MỞ ĐẦU
Đầu tư phát triển là một hoạt động kinh tế quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia cũng như mỗi địa phương. Đây chính là chìa khóa để tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo thế và lực thúc đẩy phát triển đồng thời hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, đầu tư phát triển vừa là nhiệm vụ chiến lược, vừa là một giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội theo hướng tăng trưởng cao, ổn đị
79 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh và bền vững. Bất kỳ quốc gia, địa phương nào muốn có tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện đều phải quan tâm đến đầu tư phát triển. Nhận thấy được tầm quan trọng đó, trong những năm vừa qua tỉnh Thanh Hóa đã biết tận dụng những lợi thế của mình và thực hiện nhiều biện pháp nhằm huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển. Hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh xây dựng kết cấu hạ tầng. Chính vì vậy, giai đoạn 2005-2009 kết cấu hạ tầng cơ sở của tỉnh Thanh Hóa đã cải thiện đáng kể, tăng trưởng kinh tế của tỉnh liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa các vấn đề y tế, giáo dục và một số vấn đề khác cũng có những tiến đáng kể. Tuy nhiên, so với tiềm năng phát triển của tỉnh Thanh Hóa cũng như số lượng vốn bỏ ra thì những kết quả đấy chưa tương xứng. Hoạt động đầu tư diễn ra sôi nổi, song hiệu quả đầu tư chưa cao, còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập. Do đó, việc tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển trong thời gian tới đây là vấn đề bức xúc của tỉnh.
Đây chính là lý do tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” làm đề tài nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp là đưa ra những giải pháp chủ yếu thích hợp nhất nằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh.
Để thực hiện được mục đích đó, chuyên đề sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi nghiêm cứu như sau: trình bày những lý luận cơ bản về đầu tư phát triển và hiểu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển đánh giá thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển địa bàn về phương pháp nghiên cứu, dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, tác giả sử dụng các phương pháp thông kê, tổng hợp và đánh giá, phương pháp so sánh, khái quát hóa và phân tích hóa vấn đề.
Về kết cấu của chuyên đề: ngoài phần mở đầu và phần kết luận chuyên đề gồm 3 phần chương.
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về đầu tư phát triển và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển.
Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
Khái niệm, vai trò và đặc trưng của đầu tư phát triển
Khái niệm về đầu tư phát triển:
“Đầu tư” là thuật ngữ được dùng rất phổ biến trong nghiên cứu cũng
như thực tiễn đời sống. Tùy từng góc độ tiếp cận và phạm vi nghiên cứu, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về đầu tư. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng: “Đầu tư là sự hi sinh của các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó”.
Nguồn lực hi sinh có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Còn các kết quả có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất và nguồn nhân lực.
Đầu tư có thể được chia thành: đầu tư tài chính (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu, cổ phiếu…), đầu tư thương mại (mua hàng hóa với giá cao hơn) và đầu tư phát triển.
Trong đó: “Đầu tư phát triển là việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để duy trì tiềm lực của những cơ sở đang hoạt động và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội”
Cụ thể, ĐTPT bao gồm các hoạt động xây dựng, sửa chữa nhà cửa, vật kiến trúc, mua sắm, lắp đặt thiết bị, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực đồng thời thực hiện các công việc gắn liền với sự phát huy tác dụng của các tài sản do ĐTPT tạo ra. ĐTPT có những đặc điểm khác biệt so với đầu tư thương mại, đầu tư tài chính.
Những đặc trưng cơ bản của đầu tư phát triển
Xuất phát từ khái niệm về ĐTPT và yêu cầu nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn ĐTPT, cần thiết phải nghiên cưú bản chất của ĐTPT thông qua việc phân tích những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, thời gian đầu tư và thu hồi tùy thuộc vào từng đối tượng và lĩnh vực đầu tư nhưng thường diễn ra trong thời gian dài.
Theo quy định của trình tự đầu tư và xây dựng (ĐTXD), thời gian đầu tư được chia thành ba gian đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành khai thác. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phải chấp hành nghiêm chỉnh trình tự ĐTXH, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển. Quy hoạch phải đi trước một bước làm cơ sở để quản lý chặt chẽ các hoạt động ĐTPT. Cần tập trung đầu tư dứt điểm và có trọng điểm, nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian thực hiện các công việc: lập, thẩm định dự án đầu tư, thiết kế dự toán, hồ sơ giao nhận thầu và thời gian xây dựng công trình, nhanh chóng đưa dự án vào khai thác sử dụng làm tăng năng lực sản xuất, tăng lực phục vụ cho nền kinh tế. Khi đánh giá hiệu quả đầu tư, cần phải quan tâm tới toàn bộ quá trình đầu tư, tránh tình trạng chỉ tập trung vào giai đoạn thực hiện dự án mà không chú ý đến thời gian khai thác sử dụng vì đó là giai đoạn các kết quả đầu tư phát huy tác dụng để đạt tới mục tiêu cuối cùng đã được xác định trong dự án.
Quá trình hoạt động đầu tư diễn ra càng dài thì việc bỏ vốn càng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, thời gian thu hồi vốn đầu tư được các nhà đầu tư quan tâm. Để hoàn thành vốn nhanh khi tiến hành đầu tư cần thiết phải lựa chọn hình thức, trình tự bỏ vốn thích hợp nhằm giảm thiểu thiệt hại do ứ động vốn đầu tư bởi khối lượng xây dựng dở dang.
Thứ hai, hoạt động ĐTPT đòi hỏi một khối lượng lớn. Lượng vốn này sẽ đáp ứng yêu cầu của quá trình ĐTXD cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, vật kiến trúc, mua sắm máy móc, thiết bị…và quá trình khai thác sử dụng sau này.Muốn có đủ vốn cho quá trình đầu tư phải có tích lũy từ nền kinh tế. Tuy nhiên ở các quốc gia đang phát triển, tiết kiệm trong nước thường không đáp ứng được nhu cầu. Chính vì vậy, cần tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với đó cần khắc phục tình trạng sử dụng vốn đầu tư lãng phí, kém hiệu quả.
Thứ ba, kết quả đạt được sau quá trình thực hiện đầu tư là những cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn chỉnh phục vụ cho các hoạt động khác nhau trong nền kinh tế. Đó thường là các công trình xây dựng có quy mô lớn, phức tạp về mặt kỹ thuật, có giá trị sử dụng lâu dài và sẽ được hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên. Do đó các điều kiện về địa lý, địa hình tại địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư. Chính vì thế, trước khi tiến hành công cuộc đầu tư cần phải điều tra và nghiên cứu kỹ càng tác động các nhân tố liên quan. Không làm tốt công tác đó thì không những kết quả đầu tư không thể phát huy hết tác dụng mà nếu phải di rời hoặc phá hủy thì sẽ rất tốn kém, đồng thời còn ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động khác.
Thứ tư, tính rủi ro của hoạt động đầu tư là rất lớn do chịu ảnh hưởng rất nhiều của các yếu tố không ổn định. Ngoài những rủi ro thường gặp về thị trường, thu nhập, thanh toán, các nhà đầu tư còn phải đối mặt với những rủi ro về những bất ổn chính trị, xã hội (chiến tranh, xung đột, biểu tình, tham nhũng…), các chính sách kinh tế, tài chính (chính sách thuế, tiền tệ…) đồng thời còn những bất ổn thiên tai, do điều kiện địa lý không gian. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần có những biện pháp thích hợp để giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Về phía các nhà quản lý, cần có những chính sách rõ rang, hấp dẫn tạo điều kiện để các hoạt động đầu tư diễn ra thuận lợi và hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do các yếu tố rủi ro, từ đó kích thích các nhà đầu tư bỏ vốn phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Vai trò đầu tư phát triển trong nền kinh tế xã hội:
Vai trò của đầu tư phát triển tới tăng trưởng kinh tế.
Vai trò này của đầu tư thể hiện qua mô hình tổng cung và tổng cầu.
Với tổng cầu: đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu
của nền kinh tế. Theo số liệu của ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm khoảng 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Trong ngắn hạn, sự gia tăng của đầu tư thực chất là gia tăng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ nói chung của NKT. Chúng ta biết rằng tổng sản lượng NKT (Y) chính bằng tổng tiêu dung của dân cư (C), chi tiêu chính phủ, đầu tư (I) và xuất khẩu ròng (NX):
Y=C+ G + I +NX
Do đó, khi gia tăng đầu tư sẽ thúc đẩy gia tăng sản lượng.
ASо
AS1
AD1
ADо
Q2
Q1
Qо
Pо
P2
P1
Nhìn đồ thị ta thấy, ở trạng thái cân bằng ban đầu, sản lượng của NKT là Qо mức giá chung là Pо. Khi đầu tư tăng lên, đường cầu ADо dịch sang AD1, sản lượng cân bằng hiện thời tăng lên từ Qо lên Q1 và ,mức giá tăng từ Pо lên P1.
Về tổng cung: đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, nghĩa là nó thêm các nhà máy, thiết bị, phương tiện vận tải mới được đưa vào sản xuất làm tăng thêm khả năng sản xuất của NKT. Sự thay đổi này tác động đến tổng cung làm tổng cung tăng lên( đường ASо dịch chuyển sang AS1). Sản lượng tiềm năng tăng từ Q1 lên Q2 và giá cả giảm xuống từ P1 xuống P2. Sản lượng tăng và giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa.
Từ năm 1991, nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc với tốc độ tăng trưởng 8,7% và đạt mức cao nhất vào năm 1995 với tốc độ tăng trưởng 9,5%. Sáu năm liên tục (1991-1996), Việt Nam đạt mức tăng trưởng trên 8%. Do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực năm 1997 vì thế tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là 5,8% năm 1998 còn 4,8% năm 1999. Từ năm 2003 thì có sự phục hồi, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2003-2007 là 8,04% năm 2008 là 8,48% năm 2009 có sự khủng hoảng thế giới nên tốc độ tăng trưởng đã bị giảm xuống còn 6,23%. Nếu so sánh các nước khu vực trong khu vực thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đứng thứ 2 sau Trung Quốc cao hơn các nước ASEAN như Malaysia, Philipin, Indonesia và Thái Lan.
Mặc dù giai đoạn từ 1990-2008 tăng trưởng khá cao những vẫn theo chiều rộng. Chất lượng tăng trưởng đã được cải thiện dựa trên sự cải thiện của yếu tố TPF trong tăng trưởng GDP hàng năm từ 14,22% giai đoạn 1992-1997 lên 22,6% thời kỳ 1998-2002 và 28,2% giai đoạn 2003 đến nay tỷ trọng đóng góp của yếu tố vốn và lao động gấp trên 3 lần so với tỷ trọng đóng góp của yếu tố TFP. Tỷ lệ đóng góp khoảng 20% vào tăng trưởng của nhân tổ TFP hiện thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực, ví dụ như: Hàn quốc là 32,2%; Đài Loan 35%; Indonesia 28%; Thái Lan 36%. Các nước phát triển tỷ lệ đóng góp của TFP vào kết quả tăng trưởng thường chiếm cao hơn nhiều, từ 60-75%. Có thể khẳng định rằng, vai trò hạn chế của yếu tố TFP đối với tăng trưởng là một rào cản lớn cho việc nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu năng suất lao động, hiệu quả đầu tư, và nhất là đến khả năng duy trì bức tranh tăng trưởng kinh tế trong dài hạn cũng như khả năng khai thác triệt để các tiềm năng của đất nước. Sự đóng góp của yếu tố TFP thấp còn cho thấy: công nghệ sử dụng trong nền kinh tế của VN chủ yếu là ở trình độ công nghệ thấp (60%), chỉ có 20% công nghệ trình độ cao.Yếu tố đó đã làm cho năng lực cạnh tranh toàn cầu của VN đang ở điểm số rất thấp. Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu, thứ hạng của VN luôn bị tụt, năm 2007 tụt đi so với 2006 4 hạng, đến năm 2008, lại tụt đi 3 hạng. Hiện nay chúng ta chỉ đạt 3,89 điểm và đứng thứ 77/125 nước.
Trong số 2 nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng là vốn và lao động thì yếu tố vốn đóng vai trò quyết định nhất. Hiện nay tăng trưởng GDP của VN vẫn chịu ảnh hưởng lớn (đến 60%) là do yếu tố vốn. Mô hình tăng trưởng của VN còn được gọi là mô hình tăng trưởng dựa vào vốn, trong khi vốn lại được sử dụng chưa có hiệu quả, mà quan trọng hơn chúng ta lại là nước không có lợi thế vốn. Nếu trong những năm tới, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư nước ngoài giảm tốc độ đầu tư vốn vào Việt Nam, dòng vốn ODA, vay thương mại bị gián đoạn, điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao của Việt nam.
Xem xét tốc độ tăng trưởng GDP và sự biến động của tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ đầu tư cho thấy nền kinh tế Việt Nam từ đầu thập niên 1990 tốc độ tăng trưởng cao gắn liền gia tăng tỷ lệ tiết kiệm trong nước và tỷ lệ đầu tư trong GDP. Nếu trong giai đoạn 1986-1990 tỷ lệ tiết kiệm thấp và đầu tư trong GDP thấp chỉ là 2,4% và 12,6% thì tốc độ tăng trưởng chỉ là 4,3%. Trong giai đoạn 1991-1995 tỷ lệ tiêt kiệm và tỷ lệ đầu tư là 14,7% và 22,3% thì tỷ lệ tăng trưởng là tăng lên mạnh mẽ là 8,2%. Trong giai đoạn 1996-2000 thì tỷ lệ đầu tư là 33,2% tốc độ tăng trưởng GDP giảm nhẹ xuống còn 7%. Đặc biệt giai đoạn 2001-2009 tỷ lệ đầu tư là 38,8% thì tỷ lệ tăng trưởng trung bình là 7,62%, sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1998-2003 bị sụt giảm một phần là do khủng hoảng kinh tế một phần là do cơ chế chính sách ngày càng không theo kịp tình hình mới làm cho hiệu quả đầu tư giảm sút nhanh, dẫn đến tỷ lệ đầu tư tăng nhanh trong khi tốc độ tăng trưởng GDP vẫn chưa phục hồi so với thời kỳ trước khủng hoảng.
ĐTPT tác động đến chuyển dịch kinh tế.
Có hai nhân tố quan trọng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là
vốn đầu tư và lao động. Trong đó, vốn đầu tư giữ vai trò quyết định. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển ở khu vực công nghiệp, khu vực dịch vụ. Đối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp, do những hạn chế về đất đai, về khả năng sinh học nên để đạt được tốc độ tăng trưởng trên 6% là tương đối khó khăn. Như vậy, chính đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ NKT.
Cơ cấu đầu tư theo ngành là cơ cấu đầu tư theo từng ngành kinh tế quốc dân cũng như từng tiểu ngành, thể hiện thực hiện chính sách ưu tiên phát triển, chính sách đầu tư đối với từng ngành theo mục tiêu nhất định. Nghiên cứu đầu tư theo 3 nhóm ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, mục đích là phân tích đánh giá tình hình đầu tư, thực hiện đường lối CNH-HĐH của Đảng trong đó, ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ, chú ý phát triển nông nghiệp vì nước ta vẫn là nước chiếm tỷ lệ lớn về nông nghiệp có vị trí rất quan trọng trong tiến trình phát triển.
Ngoài ra, ĐTPT còn tác dụng chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ. Cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ giải quyết nhũng mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãng thổ.
Vai trò của cơ cấu đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH ở Việt Nam. Đầu tư có tác dụng đến chuyển dịch kinh tế. Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong từng thời kỳ, tạo sự phát huy nội lực kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực. Đối với cơ cấu ngành, đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư từng ngành nhiều hay ít, việc sự dụng hiệu quả cao hay thấp…đều ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất từng ngành tạo tiền đề vật chất cơ sở để phát triển các ngành mới…do dó làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Đối với cơ cấu lãnh thổ, đầu tư giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng thoát ra khỏi vùng yếu kém, phát huy tối đa về lợi thế tài nguyên, địa lý, kinh tế, chính trị… của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn làm bàn đạp thúc đẩy các vùng khác phát triển.
Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế Việt Nam chủ yếu tập trung vào kĩnh vực dịch vụ và công nghiệp- xây dựng, tỷ trọng đóng góp của vốn đầu tư vào 2 ngành này khá cao và duy trì ở mức 40-50 %, tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực nông- lâm, ngư nghiệp vẫn còn thấp chỉ ở mức trên dưới 10% những năm gần đây lại có xu hướng sụt giảm. Để thấy rõ hơn tác động của yếu tố vốn đến tăng trưởng kinh tế chúng ta đi vào tìm hiểu vai trò của vốn đối với từng lĩnh vực kinh tế cụ thể.
Biểu 1.1 Biểu cơ cấu vốn đầu tư Việt Nam 2000-2007
Nguồn: Thời báo kinh tế việt nam
Do có sự thay đổi tích cực trong cấu trúc tăng trưởng kinh tế theo ngành, nên cơ cấu ngành kinh tế nước ta năm 2007 tiếp tục có dấu hiệu chuyển dịch theo xu thế tích cực. Có thể theo dõi xu hướng này qua bảng sau:
Bảng 1.1: Cơ cấu đầu tư và cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2000 – 2007(%)
Năm
Cơ cấu GDP
NN CN DV
Cơ cấu vốn đầu tư
NN CN DV
2000
24,53 36,73 38,73
13,8 39,3 46,9
2001
23,24 38,13 38,63
9,6 42,2 48,0
2002
23,03 38,49 38,48
8,8 42,3 48,9
2003
22,54 39,47 37,99
8,5 41,3 50,3
2004
21,81 40,21 37,98
7,9 42,7 49,4
2005
20,97 41,02 38,01
7,5 42,6 49,9
2006
20,4 41,52 38,08
7,5 41,1 51,4
2007
20,0 41,8 38,5
6,5 43,5 50,0
Nguồn: tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục thống kế VN
Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo xu hứớng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp cả theo GDP và lao động. Tỷ trọng khu vực công nghiệp trong GDP liên tục tăng lên; nếu như năm 2000 khu vực công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 36,7% thì đến năm 2006 đã tăng lên là 41,5% và năm 2007 lại tiếp tục tăng lên 41,8%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ sau nhiều năm giảm sút đã tăng trở lại từ năm 2005, đến năm 2007 đã chiếm 38,5%. Ngược lại, tỷ trọng khu vực nông nghiệp đã giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,4% năm 2006 và năm 2007 chỉ còn 20%. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và phân bố lại dân cư.
Có được sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo đúng xu thế nói trên là do từng khu vực, từng ngành kinh tế đều có xu hướng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, tăng cường các mối liên kết kinh tế trực tiếp giữa các ngành kinh tế với nhau; gắn kết sản xuất với thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, thích ứng ngày càng nhiều với các đòi hỏi khắt khe của quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện nền kinh tế. Cụ thể:
(i) Trong ngành công nghiệp: Cơ cấu sản xuất và chất lượng sản phẩm đều có những bước chuyển biến tích cực. Tỷ lệ công nghiệp chế tác, công nghiệp cơ khí chế tạo và tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ngày càng tăng lên. Số sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường ngày càng nhiều. Năng suất lao động ngành công nghiệp tăng lên khá nhanh.
(ii) Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng hiệu quả và nâng cao trình độ công nghệ thông qua ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, bảo quản và chế biến, đặc biệt là trong lĩnh vực thủy sản. Liên kết công, nông nghiệp ngày càng chặt chẽ hơn, cho phép nâng cao đáng kể giá trị nông sản hàng hóa, nhất là nông sản hàng hóa xuất khẩu. Các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn tiếp tục phát triển đa dạng, tập trung vào những ngành nghề có giá trị gia tăng cao. Ngành Thủy sản năm 2007 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm khá cao (9,9%)
(iii) Khu vực dịch vụ đã tiếp tục tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có tiềm năng để phát huy ưu thế và khả năng cạnh tranh như du lịch, vận tải biển, tài chính, ngân hàng, chứng khoán. Phát triển mạnh mẽ thương mại, bảo đảm hàng hóa lưu thông thông suốt trong thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hôi tăng trưởng khoảng 22,5% so với năm 2006. Mở rộng mạnh mẽ các loại thị trường, cả thị trường thành thị và thị trường nông thôn, thị trường miền núi. Phát triển du lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam namư 2007 tăng khoảng 25% so với 2006 (4,3 – 4,5 lượt người).
Do đó, cần đầu tư vào những vùng kém phát triển để đưa những vùng đó thoát khỏi tình trạng đói nghèo, đồng thời ĐTPT phải phát huy những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên, kinh tế chính trị xã hội của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
Vai trò của ĐTPT đến cải thiện các chỉ tiêu xã hội.
Mục tiêu cuối cùng của đầu tư phát triển cũng như mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là cải thiện các chỉ tiêu xã hội, đầu tư làm tăng trưởng kinh tế dẫn đến tăng mức sống của nhân dân, GDP trên người tăng lên. Các đầu tư phát triển xã hội như cở sở hạ tầng, đường xá trường học, bể nước sạch ở các vùng khó khăn, dự án đầu tư phát triển nhằm giảm tỷ lệ nghèo đói. Đầu tư nâng cao vật chất và dân trí của nhân dân, vì thế đầu tư phát triển có ý nghĩ rất lớn đến cải thiện các chỉ tiêu xã hội.
Ngoài ra ĐPPT nắm giữ vai trò không thể thiếu trong việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô của các chính phủ. Giữa biến số đầu tư và các mục tiêu kinh tế vĩ mô có mối quan hệ chặt chẽ. Quy mô tốc độ đầu tư thay đổi sẽ tác động trực tiếp đến sản lượng kinh tế quóc dân, thất nghiệp lạm phát... Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ cần kiểm soát mối quan hệ này để ổn định NKT.
Dưới tác động trực tiếp của các chính sách tài chính tiền tệ, việc tăng hay giảm khối lượng đầu tư đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến NKT. Một mặt, tăng khối lượng đầu tư sẽ khích thích sản xuất phát triển, tăng năng lực sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân. Mặt khác, do tăng cầu về các yếu tố cơ bản cảu sản xuất nên giá tăng. Giá tăng đến một chừng mực nào đó sẽ dẫn đến lạm phát. Ngược lại, giảm khối lượng đầu tư làm cho sản xuất chững lại, tình trạng thất nghiệp gia tăng, có thể kéo theo giảm phát. Điều này làm cho đời sống nhân dân giảm, tiêu cực và tệ nạn xã hội tăng. Do vậy Nhà nước cần có các biện pháp, cơ chế và những chính sách phù hợp để phát huy tối đa mặt tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất mặt tiêu cực do việc tăng giảm đầu tư mang lại.
Khái niệm và nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển:
Khái niệm vốn đầu tư phát triển:
Vốn ĐTPT là những chi phí bỏ ra làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu
động, tài sản trí tuệ, nguồn nhân lực, nâng cao mức sống dân cư, mặt bằng dân trí và bảo vệ môi trường sinh thái trong thời giai nhất định.
Vốn đầu tư phát triển gồm: Vốn đầu tư cơ bản; vốn lưu động bổ sung và vốn đầu tư phát triển khác.
Nội dung của 3 bộ phận cấu thành nên vốn đầu tư phát triển toàn xã hội:
a. Vốn đầu tư cơ bản là số vốn đầu tư để tạo ra tài sản cố định. Nó bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn TSCĐ. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một thuật ngữ đã được sử dụng khá quen thuộc ở nước ta với nội dung bao hàm những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế.
Về thực chất vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ bao gồm những chi phí làm tăng thêm giá trị tài sản cố định. Như vậy, vốn đầu tư xây dựng cơ bản gồm 2 bộ phận hợp thành: vốn đầu tư để mua sắm hoặc xây dựng mới TSCĐ mà ta quen gọi là vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn TSCĐ.
Về nội dung chỉ tiêu: vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn TSCĐ bao gồm:
- Chi phí cho việc thăm dò, khảo sát và quy hoạch xây dựng chuẩn bị cho đầu tư.
- Chi phí thiết kế công trình, chi phí xây dựng
- Chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và những chi phí khác thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB;
- Chi phí cho việc sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc và máy móc thiết bị, sửa chữa lớn các TSCĐ khác.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của vốn đầu tư cơ bản được sử dụng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như đã nêu trên.
b. Vốn lưu động bổ sung bao gồm những khoản đầu tư làm tăng thêm tài sản lưu động trong kỳ nghiên cứu của toàn xã hội. Đây là một nội dung phức tạp rất khó khăn trong việc thu thập thông tin. Bởi lẽ, đối với khu vực kinh tế tư nhân người ta thường không ghi chép những khoản đầu tư bổ sung cho vốn lưu động. Vì thế việc đánh giá mức độ đầu tư phát triển hàng năm của từng địa phương và toàn quốc gặp rất nhiều khó khăn và tất nhiên không thể tránh khỏi sai sót. Ngành Thống kê đã tiến hành điều tra mẫu để suy rộng cho từng thành phần kinh tế. Song việc thu thập thông tin rất phức tạp, độ chính xác còn hạn chế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân mà đặc biệt là kinh tế hộ gia đình.
c. Vốn đầu tư phát triển khác bao gồm tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm tăng năng lực phát triển của xã hội. Sự phát triển của xã hội ngoài yếu tố làm tăng TSCĐ, TSLĐ còn phải làm tăng nguồn lực khác như: nâng cao dân trí; hoàn thiện môi trường xã hội; cải thiện môi trường sinh thái; hỗ trợ cho các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội và các chương trình phát triển khác. Như vậy, nội dung của "vốn đầu tư phát triển khác" rất phong phú. Nó bao gồm tất cả các khoản đầu tư tăng thêm cho:
- Chi phí cho công việc thăm dò; khảo sát, thiết kế quy hoạch ngành, quy hoạch vùng lãnh thổ;
- Chi phí cho việc triển khai thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao sức khoẻ cộng đồng như: chương trình tiêm chủng mở rộng; chương trình nước sạch nông thôn; chương trình phòng chống và thanh toán bệnh phong, bệnh lao; chương trình sử dụng muối iốt,...;
- Chi phí cho việc thực hiện chương trình bảo vệ môi trường: chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc; chương trình trồng 5 triệu ha rừng; chưng trình bảo vệ rừng đầu nguồn; chương trình bảo vệ động thực vật quý hiếm, Chi phí cho việc thực hiện các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội.
- Chi phí cho việc thực hiện các chương trình phổ cập giáo dục;
- Chi phí cho việc thực hiện các chương trình nghiên cứu, triển khai, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực;
- Chi phí cho việc thực hiện các chương trình kế hoạch hoá gia đình;
- Chi phí cho việc thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo
Việc đặt tên cho các chỉ tiêu một cách khoa học là điều cần thiết song việc xác định chuẩn xác nội dung của từng chỉ tiêu lại là điều cần thiết hơn. Theo chúng tôi vốn đầu tư để tăng TSCĐ và TSLĐ nên gọi là vốn đầu tư phát triển. Vốn đầu tư phát triển cộng với các loại vốn khác nên gọi là tổng vốn đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư xã hội hoặc vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
Việc xác định vốn đầu tư còn phụ thuộc vào phạm vi nghiên cứu. Trên giác độ doanh nghiệp hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh thì các khoản đầu tư nào đó của doanh nghiệp nhằm đem lại kết quả trong tương lai (lợi nhuận), chẳng hạn như việc đầu tư vào mua sắm tài sản đã qua sử dụng; đầu tư vào bất động sản; đầu tư vào cầm cố, thế chấp hoặc đầu tư vào thị trường chứng khoán thuộc về vốn đầu tư nhưng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì nó lại không thuộc về vốn đầu tư phát triển. Bởi vì, xét trên phạm vi toàn xã hội thì những hoạt động này không làm tăng tổng vốn của quốc gia. Nó chỉ là sự chuyển dịch từ đơn vị này sang đơn vị khác.
Tùy theo mục đích nghiên cứu, vốn ĐTPT có thể phân theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế, nguồn vốn, cấp quản lý và phân theo khoản mục đầu tư.
Nguồn vốn đầu tư phát triển
Vốn ĐTPT của một địa phương hay một quốc gia được hình thành từ
Hai nguồn: trong nước và nước ngoài. Trong đó, nguồn vốn trong nước giữ vai trò quyết định. Vốn nước ngoài đóng quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của địa phương hay NKT của quốc gia. Trước thực trạng: tốc độ tăng trưởng chưa cao, thu nhập bình quân đầu người thấp và nguồn tiếp kiệm so với GDP còn hạn hẹp mà nhu cầu về vốn ĐTPT ngày càng tăng, việc nghiên cứu đầy đủ các nguồn vốn ĐTPT sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng những giải pháp huy động sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho ĐTPT.
Nguồn vốn đầu tư trong nước:
Bao gồm vốn đầu tư thuộc sở hữu nhà nước và vốn đầu tư của khu
vực ngoài quốc doanh.
a.Nguồn vốn thuộc sở hữu nhà nước:
Nguồn vốn này bao gồm: vốn ĐTPT thuộc ngân sách nhà nước (NSNN), tín dụng ĐTPT của nhà nước và vốn ĐTPT của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
-Vốn ĐTPT thuộc NSNN: là một trong những nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát triển KTXH của mỗi địa phương và của quốc gia. NSNN được hình thành từ các khoản như: thu thuế và lệ phí, phát hành trái phiếu chính phủ, cho thuê hoặc nhượng bán tài sản quốc gia, thu lợi tức cổ phần, thu về hợp tác lao động và các khoản thu khác. Trong đó khoản thu từ thuế chiếm tỷ trọng cao nhất. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội( KTXH); quốc phòng an ninh; hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nước, nguồn vốn này còn được dùng để chi cho công tác lập và thẩm định và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển KTXH vùng lãnh thổ; quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
Trong những năm gần đây, quy mô tổng thu của ngân sách nước ta không ngừng gia tăng nên chi cho ĐTPT từ ngân sách cũng tăng lên đáng kể. Trong giai đoạn 2001-2005 chi NSNN cho ĐTPT của cả nước là 274,4 nghìn tỷ đồng chiếm khoảng 28% tổng chi NSNN.
Tín dụng ĐTPT: đây là nguồn vốn có tác dụng tích cực trong quá
trình xóa bỏ bao cấp thực tiếp về vốn của nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tác hoàn trả cả gốc lẫn lãi vay. Do đó, chủ đầu tư phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, tìm các phương án sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất. Tín dụng ĐTPT của nhà nước còn được xem như công cụ quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô. Thông qua nguồn tín dụng đầu tư. Nhà nước khuyến khích phát triển vùng, địa phương ngành và lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình. Đứng ở khía cạnh là công cụ điều tiết vĩ mô, nguồn vốn này không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Việc sử dụng và phân bổ vốn tín dụng ĐTPT còn khuyến khích phát triển vùng kinh tế khó khăn và giải quyết các vấn đề xã hội; đồng thời nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước còn có tác động tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Giai đoạn 2001-2005 nguồn vốn ĐTPT của nước ta đạt khoảng 138,7 nghìn tỷ đồng tương ứng với 12,6% trong tổng vốn đầu tư xã hội.
Vốn đầu tư cảu DNNN; được xác định là thành phần kinh tế chủ
đạo nên các DNNN vẫn nắm giữ một khối lượng vốn nhà nước khá lớn. Giai đoạn 2001-2005, vốn đầu tư của DNNN liên tục gia tăng về lượng nhưng tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội đã giảm. Tính chung cho cả 5 năm, nguồn vốn đạt 164,6 nghìn tỷ đồng và chiếm 15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Với chủ trương tiếp tục đổi mới và sắp xếp lại DNNN của chính phủ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực ki._.nh tế này ngày càng rõ rệt. Vì vậy, tích lũy của các DNNN cũng ngày càng gia tăng. Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng vốn đầu tư xã hội.
b. Nguồn vốn khu vực ngoài quốc doanh:
Nguồn vốn của khu vực ngoài quốc doanh được hình thành từ: phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hiện đang nắm giữ một khối lượng vốn tiềm năng rất lớn(tồn tài dưới dạng vàng, ngoại tệ, nội tệ) mà chưa được huy động triệt để. Thực tế khi phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu của một số ngân hang thương mại quốc doanh cho thấy chỉ trong thời gian ngắn đã huy động được hàng nghìn tỷ đồng và hang chục triệu USD từ khu vực tư nhân.
Thực hiện chính sách đổi mới và cơ chế mở nhằm huy động mọi nguồn lực cho đầu tư, trong những năm gần đây, các loại hình doanh nghiệp
này đóng góp ngày càng lớn vào tổng quy mô vốn đầu tư toàn xã hội. năm 2005, vốn đầu tư của khu vực quốc doanh nước ta đạt 107,6 nghìn tỷ đồng( tăng 2,5 lần so với năm 2001 và chiếm 33% tồng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm). Nguồn vốn này đã đóng góp một phần rất lớn vào việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển KHXH của đất nước.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
Vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam hiện nay bao gồm ba
nguồn chính: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn vốn tín dụng từ các ngân hang thương mại.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đây là nguồn vốn rất quan trọng, đặc biệt là đối với các quốc gia đang
phát triển như Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác với nguồn vốn nước ngoài là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi xuất trên vốn đầu tư nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận khi dự án đầu tư hoạt động hiệu quả. FDI mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế, nguồn vốn FDI có tác động to lớn đối với quá trình CHN-HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cà đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nước nhận đầu tư.
Kinh nghiệm phát triển hiện đại của một số nước Đông Á cho thấy rằng, đầu tư trực tiếp nước ngoài đống vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của quốc gia này. Vấn đề hiệu quả sử dụng vốn FDI tùy thuộc rất nhiều vào cách thức huy động, quản lý sử dụng tại nước tiếp nhận đầu tư chứ không chỉ là ý đồ của chủ đầu tư.
Đối với Việt Nam, cho đến nay các hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Tổng vốn đầu tư trực
Tiếp nước ngoài thực hiện giai đoạn 2001-2005 đạt 14,3 tỷ USD, tăng 40% so với 5 năm trước. Lượng vốn này tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 82%,dịch vụ 13%, nông nghiệp 5%. Đây không những là nguồn bổ sung vốn ĐTPT quan trọng, mà FDI còn đóng vai trò đáng kể vào NSNN, góp phần bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):
Nguồn vốn này bao gồm: viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi.
ODA không hoàn lại: là khoản viện trợ mà các chính phủ, các tổ chức tài chính và tổ chức KTXH của các nước trợ giúp các quốc gia chậm phát triển thong qua chương trình viện trợ không hoàn lại. Nguồn vốn này được ưu tiên sử dụng cho các chương trình và các dự án phát triển thuộc các lĩnh vực như: y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục đào tạo và các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, các công trình nghiên cứu, dự án phát triển, hỗ trợ ngân sách, hỗ trợ nhà nước và một số lĩnh vực khác theo quy định của thủ tướng chính phủ.
ODA không hoàn lại có ưu điểm là không phải trả nợ nhưng nó thường đi kèm với các điều kiện ràng buộc tương đối khắt khe.
ODA cho vay ưu đãi: là khoản cho vay của các chính phủ nước ngoài, các tổ chức phát triển của liên hợp quốc như: chương trình phát triển của liên hợp quốc(UNDP), quỹ nhi đồng liên hợp quốc(UNICEP), quỹ dân số liên hợp quốc(UNFPA); các tổ chức chính phủ: EU, OECD; các tổ chức tài chính quốc tê, ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); các tập đoàn, công ty nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ (NGOs). Tính chất ưu đãi của khoản vay này thể hiện ở việc: lãi xuất cho vay thấp hơn so với lãi xuất thị trường, thời gian ân hạn dài. Ở nước ta, nguồn vốn ODA cho vay ưu đãi được sử dụng cho các công trình xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng KTXH thuộc các lĩnh vực như năng lượng, giao thong vận tải thông tin liên lạc, thủy lợi, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và các lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, y tế, cấp thoát nước.
Nguồn vốn ODA là sự hỗ trợ quan trọng mà cộng đồng quốc tế dành cho các nước chậm phát triển, nó khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư đồng thời giúp nâng cao khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển KTXH ở các quốc gia này. Trong những năm qua, chính phủ Việt Nam đã rất chú trọng nguồn vốn ODA bởi tính ưu việt của nó. Năm 2005 đạt 3,75 tỷ USD đến nay 2009 đạt 5.015 USD điều này thể hiện sự đồng tình và ủng hộ của các nước tài trợ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài với đường lối và chính sách phát triển của Việt Nam.
Tín dụng thương mại quốc tế:
Tín dụng thương mại quốc tế là khoản tiền của các ngân hang thương
mại, các công ty, các cá nhân người nước ngoài cho chính phủ hoặc công ty trong nước vay với lãi xuất thị trường. Hình thức này có đặc điểm là người vay được toàn quyền sử dụng vốn vay mà không bị rang buộc bởi điều kiện chính trị, xã hội. Tuy nhiên thủ tục vay đối với nguồn vốn này tương đối khắt khe, thời gian hoàn trả nghiêm ngặt, mức lãi xuất rất cao. Chính vì vậy, nguồn vốn này cần được sử dụng hết sức thận trọng, thường thích hợp với những dự án co khả năng sinh lãi cao và thời giai thu hồi ngắn. Ở nước ta, nguồn vốn này còn hạn chế.
Tóm lại, để phát triển kinh tế đất nước thì nhất thiết phải có vốn đầu tư. Nguồn vốn đầu tư bao gồm cả vốn trong nước và vốn nước ngoài. Trên cơ sở nghiên cứu nguồn vốn này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng những giải pháp cơ bản nhằm khai thác triệt để, kết hợp hài hòa và sử dụng thật hiệu quả mọi nguồn vốn ĐTPT.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển
Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư:
Xã hội luôn phải đối mặt với những mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu
ngày càng tăng của con người với sự hạn chế của các nguồn lực đáp ứng. Điều đó có nghĩa là tổng nhu cầu xã hội luôn cao hơn khả năng đáp ứng của NKT. Vì vậy, cần có những giải pháp sử dụng tối ưu các nguồn lực có giới hạn trong từng thời kỳ để tạo ra một khối lượng sản phẩm với cơ cấu và chủng loại hợp lý, nhằm thoải mãn tốt nhất nhu cầu xã hội, điều này thể hiện rõ nét trong lĩnh vực ĐTPT. Quá trình CNH-HĐH đất nước làm cho nhu cầu về ĐTXD ngày càng tăng và luôn vượt khả năng đầu tư của NKT. Trước thực tế đó, một vấn đề đặt ra là phải sử dụng sao cho có hiệu quả các nguồn vốn ĐTPT nhằm thoải mãn tối đa nhu cầu phát triển của toàn xã hội.
Hiệu quả NKT nói chung, hiệu quả sử dụng vốn ĐTPT nói riêng là một phạm trù kinh tế khách quan tồn tại do sự giới hạn của các nguồn lực. Yêu cầu sử dụng hiệu quả vốn ĐTPT càng trở nên bức thiết hơn trong điều kiện thiếu vốn, thiếu công nghệ diễn ra phổ biến ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
Theo các nhà kinh tế, “Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa các lợi ích thu được, bao gồm lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội với khối lượng vốn đầu tư bỏ ra”.
Lợi ích kinh tế của vốn đầu tư: biểu hiện mức độ hoàn thành các mục tiêu kinh tế đã đặt ra nhằm đem lại lợi ích cho người bỏ vốn cũng như thỏa mãn nhu cầu vật chất cảu xã hội. Do đó, nó thể hiện cụ thể thay đổi về khối lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm đồng thời biểu hiện sự thay đổi cán cân thương mại, mức lợi nhuận thu được và chi phí sản xuất bỏ ra.
Lợi ích xã hội của vốn đầu tư: thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu khác như: sự thay đổi về môi trường sống, điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo, văn hóa thể thao và các mục tiêu chính trị an ninh,
quốc phòng và bảo vệ sinh thái….
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở tầm vĩ mô, các nhà quản
lý, các nhà kinh tế thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
1.3.2.1 Các chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư (Hi): biểu diễn mối quan hệ so sánh
giữa mức tăng tổng sản phẩm quốc nội với vốn bỏ ra trong kỳ.
Hi =∆GDP/ I
Trong đó: Hi : hiệu xuất vốn đầu tư trong kỳ
∆GDP: mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ
I : vốn đầu tư trong kỳ
Hi phản ánh tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Nó cho biết một đồng bỏ vốn đầu tư bỏ ra trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng tổng sản phẩm quốc nội tăng lên trong kỳ. Tuy nhiên nhược điểm cơ bản của chỉ tiêu này là sự hạn chế về tính so sánh được giữa tử số và mẫu số do mối quan hệ trực tiếp giữa mức tăng tổng sản phẩm quốc nội và vốn đầu tư trong cùng thời kỳ là thiếu chặt chẽ. Vì vậy độ tin cậy nó không cao.
Để hạn chế nhược điểm này, khi tính toán người ta tính Hi bằng tỷ lệ giữa mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ với tổng số vốn đầu tư của kỳ trước.
Do đó ta có: Hi =∆GDPt / I(t-1)
- Hệ số gia tăng vốn – sản phẩm (ICOR): cho biết số vốn đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị tổng sản phẩm quốc nội tăng lên trong kỳ.
ICOR được xác định theo công thức:
k =∆K / ∆GDP
Trong đó: ∆K = Kt – K(t-1)
∆GDP là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ
Mặt khác, mục đích của đầu tư là tạo vốn sản xuất. Do đó, vốn sản xuất tăng thêm sẽ được tính bằng vốn ĐTPT trong kỳ. ta sẽ có: It = ∆K
Do vậy ICOR= I/ ∆GDP
Trong đó: ICOR : tỷ lệ vốn ĐTPT và ∆GDP trong cùng một thời kỳ
I: vốn ĐTPT bỏ ra trong kỳ nghiên cứu
∆GDP: mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ
Với ICOR không đổi có thể dẽ dàng xác định được tổng vốn đầu tư
Trong kỳ để đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội. ngược lại, với số vốn đầu tư dự kiến thực hiện có thể biết mức tăng GDP trong tương lai.
Từ công thức trên ta cũng suy ra:
ICOR = I/ GDP/g
Với g là tỷ lệ tăng trưởng, nghĩa là muốn GDP tăng lên 1% thì cần bao nhiêu phần trăm GDP dành cho đầu tư.
Hệ số ICOR đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ĐTPT và xây dựng các kế hoạch kinh tế cho từng thời kỳ phát triển. Tuy nhiên hệ số này cũng có nhiều hạn chế nhất định: thứ nhất, ICOR không tính đến độ trễ thời gian của vốn đầu tư. Thứ hai, chưa xét ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào khác như lao động, đất đai… và ảnh hưởng của các yếu tố ngoại ứng. Mặt khác, hệ số ICOR phụ thuộc nhiều vào cơ chế chính sách của từng quốc gia cũng như từng ngành, phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật và thay đổi theo quá trình tăng trưởng kinh tế của mỗi thời kỳ. Do đó, khi sử dụng ICOR để đánh giá hiệu quả đầu tư ở tầm vĩ mô cần lưu ý đến những đặc điểm quan trọng này.
-Hệ số huy động tài sản cố định (Hu): là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư quan trọng, nó phản ánh mối quan hệ giữa giá trị tài sản cố định hoàn thành và đưa vào sử dụng trong kỳ với tổng số vốn đầu tư trong kì
Hu =FA /I
Trong đó: Hu hệ số thực hiện vốn đầu tư
FA: giá trị tài sản cố định hoàn thành và đưa vào sử dụng trong kỳ
I : tổng số vốn đầu tư trong kỳ
Hệ số này cho biết: một đồng vốn đầu tư trong kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đồng giá trị tài sản cố định hoàn thành trong kỳ. Hu càng lớn thể hiện hiệu quả sử dụng hiệu quả vốn đầu tư càng cao.
-chuyển dịch cơ cấu kinh tế: được đánh giá thông qua tác động của việc sử dụng vốn đầu tư tới sự thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu giữa các ngành kinh tế theo yêu cầu của từng thời kỳ với định hướng và hiệu quả đầu tư
trong từng ngành.
-Chỉ tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu: đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng vốn đầu tư đến mức tăng giá trị xuất khẩu hang hóa mà các dự án đầu tư sản xuất ra.
- Chỉ tiêu tăng thu ngân sách: chỉ tiêu này sẽ đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đối với vấn đề tăng thu NSNN trên địa bàn.
1.3.2.2 Các chỉ tiêu xã hội
- Chỉ tiêu giải quyết việc làm cho người lao động: chỉ tiêu này nhằm đánh giá tác động của việc sử dụng vốn đầu tư đối với vấn đề thu hút thêm lao động và giảm thất nghiệp trong xã hội.
- Các chỉ tiêu xã hội khác: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đối với sự phát triển KTXH còn được đánh giá thông qua sự gia tăng năng lực phục vụ của kết cấu hạ tầng sẵn có và bổ sung năng lực phục vụ mới nhờ ĐTXD thêm cơ sở hạ tầng. Đồng thời, hiệu quả sử dụng vốn ĐTPT cũng được đánh giá thông qua việc thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân…
1.3.2.3 Các chỉ tiêu môi trường
Đó là các chỉ tiêu về tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ được thu gom chất thải, tỷ lệ che phủ rừng. Chỉ tiêu này nhằm đánh giá tac động của sử dụng vốn đầu tư đến các vấn đề về môi trường.
Trên đây là hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ỏ
cả tầm vĩ mô và vi mô. Tùy theo mục đích nghiên cứu, việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư sẽ được lựa chọn ở cấp độ phù hợp. Trong khuôn khổ báo cáo này, em chỉ nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô. Đó là cơ sở quan trọng để nghiên cứu và đề xuất ra các giải pháp thích hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển
Các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước:
Đây là nhóm nhân tố tác động rất mạnh mẽ tới hiệu quả sử dụng vốn
ĐTPT. Nó bao gồm nhiều chính sách định hướng phát triển như chính sách phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ,các chính sách đầu tư… và các chính sách điều tiết NKT như chính sách thuế, trợ cấp, lãi xuất, tỷ giá hối đoái…
Trong điều kiện NKT thị trường có sự điều tiết vĩ mô nhà nước, nếu có một hệ thống chính sách hợp lý, đồng bộ sát với thực tế là tiền đề thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư phù hợp, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất các hiện tượng tham ô, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Ngược lại, tính không đồng bộ, thiếu nhất quán cảu các chính sách sẽ gây cản trở rất lớn tới các quá trình đầu tư, vì vậy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đạt thấp là điều khó tránh khỏi.
Công tác tổ chức quản lý đầu tư và xây dựng:
Tổ chức quản lý ĐTXD là công việc phức tạp nhưng rất cần thiết.
Công việc này bao gồm nhiều nội dung quan trọng nhằm: (i) huy động tối đa và sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn vốn cho ĐTPT, chống mọi hành vi tham ô, lãng phí trong sử dụng vốn ĐTPT và khai thác các kết quả của đầu tư. (ii) thực hiện đúng quy định pháp luật và yêu cầu kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư, đảm bảo ĐTXD theo đúng quy hoạch và kế hoạch được duyệt, đảm bảo sự bền vững và mỹ quan. Áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng với chi phí hợp lý.
Đặc biệt, đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn của nhà nước thì việc tổ chức quản lý cần phải chặt chẽ và khoa học theo đúng trình tự, thủ tục ĐTXD. Hiện nay, nhà nước quy định trình tự ĐTXD thành văn bản mang tính pháp chế để các cơ quan, đơn vị, các tổ chức cá nhân liên quan đến quá trình đầu tư phải thi hành
Công tác tổ chức, quản lý ĐTXD bao gồm nhiều nội dung như: xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý quy hoạch, tiêu chuẩn và quy định về chất lượng công trình, kế hoạch hóa đầu tư, phân loại dự án đầu tư, công tác chuẩn bị đầu tư, đấu thầu xây dựng, quản lý thi công, kiểm tra giám sát công trình, thanh quyết toán vốn đầu tư.
Chất lượng của quá trình tổ chức quản lý ĐTXD ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn ĐTXD. Thực tế cho thấy những yếu kém và thiếu sót trong công tác quản lý ĐTXD là nguyên nhân chính dẫn đến thất thoát, lãng phí một khối lượng vốn ĐTPT lớn, để lại hậu quả nặng nề, khó khắc phục cho NKT. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng công tác quản lý ĐTXD phải được quan tâm thích đáng. Đây là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của mọi tổ chức và cá nhân liên quan tới các quá trình ĐTXD.
Chất lượng cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng, kỹ năng và trình độ chuyên môn của người lao động:
Trong NKT nói chung và hoạt động ĐTPT nói riêng, con người vừa đóng vai trò chủ thể, vừa là mục tiêu phát triển. với vai trò đó, con người đưa ra các chính sách, biện pháp ĐTPT đồng thời trực tiếp tham gia vào việc thực hiện các biện pháp đó nhằm đạt được mục tiêu của mình. Chính vì vậy, chất lượng của nguồn nhân lực và hoạt động ĐTPT có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại với nhau. Ở đây, nguồn nhân lực bao gồm cả đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động trực tiếp. Nếu có các nhà quản lý kinh tế, quản lý đầu tư giỏi, trình độ chuyên môn cao,người lao động trực tiếp có kỹ năng thành thục đồng thời có thái độ và tác phong làm việc tốt thì quá trình quản lý, thực hiện đầu tư cũng như vận hành khai thác kết quả đầu tư sẽ đem lại hiêuh quả cao và ngược lại. Mặt khác, để có được nguồn lực như vậy thì phải cần chú trọng công tác ĐTPT giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ.
Trên đây là những nhân tố cơ bản mang tính chủ quan tác động đến hiệu quả sử dụng VĐT. Nghiên cứu những nhân tố này, các nhà quản lý, chủ đầu tư sẽ có những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư một cách đồng bộ, phù hợp và khả thi.
Chương 2:
THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ Ở THANH HÓA
2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Thanh Hóa
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Thanh Hóa nằm ở cực Bắc Trung Bộ Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 150km về phía nam cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km. Thanh hóa nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và những tác động của các vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, Nam Bộ. Vị trí địa lý của tỉnh có những thuận lợi như sau:
- Đường sắt và quốc lộ 1A chạy qua vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Thanh Hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh và thành phố khác trong nước. Đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi trong nội tỉnh và các miền trong cả nước.
- Hệ thống sông ngòi của tỉnh Thanh Hóa phân bố khá đều với 4 hệ thống sông chính, 5 cửa lạch thông ra biển và cảng Lễ Môn. Đặc biệt, việc xây dựng cảng nước sâu Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 5 vạn DWT được xem như bước đột phá làm thay đổi các luồng vận tải hàng hóa xuất khẩu trong toàn quốc.
- Sân bay Sao Vàng có khả năng mở rộng kết hợp dịch vụ dân dụng và sân bay quốc tế đang được dự kiến mở thêm sát biển phục vụ cho khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch.
-Toàn bộ đặc điểm vị trí địa lý nêu trên trong bối cảnh phát triển dài hạn có tác động hết sức mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa trên các mặt sau:
- Tạo cơ hội và động lực quan trọng để phát triển trên cơ sở tạn dụng mạng lưới kết cấu hạ tầng phát triển, sự hỗ trợ về đào tạo và chuyển giao
công nghệ từ các thành phố lớn.
Tạo thuận lợi trong việc tiếp cận các thị trường tiêu thụ lớn, đặc biệt là thị trường tiêu thụ nông sản, thực phẩm, các sản phẩm công nghiệp…
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó, Thanh Hóa cũng phải đối mặt với thách thức lớn, đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các địa phương vốn có nền kinh tế phát triển hơn Đà Nẵng…
Với những đặc điểm đó, để có thể hội nhập nhanh trên cơ sở phát huy cao độ những giá trị truyền thống và tiềm năng sẵn có của tỉnh cùng với sự nỗ lực cao của toàn thể cán bộ và nhân dân trong tỉnh.
2.1.1.2. Khí hậu và thời tiết
Thanh Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt là mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
Chế độ nhiệt: Thanh hóa có chế độ nhiệt tương đối cao, nhiệt độ trung bình 23,7°C nhưng có sự khác biệt giữa các vùng. Vùng đồng bằng ven biển nhiệt độ cao hơn vùng núi từ 0,5-1,5°C. Tổng tích ôn cả năm khoảng 8600 - 8700°C ở vùng đồng bằng ven biển, giảm xuống còn 8000° và thấp hơn các vùng núi phía tây. Số giờ nắng cao, trung bình 1310 – 1460 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng cao nhất (tháng 6) là 225 giờ. Tháng có số giờ thấp nhất (tháng 12) là 46 giờ.
Chế độ gió: Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của 2 chế độ gió chính là gió mùa đông bắc và gió phơn tây nam. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa đông, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh, khô làm nhiệt độ giảm xuống từ 5 - 10°C so với nhiệt độ trung bình năm. Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hè ở vùng Bắc Trung Bộ. Gió phơn Tây Nam gây ra khí hậu khô, nóng và hanh, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Chế độ mưa: Lượng mưa ở Thanh Hóa khá lớn, trung bình năm từ 1590- 2080 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Mùa khô (từ tháng 11-4 năm sau) lượng mưa rất ít chỉ chiếm 15-20% lượng mưa cả năm, khô hạn nhất là tháng 1, lượng mưa chỉ chiếm 4-5mm/ tháng. Ngược lại mùa mưa (từ tháng 5-10) tập trung tới 80-85% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 8, có 15-19 ngày mưa với lượng mưa lên tới 440-677mm. Ngoài ra trong mùa này thường có giông bão, kèm theo mưa lớn trên diện rộng gây úng lụt.
Tóm lại, là một tỉnh có diện tích rộng, có đủ các dạng địa hình nên Thanh Hóa có khí hậu khá đa dạng và phân hóa mạnh theo không gian và thời gian. Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sang dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Song các yếu tố khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là hạn hán, bão lụt, gió nóng…ở đồng bằng ven biển phía Đông và lũ quét, lạnh giá và sương muối…ở vùng phía Tây cũng gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển chung nhất là sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.
2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Thanh hóa có diện tích tự nhiên 1.112.033 ha,, gồm 10 nhóm đất chính với 28 loại đất khác nhau. Theo số liệu thống kê năm 2007, diện tích đất sử dụng của Thanh Hóa là 958.513 ha, chiếm 85,19% diện tích tự nhiên, trong đó đất đã sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553,999 ha; đất nuôi trồng thủy sản 10.157 ha; đất chưa sử dụng 153.520 ha, chiếm 13,81% tổng diện tích đất tự nhiên, với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. Hiện nay, đất nông nghiệp chưa sử dụng còn nhiều. Đây là tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cải tạo đất và giống để tăng năng suất cây trồng. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên này là điều kiện quan trọng để Thanh Hóa phát huy được thế mạnh nông nghiệp, qua đó góp phần tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.
- Tài nguyên rừng: Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hang năm có thể khai thác 50.000- 60.000 m3. Rừng Thanh Hóa có nhiều loại gỗ quý hiếm như lát, sa mu, lim xanh, táu, sén, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ…Diện tích luồng, tre, nứa lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha, trữ lượng trên tỷ cây, riêng luồng là 60 triệu cây.
- Tài nguyên biển: Thanh hóa có 102 km bờ biển hình cánh cung, chạy dài từ cửa Đáy (tỉnh Ninh Bình) đến Đông Hồi (huyện Tĩnh Gia) và vùng lãnh hải rộng lớn diện tích 1,7 vạn km2, có trữ lượng khoảng 100.000-120,000 tấn hải sản, với nhiều loại hản sản có giá trị kinh tế cao. Dọc bờ biển có 7 cửa lạch lớn nhỏ, trong đó 5 cửa lạch chính là: lạch Sung, lạch Trường, lạch Bạng, lạch Hới và lạch Ghép, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông thủy, cho tàu đánh cá ra vào, là bến đậu, là nơi tụ điểm giao lưu kinh tế, đã và đang trở thành cụm điểm, nhữn trung tâm nghề cá của tỉnh. ở vùng cửa lạch là những bãi bồi bùn cát rộng hang ngàn ha để nuôi trồng hải sản, trồng cói, trồng cây chắn song và sản xuất muối. Diện tích nước mặn ở vùng biển đảo Mê, Biên Sơn có thể nuôi cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng chục ngàn ha nước mặn ven bờ để nuôi nhuyễn thể vỏ cứng ( ngao, sò)
Đây là sự ưu đãi lớn của tạo hóa giành Thanh Hóa, cần phát huy triệt để thế mạnh tự nhiên để phát triển kinh tế.
- Tài nguyên nước ngọt: Thanh Hóa có nguồn tài nguyên nước phong phú. Nguông nước mặt do bốn hệ thống sông chính (sông Mã, sông Bạng, sông Yên, sông Hoạt) tạo ra với tổng diện tích lưu vực là 39.756 km2, tổng lượng nước trung bình hàng năm 19,52tỷ m3. Nước ngầm ở Thanh Hóa cũng rất phong phú về trữ lượng và củng loại bởi có đầy đủ các loại đá trầm tích, biến chất, mác ma và phùn trào. Trữ lượng nước ngầm cấp khoảng 400.00m3/ngày. Nhìn chung, nguồn nước ngọt ở tỉnh Thanh Hóa dồi dào, cả tiềm năng nước mặt và nước ngầm, có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và đời sống nhân dân.
- Tài nguyên khoáng sản; Thanh hóa là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn, chất lượng tốt như đá vôi làm xi măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (85 triệu tấn), crôm (khoảng 21 triệu tấn), quặng sắt ( 2 triệu tấn), secpentin (15 triệu tấn), đôlômit (4,7 triệu tấn). Nguồn tài nguyên tự nhiên này là điều kiện rất tốt tạo nên sức hấp dẫn thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế.
2.1.2 Điều kiện xã hội
2.1.2.1 Dân số và nguồn nhân lực
a. Dân số
Năm 2007 dân số trung bình của tỉnh Thanh Hóa là 3,7 triệu người, chiếm xấp xỉ 34,6% dân số vùng Bắc Trung Bộ và 4,4% dân số cả nước. Mật độ dân số bình quân gần 332 người/km2. Gấp 1,6 lần mật độ dân số trung bình của vùng(207 người/km2) và 1,3 lần mật độ dân số của cả nước (255 người/km2).
Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2001-2005 là 1%/năm thấp hơn mức tăng trung bình của cả nước(1,37%) và cao hơn trung bình của Bắc Trung Bộ (1,01%). Những năm gần đây có xu hướng giảm dần năm 2007 là 0,76%, năm 2009 là 0,77% đạt mức phấn đấu < 1,0% năm 2010.
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của Thanh Hóa khá dồi dào. Dân số trong độ tuổi lao
động của tỉnh năm 2007 là 2.421,03 ngàn người, chiếm 65,5% tổng dân số,
số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 2.109 ngàn người, chiếm 89% lao động trong độ tuổi, trong đó phần lớn lao động nông lâm nghiệp, chiếm tới 66,9% tổng số lao động trong xã hội, lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 16% và khu vực dịch vụ chiếm 17%.
Về chất lượng nguồn nhân lực: những năm gần đây chất lượng được cải thiện rõ rệt, trình độ văn hóa ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp THCS và THPT ngày càng tăng, số lao động được đào tạo qua các năm từ 19,6% năm 2000 lên 27% năm 2005 và năm 2007 đạt 31,5%. Tuy nhiên hầu hết số lao động đã qua đào tạo tập trung các thành phố lớn và huyện lỵ.
Tóm lại, nguồn nhân lực của Thanh Hóa mặc dù đã được nâng cao đáng kể song nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu, số lao động chưa có việc làm còn chiếm tỷ lệ lớn… Với tình trạng như hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của tỉnh.
Dự báo dân số và nguồn nhân lực đến năm 2020.
Việc giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và kiểm soát được dân số là vấn đề rất quan trọng đối với Thanh Hóa cũng như cả nước. Trên cơ sở những kết quả trong công tác DS-KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe ban đầu đã đạt được thời gian qua, dự báo trong giai đoạn từ nay đến 2020 tỷ lệ tăng dân số khoảng 0,75% năm 2010; < 0,65% năm 2015 và khoảng 0,5% năm 2020. Như vậy, đến năm 2010 dân số của tỉnh sẽ đạt khoảng 3.781 ngàn người; năm 2015 là 3.902 ngàn người và năm 2020 sẽ là 4.100 ngàn người.
Cùng với sự tăng dân số, nguồn nhân lực của Thanh Hóa cũng sẽ tăng nhanh, dự báo năm 2010 là 2.556 ngàn người, năm 2015 là 2.800 ngàn người năm 2020 đạt 3.000 ngàn người, chiếm 74% dân số toàn tỉnh. Đây là nguồn lực rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong tương lai, song cũng là một sức ép lớn đối với tỉnh trong vấn đề
tạo thêm việc làm cho cả số lao động dôi ra hiện nay và lao động tăng thêm với số lượng lớn. Đồng thời phải có kế hoạch đào tạo nâng cao chất lượng lao động để đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh với tốc độ nhanh theo hướng CNH,HĐH.
2.1.3 Đánh giá tổng quan về những tiềm năng và khả năng phát huy những lợi thế so sánh vào phát triển các mục tiêu của phát triển của tỉnh.
2.1.3.1 Những mặt thuận lợi
(1) Quá trình đổi mới của đất nước đang tạo đà thuận lợi cho sự phát triển của cả nước nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Và là tỉnh được hưởng lợi từ những chính sách của cả 2 nghị quyết 37/NQ-TW và 39/NQ-TW của Bộ Chính Trị, Thanh Hoá có điều kiện thu hút nguồn hỗ trợ đầu tư lớn ở trương ương để phát triển cơ cấu hạ tầng, sắp xếp dân cư, tổ chức lại sản xuất trên địa bàn.
(2) Diện tích tự nhiên rộng, địa bàn đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó có một số loại có tiềm năng lớn như đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và tài nguyên khoáng sản, du lịch… là những nguồn lực quan trọng để phát triển đa dạng các ngành nghề, hình thành nền kinh tế tổng hợp. Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa còn nằm ở vị trí thuận lợi là điểm nối giữa vùng Bắc Bộ và Nam Trung Bộ và Nam Bộ, đồng thời là cửa ngõ ra biển chủ yếu của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và các tỉnh Lào, và có một số cửa khẩu với Lào. Tạo đà cho giao thương, đối ngoại và dịch vụ quốc tế.
(3) Phương hướng phát triển kinh tế xã hội miền tây Thanh Hóa và phía tây đường Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt, đặc biệt hình thành khu kinh tế Nghi Sơn với nhiều công trình kinh tế lớn của quốc gia và những chính sách ưu đãi sẽ là “cú hích” lớn để Thanh Hóa thu hút mạnh vốn đầu tư, tạo bước đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
(4) Những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh phát triển khả quan, đạt tốc độ tăng trưởng cao và có xu hướng tăng dần vào những năm cuối kỳ, các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự xã hội… tạo đà cho sự phát triển nhanh hơn trong các giai đọa tiếp theo.
(5) Nguồn nhân lực dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi… cũng là một lợi thế để tiếp cận nhanh với khoa học và công nghệ hiện đại và tri thức mới cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong tương lai.
2.1.3.2 Những mặt khó khăn và thách thức
(1) Địa bàn rộng, trong đó 2/3 là đồi ._.i năm giải quyết việc làm cho khoảng 5 vạn lao động. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 4,53% năm 2007 xuống 4,0% năm 2010 và dưới 3% năm 2020; giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn từ 7,5% năm 2007 xuống 6,5% năm 2010, khoảng 5% năm 2015 và dưới 3,5% năm 2020.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 3 -5%.
- Hoàn thiện mạng lưới y tế từ tỉnh đến xã, bản. Năm 2010 đạt 85% số trạm xá xã có bác sỹ, đạt 100% trước năm 2015; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn khoảng 25% vào năm 2010 khoảng 18-20% vào năm 2015 và dưới 10% vào năm 2020.
- Đến năm 2010 toàn bộ các tuyến đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được cả 2 mùa, trong đó khoảng 70% số đường được rải nhựa hoặc bê tong; 100% số xã có điện; 100% dân số được nghe đài phát thanh, 95% dân số được xem truyền hình. Năm 2015 toàn bộ hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông, 100% dân số được xem truyền hình.
3.2.2.3 Mục tiêu bảo vệ môi trường
- Nâng tỷ lệ che phủ của rừng từ 43% hiện nay lên 49% vào năm 2010 53-54% năm 2015 và trên 60% vào năm 2020 khoảng 53-54%năm 2015 và trên 60% vào năm 2020, đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn và đóng góp lớn vào nền kinh tế. Bảo vệ môi trường nước ngầm, nước mặt, vùng biển và ven biển.
- Đến năm 2010 cơ bản các đô thị trong tỉnh có công trình thu gom và xử lý chất thải tập trung; 100% số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường, hơn 80% vào năm 2015 và đạt 90% trước năm 2020.
- Năm 2010 có khoảng 95% số hộ ở đô thị được cấp nước sạch và 90% số hộ ở nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh; đến năm 2015 toàn bộ 100% số hộ trong tỉnh được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh.
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ĐTPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020:
Tỉnh Thanh Hóa là một tỉnh có rất nhiều tiềm năng phát triển song cho đến nay tỉnh vẫn chưa tận dụng đến tối đa thế mạnh của mình. Một trong những nguyên nhân chính là do nguồn vốn để tiến hành ĐTPT trên địa bàn tỉnh còn hạn hẹp, thêm vào đó là việc sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, góp phần hoàn thành tốt các mục tiêu phát triển KTXH đến năm 2020 của tỉnh đề ra.
3.3.1 Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển KTXH:
Như đã đề cập ở chương 2, một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên lãng phí, thất thoát lớn về vốn ĐTPT ở tỉnh Thanh Hóa là do sự hạn chế buông lỏng trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, cần phải xây dựng những giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh.
Về việc xây dựng quy hoạch:
Quy hoạch phát triển tổng thể tỉnh Thanh Hóa phải được xây dựng nên những luận cứ khoa học, các điều kiện thực tế phù hợp với tiềm năng, lợi thế phát triển tỉnh đồng thời đảm bảo thống nhất giữa phát triển trước với phát triển lâu dài và phù hợp với quy hoạch phát triển chung của toàn cùng Bắc Trung Bộ cũng như của NKT đất nước. Vì vậy, cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác khảo sát phục vụ xây dựng quy hoạch. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý quy hoạch, kế hoạch và đầu tư, tài chính ngân hàng để đảm bảo ăn khớp giữa quy hoạch không gian lãnh thổ với quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh, đồng thời cân đối được các nguồn lực phục vụ việc thực hiện quy hoạch đã vạch ra.
Trước mắt, tỉnh Thanh Hóa cần tiến hành nghiên cứu và xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, quy hoạch lại các khu công nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch phát triển các ngành chủ lực.
Về việc thực hiện quy hoạch:
Quy hoạch chỉ được thực hiện thành công nếu có sự ảnh hưởng của nhân dân. Vì vậy, cần phổ biến và vận động nhân dân tham gia thực hiện quy hoạch, bằng cách tổ chức giới thiệu về mục đích, nội dung quy hoạch, công khai cho dân biết các khu vực quy hoạch giao thông, công nghiệp, cảng…, đặc biệt là các nội dung quy hoạch liên quan đến sử dụng đất đai, vì đây là vấn đề nhạy cảm, công khai rộng rãi trong nhân dân trong các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ được ưu tiên khuyến kích phát triển…
Trong quá trình thực hiện quy hoạch sẽ có nhiều vấn đề mới nẩy sinh mà bản than quy hoạch không thể lường hết được. Hơn nữa, bản quy hoạch tổng thể không thể bao quát hết mọi chi tiết của vấn đề. Do vậy, cần phải thường xuyên tổ chức điều tra, đánh giá, cập nhật, bổ sung và chi tiết hóa quy hoạch… phù hợp với những diễn biến tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch.
Sau khi được phê duyệt, quy hoạch phải trở thành văn kiện có tính chất pháp lý làm cơ sở cho các hoạt động phát triển trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo triển khai, tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch. Các cấp ủy Đảng thông qua hệ thống của mình cần phải có đủ thông tin để kịp thời phát hiện vấn đề và có ý kiến chỉ đạo. Hội đồng nhân dân các cấp đại diện cho nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát thực hiệ quy hoạch.
3.3.2 Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới chính sách chuyển dịch cơ cấu đầu tư chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư phát triển:
3.3.2.1 Chính sách chuyển dịch cơ cấu đầu tư:
Chính sách chuyển dịch cơ cấu đầu tư phải dựa trên những điều kiện cụ thể của địa phương, tình hình trên thị trường và cần được thực hiện trong từng ngành trong từng thời kỳ cụ thể. Tỉnh Thanh Hóa đã xác định
Giai đoạn 2010-2020 giai đoạn cần chuyển sang đầu tư mạnh mẽ cho các ngành dịch vụ và phát triển các ngành công nghiệp mới. với tổng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp xây dựng là 442.576 tỷ đồng chiếm 62% so với tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Cần giảm dần đầu tư vào các ngành công nghiệp mà năng lực sản xuất đã tới hạn và yêu cầu đặt ra cho tỉnh về một cơ cấu hiện đại.
Ngoại trừ ngành công nghiệp chế biến cần phải tiếp tục đầu tư nhiều, mức đầu tư vào các ngành công nghiệp còn lại giảm bớt, nhất là công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản.
Đối với các ngành dịch vụ, bên cạnh việc tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào các dịch vụ then chốt cần chú ý đến các dịch vụ góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân và mang lại giá trị gia tăng cao như: y tế, vui chơi giải trí, các dịch vụ phục vụ cồng đồng.
Đầu tư vào thương mại và du lịch trong giai đoạn này cần chú trọng hơn vào điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông nối Thanh Hóa với Hà Nội và các tỉnh lân cận đặc biệt là các huyện trong tỉnh với nhau.
3.3.2.2 Chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư.
Để đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư như trên cần có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực và đồng bộ, trong đó tấp trung vào các giải pháp chủ yếu như sau:
a, Các giải pháp chung
-Xác định các công trình, các địa bàn ưu tiên và quy mô ưu tiên để gọi vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh vào phát triển sản xuất kinh doanh. Tổ chức điều tra các nguồn vốn có khả năng huy động trong tỉnh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
-Xây dựng và thực hiện quỹ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là đối với các vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Sử dụng quỹ đất hợp lý để tạo vốn xây dựng các công trình hạ tầng đô thị.
-Nâng cao chất lượng và đổi mới các hoạt động tài chính ngân hành trên địa bàn. Tạo các cơ chế phù hợp để mở rộng hình thức tự bổ sung vốn của các doanh nghiệp và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và nguồn vốn nước ngoài. Khuyến khích các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước đặc biệt là các tập đoàn tài chính lớn tầm cỡ khu vực và quốc tế mở chi nhánh và văn phòng đại diện trên địa bàn trên tỉnh. Từng bước hình thành thị trường vốn trên địa bàn, đơn giản hóa các thủ tục cấp phát nhằm cải thiện môi trường vốn trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát vốn đối với các doanh nghiệp, phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ đầu tư.
-Tăng cường việc huy động các hình thức lao động nghĩa vụ (theo luật định) để xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục…
-Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các thế mạnh địa phương, quảng bá vị trí, vai trò và khả năng thu hút đầu tư vào các khu kinh tế động lực, các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch trọng điểm… có chính sách khuyến khích (cho thêu các lô đất tốt, hỗ trợ vốn…) đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng cho các KCN, khu kinh tế.
b. Các giải pháp cụ thể
* Giải pháp huy động vốn ngân sách nhà nước
Thanh Hóa là một tỉnh nghèo, chưa có tích lũy nên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được coi là nguồn chủ yếu. Để đảm bảo nguồn vốn này, một mặt Nhà nước cần quan tâm dành cho nguồn vốn ngân sách và tín dụng ưu đãi để hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong tỉnh, mặt khác tỉnh cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển để tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ của nền kinh tế.
Phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành TW trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW và nghị quyết 39-NĐ/TW của Bộ chính trị, đồng thời triển khai các công trình, dự án của bộ ngành đang thực hiện trên địa bàn tỉnh đúng tiến độ. Tăng cường phối hợp giữa các bộ ngành ngay tư khâu xây dựng quy hoạch và kế hoạch, đảm bảo các chương trình, dự án trọng điểm của tỉnh, nhất là các dự án lớn về giao thông, thủy lợi quốc phòng an ninh… được thể hiện đầy đủ trong quy hoạch, kế hoạch phát triển của bộ ngành chủ quản nhằm đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Đề nghị các bộ ngành ưu tiên trong kế hoạch đầu tư đối với các địa bàn khó khăn của tỉnh.
* Giải pháp huy động vốn từ các doanh nghiệp và từ nhân dân
Hiện nay do nền kinh tế của Thanh Hóa chưa phát triển nền nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh còn ít. Nhưng thời gian tới, nguồn vốn này sẽ tăng nhanh trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh và giữ vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Để huy động nguồn vốn này cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư, tăng cường liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài tỉnh, đồng thời có các biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Đề nghị trung ương ban hành các chính sách ưu đãi đối với tỉnh thuộc phạm vi Nghị quyết 37 TW và nghị quyết 39 TW của bộ chính trị như: miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn giảm thuế xuất nhập khẩu, giảm tiền thuê đất… đối với mọi tổ chức cá nhân trong tỉnh, trong nước và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BT và các hình thức khác để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp.
Khuyến khích đầu tư khu vực dân cư và tư nhân, đặc biệt vào các dự án phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển kinh tế trang trại, làng nghề, phát triển du lịch, dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn…
Tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn chính sách xã hội hóa trong một số lĩnh vực theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước để huy động tốt nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế.
* Giải pháp huy động vốn nước ngoài và nguồn vốn khác
Phần còn lại của nhu cầu vốn đầu tư sẽ được cân đối từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài (gồm 2 nguồn chính là vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) và vốn đầu tư từ các địa phương khác. Nguồn vốn này có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó không chỉ tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển trên địa bàn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và mở rộng thị trường. Mặc dù thời gian qua việc thu hút các nguồn vốn đầu tư này, nhất là vốn đầu tư nước ngoài trong tỉnh còn hạn chế, song những năm tới khả năng thu hút vốn nước ngoài và các doanh nghiệp lớn trong cả nước là rất lớn, nhất là việc xây dựng các dự án lớn trong khu kinh tế Nghi Sơn. Để có thể huy động tốt nguồn vốn này, cần thực hiện các giải pháp sau:
-Tạo mọi điều kiện thuận lợi và thông thoáng (chính sách sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng cải cách thủ tục hành chính…) để thu hút các nhà đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
-Tăng cường hơn nữa công tác quảng cáo, giới thiệu ra nước ngoài về các tiềm năng thế mạnh của tỉnh.
-Xây dựng các dự án có căn cứ để tranh thủ các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế như chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình nước sạch nông thôn, môi trường y tế.
-Kết hợp nhiều hình thức liên doanh, liên kết trong đó có cả hình thức 100% vốn nước ngoài. Tỉnh cần chuẩn bị năng lực nội tại để đón nhận, lựa chọn và tham gia bình đẳng trong quan hệ hợp tác, đầu tư với bên nước ngoài.
3.3.3 Đổi mới công tác quản lý đầu tư
3.3.3.1 Đổi mới khâu lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư
Để đảm bảo quá trình đầu tư phát triển KTXH của tỉnh Thanh Hóa đem lại hiệu quả cao cần làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư. Trong đó, chất lượng dự án đầu tư là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng quyết định tới tất cả mọi mặt: chất lượng, chi phí và tiến độ thực hiện của toàn bộ quá trình đầu tư. Đây là một trong những khâu tác động lớn nhất tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT. Mọi quyết định sai lầm dẫn đến thiệt hại về tiên, thời gian của chủ đầu tư và của xã hội chủ yếu xuất phát từ những yếu kém trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án. Như thực trạng đã trình bày, tỉnh đã gặp những sai phạm trong khâu này. Do vậy cầ kiên quyết thực hiện những biện pháp khắc phục. Cụ thể:
Đối với khâu lập dự án đầu tư: Cần xác định một cách khách quan, có căn cứ khoa học, căn cứ thực tiễn về sự cần thiết phải đầu tư. Phối hợp quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành và lãnh thổ. Mỗi ngành và đơn vị cần thực hiện tiêu chí cụ thể để đánh giá sự cần thiết phải đầu tư, quy mô và hình thức đầu tư nhằm xác định thứ tự ưu tiên cho từng dự án.
Trong công tác thẩm định, và phê duyệt dự án: Chỉ quyết định triển khai dự án khi có quy hoạch nhằm tránh đầu tư tràn lan, theo phong trào.
Quy mô tổ chức thẩm định phải độc lập, về tổ chức, kinh tế với cơ quan chủ đầu tư và bổ sung các quy định về chế độ trách nhiệm của cơ quan thẩm định.
Bổ sung sửa đổi để ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc biệt là chế độ trách nhiệm của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư
Nghiên cứu bổ sung sửa đổi các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng theo cơ chế công khai, minh bạch, giá thị trường.
3.3.3.2 Đổi mới khâu thanh toán vốn đầu tư:
Hiện nay, do thủ tục hành chính còn rườm rà nên việc cho vay và thanh toán vốn đầu tư thường diễn ra chậm chạp và nhiều kẽ hở. Điều này đã gây khó khăn cho việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Vì vậy trong thời gian tới cần kiên quyết xử lý nghiêm các hiện tượng còn tồn tại trong quá trình thanh toán vốn đầu tư, quy định rõ trách nhiệm của người thanh toán và đề nghị thanh toán.
3.3.3.3 Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình ĐTPT:
Thứ nhất, xây dựng hệ thống thông tin báo cáo về tình hình thực hiện ĐTPT một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện ĐTPT. Công khai hóa các thông tin về tình hình phân bổ và sử dụng vốn đầu tư ở các cấp, các ngành về kế hoạch, dự toán, quyết toán của từng công trình, dự án từng cơ sở và trên phạm vi toàn tỉnh.
Thứ hai, xây dựng quy trình kiểm tra giám sát toàn bộ qua trình bỏ vốn đầu tư, cần phải giám sát cả trước khi bổ vốn, trong khi bổ vốn và sau khi bỏ vốn.
Thứ ba, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ kiểm tra giám sát của cơ quan như cơ quan chủ quản, cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán để tránh chồng chéo gây khó khăn cho các nhà đầu tư.
3.3.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân, trong thời gian tới Thanh Hóa cần thực hiện các biện pháp:
Khuyến kích đội ngũ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi ở địa phương.
Thu hút chuyên gia giỏi, lao động trình độ cao từ bên ngoài, đặc biệt vào những lĩnh vực ưu tiên còn quá mỏng. Có thể thực hiện thuê chuyên gia bên ngoài đối với một số công việc cụ thể (ví dụ như thuê lập luận chứng khả thi công trình, nghiên cứu nâng cao chất lượng một số sản phẩm…)
Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo (trường hướng nghiệp, dạy nghề, các lớp đào tạo ngắn hạn, kèm cặp tại nơi làm việc, xuất khẩu lao động ra nước ngoài và các địa phương bên ngoài nhằm thu nhận kinh nghiệm sản xuất-kinh doanh tiên tiến hơn…)
Mạnh dạn cử cán bộ trẻ đi đào tạo, tu nghiệp ở nước ngoài, tham gia các lớp bồi dưỡng. Tổ chức các hội thảo, báo cáo các chuyên đề nhằm nâng cao tri thức cho cán bộ, viên chức.
Đối với lao động trẻ hoạc học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, tỉnh nên có những chính sách gửi đi đào tạo các trường trong nước, sau đó trở về làm việc cho tỉnh. Có chính sách hỗ trợ cho sinh viên người Thanh Hóa đang học ở các trường đại học và dạy nghề, có ý định về quê làm việc.
Sẵn sàng tiếp nhận và tạo điều kiện để các cán bộ giỏi, người Thanh Hóa đang công tác ở các nơi trở về quê hương làm việc.
Đối với đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật:
Hệ thống đào tạo do Nhà nước quản lý hướng vào đào tạo cơ bản, tập trung, dài hạn theo hệ chuẩn
Tạo điều kiện cho tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mở rộng phương thức đào tạo ngắn hạn, không tập trung để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của các ngành, các đơn vị kinh tế của người lao động.
Mở rộng hợp tác quốc tế để đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công nhân kỹ thuật từ các nguồn tài trợ, các dự án của tổ chức quốc tế, các công ty nước ngoài, mời chuyên gia sang đào tạo… để nhanh chóng nâng cao trình độ, tay nghề của lao động.
Đào tạo lao động quản lý:
Thứ nhất, thường xuyên bồi dưỡng hướng nghiệp, những tri thức mới có tính chất liên ngành, để ngoài việc am hiểu về nghiệp vụ điều hành, chỉ đạo các đơn vị kinh tế ở các cơ sở cần có sự hiểu biết sâu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để có thể tham mưu cho tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc ra quyết định điều hành.
Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ hành chính đủ sức thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu mới của quá trình đổi mới kinh tế, đội ngũ cán bộ, viên chức Nhà nước phải nâng cao chất lượng trên cơ sở được tiêu chuẩn hóa. Đặc biệt là lực lượng cán bộ quản lý kinh tế có chức năng tham mưu giúp lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định và giám sát thực hiện, lực lượng cán bộ này phải trang bị đầy đủ kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực hành về quản lý kinh tế nhà nước. Để hình thành đội ngũ này cần: đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng áp dụng nhiều hơn phương pháp giảng dạy tình huống; đổi mới công tác tuyển chọn và đề bạt cán bộ, viên chức theo hướng dựa nhiều vào các tiêu thức trình độ, năng lực và công trạng.
Đào tạo đội ngũ cán bộ các doanh nghiệp:
Đây là lĩnh vực đào tạo mới, đang có như cầu cao và tăng nhanh. Đối tượng của đào tạo này bao gồm: (i) Lãnh đạo và cán bộ quản lý của công ty lớn và những đơn vị cấp dưới của họ (như quản đốc, trưởng các phòng, ban, giám đốc chi nhánh…). Về thực chất đây là đào tạo các nhà kinh doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường; (ii) chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là tầng lớp mới xuất hiện ở nước ta do kết quả của chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần. Họ là những người trở nên giàu có, mặc dù có kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh, nhưng còn thiếu nhiều kiến thức về quản lý kinh tế. Họ cần được đào tạo thêm về pháp luật, khoa học quản lý, những kiến thức cơ bản về công nghệ, thông tin và thị trường…(iii) các chủ hộ gia đình đây là tầng lớp dân cư có số lượng lớn gồm các hộ nông dân, thợ thủ công…và là những doanh nghiệp tiềm năng. Nội dung đào tạo của nhóm này rất đa dạng, từ việc chuyển giao công nghệ, phổ biến kinh nghiệm đến những thông tin về thị trường.
Như vậy, trên những cơ sở lý luận đã đưa ra ở chương 1 và những đánh giá thực trạng sử dụng vốn ĐTPT của Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009 ở chương 2, đồng thời căn cứ vào định hướng và mục tiêu phát triển đến năn 2020 của tỉnh, nội dung chương 3 tập trung đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhà nước, của các cấp, các ngành và của chủ đầu tư. Đây là một đòi hỏi khách quan của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, là một biện pháp tích cực nhất để giải pháp đúng đắn mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế ở tốc độ cao với khả năng tích lũy có hạn của nền kinh tế.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư sẽ góp phần làm tăng cường tái sản xuất mở rộng với quy mô ngày càng lớn. Nếu hiệu quả sử dụng vốn đạt cao nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngược lại nó sẽ ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế hiện tại và thậm chí làm tăng gánh nặng cho cả thế hệ mai sau. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả đầu tư là việc làm cần thiết giúp cho các nhà hoạt động chiến lược phát triển kinh tế xã hội, nhà quản lý, các nhà đầu tư ra quyết định chuẩn xác về đầu tư phát triển trong tầng thời kỳ đem lại hiệu quả xã hội cao nhất.
Đối với Thanh Hóa, hoạt động đầu tư phát triển trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực song hiệu quả vẫn chưa cao. Cho đến nay thu nhập của tỉnh vẫn thấp hơn so với trung bình của cả nước, các vấn đề xã hội vẫn đang còn nhiều khó khăn, kinh tế tăng trưởng khá nhưng chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Trong khi đó Thanh Hóa được coi là tỉnh có nhiều tiềm năng. Do vậy thời gian tới tỉnh cần tiết cực thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm giải quyết từng vấn đề trên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình kinh tế phát triển trường đại học kinh tế quốc dân năm 2005.
Giáo trình kinh tế đầu tư trường đại học kinh tế quốc dân.
Báo cáo phát triển kinh tế xã hội từ năm 2005-2009 của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của tỉnh Thanh Hóa.
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn từ năm 2005-2010 của Tỉnh Thanh Hóa.
Thời báo kinh tế Việt Nam.
Một số trang Web.
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT TÊN
1 CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
3 ĐTPT Đầu tư phát triển
4 ĐTXD Đầu tư xây dựng
5 FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
6 GDP Tổng sản phẩm xã hội
7 KTXH Kinh tế xã hội
8 NKT Nền kinh tế
9 NSNN Ngân sách nhà nước
10 ODA Vỗn hỗ trợ phát triển chính thức
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Cơ cấu đầu tư và cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2000 – 2007(%)
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009
Bảng 2.2. Cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2009.
Bảng 2.3: Vốn ĐTPT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009
Bảng 2.4: Tốc độ tăng vốn ĐTPT của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009
Bảng 2.5 Vốn ĐTPT so với GDP tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009
Bảng 2.6: Vốn ĐTPT trong nước và nước ngoài
Bảng 2.7 Cơ cấu vốn ĐTPT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009
Bảng 2.8 Vốn đầu tư nước ngoài tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.9 Hiệu quả sử dụng vốn ĐTPT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009
Bảng 2.10 Cơ cấu kinh tế đạt được chỉ tiêu kế hoạch cơ cấu kinh tế năm 2006-2009
Bảng 2.11. Giá trị xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2005-2009 Bảng 2.12. Bảng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009.
Bảng 2.13 Số lao động tăng thêm và tỷ lệ thất nghiệp năm 2005-2009
Bảng 2.14 Bảng tỷ lệ hộ nghèo và thu nhập bình quân đầu người hàng năm
Bảng 2.15 Các chỉ tiêu về môi trường
Bảng 3.1 Dự báo vốn đầu tư phát triển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2020.
Biểu 1.1 Biểu cơ cấu vốn đầu tư Việt Nam 2000-2007
Biểu 2.1: Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005 - 2009Biểu 2.2: Nguồn vốn trong nước và ngoài nước của tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2005 - 2009
Biểu 2.3: Chỉ số Hi hàng năm
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT TÊN
1 CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
3 ĐTPT Đầu tư phát triển
4 ĐTXD Đầu tư xây dựng
5 FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
6 GDP Tổng sản phẩm xã hội
7 KTXH Kinh tế xã hội
8 NKT Nền kinh tế
9 NSNN Ngân sách nhà nước
10 ODA Vỗn hỗ trợ phát triển chính thức
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Cơ cấu đầu tư và cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2000 – 2007(%)
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009
Bảng 2.2. Cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2009.
Bảng 2.3: Vốn ĐTPT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009
Bảng 2.4: Tốc độ tăng vốn ĐTPT của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009
Bảng 2.5 Vốn ĐTPT so với GDP tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009
Bảng 2.6: Vốn ĐTPT trong nước và nước ngoài
Bảng 2.7 Cơ cấu vốn ĐTPT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009
Bảng 2.8 Vốn đầu tư nước ngoài tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.9 Hiệu quả sử dụng vốn ĐTPT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009
Bảng 2.10 Cơ cấu kinh tế đạt được chỉ tiêu kế hoạch cơ cấu kinh tế năm 2006-2009
Bảng 2.11. Giá trị xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2005-2009 Bảng 2.12. Bảng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009.
Bảng 2.13 Số lao động tăng thêm và tỷ lệ thất nghiệp năm 2005-2009
Bảng 2.14 Bảng tỷ lệ hộ nghèo và thu nhập bình quân đầu người hàng năm
Bảng 2.15 Các chỉ tiêu về môi trường
Bảng 3.1 Dự báo vốn đầu tư phát triển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2020.
Biểu 1.1 Biểu cơ cấu vốn đầu tư Việt Nam 2000-2007
Biểu 2.1: Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005 - 2009Biểu 2.2: Nguồn vốn trong nước và ngoài nước của tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2005 - 2009
Biểu 2.3: Chỉ số Hi hàng năm
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 3
1.1 Khái niệm, vai trò và đặc trưng của đầu tư phát triển 3
1.1.1 Khái niệm về đầu tư phát triển: 3
1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của đầu tư phát triển 3
1.1.3 Vai trò đầu tư phát triển trong nền kinh tế xã hội: 5
1.1.3.1 Vai trò của đầu tư phát triển tới tăng trưởng kinh tế. 5
1.1.3.2 ĐTPT tác động đến chuyển dịch kinh tế. 7
1.1.3.3 Vai trò của ĐTPT đến cải thiện các chỉ tiêu xã hội. 11
1.2 Khái niệm và nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển: 11
1.2.1 Khái niệm vốn đầu tư phát triển: 11
1.2.2 Nguồn vốn đầu tư phát triển 14
1.2.2.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước: 14
1.2.2.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: 16
1.3 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển 18
1.3.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư: 18
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển 18
1.3.2.1 Các chỉ tiêu tài chính 18
1.3.2.2 Các chỉ tiêu xã hội 20
1.3.2.3 Các chỉ tiêu môi trường 21
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển 21
1.3.3.1 Các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước: 21
1.3.3.3 Chất lượng cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng, kỹ năng và trình độ chuyên môn của người lao động: 22
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ Ở THANH HÓA 23
2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Thanh Hóa 23
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 23
2.1.1.1 Vị trí địa lý 23
2.1.1.2. Khí hậu và thời tiết 24
2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 25
2.1.2 Điều kiện xã hội 26
2.1.2.1 Dân số và nguồn nhân lực 26
2.1.3 Đánh giá tổng quan về những tiềm năng và khả năng phát huy những lợi thế so sánh vào phát triển các mục tiêu của phát triển của tỉnh. 27
2.1.3.1 Những mặt thuận lợi 27
2.1.3.2 Những mặt khó khăn và thách thức 28
2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005 đến nay. 29
2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế 29
2.2.1.1 Tăng trưởng và quy mô kinh tế 29
2.2.1.2 Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu 30
2.2.2 Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hội 32
2.2.2.1 Giáo dục và đào tạo 32
2.2.2.2 Khoa học công nghệ và môi trường 32
2.2.2.3 Y tế và chăm sóc sức khỏe 33
2.2.2.4 Văn hóa, thông tin thể dục thể thao 33
2.2.2.5 Công tác xóa đói giảm nghèo 34
2.3 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển ở Thanh Hóa giai đoạn 2005 đến năm 2009. 34
2.3.1 Các nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển ở tỉnh Thanh Hóa 34
2.3.1.1 Xác định vốn 34
2.3.1.2 Cơ cấu vốn ĐTPT của tỉnh Thanh Hóa 37
2.3.2. Tình hình thực hiện vốn ĐTPT trên toàn tỉnh: 40
2.3.2.1 Nguồn vốn đầu tư phân theo các ngành kinh tế: 40
3.2.2.2 Vốn đầu tư phân bố theo vùng địa lý 41
2.3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ĐTPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009: 42
2.3.3.1 Các chỉ tiêu về kinh tế 42
2.3.3.2 Các chỉ tiêu xã hội 47
2.3.3.3 Các chỉ tiêu về môi trường 49
2.3.4 Những hạn chế trong sử dụng vốn ĐTPT của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2009 và nguyên nhân gây ra những hạn chế. 50
2.3.4.1 Những hạn chế trong sử dụng vốn ĐTPT 50
2.3.4.2. Những nguyên nhân chủ yếu. 51
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở THANH HÓA 54
3.1 Định hướng và mục đích phát triển của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 54
3.1.1. Định hướng phát triển của tỉnh 54
3.1.2 Mục tiêu phát triển 55
3.2 Nhu cầu đáp ứng vốn đầu tư phát triển và định hướng sử dụng vốn đầu tư của tỉnh đến năm 2020 55
3.2.1 Nhu cầu vốn đầu tư phát triển 55
3.2.2. Định hướng sử dụng vốn đầu tư phát triển 56
3.2.2.1 Mục tiêu kinh tế 57
3.2.2.2 Mục tiêu xã hội 58
3.2.2.3 Mục tiêu bảo vệ môi trường 59
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ĐTPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020: 59
3.3.1 Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển KTXH: 59
3.3.2 Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới chính sách chuyển dịch cơ cấu đầu tư chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư phát triển: 60
3.3.2.1 Chính sách chuyển dịch cơ cấu đầu tư: 60
3.3.2.2 Chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư. 61
3.3.3 Đổi mới công tác quản lý đầu tư 64
3.3.3.1 Đổi mới khâu lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư 64
3.3.3.2 Đổi mới khâu thanh toán vốn đầu tư: 64
3.3.3.3 Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình ĐTPT: 65
3.3.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 65
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26062.doc