Nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH 1 - 9 Hà Tĩnh

lời nói đầu Vốn là tiền đề của sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn gắn liền và phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh , khi hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, để tồn tại được trong môi trường cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác, các công ty TNHH phải đối mặt với nhiều khó khăn và phải vượt qua nhiều thử thách, trong đó là phương thức tạo vốn và đổi mới cơ chế quản lý vốn để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được . Việc giải quyết hai vấ

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH 1 - 9 Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đề trên thực chất là đi tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thích ứng vơí loại hình doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường như hiện nay. Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH 1-9 Hà Tĩnh, được sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo hưỡng dẫn, phòng kế toán và ban lãnh đạo Công ty, em đã từng bước làm quen và vận dụng lý luận vào thực tiến .Với ý nghĩa và tầm quan trọng của vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng, em đã nghiên cứu và hoàn thành luận văn với đề tài: : "Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty tnhh 1-9 Hà Tĩnh " Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung luận văn này được chia thành ba phần: Phần I. Những vấn đề Lý luận cơ bản về Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp Phần II. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH 1-9 Hà Tĩnh Phần III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH 1-9 Hà Tĩnh phần I những vấn đề Lý luận cơ bản về Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp Những vấn đề chung về vốn lưu động: khái niệm vốn lưu động Doanh nghiệp là một tổ chức được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi một doanh nghiệp muốn hoạt động được thì trước hết phải có vốn. Để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các tài sản cố định, các doanh nghiệp còn cần phải có tài sản lưu động. Tài sản lưu động của doanh nghiệp thưòng gồm hai bộ phận: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu ..... và một bộ phận là những sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất. Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: sản phẩm hàng hoá chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán (nợ phải thu). Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Do vậy để hình thành nên tài sản lưu động , doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại tài sản này, số vốn đó được gọi là vốn lưu động. Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hoá qua nhiều hình thái khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất, vốn lưu động từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển hoá sang hình thái vật tư dự trữ , và tiếp tục chuyển hoá lần lượt sang hình thái sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hoá, và khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở về hình thái ban đầu là tiền. Đối với doanh nghiệp thương mại thì sự vận động của vốn lưu động nhanh hơn từ hình thái tiền chuyển hoá sang hình thái hàng hoá và lại chuyển hoá về hình thái tiền. Sự vận động của vốn lưu động như vậy được gọi là sự tuần hoàn của vốn. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục không ngừng. Vì thế , sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng diễn ra liên tục lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động. Trong qúa trình tham gia hoạt động kinh doanh , vốn lưu động chuyển hoá toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thu được tiền bán hàng. Như vậy, vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh, tài sản lưu động thay đổi hình thái không ngừng, do đó, tại một thời điểm nhất định vốn lưu động cùng tồn tại dưới các hình thức khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua. Từ những phân tích trên ta có khái niệm vốn lưu động : Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho qúa trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện liên tục, thường xuyên. Vốn lưu động chuyển giá trị của chúng vào lưu thông và từ trong lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau một chu kỳ kinh doanh. 2. Phân loại vốn lưu động Để quản lý vốn lưu động tốt cần phải phân loại vốn lưu động a. Phân loại theo hình thái biểu hiện: Theo cách này vốn lưu động có thể chia thành các loại: Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, tiền tạm ứng, các khoản đầu tư ngắn hạn Các khoản phải thu: chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hoá, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra, trong một số trường hợp mua sắm vật tư , doanh nghiệp còn phải ứng trước tiền cho người cung ứng , từ đó hình thành khoản tạm ứng. Vốn vật tư hàng hóa: trong các doanh nghiệp sản xuất , dự trữ vật tư , hàng hoá gồm: nguyên liệu, vật liệu , công cụ và dụng cụ;sản phẩm dở dang, thành phẩm... Ba loại chung này còn được gọi chung là hàng tồn kho. Trong doanh nghiệp xây lắp hàng tồn kho chủ yếu là các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, là công trình đang thi công vốn về nguyên liệu và vật liệu : là giá trị các loại vật tư dự trữ cho sản xuất mà khi tham gia vào sản xuất chúng cấu thành thực thể của sản phẩm. vốn về công cụ dụng cụ: là giá trị các công cụ , dụng cụ không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định, dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. vốn về sản phẩm dở dang: là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm trong quá trình sản xuất (đối với doanh nghiệp xây lắp vốn này là khoản chi phí bỏ ra để thi công các công trình đang thi công, chưa nghiệm thu) vốn thành phẩm: là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho. Đối với doanh nghiệp xây lắp thì vốn thành phẩm là giá trị khối lượng các công trình đã thi công xong, nghiệm thu và chờ thanh toán. vốn về chi phí trả trước: là các khoản chi phí thực tế phát sinh , nhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thể tính hết vào giá thành sản phẩm của một số kỳ tiếp theo như: chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm thời , chi phí về ván khuôn, giàn giáo phải lắp dùng trong xây dựng cơ bản.v.v... Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét , đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. b. dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành các loại chủ yếu sau: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, gồm các khoản : vốn nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ;vốn nhiên liệu , vốn phụ tùng thay thế; vốn công cụ , dụng cụ . - Vốn lưu động trong khâu sản xuất, gồm các khoản : vốn sản phẩm dở dang, vốn về chi phí trả trước. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông, gồm các khoản : vốn thành phẩm, vốn bằng tiền ; vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn ...) ; vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, và tạm ứng ...) Việc phân loại vốn lưu động theo phưong pháp này giúp cho việc xem xét đánh giá tình hình phân bố của vốn lưu động trong các khâu của quá trình chu chuyển vốn lưu động . Từ đó đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hơp nhằm tạo ra một cơ cấu vốn lưu động hợp lý và tăng được tốc độ chu chuyển của vốn lưu động. 3. Nhu cầu vốn lưu động Đối với mỗi doanh nghiệp ngoài việc phân loại VLĐ để quản lý, còn phải xác định nhu cầu VLĐ hợp lý để đảm bảo sản xuất kinh doanh không thừa, không thiếu vốn. Nhu cầu VLĐ = Mức dự trữ hàng tồn kho + Khoản phải thu của khách hàng - khoản phải trả người cung cấp Trong doanh nghiệp nhu cầu VLĐ thường chia thành hai loại: Nhu cầu VLĐ thường xuyên và nhu cầu vốn VLĐ tạm thời. Có hai phương pháp xác định: - Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp: Nội dung của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn doanh nghiệp ứng ra để xác định nhu cầu thường xuyên. Việc xác định nhu cầu vốn theo phương pháp này có thể theo trình tự sau: Xác định hàng tồn kho cần thiết Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng. Xác định các khoản nợ phải trả cho người cung cấp. Tổng hợp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp. - Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu VLĐ, chia thành hai trường hợp: * Trường hợp 1: Dựa vào kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp mình. Phương pháp này tương đối dơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế. Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu VLĐ khi thành lập doanh nghiệp với quy mô nhỏ. * Trường hợp 2: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng VLĐ ở thời kỳ vừa qua của doanh nghiệp và tình hình năm kế hoạch để xác định nhu cầu VLĐ cho các kỳ tiếp theo. Thực hiện phương pháp này theo trình tự sau: Xác định số dư bình quân các khoản trong năm bao gồm: số hàng tồn kho bình quân, số phải thu từ khách hàng bình quân, số phải trả bình quân. Xác định tỉ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong cả năm. Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu VLĐ với doanh thu. Xác định nhu cầu VLĐ của thời kỳ sau. 4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng: Nhờ có cách phân loại trên có thể tính được kết cấu lao động. Kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỉ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động. Mặt khác thông qua việc thay đổi kết cấu vốn lưu động của mỗi doanh nghiệp trong những thời kỳ khác nhau có thể thấy được những biến đổi tích cực hoặc những hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quản lý vốn lưu động của từng doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp có nhiều loại, có thể chia thành 3 nhóm chính: - Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư và tiêu thụ: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp... đều ảnh hưởng đến tỷ trọng vốn đầu tư. - Các nhân tố về mặt sản xuất như : đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất. - Các nhân tố về mặt thanh toán như : phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỷ luật thanh toán ... ở những doanh nghiệp khác nhau kết cấu vốn lưu động không giống nhau việc phân tích kết cấu vốn lưu động sẽ giúp thấy được tình hình phân bố vốn lưu động và tỷ trọng của mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động cho từng doanh nghiệp để tìm biện pháp tối ưu nâng cao hiệu quả vốn trong từng điều kiện cụ thể. II. sự cần thiết phải quản trị để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường thì vốn lưu động đối với các doanh nghiệp luôn là một vấn đề bức xúc đặt ra. Có thể coi vốn lưu động như nhựa sống tuần hoàn trong doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp muốn hoạt động và phát triển được thì vốn lưu động không thể thiếu và phải liên tục tuần hoàn, liên tục lưu thông. Một doanh nghiệp thiếu vốn thì không thể hoạt động được, nhưng nếu có vốn mà sử dụng kém hiệu quả, để mất dần đồng vốn thì doanh nghiệp sẽ đi vào bế tắc. Điều đó nói lên rằng vốn lưu động có một ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp và nó có vai trò tiên quyết đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Ngày nay, các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì sự đòi hỏi về vốn lưu động là lớn, nhưng nền kinh tế thị trường cũng tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, giúp doanh nghiệp có thể tự chủ về tài chính, có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy mà vấn đề đặt ra là đòi hỏi đồng vốn sử dụng vào kinh doanh phải có hiệu quả và hiệu quả tối đa. Trên góc độ tài chính các nhà kinh doanh phải quan tâm đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn để từ đó xem xét tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp và có các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và năng lực quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp, đảm bảo vốn lưu động được luân chuyển với tốc độ cao, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp luôn ở tình trạng tốt và mức chi phí vốn bỏ ra là thấp nhất. 2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp : 2.1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán : Hệ số khả năng thanh toán hiện thời : Là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp, nó chỉ ra phạm vi, quy mô mà các yêu sách của những chủ nợ được trang trải bằng những tài sản lưu động có thể chuyển thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời hạn nợ phải trả. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổng số tài sản lưu động Số nợ ngắn hạn Đây là tỷ lệ giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Đó là một trong những thước đo tốt nhất được sử dụng thường xuyên trong đo lường về sức mạnh tài chính. Hệ số khả năng thanh toán nhanh : Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tiền + Tương đương tiền Số nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc bán vật tư hàng hóa (kể cả sản phẩm dở dang) là một đặc trưng tài chính quan trọng của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này trả lời câu hỏi : Nếu thu nhập bán hàng không còn nữa thì doanh nghiệp có thể trả được nợ ngắn hạn không ? căn cứ vào các nguồn tiền có thể huy động nhanh và các khoản có thể dễ dàng chuyển thành tiền bao gồm : Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn. 2.2. Chỉ tiêu hệ số hoạt động kinh doanh : Các hệ số kinh doanh có tác dụng đo lường xem doanh nghiệp khai thác, sử dụng các nguồn lực có hiệu quả như thế nào, sản xuất hàng hóa tiền tệ đặt ra yêu cầu so sánh tiêu thụ sản phẩm (doanh số tiêu thụ) với việc bỏ vốn vào các loại tài sản khác nhau. 2.3. Hệ số vòng quay vốn vật tư hàng hóa : Là một hệ số kinh doanh khá quan trọng. Dự trữ vật tư để sản xuất và sản xuất hàng hóa là để tiêu thụ, hướng đến thu nhập và lợi nhuận trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường. Số vòng quay vốn vật tư hàng hóa được tính bằng cách : Số vòng quay vốn vật tư hàng hóa = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Số dư bình quân vốn vật tư hàng hóa ở công thức này tốt hơn là cả tử số và mẫu số cùng tính theo giá vốn. Hệ số vòng quay vốn vật tư hàng hóa (hay còn gọi là vòng quay hàng tồn kho) mà cao sẽ giúp doanh nghiệp củng cố lòng tin vào khả năng thanh toán. Ngược lại hệ số này thấp thì trong tương lai doanh nghiệp có thể bị ứ đọng vật tư hàng hóa vì chúng không được dùng hoặc dự trữ quá nhiều sản phẩm , tiêu thụ chậm vì sản xuất chưa sát nhu cầu thị trường. Kỳ thu tiền trung bình : Là một loại khác của hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nó đo lường khả năng thu hồi vốn nhanh trong thanh toán. Thu tiền bình quân = Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh thu trung bình ngày Trong đó Doanh thu trung bình ngày = Doanh thu tiêu thụ trong kỳ 360 Chỉ tiêu hệ số sinh lời : Hệ số doanh lợi vốn lưu động : Đây là chỉ tiêu chất lượng rất quan trọng, phản ánh rõ kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Hệ số doanh lợi vốn lưu động = Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm trong kỳ Số vốn lưu động bình quân trong kỳ Hệ số hàm lượng vốn lưu động : Căn cứ vào hệ số này người quản lý doanh nghiệp biết được rằng để có được một đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp cần đầu tư bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số vốn lưu động = Số dư bình quân vốn lưu động Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Trên đây là một số chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động của Doanh nghiệp. Từ các chỉ tiêu này giúp cho nhà quản lý tài chính đánh giá đúng đắn tình hình của kỳ trước, từ đó có nhận xét và nêu ra những biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý vốn cho kỳ tiếp theo. Tuy nhiên khi đánh giá, nhận xét cần chú ý một số điểm sau : Các doanh nghiệp không thể so sánh với nhau một cách chính xác, có nhiều cách khác nhau trong tính toán và ghi chép, những doanh nghiệp ở các ngành khác nhau thì không so sánh được với nhau. Các tỷ lệ được tính vào những thời điểm quy định, trừ khi báo cáo tài chính được chuẩn bị định kỳ và thường xuyên nếu không những đặc trưng theo mùa vụ của doanh nghiệp có thể sẽ không thể hiện rõ được. Các báo cáo tài chính chỉ cho thấy những gì đã xảy ra một mục quan trọng trong việc sử dụng tỷ lệ nào để tìm các định hướng trong tương lai để có thể ứng phó với các khó khăn và cơ hội ở phía trước. Vì tỷ lệ là dựa trên kết quả quá khứ nên phải sử dụng chúng cùng với các hiểu biết và xét đoán về tương lai. Các tỷ lệ không phải là kết quả cuối cùng mà còn là công cụ để giúp doanh nghiệp giải đáp một số câu hỏi tài chính đặt ra cho mình. Chúng có thể làm được điều đó chỉ khi doanh nghiệp biết sử dụng chúng một cách thận trọng. Phần II tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH 1-9 Hà tĩnh. I. quá trình hình thành và phát triển của công ty tnhh 1-9 hà tĩnh 1. quá trình hình thành và phát triển a. Quá trình hình thành Công ty TNHH 1-9 Hà Tĩnh tiền thân là xí nghiệp liên doanh khai thác khoáng sản và xây lắp 1-9 Hà Tĩnh được thành lập từ tháng 3 năm 1989, là một doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại Hà Tĩnh, khi đó chưa có luật công ty. Sau ngày tái lập tỉnh đúng khi có luật doanh nghiệp cho phép thành lập Công ty TNHH nhiều thành viên. Ngày 02/06/93 Công ty đã được thành lập theo giấy phép số 771 QĐ/UB cuả UBND tỉnh Hà Tĩnh. Công ty gồm 3 thành viên sáng lập. Tên gọi: Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1-9 Hà tĩnh Tên giao dịch : Hà tĩnh 1-9 company ltd Trụ sở chính: Tân yên - Thạch yên - Thị xã Hà Tĩnh Vốn điều lệ của công ty: 1.026.678.992 Trong đó : - Vốn bằng tiền : 310.000.000 -Vốn bằng tài sản cố định : 716.678.992 b. Quá trình phát triển Trong những năm mới thành lập, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn.Sau gần 15 năm hoạt động sản xuất kinh doanh với khẩu hiệu "uy tín, chất lượng, hiệu quả" ngày càng đi vào ổn định và mua sắm nhiều trang thiết bị hiện đại, xe máy thi công với công suất cao, bên cạnh đó công ty luôn khuyến khích việc nâng cao tay nghề cho cán bộ kỹ thuật, công nhân. Đến nay công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm thi công các công trình. Bộ máy của công ty được sắp xếp củng cố lại và một bộ phận quan trọng không thể thiếu nhằm giúp công ty hạch toán một cách có hiệu quả đó là bộ phận kế toán tài vụ trong những năm qua luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình. 2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh Công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh là xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi; Sản xuất các loại vật liệu xây dựng; Liên Doanh sản xuất quặng Imenite xuất khẩu. Sản phẩm chủ yếu của công ty là sản phẩm xây dựng cơ bản đơn chiếc, thời gian thi công thường kéo dài, thu hồi vốn chậm. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của khách hàng thì công ty phải có năng lực về máy móc, thiết bị và khả năng vốn để đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ thi công đồng thời đảm bảo nhu cầu VLĐ cho tổ chức thi công. Chiến lược kinh doanh của công ty là nâng cao năng lực về máy móc thiết bị và tổ chức thi công đảm bảo chất lượng công trình, đồng thời có các biện pháp để thu hồi vốn nhanh để có lợi nhuận cao. 3 .Chức năng hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Gđ công ty Các Phó Giám đốc Phòng kỹ thuật P. tổ chức hành chính Phòng kế toán P. kế hoạch, vật tư ☻ Các đội sản xuất, thi công công trình Chức năng hoạt động: giám đốc: là người đại diện hợp pháp của công ty trước pháp luật và cơ quan nhà nước. Là người điều hành mọi hoạt động của công ty. Phó giám đốc: là người trực tiếp giúp việc cho giám đốc, điều hành về các công việc thuộc thẩm quyền của mình phụ trách. Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về vấn đề kỹ thuật của công ty, lập các dự toán và hồ sơ đấu thầu Phòng kế hoạch vật tư chịu trách nhiệm về xây dựng các kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư cho các công trình. Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm về tổ chức kế hoạch về nhân sự, đào tạo nhân sự và các vấn đề liên quan đến hành chính. Phòng kế toán- tài vụ: Thực hiện công tác hạch toán của công ty, tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác tài chính kế toán theo luật pháp quy định. Các đội sản xuất : (5 đội) : chịu trách nhiệm trực tiếp thi công công trình sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp, thủ quỹ KT thanh toán và công nợ Kế toán vật tư, LĐ tiền lương Nhân viên kinh tế thống kê các đội thi công đội1 đội2 đội3 đội4 đội5 *Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan tài chính, chỉ đạo các nhân viên kế toán trong phòng thực hiện các nghiệp vụ về tài chính kế toán theo pháp luật, có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính của công ty cuối kỳ kế toán. *Kế toán tổng hợp kiêm thủ quỹ: là bộ phận thực hiện việc tập hợp các hoá đơn chứng từ và các khoản chi phí của công ty để lên báo cáo. * kế toán vật tư, lao động và tiền lương: chịu trách nhiệm thanh toán thu chi ,vật tư, tính tiền lương cho nhân viên công ty. *kế toán thanh toán: trực tiếp viết chứng từ thu chi, giao dịch với ngân hàng và khách hàng liên quan đến tiền mặt. Nhân viên kinh tế: trực tiếp thống kê các số liệu ở các đội thi công công trình. ii. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh 1-9 hà tĩnh biểu 01- kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003-2004 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2004 / 2003 Số tiền Số tiền Số tiền % 1. Doanh thu thuần 4.516 4.687 171 3,8 2. Giá vốn hàng bán 3.608 3.747 139 3,9 3. Lãi gộp 908 940 32 3,5 4. Chi phí quản lý 332 244 -88 73,5 5. Chi phí khác 230 199 -31 86,5 6. Lợi nhuận thuần từ hĐKD 346 497 151 43,6 7. Thu nhập tư hĐ tài chính 8 7 -1 87,5 8. Lợi nhuận trước thuế 354 504 150 42,3 9. Thuế thu nhập DN 113 161 48 42,5 10. Lợi nhuận sau thuế 241 343 102 42,3 (Nguồn: Phòng kế toán) Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy: Doanh thu thuần năm 2004 là 4.687 triệu đồng tăng 3,8% (+ 171 triệu ) so với năm 2003. III . Thực trạng Quản lý và sử dụng vlđ của công ty TNHH 1-9 Hà tĩnh 1.Cơ cấu vốn kinh doanh và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty a. Cơ cấu vốn kinh doanh Biểu 02- Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty năm 2003 - 2004 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2004/2003 Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT% Tổng số vốn KD 5.821 100,0 8.367 100,0 2.546 +43,7 - Vốn lưu động 2.399 41 3.513 42 1.114 +46 - Vốn cố định 3.442 59 4.854 58 1.412 +41 (Nguồn: Phòng kế toán) Vốn kinh doanh của công ty năm 2004 là 8.367triệu đồng tăng 43,7% (+2.546 triệu đồng) so với 2003. Trong đó: Vốn lưu động năm 2004 là 3.513 triệu đồng tăng +46% so với năm 2003, tỷ trọng tăng từ 41% năm 2003 lên 42% năm 2004. Vốn cố định là 5.454 triệu đồng tăng 58% so với năm 2003, tỷ trọng giảm chút ít từ 59% năm 2003 xuống còn 58% năm 2004. Ta thấy cơ cấu vốn kinh doanh có sự gia tăng, năm 2004 cao hơn năm 2003. Tỷ lệ vốn lưu động chỉ chiếm 42% và tỷ lệ vốn cố định chiếm 58% tổng vốn kinh doanh. Đối với công ty là doanh nghiệp xây lắp thì vốn cố định chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình. Do đó, tỷ trọng vốn cố định có phần lớn hơn vốn lưu động. b. Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty Biểu 03: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2004/2003 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn KD 5.821 100 8.367 100 2.546 +43,7 Nợ phải trả 4.760 81,8 6.957 83,1 2.197 +46,1 - Nợ ngắn hạn 4.498 94,0 6.592 95,0 2.094 +46,5 - Nợ khác 262 6,0 365 5,0 103 +39,3 2. vốn chủ sở hữu 1.061 18,2 1.410 16,9 349 +32,9 (Nguồn: phòng kế toán) Qua biểu 03 ta thấy tổng nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ hai nguồn : Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Trong đó: vốn vay năm 2004 là 6.957 triệu đồng tăng 46,1% so với năm 2003 và tỷ trọng tăng từ 81,8 % năm 2003 lên 83,1% năm 2004. Trong đó, nợ ngắn hạn năm 2004 là 6.592 triệu đồng tăng 46,5% (+2.094) so với năm 2003, tỷ trọng tăng từ 94,0% năm 2003 lên 95,0% năm 2004. Nợ phải trả tăng do chủ yếu nợ vay ngắn hạn để có vốn đảm bảo thi công các công trình thuờng xuyên và kịp tiến độ. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 1.410 triệu đồng tăng 32,9% so với năm 2003. Tuy vốn chủ sở hữu có tăng nhưng tăng chậm, tỷ trọng lại giảm từ 18,2 % năm 2003 xuống còn 16,9% năm 2004 do tỷ trọng nợ phải trả tăng . Như vậy, kết cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty có nhiều bất cập do tỷ trọng vốn chủ sở hữu nhỏ và giảm làm ảnh hưởng đến tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh, và sự ràng buộc bởi vốn vay sẽ làm cho hiệu qủa sản xuất thấp do phải trả lãi vay lớn. Qua phân tích ở bảng trên ta thấy rằng Nợ phải trả tăng nhanh còn vốn chủ sở hữu tăng chậm hơn, nên tính tự chủ tài chính trong kinh doanh bị hạn chế và trong kinh doanh bị động về vốn thường dẫn đến công trình bị đình trệ, hoạt đông tài chính gặp rủi ro. tình hình sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vlđ của công ty tnhh 1-9 hà tĩnh a. Tình sử dụng vốn lưu động của công ty Biểu 04: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 2.399 100,0 3.513 100,0 1.114 46,4 1. Vốn bằng tiền 659 27,5 773 22 114 17,3 2. Các khoản phải thu 938 39,0 1.515 43 577 61,5 - Phải thu của khách hàng 674 72,0 1.124 74,0 140 18 -Phải thu khác 264 28,0 391 26,0 127 48 3. Hàng tồn kho 802 33,5 1.225 35 423 52,7 - Chi phí sxkd dở dang 802 33,5 1.225 35 423 52,7 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua số liệu tính toán từ biểu 04 cho ta thấy: Số vốn lưu động năm 2004 là 3.513 tăng 46,4% so với năm 2003.Trong đó: - Vốn bằng tiền năm 2004 là 773 triệu đồng tăng 17,3% so với năm 2003. Vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm từ 27,5% năm 2003 xuống 22% năm 2004, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ đến hạn trả. - Hàng tồn kho năm 2004 là 1.225 triệu chiếm 35% tổng VLĐ, tăng 52,7% so với năm 2003. Do chi phí SXKD dở dang tăng, thực chất là các công trình chưa hoàn thành để nghiệm thu bàn giao và thanh toán. Cho thấy công ty hoạt động chưa tốt, cần phải đẩy nhanh việc hoàn thiện công trình để nghiệm thu bàn giao và thanh toán nhằm đạt được doanh thu cao hơn. - Các khoản phải thu năm 2004 là 1.515 triệu đồng tăng 61,5% so với năm 2003. tỷ trọng tăng từ 39,0 % lên 43% năm 2004 tình hình này cho thấy Công ty quản lý nợ phải thu chưa tốt. -Phải thu của khách hàng (bị chiếm dụng) năm 2004 là 1.124 triệu đồng tăng 18% so với năm 2003, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ phải thu và tăng từ 72% năm 2004. Tình hình này cho thấy vốn của công ty đã ít nhưng đã bị chiếm dụng nên càng thiếu vốn để kinh doanh. Để bù đắp sự thiếu hụt vốn kinh doanh , công ty phải đi vay nợ ngắn hạn. Do đó, làm cho chi phí sử dụng vốn tăng lên trong chi phí sản xuất. Để đánh giá tình hình quản l‎ý các khoản phải thu năm 2003 và năm 2004, ta xem xét từ các chỉ tiêu sau: Doanh thu thuần - Vòng quay các khoản phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thu 4.516 Năm 2003= ----------- = 3,9 (vòng) 1.161 4.687 Năm 2004 = ----------- = 3,7 (vòng) 1.254 Vòng quay các khoản phải thu năm 2004 là 3,7 vòng giảm 0,2 vòng so với năm 2003. vòng quay chậm phản ánh khâu thanh toán chậm hơn. Vòng quay các khoản phải thu năm 2004 giảm 0,2 vòng so với năm 2003. Do đó, Số dư bình quân các khoản phải thu Kỳ thu tiền trung bình = Doanh thu thuần 1.116 Năm 2003 = ---------- x 360 = 90 ( ngày ) 4.516 1.254 Năm 2004 = ------------ x 360 = 94 ( ngày ) 4.687 b. hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của Công ty TNHH 1-9 Hà tĩnh Tỷ trọng các khoản phải thu tăng lên làm ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ thu tiền trung bình. Kỳ thu tiền trung bình năm 2004 tăng lên 4 ngày so với năm 2003, có nghĩa là vốn bị chiếm dụng và thời gian bị ứ đọng trong khâu lưu thông sẽ bị kéo dài. So sánh giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả ở biểu dưới đây: Biểu 05 : So sánh số vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng 2 năm 2003 – 2004 Đơn vị tính: Triệu đồng chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 2004/2003 % 1. Các khoản phải thu 938 1.515 + 61,5 2. Nợ phải trả 4.760 6.957 + 46,1 Chênh lệch ( 2>1) 3.822 5.442 + 42 Qua phân tích ở biểu trên ta có thể thấy được tình hình quản lý nợ của công ty chưa tốt, cụ thể là nợ phải trả (vốn đi chiếm dụng ) năm 2004 tăng lên 46,1% so với năm 2003. Số vốn bị chiếm dụng năm 2004 cũng tăng hơn so với năm 2003 là 61,5%. Điều đó chứng tỏ rằng công ty cũng đã dùng uy tín của mình để chiếm dụng được một số vốn chủ yếu là mua chịu vật liệu xây dựng phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Sự phân tích ở trên cho thấy: vốn đi chiếm dụng cao hơn số vốn bị chiếm dụng, thể hiện khó khăn về mặt tài chính của công ty. Công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Thực vậy, qua phân tích các chỉ tiêu sau cho thấy rõ điều đó: Tổng TSLĐ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổng nợ ngắn hạn 2.399 Năm 2003 = ------------- = 0,5 4.760 3.513 Năm 2004 = ------------ = 0,5 6.957 TSLĐ - hàng tồn kho - Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn 2.399 - 802 Năm 2003 = = 0,33 4.760 3.513 – 1.225 Năm 2004 = = 0,32 6.957 Nhìn vào số liệu trên ta thấy TSLĐ năm 2004 tăng 46% so với năm 2003. Đồng thời nợ ngắn hạn cũng tăng 46%, do có sự tương đồng ở các mức tăng. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời <1, có nghĩa là nợ của công ty không có tài sản đảm bảo. Nếu tình hình này kéo dài, báo hiệu doanh nghiệp sẽ bị phá sản. Năm 2004 giảm chút ít so với năm 2003. Hệ số này vẫn chưa thật đảm bảo vì vẫn bao gồm các khoản phải thu trong TSLĐ, trong thực tế các khoản phải thu này lại không có thể thu ngay được để có tiền trả nợ. Điều này cho thấy công ty gặp khó khăn trong khâu thanh toán công nợ ngắn hạn đến hạn trả. b. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Biểu 06 : Hiệu quả s._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0270.doc
Tài liệu liên quan