Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Hãng phim Truyền hình Việt Nam

Lời mở đầu Gần đây khi vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta có xu hướng giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế giảm, việc huy động vốn trong nước để đáp ứng các nhu cầu đầu tư gặp không ít khó khăn thì yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư sao cho để với số vốn huy động được có thể duy trì nhịp độ tăng trưởng ở mức 5-6% như Nghị quyết của Quốc hội để ra là vấn đề hết sức thiết thực và cấp bách. Thực tế từ kinh nghiệm của các nước và nước ta cho thấy để đảm bảo nhịp độ tăng trưởng cao, bền vữn

doc93 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Hãng phim Truyền hình Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cần tăng cường đầu tư. Tuy nhiên trong những điều kiện nhất định, với cùng một khối lượng vốn đầu tư như nhau, tuỳ thuộc vào chất lượng đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, nếu vốn được sử dụng có hiệu quả cao sẽ cần ít vốn hơn, hiệu quả thấp đòi hỏi cần nhiều vốn hơn. Kết quả nhiều công trình nghiên cứu cho thấy bên cạnh sự cố gắng tăng vốn cho đầu tư phát triển, thời gian qua ở nước ta đã có sự quan tâm hơn đối với vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế một số thiếu sót đã tồn tại trong nhiều năm qua trong lĩnh vực đầu tư vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Vốn từ Ngân sách nhà nước vẫn còn bị phân tán, dàn mỏng, việc cấp phát thường thiếu kịp thời và vẫn còn nặng nề cơ chế xin cho, vốn vay trong và ngoài nước ở nhiều doanh nghiệp được sử dụng kém hiệu quả dẫn đến hạn chế khả năng trả nợ và tăng quá hạn. Do vậy, việc tìm kiếm các giải pháp để xử lý một cách tương đối có hệ thống triệt để và hữu hiệu hơn các thiếu sót, tồn tại nhằm giảm bớt lãng phí và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vẫn đang là vấn đề mang tính thời sự nóng hổi. Chính vì vậy, sau 4 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Công Đoàn với những kiến thức đã được học, cùng với thời gian thực tập tại Hãng phim Truyền hình Việt Nam và căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế trong sản xuất kinh doanh của Hãng phim em đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Hãng phim Truyền hình Việt Nam” nhằm củng cố và nâng cao những hiểu biết về những vấn đề đã được học, những vấn đề mà Nhà nước và Hãng phim đang cần phải giải quyết và đưa ra những suy nghĩ, ý kiến của bản thân xung quanh vấn đề này. Ngoài lời nói đầu và kết luận, nội dung khoá luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn tại Hãng phim Truyền hình Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Hãng phim Truyền hình Việt Nam. Cuối cùng, em muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với cô giáo Đặng Hải Lý, người đã tận tình hướng dẫn em thực hiện khoá luận tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bác Đỗ Thị Vụ và các cô bác trong phòng tài vụ - Hãng phim Truyền hình Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp của mình. Hà nội tháng 5 năm 2003. chương 1 những vấn đề lý luận cơ bản về vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 1.1.vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. 1.1.1. Khái niệm về vốn kinh doanh. Vốn là một phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ doanh nghiệp nào, doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, hoạt động trong lĩnh vực thương mại hay sản xuất… khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Và ở bất cứ loại hình doanh nghiệp nào, vốn được đầu tư vào sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận tức là làm tăng số lượng vốn bỏ ra ban đầu sau một thời gian nhất định. Do đó vốn kinh doanh luôn được xem xét trong trạng thái động và theo quan điểm hiệu quả. Tuy nhiên vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh thường nằm dưới nhiều dạng, hình thức khác nhau: vốn bằng tiền, các loại thiết bị nhà xưởng hay TSCĐ hữu hình hoặc vô hình cũng như mọi kiến thức tích luỹ của doanh nghiệp, sự khéo léo, trình độ quản lý, kinh nghiệm của lãnh đạo và nhân viên. Vì vậy, để có được cái nhìn tổng quát về vốn đầu tư ta phải hiểu được các khái niệm về vốn. Theo quan điểm của Marx, dưới các yếu tố sản xuất, Marx cho rằng vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất. Định nghĩa của Marx về vốn có một tầm khái quát lớn, tuy nhiên do hạn chế của trình độ phát triển của nền kinh tế lúc sinh thời Marx quan niệm chỉ có khu sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay vốn sản xuất kinh doanh của doanh của doanh nghiệp là giá trị bằng tiền của toàn bộ tài sản được dùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn này đươc hình thành từ khi thành lập doanh nghiệp và được bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp .Như vậy vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: -Tài sản bằng hiện vật: nhà cửa, kho tàng. -Tiền mặt: tiền Việt Nam, ngoại tệ. -Bằng phát minh sáng chế, bằng sở hữu công nghiệp. Theo định nghĩa này thì vốn là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, nó chỉ ra rằng vốn không chỉ bó hẹp trong quá trình sản xuất riêng biệt, chia tách mà là toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất liên tục, suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp, từ khi bắt đầu chu kỳ sản xuất đầu tiên cho đến chu kỳ sản xuất cuối cùng và định nghĩa này đã nêu bật lên tầm quan trọng của vốn sản xuất kinh doanh và sự khác biệt cơ bản trong cách quan niệm vốn và tài sản khi khẳng định vốn là các giá trị. Ngoài ra ta còn có các khái niệm về vốn như: Theo nghĩa hẹp: Vốn là tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Theo nghĩa rộng: Vốn bao gồm nguyên vật liệu, nguồn tài lực, chất xám, tiền bạc và cả quan hệ đã tích luỹ của một cá nhân, một doanh nghiệp, một quốc gia. Vốn là giá trị hiện có của các tài sản của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền... Tuy nhiên dù hiểu theo khái niệm nào ta đều thấy nó là một trong những điều kiện cần thiết để một doanh nghiệp, cá nhân... có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ mục đích kiếm lời. 1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh. Có nhiều cách phân loại vốn kinh doanh nhưng nếu phân loại theo đặc điểm luân chuyển vốn thì vốn trong doanh nghiệp được chia thành vốn cố định và vốn lưu động. 1.1.2.1. Vốn cố định. * Khái niệm. Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, là hình thái giá trị của những tư liệu đang phục vụ sản xuất kinh doanh như nhà xưởng, máy móc thiết bị * Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định. - Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm. Điều này có được là do đặc điểm của tài sản cố định được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định. - Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất vì khi tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất, tính năng và công dụng sẽ bị giảm dần và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm và kéo theo là giá trị tài sản cố định cũng bị giảm dần. - Vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển sau nhiều chu kỳ sản xuất. Sau mỗi chu kỳ sản xuất, một bộ phận của vốn cố định được luân chuyển vào giá trị sản phẩm, kéo theo là vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định lại giảm xuống và khi hết thời hạn sử dụng, giá trị được dịch chuyển hết vào giá trị sản phẩm thì mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Qua đó, ta thấy vốn cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ những đặc điểm luân chuyển trên của vốn cố định đòi hỏi việc quản lý vốn cố định phải luôn gắn liền với việc quản lý hình thái vật chất của nó là các tài sản cố định. 1.1.2.2. Vốn lưu động. * Khái niệm. Vốn lưu động là bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh,biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động và tài sản lưu thông hiện đang đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Phân loại. Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường có những cách phân loại sau đây: + Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu đông trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên vật iệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ. - Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản thế chấp, kí cược, kí quỹ ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán. Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất. + Phân loại theo hình thái biểu hiện. - Vốn vật tư, hàng hoá: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm… - Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn… Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. + Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn. - Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối định đoạt. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra, vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần, vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp… - Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng trong một thời hạn nhất định. Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp. + Phân loại theo nguồn hình thành. - Nguồn vốn điều lệ: là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. - Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư. - Nguồn vốn liên doanh liên kết: là số vốn lưu động được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hoá… theo thoả thuận của các bên liên doanh. - Nguồn vốn đi vay: vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác. - Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều phải có chi phí sử dụng của nó. Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình. Ngoài ra, tuỳ mục đích sử dụng vốn xuất hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp còn có thể dựa vaò nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại vốn cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Qua việc nghiên cứu các phương pháp phân loại vốn cho thấy: ngoài việc tăng cường quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, các doanh nghiệp cần chủ động khai thác huy động nguồn vốn sẵn có, tạo ra cơ cấu vốn linh hoạt, có khả năng đáp ứng nhu cầu tối đa về vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.1.3. Vai trò của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn là yếu tố không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh, nó là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là vốn tiền tệ - nó có một vị trí rất quan trọng, là điểm xuất phát được ứng ra để chuyển hoá thành các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường mọi vận hành kinh tế đều được tiền tệ hoá, do vậy bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh dù ở bất kỳ cấp độ nào: gia đình, doanh nghiệp hay quốc gia luôn luôn cần có lượng vốn nhất định dưới dạng tiền tệ, tài nguyên đã được khai thác, của cải của các thế hệ trước, sở hữu về trí tuệ, bằng phát minh sáng chế... Về mặt pháp lý, khi muốn thành lập doanh nghiệp thì điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằng lượng vốn pháp định mà pháp luật quy định cho từng loại hình doanh nghiệp và từng ngành nghề kinh doanh. Khi đó địa vị pháp lý của mỗi doanh nghiệp mới được xác lập. Ngược lại, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp sẽ bị tuyên bố chấm dứt hoạt động như phá sản, giải thể hoặc sát nhập... khi vốn kinh doanh của doanh nghiệp không đạt được điều kiện mà pháp luật quy định. Như vậy vốn kinh doanh có thể được xem là một cơ sở quan trọng nhất đảm bảo cho sự tồn tại tư cách pháp lý của doanh nghiệp trước pháp luật. Về mặt kinh tế: trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển cuả một doanh nghiêp, một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì phải có một lượng vốn nhất định để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và còn để đầu tư cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hiện đại hoá công nghệ... Bởi vì trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không chỉ tồn tại đơn thuần mà còn có sự cạnh tranh gay gắt mang tính sống còn, muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn đầu tư vào công nghệ nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm mở rộng và phát triển thị trường của mình. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp khi có một lượng vốn tương đối thì sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh hợp lý, có hiệu quả. Vốn kinh doanh còn là yếu tố quyết định doanh nghiệp nên mở rộng hay thu hẹp phạm vi sản xuất. Khi vốn của doanh nghiệp tăng lên thì doanh nghiệp có khả năng đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển thị trường của mình và ngược lại khi vốn kinh doanh còn thiếu thì doanh nghiệp đầu tư chủ yếu vào những lĩnh vực hoạt động có hiệu quả, không dám mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để mở rộng phát triển sản xuất. Trước đây, trong cơ chế bao cấp, vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước cấp. Việc quản lý vốn không được coi trọng, hoạt động quản lý diễn ra lỏng lẻo, không linh hoạt đã dẫn đến tình trạng hao hụt vốn. Các doanh nghiệp không có sự cạnh tranh dẫn đến tình trạng không sử dụng hết các tính năng của đồng vốn vì vậy hiệu quả kinh tế thấp, tình trạng sáng tạo trong kinh doanh của các doanh nghiệp đều bị thủ tiêu. Trong cơ chế thị trường hiện nay, doanh nghiệp được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh là điều kiện căn bản để thực hiện các sách lược và chiến lược kinh doanh. Đồng thời điều này buộc các doanh nghiệp phải nhìn nhận lại cách thức quản lý cũng như khai thác, sử dụng các nguồn lực của mình sao cho có lợi nhất, đem lại hiêụ quả cao nhất. Tóm lại, vốn đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, là tiền đề cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải nhận thức đầy đủ, thấu đáo hơn vai trò của vốn, phải có biện pháp quản lý và sử dụng vốn chặt chẽ, linh hoạt. Có như vậy mới phát huy hết khả năng sinh lời của đồng vốn. 1.2. Nội dung quản trị và sử dụng vốn trong doanh nghiệp. 1.2.1. Quản trị vốn cố định. Về nguyên tắc, vốn cố định của doanh nghiệp được sử dụng cho các hoạt động đầu tư dài hạn, đầu tư chiều sâu và các hoạt động đầu tư tài chính khác như đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn cổ phần. Ngoài ra khi vốn nhàn rỗi chưa có nhu cầu sử dụng thì doanh nghiệp có thể sử dụng vốn cố định như các loại vốn quỹ tiền tệ khác của doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh có hiệu quả theo nguyên tắc hoàn trả. Do đặc điểm vốn cố định và TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị hao mòn của TSCĐ được dịch chuyển dần vào chi phí sản xuất. Vì vậy việc tính đúng, tính đủ, trích lập kịp thời tiền khấu hao TSCĐ là biện pháp đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý vốn cố định. Kế hoạch khấu hao TSCĐ là cơ sở để tiến hành quản lý vốn cố định. Kế hoạch cũng phản ánh các chỉ tiêu về số trích lập quỹ khấu hao và phân phối sử dụng các quỹ khấu hao đó. Điều quan trọng là phải phát huy đầy đủ khả năng sử dụng các TSCĐ hiện có và giữ gìn bảo quản tốt những TSCĐ ấy để có thể phục vụ có hiệu quả cho sản xuất kinh doanh. Mặt khác giá trị của TSCĐ lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ vốn cố định của doanh nghiệp. Do vậy việc quản lý vốn cố định không chỉ là quản lý về giá trị mà thực chất là quản lý TSCĐ, nên để quản lý tốt vốn cố định doanh nghiệp phải thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng TSCĐ. Theo quy định hiện hành từ việc huy động tối đa TSCĐ vào sản xuất những tài sản không cần dùng đã hư hỏng phải có biện pháp để nhượng bán, thanh lý kịp thời để thu hồi vốn. Đồng thời hàng năm doanh nghiệp phải chủ động có kế hoạch mua sắm, thay thế, nâng cấp sửa chữa và hiện đại hoá TSCĐ để đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất. Quản lý vốn cố định là nhằm: - Thúc đẩy việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nhất các TSCĐ hiện có. - Thúc đẩy việc trích nộp đầy đủ và đúng hạn quỹ khấu hao cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái sản xuất TSCĐ, mặt khác tăng cường sản xuất lớn, đảm bảo cho TSCĐ hoạt động liên tục và có thể phát huy được đầy đủ hiệu quả của nó trong quá trình sử dụng. 1.2.1.1 Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp. Để định hướng cho việc khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng yêu cầu đầu tư các doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu vốn đầu tư vào TSCĐ trong những năm trước mắt và lâu dài. Căn cứ các dự án đầu tư TSCĐ đã được thẩm định để lựa chọn và khai thác các nguồn vốn đầu tư phù hợp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có thể khai thác nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ từ các nguồn sau đây: từ lợi nhuận để lại tái đầu tư, từ nguồn vốn liên doanh, liên kết, từ ngân sách Nhà nước tài trợ, từ vốn vay dài hạn ngân hàng, từ thị trường vốn... Trong những nguồn vốn giới thiệu trên doanh nghiệp có thể tính toán lựa chọn nguồn vốn nào có chi phí sử dụng thấp nhất thì tiến hành huy động. Những định hướng cơ bản cho việc khai thác, tạo lập các nguồn vốn cố định cho các doanh nghiệp là phải đảm bảo khả năng tự chủ của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, hạn chế và phân tán rủi ro, phát huy tối đa những ưu điểm của các nguồn vốn được huy động. Để dự báo các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ của doanh nghiệp có thể dựa vào các căn cứ sau đây: - Căn cứ vào quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ đầu tư mua sắm TSCĐ hiện tại và những năm tiếp theo. - Căn cứ vào khả năng ký hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp khác. - Căn cứ vào khả năng huy động vốn vay dài hạn từ nhân hàng thương mại hoặc phát hành trái phiếu. - Căn cứ vào dự án tiền khả thi đầu tư vào TSCĐ đã được duyệt trong kỳ. 1.2.1.2. Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho những hoạt động đầu tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các TSCĐ hữu hình và vô hình) và các hoạt động kinh doanh thường xuyên (sản xuất các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ) của doanh nghiệp. Để sử dụng có hiệu quả vốn cố định trong hoạt động đầu tư dài hạn, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các quy chế quản lý đầu tư và xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án và quản lý thực hiện dự án đầu tư. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được hoạt động đầu tư kém hiệu quả. Doanh nghiệp phải luôn đảm bảo duy trì được giá trị thực của vốn cố định để khi kết thúc một vòng tuần hoàn bàng số vó này doanh nghiệp có thể bù đắp hoặc mở rộng được số vốn cố định mà doanh nghiệp đã bỏ ra ban đầu để đầu tư mua sắm các TSCĐ tính theo thời giá hiện tại. Xuất phát từ đặc điểm luân chuyển vốn cố định mà việc bảo toàn vốn cố định được thực hiên cả hai mặt hiện vật và giá trị. Trong đó bảo toàn về mặt hiện vật là cơ sở tiền đề bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị. Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn là duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Nghĩa là trong quá trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mát mát TSCĐ, thực hiện đúng quy chế bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ, không để TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn quy định. Mọi TSCĐ của doanh nghiệp phải có hồ sơ theo rõi quản lý riêng. Cuối mỗi năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ, mọi trường hợp thừa thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý. Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị là phải duy trì được giá tri thực của vốn cố định ở thời điểm hiện tại so với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu bất kể sự biến động của giá cả, sự thay đổi của tỉ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong các doanh nghiệp nguyên nhân không bảo toàn vốn cố định là do các sai lầm trong quyết định đầu tư TSCĐ, do việc quản lý, sử dụng TSCĐ kém hiệu quả, lãng phí thời gian công suất, do chậm đổi mới TSCĐ, do khấu hao không đủ... Nguyên nhân khách quan là do rủi ro bất ngờ trong kinh doanh, do tiến bộ khoa học kỹ thuật, do biến động của giá cả thị trường... Để bảo toàn và phát triển vốn cố định, các doanh nghiệp cần đánh giá đúng các nguyên nhân dẫn đến tình trạng không không bảo toàn được vốn để có biện pháp xử lý thích hợp. Có thể nêu ra một số biện pháp sau đây: - Phải đánh giá đúng giá trị của TSCĐ tạo điều kiẹn phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định. Thông thường có 3 cách đánh giá chủ yếu: + Đánh giá TSCĐ theo giá nguyên thuỷ (nguyên giá): là toàn bộ các chi phí thực tế của doanh nghiệp đã chi ra để có được tài sản cố định cho đến khi đưa tài sản cố định vào hoạt động bình thường. + Đánh gía TSCĐ theo giá trị phục hồi (còn gọi là đánh gía lại): là giá trị để mua sắm tài sản cố định ở tại thời điểm đánh giá. + Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại: là phần giá trị còn lại của tài sản cố định chưa chuyển và giá trị sản phẩm. Giá trị còn lại có thể tính theo gía ban đầu hoặc giá đánh giá lại. - Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp, không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng của hao mòn vô hình. Nguyên tắc chung là mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của TSCĐ (cả hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình). Nếu khấu hao thấp hơn mức hao mòn thực tế sẽ không đảm bảo thu hồi đủ vốn khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng. Ngược lại sẽ làm tăng chi phí một cách giả tạo, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp phải xem xét cụ thể mối quan hệ giữa chi phí đầu vào và giá bán sản phẩm ở đầu ra để có chính sách khấu hao phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường, vừa đảm bảo thu hồi đủ vốn, vừa không gây nên sự đột biến trong giá cả. Trong trường hợp TSCĐ có hao mòn vô hình lớn cần áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần để hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình. - Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp cả về thời gian và công suất. Kịp thời thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hư hỏng , không dự trũ quá mức các tài sản cố định chưa cần dùng. - Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng tài sản cố định, không để xảy ra tình trạng tài sản cố định hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại ngừng sản xuất. Trong trường hợp tài sản cố định phải tiến hành sửa chữa, cần cân nhắc tính toán kỹ hiệu quả của nó. - Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định doanh nghiệp các nguyên nhân khách quan như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính. Nếu việc tổn thất tài sản cố định doanh nghiệp các nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp. - Đối với các doanh nghiệp Nhà nước ngoài các biện pháp nêu trên cần thực hiện tốt quy chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn cố định đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện chuyển doanh nghiệp sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, thực hiện quy chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn cố định cho các doanh nghiệp Nhà nước là biện pháp cần thiết để tạo căn cứ quản lý ràng buộc trách nhiệm quản lý vốn giữa các cơ quan Nhà nước đại diện cho quyền sở hữu và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả . Đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp có quyền chủ động hơn trong quản lý và sử dụng có hiệu quả số vốn cố định được giao. 1.2.1.3. Phân cấp quản lý vốn cố định. Đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước, doanh nghiệp có sự phân chia quyền sở hữu, vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp và quyền quản lý kinh doanh, doanh nghiệp đó phải có sự phân cấp quản lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Theo quy chế hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước được quyền chủ động sau: - Chủ động trong sử dụng vốn và quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn cố định. - Chủ động thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốn kinh doanh có hiệu quả hơn. - Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập song phaỉ theo dõi, thu hồi tài sản cho thuê khi hết hạn. - Doanh nghiệp được quyền đem tài sản của mình để thế chấp cầm cố hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng theo trình tự , thủ tục quy định của pháp luật. - Doanh nghiệp được quyền nhượng bán tài sản không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Được quyền thanh lý những tài sản đã hết năng lực sản xuất mà không có khả năng phục hồi. - Doanh nghiệp được quyền sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác để hoàn toàn sử dụng hơn trong việc quản lý sử dụng có hiệu quả vốn cố định của mình theo các quy chế pháp luật quy định . 1.2.2. Quản trị vốn lưu động. Quản trị vốn lưu động là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc phục vụ và thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh, cải tiến quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế của tiền vốn. Quản trị vốn lưu động có nhiệm vụ giám đốc và kiểm tra thường xuyên tình hình thực hiện kế hoạc vốn lưu động, tình hình chấp hành các chế độ tài chính, tín dụng, thanh toán. Trên cơ sở đó, công tác quản lý vốn lưu động đảm bảo vốn đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu lưu chuyển hàng hoá, đồng thời thúc đẩy cải tiến kinh doanh, cải tiến việc thu chi tiền mặt, công tác thanh toán nhằm sử dụng tiết kiệm và hợp lý tiền vốn, đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị vốn lưu động cần phải quán triệt những nguyên tắc sau: - Thoả mãn nhu cầu về vốn cho lưu chuyển hàng hoá đồng thời sử dụng tiết kiệm tiền vốn. - Chấp hành đúng đắn các định mức về vốn lưu động. - Kết hợp chặt chẽ giữa vận động của tiền vốn với vận động của hàng hoá tiền vốn. - Đảm bảo chấp hành đúng các chế độ thể lệ về quản lý kinh tế tài chính Nhà nước. - Dựa vào quần chúng, hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan, thực hiện phân cấp, phân công quản lý vốn. Qua đó có thể thấy rằng quản trị vốn lưu động về thực chất là đảm bảo yêu cầu tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Quản lý vốn lưu động còn bao gồm việc tổ chức tốt nguồn vốn lưu động. Việc đó không chỉ đòi hỏi phải sử dụng phân bố kịp thời vốn tự có hoặc tận dụng mọi nguồn vốn tiềm tàng khác mà còn phải tổ chức vận dụng và quản lý tốt vốn vay. Trên cơ sở chấp hàng đúng đắn đường lối chính sách, phục tùng nhiệm vụ chính trị kinh tế của Đảng và Nhà nước giao trong từng thời kỳ. 1.2.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn lưu động là số vốn lưu động cần thiết, tối thiểu thường xuyên trong một kỳ sản xuất. Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao là một nội dung quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp. Trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng và tác động thiết thực vì: - Tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lý và tiết kệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường và liên tục. - Không gây nên sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. - Là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động quá cao sẽ không khuến khích doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng, tìm mọi biện pháp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tránh tình trạng ứ đọng vật tư hàng hoá, vốn chậm luân chuyển và phát sinh các chi phí không cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm. Ngược lại nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thiếu vốn sẽ không đảm bảo sản xuất liên tục gây nên những thiệt hại do ngừng sản xuất không có khả n._.ăng thanh toán và thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Nhu cầu vốn lưu động là một đại lượng không cố định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: - Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kì. - Sự biến động của các loại vật tư hàng hoá mà doanh nghiệp sử dụng. - Chính sách và chế độ tiền lương đối với người lao động. - Trình độ tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp khác nhau. Sau đây là một số phương pháp chủ yếu: * Phương pháp trực tiếp. Nội dung: căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự trữ vật tư ,sản xuất và tiêu thụ để xác định nhu cầu của từng khoản vốn lưu động trong từng khâu rồi tổng hợp lại toàn bộ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. + Xác định nhu cầu vốn lưu động cho khâu dự trữ sản xuất. Vốn lưu động trong khâu này bao gồm: giá trị các loại nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật đóng gói, công cụ dụng cụ. Để xác định nhu cầu vốn lưu động ở từng khâu này ta xác định nhu cầu vốn lưu động của 2 loại vốn chủ yếu: vốn vật liệu chính và vốn vật liệu phụ. - Xác định nhu cầu vốn vật liệu chính: Vnl = Mn * Nnl Trong đó: Vnl: nhu cầu vốn nguyên vật liệu chính năm kế hoạch. Mn: mức tiêu dùng bình quân 1 ngày về chi phí NVL chính năm kế hoạch. Nnl: số ngày dự trữ hợp lý. - Xác định nhu cầu vốn vật liệu khác hay vốn vật liệu phụ: đối với loại vốn này nếu doanh nghiệp sử dụng thường xuyên với khối lượng lớn thì cách tính giống như nguyên vật liệu, nếu sử dụng không thường xuyên thì tính như sau: Vnk = Mlc * T% Trong đó: Vnk : nhu cầu VLĐ trong khâu dự trữ của loại vốn khác nhau. Mlc : tổng mức luân chuyển của loại vốn đó trong khâu dự trữ. T% : tỷ lệ phần trăm của loại vốn đó so với tổng mức luân chuyển. + Xác định nhu cầu vốn trong khâu sản xuất. Vốn lưu động trong khâu sản xuất gồm: vốn sản phẩm đang chế, vốn chi phí chờ kết chuyển. - Xác định nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo: Vđc = Pn * Ck* Hs Trong đó: Vđc: Nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo. Pn: Mức chi phí sản xuất bình quân một ngày. Ck: Chu kỳ sản xuất sản phẩm. Hs: Hệ số sản phẩm đang chế tạo. - Xác định nhu cầu vốn chi phí chờ kết chuyển. Chi phí chờ kết chuyển là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào giá thàmh sản phẩm trong kỳ mà được phân bổ nhiều kì tiếp theo để phản ánh đúng đắn tác dụng của chi phí và không gây biến động lớn đối với giá thành sản phẩm. Công thức tính vốn chi phí chờ kết chuyển trong kì KH: Vpb = Vpđ + Vpt - Vpg Trong đó: Vpb: Vốn chi phí chờ kết chuyển trong kỳ kế hoạch. Vpđ: Vốn chi phí chờ kết chuyển đầu kỳ kế hoạch. Vpt: Vốn chi phí chờ kết chuyển tăng trong kỳ kế hoạch. Vpg: Vốn chi phí chờ kết chuyển được phân bổ vào giá thành trong kỳ KH. - Xác định nhu cầu vốn lưu động trong khâu lưu thông. Là nhu cầu vốn lưu động để lưu giữ, bảo quản sản phẩm, thành phẩm ở kho thành phẩm với quy mô cần thiết trước khi xuất giao cho khách hàng. Công thức tính như sau: Vtp = Zsx * Ntp Trong đó: Vtp: Vốn thành phẩm kỳ kế hoạch. Zsx: Giá thành sản xuất sản phẩm, hàng hoá bình quân mỗi ngày kỳ KH. Ntp: Số ngày luân chuyển vốn thành phẩm. * Phương pháp gián tiếp. Vnc= VLĐo * M1 (1± t%) M0 Đặc điểm: dựa vào số vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong năm kế hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp năm kế hoạch. Công thức : Trong đó: Vnc : nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch. M1 , M0 : tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo. VLĐo : số dư bình quân VLĐ năm báo. t%: tỷ lệ tăng (giảm) số ngày luân chuyển VLĐ năm KH so với năm BC. Trong đó: K1 : kì luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch. K0 : kì luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo. Trên thực tế để xác định nhanh nhu cầu vốn lưu động trong kì kế hoạch doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tính toán căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn lưu động kì kế hoạch và vòng quay vốn lưu động trong kì để tính ra nhu cầu vốn lưu động. Vnc = M1 L1 Trong đó: M1: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch. L1: Số vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch. Đây là cách tính đơn giản, có ý nghĩa trong việc kiểm tra và tính toán nhanh nhu cầu vốn lưu động khi cần thiết. 1.2.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động. 1.2.2.2.1. Quản trị vốn tiền mặt. Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng là một bộ phận quan trọng cấu thành vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Quản trị vốn tiền mặt là nội dung chủ yếu trong quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt hay tiền mặt tương đương (các chứng khoán ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng) ở một quy mô nhất định. Nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt trong các doanh nghiệp thông thường là để đáp ứng các yêu cầu giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hoá , vật liệu , thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn dự phòng để ứng phó với những nhu cầu bất thường chưa dự đoán được và động lực “đầu cơ “ trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện cơ hội kinh doanh có tỷ xuất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Nhiệm vụ quản trị vốn tiền mặt không phải chỉ là đảm bảo cho doanh nghiệp có đầy đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán nhanh mà quan trọng hơn là tối ưu hoá số vốn tiền mặt hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái và tối ưu hoá việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời. * Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý. Mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý cần được xác định sao cho doanh nghiệp có thể: - Tránh được các rủi ro không có khả năng thanh toán mà phải ra hạn thanh toán nên bị phạt hoặc phải trả lãi cao hơn. - Không làm mất khả năng mua chịu của nhà cung cấp (nhà cung cấp không tiếp tục cho mua chịu). - Tận dụng được các cơ hội kinh doanh có lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Phương pháp đơn giản thường dùng để xác định mức dự trữ ngân quỹ hợp lý là lấy mức xuất ngân quỹ trung bình hàng ngày nhân với số lượng ngày dự trữ ngân quỹ. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức dự trự vốn tiền mặt hợp của doanh nghiệp. Công thức: Qmax = Mức vốn tiền mặt dự trữ trung bình là: Q = Qmax / 2 Trong đó: Qmax: số lượng tiền mặt dự trữ tối đa. Qn: lượng tiền mặt chi dùng trong năm. c1: chi phí lưu giữ đơn vị tiền mặt. c2: chi phí 1 lần bán chứng khoán. * Dự đoán và quản lý các luồng nhập, xuất vốn tiền mặt (ngân quỹ). Dự đoán ngân quỹ là tập hợp các dự kiến về nguồn và sử dụng ngân quỹ . Ngân quỹ hàng năm được lập vừa tổng quát, vừa chi tiết cho từng tháng và tuần. Dự đoán các luồng nhập ngân quỹ bao gồm luồng thu nhập từ kết quả kinh doanh, từ kết quả hoạt động tài chính, luồng đi vay và các luồng tăng vốn khác. Trong các luồng nhập ngân quỹ kể trên, luồng nhập ngân quỹ từ kết quả kinh doanh là quan trọng nhất. Dự đoán các luồng xuất quỹ thường bao gồm các khoản chi cho hoạt động kinh doanh như mua sắm tài sản, trả lương, các khoản chi cho hoạt động đầu tư theo kế hoạch của doanh nghiệp, các khoản chi trả cho tiền lãi phải chia, thuế và chi khác. So sánh các luồng nhập và luồng xuất, doanh nghiệp có thể thấy được mức dư hay thâm hụt ngân quỹ, từ đó thực hiện các biện pháp cân bằng thu chi ngân quỹ. * Quản lý sử dụng các khoản thu chi vốn tiền mặt. Hoạt động thu chi vốn tiền mặt của doanh nghiệp diễn ra hàng ngày, hàng giờ, hơn nữa vốn tiền mặt là một loại tài sản đặc biệt có khả năng thanh tóan cao, dễ dàng chuyển sang các hình thức tài sản khác. Vì vậy doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý và sử dụng vốn tiền mặt một cách chặt chẽ để tránh bị mất mát, lợi dụng. Các biện pháp quản lý cụ thể là: - Mọi khoản thu chi vốn tiền mặt của doanh nghiệp đều phải thông qua qũy, không được thu chi ngoài quỹ, tự thu tự chi. - Phải có sự phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý vốn tiền mặt, nhất là giữa thủ quỹ và kế toán quỹ, phải có các biện pháp quản lý bảo đảm an toàn kho quỹ. - Doanh nghiệp phải xây dựng các quy chế thu chi bằng tiền mặt để áp dụng cho từng trường hợp thu chi. - Quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt , cần xác định rõ đối tượng tạm ứng , mức tạm ứng và thời hạn thanh toán tạm ứng để thu hồi kịp thời . 1.2.2.2.2. Quản trị các khoản phải thu. Tỉ lệ các khoản phải thu trong các doanh nghiệp có thể khác nhau, thông thường chúng chiếm từ 15% - 20% trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Trong chính sách tín dụng thương mại, nếu khách hàng có uy tín thấp doanh nghiệp muốn bán chịu cũng không nên quá rộng rãi để tránh rủi ro. Để có chính sách tín dụng thương mại hợp lý doanh nghiệp cần thẩm định rõ mức độ rủi ro hay uy tín của khách hàng. Đồng thời cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách bán chịu đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với mỗi chính sách bán chịu doanh nghiệp cần đánh giá kỹ các thông số chủ yếu sau đây: - Số lượng sản phẩm hàng hoá , dịch vụ dự kiến tiêu thụ được. - Giá bán sản phẩm , hàng hoá dịch vụ. - Các chi phí phát sinh do việc tăng các khoản nợ. - Các khoản chiét khấu chấp nhận. - Thời gian thu hồi nợ bình quân đối với các khoản nợ. - Dự đoán số nợ phải thu của khách hàng . Số nợ phải thu của khách hàng được xác định bằng tỷ lệ giữa doanh thu tiêu thụ dự kiến và số vòng quay tiền bán chịu cho khách hàng: Npt = * Kh Hay Npt = Dn * Kh Trong đó : Npt : Số nợ phải thu dự kiến trong kỳ. Dt : Doanh thu tiêu thụ dự kiến trong kỳ. Dn : Doanh thu tiêu thụ dự kiến bình quân ngày. Kh : Kỳ thu hồi nợ bình quân. Kh = Trong đó: : Số dư bình quân các khoản nợ phải thu. Để giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, hạn chế việc phát sinh các chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, doanh nghiệp cần coi trọng các biện pháp sau: - Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp và thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn. - Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán. - Có chính sách bán chịu đúng đắn đối với từng khách hàng. Khi bán chịu phải xem xét kỹ khả năng thanh toán trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã ký kết. - Có sự dàng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá thời hạn thanh toán theo hợp đồng thì doanh nghiệp được thu lãi suất tương ứng như lãi suất quá hạn của ngân hàng. - Phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân của từng khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp như gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, xoá một phần nợ cho khách hàng hoặc yêu cần toà án kinh tế giải quyết theo thủ tục phá sản doanh nghiệp. 1.2.2.2.3. Quản trị các khoản phải trả. Khác với các khoản phải thu, các khoản phải trả là các khoản vốn doanh nghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo các hợp đồng cung cấp, các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước hoặc thanh toán tiền công cho người lao động. Việc quản trị các khoản phải trả không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên duy trì một lượng vốn tiền mặt để đáp ứng yêu cầu thanh toán mà đòi hỏi việc thanh toán các khoản phải trả một cách chính xác, an toàn và nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng. Để đáp ứng các yêu cầu trên doanh nghiệp cần chú trọng các biện pháp sau đây: - Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thanh toán với khả năng thanh toán của doanh nghiệp để chủ động đáp ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn. - Lựa chọn các hình thức thanh toán thích hợp, an toàn và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp. 1.2.2.2.3. Quản trị vốn tồn kho dự trữ. Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưu giữ để sản xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp tài sản tồn kho dự trữ thường ở 3 dạng: nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất, các sản phẩm dở dang và bán thành phẩm, các thành phẩm chờ tiêu thụ. Việc quảnlý tồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng, không phải chỉ vì trong doanh nghiệp tồn kho dự trữ thường chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng tài sản của doanh nghiệp (thường từ 15%- 30%). Điều quan trọng hơn là nhờ có dự trữ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hoá để bán, đồng thời lại sử dụng hợp lý, tiết kiệm vốn lưu động. Mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp nhiều hay ít chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: + Đối với khâu dự trữ sản xuất thường phụ thuộc vào: - Khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của thị trường. - Chu kỳ giao hàng (quy định ngày cung cấp cách nhau). - Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu đến nơi sản xuất. - Giá cả các loại vật tư cung ứng. + Đối với khâu sản xuất phụ thuộc vào: - Đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật công nghệ của quy trình chế tạo sản phẩm - Độ dài của chu kỳ sản xuất. - Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp sản xuất. + Đối với khâu lưu thông phụ thuộc vào: - Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ. - Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. - Khả năng xâm nhập thị trường. Có 2 phương pháp quản trị vốn tồn kho dự trữ. * Phương pháp tối thiểu hoá chi phí. Mục tiêu: việc tồn kho dự trữ của doanh nghiệp cần phải đạt chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh bình thường. Nội dung: nếu coi việc bán hàng trong kỳ của doanh nghiệp là đều đặn thì việc cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu cho doanh nghiệp trước đó cũng phải diễn ra đều đặn. Giả định số lượng nhu cầu mỗi lần cung cấp là Q thì mức dự trữ trung bình sẽ là Q/2. Việc dự trữ tồn kho sẽ kéo theo 2 loại chi phí: chi phí lưu kho và chi phí thực hiện đơn hàng. Tổng chi phí lưu kho được xác định theo công thức: F1 = c1 * Q /2 (1) Trong đó: F1 : tổng chi phí lưu kho. c1 :chi phí lưu kho đơn vị tồn kho dự trữ. Q : số lượng vật tư , hàng hoá mỗi lần cung cấp. Đối với các chi phí quá trình thực hiện đơn hàng được xác định bằng tổng các chi phí thực hiện theo từng hợp đồng. Công thức: F2 = c2 * Qn /Q ( 2) Trong đó: F2: tổng chi phí quá trình thực hiện hợp đồng. c2: chi phí đơn vị mỗi lần thực hiện hợp đồng. Qn: khối lượng, hàng hoá cung cấp hàng năm theo hợp đồng. Tổng chi phí thực hiện hợp đồng sẽ giảm khi số lượng mỗi lần cung cấp tăng lên. Từ (1) và (2) có thể xác định tổng chi phí tồn kho dự trữ là: F = F1 + F2 = (c1 *Q/2) + (c2 * Qn /Q) Chính sách dự trữ tối ưu là phải đảm bảo tối thiểu hoá tổng chi phí tồn kho dự trữ của doanh nghiệp. Số lượng vật tư hàng hoá mỗi lần cung cấp để có tổng chi phí tối thiểu là: Q = Để đảm bảo chắc chắn cho chi phí tồn kho dự trữ đạt tối thiểu thì ngoài việc xác định Qmax doanh nghiệp phải xác định số lần hợp đồng tối ưu trong năm hoặc trong kỳ và số ngày cung cấp cách nhau. Số lần hợp đồng tối ưu: Lc = Qn / Qmax Số ngày cung cấp cách nhau: Nc = 360 / Lc Tại Việt Nam do điều kiện giao thông chưa tốt, việc cung ứng nguyên vật liệu vẫn còn những hạn chế nhất định. Do vậy để khắc phục những trục trặc trong việc cung ứng vật tư thì doanh nghiệp cần phải tính thêm phần dự trữ bảo hiểm về nguyên vật liệu ngoài việc dự trữ trung bình: Q = Qmax /2 + Qbh * Phương pháp tồn kho bằng không. Ngoài phương pháp quản lý tồn kho theo phương pháp trên, ở một số nước còn áp dụng phương pháp tồn kho bằng không (0) hay còn gọi là phương pháp "kịp thời”. Phương pháp này cho rằng các doanh nghiệp có thể giảm thấp các chi phí tồn kho dự trữ đến mức tối thiểu với điều kiện các nhà cung cấp phải cung ứng kịp thời cho doanh nghiệp các loại vật tư, hành hoá khi cần thiết. Do đó có thể giảm được các chi phí lưu kho cũng như các chi phí thực hiện hợp đồng. Phương pháp này có ưu điểm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể dành ra một khoản ngân quỹ sử dụng cho đầu tư mới, tuy nhiên phương pháp này lại làm tăng các chi phí phát sinh từ việc tổ chức giao hàng đối với các nhà cung cấp. 1.2.3. Vai trò của công tác quản lý vốn kinh doanh. Các doanh nghiệp khi bỏ vốn và sử dụng vốn trong kinh doanh đều có một mong muốn là đem lại hiệu quả cao, vốn phải sinh lời, đem lại giá trị thặng dư cao. Do đó tính tất yếu là phải giám sát tình hình sử dụng và hiệu quả của đồng vốn đầu tư. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư lại phụ thuộc vào việc phát huy công tác quản lý vốn kinh doanh, một doanh nghiệp có cơ chế, chủ trương, phương pháp quản lý sử dụng vốn một cách đúng đắn, khoa học sẽ đem lại hiệu quả cao và ngược lại nếu không biết cách quản lý và sử dụng vốn tốt có thể dẫn tới phá sản. Qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép chúng ta căn cứ vào đó để đầu tư đúng mục đích và hiệu quả cao. Vai trò của công tác quản lý vốn kinh doanh được thể hiện như sau: - Tạo thế chủ động cho doanh nghiệp trong việc tạo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức đảm bảo và sử dụng vốn tốt, nâng cao hiệu quả kinh tế của tiền vốn. Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, mỗi quyết định sử dụng vốn đều phải được cân nhắc cẩn thận, việc bảo toàn vốn là nhân tố sống còn, là điều kiện để doanh nghiệp duy trì hoạt động và sự tồn tại của mình, thì công tác quản lý sử dụng vốn được đặt ra để xác định một cách chính xác yêu cầu về vốn, lựa chọn nguồn đầu tư có hiệu quả thích hợp... Sử dụng các đòn bẩy kinh tế như lãi suất tiền vay, lợi tức cổ phần để kích thích thu hút vốn, linh hoạt trong sử dụng nguồn vốn và cân đối trang trải các khoản nợ. - Công tác quản lý vốn có vai trò trong việc tổ chức sử dụng vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả theo các kế hoạch đã được xem xét kĩ càng. Nó đảm bảo cho doanh nghiệp luôn ở trạng thái ổn định về tài chính, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển bền vững. Trước đây, trong cơ chế bao cấp giá đầu vào, ra chủ yếu do Nhà nước quyết định. Chỉ tiêu pháp lệnh về doanh thu, về mặt hàng kinh doanh được giao từ trên xuống. Nhà nước tiến hành bù giá, bù lỗ kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp quốc doanh. Điều đó đã làm cho công tác quản lý vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp không có sự chủ động, sáng tạo, hạch toán kinh tế chỉ mang tính hình thức, các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả vẫn tồn tại làm cản trở sự phát triển chung của nền kinh tế. Hiện nay trong cơ chế thị trường có hợp tác cạnh tranh, công tác quản lý vốn được thực hiện trên cơ sở tự chủ về tài chính, các doanh nghiệp tự huy động và sử dụng vốn để đầu tư cho hoạt động kinh doanh của mình, muốn tồn tại va phát triển các doanh nghiệp phải thực hiện công tác này thật tốt để tiết kiệm vốn. - Công tác quản lý vốn dây chuyền còn là đòn bẩy kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh, kích thích tăng năng suất lao động, thu hút đầu tư, điều hoà vốn hợp lý đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành nhịp nhàng ăn khớp và đầu tư vào những vị trí có lợi, tăng vòng vốn kinh doanh thông qua cơ chế phân phối thu nhập, quỹ lương, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, cơ chế xây dựng giá bán, lãi xuất và hoa hồng. - Bên cạnh đó quản lý sử dụng vốn kinh doanh còn góp phần nâng cao trách nhiệm vật chất thông qua việc phân chia trách nhiệm cụ thể cho từng người, đội, xưởng trong việc quản lý và sử dụng vốn góp phân nâng cao trách nhiệm của từng người đối với hoạt động chung của công ty ngăn chặn các hoạt động tiêu cực nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như: lợi dụng làm việc cá nhân, tham nhũng hoặc lãng phí, phô trương hình thức. - Quản lý tốt vốn kinh doanh góp phẩn thúc đẩy việc thu hồi vốn nhanh, đẩy nhanh vòng quay của vốn để tái sản xuất TSCĐ và đâu tư mới có tính đến hiệu quả kinh tế, làm giảm chi phí kinh doanh, chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh, bỏ vốn cố định là tương đối lớn. Trong cơ chế sản xuất kinh doanh như hiện nay nếu biết khai thác tốt nó sẽ là tiềm năng phát triển, nếu không nó sẽ trở thành trở ngại. Mặt khác do tiến bộ của khoa học kĩ thuật không ngừng tăng nhanh, các máy móc thiết bị dùng trong sản xuất ngày càng được chế tạo hiện đại hoàn chỉnh và có công suất, chất lượng cao. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quay vòng vốn đầu tư vào TSCĐ nhanh hơn để không ngừng cải tiến và đổi mới TSCĐ của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả vốn cố định người ta thường sử dụng các chỉ tiêu: Doanh thu (hoặc Doanh thu thuần) - Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng VCĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ. VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ Trong đó: VCĐ bình quân = 2 VCĐ đầu = Nguyên giá TSCĐ _ Số tiền khấu hao luỹ kế (cuối) kỳ đầu (cuối)kỳ đầu (cuối) kỳ Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế thu nhập) - Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (lợi nhuận sau thuế thu nhập). Vốn cố định bình quân - Hàm lượng vốn cố định = Doanh thu (hoặc Doanh thu thuần) Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Nó phản ánh 1 đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Số tiền khấu hao luỹ kế - Hệ số hao mòn TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá Hệ số hao mòn TSCĐ phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu. Hệ số càng lớn chứng tỏ mức độ hao mòn TSCĐ càng cao và ngược lại. Doanh thu (hoặc doanh thu thuần) - Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bình quân Hiệu suất sử dụng TSCĐ phản ánh 1 đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần. Hiệu suất càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao. Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ - Hệ số trang bị TSCĐ = Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất: phản ánh giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho một công nhân trực tiếp sản xuất. Hệ số càng lớn phản ánh mức độ trang bị TSCĐ cho sản xuất của doanh nghiệp càng cao. Giá trị còn lại của TSCĐ - Tỷ suất đầu tư TSCĐ = x 100% Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư TSCĐ phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Tỷ suất càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ. - Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp: phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá. 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Các doanh nghiệp dùng vốn lưu động của mình để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Quá trình vận động của vốn lưu động bắt nguồn từ việc dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất tiến hành sản xuất và khi sản xuất xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu. Mỗi lần vận động như vậy gọi là vốn lưu động tuần hoàn. Doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng có hiệu quả bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ bấy nhiêu. Vì lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý có hiệu quả hơn từng đồng vốn lưu động nhằm làm cho mỗi đồng vốn lưu động hàng năm có thể mua sắm nguyên nhiên vật liệu được nhiều hơn sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ được nhiều hơn. Việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suút sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp gọi là hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý hay không hợp lý, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay xấu và các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất kinh doanh cao hay thấp, tiết kiệm hay lãng phí. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau đây: Doanh thu - Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể làm ra bao nhêu đồng doanh thu. Số doanh thu được tạo ra trên một đồng vốn lưu động càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao. Vốn lưu động bình quân - Hàm lượng vốn lưu động = Doanh thu Là số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu. Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Lợi nhuận trước thuế - Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đông vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập). Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Doanh thu thuần - Vòng quay VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh trong một năm vốn lưu động của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng vốn lưu động bình quaan trong năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Lợi nhuận thuần - Doanh lợi VLĐ = VLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân trong năm tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Giá vốn hàng bán - Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu này cho biết số lần hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Nếu số vòng quay cao chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả. Doanh thu thuần - Vòng quay các khoản phải thu = Khoản phải thu bình quân Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Ngoài ra người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tổng hợp sau: Doanh thu thuần - Hiệu suất sử dụng VKD = Vốn kinh doanh bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một cách tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ phân tích. Nó đo lường xem một đồng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Lợi nhuận thuần - Doanh lợi vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh bình quân Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh lời của đồng vốn mà doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh trong kỳ. Đây là chỉ tiêu trung tâm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ phân tích. Nó cho biết một đồng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận thuần - Doanh lợi vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu bình quân Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đồng vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng tìm kiếm lợi nhuận của các chủ doanh nghiệp. Vì vậy chỉ tiêu này rất được các chủ sở hữu doanh nghiệp quan tâm. Lợi nhuận sau thuế - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = (Vòng quay của doanh thu ) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Lợi nhuận sau thuế - Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh Lợi nhuận sau thuế -Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần -Số vòng quay của vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của một doanh nghiệp, chúng ta thường thông qua phân tích đấnh giá các chỉ tiêu đã trình bày ở trên nhưng không đơn lẻ mà phải trong một hệ thống, trong mối quan hệ hữu cơ với nhâu. Có như vậy chúng ta mới nhìn nhận tình hình tài chính, tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách đầy đủ chính xác. Tóm lại, các vấn đề về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nêu trên chỉ có tính chất nguyên lý chung. Trên thực tế, vấn đề quản lý, sử dụng vốn kinh doanh vô cùng phức tạp. Tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế khác nhau của mỗi doanh nghiệp mà đòi hỏi người quản lý thực sự cần có tài nghệ sử dụng vốn một cách linh hoạt để đảm bảo thực hiện được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận cao, bảo toàn và phát triển vốn đúng pháp luật Trên đây là những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về quản trị vốn kinh doanh ta cần nghiên cứu thực trạng quản trị vốn của Hãng phim Truyền hình Việt Nam được trình bày ở chương 2. Chương 2 thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn tại hãng phim truyền hình việt nam 2.1. kháI quát về hãng phim truyền hình việt nam. 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Hãng phim Truyền hình Việt Nam. Hãng phim Truyền hình Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, thuộc Đài Truyền hình Việt Nam được thành lập theo QĐ số 966QĐ/TC-THVN ngày 10 tháng 12 năm 1996 của Tổng giám đốc Đài THVN. Tên giao dịch Quốc tế: vietnam television film company. Tên viết tắt: VFC Trụ sở chính của Hãng: 906 La Thành - Quận Ba Đình - Hà Nội. Hãng phim Truyền hình Việt Nam là một đơn vị chuyên sản xuất phim truyện truyền hình, phim taì liệu, phim hoạt hình, tin tức văn hoá nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ phát sóng của các chương trình VTV1, VTV2 và VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam. Hãng phim Truyền hình Việt Nam tiền thân là Trung tâm nghe nhìn Đài THVN có tư cách pháp nhân và hoạt động theo phương thức tự hạch toán kinh doanh. Hãng có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trước pháp luật, có con dấu và tài khoản riêng. ở thời điểm mới thành lập, nhiệm vụ chủ yếu của VFC là sản xuất chương trình Văn nghệ Chủ nhật gồm phim truyện, Bản tin văn nghệ trong nước và quốc tế, nhân vật tác phẩm. Sau đó, VFC đã mở rộng qui mô sản xuất với chức năng nhiệm vụ chính là sản xuất phim truyện phục vụ việc phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam. Ngoài ra, có thể làm các dịch vụ về phim, tạo nguồn thu hỗ trợ cho Ngân sách Nhà nước. Ngày đầu thành lập, vô vàn khó khăn đến với tập thể cán bộ công nhân viên của Hãng như cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị lạc hậu, phương thức sản xuất chưa phù hợp với qui mô của một Hãng phim chính qui. Song son._. một số mặt tồn tại và hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Hãng. Điều này được thể hiện qua một số điểm sau: Một là, mặc dù hàng năm lượng vốn của Hãng luôn có sự gia tăng nhưng khả năng đáp ứng chưa cao. Một nguyên lý đã được đề cập là, để tiến hành sản xuất kinh doanh thì một một yếu tố không thể thiếu được đó là vốn. Vậy mà Hãng luôn thiếu vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế nhiều đến sản xuất kinh doanh của Hãng. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc chưa chú trọng nghiên cứu về khả năng đáp ứng của các nguồn vốn làm cho dự kiến đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất bị gián đoạn do thiếu vốn hoặc không đủ vốn. Đồng thời sự hạn hẹp về kinh phí cũng là một trong số những nguyên nhân làm cho chất lượng phim của Hãng không đồng đều, một số phim trung bình và dưới trung bình. Hai là, một nhân tố quan trọng và có vai trò quyết định hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Hãng đó là hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hiệu quả sử dụng vốn cố định chính là việc khai thác tốt thị trường, sử dụng tối đa dung lượng của máy móc thiết bị và vận hành thiết bị thành thạo xử lý kịp thời các sự cố kỹ thuật. Từ thực tế sử dụng tài sản cố định trong thời gian qua cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định chưa cao đạt 3,95 năm 2001 và 4,75 năm 2002. Điều này chứng tỏ hiệu suất chưa được khai thác đến mức tối đa. Trong thời gian tới Hãng cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của mình để mỗi đồng tài sản cố định tra vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra nhiều đồng doanh thu thuần và lợi nhuận thuần hơn nữa. Ba là, hiện nay việc quản lý tài sản cố định Hãng giao cho các đơn vị thành viên sử dụng và bảo quản. Mỗi đơn vị lại sử dụng loại tài sản cố định khác nhau do đó gây khó khăn cho Hãng trong việc theo dõi quản lý các tài sản này và trong thực tế dễ xảy ra tình trạng sử dụng lãng phí tài sản chưa thực sự khai thác hết công suất. Bốn là, trong công tác quản trị vốn lưu động việc xác định nhu cầu vốn lưu động bằng phương pháp gián tiếp tuy có ưu điểm là nhanh gọn, tiên jlợi song không đảm bảo được độ chính xác cao. Ví dụ như năm 2002Hãng xác định nhu cầu vốn lưu động là 14388 triệu song thực tế vốn lưu động phát sinh lên tới 30723 triệu. Các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng được xác định nhu cầu vốn lưu động chưa có độ chính xác cao. Điều này gây khó khăn cho Hãng trong việc xác định các nguồn tài trợ hợp lý. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp trực tiếp tuy đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức, các số liệu phải thực sự đầy đủ và cụ thể song có độ chính xác cao, giúp cho Hãng đề ra được kế hoạch vốn lưu động một cách chính xác hơn. Năm là, hiện nay hầu hết các phòng ban chức năng và các đơn vị sản xuất đã được trang bị máy vi tính. Song việc khai thác những thiết bị này còn thấp và kém hiệu quả. Nguyên nhân là do Hãng chưa có những kế hoạch bồi dưỡng thật cụ thể, nhân viên các phòng ban ngại đi học tập bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ. Đây là một điểm yếu trong quá trình Hãng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển khoa học công nghệ. Vốn có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của Hãng phim Truyền hình Việt nam. Để có thể phát triển trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh việc tìm cách huy động vốn, doanh nghiệp cần phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Qua phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của Hãng cho thấy những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế trong thực tế sử dụng vốn. Đây chính là cơ sở để tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Hãng phim. 3.2. Định hướng Quản trị vốn của Hãng phim trong những năm tới. Thực hiện chủ trương “Nâng cao chất lượng sản xuất chương trình truyền hình” của Đảng uỷ, Ban Lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam, toàn thể cán bộ công nhân viên trong Hãng đã sôi nổi tham gia các cuộc vận động làm phim hay, tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu và chiến lược lâu dài nâng cao khả năng sản xuất và chất lượng phim truyền hình do Hãng sản xuất. Tiếp nối theo bước đi đã chọn, Hãng phim Truyền hình Việt Nam đã đề ra một số chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2003 với mục tiêu tận dụng cơ hội và lường trước khó khăn. 1. Chương trình Văn nghệ Chủ nhật: 52 chương trình. 2. Chương trình Gặp nhau cuối tuần: 52 chương trình. 3. Chương trình Gặp nhau cuối năm: 2 chương trình. 4. Phim Việt Nam 70 phút: 10 tập. 5. Phim Việt Nam 50 phút: 26 tập. 6. Phim Cảnh sát hình sự: 26 tập. 7. Phim hợp tác với Thái Lan: 8 tập. 8. Phim hoạt hình: 10 tập. Quan điểm chiến lược trong sử dụng vốn của Hãng phim Truyền Hình Việt Nam là: xây dựng mục tiêu phát triển theo chiến lược phát triển của Ngành, từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể về nhu cầu vốn đầu tư hàng năm. Coi trọng nguồn vốn phát triển của Hãng phim, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn theo hướng đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữu khai thác triệt để nguồn vốn trong nước với tăng cường huy động vốn nước ngoài, trong đó vốn trong nước giữ vai trò quyết định, vốn nước ngoài giữ vai trò quan trọng. Đầu tư xây dựng phải lấy hiệu quả đồng vốn làm tiêu chuẩn, thực hiện tiết kiệm, trung thực và chống lãng phí trong quản lý đầu tư và xây dựng. Tham gia bắt tay vào các công việc mới như đầu tư tài chính và huy động vốn trong một phạm vi rộng, bao gồm cả việc đầu tư ra nước ngoài. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua điều hoà nguồn vốn giữa các đơn vị thành viên trong Đài Truyền hình Việt nam và đầu tư có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất việc thất thoát vốn. Giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn, đồng thời dự báo và có phương án đảm bảo tình hình tài chính của Hãng luôn ổn định và lành mạnh. Đẩy mạnh việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo sự đồng bộ và tăng thêm tính chủ động sáng tạo. Đào tạo đội ngũ quản lý và các chuyên gia có kiến thức kinh nghiệm trong kinh doanh, tài chính tốt đủ sức phân tích, nghiên cứu, hoạch định và thực thi các kế hoạch tài chính của Hãng. 3.3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Hãng phim truyền hình việt nam. 3.3.1. Về phía Nhà nước. Đây là một doanh nghiệp Nhà nước vốn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước nên việc quyết định mở rộng quy mô sản xuất phụ thuộc nhiều vào Nhà nước. Với khả năng phát triển mạnh như hiện nay, Nhà nước nên cấp bổ sung thêm vốn cho Hãng, có các chính sách quản lý cụ thể tách rời quyền sở hữu của Nhà nước với quyền sử dụng của Hãng để cho Hãng được tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đồng thời Nhà nước cần tạo ra một hành lang pháp lý đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp kinh doanh và có chính sách, chương trình hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn và tay nghề cho công nhân vì trong lĩnh vực này khả năng thực hiện của Hãng là còn yếu. Kết hợp hài hoà khả năng tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự hỗ trợ của Nhà nước là mấu chốt quyết định sự thành công của Hãng trong sản xuất kinh doanh. Không chỉ có thế, Nhà nước cần sớm triển khai việc đánh giá hệ số tín nhiệm đối với các doanh nghiệp để từ đó áp dụng những ưu đãi với mức độ khác nhau đối với từng doanh nghiệp: những doanh nghiệp có hệ số tín nhiệm cao sẽ được ưu tiên vay vốn trước, vay số lượng lớn, trong trường hợp cần thiết, có thể lấy uy tín làm yếu tố đảm bảo vay. Bất kì một dự án vay vốn nào của doanh nghiệp đều phải được xem xét tính hiệu quả và khả năng trả nợ mới được phép triển khai. Tăng cường công tác hoạt động kiểm tra giám sát để kịp thời phát hiện những sai phạm trong việc huy động vốn doanh nghiệp, việc lập đề án, việc sử dụng vốn, việc tích luỹ vốn trả nợ. Cơ quan quản lý doanh nghiệp cần xây dựng những nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát thường niên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, chế độ giám sát tình hình sử dụng vốn và huy động vốn tại doanh nghiệp, có ý kiến kịp thời trước sự thay đổi nguồn vốn tại doanh nghiệp, phải gắn quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ quản lý doanh nghiệp trước tài sản của Nhà nước như sự thiếu hụt, mất mát. 3.3.2. Về phía Hãng phim Truyền hình Việt nam. Sau một thời gian tìm hiểu, phân tích toàn bộ hoạt động từ việc huy động nguồn tài trợ đến sử dụng vốn kinh doanh tại Hãng phim Truyền hình Việt nam, với nhận thức còn nhiều hạn chế, em xin đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần giúp Hãng nâng cao hiệu quả tạo vốn và sử dụng vốn kinh doanh. Từ đó góp phần giúp Hãng bảo toàn và phát triển vốn trong nền kinh tế thị trường luôn luôn biến động. 3.3.2.1. Giải pháp tạo vốn. Trong những năm gần đây, đứng trước những nhu cầu đòi hỏi về vốn thì đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng. Đặc biệt là vào dịp đầu năm ĐàI Truyền hình Việt nam thường giao chỉ tiêu muộn, Hãng phải chủ động vay vốn sản xuất trước một số phim để kịp chiếu trên truyền hình. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là nguồn vốn bổ sung chứ không phảI là nguồn thường trực tham gia và hình thành nên vốn lưu động của Hãng. Việc sử dụng vốn vay cả ngắn hạn và dài hạn phù hợp đều có lợi cho Hãng. Nó sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn, giảm một phần chi phí và tăng lợi nhuận. tuy nhiên để huy động được vốn ngân hàng thì doanh nghiệp cũng phải xây dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi trình lên ngân hàng, đồng thời phảI luôn thanh toán các khoản nợ gốc và lãI đúng hạn, xây dựng được lòng tin ở các ngân hàng. Ngoài ra Hãng có thể huy động vốn trong cán bộ công nhân viên. Trong những năm qua, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Hãng ngày càng cao và ổn định. Do đó cán bộ công nhân viên trong Hãng có khả năng đóng góp đầu tư cho Hãng khoản dự trù tiết kiệm, hơn nữa người lao động sẽ rất tin tưởng khi đầu tư trực tiếp vào cơ quan. Hãng có thể sử dụng hình thức phát hành tráI phiếu nội bộ để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh đồng thời củng cố mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ công nhân viên với Hãng, trực tiếp gắn bó quyền lợi kinh tế của công nhân viên với quyền lợi kinh tế của Hãng. Vốn liên doanh, liên kết cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo vốn của Hãng. Đây là hình thức hợp tác mà qua đó các doanh nghiệp không những tăng được vốn cho sản xuất kinh doanh mà còn học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ máy móc tiên tiến. Liên doanh có thể thực hiện theo hai phương thức chính: - Hợp tác kinh doanh: là hình thức trong đó phía nước ngoàI đầu tư thiết bị công nghệ, vốn sản xuất trong nước là của Việt nam. Lãi hàng năm được chia theo tỷ lệ đóng góp, lãnh đạo Hãng 100% là người Việt Nam, chuyên gia nước ngoài chỉ tham gia với tư cách tư vấn. Tuy nhiên phương thức liên doanh này có quy định thời gian kinh doanh, hết thời hạn phía nước ngoài sẽ tính giá nhượng lại cho phía Việt Nam. - Liên doanh với nước ngoài: thông qua hình thức này chúng ta có được cả vốn và công nghệ. Nhưng trên nguyên tắc chúng ta phải giữ tỷ lệ góp vốn tối thiểu là 50% đối với các doanh nghiệp nhỏ để giữ quyền lãnh đạo. Đối với các doanh nghiệp lớn thì phải đạt tỷ lệ góp vốn tối thiểu 40% mới không bị nước ngoài khống chế. Ngoài các giải pháp tạo vốn trên, doanh nghiệp còn có thể tăng cường sử dụng các quỹ và lợi nhuận để lại tại Hãng. Tuy nhiên số lượng vốn trích lập từ các quỹ này không nhiều nên vẫn cần huy động từ các nguồn khác. Tóm lại, cần phải tạo ra nhiều kênh huy động vốn để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của Hãng. Để có thể huy động vốn từ các nguồn cung ứng trên, Hãng cần phải: - Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môI trường kinh doanh trong từng thời kỳ. - Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của Hãng như: ổn định và hợp lý hoá các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn… - Xác định tính hiệu quả của việc sử dụng vốn. Đây là yêu cầu không thể thiếu trong các văn bản khi đi vay vốn vì các nhà cung cấp tín dụng rất quan tâm đến vấn đề này để biết được khả năng thu hồi nợ và các xác suất rủi ro từ dự án đầu tư. 3.3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Việc sử dụng vốn kinh doanh là kết quả tổng hợp của tất cả các hoạt động của các bộ phận, phòng ban trực thuộc Hãng, từ công tác lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện và quản lý theo dõi các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Hãng, nó không chỉ quyết định trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Hãng mà còn quyết định đến sự tồn tại của Hãng. Mục đích của việc sử dụng vốn là đảm bảo tối ưu nhu cầu về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc cung cấp đủ vốn, kịp thời cho phát triển sản xuất và sử dụng một cách hợp lý tiết kiệm nguồn vốn để đem lại kết quả cao nhất. Để đạt được mục đích đó Hãng nên thực hiện các yêu cầu sau: - Phải đảm bảo sử dụng vốn đúng phương hướng, đúng mục đích và đúng kế hoạch. - Chấp hành đúng quy định và chế độ quản lý lưu thông tiền tệ của Nhà nước. - Hạch toán đầy đủ, chính xác số vốn hiện có và tình hình sử dụng vốn trong Hãng. * Lập phương án kinh doanh hợp lý. Đây là cách để đảm bảo sử dụng vốn đúng phương hướng, đúng mục đích và đúng kế hoạch. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay mọi vấn đề trong sản xuất kinh doanh đều phải được cân nhắc, suy xét cẩn thận thì lập phương án kinh doanh lại càng quan trọng, tuy nhiên nó phải được xây dựng trên cơ sở phân tích kịp thời các thông tin kinh tế và nhu cầu của thị trường. Việc lập phương án kinh doanh được thực hiện tốt sẽ giúp cho mọi hoạt động của Hãng trôi chảy, ăn khớp giữa các khâu hoạt động, tài sản cố định sẽ được sử dụng và khai thác tối đa làm cho hiệu quả sử dụng vốn được tăng lên tạo điều kiện cho Hãng tăng khả năng bảo toàn vốn và phát triển vốn, lợi nhuận sẽ tăng. * Thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch sử dụng vốn kinh doanh. Đây là biện pháp để tổ chức việc quản lý sử dụng vốn đạt hiệu quả. Khi các kế hoạch phương án kinh doanh được đưa ra kèm theo nó sẽ là các kế hoạch về phân bổ và sử dụng vốn, do đó Hãng cần phải nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch đó. Muốn thực hiện tốt Hãng cần bố trí những cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ để theo dõi sát công tác sử dụng vốn, các khoản thu chi phát sinh và ngoài việc theo dõi họ phải tổng hợp được các báo cáo về tình hình sử dụng vốn, phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn, phân tích những điểm hợp lý và bất hợp lý để đưa ra những kiến nghị, biện pháp khắc phục, những tồn tại đó kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. * Phải thường xuyên tổ chức họp tổng kết về tài sản và tình hình sử dụng vốn của Hãng (có thể theo quý, năm) hạch toán đầy đủ chính xác các nguồn vốn hiện có của Hãng để qua đó có thể thấy được cần phải làm gì để đảm bảo an toàn cho tài chính của Hãng trên cơ sở đó có phương án phân bổ và sử dụng vốn phù hợp. 3.3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. * Quản lý chặt chẽ tài sản cố định. Phần lớn tài sản cố định của Hãng là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị dụng cụ quản lý được phân rải rác nằm ở các phòng ban, các bộ phận, xưởng trực thuộc Hãng và thường hay phải vận chuyển đi xa theo các đoàn phim nên việc quản lý vốn đối với Hãng là hết sức khó khăn. Vì vậy, Hãng cần phải có các biện pháp quản lý tài sản cố định hợp lý để giảm mất mát, hao mòn trong quá trình vận chuyển, sử dụng, giảm chi phí sửa chữa tài sản cố định, giảm tối thiểu sự chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị trên sổ sách của Hãng. Nắm được các giá trị thực tế của tài sản cố định người quản lý có thể đưa ra được các quyết định xử lý đúng đắn kịp thời như: điều chỉnh lại phương pháp tính khấu hao hoặc mức khấu hao bởi vì vốn cố định được thu hồi thông qua Hãng tính và trích lập quỹ khấu hao. Khi tính và trích khấu hao cần phải quan tâm không chỉ tình trạng của tài sản cố định, mức độ tham gia của nó vào trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải quan tâm đến thời gian sử dụng, nguồn vốn đầu tư trang bị tài sản, thanh lý nhượng bán đổi mới để đổi mới tài sản cố định hoặc hiện đại hoá. Công tác đổi mới sửa chữa có chức năng là duy trì năng lực hoạt động bình thường cho tài sản cố định. Chính vì vậy cần phải lựa chọn giữa sửa chữa lớn và quyết định thanh lý tài sản, vì đôi khi chi phí sửa chữa lớn có thể lớn hơn chi phí thanh lý, và mua sắm và việc sửa chữa cần được xem xét trong hiệu quả kinh tế. * Sử dụng hợp lý quỹ khấu hao cơ bản. Theo chế độ tài chính doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, số tiền khấu hao cơ bản tài sản cố định thuộc nguồn vốn Nhà nước được giữ lại doanh nghiệp hình thành quỹ đâù tư xây dựng cơ bản, thuộc nguồn vốn vay được dùng để trả nợ tiền vay đầu tư tài sản cố định. Chính vì vậy, đây là nguồn tài trợ có ý nghĩa quan trọng đối với Hãng. Nó phản ánh độ lớn của các khoản khấu hao, giá trị đổi mới tài sản cố định và phản ánh cả khả năng đầu tư mua sắm tài sản cố định qua đó phản ánh tình hình và năng lực sản xuất kinh doanh của Hãng. Khi tốc độ khấu hao chậm Hãng không thể bắt kịp tốc độ phát triển của khoa học công nghệ bởi tài sản cũ chưa khấu hao hết, nguồn tích luỹ khấu hao thấp không đủ để mua máy móc, thiết bị mới.. Chính vì vậy, Hãng nên đặt ra biện pháp khấu hao nhanh những tài sản có giá trị, công nghệ cao. Việc tính khấu hao để lập quỹ khấu hao phải được cân nhắc cùng với việc sử dụng quỹ đó vào sản xuất kinh doanh, khoản tiền này trong tổng số vốn của Hãng không lớn nhưng nó cần được quản lý chặt chẽ để bảo toàn và phát triển vốn, để đảm bảo Hãng có thể đầu tư mua sắm thiết bị mới. Ngoài ra trong điều kiện của Hãng hiện nay luôn phải đi huy động vốn từ bên ngoài thì việc sử dụng quỹ khấu hao vào kinh doanh là cần thiết hiệu quả sử dụng vốn sẽ được cải thiện. 3.3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động của Hãng cùng một lúc được phân bố khắp các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, để quản lý được vốn lưu động Hãng cần phải thường xuyên kiểm tra tình hình, xác định nhu cầu vốn và tình hình tổ chức sử dụng các nguồn vốn, phương thức cấp phát vốn, tình hình chấp hành các nguyên tắc vay trả, các khoản thanh toán công nợ nhằm đảm bảo đủ vốn cho mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh không dư thừa, ứ đọng cũng như không thiếu hụt, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hãng có thể áp dụng các biện pháp sau: - Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng chu kì kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn. Nếu tính toán không đúng sẽ gây ra tình trạng thiếu vốn làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Hãng hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra không suôn sẻ, liên tục hoặc thừa vốn dẫn đến tình trạng lãng phí vốn, chi phí sử dụng vốn tăng lên làm cho tốc độ luân chuyển của vốn bị chậm lại ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Để xác định đúng nhu cầu vốn lưu động, Hãng cần phải xác định theo phương pháp trực tiếp. Hãng phim Truyền hình Việt Nam đã lựa chọn phương pháp gián tiếp để xác định nhu cầu vốn lưu động. Tuy nhiên đối với một doanh nghiệp có vốn lưu động khá lớn đồng thời số vật tư sử dụng không quá nhiều loại vì vậy Hãng nên nghiên cứu áp dụng phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động trực tiếp. Xác định được chính xác nhu cầu vốn lưu động cho Hãng trong năm kế hoạch sẽ lập được kế hoạch cụ thể về các mặt như nguồn trang trải vốn lưu động, kế hoạch vốn lưu động cho từng khâu từ đó sẽ có thể cân đối giữa các mặt thu chi của Hãng ngay từ đầu và áp dụng được các biện pháp giảm thiểu chi phí khác. - Tổ chức tốt quá trình mua sắm vật tư, nguyên vật liệu dự trữ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời tìm các biện pháp làm giảm giá thành mua vật tư, hạn chế tình trạng ứ đọng quá nhiều gây ra tình trạng ứ đọng vốn lưu động. - Tổ chức tốt quá trình lao động sản xuất tăng cường kỉ luật lao động, ban hành và nghiêm chỉnh thực thi các quy chế về kiểm tra, nghiệm thu số lượng, chất lượng phim ảnh. - Nâng cao uy tín của Hãng đối với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành để nhận được nhiều hơn các đơn đặt hàng, sử dụng tối đa các nguồn vốn huy động được đồng thời trong các giao dịch tài chính phải thực hiện tốt khâu thanh toán của khách hàng và giảm các khoản nợ đến hạn hoặc quá hạn chưa đòi được. - Tiết kiệm các khoản chi phí trong quản lý, trong giao dịch nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. 3.3.2.5. Giải pháp sử dụng có hiệu quả máy vi tính. Việc tính toán thủ công trên máy tính cầm tay hiện nay vẫn còn tồn tại ở một số phòng ban trong Hãng trong đó có phòng tài vụ. Ngày nay hầu hết các phòng kế toán tài chính của các doanh nghiệp đều sử dụng máy vi tính. Đây là một côngcụ hữu hiệu nhất phục vụ cho công tác kế toán vì nó có các ưu điểm sau: - Tính toán nhanh chóng chính xác. - Xử lý trong một thời gian ngắn khối lượng công việc lớn. - Xem xét được nhanh chóng đầy đủ mọi góc độ cần quan tâm của công tác tài chính kế toán. Để trang bị máy vi tính cho các phòng ban cần một khối lượng vốn khá lớn. Đông thời sau khi trang bị Hãng cần trang bị cho nhân viên cách sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm kế toán. Điều này đòi hỏi Hãng phải có các biện pháp thật cụ thể. 3.3.2.6. Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán. Để có thể thực hiện tốt các giải pháp đã nêu trên, Hãng phải thực hiện nghiêm chỉnh công tác hạch toán kế toán, nhằm đảm bảo việc phân tích các kết quả kinh doanh của Hãng phản ánh trên các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bảng tổng kết tài sản. Qua đó cung cấp những thông tin kịp thơì chính xác và đầy đủ về tình hình tài chính của Hãng trong một ngày, một quý hay một năm để căn cứ vào đó xác định, điều chỉnh kịp thời kế hoạch phương hướng hoạt động của Hãng cho phù hợp với tình hình thực tế, như vậy sẽ hạn chế tối đa sai sót, phát huy được những điểm mạnh của Hãng. Không chỉ có vậy mà thông qua bảng số liệu đó, Hãng nắm được tình hình biến động của vốn sản xuất kinh doanh cũng như tình hình sử dụng vốn của Hãng và kết quả sản xuất kinh doanh của Hãng. Nhờ đó tìm ra được những hạn chế cần khắc phục hay những điểm mạnh cần tiếp tục phát triển, đề ra những giải pháp sử lý kịp thời về tài chính nhằm đảm bảo cho quá trính sản xuất diễn ra được liên tục, ổn định theo phương án kế hoạch sản xuất đã lập ra như: huy động vốn như thế nào? sử dụng đầu tư vào đâu? xử lý vốn thừa và thu hồi các khoản nợ, thanh toán nợ. Tổ chức công tác hạch toán kế toán tốt cũng là một giải pháp quan trọng, là cơ sở để hoạch định các kế hoạch chương trình sử dụng vốn phù hợp, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh sử dụng các loại vốn đạt hiệu qủa cao. Vào cuối mỗi quý, Hãng nên tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình: phân tích tài chính, phân tích tình hình sử dụng vốn. Thông qua việc phân tích đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn trong kì để tìm ra các yếu tố dẫn đến sự thành công cũng như những vấn đề còn tồn tại để đảm bảo cho các chu kì kinh doanh sau được tiếp tục thành công và đạt hiệu quả cao hơn nữa. 3.2.2.7. Phát huy nhân tố con người. Đây là một nhân tố góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Hãng. Vì vậy Hãng phải có các biện pháp kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý, sắp xếp vị trí công việc phù hợp với khả năng và trình độ của từng người để có thể khai thác một cách tối ưu năng lực của mỗi người. Hơn nữa, vì sự phát triển lâu dài và bền vững, Hãng cần phát triển đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ, tổ chức đào tạo lại kịp thời các cán bộ, công nhân viên theo tốc độ phát triển hiện đại của máy móc thiết bị, chuẩn bị lực lượng để cùng cả ngành Truyền hình tiến quân vào khoa học công nghệ. Muốn vậy, Hãng phải tạo ra một đội ngũ nhân viên có tinh thần tự chủ, ý thức tự lực tự cường có khả năng sáng tạo trong công việc, có ý thức trách nhiệm cao, biết gắn lợi ích của Hãng với lợi ích cá nhân. Hãng nên có các chương trình chính sách đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và tay nghề cho từng cá nhân, người lao động trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và khả năng của từng người. Bên cạnh đó, Hãng nên có chính sách khuyến khích cho cán bộ, công nhân viên tự học với sự hỗ trợ thêm của Hãng. Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp, chính sách mang tính chất hỗ trợ, khuyến khích ý thức và kết quả làm việc của cán bộ, công nhân viên trong Hãng cũng mang lại những kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Hãng như huy động việc góp vốn của các thành viên trong Hãng nhờ đó nâng cao hiệu quả lao động và Hãng cũng nên thường xuyên quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên tạo dựng niềm tin gắn bó chặt chẽ của họ đối với Hãng. Phát huy được nhân tố con người chính là phát huy được nội lực to lớn trong tổng thể các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Hãng. Trên đây là một số kiến nghị và giải pháp em đưa ra mà Hãng có thể xem xét và áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Hãng. Sự áp dụng đồng bộ các giải pháp đối với mọi nguồn lực như vốn, lao động, khoa học công nghệ là một yếu tố then chốt đem lại sự thành công và phát triển bền vững của Hãng. Do sự hạn chế về thời lượng và kiến thức hiểu biết thực tiễn nên việc phân tích đánh giá các mặt hoạt động tài chính – tạo lập, phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ doanh nghiệp chưa thật sâu sắc, các biện pháp kiến nghị chưa thật đầy đủ và hoàn thiện. Song khi đề xuất các ý kiến này em hy vọng nó sẽ phần nào giúp ích cho Hãng trong công tác quản trị tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tạo vốn và sử dụng vốn trong thời gian tới. Tuy nhiên để đạt được một cách tối ưu các hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh Hãng vẫn cần phải có những bước chuẩn bị, Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước cần có những hoạt động tạo điều kiện thuận lợi để Hãng ngày càng phát triển. Kết luận ở Việt nam sau 15 năm đổi mới nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến quan trọng , đạt được những thành tựu to lớn song chúng ta vẫn là nước nghèo ,mức sống vẫn còn quá thấp so với các nước trong khu vực ,tích tụ và tập trung vốn trong nội bộ nền kinh tế còn quá thấp , tỷ lệ tiết kiệm so với GDP của nước ta cũng còn thấp. Chính vì vậy, với mục tiêu đến năm 2020 Việt nam phải hoàn thành nhiệm vụ CNH-HĐH cải tiến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp, đòi hỏi phải tăng cường đầu tư vào nền kinh tế, tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn ở bên ngoài dù có lớn đến đâu mà không có các nguồn vốn đầu tư từ sự tích luỹ nội tại nền kinh tế thì vốn từ nước ngoài cũng không thể sử dụng có hiệu qủa, mặt khác việc sử dụng vốn trong nước vừa đảm bảo tăng trưởng bền vững, ổn định vừa tránh được sự phụ thuộc vào nước ngoài. Tăng trưởng “dựa vào sức mình” chính là kinh nghiệm và niềm tự haò mà người Nhật là một điển hình nên học tập. Chính vì thế chúng ta cần phải quan tâm đúng mức việc tích tụ, tập trung và sử dụng vốn. Để đẩy nhanh và nâng cao quá trình này ngoài các giải pháp về môi trường vĩ mô của Nhà nước các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các chu chuyển kinh tế - một yếu tố quyết định tăng cường nội lực phục vụ phát triển kinh tế, không chỉ có thế nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn đảm bảo sự phát triển nhanh chóng và bền vững làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh cải thiện đời sống nhân dân. Trong xu thế phát triển mang tính hoà nhập và toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề cạnh tranh để đứng vững trong thị trường là một vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp. Đối với Hãng phim Truyền hình Việt Nam, một doanh nghiệp Nhà nước tuy có sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía Nhà nước nhưng Hãng cũng phải tự mình tiến hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh thật tốt thông qua việc quản lý hiệu quả sử dụng vốn để tồn tại và phát triển. Trong phạm vi bài viết, em đã phân tích và đánh giá tình hình sử dụng vốn của Hãng và đưa ra những ý kiến của bản thân về việc nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn. Bài viết đã được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo T.S Đặng Hải Lý và các anh chị, cô bác phòng tài vụ Hãng phim Truyền hình Việt nam. Tuy nhiên, với lượng kiến thức hạn hẹp, em không thể phân tích và đánh giá hết được các khía cạnh của vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Kính mong được sự góp ý của các thầy cô. Hà nội tháng 5 năm 2003 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thu Hà Bảng 7 tình hình sử dụng vốn lu động Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2001/2002 2002/2001 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Tiền 2175 10.96 3882 18.13 14122 45.96 1707 178 10240 363.8 1. Tiền mặt tại quỹ 229 10.52 702 18.08 850 6.02 473 306.5 148 121.1 2. Tiền gửi ngân hàng 1946 89.48 3180 81.92 13272 93.98 1234 163.4 10092 417.4 II. Các khoản phải thu 12708 64.09 12062 56.15 12092 39.36 -682 94.6 66 100.5 1. Phải thu khách hàng 11198 88.12 10421 86.65 10197 84.33 -777 93.1 -224 97.85 2. Trả trớc ngời bán 648 5.1 635 5.28 823 6.8 -13 98 188 129.6 3. Phải thu nội bộ 23 0.18 27 0.33 31 0.27 4 117.4 4 114.8 4. Phải thu khác 839 6.6 943 7.84 1041 8.6 104 112.4 98 110.4 III. Hàng tồn kho 4790 24.16 5296 24.73 4332 14.1 506 110.6 -964 81.8 1. Nguyên vật liệu tồn kho 325 6.78 531 10.03 248 5.72 206 163.4 -283 46.7 2. Công cụ dụng cụ trong kho 0 0 65 1.22 32 0.74 65 1.22 -33 49.23 3. Chi phí SXKD dở dang 4465 93.22 4700 88.75 4052 93.54 235 105.3 -648 86.21 IV. Tài sản lu động khác 154 0.79 177 0.99 177 0.58 23 114.9 0 100 Tổng cộng 19827 100 21417 100 30723 100 1590 108 93.06 143.45 Tài liệu tham khảo 1 Quản trị tài chính doanh nghiệp - Trường Đại học Tài chính - Kế toán. 2 Quản trị tài chính doanh nghiệp - Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 3 Phân tích hoạt động kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 4 Kế toán quản trị - Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 5 Kiểm toán báo cáo tài chính - Trường Đại học Tài chính - Kế toán. 6 Tài chính thương nghiệp - Trường Đại học Tài chính kế toán. 7 Bảo toàn và phát triển vốn TG: Nguyễn Công Nghiệp, Phùng Thị Đoan. 8 Quản trị doanh nghiệp PGS-PTS Đồng Thị Thanh Phương, PTS Hồ Tiến Dũng. 9 Lý thuyết tài chính – Bộ tài chính. Nhận xét của Hãng phim Truyền hình Việt Nam Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9506.doc
Tài liệu liên quan