Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong

MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, đất nước ta đã và đang hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đây là cơ hội song đồng thời cũng đầy thách thức lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp giờ đây không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước khác mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài cùng đội ngũ quản

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý giàu kinh nghiệm . Với sự chuyển đổi về kinh tế ở nước ta thời gian qua đã có không ít những doanh nghiệp đã khó có thể trụ vững và đi đến giải thể, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những doanh nghiệp đã biết nắm bắt thời cơ và khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường trong đó có Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong (CP Nhựa TNTP). Công ty CP Nhựa TNTP hiện nay là một trong những cơ sở sản xuất kinh doanh hàng đầu về ngành nhựa của cả nước. Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm sản xuất các sản phẩm nhựa dân dụng và các sản phẩm nhựa kỹ thuật phục vụ các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp giao thông và vận tải. Trong thời gian thực tập tại Công ty, nhận thức được tầm quan trong của vấn đề sử dụng vốn đối với Công ty. Hơn nữa với mong muốn đóng góp một phần nhỏ kiến thức của mình để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong” làm nội dung nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Ngoài lời mở đầu, kết luận và doanh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên tiền phong Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên tiền phong Để có được kết quả này em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến cô giáo - Thạc sĩ Phan Thị Hạnh – giáo viên hướng dẫn. Cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Ngân hàng – Tài chinh trường ĐH Kinh tế quốc dân. Đặc biệt là lời cảm ơn tới các cô chú trong phòng Kế toán tài chính của Công ty CP Nhựa TNTP. Những người đã hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt kiến thức giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về vốn trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm vốn Chúng ta đều biết rằng vốn là yếu tố cơ bản không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất, kinh doanh không chỉ đối với từng doanh nghiệp và đồng thời nó cũng là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Nhìn vào một doanh nghiệp đang hoạt động bình thường, ta có thể đơn giản nhận biết được vốn, tài sản của doanh nghiệp chính là những gì mà doanh nghiệp đang thực sự nắm trong tay, và có nguồn gốc từ phía bên phải bảng cân đối kế toán (nguồn vốn). Như vậy, để đơn giản, vốn có thể hiểu là tất cả máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu, các khoản phải thu, ngay cả tiền mặt mà doanh nghiệp đang để trong két và nhiều thứ khác nữa thậm chí có khi vô hình. Mỗi doanh nghiệp đều có những đặc thù riêng, song quá trình sản xuất kinh doanh đều có đặc điểm chung là bắt đầu bằng các yếu tố đầu vào và kết thúc là các yếu tố đầu ra. Đầu vào là các yếu tố sản xuất như máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, các sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp sử dụng kết hợp với nhau để sản xuất ra các yếu tố đầu ra đó là các sản phẩm hoặc dịch vụ có ích sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc để tiêu dùng. Để tạo ra các yếu tố đầu ra thì trước hết doanh nghiệp phải có trong tay các yếu tố đầu vào có giá trị nhất định. Vì vậy, doanh nghiệp phải có một lượng tiền tệ để đảm bảo cho các yếu tố đầu vào này, lượng tiền tệ đó gọi là vốn của doanh nghiệp. Như vậy, vốn của doanh nghiệp còn có thể được hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Hay nói khác đi, vốn là năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn được biểu hiện bằng cả tiền lẫn hình thái giá trị của các loại vật tư, hàng hoá, nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất. Sau quá trình sản xuất số vốn này kết tinh vào sản phẩm. Khi sản phẩm được tiêu thụ, các hình thái khác nhau của vật chất quay trở lại hình thái tiền tệ ban đầu. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, số tiền thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ phải đảm bảo bù đắp toàn bộ chi phí đã bỏ ra và có lãi. Như vậy, số tiền ứng ra ban đầu phải được sử dụng có hiệu quả đem lại lợi nhuận cho chủ sở hữu được quyết định bởi khả năng cạnh tranh của chính doanh nghiệp. Trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển có kẻ thắng người thua, vì vậy chỉ có doanh nghiệp nào tạo ra nhiều lợi nhuận và bảo đảm được vốn thì sẽ tồn tại, phát triển còn doanh nghiệp nào kinh doanh thua lỗ thị sẽ mất dần vốn và dẫn đến phá sản. 1.1.2. Phân loại vốn Phân loại vốn là yêu cầu cơ bản của công tác quản lý, sử dụng vốn. Tuỳ theo mục đích của người quản lý mà có nhiều cách phân loại vốn khác nhau. Đặc điểm luân chuyển, quy mô sản xuất kinh doanh, cơ cấu thành phần của vốn là những căn cứ khoa học để xác định phương thức quản lý chung. Có thể phân loại vốn theo các tiêu thức cụ thể sau: Theo hình thái biểu hiện Căn cứ theo hình thái biểu hiện vốn chia làm hai loại: Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như: tiền mặt tồn quỹ. tiền gửi ngân hàng, vốn trong thanh toán và các khoản đầu tư ngắn hạn khác bao gồm cả giấy tờ có giá trị được dùng để thanh toán... Vốn hiện vật: là các khoản vốn có hình thái biểu hiện cụ thể bằng hiện vật như: tài sản cố định, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm... Theo hình thức chu chuyển của vốn Đây là tiêu thức phân loại vốn chủ yếu nhất, có hiệu quả nhất trong việc quản lý vốn. Căn cứ theo tiêu thức này, vốn được chia thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền giá trị của tài sản cố định. Đối với các doanh nghiệp, khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải ứng trước một lượng tiền tệ nhất định để mua sắm tài sản cố định.Vốn đầu tư ứng trước để mua sắm tài sản cố định này được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Bởi vậy, sự tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định lại được quyết định bởi đặc điểm vận động của tài sản cố định, dù rằng quy mô của vốn cố định quyết định quy mô của tài sản cố định. Tóm laị, vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất, là biểu hiện bằng tiền giá trị của tài sản cố định. Nó có thể tham gia toàn bộ hoặc một phần vào quá trình sản xuất nhưng chỉ luân chuyển giá trị từng phần vào giá trị sản phẩm. Phần giá trị luân chuyển này sẽ trở về tay chủ doanh nghiệp sau khi bán hàng hoá. Vốn lưu động Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động nhằm đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Như vậy thì sự vận động của vốn lưu động phụ thuộc vào sự vận động của tài sản lưu động. Vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất và trải qua nhiều hình thái khác nhau. Lúc đầu là tiền tệ, sau đó chuyển qua hình thái dự trữ vật tư hàng hoá rồi trở lại hình thái tiền tệ ban đầu. Do quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, không ngừng nên vốn lưu động luôn vận động không ngừng mang tính chu kỳ và luôn có bộ phận vốn lưu động dưới các hình thức khác nhau song song tồn tại trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông. Thành phần vốn lưu động gồm: vốn dự trữ, vốn sản xuất, vốn lưu thông. Vốn lưu động là một yếu tố quan trọng, là một điều kiện vật chất không thể thiếu đối với quá trình sản xuất kinh doanh cũng như quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Nó tồn tại dưới các hình thức khác nhau trong cả lĩnh vực sản xuất và lưu thông và để cho quá trình tái sản xuất được liên tục thì doanh nghiệp phải xác định vốn lưu động ở từng khâu sao cho hợp lý và đồng bộ, đảm bảo đủ vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh. Theo quan hệ sở hữu về vốn Căn cứ theo quan hệ sở hữu, vốn trong doanh nghiệp được chia thành Vốn chủ sở hữu: là số vốn kinh doanh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chi phối, chiếm hữu và định đoạt. Vốn nợ : là các khoản vốn được hình thành từ vốn vay của các tổ chức tín dụng, vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Theo nguồn hình thành vốn Vốn tự có: là phần vốn do các chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư bỏ ra để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi mới thành lập hoặc đầu tư dự án mới. Theo quy định của pháp luật, số vốn tự có ban đầu khi thành lập doanh nghiệp không thấp hơn số vốn pháp định đối với loại hình doanh nghiệp đó hoặc không thấp hơn tổng số vốn đầu tư của dự án nếu dùng để đầu tư thực hiện dự án. Vốn tín dụng: trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tiến hành vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Đây là một nguồn vốn quan trọng để các doanh nghiệp có thể lựa chọn trong nhiều hình thức huy động vốn nhằm bổ sung cho nhu cầu vốn của mình. Tuy nhiên, khi vay vốn bên cạnh nhu cầu về vốn doanh nghiệp nhất thiết phải tính đên một số yếu tố về khả năng kinh doanh, khả năng trả nợ, lãi suất... Vốn liên doanh: là nguồn vốn hình thành bởi sự góp vốn giữa các doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài để hình thành nên một doanh nghiệp mới hoặc để thực hiện chung một công việc kinh doanh và cùng hưởng lợi nhuận. Mức độ góp vốn giữa các doanh nghiệp với nhau tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa các bên tham gia liên doanh. Thuê tài sản: do những hạn chế nhất định về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc do doanh nghiệp muốn tận dụng cơ hội có được nguồn vốn kinh doanh với chi phí thấp nên hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp tìm nguồn tài trợ bằng việc sử dụng các hình thức tín dụng thuê mua. Theo phạm vi sử dụng vốn Căn cứ theo phạm vi sử dụng, vốn được chia thành Vốn đầu tư tại doanh nghiệp: là số vốn đầu tư trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vi doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất số vốn này chiếm hầu như toàn bộ số vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn đầu tư ra bên ngoài: là số vốn được sử dụng để đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp hay còn gọi là đầu tư tài chính. Đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp thường được tiến hành dưới các hình thức: góp vốn liên doanh, đầu tư mua cổ phần, trái phiếu. Trên đây là một số cách phân loại vốn chủ yếu của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp và đặc điểm hoạt động mà mỗi doanh nghiệp tiến hành phân loại vốn theo tiêu thức nhất định để thuận tiện cho việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. 1.1.3 Các nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn vốn đều có ưu điểm và nhược điểm. Có thể kể đến một số các nguồn hình thành nên vốn của doanh nghiệp như sau: Nguồn vốn chủ sở hữu Vốn góp ban đầu Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn ban đầu nhất định do các cổ đông - chủ sở hữu góp. Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó, vì hình thức sở hữu của doanh nghiệp sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, theo Luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có một số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Chẳng hạn, đối với Công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định hình thành Công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của Công ty và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị số cổ phần mà họ nắm giữ. Tuy nhiên, các Công ty cổ phần cũng có một số dạng tương đối khác nhau. Trong các loại hình doanh nghiệp khác như Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, các nguồn vốn cũng tương tự như trên; tức là vốn có thể do chủ đầu tư bỏ ra, do các bên tham gia, các đối tác góp… Tỷ lệ và quy mô góp vốn của các bên tham gia Công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như ( luật pháp, đặc điểm ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu liên doanh). Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia Quy mô vốn góp ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, thông thường số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn. Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận được sử dụng để tái đầu tư, mở rộng sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Tài trợ bằng lợi nhuận không chia - nguồn vốn nội bộ là phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp giảm được chi phí và giảm được sự phụ thuộc vào bên ngoài. Rất nhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại, họ đặt ra mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng. Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện được nếu như doanh nghiệp đã và đang hoạt động và có lợi nhuận, được phép tiếp tục đầu tư. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước thì việc tái đầu tư không chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách khuyến khích tái đầu tư của Nhà nước. Tuy nhiên, đối với các Công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố rất nhạy cảm. Khi Công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần ( cổ tức) nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của Công ty. Như vậy giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với việc tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ. Phát hành cổ phiếu Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng các phát hành cổ phiếu mới. Một nguồn tài chính dài hạn rất quan trong là phát hàng cổ phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp. Phát hành cổ phiếu được coi là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh nghiệp. Nợ và các hình thức huy động nợ của doanh nghiệp Để bổ sung vốn cho quá trình sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ các nguồn như tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và vay thông qua phát hành trái phiếu. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại Có thể nói rằng vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung cấp các nguồn vốn. Không một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng hoặc không sử dụng tín dụng thương mại nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất- kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp. Về mặt thời hạn, vốn vay ngân hàng có thể được phân loại theo thời hạn vay bao gồm: vay dài hạn, vay trung hạn, vay ngắn hạn. Tiêu chuẩn và quan điểm về thời gian để phân loại trong thực tế không giống nhau giữa các nước và có thể khác nhau giữa các ngân hàng thương mại. Tuỳ theo tính chất và mục đích sử dụng, ngân hàng cũng có thể phân loại cho vay thành các loại như cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay đầu tư tài sản lưu động, cho vay để thực hiện dự án. Cũng có những cách phân loại khác như cho vay theo ngành kinh tế, theo lĩnh vực phục vụ hoặc theo hình thức đảm bảo tiền vay. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm, nhưng nguốn vốn này cũng có những hạn chế nhất định. Đó là hạn chế về điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn (lãi suất). Các doanh nghiệp cũng thường khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại (commercial credit) hay còn gọi là tín dụng của người cung cấp (supplier’s credit). Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp. Nguồn vốn tín dụng thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong một số doanh nghiệp, nguồn vốn tín dụng thương mại dưới dạng các khoản phải trả (accounts payable) có thể chiếm tới 40% tổng nguồn vốn. Đối với doanh nghiệp, tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Hơn nữa, mó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh lâu bền. Các điều kiện ràng buộc cụ thể có thể được ấn định khi hai bên ký kết hợp đồng mua bán hay hợp đồng kinh tế nói chung. Tuy nhiên, cần nhận thấy tính chất rủi ro trong quan hệ tín dụng thương mại khi quy mô tài trợ quá lớn. Chi phí của việc sử dụng các nguồn vốn tín dụng thể hiện qua lãi suất của khoản vay, đó là chi phí lãi vay, sẽ được tính vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ. Khi mua bán hàng hoá trả chậm, chi phí này có thể ẩn dưới hình thức thay đổi mức giá, tuỳ thuộc vào quan hệ thoả thuận cụ thể giữa các bên. Trong xu hướng hiện nay ở Việt Nam như trên thế giới, các hình thức tín dụng ngày càng được đa dạng hoá và linh hoạt hơn, với tính chất cạnh tranh hơn. Do đó, các doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội hợ để lựa chọn nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động của mình. Phát hành trái phiếu Công ty Trái phiếu là một tên chung của các giấy vay nợ dài hạn và trung hạn, bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu Công ty. Một trong những vấn đề cần xem xét trước khi phát hạng trái phiếu là lựa chọn loại trái phiếu nào phù hợp nhất đối với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và tình hình trên thị trường tài chính. Do được phát hành rộng rãi ra công chúng, nên các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp huy động này khi cần một lượng vốn lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư các dự án lớn. Nếu doanh nghiệp làm ăn tốt, có uy tín và lợi nhuận cao, thì hình thức này tương đối dễ dàng vì kỳ vọng của dân chúng vào doanh nghiệp này khá cao. Ngoài ra, khi doanh nghiệp gặp khó khăn, phá sản hoặc giải thể thì các trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu nên độ rủi ro của trái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu. Chi phí trả lãi trái phiếu được coi là một khoanh chi phí trước thuế thu nhập doanh nghiệp khi tính toán lợi nhuận doanh nghiệp. Thuê tài sản Thuê tài sản là một phương thức giúp cho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết để sử dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Thuê tài sản là một hợp đồng thoả thuận hai bên giữa người thuê và người cho thuê. Trong đó, người thuê được quyền sử dụng tài sản và phải trả tiền thuê cho người cho thuê theo thời hạn mà hai bên đã thoả thuận, người cho thuê là người sở hữu tài sản và nhận được tiền cho thuê tài sản. Huy động vốn nước ngoài Trong xu thế hợp tác, liên doanh, liên kết các doanh nghiệp có thể tranh thủ huy động các nguồn vốn từ nước ngoài để tận dụng nguồn lực về tiền vốn, con người, bí quyết kinh doanh, thị trường… của mình và đối tác để cùng phát triển. Các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có thể huy động từ nguồn vốn hỗ trợ các nước phát triển chính thức (ODA). Đó là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn với lãi suất thấp) của các chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thông cơ quan Liên hợp quốc,các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quổc tế (IMF, WB, ADB…) dành cho các nước nhận viện trợ dưới các hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán, tín dụng thương mại, hỗ trợ dự án… Ngoài ra các doanh nghiệp cũng có thể kêu gọi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài như nguồn vốn FDI. Đó là loại hình di chuyển vốn quốc tế trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động. Đây là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào các doanh nghiệp trong nước và cho phép họ tham gia điều hành đối trọng mà họ bỏ vốn ra. Trong thực tế, FDI có nhiều hình thức tổ chức khác nhau như hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC), doanh nghiệp liên doanh… 1.1.4. Vai trò của vốn trong hoạt động của doanh nghiệp Ở đây chúng ta muốn khẳng định thêm một lần nữa tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp. Vốn là điều kiện tiền đề cho bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào của doanh nghiệp. Trước hết, về mặt pháp lý một doanh nghiệp khi thành lập và muốn xác lập được địa vị pháp lý của mình thì phải có một lượng vốn nhất định. Trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn luôn phải duy trì một lượng vốn được pháp luật quy định nếu không doanh nghiệp đó phải ngừng hoạt động và tuyên bố phá sản hoặc sát nhập doanh nghiệp. Như vậy, vốn là điều kiện để đảm bảo sự tồn tại, tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trước pháp luật. Về mặt kinh tế doanh nghiệp là một tổ chức sống, để có thể nuôi sống được nó cần phải có vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Đầu tiên, doanh nghiệp cần vốn để mua sắm tài sản cố định, tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên liên tục. Bên cạnh đó doanh nghiệp không ngừng hiện đại hoá công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị… để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vốn tham gia vào tất cả các khâu từ sản xuất đến lưu thông, đồng thời giúp doanh nghiệp thực hiện hoạt động tái sản xuất, tái mở rộng sản xuất. Trước đây trong cơ chế bao cấp, hầu như các doanh nghiệp là doanh nghiệp Nhà nước nên vốn được cấp phát từ ngân sách Nhà nước và qua nguồn tín dụng có lãi suất thấp của ngân hàng. Trong thời kỳ này các doanh nghiệp hoạt động theo chỉ tiêu, kế hoạch Nhà nước giao nên việc lỗ lãi không cần quan tâm. Chính vì vậy, vấn đề khai thác thu hút vốn không hề được quan tâm và trong thời kỳ này vắng mặt hoàn toàn thị trường vốn. Hiện nnay, trong nền kinh tế thị trường chính sách bao cấp của Nhà nước không còn, các doanh nghiệp phải tự trang trải mọi chi phí, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, lời ăn lỗ chịu. Do đó, doanh nghiệp phải bảo toàn và phát triển được vốn của mình vì nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua đây ta càng thấy rõ vai trò quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy, một trong các vấn đề mà doanh nghiệp luôn quan tâm là nên tạo vốn bằng cách nào? Là thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả? Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn Sử dụng vốn có hiệu quả là điều kiện để doanh nghiệp đảm bảo đạt được lợi ích của các nhà đầu tư, của người lao động, của Nhà nước về mặt thu nhập và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bản thân doanh nghiệp. Hơn nữa đó cũng chính là cơ sở để doanh nghiệp có thể huy động vốn dễ dàng trên thị trường tài chính nhằm mở rộng sản xuất phát triển kinh doanh. Vì vậy, việc làm rõ bản chất và tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn đối với doanh nghiệp là sự cần thiết khách quan để thống nhất về mặt nhận thức và quan điểm đánh giá trong điều kiện hiện nay của các doanh nghiệp ở nước ta. Đồng thời việc này cũng góp phần giải quyết được các vấn đề đánh giá chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp, xác định giá trị tài sản doanh nghiệp, sắp xếp lại doanh nghiệp, đổi mới cơ chế quản lý và cơ chế kinh tế của doanh nghiệp… Hiệu quả sử dụng vốn thường bị nhầm hiểu là hiệu quả kinh doanh nhưng thực chất nó chỉ là một mặt của hiệu quả kinh doanh, song là mặt quan trọng nhất. Nói đến hiệu quả kinh doanh có thể có một trong các yếu tố của nó không đạt hiệu quả còn nói đến hiệu quả sử dụng vốn , không thể nói đã sử dụng có kết quả nhưng lại bị lỗ. Tức là tính hiệu quả sử dụng vốn thể hiện trên hai mặt bảo toàn vốn và tạo ra được các kết quả theo mục tiêu kinh doanh, trong đó đặc biệt là kết quả về sức sinh lời của đồng vốn. Kết quả lợi ích tạo ra do sử dụng vốn phải thoả mãn hai yêu cầu, đó là đáp ứng được lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất đồng thời nâng cao được lợi ich của nền kinh tế xã hội. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho mình nhưng lại làm tổn hại đến lợi ích chung của nền kinh tế xã hội sẽ không được phép hoạt động. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đó hoạt động đem lại lợi ích cho nền kinh tế, bản thân bị lỗ vốn sẽ làm cho doanh nghiệp bị phá sản. Như vậy, kết quả tạo ra do việc sử dụng phải là kết quả phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của kinh tế xã hội. Vậy hiệu quả sử dụng vốn chỉ là biểu hiện một mặt về tính hiệu quả kinh doanh, là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng vốn, tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích và tối thiểu hoá chi phí. 1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn Như trên đã đề cập, hiệu quả sử dụng vốn là biểu hiện một mặt của hiệu quả kinh doanh, nó phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong điều kiện các nguồn lực đã được xác định phù hợp với mục tiêu kinh doanh của từng doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể xác định được doanh nghiệp sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính và tuỳ theo yêu cầu cụ thể đối với từng trường hợp nhất định, các doanh nghiệp sẽ xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn mà chúng ta xem xét dưới đây. 1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn về mặt tổng thể Tuỳ thuộc vào các yêu cầu cụ thể, hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá theo giác độ khác nhau. Tuy nhiên xét về mặt tổng thể người ta thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau: Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn = Doanh thu Tổng vốn bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số doanh lợi Hệ số doanh lợi = Lợi nhuận trước thuế Tổng vốn bình quân Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra khi bỏ một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc sử dụng vốn càng có hiệu quả. 1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu VCĐ bình quân Trong đó: VCĐ bình quân = VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ 2 Chỉ tiêu này cho biết một đồng giá trị trung bình vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng vốn cố định càng có hiệu quả. Hàm lượng vốn cố định Hàm lượng VCĐ = VCĐ bình quân Doanh thu Là chỉ tiêu phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng nhỏ, chứng tỏ hiệu suất sử dụng VCĐ của doanh nghiệp càng cao. 1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định. Số lần luân chuyển càng cao càng cho thấy tính hiệu quả trong việc quản lý vật tư hàng hoá dự trữ của doanh nghiệp. Vòng quay vốn lưu động Vòng quay VLĐ = Doanh thu TSLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển của vốn lưu động trong năm. Số vòng quay càng lớn càng chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu Doanh thu bình quân ngày Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu), chỉ tiêu này càng nhỏ thì càng tốt. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Hiệu quả sử dụng TSLĐ = Lợi nhuận trước thuế TSLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn lưu động. Nó cho thấy cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vì thế nên chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Mức đảm nhiệm tài sản lưu động Hệ số đảm nhiệm VLĐ = TSLĐ bình quân Doanh thu Chỉ tiêu này cho biết để đạt được một đồng doanh thu, doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động, vì vậy nó càng nhỏ thì càng tốt. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp Nhân tố chi phí vốn Vốn là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh và cũng như tất cả các yếu tố đầu vào khác, muốn có vốn để sử dụng doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định. Những chi phí trả cho việc huy động vốn này được gọi là chi phí vốn. Đối với các nhà đầu tư, vốn là tư bản, là tiền được sử dụng với mục đích sinh lời. Các nhà đầu tư chỉ đồng ý cung cấp vốn cho doanh nghiệp nào đó khi họ cho rằng họ không thể kiếm được phần lãi suất cao hơn nếu như đầu tư vào chỗ khác với cùng mức độ rủi ro. Do đó, có thể hiểu chi phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn, nó được tính bằng tỷ lệ sinh lời cần thiết của khoản tiền mà người sở hữu yêu cầu, nó phụ thuộc vào mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với khoản đầu tư. Đối với nhà quản lý doanh nghiệp thì chi phí vốn được do bằng tỷ suất lợi nhuận cần đạt được trên nguồn vốn huy động để không làm thay đổi số lợi nhuận dành cho cổ đông của doanh nghiệp, tức là tỷ suất lợi nhuận từ việc sử dụng vốn này tối thiểu phải bằng tỷ lệ sinh lời được yêu cầu bởi người sở hữu. Như vậy, chi phí vốn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cao sẽ làm tăng giá thành sản phẩm hoặc thậm chí không tiêu thụ được, vốn bị ứ đọng chậm thu hồi, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chi phí quản lý hành chính cao hay thấp, hợp lý hay không hợp lý sẽ cho thấy việc sử dụng vốn của doanh nghiệp là tiết kiệm hay lãng phí, có hiệu quả hay kém hiệu quả. Do vậy, các doanh nghiệp phải luôn phấn đấu giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trựờng, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá, thu hồi vốn nhanh, từ đó tăng vòng quay vốn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí vốn còn là căn cứ khi quyết định đầu tư, bởi lẽ nó quyết định quy mô huy động vốn của doanh nghiệp. Thể hiện ở chỗ khi càng nhiều vốn được huy động thì chi phí của các nhân tố câu thành vốn tăng lên và chi phí bình quân gia quyền của vốn cũng tăng, đến một lúc nào đó chi phí vốn sẽ bằng hoặc lớn hơn tỷ suất doanh lợi của doanh nghiệp và như thế nếu doanh nghiệp tiếp tục tăng quy mô huy động vốn để kinh doanh thì sẽ bị thua lỗ. Việc nghiên cứu các hình thức cụ thể của chi phí vốn không chỉ giúp doanh nghiệp có thể lượng hoá được nó để đưa ra quyết định ti._.ếp tục đầu tư hay không đầu tư, mà còn giúp doanh nghiệp nắm bắt đuợc hiện trạng sử dụng vốn huy động của mình để từ đó có biện pháp kịp thời, hợp lý nhằm giảm chi phí sử dụng vốn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhân tố cơ cấu vốn của doanh nghiệp Bên cạnh nhân tố chi phí vốn thì việc thiết lập một cơ cấu vốn hợp lý là mục tiêu quan trọng của nhà quản lý doanh nghiệp. Mục tiêu này có thể thay đổi theo thời gian khi những điều kiện thay đổi, nhưng tại bất kỳ thời điểm nào cho trước, nhà quản lý doanh nghiệp đều phải có một cơ cấu vốn nhất định và những quyết định tài trợ phải thích hợp với mục tiêu này. Chính sách cơ cấu vốn liên quan tới mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Việc tăng sử dụng nợ làm tăng rủi ro đối với thu nhập và tài sản của chủ sở hữu, do đó các cổ đông có xu hướng đòi hỏi một tỷ lệ lợi tức đên bù cao hơn, điều này làm giảm giá cổ phiếu. Nhằm đáp ứng mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, cơ cấu vốn tối ưu cần đạt được sự cân bằng giữa rủi ro và lợi tức kỳ vọng. Nhiệm vụ của các nhà quản lý là xác định và đảm bảo kết cấu vốn tối ưu bằng việc phối hợp giữa nợ vay và phát hành cổ phiếu (bao gồm cả cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu tiên) sao cho chi phí trung bình của vốn WACC là nhỏ nhất khi đó có hiệu quả sử dụng vốn là cao nhất tức là đạt tới một cơ cấu vốn tối ưu nhất. Tóm lại, cơ cấu vốn có vai trò rất quan trong đối với doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến chi phí vốn, ảnh hưởng đến rủi ro cố hữu trong cổ phiếu thường của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc xác định một cơ cấu vốn tối ưu (cơ cấu vốn hướng tới sự cân bằng giữa rủi ro và lãi luất) sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vốn, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn của mình. Ngành nghề kinh doanh Bắt tay vào kinh doanh hay sản xuất, doanh nghiệp đều phải chọn trước ngành nghề kinh doanh của mình. Như đối mặt với các doanh nghiệp sản xuất vật chất khác với các doanh nghiệp thương mại dịch vụ về quá trình kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp sản xuất vật chất quá trình này bao gồm: nghiên cứu, xác định nhu cầu thị trường về hàng hoá dịch vụ, tổ chức sản xuất, cuối cùng là tổ chức tiêu thụ hàng hoá và thu tiền về. Với nhiều giai đoạn, sử dụng nhiều công nghệ nên các doanh nghiệp sản xuất cần sử dụng lượng vốn lớn, trong đó vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư. Do đó, để có được hiệu quả sử dụng vốn tốt thì vấn để sử dụng hiệu quả vốn cố định đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ thì quá trình này chủ yếu là mua và bán sản phẩm dịch vụ. Vì vậy, so với các doanh nghiệp sản xuất thì chu kỳ kinh doanh ngắn hơn, đồng thời lượng vốn lưu động được sử dụng nhiều hơn vốn cố định. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cần chú ý đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nhân tố con người Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Con người được đề cập ở đây là bộ máy quản lý và lực lượng lao động trong doanh nghiệp, mà trước hết là giám đốc doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp). Giám đốc doanh nghiệp là người toàn quyền quản lý và sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp và là người chịu trách nhiệm, quyết định mọi vấn đề tài chính trong doanh nghiệp. Quyết định sử dụng đồng vốn của Giám đốc có đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển thì doanh nghiệp kinh doanh sẽ có lãi. Ngược lại, nếu quyết định đó sai lầm thì sẽ dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh, vốn sử dụng không có hiệu quả thậm chí mất vốn. Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp (đội ngũ tham mưu chính cho Giám đốc doanh nghiệp trong việc ra các quyết định kinh doanh) cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, năng động sáng tạo, phản ánh đầy đủ chính xác kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp sẽ giúp cho Giám đốc doanh nghiệp có những quyết định kịp thời, đúng đắn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, lực lượng lao động trực tiếp trong dây truyền sản xuất (công nhân, thợ nghề…) cũng là một nhân tố quan trọng bởi đây là nhân tố tạo năng suất, chất lượng sản phẩm hạ chi phí sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Sự biến động của thị trường Các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trong môi trường nào thì phải thích ứng với môi trường kinh doanh ấy. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ bất ổn của thị trường như sự tăng giảm của lãi suất ảnh hưởng tới quyết định tăng giảm quy mô vốn vay của doanh nghiệp, lạm phát và rủi ro tỷ giá buộc các doanh nghiệp phải có những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tài chính… Hơn nữa, môi trường cạnh tranh cũng có ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có nhiều đối thủ cạnh tranh thì để giữ vững và phát triển thị trường của mình đòi hỏi doanh nghiệp ngoài việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ còn phải áp dụng hàng loạt các biện pháp như chiết khấu, tín dụng thương mại, hạ giá…điều này cũng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Vì vậy, sự ổn định của thị trường sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, góp phần tạo ra sự phát triển ổn định vững chắc, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mức độ phát triển của nền kinh tế và cơ chế chính sách của Nhà nước Đây là nhân tố mang tính vĩ mô, nó chủ yếu tác động đến việc huy động vốn của doanh nghiệp. Một nền kinh tế kém phát triển là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng yếu kém. Điều này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn và tìm kiếm nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra việc sử dụng vốn của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách Nhà nước cụ thể là các điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương. Hay nói cách khác mọi quyết định về sử dụng vốn của doanh nghiệp đều phải gắn liền với hệ thống pháp luật và sự hiểu biết về môi trường xung quanh. Bao quanh doanh nghiệp là một môi trường kinh tế xã hội phức tạp và luôn biến động, doanh nghiệp phải làm chủ được và dự đoán trước được sự thay đổi của môi trường và sẵn sàng thích nghi với nó. Ngoài ra việc sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào là hợp lý còn phụ thuộc vào cơ chế chính sách của Nhà nước. Với những cơ chế đầy đủ linh hoạt sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy được tối đa hiệu quả của đồng vốn. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG 2.1 Tổng quan về Công ty CP Nhựa TNTP 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Nhà máy Nhựa TNTP được thành lập ngày 19/5/1960, đến 29/4/1993 đổi tên là Công ty Nhựa TNTP. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Công nghiệp và đã được cổ phần hoá theo quyết định số 2979/QĐ-TCCB ngày 10 tháng 11 năm 2003 của Bộ Công nghiệp. Năm 2004, Công ty thực hiện cổ phần hoá thành công theo hình thức bán bớt phần vốn Nhà nước và huy động vốn điều lệ lên 90 tỷ đồng. Nhà máy nhựa ra đời trong phong trào " Kế hoạch nhỏ" của thiếu niên nhi đồng ở miền Bắc, chính bởi vậy ngay từ ngày đầu nhà máy đã gắn liền với tên gọi của đội Thiếu Niên Tiền Phong. Sản phẩm của nhà máy lúc bấy giờ là các loại đồ chơi bằng nhựa phục vụ cho các em thiếu niên, nhi đồng trên cả cả nước. Trong một thời gian dài, nhiều mặt hàng nhựa được nhà máy nghiên cứu và cho ra đời nhằm phục vụ dân sinh và quốc phòng, do vậy tên tuổi của nhà máy càng ngày được biết đến nhiều hơn. Bước vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX, khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới nhà máy đã gặp phải không ít những khó khăn khi mà sản phẩm làm ra không được tiêu thụ trên thị trường do sự cạnh tranh của các đơn vị sản xuất khác, máy móc thiết bị quá lạc hậu, sản phẩm lại không phong phú về mẫu mã và chủng loại. Đứng trước những thách thức đó, ban lãnh đạo nhà máy được sự đồng ý của Bộ công nghiệp đã mạnh dạn chuyển hướng kinh doanh sang mặt hàng mới là các loại ống nhựa dân dụng, kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của thị trường và đổi tên nhà máy Nhựa TNTP thành Công ty Nhựa TNTP để phù hợp hơn với tình hình mới. Công ty đã mua về các loại máy móc thiết bị của Đức, Hàn quốc, Đài Loan, Nhật Bản…. đồng thời đưa cán bộ ra nước ngoài đào tạo để có thể sử dụng được các loại máy móc hiện đại vào sản xuất. Trong những năm vừa qua, Công ty đã không ngừng nghiên cứu đưa ra các loại sản phẩm không chỉ phong phú về chủng loại mà còn đảm bảo vể chất lượng, được người tiêu dùng trong nước tin tưởng thể hiện qua việc Công ty đã liên tiếp dành được các hợp đồng cung cấp ống u.PVC và PEHD cho các công trình yêu cầu kỹ thuật cao như khu công nghiệp Nomura, Sài Đồng; Chương trình nước sạch của UNICEF; Cung cấp ống PEHD cho Dự án Vệ sinh thành phố Đà Nẵng….. Không chỉ có thương hiệu ở trong nước, Công ty còn nghiên cứu mở rộng thị trường ra nước ngoài và đã đạt được những thành công nhất định như đã xuất khẩu được sang nước CHDCND Lào. Hiện nay, Công ty CP Nhựa TNTP là một trong những cơ sở sản xuất kinh doanh hàng đầu về ngành nhựa của cả nước. Các sản phẩm của Công ty đã đạt Giải Cầu vàng MADE IN VIETNAM, Cúp Sen vàng, 132 huy chương vàng trong Hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp và Thương mại Việt Nam hàng năm và được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Tại Đại hội thi đua yêu nước ngành Công nghiệp lần thứ 2 năm 2005, Công ty CP Nhựa TNTP đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. Trải qua bao khó khăn nhưng Công ty Nhựa TNTP vẫn vững vàng phát triển và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong công cuộc xây dựng đất nước. Sau đây là một số thông tin cơ bản về Công ty. Tên gọi: Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên tiền phong Tên giao dịch quốc tế: TIEN PHONG PLASTIC COMPANY Tên viết tắt: TIFOPLAST Trụ sở chính: Số 2 An Đà – Ngô Quyền - Hải Phòng Điện thoại: 031 3852073 – 031 3640973 Fax: 031 640433 Email: tifoplast@hn.vnn.vn Website: nhuatienphong-tifoplast.com.vn 2.1.2. Đặc điểm tổ chức và quản lý Bộ máy quản lý của Công ty khá gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh hiệu quả. Theo cơ cấu này, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi vị trí như sau: Đại hội đồng cổ đông: thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất của Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích và quyền lợi của Công ty. Giám đốc: Là người quản lý cao nhất của Công ty, điều hành toàn bộ hoạt động hàng ngày của Công ty, trực tiếp chỉ đạo một số phòng ban chức năng đồng thời là người đại diện hợp pháp của Công ty trong các quan hệ giao dịch kinh doanh. Phó giám đốc sản xuất kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch sản xuất, kinh doanh ngắn hạn bên cạnh đó còn điều hành sản xuất theo tiến độ và yêu cầu của thị trường . Phó giám đốc nội chính: Có nhiệm vụ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; làm công tác định mức lao động, chi trả tiền lương và đời sống người lao động bên cạnh đó còn thực hiện các chính sách cho người lao động. Phó giám đốc kỹ thuật: Chiu trách nhiệm về công tác kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tư vấn đâu tư máy móc thiết bị;Công tác kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. Phòng kỹ thuật sản xuất: Tư vấn cho Giám đốc về việc đầu tư thiết bị mới, công nghệ mới, nguyên liệu mới; kết hợp cùng lãnh đạo Công ty để lựa chọn đầu tư thiết bị công nghệ hiện có để sản xuất có chất lượng và năng suất tối ưu; kiểm tra theo dõi ổn định sản xuất các phân xưởng sản xuất và phân xưởng cơ điện, giải quyết các sự cố hàng ngày ở phân xưởng sản xuất. Phòng nghiên cứu thiết kế: Tư vấn cho lãnh đạo Công ty các nghiên cứu sản phẩm và công nghệ mới;Tổ chức thiết kế và thi công và triển khai sản xuất các mặt hàng mới; Kiểm tra thử nghiệm chất lượng các nguyên liệu đầu vào trước khi đưa xuống các phân xưởng sản xuất.. Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm ( Phòng KCS): Có chức năng phối hợp với phòng Kỹ thuật sản xuất kiểm tra thử nghiệm các loại nguyên liệu hoá chất mới phục vụ sản xuất. Nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng là kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất cuối cùng. Phòng thiết kế cơ bản: Quản lý các hạng mục công trình xây dựng hiện có của Công ty. Tham gia đề xuất các dự án xây dựng và sử dụng mặt bằng hiện tại, tư vấn cho lãnh đạo Công ty trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng mặt bằng mới để phát triển mở rộng sản xuất. Phòng kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh; Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh dài hạn và ngắn hạn; Theo dõi diễn biến tình hình thị trường, khai thác nguồn hàng, dự báo khả năng tiêu thụ, dự kiến các sản phẩm mới. Phòng kho vận: Quản lý các kho thành phẩm; ký phiếu nhập kho hàng ngày, theo dõi xuất nhập kho hàng ngày, điều hành bốc xếp nội bộ và cho khách hàng. Phòng hành chính quản trị y tế:Đề xuất các phương án trang bị các phương tiện làm việc của các phòng ban, phân xưởng sản xuất; Đề xuất các phương án chăm lo sức khoẻ của cán bộ nhân viên Công ty . Phòng tổ chức lao động: Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý Công ty; đề xuất đào tạo cán bộ trước mắt và lâu dài; quản lý theo dõi và giao nhiệm vụ cho cán bộ trong phòng; Xây dựng kế hoạch nhân lực đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Phòng kế toán tài chính: Có chức năng tổ chức điều hành toàn bộ công tác kế toán, tài chính trong Công ty; tham mưu giúp giám đốc về công tác tài chính kế toán của Công ty. Các phân xưởng: Triển khai và tiến hành tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất của Công ty giao cho. Tổ chức và điều hành sản xuất tại đơn vị mình theo các quy trình, hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất của hệ thống chất lượng Công ty ban hành; kiểm soát sản xuất và chất lượng sản phẩm của đơn vị mình sản xuất theo tiêu chuẩn và định mức Công ty ban hành. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Kể từ khi xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp nói chung và Công ty CP Nhựa TNTP nói riêng được quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc huy động vốn, tự tìm kiếm thị trường, có nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Nhờ sự năng động, thích ứng với cơ chế mới, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty CP Nhựa TNTP trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ biểu hiện qua các chỉ tiêu sau: Bảng 1: Các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh Đơn vị : VNĐ Stt Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 620.646.826.552 717.047.108.394 905.920.483.113 2 Các khoản giảm trừ 939.756.999 586.345.342 2.624.752.939 3 Doanh thu thuần 619.707.069.553 716.460.763.052 903.295.730.174 4 Giá vốn hàng bán 464.740.057.959 514.255.069.355 688.342.953.125 5 Lợi nhuận gộp 154.967.011.594 202.205.693.697 214.952.777.049 6 Doanh thu hoạt động tài chính 1.147.499.361 1.168.182.025 3.850.939.554 7 Chi phí hoạt động tài chính 9.218.819.189 7.585.284.693 6.119.353.344 8 Chi phí bán hàng 21.079.920.276 53.212.309.908 66.990.278.188 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 24.436.892.560 23.853.311.257 20.080.083.872 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 101.378.878.930 118.722.969.864 125.614.001.199 11 Thu nhập khác 432.211.749 233.668.796 147.777.646 12 Chi phí khác 191.524.786 11.090.815 - 13 Lợi nhuận khác 240.686.963 222.577.981 147.777.464 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 101.619.565.893 118.945.547.845 125.761.778.845 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp - - - 16 Lợi nhuận sau thuế 101.619.565.893 118.945.547.845 125.761.778.845 ( Nguồn: Các báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP) Trong những năm gần đây, lợi nhuận của năm sau đều cao hơn năm trước, ta có thể thấy được sự thay đổi đó qua biểu đồ sau: Biểu đồ 1: Biểu đồ về tình hình lợi nhuận sau thuế của Công ty CP Nhựa TNTP trong 3 năm 2005, 2006, 2007 Đơn vị: Đồng ( Nguồn: Các báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP) Lợi nhuận sau thuế của năm 2006 cao hơn năm 2005 là 17.325.981.982 VNĐ, lợi nhuận sau thuế năm 2007 cao hơn năm 2006 là 6.816.231.000 VNĐ . Có thể nhận thấy rõ một điều là mức tăng lên của lợi nhuận sau thuế năm 2007 không bằng năm 2006, nhưng nguyên nhân không phải do năm 2007 Công ty làm ăn kém hiệu quả mà bởi năm 2006 đã có một biến động lớn về giá nguyên liệu đầu vào. Giá bột nhựa PVC nhập khẩu giảm trong khi đó giá thành sản phẩm bán ra không thay đổi, điều này đã làm lợi nhuận của Công ty năm 2006 tăng mạnh đạt tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế hơn 17% . Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp có xu hướng ngày càng phát triển tốt hơn, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng thể hiện ở việc ban lãnh đạo Công ty đã có kế hoạch mở rộng sản xuất ra khu vực ngoại thành Hải Phòng. Bên cạnh đó, Công ty Nhựa TNTP phía Nam đã chính thức thành lập và đến tháng 4/2008 chính thức đi vào thành lập, điều này sẽ giúp Công ty mở rộng thị trường về khu vực phía Nam và hứa hẹn nhiều thành công hơn nữa trong những năm sắp tới. Công ty CP Nhựa TNTP đạt được những kết quả trên, bên cạnh nguyên nhân chủ yếu là do Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên lành nghề phải kể đến những điều kiện đã giúp Công ty có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. + Về sự thuận lợi của thị trường: Ngày nay với quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa mạnh mẽ kéo theo đó là quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Nhờ nắm bắt được xu thế phát triển của thời đại cũng như sự phát triển thuận lợi của thời cuộc và thị trường xây dựng là những nhân tố không nhỏ tạo nên kết quả đáng khích lệ trên. + Về đặc điểm của sản phẩm: Sản phẩm của Công ty được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp giao thông và vận tải , đáp ứng được nhu cầu của thị trường, phù hợp với người tiêu dùng về giá cả và chất lượng nên được thị trường dễ chấp nhận. 2.2. Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty CP Nhựa TNTP 2.2.1. Tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh Vốn rất quan trọng với sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có một lượng vốn nhất định để thực hiện những khoản đầu tư ban đầu cần thiết cho việc sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sự vận hành và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp Nguồn vốn trong doanh nghiệp có thể được chia thành nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới một năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gồm có nợ ngắn hạn. Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh, gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản cố định, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư để hình thành tài sản lưu động. Khi nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản cố định hay tài sản lưu động nhỏ hơn nguồn vốn ngắn hạn, có nghĩa doanh nghiệp phải dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản cố định. Tài sản lưu động không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp sẽ mất thăng bằng, khi đó doanh nghiệp sẽ phải sử dụng một phần tài sản cố định để thanh thoán cho nợ ngắn hạn đến hạn trả. Khi nguồn vốn dài hạn lớn hơn tài sản cố định hay tài sản lưu động lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn dài hạn sau khi đã đầu tư vào tài sản cố định thì phần dư thừa sẽ được đầu tư vào tài sản lưu động, do đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ tốt. Sau đây ta sẽ xem xét khả năng tài trợ vào tài sản cố định và tài sản lưu động của Công ty bằng nợ dài hạn, vốn chủ và nợ ngắn hạn Bảng 2 :Nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Nợ ngắn hạn 131.742 90.314 161.695 2. Tài sản lưu động 234.369 273.870 375.977 - Tiền 9.215 57.955 6.661 - Đầu tư tài chính ngắn hạn - - 15.000 - Khoản phải thu 128.473 120.085 241.822 - Hàng tồn kho 96.681 95.830 112.494 3.Hệ số thanh toán ngắn hạn (2):(1) 1.78 3.03 2.32 ( Nguồn: Các báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP) Qua bảng phân tích trên ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty từ năm 2005 đến 2006 có xu hướng tăng nhưng từ năm 2006 đến năm 2007 thì có giảm đôi chút. Tuy nhiên các hệ số thanh toán đều lớn hơn 1, điều này chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty khá ổn định có khả năng đáp ứng các khoản nợ trong ngắn hạn ngoài ra có thể mở rộng sản xuất kinh doanh. Xét về nợ ngắn hạn của Công ty qua các năm, có thể thấy rõ là nợ ngắn hạn của năm 2006 thấp hẳn so với năm 2005 và năm 2007. Cụ thể nợ ngắn hạn của năm 2006 giảm 41428 triệu đồng ( tương ứng 31,45%) so với năm 2005 và năm 2007 so với năm 2006 tăng 71381 triệu đồng (tương ứng 79%). Sự biến động thất thường trên có thể được lý giải như sau: Năm 2006 quả thực là một năm thành công của Công ty, doanh thu năm 2006 đã vượt mức kế hoạch 67460 triệu đồng . Với kết quả đạt được Công ty đã giảm được nợ vay ngắn hạn của Ngân hàng để dần dần tự chủ về vốn hơn. Tuy nhiên năm 2007 vừa qua là một năm sụt giảm về kinh tế thế giới, giá dầu mỏ tăng giảm thất thường. Đây là lại là nguồn đầu vào quan trọng của Công ty, do vậy Công ty quyết định tăng vay ngắn hạn của ngân hàng để mua tích trữ nguyên liệu phòng trừ trường hợp giá nguyên vật liệu đầu vào tăng quá cao, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của Công ty Các chỉ tiêu nằm trong khoản mục tài sản lưu động sẽ cho ta biết về tình hình đầu tư sản xuất kinh doanh ngắn hạn của Công ty. Về hàng tồn kho, đây là khoản không thể thiếu được trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như Công ty CP Nhựa TNTP. Để quá trình sản xuất diễn ra liên tục, Công ty luôn phải có một lượng nguyên vật liệu dự trữ có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất trong một thời gian nhất định.Ta có thể thấy được sự thay đổi của lượng hàng tồn kho trong Công ty ba năm vừa qua trong biểu đồ sau: Biểu đồ 2: Biểu đồ về lượng hàng tồn kho của Công ty CP Nhựa TNTP trong 3 năm 2005, 2006 ,2007 Đơn vị: triệu đồng ( Nguồn:Các báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP) Hàng tồn kho năm 2006 giảm so với năm 2005 không đáng kể chỉ 0,88%, nhưng đến năm 2007 lượng hàng tồn kho tăng một mạnh so với năm 2006 là 16664 triệu đồng ( tương ứng 17,7%). Nguyên nhân chính của việc tăng lượng hàng tồn kho là do Công ty đã tăng cường mua nguyên liệu đầu vào để phòng ngừa những thay đổi phức tạp của thị trường nguyên liệu trên thế giới. Cụ thể giá bột nhựa PVC qua các năm như sau Năm 2006 2007 2008 Giá bột nhựa PVC ($/tấn) 900 1000 1250 Điều này tuy có thể giúp Công ty tránh được những rủi ro về giá nhưng xét về lâu dài, việc duy trì một lượng hàng tồn kho lớn sẽ gây thiệt hại cho Công ty vì bị ứ đọng vốn. Về khoản phải thu, khoản phải thu liên quan đến chính sách tín dụng thương mại của Công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng. Tuy nhiên, số liệu trên bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của Công ty tại một thời điểm. Thời điểm được xét ở đây là vào cuối năm, khi đó các khoản phải thu thường có xu hướng lớn hơn các thời điểm khác trong năm, do vậy chỉ tiêu này chưa phản ánh được hết tình hình thu nợ và các khoản nợ khó đòi của Công ty. Nhưng qua việc nghiên cứu về tình hình biến động của khoản phải thu qua các năm, thì ta có thể đánh giá được về quy mô của các khoản phải thu và chính sách tín dụng thương mại của Công ty trong thời gian qua. Biểu đồ 3: Biểu đồ về khoản phải thu của Công ty CP Nhựa TNTP trong 3 năm 2005, 2006, 2007 Đơn vị: triệu đồng ( Nguồn:Các báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP) Năm 2006 khoản phải thu giảm đi so với năm 2005 không đáng kể 6,5% , đến năm 2007 khoản phải thu tăng vọt 101,4%. Việc khoản phải thu tăng nhanh chóng như vậy thể hiện Công ty đang có sự thay đổi về chính sách tín dụng thương mại, điều này sẽ giúp Công ty có thêm nhiều bạn hàng thân thiết và sẽ tăng được doanh thu bán hàng. Mặc dù việc tăng doanh số bán hàng là rất quan trọng đối với một doanh nghiệp nhưng với khoản phải thu lớn thì rất rễ gây rủi ro cho Công ty, ngoài ra còn bị ứ đọng vốn. Do vậy, Công ty cần tính toán để duy trì khoản phải thu hợp lý, có biện pháp thu hồi những khoản nợ khó đòi. Ở trên ta đã phân tích tình hình đầu tư vào tài sản lưu động của nguồn vốn ngắn hạn. Tiếp theo là sự tài trợ của nguồn vốn dài hạn cho tài sản cố định. Bảng 3 : Nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu N ăm 2005 N ăm 2006 N ăm 2007 1. Nợ d ài hạn 6.347 - - 2. Tài sản cố định 67.478 56.341 78.575 3. Đầu tư tài chính dài hạn 4.200 6.200 23.798 ( Nguồn:Các báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP) Ta thấy chỉ Công ty chỉ vay dài hạn ở năm 2005 còn năm 2006 và năm 2007 thì không có bất cứ khoản nợ dài hạn nào. Điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư vào tài sản cố định, như vậy Công ty sẽ không phải chịu gánh nặng trả lãi vay và thanh toán các khoản vay khi đến hạn. Như bảng trên cho thấy tài sản cố định của Công ty không thay đổi nhiều, trong khi đó các khoản đầu tư tài chính và đầu tư vào các tài sản dài hạn khác tăng lên nhanh chóng. Đầu tư tài chính năm 2006 tăng 47,6% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 283,8% so với năm 2006. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì Công ty tiến hành lập Công ty Nhựa TNTP ở phía Nam và tiến hành liên doanh với Lào nên khoản đầu tư tài chính tăng lên nhanh chóng như vậy. 2.2.2. Cơ cấu vốn của Công ty Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tự đổi mới để thích ứng với tình hình hiện nay. Các doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc huy động và sử dụng vốn, có khả năng sử dụng các đòn bẩy tài chính để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm đem lại hiệu của cao nhất. Việc quy định một cơ cấu vốn hợp lý là rất cần thiết cho doanh nghiệp trong việc phát huy tối đa nguồn vốn của Công ty. Dưới đây là bảng minh hoạ cho cơ cấu vốn của Công ty CP Nhựa TNTP trong ba năm 2005,2006,2007. Bảng 4: Cơ cấu vốn của Công ty CP Nhựa TNTP Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng vốn 308.716 336.411 500.323 1.Vốn cố định 74.364 24% 62.541 18,6% 124.345 24,8% 2. Vốn lưu động 234.369 76% 273.870 81,4% 375.978 75,2% ( Nguồn:Các báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP) Công ty có tỷ trọng vốn lưu động cao hơn rất nhiều so với vốn cố định, điều này có thể lý giải vì Công ty là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nên các yếu tố đầu vào rất quan trọng như nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng tồn kho… Bên cạnh đó tiền mặt và các khoản phải thu cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong vốn lưu động của doanh nghiệp. Qua ba năm thỉ ta thấy cơ cấu vốn của doanh nghiệp cũng không thay đổi nhiều, chỉ riêng năm 2006 thì tỷ trọng của vốn cố định giảm và tỷ trọng vốn lưu động tăng lên. Vốn cố định giảm đi là do khấu hao máy móc thiết bị, trong khi đó vốn lưu động vẫn tăng lên theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh của Công ty. Điều này dẫn đến sự thay đổi một chút về cơ cấu vốn năm 2006. Đến năm 2007 thì Công ty đã đưa cơ cấu vốn trở lại gần như năm 2005. 2.3. Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP Nhựa TNTP Như đã trình bày ở trên, để tiến hành hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Tuy nhiên, có vốn nhưng vấn đề sử dụng sao cho có hiệu quả mới là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn là việc làm cần thiết nhằm thể hiện chất lượng công tác sử dụng vốn đồng thời đánh giá hiệu quả của nó để từ đó có các biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Hiệu quả sử dụng vốn hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của sản xuất kinh doanh, mà hiệu quả sản xuất kinh doanh lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế - chính trị - văn hoá, phong tục tập quán, tính mùa vụ… Nên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không nằm ngoài ảnh hưởng của những nhân tố đó. Do vậy, để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, chúng ta lần lượt xem xét tình hình sử dụng hiệu quả của toàn bộ vốn và của từng loại vốn sản xuất kinh doanh. 2.3.1. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn Để xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn ta xét các chỉ tiêu sau: Bảng 5: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của Công ty CP Nhựa TNTP Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 +/- % +/- % 1. Doanh thu 620.646 717.047 905.920 96.400 15,5 188873 26,3 2. Lợi nhuận 101.619 118.945 125.761 17.325 17,0 6816 5,7 3.Tổng vốn bình quân 280.780 322.563 418.367 51.783 18,4 95.804 29,7 4. Hiệu suất toàn bộ vốn(1):(3) 2,21 2,222 2,165 0,54 2.56- 5. Hệ số doanh lợi (2):(3) 0.362 0,368 0,3 1,65 18,48- (Nguồn: Các báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007 của Công ty CP Nhựa TNTP) Đánh giá chỉ tiêu hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn: Qua bảng trên ta có thể biết được một đồng vốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu + Năm 2005: Một đồng vốn tham gia vào SXKD tạo ra được 2,21 đồng doanh thu + Năm 2006: Một đồng vốn tham gia vào SXKD tạo ra được 2,222 đồng doanh thu (tăng 0,54% so với năm 2005) + Năm 2007: Một đồng vốn tham gia vào SXKD tạo ra được 2,165 đồng doanh thu (giảm 2,56% so với năm 2006) Như vậy hiệu suất sử dụng tổng tài sản có xu hướng tăng lên từ năm 2005 đến năm 2006 nhưng lại giảm đi ở năm 2007. Điều này có thể được lý giải ở việc hàng năm vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh tăng, doanh thu cũng tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn tốc độ tăng của vốn đầu tư. Như ở bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng của tổng vốn của năm 2007 so với năm 2006 gần 29.7%, trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu chỉ là 26.3% .Do ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7862.doc
Tài liệu liên quan