc xác định xem công ty có nhu cầu bao nhiêu vốn. Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau đây: Thứ nhất, xác định nhu cầu vốn theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu. Tức là công ty căn cứ vào doanh thu mà xác định vốn theo một tỷ lệ nhất định. Dựa vào tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của năm nay so với năm trước mà xác định lượng vốn của năm nay so với năm trước, đồng thời dựa vào nhu cầu sử dụng vốn lưu động năm trước để lập kế hoạch cho năm tiếp theo. Các bước thực hiện là: Tính số dư các khoản trong bảng cân kế toán của công ty năm trước. Chọn những khoản mục của vốn lưu động có liên quan đến doanh thu trong năm và tính tỷ lệ % của các khoản mục đó so với doanh thu. Dùng % để ước tính nhu cầu vốn lưu động cho năm tới trên cơ sở dự tính thay đổi doanh thu. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính nhưng độ chính xác không cao.Thứ hai, phương pháp sử dụng một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng dựa trên cơ sở dữ liệu về cơ cấu vốn từ đó công ty lập kế hoạch sử dụng vốn. Phương pháp này phải gắn liền các tỷ số với con số cụ thể vì nếu chỉ dựa vào tỷ lệ tương đối thì không thấy được quy mô cụ thể của việc sử dụng vốn.Thứ ba, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ dự báo kinh tế định lượng, dùng làm hồi quy. Từ đó phản ánh mối tương quan giữa quy mô các loại vốn hoặc tài sản so với doanh thu doanh thu thực tế, để từ đó tính ra quy luật hoặc xu thế của lượng vốn Xác định cơ cấu vốn: Doanh nghiệp sau khi xác định được nhu cầu vốn (tức là về mặt lượng) thì xác định cơ cấu vốn:Vốn cho hoạt động nghiên cứu thị trường; Vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ; Vốn cho các hoạt động mua nguyên vật liệu... tiến hành duy trì sản xuất kinh doanh. Áp dụng các giải pháp trên sẽ giúp công ty tránh được tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong kỳ thực hiện giúp cho hoạt động sản xuất diễn ra bình thường liên tục và chủ động góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó công ty tìm nguồn cung ứng vốn và phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý. Hoàn thiện việc quản lý tiền mặt Trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, công ty cổ phần thương mại xi măng có thể tiến tới việc dự toán ngân quỹ của mình. Mặc dù chưa cụ thể và độ chính xác chưa cao nhưng chắc chắn nó sẽ không để xảy ra hiện tượng thiếu hoặc dư thừa tiền mặt, hơn hẳn tình trạng hoàn toàn bị động trong việc quản lý các dòng tiền xuất nhập quỹ như hiện nay. Để dự toán được ngân quỹ, công ty phải nắm được quy mô thời điểm nhập xuất của các dòng tiền tệ. Việc cải thiện cơ chế thanh toán, tăng cường tốc độ thu hồi công nợ là cơ sở tốt để công ty cổ phần thương mại xi măng có thể nắm được các dòng tiền nhập quỹ. Vấn đề còn lại là quản lý các dòng tiền xuất quỹ, đây có thể nói là công việc dễ dàng hơn và phụ thuộc nhiều vào nỗ lực quản lý của bản thân công ty. Ngoài các khoản có thể dự trữ được tương đối chính xác như tiền lương của công ty trả cho cán bộ công nhân viên, tiền sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ máy móc, mục tiêu kế hoạch hoá các dòng tiền là việc chi thanh toán nguyên vật liệu, quản lý chi phí bán hàng của các bộ phận thành viên. Để có thể dự đoán được chính xác nhu cầu thanh toán nguyên vật liệu của các đơn vị sản xuất, phòng kế toán tài chính cần phối hợp hoạt động với các phòng nghiệp vụ trong công ty và các giám đốc xí nghiệp để đề ra các biện pháp cân đối giữa nguồn thu và chi, bù đắp thiếu hụt một cách chủ động, có biện pháp khắc phục hiện tượng dự trữ quá nhiều tiền mặt trong ngân quỹ, cải thiện tình hình tài chính của công ty. Quản lý hàng tồn kho Để quản lý hàng tồn kho ta có thể áp dụng theo mô hình cổ điển: mô hình đặt hàng hiệu quả nhất. Ta có thể tóm tắt mô hình một cách đơn giảm như sau: Chi phí tồn kho: gồm chi phí tồn trữ (những chi phí liên quan đến việc tồn trữ, lưu kho hàng hoá như chi phí hoạt động bốc xếp hàng hoá, bảo hiểm hàng hoá, chi phí do giảm giá trị hàng tồn kho) và chi phí tài chính (chi phí sử dụng vốn trả lãi vay, thuế, khấu hao). Chi phí đặt hàng: chi phí giao dịch, vận chuyển, đặt hàng với nhà sản xuất. Biểu diễn bằng phép tính: Chi phí tồn trữ = (q/2)*I Chi phí đặt hàng = (Q/q)* A Trong đó: I: chi phí tồn kho bình quân trên một đơn vị hàng tồn kho Q: khối lượng hàng hoá sử dụng trong năm. q: khối lượng hàng đặt mỗi lần. A: chi phí mỗi lần đặt hàng. Tổng chi phí tồn kho: IC= (q/2)*I+(Q/q)*A Và chi phí này Min khi chi phí đặt hàng = chi phí tồn trữ. Tương đương với sản lượng đặt hàng tối ưu q*. CP đặt hàng CP tồn kho Tổng CP Chi phí Q(khối lượng đặt hàng) Q* Một khi công ty lập kế hoạch cho kỳ tiêu thụ tiếp theo và tìm ra được điểm đặt hàng cụ thể thông qua một số mô hình và thuật toán khác nhau, công ty có thể giảm một lượng chi phí đáng kể dành cho việc vận chuyển, đặt hàng và đặc biệt là chi phí lưu kho, từ đó có kế hoạch và phương hướng sử dụng tốt hơn nữa nguồn vốn lưu động của mình. Tăng cường quả lý và thu hồi các quản phải thu Qua phân tích công tác quản lý các khoản phải thu cho thấy công ty cổ phần thương mại xi măng có một khoản vốn lớn nằm tồn đọng trong khâu thanh toán, mặc dù năm 2007 tổng các khoàn phải thu có giảm đi nhưng công nợ phải thu của công ty vẫn ở mức khá cao. Để phát huy vai trò tự chủ về tài chính, đảm bảo tăng nhanh vòng quay của vốn, công ty cần có các giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng vốn bị chiếm dụng quá nhiều làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Theo tôi trong thời gian tới công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau: Trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm, công ty phải quy định rõ thời hạn thanh toán và hình thức thanh toán tiền hàng trên các hoá đơn chứng từ và các bên phải có trách nhiệm tuân thủ một cách đầy đủ, nghiêm túc các điều kiện đã quy định, đồng thời công ty cũng nên đề ra các hình thức bồi thường nếu vi phạm các điều khoản này. Tăng cường các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng như sử dụng chiết khấu bán hàng, giảm giá hồi khấu tiền hàng cho những khách hàng mua sản phẩm của công ty với số lượng lớn và thanh toán sớm tiền hàng. Làm được điều này, chắc chắn công tác thu hồi tiền hàng của công ty sẽ nhanh chóng hơn tránh được tình trạng thanh toán chậm, dây dưa kéo dài. Tuy nhiên công ty phải nghiên cứu đề ra một tỷ lệ chiết khấu bán hàng hợp lý nhất, hiện nay hầu hết các công ty đều dựa vào lãi suất vay vốn của ngân hàng để đề ra tỷ lệ chiết khấu thấp hơn hoặc tương đương trong trường hợp cần thiết để có thể thu hồi được tiền hàng ngay, vì chắc chắn điều này vẫn có lợi hơn là đợi khách hàng thanh toán toàn bộ số tiền sau một thời gian nhất định, trong khoảng thời gian đó công ty có thể bị thiếu vốn hoạt động, gây ảnh hưởng tới tiến độ kinh doanh của công ty. Một số kiến nghị Kiến nghị với ban giám đốc công ty cổ phần thương mại xi măng Từ kết quả phân tích thực trạng hoạt động sử dụng vốn của công ty có thể thấy ban quản trị của công ty chưa thực sự chú ý quan tâm đến công tác sử dụng vốn. Thiết nghĩ công ty nên quan tâm hơn nữa đến công tác sử dụng và hoạch định vốn của công ty. Ban giám đốc nên không ngừng học hỏi nâng cao trình độ quản lý của mình. Hiện nay công ty vừa mới thực hiện cổ phần hóa, mặc dù được tự chủ hơn trong công tác hạch toán kế toán và năng động hơn trong việc lập kế hoạch hoạt động sát với thực tế, nhưng vì là doanh nghiệp mới cổ phần nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty cổ phần thương mại xi măng có thể được coi là một công ty cổ phần trẻ do đó ban quản lý của công ty nên nghiên cứu đến việc trẻ hóa đội ngũ nhân viên trong công ty để có thể tận dụng được sức sáng tạo và năng động của sức trẻ, giúp công ty bắt kịp với xu hướng thời đại. Để mở rộng thị phần, công ty cũng cần tăng thêm một số vốn nhất định. Công ty không nên chỉ trông chờ vào ngân sách của Nhà nước. Việc thiếu vốn của công ty có thể khắc phục bằng cách sử dụng vốn vay. Khi sử dụng vốn vay, công ty nên nghiên cứu tìm ra một tỷ lệ vốn vay nhất định phù hợp với yêu cầu chủ sở hữu của công ty. Lượng vốn vay này không những giúp công ty mở rộng được thị phần mà còn tiết kiệm được chi phí nộp thuế cho Nhà nước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (tiết kiệm nhờ thuế). Chính sách của công ty hiện nay là mở rộng thêm lĩnh vực ngành nghề để giải quyết công ăn việc làm cho một số cán bộ công nhân viên của công ty. Tuy nhiên công ty nên nghĩ đến việc chú trọng đến chiều sâu chất lượng dịch vụ để tận dụng được lợi thế sẵn có của công ty, không nên mở rộng quá nhiều dịch vụ vì sẽ khó kiểm soát. Công ty phải nhận thức được tầm quan trọng của mình. Công ty là một doanh nghiệp phân phối xi măng lớn trong cả nước, do đó có vai trò rất quan trọng với các doanh nghiệp sản xuất xi măng. Nếu công ty chú trọng vào chất lượng dịch vụ, mở rộng thị phần thì không những giải quyết được công ăn việc làm chi cán bộ công nhân viên mà còn giúp nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong nước, không những giải quyết tốt thị phần trong nước mà còn đưa sản phẩm xi măng của Việt Nam nâng lên tầm thế giới. Kiến nghị với Tổng công ty xi măng Việt Nam Địa bàn kinh doanh của công ty cổ phần thương mại xi măng tập trung chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, đây là địa bàn thu hút rất nhiều đối tác kinh doanh nên tính cạnh tranh rất gay gắt và điều kiện kinh doanh phức tạp khó khăn. Để có thể tạo điều kiện cho công ty hoạt động tốt trong các năm tới nhất là khi không còn sự bảo hộ của Nhà nước, công ty cổ phần thương mại xi măng kiến nghị với Tổng công ty xi măng một số vấn đề như sau: Tổng công ty xi măng nên theo dõi sát diễn biến của thị trường để có biện pháp thích đáng cân đối cung cầu, chính sách thích hợp về giá, khuyến mại hợp lý, chính sách hoa hồng đại lý để giúp công ty tăng thêm tính cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tổng công ty xi măng nên giám sát chặt chẽ các đơn vị thành viên nhằm giảm tối đa hiện tượng cạnh tranh nội bộ dẫn đến giảm tính cạnh tranh chung của ngành và giảm hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần thương mại xi măng. Để giúp công ty cổ phần thương mại xi măng đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh giải quyết tốt công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, Tổng công ty xi măng nên tạo điều kiện cho công ty thực hiện phân phối một số trang thiết bị đầu vào cho các nhà máy sản xuất xi măng. Hiện nay giá các vật liệu xây dựng đặc biệt là xi măng đang trong tình trạng bất ổn định. Tổng công ty xi măng nên có các cuộc thảo luận kỹ càng trước khi thay đổi giá cả và có các biện pháp thích hợp nhằm ổn định thị trường. Tổng công ty xi măng nên giao cho công ty xi măng mục đích nhiệm vụ cụ thể để công ty có chính sách kinh doanh thích hợp chứ không nên áp đặt giá cả cho công ty. Về chính sách giá, Tổng công ty nên giao cho công ty cổ phần thương mại xi măng có thể giao động giá trong một mức nhất định và không nên giao một mức giá cụ thể để có thể giúp công ty linh động hơn trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên công ty vẫn phải là người trực tiếp theo dõi thị trường để có những điều chỉnh kịp thời, tránh bị động. Kiến nghị với Nhà nước Đối với công tác khấu hao tài sản cố định tại doanh nghiệp, Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp chủ động trong việc xác định mức trích khấu hao đối với từng tài sản của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng trong năm để việc trích phản ánh đúng mức độ hao mòn của tài sản cố định, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện khấu hao nhanh để doanh nghiệp sớm đổi mới tài sản cố định của mình. Sớm hoàn thiện thủ tục hoàn thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt trong những trường hợp mua máy móc thiết bị được giảm thuế, hoàn thế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn giảm… Khung lãi suất do ngân hàng Nhà nước qui định phải đảm bảo vừa khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả lại vừa hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh thuận lợi. Các ngân hàng cần xem xét lại các điều kiện cho vay và thanh toán sao cho thuận lợi đối với các doanh nghiệp đồng thời tránh được rủi ro, ban hành các quy định về cho vay và thế chấp, cầm cố rõ ràng, thoả đáng. Năm 2007 nước ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, Viêt Nam sẽ dễ dàng hơn trong việc gia nhập thị trường thế giới. Nhưng trong giai đoạn hiện nay đó lại là thách thức to lớn cho Việt Nam do sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn thấp. Nhà nước nên hoàn thiện hơn nữa về hành lang pháp lý, giúp các doanh nghiệp trong nước giữ vững thị trường, tăng sức cạnh tranh, ổn định sản xuất. Hiện nay tỷ lệ lạm phát đang ở mức cao, nền kinh tế chung trong cả nước và trên toàn thế giới biến đổi phức tạp gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần thương mại xi măng nói riêng. Do đó, Nhà nước nên nhanh chóng tìm ra các biện pháp ổn định nền kinh tế, tránh tối đa các biến động, tạo điều kiện ổn định giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất và hoạt động. Trên đây là một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần thương mại xi măng. Do thời gian nghiên cứu và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế cũng như tính chất phức tạp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chắc chắn những kiến nghị trên còn nhiều điểm chưa phù hợp và cần tiếp tục xem xét, mở rộng. Tuy nhiên đó là cố gắng trong việc tìm ra những giải pháp khả thi trên cơ sở những nghiên cứu nghiêm túc về thực trạng tài chính và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại xi măng trong thời gian vừa qua. Thông qua chuyên đề này tôi hy vọng đây không chỉ là một bài viết mang tính chất là một chuyên đề phục vụ công tác học tập của mình mà còn có thể đem lại nhiều lợi ích cho công tác sử dụng vốn của công ty cổ phần thương mại xi măng. KẾT LUẬN Sử dụng vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn trong các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề rất cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động trong kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, công ty cổ phần thương mại xi măng đã và đang tỏ rõ những ưu thế của mình trong cạnh tranh, duy trì và phát triển năng lực sản xuất đồng thời nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên để thích ứng với cơ chế mới công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thử thách đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn trong toàn bộ công ty. Sau một thời gian tiếp xúc thực tế tại công ty cổ phần thương mại xi măng, được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của kế toán trưởng và các cán bộ khác trong công ty, cùng với sự chỉ bảo cặn kẽ của PGS – TS Đàm Văn Huệ, trên cơ sở những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập, tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này của mình. Trong khuôn khổ bài viết tôi đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp về hiệu quả sử dụng vốn mà công ty có thể tham khảo và áp dụng nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý và sử dụng vốn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do trình độ còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè, các cô chú cán bộ, nhân viên công ty cổ phần thương mại xi măng để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn nữa. Hà nội, tháng 4 năm 2008 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình: Tài chính doanh nghiệp - khoa Ngân hàng - Tài chính - ĐHKTQD - NXB Giáo dục. Chủ biên: TS. Lưu Thị Hương 2. Quản trị tài chính doanh nghiệp. Tác giả: PGS.TS. Vũ Duy Hào PGS.TS. Đàm Văn Huệ TS. Nguyễn Quang Ninh. NXB Thống kê. 3. Giáo trình kinh tế xây dựng - NXB Giáo dục. 4. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - khoa Kế toán - ĐHKTQD, NXB Giáo dục. 5. Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng - ĐH Tài chính kế toán Hà Nội, NXB Tài chính. 6. Báo cáo tài chính công ty cổ phần thương mại xi măng. 7. Tạp chí Tài chính, Tạp chí Ngân hàng. 8. Một số webside về kinh tế và thị trường chứng khoán. MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 32 Bảng 2.1: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH35 CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG NĂM 2004-2006 35 Bảng 2.2: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG 2007 38 Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản cố định của công ty 39 Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản lưu động tại công ty 40 Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn của công ty 42 Bảng 2.6: BẢNG CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 2006-2007 CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG 43 Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định 45 Bảng 2.8:Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 46 Bảng 2.9:Tình hình quản lý các khoản phải thu 47 Bảng 3.1: TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2008-2009 CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG 54 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG Cho kỳ hoạt động từ 1/1/2006 đến 32/12/2007 (Lập ngày 25/2/2007) Đơn vị tính : VNĐ Tài sản Mã số 1/1/2006 1/1/2007 31/12/2007 A-Tài sản ngắn hạn (100=110+120+130+140+150) 100 172.650.541.351 132.036.347.832 166.437.325.577 I.Tiền 110 72.252.647.508 66.468.718.754 93.818.152.022 1.Tiền 111 72.252.647.508 66.468.718.754 93.818.152.022 II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 - - - III.Các khoản phải thu 130 68.178.106.689 43.481.993.831 66.233.295.973 1.Phải thu của khách hàng 131 12.831.711.823 17.225.338.771 30.041.479.446 2.Trả trước cho người bán 132 54.121.429.953 2.281.535.194 2.142.686.676 3.Phải thu nội bộ 133 - - - 4.Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng 134 - - - 5.Các khoản phải thu khác 135 1.224.964.913 23.975.119.866 34.049.129.851 6.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 - - - IV.Hàng tồn kho 140 32.118.390.573 22.031.953.447 6.329.626.340 1.Hàng tồn kho 141 32.118.390.573 22.031.953.447 6.329.626.340 V.Tài sản ngắn hạn khác 150 101.396.581 53.681.800 56.251.242 1.Chi phí trả trước ngắn hạn 151 - 35.981.800 - 2.Thuế GTGT được khấu trừ 152 6.696.581 - - 3.Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 - - 2.5551.242 4.Tài sản ngắn hạn khác 158 94.700.000 17.700.000 53.700.000 B-Tài sản dài hạn 200 42.233.821.277 14.600.787.933 13.117.497.071 I.Các khoản phải thu dài hạn 210 76.168.908 76.168.908 76.168.908 4.Phải thu dài hạn khác 218 76.168.908 76.168.908 76.168.908 II.Tài sản cố định 220 42.058.845.970 11.420.012.945 9.946.624.899 1.Tài sản cố định hữu hình 221 24.938.195.943 11.152.540.136 9.553.800.187 -Nguyên giá 222 45.376.407.201 24.879.137.388 24.848.013.864 -Giá trị hao mòn lũy kế 223 (20.431.211.258) (13.726.597.252) (15.294.213.677) 2.Tài sản cố định thuê tài chính 224 - - - 3.Tài sản cố định vô hình 227 180.000.000 180.000.000 180.000.000 -Nguyên giá 228 180.000.000 180.000.000 180.000.000 -Giá trị hao mòn lũy kế 229 - - - 4.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 16.940.650.027 87.472.809 212.824.712 III.Bất động sản đầu tư 240 - - - IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 - - - V.Tài sản dài hạn khác 260 98.806.399 3.104.606.080 3.094.703.264 1.Chi phí trả trước dài hạn 261 98.806.399 3.104.606.080 2.521.419.883 2.Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 - 573.283.381 3.Tài sản dài hạn khác 268 - - Tổng cộng tài sản (270=100+200) 270 214.884.362.628 146.637.135.765 179.670.113.688 Nguồn vốn Mã số 1/1/2006 1/1/2007 31/12/2007 A-Nợ phải trả 300 152.741.903.792 102.364.184.808 115.497.633.410 I.Nợ ngắn hạn 310 109.077.745.893 98.331.827.685 112.582.154.941 1.Vay và nợ ngắn hạn 311 - - - 2.Phải trả người bán 312 73.702.734.116 80.559.331.375 80.422.560.336 3.Người mua trả trước 313 342.620.621 227.028.205 325.446.036 4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 4517.700.037 3.615.554.966 5.441.028.390 5.Phải trả công nhân viên 315 6.785.241.876 4.957.864.789 3.337.589.550 6.Chi phí phải trả 316 2.096.119.511 3.443.889.780 3.443.889.780 7.Phải trả nội bộ 317 5.603.022.323 249.875.541 - 9.Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 16.030.307.409 4.380.529.045 21.008.083.983 10.Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 - - - II.Nợ dài hạn 330 43.664.157.899 4.032.357.123 2.915.478.469 1.Phải trả dài hạn người bán 331 23.554.329 - - 2.Phải trả nội bộ 332 - - - 3.Phải trả dài hạn khác 333 3.387.954.800 - - 4.Vay và nợ dài hạn 334 39.762.534.400 - - 5.Thuế thu nhập hoãn lại 335 - - - 6.Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 490.114.370 947.040.498 136.161.844 7.Dự phòng phải trả dài hạn 337 - - - B.Vốn chủ sở hữu 400 62.142.458.836 45.170.704.941 64.172.480.278 I.Vốn chủ sở hữu 410 58.436.196.156 41.606.663.501 62.717.384.838 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 35.250.220.638 33.719.447.573 60.000.000.000 2.Thặng dư vốn cổ phần 412 - - - 3.Vốn khác của chủ sở hữu 413 - - - 4.Cổ phiếu quỹ 414 - - - 5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 - 7.454.744.457 - 6.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 - - - 7.Quỹ đầu tư phát triển 417 2.758.392.128 172.815.084 - 8.Quỹ dự phòng tài chính 418 3.978.787.671 132.886.599 - 9.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 - 200.000.000 - 10.Lợi nhuận chưa phân phối 420 - (73.230.212) 2.717.384.838 11.Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 421 16.448.795.719 - - II.Nguồn kinh phí và các quỹ khác 430 3.706.262.680 3.564.041.440 1.455.095.440 1.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 3.706.262.680 3.564.041.440 1.455.095.440 2.Nguồn kinh phí 432 - - - 3.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 - - - Tổng cộng nguồn vốn (440=300+400) 440 214.884.362.628 146.637.135.765 179.670.113.688 ( Nguồn số liệu : công ty cổ phần thương mại xi măng) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7880.doc
Tài liệu liên quan