Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Quá trình hội nhập phát triển cùng nền kinh tế khu vực và thế giới đã tạo cho nước ta nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức. Và muốn thành công trong kinh doanh, trước hết doanh nghiệp phải dám đương đầu và vượt qua “cửa ải” vốn. Tạo vốn và quay vòng vốn luôn là những bài toán theo đuổi suốt cuộc đời kinh doanh của doanh nghiệp và việc tìm ra lời giải cho bài toán đó sẽ tạo nên một bản sắc riêng, đồng thời khẳng định vị thế của doanh nghiệp tr

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên thương trường. Vậy tìm đâu ra nguồn vốn và làm thế nào để giải bài toán về vốn một cách hiệu quả nhất? Câu hỏi đó luôn làm đau đầu các doanh nhân.Vì vậy việc quản trị nguồn vốn lưu động là một việc hết sức quan trọng giúp doanh nghiệp đứng vững và phát huy hơn nữa thế mạnh của mình. Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn luôn phải nỗ lực đưa ra các biện pháp nhằm quản lý vốn lưu động một cách hiệu quả để phát huy thế mạnh của mình. Chính vì lý do vậy, em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn” Kết cấu của luận văn ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương I - Tổng quan về Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn. Chương II – Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn giai đoạn 2003 - 2007. Chương III - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn. Tìm ra những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu: Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán… Dùng phương pháp so sánh chênh lệch tuyệt đối, và tương đối Dùng phương pháp mô tả: Bằng bảng biểu Phạm vi nghiên cứu Chuyên đề này đi sâu vào nghiên cứu: “phân tích sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn”. Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo Trường kinh tế quốc dân nói chung và các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh tổng hợp. Đặc biệt là cô Trần Thị Thạch Niên đã tận tình giúp đỡ em và dành cho em những ý kiến quý báu trong suốt quá trình viết và hoàn thành chuyên đề thực tập. Em xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị trong Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn dù bận rộn nhưng vẫn nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp những số liệụ để em hoàn thành chuyên đề một cách tốt nhất. Sau cùng em kính chúc các thầy cô Trường ĐHKT Quốc Dân và tất cả anh chị trong công ty luôn dồi dào sức khoẻ, luôn đạt những thành công trong cuộc sống. Trong quá trình thực hiện chuyên đề, do thời gian thực tập có hạn và kiến thức còn non kém nên ít nhiều cũng còn thiếu sót mong các thầy cô thông cảm. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 28 tháng 07 năm 2008 Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ LOAN Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ & HẠ TẦNG KỸ THUẬT CÔN SƠN TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn (Công ty Côn Sơn) có trụ sở đặt tại số 55 Nguyễn Quý Đức, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty Côn Sơn là: Tư vấn giải pháp tổng thể, cung cấp thiết bị, phụ kiện, phần mềm và triển khai các hệ thống mạng thông tin cũng như các hệ thống mạng tích hợp và hạ tầng cơ sở kỹ thuật cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như các Nhà cung cấp dịch vụ, các cơ quan, doanh nghiệp, đặc biệt là các liên doanh trong các khu công nghiệp tập trung. Tiền thân của Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn là Công ty TNHH Mạng và Truyền thông Côn Sơn (viết tắt là Connectic Systems Co.,Ltd) được thành lập ngày 20/06/2003. Tại thời điểm này, nhu cầu sử dụng các hệ thống mạng thông tin là rất lớn. Việt Nam được các chuyên gia trên thế giới đánh giá là một trong những nước có nền chính trị ổn định nhất Châu Á và có nền kinh tế là một trong những “Con Rồng” của khu vực Đông Nam Á. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều dự án lớn được đầu tư tại Việt Nam và tốc độ đô thị hóa sẽ nhanh và rộng hơn. Từ những nhận định trên, Công ty đã định hướng phát triển mạnh việc triển khai các hệ thống mạng truyền thông với thị trường đầy tiềm năng. Tuy nhiên đây cũng vừa là cơ hội, vừa là khó khăn, thách thức đối với một doanh nghiệp còn non trẻ và số vốn còn ít ỏi. Sau 5 năm hoạt động, Công ty Côn Sơn đã không ngừng phát triển cùng với sự chuyển mình, tăng trưởng nhanh chóng cùng nền kinh tế Việt Nam. Ban Lãnh Đạo Công ty xét thấy cần có qui mô lớn hơn nhằm thực hiện nhiệm vụ mới: hệ thống cấp thoát nước cho các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng. Trong thời gian này, chiến lược kinh doanh thay đổi, các dự án lớn liên quan đến phát triển hạ tầng kỹ thuật được đẩy mạnh. Đến tháng 3 năm 2008, với tên gọi mới đã đưa Công ty Côn Sơn lên tầm cao mới cùng sự phát triển mạnh mẽ như bây giờ, dự kiến đến tháng 6, Công ty sẽ thành lập chi nhánh tại Đà Nẵng để đáp ứng tình hình hoạt động của công ty. Sau cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á, Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng và chọn làm nơi đầu tư lý tưởng nhất trong khu vực Đông Nam Á. Cùng với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam càng gặp nhiều thuận lợi, Công ty từng bước chuyển mình với qui mô ngày càng lớn qua 02 lần bổ sung vốn điều lệ: Bảng 1: Vốn điều lệ STT Số giấy phép ĐKKD Thời gian Vốn điều lệ (VNĐ) 1 102009053 20/06/2003 300,000,000 2 102009053 01/08/2006 2,000,000,000 3 102009053 18/03/2008 9,000,000,000 Biểu đồ số 01: Sự thay đổi vốn điều lệ Nhiệm vụ chính của Công ty Côn Sơn là đưa đến cho khách hàng các giải pháp tốt nhất đáp ứng công việc của khách hàng, mang lại cho họ tính cạnh tranh cao dựa trên sự trợ giúp của công nghệ cao. “Kết nối hoàn hảo” đó là tiêu chí hoạt động của công ty. Giới thiệu về Công ty Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn là đơn vị hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Tên công ty: Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn Tên giao dịch: Con Son Technology and Engineering Infrastruture Development Company Limited Tên viết tắt: Connectic Systems Co.,ltd Logo: Địa chỉ: Số 55 phố Nguyễn Quý Đức – Phường Thanh Xuân Bắc – Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội Điện thoại: 8542346 Fax: 5534265 Email: Info@conson.com.vn Website: Tài khoản giao dịch 12510000023033 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô Năm thành lập: 06/2003 MST: 0101381224 do Cục Thuế Hà Nội cấp Mã số xuất nhập khẩu: 0015680 do Cục Hải Quan thành phố Hà nội cấp Giám đốc: Ông Phan Quý Hưng Vốn điều lệ: 9,000,000,000 VNĐ (chín tỷ đồng) Giấy phép đăng ký kinh doanh: 0102009053 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp Phạm vi hoạt động của Công ty: Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn được phép hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, công ty có thể mở thêm nhà máy, chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật. Các lần thay đổi như sau: Thay đổi lần 1 ngày 01/08/2006 Nội dung thay đổi: Vốn tăng thêm 1,700,000,000 đồng. Tổng vốn hiện có là: 2,000,000,000 đồng; Thay đổi lần 2 ngày 18/03/2008 Nội dung thay đổi: Vốn tăng thêm 7,000,000,000 đồng. Tổng vốn hiện có là: 9,000,000,000 đồng; Ngành nghề kinh doanh được bổ sung. Vốn Điều lệ của Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn hiện nay là: 9,000,000,000 VNĐ (Chín tỷ đồng). Bảng 2: Cơ cấu vốn điều lệ tại thời điểm hiện nay là: STT Thành phần sở hữu Vốn góp Tỷ lệ (%) 1 Phan Quý Hưng 7,200,000,000 80,00 2 Bùi Đức Hứa 1,800,000,000 20,00 Tổng cộng 9,000,000,000 100,00 Ngành nghề kinh doanh Tư vấn, lắp đặt hệ thống mạng viễn thông và tin học; Mua bán các sản phẩm tin học, phần mềm đã đóng gói, thiết bị viễn thông; Mua bán thiết bị nghiên cứu khoa học, thí nghiệm, thiết bị đo lường; Mua bán thiết bị văn phòng, đồ điện, linh kiện điện tử; Mua bán vật liệu xây dựng, vật tư, thiết bị ngành nước; Thuê và cho thuê các vật tư, thiết bị viễn thông và tin học; Cung cấp thiết bị, xây dựng các trung tâm dữ liệu, tích hợp hệ thống thông tin và truyền thông; Cung cấp thiết bị, lắp đặt hệ thống giám sát, báo động, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống chống sét; Cung cấp vật tư  và thi công, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa, gia công hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cơ điện, hệ thống nguồn điện - điện tử - điện lạnh- điều hòa không khí, hệ thống cấp thoát nước cho các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng; Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa các sản phẩm điện, điện tử; Sản xuất, lắp ráp và gia công các thiết bị cơ khí; Dịch vụ thi công mạng điện thoại, mạng thông tin cục bộ và diện rộng; Dịch vụ bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống mạng điện thoại, thiết bị viễn thông và tin học; Dịch vụ thi công, xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, cấp thoát nước, các công trình điện, đường dây trạm điện, biến thế đến 35 KV; Dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách. Cho thuê thiết bị vận tải ./. Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn là đơn vị hạch toán độc lập, để quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh của mình để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến, từng chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban giúp việc cho giám đốc như sau: Giám đốc công ty: là người lãnh đạo công ty, quản lý và chỉ huy cao nhất trong công ty. Giám đốc là người tổ chức cán bộ, là người trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh doanh, cân đối lao động theo kế hoạch, điều tiết lao động theo tay nghề. Giúp việc cho Giám đốc có 2 Phó Giám đốc và các Trưởng/Phó phòng. Phó giám đốc: Quản lý dự án, phát triển thị trường. Tư vấn giải pháp và triển khai tổng thể các dự án xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, cấp thoát nước, các công trình điện,... Phó giám đốc: Quản lý dự án, phát triển thị trường. Tư vấn giải pháp tổng thể về hạ tầng thông tin, truyền thông, trung tâm dữ liệu. Phòng kinh doanh: Nghiên cứu & phát triển thị trường. Xây dựng phương án kinh doanh, xác lập hợp đồng mua bán, xúc tiến thực hiện hợp đồng với nhà cung ứng. Hoàn tất hồ sơ quyết toán trong quá trình triển khai dự án. Phòng kế toán: Quản lý toàn bộ việc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, vật tư sản phẩm hàng hoá & các tài sản khác. Báo cáo định kỳ số liệu kế toán thông qua tổ hợp các phiếu chứng từ gốc. Theo dõi kiểm tra đối chiếu tính lương hàng tháng cho toàn thể nhân viên trong công ty. Chứng từ số liệu lưu giữ theo quy định. Báo cáo doanh thu, chi phí lãi lỗ của công ty cho Ban Giám đốc theo định kỳ. Phòng xuất nhập khẩu: Tìm thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạcvà tổ chức thực hiện phương án kinh doanh xuất - nhập khẩu, dịch vụ uỷ thác và các kế hoạch khác có liên quan của Công ty. Tham mưu cho Ban giám đốc trong quan hệ đối ngoại, chính sách xuất - nhập khẩu, pháp luật của Việt Nam và quốc tế về hoạt động kinh doanh này. Giúp Ban Giám đốc chuẩn bị các thủ tục hợp đồng, thanh toán quốc tế và các hoạt động ngoại thương khác. Phòng tích hợp hệ thống: Thực hiện các hồ sơ tư vấn dự án, tư vấn giải pháp cho các khách hàng, triển khai cài đặt hệ thống mạng, viết các giải pháp kỹ thuật, lập hồ sơ dự án, hỗ trợ triển khai dự án. Phòng kỹ thuật triển khai: Thi công các công trình thuộc lĩnh vực hoạt động của công ty, triển khai lắp đặt các thiết bị, xử lý sự cố hệ thống/thiết bị, bảo hành, bảo trì thiết bị. Cơ cấu tổ chức của công ty có thể khái quát qua sơ đồ sau: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Kinh doanh Kế toán Tích hợp Hệ thống Triển khai Xuất - Nhập Khẩu Đặc điểm lao động của công ty Nhân tố lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đối với lao động quản lý nhìn chung nhân tố này ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động thể hiện qua các điểm như bằng cấp, kinh nghiệm (thâm niên công tác) và thái độ làm việc. Ở Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn hiện nay đội ngũ lao động là một điểm mạnh, chứa đựng một tiềm năng vô cùng lớn, nếu phát huy tốt sẽ là điểm hết sức quan trọng tác động đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn hiện có 30 lao động, trong đó 2/3 là kỹ sư và đội ngũ thợ có tay nghề cao, cao hơn các năm trước về số lượng. Nguyên nhân là do quy mô doanh nghiệp ngày càng phát triển, nhu cầu nguồn nhân lực càng cao để đáp ứng khối lượng công việc. Ngoài các cán bộ chủ chốt, Công ty Côn Sơn còn có mạng lưới cộng tác viên tại các tỉnh thành cùng đội ngũ kỹ thuật thi công lành nghề nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án lớn. Cơ cấu lao động hiện tại có 30 lao động gồm: Lao động nữ:                  20% Lao động nam: 80% Lao động lãnh đạo, quản lý:        20% Lao động kỹ thuật:   56,67% Lao động kinh doanh: 16.67% Trình độ chuyên môn: Đại học, trên đại học:  80% Trung cấp, Cao đẳng:  20% Bảng 3: Số lượng cán bộ các phòng ban trong Công ty: Tên phòng ban Số lượng cán bộ công nhân viên Phòng lãnh đạo 03 Phòng Kế toán tài chính 03 Phòng Kinh doanh 05 Phòng Tích hợp hệ thống 07 Phòng triển khai 10 Phòng XNK 01 Văn phòng 01 Bảng 4: Thống kê lao động của công ty trong 05 năm Năm Số người lao động (người) Đại học, trên đại học Trung cấp, cao đẳng Người % Người % 2003 7 4 57.14 3 42.86 2004 11 6 54.55 5 45.45 2005 17 12 70.59 5 29.41 2006 24 19 79.17 5 20.83 2007 30 24 80.00 6 20.00 Từ bảng số liệu thống kê cơ bản lao động của công ty Côn Sơn qua các năm 2003 đến năm 2007 trên đây ta có biểu đồ thể hiện lao động của công ty qua các năm như sau: Biểu đồ số 2: Sự gia tăng số lao động HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Các sản phẩm - dịch vụ chính Các sản phẩm - dịch vụ chính của Công ty hiện nay là: Tư vấn, triển khai hệ thống mạng, hạ tầng kỹ thuật tổng thể. Dịch vụ thi công, lắp đặt, bảo hành, bảo trì. Dịch vụ thi công mạng Lan Dịch vụ thi công mạng điện Dịch vụ thi công mạng thoại Dịch vụ kiểm tra, đo test Dịch vụ bấm, hàn đầu cáp quang ... Cung cấp các thiết bị, phụ kiện thuộc lĩnh vực: Điện; Điện công nghiệp; Điện tử Viễn thông, và Công nghệ thông tin. Hiện nay các mặt hàng của công ty lên đến hơn 1,000 loại. Bảng 5: Một số mặt hàng chính của công ty Côn Sơn STT Tên mặt hàng STT Tên mặt hàng 1 3C 16470 35 ASMi-52/E1/2W 2 AIR - CB21A GA - K9 36 ASMi-52/V35/2W 3 WS - CE500G - 12TC 37 ASM 31/AC/V35 4 GLC - T 38 Cáp điện thoại các loại 5 Patch panel 39 VWic - 2MFT -G703 6 Bộ dồn kênh các loại 40 WIC - 2T 7 Cisco 878 41 Ghen các loại 8 AIR - AP 1121G - A - K9 42 Máy tính các loại 9 Switch 3CR 17561-91 43 WS-C3560G-24TS-S 10 3Com các loại 44 Switch 3C 16475CS 11 OPT - 480 (bộ dồn kênh 16E1) 45 3C SFP 91 12 Gbic - LX- SM 46 3Com 8port Switch 13 AMP CAT5E 4 pairs (box) UTP RJ45 47 Cung cấp Sever 14 FO Outdoor Cable, 4Fiber AU-Drelectric, 62.5/125 48 Wall mount enclosure 15 AMP, UTP Cat 5E 25 Pair (box) 49 Switch 3C 16471 16 AMP, Cat 6 UTP cable 50 Network 16 port 3 Com 17 ODF Rackmount các loại 51 WS - G5483 18 Tủ mạng 52 Netword Interface card Wic 1T document 19 Switch micronet 16 port RJ45 53 GLC - SX - MM 20 Switch 16 port 10/100 SP 616FA 54 GLC-LH-SM 21 Switch 8 port 10/100 SP 6508TX EZ 55 1000Base - T to 1000Base - SX Converter SP362B 22 Switch 24 port 56 Cat 5e FTP, 4 pair, 24WG, CM 23 Cisco 1841 57 WS- C2960-24TC-L 24 SU3000RMI 2U-Smart UPS 58 Patch cord các loại 25 Cisco 2801 59 Tổng đài KX - TDA 100 26 Switch 3510 - 24T 60 Điện thoại KX - T 7630 27 Cisco 877 61 Card KX - TX 82491 STT Tên mặt hàng STT Tên mặt hàng 28 BR500EI - back UPS 500VA 62 WEG5151-51K 29 WS - G5484 63 WS-C2960-24TT-L 30 SFP-SX-MM 64 AMP Cat5 patch cord 10ft 31 Cisco G5484 65 Khớp nối trơn các loại 32 WS - CE500 - 24TT 66 UC 8x MM50, Unitube Corrugated Steel Armored 33 Model AC 2032 67 Các loại cáp đồng 34 WS - CE500 - 24LC 68 Các nguyên vật liệu phục vụ cho thi công mạng, và cơ sở hạ tầng Các sản phẩm chính của công ty được nhập khẩu trực tiếp từ Bắc Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Malaysia… Quan hệ đối tác Công ty ConnecticSystems có quan hệ hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước về các sản phẩm mạng, máy tính, nguồn tạo nên sức mạnh tổng hợp, mang lại cho khách hàng các giải pháp toàn diện, hoàn hảo. Bảng 6: Danh sách các nhà cung cấp TT Tên đối tác Quan hệ 11 Là Nhà sản xuất hàng đầu thế giới các thiết bị mạng Internet. Select Certified Partner 22 Là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới các sản phẩm máy tính, máy chủ, các hệ thống mạng, hệ thống lưu trữ thông tin. Đại lý ủy quyền 3 Hewlett-Packard (viết tắt HP) là tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất thế giới tính theo doanh thu. Đại lý ủy quyền 54 Là nhà cung cấp các giải pháp truyền thông đa phương tiện, các ứng dụng cho Voice, Video, data, Web content và các giải pháp truyền thông hợp nhất. Đại lý ủy quyền TT Tên đối tác Quan hệ 5 Microsoft là một công ty phần mềm lớn nhất thế giới của Mỹ do Bill Gates làm chủ tịch. Đại lý ủy quyền 66 Là một trong những hãng dẫn đầu trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất thiết bị cáp truyền dẫn. Đối tác tích hợp hệ thống 77 ADC KRONE Communications Inc. Đối tác tích hợp hệ thống 78 RAD được công nhận là 1 trong những hãng sản xuất hàng đầu thế giới về các thiết bị truy nhập mạng, các thiết bị truyền thông, viễn thông. Đối tác dự án 8 9 Là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về thiết bị truyền dẫn quang/đồng, mạng không dây, các thiết bị chuyển mạch định tuyến LAN/WAN với các giải pháp tổng thể cho các hệ thống thông tin Voice/Data… Đại lý ủy quyền 110 Nhà sản xuất các sản phẩm cáp sợi quang, các thiết bị kết nối cho hệ thống cáp quang. Nhà phân phối 111 Nhà sản xuất các sản phẩm các thiết bị truyền dẫn quang và đồng, các bộ Converter/Adapter. Nhà phân phối 112 Là Nhà cung cấp hàng đầu thế giới các giải pháp nguồn vốn rất nổi tiếng với các thiết bị bảo vệ nguồn (UPS) mang thương hiệu APC. Đối tác tích hợp hệ thống Thị trường khách hàng Trong 4 năm qua, Công ty Côn Sơn luôn tạo được sự tín nhiệm của khách hàng bằng hỗ trợ tốt các dịch vụ sau bán hàng của mình, các dự án được thực hiện đều đem lại hiệu quả kinh tế đối với khách hàng. Thị trường khách hàng bao gồm các công ty TNHH, công ty CP, công ty nhà nước, công ty liên doanh, các khu công nghiệp, các bưu điện, ngân hàng… Sau đây là danh sách một số khách hàng (các cơ quan và doanh nghiệp) và hợp đồng tiêu biểu mà Công ty Côn Sơn đã và đang thực. Bảng 7: Danh sách các khách hàng và hợp đồng tiêu biểu TT Nội dung Giá trị Tên chủ dự án 1 Cung cấp và lắp đặt máy tính và thiết bị mạng 109.987.500đ Trung Tâm Tin Học TP. Hải Dương 2 166.585.000đ Tổng Cục thuế 3 Lắp đặt, cài đặt, giám sát, hiệu chỉnh thiết bị tin học, mạng. 120.715.440đ Văn phòng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. 4 Cung cấp và lắp đặt máy tính, máy in và phụ kiện 793.855.000đ Công ty cho thuê tài chính – BIDV Việt Nam 5 Cung cấp, lắp đặt thiết bị, triển khai toàn hệ thống mạng. $ 425,689.58 Tập đoàn CANON 6 Triển khai hạ tâng mạng cho nhà máy YoungOne tại khu công nghiệp Hòa xá, Tp.Nam Định. $ 98,960.00 YoungOne Nam Dinh Co., Ltd 7 Cung cấp Máy chủ, thiết bị mạng và dịch vụ thi công hệ thống mạng máy tính và điện thoại tổng đài nội bộ. $ 45,731.15 Công ty Tài Chính HANDICO 8 Cung cấp máy chủ, máy trạm, thiết bị nguồn, các thiết bị mạng và thi công toàn hệ thống. 966,967,425đ Sở Khoa Học và Công Nghệ Tỉnh Quảng Bình 9 Cung cấp module nâng cấp Router Cisco3745 $22,289.00 Công ty Viễn thông Hà Nội 10 Cung cấp thiết bị máy chủ và máy tính IBM, máy in HP, phần mềm Microsoft và thi cộng mạng LAN kết nối WAN. $ 14,094.00 Giang Vo Development Co. 11 Cung cấp thiết bị Switch CISCO, triển khai thi công hệ thống mạng LAN. $ 17,987.00 S.E.M Thống Nhất Metropole TT Nội dung Giá trị Tên chủ dự án 12 Cung cấp trang thiết bị phục vụ đào tạo cho trường dạy nghề tỉnh Điện Biên 1,315,675,000đ Trường dạy nghề tỉnh Điện Biên 13 Tư vấn giải pháp, cung cấp và lắp đặt hệ thống máy kiểm soát vào/ra, chấm công cho Công ty may UNICO Hàn Quốc. $ 11,996.00 UNICO Global VN Co.,ltd 14 Cung cấp thiết bị, phụ kiện và triển khai hệ thống Mạng thoại – Máy tính – Tin học – Truyền hình nghiệp vụ. 1,019,169,178 đ Công An tỉnh Yên Bái 15 Cung cấp thiết bị mạng và và tin học cho Công ty Astral Infotech $ 21,853.78 Astral Infotech VN Co.,ltd 16 Tư vấn giải pháp, cung cấp và thi công toàn bộ hạ tầng mạng điện thoại, LAN, WAN, bảo mật cho liên doanh Syrena BIM group. $ 40,540.38 BIM Group 17 Cung cấp thiết bị LAN switch/Wireless… $ 58,311.31 Liên doanh SMH 18 Cung cấp vật tư, thiết bị và thi công hạ tầng mạng cáp quang/đồng cho liên hợp VINE Group $ 13,451.46 VINE Group 19 Cung cấp thiết bị mạng Cisco/Micronet/AMP và lắp đặt, cấu hình hệ thống. $ 19,365.65 Ban tôn giáo chính phủ 20 Cung cấp thiết bị Cisco Wireless/Switch; AMP Cable và thi công hạ tầng $ 36,936.60 Fraser Hotel 21 Cung cấp vật tư và thi công toàn bộ hệ thống Điện, điện tử, hạ tầng kỹ thuật. $ 904,970.00 Hitachi Plant Technologies .,Ltd 23 Cung cấp thiết bị và triển khai lắp đặt hệ thống mạng thông tin, và máy chủ IBM Sever $ 53,998.59 GAPIT Communications JSC Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thuận lợi: Việt Nam đang trở thành "miếng bánh ngọt" cho các nhà cung cấp thiết bị mạng. Thời gian hiện nay được coi là thời điểm cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường thiết bị mạng tại Việt Nam. Theo đánh giá của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), với tốc độ tăng trưởng 70% trong những năm vừa qua, thị trường viễn thông của Việt Nam đứng thứ hai thế giới. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp thiết bị mạng tăng doanh thu, chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam. Trong quá trình phát triển công ty Côn Sơn đã thiết lập và duy trì mối quan hệ vững chắc với số lượng lớn các khách hàng và đối tác trong và ngoài nước. Sự phát triển mạnh mẽ của công ty Côn Sơn đạt được là nhờ vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ Công ty cung cấp cho khách hàng. Công ty Côn Sơn luôn luôn suy nghĩ và hành động nhằm giải quyết các vấn đề của khách hàng đặt ra một cách hiệu quả nhất. Điều đó thể hiện bởi niềm tin từ các bưu điện tỉnh thành, các nhà khai thác, cung cấp dịch vụ cũng như các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này làm cho công ty Côn Sơn có nhiều thuận lợi trong việc triển khai các dự án viễn thông lớn, địa điểm thi công nằm trên nhiều tỉnh - thành phố. Yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong kinh doanh của công ty Côn Sơn là sự chủ động quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước. Các mối quan hệ cởi mở chân thành đã hỗ trợ cho công ty Côn Sơn nắm bắt được các công nghệ mới, đáp ứng tốt nhất cho mọi nhu cầu của khách hàng. Cung cấp trực tiếp dịch vụ, có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai, lắp đặt, cài đặt các hệ thống mạng tổng thể cũng là một trong những điều kiện thuận lợi của Công ty. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình với công việc, tham gia từ những ngày đầu thành lập công ty. Khó khăn: Sau khi gia nhập WTO, tình hình kinh doanh của công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành ngày càng gay gắt dưới nhiều hình thức. Những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty như: biến động về giá, chi phí vận tải tăng, ... Mục tiêu hoạt động của công ty Mục tiêu của công ty Côn Sơn là trở thành một trong những công ty hàng đầu của Việt nam trong lĩnh vực cung cấp thiết bị kết nối, tư vấn giải pháp, thiết kế, thi công hệ thống mạng máy tính và mạng viễn thông. Các tiêu chí: Tính chuyên nghiệp: đội ngũ thi công nhiều kinh nghiệm, quy trình chuyên nghiệp. Đã thiết kế và lắp đặt thành công nhiều hệ thống mạng từ đơn giản đến phức tạp. Đưa ra những giải pháp tối ưu. Tầm ứng dụng: hệ thống mạng được thiết kế phù hợp với cấu trúc quản lý và tính đến việc phát triển qui mô cho khách hàng mang tính khả dụng cao. Thiết kế và thi công mạng: thiết kế, thi công, lắp đặt và phát triển hệ thống mạng LAN/WAN là dịch vụ chủ chốt mang tính truyền thống của công ty. Thi công hạ tầng kỹ thuật: thi công, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa, gia công hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cơ điện, hệ thống nguồn điện - điện tử - điện lạnh- điều hòa không khí, hệ thống cấp thoát nước cho các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng. Dịch vụ trực tiếp: cung cấp trực tiếp dịch vụ cùng với nhân viên của công ty. Loại bỏ các nhà thầu phụ, các nhà tư vấn và những người trung gian khác. Từ đó tiết kiệm thời gian cũng như giảm mọi chi phí không cần thiết cho khách hàng. Đảm bảo chất lượng Việc đảm bảo chất lượng được xác định đối với toàn bộ vòng đời của dự án. Mỗi dự án trước khi tiến hành đều được lên kế hoạch trước cho việc đảm bảo chất lượng. Các dự án được theo dõi và kiểm tra chặt chẽ bởi các nhóm đảm bảo chất lượng trong đội ngũ phát triển dự án, đội ngũ này là chuyên biệt chỉ với một mục đích nêu trên. Chính điều này đã làm cho các dự án được công ty thực hiện luôn có tính ổn định và có sự đảm bảo. Bảo trì dự án Tất cả các dự án được công ty triển khai đều được kiểm tra kỹ càng trên diện rộng. Nhiều hình thức kiểm tra được lên kế hoạch đối với từng mục đích và đặc thù riêng của dự án. Công ty Côn Sơn có đội ngũ kỹ sư có kinh nghiệm để triển khai nhiều dự án đặc thù và họ có khả năng xác định những hình thức phù hợp để kiểm định chất lượng dự án trước khi bàn giao triển khai thực tế. Tập trung vào cơ cấu mô hình kinh doanh của các khách hàng, công ty luôn đưa ra những gợi ý với khách hàng trong việc bảo trì và nâng cấp, đưa tới khách hàng những giải pháp phù hợp nhất trong quá trình triển khai dự án. Các dịch vụ chính Tư vấn, xây dựng giải pháp: các giải pháp được cung cấp từ những hệ thống máy tính, hệ thống mạng truy nhập nội bộ (LAN), hệ thống mạng diện rộng (WAN), hệ thống mạng tích hợp đa dịch vụ, hệ thống bảo vệ nguồn đến các hệ thống tổng thể đều được lựa chọn kỹ càng dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết về mạng lưới viễn thông hiện có cùng sự kết hợp linh hoạt giữa các sản phẩm chất lượng cao. Triển khai, lắp đặt hệ thống: chúng tôi đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai, lắp đặt, cài đặt các hệ thống mạng tổng thể tại Việt nam cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau tại nhiều nơi trên toàn quốc. Bởi vậy công ty Côn Sơn có thể xử lý nhanh chóng các khó khăn trong quá trình triển khai đảm bảo tiến độ và chất lượng dự kiến. Dịch vụ bảo trì bảo dưỡng hệ thống: với trung tâm dịch vụ bảo hành được trang bị đầy đủ trang thiết bị đo kiểm, chúng tôi luôn sẵn sàng đem tới cho khách hàng các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng thiết bị nhanh chóng và thuận tiện nhất đảm bảo hệ thống không bị ngừng hoạt động trong thời gian dài. Các sự cố thiết bị sẽ được đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty Côn Sơn kiểm tra, sửa chữa, thay thế tại chỗ. Ðào tạo: công ty Côn Sơn thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, các lớp đào tạo nhằm giúp khách hàng nâng cao hiểu biết về các sản phẩm họ đang sử dụng, giúp họ quản lý, sử dụng và bảo quản thiết bị một cách tốt nhất cũng như khắc phục tại chỗ các sự cố nhỏ. Các buổi đào tạo này do chính chuyên gia của các Nhà sản xuất và chuyên gia kỹ thuật của giảng dạy. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm trong 05 năm gần đây Thực tế trong 05 năm xây dựng và phát triển, công ty Côn Sơn luôn đạt doanh số năm sau cao hơn năm trước. Bảng 8: Tăng trưởng doanh thu qua các năm Năm Doanh thu (1,000 đồng) % tăng 2003 1,080,550 2004 1,902,564 76,07 2005 6,687,159 251,48 2006 13,655,299 104,20 2007 13,893,416 1,74 Biểu đồ số 03: Sự tăng doanh thu bán hàng TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Báo cáo tài chính trong 05 năm (từ năm 2003 đến năm 2007) Bảng 9: Bảng cân đối kế toán Đơn vị: 1,000vnd Năm Chỉ tiêu Ma so 2003 2004 2005 2006 2007 A. Tài sản ngắn hạn (100=110+120+130+140+150) 100 540,886 1,600,467 6,775,415 2,679,276 6,462,702 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 145,166 464,346 574,094 261,279 196,727 1. Tiền 111 145,166 464,346 574,094 261,279 196,727 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 239,518 620,310 416,643 1,215,622 4,120,627 1. Phải thu của khách hàng 131 239,518 620,310 384,710 1,215,622 4,120,627 2. Trả trước cho người bán 132 31,933 3. Các khoản phải thu khác 138 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 IV. Hàng tồn kho 140 156,202 515,811 5,508,829 1,047,925 1,978,701 1. Hàng tồn kho 141 156,202 515,811 5,508,829 1,047,925 1,978,701 - Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 141A 50,867 131,203 3,588,248 472,228 1,049,306 - Công cụ, dụng cụ trong kho 141B 5,581 38,930 171,297 34,704 62,660 - Chi phí SXKD dở dang 141C - Thành phẩm tồn kho 141D - Hàng hóa tồn kho 141E 99,754 345,678 1,749,284 540,993 866,735 - Hàng gửi đi bán 141F 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 Năm Chỉ tiêu Ma so 2003 2004 2005 2006 2007 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 275,849 154,450 166,647 1. Thuế GTGT được khấu trừ 151 253,802 5,319,054 (19,652) 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 152 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 22,047 154,450 186,299 B. Tài sản dài hạn (200=210+220+230+240) 200 30,425 93,720 473,683 450,892 478,167 I. Tài sản cố định 210 29,334 58,060 473,683 450,892 478,167 1. Nguyên giá 211 29,334 66,376 535,988 666,355 888,784 2. Giá trị hao mòn lũy kế (*) 212 (8,316) (62,305) (215,463) (410,617) - Hao mòn TSCĐ hữu hình 212A (215,463) (410,617) - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính 212B - Hao mòn TSCĐ vô hình 212C 3._.. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213 II. Bất động sản đầu tư 220 III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 1. Đầu tư tài chính dài hạn 231 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 239 IV. Tài sản dài hạn khác 240 1,091 35,660 Tổng cộng tài sản (250=100+200) 250 571,311 1,694,187 7,249,098 3,130,168 6,940,869 A. Nợ phải trả (300=310+320) 300 344,756 1,439,177 6,854,910 933,481 4,691,846 I. Nợ ngắn hạn 310 344,756 1,439,177 6,854,910 933,481 4,691,846 1. Vay ngắn hạn 311 600,000 1,400,000 2. Phải trả người bán 312 316,171 1,388,697 3,994,889 710,017 2,012,426 3. Người mua trả tiền trước 313 2,205,071 79,200 895,708 Năm Chỉ tiêu Ma so 2003 2004 2005 2006 2007 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 28,585 50,480 54,950 144,264 383,712 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 II. Nợ dài hạn 320 1. Vay và nợ dài hạn 321 2. Qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm 322 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 328 4. Dự phòng phải trả dài hạn 329 B. Vốn chủ sở hữu (400=410+430) 400 226,554 255,010 394,190 2,196,687 2,249,023 I. Vốn chủ sở hữu 410 394,190 2,170,887 2,221,243 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 300,000 300,000 300,000 2,000,000 2,000,000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ 414 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 (73,446) (44,990) 94,190 170,887 221,243 II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 430 25,800 27,780 Tổng cộng nguồn vốn (440=300+400) 440 571,310 1,694,187 7,249,098 3,130,168 6,940,869 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 của công ty Côn Sơn) Bảng 10: Báo cáo hoạt động kinh doanh Đơn vị: 1,000vnđ Năm Chỉ tiêu Mã số 2003 2004 2005 2006 2007 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 1,080,550 1,902,564 6,587,159 13,655,299 13,893,416 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01-02) 10 1,080,550 1,902,564 6,587,159 13,655,299 13,893,416 4. Giá vốn hàng bán 11 1,034,881 1,610,949 4,981,782 10,804,199 10,342,526 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10-11) 20 45,669 291,615 1,605,376 2,851,100 3,550,890 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 6,429 10,498 7. Chi phí tài chính 22 70,839 118,592 460,903 Trong đó chi phí lãi vay 23 117,000 458,974 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 105,516 247,044 1,345,921 2,542,157 2,831,338 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+21-22-24) 30 (59,847) 44,571 188,615 196,780 269,146 10. Thu nhập khác 31 102,344 12,407 74,000 11. Chi phí khác 32 224 12. Lợi nhuận khác (40 = 31- 32) 40 12,183 4,689 74,000 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 42,497 56,754 193,305 196,780 276,546 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 13,599 15,891 54,125 55,098 77,433 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51) 60 28,898 40,863 139,179 141,682 199,113 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 của công ty Côn Sơn) Doanh thu năm 2005 có sự tăng trưởng khá cao, tăng 251,48% so với năm 2004 tương ứng mức tăng tuyệt đối là 4,784,596 (1,000 đồng) Doanh thu năm 2006 tăng xấp xỉ gấp đôi doanh thu năm 2005, mức tăng tuyệt đối là 6,968,140 (1,000 đồng), đạt 104,02% so với năm 2005. Doanh số năm 2007 tăng 1,74% so với năm 2006, mức tăng tuyệt đối là 2,381,167 (1,000 đồng). Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2005 tăng 240,60% so với năm 2004. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và Lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng 1,82% so với năm 2005. Mặc dù doanh thu của năm 2006 tăng xấp xỉ gấp đôi doanh số năm 2005 nhưng lợi nhuận lại tăng có 1,82% do chi phí bỏ ra rất lớn so với kế hoạch đề ra. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và Lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng 40,50% so với năm 2006. Mặc dù 2007 là năm Việt Nam gia nhập WTO, nhiều khó khăn Côn Sơn gặp phải, tuy nhiên doanh thu và lợi nhuận vẫn đạt được kế hoạch đặt ra. Chỉ tiêu phản ánh thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua 05 năm tài chính Bảng 11: Chỉ tiêu tài chính qua các năm: Năm 2003, 2004, 2005, 2006 và năm 2007 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 1. Khả năng thanh toán - Hệ số thanh toán ngắn hạn (TSLĐ/Nợ ngắn hạn) Lần 1.57 1.11 0.99 2.87 1.38 - Hệ số thanh toán nhanh (TSLĐ-Tồn kho)/Nợ ngắn hạn Lần 1.12 0.75 0.18 1.75 0.96 2. Hệ số hoạt động - Số vòng quay các khoản phải thu Lần 4.51 3.07 15.81 11.28 3.37 - Số vòng quay hàng tồn kho Lần 6.63 3.12 0.90 10.31 5.23 - Hiệu suất sử dụng TSCĐ (DTT/TSCĐ) Lần 36.84 32.77 13.91 30.29 29.06 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 - Hiệu suất sử dụng toàn bộ TS (DTT/Tổng tài sản) Lần 1.89 1.12 0.91 4.36 2.00 3. Cơ cấu vốn - Hệ số Nơ/Tổng tài sản Lần 0.60 0.85 0.95 0.30 0.68 - Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu Lần 1.15 4.80 22.85 0.47 2.35 4. Hệ số sinh lời - Hệ số lợi nhuận sau thuế/DTT % 2.67 2.15 2.11 1.04 1.43 - Hệ số lợi nhuận sau thuế /vốn chủ sở hữu % 12.76 16.02 6.45 6.45 8.85 - Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản % 5.06 2.41 1.92 4.53 2.87 - Hệ số lợi nhuận từ hoạt đồng kinh doanh/Doanh thu thuần % 3.93 2.98 2.93 1.44 1.99 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 của công ty Côn Sơn) Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007, do tình hình kinh tế Việt Nam biến động, bên cạnh đó Công ty đang trong giai đọan tập trung đầu tư mua sắm mới máy móc thiết bị, phương tiện vận tải để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm cạnh tranh với thị trường, giá nhân công thuê ngoài tăng cao. Chính sự tác động của các yếu tố này phần nào làm cho các chỉ tiêu về Lợi nhuận của Công ty qua các năm có giảm sút. Tình hình công nợ Bảng 12: Bảng công nợ Đơn vị tính:1,000 VNĐ Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Các khoản phải thu Phải thu của khách hàng 239,518 620,310 416,643 1,215,622 4,120,627 Trả trước người bán 31,933 Các khoản phải thu khác Các khoản phải trả Vay ngắn hạn 600,000 1.400.000 Phải trả người bán 316,171 1,388,697 3,994,888 710,018 2,012,426 Người mua trả tiền trước 2,205,071 79,200 895,708 Thuế và các khoản phải nộp NN 28,585 50,480 54,950 144,264 383,712 Phải trả công nhân viên 327,065 661,758 1,544,621 2,458,750 1,585,048 Chi phí phải trả Các khoản phải trả khác Thu nhập của người lao động Mức thu nhập bình quân của lao động hiện nay tại công ty Côn Sơn là 2.600.000 đồng / người / tháng cao hơn so các năm trước. Để giữ chân người tài, công ty luôn luôn cố gắng trong việc đãi ngộ và môi trường làm việc. Mức lương bình quân của Công ty qua các năm có xu hướng tăng cụ thể : Năm 2003: 1.267.857 đồng / người / tháng. Năm 2004: 1.348.484 đồng / người / tháng. Năm 2005 : 1.811.765 đồng / người / tháng Năm 2006 : 1.979.167 đồng / người / tháng Năm 2007 : 2.650.000 đồng / người / tháng Mức lương bình quân này cũng khá cao so với mức lương bình quân của các doanh nghiệp khác cùng ngành trong địa bàn Thành phố Hà Nội. Bảng 13 : Bảng lương của người lao động qua 05 năm: STT Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1 Số người lao động (người) 7 11 17 24 30 2 Tổng quỹ lương (1,000VNĐ/ năm) 106,500 178,000 369,600 570,000 954,000 4 Mức lương tối thiểu (1,000VNĐ/ người/ tháng) 600,000 800,000 900,000 1,200 1,500 5 Mức lương tối đa (1,000VNĐ/ người/ tháng) 2,000 2,500 3,000 4,000 5,500 6 Các quy định khác (1,000VNĐ) 2,100 4,400 8,500 25,000 36,500 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 của công ty Côn Sơn) Thuế và các khoản phải nộp Công ty thực hiện nộp thuế hàng năm theo đúng quy định của Nhà nước. Bảng 14: Tình hình nghĩa vụ với Nhà nước Đơn vị : 1,000 vnđ STT Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1 Thuế GTGT hàng bán nội địa 15,760 46,956 95,925 309,078 362,765 2 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 9,241 4,126 8,151 111,358 102,284 3 Thuế xuất nhập khẩu 7,813 2,460 7,103 101,245 89,136 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 13,599 15,891 54,125 55,098 77,433 5 Các loại thuế khác TỔNG CỘNG 46,413 69,432 165,304 576,779 631,618 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 của Côn Sơn) Danh mục tài sản Công ty Côn Sơn tính đến thời điểm 31/12/2007 Bảng 15 : Danh mục tài sản của công ty Đơn vị : 1,000 vnđ Chỉ tiêu Nguyên giá Giá trị khấu hao trong kỳ Giá trị đã khấu hao Giá trị còn lại Tỷ lệ GTCL/NG Nhà cửa, vật kiến trúc Phương tiện vận tải 419,824 5,831 181,924 237,900 56,67 Thiết bị, dụng cụ quản lý 522,737 14,592 241,474 281,263 53,81 Tổng cộng 942,561 519,163 Chi phí khấu hao tài sản cố định của Công ty được trích phù hợp với quy định của Bộ Tài chính. Thời gian khấu hao của các nhóm TSCĐ như sau: Bảng 16: Bảng khấu hao TSCĐ Nhóm TSCĐ Số năm Máy móc thiết bị 4 – 10 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 6 - 10 KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN Bảng 17 : Kế hoạch lợi nhuận Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1,000 Đồng % tăng giảm so với năm 2007 1000 Đồng % tăng giảm so với năm 2008 1,000 Đồng % tăng giảm so với năm 2009 Vốn điều lệ 9,000,000 - 9.000.000 - 15,000,000 66,67 Doanh thu thuần 15,282,757 10,00 17,575,171 15,00 20,738,702 18,00 Lợi nhuận trước thuế 290,590 5,00 319,549 10,00 414,774 29,80 Lợi nhuận sau thuế 209,225 5,00 230,075 10,00 298,637 18,00 Với mục tiêu đã đặt ra, công ty Côn Sơn đã lên kế hoạch lợi nhuận cho 03 năm tiếp theo (năm 2008, năm 2009, năm 2010). Dự kiến đến tháng 6, Công ty sẽ thành lập chi nhánh tại Đà Nẵng để đáp ứng tình hình hoạt động của công ty. Ngay đầu năm 2008 các dự án mới hoạt động với tần suất 30% so với năm 2007. Trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính hiện nay của Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn cùng với việc phân tích thị trường trong nước và thế giới. Công ty Côn Sơn cho rằng kế hoạch lợi nhuận của Công ty dự kiến trong giai đoạn từ năm 2008 – 2010 là có thể đạt được nếu không chịu những ảnh hưởng của những sự kiện bất khả kháng. Chương II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ & HẠ TẦNG KỸ THUẬT CÔN SƠN THỰC TRẠNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY Cơ cấu vốn kinh doanh Doanh nghiệp thương mại nói chung và doanh nghiệp có kinh doanh thương mại Quốc tế nói riêng là đơn vị kinh tế tham gia vào thị trường thương mại quốc tế. Đặc điểm lớn nhất của kinh doanh thương mại là gắn liền với quá trình phân phối lưu thông hàng hoá. Điều này đã quyết định đặc điểm vốn kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại. Ta biết rằng vốn kinh doanh bao gồm 2 bộ phận hợp thành là vốn cố định dùng để xây dựng và trang thiết bị các loại tài sản cố định khác nhau của doanh nghiệp và vốn lưu động biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông. Trong doanh nghiệp có kinh doanh nhập khẩu vốn lưu động thờng chiếm vào khoảng 80% trong đó vốn hàng hoá là chủ yếu còn vốn cố định chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 20%. Đặc biệt, công ty Côn Sơn lại là doanh nghiệp thương mại và dịch vụ thì tỷ lệ vốn cố định chiếm rất nhỏ. Ta có thể khái quát qua biểu đồ hình tròn dưới đây thể hiện tỷ lệ vốn lưu động và vốn cố định trong tổng số tài sản của công ty trong 2 năm. Biểu đồ số 04: Tỷ lệ vốn lưu động, vốn cố định trong tổng tài sản Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 +/- % +/- % +/- % +/- % Vốn lưu động (1,000vnđ) 540,885 1,600,467 6,775415 2,679,276 6,462,702 1,059,582 2.96 5,174,948 4.23 (4,096,139) 0.40 3,783,426 2.41 Vốn cố định (1,000vnđ) 30,425 93,720 473,683 450,892 478,167 63,295 3.08 379,963 5.05 (22,791) 0.95 27,275 1.06 Nợ phải trả (1,000vnđ) 344,756 1,439,176 6,854,910 933,481 4,691,846 1,094,420 4.17 5,415,733 4.76 (5,921,429) 0.14 3,758,365 5.03 Nguồn vốn (Tổng tài sản) (1,000vnđ) 571,310 1,694,187 7,249,100 3,130,168 6,940,869 1,122,877 2.97 5,554,911 4.28 (4,118,930) 0.43 3,810,701 2.22 VLĐ / Nguồn vốn (%) 94.67 94.47 93.47 85.60 93.11 VCĐ / Nguồn vốn (%) 5.33 5.53 6.53 14.40 6.89 Bảng 18: Kết cấu vốn của công ty Tình hình biến động vốn lưu động và vốn cố định trong 05 năm tài chính.được thể hiện qua biểu đồ hình cột sau: Biểu đồ số 05: Sự biến động của vốn Qua bảng trên, nguồn vốn của doanh nghiệp tăng dần chỉ trừ năm 2006 là có sự sụt giảm từ 7,249,100 nghìn đồng xuống 3,130,168 nghìn đồng do vốn lưu động và vốn cố định giảm. Tuy nhiên, bước sang năm 2007 vốn lưu động tăng một lượng đáng kể, từ hơn 5 trăm triệu năm 2003 lên gần 6 tỷ rưỡi tăng một lượng tương đối là gần 6 tỷ đồng. Trong 05 năm, tỷ lệ vốn lưu động/nguồn vốn luôn lớn hơn 90% chỉ trừ năm 2006 nhưng vẫn lớn hơn 80%. Trong năm 2007. Sự tăng này thể hiện chiều hướng tốt cho việc đảm bảo quá trình hoạt động. Ta thấy tỷ trọng vốn cố định tương đối thấp so với tỷ trọng của vốn lưu động, đây là một điều hết sức hợp lý vì Công ty Côn Sơn là một công ty thương mại, dịch vụ nên tỷ trọng vốn nằm trong máy móc là thấp. Tốc độ gia tăng vốn lưu động cao hơn vốn cố định cũng cho thấy thị trường tiêu thụ hàng hoá, thiết bị, dịch vụ của công ty ngày càng lớn. Vì vậy, công ty cần đẩy mạnh việc huy động vốn. Nhu cầu vốn lưu động tăng lên do doanh thu bán hàng tăng vì 2 chỉ tiêu này có mối tương quan rất mật thiết và trực tiếp. Do vậy ban giám đốc công ty cần phải theo dõi diễn biến các hoạt động liên quan đến vốn lưu động. Đương nhiên, việc gia tăng doanh thu kéo dài cũng đòi hỏi phải tăng tài sản cố dịnh. Kết cấu vốn lưu động của công ty Tình hình quản lý vốn lưu động là do bộ phận kế toán và bộ phận kinh doanh, dự án cùng kết hợp với nhau để lập kế hoạch thu chi, lập kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, cân đối tiêu thụ hàng hoá … Tuy nhiên trong những năm đầu từ khi mới thành lập, sự quản lý théo bền chặt đã làm cho việc quản lý vốn lưu động còn rất hạn chế. Nhận ra những điểm còn hạn chế như trên, Ban lãnh đạo công ty đã có những biện pháp khắc phục. Quy trình nhập xuất, quy trình thu chi, và kế hoạch nhập hàng, kế hoạch thu chi. Do vậy trong một vài năm gần đây, việc quản lý vốn lưu động đã phát huy những hiệu quả của nó. Tránh được những tình trạng lượng tiền mặt không đủ thanh toán cho nhà cung cấp, hạn chế việc chậm trả lương cho nhân viên công ty. Công ty TNHH Phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật Côn Sơn đã chứng minh được điều này qua một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong 05 năm tài chính (năm 2003 đến năm 2007). Bảng 19: Kết cấu vốn lưu động tại công ty Côn Sơn Đơn vị: 1,000vnđ VỐN LƯU ĐỘNG Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2004/2003 (%) Chênh lệch 2005/2004 (%) Chênh lệch 2006/2005 (%) Chênh lệch 2007/2006 (%) I. VỐN BẰNG TIỀN 145,166 464,346 574,094 261,279 196,727 219.87 23.63 (54.49) (24.71) 1. Tiền mặt 41,505 42,067 46,252 54,475 50,517 1.35 9.95 17.78 (7.27) 2. Tiền gửi ngân hàng 103,661 422,279 527,842 206,804 146,210 307.37 25.00 (60.82) (29.30) 3. Tiền đang luân chuyển - - II. CÁC KHOẢN ĐTTCNH III. CÁC KHOẢN PHẢI THU 239,518 620,310 416,643 1,215,622 4,120,627 158.98 (32.83) 191.77 238.97 1. Phải thu của khách hàng 239,518 620,310 384,710 1,215,622 4,120,627 158.98 (32.83) 191.77 238.97 2. Trả trước cho người bán 31,933 3. Thuế GTGT được khấu trừ 4. Phải thu nội bộ 5. Các khoản phải thu khác 6. Dự phòng CKPT khó đòi VỐN LƯU ĐỘNG Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2004/2003 (%) Chênh lệch 2005/2004 (%) Chênh lệch 2006/2005 (%) Chênh lệch 2007/2006 (%) IV. HÀNG TỒN KHO 156,202 515,811 5,508,829 1,047,925 1,978,701 230.22 967.99 (80.98) 88.82 1. Hàng mua đang trên đường đi 2. Nguyên Vật liệu 50,867 131,203 3,588,248 472,228 1,049,306 157.93 2634.88 (86.84) 122.20 3. Công cụ dụng cụ 5,581 38,930 171,297 34,704 62,660 597.55 340.01 (79.74) 80.56 4. Chi phí SXKDDD 5. Thành phẩm tồn kho 6. Hàng hoá tồn kho 99,754 345,678 1,749,284 540,993 866,735 246.53 406.04 (69.07) 60.21 7. Hàng gửi đi bán V. TSKLĐ khác 275,849 154,450 166,647 (44.01) 7.90 VI. CHI PHÍ SỰ NGHIỆP TỔNG CỘNG 540,886 1,600,467 6,775,415 2,679,276 6,462,702 195.90 323.34 (60.46) 141.21 Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán công ty Côn Sơn Biểu đồ số 06 Dựa trên bảng trên, ta có thể thấy: Vốn bằng tiền: Bao gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển phải chiếm bình quân khoảng 20% mới hiệu quả. Nếu chiếm tỷ trọng thấp hơn sẽ không đủ chi tiêu, khả năng thanh toán tiền mặt hạn chế, nếu chiếm tỷ trọng cao khả năng huy động vốn vào luân chuyển bị hạn chế ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển vốn. Tại Công ty Côn Sơn, riêng hai năm đầu, lượng tiền tăng đáng kể và chiếm tỷ trọng rất cao (219.87% trong tài sản lưu động) trong đó vốn bằng tiền chiếm 27.27% năm 2003 và chiếm 29.01% năm 2004 trong vốn lưu động và vốn bằng tiền giảm đáng kể và chiếm tỷ trọng quá thấp thậm chí là không đủ khả năng thanh toán đúng hạn (-54.49% vào cuối năm 2006 và -24.40% vào cuối năm 2007). Các khoản phải thu: Thường chiếm tỷ trọng khoảng 20% (đối với doanh nghiệp thương mại). Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn vào kinh doanh và tốc độ chu chuyển vốn chậm lại, làm hiệu quả sử dụng vốn thấp. Tại công ty Côn Sơn, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng quá cao, đặc biệt là cuối năm 2007 (238.97%) chứng tỏ công ty chưa quản lý đồng vốn chặt chẽ và chưa có phương thức thanh toán tiền hàng phù hợp với khách hàng làm ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Chỉ riêng cuối năm 2005, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng thấp (-32.83%). Vì vậy công ty cần lựa chọn cho mình phương thức thanh toán thích hợp cho từng đối tượng, từng thị trường, từng mặt hàng. Hàng tồn kho: Ở các doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng rất cao, khoảng từ 60% - 65% trong tài sản lưu động. Tại công ty Côn Sơn, riêng cuối năm 2005, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất cao. Vượt rất xa so với kế hoạch đã đặt ra. Có sự mất cân bằng, vượt ngoài sự kiểm soát. Tuy nhiên đến cuối các năm 2006 và năm 2007, tỷ trọng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối ổn định (80% vào cuối năm 2006 và 88.92% vào cuối năm 2007). Tuy nhiên so với tiêu chuẩn thì hang tồn kho tại công ty qua các năm là cao, vì vậy lượng vốn bỏ ra để có được những mặt hàng đó lại không hiệu quả do mua về hàng vẫn chưa dùng đến. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, ta sử dụng các chỉ tiêu: Số vòng quay vốn lưu động, thời gian của một vòng luân chuyển, hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động Bảng 20: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 +/- % +/- % +/- % +/- % Doanh thu thuần (1,000vnđ) 1,080,550 1,902,564 6,687,159 13,655,299 13,893,416 822,014 76.1 4,784,595 251 6,968,140 104.20 238,117 1.74 Vốn lưu động bình quân (1,000vnđ) 270,333 1,070,676 4,176,918 4,716,323 4,571,350 800,344 296.1 3,106,242 290 539,405 12.91 (144,973) (3.07) Vòng quay Vốn lưu động (vòng) 4.00 1.78 1.60 2.90 3.04 (2.22) (55.5) (0.18) (9.90) 1.29 80.85 0.14 4.97 Số ngày luân chuyển Vốn lưu động (ngày) 90 203 225 124 118 113 124.9 22 11 (101) (44.70) (6) (5) Hệ số đảm nhiệm 0.25 0.56 0.62 0.35 0.33 0.31 124.9 0.06 10.99 (0.28) (44.70) (0.02) (4.74) Qua số liệu ở bảng trên ta thấy tốc độ luân chuyển vốn tại Công ty Côn Sơn năm 2004 giảm so với năm 2003 2.22 vòng tương ứng với tăng thời gian luân chuyển 118 ngày. Năm 2005, tốc độ luân chuyển vốn chậm hơn năm 2004 0.18 vòng tương ưng với tăng thời gian luân chuyển vốn lưu động lên 22 ngày. Đây là hiện tượng không tốt đối với công ty. Năm 2006, tốc độ luân chuyển vốn nhanh hơn năm 2005 1.29 vòng tương ứng giảm thời gian luân chuyển 101 ngày. Trong năm 2007, tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hơn năm 2006 là 0.14 vòng tương ứng giảm thời gian luân chuyển 6 ngày. Đây là hiện tượng tốt mà công ty cần phát huy. Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong 2 năm đầu là quá thấp. Tuy nhiên đến các năm 2006 và năm 2007, hiệu quả sử dụng vốn càng cao, càng tiết kiệm được vốn lưu động. Mặt khác, hệ số đảm nhiệm càng nhỏ qua các năm, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm ngày càng nhiều Phân tích các nhân tố ảnh hưởng Tốc độ luân chuyển vốn lưu động bị ảnh hưởng bởi 2 nhân tố mức bán ra trong ngày (doanh thu và vốn lưu động bình quân. Bảng 21: Nhân tố ảnh hưởng Năm Chỉ tiêu 2004/2003 2005/2004 2006/2005 2007/2006 Nhân tố doanh thu (Dtdt) (78) (217) (186) (1) Nhân tố vốn lưu động (DtVld) 200 277 (107) 98 Theo số liệu tại bảng trên, nhân tố doanh thu tăng làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng so với các năm trước đó. Cụ thể, so với năm 2003, thời gian giảm 78 ngày. So với năm 2004, thời gian giảm 217 ngày, so với năm 2005 thời gian giảm 186 ngày, so với năm 2006 thời gian giảm chỉ còn 1 ngày. Nhân tố vốn lưu động hầu như cũng tăng làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động cũng hầu như là tăng (chỉ trừ năm 2006 là giảm). Cụ thể, so với năm 2003, vốn lưu động năm 2004 tăng nhanh làm tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm, tức thời gian tăng 200 ngày. Tương tự so với năm 2005 và 2007, vốn lưu động tăng làm tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm, tức thời gian tăng tương ứng là 277 ngày và 98 ngày. Riêng năm 2005, vốn lưu động giảm làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng, tức thời gian giảm 107 ngày. Nhận xét mức tiết kiệm ( hay lãng phí) vốn lưu động Khi tốc độ luân chuyển vốn nhanh, đồng vốn sẽ huy động được tối đa vào hoạt động kinh doanh và do đó sẽ sử dụng tiết kiệm đồng vốn và ngược lại khi tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm sẽ sử dụng lãng phí đồng vốn. Thông qua phân tích sự biến động tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể xác định được mức tiết kiệm ( hay lãng phí)n của vốn lưu động. Tại công ty Côn Sơn, Bảng 22: Mức tiết kiệm Năm Chỉ tiêu 2004/2003 2005/2004 2006/2005 2007/2006 Mức tiết kiệm (hay lãng phí của vốn lưu động 650,043 31,207 2,313,815 46,311 Dựa vào bảng trên, ta thấy: Do tốc độ luân chuyển vốn năm 2004 nhanh hơn năm 2003 180 ngày làm cho công ty đã tiết kiệm được 650,043 nghìn đồng vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn năm 2005 nhanh hơn 2004 303 ngày làm cho công ty đã tiết kiệm được 31,207 nghìn đồng vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn năm 2006 nhanh hơn 2005 364 ngày làm cho công ty đã tiết kiệm được 2,313,815 nghìn đồng vốn lưu động Tốc độ luân chuyển vốn năm 2007 nhanh hơn 2006 71 ngày làm cho công ty đã tiết kiệm được 46,311 nghìn đồng vốn lưu động. Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp để tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Một trong những biện pháp quan trọng là làm tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá, tức là tăng tốc độ quay của hàng tồn kho và số vòng quay các khoản phải thu. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được biểu hiện ngoài chỉ số tài chính như tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn được biểu hiện ở chỉ số tài chính khác như sức sản xuất của đồng vốn, và sức sinh lời của đồng vốn. Bảng 23: Các chỉ số tài chính Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Doanh thu bán hàng (1,000vnđ) 1,080,550 1,902,564 6,687,159 13,655,299 13,893,416 822,014 4,784,595 6,968,140 238,117 Lợi nhuận trước thuế (1,000vnđ) 42,497 56,755 193,305 196,828 276,546 14,258 136,550 3,523 79,718 Vốn lưu động bình quân (1,000vnđ) 270,333 1,070,676 4,176,918 4,716,323 4,571,350 800,344 3,106,242 539,405 (144,973) Sức sản xuất của vốn lưu động 4.00 1.78 1.60 2.90 3.04 (2.22) (0.18) 1.29 0.14 Sức sinh lợi của đồng vốn 0.13 0.05 0.05 0.04 0.06 (0.08) (0.01) (0.00) 0.02 Năm 2003, sức sản xuất của vốn lưu động là cao nhất, 01 đồng vốn lưu động bỏ qua trong kỳ tạo được 4 đồng doanh thu bán hàng. Sức sinh lợi của đồng vốn là 0.13 phản ánh 01 đồng vốn lưu động trong kỳ làm ra được 0.13 đồng lợi nhuận. Năm 2004, sức sản xuất của vốn lưu động chỉ là 1.78 phản ánh cứ 01 đồng vốn lưu động bỏ ra trong kỳ tạo được 1.78 đồng doanh thu bán hàng. Sức sinh lợi là 0.05 phản ánh 01 đồng vốn lưu động trong kỳ làm ra được 0.05 đồng lợi nhuận. Điều này chỉ rõ hiệu quả sử dụng vốn lưu động là không cao. Cần phải có những biện pháp khắc phục tình trạng này. Năm 2005, sức sản xuất của vốn lưu động là thấp nhất chỉ có 1.60 phản ánh cứ 01 đồng vốn lưu động bỏ ra trong kỳ chỉ tạo được 1.60 đồng doanh thu bán hàng. Sức sinh lợi vẫn chỉ là 0.05 phản ánh cứ 01 đồng vốn lưu động trong kỳ làm ra được 0.05 đồng lợi nhuận. Mặc dù Doanh thu và lợi nhuận đều tăng mạnh nhưng các chỉ số tài chính này lại không cao. Cũng cần phải có những biện pháp tối ưu để sử dụng đồng vốn lưu động một cách có hiệu quả nhất. Năm 2006, các chỉ số tài chính có chiều hướng biến chuyển, đồng vốn lưu động đã được sử dụng một cách có hiệu quả. Sức sản xuất đạt 2.90 phản ánh cứ 01 đồng vốn lưu động bỏ ra trong kỳ làm ra được 2.90 đồng doanh thu. Mặc dù doanh thu tăng khá cao (104.20%) nhưng lợi nhuận lại tăng không đáng mấy (1.82%). Năm 2007, cũng giống như năm 2006, mặc dù hiệu quả sử đụng đồng vốn tren chỉ số sức sản xuất của vốn lưu động là tăng cao 3.04 nhưng chỉ số sức sinh lợi lại đạt quá thấp (0.06). Tóm lại sức sinh lợi và sức sản xuất vốn lưu động của công ty Côn Sơn là quá thấp, tuy có tăng lên tỏng năm 2006 và năm 2007 nhưng không đáng kể. Đồng vốn lưu động của công ty sử dụng không có hiệu quả. PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN VỐN LƯU ĐỘNG Phân tích tiền mặt và các khoản tương đương tiền Tiền mặt của công ty được giữ dưới dạng tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng tại tài khoản của công ty. Với đặc điểm là một doanh nghiệp thương mại dịch vụ và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nên vấn đề tiền mặt để kịp thời lấy hàng, và thanh toán cho các nhà cung cấp và kịp thời đúng tiến độ công trình là rất cần thiết. Bên cạnh đó tiền còn được sử dụng để thanh toán cho các chi phí cần thiết cho một doanh nghiệp hoạt động bình thường và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. Các biện pháp thúc đẩy thu hồi tiền mặt Đẩy nhanh việc xuất hoá đơn và gửi cho khách hàng: Trong những năm qua, việc thanh toán cho nhà cung cấp cũng gặp nhiều khó khăn, vì vốn chủ sở hữu không lớn, không vay vốn tại ngân hàng và việc thu hồi tiền mặt tại công ty còn nhiều hạn chế. Yêu cầu khách hàng thanh toán trước: Trong các hợp đồng kinh tế, đều có điều khoản thanh toán là: tạm ứng trước một khoản tiền trên giá trị lô hàng để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc thanh toán cho nhà cung cấp. Do truyền thống từ trước, bán hàng cho khách đề ghi nợ, chính điều này làm mối quan hệ mua bán được lâu dài. Hiện nay, việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng rất phổ biến giúp hạn chế lượng tiền thừa đọng tại quỹ. Và từ năm 2006 đến nay, công ty hạn chế thanh toán tiền mặt tại quỹ mà hầu hết là thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng. Thực trạng thu chi tiền mặt tại công ty Côn Sơn: Hiện do vốn chủ sở hữu không lớn, vì vậy khi có đơn hàng, kế toán hoặc phòng kinh doanh làm công văn xin tạm ứng để có thể thu hồi được một lượng tiền nhất định để thanh toán cho nhà cung cấp. Cũng chính vì đó, kế toán và kinh doanh cần tính đến thời gian trả tiền hàng cho tương ứng với thời gian thu tiền từ việc bán hàng, tận dụng thời gian bán chịu của nhà cung cấp. Việc lập dự toán thu chi hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Vì thường khi tiền về, là hầu như cân đối thanh toán hết. Tình trạng lập kế hoạch nhập hàng hay kế hoạch thanh toán trước cho nhà cung cấp đôi khi không thực hiện dẫn đến tình trạng cần hàng nhưng không có tiền đặt cọc. Mặt khác, lập dự toán tốt làm cho kế hoạch đi vay, hoặc sẽ giữ lượng tiền nhất định, tránh tình trạng khan hiến tiền mặt. Bảng 24: Một số công cụ theo dõi quản lý tiền mặt Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 +/- % +/- % +/- % Tiền mặt (1,000vnđ) 145,166 464,346 574,094 261,278 196,727 109,748 23.63 (312,816) (54.49) (64,551) (24.71) Tiền mặt / VLĐ (%) 26.84 29.01 8.50 9.75 3.06 (21) (70.70) 1.25 14.72 (6.71) (68.79) Vòng quay tiền mặt bình quân (vòng) 6.24 12.88 32.69 60.56 6.64 106.3 19.81 153.84 27.98 85.25 Chu kỳ vòng quay tiền mặt (ngày) 88 31 7 5 (57) (64.82) (24) (77.71) (2) (26.00) Qua số liệu ở bảng trên ta thấy vòng quay tiền mặt tại Công ty Côn Sơn ngày càng tăng kéo theo thời gian quay vòng giảm xuống. Năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 6.64 vòng tương ứng với giảm thời gian quay vòng tiền mặt là 57 ngày. Năm 2006, vòng quay tiền mặt tăng hơn so với năm 2005 19.81 vòng tương ứng với giảm thời gian quay vòng tiền mặt xuống 24 ngày. Năm 2007 vòng quay tiền mặt tăng 27.98 vòng tương ứng giảm thời gian quay vòng tiền mặt là 2 ngày. Đây là hiện tượng rất tốt đối với công ty, hiệu quả sử dụng tiền mặt càng cao. Phân tích nhân tố khoản phải thu Thực trạng các khoản phải thu tại công ty Côn Sơn hiện nay là đồng nghĩa với việc mở rộng quy mô, tăng vốn vào khoản phải thu là nợ quá hạn cũng tăng cao, đặc biệt là năm 2006 và năm 2007. Nguyên nhân khách quan là công ty không công khai số liệu báo cáo về tình hình tài chính trên thị trường và nguyên nhân chủ quan là nếu thực hiện đúng theo quy tắc thì dễ dẫn đến kết quả khách hàng mới không đặt hàng mà chuyển sang mua hàng của các do._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7789.doc
Tài liệu liên quan