LỜI NÓI ĐẦU
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động , đối tượng lao động và tư liệu lao động. Để có được các yếu tố này đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh n
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên XNK sản phẩm cơ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp. Do đó bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm đến vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất nhằm đạt tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia làm hai phần: Vốn lưu động và vốn cố định. Mối loại vốn có vai trò khác nhau, nếu như vốn cố định được xem như cơ bắp của sản xuất thì vốn lưu động được ví như mạch máu giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục. Vì vậy việc tạo lập và quản lý mỗi loại vốn là khác nhau.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự tổ chức đảm bảo nguồn vốn đồng thời tìm các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Có rất nhiều doanh nghiệp phát triển lên nhưng cũng có những doanh nghiệp bị thua lỗ, không bảo toàn vốn nên dẫn đến phá sản. Thực tế đó có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là sự yếu kém trong công tác tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh. Bởi vậy, vấn đề quan trọng đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, cùng với mối quan tâm của bản thân nói riêng, sau thời gian thực tập tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí, em đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình, với mong muốn được đóng góp một phần hết sức nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề gồm 3 chương.
Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn lưu động ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Thạc sỹ Phan Hữu Nghị cùng các cô, anh chị trong phòng Kế toán – Tài chính của công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Do trình độ lý luận và nhận thức còn hạn chế, thời gian thực tập có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú, các anh chị và các bạn.
Mục lục
Trang
Lời mở đầu
Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp
Vốn lưu động của doanh nghiệp
Phân loại vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Khái niệm nhu cầu vốn lưu động và sự cần thiết của việc xác định hợp lý vốn lưu động thường xuyên, cần thiết
Cách xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DN
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DN
Phương hướng biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của DN
Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của DN
Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của DN
Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn lưu động ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí
2.1. Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy kế toán của công ty
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Mecaninex
2.1.4. Sơ lược về tình hình kết quả hoạt động của công ty Mecanimex một số năm gần đây
2.2. Thực trạng tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty Mecanimex
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động kinh doanh của công ty
2.2.1.1. Những thuận lợi
2.2.1.2. Những khó khăn
2.2.2. Tình hình tổ chức vốn kinh doanh và vốn lưu động của ct Mecanimex
2.2.3. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty Mecanimex
2.2.3.1. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty
2.2.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí.
3.1. Một số mục tiêu cơ bản hướng tới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Mecanimex
3.2. Những biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty Mecanimex
3.2.1. Chủ động trong việc xác định nhu cầu vốn lưu động
3.2.2. Có kế hoạch tổ chức huy động và điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý
3.2.3. Khai thác triệt để nguồn vốn chiếm dụng đồng thời đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh kỷ luận về thanh toán, hạn chế tối đa nguồn vốn bị chiếm dụng
3.2.4. Chú trọng tìm kiếm thị trường mới và phối hợp các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
3.2.5. Sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tài chính
3.2.6. Quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực
3.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước
Kết luận.
CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG.
1.1. Vốn lưu động và nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động các doanh nghiệp cần có các đối tượng lao động như nguyên vật liệu, bán thành phẩm... trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, đối tượng lao động của doanh nghiệp được biểu hiện cụ thể dưới hình thái là tài sản lưu động (TSLĐ) của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp người ta thường chia TSLĐ thành: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.
TSLĐ sản xuất gồm: những vật tư dự trữ, vật tư đang nằm trong quá trình chế biến và những tư liệu lao động khác không được coi là tài sản cố định. Tất cả đều nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục. Thuộc về TSLĐ sản xuất gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển...
- TSLĐ trong lưu thông gồm: thành phẩm, hàng hoá chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục ứng với một qui mô kinh doanh nhất định, với điều kiện sản xuất, điều kiện mua sắm dự trữ vật tư và điều kiện tiêu thụ sản phẩm xác định đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng TSLĐ nhất định. Để hình thành nên TSLĐ đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốn nhất định; số vốn đó gọi là vốn lưu động.
“Vốn lưu động (VLĐ) là số vốn tiền tệ ứng trước để hình thành nên TSLĐ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục.”
Trong quá trình sản xuất , TSLĐ của doanh nghiệp luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm .Giá trị của nó cũng được chuyển dịch một lần vào giá trị của sản phẩm.Đặc điểm này đã quyết định sự vận động của VLĐ tức là hình thái giả trị của TSLĐ.
Khởi đầu vòng tuần hoàn , VLĐ từ hình thái tiền tệ sang hình thái vật tư hàng hóa dự trữ.Qua giai đoạn sản xuất , vật tư được đưa vào chế tạo các bán thành phẩm và thành phẩm.Kết thúc vòng tuần hoàn , sau khi sản phẩm được tiêu thụ , VLĐ lại trở về hình thái tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu của nó.
Do những đặc điểm vốn có của VLĐ mà nhà quản lý doanh nghiệp cần có những biện pháp quản lý vốn một cách có hiệu quả nhất.
1.1.2. Phân loại vốn lưu động.
Để có thể quản lý VLĐ một cách có hiệu quả doanh nghiệp cần có những tiêu thức phân biệt nhất định theo từng mục tiêu quản lý của mình. Có một số tiêu thức phân loại sau đây :
* Phân loại theo hình thái biểu hiện của tài sản, vốn lưu động gồm :
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu.
+ Vốn bằng tiền gồm : tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
+ Các khoản phải thu : Là các khoản vốn trong thanh toán như :
Phải thu của khách hàng là các khoản phát sinh do ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp hay do doanh nghiệp bán chịu.
Khoản ứng trước cho người bán.
Khoản tạm ứng cho công nhân viên đi công tác hay tạm ứng để mua hàng.
- Vốn về hàng tồn kho gồm : vốn vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Xem xét chi tiết hơn cho thấy, vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm :
Vốn nguyên vật liệu chính : Là giá trị các loại nguyên vật liệu chính dự trữ dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Vốn vật liệu phụ : Là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ dùng cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là loại nguyên vật liệu kết hợp với nguyên vật liệu chính tạo màu sắc, hương vị tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh thực hiện thuận lợi.
Vốn nhiên liệu : Là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửa chữa các tài sản cố định.
Vốn vật tư đóng gói : là giá trị các loại vật liệu bao bì dùng để đóng gói sản phẩm trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Vốn công cụ dụng cụ : Là giá trị các loại công cụ dụng cụ không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định dùng cho hoạt động kinh doanh.
Vốn sản phẩm đang chế : Là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất (Giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm).
Vốn về chi phí trả trước : Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thể tính hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ này, mà được tính dần vào giá thành sản phẩm các kỳ tiếp theo như chi phí cải tiến kỹ thuật, chi phí nghiên cứu thí nghiệm...
Vốn thành phẩm : Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho.
Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét đánh giá mức độ tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua cách phân loại này có thể tìm các biện pháp phát huy chức năng các thành phần vốn và biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lý có hiệu quả.
* Phân loại theo vai trò của VLĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ gồm :
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm các khoản : vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn công cụ dụng cụ nhỏ.
- Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất gồm : vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông gồm các khoản : vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn...
Cách phân loại này cho biết kết cấu vốn lưu động theo vai trò. Từ đó, giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong các khâu của quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu vốn lưu động hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
* Phân loại theo tính thanh khoản của tài sản, VLĐ gồm :
- Tiền và các khoản tương đương tiền
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
- Các khoản phải thu : Phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ ngắn hạn...
- Hàng tồn kho
- Tài sản ngắn hạn khác : Chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ...
Cách phân loại này cho ta biết mức độ thanh khoản hay là khả năng chuyển đổi thành tiền của các tài sản. Mức độ thanh khoản giảm dần từ trên xuống dưới. Từ đó xác định được nhu cầu từng loại vốn nhằm đảm bảo cho nhu cầu vốn của công ty cũng như đảm bảo tình hình tài chính của công ty.
* Phân loại theo thời gian huy động, VLĐ gồm :
- VLĐ thường xuyên : được tài trợ bởi nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng lâu dài. Nguồn vốn này gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn.
- VLĐ tạm thời : được tài trợ bởi nguồn vốn ngăn hạn.
Qua cách phân loại này công ty thấy được tình hình tài trợ VLĐ, từ đó thấy được tình hình tài chính của công ty. Trên cơ sở đó thể xác định nguồn tài trợ sao cho hiệu quả sử dụng vốn là cao nhất đồng thời đảm bảo tình hình tài chính của công ty.
1.1.3. Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.1.3.1. Khái niệm nhu cầu vốn lưu động và sự cần thiết của việc xác định hợp lý vốn lưu động thường xuyên, cần thiết.
Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết tối thiểu là số vốn tính ra phải đủ để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục.
Trong điều kiện hiện nay, mọi nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải tự tài trợ. Do đó, việc xác định đúng đắn và hợp lý nhu cầu vốn lưu động thường xuyên càng có ý nghĩa quan trọng vì :
- Việc xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là một trong những yếu tố để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên, liên tục.
- Việc xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là một trong những yếu tố để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, tránh tình trạng ứ đọng vốn hoặc tình trạng căng thẳng giả tạo về VLĐ của doanh nghiệp.
- Việc xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết hợp lý là căn cứ quan trọng trong việc tổ chức nguồn tài trợ hay nói khác đi là căn cứ quan trọng để tổ chức huy động vốn của doanh nghiệp.
1.1.1.2. Cách xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Việc xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp là vấn đề phức tạp. Tùy theo đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp trong từng thời kỳ có thể lựa chọn áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định nhu cầu vốn lưu động. Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu là : Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
a) Phương pháp trực tiếp.
Nội dung cơ bản của phương pháp này là: Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng VLĐ doanh nghiệp phải ứng ra để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.
Việc xác định nhu cầu VLĐ theo phương pháp này có thể thực hiện theo trình tự sau:
- Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xác định các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp.
- Tổng hợp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.
b) Phương pháp gián tiếp.
* Trường hợp 1: Dựa vào kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp mình.
Việc xác định nhu cầu VLĐ theo cách này là dựa vào hệ số vốn lưu động tính theo doanh thu được rút ra từ thực tế hoạt động của các doanh nghiệp cùng loại trong ngành. Trên cơ sở đó xem xét quy mô kinh doanh dự kiến theo doanh thu của doanh nghiệp mình để tính ra nhu cầu vốn lưu động cần thiết.
Phương pháp này tương đối giản đơn, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế. Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu vốn lưu động khi thành lập doanh nghiệp với quy mô nhỏ.
* Trường hợp 2: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thời kỳ vừa qua của doanh nghiệp để xác định nhu cầu chuẩn về vốn lưu động cho các thời kỳ tiếp theo.
Nội dung chủ yếu của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành nhu cầu vốn lưu động gồm: Hàng tồn kho, nợ phải thu từ khách hàng và nợ phải trả nhà cung cấp với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ chuẩn nhu cầu vốn lưu động tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhu cầu vốn lưu động cho các kỳ tiếp theo.
Phương pháp này xác định theo trình tự sau:
- Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động trong năm báo cáo. Khi xác định số dư bình quân các khoản phải phân tích tình hình để loại trừ số liệu không hợp lý.
- Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo. Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần.
- Xác định nhu cầu vốn lưu động cho kỳ kế hoạch.
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn được hiểu trên 2 khía cạnh:
- Thứ nhất: Hiệu quả sử dụng vốn tức là với số vốn hiện có doanh nghiệp có thể sản xuất thêm một lượng sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy với một lượng vốn như cũ mà doanh nghiệp có thể sản xuất thêm một lượng hàng hoá với chất lượng cao hơn thì tất nhiên doanh nghiệp đã có những biện pháp cải tạo việc sử dụng vốn để ngày càng hiệu quả hơn.
- Thứ hai: Hiệu quả tức là khi đầu tư vốn lưu động một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh thu tiêu thụ đảm bảo được tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của vốn, tức là doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DN.
Với bất kỳ một DN nào thì vốn chính là yếu tố sống còn và là yếu tố số một đặt lên hàng đầu. Trước đây thời kinh tế bao cấp, các DN quốc doanh được nhà nước bao cấp về vốn hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi, bao cấp về giá, lãi nhà nước thu... Do đó công tác quản lý sử dụng vốn trong các DN quốc doanh không được quan tâm đúng mức, vai trò của vốn bị xem nhẹ, vì vậy hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Chuyển sang cơ chế thị trường, các DN không được bao cấp về vốn nữa, DN phải tự trang trải chi phí và đảm bảo kinh doanh có lãi, đảm bảo tổ chức sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả vì nếu không DN sẽ không tồn tại và phát triển được. Vì vậy tăng cường công tác quản lý vốn của các DN trong nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan trong tình hình đổi mới cơ chế kinh tế như hiện nay.
Từ năm 1987 đến nay có nhiều thay đổi tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN như môi trường kinh doanh, đa dạng hoá hình thức tài trợ, cạnh tranh sôi động trên thị trường đã thúc đẩy các nhà tài chính phải quan tâm đến việc tìm nguồn và tổ chức đảm bảo phục vụ cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tổ chức đảm bảo nhu cầu VLĐ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho DN, điều này xuất phát từ những lý do sau:
- Đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục, thường xuyên.
Vốn lưu động trong cùng một lúc được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau. Muốn cho quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục, doanh nghiệp phải có đủ VLĐ đầu tư vào các hình thái khác nhau đó, khiến cho các hình thái đó có được mức độ tồn tại hợp lý tối đa, đồng bộ với nhau, làm cho việc chuyển hoá hình thái vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi.
- Góp phần giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm.
Tốc độ luân chuyển VLĐ ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm trong sản xuất kinh doanh. Quá trình chuyển hoá các hình thái của VLĐ diễn ra càng nhịp nhàng, ăn khớp, đồng bộ với nhau thì việc luân chuyển vốn càng nhanh, làm tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Điều này góp phần hạ thấp chi phí sản xuất dẫn đến hạ giá thành sản phẩm.
- Tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ giúp doanh nghiệp hạ thấp được chi phí sử dụng vốn, chi phí sản xuất kinh doanh, góp phần hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp càng tiết kiệm được nhiều chi phí thì sẽ càng có thêm nhiều vốn để mở rộng kinh doanh, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Giảm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm còn là cơ sở để xác định giá bán cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá làm tăng lợi nhuận. Sử dụng VLĐ hiệu quả còn góp phần đảm bảo cho cả quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra được trôi chảy.
Chuyển sang cơ chế thị trường, nhu cầu vốn của doanh nghiệp lớn mà cơ chế về vốn của nhà nước có sự thay đổi. Chính phủ đã có thủ tục cấp vốn cho DN nhưng với điều kiện là DN đó phải làm ăn có hiệu quả, nghĩa là:
Sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ được.
Lợi nhuận năm nay cao hơn lợi nhuận năm trước.
Lãi năm nay nộp ngân sách cao hơn năm trước.
Trên thực tế, số vốn nhà nước cấp cho các doanh nghiệp không thể đảm bảo được VLĐ định mức. Vì vậy, để đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các DN phải huy động thêm vốn từ một số nguồn khác như: vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng... Nếu các DN quản lý sử dụng VLĐ không tốt sẽ dẫn đến tình trạng mất vốn, không đảm bảo được việc trả cả gốc lẫn lãi lúc này dẫn đến tình trạng DN bị ăn mòn vốn, việc kinh doanh bị thua lỗ và phá sản.
Rõ ràng, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là một khâu thiết yếu trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, là một nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị TCDN.
1.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DN.
Trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn được hiểu như là một chi tiêu phản ánh mối quan hệ giữa hiệu quả thu được (lợi nhuận) với chi phí bỏ ra. Một doanh nghiệp được coi là hoạt động có hiệu quả nếu doanh nghiệp hoạt động lấy thu bù chi có lãi và ngược lại.
1.2.3.1. Tốc độ luân chuyển VLĐ.
Do những đặc điểm vận động của VLĐ nên hiệu quả sử dụng VLĐ chủ yếu được phản ánh qua tốc độ luân chuyển VLĐ.
Việc sử dụng hợp lý, hiệu quả VLĐ được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển VLĐ của doanh nghiệp nhanh hay chậm. VLĐ luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể đo bằng hai chỉ tiêu số lần luân chuyển (số vòng quay vốn) và kỳ luân chuyển vốn (số ngày của một vòng quay vốn).
- Số lần luân chuyển VLĐ: Số lần luân chuyển VLĐ phản ánh số vòng quay của VLĐ thực hiện được trong một thời kỳ nhất định, thường tính trong một năm. Công thức tính toán như sau:
Số lần luân chuyển (số vòng quay) của VLĐ trong năm = Tổng mức luân chuyển vốn trong năm / Vốn lưu động bình quân năm
- Kỳ luân chuyển VLĐ: Kỳ luân chuyển VLĐ phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay VLĐ.
Công thức xác định:
Kỳ luân chuyển VLĐ = 360 / Số lần luân chuyển (số vòng quay) của VLĐ trong năm
Hay:
Kỳ luân chuyển VLĐ = VLĐ x 360 / Tổng mức luân chuyển vốn trong năm
Vòng quay vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển VLĐ càng rút ngắn và chứng tỏ VLĐ càng được sử dụng có hiệu quả.
Số VLĐ bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân số VLĐ trong từng quý hoặc tháng.
Công thức như sau:
VLĐ = Vq1 + Vq2 + Vq3 + Vq4 / 4
Hay:
VLĐ = ( Vdq1/2 + Vcq1 +Vcq2 + Vcq3 + Vcq4/2 ) / 2
1.2.3.2. Mức độ tiết kiệm VLĐ
Đây là chỉ tiêu bổ sung cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ. Nó phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ này so với kỳ gốc nghĩa là tăng tốc độ luân chuyển VLĐ trong điều kiện tăng quy mô sản xuất kinh doanh song doanh nghiệp không cần tăng thêm vốn hoặc tăng không đáng kể quy mô VLĐ.
Công thức tính:
Vtk = M1 x ( K1-K0 ) / 360
Trong đó:
Vtk: Số VLĐ có thể tiết kiệm (-) hay phải tăng t hêm (+) do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển VLĐ kỳ này so với kỳ trước.
M1: Tổng mức luân chuyển của VLĐ trong kỳ này.
K1, K0: Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ này, kỳ trước.
1.2.3.3. Hàm lượng vốn lưu động.
Hàm lượng VLĐ là chỉ tiêu thể hiện số VLĐ cần để được một đồng doanh thu .Đây là chỉ tiêu nghịch đảo với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VLĐ
Công thức tính như sau :
Hàm lượng VLĐ = Vốn lưu động bình quân / Tổng nợ ngắn hạn
1.2.3.4. Tỷ suất lợi nhuận ( mức doanh lợi) VLĐ.
Là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết một đồng VLĐ sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = Lợi nhuận trước (sau) thuế / Vốn lưu động bình quân
1.2.3.5. Một số chỉ tiêu khác.
Bên cạnh những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ nói chung, các nhà quản trị tài chính còn sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích, đánh giá tình hình tổ chức và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.
- Số vòng quay hàng tồn kho: Là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển theo kỳ. Số vòng quay càng cao thì việc kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân
Chú ý trong trường hợp không có thông tin về giá vốn hàng bán thì chúng ta sẽ thay thế chỉ tiêu giá vốn hàng bán (GVHB) bằng chỉ tiêu doanh thu thuần (DTT).
Hệ số này củng cố lòng tin v ào khả năng thanh toán, ngược lại hệ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp ứ đọng vật tư hàng hoá do dự trữ quá nhiều nay sản phẩm tiêu thụ chậm do không nắm bắt được nhu cầu thị trường.
- Từ chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho này, ta có thể tính được số ngày của một vòng quay hàng tồn kho.
Số ngày một vòng quay HTK = 360 / Số vòng quay HTK
- Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu (có thuế ) / Số dư bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh số lần trong năm doanh nghiệp chuyển đổi các khoản phải thu bằng tiền mặt.
- Kỳ thu tiền trung bình:
Chỉ tiêu này đo lường khả năng thu hồi vốn nhanh trong thanh toán, phản ánh số ngày cần thiết để thu được tiền bán hàng từ khi doanh nghiệp giao hàng.
Kỳ thu tiền trung bình = 360 / Vòng quay các khoản phải thu
Các hệ số này có tác dụng đo lường xem doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực có hiệu quả như thế nào.
1.3. Phương hướng biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của DN.
1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của DN.
Mỗi doanh nghiệp sử dụng VLĐ có hiệu quả hay không tuỳ thuộc trước hết vào bản thân DN nhưng nhiều khi DN làm tốt nhưng lại có nhiều nhân tố khác tác động tới. Nhìn chung tác động tới hiệu quả sử dụng VLĐ có các nhân tố ảnh hưởng sau:
* Mặt khách quan: Hiệu quả sử dụng VLĐ của DN chịu ảnh hưởng của một số nhân tố:
- Lạm phát: Do tác động của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến giá các loại vật tư hàng hoá tăng lên... Vì vậy, đến DN không điều chỉnh kịp thời giá trị các loại tài sản thì sẽ làm cho VLĐ bị bay hơi dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ.
- Rủi ro: Khi tham gia kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia, cùng cạnh tranh, nếu thị trường không ổn định, sức mua có hạn thì càng làm tăng thêm khả năng rủi ro cho DN. Ngoài ra, DN còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai như: bão lụt, hoả hoạn... khó có thể lường trước được. Bên cạnh đó là những thay đổi về chính sách, chế độ, hệ thống pháp luật, thuế...
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật liên tục có sự thay đổi về cả chất lượng, mẫu mã với giá cả rẻ hơn. Tình trạng giảm giá vật tư hàng hoá gây nên tình trạng mất VLĐ tại DN. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải liên tục có sự ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất đưa vào sản xuất kinh doanh nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng ứ đọng.
* Mặt chủ quan: Có nhiều nhân tố chủ quan của bản thân DN làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ cũng như ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của DN như:
- Do xác định nhu cầu VLĐ: do bản thân doanh nghiệp xác định nhu cầu VLĐ còn thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu VLĐ trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng không tốt tới quá trình sản xuất kinh doanh của DN và hiệu quả sử dụng VLĐ. Ngược lại, sản phẩm hàng hoá mà DN sản xuất chất lượng kém, không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được thì VLĐ sẽ bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng VLĐ thấp.
- Do công tác quản lý: công tác quản lý của DN mà yếu kém, quy chế quản lý không chặt chẽ sẽ dẫn đến việc thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, vốn bị ứ đọng.
- Trình độ quản lý kinh doanh của DN: trình độ quản lý của DN mà yếu kém sẽ dẫn đến việc thua lỗ kéo dài và làm mất VLĐ.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác tổ chức và sử dụng vốn lưu động của DN. Ngoài ra, còn có thể có những nguyên nhân khác, để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ, các DN cần phải thường xuyên xem xét một cách kỹ lưỡng, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra những biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh việc tổ chức và nâng cao hiệu quả mà đồng vốn mang lại ở mức cao nhất.
1.3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của DN.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ nói chung và VLĐ nói riêng, có rất nhiều biện pháp, công cụ quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với các nguồn vốn hiện có, các tiềm năng về kỹ thuật, công nghệ, lao động và lợi thế khác của doanh nghiệp. Dưới đây là một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của DN.
* Thứ nhất, lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản xuất sản phẩm.
Hiệu quả sử dụng vốn trước hết được quyết định bởi việc doanh nghiệp có khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, bất kỳ DN nào cũng phải quan tâm đến việc: sản xuất sản phẩm gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Để nhằm huy động mọi nguồn lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích sinh lời.
* Thứ hai, xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ từ đó có phương án huy động và sử dụng hợp lý các nguồn vốn.
Nhu cầu VLĐ của DN tại một thời điểm nào đó chính là tổng giá trị TSLĐ mà DN cần phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của DN. Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó, DN cần có những phương án để xác định chính xác nhu cầu VLĐ tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động và sử dụng có hợp lý VLĐ đáp ứng cho hoạt động của DN, hạn chế tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đi vay ngoài kế hoạch với lãi suất cao. Nếu thừa vốn, DN phải có biện pháp xử lý linh hoạt như: đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, cho các đơn vị khác vay tránh để vốn nhàn rỗi không sinh lời, không phát huy được hiệu quả kinh tế của DN.
* Thứ ba, quản lý tốt quá trình sử dụng VLĐ.
Quản lý vốn ._.bằng tiền: quản lý tốt quá trình sử dụng vốn bằng tiền bằng việc xác định mức tồn quỹ hợp lý và dự đoán, quản lý các luồng nhập, xuất ngân quỹ. Động lực dự trữ tiền mặt cho các hoạt động là để DN có thể mua sắm vật tư hàng hoá, thanh toán các chi phí cần thiết cho hoạt động bình thường của DN. Ngoài ra phải quản trị lành mạnh VLĐ đòi hỏi phải duy trì một mức tiền mặt hợp lý.
Quản trị tốt hoạt động thanh toán: nó phản ánh chất lượng của công tác tài chính. Quản lý hoạt động thanh toán sẽ nói rõ tình hình, khả năng thanh toán của DN và nợ, ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý vốn bằng tiền. Nếu quản lý hoạt động thanh toán tốt, sẽ đảm bảo lượng tiền cho hoạt động kinh doanh, mang lại khả năng thanh toán dồi dào cho doanh nghiệp.
Quản trị tốt HTK: Có dự trữ HTK đúng mức, DN mới tránh được tình trạng hàng bị ứ đọng nhiều. DN sẽ không bị gián đoạn sản xuất, không thiếu sản phẩm để bán, đồng thời sẽ tiết kiệm được VLĐ và nâng cao được VLĐ trong DN.
* Thứ tư, tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng VLĐ phụ thuộc vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng tốc độ luân chuyển VLĐ.
- Tổ chức tốt quá trình thu mua, bảo quản vật tư.
- Tổ chức hợp lý quá trình lao động.
- Tổ chức đa dạng hoá hình thức tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước nhằm tiêu thụ nhanh số lượng nhiều.
* Thứ năm, đầu tư công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuấta:
Việc đưa kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất có ý nghĩa đặc biệt cho việc thúc đẩy tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Vì, nhờ đó mà rút ngắn hạn được thời gian sản xuất. Tuy nhiên, khi quýêt định đầu tư vào TSCĐ thì cần lưu ý đến tính hiệu quả, sự phù hợp về nguồn vốn, khả năng khai thác sản xuất và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
* Thứ sáu, tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc quản lý và sử dụng VLĐ.
Thực hiện biện pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường công tác kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng tiền vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng trong tất cả các khâu từ dự trữ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
* Thứ bảy, tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là đối với cán bộ quản lý tài chính.
Tóm lại, vấn đề quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD nói chung và VLĐ nói riêng là hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của DN, ảnh hưởng đến sự an toàn về mặt tài chính của DN, đến kết quả sản xuất kinh doanh của DN.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XNK SẢN PHẨM CƠ KHÍ
2.1. Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Mechanical Products Export – Import Limited Company, viết tắt là MECANIMEX, có trụ sở chính đóng tại số 37 – Tràng Thi - Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại là chủ yếu và sản xuất công nghiệp.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí được thành lập dưới sự liên kết của một bộ phận của Công ty Machino và của Công ty Tocotap theo quyết định số 88/CT ngày 2/3/1985 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 26/3/1985 theo giấy phép kinh doanh số 1.011.012/GP của Bộ trưởng Bộ cơ khí và luyện kim (sau này đổi thành Bộ công nghiệp, hiện nay Bộ Công nghiệp và sáp nhập với Bộ Thương mại thành Bộ Công thương).
Công ty xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí được thành lập lại theo Quyết định số 216QĐ/TCNSĐT ngày 05/05/1993 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Số ĐKKD 108242 ngày 20/05/1993 do Trọng tài kinh tế Thành phố Hà Nội cấp.
Công ty xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí trở thành đơn vị thành viên của Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp theo quyết định số 1171/GP/TCNSĐT ngày 27/10/1995 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp.
Thực hiện Nghị định số 63/2001/NĐ – CP ngày 14/9/2001 của Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí đã được chuyển đổi từ Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí (Mecanimex) theo QĐ số 120/2005/QĐ – BCN ngày 02/11/2005 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp.
Từ tháng 03/2005 Công ty tiếp nhận Nhà máy Quy chế Từ Sơn nhập vào Công ty theo Quyết định số 18/2005/QĐ – BCN ký ngày 09/03/2005 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp. Nhà máy Quy chế Từ Sơn được thành lập năm 1963. Chuyên sản xuất các chi tiết lắp xiết theo tiêu chuẩn: TCVN, ISO, DIN, JIS, ASTM, BS... áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000.
Trong giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1989, công ty chủ yếu kinh doanh theo Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước XHCN về các mặt hàng là sản phẩm của ngành cơ khí và luyện kim.
Từ năm 1990 trở lại đây cùng với sự thay đổi cơ chế quản lý từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường công ty đã tự chủ hoàn toàn trong hoạt động kinh doanh của mình, không ngừng mở rộng danh mục xuất nhập khẩu sang các mặt hàng tiêu dùng và thực hiện các dịch vụ xuất nhập khẩu khác.
Với mục tiêu hoạt động của công ty là nhằm sử dụng có hiệu quả dòng vốn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, không ngừng tăng thu ngoại tệ, thu hút thêm lao động xã hội góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Kết quả sau 22 năm hoạt động hiện nay công ty mecanimex là một trong những doanh nghiệp đạt doanh thu khá về kinh doanh thương mại và sản xuất công nghiệp trong Tổng công ty Máy và TBCN. Danh mục hàng xuất nhập khẩu được mở rộng, ngoài những mặt hàng truyền thống như các loại máy móc, thiết bị, vật tư hàng hoá phục vụ cho n gành cơ khí, luyện kim và hoá chất, công ty còn tiến sang xuất nhập khẩu các mặt hàng điện tử gia dụng và một số hàng tiêu dùng khác. Công ty còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như gia công, chế biến hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng trong nước, làm đại lý, kinh doanh dịch vụ, tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghiệp. Hơn thế nữa thị trường hoạt động cũng được mở rộng, ngoài các thị trường cũ là LB Nga và các nước Đông Âu công ty hiện nay đã xâm nhập được vào các thị trường như: Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN...2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy kế toán của công ty.
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý.
Mecanimex hoạt động theo cơ chế phân cấp hoạt động bao gồm cấp quản lý (giám đốc và các phó giám đốc) và cấp thực hiện (các phòng ban chức năng, chi nhánh và văn phòng đại diện).
Hiện nay, công ty có tất cả 412 cán bộ công nhân viên, trong đó số người có trình độ đại học là 58 người.
SƠ ĐỒ 1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY MECANIMEX
Giám đốc
Phó giám đốc phụ trách hành chính
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Phòng tài chính kế toán
Văn phòng công ty
Phòng kinh doanh XNK
Đại diện tại LB Nga
Đại diện tại Hải Phòng
Chi nhánh thành phố HCM
Tổ chức nhân sự
Hành chính quản trị
Kinh doanh ngoại
Kinh doanh nội
SƠ ĐỒ 2: TỔ CHỨC PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
Kế toán trưởng
Phụ tá kế toán trưởng
Xử lý số liệu bằng máy tính
Kế toán thuế và tiêu thụ
Kế toán trưởng tổng hợp (tiền lương, TSCĐ...)
Hình thức tổ chức kế toán của công ty là hình thức nhật ký chứng từ.
Quá trình thực hiện ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện trên máy tính. Kế toán tập hợp và phân loại các chứng từ gốc như: phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất, hoá đơn, giấy báo Nợ, giấy báo Có, thông báo thuế... sau đó nhập chứng từ vào máy tính. Máy tính sẽ tự động thực hiện các bút toán phân bổ, kết chuyển cuối kỳ, lên các báo cáo tài chính theo quy định, lên các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, sổ cái tài khoản, lên các báo cáo công nợ và các báo cáo phục vụ cho công tác quản lý khác của công ty.
Niên độ kế toán bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử trong ghi chép kế toán của công ty là VNĐ.
Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỷ lệ giá Ngân hàng bình quân ngày phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho được sử dụng là phương pháp kê khai thường xuyên.
Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Mecanimex
Mecanimex là một doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước đầu tư vốn (ban đầu) thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quyền quản lý vốn và tài sản do Nhà nước giao.
* Lĩnh vực kinh doanh của công ty rất đa dạng, gồm: Kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Cụ thể:
+ Kinh doanh thương mại gồm các hoạt động kinh doanh chủ yếu sau:
- Kinh doanh xuất nhập khẩu (tự doanh và uỷ thác), các sản phẩm cơ khí, sản phẩm luyện kim, khoáng sản, máy móc, thiết bị phụ tùng cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải; Thiết bị dụng cụ y tế, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh và tin học...
- Kinh doanh, sản xuất, trang trí nội ngoại thất, đồ gỗ gia dụng, gồm sứ, hàng dân dụng và tiêu dùng, hoá chất, hàng mỹ phẩm, phân bón, xăng dầu, chất dẻo.
- Gia công các chủng loại hàng hoá để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như các loại sản phẩm gia dụng bằng kim loại (sắt thép), đồ gỗ (bàn ghế...).
- Kinh doanh văn phòng, khách sạn, nhà ở, bất động sản, kho bãi, siêu thị, vận tải và giao nhận hàng hoá. Dịch vụ triển lãm thương mại về máy móc, thiết bị và hàng công nghiệp. Làm đại lý ký gửi hàng hoá...
+ Sản xuất công nghiệp gồm:
Sản xuất cung cấp các loại bu lông đai ốc vít, vít xiết, vòng đệm phẳng, vòng đệm lò xo từ M3 ÷ M80. Cấp bền bulông, vít đạt 4.6 ÷ 12.9 sản xuất các loại bulông, gu giông đặc biệt; các chi tiết có ren cho xe đạp, xe máy, xe ô tô...
* Hoạt động kinh doanh của công ty có hai hình thức là:
+ Kinh doanh trực tiếp: xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh nội. Thực chất là thực hiện hợp đồng mua với khách hàng nước ngoài để tiêu thụ trong nước (NK) hoặc thực hiện việc thu mua hàng trong nước rồi hợp đồng bán cho nước ngoài (XK). Trên cơ sở phân tích kế hoạch kinh doanh và tình hình thị trường các cán bộ phòng kinh doanh nội và ngoại lên phương án kinh doanh có nêu rõ tên hàng cần nhập, xuất, số lượng, đơn giá, chi phí thu mua dự tính, lãi vay ngân hàng (nếu phải vay ngân hàng), thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB (nếu là hàng chịu thuế TTĐB), lãi dự tính đệ trình lên phó giám đốc phụ trách kinh doanh phê duyệt. Sau khi đã được phó giám đốc phê duyệt, phòng kinh doanh phê duyệt. Sau khi đã được phó giám đốc phê duyệt, phòng kinh doanh ngoại tiến hành ký kết hợp đồng ngoại với bên cung cấp hoặc bên tiêu thụ.
+ Kinh doanh gián tiếp: uỷ thác xuất nhập khẩu. Để đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, công ty thực hiện dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu cho những đơn vị có nhu cầu nhưng không có điều kiện xuất nhập khẩu trực tiếp. Quá trình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác công ty phải ký kết hai hợp đồng, một hợp đồng nội với đơn vị uỷ thác và một hợp đồng ngoại với đơn vị nước ngoài. Công ty thay mặt bên uỷ thác thực hiện giao dịch và làm thủ tục kê khai, nộp các loại thuế của hàng xuất nhập khẩu. Khi thực hiện xong hợp đồng ngoại thì một bộ chứng từ được chuyển giao cho đơn vị uỷ thác. Sau đó bên nhận uỷ thác và bên giao uỷ thác phải tiến hành quyết toán hợp đồng uỷ thác.
2.1.4. Sơ lược về tình hình kết quả hoạt động của công ty Mecanimex một số năm gần đây.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công Mecanimex
năm 2006, 2007, 2008.
Chỉ tiêu
Đvị tính
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Nguồn vốn kinh doanh BQ
Ngđ
140.478.246
152.818.308
184.205.464
2. Vốn NSNN cấp bình quân
Ngđ
25.127.785
37.584.388
42.628.702
3. D. thu bán hàng và cung cấp DV
Ngđ
238.071.605
436.117.068
716.714.086
4. Doanh thu thuần
Ngđ
238.039.427
435.694.293
716.714.086
5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
Ngđ
52.006.124
737.033
-1.067.411
6. Tổng lợi nhuận trước thuế
Ngđ
786.215
1.225.174
198.389
7. Tỷ suất LN VKD (trước thuế)
%
37,02
0,48
-0,58
8. Tỷ suất LN VCSH (trước thuế)
%
3,13
3,26
0,47
9. Thu nhập bình quân (đ/người)
Ngđ
2.958
3.625
5.412
Nguồn : Báo cáo tổng hợp tình hình kinh doanh của công ty 3 năm 2006 2007 2008
Qua bảng số liệu ở trên ta thấy doanh thu tiêu thụ của công ty liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2007 so với năm 2006 doanh thu tăng thêm 198.045.463ngđ với tỷ lệ tăng là 83,19%; năm 2008 so với năm 2007 doanh thu tăng thêm là 280.597.018ngđ với tỷ lệ tăng tương ứng là 64,34%. Đây là kết quả của sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty thời gian vừa qua nhằm tăng lượng hàng hoá tiêu thụ và nhận thêm nhiều hợp đồng uỷ thác để từ đó tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vụ của công ty tăng là do: thứ nhất do số lượng tiêu thụ của những mặt hàng truyền thống của công ty tăng vì thị trường tiêu thụ được mở rộng ra nhiều nước; thứ hai là công ty xuất hiện thêm sản phẩm mới vì thế lượng sản phẩm mới này được tiêu thụ cũng làm tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. Để hiểu rõ hơn ta sẽ đi sâu vào phân tích từng lý do cụ thể.
* Về sản phẩm, hàng hoá của công ty đã tăng lên rất nhiều về cả mặt số lượng và chất lượng. Trước đây công ty chỉ xuất khẩu các chủng loại máy công cụ, dụng cụ cầm tay, các loại khoá, cân và các loại sản phẩm cơ khí phục vụ cho lĩnh vực tiêu dùng khác, các loại sản phẩm gia dụng bằng kim loại, nhập khẩu các loại máy móc thiết bị, sắt thép, nguyên liệu nhựa, nguyên vật liệu khác... máy móc thiết bị cho các lĩnh vực công nghiệp, y tế, xây dựng, giao thông vận tải tiêu dùng gia dụng như điều hoà không khí, máy giặt, máy bơm nước, nồi cơm điện, các đồ gia dụng khác... Cho đến khi công ty tiếp nhận nhà máy Quy chế Từ Sơn tử tháng 3/2005 thì danh sách các mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty tăng thêm rất nhiều loại như: bulông, đai ốc, vít, vít xiết, vòng đệm phẳng, vòng đệm lò xo từ M3 ÷M80. Các loại bulông, vít được chế tạo đạt cấp bền từ 4.6 đến 12.9. Ren được chế tạo theo hệ Mét, hệ Anh, hệ Mỹ. Công ty đã đa dạng hoá sản phẩm, hàng hoá kinh doanh, hơn nữa cũng đã chú trọng hơn tới chất lượng hàng hoá, đặc biệt sản phẩm của nhà máy Từ Sơn được sản xuất theo công nghệ tiên tiến theo dây chuyền dập nguội tự động và dập nóng khuôn kín; bảo vệ mặt bằng công nghệ nhuộm đen, mạ kẽm điện phân, nhúng kẽm nóng đạt chất lượng cao vì vậy mà sản phẩm của công ty có tính cạnh tranh rất cao, hấp dẫn được khách hàng, sẽ có nhiều khách hàng cả ở trong và ngoài nước mua hàng hoá của công ty làm cho khối lượng hàng tiêu thụ tăng lên, từ đó tăng doanh thu.
* Về thị trường tiêu thụ: Từ khi thành lập công ty đã không ngừng phấn đấu trở thành một doanh nghiệp tin cậy đối với nhiều đối tác sản xuất, kinh doanh trong nước và quốc tế, từ đó tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Khi mới thành lập thì công ty chủ yếu kinh doanh theo Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước XHCN về các mặt hàng là sản phẩm của ngành cơ khí luyện kim. Những năm đầu khi công ty được tự chủ hoàn toàn về hoạt động kinh doanh của mình thì thị trường xuất nhập khẩu của công ty chủ yếu chỉ có LB Nga và các nước Đông Âu. Nhưng cho đến nay nhờ sự nỗ lực không ngừng công ty đã mở rộng thị trường ra nhiều nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Canađa, Đức, Pháp... cụ thể:
- Đối với hoạt động kinh doanh thương mại thị trường trong nước của công ty là 77,4% cả nước, gồm nhiều tỉnh như Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Lâm Đồng...
Thị trường nước ngoài (xuất khẩu) chiếm 22,6% các quốc gia.
- Đối với hoạt động sản xuất công nghiệp thì sản phẩm của nó được tiêu thụ ở tất cả các tỉnh thành trong nước.
Chất lượng hàng hoá thì tốt hơn; số lượng hàng hoá thì đa dạng, phong phú thị trường tiêu thụ được mở rộng là những yếu tố giúp cho công ty trong các năm vừa qua có thể tăng được lượng hàng hoá tiêu thụ, từ đó tăng doanh thu của công ty. Đây là hướng đi đúng đắn của công ty nên nó cần được khuyến khích phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Công ty cần phải tìm hiểu nhu cầu thị trường cũng như tự hoàn thiện bản thân, hoàn thiện sản phẩm để từ đó đáp ứng được nhu cầu khách hàng tạo tiền đề cho việc tăng số lượng hàng hoá tiêu thụ.
Trong năm 2007, bên cạnh việc tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, công ty còn sử dụng các khoản chi phí một cách hợp lý, hiệu quả, tạo điều kiện tăng lợi nhuận của công ty, cụ thể năm 2007 so với năm 2006 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 438.959 ngđ, tỷ suất LN VCSH tăng từ 3,13 lên 3,26 chứng tỏ một đồng vốn chủ bỏ ra ở năm 2007 thu được nhiều đồng lợi nhuận hơn so với năm 2006. Điều này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của công ty tăng lên.
Đến năm 2008 thì tình hình lại trái ngược hoàn toàn, mặc dù so với năm 2006 và 2007 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng khá nhiều nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty lại giảm một cách đáng kinh ngạc, đặc biệt là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty âm. So với năm 2007 thì năm 2008 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng lên là 280.597.918ngđ, với tỷ lệ tương ứng là 64,34%; ngược lại với doanh thu lợi nhuận trước thuế của công ty giảm 1.026.785 ngđ tương ứng với tỷ lệ là 83,81%. Điều này tưởng chừng như là vô lý nhưng đây là một thực tế mà công ty đang lâm phải. Nguyên nhân của điều này là do trong năm 2008 công ty đi vay nợ quá nhiều để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình làm cho khoản lãi vay phải trả tăng lện và lợi nhuận giảm xuống. Năm 2007 công ty chỉ vay 10.857.624 ngđ nhưng đến năm 2008 thì con số này là 68.885.150ngđ. Tương ứng với sự tăng vọt về vốn vay này là sự tăng lên của chi phí lãi vay từ 1.031.818 ngđ vào năm 2007 lên đến 5.313.776ngđ vào năm 2008. Với mức chi phí lãi vay quá lớn như vậy làm cho lợi nhuận của công ty giảm xuống một cách nhanh chóng. Điều này cho thấy tình hình vốn của công ty đang thiếu trầm trọng và cơ cấu của công ty như năm 2008 là chưa hợp lý. Các khoản vay quá lớn cũng chứng tỏ rằng tình hình tài chính của công ty không được tốt, khả năng thanh toán giảm, rủi ro tài chính tăng cao.
Các tỷ suất LNVKD và LNVCSH đều giảm lại càng chứng tỏ rằng việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn của công ty chưa đạt hiệu quả. Cụ thể năm 2007 một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu được 0.48 đồng lợi nhuận, 1 đồng vốn chủ bỏ ra thì thu được 3.26 đồng lợi nhuận. Đến năm 2008 các con số này lần lượt chỉ là -0.58 đồng và 0.47 đồng.
Qua xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Mecanimex một số năm vừa qua cho thấy công ty phát triển không ổn định, năm 2007 công ty làm ăn rất tốt, có hiệu quả thì đến năm 2008 tình hình lại thay đổi hoàn toàn. Công ty lâm vào tình trạng thiếu vốn kinh doanh trầm trọng vì vậy phải đi vay quá nhiều để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Việc đi vay làm tăng các khoản nợ của công ty dẫn đến khả năng thanh toán của công ty giảm xuống, tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn và đặc biệt là rủi ro tài chính tăng lên. Vấn đề đặt ra là phải xem xét lại việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn của công ty nhằm xác định một cơ cấu vốn hợp lý, biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục, ổn định; nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo tình hình tài chính của công ty lành mạnh, đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty.
2.2. Thực trạng hiệu qủa sử dụng vốn lưu động ở công ty Mecanimex.
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.1.1. Những thuận lợi.
- Trước hết phải nói đến đó là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đơn giản, gọn nhẹ và phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty. Hoạt động theo cơ chế phân cấp bao gồm cấp quản lý và cấp thực hiện. Với một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt mọi hoạt động và các quyết định kinh doanh của công ty đều được phối hợp một cách nhịp nhàng, nhanh gọn. Giúp công ty tận dụng được lợi thế về thời gian, chớp lấy thời cơ và đưa ra kịp thời những quyết định sáng suốt của mình. Hơn nữa, với cơ cấu tổ chức này việc thay đổi, cải tiến hay áp dụng khoa học quản lý vào nó là không mấy khó khăn. Chính vì thế, công ty có nhiều thuận lợi để xây dựng cho mình một mô hình quản lý ngày càng gọn nhẹ, hiện đại và hiệu quả hơn. Như vậy, sẽ tiết kiệm được một khoản chi khá lớn cho bộ máy. Điều này có nghĩa là lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên và rồi hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty sẽ ngày càng tăng hơn.
- Trong suốt quá trình hoạt động Mecanimex đã tạo được một mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng của nhà nước: cơ quan thuế, Tổng công ty... nhờ đó mà công ty có thể dễ dàng có được các loại giấy phép XNK cũng như có thể giải quyết mọi công việc với cơ quan chức năng một cách nhanh gọn. Việc này sẽ giúp cho công ty tận dụng tốt những cơ hội kinh doanh.
- Trong hoạt động huy động vốn phục vụ cho nhu cầu kinh doanh công ty đã trở thành khách hàng rất quen thuộc của các ngân hàng như: Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhờ vậy công ty có thể vay vốn ngắn hạn thuận tiện hơn về cả thủ tục lẫn lãi suất. Điều này sẽ giúp cho công ty thực hiện được việc giảm chi phí, chớp lấy cơ hội kinh doanh.
- Về khách hàng: Những khách hàng nước ngoài cũng như các khách hàng trong nước đều là những bạn hàng lâu năm của công ty. Giữa họ và công ty luôn có mối quan hệ làm ăn tốt đẹp cho nên thị trường hàng hoá XNK có phần tương đối ổn định, tạo điều kiện tốt cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.1.2. Những khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi, trong hoạt động kinh doanh của mình Mecanimex cũng đang phải đương đầu với nhiều khó khăn:
- Khó khăn lớn nhất hiện nay của công ty là vấn đề vốn cho hoạt động kinh doanh. Ban đầu khi mới thành lập toàn bộ vốn mà công ty có được khoảng 8,5 tỷ đồng, được hình thành từ vốn ngân sách nhà nước cấp (chủ yếu là vốn lưu động). Cho đến nay số vốn đó đã được phát triển lên thành 42,6 tỷ đồng. Tuy nhiên nếu so với nhu cầu vốn mà hoạt động kinh doanh hiện nay của công ty đang đòi hỏi thì con số trên thực sự bé nhỏ bởi công ty chỉ cần nhập 10 lô hàng thì số vốn của công ty sẽ trở về bằng không, đấy là còn chưa kể các khoản chi phí cần thiết khác để duy trì hoạt động kinh doanh bình thường của công ty. Chính vì thế công ty phải đi vay vốn ngân hàng với một lượng khá lớn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Con số trung bình mà công ty phải đi vay là 20 – 30 tỷ đồng và tương ứng với điều này là khoản lãi vay hàng năm cũng lên tới hơn 1 tỷ đồng. Đây là khoản chi phí rất lớn nó có thể làm cho lợi nhuận giảm xuống con số âm và như vậy vốn kinh doanh của công ty không được bảo toàn.
- Sự cạnh tranh gay gắt về cả số lượng và nội dung. Các công ty XNK xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi thành phần kinh tế, tất cả cùng lao vào vòng xoáy cạnh tranh, họ thi nhau giảm thấp phí hoa hồng (của hoạt động uỷ thác) để thu hút ngày càng nhiều khách hàng về mình, để chiếm lĩnh được thị trường, giành lợi thế trong cạnh tranh.
- Công ty mới chỉ chuyển đổi thành công ty TNHH nhà nước một thành viên từ năm 2005 vì vậy kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường chưa có nhiều. Trước đây khi mà chưa chuyển đổi trong hoạt động kinh doanh của mình công ty được nhà nước ưu đãi rất nhiều như khi ký quỹ để mở L/C công ty chỉ phải ký quỹ 10% của lô hàng, số thuế phải nộp nhà nước cũng có thể chậm trả. Khi chuyển đổi thành công ty TNHH thì những ưu đãi này không còn, công ty phải hoạt động trong môi trường như các doanh nghiệp khác, vì vậy công ty cần lượng vốn lớn hơncho hoạt động kinh doanh của mình đồng thời phải đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn.
2.2.2. Tình hình tổ chức vốn kinh doanh và vốn lưu động của công ty Mecanimex.
Bảng 2: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Mecanimex
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Cuối năm 2007
Cuối năm 2008
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
TỔNG TÀI SẢN
148.106.559
100%
220.304.369
100%
72.197.810
0,00%
A. Tài sản ngắn hạn
134.961.606
91,12%
188.077.515
85,37%
53.115.909
-5,75%
B. Tài sản dài hạn
13.144.953
8,88%
32.226.854
14,63%
19.081.901
5,75%
TỔNG NGUỒN VỐN
148.106.559
100%
220.304.369
100%
72.197.810
0,00%
A. Nợ phải trả
86.560.965
58,45%
166.630.977
75,64%
80.070.012
17,19%
I. Nợ ngắn hạn
82.540.092
95,35%
158.011.139
94,83%
75.471.047
-0,53%
II. Nợ dài hạn
4.020.873
4,65%
8.619.838
5,17%
4.598.965
0,53%
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
61.545.594
41,55%
53.673.392
24,36%
-7.872.202
17,19%
Nguồn : Báo cáo tổng hợp tình hình kinh doanh của công ty 3 năm 2006 2007 2008
Để có cái nhìn tổng quát về nguồn vốn kinh doanh của công ty trong hai năm vừa qua ta đi xem bảng số liệu trên đây:
Tính đến 31/12/2008, tổng giá trị tài sản của công ty đã tăng trên 72 tỷ so với cùng kỳ năm trước chứng tỏ quy mô kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng. Tuy nhiên về cơ cấu vốn kinh doanh thì đã có sự thay đổi, mặc dù cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng nhưng tốc độ tăng của tài sản dài hạn nhanh hơn làm cho tỷ trong của tài sản ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2008 giảm xuống so với 31/12/2007 là 5,75% đồng thời tài sản dài hạn cũng tăng lên với tỷ trọng đó. Nguyên nhân là do trong năm vừa qua công ty đầu tư thêm vào tài sản cố định hữu hình để thay thế cho tài sản vừa thanh lý của công ty trong năm qua.
Về nguồn vốn kinh doanh: Để tài trợ cho vốn kinh doanh trong năm 2008 nguồn vốn kinh doanh cũng tăng lên tương ứng với tổng tài sản 31/12/2007 công ty có vốn chủ chiếm hơn 41% thì đến 31/12/2008 con số này chỉ còn là 24,36% điều này cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty là thấp. Nguồn vốn của công ty chủ yếu là vay ngắn hạn và phải trả người bán. Vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Khi công ty vay quá nhiều thông thường phải chịu lãi suất cao điều này làm cho chi phí tiền vay tăng lên đáng kể, dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm đi. Hiệu quả sử dụng vốn phải trả người bán lớn chứng tỏ công ty đã tận dụng tốt lợi thế của người mua huy động các khoản chiếm dụng vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên các khoản này chỉ được chiếm dụng trong thời gian ngắn, hơn nữa khi mua chịu công ty phải chịu sự kiểm soát nhà cung cấp nên luôn bị động và phải trả nợ đúng hạn. Công ty cần cân nhắc kỹ khi sử dụng nguồn vốn này. Hơn nữa hệ số nợ của công ty trong năm 2008 tăng lên nhưng tỷ suất LNVCSH lại giảm xuống chứng tỏ vốn vay của công ty quá nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Trong thời gian tới công ty cần đưa ra cơ cấu vốn hợp lý để có thể xác định được mức vay nợ hợp lý từ đó khuếch đại tỷ suất LNVCSH đồng thời vẫn đảm bảo khả năng thanh toán của công ty.
Để có thể đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng và tổ chức nguồn vốn lưu động đồng thời đánh giá tính hợp lý trong mô hình tài trợ vốn lưu động của công ty ta sẽ phân loại nguồn hình thành vốn lưu động trên cơ sở căn cứ vào thời gian huy động vốn. Với căn cứ này thì vốn lưu động của công ty được hình thành từ 2 nguồn là: Nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời.
Nguồn VLĐ tạm thời = Nợ ngắn hạn
Tại 31/12/2007: nguồn VLĐ tạm thời = 82.540.092ngđ
Tại 31/12/2008: Nguồn VLĐ tạm thời = 158.011.139ngđ
Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ - Nợ ngắn hạn
Tại 31/12/2007:
Nguồn VLĐ thường xuyên = 134.961.606 – 82.540.092 = 52.421.514ngđ
Tại 31/12/2008:
Nguồn VLĐ thường xuyên = 188.077.515 – 158.011.139 = 30.066.376ngđ
Như vậy trong năm vừa qua VLĐ của công ty được tài trợ từ nguồn VLĐ tạm thời là chủ yếu và phần còn lại được tài trợ bằng nguồn VLĐ thường xuyên, chứng tỏ công ty đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính.
2.2.3. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty Mecanimex.
Vốn lưu động, một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh, là yếu tố cơ bản, là tiền đề không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Với Mecanimex đặc trưng hoạt động của nó luôn cần đến một lượng khá lớn đối với VLĐ. Thực tế cho thấy, nếu so sánh về tỷ trọng thì vốn lưu động của công ty luôn chiếm ưu thế trong tổng vốn kinh doanh. Chính vì vậy, nếu công ty tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả thì chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung của công ty.
2.2.3.1. Những phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty.
Xác định đúng đắn VLĐ thường xuyên cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao là một nội dung quan trọng. Thực tế ở công ty Mecanimex hiện nay việc xác định nhu cầu VLĐ được thực hiện như sau:
Dựa vào tình hình hoạt động của công ty trong năm vừa qua, công ty sẽ xác định các chỉ tiêu kế hoạch cho năm tới. Trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, vòng quay VLĐ công ty sẽ xác định được nhu cầu VLĐ của công ty. Nhu cầu vốn lưu động này sau khi trừ đi số vốn mà công ty tự có thì sẽ ra số vốn mà công ty phải huy động từ bên ngoài.
2.2.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của công ty.
Là doanh nghiệp hoạt động trong cả lĩnh vực thương mại và sản xuất trong đó lĩnh vực thương mại là chính nên VLĐ đối với công ty Mecanimex có vai trò quan trọng, đặc biệt nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn của công ty. Kết quả kinh doanh sẽ được nâng cao nếu vốn lưu động được tổ chức sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. Kết cấu vốn lưu động luôn luôn thay đổi, biến động liên tục qua các năm và giữa các thời kỳ trong năm. Ở mỗi một thời điểm khác nhau kết cấu VLĐ của công ty là khác nhau, nó phản ánh một cách đầy đủ tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty trong từng thời kỳ nhất định. Để đi vào phân tích kết cấu cụ thể VLĐ của công ty năm 2008, chúng ta cùng xem bảng số 3 sau đây.
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty cuối năm tăng thêm hơn 53 tỷ tương ứng với tốc độ tăng là 39,36%. Như vậy công ty đã tăng cường thêm vốn lưu động trong năm vừa ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21901.doc