Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng Công ty Thiết bị điện Việt Nam

MỤC LỤC 1.3.6. Các phòng ban. 10 1.3.6.1. Phòng tổ chức 10 1.3.6.2. Phòng kế hoạch 10 1.3.6.3. Phòng kỹ thuật 11 1.3.6.4. Phòng tài chính – kế toán 11 1.3.6.5. Phòng quản lý chất lượng 11 1.3.6.6. Phòng vật tư 11 1.3.6.7. Phòng hành chính 12 1.3.6.8. Phòng lao động 12 1.3.6.9. Phòng bảo vệ 12 1.3.6.10. Khách sạn Bình Minh 12 1.3.6.11. Các phân xưởng 12 1.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. 14 1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm 14 1.4.2. Đặc điểm v

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng Công ty Thiết bị điện Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề khách hàng và thị trường tiêu thụ. 15 1.4.3. Đặc điểm về quy trình sản xuất. 16 1.4.4. Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị. 18 1.4.4.1. Đặc điểm về công nghệ sản xuất: 18 1.4.4.2. Đặc điểm về trang thiết bị 18 1.4.5. Đặc điểm nguyên vật liệu. 19 1.4.5.1. Các loại nguyên vật liệu 19 1.4.5.2. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu 19 1.4.6. Đặc điểm lao động. 20 1.4.7. Đặc điểm tài chính. 22 1.4.8. Đặc điểm về vốn có ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty. 22 1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty qua một số năm. 23 2.1. Cơ cấu và tình hình sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. 26 2.1.1. Đặc điểm vốn lưu động của Tổng công ty. 26 2.1.2. Cơ cấu vốn lưu động của Tổng công ty. 28 2.1.2.1. Cơ cấu vốn lưu động theo loại. 28 2.1.2.2. Cơ cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành. 30 2.1.3. Tình hình biến động của vốn lưu động của Tổng công ty. 31 2.2. Phân tích tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty. 34 2.2.1. Sử dụng vốn bằng tiền. 34 2.2.2. Các khoản phải thu. 36 2.2.3. Hàng tồn kho. 40 2.2.4. Hệ số thanh toán. 42 2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. 44 2.3.1. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Tổng công ty. 44 2.3.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty. 47 2.3.2.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động. 47 2.3.2.2. Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. 49 2.3.2.3. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động. 50 2.3.2.4. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động. 52 2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. 53 2.4.1. Ưu điểm. 53 2.4.2. Nhược điểm. 55 2.4.3. Nguyên nhân. 55 PHẦN III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM. 57 3.1.Phương hướng phát triển của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam trong những năm tới. 57 3.1.1. Mục tiêu lâu dài của Tổng công ty. 57 3.1.2. Những mục tiêu cụ thể trước mắt mà Tổng công ty cần thực hiện. 57 3.1.3. Dự báo nhu cầu vốn lưu động của Tổng công ty trong thời gian tới. 58 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. 59 3.2.1. Các giải pháp cơ bản: 59 3.2.1.1. Nâng cao chất lượng công tác xác định nhu cầu vốn lưu động. 59 3.2.1.2. Hạn chế các khoản phải thu. 62 3.2.1.3. Đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng hàng tồn kho. 64 3.2.1.4. Thực hiện tốt công tác quản lý hàng tồn kho dự trữ. 67 3.2.1.5. Tổ chức tốt công tác quản lý vốn lưu động. 69 3.2.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước: 74 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản trị của Tổng công ty. 9 Sơ đồ 2: Sơ đồ hệ thống khách hàng và thị trường tiêu thụ 15 Sơ đồ 3: Sơ đồ quy trình sản xuất 16 Bảng 1: Số lượng lao động qua các năm. 21 Bảng 2: Cơ cấu lao động của từng phòng ban năm 2007. 21 Bảng 3: Cơ cấu vốn của Tổng công ty theo loại trong các năm. 22 Bảng 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001-2007. 24 Bảng 5: Cơ cấu vốn của Tổng công ty theo nguồn hình thành. 26 Bảng 6: Cơ cấu vốn lưu động của Tổng công ty theo loại. 28 Bảng 7: Cơ cấu vốn lưu động của Tổng công ty theo nguồn hình thành. 30 Bảng 8: Tình hình biến động tài sản lưu động của Tổng công ty. 31 Bảng 9: Sử dụng vốn bằng tiền của Tổng công ty. 34 Bảng 10: Vòng quay tiền mặt và thời gian một vòng quay tiền mặt 36 của Tổng công ty. 36 Bảng 11: Các khoản phải thu của Tổng công ty. 37 Bảng 12: Vòng quay các khoản phải thu và thời gian một vòng quay các khoản phải thu của Tổng công ty. 39 Bảng 13: Vòng quay hàng tồn kho của Tổng công ty. 40 Bảng 14: Thời gian một vòng quay hàng tồn kho. 41 Bảng 15: Khả năng thanh toán hiện hành của Tổng công ty. 42 Bảng 16:Khả năng thanh toán tức thời của Tổng công ty. 43 Bảng 17: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Tổng công ty. 44 Bảng 18: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động. 48 Bảng 19: Thay đổi tốc độ luân chuyển vốn lưu động qua các năm. 48 Bảng 20: Hệ số dảm nhiệm của vốn lưu động. 51 Bảng 21: Thay đổi hệ số đảm nhiệm vốn lưu động qua các năm. 51 Bảng 22: Hệ số sinh lợi của vốn lưu động. 52 Bảng 23: Thay đổi trong hệ số sinh lời. 52 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được coi như là những tế bào của xã hội mà sự tồn tại và phát triển của chúng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp cũng giống như cơ thể sống, là một thể thống nhất, bao gồm nhiều bộ phận, phòng ban kết hợp với nhau để hoạt động một cách nhịp nhàng và mang lại hiệu quả cao nhất. Với cơ thể, máu chính là nguồn nuôi sống cơ thể. Còn đối với doanh nghiệp thì vốn chính là nguồn nuôi sống doanh nghiệp. Vì vậy, vốn có vai trò rất quan trọng từ những ngày đầu thành lập cho đến sự tồn tại, duy trì và phát triển của mỗi doanh nghiệp sau này. Đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào thì sự phát triển của nó đều phụ thuộc vào hoạt động tài chính của bản thân doanh nghiệp hay nói cách khác là phụ thuộc vào hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp đó. Với một doanh nghiệp đã cổ phần hóa như Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn. Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung chính là việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. Có rất nhiều doanh nghiệp đã hiểu được rằng việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ góp phần rất lớn vào việc nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều đó. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam” để nghiên cứu, mong góp một phần nào đó có thể giúp Tổng công ty hoạt động ngày càng tốt hơn và xứng đáng là Tổng công ty hàng đầu của Việt Nam chuyên về các thiết bị điện. Đề tài nghiên cứu của em gồm 3 phần chính sau: Phần I: Tổng quan về Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. Phần II: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. Phần III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. Do kiến thức còn hạn chế và thời gian thực tập ở Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam không nhiều nên bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong sự đóng góp của cô giáo hướng dẫn – Thạc sỹ Trần Thị Phương Hiền cùng các cô chú cán bộ công nhân viên của phòng Kế toán – tài vụ để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN I TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM 1.1. Thông tin chung về Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. 1.1.1. Tên giao dịch: Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Việt Nam Electrical Equipment Corporation; viết tắt là VEC. 1.1.2. Trụ sở chính: 41 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 1.1.3. Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân của VEC: - VEC là công ty Nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước. - VEC có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. - VEC có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của mình. - VEC có quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt đối với tên gọi, biểu tượng riêng của mình theo quy định của pháp luật. - VEC có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện trước đây. 1.1.4. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của VEC: * Đầu tư, quản lý vốn đầu tư và trực tiếp sản xuất kinh doanh trong các ngành, nghề, lĩnh vực chính là: - Kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị, vật tư, phụ tùng điện công nghiệp và dân dụng và các loại hàng hoá khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của công ty mẹ. - Thiết kế, chế tạo, kinh doanh và sửa chữa các loại thiết bị đo đếm điện một pha, ba pha (có dòng điện một chiều và xoay chiều) các cấp điện áp hạ thế, trng thế và cao thế. - Tư vấn, thiết kế, thi công các công trình xây lắp điện, xây lắp công nghiệp và dân dụng. - Kinh doanh bất động sản, dịch vụ khách sạn, du lịch và cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà xưởng kho bãi, kinh doanh tổ chức dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế. - Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. * Đầu tư và thực hiện các quyền của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên góp vốn tại các công ty con, công ty liên kết. 1.1.5. Vốn điều lệ của VEC: 1.1.5.1. Vốn điều lệ của VEC là: 500.442 tỷ đồng. Khi tăng hoặc giảm vốn điều lệ, VEC đăng ký lại với cơ quan kinh doanh và công bố vốn điều lệ đã điều chỉnh. Vốn điều lệ của VEC tại thời điểm chuyển đổi gồm vốn tại: Văn phòng Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện, các công ty thành viên hạch toàn độc lập của Tổng công ty và phần vốn Nhà nước tại các công ty thành viên đã cổ phần hoá. 1.1.5.2. Vốn của VEC bao gồm: vốn do Nhà nước đầu tư, vốn tụ bổ sung từ kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm, các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có) tại công ty mẹ và đầu tư ở các công ty con, công ty liên kết. 1.1.5.3. Tổng vốn, các nguồn vốn và bất kỳ sự tăng giảm vốn của VEC được phản ánh trong bảng cân đối kế toán của VEC theo quy định của pháp luật. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. Từ cuối năm 1982, các dấu hiệu của thời kỳ đổi mới đã sớm xuất hiện. Các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân phát triển nhanh hơn, trong đó có ngành điện. Kinh tế phát triển, ngành điện lực phát triển đòi hỏi phải có nhiều thiết bị đo điện trong hệ thống , mạng lưới điện. Đất nước còn nghèo, không thể bỏ ngoại tệ ra nhập khẩu số lượng lớn thiết bị đo đếm điện. Vì vậy ngày 24/12/1982 Bộ cơ khí và luyện kim đã quyết định thành lập Nhà máy chế tạo thiết bị đo điện trên cơ sở Phân xưởng Đồng hồ tách từ Nhà máy chế tạo Biến thế. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty qua các thời kỳ như sau: 1.2.1. Giai đoạn từ 1983-1989. Ngày 01/04/1983, Nhà máy Chế tạo thiết bị đo điện trực thuộc Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện - Bộ công nghiệp tuyên bố thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Vốn đầu tư ban đầu do Nhà nước cấp: 10.267.000 đồng. Trong đó: Vốn lưu động: 5.051.000 đồng. Vốn cố định: 5.216.000 đồng. Diện tích: 12.000 m2 nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Số công nhân lúc mới thành lập: 284 người. Về cơ sở vật chất của nhà máy lúc chia tách: nhà xưởng đều là nhà cấp 4, lợp mái tôn lâu ngày, dột nát. Bên trong xưởng khi chia tách, Nhà máy chế tạo Biến thế di chuyển phần lớn các thiết bị nên ở các xưởng phải đào bới, phá dỡ, gạch, đất, bê tông, gỗ ngổn ngang…cảnh tượng thật tiêu điều. Thiết bị máy móc được chia có 48 chiếc lớn nhỏ bao gồm cả máy tiện để bàn, 2 xe tải cũ 5 tấn của Liên Xô và 2 xe con cũ kỹ. Các thiết bị để lại gồm máy tiện, phay, bào… đều đã cũ, xuống cấp không đảm bảo cho việc chế tạo thiết bị đo. Những ngày đầu trứng nước, khó khăn chồng chất… nhưng trong quá trình thực hiện các nhóm nhiệm vụ đã đề ra, bằng ý trí, bằng những biện pháp thông minh và hữu hiệu để tự cứu lấy mình, dần dần hình thành lên chiến lược lấy ngắn nuôi dài. Và như thế kể từ 01/04/1983 đến 31/12/1983 nhà máy đã sản xuất được 300 tổ máy phát 5kW hoàn chỉnh và 100 đầu máy đi kèm bảng điện. Cho đến những năm 1988, 1989 đất nước ta còn thiếu điện trầm trọng, việc hàng trăm các loại máy phát điện ra đời đã có đóng góp vào việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Nhằm đáp ứng tốt nhất về nhu cầu điện còn thiếu trầm trọng nên trong thời gian này, sản phẩm chính của nhà máy gồm: - Các loại tổ máy phát điện 2kW, 5kW. - Các loại công tơ 1 pha, 3 pha, máy biến dòng hạ thế, đồng hồ Vôn – Ampe. Về sản xuất sản phẩm công tơ: - Công tơ 1 pha: năm 1983 sản xuất 5000 cáinăm 1984 sản xuất 9.301 cáinăm 1985 sản xuất 13.900 cái, năm 1986 sản xuất 15.500 cái… Năm 1990 sản xuất 35.114 cái, năm 1991 sản xuất 80.220 cái. - Công tơ 3 pha 5A 380/220: Năm 1987 sản xuất 200 cái, năm 1988 sản xuất 1000 cái. 1.2.2. Giai đoạn từ 1990-1994. Vào những năm 1990, 1991, Đất nước đã có nhiều thay đổi. Công trình thủy điện sông Đà đã phát điện, cung cấp một sản lượng điện lớn cho sản xuất, sinh hoạt. Lưới điện phát triển kéo theo nhu cầu về dụng cụ thiết bị đo điện tăng nhanh cả về số lượng và về chất lượng. Điện lưới phát triển nên nhu cầu về mát phát không đáng kể. Bởi vậy nhà máy đã quyết định chấm dứt việc sản xuất máy phát điện và tập trung toàn lực sản xuất các thiết bị đo lường điện. Bắt đầu từ năm 1991, trong hạng mục sản phẩm của nhà máy không còn tên các loại máy phát điện xoay chiều quen thuộc. Mặc dù lúc này nhà máy đã sản xuất một năm hàng trăm ngàn công tơ điện các loại và là mặt hàng chủ lực, nhưng chất lượng còn thấp. Các điện lực phía Bắc không mặn mà sử dụng các loại công tơ này. Các điện lực phía Nam thì dứt khoát không sử dụng điện kế do Việt Nam sản xuất. Đứng trước khó khăn này, nhà máy đã đề ra giải pháp để giải quyết tình hình cấp bách này là: tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, ổn định các thông số kỹ thuật đạt tiêu chuẩn IEC; mặt khác tiếp cận khách hàng, tìm kiếm nhu cầu và thị hiếu khách hàng kịp thời, thay đổi phong cách giao tiếp, đặt khách hàng, thị trường lên trên hết và là trọng tâm của công tác. Cuối cùng những nỗ lực không ngừng của nhà máy đã được đền đáp. Sau 3 lần cố gắng, sản phẩm công tơ điện 1 pha của nhà máy đã được Công ty Điện lực 2 – một thị trường khó tính nhất nhưng dầy tiềm năng lúc này chấp nhận. Sau thành công ở Công ty Điện lực 2, chúng ta tiếp tục xâm nhập vào các công ty Điện lực khác trên thị trường cả nước. Lúc này, có nhiều hãng sản xuất công tơ nổi tiếng từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Thụy Sĩ… đến gặp Nhà máy đặt quan hệ hợp tác, liên doanh. Và Nhà máy đã chọn đàm phán với hãng LANDIS & GYR – Thụy Sĩ. Theo phương án này, tổng vốn đầu tư là 12,7 triệu USD, sản lượng là 700.000 công tơ 1 pha/năm, trong đó bán nội địa là 300.000 cái và xuất khẩu 400.000 cái cả nguyên chiếc, cả CKD. Sau đó có nhiều phương án được đưa ra nhưng do không thống nhất được giá cả nên liên doanh không thành. Tuy vậy, chúng ta đã thu được kinh nghiệm làm dự án, kinh nghiệm đàm phán với nước ngoài. Cũng trong thời gian này chúng ta đã tích cực đầu tư, huy động vốn để mở rộng kinh doanh, và cuối cùng thì ngày 01/09/1991, khách sạn Bình Minh đã ra đời, góp phần rất quan trọng trong sự phát triển của Nhà máy – Là nguồn cung cấp ngoại tệ để mua sắm vật tư, thiết bị công nghệ tiên tiến đầu tư cho sản xuất. Ngày 27/04/1994, Bộ công nghiệp đã cho phép Nhà máy đổi tên thành Công ty Thiết Bị Đo Điện theo quyết định số 173/QĐ/TCCBĐT với trách nhiệm và quyền hạn rộng hơn trên thị trường. Công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty Thiết Bị Kỹ Thuật Điện. 1.2.3. Giai đoạn từ 1995-2000. Vào ngày 18/02/1995, sau nhiều lần cử chuyên gia sang công ty khảo sát, thảo luận, hãng LANDIS&GYR – Thụy Sĩ và Công ty Thiết bị đo điện đã ký hợp đồng “Hợp tác chuyển giao công nghệ và xuất khẩu sản phẩm”. Bên phía Thụy Sĩ chuyển giao toàn bộ bí quyết công nghệ sản xuất công tơ điện cho phía Việt Nam.Ngày 17/03/1997, LANDIS&GYR công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn IEC, từ đó trên mặt số công tơ của ta được mang tên LANDIS&GYR nhưng chế tạo tại Việt Nam. Năm 1996, Công ty ký hợp đồng tư vấn xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 với hãng APAVE – Pháp. Cũng trong năm này, lần đầu tiên Công ty tham gia đấu thầu quốc tế ở Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh. Lô thầu gồm: 142.000 công tơ 1 pha, 7.250 công tơ 3 pha, 5.100 TI hạ thế, vốn do ngân hàng thế giới tài trợ. Công nghệ Thụy Sĩ, hệ thống ISO 9001 đang được xây dựng và áp dụng. cộng với sự tâm huyết của các đồng chí lãnh đạo, Công ty đã giành thắng lợi, vượt lên trên 8 hãng sản xuất công tơ điện nổi tiếng nước ngoài đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam lúc bấy giờ. Bên cạnh thắng lợi đó, Công ty cũng mở rộng xuất khẩu sản phẩm sang Philippin và Thụy Điển. Năm 1997, tiếp tục tăng nhanh về sản lượng, các sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ, Philippin, Butal. Doanh thu của Công ty bắt đầu đạt doanh số 100 tỷ đồng. Ngày 17/09/1997, mở lớp đào tạo chế tạo công tơ, đồng hồ khóa đầu tiên cho 19 học sinh. Năm 1998, sản lượng công tơ 1 pha đạt, 3 pha bắt đầu đạt con số 1 triệu. Doanh thu của Công ty đạt 162 tỷ đồng. Năm 1999, doanh thu của Công ty đạt doanh số 128 tỷ đồng. Vào tháng 2/1999 hãng AFAQ-ASCERT cấp chứng chỉ ISO 9001 cho Công ty Thiết bị đo điện. 1.2.4. Giai đoạn từ 2000 đến nay. Vào ngày 18/02/1995, sau nhiều lần cử chuyên gia sang công ty khảo sát, thảo luận, hãng LANDIS&GYR – Thụy Sĩ và Công ty Thiết bị đo điện đã ký hợp đồng “Hợp tác chuyển giao công nghệ và xuất khẩu sản phẩm”. Bên phía Thụy Sĩ chuyển giao toàn bộ bí quyết công nghệ sản xuất công tơ điện cho phía Việt Nam.Ngày 17/03/1997, LANDIS&GYR công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn IEC, từ đó trên mặt số công tơ của ta được mang tên LANDIS&GYR nhưng chế tạo tại Việt Nam. Năm 1996, Công ty ký hợp đồng tư vấn xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 với hãng APAVE – Pháp. Cũng trong năm này, lần đầu tiên Công ty tham gia đấu thầu quốc tế ở Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh. Lô thầu gồm: 142.000 công tơ 1 pha, 7.250 công tơ 3 pha, 5.100 TI hạ thế, vốn do ngân hàng thế giới tài trợ. Công nghệ Thụy Sĩ, hệ thống ISO 9001 đang được xây dựng và áp dụng. cộng với sự tâm huyết của các đồng chí lãnh đạo, Công ty đã giành thắng lợi, vượt lên trên 8 hãng sản xuất công tơ điện nổi tiếng nước ngoài đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam lúc bấy giờ. Bên cạnh thắng lợi đó, Công ty cũng mở rộng xuất khẩu sản phẩm sang Philippin và Thụy Điển. Năm 1997, tiếp tục tăng nhanh về sản lượng, các sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ, Philippin, Butal. Doanh thu của Công ty bắt đầu đạt doanh số 100 tỷ đồng. Ngày 17/09/1997, mở lớp đào tạo chế tạo công tơ, đồng hồ khóa đầu tiên cho 19 học sinh. Năm 1998, sản lượng công tơ 1 pha đạt, 3 pha bắt đầu đạt con số 1 triệu. Doanh thu của Công ty đạt 162 tỷ đồng. Năm 1999, doanh thu của Công ty đạt doanh số 128 tỷ đồng. Vào tháng 2/1999 hãng AFAQ-ASCERT cấp chứng chỉ ISO 9001 cho Công ty Thiết bị đo điện. 1.3. Cơ cấu tổ chức quản trị của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. Phòng kế hoạch Phòng tổ chức Phòng kỹ thuật Phòng quản lý chất lượng Phó tổng giám đốc Tổng giám đốc Phòng kế toán Phòng vật tư Hội đồng quản trị Phòng hành chính Phòng lao động Khách sạn Bình Minh Các phân xưởng Giám đốc Phó giám đốc Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản trị của Tổng công ty. 1.3.1. Hội đồng quản trị: trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo xuống từng phân xưởng sản xuất. Có 5 thành viên kiêm nhiệm do đại diện chủ sở hữu quy định miễn nhiệm, bổ nhiệm. HĐQT làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kỳ mỗi quý một lần, và cũng có thể họp bất thường để giải quyết vấn đề cấp bách. 1.3.2. Tổng giám đốc: điều hành hoạt động hàng ngày của Tổng công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, phù hợp với điều lệ của Tổng công ty; chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. 1.3.3. Phó tổng giám đốc: giúp Tổng giám đốc điều hành Tổng công ty theo phân công ủy quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công và ủy quyền. 1.3.4. Giám đốc: là người lãnh đạo trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.3.5. Phó giám đốc: giúp việc cho tổng giám đốc, phụ trách chính về sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và trực tiếp chỉ đạo cho các bộ phận phân xưởng được ủy quyền. 1.3.6. Các phòng ban. 1.3.6.1. Phòng tổ chức: - Sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ KHKT nghiệp vụ các cấp trong tổng công ty. - Tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí, thuyên chuyển cán bộ, thực hiện và quản lý hợp đồng lao động, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, thống kê nhân sự - Tổ chức việc bổ túc đào tạo, thi nâng bậc tay nghề cho CBCNV. 1.3.6.2. Phòng kế hoạch: - Xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho Tổng công ty. - Tiếp cận thị trường, nắm bắt thông tin thị trường để kịp thời đưa ra các phương án sản xuất và bán hàng. - Lập kế hoạch tiêu thụ hàng tháng, ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng với khách hàng. - Điều độ sản xuất, phối hợp các phòng ban phân tích tình hình sản xuất của Tổng công ty. 1.3.6.3. Phòng kỹ thuật: - Phụ trách nghiên cứu thiết kế sản phẩm, cải tiến liên tục sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. - Xây dựng và thực hiện các bước công nghệ và các công trình nghiên cứu khoa học. - Phụ trách nâng cấp tay nghề cho công nhân. - Sắp xếp các dây chuyền san xuất cho hợp lý. 1.3.6.4. Phòng tài chính – kế toán: - Trực tiếp quản lý Tổng công ty về mặt tài chính. - Thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh, giao dịch, thanh quyết toán với khách hàng, Nhà nước. - Tổ chức quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. - Lập các báo cáo tài chính của Tổng công ty theo quý, năm. - Tính trả lương cho cán bộ công nhân viên. 1.3.6.5. Phòng quản lý chất lượng: - Kiểm tra chất lượng các bán thành phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối quy trình sản xuất. - Nghiên cứu các chế độ và phương pháp kiểm tra các công đoạn sản xuất và kiểm tra xuất xưởng. - Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, đóng gói và vận chuyển sản phẩm. 1.3.6.6. Phòng vật tư: - Căn cứ vào lượng vật tư tồn kho, định mức tiêu hao nguyên vật liệu để lập kế hoạch vật tư hàng năm, hàng quý. - Ký và triển khai các hợp đồng vật tư trong và ngoài nước. - Thống kê các kho vật tư, sử dụng, quản lý vật tư và thanh quyết toán vật tư. - Quản lý toàn bộ các phương tiện vận tải. 1.3.6.7. Phòng hành chính: - Làm các công tác về xã hội như quản lý công trình công cộng, môi trường, đời sống các bộ công nhân viên. - Đảm bảo y tế sức khỏe cho mọi lao động trong Tổng công ty. 1.3.6.8. Phòng lao động: - Xây dựng kế hoạch quỹ lương, kế hoạch lao động hàng năm. - Xây dựng và hoàn thiện các định mức lao động, đơn giá trả lương. - Tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ lao động tiền lương, các hình thức trả lương, thưởng, kiểm tra việc chấp hành nội quy, quy chế bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp. 1.3.6.9. Phòng bảo vệ: - Bảo đảm trật tự trị an và tài sản XHCN, giám sát việc chấp hành quy chế ra vào Tổng công ty. - Tiến hành phòng tra, canh gác, phụ trách tự vệ, phòng chữa cháy, bão lụt. 1.3.6.10. Khách sạn Bình Minh: Khách sạn Bình Minh nằm tại trung tâm thành phố có vị trí rất thuận lợi, nằm giữa phố Lý Thái Tổ cắt ngang với Trần Nguyên Hãn. Khách sạn kinh doanh những dịch vụ sau: - 40 phòng sang trọng và tiện nghi để kinh doanh dịch vụ khách sạn. - 4000 m2 dành để cho các hãng, các công ty thuê văn phòng. Hiện nay khách sạn vẫn chưa hạch toán độc lập, khách sạn có nhóm kế toán hàng ngày hạch toán theo kiểu báo sổ và cuối tháng báo về phòng tài vụ để hạch toán chung với Tổng công ty. 1.3.6.11. Các phân xưởng: có nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch Tổng công ty giao gồm: - Phân xưởng cơ dụng. - Phân xưởng đột dập. - Phân xưởng ép nhựa. - Phân xưởng lắp ráp I. - Phân xưởng lắp ráp II. - Phân xưởng lắp ráp III. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý: Các phòng ban trong Tổng công ty luôn có mối liên hệ chặt chẽ, phối hợp bổ trợ cho nhau trong các khâu từ ký kết hợp đồng, lên kề hoạch sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm rất đồng bộ và khoa học. * Phòng kế hoạch: - Cấp cho phòng kế toán thống kê chỉ tiêu kế hoạch hàng tháng, quý, năm, kế hoạch dài hạn, kế hoạch đột xuất, kế hoạch giá thành, kế hoạch sản phẩm dở dang, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tháng, quý, năm và các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. - Cấp cho phòng lao động tiền lương: kế hoạch hàng tháng , quý, năm để phòng LĐTL rút lương và quyết toán lương. - Cấp cho phòng vật tư: kế hoạch hàng tháng, quý, năm để chuẩn bị vật tư và các đặt các gia công bên ngoài. - Cấp cho phòng kỹ thuật: các số liệu về kế hoạch, về thông tin thị trường, sản phẩm mới để phòng kỹ thuật phục vụ kịp thời tiến độ sản xuất và hoàn thiện sản phẩm. * Phòng tài vụ kế toán: - Cấp cho phòng vật tư về tình hình vật tư giá thành để luôn cân đối. - Hướng dẫn thủ kho bán thành phẩm, tổ chức việc ghi chép tình hình vận động bán thành phẩm, giải quyết kịp thời những chi tiết bán thành phẩm ứ đọng, hư hỏng, kém chất lượng. - Cấp cho phòng kế hoạch về giá thành thực tế để định bán. * Phòng vật tư: - Cấp cho phòng kế toán tài vụ: kế hoạch về cung cấp vật tư, các hợp đồng về cung cấp gia công, thu mua, nhập khẩu. - Cấp cho phòng kế hoạch: hàng tháng, quý, năm báo cáo việc thực hiện công tác vật tư. - Cấp cho phòng kỹ thuật: Các định mức vật tư, chủng loại vật tư hiện có để thiết kế cho phù hợp. * Phòng lao động tiền lương: - Cấp cho phòng kế toán: số liệu về lao động, tiền lương, kế hoạch và quỹ lương, các định mức về thời gian, hệ số, đơn giá sản phẩm. - Cấp cho phòng kế hoạch: các định mức vật tư, chủng loại vật tư hiện có để thiết kế cho phù hợp. 1.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. 1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm: Các sản phẩm chính của Tổng công ty hiện nay bao gồm: - Công tơ điện 1 pha và Công tơ điện 3 pha cơ hoặc điện tử, 1 hoặc nhiều biểu giá đa chức năng, đọc chỉ số từ xa bằng sóng radio… các loại. - Các loại đồng hồ điện tử chỉ thị số: Voonmet 1 pha, Voonmet 3 pha, Ampemet, tần số kế, cosphimet… - Máy biến dòng hạ thế hình xuyến kiểu đúc êpôxy từ 50/5 đến 10000/5A; cấp chính xác 0,5 hoặc 1 hoặc 3. - Máy biến dòng trung thế kiểu đúc êpôxy hoặc ngâm dầu cách điện trong nhà và ngoài trời tới 36kV; Dòng điện sơ cấp từ 5A đến 5000A; Dòng điện thứ cấp 1A, 5A hoặc 1A và 5A; Cấp chính xác 0,5; Cấp bảo vệ 5P5, 5P10, 5P15, 5P20, 5P30. - Máy biến áp đo lường trung thế kiểu đúc êpôxy hoặc ngâm dầu cách điện trong nhà và ngoài trời tới 36kV; Cấp chính xác 0,5; Cấp bảo vệ 3P, 6P. - Máy biến áp cấp nguồn trung thế kiểu đúc êpôxy hoặc ngâm dầu cách điện trong nhà và ngoài trời tới 36kV cho máy Cắt đóng lặp lại và các thiết bị khác. - Vônmet và Ampemet cơ điện các loại: cấp chính xã 2 và 2,5. - Cầu chì rơi 6-24kV và 36kV; dòng điện Imax 100; dung lượng cắt 8kA A sym. 1.4.2. Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ. Thị trường bán lẻ XK tại chỗ các DA có vốn ĐT nước ngoài XK ra nước ngoài Mỹ, Butal, Nicaragoa, Philippin, Bănglađet, Vênzuela, Nepan, Lào EVN Các đại lý (ở 3 miền) Cửa hàng GTSP 10 Cty ĐL1 Cty ĐL2 Cty ĐL3 Cty ĐL Hà Nội Cty ĐL Hải Phòng Cty ĐL Đồng Nai Cty ĐL TPHCM Điện lực các tỉnh Điện lực các quận huyện Thị trường trong nước Thị trường xuất khẩu Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam Sơ đồ 2: Sơ đồ hệ thống khách hàng và thị trường tiêu thụ Các khách hàng chủ yếu của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam là các công ty điện lực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam ( các công ty này quản lý các điện lực tỉnh và thành phố) trên toàn quốc. Ngoài ra, các khách hàng của Tổng công ty gồm có: những người bán buôn, các đơn vị của ngành điện hoặc thiết bị điện có hợp đồng phân đo điện có thị trường tiêu thụ rất rộng lớn thuận lợi cho việc tiêu thụ san phẩm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tập trung ở Công ty điện lực 1 và Công ty điện lực Hà Nội, tức là những khu vực có khoảng cách địa lý gần với Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam nhất. Thị trường xuất khẩu đang dần được mở rộng nhưng vẫn còn ở mức tiềm năng cần khai thác. 1.4.3. Đặc điểm về quy trình sản xuất. Hiệu chỉnh Chế tạo khuôn mẫu Chế tạo gia công Độ dập Cơ khí Ép nhựa Sơn sấy Lắp ráp bộ phận Lắp ráp hoàn chỉnh Nhập kho Đóng gói Kiểm tra Không đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Vật tư Bán thành phẩm mua ngoài Sơ đồ 3: Sơ đồ quy trình sản xuất Dây chuyền sản xuất của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam được tiến hành như sau: Vật tư xuất kho sẽ đi theo 2 luồng: *Luồng 1: cung cấp nguyên vật liệu cho phân xưởng cơ dụng để chế tạo các khuôn mẫu giá lắp. Các khuôn mẫu này sau khi kiểm tra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được chuyển sang sản xuất hàng loạt tại các phân xưởng chế tao. * Luồng 2 (luồng chính): cung cấp các loại nguyên vật liệu cho các phân xưởng chế tạo cơ khí, đột dập, ép nhựa, gia công các chi tiết theo các khuôn mẫu đã được chế tạo từ phân xưởng cơ dụng. - Phân xưởng đột dập: chế tạo chi tiết phôi để chuyển sang phân xưởng cơ khí. Công nghệ chủ yếu là cắt, đột, dập gò hàn, gia công các chi tiết và phôi liệu, thiết kế gia công chọn bộ khung công tơ sắt, khung bộ số, đĩa roto. - Phân xưởng cơ khí: Gia công cơ khí các chi tiết, các bộn phận sản phẩm bằng một số công nghệ chủ yếu là phay, bào, tiện, nguội gia công khung công tơ 1 pha, công tơ 3 pha bằng nhôm áp lực, lắp ráp roto 1 pha, 3 pha, nam châm, cầu chì rơi. Sau đó chuyển sang phân xưởng ép nhựa. - Phân xưởng ép nhựa: chuyên sản xuất chi tiết nhựa cứng, nhựa mềm, sơn phủ đảm bảo chống gỉ tốt, lắp ráp bộ số và ổ đĩa công tơ. Sau đó chuyển sang phân xưởng lắp ráp. Do đặc thù dây chuyền công nghệ sản xuất hàng loạt, nhiều chủng loại chi tiết với số lượng lớn nên bán thành phẩm đã được gia công ở các phân xưởng sản xuất chế tạo sẽ được chuyển thẳng sang các phân xưởng lắp ráp mà không qua kho bán thành phẩm để tiết kiệm thời gian cũng như nhân lực. Tại các phân xưởng lắp ráp các loại sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh và chuyển sang bộ phận hoàn chỉnh, kiểm tra chất lượng theo đúng ISO 2001. - Phân xưởng lắp ráp I: lắp ráp các chi tiết thành cụm chi tiết, từ cụm chi tiết lắp ráp lên thành phẩm hoàn chỉnh. Hiệu chỉnh công tơ 1 pha theo thông số kỹ thuật. Đóng gói sản phẩm. - Phân xưởng lắp ráp II: lắp ráp các chi tiết thành cụm chi tiết, từ cụm chi tiết lắp ráp lên thành phẩm hoàn chỉnh. Hiệu chỉnh công tơ 3 pha, đồng hồ VA, máy biến dòng hạ thế theo thông số kỹ thuật. Đóng gói sản phẩm. - Phân xưởng lắp ráp III: lắp ráp các chi tiết thành cụm chi tiết, từ cụm chi tiết lắp ráp lên thành phẩm hoàn chỉnh. Đóng gói sản phẩm. 1.4.4. Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị. 1.4.4.1. Đặc điểm về công nghệ sản xuất: Là một công ty chế tạo cơ khí thuộc loại hình sản xuất công nghiệp, sản phẩm của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam đòi hỏi chính xác và phức tạp. Sản phẩm có đặc điểm chung là nhỏ bé nhưng bao gồm._. hàng trăm chi tiết khác nhau và được tạo thành do lắp ráp cơ học các kết cấu, các bộ phận với yêu cầu kỹ thuật cao. Phương pháp sản xuất là kết hợp giữa sản xuất cơ khí với sản xuất điện tủ, đặc điểm quy trình công nghệ liên tục, dây truyền sản xuất đồng bộ khép kín. Sản phẩm trải qua nhiều khâu chế tạo khác nhau. Mỗi khâu chế tạo được giao cho một phân xưởng phụ trách sản xuất. 1.4.4.2. Đặc điểm về trang thiết bị: Năm 1995, Tổng công ty đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với hãng LANDIS&GYR của Thụy Sĩ và hãng LANDIS&GYR đã chuyển giao toàn bộ bí quyết công nghệ sản xuất công tơ điện cho Tổng công ty.Công nghệ gia công tia lửa điện được đưa vào để chế tạo khuôn ép bánh giữa bộ số công tơ điện. Loại vật tư này trước đây phải đặt nước ngoài gia công với giá thành rất cao. Công nghệ đột dập thủ công mất nhiều thời gian và độ chính xác không cao. Tổng công ty còn đầu tư nhu cầu hoàn thiện công nghệ chế tạo Ti, Tu theo kiểu khuôn đúc EPOXY. Bằng công nghệ này Tổng công ty đã sản xuất được loại máy biến áp trung thế duy nhất ở Việt Nam. Ngoài ra, Tổng công ty còn trang bị các trang thiết bị máy móc hiện đại như: - Máy cắt tia lửa điện. - Máy xung tia lửa điện. - Máy dập tự động. - Máy in tang trống số tự động. - Dây truyền lắp ráp công tơ. - Thiết bị kiểm tra tự động công tơ điện. - Hệ thống thiết bị hiệu chỉnh công tơ. - Thiết bị kiểm tra Máy biến dòng, biến áp. 1.4.5. Đặc điểm nguyên vật liệu. 1.4.5.1. Các loại nguyên vật liệu: * Nguyên vật liệu chính: gồm có: - Vít, bu lông, đai ốc. - Dây điện từ, dây điện trở. - Kim loại đen: thép CT3, hợp kim, thép lò xo. - Kim loại màu: đồng thau, đồng đỏ, nhôm, thiếc, chì. - Dây súp, cáp điện. - Vật liệu cách điện. - Joăng và các phu kiện công tơ. - Đi ốt - bán dẫn, tụ điện – điện trở. - Bán thành phẩm và chi tiết gia công: đế và vành sơn. * Vật liệu phụ: gồm: - Đinh, que hàn. - Hóa chất và sơn các loại. - Mica, sứ, tạp vật. * Nhiên liệu: dầu, xăng, mỡ. * Phụ tùng thay thế: vòng bi, dây cu roa, phụ tùng ô tô. 1.4.5.2. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu: * Các nhà cung ứng vật tư cho Tổng công ty: - Hãng chuyển giao công nghệ, LANDIS&GYR của Thụy Sĩ. - Các hãng cung cấp thiết bị, linh kiện nổi tiếng như Hitachi, Bayer, Omron. * Các doanh nghiệp cung cấp và gia công bán thành phẩm cho Tổng công ty: - Lidovit cung cấp các loại ốc vít theo tiêu chuẩn Nhật Bản. - Các nhà máy quốc phòng lớn gia công và cung cấp các chi tiết bằng thép, đồng, nhôm, nhựa tĩnh điện chất lượng cao. - Các doanh nghiệp sản xuất cung cấp nắp thủy tinh. - Các doang nghiệp sản xuất, cung cấp chi tiết cao su. - Các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp bao bì, cacton, gỗ. - Các doang nghiệp gia công, mạ, phủ, in ấn 1.4.6. Đặc điểm lao động. Với gần 1000 cán bộ công nhân viên, sau một quá trình đào tạo và nâng cao tay nghề và thực tế trong sản xuất lâu dài, Tổng công ty đã có một đội ngũ cán bộ quản lý, các bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật có tay nghề và trình độ, kinh nghiệm nghề nghiệp cao. Với 997 cán bộ công nhân viên, sau một quá trình đào tao, đào tạo nâng cao và trải qua quá trình sản xuất thực tế lâu dài, Tổng công ty có số cán bộ có trình độ đại học( nhiều người được đào tạo và thực hàng ở nước ngoài) chiếm 10,5%, trung cấp kỹ thuật chiếm 10%, công nhân kỹ thuật trên bậc 4 chiếm 76%, số còn lại là công nhân bậc 3 và nhân viên phục vụ. Chính yếu tố con người đã phản ánh chất lượng kỹ thuật cao trong sản xuất của Tổng công ty. Và để có một có được một đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao như vậy, Tổng công ty đã liên tục chú trọng, đầu tư, phát triển nguồn lực con người. Cụ thể như: - Mở những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao tay nghề cho công nhân. - Cử cán bộ đi học và thực hành ở nước ngoài, nhằm học hỏi những kinh nghiệm quản lý và những công nghệ tiên tiến. - Hàng năm Tổng công ty mở những đợt thi tay nghề, nâng bậc lương để khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề thực hành, trau dồi kiến thức, phát huy sáng tạo trong sản xuất. - Phát động các phong trào thi đua, tặng danh hiệu, phần thưởng cho những ca nhân xuất sắc. Luôn động viên, khuyến khích kịp thời tao không khí làm việc hăng say, sáng tạo. - Chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên yên tâm sản xuất. Bảng 1: Số lượng lao động qua các năm. Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số lao động ( người ) 815 830 880 900 910 916 997 Bảng 2: Cơ cấu lao động của từng phòng ban năm 2007. 1. Phòng Tổ chức - Lao động 6 2. Phòng Hành chính – Tổng hợp 19 3. Phòng quản lý dự án 3 4. Phòng Tài chính – Kế toán 12 5. Phòng vật tư XNK 30 6. Phòng Kế hoạch – Thị trường 38 7. Phòng quản lý chất lượng 62 8. Phòng Thiết kế - R&D 9 9. Phòng Công nghệ 11 10. Phòng Bảo vệ 33 11. Khách sạn Bình Minh Hà Nội 39 12. Khách sạn Hạ Long 27 13. Phân xưởng KTS 31 14. PX cơ dụng 29 15. PX đột dập 114 16. PX lắp ráp 1 170 17. PX cơ khí 95 18. PX ép nhựa 51 19. PX lắp ráp 2 108 20. PX lăp ráp 3 99 21. Văn phòng hội đồng quản trị & công đoàn 11 1.4.7. Đặc điểm tài chính. Trước đây, nguồn vốn chủ yếu của Tổng công ty chủ yếu là nguồn vốn do ngân sách cấp. Nhưng hiện nay, các nguồn lợi nhuận Tổng công ty thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ khách sạn, trong đó có nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa và cho thuê văn phòng, khách sạn là tương đối lớn. Vì vậy lên tỷ lệ vốn tự có do Tổng công ty đầu tư từ nguồn lợi nhuận là khá lớn. Trong cơ cấu vốn thì vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn. Còn vốn cố định chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2006 và 2007, Tổng công ty đã tập trung một nguồn vốn khá lớn để tập trung cho việc đầu tư dài hạn nhằm nâng cao lợi nhuận một cách tối đa. Bảng 3: Cơ cấu vốn của Tổng công ty theo loại trong các năm. Đơn vị : Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Vốn kinh doanh 152.082 177.252 199.951 227.525 1.003.799 Vốn cố định 14.887 27.218 31.595 47.709 99.504 Vốn lưu động 137.195 150.034 168.356 178.813 291.765 Đầu tư dài hạn 0 0 0 1.003 642.530 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán. 1.4.8. Đặc điểm về vốn có ảnh hưởng đến tình hình sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty. Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính. Trước đây, nguồn vốn của Tổng công ty chủ yếu là nguồn vốn do ngân sách cấp. Từ ngày mới thành lập, số vốn ban đầu của Tổng công ty là rất nhỏ. Số liệu năm 1983 về tài chính là: Tổng số vốn: 10.385.000 đồng. Trong đó: - Vốn cố định: 5.460.000 đồng - Vốn lưu động: 4.925.000 đồng. Sau 2 lần Nhà nước định giá lại do biến động giá cả và tiền tệ và một số lần cấp vốn bổ sung, Đến năm 2007, cơ cấu vốn của Tổng công ty như sau: Tổng số vốn: 1.033.799 triệu đồng Trong đó: - Vốn cố định: 99.504 triệu đồng. - Vốn lưu động: 291.765 triệu đồng. - Đầu tư dài hạn: 642.530 triệu đồng. Hiệu quả sử dụng vốn khá cao nên doanh thu và lợi nhuận thường tăng, đúng với phương châm “ Tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước”. Sản lượng sản phẩm tiêu thụ tăng cao, đem lại lợi nhuận đáng kể, góp phần bổ sung vào nguồn vốn của Tổng công ty. Mặt khác, việc doanh thu tăng, lợi nhuận tăng cũng chứng tỏ việc quản lý và sử dụng vốn của Tổng công ty đạt hiệu quả cao, bảo toàn vốn và phát triển nguồn vốn, quay vòng vốn nhanh, tránh để nợ tồn đọng nhiều, góp phần vào việc tăng nguồn vốn lưu động cho Tổng công ty. Một nguồn vốn khá quan trọng là vốn vay ngân hàng, tổ chức tài chính, tiền nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty nhằm phục vụ cho hoạt động đấu tư mới, đầu tư thêm và bổ sung vào nguồn vốn lưu động.Chính vì vậy mà nguồn vốn lưu động ngày càng lớn. Do đó việc quản lý và sử dụng vốn lưu động ngày càng phức tạp hơn đòi hỏi Tổng công ty phải có thêm những giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này. 1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty qua một số năm. Để nắm một cách khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong những năm vừa qua, trước hết ta hãy xem xét các chỉ tiêu tổng hợp qua bảng số liệu sau: Bảng 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001-2007. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu thuần 299.164 351.107 364.513 389.657 567.300 Doanh thu hoạt động tài chính 550 471 305 301 10.635 Chi phí tài chính 921 2.272 2.762 3.451 2.823 Chi phí bán hàng 9.624 11.844 11.187 12.272 19.247 Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.757 14.307 17.025 17.987 27.391 Chi phí khác 0 0 0 57 17 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 17.257 12.279 11.020 8.384 24.461 Thu nhập khác 66 33 3 148 19 Lợi nhuận khác 66 33 3 91 1 Tổng lợi nhuận trước thuế 17.323 12.312 11.023 8.475 24.464 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 4.413 3.348 3.092 2.112 4.877 Lợi nhuận sau thuế 12.909 8.964 7.931 6.363 19.587 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán. Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu thuần liên tục tăng trong giai đoạn 2003-2007, chứng tỏ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty luôn giữ ở mức ổn định và phát triển. Đặc biệt doanh thu cho hoạt động tài chính tăng mạnh trong năm 2007, đạt 10.635 triệu đồng, tăng 10.334 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tăng hơn 3433 %. Đây là kết quả đánh dấu việc Tổng công ty tiến hành cổ phần hóa và hoạt động theo mô hình Tổng công ty mẹ - con. Các loại chi phí cũng có nhiều sự thay đổi qua các năm.Tất cả các loại chi phí dều tăng từ năm 2003-2006, riêng chi phí tài chính và chi phí khác lại giảm vào năm 2007. Chi phí tài chính giảm 628 triệu đồng, chi phí khác giảm 40 triệu đồng. Hầu hết các chi phí tăng trong giai đoạn này là do Tổng công ty phải tiến hành nhiều biện pháp để phục vụ cho quá trình cổ phần hóa. Chính vì vậy, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng giảm tương ứng từ năm 2003-2006. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2004 so với năm 2003 giảm 4.978 triệu đồng, tương ứng giảm 28,85%, năm 2005 so với năm 2004 giảm 1.259 triệu đồng tương ứng giảm 10,25%, năm 2006 so với năm 2005 giảm 2.636 triệu đồng tương ứng giảm 23,92%. Đến năm 2007, lợi nhuận thuần đã tăng lên rõ rệt, so với năm 2006 tăng 16.077 triệu đồng tương ứng tăng 191,76 %. Sự tăng lên đột biến này là do Tổng công ty đã hoạt động theo hình thức cổ phần hóa và dịch vụ kinh doanh khách sạn rất phát triển. Các loại thu nhập khác và lợi nhuận khác cũng có thay đổi nhưng không đáng kể vì chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong lợi nhuận của Tổng công ty. Vì các khoản chi phí phần lớn tăng trong giai đoạn 2003-2006 nên lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh cũng giảm tương ứng, do đó tổng lợi nhuận trước thuế cũng bị giảm từ năm 2003-2006. Đến năm 2007, tổng lợi nhuận trước thuế tăng mạnh, đạt con số 24.464 triệu, tăng 15.989 triệu tương ứng tăng 188,66 % so với năm 2006. Tuy có nhiều sự thay đổi về các khoản chi phí, lợi nhuận nhưng Tổng công ty vẫn đảm bảo việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước luôn được thực hiện đầy đủ và đúng hạn, cho thấy chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn. Do tổng lợi nhuận trước thuế giảm từ năm 2003-2006 nên lợi nhuận sau thuế cũng giảm theo tương úng. Đến năm 2007, tổng lợi nhuận trước thuế tăng mạnh nên lợi nhuận sau thuế cũng tăng mạnh tương ứng. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 13.224 triệu đồng tương ứng tăng 207,83 %. Để có được lợi nhuận sau thuế tăng mạnh như vậy cũng một phần là do khi Tổng công ty cổ phần hóa, đã chú trọng hơn đến các biện pháp quảng cáo, marketing để đẩy mạnh hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm. Một lần nữa khẳng định chính sách, chiến lược của Nhà nước cũng như của Tổng công ty là hoàn toàn hợp lý. PHẦN II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM 2.1. Cơ cấu và tình hình sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. 2.1.1. Đặc điểm vốn lưu động của Tổng công ty. Để hiểu rõ về vốn lưu động, trước hết ta phải hiểu về tổng nguồn vốn. Tổng nguồn vốn của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam bao gồm hai loại là vốn cố định và vốn lưu động, và được hình thành từ hai nguồn chính là vốn vay và vốn chủ sở hữu. Bảng 5: Cơ cấu vốn của Tổng công ty theo nguồn hình thành. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Vốn kinh doanh 152.082 177.252 199.951 227.525 1.033.799 Vốn chủ sở hữu 79.431 87.456 96.827 103.442 823.316 Vốn vay dài hạn 0 0 0 3.315 41.743 Vốn vay ngắn hạn 71.784 89.019 97.796 118.703 161.700 Nợ khác, phải trả, phải nộp 777 777 5.328 2.065 7.040 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán. Trong giai đoạn 2003-2007, vốn kinh doanh của Tổng công ty liên tục tăng. Vốn cố định chiếm tỷ trong rất nhỏ trong tổng cơ cấu vốn. Năm 2003chiếm 9,8 %, năm 2004 chiếm 15,4 %, năm 2005 chiếm 15,8 %, năm 2006 chiếm 21 %. Đến năm 2007, vốn cố định bị giảm đi rất nhiều, chỉ chiếm 9,6 % do Tổng công ty đã chú trọng vào việc đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó thì vốn lưu động lại chiếm tỷ trong rất lớn trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Năm 2003 chiếm 90,2 %, năm 2004 chiếm 84,6 %, năm 2005 chiếm 84,3 %, năm 2006 chiếm 78,6 %, năm 2007 chiếm 28,2 %. Sở dĩ vốn lưu động chiếm tỷ trọng giảm dần vào giai đoạn 2003-2006 và giảm mạnh vào năm 2007 là do Tổng công ty phải chuẩn bị cho việc tiến hành cổ phần hóa và đẩy mạnh các khoản đầu tư dài hạn. Tuy nhiên vốn lưu động vẫn được tăng đều vào các năm. Xét theo nguồn hình thành thì vốn kinh doanh của Tổng công ty hình thành từ hai nguồn chủ yếu là vốn vay và vốn chủ sở hữu. Vốn vay và vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng tương đương nhau trong giai đoạn 2003-2006. Vốn vay bao gồm vốn vay dài hạn và vốn vay ngắn hạn. Trong đó vốn vay dài hạn chiếm tỷ trong rất nhỏ, từ năm 2003-2005, Tổng công ty không có khoản vay nào dài hạn, từ năm 2006-2007, Tổng công ty mới bắt đầu tiến hành vay dài hạn nhưng chỉ là một con số rất nhỏ trong tổng vốn vay, năm 2006 chiếm 1,5 %, năm 2007 chiếm 4 %. Còn lại chủ yếu là vốn vay ngắn hạn. Lượng vốn vay ngắn hạn thay đổi không đều qua các năm. Năm 2003 chiếm 47,3 %, năm 2004 chiếm 50,2 %, năm 2005 chiếm 48,9 %, năm 2006 chiếm 52,2 %, năm 2007 chiếm 15,6 %. Xét về tuyệt đối thì vốn vay liên tục tăng trong giai đoạn 2003-2007, điều đó có nghĩa là Tổng công ty đã vay vốn để đầu tư thêm nhà xưởng, máy móc thiết bị cũng như các dự án đầu tư. Nguồn thứ hai là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu cũng chiếm tỷ trọng tương đương với vốn vay trong tổng vốn kinh doanh và cũng tăng đều từ năm 2003-2006. Năm 2004 tăng 8.025 triệu tương đương tăng 10,1 %, năm 2005 tăng 9.371 tương đương tăng 10,7 %, năm 2006 tăng 6.615 triệu đồng tương đương tăng 6,8 %, đến năm 2007 tăng đột biến 719.868 triệu đồng tương đương tăng 695,9 %, chiếm 79,7 % trong tổng vốn kinh doanh. Điều đó có nghĩa là lợi nhuận để lại Tổng công ty là rất lớn, khẳng định một lần nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty là rất lớn. Cả vốn vay và vốn chủ sở hữu tăng đã làm cho tổng vốn kinh doanh cũng tăng lên trong giai đoạn 2003-2007. Năm 2004 tăng 25.170 triệu đồng tương đương tăng 16,6 %, năm 2005 tăng 22.699 triệu tương đương tăng 12,8 %, năm 2006 tăng 27.574 triệu tương đương tăng 13,8 %, năm 2007 tăng 806.274 triệu tương đương tăng 354,4 %. Với sự phân tích ở trên, ta thấy vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng rất lớn. Vì vậy hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Qua các số liệu trên, năm 2007, các con số luôn tăng đột biến, chính là do Tổng công ty đã cổ phần hóa và hoạt động theo mô hình Tổng công ty mẹ con với 14 công ty con, khẳng định sự lớn mạnh của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. 2.1.2. Cơ cấu vốn lưu động của Tổng công ty. 2.1.2.1. Cơ cấu vốn lưu động theo loại. Bảng 6: Cơ cấu vốn lưu động của Tổng công ty theo loại. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Tổng vốn lưu động 137.195 100 150.034 100 168.356 100 178.813 100 291.765 100 Vốn bằng tiền 55.237 40,3 32.840 21,9 15.126 9 14.367 8,1 25.769 8,8 Các khoản phải thu 25.832 18,8 42.230 28,2 75.875 45 73.851 41,3 137.626 47,2 Hàng tồn kho 55.838 40,7 74.621 49,7 75.889 45,1 89.287 49,9 120.793 41,4 Tài sản lưu động khác 288 0,2 343 0,2 1.466 0,9 1.308 0,7 7.577 2,6 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán. Qua cơ cấu vốn lưu động theo loại ở bảng 5, ta thấy tổng vốn lưu động của Tổng công ty liên tục tăng trong giai đoạn từ năm 2003-2007.Năm 2003, tổng vốn lưu động là 137.195 triệu đồng, trong đó: vốn bằng tiền chiếm 40,3 %, các khoản phải thu chiếm 18,8 %, hàng tồn kho chiếm 40,7 %, tài sản lưu động khác chiếm 0,2 %.Năm 2004, tổng vốn lưu động là 150.034 triệu, so với năm 2003 tăng 12.839 triệu đồng tương đương tăng 9,36 %, trong đó: vốn bằng tiền chiếm 21,0 %, các khoản phải thu chiếm 28,2 %, hàng tồn kho chiếm 49,7 %, tài sản lưu động khác chiếm 0,2 %. Năm 2005 đạt 168.356 triệu đồng, so với năm 2004 tăng 18.322 triệu đồng tương đương tăng 12,21 %, trong đó: vốn bằng tiền chiếm 9 %, các khoản phải thu chiếm 45 %, hàng tồn kho chiếm 45,1 %, tài sản lưu động khác chiếm 0,9 %. Năm 2006 đạt 178.813 triệu, so với năm 2005 tăng 10.457 triệu đồng tương đương tăng 6,21 %, trong đó: vốn bằng tiền chiếm 8,1 %, các khoản phải thu chiếm 41,3 %, hàng tồn kho chiếm 49,9 %, tài sản lưu động khác chiếm 0,7 %. Năm 2007 con số 291.765 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 112.952 triệu đồng tương đương tăng 63,17 %, trong đó: vốn bằng tiền chiếm 8,8 %, các khoản phải thu chiếm 47,2 %, hàng tồn kho chiếm 41,4 %, tài sản lưu động khác chiếm 2,6 %. Như vậy, tỷ trọng của các loại như vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác đã có sự thay đổi trong các năm từ 2003-2007 nhưng sự thay đổi đó là không đáng kể. Trong tổng vốn lưu động của Tổng công ty thì lượng hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tỷ trọng này tăng mạnh vào năm 2004 và năm 2006. Điều này cho thấy Tổng công ty chưa thực sự chú trọng đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm để lượng hàng trong kho còn bị tồn đọng nhiều, mặt khác còn làm chưa tốt việc quản lý hàng tồn kho. Đến năm 2007, tỷ trọng của hàng tồn kho trong tổng vốn lưu động là 41,4 %, đã giảm so với năm 2006, chứng tỏ Tổng công ty đã có sự thay đổi trong hoạt động xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm và quản lý hàng tồn kho tốt hơn, vì vậy tỷ trọng của các khoản phải thu cũng tăng lên, đạt 47,2 %. Tuy nhiên sự thay đổi này chưa phải là đáng kể vì 41,4 % vẫn là một con số rất lớn và chiếm chủ yếu trong tổng vốn lưu động, đòi hỏi Tổng công ty phải nỗ lực hơn nữa để khắc phục. Nhìn chung, tuy vốn bằng tiền giảm từ năm 2003-2006 và tăng trong 2007 nhưng do các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác đa phần tăng trong giai đoạn 2003-2007 nên tổng vốn lưu động của Tổng công ty cũng tăng lên tương ứng trong giai đoạn này. 2.1.2.2. Cơ cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành. Bảng 7: Cơ cấu vốn lưu động của Tổng công ty theo nguồn hình thành. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Tổng vốn lưu động 137.195 100 150.034 100 168.356 100 178.813 100 291.765 100 Vốn chủ sở hữu 65.321 47,6 61.015 40,7 70.560 41,9 56.795 31,8 88.322 30,3 Vốn vay 71.874 52,4 89.019 59,3 97.796 58,1 122.018 68,2 203.443 69,7 Vốn chiếm dụng được 0 0 0 0 0 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán. Nhìn vào bảng 6 ta thấy vốn lưu động cũng giống như vốn kinh doanh, được hình thành từ hai nguồn chính là vốn vay và vốn chủ sở hữu. Năm 2003, tổng vốn lưu động là 137.195 triệu đồng, trong đó: vốn vay là 71.874 triệu đồng chiếm 52,4 %, vốn chủ sở hữu là 65.321 triệu đồng chiếm 47,6 %. Trong các năm tiếp theo, tỷ trọng này đã có sự thay đổi không đều. Năm 2004, vốn vay chiếm 59,3 %, vốn chủ sở hữu chiếm 40,7 % trong tổng vốn lưu động. Năm 2005, vốn vay chiếm 58,1 %, vốn chủ sở hữu chiếm 41,9 %. Năm 2006, vốn vay chiếm 68,2 %, vốn chủ sở hữu chiếm 31,8 %. Năm 2007, vốn vay chiếm 69,7 %, vốn chủ sở hữu chiếm 30,3 %. Trong tổng vốn lưu động, vốn vay luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu và liên tiếp tăng trong các năm. Năm 2004, so với năm 2003 tăng 17.145 triệu đồng tương đương tăng 23,85 %. Năm 2005, so với năm 2004 tăng 8.777 triệu đồng tương đương tăng 9.86 %. Năm 2006, so với năm 2005 tăng 24.222 triệu đồng tương đương tăng 24,77 %. Năm 2007, so với năm 2006 tăng 81.425 triệu đồng tương đương tăng 66,73 %. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu cũng có sự thay đổi không đồng đều giữa các năm. Năm 2004, so với năm 2003 giảm 4.306 triệu đồng tương đương giảm 6,59 %. Năm 2005, so với năm 2004 tăng 9.545 triệu đồng tương đương tăng 15,64 %. Năm 2006, so với năm 2005 lại giảm 13.765 triệu đồng tương đương tăng 19,51 %. Năm 2007, so với năm 2006 lại tăng 31.527 triệu đồng tương đương tăng 55.51 %. Sự tăng giảm này có thể là do sự tăng giảm của hoạt động đầu tư tài sản cố định hay do sự tăng giảm của lợi nhuận để lại Tổng công ty. Mặc dù tổng vốn lưu động được hình thành từ ba nguồn chính là vốn vay, vốn chủ sở hữu và vốn chiếm dụng được nhưng trong giai đoạn 2003-2007, Tổng công ty đã không tận dụng được nguồn vốn này từ các khoản mua chịu, từ các khoản ứng trước của khách hàng hay từ các khoản phải nộp cho Nhà nước…Đây là một nguồn tài trợ cũng khá quan trọng nên Tổng công ty nên biết tận dụng một cách triệt để. Sở dĩ có sự thay đổi về vốn vay và vốn lưu động như vậy là do nhu cầu về tổng vốn lưu động trong các năm là khác nhau. Tuy nhiên, vốn vay vẫn chiếm phần lớn trong tổng vốn lưu động, nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu chỉ đủ đáp ứng cho nhu cầu vốn cố định nên Tổng công ty phải đi vay thêm vốn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu về vốn lưu động.Nhất là năm 2007 khi Tổng công ty đã cổ phần hóa, đòi hỏi các nguồn vốn phải được huy động từ nhiều nguồn tốt hơn nữa để tăng tổng vốn lưu động. 2.1.3. Tình hình biến động của vốn lưu động của Tổng công ty. Bảng 8: Tình hình biến động tài sản lưu động của Tổng công ty. Chỉ tiêu Năm 2004/2003 Năm 2005/2004 Năm 2006/2005 Năm 2007/2006 Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Tài sản lưu động 12.839 9,36 18.322 12,21 10.457 6,21 112.952 63,17 Tiền -22.397 -40,55 -17.714 -53,94 -759 -5,02 11.402 79,36 Các khoản phải thu 16.389 63,48 33.645 79,67 -2.024 2,67 63.775 86,36 Hàng tồn kho 18.783 33,64 1.268 1,7 13.398 17,65 31.506 35,29 Tài sản lưu động khác 55 19,1 1.123 327,41 -158 -10,78 6.269 479,96 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán. Qua bảng số liệu trên ta thấy sự biến động của tài sản lưu động là do sự thay đổi của tất cả các khoản như vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác. Lượng vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng rất lớn trong năm 2003, chiếm 40,3 % nhưng tỷ trong này đã giảm xuống rất nhiều và đến năm 2007, tỷ trọng này chỉ còn 8,8 % trong tổng tài sản lưu động.Vốn bằng tiền liên tục giảm trong các năm từ 2003-2006. Năm 2004 đạt 32.840 triệu đồng, so với năm 2003 giảm 22.397 triệu đồng tương đương giảm 40,55 %, nhưng tổng tài sản lưu động vẫn tăng 12.839 triệu đồng tương đương tăng 9,36 %. Năm 2005 đạt 15.126 triệu đồng, so với năm 2004 giảm 17.714 triệu đồng tương đương giảm 53,94 % nhưng tổng tài sản lưu động vẫn tăng 18.322 triệu đồng tương đương tăng 12,21 %. Năm 2006 dạt 14.367 triệu so với năm 2005 giảm 759 triệu đồng tương đương giảm 5,02 %, tuy nhiên tổng tài sản lưu động vẫn tiếp tục tăng 10.457 triệu đồng tương đương tăng 6,21 %. Như vậy, sự giảm đi của lượng vốn bằng tiền không làm ảnh hưởng gì nhiều đến sự tăng lên của tài sản lưu động. Điều đó có nghĩa là các khoản khác tăng lên rất nhiều. Xét về tuyệt đối thì lượng vốn bằng tiền tuy có giảm nhưng đã giảm ngày càng ít hơn. Đến năm 2007, vốn bằng tiền đạt 25.769 triệu đồng, so với năm 2006 đã tăng lên 11.402 triệu đồng tương đương tăng 79,36 % góp phần làm cho lương tài sản lưu động tăng lên 112.952 triệu đồng tương đương tăng 63,17 %. Lượng vốn bằng tiền tăng nhanh trong năm 2007 có nghĩa là Tổng công ty ít đầu tư vào các dự án lớn hoặc chỉ đầu tư vào các dự án mà vốn phải bỏ ra ít, không bao gồm các chi phí ứng trước, chi phí ký quỹ đặt cược lại thu được tiền về ngay…Với lượng tiền mặt tăng nhanh như vậy thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng được Tổng công ty thực hiện tốt hơn. Các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản lưu động và đa phần là tăng đều trong các năm, chỉ riêng năm 2006 bị giảm. Năm 2004 đạt 42.230 triệu đồng, so với năm 2003 tăng 16.398 triệu đồng tương đương tăng 63,48 % làm cho tài sản lưu động tăng lên 9,36 %. Năm 2005 đạt 75.875 triệu đồng, so với năm 2004 tăng 33.645 triệu đồng tương đương tăng 79,67 % nâng tổng tài sản lưu động lên con số 168.356 triệu đồng, tăng 12,21 % so với năm 2004. Năm 2006 đạt 73.851, so với năm 2005 có giảm đi chút ít là 2.024 triệu đồng tương đương giảm 2,67 %, trong khi đó tổng tài sản lưu động vẫn tăng 6,21 %. Năm 2007 đạt 137.626 triệu đồng, so với năm 2006 đã tăng 63.775 triệu đồng, tăng gần gấp đôi, tương đương tăng 86,36 % làm cho tổng tài sản lưu động tăng mạnh, đạt 291.765 triệu đồng, tăng 112.952 triệu đồng tương đương tăng 63,17 % so với năm 2006. Các khoản phải thu lớn như vậy chứng tỏ lượng vốn của Tổng công ty vị chiếm dụng rất nhiều. Do đó Tổng công ty cần có những biện pháp hợp lý để quản lý các khoản phải thu. Hàng tồn kho của Tổng công ty cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản lưu động, tương đương thậm chí hơn cả tỷ trọng của các khoản phải thu. Hàng tồn kho tăng đều đặn qua các năm. Năm 2004 đạt 74.621 triệu đồng, so với năm 2003 tăng 18.783 triệu đồng tương đương tăng 33,64 %. Năm 2005 đạt 75.889 triệu đồng, so với năm 2004 tăng 1.268 triệu đồng tương đương tăng 1,7 %. Năm 2006 đạt 89.287 triệu đồng, so với năm 2005 tăng 13.389 triệu đồng tương đương tăng 17,65 %. Năm 2007 đạt 120.793 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 31.506 triệu đồng tương đương tăng 35,29 %. Hàng tồn kho tăng đều qua các năm đã góp phần lớn nhất vào việc tăng tổng tài sản lưu động. Sở dĩ hàng tồn kho liên tục tăng trong các năm từ 2003-2006 và tăng mạnh vào năm 2007 là do Tổng công ty chưa thực sự chú trọng đến công tác xúc tiến hỗn hợp, marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và việc quản lý hàng tồn kho cũng chưa được thực hiện tốt. Trong tình hình hiện nay khi Tổng công ty đã được cổ phần hóa thì công tác này phải được chú trọng và làm triệt để hơn nữa. Tài sản lưu động khác tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản lưu động nhưng cũng là một phần rất quan trọng mà Tổng công ty cần phải quan tâm. Đó là các khoản như tài sản thiếu chờ sử lý, chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước, các khoản cầm cố ký quỹ ký cược ngắn hạn hay các khoản tạm ứng. Tài sản lưu động khác có xu hướng tăng trong các năm, chỉ có năm 2006 là bị giảm nhưng cũng không đáng kể. Năm 2004 tăng 19,1 % so với năm 2003. Năm 2005 tăng 327,41 % so với năm 2004, đây là năm tài sản lưu động tăng lên rất mạnh, đạt 1.466 triệu đồng, góp một phần rất lớn trong sự tăng lên của tổng vốn lưu động. Năm 2006 không những không tăng mà còn giảm đi 10,78 %, nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến sự tăng lên của tổng tài sản lưu động. Đến năm 2007, lại tiếp tục tăng mạnh so với năm 2006 và còn tăng mạnh hơn năm 2005, đạt 7.577 triệu đồng, tăng 6.269 triệu đồng tương đương tăng 479,28 %, làm cho tỷ trọng của tài sản lưu động khác tăng chiếm 2,6 % trong tổng tài sản lưu động. Điều này làm cho các khoản chi phí trả trước của Tổng công ty tăng lên, do đó Tổng công ty sẽ bị lãng phí một phần các chi phí bên ngoài. Nhìn chung,Tổng công ty cần hạn chế đến mức tối đa các khoản phải thu và lượng hàng tồn kho để tránh hiện tượng vốn bị chiếm dụng và vốn bị ứ đọng nhiều trong hàng tồn kho gây lên sự không hợp lý trong cơ cấu tài sản của Tổng công ty. Bên cạnh đó, Tổng công ty cần làm tốt công tác quản trị tài sản hơn nữa. 2.2. Phân tích tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty. 2.2.1. Sử dụng vốn bằng tiền. Tiền mặt luôn là một khoản không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Với Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam cũng vậy, tiền mặt giúp cho việc giải quyết một số việc rất nhanh chóng, đem lại lợi ích cao cho Tổng công ty. Vì vậy, dự trữ bao nhiêu tiền mặt là hợp lý trong Tổng công ty là một vấn đề rất phức tạp. Sau đây, ta sẽ xem xét vấn đề sử dụng vốn bằng tiền của Tổng công ty một cách cụ thể như sau: Bảng 9: Sử dụng vốn bằng tiền của Tổng công ty. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Tổng vốn bằng tiền 55.237 100 32.840 100 15.126 100 14.367 100 25.769 100 Tiền mặt 229 0,4 526 1,6 341 2,3 329 2,3 554 2,2 Tiền gửi ngân hàng 55.009 99,6 32.314 98,4 14.785 97,7 14,038 97,7 25.215 97,8 Tiền đang chuyển 0 0 0 0 0 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán. Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng vốn bằng tiền bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Tuy nhiên, Tổng công ty không có lượng tiền đang chuyển nên không ảnh hưởng gì đến Tổng vốn bằng tiền. Tổng vốn bằng tiền liên tục giảm qua các năm từ 2003-2006. - Năm 2004, tổng vốn bằng tiền giảm 22.397 triệu đồng tương đương giảm 40,55 %. Sự giảm đi của vốn bằng tiền là do sự giảm đi của tiền gửi ngân hàng, giảm 41,26 % so với năm 2003. - Năm 2005, vốn bằng tiền giảm 17.714 triệu đồng tương đương giảm 53,94 % so với năm 2004. Năm 2006, vốn bằng tiền giảm 759 triệu đồng tương đương giảm 5,02 % so với năm 2005. Như vậy năm 2006, vốn bằng tiền đã giảm ít hơn so với năm 2005, việc sử dụng vốn bằng tiền đã có cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Ở cả năm 2005 và năm 2006, sự giảm đi của vốn bằng tiền là do sự giảm đi của cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. - Đến năm 2007, việc sử dụng vốn bằng tiền đã được cải thiện rõ rệt hơn những năm trước, tăng 11.402 triệu đồng tương đương tăng 79,36 %. Sự tăng lên này là do sự tăng lên của cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Để biết rõ hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động bằng tiền của Tổng công ty thì ta xem xét thêm h._.iúp cho việc quản lý và sử dụng vốn ở từng khâu tốt hơn. * Nội dung của giải pháp: - Tổng công ty nên phân công việc tính nhu cầu vốn lưu động cho từng xí nghiệp và tổng hợp từng xí nghiệp để xác định nhu cầu vốn lưu động cho toàn bộ Tổng công ty. - Dựa vào cách phân loại vốn lưu động theo từng công dụng, đồng thời căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới từng khâu của quá trình sản xuất: Dự trữ vật tư sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để tính nhu cầu vốn cho từng khâu sau đó sẽ tổng hợp được nhu cầu vốn cho cả kỳ. - Tổng công ty có thể tìm mọi cách để kế hoạch hóa tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tức là tìm mọi cách để rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà vốn lưu động đi qua như trong khâu dự trữ, trong khâu sản xuất, trong khâu lưu thông. Đây là biện pháp quan trọng nhằm tăng nhanh vòng quay của vốn, để số vốn tham gia nhiều lần vào sản xuất. Để đạt được mục đích đó, ở mỗi khâu, Tổng công ty phải tăng nhanh tốc độ hoạt động sao cho ít ngày mà vẫn đạt hiệu quả. - Trước đây, do chưa có đủ trình độ khoa học công nghệ áp dụng vào sản xuất nên quá trình diễn ra còn chậm. Vì vậy, Tổng công ty nên tăng cường hoạt động ở khâu sản xuất nhằm rút ngắn thời gian sản xuất bằng việc áp dụng trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, tận dụng tối đa công suất của các loại máy móc, thiết bị… - Đặc trưng của vốn lưu động là tăng nhanh vòng quay, dựa vào đặc trưng này mà Tổng công ty cần tìm mọi cách để giảm số ngày của một vòng luân chuyển vốn lưu động nhằm đảm bảo nguồn vốn hoạt động cho Tổng công ty. Khi tăng vòng quay của vốn lưu động thì nó sẽ tạo ra khả năng tiết kiệm vốn lưu động dưới hai hình thức là tiết kiệm tuyệt đối và tiết kiệm tương đối. * Điều kiện để thực hiện giải pháp: - Tổng công ty cần có kế hoạch cân đối giữa cung và cầu vốn lưu động trong từng năm, từng quý và từng tháng. - Xác định nhu cầu vốn lưu động trong từng khâu cụ thể: khâu dự trữ, khâu sản xuất và khâu lưu thông. - Có một kế hoạch hợp lý để quản lý chặt chẽ nguồn vốn lưu động. - Không ngừng tìm tòi và áp dụng các tiến bộ khoa học về máy móc, công nghệ kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý. 3.2.1.2. Hạn chế các khoản phải thu. * Cơ cở lý luận: Đối với mọi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh của họ luôn có các khoản như hoạt động bán chịu cho khách hàng. Hoạt động này có ảnh hưởng rất nhiều tới doanh thu tiêu thụ của Tổng công ty. Có thể nói như vậy bởi vì, với việc bán chịu thì người mua, tức là khách hàng của Tổng công ty được trả tiền chậm, hay tín dụng có thời hạn, do đó, người mua thường mua nhiều hơn, dẫn tới doanh thu của Tổng công ty sẽ tăng lên. Đồng thời việc mua nhiều hơn sẽ góp phần giúp Tổng công ty giảm được rất nhiều chi phí như chi phí dự trữ hàng tồn kho, chi phí bảo quản, các chi phí khác… do đó cũng làm tăng đáng kể nguồn vốn lưu động cho Tổng công ty. Tuy nhiên, khi Tổng công ty cho khách hàng nợ thì có nghĩa là vốn của Tổng công ty sẽ bị chiếm dụng bởi các đơn vị khác khi mà Tổng công ty vẫn phải chịu chi phí cho hoạt động sử dụng vốn. Việc này có thể làm tăng các chi phí khác như chi phí hoạt động, chi phí đòi nợ… gây hao hụt đáng kể đến tài chính của Tổng công ty. * Cơ sở thực tiễn: Như các số liệu phân tích ở trên ta thấy tỷ trọng các khoản phải thu tương đối lớn trong tổng nguồn vốn lưu động. Điều đó chứng tỏ nguồn vốn lưu động của Tổng công ty đang bị chiếm dụng khá nhiều. Vốn bị chiếm dụng trong khi đó Tổng công ty vẫn phải đi vay vốn để hoạt động, nghĩa là Tổng công ty đã phải chịu chi phí cho phần vốn bị chiếm dụng, làm giảm đáng kể hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động. Do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam thì việc hạn chế một số khoản phải thu để giảm lượng vốn bị chiếm dụng là việc thực sự rất cần thiết đối với Tổng công ty. * Nội dung của giải pháp: Tổng công ty có thể hạn chế các khoản phải thu bằng các cách sau: - Tìm hiểu rõ khách hàng của Tổng công ty và khả năng tài chính của họ. Xác định rõ xem khách hàng của Tổng công ty là ai, khả năng tài chính của khách hàng ra sao, có như vậy thì Tổng công ty mới xác định được năng lực trả nợ của khách hàng. Do đó sẽ tránh được các khoản nợ khó đòi, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty. Xem xét xem khách hàng có đáng tin cậy không, có tinh thần trách nhiệm trong việc thanh toán các khoản nợ đối với Tổng công ty hay không. Nói chung, phải có đầy đủ thông tin chính xác, kịp thời về khách hàng. - Tìm hiểu về khả năng thanh toán nợ của khách hàng. - Tìm hiểu về tinh thần, trách nhiệm của khách hàng trong việc thanh toán các khoản nợ đối với Tổng công ty. - Tìm hiểu rõ tiềm năng phát triển của khách hàng trong tương lai, khách hàng là thường xuyên hay không thường xuyên. - Tổng công ty cần tiến hành thẩm định tài chính của mình và của khách hàng trước khi quyết định bán chịu cho khách hàng. - Tổng công ty cần đưa ra một mức giá thật hợp lý để có thể bù đắp những rủi ro, tổn thất do việc khách hàng thanh toán nợ chậm đem lại. - Tổng công ty phải thu hồi nhanh các khoản thu nhằm giải quyết tình trạng vốn bị chiếm dụng và nâng cao khả năng thanh toán cho Tổng công ty. Hiện nay, các khoản phải thu của Tổng công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng vốn lưu động mà trong đó chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng. Do đó, Tổng công ty cần nghiên cứu cách thức bán hàng chiết khấu giảm giá để thu được tiền ngay. - Tổng công ty cần phải tăng cường công tác quản lý và có kế hoạch thu nợ nhằm thu hút vốn, đảm bảo nguồn vốn cho quá trình kinh doanh tiếp theo và hạn chế các khoản phát sinh khó đòi. - Tổng công ty cần thành lập một ban thu hồi nợ với nhiệm vụ theo dõi tình hình tài chính, đôn đốc việc thanh toán, quyết toán, và tìm thời điểm thích hợp để yêu cầu thanh toán từ phía khách hàng. - Đối với các khoản nợ khó đòi thì Tổng công ty cần xem xét rõ nguyên nhân để có thể áp dụng được các hình thức thanh toán linh hoạt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng của Tổng công ty có thể thanh toán một cách nhanh nhất. Ngoài việc giảm các khoản phải thu khách hàng, để hạn chế các khoản phải thu, giảm lượng vốn bị chiếm dụng, Tổng công ty còn phải tìm cách để hạn chế tối đa các khoản phải thu nội bộ, các khoản trả trước cho người bán, các khoản phải thu khác. Nếu thực hiện tốt được các vấn đề trên thì chắc chắn các khoản phải thu của Tổng công ty sẽ giảm đi rất nhiều, do đó lượng vốn của Tổng công ty sẽ không bị chiếm dụng nhiều nữa, hiệu quả sự dụng vốn lưu động của Tổng công ty sẽ được tăng lên đáng kể. * Điều kiện thực hiện giái pháp: - Các thông tin, tài liệu về khách hàng phải đầy đủ, chính xác, kịp thời. - Khả năng tài chính của Tổng công ty phải phù hợp với các nghiệp vụ mua – bán. - Tổng công ty cần thành lập một bộ phận chuyên trách về việc thẩm định tình hình tài chính và các thông tin về khách hàng. Phòng Kế toán – tài vụ - thống kê có thể cử người đảm nhiệm công tác này, Những người làm công tác này phải được đào tạo bài bản về chuyên môn và phải có tinh thần trách nhiêm rất cao. Điều này sẽ giúp Tổng công ty giảm chi phí khá nhiều cho việc thuê chuyên gia thẩm định bên ngoài. 3.2.1.3. Đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng hàng tồn kho. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được đánh giá qua rất nhiều chỉ tiêu, trong đó có chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam cần làm doanh thu, cụ thể là làm tăng doanh thu thuần là một trong những giải pháp quan trọng. Mà để tăng được doanh thu thì việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty phải được thực hiện tốt. Đó chính là việc nghiên cứu nhu cầu thị trường kết hợp với các biện pháp Marketing để quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh, trành tình trạng sản xuất dư thừa, hàng tồn kho nhiều gấy ra hiện tượng vốn bị ứ đọng, do đó không đạt được hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng hàng tồn kho sẽ được thực hiện triệt để bằng các biện pháp marketing. * Cơ sở lý luận: Hoạt động marketing có hiệu quả thì việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mới có hiệu quả. Biện pháp marketing yêu cầu phait đảm bảo được một số nội dung như thiết lập các chính sách, hệ thống kênh phân phối hợp lý, xây dựng được các chính sách sản phẩm, chính sách giá cả linh hoạt, nắm bắt được các thông tin chính xác về nhu cầu thị trường, bên cạnh đó phải tìm ra được các chính sách tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả nhất. Khi các biện pháp marketing được thực hiện đầy đủ thì hoạt động sản xuất kinh doanh đã có thể coi là thành công một nửa. * Cơ sở thực tiễn: Tuy đã chiếm lĩnh thị phần rất lớn, chiếm đến 90 % thị trường Việt Nam về thiết bị ngành điện nhưng Tổng công ty Thiệt bị điện Việt Nam lại chưa thực sự chú trọng đến các hình thức quảng cáo để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của mình. Khi Tổng công ty đã cổ phần hóa, thị trường cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt, trong đó có cả sự tham gia của các doanh nghiệp lớn của nước ngoài thì việc giữ vững vị trí trên thị trường của Tổng công ty là điều không phải dễ. Do đó, việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bằng các biện pháp marketing lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Các biện pháp marketing sẽ giúp cho Tổng công ty giữ vững được những khách hàng hiện có của Tổng công ty, ngoài ra còn thu hút được nhiều khách hàng mới, trong đó có rất nhiều những doanh nghiệp mới có thể là khách hàng tiềm năng mà Tổng công ty cần phải hướng tới và mở rộng. * Nội dung của giải pháp: - Tăng cường quảng cáo. - Xây dựng hệ thống phân phối hợp lý. - Phát triển sản phẩm phù hợp với từng thị trường. - Chú trọng tới việc phát triển các sản phẩm của Tổng công ty ra thị trường nước ngoài. - Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm của Tổng công ty. * Điều kiện thực hiện giải pháp: - Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam cần phải quảng cáo sản phẩm của mình mạnh mẽ hơn nữa để nhiều thị trường có thể biết đến các sản phẩm về thiết bị điện, nhất là các thị trường lớn trong nước và ngoài nước. Tổng công ty có thể sử dụng nhiều hình thức quảng cáo như qua báo chí, các phương tiện truyền thông, đài, ti vi… Qua các phương tiện đó, Tổng công ty sẽ quảng cáo về sản phẩm chính của mình với các tính năng chuyên dụng và ưu việt, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ tốt nhất cho các nhu cầu về điện và thiết bị đo điện. - Có rất nhiều khách hàng nhạy cảm, yêu cầu của họ rất cao nên Tổng công ty cần phải đa dạng hóa hình thức quảng cáo. Tổng công ty có thể gửi cataloge đến các khách hàng của mình. Trên cataloge, Tổng công ty có thể cho in hình các sản phẩm chính cùng với những dòng quảng cáo về tính năng, sự ưu việt, cùng với sự đảm bảo về chất lượng của sản phẩm. - Và để có được một chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ và hiệu quả thì Tổng công ty cần phải đầu tư kinh phí. Hàng năm, Tổng công ty có thể trích ra một khoản nhất định trong doanh thu để thực hiện quảng cáo. Quảng cáo là hình thức rất quan trọng trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nên Tổng công ty không thể xem nhẹ vần đề này. - Hệ thống cửa hàng, đại lý tiêu thụ rất quan trong để sản phẩm tới được tay các khách hàng một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất. Do các khách hàng của Tổng công ty có ở cả ba miền nên việc xây dựng hệ thống tiêu thụ ở cả ba miền là điều hoàn toàn hợp lý. Tổng công ty cần thiết lập mạng lưới các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm của mình ở những trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông, nhằm tạo mắt xích chủ chốt của hệ thống kênh tiêu thụ. Từ những mắt xích này, tùy theo điều kiện chủ yếu của nhu cầu thị trường và trong những khoảng thời gian khác nhau, Tổng công ty có thể linh hoạt triển khai thành những mạng lưới phân phối tạm thời ra các khu vực lân cận. Với đặc thù về sản phẩm của Tổng công ty thì mạng lưới tiêu thụ không cần phải quá phức tạp và dày đặc. Như vậy, với việc xấy dựng mạng lưới tiêu thụ hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những khách hàng ở tỉnh xa cũng có thể tiếp cận được sản phẩm của Tổng công ty. Với việc tiết kiệm thời gian và chi phí cho các khách hàng thì đó chính là việc thể hiện sự quan tâm của Tổng công ty tới các khách hàng. - Với mỗi thị trường thì nhu cầu về mỗi loại sản phẩm là khác nhau, phù hợp với đặc thù tiêu dùng của từng vùng. Vì vậy việc phát triển sản phẩm nào ở thì trường nào là việc cần thiết mà Tổng công ty cần phải quan tâm. Đối với thị trường trong nước thì Tổng công ty có các khu vực thị trường là các tỉnh, các thành phố lớn và các vùng nông thôn. Hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm này của Tổng công ty ở các thành phố lớn có giảm nhưng ở các vùng nông thôn lại có xu hướng tăng lên do việc thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn. Ở thị trường này do thu nhập của người dân thấp còn thấp nên thích hợp cho việc Tổng công ty phát triển các dản phẩm kinh tế có chất lượng nhưng giá cả tương đối rẻ, công suất thấp… Mặt khác do tình trạng thiếu điện để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt , hiện các công ty và sở điện đang có chính sách sử dụng điện ngoài giờ cao điểm trong sản xuất và sinh hoạt nên Tổng công ty có điều kiện thuận lợi để phát triển, tiêu thụ các sản phẩm công tơ hai giá, ba giá. - Ngoài ra Tổng công ty cần chú trọng đến các thị trường nước ngoài với các sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, công suất cao để xuất khẩu các sản phẩm của mình, mang lại doanh thu lớn cho Tổng công ty. Với việc thực hiện các biện pháp marketing như trên thì Tổng công ty đã thành công rất nhiều trong việc tạo được lợi thế cạnh tranh, việc tiêu thụ sản phẩm sẽ đươc thực hiện tốt hơn, do đó giảm được lượng hàng tồn kho, có nghĩa là giảm được nguồn vốn bị ứ đọng trong hàng tồn kho. Đó chính là yếu tố nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. 3.2.1.4. Thực hiện tốt công tác quản lý hàng tồn kho dự trữ. * Cơ sở lý luận: Với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào thì việc dự trữ hàng tồn kho là không thể thiếu để đáp ứng cho nhu cầu về sản phẩm của mỗi thời kỳ khác nhau. Tổng công ty Thiết bị điện cũng vậy, dự trữ hàng tồn kho cũng là một phần không thể thiếu, những dự trữ hàng tồn kho với một lượng bao nhiêu thì vừa đủ và quản lý hàng tồn kho thế nào cho tốt là một vấn đề rất khó khăn mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Hàng tồn kho cũng là một trong những nguyên nhân gây ứ đọng vốn trong Tổng công ty. Vì vậy việc quản lý hàng tồn kho và việc giải quyết tốt công tác quản lý hàng tồn kho là một trong những yếu tố nhằm là giảm lượng vốn bị ứ đọng hay nói cách khác là nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong Tổng công ty. * Cơ sở thực tiễn: Nhìn chung trong giai đoạn 2003-2007, hàng tồn kho tuy có năm tăng có năm giảm nhưng vẫn chiếm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho còn thấp, thời gian để quay vòng hàng tồn kho lại dài nên vốn lưu động của Tổng công ty đã bị chiếm dụng khá nhiều. Tổng công ty cần có những biện pháp cụ thể để giảm lượng hàng tồn kho xuống mức thấp nhất có thể nhằm giảm lượng vốn bị ứ đọng, bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và hiệu quả. * Nội dung của giải pháp: - Tiến hành nghiên cứu nhu cầu thị trường để dự báo một cách chính xác nhất nhu cầu về sản phẩm cho bộ phận sản xuất, do đó sẽ tránh được hiện tượng sản xuất dư thừa, làm cho lượng hàng tồn kho tăng. - Tìm hiểu và mở rộng quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp mới để tìm được nguồn cung ứng nguyên vật liệu có giá trị sử dụng cao, chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Có như vậy thì sản phẩm của Tổng công ty sản xuất ra mới có chất lượng, lượng hàng tồn kho có thể giữ được lâu hơn và do đó cũng ít gấy khó khăn cho việc quản lý. - Kết hợp nhuần nhuyễn các nguồn lực trong khâu sản xuất, vận dụng tối đa công dụng của máy móc thiết bị, khai thác hiệu quả các nguồn lực để có thể sản xuất ra các sản phẩm chất lượng tốt nhất, tránh những lỗi sai hỏng không đáng nhằm làm giảm chi phí kinh doanh, tiết kiệm chi phí. - Bố trí các nhà xưởng, kho bãi hợp lý, thoáng, mát… để bảo quản hàng tồn kho tốt nhất, tránh để thời tiết hay các yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng xấu đến việc bảo quản hàng tồn kho gây khó khăn cho việc quản lý hàng tồn kho. - Tổng công ty nên có những phương pháp tính khấu hao hợp lý cho tài sản tồn kho. * Điều kiện thực hiện giải pháp: - Những thông tin về nhu cầu về thị trường phải được dự báo một cách chính xác nhất. - Tiến hành tìm hiểu và hợp tác với các nhà cung cấp mới, tiềm năng. - Tăng cường nghiên cứu sản phẩm, khai thác mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ. - Xây dựng các chính sách bán hàng linh hoạt, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. - Do các máy móc thiết bị có giá trị kinh tế cao có đặc điểm là tốc độ tài sản sẽ hao mòn theo thời gian, năng suất của máy móc thiết bị ban đầu cao, sau đó năng suất sẽ thấp dần. Do đó, Tổng công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần là hợp lý. - Dành một khoản tiền nhất định trong tổng doanh thu hàng năm để thực hiện tốt công tác quản lý hàng tồn kho. 3.2.1.5. Tổ chức tốt công tác quản lý vốn lưu động. * Cơ sở lý luận: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty nghĩa là với một lượng vốn lưu động ít nhất làm thế nào để đạt được lợi nhuận ròng hoặc doanh thu bán hàng là lớn nhất. Để đảm bảo được mục đích đó thì việc tổ chức tốt công tác quản lý vốn lưu động là việc làm rất cần thiết đối với Tổng công ty. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được đánh giá qua rất nhiều chỉ tiêu như tốc độ luân chuyển vốn lưu động, vòng quay tiền mặt, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho… Việc thực hiện tốt các chỉ tiêu đó sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. * Cơ sở thực tiễn: Trong những năm qua, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty không ổn định, có lúc hiệu quả, có lúc chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân là do các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động có năm tăng, có năm lại giảm, có năm thực hiện tốt, có năm chưa được thực hiện triệt để. Ví dụ như, tình hình sử dụng tiền mặt khá tốt, tốc độ luân chuyển vốn lưu động khá nhanh và ổn định, khả năng thanh toán nhanh cao, tuy nhiên thì vốn của Tổng công ty vẫn bị chiếm dụng và ứ đọng làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty. * Nội dung của giải pháp: Để tổ chức tốt được công tác quản lý vốn lưu động thì Tổng công ty có thể tiến hành theo các biện pháp sau: - Một là, trong quá trình quản lý tài sản lưu động Tổng công ty cần phải lập thẻ đối với tài sản này để tránh được hao hụt, mất mát tài sản ảnh hưởng tới hoạt động của Tổng công ty. - Hai là, để bảo toàn vốn lưu động và sử dụng hợp lý, Tổng công ty phải quản lý vốn lưu động theo định mức. - Ba là: Tổng công ty phải thường xuyên kiểm kê, kiểm soát để phát hiện kịp thời những mất mát, sai hỏng trong nguyên vật liệu ngoại những nguyên vật liệu tồn đọng để từ đó có biện pháp kịp thời xử lý. - Bốn là, xử lý vốn lưu động trong khâu thanh toán. - Năm là: tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ, sử dụng nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. - Sáu là, huy động và sử dụng vốn bằng tiền một cách hợp lý. - Bảy là, xây dựng kế hoạch huy động vốn hợp lý. - Tám là, Tổng công ty cần có kế hoạch sắp xếp lại cơ cấu nguồn vốn lưu động sao cho hợp lý hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý vốn lưu động được thực hiện dễ dàng và mang lại hiệu quả cao nhất. * Điều kiện thực hiện giải pháp: - Tổng công ty nên áp dụng triệt để các chính sách về thuế vốn, về lãi suất tiền vay, các chế độ thưởng phạt vào quá trình quản lý, sử dụng vốn lưu động. Trường hợp lãi suất cho vay mà thấp, Tổng công ty có thể vay thêm để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời có chế độ thưởng phạt nhất định để khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc có hiệu quả, trừng phạt nghiêm khắc đối với người gây ra thiệt hại, lợi dụng để làm việc xấu gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty. - Cuối mỗi năm, Tổng công ty phải đưa ra được kế hoạch về lượng vốn lưu động cần thiết, cách thức huy động, quản lý và sử dụng vốn lưu động cho năm tiếp theo. Nhưng để xây dựng được một kế hoạch như vậy, Tổng công ty cần phải xây dựng kế hoạch về vốn lưu động dựa trên những căn cứ khoa học như: kế hoạch kinh doanh của Tổng công ty trong thời kỳ tới, trình độ và năng lực quản lý, tình hình của môi trường kinh doanh, những chính sách của Nhà nước và của Bộ. - Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Tổng công ty và thị trường hiện nay yêu cầu về vốn lưu động đối với từng bộ phận sản xuất mà đề ra định mức cho từng khâu trên cơ sở tiết kiệm được vốn lưu động. Cụ thể là trong việc bố trí các khoản nguyên vật liệu sao cho hợp lý, trành tình trạng nguyên vật liệu loại thì bị dư thừa, loại khác lại bị thiếu hụt. Mặt khác, phần lớn nguyên vật liệu tốt của Tổng công ty nhập từ nước ngoài, giá cả đắt gây ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của Tổng công ty. Do đó, Tổng công ty cần chủ động tìm những nguồn cung ứng nguyên vật liệu với giá cả và chất lượng hợp lý. - Ngoài ra đối với các loại hàng tồn kho quá lâu và có khả năng không còn phù hợp với thị trường thì nên có biện pháp thông báo rộng rãi với công chúng để tiền hành mua bán thầu. - Tổ chức thanh toán tiền nhanh chóng, đúng chế độ, đúng thời hạn, thu hồi vốn nhanh là biện pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ sản xuất kinh doanh, tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong giai đoạn 2003-2007, lượng vốn của Tổng công ty bị chiếm dụng tương đối lâu. Bởi vậy, xử lý vốn lưu động bị chiếm dụng trong khâu thanh toán một cách đúng đắn, hợp lý là hết sức cần thiết, là biện pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh nói chung. Trước khi ký kết một hợp đồng, Tổng công ty cần hiểu rõ thực trạng nguồn vốn của các đối tác. Vì những đối tác có tình hình tài chính khác nhau nên khả năng thanh toán cũng khác nhau. Việc làm này giúp Tổng công ty chủ động trong việc lên kế hoạch huy động và thu hồi vốn. Trong mọi hợp đồng với đối tác, Tổng công ty cần phải quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và các bên phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các khoản đã được lý kết. Đồng thời cũng đề ra các hình thức bồi thường, trách nhiệm pháp lý nếu vi phạm các điều khoản này. Tăng cường áp dụng khuyến khích hàng thanh toán tiền hàng sớm như sử dụng triết khấu, hồi khấu cho khách hàng. Ngoài ra, để thúc đẩy nhanh chóng quá trình thanh toán, Tổng công ty cần thực hiện tốt công tác hoàn thiện hồ sơ thanh toán. Tổng công ty cần lưu lại toàn bộ hồ sơ về những thay đổi có liên quan đến từng hợp đồng được lý kết. - Tổng công ty cần quan tâm hơn nữa tới các khâu của quá trình cung ứng nguyên vật liệu, bảo quản nguyên vật liệu. Kế hoạnh thu mua nguyên vật liệu phải thù hợp với yêu cầu của kế hoạch sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Trong khâu mua sắm nguyên vật liệu, Tổng công ty cần bố trí các cán bộ có năng lực để giám sát, quản lý, tránh tình trạng mất mát, hao hụt. Đẩy mạnh việc sử dụng nguyên vật liệu trong nước từ đó có thể hạ thấp được định mức dự trữ nguyên vật liệu về mặt giá trị. Hoàn thiện hệ thống dự trữ định mức nguyên vật liệu, tìm biện pháp để hạ thấp định mức dự trữ nguyên vật liệu. Định kỳ, Tổng công ty cần có sự kiểm tra, phân loai nguyên vật liệu để có kế hoạch giải phóng, thu hồi những nguyên vật liệu kém phẩm chất, xử lý kịp thời lượng nguyên vật liệu dự trữ quá mức, không phù hợp với yêu cầu sản xuất. Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với từng bộ phận sử dụng nguyên vật liệu. Đồng thời, bộ phận kỹ thuật phải xác định được mức tiêu hao nguyên vật liệu sát với thực tế. Kịp thời phát hiện và xử lý nguyên nhân gây lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất. - Tổng công ty cần xác định nhu cầu về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng một cách hợp lý hơn, có sự dự trữ cho việc thu chi vốn bằng tiền để sao cho vốn bằng tiền đạt hiệu quả sử dụng cao nhất. Biết rằng, tại một thời điểm khác nhau thì vốn bằng tiền của Tổng công ty là khác nhau nhưng để tình trạng vốn bằng tiền gửi ngân hàng một lượng lớn là không cần thiết. Vì vậy, Tổng công ty nên có kế hoạch tài chính tác nghiệp ngắn hạn để điều hòa nhu cầu vốn của mình. Tổng công ty có thể sử dụng vốn vào mở rộng sản xuất kinh doanh, tham gia liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay tín dụng ngắn hạn. - Vốn lưu động có thể được huy động từ nhiều nguồn khác nhau . Tổng công ty phải huy động một cách tối đa nội lực từ bên trong, tăng cường các nguồn vốn ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán như: các khoản phải trả công nhân viên, các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước nhưng đến hạn trả, nộp áp dụng hình thức thương mại. Vì khi sử dụng các khoản này, Tổng công ty không phải bỏ ra chi phí nên nếu càng huy động được nhiều số vốn này, Tổng công ty càng có điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra, Tổng công ty cũng có thể vay cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty. Đây là nguồn vốn hữu ích cho hoạt động của Tổng công ty nhưng trong những năm qua chưa thực sự được Tổng công ty chú trọng sử dụng. Việc khai thác, tận dụng nguồn vốn này giúp Tổng công ty có thêm vốn cho hoạt động kinh doanh mà không phải qua những thủ tục phức tạp và những đòi hỏi khác khi vay vốn của ngân hàng hay các tổ chức khác. Song song với kế hoạch vay vốn, Tổng công ty cũng cần chủ động lập kế hoạch, phương án sử dụng vốn nhằm hình thành lên các dự định về phân phối và sử dụng vốn đã tạo lập được sao cho có hiệu quả nhất. * Trên đây là những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì Tổng công ty có thể xem xét thêm một số giải pháp sau: - Tổng công ty cần tổ chức công tác hạch toán kế toán và công tác phân tích tài chính. Đây là giải pháp không kém phần quan trọng nhằm tăng cường công tác quản lý, kiểm tra đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như công tác quản lý tài chính nói riêng nhằm sử dụng các nguồn lực của Tổng công ty đạt hiệu quả cao.Thông qua công tác hạch toán kế toán mà các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty được phản ánh kịp thời, phù hợp. Bên cạnh đó, Tổng công ty cần hoàn thiện công tác phân tích tài chính, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tài chính cho cán bộ công nhân viên phòng tài chính của Tổng công ty được hoàn thiện và luôn đúng với các chế độ, chính sách của Nhà nước. - Bên cạnh đó, việc tổ chức công tác hạch toán tại Tổng công ty sao cho hợp lý, có hiệu quả thì Tổng công ty cần xây dựng một bộ máy kiểm soát nội bộ để quảng lý chặt chẽ hơn tình hình sử dụng vốn lưu động, vốn bằng tiền Tổng công ty, nhất là tạm ứng phải được quản lý chặt chẽ, đúng nguyên tắc. Vì vậy, bộ phận kiểm soát của Tổng công ty tốt thì hiệu quả mang lại cho Tổng công ty cao hơn, tránh sự thất thoát đáng tiếc. Ngoài ra, cần quan tâm nguyên vật liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Sắp xếp lao động một cách hợp lý, tránh tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy, không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, đặc biệt là các cán bộ làm công tác đấu thầu. 3.2.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước: - Các doanh nghiệp sản xuất các thiết bị về điện hiện nay hầu hết thiết bị cũ, lạc hậu, cần đổi mới nhưng không có vốn. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp phục vụ cho các nhu cầu về điện để đáp ứng sự công nghiệp hóa – hiện đại hóa. - Miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu cho các sản phẩm về điện, đánh thuế nhập khẩu các loại sản phẩm đã sản xuất được trong nước có chất lượng và giá cả hợp lý. Cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm về điện áp dụng thuế giá trị gia tăng với mức ưu đãi. - Có các chính sách ưu đãi cho nông dân vay vốn mua sản phẩm điện theo phương thức trả dần hoặc mua lại bằng nông sản xuất khẩu. - Nhà nước nên có chính sách cấp thêm vốn lưu động hoặc cho vay vốn lưu động với lãi suất thấp ưu đãi. KẾT LUẬN Với những nghiên cứu, phân tích trên ta khẳng định được rằng: vốn lưu động và việc sử dụng vốn lưu động là điều kiện rất quan trọng, có tác dụng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty. Muốn đạt được doanh lợi cao thì cần có một phương án sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. Trước hết ta cần xác định rõ các loại vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là điều kiện đảm bảo Tổng công ty có quyền tự chủ trong mọi hoạt động kinh tế. Việc quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả là chỉ tiêu rất quan trọng, nó tạo điều kiện cho Tổng công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh, chủ động trong hạch toán kinh tế để đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Là một đơn vị có truyền thống kinh nghiệm lâu năm, Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam đã thu được không ít thành quả đáng khích lệ, đội ngũ cán bộ công nhân viên đã không ngừng phấn đấu vươn lên, cùng Tổng công ty vượt qua những chặng đường khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, để thích ứng với cơ chế mới thì Tổng công ty còn gặp rất nhiều khó khăn và thử thách đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn Tổng công ty. Qua quá trình thực tập tại Tổng công ty, kết hợp với những lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, em xin đề xuất một số giải pháp về việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hy vọng những giải pháp này sẽ giúp Tổng công ty một phần nào đó trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các co chú cán bộ công nhân viên trong phòng kế toán – tài vụ, đặc biệt là cô giáo Thạc sỹ Trần Thị Phương Hiền đã giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Giáo trình Marketing, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 3. Giáo trình thống kê doanh nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 4. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 5. Các tài liệu, sổ sách của kế toán của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam. 6. Các luận văn của sinh viên khoá trước, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 7. Một số tài liệu liên quan khác. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7866.doc
Tài liệu liên quan