Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH thương mại đầu tư&xây dựng Thạch Lâm (

Lời mở đầu Trong nhữnh năm gần đây, cùng với sự đổi mới của cơ chế quản lý, hệ thống cơ sở hạ tầng ở nước ta có nhiều bước phát triển vượt bậc.đóng góp cho sự phát triển này là nỗ lực phấn đấu không ngừng của ngành xây dựng cơ bản, một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển của đất nước. Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản có tính chất kinh tế, kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật cao. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí, chống th

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH thương mại đầu tư&xây dựng Thạch Lâm (, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất thoát vốn trong điều kiện xây dựng cơ bản trải qua những giai đoạn thời gian thi công kéo dài và địa bàn trải rộng, phức tạp. Để góp phần giải quyết vấn đề này và đặc biệt đước sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn , cùng với sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo của tập thể cán bộ, nhân viên phòng kinh doanh, phòng kế toán tài chính công ty TNHH thương mại đầu tư và xây dựng Thạch Lâm. Em đã quyết đinh chọn đề tài ” Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH thương mại đầu tư&xây dựng Thạch Lâm” làm đề tài bài báo cáo thực tập cho mình, với mong muốn vận dụng những kiến thức đã được học ở nhà trường vào nghiên cứu thực tiễn, từ đó phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được cùng những vấn đề còn tồn tại góp phần hòan thiện công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH thương mại đầu tư và xây dựng Thạch Lâm.Tất cả đựơc tập hợp lại trong ba phần chính của bài báo cáo thực tập của Em. Phần I.Tổng quan về công ty TNHH thương mại ĐT&XD Thạch Lâm Phần II.Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH thương mại đầu tư&xây dựng Thạch Lâm Phần III. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Thương Mại đầu tư&xây dựng Thạch Lâm Nhân đây em xin tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo, ban giám hiệu trường đại học Kinh Tế Quốc Dân đã tạo điều kiện cho em học tập trong những năm qua. MỤC LỤC Trang PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ &XÂY DỰNG THẠCH LÂM............................5 I.Thông tin chung ....................................................................................................5 II.Quá trình hình thành và phát triển của công ty......................................................6 III.Cơ cấu tổ chức của công ty...................................................................................7 1.Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty..........................................................................8 2.Sự phân công ,phân cấp trong bộ máy công ty.......................................................9 IV.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty.................................................................12 1. Đặc điểm về sản phẩm..........................................................................................12 2. Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ....................................................13 3. Đặc điểm về quy trình sản xuất và khai thác,chế biến sản phẩm ........................13 4. Đặc điểm về nguyên vật liệu ..............................................................................14 5. Đặc điểm lao động................................................................................................15 5.1.Cơ cấu lao động................................................................................................. 15 5.2. Đội ngũ cán bộ của công ty................................................................................17 5.2.1.Ban giám đốc...................................................................................................17 5.2.2.Các phòng ban trực thuộc................................................................................17 5.2.3.Các đội trực thuộc............................................................................................17 5.3.Về lao động.........................................................................................................18 5..3.1.Về tuyển dụng lao động..................................................................................18 5.3.2. Về sử dụng lao động.......................................................................................18 5.3.3. Chế độ đãi ngộ với người lao động................................................................18 6.Đặc điểm công nghệ và trang thiết bị....................................................................20 6.1.Năng lực máy móc thiết bị..................................................................................20 6.2.1. Máy thi công cơ giới.......................................................................................20 6.2.2.Máy móc thiết bị các đội xây dựng..................................................................21 6.2.3. Máy móc thiết bị tin học và thiết bị văn phònng...........................................21 7.Tình hình tài chính của công ty............................................................................22 PHẦN II:THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH THẠCH LÂM................................24 I. Đặc điểm nguồn vốn lưu động của công ty ..........................................................24 1.Cơ cấu vốn của công ty trong những năm qua......................................................24 2.Kết cấu vốn lưu động của công ty..........................................................................25 3.Nguồn hình thành vốn lưu động.............................................................................28 II.Thực trạng công tác quản lý và sử dụng lưu động tại công ty..............................31 1.Sử dụng vốn bằng tiền............................................................................................31 2.Các khoản phải thu.................................................................................................34 3.Quản lý vốn vật tư hàng hóa..................................................................................37 4.Khả năng thanh toán..............................................................................................42 III.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty........................................42 1.Hệ số sinh lời vốn lưu động...................................................................................43 1.1.Hệ số sinh lời của vốn lưu động..........................................................................43 1.2.Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động....................................................................44 2.Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động...................................................................46 3.Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành vốn lưu động ..........................................................................................................................48 3.1.Hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền..........................................................................50 3.1.1.Vòng quay tiền mặt..........................................................................................50 3.1.2.Kỳ luân chuyển tiền bình quân........................................................................50 3.2.Hiệu quả sử dụng vốn trong thanh toán..............................................................51 3.2.1.Vòng quay các khoản phải thu.........................................................................51 3.2.2.Kỳ thu tiền bình quân.......................................................................................52 3.3.Hiệu quả sử dụng vốn vật tư hàng hoá................................................................52 4.Khả năng thanh toán của công ty.........................................................................53 4.1.Hệ số thanh toán hiện thời................................................................................54 4.2.Hệ số thanh toán nhanh.....................................................................................55 4.3.Hệ số thanh toán tức thời..................................................................................56 IV.Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty......57 1.Những kết quả đạt đựơc.......................................................................................58 2.Những vấn đề tồn tại............................................................................................59 PHẦN III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY THẠCH LÂM.............................................................61 I. Hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.................................................61 1.Mục tiêu................................................................................................................61 2.Định hướng...........................................................................................................61 II.Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Thương Mại đầu tư&xây dựng Thạch Lâm.............................................63 1.Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính................................................63 2.Kế hoạch hoá nguồn vốn......................................................................................64 3.Quản lý vốn trong thanh toán...............................................................................66 4.Quản lý chi phí phát sinh và thiệt hại trong sản xuất............................................68 5.Hoàn thiện công tác giao khoán............................................................................69 6.Kiến nghị với nhà nước.........................................................................................71 KẾTLUẬN..............................................................................................................73 Tàiliệuthamkhảo.....................................................................................................75 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ &XÂY DỰNG THẠCH LÂM I.THÔNG TIN CHUNG 1.Tên công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THẠCH LÂM 2. Tên giao dịch : THACH LAM TRADING INVESTMENT AND CONTRUCTION COMPANY LIMITED 3.Tên viết tắt: THACH LAM CO.,LTD 4.Trụ sở công ty: số 2, ngách 162/29, đường Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Tel: 04.2428520 Fax: 04.5639733 5.Giấy phép kinh doanh số: 0102030034 Do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 01 tháng 03 năm 2000 6.Mã số thuế : 0102174379 7.Người đại diện : Phan Thanh Hải Chức vụ: Giám đốc 8. Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình thuỷ lợi. Xây dựng và lắp đặt các công trình hạ tầng xã hội , công trình hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp và khu đô thị. Dịch vụ vệ sinh công nghiệp. Sản xuất, thuê và cho thuê cốt pha, giàn giáo phục vụ các công trình xây dựng. Mua bán các thiết bị điện, điện tử, tin học, điện lạnh, viễn thông. Dịch vụ vận chuyển hành khách, vận tải hàng hoá. Giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng các khu vực dân dụng, khu vực công nghiệp. Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng, đồ trang trí nội thất, ngoại thất . Trang trí nội thất, ngoại thất cho các công trình xây dung Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, ăn uống giải khát. Mua bán, lắp đặt vật tư ngành nước phục vụ các công trình công nghiệp và công trình dân dụng. Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. Tư vấn đầu tư. Dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế. Xuất nhập khẩu, lắp đặt, bảo hành, bảo trì các mặt hàng Công ty kinh doanh. 9. Vốn điều lệ: Vốn điều lệ công ty : 15.000.000.000 đồng ( Mười lăm tỷ đồng VN ) II.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH&PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Tiền thân của công ty là công ty TNHH xây dựng công trình Thanh Chương được thành lập năm 1995 vơi số vốn ban đầu là 2tỷ vnđ và 20 cán bộ công nhân viên,hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Sau 5 năm phát triển, để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường,công ty đã đổi thành công ty TNHH thương mại đầu tư và xây dựng Thạch Lâm.Mở rộng lĩnh vực hoạt động đa ngành đa nghề…với số vốn điều lệ ban đầu là 15tỷ vnd. Thực hiện chủ trương mở rộng lực lượng sản xuất, đầu năm 2005 công ty đã thành lập thêm đội thị công số 3,chuyên thực hiện các công trình phức tạp. Đến năm 2006, Công ty có thêm những điều kiện thuận lợi, tác động trực tiếp đến quá trình triển khai nhiệm vụ: liên doanh các doanh nghiệp xây dựng trong khu vực được thành lập làm tăng thêm sức mạnh cho công ty, nhất là trong lĩnh vực đấu thầu với các cơ quan dân sự và các công trình có mức vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng. Hơn nữa trong năm, công tác tổ chức ổn định, quy chế phù hợp làm cho mọi cán bộ, công nhân viên yên tâm hơn trong công tác. Mặt khác, Công ty có đủ các giấy phép hoạt động đa ngành, được tham gia tất cả các dự án. Phạm vi hoạt động của công ty đã trải rộng trên khắp cả nước. Trong những năm qua, Công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển vững chắc về mọi mặt , thường xuyên xây dựng kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành, quản lý, đổi mới trang thiết bị, áp dụng các tiến bộ khoa học vào quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng địa bàn hoạt động đến hầu hết các tỉnh trong cả nước... Vì vậy đã thi công hàng trăm công trình với nhiều quy mô thuộc nhiều ngành nghề, ở nhiều địa điểm, có yêu cầu phức tạp nhưng đảm bảo tốt yêu cầu, kiến trúc, thẩm mỹ, chất lượng, tiến độ. Hơn 7 năm xây dựng và trưởng thành, với truyền thống, uy tín, tiềm lực sẵn có (cả về tài chính, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất, con người…) và cả cơ hội lẫn thách thức, Công ty TNHH thương mại đầu tư và xây dựng Thạch Lâm ngày càng khẳng định chỗ đứng vững chắc của mình trong ngành xây dựng. Ngày nay, Công ty thực sự là một doanh nghiệp có uy tín cao trên thị trường và đầy đủ năng lực để thi công công trình vừa và nhỏ theo yêu cầu của Chủ đầu tư. III.CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÒNG QUẢN LÝ XÂY LẮP PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÒNG THIẾT KẾ DỰ TOÁN PHÒNG KINH DOANH CÁC ĐỘI THI CÔNG ĐỘI THI CÔNG SÔ 1 ĐỘI THI CÔNG SÔ 2 ĐỘI THI CÔNG SÔ 3 ĐỘI CHÔNG THẤM Sơ đồ 1.Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Nguồn:PhòngKinhDoanhcôngtyThạchLâm 2.Sự phân công,phân cấp trong bộ máy Hiện nay ở Công ty Thạch Lâm bộ máy quản lý được tổ chức như sau: * Ban giám đốc: Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất, có trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc: phó giám đốc kỹ thuật thi công, phó giám đốc kinh doanh. - Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật thi công: là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về kỹ thuật thi công của các công trình, chỉ đạo các đội, các công trình, các bộ phận kỹ thuật, thiết kế biện pháp thi công theo biện pháp kỹ thuật an toàn cho các máy móc, thiết bị, bộ phận công trình, xét duyệt cho phép thi công theo các biện phép đó và yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp đã được phê duyệt. - Phó giám đốc kinh doanh: là người được giám đốc công ty giao trách nhiệm về kế hoạch đã xây dựng của công ty,sắp xếp xây dung tổ chức các kế hoạch kinh doanh và là người thay mặt giám đốc phụ trách công tác kỹ thuật và an toàn lao động. + Các bộ phận chức năng: - Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ tham mưu về tài chính cho giám đốc, triển khai thực hiện công tác tài chính kế toán, thống kê và hạch toán cho các công trình và toàn công ty,... kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính theo pháp luật nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh kịp thời có hiệu quả. Chức năng của phòng là tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Hướng dẫn các đơn vị trong toàn công ty mở sổ sách, ghi chép số liệu ban đầu một cách chính xác, kịp thời đúng với chế độ kế toán hiện hành. Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong những năm qua công ty liên tục bổ sung thêm vốn lưu động từ nguồn lợi nhuận của công ty và xin vay vốn tín dụng đầu tư. Luôn năng động tìm các nguồn vốn đầu tư cho công ty nhằm tăng tiến độ thi công sản xuất công trình. -Phòng kinh doanh: a).Chức năng: - Tìm kiếm bạn hàng , nghiên cứu và bám sát nhu cầu của thị trường để từ đó có chính sách và chiến lược cụ thể và thiết thực trong từng lĩnh vực kinh doanh của công ty. - Tìm kiếm các đối tác nước ngoài để từ đó nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh của toàn công ty, đặc biệt chú trọng đến thế mạnh của công ty trong lĩnh vực truyền thông. b).Nhiệm vụ: - Sản xuất và kinh doanh các loại vật tư, thiết bị xây dựng. - Xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị xây dựng, trang trí nội ngoại thất và các vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước -Tổ chức hệ thống sổ kế toán. Hình thức kế toán công ty đang áp dụng là hình thức Nhật ký chung. Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối kế toán Sổ kế toán chi tiết Các sổ nhật ký đặc biệt Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Ghi định kỳ(10 ngày) Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký chung Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ như: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật liệu, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, hoá đơn bán hàng,... trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết nên đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt có liên quan. Định kỳ 10 ngày tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái. Cuối quý, cộng số liệu trên sổ cái lập Bảng cân đối kế toán. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính,... Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo do Bộ Tài chính quy định bao gồm: - Bảng cân đối kế toán lập hàng quý. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh lập hàng quý. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập 6 tháng 1 lần. - Bản thuyết minh Báo cáo tài chính lập hàng năm. Để quá trình thi công xây lắp có thể tiến hành đúng tiến độ đặt ra và đạt được hiệu quả kinh tế mong muốn đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải có bộ máy quản lý đủ năng lực điều hành sản xuất. IV. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY 1. Đặc điểm về sản phẩm Công ty TNHH thương mại đầu tư và xây dựng Thạch Lâm là một công ty chuyên về lĩnh vực xây dựng. Vì vậy sản phẩm của công ty có những đặc điểm khác biệt so với các lĩnh vực kinh doanh thông thường, là các công trình xây dựng với các đặc điểm sau: - Sản phẩm xây dựng thường mang tính đơn chiếc, thường được sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư. - Sản phẩm xây dựng rất đa dạng, có kết cấu phức tạp, khó chế tạo, khó sửa chữa, yêu cầu chất lượng cao. - Sản phẩm xây dựng thường có kích thước, quy mô lớn, chi phí nhiều, thời gian tạo ra sản phẩm dài và thời gian khai thác sử dụng cũng kéo dài. - Sản phẩm xây dựng là công trình cố định tại nơi xây dựng, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương và thường đặt ở ngoài trời. - Sản phẩm xây dựng là sản phẩm tổng hợp liên ngành, mang ý nghĩa chính trị, xã hội, văn hoá, quốc phòng cao. Những nét đặc thù của sản phẩm xây dựng đặt ra nhiều yêu cầu không chỉ đối với mặt kỹ thuật xây dựng mà cả mặt quản lý và kinh doanh xây dựng đối với các công ty xây dựng nói chung và công ty TNHH thương mại đầu tư và xây dựng Thạch Lâm nói riêng. Do tính chất đặc thù của lĩnh vực xây dựng mà thị trường của công ty trải rộng trên toàn quốc. 2. Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ Khách hàng của công ty chủ yếu là các chủ đầu tư các công trình xây dựng cỡ vừa và nhỏ,thông qua hình thức đấu thầu để chọn nhà thầu. Thị trường của công ty trải rộng khắp cả nứơc,và một số nước trong vùng(Lào,Campuchia) Tuy nhiên,là một công ty nhỏ nên khả năng đáp ứng được nhu cầu xây dựng thực tế của công ty chưa cao,chỉ đáp ứng được những công trình vừa và nhỏ 3. Đặc điểm về quy trình sản xuất và khai thác,chế biến sản phẩm - Nhận thầu thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp. - Ký hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư công trình (Bên A). - Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết, công ty tổ chức quá trình sản xuất thi công để tạo ra sản phẩm (công trình hoặc hạng mục công trình): + San nền giải quyết mặt bằng thi công, đào đất, làm móng. + Tổ chức lao động, bố trí máy móc, thiết bị thi công, tổ chức cung ứng vật tư. + Xây, trát, trang trí, hoàn thiện.- Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của chủ đầu tư công trình về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công. - Bàn giao công trình hoàn thành và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư. -Quy trình sản xuất sản phẩm : Thành lập Ban chỉ huy công trường Lập phương án tổ chức thi công Tổ chức nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình Tiến hành tổ chức thi công theo kế hoạch được duyệt Tập kết máy thi công vật liệu thiết bị 4. Đặc điểm về nguyên vật liệu Đây là yếu tố đầu vào chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn khoảng 60%-70% tổng giá trị công trình. Chất lượng, độ an toàn của công trình phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của nguyên vật liệu. Như vậy việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu cùng với một hệ thống cung ứng nguyên vật liệu tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình giảm chi phí sản xuất. Đối với Công ty TNHH thương mại đầu tư và xây dựng Thạch Lâm tận dụng khai thác được các nguyên vật liệu cho thi công các công trình là phương trâm của công ty. Khai thác nguyên vật liệu theo phương châm này vừa tránh được chi phí vận chuyển bốc rỡ vừa đảm bảo được nhu cầu kịp thời cho thi công. Từ đó góp phần giảm giá dự thầu xây lắp. Để làm được điều đó công ty luôn cố gắng tạo lập và duy trì mối quan hệ với các nhà cung ứng trên địa bàn hoạt động của mình để có được nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng mà vẫn tiết kiệm được chi phí, thu mua với giá phù hợp, đồng thời tích cực tìm kiếm những đối tác cung ứng mới. Do sản phẩm chính của Công ty là các công trình xây dựng nên nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm bao gồm: xi măng, sắt thép, gạch, cát, đá, sỏi… Các đối tác đầu vào chính của Công ty : - Đối tác cung cấp xi măng: tổng công ty xi măng Việt Nam trong đó có các nhà máy xi măng: Hoàng Thạch, Chinh - fon, Xuân Mai,Bỉm Sơ n… - Đối tác cung cấp sắt thép: tổng công ty thép Việt Nam bao gồm : công ty gang thép Thái Nguyên, thép Việt - Úc, thép Việt - Nhật… - Đối tác cung cấp gạch, cát, sỏi,đá…: Công ty tranh thủ luôn nhà cung cấp tại địa phương (nơi có công trình) để giảm chi phí vận chuyển và tranh thủ những ưu đãi của địa phương. 5. Đặc điểm lao động 5.1.Cơ cấu lao động: Bảng 1:Cơ cấu lao động theo trình độ,năm 2007 Số TT Chuyên ngành Số lượng Trình Độ Tổng số cán bộ,công nhân viên 88 ĐH,CĐ,TC A Kỹ sư xây dựng 16 Xây dựng DD & CN 9 Đại Học Kiến trúc sư 4 Đại Học Kinh tế xây dung 3 Đại Học B Cử nhân kinh tế 8 Quản trị kinh doanh 3 Đại Học Tài chính kế toán 5 Đại Học Nguồn:phòng tài chính kế toán(năm2007) 5.2. Đội ngũ cán bộ của công ty Tổng số cán bộ,công nhân viên: 88 người Trong đó : Đại học : 24 người Công nhân tay nghề cao : 22người Công nhân các tổ đội : 42 người Ngoài ra còn có công nhân là LĐPT làm hợp đồng(không giới hạn) 5.2.1.Ban giám đốc: - Giám đốc : KSXD Phan Thanh Hải. - Phó giám đốc kinh doanh : CN Nguyễn Văn Hưng - Phó giám đốc kỹ Thuật : KSXD Vương Khả Quỳnh. 5.2.2. Các phòng ban trực thuộc: - Trưởng phòng kế toán : CN Nguyễn Văn Cường. - Trưởng phòng kế hoạch kỹ thuật : KSXD Lê Phúc Vĩnh - Trưởng phòng kinh doanh : CN Trần Hưng Hùng - Trưởng phòng thiết kế dự toán : Nguyễn Hùng Cường 5.2.3. Các đội trực thuộc : - Đội thi công số 1: Đội trưởng : Thái Thanh Phong - Đội thi công số 2: Đội trưởng : Lương Xuân Tuyến - Đội thi công số 3: Đội trưởng : Nguyễn Thành Trung - Đội chống thấm : Đội trưởng : Hoàng Minh Hải Công ty có đội ngũ cộng tác viên gồm các chuyên , các KTS , KS ,các nhà khoa học đang làm việc tại các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, các Sở, Công ty uy tín 5.3.Về lao động. 5.3.1.Về tuyển dụng lao động: Công tác tuyển dụng lao động do công ty trực tiếp thực hiện. Công ty có các hình thức tuyển dụng sau: tuyển lao động đã được đào tạo chính quy (đa số là các sinh viên của các trường kinh tế và kỹ thuật ở trong nước), Công ty phối hợp với các trường, trung tâm dạy nghề để tuyển lao động trực tiếp. 5.3.2. Về sử dụng lao động: Đây là vấn đề rất quan trọng không những ảnh hưởng đến tinh thần thái độ làm việc của người lao động mà còn ảnh hưởng đến kết quả làm việc của người lao động. Công ty luôn cố gắng bố trí đúng người, đúng việc, phù hợp với khả năng, trình độ của người lao động. Công ty cũng luôn chú ý đến công tác nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên thông qua các hình thức như: tổ chức các cuộc thi nâng cấp bậc cho đội ngũ thợ chuyên ngành, đưa đi đào tạo những cán bộ trẻ có năng lực... 5.3.3. Chế độ đãi ngộ với người lao động: Công ty tiến hành trả lương đúng, đủ, kịp thời cho người lao động, mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty ngày một nâng cao. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: MỨC THU NHẬP BÌNH QUÂN CHO MỘT CBCNV ĐVT: đồng/người/tháng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 TNBQ 1009211 1053501 1131000 1275819 1335000 Nguồn:Phòng TCKT công ty Thạch Lâm Qua bảng trên ta thấy từ năm 2003 đến năm 2007 mức thu nhập bình quân đã tăng tương đối đồng đều qua các năm, đến năm 2006 thì mức thu nhập đã đạt 1275819 đồng/người/tháng và đến năm 2007 thì mức thu nhập của người lao động đã tăng lên khá cao, giống như nhiều công ty phát triển khác trên thị trường. Như vậy, mỗi năm thu nhập trung bình của cán bộ công nhân viên tăng khoảng từ 8 đến 10%, tuy không có sự nhảy vọt nào, nhưng đây cũng là một thành công của Công ty trong việc cải thiện đời sống, tạo ra một tâm lý ổn định cho người lao động tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hình thức và phương pháp trả lương: Do Công ty là đơn vị tư nhân nên hình thức trả lương gồm nhiều cấp khác nhau. Có đặc điểm là có cán bộ có bằng cấp và thâm liên công tác ở công ty khác nhau có người mới vào làm. + Theo chức vụ _bằng cấp + Hưởng theo phần trăm tỷ lệ doanh thu, phụ thuộc theo thời gian và kết quả doanh thu bán hàng. Ngoài ra Công ty còn quy định hình thức trả lương theo chất lượng sản phẩm để khuyến khích người lao động làm ra sản phẩm tốt hơn. Chất lượng công trình quy định: +Loại A: hệ số lương 0,2 +Loại B: hệ số lương 0,3 +Loại C: hệ số lương 0,5 Công ty thực hiện chế độ bảo hiểm cho người lao động nghiêm chỉnh, đúng pháp luật quy định; có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những thành tích mà cá nhân và tập thể đạt được dưới hình thức thưởng trực tiếp sau mỗi công trình và sau tổng kết cả năm. Hàng năm, vào dịp lễ tết đều có quà, có thưởng, hè đến thì Công ty cho đi tham quan du lịch…Chính những điều đó đã góp phần làm cho người lao động yên tâm trong công việc, dốc hết sức mình cho cồng việc, phát huy hết năng lực và tăng tính chủ động sáng tạo đối với công việc. 6.Đặc điểm công nghệ và trang thiết bị 6.1.Năng lực máy móc thiết bị 6.1.1 Máy thi công cơ giới: - Máy xúc KOMATSU cp 200 - 3 01 chiếc - Máy ủi KOMATSU – C110 01 chiếc - Máy đầm SAKAI – 8T 05 chiếc - Máy cắt thép 02 chiếc - Máy hàn 300 A 03 chiếc - Máy khoan phá bê tông 02 chiếc - Máy khoan cầm tay 02 chiếc - Máy uốn thép 02 chiếc - Máy phát điện 02 chiếc 6.1.2.Máy móc thiết bị các đội xây dựng: - Máy trộn bê tông 500L 02 chiếc - Máy trộn vữa 80 L 02 chiếc - Giàn giáo cốp pha 500 bộ - Ván khuôn thép 3.500 m2 - Máy kinh vĩ 01 chiếc - Máy thuỷ bình 02 chiếc - Máy đầm cóc 02 chiếc - Máy tời 02 chiếc - Máy vận thăng 0.8T 01 chiếc - Máy toàn đạc 01 chiếc - Máy đầm dùi 07 chiếc - Máy đầm bàn 04 chiếc 6.1.3. Máy móc thiết bị tin học và thiết bị văn phòng: - Máy tính xách tay IBM 05 Cái - Máy in A3 03 cái - Máy in A4 04 Cái - Máy vi tính 14 Cái - Máy fax 03 cái Nguồn:Phòng quản lý xây lắp công ty Thạch Lâm 7.Tình hình tài chính của công ty Bảng2: Tình hình tài chính của công ty những năm qua (đơnvị:1000đ) Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị tổng sản lượng 1.000đ 38273000 41896252 49123334 Doanh thu tiêu thụ 1.000đ 24153445 27913276 35375652 Lợi nhuận để lại công ty 1.000đ 1114064 1582244 1969025 Tổng số lao động (biên chế) người 58 63 72 Thu nhập bình quân đồng/th 1009211 1053501 1131000 Nộp ngân sách 1.000đ 1060052 1115684 1219756 Nguồn: phòng TCKT Công ty Thạch Lâm Các chỉ tiêu trên cho thấy doanh thu của công ty tăng lên một cách đáng kể.Bên cạnh đó các khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước cũng ngày càng tăng lên. Lợi nhuận sau thuế và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên cũng tăng lên. Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có chiều hướng đi lên.Công ty đã duy trì được tốc độ phát triển,tạo đủ công ăn việc làm cho đa số cán bộ công nhân viên,phát huy được năng lực máy móc thiết bị,đầu tư đúng hướng kịp thời tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm. Mới hình thành và phát triển được 7 năm song bằng các hoạt động thực tiễn của mình,công ty đã chứng tỏ một bản lĩnh vững vàng trong sự cạnh tranh đầy khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường đang thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.Với những thành tựu đạt được công ty ngày càng trở nên vững mạnh và có uy tín với các bạn hàng. PHẦN II:THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH THẠCH LÂM I. Đặc điểm nguồn vốn lưu động của công ty Trước khi xem xét tình hình sử dụng vốn lưu động, ta cần phải nghiên cứu kết cấu vốn của công ty biến động qua các năm. từ đó biết được tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng số vốn và sự biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ vốn. 1.Cơ cấu vốn của công ty trong những năm qua Bảng 3: Kết cấu vốn của công ty 3 năm 2005,2006 - 2007. đvt:1000đ Tt chỉ tiêu Năm 2005(1) Năm 2006(2) Năm 2007(3) CL(1)\(2) CL(2)\(3) số tiền Tl% số tiền Tl% số tiền Tl% số tiền Tl% số tiền Tl% 1 Tổng vốn 40207147 100 44033167 100 46669313 100 646._.2166 2636146 2 VLĐ 21741087 54,07 31307152 71 34247549 73,4 10036065 46,2 2940397 9,4 3 VCĐ 18466060 45,93 12726015 29 12421764 26,6 6044296 32,73 -304251 -2,4 4 DT 35375652 37.75070 40.78143 2299418 6,5 3103073 8,2 Nguồn: Bảng cđkt của công ty năm 2005,2006 – 2007. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản vì vậy vốn lưu động là loại vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của công ty. Năm 2006 vốn lưu động chiếm 71% tổng số vốn trong khi đó vốn cố định chiếm 29% tổng số vốn, thì sang năm 2006, số vốn lưu động đã tăng 9,4% đưa tỷ trọng vốn lưu động lên 73,4% tổng số vốn và vốn cố định giảm 2,4% còn 26,6% tổng số vốn. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty, công ty luôn tập trung chú trọng mở rộng quy mô vốn lưu động. tuy nhiên mức độ tăng của vốn lưu động là cao hơn so với mức độ tăng của doanh thu. năm 2007, doanh thu chỉ tăng 8,2% so với năm 2006, trong khi đó lượng vốn lưu động được huy động vào sản xuất kinh doanh lại tăng tới 9,4%, điều này đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2007 của công ty. Như vậy qua phân tích trên chúng ta nhận thấy cơ cấu vốn của công ty là hợp lý, công ty đã đầu tư vào đúng lĩnh vực kinh doanh của mình, bằng cách đầu tư chủ yếu vào vốn lưu động và giảm tỷ lệ đầu tư vào vốn cố dịnh, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần được nâng cao hơn nữa. 2. Kết cấu vốn lưu động của công ty Bảng 4: Cơ cấu vốn lưu động của công ty năm qua đvt:1000đ tt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 chênh lệch 05-06 chênh lệch 06-07 số tiền tl% số tiền tl% số tiền tl% số tiền tl% số tiền tl% 1 vốn băng tiền 1988382 9.1 2123593 6,8 2270632 6,6 135211 6.8 147039 6,9 2 vốn trong thanh toán 6007772 27.6 7431614 23,7 8630395 25,2 1423842 23.7 1198781 16,1 3 vốn vật tư, hàng hoá 12284103 56.5 20219534 64,6 21521436 62,8 7935431 6.5 1301902 6,4 4 vốn lưu động khác 1460830 6.7 1532411 4,9 1825086 5,4 71581 4,9 292675 19,1 5 tổng vốn lưu động 21741087 100 31307152 100 34247594 100 9566065 44 2940397 9,4 6 DTT 35375652 37675070 40778143 2299418 6.5 3103073 8,2 Nguồn: Bảng cđkt của công ty năm 2005-2006 –2007. Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, năm 2007 công ty đã đầu tư tăng thêm một lượng vốn lưu động là 2.940.397.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 9,4%. từ kết quả đầu tư này đã làm doanh thu tăng thêm. song doanh thu chỉ tăng 8,2%, nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn lưu động. điều này thể hiện, năm 2007 công ty chưa sử dụng vốn lưu động hợp lý và tiết kiệm, tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty còn chưa tốt. Để thấy được cụ thể việc quản lý và sử dụng vốn lưu động còn chưa hợp lý ở khâu nào, ta cần xem xét chi tiết từng chỉ tiêu cụ thể. + Vốn bằng tiền:.Năm 2007 vốn bằng tiền tăng so với năm 2006, với số tiền 147039000, tương ứng với tỷ lệ là 6,9%, năm 2006 vốn bằng tiền tăng so với năm 2005 là135211000,tương ứng với tỷ lệ là 6,8%.vốn bằng tiền tăng sẽ làm tăng khả năng thanh toán tức thời của công ty. tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả thì đây là một dấu hiệu không tốt bởi vì tỷ lệ sinh lời trực tiếp của vốn lưu động bằng tiền là rất thấp. do vậy, công ty không nên để tỷ trọng vốn bằng tiền tăng, vì điều này sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kinh doanh. + Vốn trong thanh toán: so với năm 2006, vốn trong thanh toán năm 2007 của công ty tăng 16,1% tương ứng với số tuyệt đối là 1198781000đ với mức tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu.và năm 2006 vốn trong thanh toán tăng 1423842000đ ứng với 23,7%.điều này đã làm vốn trong thanh toán của công ty vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động. năm 2006, vốn trong thanh toán chiếm 23,7% tổng vốn lưu động, sang năm 2007, vốn trong thanh toán chiếm 25,2% trong tổng vốn lưu động. điều này chứng tỏ công ty đã bị giảm một lượng vốn đưa vào kinh doanh do bị khách hàng chiếm dụng. vì vậy, công ty cần có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thu hồi công nợ tránh tình trạng nợ dây dưa, khó đòi của khách hàng để từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. + Vốn vật tư hàng hoá: Cùng với sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì quy mô vốn vật tư hàng hoá cũng tăng theo. Năm 2006 vốn vật tư hàng hoá tăng 7935431000đ so với năm 2005,ứng với tỉ lệ là 23,7%.Nhưng năm 2007 vốn vật tư hàng hoá chỉ tăng với số tuyệt đối là 1301902000đ tương ứng với tỷ lệ 6,4% thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều này được đánh giá là tốt. vì khả năng phục vụ của vốn vật tư hàng hoá trong năm 2007 sẽ cao hơn năm 2006 đồng thời tỷ trọng vốn vật tư hàng hoá trên tổng vốn lưu động cũng giảm, làm lượng vốn của công ty được đưa vào lưu thông tăng cao hơn, giảm lượng vốn bị ứ đọng trong khâu dự trữ. +Vốn lưu động khác: cùng với sự mở rộng của nguồn vốn lưu động, năm 2007 vốn lưu động khác của công ty cũng tăng 292675000đ so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng 19,1%. Năm 2006 tăng 71.581 tương ứng với 4,9% so với năm 2005.trong đó, nguồn vốn lưu động khác tăng lên chủ yếu được dùng để tài trợ cho các khoản tạm ứng, văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ, phục vụ quản lý. Đây là một dấu hiệu không tốt, vì trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp chỉ thành công khi tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, mà một yếu tố quan trọng để hạ giá thành chính là tiết kiệm chi phí ngoài sản xuất như các khoản chi văn phòng, tiếp khách, quản lý…. do đó trong những năm tới công ty cần tìm mọi biện pháp để giảm các khoản chi phí này, tránh lãng phí vốn trong kinh doanh. từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Nhìn chung công ty đã có nhiều cố gắng trong quản lý và sử dụng vốn lưu động, nhưng về cơ cấu phân bổ vốn một số khâu vẫn còn chưa hợp lý. biểu hiện, tỷ trọng vốn trong thanh toán liên tục tăng qua các năm (23,7% năm 2006 và 25,2% năm 2007). Đồng ý rằng, công ty muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì phải có chính sách tín dụng khách hàng mở, nhưng nếu mở quá rộng sẽ làm tăng lượng vốn bị chiếm dụng, ứ đọng vốn trong kinh doanh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. bên cạnh đó, nguồn vốn vật tư hàng hoá tuy có giảm về tỷ trọng, nhưng vẫn còn rất cao trên tổng nguồn vốn. điều này sẽ làm cho chi phí lưu kho và bảo quản tăng, làm giảm lợi nhuận của công ty. ngoài ra, nguồn vốn lưu động khác của công ty vẫn chưa được quản lý và sử dụng có hiệu quả, nguồn vốn bằng tiền tuy đã được sử dụng tiết kiệm nhưng chưa có cơ chế đầu tư ngắn hạn tối ưu. do vậy trong thời gian tới, công ty cần phải xác định mức vốn trong thanh toán và vốn lưu động khác sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế, đồng thời có chính sách quản lý tiền mặt và đầu tư ngắn hạn phù hợp, có như vậy thì việc sử dụng vốn lưu động của công ty mới tiết kiệm và hiệu quả cao được. 3.Nguồn hình thành vốn lưu động. Nguồn vốn lưu động của công ty được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu. trong đó nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, và có xu hướng gia tăng từ năm này qua năm khác. điều đó được thể hiện qua bảng sau. Bảng 5: Nguồn vốn lưu động của công ty năm 2006 và 2007. đvt:1000đ tt chỉ tiêu năm 2006 năm 2007 chênh lệch 06\07 số tiền tl% số tiền tl% số tiền tl% 1 nv chủ sở hữu 4607956 15 4902865 14,3 294909 6,4 Vốn công ty cấp 3317728 10,8 3317728 9,7 0 0 Vốn tự bổ sung 952311 3,1 1123621 3,3 171310 19 Vốn – quỹ khác 337917 1,1 461516 1,3 123599 36,6 2 Nguồn vốn vay 26699196 85 29274932 85,5 2575736 9,6 Vay ngắn hạn 6030877 19,2 6534560 19,1 503683 8,3 Vốn chiếm dụng 20668319 65,8 22740372 66,4 2072053 10 3 Vốnvay trung–dài hạn 0 69752 0,2 69752 4 Tổng nguồn vốn lđ 31307152 100 34247549 100 2940397 9,4 Nguồn: Bảng cđkt của công ty năm 2006 – 2007. Trong năm 2007 nguồn vốn lưu động của công ty tăng 9,4% tương ứng với số tiền 2940397000đ, chủ yếu là do nguồn vốn vay tăng với số tuyệt đối là 2575736000đ tương ứng với tỷ lệ 9,6%. đặc biệt, năm 2007 công ty đã sử dụng một phần nguồn vốn vay trung và dài hạn để tài trợ cho nguồn vốn lưu động, có hiệu tượng này là do năm 2007 nhu cầu vốn lưu động của công ty tăng cao trong khi quy mô, cơ cấu, hình thức huy động vốn ngắn hạn của công ty không được mở rộng nhiều, chính vì vậy mà công ty đã bị thiếu hụt trong nguồn tài trợ vốn ngắn hạn. nên buộc phải sử dụng một phần nhỏ vốn vay trung và dài hạn. tuy lượng sử dụng không lớn, nhưng nếu công ty không có biện pháp cân đối điều hoà thì sẽ gây lãng phí nguồn vốn này, vì thông thường chi phí cho việc huy động vốn vay trung và dài hạn là cao hơn nhiều so với vốn vay ngắn hạn. + Những vấn đề cần quan tâm trong việc huy động vốn: Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, không một doanh nghiệp nào có đủ vốn để tự kinh doanh, mà đều phải đi huy động từ nhiều nguồn khác nhau, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Với nguồn tài trợ cho vốn lưu động của công ty chủ yếu là đi vay và chiếm dụng như hiện nay cũng là một dấu hiệu tốt, vì nguồn vốn này thủ tục đơn giản, dễ huy động, chi phí thấp. Tuy nhiên, công ty cần hết sức quan tâm đến việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này, vì ngoài việc mang lại một lợi ích to lớn thì nguồn vốn này cũng tiềm ẩn những rủi ro rất lớn, do vậy nếu công ty không quản lý tốt dất dễ dẫn tới mất khả năng thanh toán, tăng hệ số nợ, giảm lợi nhuận, thậm chí có thể thua lỗ hay phá sản. II. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty. Nghiên cứu thực trạng vốn lưu động trong mỗi doanh nghiệp, nhằm thấy được quy mô, kết cấu từng yếu tố cấu thành nên tổng vốn lưu động. qua đó thấy được sự biến động tăng giảm của vốn lưu động cũng như cơ cấu phân bổ của tổng vốn lưu động từ đó xác định những ảnh hưởng, tác động của vốn đến tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp để duy trì, quản lý vốn lưu động với một cơ cấu hợp lý để thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Quá trình quản lý vốn lưu động, tức là quản lý tiền mặt, quản lý vốn trong thanh toán, quản lý vốn vật tư hàng hoá và quản lý các khoản vốn lưu động khác. Để đánh giá được thực trạng công tác quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH thương mại ĐT&XD Thạch Lâm.Ta hãy lần lượt xem xét việc quản lý các khoản mục của vốn lưu động. 1.Sử dụng vốn bằng tiền Trong công tác quản lý vốn bằng tiền ở công ty ,công ty vẫn chưa lập kế hoạch tiền mặt, đây chính là hạn chế cơ bản trong việc xác định lượng dự trữ tiền mặt hợp lý. Vì vậy việc xác định mức tồn quỹ tối thiểu và lập kế hoạch tiền mặt là rất cần thiết đối với công ty. Công ty cần phải lập bảng thu-chi ngân quỹ và so sánh giữa thu và chi bằng tiền để tìm nguồn tài trợ nếu thâm hụt ngân quỹ, hoặc đầu tư ngắn hạn nếu dư thừa ngân quỹ, trong đó có tính đến số dư bằng tiền đầu kỳ và cuối kỳ tối ưu. chứ không nên chỉ gửi các khoản tiền dư thừa vào ngân hàng như hiện nay vì tỷ lệ sinh lời của nó là rất thấp gây ra sự kém hiệu quả trong sử dụng vốn bằng tiền tại công ty. Bảng 6: Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty. đvt:1000đ Tt chỉ tiêu Năm 2005(1) Năm 2006(2) Năm 2007(3) CL(1)\(2) CL(2)\(3) số tiền tl% số tiền tl% số tiền tl% Số tiền tl% số tiền tl% 1 Vốn bằng tiền 2013240 100 2123593 100 2270632 100 110353 5,5 147039 6,9 Tiền mặt 254125 18,6 376420 17,7 250614 11,1 122295 48,1 -125806 -33 Tiền gửi ngân hàng 1759115 81,4 1747173 82,3 2020018 88,9 260903 12,3 272845 15,6 Tiền đang chuyển 0 0 0 0 2 Doanh thu thuần 2013240 100 2123593 100 2270632 100 110353 6,9 3103073 8,2 Nguồn: Bảng cđkt của công ty năm 2006 – 2007. Năm 2007 với sự mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã làm tăng lượng vốn tiền mặt công ty từ 2123593000đ lên 2270632000đ tương ứng với tỷ lệ 6,9%, lượng vốn bằng tiền tăng lên cùng với tốc độ chu chuyển tăng lên đã làm cho doanh thu tăng. Điều đáng nói ở đây là lượng tiền mặt tăng nhưng công ty giữ lại quỹ rất ít, quy mô thường được duy trì ở mức dưới 0,5 tỷ đồng và có xu hướng giảm dần qua các năm (Năm 2005 tỷ trọng tiền mặt tại quỹ là 254125 chiếm 18,6% đến năm 2006 tỷ trọng tiền mặt tại quỹ còn chiếm 17,7% nhưng đến năm 2007 tỷ lệ này chỉ chiếm 11,1% trong khi vốn bằng tiền vẫn tăng) công ty đã dùng số tiền mặt dư thừa gửi vào ngân hàng nên tỷ trọng tiền gửi ngân hàng tăng nên đến 89,9% vào năm 2007. đây là một tính toán hợp lý, vừa đảm bảo ổn định hoạt động ngân quỹ vừa đem lại cho công ty một khoản thu nhập tài chính tương đối do được hưởng lãi suất tiền gửi. Ngoài ra trong cơ cấu vốn bằng tiền thì không có tiền đang chuyển điều này là rất tốt, công ty không bị ứ đọng vốn trong khâu luân chuyển. Với cơ cấu và tỷ trọng vốn bằng tiền như vậy ta có thể cho rằng công ty đã sử dụng vốn bằng tiền một cách hợp lý. tuy nhiên, công ty vẫn vấp phải một hạn chế đó là, hiện nay công ty chưa thực hiện việc lập kế hoạch ngân sách tiền mặt một cách cụ thể. Chính vì vậy, công ty chưa có cơ sở để thực hiện các khoản đầu tư khác có tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tạm thời nhàn rỗi của mình. trong thời gian tới, công ty cần phải tiến hành việc lập kế hoạch thu chi tiền mặt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.Có rất nhiều hình thức đầu tư ngắn hạn khác nhau có khả năng sinh lời cao mà công ty có thể lựa chọn như cho vay, đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh… Tuy nhiên, một trong những hình thức đầu tư thường được sử dụng đó là đầu tư chứng khoán có tính thanh khoản cao đặc biệt là trong điều kiện hiện này khi thị trường chứng khoán việt nam đã đi vào hoạt động và gặt hái được những thành công nhất định. khi cần thiết công ty có thể chuyển đổi những chứng khoán này ra tiền mặt. Khi lập kế hoạch tiền mặt công ty nên lưu ý những vấn đề sau: - Xác định mức số dư tiền mặt phù hợp - Thu thập và sử dụng tiền mặt một cách có hiệu quả. - Đầu tư tiền mặt dư thừa vào chứng khoán khả thị. Ba yếu tố trên nếu được kết nối với qui mô, kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty ở từng thời kỳ nhất định sẽ góp phần quản lý tốt vốn bằng tiền, công ty sẽ tránh được ứ đọng hay thiếu hụt vốn, đưa khả năng sử dụng vốn lưu động của công ty lên cao. 2.Các khoản phải thu Ngoài việc tìm hiểu nguồn gốc vốn đầu tư và hoàn thiện hồ sơ quyết toán thì chính sách tín dụng khách hàng là khâu quan trọng quyết định sự thành công của hai giải pháp trên, cụ thể là: + Đối với khách hàng mới,uy tín chưa cao: công ty cần yêu cầu khách hàng có thế chấp, ký cước bảo lãnh, bảo đảm thanh toán của ngân hàng hay một tổ chức có tiềm lực về tài chính. trên cơ sở hợp đồng đã ký kết, nếu vi phạm sẽ phạt theo lãi suất quá hạn đã thoả thuận trong hợp đồng. + Với khách hàng truyền thống, khách hàng lớn, có uy tín: áp dụng hình thức thanh toán trả chậm đến 30 ngày, tối đa là 60 ngày sau khi hoàn thành thủ tục bàn giao công trình xây lắp và 30 ngày nếu là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. + Khách hàng trong nội bộ công ty: xác định dư nợ thường xuyên với thời hạn thanh toán không quá 30 ngày đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ, không quá 60 ngày đối với sản phẩm xây lắp, thường xuyên đối chiếu bù trừ công nợ đối với các khoản nợ đến hạn. Ngoài ra, công ty cần tính toán tỷ lệ chiết khấu trong thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm. Bảng 7: Cơ cấu vốn trong thanh toán của công ty. đvt: 1000đ Tt chỉ tiêu Năm 2005(1) Năm 2006(2) Năm 2007(3) CL(1)\(2) CL(2)\(3) số tiền tl% số tiền tl% số tiền tl% số tiền tl% số tiền tl% 1 vốn trong thanh toán 6548457 100 7431614 100 8630398 100 883157 13,5 1198781 16,1 Phải thu KH 3758124 57,4 4216434 56,7 4872612 56,4 45831 12,2 656178 15,5 Trả trước cho NB 480124 7,3 572649 7,7 682156 7,9 92525 19,3 109507 19,1 Vốn ĐT vào được kt 19157 0,3 28372 0,4 0 Phải thu nội bộ 2201234 33,6 2513698 33,8 2978192 34,5 312464 14,2 464494 18,5 Phải thu khác 89818 1,4 100460 1,4 97435 1,2 10642 11,8 -3025 -3 DT 35375652 37675070 40778143 2299418 6,5 3103073 8,2 Nguồn: Bảng cđkt của công ty năm 2005,2006 và 2007 Từ bảng số liệu trên ta thấy năm 2007 cả doanh thu và công nợ phải thu đều tăng, nhưng tốc độ tăng của các khoản phải thu cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều này chứng tỏ năm 2007 vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều hơn. đây là điều gây nhiều bất lợi cho hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty nói riêng. bởi vậy công ty cần tăng cường đẩy mạnh các biện pháp thu hồi công nợ, để đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động góp phần sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả hơn. Trong cơ cấu nguồn vốn trong thanh toán, thì khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng tăng theo đà phát triển của doanh thu (Năm 2005 là 3758124000đ,năm 2006 là 4216434000đ tăng 12,2% so với năm 2005.năm 2007 là 4872612000đ tăng 15,5%). Nguyên nhân khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao là vì trong lĩnh vực xây lắp hiện nay, sau khi thắng thầu (bên b) phải ứng trước một lượng vốn lớn để tiến hành thi công, còn việc thanh toán sẽ được chủ đầu tư (bên a) thực hiện thành nhiều lần trong và sau quá trình thi công, bàn giao thậm chí cá biệt còn có thể kéo dài hàng năm sau khi đã nghiệm thu và bàn giao. Năm 2007 công ty đã ký kết, thi công và bàn giao đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn như: -Nhà máy Fujikin. - Nhà máy Yamaha. - Hội trường, Nhà chỉ huy, Nhà huấn luyện bay, Nhà chờ bay, Nhà làm việc Đại đội Thông tin, Đại đội Xăng Dầu, Đại đội Cảnh Vệ, Kho Bom. Sân bay Yên Bái Trung Đoàn 931. - Viện khoa học công nghệ… Do đó khoản phải thu khách hàng tăng lên là lẽ đương nhiên. Bên cạnh khoản phải thu hàng thì khoản phải thu nội bộ cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. bởi lẽ hiện nay công ty áp dụng phương thức quản lý giao khoán công trình hoặc hạng mục công trình cho các đội thi công. Sau khi trúng thầu công ty sẽ tiến hành giao khoán lại cho các tổ đội, các tổ đội nhận tiền tạm ứng tại công ty, tự chịu trách nhiệm thuê nhân công, mua nguyên vật liệu đầu vào, hàng tháng hoặc hàng quý tổng hợp chi phí gửi về công ty. Khi đó công ty mới hạch toán chi phí vào công trình được. vì vậy năm 2007 khi công ty mở rộng quan hệ làm ăn, các công trình được ký kết nhiều hơn thì các khoản tạm ứng cũng tăng là lẽ đương nhiên. Ngoài hai khoản phải thu khách hàng và phải thu nội bộ chiếm tỷ trọng lớn ra thì các khoản trả trước cho người bán và khoản phải thu khác tuy có tăng, nhưng tỷ trọng trên tổng nợ phải thu vẫn ổn định ở mức thấp, điều này là tương đối tốt, bởi lẽ năm 2007, mặc dù mở rộng sản xuất kinh doanh khả năng chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp, cá nhân khác sẽ tăng (do quan hệ mua bán chịu) những khoản ứng trước cho người bán vẫn giữ tỷ trọng ổn định, điều đó thể hiện uy tín của công ty đối với các nhà cung cấp tương đối tốt. công ty nên tiếp tục mở rộng và duy trì các mối quan hệ với các nhà cung cấp như hiện nay. Như vậy cơ cấu vốn trong thanh toán của công ty biến động theo chiều hướng hợp lý, tuy nhiên số tiền phải thu khách hàng trong mỗi kỳ vẫn còn rất lớn, công ty nên có biện pháp thu hồi thích hợp, tránh ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của công ty.Thực tế tại công ty, việc quản lý các khoản phải thu, phải trả, nhất là đối với các khoản quá hạn chưa được phân tích đánh giá một cách chính xác. việc lập dự phòng chưa dựa trên cơ sở phân độ rủi ro dự tính, số liệu chi tiết phản ánh trên sổ kế toán chưa chính xác. công ty cần đối chiếu xem xét các khoản nợ quá hạn có đúng là khó đòi hay không và đánh giá chính xác các khoản nợ khó đòi đã bị xoá sổ. 3. Quản lý vốn vật tư hàng hoá. Là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động của công ty, là lực lượng vốn chủ yếu tham gia vào quá trình xây lắp. điều đó được thể hiện phần nào qua bảng cơ cấu vốn vật tư hàng hoá của công ty được trình bày dưới đây. Bảng 8: cơ cấu vốn vật tư hàng hoá của công ty trong những năm qua. đvt: 1000đ Tt chỉ tiêu Năm 2005(1) Năm 2006(2) Năm 2007(3) CL(1)\(2) CL(2)\(3) số tiền Tl% số tiền Tl% số tiền Tl% số tiền Tl% số tiền Tl% 1 Tổng vốn VTHH 19214157 100 20219534 100 21521436 100 1005.377 5,2 1301902 6,4 nl vl 20123 0,2 23610 0,1 37781 0,2 3487 17,3 14171 6 cc dc 3025589 15,7 3680752 18,2 4291360 19,9 655163 21,6 610608 16,5 Chi phí sxkd dd 16168445 84,1 16515315 81,7 17192695 79,9 346870 2,1 677380 4,1 2 Tổng DT 35375652 37675070 40778143 2299418 6,5 3103073 8,2 Nguồn: Bảng cđkt của công ty năm 2005,2006 và 2007. Qua bảng trên ta thấy so với năm 2005 thì năm 2006 có lượng hàng hoá tồn kho tăng lên là 1005377000đ tương ứng với tỉ lệ 5,2%.So với năm 2006 thì năm 2007 lượng vốn vật tư hàng hoá tồn kho của công ty tăng lên 1301902000đ tương ứng với tỷ lệ 6,4%, trong khi doanh thu tăng 3103073000đ tương ứng với tỷ lệ 8,2%, điều đó thể hiện sang năm 2007 công ty đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý và sử dụng hàng lưu kho đưa hệ số phục vụ của hàng lưu kho lên cao hơn năm 2006. Trong năm 2006 cứ một đồng đầu tư vào vật tư hàng hoá chỉ mang lại 1,85 đồng doanh thu (37675070 ? 20219534) nhưng sang năm 2007 cũng đầu tư như vậy nhưng công ty đã thu được 1,9 đồng trên một đồng vốn đầu tư. Với triển vọng phát triển này, nếu trong những năm tới công ty tiếp tục phát huy công tác quản lý và sử dụng vốn vật tư hàng hoá như hiện nay thì khả năng đạt được doanh thu và lợi nhuận cao hơn là hoàn toàn có thể, vì vốn vật tư hàng hoá là bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn lưu động, nên đương nhiên việc nâng cao công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn vật tư hàng hoá thì sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng của tổng vốn lưu động. Trong cơ cấu vốn lưu động của mỗi doanh nghiệp luôn có một bộ phận quan trọng nằm trong khâu sản xuất với nhiệm vụ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà phần vốn lưu động này được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau. nhưng đối với doanh nghiệp sản xuất đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thì đây là chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn vật tư hàng hoá. Ở công ty TNHH Thạch Lâm, điều này được thể hiện trong năm 2006, tỷ trọng của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm 81,7% trên tổng vốn vật tư hàng hoá và năm 2007 là 79,9%, tuy tỷ trọng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trên tổng vốn vật tư hàng hoá của công ty giảm 1,8% từ năm 2006 qua năm 2007, nhưng lại tăng lên với số tuyệt đối là 677380000đ. Nguyên nhân của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng là do khối lượng công trình thi công tăng, nhiều công trình, hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành hay khối lượng xây lắp dở dang trong năm chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán hoặc chi phí sản xuất phát sinh từ khi khởi công công trình đến thời điểm kiểm kê đánh giá đối với những công trình quy định thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ. Ngoài chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng cao ra thì trong cơ cấu vốn vật tư hàng hoá lượng nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, cũng là những vật tư, phương tiện góp phần tích cực vào việc duy trì sản xuất kinh doanh thường xuyên liên tục. Do đặc điểm của ngành xây dựng và quy chế riêng trong quản lý thi công tại công ty là: công ty luôn thực hiện phương thức giao khoán công trình hay hạng mục công trình cho các tổ đôị thi công tự chịu trách nhiệm cung ứng nguyên liệu, vật liệu, do đó trong mục nguyên vật tồn kho của công ty ở cuối niên độ là rất thấp chỉ chiếm0,2% năm 2005, 0,1% năm 2006 và 0,2% năm 2007 trên tổng nguồn vốn vật tư hàng hoá. loại nguyên vật liệu này chủ yếu tồn đọng dưới dạng vật liệu phục vụ quản lý điều hành công ty. Đây là một nét đặc thù rất riêng trong ngành sản xuất, mà chỉ các doanh nghiệp xây lắp mới có, cho nên trong việc quản lý và sử dụng hàng lưu kho công ty có thể bỏ qua công đoạn quản lý chi tiết mục nguyên vật liệu ở công ty. Khác với nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ là một lượng vật tư hỗ trợ trong thi công, nó không là bộ phận trực tiếp cấu thành nên sản phẩm nhưng lại không thể thiếu trong công tác xây lắp. Xác định được tầm quan trọng của công cụ dụng cụ, trong năm 2007 công ty đã đầu tư mua sắm thêm một lượng công cụ dụng cụ mới sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phục vụ thi công đưa tỷ trọng công cụ dụng cụ trên tổng vốn vật tư hàng hoá tăng từ 15,7% năm 2005 lên 18,2% năm 2006,và lên 19,9% năm 2007. Việc đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ thi công là cần thiết và cấp bách. vì trong điều kiện thi công xây lắp chủ yếu được thực hiện ngoài trời nên khi gặp thuận lợi về thời tiết thì việc thi công phải được tiến hành khẩn trương do đó nếu công cụ dụng cụ không đầy đủ sẽ làm đình trệ việc thi công. tuy nhiên, việc đầu tư tăng thêm cũng cần phải xác định cân đối với sự gia tăng của doanh thu và lợi nhuận vì nếu công cụ, dụng cụ tồn kho không được sử dụng hoặc để lâu mới sử dụng sẽ làm tăng chi phí bảo quản, giảm giá trị… từ đó làm giảm lợi nhuận của công ty. đây là vấn đề công ty cần quan tâm, có kế hoạch cung ứng, dự trữ và sử dụng cho phù hợp. Trên đây là một số vấn đề cơ bản trong hoạt động quản lý vốn lưu động nói chung và quản lý vốn vật tư hàng hoá tại công ty nói riêng, để hiểu rõ hơn tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty ta cần đánh giá hiệu quả sử dụng của từng khoản mục cấu thành nên vốn lưu động. Khoản mục này nhìn chung được công ty quản lý tương đối tốt. song cũng còn một số vấn đề cần giải quyết sau: Một là: Hàng lưu kho trong năm 2007 tuy có giảm về tỷ trọng nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, năm 2006 chiếm 64,6% trên tổng vốn lưu động tương ứng số tiền 20219534.000 đ, năm 2007 chiến 62,8% tổng số vốn lưu động với số tiền 21521436.000đ (nguồn: bảng 3 chương 2). công ty cần lưu ý quản lý khoản mục này nhằm hạn chế những thất thoát trong khâu dự trữ, giảm chi phí bảo quản, đảm bảo thu hồi lượng vốn ứ đọng này. Hai là: Nguyên vật liệu là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành xây lắp nên công ty cần phải quan tâm nhiều hơn nữa, để tăng cường tính kiểm tra, giám đốc vật tư, phòng kế toán công ty cần bố trí nhân viên thường xuyên theo dõi chi phí vật tư tại các đội công trình, phòng kinh tế kỹ thuật cần bố trí cán bộ quản lý có kinh nghiệm về tổ chức, giám sát thi công tại công trường hỗ trợ các đội trưởng về kỹ thuật, quản lý xây lắp và lập kế hoạch thi công. Ba là: Trong thi công đôi khi công ty phải ngừng thi công do phải chờ chỉnh sửa thiết kế, để có thể phần nào khắc phục thiệt hại trong trường hợp này, trước khi thi công công ty cần yêu cầu chủ đầu tư khảo sát thiết kế thật kỹ lưỡng. bên cạnh đó công ty cần đưa ra những điều khoản cam kết thoả thuận cụ thể về trách nhiệm vật chất đối với việc làm chậm tiến độ thi công, lấy đó làm căn cứ yêu cầu chủ đầu tư có trách nhiệm bồi thường đối với những tổn thất do ngừng thi công gây ra. Bốn là: Đối với sản phẩm kinh doanh dở dang: các công trình, hạng mục công trình sau khi đã khởi công xây dựng công ty nên tập trung nhân lực, vật lực để đẩy nhanh tốc độ thi công, phấn đấu bàn giao cho chủ đầu tư đúng và trước thời hạn của hợp đồng. với những công trình đã hoàn thành, công ty cần đẩy mạnh khâu xúc tiến thẩm định để sớm được bàn giao cho chủ đầu tư. tránh tình trạng công trình đã hoàn thành mà chưa được thẩm định bàn giao, làm ứ đọng vốn, tăng chi phí bảo quản, lãng phí nhân công, vật tư. 4. Khả năng thanh toán của công ty. Như đã trình bày ở chương 1 các hệ số này đo lường khả năng đáp ứng các ràng buộc pháp lý về tài chính của doanh nghiệp (nghĩa là thanh toán các khoản nợ ngắn hạn). Khi doanh nghiệp có đủ tiền, doanh nghiệp sẽ tránh được việc vi phạm các ràng buộc pháp lý về tài chính và vì thế tránh được nguy cơ chịu các áp lực về tài chính. Khả năng thanh toán của công ty tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của công ty.bởi vậy để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động không thể không đánh giá tình hình và khả năng thanh toán của công ty. khả năng thanh toán của công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu như khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh III. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động luôn gắn liền với lợi ích và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp việc quản lý và sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả sẽ làm tốc độ luân chuyển vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp. ở mức độ nghiêm trọng hơn, hiện tượng này sẽ dẫn đến thất thoát vốn, ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất, quy mô vốn giảm, làm chu kỳ sản xuất sau thu hẹp hơn so với chu kỳ trước, tình trạng trên nếu kéo dài liên tục thì chắc chắn doanh nghiệp không thể đứng vững được trên thị trường. Để tìm hiểu xem hiện nay công ty đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay chưa ta có thể tiến hành xem xét trên mốt số khía cạnh sau: 1. Hệ số sinh lời vốn lưu động. Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng, là điều kiện sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, nó là kết quả tổng hợp của một loạt các chỉ tiêu, đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận cấu thành lên vốn lưu động. bao gồm các chỉ tiêu: 1.1 Hệ số sinh lời của vốn lưu động: LNST Hsl = x100% VLĐbq Hệ số sinh lời được xác định bằng công thức: Từ đó ta có thể tính được hệ số sinh lời của vốn lưu động ở công ty qua các năm như sau: 1200124 Năm 2005 = x100% = 4,2% 28245687 1250749 Năm 2006 = x100% = 4% 31307125 1807920 Năm 2007 = x100% = 5.3% 34247549 Qua kết quả trên ta có thể nhận thấy ngay rằng, kết quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2007 cao hơn năm 2006( dù năm 2005 hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao hơb băn 2006 là 1,2%), nhưng với tỷ lệ tăng tuyệt đối là 1,3%, thì kết quả này đã góp phần đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty tăng. Năm 2006 cứ một đồng đầu tư vào vốn lưu động chỉ đem lại 0,04 đồng lợi nhuận, sang năm 2007 cũng đầu tư như vậ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7867.doc
Tài liệu liên quan