Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty dược phẩm trung ương I

lời nói đầu Trong công cuộc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường đất nước ta đã có nhiều biến chuyển theo hướng tích cực. Tổng thu nhập quốc dân (GDP) tăng, đời sống nhân dân ngày một cải thiện ,Việt nam ra nhập ASEAN, AFTA và APEC,đặc biệt đang chuẩn bị tham gia vào WTO tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt nam trong việc hoà nhập vào nền kinh tế Thế giới. Nhưng nó cũng nảy sinh ra nhiều vấn đề phức tạp đó là : sự cạnh tranh găy gắt giữa hàng nội với hàng n

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty dược phẩm trung ương I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội , hàng nội với hàng ngoại ...về giá cả ,chất lượng. Bối cảnh ấy đã tạo nên một sức ép lớn đối vơí các doanh nghiệp nếu không nhanh chóng thích ứng với thị trường thì sẽ rơi vào tình trạng ngừng trệ và nặng nề hơn có thể phá sản. Để tồn tại trước tình hình đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực sự năng động và tự chủ kinh doanh có hiệu quả nhằm không chỉ để đảm bảo có lãi mà còn nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Như vậy vấn đề " hiệu quả" là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Đạt được lợi nhuận tối đa là niềm mơ ước của bất cứ một doanh nghiệp nào, song có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, một trong những nhân tố cơ bản tác động trực tiếp tới nó là chỉ tiêu "Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động" . Tăng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là trực tiếp tăng lợi nhuận cho Công ty. Do tầm quan trọng của vấn đề và qua thực tế nghiên cứu, tìm hiểu trong thời gian thực tập tại Công ty dược phẩm trung ương I,dưới sự hướng dẫn của nhiệt tình của thầy giáo PGS. TS. Lê Đức Lữ và các cô, chú trong Ban lãnh đạo của Công ty em đã lựa chọn và hoàn thành đề tài chuyên đề tốt nghiệp là: "Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty dược phẩm trung ương I". Nội dung chính của chuyên đề được trình bày trong các chương sau: Chương I: Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dược phẩm TW I Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Dược phẩm TW I Song do thời gian có hạn và vốn kiến thức thực tế còn ít ỏi nên chuyên đề của em viết không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý kiến của các thầy cô giáo và các cô, chú trong Ban lãnh đạo Công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Qua đây em cũng tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Thầy cô giáo và các cô chú trong Công ty. Em xin chân thành cảm ơn ! Chương I Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp I - khái niệm , vai trò và phân loại vốn : một doanh nghiệp để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình điều kiện tiên quyết phải có là vốn kinh doanh, có nghĩa là để tiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải nắm giữ một lượng vốn nào đó. Số vốn này phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh thể hiện thông qua toàn bộ giá trị tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ tại một thời điểm nhất định. Vốn được đưa vào sản xuất kinh doanh đa dạng về hình thức.Nó bao gồm vốn cố định và vốn lưu động trong đó bao gồm cả kiến thức tích luỹ của doanh nghiệp, sự khéo léo, trình độ quản lý và các tác nghiệp của lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp. 1.Khái niệm vốn kinh doanh : vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản của doanh nghiệp : Tài sản bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc đá quí,các chứng khoán ngắn hạn ... Tài sản bằng hiện vật như: Nhà cửa, kho tàng, máy móc, nguyên vật liệu , hàng tồn kho ... và các vật kiến trúc khác. Tài sản trừu tượng như : Quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ ( Nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền …) hay Đặc quyền khai thác, kinh doanh hoặc giấy phép đặc biệt (trong một số lĩnh vực )... Đây chính là giá trị đem lại giá trị thặng dư hay có thể nói vốn do lao động thặng dư trong các thành phần kinh tế thuộc các hình thức sở hữu khác nhau tồn tại khách quan trong xã hội tích luỹ lại. Nhưng một điều cần chú ý là lượng của cải vật chất trên chỉ được coi là vốn, khi bản thân nó phải vận động và chuyển hoá thành T': T - H - T'. Như vậy có thể nói :"Vốn kinh doanh là số vốn được dùng vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, số vốn này được hình thành từ khi thành lập doanh nghiệp (do chủ sở hữu đóng góp ban đầu...) do cấp phát và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh". 2. Phân loại vốn : Vốn kinh doanh rất đa dạng phong phú, có nhiều cách phân loại khác nhau. Tuỳ từng góc độ nghiên cứu mà người ta tiến hành phân loại theo các tiêu thức khác nhau: a) Phân loại theo góc độ quản lý của Nhà nước : +) Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanhnghiệp, vốn pháp định do pháp luật qui định đối với từng ngành nghề, và từng loại hình sở hữu doanh nghiệp. Dưới mức vốn pháp định thì không đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp. +) Vốn điều lệ : Là số vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp, theo từng ngành nghề ... vốn điều lệ không thể ít hơn vốn pháp định. b) Phân loại theo nguồn gốc hình thành vốn: (để xác định rõ trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với các đối tượng đã cung cấp nguồn tài trợ cho Doanh nghiệp sử dụng). Theo cách này tài sản lưu động được chia thành . +) Vốn bổ sung: Là số vốn tăng thêm do bổ sung từ lợi nhuận, do nhà nước bổ sung bằng phân phối lại nguồn vốn đối với doanh nghiệp nhà nước, do sự đóng góp của các thành viên, do phát hành cổ phiếu đối với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần. +) Vốn liên doanh: Là số vốn đóng góp do các bên cùng cam kết liên doanh với nhau để hoạt động kinh doanh. +) Vốn đi vay: đây là nguồn vốn quan trọng để Doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên cần thiết trong kinh doanh Trong sản xuất kinh doanh ngoài vốn tự có, đa phần các doanh nghiệp còn phải sử dụng một khoản vốn vay khá lớn từ nhiều các đối tác tài chính như : Ngân hàng và các tổ chức tín dụng ; Vốn viện trợ (ODA hoàn lại và không hoàn lại); Vốn huy động, vốn góp, cổ phần; Vốn vay của nước ngoài v.v.. Ngoài ra còn có khoản vốn chiếm dụng lẫn nhau của các đơn vị khác. c) Phân loại theo tính chất luân chuyển của vốn: Vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định, vốn lưu động đây là hình thức phân loại vốn của các doanh nghiệp hiện nay. +) Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định. Tài sản cố định -hiểu theo nghĩa rộng- là những yếu tố của tư liệu lao động được sử dụng trong thời gian luân chuyển tương đối dài và có giá trị đơn vị tương đối lớn.Tài sản cố định dùng trong kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng về giá trị thì chỉ được thu hồi sau nhiều chu kỳ kinh doanh.Khái niệm “ Vốn cố định “ dùng để biểu thị trị giá bằng tiền của tài sản cố định,để nhấn mạnh về mặt giá trị. Đối với loại hình doanh nghiệp thương mại thì vốn cố định chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, khoảng từ 20% - 30% tổng vốn. +) Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động hay đó là lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về các đối tượng lao động và dưới góc độ tài sản thì vốn lưu động được sử dụng để chỉ những tài sản lưu động. Vốn lưu động là giá trị còn lại của vốn kinh doanh, sau khi đã trừ đi phần tài trợ cho tài sản cố định.Như vậy vốn lưu động có thể được xác định theo công thức sau: VLĐ = Vốn kinh doanh - Vốn cố định. Trong vốn lưu động khái niệm hay được nhắc đến trong phân tích tài chính là : “ Vốn lưu động thường xuyên “ . + Vốn lưu động thường xuyên là chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hay TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn : VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn _ TSCĐ = TSLĐ _ Nguồn vốn ngắn hạn Có thể biểu diễn mối quan hệ của VLĐ thường xuyên như sau : Tài sản Nguồn vốn A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Nguồn vốn ngắn hạn. A.Nợ phải trả ngắn hạn VLĐ thường xuyên Nguồn vốn dài hạn. B. Nợ trung, dài hạn B. TSCĐ và đầu tư dài hạn Tài sản dài hạn C. Vốn chủ sở hữu Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của VLĐ thường xuyên.VLĐ thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp .Đi đôi với khái niệm VLĐ thường xuyên người ta còn đưa ra khái niệm : “ Nhu cầu VLĐ thường xuyên “ + Nhu cầu VLĐ thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho 1 phần TSLĐ đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu (TSLĐ không phải là tiền). Nhu cầu VLĐ thường xuyên = Tồn kho và các khoản phải thu _ Nợ ngắn hạn Về mối quan hệ giữa VLĐ thường xuyên và Nhu cầu VLĐ thường xuyên được thể hiện tổng quát qua 3 trường hợp sau: 1 2 3 Tiền = +1 Tiền = +3 Tiền = -2 Tồn kho. Khoản phải thu Nợ ngắn hạn Tồn kho. Khoản phải thu Nợ ngắn hạn Tồn kho. Khoản phải thu Nợ ngắn hạn Ncvlđ = +2 Ncvlđ = -1 Ncvlđ = +2 Vlđ = +3 Vốn dài hạn Vlđ = +2 Vốn dài hạn Vlđ = +1 Vốn dài hạn Tài sản cố định Tài sản cố định Tài sản cố định VLĐ - NCVLĐ = Vốn bằng tiền Trường hợp 1: VLĐ = 3 NCVLĐ = 2 _ Vốn bằng tiền = 1 Trường hợp 2: VLĐ = 2 NCVLĐ = -1 _ Vốn bằng tiền = 3 Trường hợp 3: VLĐ = 1 NCVLĐ = 3 _ Vốn bằng tiền = -2 Ba trường hợp trên minh hoạ cho mối liên hệ chủ yếu sau : Vốn bằng tiền = VLĐ thường xuyên – Nhu cầu VLĐ thường xuyên. Nguồn vốn dài hạn > TSCĐ _ VLĐ thường xuyên > 0 và ngược lại. TSLĐ > Nguồn vốn ngắn hạn _ Nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0 và ngược lại. Xác định các mối liên hệ trên nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn về việc đảm bảo nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ,đảm bảo sự lành mạnh về tài chính doanh nghiệp. + Nguồn hình thành Vốn lưu động: Nguồn vốn tự có, nguồn vốn vay dài hạn... trong mỗi loại nguồn vốn đó lại được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: - Vốn chủ sở hữu (Nguồn vốn tự có): do ngân sách Nhà nước cấp (doanh nghiệp Nhà nước), vốn đóng góp, vốn liên doanh… Ngoài ra nguồn vốn chủ sở hữu còn có nguồn gốc từ lợi nhuận để lại (các quĩ Xí nghiệp, các khoản dự trữ...) hoặc các loại vốn khác (vốn xây dựng cơ bản, vốn từ các nguồn kinh phí cấp phát...). - Các nguồn vốn từ đi vay dài hạn và ngắn hạn: Vốn đi vay (ngân hàng, cán bộ công nhân viên...); vốn từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu; vốn từ chiếm dụng các doanh nghiệp khác... + Phân loại Vốn lưu động: có thể chia làm 2 loại cơ bản sau ( đây là cách phân loại đơn giản nhất) - Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu chủ yếu là khoản phải thu từ khách hàng thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hoá, dịch vụ, tiền ứng trước cho người cung cấp, tạm ứng... - Vốn bằng hiện vật: nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thường xuyên, liên tục không bị gián đoạn đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một lượng dự trữ nhất định gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm.... gọi chung là hàng tồn kho. 3. Vai trò của vốn lưu động đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp : Trong hoạt động kinh doanh của của bất cứ doanh nghiệp nào trong 2 loại vốn : cố định và lưu động thì vốn lưu động quay vòng nhanh hơn có ảnh hưởng quyết định đến khả năng tạo doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vốn lưu động thường xuyên vận động và chuyển hoá qua nhiều hình thái khác nhau. Sự thể hiện của nó trong các doanh nghiệp khác nhau là rất đa dạng:Đối với doanh nghiệp sản xuất thì vốn lưu động phát triển hình thái ban đầu là tiền được chuyển hoá sang hình thái vật tư dự trữ và tiếp tục chuyển hoá lần lượt sang hình thái sản phẩm dở dang, bán thành phẩm ,thành phẩm hàng hoá và khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở về hình thái ban đầu là tiền; Đối với doanh nghiệp thương mại thì sự vận động của vốn lưu động nhanh hơn: từ hình thái tiền chuyển hoá sang hình thái hàng hoá và lại chuyển hoá về hình thái tiền. Sự vận động của vốn lưu động như vậy được gọi là sự tuần hoàn của vốn. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động.Tốc độ của sự luân chuyển này là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệu quả tài chính của vốn .Trong điều kiện các nguồn lực và nguồn vốn có hạn,việc tăng số vòng quay của vốn lưu động trong năm là một hướng giải quýêt cơ bản nhất của các doanh nghiệp. Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thu được bằng tiền bán hàng. Như vậy vốn lưu động hoàn hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh .Chu kỳ này có thể ngắn hay dài tuỳ thuộc vào từng loại doanh nghiệp. Như vậy,vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thường xuyên,liên tục,đảm bảo cho sự tồn tại của doanh nghiệp.Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào chu kỳ kinh doanh và được hoàn lại sau khi kết thúc mỗi chu kỳ. II - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động : 1.Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động : Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được, biểu hiện bởi mối quan hệ so sánh giữa mức doanh lợi thu được do việc sử dụng vốn lưu động đã đầu tư vào kinh doanh với số vốn lưu động đã đầu tư mang lại. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được đánh giá bằng chỉ tiêu sau: KQ HTSLĐ = ______________ TSLĐ Trong đó: H : Hệ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động KQ : Kết quả thu được do sử dụng vốn lưu động. TSLĐ : Tổng vốn lưu động đã đầu tư vào SXKD Mục tiêu của các doanh nghiệp không nằm ngoài các chỉ tiêu về tăng trưởng, phát triển và lợi nhuận.Do đó hiệu quả kinh tế là vấn đề số một là điều kiện sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Nó là kết quả tổng hợp của một số loạt các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các yếu tố bộ phận. Trong đó, hiệu quả sử dụng vốn lưu động gắn liền với lợi ích cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được phát huy hết trong tất cả ở các khâu của quá trình sản xuất từ các khai thác các nguồn vốn, sử dụng vốn để mua sắm vật tư cho đến khi tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn để đầu tư cho quá trình tái sản xuất.Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp luôn phải tìm cách để cung ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất, đồng thời phải tiết kiệm được vốn và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp. Sử dụng hợp lý và quản lý tốt vốn lưu động nhằm đem lại hiệu quả cao là yêu cầu có tính cấp thiết đối với sự tồn tại của doanh nghiệp và là một mục tiêu mà doanh nghiệp cần phấn đấu cao để đạt được. Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh là yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, do đặc điểm của vốn lưu động là vận động không ngừng trong mọi giai đoạn sản xuất hình thái biểu hiện phức tạp đa dạng:” từ tiền mặt ,các chứng khoán có thanh khoản cao đến các khoản phải thu và hàng tồn kho “ rất khó quản lý nên sử dụng tốt vốn lưu động sẽ có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn không tốt, không bảo toàn được vốn sẽ dẫn đến thất thoát vốn làm ảnh hưởng tới quá trình tái sản xuất, quy mô sẽ bị thu hẹp, vốn luân chuyển chậm, hiệu quả sử dụng đồng vốn sẽ thấp có nghĩa là doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả có thể dẫn đến phá sản. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được huy động bằng nhiều hình thức khác nhau như: vay ngân hàng, vay của cán bộ công nhân viên, nợ nhà cung cấp, nợ tiền thuê, và các khoản phải nợ ngân sách... số lãi phải trả do việc huy động vốn hàng năm của doanh nghiệp tương đối lớn do vậy các doanh nghiệp cần sáng suốt lựa chọn các hình thức huy động nên nguồnvốn hợp lý, dẫn tới việc xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ... đẩy mạnh việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động để hạn chế bớt các khoản phải chi phí do huy động vốn gây ra. Có thể nói hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động : Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối người ta còn sử dụng nhiều loại chỉ tiêu để xem xét hiệu quả dưới các góc độ khác nhau.Các yêu cầu đối với hệ thống chỉ tiêu là: - Các chỉ tiêu phản ánh việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của đơn vị một cách tổng quát cũng như riêng biệt từng yếu tố tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó hệ thống chỉ tiêu hiệu quả phải có sự liên hệ so sánh được với nhau và phải có phương pháp tính toán cụ thể thống nhất. - Các chỉ tiêu hiệu quả phản ánh phạm vi áp dụng nhất định, phục vụ từng mục đích nghiên cứu cụ thể trong công tác đánh giá phân tích. Trên cơ sở đó có thể xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong Doanh nghiệp thương mại như sau: Chỉ tiêu 1: Chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán : Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thu trong kỳ.Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau : Hệ số thanh toán ngắn hạn = Giá trị tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh = Vốn bằng tiền + các khoản phải thu Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền Nợ đến hạn Nợ đến hạn bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, trung và dài hạn(nợ phải trả) đến hạn trả tiền. Chỉ tiêu 2: Chỉ tiêu về cơ cấu tài chính : Hệ số nợ tổng tài sản = Tổng nợ phải trả Tổng tài sản Trong đó hệ số cơ cấu về tài sản được tính như sau: Hệ số cơ cấu về tài sản = Tscđ hoặc TSLĐ Tổng tài sản Chỉ tiêu 3: Chỉ tiêu về năng lực hoạt động : Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Giá trị hàng tồn kho Cho biết trong kỳ hàng tồn kho quay vòng được bao nhiêu vốn. Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Giá trị tài sản lưu động Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ vốn lưu động của doanh nghiệp thực hiện được bao nhiêu vòng luân chuyển. Để cụ thể hoá chỉ tiêu này người ta còn sử dụng chỉ tiêu: Kỳ chu chuyển của vốn lưu động = 360 ngày Số vòng quay của vốn lưu động Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu Doanh thu bình quân một ngày Chỉ tiêu này phản ánh trong doanh thu một ngày kỳ thu tiền bình quân là bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu 4: Chỉ tiêu về lợi nhuận: Hiệu quả sử dụng VLĐ trong kỳ = Lợi nhuận sau thuế Giá trị TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của vốn TSLĐ Nó cho biết một đồng vốn TSLĐ có trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này cũng có thể đánh giá được trình độ sử dụng vốn và trình độ kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau. Chỉ tiêu này cũng phản ánh mỗi đồng vốn TSLĐ trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng hay là đưa lại bao nhiêu đồng thực lãi. * Mức đảm nhiệm VLĐ: Mức đảm nhiệm VLĐ: = Giá trị TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để đạt được mỗi đơn vị doanh thu,doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu phần trăm đơn vị VLĐ.Chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả kinh tế càng cao. Để sử dụng vốn có hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Các biện pháp này đòi hỏi phải thực hiện một cách đồng bộ, kịp thời dựa trên các tính toán cụ thể. 3.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nhưng có thể quy lại thành 4 nhóm : - Những nhân tố về mặt sản xuất (kinh doanh): quy mô sản xuất (kinh doanh), tính chất sản xuất (kinh doanh), trình độ sản xuất (kinh doanh), chu kỳ sản xuất (kinh doanh), trình độ phức tạp của sản phẩm (hàng hoá), những yêu cầu đặc biệt về nguyên vật liệu, điều kiện sản xuất đặc biệt ... - Những nhân tố về nguồn cung cấp nguyên vật liệu,vật tư hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá : khoảng cách giữa doanh nghiệp với đơn vị cung cấp vật tư –hàng hoá, điều kiện tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. - Những nhân tố về mặt thanh toán : phương thức thanh toán, thể thức thanh toán, thủ tục thanh toán ... - Những nhân tố khác : trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp, thế mạnh của doanh nghiệp ,tính chất thời vụ của sản xuất,của nhu cầu hàng hoá… Việc nghiên cứu và phân tích những nhân tố trên là việc làm rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp . chương II thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dược phẩm TW I I. Sơ lược về sự phát triển của Công ty dược phẩm TW I 1. Sự hình thành và phát triển của công ty : Tên công ty : Công ty Dược phẩm Trung ương I . Công ty Dược phẩm TW I là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam – Bộ y tế . Tên giao dịch quốc tế : Central Phamarceutical Company NoI (CPC I) Trụ sở: Km6 đường Giải Phóng - Quận Thanh Xuân - Hà Nội Tel : (04) 8643327; 8643312;8643101 Fax: 844 8641366 Tài khoản tiền Việt Nam : 710A 00602 Sở Giao dịch Ngân Hàng Công thương Việt Nam . Tài khoản ngoại tệ : 36111000806 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vốn kinh doanh : 41.202 triệu đồng . Trong đó : + Vốn cố Định : 4.362 triệu đồng . + Vốn lưu động : 36.840 triệu đồng . Theo nguồn vốn : Ngân sách nhà nước cấp : 33.851 triệu đồng . Doanh nghiệp tự bổ sung : 7. 351 triệu đồng . Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức doanh nghiệp hạch toán độc lập . Sự hình thành và phát triển của Công ty gắn liền với sự phát triển của ngành kinh tế kỹ thuật dược và yêu cầu của nền kinh tế quốc dân .Trong những năm 1960, Công ty có tên gọi là Quốc doanh Dược phẩm I , có nhiệm vụ cung cấp thuốc chữa bệnh cho các bệnh viện trung ương ở miền Bắc và chi viện đắc lực cho chiến trường miền Nam . Ngày 19/04/1971 công ty được chính thức thành lập với tên gọi là Công ty Dược phẩm cấp I trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp dược Việt nam – Bộ y tế. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhiệm vụ của công ty là cung cấp và phân phối thuốc chữa bệnh và nguyên liệu làm thuốc cho các bệnh viện trung ương, các xí nghiệp dược phẩm trung ương, các xí nghiệp dược từ các tỉnh Thừa thiên –Huế trở ra và cho Cục quân y, Cục y tế Bộ nội vụ . Trong thời kỳ bao cấp, nhiệm vụ chủ yếu của công ty là dự trữ và phân phối thuốc chữa bệnh cho nhân dân . Năm 1988, Công ty Dược phẩm cấp I đổi tên thành Công ty Dược phẩm trung ương I thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam – Bộ y tế. Đến năm 1993 căn cứ vào quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 338/HĐBT ngày 07/05/1992 của Hội đồng Bộ trưởng; căn cứ vào thông báo số 108/TB ngày 09/04/1993 của Văn phòng Chính phủ về việc đồng ý cho phép thành lập lại các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ y tế và như vậy Công ty dược phẩm tw I trở thành một doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Dược Việt nam - Bộ y tế với quyết định thành lập số 408/BYT ngày 22/04/1993, giấy phép đăng ký kinh doanh số 108263 ngày 12/05/1993, giấy phép xuất nhập khẩu số 1.19.1013/GP ngày 5/1/1993. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, nhiệm vụ của công ty không chỉ là một đơn vị mua bán đơn thuần mà nó phải mang cả hai tính chất là phục vụ và kinh doanh, vừa là một đơn vị hạch toán độc lập, có quan hệ hợp đồng kinh tế với các đơn vị, vừa giúp Bộ y tế và Tổng Công ty dược Việt Nam trong việc tổ chức và chỉ đạo mạng lưới lưu thông phân phối có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ tuyến dưới nhằm đưa thuốc đảm bảo chất lượng tới tận tay người tiêu dùng. Trong thời kỳ hiện nay, khi nền kinh tế chuyển từ tự cung tự cấp sang kinh tế thị trường trước sự cạnh tranh gay gắt của các công ty, xí nghiệp, các hãng trong và ngoài nước cùng tham gia với đủ các chủng loại mặt hàng, công ty đã và đang giữ vững uy tín của mình trên thị trường,duy trì và mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của mình : một mặt luôn đảm bảo các loại thuốc thiết yếu theo yêu cầu của Bộ y tế mặt khác phát triển lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu tất cả các nguyên liệu sản xuất thuốc, các thuốc thông thường, thuốc chuyên khoa biệt dược, bông băng gạc, dụng cụ y tế . Tuy còn gặp nhiều khó khăn song Công ty luôn là lá cờ đầu trong ngành dược ,mặc dù mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên chưa cao nhưng cũng đã ổn định và thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với Ngân sách nhà nước. 2.Chức năng nhiệm vụ của công ty: Theo điều lệ quy định thành lập doanh nghiệp,công ty có các chức năng sau: Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh,nguyên liệu,hoá chất,dụng cụ y tế thông thường và kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm khác theo qui định hiện hành của pháp luật . Nghiên cứu sản phẩm mơí kể cả nguyên liệu và thành phẩm.Các dịch vụ liên quan đến ngành y tế,hội chợ,triển lãm,thông tin,quảng cáo,trung chuyển kho bãi. Là một công ty trực thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam – Bộ Y tế, Công ty Dược Phẩm trung ương I còn phải đảm bảo những yêu cầu sau : Là một doanh nghiệp Nhà nước, với tính chất là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập nhưng Công ty vẫn phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Công ty Dược Việt Nam, nên hàng năm Công ty phải xây dựng kế hoạch kinh doanh để báo cáo Tổng công ty Dược và chịu sự giám sát của Tổng công ty . Công ty quản lý và sử dụng vốn theo đúng chế độ hiện hành, việc sử dụng vốn phải đúng mục đích trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, kinh doanh có lãi . Đăng ký sản xuất kinh doanh và sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký,chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ công ty thực hiện. Đổi mới hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý sử dụng thu nhập từ chuyển nhượng tài sản để tái đầu tư đổi mới thiết bị của công ty. Chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ, nộp ngân sách đầy đủ cho Nhà nước, đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động . Ngoài ra công ty còn phải : Tuân thủ các hợp đồng đã ký kết, đảm bảo tuyệt đối chữ tín với khách hàng và bạn hàng với hàng hoá của công ty là loại hàng hoá đặc biệt có liên quan đến sức khoẻ và tính mạng con người Nắm bắt khả năng kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng của thị trường để cải tiến tổ chức kinh doanh hợp lý nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng, đảm bảo tốt chơng trình chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, thu lợi nhuận tối đa, đảm bảo chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của ngành Dược . 3. Tổ chức . a.Về con người : Hiện nay Công ty có 258 cán bộ công nhân viên hầu hết đều tinh thông nghiệp vụ, trong đó : Chuyên khoa cấp I 11 người Thợ sửa chữa và lái xe 10 người Đại học 67 người Nhân viên hành chính 15 người Cao đẳng và Trung cấp 65 người Bảo vệ 18 người Dược tá và công nhân Dược : 72người b.Về đặc điểm bộ máy tổ chức: Công ty dược phẩm TW I có một bộ máy tổ chức như sau : Giám đốc Phó giám đốc 1 Kiêm tp kdxnk Phó giám đốc 2 Kiêm qmr HT NO 8 Phòng TCHC HT NO 9 Phòng KTKN Kho vận CH BD-MP Phân xưởng CH GB CNBG CH NLB Phó giám đốc 3 Kiêm tp kv Phòng KTTV Phòng BV KhốI CH Phòng KDXNK CN TPHCM CH N.C.T CH NK HT 19/8 Trong lịch sử phát triển của mình mặc dù đã trải qua nhiều thời kỳ biến đổi,chịu nhiều ảnh hưởng của việc chuyển sang nền kinh tế thị trường công ty vẫn không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý nhằm nâng cao công tác điều hành hoạt động. Cơ cấu tổ chức của công ty được chia thành 6 phòng ban, 1 phân xưởng ,5 cửa hàng và 3 hiệu thuốc. Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều được sự quản lý thống nhất của Ban giám đốc Công ty . Ban giám đốc bao gồm :Giám đốc và ba Phó giám đốc, chức năng – nhiệm vụ của từng lãnh đạo được qui định cụ thể như sau: Giám đốc : - Là người đại diện hợp pháp của công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật,trực tiếp phụ trách phòng TCHC,KTTV,BV. - Có trách nhiệm thành lập,thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng dựa theo các chuẩn mực của ISO 9001-2000. - Ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo ISO 9001 – 2000 và bổ nhiệm một cán bộ có năng lực làm Đại diện lãnh đạo về chất lượng. Phó giám đốc thứ nhất : - Là người giúp việc cho GĐ,chịu trách nhiệm trước GĐ về các hoạt động quản lý,điều hành kinh doanh của công ty – trực tiếp phụ trách phòng KDXNK,khối cửa hàng và chi nhánh TPHCM. Phó giám đốc thứ hai: - Là đại diện lãnh đạo về chất lượng,đồng thời là người giúp việc cho GĐ chịu trách nhiệm trước GĐ về các hoạt động quản lý chất lượng của công ty trực tiếp phụ trách phòng KTKN. Phó giám đốc thứ ba : - là người giúp việc cho GĐ chịu trách nhiệm trước GĐ về các hoạt động quản lý điều hành sản xuất,dịch vụ bao gồm việc bảo quản,tồn trữ,cấp phát,giao nhận vận chuyển hàng hoá ,đóng gói và ra lẻ- trực tiếp phụ trách phòng Kho vận, phân xưởng ra lẻ. Giúp việc cho Ban giám đốc là các phòng ban chức năng. Các phòng ban được tổ chức gọn nhẹ,đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra thông suốt.Nhiệm vụ chung của các phòng ban là chấp hành và kiểm tra việc chấp hành các chính sách của Nhà nước của công ty và các mệnh lệnh chỉ thị của Ban giám đốc,tham gia đề xuất với Ban giám đốc những chủ trương biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý ,giải quyết khó khăn vướng mắc của công ty theo trách nhiệm quỳên hạn của từng phòng ban ,phục vụ đắc lực cho các cửa hàng kinh doanh.Tuy nhiên mỗi phòng ban ,tuỳ thuộc chức năng đảm nhiệm còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau,cụ thể: Phòng Hành chính - Tổ chức : - có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp lao động trong công ty về số lượng, trình độ nghiệp vụ, tay nghề, làm kế hoạch tiền lương, làm công tác chế độ, công tác đào tạo, kế hoạch mua sắm trang bị máy móc thiết bị văn phòng cho hoạt động của các phòng ban. Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu : tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong công tác định hướng kinh doanh cũng như định hướng khách hàng, trực tiếp triển khai tổ chức các hoạt động kinh doanh theo kế hoạch và mục tiêu đã đề ra. Lập kế hoạch,mục tiêu kinh doanh. tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh : mua hàng (nhập khẩu ,mua trong nước) và bán hàng khai thác các dịch vụ khác như quản lý hàng các chương trình AIDS,DSSK,DTQG, chống dịch,bão lụt…,nhập hàng uỷ thác. làm các công tác khác khi cơ quan cấp trên và lãnh đạo công ty yêu cầu. Phòng Kỹ thuật kiểm nghiệm : Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý,đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như hoạch định hệ thống quản lý chất lượng đổng thời tổ chức._. thực hiện các hoạt động kiểm nghiệm và quản lý chất lượng sản phẩm theo các kế hoạch và mục tiêu chất lượng đã đề ra. Theo dõi, kiểm tra chất lượng hàng hoá , kiểm nghiệm hàng nhập, hàng xuất đảm bảo chất lượng thuốc đúng quy định của Bộ Y tế Tổ chức công tác bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn lao động. Phòng Kế toán tài vụ : Tổ chức quản lý công tác tài chính giá cả và hạch toán bao gồm hạch toán các nhiệm vụ kế toán nhằm góp phần bảo toàn và phát triển vốn sản xuất, giám sát đầy đủ, kịp thời và chính xác mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty, chấp hành nghiêm pháp lệnh thống kê, kế toán và tài chính của Nhà nước . Phòng Kho vận :Được chia làm 2 tổ : +Tổ điều vận : Có nhiệm vụ điều động phương tiện vận chuyển, giao nhận hàng hoá khi có kế hoạch và hợp đồng của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu . +Tổ kho : quản lý bảo quản và xuất nhập hàng hoá theo đúng quy định của Công ty. Phòng bảo vệ : - tổ chức lực lượng bảo vệ ngày đêm, bảo đảm an toàn cho công ty, tổ chức lực lượng tự vệ, phòng cháy và chữa cháy . Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh : - Hoạt động thay mặt Công ty tại khu vực thị trường phía nam : Phát triển thị trường , mối quan hệ với các doanh nghiệp và thương nhân, tìm kiếm các đối tác đầu tư .Tổ chức các hoạt động về thông tin kinh tế, thông tin ngành và Marketing phục vụ cho kinh doanh của toàn Công ty . Các cửa hàng,hiệu thuốc: - Có nhiệm vụ giới thiệu và bán lẻ sản phẩm, và cũng có thể tự khai thác nguồn hàng để phục vụ nhu cầu đa dạng của nhân dân . Phân xưởng sản xuất : - Làm nhiệm vụ ra lẻ và sản xuất một số mặt hàng bổ sung cho kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên . 4. Đặc điểm kinh doanh của Công ty . Công ty Dược Phẩm trung ương I là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, hoạt động ở thị trường dược phẩm, được phép xuất nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh về hàng hoá trong ngành Dược của các xí nghiệp, các hãng trong và ngoài nước ( theo quy định của Bộ y tế ), cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hoặc hoá chất xét nghiệm, bông băng gạc y tế, dụng cụ y tế và mỹ phẩm cho các công ty, xí nghiệp dược và bệnh viện trung ương cũng như địa phương . Bên cạnh đó, công ty cũng đa dạng hóa kinh doanh bằng các lọai hình dịch vụ khác, như: Nhập uỷ thác cho các đơn vị khác, trúng thầu trong một số chương trình y tế cộng đồng của Bộ Y tế ( Chương trình phòng chống sốt rét, chương trình Dân số kế hoạch hoá gia đình, chương trình y tế của quỹ UNFA, chương trình phòng chống AIDS và dự trữ quốc gia ). Ngoài ra, Công ty còn có xưởng sản xuất – gia công hàng hoá phục vụ cho nhu cầu về hàng hoá trong nước, đáp ứng một phần nào đó về sản phẩm quốc nội . 5. Sản phẩm của công ty . Sản phẩm mà Công ty Dược Phẩm trung ương I kinh doanh chính là các sản phẩm của ngành y tế . Đây là một loại hàng hoá tiêu thụ đặc biệt, đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh của con người, vì thế nó là một sản phẩm lành mạnh bơỉ nó luôn mang lại lợi nhuận cao ngay cả khi nền kinh tế suy thoái.Người tiêu dùng sản phẩm này là những bệnh nhân- họ chấp nhận bất cứ giá nào đưa ra từ phía người bán (trong khả năng chi trả của họ) miễn là khỏi bệnh. Năm 1993, doanh số tiêu thụ thuốc trên thế giới là gần 2,27 tỷ và hàng năm tăng khoảng 5%. ở nước ta năm 1992, theo Bộ y tế thì tỷ lệ lợi nhuận / tổng vốn của sản phẩm là 19%. Song cũng do tính chất xã hội sâu sắc mà các hoạt động kinh doanh của sản phẩm này đều chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước .Hai nét đặc thù này cũng ảnh hưởng rất sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Hơn nữa, đây là một mặt hàng đặc biệt nhạy cảm với sự tiến bộ của khoa học công nghệ trong sản xuất cũng như sử dụng, đòi hỏi các biện pháp kinh doanh mềm dẻo và linh hoạt . Hiện nay, Công ty Dược Phẩm TW I kinh doanh khoảng hơn 4000 mặt hàng theo danh mục thuốc thông thường, thuốc thiết yếu và các thuốc chuyên khoa, biệt dược - thuộc rất nhiều chủng loại như thuốc độc bảng A, B, thuốc kháng sinh, vitamin, nội tiết, tiêu hoá - được chia thành hai nhóm chính : nguyên liệu ( chủ yếu là nhập ngoại ) chiếm khoảng 40% doanh số bán, còn lại là thành phẩm dược được nhập cả ở các xí nghiệp trong và ngoài nước với các xuất xứ rất đa dạng của các nhà sản xuất trong và ngoài nước . Các sản phẩm này luôn có một yêu cầu rất nghiêm ngặt về chất lượng cũng như bảo quản .Về góc độ cạnh tranh sản phẩm của công ty luôn có uy tín trên thị trường nhờ phần cấu thành vô hình là chất lượng đó là việc đảm bảo chặt chẽ các yêu cầu về chất lượng trong mọi khâu của quá trình lưu thông hàng hoá từ nguồn hàng, nhập hàng, tất cả đều phải qua một hệ thống kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt và chính xác, cho nên sản phẩm của công ty hầu như không vi phạm vào các nguyên tắc chất lượng cũng như các qui chế dược chính của Bộ y tế và được bạn hàng tín nhiệm . Chất lượng hàng hoá luôn là mục tiêu hàng đầu của công ty cũng chính là thế mạnh của công ty trên thị trường cạnh tranh ,thế mạnh này có truyền thống từ khi mới thành lập ngày càng được bảo tồn và phát triển hoàn thiện hơn qua việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 và việc xây dựng trang bị một hệ thống kho tàng nhà lạnh có tiêu chuẩn cao và các loại máy móc thiết bị kiểm tra chất lượng hiện đại đảm bảo hàng hoá đạt yêu cầu của ASEAN về thực hành tốt bảo quản thuốc GSP. 6. Môi trường kinh doanh của công ty Công ty Dược Phẩm TW I là đơn vị kinh doanh sản xuất rất nhiều chủng loại hàng hoá về dược phẩm và do đó cũng có rất nhiều bạn hàng là mạng lưới phân phối hoạt động rộng khắp và có hiệu quả. Vì thế vấn đề uy tín chất lượng được đặt lên hàng đầu nhưng song song với nó là kết quả kinh doanh là lợi nhuận đem lại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên hàng hoá của công ty không phải là sản phẩm bình thường mà là một loại hàng hoá đặc biệt nên cũng được quản lý trong một môi trường đặc biệt.Việc sản xuất và buôn bán dược phẩm chịu sự quản lý chặt chẽ từ phía nhà nước cũng như các tổ chức trong và ngoài nước .Mọi sản phẩm trước khi đưa ra thị trường đều được kiểm tra, kiểm soát và thử nghịêm kỹ càng và được sự cho phép lưu hành của Bộ y tế. Do chính sách mở cửa,ngành Dược đã có bước nhảy vọt và những thay đổi đáng kể : Ngoài các doanh nghiệp Nhà nước các loại hình doanh nghiệp tư nhân đã dần hình thành và phát triển mạnh. Hiện nay cả nước đã có tới 400 công ty sản xuất và kinh doanh dược phẩm gồm cả các liên doanh và 100% vốn nước ngoài ;có tới 4500 nhà thuốc tư nhân trong đó 3100 nhà thuốc tập trung ở các thành phố lớn.Như vậy ngoài số lượng thuốc sản xuất trong nước ,thị trường dược phẩm còn có một số lượng không nhỏ hàng nhập ngoại tạo ra một thị trường đa dạng phong phú các mặt hàng với đủ các chủng loại và giá cả khác nhau. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay thật vô cùng khó khăn, sự cạnh tranh về sản phẩm được diễn ra mạnh mẽ ở thị trường dược phẩm mới mẻ này . Trong cơ chế mở cửa và đa dạng hoá các thành phần kinh tế thì Công ty Dược Phẩm TW I không khỏi có những khó khăn khi các hãng thuốc nước ngoài ồ ạt thâm nhập vào thị trườngViệt Nam, các công ty trách nhiệm hữu hạn và nhà thuốc tư nhân trong nước mọc nên như nấm . Thị trường cạnh tranh ở đây là cạnh tranh hỗn hợp với sự ra mặt không rõ ràng của các hãng lớn, sự tranh đua thị phần ở các hãng vừa và nhỏ . Nhìn chung, ưu thế cạnh tranh không phụ thuộc về một doanh nghiệp cụ thể nào và mỗi công ty phải phát huy hết khả năng của mình . Vấn đề cạnh tranh xảy ra ở nhiều lĩnh vực : Chất lượng thuốc : Khi so sánh với các sản phẩm của hãng nước ngoài Giá cả : Do các công ty trách nhiệm hữu hạn được phép xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác, sẽ không tránh khỏi hiện tượng trốn thuế nhập lậu . Vì vậy mà giá cả của họ thấp . Kinh doanh tiếp thị : Do đội ngũ kinh doanh và tiếp thị của Công ty còn non trẻ, chưa được phát triển toàn diện. Vì vậy, vấn đề kinh doanh quảng cáo còn hạn chế hơn so với các hãng nước ngoài . Hiện nay, việc tiếp thị của các hãng đang diễn ra rầm rộ nhất là ở khối bệnh viện – khách hàng truyền thống của Công ty . Thị phần : Trong thời kỳ bao cấp, Công ty dược phẩm TW I chiếm vị trí độc tôn trong việc phân phối dược phẩm cho một địa bàn rộng lớn thông qua các Công ty duợc phẩm TW II, nhưng ngày nay các Công ty này cũng được tự do kinh doanh .Vì vậy, thị phần của doang nghiệp giảm dần . Tuy nhiên, Công ty vẫn là một đơn vị kinh doanh uy tín có chất lượng . Đây là một vấn đề quan trọng trong chiến lược kinh doanh của công ty . Dược phẩm là một sản phẩm đặc biệt mang tính nhân đạo sâu sắc nên hoạt động kinh doanh sản phẩm này luôn ràng buộc bởi hệ thống qui chế nghiêm ngặt của Nhà nước, nhất là đối với một doanh nghiệp Nhà nước như Công ty dược phẩm TW I . Song Công ty dược phẩm TW I luôn là một đơn vị đi đầu của nghành trong việc thực hiện tốt các qui định của Nhà nước . Chất lượng sản phẩm của Công ty đã có uy tín nhiều năm trên thị trường và trở thành lợi thế cạnh tranh lợi hại của Công ty . Tuy nhiên hiện nay, do hệ thống qui chế dược chưa được hoàn thiện, việc kiểm tra còn lỏng lẻo , kỷ cương pháp luật trong kinh doanh và qui chế nghành dược chưa được thực hiện nghiêm túc nên xảy ra nhiều cạnh tranh không lành mạnh ở khối tư nhân như : hiện tượng thuốc giả thuốc thật, thuốc kém phẩm chất vẫn được lưu hành trên thị trường dẫn đến cùng một loại hàng song nhiều loaị giá . Mặt khác, do chạy theo lợi nhuận, các doanh nghiệp cùng lao vào kinh doanh một mặt hàng có nhiều lãi, bỏ qua một số mặt hàng, khiến thị trường vừa thiếu, vừa không ổn định . Như vậy ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty . Xét về góc độ cung cầu :Thị trường thuốc luôn có hiện tượng cung lớn hơn cầu, trong đó hàng ngoại chiếm hơn 60% thị trường . Nghĩa là cung về hàng nội chiếm chưa đến 40% . Nhu cầu nhập nguyên liệu về sản xuất trong nước cũng nhỏ . Do đó, việc thu hút khách hàng là điểm mấu chốt trong việc tăng doanh số và lợi nhuận cho Công ty bằng các dịch vụ sau bán hàng như : vận chuyển, bảo hành, chất lượng . Để thích ứng với thị trường dược, nguồn hàng của Công ty chủ yếu là nguồn nhập chiếm khoảng 70% từ 15 hãng có uy tín như: Roche, Sanofi (Pháp) , Novatis (Thụy Sĩ), Gedeon Richter (Hungari) , Rotex( Đức),EBEWE(Aó), Choongwae(Hàn Quốc ) - Nguồn nhập trong nước chiếm khoảng 30% từ khoảng 10 xí nghiệp sản xuất trong nước , trong đó đa số là là từ các xí nghiệp dược phẩm trung ương như xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I, Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II, Xí nghiệp dược phẩm 24, Còn hàng trôi nổi chỉ chiếm 1%, chủ yếu là đáp ứng nhu cầu đơn lẻ của khách hàng Nhìn chung, nguồn hàng của Công ty tương đối ổn định và đảm bảo chất lượng từ nhiều năm nay, để đáp ứng nhu cầu thị trường tất cả các nguồn đều được mua theo hợp đồng quý, hoặc đơn hàng có trước ( trừ nguồn hàng trôi nổi ) . Công ty có khai thác thêm nguồn mới nhập ngoại nhưng tỷ trọng chưa đáng kể. Song ,nguồn hàng trong nước đang xuất hiện những tiềm năng to lớn do sự phát triển của nghành kỹ thuật dược trong nước và chính sách khuyến khích của Nhà nước. Công ty cũng có những quan hệ kinh doanh tốt để duy trì nguồn hàng truyền thống này . 7.Đặc điểm khách hàng của công ty: Cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác,khách hàng của công ty chủ yếu là các doanh nghiệp, những ngừơi bán sỉ và bán lẻ.Theo tính chất hoạt động có thể chia khách hàng thành một số nhóm sau: Các doanh nghiệp Nhà nước : gồm 31 công ty dược của 31 tỉnh thành ( chủ yếu từ Huế trở ra) .Đây là các khách hàng truyền thống của công ty – trước đây là hệ thống phân phối cấp dưới của công ty từ thời bao cấp.Nhu cầu về thuốc ở các nơi này chủ yếu là các mặt hàng sản xuất trong nước nằm trong danh mục thuốc thiết yếu truyền thống của công ty.Đây là những đơn vị kinh doanh có uy tín trên thị trường với một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp gồm hệ thống các hiệu thuốc ,các đại lý, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm.Vì thế nhu cầu khối lượng hàng hoá của họ là rất lớn nhưng đòi hỏi rất cao về giá cả và chất lượng mà thường nợ nhiều.Để đáp ứng được các yêu cầu của nhóm khách hàng công ty đã có những chính sách cụ thể với từng đơn vị nhằm phát huy tối đa khả năng kinh doanh và phục vụ của mình. Các xí nghiệp dược phẩm trung ương: Chuyên mua nguyên liệu dược của công ty để sản xuất thuốc nhiều năm.Đây là những khách hàng quan trọng vì họ tiêu thụ hơn 60% giá trị hàng bán của công ty .Hiện nay,do các xí nghiệp này được phép kinh doanh nên đây đồng thời cũng là các đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường hàng nội. Các Bệnh viện TW và một số bệnh viện tuyến tỉnh thành: Cùng với các Công ty và các xí nghiệp dược đều là các khách hàng truyền thống của công ty nhiều năm.Song hiện nay,do tính chất chữa bệnh và điều trị bệnh nhân theo các chuyên ngành sâu nên yêu cầu về sự đa dạng và tính chuyên môn cao hơn rất nhiều,đòi hỏi lượng cung đa dạng cả về số lượng và chủng loại các biệt dược mới (chủ yếu là hàng ngoại).Đây cũng chính là thị phần phải cạnh tranh khốc liệt của công ty với các hãng dược phẩm nước ngoài mặc dù giá cả đắt hơn hàng nội nhiều. Các công ty trách nhiệm hữu hạn, các nhà thuốc tư nhân, các công ty cổ phần : Đây là khách hàng tương đối mới của công ty- số lượng ngày càng tăng – thuộc nhóm khách hàng mục tiêu nhưng cũng là những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của công ty vì tính linh hoạt cả về chiến lược kinh doanh cả về giá cả.Việc tiêu thụ thuốc của nhóm khách hàng này chính là đầu ra của các nhà phân phồi dược phẩm nói chung cũng như của công ty nói riêng .Nhưng hiện nay Việt nam chưa có qui định về giá thuốc rõ ràng cho từng khu vực kinh doanh nên sự chênh lệch giữa giá bán lẻ và bán buôn tương đối lớn nhất là đối với hàng ngoại. Vì vậy với một số lượng lớn nhu cầu của người dân ở các vùng sâu vùng xa và các tầng lớp nhân dân có thu nhập thấp chưa được đáp ứng tối đa. 8.Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm : 2000-2002: a). Những thành tích Công ty đã làm được : - Do Công ty nằm ở khu vực ứng lụt mỗi khi mùa mưa tới nên Công ty đã đầu tư xây dựng nhiều nhà kho 2,3 tầng để phòng khi có mưa bão sẽ chuyển hàng hoá lên nhằm mục đích bảo quản. Hơn nữa trong nhà kho chứa hàng hoá Công ty đều lắp máy lạnh, máy hút ẩm ,hệ thống báo cháy nổ ....Chính nhờ vậy mà hàng hoá của Công ty luôn được đảm bảo về chất lượng.Các kho này đều đạt tiêu chuẩn ASEAN về thực hành tốt bảo quản thuốc GSP, được cấp giấy chứng nhận của Cục Quản lý Dược. - Trong các cửa hàng,hiệu thuốc Công ty trang bị đầy đủ mọi tiệt nghi như : máy điều hoà, máy điện thoại, máy hút bụi, tủ trưng bầy hàng hoá, hệ thống báo động. Do đó công tác quản lý hàng hoá cũng như công tác phục vụ khách hàng luôn luôn đạt hiệu quả cao. - Khách hàng đến với Công ty luôn luôn được phục vụ tận tình chu đáo. Công ty có đội ngũ bốc vác khỏe mạnh, có đạo đức và hệ thống phương tiện vận chuyển hiện đại như xe chở hàng nhỏ có thể vào tận kho nhận hàng tới tận địa điểm giao nhận hàng. Nhờ vậy mà khách hàng không bị mất nhều thời gian chờ đợi hay gặp khó khăn khi mua hàng. - Để tăng cường công tác quản lý, thúc đẩy công tác kinh doanh, làm tốt công tác hạch toán kế toán, Công ty đã áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin vào toàn bộ hệ thống công việc, nối mạng tất cả các phòng ban: từ phòng kinh doanh,phòng kế toán,phòng kho vận ,phòng kỹ thuật kiểm nghiệm cho đến phòng bảo vệ giúp cho hoạt động của công ty được thực hiện một cách nhanh chóng ,chính xác theo kịp bước tiến của thời đại. - Công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng I SO 9001-2000 trong mọi bộ phận trong tất cả các phòng ban nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công việc đồng thời nâng cao uy tín của mình trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Ngoài ra Công ty luôn kinh doanh những hàng hoá có chất lượng tốt hợp thị hiếu, bán được nhanh, nên đã giảm được khoản chi phí bảo quản hao hụt. Sau đây là những số liệu cụ thể về tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm 2000-2002 b) Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm 2000- 2002 Hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2000-2002 được tóm tắt qua các thông số trong 2 bảng : Bảng 1, Bảng 2 và qua một số phân tích đánh giá dưới đây: Bảng 1 : Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2000-2002 Đơn vị tính : 1.000đồng stt Các chỉ tiêu 2000 2001 2002 Tổng doanh thu 440.867.310 520.199.823 586.206.519. 1 Doanh thu thuần 437.335.043 519.554.130 584.524.612 2 Giá vốn hàng bán 411.265.484 486.394.807 549.860.275 3 Lãi gộp 26.069.558 33.159.323 34.664.337 4 Chi phí bán hàng 15.665.535 18.335.594 19.608.058 5 Chi phí qldn 2.120.239 2.573.845 3.093.796 6 TN trước thuế 3.902.863 4.487.130 4.709.475 7 Thuế TN phải nộp 1.248.916 1.435.881 1.507.032 8 Thuế vốn phải nộp 1.851.510 563.598 9 TN sau thuế 802.436 2.487.649 3.202.443 Bảng 2: Bảng cân đối kế toán trong 3 năm 2000-2002: Đơn vị tính : 1.000đồng Các chỉ tiêu 2000 2001 2002 A – tài sản I- TSLĐ 123.873.296 146.575.207 169.382.818 1- Tiền mặt,tiền gửi NH,tiền đang chuyển 13.750.934 8.669.865 12.815.352 2- các khoản phải thu 51.527.103 56.375.342 53.271.649 3- hàng tồn kho 55.767.280 79.185.643 101.185.656 4- tài sản lưu động khác 2.827.977 2.344.356 2.110.160 II- TSCĐ và Đầu tư dài hạn 7.498.079 11.287.802 11.187.988 1- tài sản cố định 6.016.313 9.670.016 9.808.522 - Nguyên giá 11.826.553 17.002.595 19.499.061 - Khấu hao TSCĐ 5.810.239 7.332.579 9.690.538 2- Đầu tư tài chính dài hạn 1.379.466 1.379.466 1.379.466 3- chi phí XDCB dở dang 102.299 238.320 Tổng tài sản 131.371.376 157.863.010 180.570.806 B –nguồn vốn I- Nợ phải trả 87.572.889 112.056.061 132.003.127 1-Nợ ngắn hạn 87.189.034 109.379.061 132.003.127 2- Nợ dài hạn 383.855 2.676.999 II- Vốn chủ sở hữu 43.798.486 45.806.949 48.567.678 1- Nguồn vốn - quỹ 43.278.909 44.322.937 46.403.872 2- Nguồn kinh phí 519.577 1.484.011 2.163.806 Tổng nguồn vốn 131.371.376 157.863.010 180.570.806 * Đánh giá khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian trong báo cáo kết quả kinh doanh . Các chỉ tiêu tài chính trung gian được tính toán trong bảng 3 : Bảng 3: (Đơn vị tính : 1.000đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2001/2000 Năm 2002/2001 Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng 1.Doanh thu thuần 437.335.043 100% 519.554.130 100% 584.524.612 100% 82.219.087 19% 64.970.482 12,5% - Gía vốn hàng bán 411.265.484 94% 486.394.807 93,6% 549.860.275 94% 75.129.323 18,3% 63.465.468 13% 2. Lãi gộp 26.069.558 6% 33.159.323 6,4% 34.664.337 5,9% 7.089.765 27,2% 1.505.014 4,5% - Chi phí bán hàng 15.665.535 3,6% 18.335.594 3,5% 19.608.058 3,4% 2.670.059 17% 1.272.464 6,9% - Chi phí quản lý 2.120.239 0,48% 2.573.845 0,5% 3.093.796 0,53% 453.606 21,4% 519.951 20,2% 3. Lãi KD trước thuế 3.902.863 0,89% 4.487.130 0,86% 4.709.475 0,81% 584.267 15% 222.345 5% -Thuế vốn phải nộp 1.851.510 0,42% 563.598 0,11% 0 0 1.287.912 -30% 4. Lãi sau thuế (lãi ròng) 802.436 0,18% 2.487.649 0,48% 3.202.443 0,55% 1.685.213 210% 714.794 22,3% Doanh thu hàng năm của doanh nghiệp đều tăng trên 10% đặc biệt tăng cao trong năm 2001 là 19% ,công ty cần tiếp tục phát huy. Gía vốn hàng bán khá ổn định về số tương đối nhưng lại tăng theo số tuyệt đối tương ứng với tỷ lệ tăng số tuyệt đối của doanh thu ,như vậy là chưa có sự thay đổi trong việc thực hiện các giải pháp tiết kiệm các loại chi phí. Lãi trước thuế có chiều hướng giảm về số tương đối nhưng lại tăng về số tuyệt đối ,năm 2001 tăng 584 267 000 đồng (15%) , năm 2002 tăng 222 345 000 đồng (5%) .Nhưng lãi sau thuế có chiều hướng tăng mạnh cả về số tuyệt đối và số tương đối ,đặc biệt có sự “ thăng hoa”ở năm 2001,một con số kỷ lục : tăng 1685 213 000 đồng (210%) so với năm 2000, năm 2002 tăng 22,3% so với năm 2001 và tăng 89% so với năm 2000.Sở dĩ có sự khác nhau về xu hướng phát triển của 2 loại lãi này là do sự giảm mạnh của thuế vốn phải nộp năm 2001 giảm 30% ,năm 2002 hoàn toàn không phải nộp thuế vốn. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý chiếm tỷ lệ không nhỏ trong lãi gộp của công ty,mặc dù chi phí bán hàng đã có chiều hướng giảm về số tương đối ( song vẫn tăng về số tuyệt đối năm 2001 tăng 2 670 590 000 đồng = 17%,năm 2002 tăng 1 272 464 000 đồng = 6,9% ) nhưng chi phí quản lý lại có chiều hướng tăng lên rất mạnh năm 2001 tăng 21,4% so với năm 2000, năm 2002 tăng 20,2 % so với năm 2001,tăng 24,5% so với năm 2000.Chi phí tăng một phần nữa là do từ năm 2001 công ty đưa hệ thống kho GSP vào sử dụng chi phí quản lý,chi phí tiền điện … tăng ; Từ năm 2001 thị trường ngoại hối bất ổn ,tỷ giá ngoại tệ luôn biến động nên chi phí hoạt động tài chính tăng.Tất cả ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả hoạt động của công ty - đó là điều không mong muốn .Công ty cần có những giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu những chi phí trên. * Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty trong 3 năm 2000-2002: Bảng 4: (Đơn vị tính : 1.000đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng 1.Vốn bằng tiền 5 081 069 16.1% 4 145 487 14.4% 2. Phải thu 4 848 239 15.3% 3 103 693 10.8% 3. Hàng tồn kho 23 418 363 74.2% 22 000 013 76.3% 4. TSCĐ 3 306101 10.5% 99 814 0.3% 5. Nợ ngắn hạn 22 190 027 70.3% 22 624 066 78.5% 6. Nợ dài hạn 2 293 144 7.3% 2 676 999 9.3% 7. Vốn chủ sở hữu 2 008 463 6.3% 2 994 926 10.4% Cộng 31 572 703 100% 31 572 703 100% 28 822 499 100% 28 822 499 100% - Trong năm 2001 nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 31 572 703 000 đồng tăng 24 % so với năm 2000 ,xét về mục tiêu tăng trưởng và phát triển thì kết quả này là khả quan. Trong đó, sử dụng vốn chủ yếu nằm trong hàng hoá tồn kho (74.2%) nguồn vốn chủ yếu lấy từ khoản Nợ ngắn hạn(70.3%) về lý thuyết đây là điều hoàn toàn hợp lý vì công ty là một doanh nghiệp thương mại .Một điều hợp lý trong việc sử dụng vốn là : trong năm công ty có đầu tư xây dựng mới kho GSP tăng lượng TSCĐ (10.5%) lấy từ nguồn vốn Nợ dài hạn(7.3%)và Vốn chủ sở hữu (6.3%). - Trong năm 2002 Nguồn vốn và sử dụng vốn tăng 28 822 499 000 đồng tăng 18% so với năm 2001 và tăng 22% so với năm 2000.Như vậy tỷ lệ này có tăng song lại tốc độ lại giảm so với năm trước.Cũng như năm trước vốn được sử dụng chủ yếu trong hàng tồn kho (76.3%) được lấy từ nguồn Nợ ngắn hạn (78.5%). Nguồn vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2001 là 10.4% do doanh thu tăng , lợi nhuận tăng. * Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh: - Về nhu cầu vốn lưu động thường xuyên: Bảng 5: (Đơn vị tính : 1.000đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1.Khoản phải thu 51.527.103 56.375.342 53.271.649 2. Hàng tồn kho 55.767.280 79.185.643 101.185.656 3. Nợ ngắn hạn 87.189.034 109.379.061 132.003.127 Nhu cầu VLĐ thường xuyên 20 105 349 26 181 924 22 454 178 - Về VLĐ thường xuyên: Bảng 6: (Đơn vị tính : 1.000đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1.TSCĐ 7.498.079 11.287.802 11.187.988 2. Vốn chủ sở hữu 43.798.486 45.806.949 48.567.678 3. Nợ dài hạn 383.855 2.676.999 VLĐ thường xuyên 36 684 262 37 196 146 37 379 690 - Vốn bằng tiền: Bảng 7: (Đơn vị tính : 1.000đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 VLĐ thường xuyên 36 684 262 37 196 146 37 379 690 Nhu cầu VLĐ thường xuyên 20 105 349 26 181 924 22 454 178 Vốn bằng tiền 16 578 913 11 014 222 14 925 512 Nhìn vào các bảng từ 5 đến 7 ta thấy cả VLĐ thường xuyên và nhu cầu VLĐ thường xuyên đều dương chứng tỏ toàn bộ TSCĐ của công ty được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn .Tình hình tài chính như vậy là khá tốt. * Về kết cấu tài sản và nguồn vốn được thể hiện trong bảng 8: Nhìn vào những số liệu trong bảng ta thấy : - Về tài sản, tỷ trọng TSLĐ chiếm trên 90 % và khá ổn định .Tuy nhiên chiếm phần lớn trong TSLĐ đứng đầu là hàng tồn kho,tiếp đến là khoản phải thu .Hàng tồn kho năm 2001 tăng 42% so với năm 2000 ; năm 2002 tăng 27,3% so với năm 2001.Khoản phải thu chiếm tỷ lệ khá cao trong TSLĐ nhưng có xu hướng giảm dần: năm 2000 là 39,2% ,năm 2001 là 35,7% và năm 2002 là 29,5% ;năm 2001 tăng 9,4% so với năm 2000 nhưng đó chỉ là tăng về số tuyệt đối còn số tương đối lại giảm , năm 2002 giảm 5,5% so với năm 2001 - đó là những dấu hiệu đáng mừng nhưng vẫn cần phải quan tâm hơn nữa đối với công tác quản lý công nợ của công ty nhằm giảm tỷ lệ này xuống thấp hơn nữa để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . Bảng 8: (Đơn vị tính : 1.000đồng) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2001/2000 Năm 2002/2001 Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng A.Tài sản I. TSLĐ 123.873.296 94,3% 146.575.207 92,8% 169.382.818 93,8% 22.701.911 18,3% 22.807.611 15,6% 1. Vốn bằng tiền 13.750.934 8.669.865 12.815.352 2. Phải thu 51.527.103 39,2% 56.375.342 35,7% 53.271.649 29,5% 4.848.239 9,4% - 3.103.693 -5,5% 3. Hàng tồn kho 55.767.280 42,5% 79.185.643 50,2% 101.185.656 56% 23.418.363 42% 22.000.013 27,8% 4. TSLĐ khác 2.827.977 2.344.356 2.110.160 II - TSCĐ 7.498.079 5,7% 11.287.802 7,2% 11.187.988 6,2% 3.789.723 50,5% - 99.814 - 0,9% Cộng tài sản 131.371.376 100% 157.863.010 100% 180.570.806 100% B. Nguồn vốn I – Nợ phải trả 87.572.889 66,7% 112.056.061 71% 132.003.127 73,1% 24.483.172 28% 19.947.066 17,8% 1. Nợ ngắn hạn 87.189.034 66,4% 109.379.061 69,3% 132.003.127 73,1% 22.190.027 25,5% 22.624.066 20,7% 2. Nợ dài hạn 383.855 2.676.999 0 II- Vốn chủ sở hữu 43.798.486 33,3% 45.806.949 29% 48.567.678 26,9% 2.008.463 4,6% 2.760.729 6% Cộng nguồn vốn 131.371.376 100% 157.863.010 100% 180.570.806 100% - Về nguồn vốn: Tỷ lệ Nợ phải trả tăng dần, năm 2001 tăng 28% so với năm 2000, năm 2002 tăng 17,8% so với năm 2001.Trong đó Nợ dài hạn là không đáng kể phần lớn là nợ ngắn hạn .Điều này là hợp lý bởi đây là doanh nghiệp kinh doanh thương mại – hoạt động chính là mua bán trao đổi hàng hoá không sản xuất nên TSCĐ là không đáng kể,nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu trong nguồn vốn để tài trợ cho TSLĐ. Như vậy từ các kết quả trên cho thấy tình hình tài chính của Công ty Dược phẩm TW I trong 3 năm gần đây cho ta thấy tiềm năng kinh doanh của Công ty là rất lớn, tuy còn có một số điểm cần xem xét lại như điều chỉnh cân đối giữa lượng hàng hoá mua và bán để sao cho lượng hàng dự trữ không quá lớn ,tránh tình trạng ứ đọng vốn ; chính sách tín dụng cần được thay đổi theo hướng nâng cao khả năng thanh toán.. .Trong quá trình kinh doanh, Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà Nước và cùng với việc mở rộng quy mô kinh doanh thì đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng được cải thiện. II- thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dược phẩm tw I: 1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động : a) Hiệu quả sử dụng VLĐ : Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của một đồng VLĐ bỏ vào kinh doanh, chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt. Doanh nghiệp thành đạt hay không được thể hiện ở kết quả hoạt động của mình,trước hết ta hãy xem xét việc sử dụng VLĐ của công ty thông qua số liệu trong bảng 9. Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty trong 3 năm 2000-2002 có xu hướng tăng lên : năm 2000 là 0,73% ,năm 2001 là 1,84% (tăng 152,05% so với năm 2000) , năm 2002 là 2,03% ( tăng 10,33% so với năm 2001).Đây là điều rất tốt công ty cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới. Điều này có thể được cụ thể hơn khi ta đưa ra ví dụ nếu năm 2000 ta bỏ ra 10 000 đồng VLĐ ta sẽ thu được lợi nhuận là 73 đồng ,năm 2001 cùng với lượng tiền như vậy ta thu được lợi nhuận là 184 đồng ,tăng 152,02% về số tương đối và 111 đơn vị về số tuyệt đối .Tương tự năm 2002 sẽ thu được lợi nhuận là 203 đồng khi bỏ ra 10000 đồng VLĐ,tăng 178,08% về số tương đối và 130 đơn vị về số tuyệt đôí (so với năm 2000). Tuy nhiên để thấy rõ vốn lưu động được sử dụng có hiệu quả ra sao, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động như thế nào, chúng ta cần đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng về nhiều mặt khác nhau. Bảng 9 : Hiệu quả sử dụng VLĐ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2001/2000 Năm 2002/2001 Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Doanh thu thuần (1.000đồng) 437.335.043 519.554.130 584.524.612 82.219.087 19% 64.970.482 12,5% VLĐ bình quân (1.000đồng) 110.140.847 135.270.991 158.028.658 25.130.144 22,8% 22.757.667 16,8% Lãi sau thuế (lãi ròng)(1000đồng) 802.436 2.487.649 3.202.443 1.685.213 210% 714.794 22,3% Hiệu quả sử dụng VLĐ 0,73% 1,84% 2,03% 1,11 152,05% 0,19 10,33% Mức đảm nhiệm VLĐ 25,18% 26,04% 27,04% 0,86 1,00 b) Tốc độ chu chuyển vốn lưu động: “Tốc độ chu chuyển vốn lưu động “ đó là một chỉ tiêu chất lượng, nó phản ánh trình độ sử dụng vốn lưu động của Công ty .Chu chuyển được một vòng tức là khi vốn lưu động trở về hình thái đầu của nó như vậy tốc độ chu chuyển vốn nhanh hay chậm được thể hiện ở số vòng quay của vốn lưu động trong một thời gian nhất định được nhiều hay ít. Số vòng quay càng lớn thì hiệu quả càng cao và ngược lại. Bảng 10: Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động : Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2001/2000 Năm 2002/2001 Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Tổng doanh thu (1.000đồng) 440.867.310 520.199.823 586.206.519. 79.332.513 18% 66.000.000 12,7% Doanh thu thuần (1.000đồng) 437.335.043 519.554.130 584.524.612 82.219.087 19% 64.970.482 12,5% VLĐ bình quân (1.000đồng) 110.140.847 135.270.991 158.028.658 25.130.144 22,8% 22.757.667 16,8% Vòng chu chuyển VLĐ ( Vòng/năm ) 3,97 3,84 3,71 -0,13 - 3,30% -0,13 - 3,65% Kỳ chu chuyển VLĐ ( ngày/vòng ) 91 94 97 - 3 - 3,30% - 3 3,2% Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng và phát triển của công ty, qua bảng 10 ta thấy hàng năm công ty mở rộng kinh doanh thêm doanh số về giá bán cũng như lợi nhuận,công ty đã tăng thêm lượng vốn lưu động phục vụ cho quá trình kinh doanh. Cụ thể VLĐ bình quân năm 2001 tăng 25 130 144 000 đồng so với nă._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9392.doc
Tài liệu liên quan