Nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Công ty lắp máy & thí nghiệm cơ điện

Mở đầu Những năm qua, Nhà nước ta đã thực hiện trao quyền chủ động rộng rãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, nhằm giúp cho các doanh nghiệp từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, thích ứng được với xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới. Tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp, cũng chính là góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, cùng với vi

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Công ty lắp máy & thí nghiệm cơ điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Nhà nước phải đối mặt với nhiều vấn đề thực sự khó khăn như: giải quyết việc làm cho người lao động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh... Ngày nay, quản lý vốn là một trong những vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Vốn không chỉ là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại, dành thắng lợi trong cạnh tranh, mà còn là phương tiện giúp chủ sở hữu tăng trưởng về giá trị, là điều kiện tiên quyết cho các doanh nghiệp khẳng định được mình trong cơ chế mới. Đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, sử dụng vốn có hiệu quả là một trong những bài toán khó đang cần tìm lời giải. Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Hiện tại, Công ty đang có kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, khuếch trương thị trường cả trong và ngoài nước. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng đang được Ban lãnh đạo Công ty quan tâm hàng đầu. Do đó, sau khi kết thúc đợt thực tập tại Công ty, em quyết định chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn tập trung phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2002. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty thời gian tới. Luận văn gồm ba chương: Chương I : Yêu cầu và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện. Chương II: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện trong thời gian qua. Phần III: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện. Là công trình nghiên cứu đầu tay, trong điều kiện hạn chế về mặt thời gian và tài liệu nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô giáo và tất cả các bạn. Chương 1 Yêu cầu và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện. 1.1 Tổng quan về Công ty. Quá trình hình thành Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện là Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam. Công ty được thành lập theo quyết định / giấy phép số: 014A/BXD-TCLĐ ngày 27/01/1993 của Bộ xây dựng. Trụ sở chính của Công ty: 124 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội. Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản theo chế độ quản lý kinh tế hiện hành (Giấy phép hành nghề số 16/BX-DSXD do Bộ xây dựng cấp ngày 06/05/1993, giấy phép kinh doanh số 108853 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày 17/06/1993). Tiền thân của Công ty là Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật và lắp máy, được thành lập ngày 19/01/1980. Nhiệm vụ chính của Trung tâm tập trung vào các hoạt động nghiên cứu kỹ thuật, thí nghiệm phục vụ cho hoạt động của các đơn vị làm nhiệm vụ lắp ráp, xây dựng thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam. Năm 1993, theo xu hướng đổi mới và nhu cầu phát triển nền kinh tế đất nước, Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật và lắp máy đã được đổi tên thành Xí nghiệp lắp máy và thí nghiệm cơ điện thuộc liên hiệp lắp máy Việt Nam (LILAMA). Nhiệm vụ của Xí nghiệp không chỉ nghiên cứu kỹ thuật mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như: lắp máy điện nước và các thiết bị công nghệ; nhận thầu thi công các công trình công nghiệp, dân dụng; sản xuất kinh doanh vật tư, vật liệu và thiết bị phục vụ nhu cầu của các đơn vị xây dựng trong Tổng công ty và của thị trường. Đầu năm 1996, theo Nghị định 338/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) về tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện trực thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh Cùng với sự thay đổi tên là việc mở rộng, đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Hiện nay, Công ty hoạt động trên các lĩnh vực sau: + Các công việc xây lắp: Đào đắp đất đá. Thi công các loại móng thông thường. Xây lắp các kết cấu công trình. Lắp đặt thiết bị cơ, điện nước; thiết bị phòng cháy, chữa cháy; đường dây và trạm biến áp điện. Hoàn thiện xây dựng và trang trí nội thất công trình. Thi công lắp đặt thiết bị và kết cấu công trình công nghiệp và dân dụng có quy mô vừa và nhỏ. Xây lắp đường dây và trạm biến áp điện tới 35KV Gia công chế tạo, lắp đặt kết cấu, phụ kiện phi tiêu chuẩn bằng kim loại, các loại đường ống áp lực, các loại bồn bể chịu áp lực thuộc các loại công trình.... + Thí nghiệm kiểm tra chất lượng: Nhận thầu kiểm tra, hiệu chỉnh và thí nghiệm các thiết bị, hệ thống thiết bị được lắp đặt về các chỉ tiêu cơ - nhiệt - điện - áp lực - liên kết - khả năng chịu tải. Thí nghiệm, kiểm tra hiệu chỉnh hệ thống thiết bị điện, điều khiển, hệ thống truyền dẫn điện từ 35KV đến 500KV. Kiểm tra chất lượng mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (X quang, tia gama, siêu âm, thử từ tính...). + Liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước phù hợp với luật pháp và chính sách của Nhà Nước, phù hợp với sự phân cấp, ủy quyền của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam... Có thể thấy rằng Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, đầu tư vào nhiều lĩnh vực với nhiều phương thức khác nhau. Nhiệm vụ chủ yếu Để góp phần vào quá trình CNH-HĐH, đưa đất nước bước qua giai đoạn quá độ tiến thẳng lên CNXH như Nghị quyết Trung ương (khoá VII) của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra, Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện đã xác định rõ hiệm vụ của mình trong thời kỳ này như sau: Đi sâu nghiên cứu thị trường, ổn định và duy trì thị trường đã có, mở rộng thị trường mới, nhất là thị trường ở các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên. Đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động trong Công ty, thực hiện phân phối theo lao động, tạo công ăn việc làm và chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Tăng cường đầu tư theo chiều sâu với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành. Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nhằm mở rộng thị trường và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài lĩnh vực truyền thống của Công ty là lắp đặt thiết bị cơ khí, điện, đo lường, điều khiển Công ty sẽ chú trọng hơn tới việc phát triển lĩnh vực chế tạo các kết cấu thép và thiết bị phi tiêu chuẩn, thi công xây dựng các công trình. Đặc biệt chú trọng và mở rộng công tác thí nghiệm điện và kiểm tra mối hàn bằng phương pháp không phá huỷ (NDT). Cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức của Công ty được khái quát theo sơ đồ sau: Giám đốc Phó giám đốc Kế toán trưởng Phòng kinh tế kỹ thuật Phòng thiết bị vật tư Phòng kế toán tài chính Các đội thi công lắpmáy xây dựng Các đội thi công ndt Các đội thi công thí nghiêm điện Phòng tổ chức hành chính Tổ thi công Tổ thi công Tổ thi công Tổ thi công Tổ thi công Tổ thi công Tổ thi công Tổ thi công Tổ thi công Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng có đặc trưng cơ bản là: vừa duy trì hệ thống trực tuyến giữa Giám đốc, các Phó giám đốc với các phòng ban; giữa Giám đốc với các đội trưởng, đồng thời kết hợp việc tổ chức giữa các bộ phận chức năng (các phòng ban). Kết quả sản xuất kinh doanh Bảng1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng doanh thu Mức tăng doanh thu Tốc độ tăng Tr.đ 10646.420 8360.085 8699.320 Tr.đ -2286.335 339.235 % -21.475 4.058 Lợi nhuận sau thuế Mức tăng Tốc độ tăng Tr.đ 443.713 266.592 292.708 Tr.đ -177.121 26.116 % -39.918 9.796 Tổng vốn Mức tăng Tốc độ tăng Tr.đ 11227.813 10893.141 11249.338 Tr.đ -334.672 356.197 % -2.980 3.269 Tổngthuế nộp NSNN Mức tăng Tốc độ tăng Tr.đ 685.711 531.862 325.798 Tr.đ -153.849 -206.064 % -22.436 -38.743 Số lđ bình quân Mức tăng Tốc độ tăng Người 300 230 296 Người -70 66 % 23.334 28.695 Thu nhập bình quân Mức tăng Tốc độ tăng Tr.đ 14.788 15.168 14.754 Tr.đ 0.38 -0.414 % 2.569 -2.729 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty. Qua các số liệu Bảng 1 cho thấy: Về doanh thu Doanh thu của Công ty biến động rất lớn qua các năm, so với năm 2000 thì năm 2001 giảm 2286.335 triệu đồng (-21.475%). Năm 2002 so với năm 2001 tăng 339.235 triệu đồng (4.058%). Nguyên nhân giảm là do: năm 2001 là ảnh hưởng nhiều bởi những biến động trên thị trường xây dựng nên Công ty gặp không ít khó khăn trong giai đoạn này. Điển hình là những biến động của thị trường vật liệu xây dựng. Thực tế thị trường vật liệu xây dựng trong nước đã phát triển, nhưng do sự phát triển quá sôi động nên đã đẩy giá nguyên vật liệu lên cao, có nhiều loại nguyên vật liệu giá đã tăng tới 20% so với năm 2000 (*)(*) 1 Giá xi măng tăng 9,4%, cát xây dựng tăng 23%, đá đổ bê tông tăng 17%, gạch xây dựng loại A tăng 7,1%: Tác giả Nguyên Quân “ Lệch pha trong huy động đầu tư xây dựng cơ bản” Báo Đầu tư, số 127, ngày 28 tháng 10 năm 2001, trang 10. . Về lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế của Công ty biến động rất lớn cùng với sự biến động của doanh số. So với năm 2000 thì lợi nhuận sau thuế năm 2001 giảm 177.121 triệu đồng (-39.918%). Nhưng sang năm 2002, nhờ có sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty mà lợi nhuận sau thuế của Công ty đã tăng lên. Năm 2002 so với năm 2001, số tiền tăng lên là 26.116 triệu đồng (9.796%). Về quản lý vốn. Tổng vốn tương đối ổn định qua các năm, tổng vốn năm 2000 là 11227.813 triệu đồng sang năm 2001 là 10893.141 triệu đồng. Tuy có giảm nhưng không đáng kể, lượng giảm tuyệt đối là 334.672 triệu đồng (-2.980%). So với năm 2001, năm 2002 tổng vốn tăng là 356.197 triệu đồng (3.69%). Nguyên nhân vốn giảm năm 2001 chủ yếu là do Công ty đã có chủ trương thanh toán dần nợ dài hạn cho ngân hàng, thay vào đó là huy động nguồn tín dụng ngắn hạn nhưng do lượng vốn huy động từ tín dụng ngắn hạn chưa được là bao nên dẫn đến tổng vốn giảm. Tổng vốn giảm tuy nhiên lượng giảm tập trung chủ yếu vào vốn cố định, trong khi đó thì vốn lưu động tăng chậm. Về nhân sự Tổng số lao động hàng năm của Công ty giao động trên dưới 300 người, trong đó chiếm hơn một nửa là lao động thuê ngoài theo mùa vụ. Cụ thể, tổng số lao động năm 2000 là 300 người, năm 2001 là 230 người và năm 2002 là 296 người. So với năm 2000, năm 2001 số lao động giảm 70 người (-23,334%), nguyên nhân của việc giảm đột xuất này là do tình hình khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: việc làm ít, hợp đồng ký nhưng chưa thực hiện... Điều này bắt buộc Công ty phải giảm một số lao động thời vụ ở những đơn vị, bộ phận không cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả. Sang năm 2002 tình hình bình ổn trở lại, Công ty lại thuê thêm lao động, lượng lao động của Công ty lại tăng lên 66 người (28.695%) so với năm 2001. Về thu nhập cán bộ công nhân viên Công ty. Về thu nhập bình quân, qua các năm 2000, 2001 và 2002 biến động không đáng kể, thu nhập bình quân đầu người duy trì ở mức tương đối cao (1-1.2 triệu đồng/ người /tháng). Cụ thể, năm 2001 tăng lên so với năm 2000 là 380000 đồng/ người/ năm (2,569 %), nhưng đến năm 2002 lại giảm 414000 đồng/ người / năm (-2,729%) so với năm 2001. Công ty luôn thực hiện trả lương đúng hạn cho người lao động. Mức thu nhập bình quân đầu người như trên là tương đối cao nhưng để đảm bảo cho người lao động dồn hết tâm huyết của họ vào công việc thì Công ty nên có những chính sách thoả đáng làm đòn bẩy thúc đẩy người lao động. Một khi người lao động tâm huyết với nghề thì sự đi lên của của Công ty là điều tất yếu. Về thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Do gặp những khó khăn chung trên nên cùng với sự giảm sút của doanh số thì số thuế mà Công ty đóng góp vào ngân sách nhà nước cũng bị giảm đáng kể. Tổng số thuế nộp ngân sách năm 2000 là 685.711 triệu đồng, các năm 2001 và 2001 con số này giảm xuống chỉ còn tương ứng là 531.862 và 325.798 triệu đồng. Như vậy, từ năm 2000 đến 2002 tổng số thuế nộp ngân sách của Công ty giảm tổng cộng gần 360 triệu đồng. Với quy mô như hiện nay, tuy chỉ là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng với lực lượng lao động bình quân khoảng 300 người mỗi năm Công ty tạo ra giá trị trên dưới 10 tỷ đồng. Thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty ổn định ( 1- 1,2 triệu đồng/ tháng ) và có xu hướng ngày càng tăng, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện, Công ty luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Đảm bảo hoàn thành kế hoạch của Công ty và kế hoạch của Tổng Công ty giao cho. Tóm lại, tất cả những gì được trình bày trên đây phần nào cho thấy: Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện đã có sự lớn mạnh lớn mạnh không ngừng trong những năm qua. Hiện nay, công ty đang là một đơn vị làm ăn tương đối hiệu quả, có uy tín với khách hàng và đầy triển vọng phát triển trong tương lai về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Yêu cầu đối với sử dụng vốn lưu động của Công ty Đặc điểm vốn lưu động của Công ty. Vốn lưu động của Công ty mang đầy đủ các đặc điểm thường thấy của vốn lưu động nói chung. Đó là: - Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm. - Vốn lưu động tuần hoàn liên tục, chuyển hóa giữa các hình thái khác nhau theo từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty và có tốc độ chu chuyển nhanh. - Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, vốn lưu động của Công ty có những đặc điểm nổi bật - đặc trưng của các doanh nghiệp xây dựng. Đó là: - Vốn lưu động luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của Công ty: Tỷ trọng vốn lưu động luôn luôn chiếm tới trên dưới 80% trong tổng vốn của Công ty. Đây cũng là đặc trưng chung của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng. Thông thường, đối với một doanh nghiệp xây dựng vốn chủ yếu là vốn lưu động (vốn vật tư, sản phẩm dở dang, tiền trả lương, trả lãi vay...). Giá trị vốn lưu động của Công ty phụ thuộc vào quy mô công trình mà Công ty thi công và do đó nhu cầu của vốn lưu động thay đổi theo giá trị công trình. - Lượng vốn lưu động mà Công ty cần là rất lớn: Sản phẩm xây lắp là các công trình xây dựng, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, có thời gian thi công kéo dài, giá trị nguyên vật liệu dự trữ, tồn đọng lớn nên để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được diễn ra thường xuyên liên tục thì Công ty luôn cần lượng vốn lớn. Mặc dù quy mô vốn lưu động của Công ty trong những năm gần đây không ngừng được mở rộng song nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Vốn lưu động của Công ty đa phần lại nằm dưới dạng vật tư hàng hoá tồn kho và các khoản phải thu của khách hàng, vốn lưu động bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều này chứng tỏ, khả năng thanh toán của Công ty không được tốt, cụ thể hơn là Công ty có nguy cơ mất cân bằng thanh toán. Yêu cầu đối với quản lý và sử dụng vốn lưu động Trong cơ chế hiện nay, vấn đề quản lý vốn kinh doanh là rất cấp thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và với Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện nói riêng. Bởi vì, quản lý vốn là khâu quan trọng giúp Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung. Với Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, do vốn lưu động chiểm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của Công ty, nên nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng chính là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nói cách khác, để nâng cao hiệu quả vốn lưu động thì trước tiên phải quản lý tốt vốn lưu động. Muốn vậy, trong khâu quản lý vốn lưu động Công ty cần đảm bảo các yêu cầu sau: Một là: Lựa chọn hình thức khai thác huy động vốn lưu động thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu cho hoạt động kinh doanh của Công ty, triệt để khai thác các nguồn vốn bên trong Công ty. Đồng thời, mở rộng huy động vốn bên ngoài như: vốn chiếm dụng, vay ngân hàng, phát hành trái phiếu... một cách hợp lý nhằm hạ thấp chi phí và đảm bảo an toàn cho Công ty. Hai là: đảm bảo cho cơ cấu vốn của Công ty phù hợp, vừa có khả năng đáp ứng được nhu cầu hoạt động của các bộ phận trong Công ty, vừa đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty, đảm bảo hiệu quả của đồng vốn lưu động, đồng thời cơ cấu vốn phải được bố trí sao cho linh hoạt có thể chuyển đổi giữa các hình thức khi cần thiết. Ba là: Xác định lượng vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, từ đó có kế hoạch tổ chức huy động vốn lưu động, luôn đảm bảo lượng vốn lưu động cần thiết tối thiểu cho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi liên tục. Đồng thời, tránh được tình trạng ứ đọng vốn, gây lãng phí nguồn lực, thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn lưu động để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Bốn là: Phải luôn có những giải pháp bảo toàn và phát triển vốn lưu động. Mục tiêu của Công ty là lợi nhuận nhưng muốn đạt được mục tiêu đó thì vấn đề trước tiên là Công ty phải bảo toàn được vốn lưu động đồng thời có biện pháp, chiến lược phát triển vốn lưu động. Năm là: Thường xuyên phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm tăng cường nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng lợi nhuận cho Công ty. Tóm lại, làm tốt công tác quản lý vốn lưu động sẽ giúp cho Công ty khai thác được các nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm, làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, giảm bớt nhu cầu vay vốn, giảm bớt chi phí về lãi vay. Công ty có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại. Từ đó, tạo ra khả năng để Công ty nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí giá thành sản phẩm. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 1.3.1 Tính chất sản xuất và sản phẩm. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, do đó cơ cấu vốn và tài sản của Công ty mang đặc trưng chung của ngành xây dựng. Thông thường, đối với một doanh nghiệp xây dựng vốn chủ yếu là vốn lưu động (vốn vật tư, tiền trả lương, trả lãi vay...). Giá trị vốn lưu động của Công ty phụ thuộc vào quy mô công trình mà Công ty thi công và do đó nhu cầu của vốn lưu động thay đổi theo giá trị công trình. Mặt khác, như chúng ta đã biết, một công trình xây dựng thường có thời gian thi công kéo dài trên một năm, Công ty phải huy động vốn ngắn hạn nhiều đợt làm tăng chi phí vốn và tăng giá thành công trình. Trong ngành xây dựng, việc tiêu thụ sản phẩm theo giá dự toán hoặc thoả thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu) nên tính chất không được thể hiện rõ (vì đã quy định giá cả, người mua, người bán tham gia hợp đồng xây dựng). Thêm vào đó, công ty phải chịu sức ép lớn từ nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành về giá thầu, tiến độ, công nghệ... gián tiếp tác động đến dự toán vốn của công ty. Sản phẩm xây lắp là các công trình xây dựng, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, có thời gian thi công kéo dài, đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán vốn lưu động cũng nhất thiết phải lập dự toán, trong quá trình xây lắp phải thường xuyên so sánh với dự toán thiết kế và thi công, lấy đó làm thước đo. Mặt khác, sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất do đó phương tiện đi lại, thiết bị thi công, người lao động phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm, đặc điểm này làm cho các đối tác quản lý, sử dụng vốn vật tư và khấu hao rất phức tạp lại còn chịu ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết dễ mất mát hư hỏng. 1.3.2 Nguyên vật liệu Trong xây dựng cơ bản, nguyên vật liệu thường chiếm 70-80% giá trị công trình, do đó lượng vốn nói chung, vốn lưu động nói riêng phần lớn nằm trong giá trị nguyên vật liệu. Vì vậy, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đặc điểm của nguyên vật liệu được sử dụng thường xuyên là khối lượng lớn, đa dạng về chủng loại nên khó dự trữ. Thông thường, Công ty chọn một số nhà cung cấp cố định nhằm đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định đáp ứng tiến độ thi công, đồng thời có được nguồn tín dụng đáng kể trong kinh doanh. Hiện nay, Nhà nước đã ban hành các quy chế kiểm định chất lượng công trình đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng nguyên vật liệu theo đúng tiêu chuẩn quy định. Việc mua sắm nguyên vật liệu cho từng công trình được Công ty khoán gọn cho từng tổ đội, Công ty chỉ đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng. Việc làm này tương đối hợp lý và linh hoạt vì nó gắn trách nhiệm của các đội thi công với chất lượng công trình, góp phần giảm thiểu chi phí phát sinh. Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý tích cực của Công ty có thể sẽ phát sinh những tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của Công ty. 1.3.3 Khách hàng Khách hàng của Công ty tương đối đa dạng bao gồm các doanh nghiệp, các chủ đầu tư là doanh nghiệp xây dựng Nhà nước và tư nhân. Mỗi khách hàng có khả năng tài chính khác nhau và yêu cầu về tiến độ cũng khác nhau do đó, các điều kiện thanh toán cũng khác nhau. Có khách hàng sẵn sàng ứng trước một phần giá trị công trình, có khách hàng chỉ chấp nhận thanh toán khi bàn giao công trình... Đối với từng loại khách hàng như thế Công ty phải có những kế hoạch huy động và sử dụng vốn khác nhau sao cho phù hợp. 1.3.4 Nguồn cung cấp tín dụng Công ty có hai nguồn cung cấp tín dụng chính là: tín dụng Ngân hàng và tín dụng của nhà cung cấp vật tư. Đối với ngân hàng, Công ty phải chịu sức ép lớn về chi phí vốn và thời điểm đến hạn. Tuy nhiên, với chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất của Nhà nước hiện nay, các thủ tục vay vốn đã được giảm thiểu đáng kể do đó Công ty có nhiều điều kiện huy động vốn từ nguồn này. Cũng như các doanh nghiệp xây dựng khác, tín dụng nhà cung cấp có vai trò quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đến sử dụng vốn trong Công ty. Tín dụng nhà cung cấp có thời hạn ngắn ( thường là dưới một năm ) nhưng lại có tính chất thường xuyên, liên tục như là một nguồn dài hạn. Qua loại tín dụng này, Công ty vừa đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định, vừa lợi dụng nguồn vốn của người khác để kinh doanh. Có thể nói, trong cơ chế thị trường doanh nghiệp nào càng lợi dụng tốt nguồn vốn của người khác thì hiệu quả kinh doanh càng cao. Nói cách khác, doanh nghiệp nào thực hiện tốt chính sách chiếm dụng vốn thì doanh nghiệp đó có hiệu quả kinh doanh cao hơn. 1.3.5 Các chủ trương, chính sách của Nhà nước Các chính sách vĩ mô của Nhà nước có tác dụng rất lớn đến sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. Về chính sách thuế: Hiện nay Nhà nước ta đã áp dụng thuế VAT, tránh cho các doanh nghiệp phải chịu các khoản thuế chồng chéo, tuy nhiên đối với một doanh nghiệp xây dựng thì việc Nhà nước khống chế thời gian thu thuế trong khi không khống chế thời gian thanh toán của chủ đầu tư với nhà thầu sẽ gây bất lợi cho các doanh nghiệp xây dựng nói chung và Công ty nói riêng. Về chính sách trong ngành xây dựng: Nhà nước bắt buộc các nhà thầu xây dựng sau khi hoàn thành bàn giao công trình phải để lại 5% giá trị công trình để bảo hành. Khoản bảo hành này kéo dài một năm và không được tính lãi. Điều này gây thiệt hại cho Công ty, vì một lượng vốn khá lớn bị ứ đọng tại các công trình làm giảm vòng quay vốn lưu động, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. chương 2 thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện trong thời gian qua. Công tác quản lý vốn lưu động của Công ty Trước tiên, ta chú ý tới kết cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty trong thời gian vừa qua để thấy được khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn trong Công ty. Kết cấu tài sản nguồn vốn của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Kết cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty. Năm 2000 2001 2002 Chỉ tiêu Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng(%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng(%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng(%) I. Tổng tài sản 11227.813 100% 10893.191 100% 11249.338 100% 1.TSLĐ 9251.302 82.4 9439.772 86.7 10362.391 92.1 Tiền mặt 18.299 0.2 159.513 1.7 190.544 1.9 Phải thu 6910.867 74.8 6130.083 64.9 8201.917 79.1 Tồn kho 1676.441 18.1 1905.064 20.2 1503.856 14.5 Tài sản lưu động khác 645.695 6.9 1245.112 13.2 466.074 4.5 2.TSCĐ 1976.511 17.6 1453.419 13.3 886.947 7.9 II. Tổng nguồn vốn 11227.813 100 10893.191 100 11249.338 100 1.Nợ phải trả 7238.41 64.5 7032.097 64.6 7151.455 63.6 Nợ ngắn hạn 6817.139 94.2 6931.133 98.6 7151.455 100 Nợ dài hạn 421.271 5.8 100.964 1.4 0 0 2.Vốn chủ sở hữu 3989.403 35.5 3861.094 35.4 4097.883 36.4 Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty. Biểu 1: Cơ cấu vốn của Công ty Như vậy, qua xem xét kết cấu nguồn vốn, tài sản của Công ty chúng ta thấy có những đặc điểm: Các chỉ tiêu đều có sự tăng trưởng, có sự tích luỹ mở rộng vốn và tài sản sau mỗi năm. Công ty đã thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng, phát triển vốn và tài sản. Vốn lưu động chiếm một tỷ trọng lớn và ngày càng có xu hướng tăng: năm 2000 tỷ lệ này là 82%, tăng lên 87% vào năm 2001 và đến năm 2002 đã lên tới 92%. Điều này có thể giải thích là do đặc trưng chung của ngành xây dựng có giá trị tài sản lưu động luân chuyển lớn, hơn nữa công ty chỉ mới đi vào hoạt động nên trong những năm đầu mức độ tích luỹ tài sản cố định thấp là đương nhiên. Qua phân tích trên chúng ta nhận thấy: cơ cấu vốn của Công ty là hợp lý, Công ty đã chọn hướng đầu tư đứng đắn là tập trung đầu tư vào đúng lĩnh vực kinh doanh, đầu tư chủ yếu vào vốn lưu động và giảm tỷ lệ đầu tư vào vốn cố định. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài này hiệu quả sử dụng vốn lưu động mới là vấn đề chúng ta quan tâm hơn cả. Để có cơ sở cho việc quản lý vốn lưu động một cách hiệu quả chúng ta lần lượt xem xét các nội dung dưới đây: Nguồn vốn lưu động Việc xem xét nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty đóng một vai trò quan trọng trong công tác quản lý vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Bởi xác định được nguồn hình thành vốn lưu động giúp chúng ta thấy được xuất phát điểm vốn lưu động của Công ty, có biện pháp khắc phục những tồn tại cũng như phát huy thế mạnh của từng nguồn. Tuỳ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp... mà mỗi doanh nghiệp có kênh huy động vốn khác nhau. Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ nguồn hình thành thì cũng như nhiều doanh nghiệp khác, vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung của Công ty được hình thành từ hai nguồn chính là: vốn đi vay và vốn chủ sở hữu. Kết cấu nguồn vốn lưu động của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Nguồn vốn lưu động của Công ty. Thứ tự Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng(%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng(%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng(%) 1 NV chủ sở hữu 2590.365 28 2454.327 26 3336.690 32.2 Vốn công ty cấp 1304.434 14.1 1208.285 12.8 1409.286 13.6 Vốn tự bổ sung 601.335 6.5 594.702 6.3 704.642 6.8 Vốn – quỹ khác 684.596 7.4 651.340 6.9 1222.762 11.8 2 Nguồn vốn vay 6660.937 72 6966.516 73.8 6994.614 67.5 Vay ngắn hạn 5097.467 55.1 5342.882 56.6 5616.416 54.2 Vốn chiếm dụng 1563.470 16.9 1623.634 17.2 1378.198 13.3 3 Vốn vay trung - dài hạn 0 0 18.879 0.2 31.087 0.3 4 Tổng nguồn vốn LĐ 9251.302 100 9439.722 100 10362.391 100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty. Vốn lưu động của Công ty được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là vốn vay và vốn chủ sở hữu. Trong đó nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn và có xu hướng tăng. Năm 2000, vốn lưu động của Công ty là 9251,302 triệu đồng trong đó vốn chủ sở hữu là 2590,365 triệu đồng tương ứng 28% trong tổng vốn lưu động, số vốn vay là 6660,937 triệu đồng tương ứng 72%. Đến năm 2001, vốn chủ giảm chỉ còn 26% tương ứng với 2454,327 triệu đồng trong khi đó vốn vay tăng lên chiếm 73,8% tương ứng với số tiền là 6966,516 triệu đồng. Năm 2001 nhu cầu vốn lưu động của Công ty tăng cao trong khi quy mô, cơ cấu, hình thức huy động vốn ngắn hạn của Công ty không được mở rộng nhiều. Chính vì vậy, mà Công ty đã bị thiếu hụt trong nguồn tài trợ vốn ngắn hạn, buộc Công ty phải chủ trương tăng vốn chủ sở hữu để có thể đáp ứng được vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chính vì vậy, mặc dù vốn lưu động của Công ty năm 2002 tăng khá cao nhưng tỷ lệ tăng tập trung chủ yếu vào vốn chủ. Năm 2002, vốn chủ sở hữu chiếm tới 32,2% tương ứng với số tiền là 3336,690 triệu đồng trong khi đó vốn vay chỉ chiếm 67,5% tương ứng với số tiền là 6994,616 triệu đồng. Thêm vào đó, kể từ năm 2001 Công ty đã sử dụng một phần nhỏ vốn vay trung và dài hạn để tài trợ cho vốn lưu động. Tuy lượng sử dụng không lớn, nhưng nếu Công ty không có biện pháp cân đối điều hoà thì sẽ gây lãng phí nguồn vốn này, vì thông thường chi phí cho việc huy động vốn vay trung và dài hạn là cao hơn nhiều so với vốn vay ngắn hạn. Những vấn đề cần quan tâm trong việc huy động vốn của Công ty: Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, không một doanh nghiệp nào có đủ vốn để tự kinh doanh, mà đều phải đi huy động từ nhiều nguồn khác nhau, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Với nguồn tài trợ cho vốn lưu động của Công ty chủ yếu là đi vay và chiếm dụng như hiện nay cũng là một dấu hiệu tốt, vì nguồn vốn này thủ tục đơn giản, dễ huy động, chi phí thấp. Tuy nhiên, Công ty cần hết sức quan tâm đến việc quản lý và sử dụng nguồn vốn vay này, vì ngoài việc mang lại một lợi ích to lớn thì nguồn vốn này cũng chứa đựng những rủi ro rất lớn, do vậy nếu Công ty không quản lý tốt rất dễ dẫn tới mất khả năng thanh toán, tăng hệ số nợ, giảm lợi nhuận dẫn đến giảm hiệu quả trong kinh doanh. Cơ cấu vốn lưu động Xem xét cơ cấu vốn lưu động trong Công ty sẽ giúp chúng ta thấy được khái quát hơn các yếu tố bên trong của vốn lưu động, từ đó có những định hướng chính xác cho công tác quản lý từng yếu tố. Cơ cấu vốn lưu động của Công ty thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty. Chỉ ._.tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng(%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đ) Tỷ trọng(%) Tổng vốn lưu động 9251.302 100 9439.772 100 10362.391 100 Tiền mặt 18.299 0.198 159.513 1.689 190.544 1.838 Phải thu 6910.867 74.701 6130.083 64.939 8201.920 79.151 Hàng tồn kho 1676.441 18.121 1905.064 20.182 1503.860 14.512 Tài sản lưu động khác 645.695 6.979 1245.112 13.190 466.074 4.497 Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty. Căn cứ vào số liệu bảng trên ta thấy, vốn lưu động của Công ty chủ yếu tồn tại dưới dạng các khoản phải thu, vật tư hàng hoá tồn kho và một lượng không nhỏ vốn lưu động tồn tại dưới dạng các tài sản lưu động khác như: tạm ứng, chi phí chờ kết chuyển... Cụ thể, tình hình các thành phần trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty như sau: Năm 2000, vốn lưu động từ các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất là 74,701% tương ứng với số tiền là 6910,867 triệu đồng, tiếp theo là các vốn lưu động dưới dạng hàng hoá tồn kho chiếm 18,121% tương ứng với số tiền là 1676,441 triệu đồng, tài sản lưu động khác chiếm 6,98% tương ứng với số tiền là 645,695 triệu đồng, lượng tiền mặt không đáng kể. Sang năm 2001, vốn lưu động từ các khoản phải thu tuy có phần giảm sút nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất là 64,938% tương ứng với số tiền là 6130,083 triệu đồng, vốn lưu động dưới dạng vật tư hàng hoá tồn kho tăng lên 20,181% tương ứng với số tiền 1905,064 triệu đồng, tăng đáng kể nhất là các loại tài sản lưu động khác 13,190 % tương ứng với số tiền là 1245,112 triệu đồng, cũng trong năm này lượng vốn lưu động bằng tiền mặt cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể là 1,689% tương ứng với số tiền là 159,513 triệu đồng. Năm 2002, vốn lưu động dưới dạng các khoản phải thu và tiền mặt tăng trở lại trong khi đó vốn lưu động dưới dạng vật tư hàng hoá tồn kho và tài sản lưu động khác giảm. Tỷ trọng vốn lưu động dưới dạng các khoản phải thu chiếm tới 79,150% tương ứng với số tiền là 8201,907 triệu đồng, vốn lưu động dưới dạng vật tư hàng hoá tồn kho chiếm 14,512% tương ứng với số tiền là 1503,856 triệu đồng, tài sản lưu động khác chiếm 4,497% tương ứng với số tiền là 466,074 triệu đồng, các khoản vốn lưu động bằng tiền mặt chiếm 1,838% tương ứng với số tiền là 190,544 triệu đồng. Để có thể thấy rõ hơn cơ cấu vốn lưu động chúng ta có thể xem xét qua biểu đồ cơ cấu vốn lưu động của Công ty dưới đây: Biểu 2: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty Qua các số liệu trên đây cho ta thấy: mặc dù vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn nhưng đa phần lại nằm ở vật tư hàng tồn kho và các khoản phải thu của khách hàng. Điều này sẽ có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty trên các mặt sau: - Tỷ trọng phải thu lớn chứng tỏ một lượng vốn đã bị giảm do bị khách hàng chiếm dụng. Trong điều kiện vốn chủ sở hữu bị hạn chế, vốn đi vay là chủ yếu chắc chắn Công ty sẽ gặp bất lợi. Vì vậy, Công ty cần có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thu hồi công nợ tránh tình trạng nợ dây dưa, khó đòi của khách hàng để từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. - Lượng tồn kho lớn chứng tỏ Công ty bị ứ động một lượng lớn vốn lưu động, vốn lưu động ứ đọng sẽ làm chậm vòng quay vốn. - Vốn bằng tiền tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ (1,6-1,8% ) nhưng lại có xu hướng tăng lên. Như chúng ta đã biết, vốn bằng tiền có quan hệ mật thiết với khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của Công ty. Vì vậy, vốn bằng tiền tăng sẽ làm tăng khả năng thanh toán tức thời của Công ty. Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả thì đây là một dấu hiệu không tốt bởi vì tỷ lệ sinh lời trực tiếp của vốn lưu động bằng tiền sẽ trở nên thấp. Do vậy, Công ty không nên để tỷ trọng vốn bằng tiền tăng nhiều quá, vì điều này đồng nghĩa với tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kinh doanh. - Nguồn vốn lưu động khác chủ yếu được dùng để tài trợ cho các khoản tạm ứng, văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ, phục vụ quản lý và lại có xu hướng giảm dần. Đây là một dấu hiệu tốt, vì trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp chỉ thành công khi tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Một yếu tố quan trọng để hạ giá thành chính là tiết kiệm chi phí ngoài sản xuất như các khoản chi văn phòng, tiếp khách, quản lý... Do đó, trong những năm tới Công ty cần tiếp tục có biện pháp giảm các khoản chi phí này, tránh lãng phí vốn trong kinh doanh, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Tóm lại, tỷ trọng vốn lưu động dưới dạng các khoản phải thu và hàng tồn kho quá lớn (trên 80%), trong khi đó vốn lưu động dưới dạng tiền mặt không tương xứng với quy mô. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì Công ty cần phải tập trung vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng chính các yếu tố này. Trong những năm tới, việc đầu tiên là Công ty phải cải thiện cơ cấu nguồn vốn lưu động theo hướng hợp lý hơn. Quy mô vốn lưu động Xem xét quy mô vốn lưu động trong Công ty sẽ giúp chúng ta thấy được tổng quan về vốn lưu động, quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty, và là cơ sở xác định chính sách đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thường xuyên liên tục. Quy mô vốn lưu động của Công ty thể hiện qua bảng sau: Bảng 5: Quy mô vốn lưu động của Công ty. Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Vốn lưu động Tr.đ 9251.302 9439.722 10362.391 Mức tăng Tr.đ 188.42 922.669 Tốc độ tăng % 2.037 9.774 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Qua bảng 5 cho chúng ta thấy, quy mô vốn lưu động của Công ty trong những năm qua không ngừng tăng lên. Năm 2000 quy mô của vốn lưu động là 9251,302 triệu đồng. Sang năm 2001 do mặc dù gặp rất nhiều khó khăn chung trên thị trường xây dựng nhưng quy mô vốn lưu động vẫn không ngừng tăng cao so với năm 2000, lượng tăng tuyệt đối là 188,420 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 2,037%. Nhân tố chính làm tăng vốn lưu động trong năm 2001 là do tăng tiền mặt, các khoản tồn kho và các khoản tài sản lưu động khác. Việc tăng vốn lưu động dưới các hình thức này cũng phần nào phản ánh một năm tài chính khó khăn của Công ty. Năm 2002, Công ty có những biện pháp điều chỉnh thích hợp, những khó khăn phần nào đã được khắc phục nên vốn lưu động của Công ty phần nào sáng sủa hơn. So với năm 2001, quy mô vốn lưu động năm 2002 tăng 922,669 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 9,74%, quan trọng hơn lượng tăng này lại tập trung chủ yếu vào tiền mặt và các khoản phải thu, trong khi đó các khoản tồn kho và tài sản lao động khác giảm một cách đáng kể. Để có thể thấy rõ hơn quy mô vốn lưu động của Công ty trong những năm qua chúng ta quan sát biểu đồ dưới đây: Mặc dù quy mô vốn lưu động của Công ty không ngừng được mở rộng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động sản xuất kinh doanh của Công ty. Số liệu dưới đây cho ta thấy nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thực tế đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên tại Công ty trong những năm qua: Bảng 6: Vốn lưu động thường xuyên của Công ty. Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1. Nguồn vốn dài hạn 421.271 100.964 0 2. Tài sản cố định 1976.511 1453.419 886.947 3. Vốn lưu động thường xuyên (3)=(1)-(2) -1555.240 -1352.455 -886.947 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm từ 2000 đến 2002 Chúng ta thấy, vốn lưu động thường xuyên của Công ty quá thấp (luôn ở mức âm) chứng tỏ công ty đã có quá ít các nguồn dài hạn để trang trải cho sử dụng dài hạn, chỉ một phần rất nhỏ tài sản cố định của Công ty đã được trang trải bằng nguồn tài trợ dài hạn. Thêm vào đó, nếu xét trên góc độ đầu tư ta thấy nhu cầu và quy mô đầu tư vào tài sản cố định của công ty rất cao, quy mô và sự tăng trưởng của nguồn vốn dài hạn không tương xứng với nhu cầu đầu tư tài sản cố định. Để rõ hơn, chúng ta phân tích thêm nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty thông qua bảng nhu cầu vốn lưu động dưới đây. Bảng 7: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1. Nợ ngắn hạn 6817.139 6931.133 7151.455 2. Hàng tồn kho 1676.441 1905.064 1503.856 3. Các khoản phải thu 6910.867 6130.083 8201.917 4. Nhu cầu vlđ thường xuyên(4)=(2)+(3)-(1) 1770.169 1104.014 2554.318 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty từ năm 2000 đến năm 2002 đều ở mức dương hay tồn kho và các khoản phải thu vượt quá nợ ngắn hạn. Như vậy, nguồn vốn ngắn hạn cũng chưa đáp ứng được nhu cầu. Năm 2000, nhu cầu vốn lưu động là 1770,169 triệu, đến năm 2002 là trên 2554,318 triệu đồng. Có chênh lệch giữa khả năng và nhu cầu vốn lưu động, mặc dù vậy lượng chênh lệch này là không đáng kể nên Công ty vẫn đảm bảo nhiệm vụ kinh doanh. Như vậy, Công ty luôn thiếu một lượng vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình diễn ra ổn định và an toàn, thể hiện rất rõ trên cả hai nội dụng là lượng vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động. Lượng vốn dài hạn không đủ để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư dài hạn thay vào đó Công ty phải sử dụng các khoản ngắn hạn dẫn đến khó khăn về vốn lưu động (nguy cơ mất cân bằng thanh toán). Trong khi đó, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cũng chưa được đáp ứng tốt. Chính vì vậy, Công ty cần có biện pháp để đảm bảo vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục. Trước mắt, Công ty cần tìm cách giảm hàng tồn kho thu hồi các khoản nợ của khách hàng để bổ sung vào vốn kinh doanh hoặc đầu tư vào tài sản cố định. Bảo toàn và phát triển vốn lưu động Bảo toàn vốn lưu động mang tính sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp bảo toàn vốn lưu động là đảm bảo cho vốn cuối kỳ mua đủ một lượng vật tư hàng hoá tương đương với đầu kỳ ngay cả khi giá cả tăng lên. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, vấn đề bảo toàn vốn lại càng có ý nghĩa đối với hoạt động của Công ty. Chính vì vậy, Công ty luôn xác định rõ và thực hiện triệt để các biện pháp bảo toàn vốn nhằm đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty và đối phó được những biến động của thị trường, các biện pháp bảo toàn vốn lưu động mà Công ty thường áp dụng là: - Định kỳ 3 tháng tiến hành kiểm kê đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hoá. - Những vật tư, hàng hóa tồn đọng không thể sử dụng được chủ động giải quyết nhanh để thu hồi lượng vốn lưu động bị mất. - Tìm biện pháp để loại trừ thua lỗ trong kinh doanh như: áp dụng công nghệ mới, tăng vòng quay của vốn lưu động. Nhờ áp dụng triệt để các biện pháp bảo toàn và phát triển vốn lưu động mà Công ty đã thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng, có sự tích luỹ mở rộng tổng nguồn vốn và vốn lưu động sau mỗi năm. Trong những năm qua, tình trạng thiếu vốn kéo dài không xảy ra, lượng vốn lưu động cuối kỳ luôn đủ để có thể trang bị đầy đủ các loại nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nhân công... cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Không những thế, Công ty còn thực hiện tốt công tác phát triển vốn lưu động, quy mô vốn lưu động không ngừng được mở rộng cùng với mở rộng tổng vốn kinh doanh. Cụ thể: năm 2001 do mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trên thị trường xây dựng nhưng quy mô vốn lưu động vẫn không ngừng tăng cao so với năm 2000, lượng tăng tuyệt đối là 188,420 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 2,037%. Năm 2002, con số này còn cao hơn nhiều: so với năm 2001 vốn lưu động năm 2002 tăng lên 922,669 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 9,74%. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn lưu động phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được từ hoạt động với số vốn lưu động đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Với việc cụ thể hoá kết quả kinh doanh và sử dụng vốn lưu động bằng các chỉ tiêu sát thực, doanh nghiệp sẽ đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn lưu động một cách đúng đắn và khách quan. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động luôn gắn liền với lợi ích và hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng vốn lưu động kém sẽ làm quy mô vốn giảm, tốc độ luân chuyển vốn chậm, làm chu kỳ sản xuất kéo dài, nghiêm trọng hơn là dẫn đến thất thoát vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất. Nếu tình trạng trên nếu kéo dài liên tục thì chắc chắn doanh nghiệp không thể đứng vững được trên thị trường. Để tìm hiểu xem hiện nay Công ty đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay chưa chúng ta tiến hành xem xét một số nội dung sau: Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động Hiệu quả vốn lưu động được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm, việc nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa to lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Nó chính là điều kiện cơ bản để tiết kiệm vốn lưu động, tăng thu nhập, lợi nhuận và cũng là nhiệm vụ cơ bản của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được thể hiện bằng hai chỉ tiêu cơ bản là số vòng luân chuyển và thời gian trung bình một vòng luân chuyển. V = Doanh thu thuần (trong kỳ) VLĐBQ Số vòng luân chuyển vốn lưu động. Trong đó: V là số vòng luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ VLĐBQ là số vốn lưu động bình quân trong kỳ Số vòng luân chuyển vốn lưu động phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định thường tính trong một năm. Nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động được đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo được bao nhiêu đồng doanh thu. Số lần luân chuyển càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. T = 360 = 360*VLĐBQ (ngày) V Doanh thu thuần (trong kỳ) Thời gian trung bình một vòng luân chuyển. Trong đó: T thời gian trung bình một vòng luân chuyển vốn lưu động. Thời gian trung bình một vòng luân chuyển vốn lưu động phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động, thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động càng ngắn thì càng tốt và ngược lại. Tại Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện tốc độ luân chuyển vốn lưu động được thể hiện qua bảng sau: Bảng 8: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Vốn LĐBQ Tr.đ 9251.302 9439.722 10362.391 Doanh thu thuần Tr.đ 10646.420 8360.085 8699.320 Số vòng luân chuyển VLĐ Vòng 1,150 0,886 0,839 Số vòng luân chuyển so với năm trước Vòng - 0,264 -0,047 Độ dài vòng luân chuyển Ngày 313 407 429 Độ dài vòng luân chuyển so với năm trước Ngày 94 22 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty. Qua số liệu ở bảng 9 cho thấy: năm 2000 số vòng luân chuyển vốn lưu động của Công ty là 1,150 vòng tương đương với độ dài một vòng luân chuyển là 313 ngày. Năm 2001, vốn lưu động của Công ty quay được 0,886 vòng tương ứng với độ dài một vòng luân chuyển là 407 ngày. Tức là năm 2001 so với năm 2000 số vòng luân chuyển giảm 0,264 vòng tương đương với việc tăng độ dài một vòng luân chuyển là 94 ngày. Năm 2002, số vòng luân chuyển của vốn lưu động là 0,839 vòng tương ứng với độ dài một vòng luân chuyển là 429 ngày. Như vậy, năm 2002 so với năm 2001 số vòng luân chuyển giảm 0,47 vòng tương đương với việc độ dài một vòng luân chuyển tăng 22 ngày. Trong ba năm số vòng luân chuyển vốn lưu động của Công ty không cao và có xu hướng giảm, số vòng luân chuyển cao nhất chỉ đạt 1,15 vòng một năm, độ dài một vòng luân chuyển tăng, độ dài một vòng luân chuyển thấp nhất cũng lên tới 313 ngày (10,4 tháng). Trong khi đó, Công ty sử dụng một lượng lớn vốn lưu động là vốn đi vay vì vậy, chi phí vốn trong trường hợp này sẽ rất lớn và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty có chiều hướng xấu đi trong giai đoạn này là do tốc độ tăng của vốn lưu động cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu. Bởi vì, mặc dù năm 2001 Công ty đã mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm vốn lưu động, song tốc độ đầu tư vào vốn lưu động tăng nhanh hơn giá vốn hàng bán, việc tăng nhanh hơn này đã làm cho doanh thu tăng chậm hơn tốc độ tăng của vốn lưu động, điều này đồng nghĩa với số ngày của một vòng quay vốn lưu động trở nên dài hơn cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, khách quan mà nói, việc số vòng luân chuyển như trên là có thể chấp nhận được. Bởi lẽ, năm 2001 là năm mà thị trường xây dựng phát triển mạnh mẽ, giá nguyên vật liệu trên thị trường biến động mạnh, có những loại nguyên vật liệu giá tăng tới 20%, trong khi những hợp đồng của Công ty được ký kết vào thời điểm mà giá nguyên vật liệu còn thấp, chưa chịu ảnh hưởng lớn của giá thị trường vì vậy, kết quả sản xuất kinh doanh đã bị giảm. Bên cạnh đó trong năm 2001 Công ty ký kết được nhiều hợp đồng hơn, nên tại thời điểm cuối niên độ vẫn còn nhiều công trình và hạng mục công trình chưa được hoàn thành và bàn giao vì lẽ đó mà tài khoản lưu kho còn cao. Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty một cách toàn diện hơn ta cần kết hợp với kết quả phân tích nhóm chỉ tiêu sức sinh lời của vốn lưu động. Từ đó sẽ có những biện pháp tốt hơn trong quản lý và sử dụng vốn lưu động, tránh lãng phí, giảm chi phí, tăng lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, hiệu quả kinh doanh, đảm bảo tăng trưởng và phát triển của vốn trên cơ sở có hệ số sinh lời cao. Sức sinh lời của vốn lưu động Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng của các doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu này là kết quả tổng hợp của một loạt các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận cấu thành vốn lưu động. Sức sinh lời của vốn lưu động được phản ánh qua hai chỉ tiêu: hệ số sinh lời và hệ số đảm nhiệm. Hệ số sinh lời của vốn lưu động HSL = Lợi nhuận VLĐbq Trong đó: HSL : Hệ số sinh lời vốn lưu động VLĐbq : Vốn lưu động bình quân trong kỳ Hệ số sinh lời của vốn lưu động hay còn gọi là mức doanh lợi vốn lưu động. Hệ số sinh lời vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận hay một đồng vốn lưu động phải đảm bảo tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số sinh lời vốn lưu động càng cao thì vốn lưu động được sử dụng càng có hiệu quả và ngược lại. HĐN = VLĐBQ Doanh thu thuần Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động: Trong đó: HĐN là hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu. Hệ số này tỷ lệ nghịch với chỉ tiêu sức sản xuất của vốn lưu động nên hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. Thực tế sức sinh lời vốn lưu động tại Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện trong những năm qua được thể hiện qua bảng sau đây: Bảng 9: Sức sinh lời của vốn lưu động của Công ty Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Vốn lưu động bình quân Tr.đ 9251.302 9439.722 10362.391 Doanh thu thuần Tr.đ 10646.420 8360.085 8699.320 Lợi nhuận ròng Tr.đ 951.383 809.691 633.368 Hệ số sinh lời của VLĐ 0,103 0,086 0,061 Hệ số đảm nhiệm của VLĐ 0,869 1,129 1,191 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty. Qua số liệu ở bảng 10 cho thấy: Năm 2000, hệ số sinh lời của vốn lưu động của Công ty là 0,103 tức là trong năm 2000 cứ một đồng vốn bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,103 đồng lợi nhuận ròng. Các hệ số này giảm dần trong các năm tiếp theo, tương ứng trong các năm 2001 và năm 2002 hệ số sức sinh lời của Công ty chỉ còn là 0,086 và 0,061. Điều này được lý giải như sau: Trong năm 2001 công tác quản lý thi công của Công ty đã không được thực hiện tốt, thể hiện ở chỉ tiêu thu nhập bất thường của Công ty đã giảm từ 68,192 triệu đồng năm 2000 xuống 0,015 triệu đồng năm 2001 và -3,893 triệu đồng năm 2002. Điều này kéo theo lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm xuống, vì vậy mà hệ số sinh lời vốn lưu động giảm. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng cao: Năm 2000, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là 0,869. Hệ số này có nghĩa là trong năm 2000, để tạo ra được một đồng doanh thu thì phải bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh 0,869 đồng vốn lưu động, hệ số này tăng dần vào các năm 2001 và 2002 lần lượt là 1,129 và 1,191. Nguyên nhân là do vốn lưu động bị ứ đọng tại các công trình dở dang và công trình đã bàn giao cho bên đầu tư, dẫn đến vốn thu hồi chậm, doanh thu thấp so với sản lượng. Từ kết quả phân tích hai chỉ tiêu trên ta thấy, cả hệ số sinh lời và hệ số đảm nhiệm vốn lưu động đều không lấy gì làm khả quan: hệ số sinh lời thì liên tục giảm, trong khi đó hệ số đảm nhiệm lại liên tục tăng. Nói cách khác, càng ngày vốn lưu động của Công ty sử dụng càng kém hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần quan tâm hơn tới công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động, tránh tình trạng lãng phí vốn lưu động. Các chỉ số hoạt động Ngoài hai chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển và sức sinh lời của vốn lưu động, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động một cách toàn diện hơn chúng ta cần phải xem xét một số chỉ tiêu hoạt động sau đây: Các chỉ số về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của Công ty tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của Công ty. Bởi vậy, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động không thể không đánh giá tình hình và khả năng thanh toán, nghiên cứu khả năng thanh toán giúp chúng ta có cơ sở khoa học khẳng định việc quản lý, sử dụng vốn lưu động của Công ty là hiệu quả hay không. Khả năng thanh toán của Công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu như hệ số khả năng thanh toán chung, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời. Hệ số thanh toán chung: CR = TSLĐBQ Tổng nợ ngắn hạn Trong đó: CR là hệ số thanh toán chung TSLĐBQ là tài sản lưu động bình quân Hệ số thanh toán chung phản ánh mối quan hệ giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo thanh toán bằng bao nhiêu đồng tài sản lưu động. Hệ số thanh toán chung cao phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp là tốt. Tuy nhiên, không phải hệ số này càng cao là càng tốt, vì nếu hệ số này quá cao cho thấy có một lượng tài sản lưu động lớn bị tồn trữ, không sinh lời làm việc sử dụng vốn lưu động không hiệu quả. Do đó, tính hợp lý của hệ số thanh toán chung còn phụ thuộc vào từng ngành nghề, góc độ của người phân tích cụ thể. Thông thường tỷ số này chấp nhận được nếu lớn hơn hoặc bằng 2. Hệ số thanh toán nhanh: = TSLĐBQ - Hàng lưu kho Tổng nợ ngắn hạn QR Trong đó: QR là hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán bằng tiền và các phương tiện có thể chuyển hoá nhanh thành tiền của doanh nghiệp. Cũng như hệ số thanh toán chung, tính hợp lý của hệ số này còn tuỳ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Thông thường nếu hệ số này lớn hơn hơn hoặc bằng 1 là rất tốt. Hệ số thanh toán tức thời: Hệ số thanh toán tức thời = Tiền mặt Tổng nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khả năng chi trả tức thời của doanh nghiệp đối với các khoản nợ khẩn cấp đòi hỏi phải thanh toán ngay. Nếu hệ số này cao thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán rất nhanh và ngược lại. Nhưng nếu hệ số này quá lớn chứng tỏ doanh nghiệp có quá nhiều vốn nhàn rỗi, lãng phí dẫn đến không hiệu quả, và ngược lại nếu chỉ tiêu này mà quá thấp thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp sẽ không được đảm bảo. Tuy nhiên, khó có thể nói cao hay thấp ở mức nào là tốt và không tốt. Vì nó còn phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh hoặc góc độ của người phân tích. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 tức là doanh nghiệp có khả năng thanh toán tức thời tốt. Thực tế khả năng thanh toán ở Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện những năm qua được mô tả ở bảng sau đây: Bảng 10: Khả năng thanh toán của Công ty. Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 TSLĐ Tr.đ 9251.302 9439.772 10362.391 Tiền mặt Tr.đ 18.299 159.513 190.544 Phải thu Tr.đ 6910.867 6130.083 8201.917 Tồn kho Tr.đ 1676.441 1905.064 1503.856 TSLĐ khác Tr.đ 645.695 1245.112 466.074 Nợ ngắn hạn Tr.đ 6817.139 6931.133 7151.455 Hệ số thanh toán chung 1,357 1,362 1,449 Hệ số thanh toán nhanh 1,111 1,087 1,239 Hệ số thanh toán tức thời 0,003 0,023 0,027 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty. Các số liệu bảng 11cho ta thấy: khả năng thanh toán của công ty là tốt. Chỉ tiêu khả năng thanh toán chung các năm đều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng. Cụ thể, hệ số thanh toán chung các năm 2000, năm 2001, năm 2002 lần lượt là 1,357; 1,362 và 1,449. Có nghĩa là trong các năm này, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo lần lượt là 1,357; 1,362 và 1,449 đồng tài sản lưu động. Các con số này chứng tỏ các khoản nợ của Công ty hoàn toàn có thể được thanh toán bằng tài sản của Công ty. Nếu tình trạng xấu xảy ra, Công ty không phải sử dụng tài sản cố định để thanh toán nợ. Trong ngắn hạn, Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ bằng chính tài sản lưu động mà không phải thanh lý tài sản cố định. Hệ số khả năng thanh toán nhanh cũng ở mức cao, hệ số khả năng thanh toán nhanh các năm 2000, 2001, 2002 lần lượt là 1,111; 1,087 và 1,239 điều này có nghĩa là trong các năm này, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo lần lượt là 1,111; 1,087 và 1,239 đồng tài sản lưu động dưới dạng tiền và các phương tiện có thể chuyển hoá nhanh thành tiền của Công ty. Các hệ số này đều lớn hơn 1 vì vậy, đối với các khoản nợ khẩn cấp đòi hỏi phải thanh toán ngay thì Công ty vẫn có khả năng đảm bảo. Mặc dù chỉ số thanh toán nhanh năm 2001 có phần thấp hơn năm 2000 và năm 2002 những vẫn đảm bảo đều lớn hơn 1. Khả năng thanh toán nhanh của năm 2001 giảm so với năm 2000 là do lượng tồn kho tăng lên, đồng thời do giá trị sản lượng của công ty tăng cao trong năm 2001 nên nhu cầu về vốn lưu động cho công trình đòi hỏi Công ty phải đẩy mạnh vay nợ. Hệ số khả năng thanh toán tức thời các năm 2000, 2001, 2002 lần lượt là 0,003; 0,023 và 0,027 điều này có nghĩa là trong các năm này, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo lần lượt là 0,003; 0,023 và 0,027 đồng tài sản lưu động dưới dạng tiền mặt. Các hệ số này đều rất nhỏ, điều đó có nghĩa là khả năng chi trả nợ ngắn hạn bằng tiền mặt của Công ty là rất kém, nó cũng chứng tỏ phần vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản lưu động của Công ty. Vì vậy, khi phát sinh nhu cầu về tiền mặt với số lượng lớn Công ty sẽ không còn cách nào khác là phải đi vay ngắn hạn với lãi suất cao, dẫn tới tăng chi phí về vốn. Thực tế này đang xảy ra với hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Bởi vì, đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đòi hỏi thời gian thi công kéo dài, lượng dự trữ nguyên vật liệu sẽ lớn do đó vốn kinh doanh tập trung vào nguyên vật liệu dự trữ và giá trị công trình dở dang, vốn tiền mặt chiếm tỷ trọng nhỏ. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả các bộ phận cấu thành vốn lưu động. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động một cách khái quát trên tổng vốn lưu động mới chỉ cho ta biết được sự tăng, giảm và vấn đề quản lý sử dụng của tổng thể, chứ chưa cho ta biết được cơ cấu phân bổ, sử dụng của từng thành phần cấu thành nên vốn lưu động, chưa thấy việc sử dụng là hợp lý hay bất hợp lý của từng thành phần này. Để làm được điều đó ta cần đánh giá một cách chi tiết từng thành phần cấu thành lên vốn lưu động. Hơn nữa, việc xem xét từng thành phần kết cấu nên vốn lưu động sẽ giúp tìm ra nguyên nhân chính cho những tồn tại xảy ra trong công tác quản lý vốn lưu động. Việc đánh giá hiệu quả từng thành phần kết cấu nên vốn lưu động được thực hiện thông qua xem xét, đánh giá hai chỉ tiêu cơ bản là: Số vòng quay và thời gian của một vòng quay. Thời gian một vòng quay tiền = 360 (ngày) Vòng quay tiền = Doanh thu thuần (vòng) Vốn bằng tiền + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Vòng quay tiền mặt Hiệu quả vốn tiền mặt Vòng quay tiền mặt là khoảng thời gian bắt đầu từ khi trả tiền mặt cho nguyên vật liệu và kết thúc khi thu được tiền mặt từ các khoản phải thu. Vòng quay tiền mặt phản ánh tốc độ chu chuyển của tiền mặt. Vòng quay tiền mặt càng lớn thể hiện rằng vốn bằng tiền của doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả và ngược lại. Thời gian một vòng quay tiền càng ngắn thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt. Các doanh nghiệp luôn mong muốn có số ngày một vòng quay tiền mặt ngắn vì khi đó số tiền mà doanh nghiệp đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ cho hiệu quả cao hơn từ đó sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để làm được điều đó buộc các doanh nghiệp phải có chính sách quản lý tín dụng cấp cho khách hàng chặt, đồng thời tăng khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng. Thực tế vòng quay và thời gian vòng quay tiền mặt tại Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện được mô tả ở bảng dưới đây: Bảng 11: Hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền của Công ty TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Doanh thu thuần Tr.đ 10646.420 8360.085 8699.320 2 Giá vốn hàng bán Tr.đ 8328.431 6553.687 6679.841 3 Vốn bằng tiền Tr.đ 18.299 159.513 190.544 Số vòng quay tiền Vòng 581,8 52,4 45,6 Thời gian một vòng quay tiền Ngày 0,618 6,869 7,885 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty. Vốn bằng tiền: Năm 2000 vốn bằng tiền là 18.299 triệu đồng ( 0,198%). Sang các năm sau đó giá trị vốn bằng tiền có tăng lên nhưng vẫn vẫn chiếm một tỷ lệ rất thấp trong vốn lưu động. Năm 2001, vốn bằng tiền là 159,513 triệu đồng (1.689%), năm 2002 vốn bằng tiền là 190,544 triệu đồng (1,838%). Vốn bằng tiền tăng sẽ làm tăng khả năng thanh toán tức thời của Công ty. Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả tiền mặt thì đây là một dấu hiệu không tốt bởi vì tỷ lệ sinh lời trực tiếp của vốn lưu động bằng tiền sẽ giảm. Do vậy, Công ty chú ý không nên để tỷ trọng vốn bằng tiền tăng quá cao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động bằng tiền. Năm 2000, vòng quay tiền mặt của Công ty đạt 581.8 vòng, tức là trong năm này tiền mặt bỏ vào sản xuất kinh doanh và thu về được tổng cộng là 581,8 lần. Đây là một con số rất cao nhưng nó không phản ánh đúng lượng tiền thực của Công ty. Sang năm 2001 và 2002, số vòng quay vốn bằng tiền của Công ty giảm mạnh xuống lần lượt là 52,4 và 45,6 vòng. Mặc dù._.n lý vốn lưu động Công ty nên: Xác định một lượng tiền mặt dự trữ hợp lý và tối ưu để vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của mình lại vừa có thể đảm bảo khả năng thanh toán nhanh trong những trường hợp cần thiết. Hiện tại, thị trường chứng khoán của Việt Nam đang dần phát triển, đây là một công cụ rất hữu ích để Công ty có thể vừa nhằm mục đích sinh lợi vừa có thể điều chỉnh lượng tiền mặt về mức tối ưu. Cụ thể, khi mức tiền mặt vượt quá mức dự trữ tối ưu, Công ty có thể sử dụng số tiền mặt dư thừa đầu tư vào chứng khoán có khả năng thanh khoản cao để vừa nhằm mục đích sinh lợi vừa làm tăng khả năng thanh toán. Ngược lại, khi nhu cầu tiền mặt quá lớn mà mức dự trữ tiền mặt không đủ thì Công ty có thể sử dụng chứng khoán có khả năng thanh khoản cao để bổ sung lượng tiền mặt dự kiến. Bên cạnh việc xác định lượng tiền mặt dự trữ hợp lý, Công ty cũng cần có biện pháp quản lý tiền mặt một cách chặt chẽ bằng cách kiểm tra lượng tiền thu chi hàng ngày để tránh tình trạng thất thoát tiền mặt. Tuy nhiên, để làm được điều đó buộc Công ty phải có chính sách quản lý tín dụng, cấp phát cho khách hàng chặt, đồng thời tăng khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng. Tuy nhiên, Công ty cần chú ý rằng: quan hệ của Công ty với các đơn vị khác là mối quan hệ giữa các đối tác, quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp nên khi Công ty có lợi thì nhất định các đối tác bị thiệt hại, điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới các mối quan hệ của Công ty trên thị trường. Tóm lại, để đạt được mức cân bằng về tiền mặt Công ty cần thực hiện đồng thời hai biện pháp chính là: Thứ nhất, nghiên cứu, quan sát vạch rõ quy luật thu chi để có thể xác định chính xác nhu cầu và thời gian vốn tiền cần được tài trợ, từ đó thực hiện các biện pháp cụ thể đảm bảo tiền mặt. Thứ hai, rút ngắn chu kỳ vận động của tiền mặt bằng cách giảm thời gian thu hồi những khoản phải thu và tăng thời gian thanh toán các khoản phải trả. Quản lý các khoản phải thu Mục tiêu quản lý các khoản phải thu là vừa tăng được doanh số bán hàng lại vừa không bị chiếm dụng vốn quá nhiều. Để thực hiện được nội dung này Công ty nên thực hiện các biện pháp: Thứ nhất: Tăng cường công tác thẩm định tài chính của khách hàng trước khi đi đến quyết định cung cấp tín dụng thương mại. Thêm vào đó, Công ty nên có các chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh như: thực hiện chiết khấu giảm giá hay có ưu tiên, ưu đãi với khách hàng trả tiền ngay. Thứ hai: Theo dõi thường xuyên tình trạng và thời gian các khoản nợ của khách hàng, tránh tình trạng nợ để quá lâu dẫn đến khó đòi. Thứ ba: Trong thời gian tới Công ty cần nghiên cứu, áp dụng các biện pháp cần thiết để đẩy nhanh tốc độ thu hồi công nợ, nợ khó đòi của khách hàng, giảm các khoản nợ phải thu, giảm tình trạng vốn bị chiếm dụng, tránh tình trạng nợ dây dưa và vốn bị chiếm dụng quá lớn, nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thu hồi công nợ, từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Các biện pháp Công ty có thể áp dụng để tăng nhanh tốc độ thu hồi công nợ: - Tiến hành lập bảng phân tuổi các khoản phải thu để nắm rõ quy mô và thời gian của các khoản phải thu và có biện pháp thu hồi nợ đến hạn. - Nên áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền trước thời hạn bằng chiết khấu. - Nhắc nhở, thúc dục khách hàng chuẩn bị hoặc đã đến hạn trả nợ bằng cách gửi giấy báo nợ cho khách hàng. - Với những khoản nợ đã quá hạn thanh toán, Công ty có thể tuỳ vào tình hình thực tế của khách hàng mà gia hạn hoặc phạt chậm theo quy định hợp đồng. - Với những khoản nợ khó đòi: Một mặt, Công ty nên có biện pháp xử lý các khoản nợ này một cách hợp lý như gia hạn nợ, giảm nợ để thu hồi một phần nợ. Mặt khác, Công ty chủ động trích lập quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi để ổn định về mặt tài chính. Quản lý vật tư hàng hoá tồn kho. Nội dung công tác quản lý vật tư hàng hoá tồn kho gồm quản lý dự trữ vật tư và quản lý chi phí sản xuất dở dang. Trong công tác quản lý vật tư hàng hoá dự trữ: Công ty phải quán triệt đảm bảo năm yêu cầu của quản lý dự trữ là: đảm bảo số lượng, đảm bảo chất lượng, đảm bảo đúng chủng loại, đúng thời điểm, và đạt về chi phí. Để thực hiện được những yêu cầu này Công ty nên thực hiện các biện pháp: Thứ nhất: thường xuyên kiểm tra đối chiếu giữa tình hình sản xuất thực tế và tình hình dự trữ vật tư trong kho. Làm sao kết hợp hài hoà giữa vừa đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên liên tục đều đặn và đảm bảo tiết kiệm. Thứ hai: sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu bằng các cách: - Xác định đúng nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất và dự trữ đủ để đảm bảo cho sản xuất liên tục nhưng tránh ứ đọng vốn. - Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất trên các mặt khối lượng và định mức tiêu dùng. Thứ ba: giảm mức tiêu phí nguyên vật liệu cho sản phẩm sai hỏng bằng cách: - Cải tiến công nghệ sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị - Coi trọng việc áp dụng các đòn bẩy kinh tế vào khuyến khích sản xuất, khuyến khích tiết kiệm và khuyến khích giảm sai hỏng. - Thường xuyên đánh giá, kiểm kê vật liệu tồn kho, xác định mức độ thừa thiếu nguyên vật từ đó lên kế hoạch thu mua hợp lý. - Lựa chọn khách hàng có khả năng cung cấp nguyên vật liệu thường xuyên bảo đảm về mặt chất lượng tránh tình trạng cung cấp bấp bênh. - Có biện pháp xử lý kịp thời xử lý vật tư, thành phẩm kém phẩm chất để giải thoát cho số vốn bị ứ đọng hoặc đưa vào tái chế những thành phẩm kém phẩm chất. Quản lý các khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Công ty nên thực hiện các biện pháp: Thứ nhất: tăng cường hơn nữa tính đồng bộ trong sản xuất giữa các bộ phận, các giai đoạn. Thứ hai: tăng cường hơn nữa đầu tư đổi mới tài sản cố định, máy móc thiết bị, thay thế máy móc thiết bị cũ, giảm được chi phí sửa chữa lớn, tiết kiệm nhân công, nguyên vật liệu, giảm tỷ trọng phế phẩm. Thứ ba: xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật như: chi phí nhân công, chi phí vật liệu và các định mức khác, đơn giá nội bộ... một cách tiên tiến trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật của Nhà nước. 3.2.3 Tăng cường hoạt động Marketing trên thị trường Trong nền kinh tế thị trường mang đầy tính cạnh tranh như hiện nay thì hoạt động Marketing là không thể thiếu được để một doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động của đồng vốn bỏ ra. Hoạt động Marketing của doanh nghiệp sẽ trả lời cho doanh nghiệp 3 câu hỏi cơ bản: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai ? Thông qua hoạt động Marketing, Công ty sẽ biết nhu cầu của người tiêu dùng đối với từng loại sản phẩm, từ đó Công ty sẽ có những đầu tư thích hợp đối với lượng vốn của mình. Kết quả hoạt động Marketing là cơ sở để xây dựng kế hoạch cho các bộ phận khác như kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, kế hoạch tài chính... Mặt khác hoạt động Marketing sẽ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận và tốc độ chu chuyển vốn. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua Công ty chưa chú trọng đúng mức đến công tác này, hoạt động Marketing chỉ đơn thuần là thực hiện sản phẩm theo đơn hàng, chưa có sự tìm hiểu nhu cầu của khách hàng thường xuyên. Hơn nữa, Công ty chưa có phòng Marketing hoạt động độc lập, hoạt động Marketing giao cho một bộ phận nhỏ nằm trong phòng Kinh tế Kỹ thuật. Chính vì hoạt động Marketing chưa được chú trọng đã dẫn đến tính kém hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. Để khắc phục được tình trạng trên Công ty cần phải tăng cường hoạt động Marketing trên thị trường bằng các việc làm sau: - Nhanh chóng tách bộ phận Marketing thành riêng một phòng hoạt động độc lập, chuyên trách nghiên cứu và lập chính sách Marketing cho toàn Công ty. Ban lãnh đạo của Công ty cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về con người, vật chất để phòng Marketing sớm đi vào hoạt động có hiệu quả. - Tích cực đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu tìm hiểu thị trường để thâm nhập thị trường mới.. - Tăng cường hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm, giới thiệu về Công ty, giữ vững thị trường hiện có, phát triển thị trường mới. Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện là một doanh nghiệp xây dựng nên việc quảng cáo trên radio, truyền hình là không có hiệu quả. Phương tiện tốt nhất mà Công ty nên sử dụng là các tạp chí định kỳ như: tạp chí xây dựng, tạp chí công nghiệp.. cũng có thể sử dụng áp phích, biển quảng cáo. Phần cơ bản là Công ty phải tổ chức nghiên cứu thị trường, bởi thông qua nghiên cứu thị trường Công ty sẽ có được thông tin về khách hàng có nhu cầu về sản phẩm của Công ty. Khi khách hàng có dấu hiệu phản ứng đáp lại Công ty nên gửi đơn chào hàng cùng các đặc tính của sản phẩm, quy cách, chất lượng tới khách hàng, kịp thời trao đổi để đáp ứng hơn nhu cầu của khách hàng. Việc tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng hàng năm là rất cần thiết. Qua đó Công ty sẽ có được thông tin về nhu cầu của khách hàng và có kế hoạch cụ thể cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiến hành cổ phần hoá để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Cổ phần hoá là một biện pháp tích cực trọng việc huy động vốn, bởi chính hình thức này giúp doanh nghiệp tập trung được nhân tài vật lực phục vụ cho sản xuất kinh doanh của mình. Xét về mặt huy động vốn thì công ty cổ phần đã giải quyết hết sức thành công. Bởi vì đã kết hợp được số tiền nhỏ bé dành dụm trong dân cư để phát huy tác dụng. Rõ ràng sự có mặt của Công ty cổ phần đã tạo điều kiện cho nhân dân có cơ hội đầu tư một cách hiệu quả và an toàn khoản vốn nhỏ bé của mình. Xét về mặt hiệu quả thì Công ty cổ phần cũng có thế mạnh lớn hơn hẳn bởi bộ máy doanh nghiệp gọn nhẹ, gồm những thành viên năng động, sáng tạo nhất, dễ thích nghi với cơ chế thị trường hiện nay. Hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ Tổng Công ty, đồng thời Công ty cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc cổ phần hoá cho nên hiện nay Công ty cũng đã có kế hoạch để thực hiện cổ phần hoá một số đơn vị trực thuộc của mình. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nhưng để giải pháp này trở thành hiện thực thì bản thân Công ty phải: - Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện thật cụ: cử cán bộ đi tập huấn, học tập về công tác cổ phần hoá, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho việc cổ phần hoá... - Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ công nhân viên để mọi người hiểu được lợi ích của công tác cổ phần hóa. - Có chế độ ưu đãi tốt hơn để khuyến khích cán bộ công nhân viên trong Công ty mua nhiều cổ phần. Đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh Kỹ thuật tiến bộ và công nghệ hiện đại là điều kiện vật chất để doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mới, chất lượng cao, hợp thị hiếu, nhờ đó doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh, tăng khả năng tiêu thụ...Đồng thời nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hoặc có khả năng sử dụng các loại nguyên vật liệu thay thế mới nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Vì vậy, để góp phần vào tăng hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động Công ty cần mạnh dạn đầu tư đổi mới, thay đổi công nghệ sản xuất, thay thế tài sản cố định cũ, lạc hậu bằng tài sản cố định mới hiện đại. Sự đầu tư đổi mới kỹ thuật, công nghệ có thể làm cho tỷ trọng vốn cố định trên tổng vốn tăng, chi phí khấu hao tăng, giá thành tăng. Nhưng nhờ có việc tăng năng suất của máy móc thiết bị dẫn đến tăng sản phẩm sản xuất trong kỳ, giảm các loại chi phí tổn thất. Kết quả cuối cùng sản xuất và tiêu thụ nhiều sản phẩm chất lượng cao, dẫn đến tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. Mặc dù nhận thức rất rõ về những lợi ích của việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị mang lại nhưng do có những khó khăn nhất định về tài chính mà tốc độ đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị trong những năm qua không được cao. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hiện nay đã xuất hiện nhiều hình thức thay thế tín dụng mới thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tạo vốn thì vấn đề tài chính cho đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị đối với các doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn nhiều. Điều quan trọng là cán bộ lãnh đạo trong Công ty có đủ mạnh dạn và nhiệt huyết để thực hiện hay không. Một trong các biện pháp huy động vốn mà Công ty có thể áp dụng là sử dụng “chính sách thay thế tín dụng bằng thuê mua”. Thay thế tín dụng bằng thuê mua là việc Công ty tạo vốn bằng cách thuê trang bị, vật tư công cụ và tài sản cố định khác sử dụng trong kinh doanh. Với hình thức này, Công ty được sử dụng vốn như chính mình là người sở hữu với giá thuê định trước trong hợp đồng. Sau thời hạn hợp đồng thuê mua, Công ty có quyền trả lại tài sản đã thuê hoặc mua với giá còn lại hoặc tiếp tục thuê với giá thấp hơn. Khi áp dụng hình thức này Công ty có những lợi thế sau: - Trong điều kiện thị trường vốn chưa phát triển, thuê mua là hình thức dễ thực hiện, phù hợp với quy mô, khả năng của Công ty. - Thuê mua tài sản thường chi phí sau khi trừ thuế nhỏ hơn vay mua, vì thuế đánh vào giá trị thuê mua thấp hơn thuế đánh vào giá trị vay mua (nếu vay mua, thuế đánh vào cả khấu hao, tiền lãi và chi phí bảo dưỡng). - Việc thuê mua không cần có bảo lãnh như khi vay mua và nó không làm tăng hệ số nợ của Công ty, làm cho Công ty có cơ hội tốt hơn để huy động các nguồn vốn khác khi cần thiết. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, thì hình thức này cũng có một số bất lợi cho Công ty như: giá thuê thường cao, mặt khác tổ chức hình thức này rất phức tạp và khi có sự cố vi phạm hợp đồng, Công ty có thể phá sản rất nhanh do bên cho thuê tín dụng đòi lại tài sản. Các tổ chức kinh doanh tín dụng thuê mua thường có được lợi nhờ tín dụng cho thuê cao. Do đó Công ty cần lưu ý một số vấn đề trong hợp đồng sau: Giá thuê mua: Để có căn cứ xây dựng giá cả thuê mua, Công ty phải xác định được giá trị tài sản thuê mua, doanh thu dự kiến, chi phí trên một đơn vị sản phẩm có sự tham gia của tài sản thuê mua. Thời hạn thuê mua: Nhân tố tác động trực tiếp đến giá cả thuê mua là thời hạn thê mua. Thông thường nếu thời hạn thuê mua ngắn thì giá cao và ngược lại. Thời điểm tính giá thuê mua: Có hai thời điểm là thời điểm kí hợp đồng hoặc thời điểm thiết bị đã lắp đặt. Thông qua hình thức này ban lãnh đạo Công ty có thể tham khảo và quyết định nên chọn loại công nghệ nào để thuê. Việc chọn công nghệ để thuê phải là những công nghệ quan trọng trong trong dây truyền sản xuất quyết định đến chất lượng và tính đặc thù đối với sản phẩm của Công ty. Muốn vậy, Công ty phải lên kế hoạch cụ thể về đổi mới công nghệ, tránh việc thuê một cách tràn lan và không có trọng điểm. Công nghệ máy móc thiết bị được đổi mới, dây truyền sản xuất được cân đối lại sẽ rút ngắn được chu kì sản xuất. Mà độ dài chu kì sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sản phẩm dở dang, đến việc sử dụng công suất máy móc thiết bị, diện tích sản xuất, đến tình hình luân chuyển vốn lưu động và đến việc hoàn thiện nhiệm vụ sản xuất theo hợp đồng đã kí kết. Nói tóm lại, đây là một cơ hội tốt cho Công ty để Công ty cải thiện tình trạng công nghệ hiện nay, tạo điều kiện cơ sở vật chất cho Công ty vững bước vào một giai đoạn mới. Một giai đoạn mà ở đó có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các Công ty trong nước, giữa các nước trong khu vực khi Việt Nam chính thức gia nhập AFTA vào năm 2006. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Lao động là một yếu tố của quá trình sản xuất, nó ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu sử dụng vốn kinh doanh nói chung cuả mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, trình độ tay nghề của người lao động và trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo được coi là một nhân tố cạnh tranh quan trọng. Thêm vào đó, muốn đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị thì nhất không thể không đào tạo con người. Vì để khai thác năng lực của những máy móc thiết bị một cách hiệu quả đòi hỏi các nhà quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất phải thường xuyên cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật và quản lý, làm chủ công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn đơn vị. Tuy nhiên, đội ngũ này ở Công ty Lắp máy và thí nghiệm cơ điện chỉ đạt mức trung bình cả về số lượng và chất lượng so với toàn ngành. Vì vậy, trong những năm tới Công ty cần cải tiến công tác này bằng việc áp dụng các biện pháp sau: Về việc điều chỉnh bố trí cơ cấu lao động: Công ty cần tuyển dụng thêm đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân trẻ, tuy kinh nghiệm của họ còn hạn chế, tay nghề còn non yếu nên chưa nắm bắt công việc vững vàng ngay lập tức nhưng bù lại họ rất hăng hái và nhiệt tình, có kiến thức và kỷ luật trong công việc. Ngược lại, với một số người trong đội ngũ lao động già, mặc dù họ có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất nhưng đa phần họ thiếu nhạy bén với những biến động của thị trường hoặc không có khả năng truyền đạt, phổ biến kỹ thuật cho lớp trẻ, một số người lại bảo thủ và trì trệ trong những công việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cao. Với những người này, Công ty nên có kế hoạch bố trí hợp lý, chuyển họ sang làm ở các bộ phận phù hợp hơn. Về số lượng lao động: vấn đề thiếu hụt công nhân sản xuất hiện tại Công ty có thể tuyển chọn bổ sung, cho họ một thời gian thử thách nếu đáp ứng được yêu cầu thì tuyển dụng chính thức. Đồng thời, Công ty nên thiết lập mối quan hệ với đơn vị bạn, đặc biệt là các doanh nghiệp, đơn vị trong cùng Tổng Công ty để khi cần có thể trao đổi, tận dụng nhân công nhàn rỗi của họ. Về chất lượng lao động: Công ty cần nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động hiện tại bằng cách thường xuyên tổ chức đợt thi và nâng cao tay nghề cho người lao động. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đặc biệt là các cán bộ quản lý đội vì họ là những người trực tiếp điều hành sản xuất và sử dụng vốn của Công ty. Tổ chức các lớp học (có thể mời các chuyên gia trong lĩnh vực về giảng dạy) giới thiệu về những quy trình sản xuất, công nghệ thi công tiên tiến, giới thiệu về các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn quản lý hiện đại như ISO 9002 để cán bộ có điều kiện học hỏi mở rộng kiến thức quản lý tiện cho việc áp dụng các tiêu chuẩn trên vào Công ty sau này. Trên đây chỉ là các biện pháp mang tính tạm thời, nhằm khắc phục được phần nào tình trạng hiện nay của Công ty, về lâu dài để có được một đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, ổn định công ty cần có kế hoạch đào tạo và tuyển chọn từ các trường đại học, trung học dạy nghề đây mới thực sự là đội ngũ kế cận lâu dài có chất lượng để tạo động lực phát triển cho Công ty. Một số kiến nghị với các cơ quan hữu quan. Kiến nghị với Tổng Công ty lắp máy Việt Nam Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty lắp máy Việt Nam. Công ty chịu sự quản lý của Tổng Công ty, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cũng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Vì vậy, để tạo điều kiện cho Công ty phát triển hơn, xin đưa ra một số kiến nghị với Tổng Công ty: - Có biện pháp giúp đỡ Công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt là cấp vốn, phân bổ vốn, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án phát triển đầu tư công nghệ...để tạo điều kiện cho Công ty trong việc đầu tư chiều sâu, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. - Đóng vai trung gian cho Công ty trong mối quan hệ với các đối tác, đặc biệt là các đối tác nước ngoài, tạo điều kiện và uy tín để Công ty tiếp cận được với các bạn hàng, các tổ chức tín dụng. Chỉ đạo các Công ty thành viên giải quyết sòng phẳng trong thanh toán nội bộ, bởi vì trong thời gian qua vốn tồn đọng của Công ty chủ yếu tập trung trung ở các đối tác do Tổng Công ty nhận thầu giao công trình cho Công ty thực hiện. - Đóng vai trò là người chỉ đường, hướng dẫn giúp cho Công ty thực hiện thành công công tác cổ phần hoá. - Tạo điều kiện và hỗ trợ công tác đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ chuyên môn mà Tổng Công ty có khả năng và tiềm lực. 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, nhận tiền gửi và cho vay các chức năng thanh toán khác. Hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn tới việc huy động và sử dụng vốn của Công ty. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho Công ty trong việc huy động và tạo vốn, các ngân hàng cần tăng cường hoàn thiện phương pháp làm việc theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty, coi Công ty như là một khách hàng- đối tượng cần quan tâm của ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng nên: - Tăng cường hơn nữa năng lực của cán bộ ngân hàng trong việc xem xét và ra quyết định một cách khoa học. - Hiện đại hoá công nghệ và nâng cáo trình độ hoạt động của hệ thống ngân hàng. Cải tiến phương thức và kỹ thuật thanh toán qua ngân hàng như: tăng cường các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nhằm rút ngắn thời gian thanh toán. - Thay đổi phong cách làm việc của ngân hàng trong quan hệ với các doanh nghiệp. Các ngân hàng phải chủ động tạo lập mối quan hệ dài hạn nhằm xây dựng mạng lưới khách hàng ổn định, đồng thời đảm bảo hơn nữa mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng. Kiến nghị với Nhà nước Doanh nghiệp được coi như tế bào của nên kinh tế quốc dân, để doanh nghiệp phát triển đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp mà sự giúp đỡ tạo điều kiện từ phía Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Những năm gần đây Nhà nước đã có những chính sách nhằm tạo cho doanh nghiệp một môi trường kinh doanh thông thoáng: Thành lập những định chế tài chính (cung cấp vốn cho doanh nghiệp), ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp (điển hình là sự ra đời của luật doanh nghiệp năm 2000, luật thuế VAT và gần đây nhất là Nghị định 16 CP (NĐ16CP) của Chính phủ về thuê tài chính), đảm bảo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà một số chính sách của Nhà nước chưa thực sự phát huy tác dụng hoặc có tác dụng tiêu cực tới doanh nghiệp. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung, Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện nói riêng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đưa Công ty phát triển không ngừng, em xin có một vài kiến nghị sau: Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp ngành xây dựng. Trong điều nền kinh tế thị trường, sự tham dự từ phía Nhà nước đối với các doanh nghiệp là có hạn, các doanh nghiệp phải phải tự thân vận động trong vòng quay của cơ chế thị trường đầy sóng gió, các doanh nghiệp phải tự cứu mình trước khi đợi người khác cứu. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam mới chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Chính vì vậy mà sự giúp đỡ từ phía Nhà nước là hết sức cần thiết. Hơn nữa, Đảng và Nhà nước đã khẳng định: nền kinh tế ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, vì vậy sự can thiệp hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa là thể hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước mà vừa thể hiện mong muốn của các doanh nghiệp. Nhằm đạt kết quả tốt hơn trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động, Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện kiến nghị với Nhà nước một số nội dung sau: Thứ nhất, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp vốn vay với lãi suất ưu đãi. Điều này sẽ đảm bảo cho Công ty chủ động hơn về vốn, mở rộng đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất tạo đà phát triển bền vững trước khi gia nhập AFTA vào năm 2006. Thứ hai, giảm bớt một số thủ tục trong quá trình xin vay vốn và xin tài trợ đối với các doanh nghiệp xây dựng. Thứ ba, tiếp tục cải tiến và hoàn thiện hơn nữa cơ chế và chính sách của Quỹ Hỗ trợ phát triển để quỹ này đi vào hoạt động có hiệu quả, thực sự trở thành một động lực giúp Công ty vượt qua thời kỳ khó khăn này. Hoàn thiện chính sách cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành xây dựng, cạnh tranh trong ngành xây dựng trở nên gay gắt hơn. Khi gia nhập ngành, doanh nghiệp nào cũng phải phấn đấu nâng cao chất lượng công trình, giảm giá thành...để có ưu thế trong cạnh tranh. Các doanh nghiệp phải đầu tư mua sắm đổi mới trang thiết bị thi công. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp xây dựng nào cũng có đủ năng lực tài chính để thực hiện bởi “lực bất tòng tâm”. Từ trước tới nay, hầu hết các doanh nghiệp xây dựng sử dụng phương pháp huy động truyền thống là vay các tổ chức tín dụng bằng các hình thức thế chấp, cầm cố và bảo lãnh. Trong những năm gần đây, xuất hiện hình thức huy động bằng tín dụng thuê mua, hình thức này rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp xây dựng nói chung cũng như Công ty Lắp máy và thí nghiệm cơ điện nói riêng. Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả Nhà nước cần khuyến khích thành lập các công ty thuê mua nước ngoài hoặc kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài tham gia hoạt động trong lĩnh vực này. Mặt khác, Nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ cho thuê, xác lập và mở rộng đối tượng tài sản cho thuê, khách hàng thuê mua, cũng như hoàn thiện “ hành lang pháp lý” cho tín dụng thuê mua hoạt động. Kết luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng là mục tiêu, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế. Đây chính là mục tiêu của các doanh nghiệp nói chung và Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện nói riêng. Tuy nhiên, tới nay vẫn còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu để đưa thống nhất tìm ra giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho Công ty. Thông qua những nội dung đã trình bày, luận văn đã có một số kết quả sau: 1. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển, những kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. Khái quát, vai trò, đặc điểm vốn lưu động của Công ty, yêu cầu sử dụng và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong Công ty. 2. Phân tích tình hình quản lý và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện. Trên cơ sở đó, làm rõ những hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty. 3. Đề xuất một số kiến giải pháp, kiến nghị cần thiết nhằm khắc phục những yếu kém, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng của Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh. TS Phạm Văn Dược - Đặng Kim Cương. - NXBTK 1995 2. Công ty Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện Điều lệ Công ty. Quy chế tài chính của Công ty Tài liệu về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. Báo cáo tài chính của Công ty các năm từ 2000 đến 2002. 3. Kinh tế tổ chức và sản xuất trong doanh nghiệp PGS. PTS Phạm Hữu Huy – NXB Giáo dục 1998 4. Quản trị tài chính doanh nghiệp. PTS Vũ Duy Hào - Đàm Văn Huệ. - NXBTK 1997. 5. Quản trị doanh nghiệp PGS.TS.Lê Văn Tâm - NXB Giáo dục 1998 6. Phân tích tài chính doanh nghiệp Josette Peryrard - NXB Thống kê 1997 Tạp chí đầu tư số 127/2001 Tạp chí Công nghiệp số 9, 11/ 2001. Tạp chí Xây dựng số 7, 8 /2000. Tạp chí tài Kinh tế phát triển số 4,5/2001 Tạp chí Ngân hàng số 4,8,10/2001 Tạp chí thông tin tài chính số 1, 22/ 2001. Mở đầu 1 Chương 1 3 Yêu cầu và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả 3 sử dụng vốn lưu động tại Công ty lắp máy 3 và thí nghiệm cơ điện. 3 1.1 Tổng quan về Công ty. 3 1.1.1 Quá trình hình thành 3 1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 4 1.1.3 Nhiệm vụ chủ yếu 5 1.1.4 Cơ cấu tổ chức. 6 1.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh 7 1.2 Yêu cầu đối với sử dụng vốn lưu động của Công ty 10 1.2.1 Đặc điểm vốn lưu động của Công ty. 10 1.2.2 Yêu cầu đối với quản lý và sử dụng vốn lưu động 11 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 12 1.3.1 Tính chất sản xuất và sản phẩm. 12 1.3.2 Nguyên vật liệu 13 1.3.3 Khách hàng 14 1.3.4 Nguồn cung cấp tín dụng 14 1.3.5 Các chủ trương, chính sách của Nhà nước 15 chương 2 16 thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện trong thời gian qua. 16 2.1 Công tác quản lý vốn lưu động của Công ty 16 2.1.1 Nguồn vốn lưu động 18 2.1.2 Cơ cấu vốn lưu động 20 2.1.3 Quy mô vốn lưu động 25 2.1.4 Bảo toàn và phát triển vốn lưu động 29 2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 30 2.2.1 Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động 30 2.2.2 Sức sinh lời của vốn lưu động 33 2.2.3 Các chỉ số hoạt động 35 2.2.3.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán 35 2.2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả các bộ phận cấu thành vốn lưu động. 39 2.3 Những kết quả quan trọng đạt được trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty. 46 2.3.1 Tận dụng được vốn của đối tác nhờ đó mở rộng được quy mô 47 2.3.2 Tăng nhanh khả năng thanh toán 49 2.4 Những yếu kém chủ yếu và nguyên nhân. 49 2.4.1 Các yếu kém 49 2.4.1.1 Mất cân đối trong cơ cấu vốn lưu động 49 2.4.1.2 Tình trạng tồn đọng vốn còn kéo dài. 50 2.4.1.3 Vòng quay vốn chưa cao. 51 2.4.1.4 Sức sinh lời vốn lưu động thấp 51 2.4.2 Các nguyên nhân . 52 2.4.2.1 Công tác quản lý tiền mặt chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu. 52 2.4.2.2 Chưa có biện pháp hữu hiệu để giảm các khoản phải thu, hạn chế vốn bị chiếm dụng. 53 2.4.2.3 Công tác quản lý dự trữ chưa được tốt 53 2.4.2.4 Thị trường xây dựng thời gian qua chưa ổn định 54 2.4.2.5 Thiếu đồng bộ trong một số chính sách của Nhà nước. 54 Chương 3 56 một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty lắp máy và thí nghiệm cơ điện. 56 3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 56 3.1.1 Mục tiêu 56 3.1.2 Định hướng 57 3.2 Một số giải pháp 58 3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch sử dụng vốn lưu động. 58 3.2.2 Tăng cường công tác quản lý vốn lưu động 61 3.2.3 Tăng cường hoạt động Marketing trên thị trường 64 3.2.4 Tiến hành cổ phần hoá để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 66 3.2.5 Đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh 67 3.2.6 Đào tạo bồi dưỡng cán bộ. 69 3.3 Một số kiến nghị với các cơ quan hữu quan. 71 3.3.1 Kiến nghị với Tổng Công ty lắp máy Việt Nam 71 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng 72 3.3.3 Kiến nghị với Nhà nước 72 Kết luận 75 Danh mục tài liệu tham khảo 76 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0012.doc
Tài liệu liên quan