Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty in Công đoàn

Mục lục Lời nói đầu............................................................................................. 1 Chương 1 : Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp......................................................................................... 2 1.Tổng quan về vốn lưu động..........................................................................2 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động....................................................2 1.1.2. Phân loại vốn lưu độ

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty in Công đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng............................................................ 1.1.3. Kết cấu vốn lưu động.............................................................. 1.1.4. Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp..............................................10 1.1.4.1. Căn cứ vào nguồn hình thành ......................................................... 11 1.1.4.2. Căn cứ vào thời gian huy động vốn ............................................... 12 1.2. Hiệu qủa sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp......................... 14 1.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp.......................................................................................... 14 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động........................ 15 1.2.2.1. Phân tích chung .............................................................................. 15 1.2.2.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động .................................... 16 1.2.2.3.Các hệ số khả năng thanh toán......................................................... 18 1.2.2.4.Kỳ thu tiền trung bình và vòng quay vòng hàng tồn kho................. 19 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.................. 20 Chương 2:Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty in công đoàn ......................................................................22 2.1.Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lýcủa Công ty in Công Đoàn..............................................................................................................22 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty in Công Đoàn................22 2.1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lýcủa Công ty in Công Đoàn..............23 2.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty in Công Đoàn.............23 2.1.4.Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm................................................24 2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty in Công Đoàn...24 2.2.Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty in Công Đoàn...25 2.2.1.Nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty in Công Đoàn................25 2.2.2.Kết cấu vốn kinh doanh của Công ty in Công Đoàn............................25 2.2.3.Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty in Công Đoàn..............................................................................................................26 2.3.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty in Công Đoàn.....29 2.3.1.Những kết quả đạt được........................................................................29 2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................33 Chương3: Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty in Công Đoàn.....36 3.1.Định hướng phát triển của Công ty..........................................................36 3.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty in Công Đoàn ....................................................................................................39 3.2.1.Chủ động trong việc xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động...............................................................................................................39 3.2.2.Phát huy triệt để năng lực sản xuất hiện có,đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường............................................................................................................40 3.2.3.Công ty cần đầu tư một cách đồng bộ hơn vào tài sản cố định............41 3.2.4.Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ.........................................................42 3.2.5.Nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân, bố trí lao độngtrong Công ty một cách hợp lý...............................................................................45 3.2.6.Tổ chức hội nghị khách hàng, họp mặt khách hàng truyền thống.......46 3.2.7.Giảm tối đa lượng hàng tồn kho..........................................................47 3.2.8.Cần có các biện pháp hữu hiệu nhằm làm giảm các khoản nợphải trả “ Thanh toán các khoản nợ đến hạn”...............................................................47 3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty in Công đoàn .................................................................................48 3.3.1. Đối với Nhà nước ..............................................................................48 3.3.2. Đối với cơ quan chủ quản .................................................................48 Kết luận..................................................................................................49 Tài liệu tham khảo............................................................................50 Những chữ viết tắt ...........................................................................51 Lời nói đầu Trong mỗi doanh nghiệp, vốn là điều kiện không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chủ trong việc khai thác và sử dụng nguồn vốn đảm bảo không chỉ bù đắp những chi phí đã bỏ ra bằng chính doanh thu của mình mà phải có lãi. Vì vậy, quản lý vốn nói chung và quản lý vốn lưu động nói riêng doanh nghiệp nào cũng đều phải quan tâm tới hiệu quả của nó đem lại. Công ty in Công đoàn là một trong những doanh nghiệp kinh doanh với nghành nghề là gia công in ấn. Qua thời gian thực tập tại Công ty in Công đoàn, em nhận thấy công tác tổ chức quản lý sử dụng vốn lưu động là vấn đề rất đáng quan tâm. Do đó, em đã chọn và nghiên cứu đề tài:”Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty in Công đoàn”. Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương : Chương 1 : Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp Chương 2 : Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty in Công đoàn Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty in Công đoàn Được sự hướng dẫn,giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Vũ Duy Hào cùng các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng – Tài chính Trường Đại học Kinh tế quốc dân và cùng các cô chú anh chị trong Phòng Kế toán Tài vụ Công ty in Công đoàn, em đã hoàn thành bản thực tập tốt nghiệp của mình. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian, kiến thức, kinh nghiệm thực tế và nguồn tài liệu nên em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo quý báu của các thầy cô và các cô chú anh chị trong Công ty. Qua đây, em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong Khoa Ngân hàng- Tài chính đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Vũ Duy Hào và các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán Tài vụ Công ty in Công đoàn về sự giúp đỡ quý báu này. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội , ngày 1 tháng 8 năm 2006 Học viên thực hiện Nguyễn Thanh Hiền Chương 1: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp 1.1. Tổng quan về vốn lưu động 1.1.1.Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp có nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, lao vụ , dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có thể thực hiện một, một số , hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có đối tượng lao động, tư liệu lao động và nhân công lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là qúa trình kết hợp các yếu tố đó để tạo thành sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ. Khác với tư liệu lao động, đối tượng khi tham gia vào quá trình ssản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắpkhi giá trị sản phẩm được thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất gồm: những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục như nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và một bộ phận là những sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất. Tài sản lưu động trong lưu thông gồm: sản phẩm hàng hoá chưa tiêu thụ , vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán ... Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài ssản lưu động trong lưu thông luân chuyển , chuyển hoá lẫn nhau vận động không ngừng làm cho quá trình ssản xuất kinh doanh được liên tục. Để hình thành nên tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông, doanh nghiệp nào cũng cần phải có một số vốn thích đáng để đầu tư vào tài sản ấy, số tiền ứng trước về tài ssnr ấy gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước của Nhà nước, những người đứng đầu doanh nghiệp, cuả cổ đông, góp phần vào doanh nghiệp để đoanh nghiệp đó bắt đầu hoạt động, số tiền ứng trước gọi là vốn lưu động ban đầu nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục. 1.1.2. Phân loại vốn lưu động Vốn lưu đông là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh nên việc tổ chức quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động mới có thể sản xuất được nhiều sản phẩm, nghĩa là tổ chức được nhiều quá trình mua sắm, sản xuất và tiêu thụ , phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển để vốn đó chuyển nhanh, từ hình thái này sang hình thái khác làm cho tổng số vốn lưu động sử dụng sẽ tương đối ít hơn mà hiệu quả cao hơn. Để quản lý vốn lưu động được tốt, cần phải phân loại vốn lưu động. Có nhiều cách phân loại vốn lưu động, mỗi cách có tác dụng riêng nhưng chúng đều giúp cho người quản lý tài chính doanh nghiệp đánh giá tình hình quản lý của những kỳ trước, rút ra bài học kinh nghiệm để đề ra những biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở những kỳ tiếp theo. Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động trong quá trình tái sản xuất, vốn lưu động được chia thành ba loại, mỗi loại dựa theo công dụng lại chia thành nhiều khoản vốn cụ thể như sau: Vốn lưu động trong quá trình dự trữ sản xuất gồm: + Vốn mua nguyên vật liệu chính: là biểu hiện bằng tiền giá trị các loại vật tư dự trữ cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất nó hợp thành thực thể chủ yếu của sản phẩm. + Vốn nguyên vật liệu phụ: là giá trị những loại vật tư dự trữ dùng cho sản xuất, giúp cho việc hình thành sản phẩm nhưng không hợp thành thực thể chủ yếu của sản phẩm. + Vốn nhiên liệu: là giá trị những loại nhiên liệu dự trữ dùng cho sản xuất. + Vốn phụ tùng thay thế: bao gồm giá trị những tư liệu lao động có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn, không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. Vốn lưu động nằm trong quá trình trực tiếp sản xuất bao gồm: + Vốn vật liệu đang chế tạo đang chế tạo: là những sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất xây dựng... + Vốn bán thành phẩm tự chế: là những sản phẩm dở dang nhưng khác với sản phẩm đang chế tạo ở chỗ nó đã hoàn thành một hay nhiều giai đoạn chế biến nhất định. + Vốn về phí tổn chờ phân bổ: là những phí tổn chi ra trong kỳ nhưng có tác dụng cho nhiều kỳ sản xuất vì thế chưa tính hết vào hía thành trong kỳ mà sẽ tính vào giá thành các kỳ sau. Vốn lưu động nằm trong quá trình lưu thông bao gồm: + Vốn thành phẩm: là biểu hiện bằng tiền của số thành phẩm nhập kho và chuẩn bị cho công tác tiêu thụ. + Vốn tiền tệ: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng mà trong quá trình luân chuyển vốn lưu động thường xuyên có bộ phận tồn tại dưới hình thái này. + Vốn trong thanh toán: là những khoản phải thu, tạm ứng phát sinh trong quá trình mua bán vật tư, hàng hoá hoặc thanh toán nội bộ. Theo cách phân loại này có thể thấy vốn nằm trong quá trình dự trữ và vốn nằm trong quá trình lưu thông không tham gia trực tiếp vào sản xuất. Do đó trong quản lý và sử dụng vốn lưu động phải hết sức hạn chế khối lượng vật liệu cũng như thành phẩm tồn kho. Đối với vốn nằm trong quá trình trực tiếp sản xuất phải chú ý tăng khối lưọng sản phẩm đang chế tạo với mức hợp lý vì số vốn này trực tiếp tham gia vào việc tạo nên giá trị mới. Căn cứ vào hình thái biểu hiện và chức năng của các thành phần vốn lưu động có thể chia thành các loại sau: Vốn vật tư hàng hoá. Vốn tiền tệ. Thông qua cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở để tính toán và kiểm trakết cấu tối ưu của vốn lưu động đã bỏ ra. Mặt khác thông qua cách phân loại này có thể tìm biện pháp phát huy chức năng của thành phần vốn lưu động bằng cách phân loại này có thể tìm biện pháp phát huy chức năng của các thành phần vốn lưu động bằng cách xác định mức dự trữ hợp lý để từ đó xác định nhu cầu vốn lưu động. Căn cứ vào nguồn hình thành có thể chia vốn lưu động thành các loại: Nguồn vốn nội bộ doanh nghiệp ( nguồn vốn tự có ) phản ánh số vốn thuộc về các chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp ( các khoản nợ phải trả ) Việc chia vốn lưu động của doanh nghiệp thành các loại vốn nói trên nhằm tạo khả năng để doanh nghiệp xen xét và quyết định huy động các nguồn vốn để đảm bảo nhu cầu vốn lưu đông thường xuyên ổn định và cần thiết tương ứng với quy mô kinh doanh nhất định. Các doanh nghiệp cần dự kiến nhu cầu đầu tư vốn lưu động trong kế hoạch dài hạn, đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch về huy động và sử dụng vốn lưu động hàng năm nhằm đạt hiệu quả cao. 1.1.3. Kết cấu vốn lưu động Kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa từng thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động. Đối với những doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn vốn lưu động không giống nhau. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển đó, xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động cho từng doanh nghiệp để tìm biện pháp tối ưu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong từng điều kiện cụ thể. Kết cấu vốn lưu động bao gồm: Vốn bằng tiền Vốn bằng tiền là tài sản tồn tẳịtc tiếp dưới dạng tiền tệ bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển... loại tài sản này dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Trong quá trình kinh doanh, vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán các khoản nợ, để mua sắm vật tư hàng hoá, tương ứng với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu tiền dự trữ quá nhiều sẽ gây hiện tượng ứ đọng vốn, làm cho hiệu quả sử dụng vốn bị giảm đi, nhưng nế dự trữ vốn bằng tiền quá thấp sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong chi tiêu, đầu tư mua sắm hàng hoá,hạn chế mức luân chuyển hàng hoá. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Chính vì tiền là tài sản không sinh lãi nếu không sử dụng nó, nên các doanh nghiệp muốn duy trì một lượng tài sản có tính lỏng tính thanh khoản cao thường để chúng dưới dạng đầu tư tài chính ngắn hạn hơn là giữ tiền. Các khoản đầu tư ngắn hạn chính là trái phiếu, cổ phiếu được mua bán ở thị trường tài chính một cách dễ dàng theo mức nhất định. Khác với giữ tiền, việc đầu tư ngắn hạn này mang lại thu nhập cho doanh nghiệp. Đó là tiền lãi của trái phiếu, cổ phiếu và sự tăng giá thị trường của cổ phiếu. Trong các khoản mục của tài sản lưu động thì đầu tư tài chính ngắn hạn chỉ có tính lỏng kém vốn bằng tiền và hơn cả các khoản phải thu , dự trữ tồn kho. Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, người ta có thể mua bán các khoản đầu tư tài chính này chỉ bằng một lần gọi điện thoại. từ tiền sang đầu tư tài chính ngắn hạn và ngược lại, đó là sự chuyển dịch rất linh động, là lĩnh vực để các nhà tài chính thẻ hiện tiềm năng của mình. Khi lượng tiền trong doanh nghiệp lên cao hơn bình thường, các nhà tài chính sẽ chuyển bớt tiền thành chứng khoán ngắn hạn đẻ có thêm thu nhập cho doanh nghiệp và ngược lại, khi lượng tiền giảm xuống dưới mức bình thường thì họ lại bán bớt chứng khoán để duy trì lượng tiền ở mức hợp lý. Các khoản phải thu Đây là một trong những bộ phận quan trọngcấu thành vốn lưu động. Khi doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hoá của mình cho các doanh nghiệp khác, thông thường sự vận động giao nhận của tiền và hàng hoá không đồng thời nên phát sinh quan hệ tín dụng thương mại và chúng tạo nên các khoản nợ phải thu của chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Nói chung một doanh nghiệp sản xuất thì các khoản phải thu ít hơn của doanh nghiệp thương mại. Dự trữ ( Tồn kho ) Trong quá trình luân chuyển vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì vật tư, sản phẩm dở dang, hàng hoá tồn kho là những bước cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Quản lý dự trữ là tính toán, duy trì một lượng nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hoá với cơ cấu hợp lý đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục và có hiệu quả. Chi phí về dự trữ hợp lý không chỉ là chi phí trông coi bảo quản mà còn là chi phí cơ hội của vốn. Việc dự trữ mặc dù có hao phí nhưng nó cũng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Tài sản lưu động khác Đây là những tài khoản: tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ phân bổ, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản ký cược, ký quỹ... 1.1.4. Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp phải tổ chức tốt các nguồn vốn lưu động, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Để thực hiện vấn đề này, doanh nghiệp cần phân chia nguồn vốn lưu động theo các tiêu thức khác nhau để thấy được tính chất, mức độ ảnh hưởng của từng nguồn vốn, giúp cho doanh nghiệp khai thác tốt nguồn vốn đó. 1.1.4.1. Căn cứ vào nguồn vốn hình thành Vốn lưu động được chia thành các loại: Nguồn vốn trong nội bộ doanh nghiệp là số vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp gồm: Nguồn vốn điều lệ: là số vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc được bổ sung vốn điều lệ trong quá trình hoạt động. Nguồn vốn bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trpng quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi nhuận của doanh nghiệp được bổ sung. Nguồn vốn chiếm dụng: Phản ánh số vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác trong quá trình sản xuất kinh doanh do quan hệ thanh toán phát sinh như : nợ người cung cấp, nợ người mua, nợ công nhân viên... nhưng chưa đến hạn thanh toán. Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: Nguồn vốn liên doanh liên kết: là số vốn lưu động được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia liên doanh liên kết. Vốn đi vay: vốn đi vay của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, vay thông qua phát hành trái phiếu, thương phiếu vay của tổ chức, cá nhân. Đây là một nguồn vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết trong kinh doanh. Việc phân chia vốn lưu động của doanh nghiệp theo nguồn vốn hình thành nhằm giúp doanh nghiệp xem xét và quyết định huy động các nguồn vốn lưu đọng thường xuyên, ổn định, không gây lãng phí và cũng tránh được sự thiếu hụt vốn 1.1.4.2. Căn cứ vào thời gian huy động vốn: Có thể chia nguồn vốn lưu động ra hai bộ phận: nguồn vố lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời. Để đảm bảo quá trình kinh doanh được liên tục thì tương ứng với quy mô kinh doanh nhất định thường xuyên phải có một lượng tài sản lưu động nhất định nằm trong các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, bao gồm các khoản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và nợ phải thu của khách hàng. Những tài sản lưu động này là tài sản lưu động thường xuyên ứng với khối lượng tài sản lưu động này gọi là vốn lưu động thường xuyên. Nguồn vốn lưu động thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành nên tài sản lưu động. Nguồn vốn lưu động thườn xuyên = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn hoặc : Nguồn vốn lưu động thường xuyên= Tổng nguồn vốn – Giá trị còn lại Trong đó: Tổng nguồn vốn thường xuyên = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn TSCĐ TSCĐ luỹ kế Như vậy, nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp chủ động, cung cấp đầu tư kịp thời, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh bình thường, liên tục. Mỗi doanh nghiệp với quy mô sản xuất kinh doanh nhất định cần có một lượng vốn thường xuyên cần thiết. Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải có chiến lược huy động và tạo lập nguồn vốn này để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi đạt kết quả cao. Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn ứng với tài sản lưu động hình thành có tính chất không thường xuyên. Nguồn vốn này có tính chất ngắn hạn ( dưới 1 năm ) đáp ứng nhu cầu vốn có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động ssản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, khoản nợ ngắn hạn, nợ phải trả cho người bán, các khoản phải nộp cho Nhà nước, các khoản phải trả phải nộp khác, dự kiến vốn vật tư hàng hoá do sản xuất thời vụ, doanh nghiệp phải tăng dự trữ, đột xuất doanh nghiệp nhận được đon đặt hàng mới có tính riêng rẽ... Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn lưu động của từng tháng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn khả năng cung ứng nguồn vốn lưu động thường xuyên. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp cần huy động và sử dụng nguồn vốn tạm thời trong trường hợp thiếu vốn, đầu tư hợp lý vốn thừa nếu có. Qua phân tích trên ta có thể xác định nguồn vốn lưu động và tài sản lưu động của doanh nghiệp là: Nguồn vốn lưu động = Nguồn vốn lưu động thường xuyên + Nguồn vốn lưu động tạm thời Hay : Tài sản lưu động = Nguồn vốn lưu động thường xuyên+ Nguồn vốn lưu động tạm thời Như vậy, doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động trong từng khâu, khả năng đáp ứng vốn lưu động của nguồn vốn chủ sở hữu để tổ chức khai thác và sử dụng các khoản nợ dài hạn và ngắn hạn hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. 1.2.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp 1.2.1.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp Vốn là tiền đề của sản xuất kinh doanh, muốn đầu tư phát triển phải có vốn. Sự tuần hoàn của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu như là máu trong cơ thể sống của con người. Một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là việc sử dụng vốn có hiệu quả. Sử dụng vốn có hiệu quả đồng nghĩa với việc cung cấp với việc cung cấp sản phẩm hàng hoá, dịch vụ không những thoả mãn nhu câù của xã hội và đem lại lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp phải tự trang trải tài chính, doanh nghiệp phải tạo ra thu nhập đủ trang trải các khoản chi phí và có lãi. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, tăng doanh thu mà vẫn không phải tăng vốn lưu động hoặc phải tăng vốn lưu động nhưng tăng với tốc độ nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Như vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vừa có ý nghĩa tiết kiệm vốn, vừa có ý nghĩa giảm chi phí lưu thông do giảm chi phí sử dụng vốn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn lưu động đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm một cách thường xuyên và phấn đấu cao trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn lưu động biểu hiện ở chỗ tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao hay thấp. Nâng cao hiệu quả vốn lưu động nhằm nâng cao lợi nhuận. Có lợi nhuận mới có tích luỹ cho xã hội, tích tụ vốn cho doanh nghiệp để phát triển sản xuất. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Một doanh nghiệp được đánh giá là sử dụng vốn lưu động có hiệu quả là vốn lưu động của doanh nghiệp đó luân chuyển nhanh, việc sử dụng vốn lưu động là hợp lý và tiết kiệm, doanh lợi vốn lưu động cao. Để đánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Phân tích chung Phân tich tốc độ luân chuyển vốn lưu động Các hệ số khả năng thanh toán Kỳ thu tiền trung bình và vòng quay hàng tồn kho 1.2.2.1. Phân tích chung Hiệu quả về sử dụng vốn lưu động, hệ số sinh lợi của vốn lưu động ( tài sản lưu động ) Hệ số hiệu quả của vốn lưu động Là mối quan hệ giữa doanh thu đạt được trong kỳ với số vốn lưu động bình quân đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Hệ số hiệu quả sử dụng VLĐ = Tổng doanh thu/ VLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu sử dụng thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động Hệ số sinh lợi của vốn lưu động = Lợi nhuận ròng/ VLĐ bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. 1.2.2.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng và vận động thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất ( dự trữ - sản xuất – tiêu thụ ). Do đó,đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, giảm chi phí sử dụng vốn, giảm chi phí kinh doanh, làm lợi nhuận tăng lên. Để xác định tốc độ chu chuyển vốn lưu đông, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Vòng quay của vốn lưu động: Số vòng quay củaVLĐ = Trong đó: L: là số lần luân chuyển hay số vòng quay của VLĐ trong kỳ M: là tổng mức luân chuyển VLĐ được xác định bằng doanh thu thuần VLĐ: Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết số vốn lưu động quay bao nhiêu vòng trong kỳ kinh doanh. Nếu số vòng quay lớn, chứng tỏ hiệu quả sử dụg vốn lưu động càng cao và ngược lại. Kỳ luân chuyển của VLĐ N. VLĐ K= ---------------- M với K: Kỳ luân chuyển N: Số ngày trong kỳ M, VLĐ: như trên Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để quay được 1 vòng vốn lưu đông, thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn. c. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động: Vốn lưu động bình quân Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động = --------------------------------- Tổng doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần thì cần phải có bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và vốn được tiết kiệm càng nhiều. Để tăng tốc độ luân chuyển của vốn cần áp dụng đồng bộ để giảm bớt số vốn và thời gian vốn lưu lại từng khâu, từng giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.1.2.3. Các hệ số khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn ( thanh toán hiện thời ) Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn = ----------------------------------------- Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn là thước đo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp khi đến hạn thanh toán, nó cho biết các khoản nợ ngắn hạn sẵn sàng có thể chuyển đổi các tài sản thành tiền trong một thời gian ngắn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán. Nói chung hệ số này càng cao thì khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn càng cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ số này quá cao thì cũng phải xem xét thêm tình hình tài chính có liên quan. Hệ số thanh toán nhanh Vốn bằng tiền + Các khoản tương đương tiền HS thanh toán tức thời = ---------------------------------------------------- Nợ ngắn hạn Tổng TSLĐ - HTK Hệ số thanh toán nhanh = ------------------------------------------- Số nợ ngắn hạn Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, không cần dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá để trả nợ. 1.1.2.4. Kỳ thu tiền trung bình và vòng quay hàng tồn kho Kỳ thu tiền trung bình S ố dư bình quân các khoan phải thu Kỳ thu tiền trung bình =---------------------------------------------- x 360 Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho thâý độ dài thời gian để thu các khoản tiền bán hàng phải thu kể từ khi bán hàng cho đến khi thu được tiền. Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách tiêu thụ và tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Vòng quay hàng tồn kho Doanh thu thuần Vòng quay HTK = --------------------------------- HTK bình quân Vòng quay hàng tồn kho thể hiện sự luân chuyển của vốn vật tư hàng hoá. Số vòng quay hàng tồn kho cao chỉ ra rằng việc tổ chức và quản lý dự trữcủa doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư bị ứ đọng và tiêu thụ chậm. từ đó có thể dẫn đến đồng tiền của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể dặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính. 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động VLĐ là một bộ phận quan trọng trong vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong mỗi doanh nghiệp còn phụ thuộc vào một số nhân tố như: Số vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải xác định chính xác.Từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức vốn lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi, liên tục, đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn, thúc đẩy vốn lưu động luân chuyển nhanh, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Lựa chọn hình thức khai thác, huy động các nguồn vốn lưu động thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phải tính toán lựa chọn các nguồn vốn bên ngoài với mức độ hợp lý của từng nguồn vốn nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí sử dụng vốn từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Ta biết rằng tốc độ luân chuyển vốn lưu động th._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32725.doc
Tài liệu liên quan