Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu

Tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu: ... Ebook Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng và là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì vốn nói riêng và tài chính nói chung, vốn là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh của Công ty và là điều kiện kiên quyết để doanh nghiệp khẳng định sự tồn tại và phát triển của mình. Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đang bước vào nền kinh tế thị trường với những thành tựu đáng kể và đang có những bước đột phá mạnh mẽ. Cơ chế kinh tế mới đem lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới đồng thời cũng tạo cho các doanh nghiệp nhiều thách thức trong môi trường cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Để tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tìm kiếm các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài chính của mỗi doanh nghiệp. Nó giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn ở trạng thái ổn định và lành mạnh. Đây cũng là một vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, lãnh đạo doanh nghiệp và những người làm công tác kế toán tài chính. Xuất phát từ quan điểm trên đồng thời qua nghiên cứu tình hình sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu, em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu”. Với khả năng có hạn, em hy vọng rằng bài viết này mình có thể chỉ ra được những tồn tại trong Công ty, trên cơ sở đó nhằm đưa ra những ý kiến, kiến nghị góp phần nâng cao hơn nữa về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty. Luận văn được chia thành 3 chương: Chương I: Tổng quan về Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu. Chương II: Thực trạng sử dụng vốn của Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu. Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoài Dung, khoa Quản Trị Kinh Doanh đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài này. Và em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cùng các cô, chú và các anh, chị công tác tại Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu, đặc biệt là các cô, chú, và các anh, chị phòng Tài chính - Kế toán của Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện bài viết này. Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TRUNG HIẾU I. THÔNG TIN VỀ CÔNG TY 1. Tên gọi Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TRUNG HIẾU Giấy phép kinh doanh số: 0103001652_CTCP Tên giao dịch quốc tế : TRUNG HIEU GENERAL TRADING JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: TH.,JSC 2. Địa chỉ giao dịch Trụ sở đóng tại :Số 32, Tổ 22, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Điện thoại : 04-8832630 Fax: 04 – 8832630 3. Hình thức pháp lý Công ty cổ phần Thương mại tổng hợp Trung Hiếu là công ty thuộc hình thức Công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Vốn điều lệ: 1.500.000.000d Mã số thuế:0101324843_Ngân hàng Nông Nghiệp DA Họ và tên người đại diện pháp nhân (Giám đốc): Đặng Văn Cải 4. Lĩnh vực kinh doanh Kinh doanh xuất- nhập khẩu các mặt hàng kim khí, vật tư tổng hợp, máy móc thiết bị công nghiệp, giao thông vận tải... II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1. Lịch sử hình thành: Công ty Cổ phần Thương Mại tổng hợp Trung Hiếu có trụ sở tại số 32, Tổ 22, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Công ty được thành lập theo quyết định số 0103001652 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày19 tháng 12 năm 2002 . Là Công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Năm 2002- 2004 do mới được thành lập nên hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là kinh doanh các mặt hàng về kim khí, vật tư, thiết bị phụ tùng đem lại doanh lợi chủ yếu cho Công ty. Trong đó các mặt hàng kim khí chủ lực của Công ty là: Thép tròn, thép chế tạo, thép cuộn, thép tấm... Thị trường tập trung chủ yếu của Công ty là khối các doanh nghiệp nhà nước nằm trên địa bàn và một số các doanh nghiệp khác. Trong quá trình hình thành và phát triển để phù hợp đáp ứng với nhu cầu sản xuất kinh doanh vào ngày 20 tháng 06 năm 2005 Công ty đã đăng ký thay đổi lần thứ nhất và tăng thêm số vốn điều lệ. Sau khi thay đổi Công ty đã nhanh chóng tiến hành sắp xếp lại tổ chức, củng cố lại bộ máy quản lý, xây dựng các quy chế, cơ chế hoạt động theo mô hình mới. Đồng thời tiến hành đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ chuyên môn sâu đảm đương được các công việc thuộc chuyên ngành mình quản lý. Tổng só lao động của Công ty cho đến cuối năm 2005 là 20 người. Từ năm 2005- 2006 Công ty đã tăng cường mở rộng thị trường kinh doanh của mình sang một số tỉnh, thành phố có nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng kim khí mạnh. Do đó hoạt động kinh doanh của Công ty đã có sự tăng trưởng rõ rệt so với các năm trước đó. Đến cuối năm 2005 tổng tài sản của Công ty là gần 3 tỷ đồng trong đó vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 28,52%. Năm 2007 hoạt động kinh doanh của Công ty phát triển nhanh chóng, tổng lao động của công ty lúc này là 27 người. Công ty đã có những bước phát triển đáng kể với việc mở rộng thị trường cho các ngành nghề buôn bán kim khí, phương tiện, thiết bị vật tư... Qua các năm hoạt kinh doanh thì các mặt hàng, sản lượng và doanh thu bán hàng tăng không ngừng qua các năm, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách với nhà nước, góp phần củng cố nền kinh tế nước nhà. Hiện nay, Công ty không những đứng vững, phát triển không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh và tăng doanh thu mà còn có xu thế tiếp tục phát triển mạnh trong những năm sắp tới. 2. Thành tích đạt được Sau khi thành lập và đi vào hoạt động, khách hàng của Công ty bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất hay các Công ty có nhu cầu về nguyên liệu: Kim khí vật tư, các phương tiện thiết bị phụ tùng. Tuy nhiên với quy mô của Công ty là nhỏ không đủ đáp ứng được hết lượng nhu cầu của khách hàng mà chỉ tập trung cho một số khách hàng chủ yếu như: Công ty Cổ phần nồi hơi Việt Nam (C70), Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xiclip Đông Anh, Công ty Cơ khí Đông Anh... Hình 1: Cơ cấu khách hàng năm 2007 (Nguồn: Công ty cổ phần Thương mại tổng hợp Trung Hiếu) Qua biểu đồ trên: Nhóm các Công ty nhà nước và sản xuất là các khách hàng truyền thống, quan trọng của Công ty. Sở dĩ như vậy là do tổng giá trị mua hàng của họ (Công ty nhà nước chiếm 42%, công ty sản xuất chiếm 37%) chủ yếu là mua các loại kim khí vật tư của Công ty, còn nhóm khách hàng khác có tổng giá trị mua nhỏ (chiếm 21%). Kết quả như vậy là do nhu cầu sử dụng kim khí vật tư hiện nay là rất lớn, lượng vốn sử dụng chủ yếu là vốn lưu động, khả năng quay vòng vốn nhanh là đem lại doanh thu cao. Vì vậy Công ty cần chú trọng phát triển những thế mạnh của mình nhằm đạt được những kết quả tốt nhất. III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP TRUNG HIẾU 1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ máy quản lý trong công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng, phân công rõ trách nhiệm để quản lý. Nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là do các cổ đông đóng góp. Bộ máy tổ chức của Công ty được thể thể hiện qua sơ đồ sau: Hình 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty HĐQT Ban kiểm soát Ban lãnh đạo Phòng HCTH Phòng kinh doanh Phòng KTTC (Nguồn: Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu) 2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Theo Điều 80 “ Luật doanh nghiệp” thì Hội đồng quản trị gồm không quá 11 thành viên. Nhiệm kỳ, tiêu chuẩn và số lượng cụ thể thành viên Hội đồng quản trị do Điều lệ Công ty quy định. Và trong Điều lệ Công ty có quy định số thành viên của Hội đồng quản trị do Đại Hội đồng cổ đông bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Trong điều lệ công ty quy định thành viên Hội đồng quản trị phải có tỷ lệ giá trị cổ phần bằng hoặc lớn hơn 10% số cổ phần phổ thông trong tổng vốn điều lệ. Quy định này nhằm lựa chọn những người có sự gắn bó tận tâm và trung thành với sự phát triển của Công ty. Đồng thời cũng ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của các thành viên Hội đồng quản trị, ngăn chặn những hành vi lạm dụng địa vị chức quyền mưu cầu lợi ích cá nhân làm thiệt hại đến lợi ích của công ty. Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thương mại tổng hợp Trung Hiếu bao gồm: Chủ tịch HĐQT: Giám đốc Đặng Văn Cải UVHĐQT: Phó Giám đốc Chu Kiếm Anh UVHĐQT: Đặng Thị Thanh Hương Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về những sai phạm trong quản lý, vi phạm luật pháp gây thiệt hại cho Công ty trước Đại Hội đồng cổ đông. Do đó, Hội đồng quản trị phải là những thành viên có phẩm chất đạo đức, trình dộ năng lực chuyên môn cao, am hiểu những lĩnh vực có tính thực tế cao như kinh tế, quản lý, pháp luật…Nhằm đảm bảo lợi ích được giao. Đứng đầu Hội đồng quản trị là chủ tịch Hội đồng quản trị do các thành viên trong Hội đồng quản trị bầu ra. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm giám đốc (Tổng giám đốc) là ngừời được các cổ đông ủy quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan tới hoạt động, toàn quyền đứng ra bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của Công ty, là người đại diện của Công ty trước pháp luật và các cơ quan khác, đồng thời chịu trách nhiệm chấp hành nghĩa vụ của Công ty đối với nhà nước. Vì vậy chủ tịch hội đồng quản trị phải là người có kiến thức kinh tế, quản lý, kinh doanh, am hiểu luật pháp nhà nước và thông thạo các hoạt đông kinh doanh, có năng lực và trình độ quản lý ở mức cần thiết để lãnh đạo Công ty. Hội đồng quản trị là bộ máy quản lý cao nhất đại diện cho quyền làm chủ sở hữu của các cổ đông, nhưng Hội đông quản trị không trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ở nước ta luật doanh nghiệp (điều 81) quy định chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm giám đốc (Tổng giám đốc) công ty trừ trường hợp Điều lệ Công ty không quy định khác. Giám đốc (Tổng giám đốc) là người trực tiếp điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Ngoài ra, Hội đồng quản trị cũng có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc (Tổng giám đốc), cán bộ quản lý quan trọng và có một số quyền khác quy định tại Luật này và Điều lệ Công ty. Ban kiểm soát: Đây là bộ phận gồm 03 thành viên do Đại Hội cổ đông bầu ra, trong đó có 01 thành viên có chuyên môn về kế toán. Có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra hoạt động của Hội đồng quản trị nhằm bảo vệ lợi ích của các cổ đông. Ban kiểm soát có quyền và nhiệm vụ sau: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc yêu cầu của Đại Hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông. Thường xuyên báo cáo với hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại Hội đồng cổ đông. Báo cáo Đại Hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của Công ty trong quản lý, điều hành hoạt động của Công ty. Kiến nghị biện pháp bổ xung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty. Không được tiết lộ bí mật Công ty. Ban lãnh đạo Ban lãnh đạo của Công ty bao gồm 2 người: 1 Giám đốc và 1 Phó giám đốc. Giám đốc công ty: là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý và chịu trách nhiệm trước cơ quan, trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của Công ty. Quyết định điều động sắp xếp biên chế, tổ chức bộ máy kinh doanh và quản lý điều hành trong quá trình tổ chức kinh doanh. Là người có quyền xây dựng chiến lược, xây dựng phương án phân phối thu nhập của người lao động trực tiếp và gián tiếp Phó Giám đốc: là người giúp việc quản lý cho Giám đốc, điều hành Công ty theo sự chỉ đạo, phân công, ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cấp trên về nhiệm vụ được giao. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ: Tham mưu giúp Giám đốc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường. Chỉ đạo khai thác nguồn hàng, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thực hiện được mục tiêu kinh doanh của ngành và đúng pháp luật. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của công ty (theo tháng, quý, năm). Tổ chức tốt việc thực hiện các hợp đồng kinh tế mua- bán hàng hoá có hiệu quả. Tổ chức tốt việc thực hiện công tác tiếp nhận , vận chuyển, quản lý hàng hoá của công ty (Hàng ở kho Công ty, hàng gửi đi các đơn vị bạn). Chủ động nắm bắt thông tin về giá thị trường, nguồn hàng, cách tiêu thụ được số lượng lớn kiến nghị với lãnh đạo công ty duyệt từng phương án cụ thể. Tổng hợp báo cáo thống kê lưu chuyển hàng hoá tháng, quý, năm giúp lãnh đạo chủ động điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Theo dõi, tổ chức thực hiện quyết toán thanh lý hợp đồng với khách hàng, kết hợp với các phòng ban chức năng thu hồi công nợ với các khách hàng. Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính kế toán đảm bảo kinh doanh có lãi và thực hiện theo đúng chính sách chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước và Pháp luật. Tổng hợp báo cáo tình hình tài chính kịp thời chính xác theo quy định. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính công ty phục vụ kịp thời công tác kinh doanh, hạch toán có hiệu quả, bảo toàn và tăng trưởng vốn. Chủ động khai thác các nguồn vốn đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tổ chức quản lý, theo dõi chặt chẽ sự vận động của tài sản- vật tư – tiền vốn. Thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch bồi duỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ kế toán viên công ty. Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng, báo cáo quyết toán quý, 6 tháng, 9 tháng, năm giúp lãnh đạo Công ty phân tích hoạt động kinh tế hiệu quả sử dụng vốn từng khâu: mua hàng, dự trữ hàng hoá, tiêu thụ phấn đấu giảm chi phí lưu thông, tăng lợi tức kinh doanh. Thực hiện tốt nhiệm vụ nộp ngân sách. Tổ chức lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán an toàn theo trình từ phát sinh từng năm và niên độ lưu trữ do nhà nước quy định. Phòng Tổ chức hành chính- thanh tra bảo vệ: Giúp việc cho Giám đốc quản lý và điều phối nhân lực, thanh tra bảo vệ phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Tham mưu cho Giám đốc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, chế độ tiền lương đối với người lao động, tổ chức bộ máy ở các phòng chức năng, và các bộ phận. Công tác quản trị hành chính: Tổ chức mua sắm trang thiết bị, làm công tác văn thư lưu trữ, in ấn tài liệu, quản lý sử dụng con dấu đúng quy định của nhà nước. Tổ chức tiếp khách, phục vụ hội nghị, điều hành xe con phục vụ cán bộ đi công tác… Công tác thanh tra bảo vệ: xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị giúp Công ty giải quyết những tồn tại, vướng mắc khiếu nại của CBCNV… Tổ chức tốt lực lượng bảo vệ đảm bảo trật tư an toàn về người, tài sản, vật tư hàng hoá của Công ty. IV- KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004 – 2007 1. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiêú là một Công ty mới thành lập chưa được bao lâu. Trong thời gian qua do ảnh hưởng của biến động thị trường nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh nói chung của Công ty. Tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn bộ công nhân viên, công ty đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong những năm gần đây. Kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: Bảng 1: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004- 2007 Đơn vị: VN Đ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Tổng doanh thu 7.258.612.871 8.961.250.459 9.350.362.201 11.874.959.995 Tổng Lợi nhuận 101.852.366 144.262.181 172.165.376 318.950.027 Tổng nộp ngân sách 32.718.662 40.393.410 48.206.305 67.488.827 Tổng thu nhập bình quân/ tháng 1.200.000 1.350.000 1.700.000 2.350.000 ( Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu) 2. Nhận xét. Lợi nhuận của công ty gần đây tăng lên nhanh. Doanh thu của công ty qua các năm tăng với tốc độ khá cao: năm 2005 tăng 1.702.637.588 đồng so với năm 2004, với tốc độ tăng là 123,46%. Đây là một con số lớn, cho thấy năm 2005 Công ty đã có một bước tiến lớn trong tiêu thụ hàng hóa; Năm 2006 là 398.111.742 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 104,34%, Năm 2007 tăng 2.524.597.794 đồng so với năm 2006, với tốc độ tăng là 127%, đạt được kêt quả này là do Công ty tăng cường mở rộng quy mô và địa bàn kinh doanh cũng như công tác chuyên sâu đối với từng mặt hàng, từng thị trường. Tổng lợi nhuận của Công ty cũng tăng lên đáng kể: năm 2005 tốc độ tăng của lợi nhuận là 141,64% tương ứng với 42.409.815 đồng. Lợi nhuận công ty năm 2006 là 119,34% tương ứng với 27.903.195 đồng và đến năm 2007 thì lợi nhuận cũng tăng lên 185,26% tương ứng là 146.784.651 đồng. Điều này cho thấy một thực tế đáng mừng là Công ty đang ngày càng phát triển với tốc độ cao. Cũng do Công ty có mức tăng trưởng ổn định, làm ăn có lãi dẫn đến đời sống người lao động cao hơn, có việc làm ổn định, thu nhập bình quân công nhân viên tăng tăng dần lên qua các năm (năm 2007 thu nhập bình quân người lao động đã đạt được 2.350.000 đồng). Đây là một kết quả đáng khích lệ. Hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển từng ngày đã giúp thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với nước nhà. Điều đó thể hiện rất rõ qua tổng nộp ngân sách nhà nước của Công ty qua thuế thu nhập doanh nghiệp tăng không ngừng qua các năm chứng tỏ Công ty kinh doanh hiệu quả và đem lại lợi ích cho nhà nước. Tóm lại, từ kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm gần đây của Công ty cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đang trong giai đoạn ổn định và tăng trưởng, kết quả đạt được khá cao và cơ cấu tài sản và nguồn vốn cũng khá hợp lý. Tuy nhiên, Công ty chưa có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận lớn, giảm thiểu rủi ro, Công ty cần phải mở rộng nguồn vốn hơn nữa để đẩy Công ty phát triển sang một giai đoạn mới, cao hơn giai đoạn cũ, chắc chắn hơn và hiệu quả ngày càng cao hơn. Chương II: THỰC TRẠNG VỀ VỐN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY I- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG TỚI SỬ DỤNG VỐN CUẢ CÔNG TY 1. Đặc điểm về sản phẩm Với đặc thù của ngành và lĩnh vực kinh doanh nên công ty đã tham gia nhập khẩu và kinh doanh nhiều mặt hàng như: Bảng 2: Sản phẩm thép hình Thép Góc Thép U Thép T Thép Dẹp Thép I 20x20x3 30x15 25 35x5 80x42 25x25x3 40x20 35 40x5 100x50 30x30x3 50x25 45 50x6 120x58 40x40x4 60x30 60 60x6 50x50x5 80x45 80 70x5 60x60x6 100x50 80x8 70x70x7 120x55 90x9 80x80x6 100x8 100x100x10 100x12 (Nguồn: P. Kinh doanh Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu) Bảng 3: Sản phẩm thép cuộn, thép vằn, thép tròn Đường kính danh nghĩa Thiết diện danh nghĩa (mm2) Đơn trọng (Kg/m) Thép cuộn Thép vằn Thép tròn 8 50.27 0.395 9 63.62 0.499 10 10 10 78.54 0.617 11 95.03 0.746 12 12 12 113.1 0.888 13 13 132.7 1.04 14 14 14 153.9 1.21 15 176.7 1.39 16 16 16 201.1 1.58 18 18 254.5 2 19 283.5 2.23 20 20 314.2 2.47 22 22 380.1 2.98 25 25 490.9 3.85 28 28 615.8 4.83 29 660.5 5.19 30 30 706.9 5.55 32 32 804.2 6.31 35 962.1 7.55 40 40 1256.6 9.86 (Nguồn: P. Kinh doanh Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu) Bảng 4: Thành phần hóa học  Tiêu chuẩn Mác Thép THÀNH PHẦN HÓA HỌC C  Mn SL P S Carbon JIS G 3505 (Nhật Bản)  SWRM 6 0.08max 0.6max - 0.045max 0.045max - SWRM 8 0.10max 0.6max - 0.045max 0.045max - SWRM 10 0.08 - 0.13 0.30-0.60 - 0.045max 0.045max - SWRM 12 0.10 - 0.15 0.30-0.60 - 0.045max 0.045max - SWRM 15 0.13 - 0.18 0.30-0.60 - 0.045max 0.045max - SWRM 17 0.15 - 0.20 0.30-0.61 - 0.045max 0.045max - SWRM 20 0.18 - 0.23 0.30-0.62 - 0.045max 0.045max - SWRM 22 0.20 - 0.25 0.30-0.63 - 0.045max 0.045max - JIS G 3112 (Nhật Bản) SR 235 (SR24) - - - 0.050max 0.050max - SR 295 (SR30) - - - 0.050max 0.050max - SR 295A (SR30A) - - - 0.050max 0.050max - (SD 30B) SD295B 0.27max 1.50max 0.55max 0.040max 0.040max - SD 345 (SD35) 0.27max 1.60max 0.55max 0.040max 0.040max 0.50max SD 390 (SD40) 0.29max 1.80max 0.55max 0.040max 0.040max 0.55max SD 490 (SD50) 0.32max 1.80max 0.55max 0.040max 0.040max 0.60max (Nguồn: P. Kinh doanh Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu) Do đặc thù tính chất của sản phẩm nên đây chính là nơi chứa đựng chi phí và doanh thu cho Công ty qua đó chính là nơi có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn cũng như quyết định lợi nhuận của Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu. Những sản phẩm của Công ty thường chỉ phù hợp với một nhóm đối tượng khách hàng nên Công ty sẽ có một gánh nặng là sự đọng vốn ở một số khâu như tồn kho... thì dẫn tới việc thu hồi vốn sẽ lâu hơn. Ngoài ra, do thị trường sản phẩm không ổn định (theo mùa, theo thời điểm...) cũng tác động đến việc sử dụng vốn và không ổn định qua việc doanh thu biến động qua các thời điểm này. 2. Đặc điểm về thị trường Công ty Cổ phần Thương Mại tổng hợp Trung Hiếu nằm ở phía tây bắc của thủ đô Hà nội, thuộc thị trấn Đông anh, huyện Đông anh, Thành phố Hà nội, cách Hà nội khoảng 20 km nằm trên quốc lộ 3 gần khu vực ga tàu hoả. Công ty đóng trên địa bàn là trung tâm chính trị văn hoá và kinh tế của cả nước cho nên thường xuyên nắm bắt nhanh những thông tin cập nhật của xã hội, của thị trường. Công ty luôn nắm bắt nhu cầu của thị trường, nắm bắt thông tin và xử lý thông tin một cách chính xác. luôn giải quyết tốt các mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của Doanh nghiệp. Để tạo nguồn hàng cung ứng ổn định cho mình. Công ty đã tạo nguồn hàng mua từ các đơn vị sau: Bảng 5: Một số nhà cung cấp chính STT Nhà cung cấp Địa chỉ 1 Nhà máy gang thép Thái Nguyên Phường Cam Giá – TP Thái Nguyên. 2 Xí nghiệp kinh doanh thép hình 53 – Đức Giang – Q Long Biên - HN 3 CT Cổ phần vật tư Tổng hợp Hà Tây 126 – Đường Quang Trung – TP Hà Đông 4 CT Thép Thanh Bình HTC Số 109 – Ngõ 53 Đức Giang – Long Biên – HN 5 CT Cổ phần XNK Nam Hàỉ 32 Tổ 4 Đường Ngô Gia Tự - Long Biên – Hà Nội 6 CT Cổ phần thương mại CitiCom Tòa nhà V-Tower, 649 Kim Mã – Ba Đình – Ha Nội (Nguồn: Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu) Đối với các nhà cung cấp chính Công ty luôn đảm bảo thanh toán đúng hạn, phương thức thanh toán của Công ty là trong vòng 7 ngày sẽ thanh toán toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp kể từ khi nhận được hàng, nếu sau 7 ngày số tiền chưa thanh toán hết sẽ bị tính lãi suất theo lãi suất của thị trường. Bên cạnh đó, do uy tín lâu năm của ban lãnh đạo Công ty nên khi đặt hàng đối với một số nhà cung cấp chính thì Công ty thường không phải đặt tiền đặt cọc. Đây là một thuận lợi không nhỏ trong điều kiện vốn công ty chỉ có hạn, đảm bảo cho công ty đủ vốn để dùng vào các mục đích khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để phục vụ khách hàng tận tâm và giành được chữ tín đối với khách hàng. Công ty luôn luôn phục vụ khách hàng với hàng hoá và dịch vụ mang tính chất nhất quán. Chính vì vậy, đã tạo được cho mình những khách hàng mang tính truyền thống như: Bảng 6: Các khách hàng truyền thống của công ty Đơn vị: VNĐ STT Khách hàng truyền thống Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 CTy Hóa Chất 21 1.776.479.923 2.201.367.383 2.694.367.983 2.231.743.487 2 CTy Cơ khí Đông Anh. 1.145.321.342 1.012.346.443 1.267.931.745 1.132.316.325 3 CTy TNHHNN 1 thành viên Xic lip Đông Anh 978.479.931 1.234.697.345 1.235.367.641 1.115.354.487 4 CTy Cổ phần Nồi hơi Việt Nam 1.532.359.154 1.634.774.641 1.111.346.346 1.044.565.459 5 CTy TNHHNN 1 thành viên DIESEL Sông Công 1.442.689.469 1.478.563.315 1.784.356.358 2.046.742.345 6 CTy Cổ phần chế tạo thiết bị điện 893.124.786 946.782.389 1.113.467.412 909.456.312 (Nguồn: Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu) Khách hàng chủ yếu của Công ty là các doanh nghiệp nhà nước, doanh thu bán hàng cho nhóm này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Tuy nhiên vốn của các công ty nhà nước thường được giải ngân chậm nên thời gian thanh toán tiền cho Công ty thường khá dài nên Công ty thường phải chịu lãi suất tiền vay Ngân hàng, điều này tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Do vậy mà công ty cần phải có những phương án kinh doanh hợp lý và phải biết tận dụng những lợi thế của mình đối với nhóm khách hàng này, mặt khác Công ty cũng cần hướng tới các nhóm khách hàng khác nhằm đa dạng các nhóm khách hàng, nâng cao doanh thu và đảm bảo an toàn tài chính cho Công ty. Với phương châm “Quyền lợi khách hàng là trên hết”, đội ngũ Cán bộ công nhân viên Công ty không ngừng học hỏi, nghiên cứu thị trường nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu khách hàng. Giá cả cạnh tranh, chất lượng tiêu chuẩn, thanh toán linh hoạt cũng như chăm sóc khách hàng tận tình. 3. Đặc điểm về nhân sự Tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty đến ngày 31/12/2007 là 27 người. Được phân bố theo các tiêu chí sau: Bảng 7: Cơ cấu lao động của công ty Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ I. PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ Trên đại học Đại học Cao đẳng Lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp Công nhân kĩ thuật Lao động phổ thông II. PHÂN THEO TÍNH CHẤT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Hợp đồng dài hạn Hợp đồng ngắn hạn và thời vụ III. PHÂN THEO ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG Lao động ở độ tuổi đến 25 tuổi Lao động ở độ tuổi đến 35 tuổi Lao động ở độ tuổi trên 35 tuổi IV. PHÂN THEO GIỚI TÍNH 1.Lao động nam 2. Lao động nữ 27 0 08 06 04 02 07 27 23 04 27 05 13 09 27 19 08 100,00% 0 29,63% 22,22% 14,81% 7,4% 25,94% 100,00% 85,16% 14,84 100% 18,52% 48,15% 33,33% 100,00% 70,37% 29,63% (Nguồn: Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu) Công ty sử dụng lao động theo đúng các Quy định của nhà nước Việt Nam về lao động và sử dụng lao động. Toàn bộ lao động trong Công ty đều phải ký kết Hợp đồng lao động khi được nhận vào làm việc và được mua bảo hiểm. Lao động có thời gian làm việc trên 06 tháng được ký Hợp đồng dài hạn, được hưởng theo quy chế lương của công ty, được hưởng các quyền lợi theo các quy định của nhà nước Việt Nam về lao động và sử dụng lao động như chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép, chế độ thai sản (đối với phụ nữ). Kết cấu nguồn lao động tương đối phù hợp với tính chất hoạt động của Công ty, đội ngũ lao động tương đối có chất lượng, tuy nhiên độ tuổi trung bình lao động tương đối cao và chiếm một tỷ lệ không nhỏ cho thấy năng suật lao động sẽ bị hạn chế nếu làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nhiệt, điều này có thể làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty cần có biện pháp điều chỉnh cho hợp lý. Ban lãnh đạo Công ty hướng tới việc tuyển dụng, đào tạo đội ngũ lao động nhằm đảm bảo lực lượng lao động có chất lượng phù hợp với các hoạt động kinh doanh của công ty (đa số công nhân viên đều được qua đào tạo cơ bản). Nhưng qua bảng trên ta thấy trình độ cán bộ vẫn chưa cao, như vậy Công ty cần có thêm các chính sách lao động hợp lý. Ban lãnh đạo Công ty do trước kia đều là cán bộ công nhân viên chức của khối doanh nghiệp nhà nước đã có bề dày thâm niên về quản lý bên cạnh đó còn có đội ngũ nhân viên trẻ tuổi năng động sáng tạo và khá nhạy bén góp phần hoàn thiện dần cơ cấu kinh doanh của Công ty phù hợp với cơ chế thị trường hiện tại, tạo đủ công ăn việc làm cho toàn thể đội ngũ công nhân viên. Do Công ty thành lập chưa được bao lâu, số vốn góp ban đầu chủ yếu là của cán bộ công nhân viên trong Công ty chứ không có của người bên ngoài. Do vậy họ đều là người chủ thục sự của Công ty thông qua số cổ phần mà họ sở hữu, vì thế mà tinh thần ý thức trách nhiêm và thái độ làm việc của mọi người là rất cao, do đó năng suất trong công việc của cán bộ công nhân viên được nâng cao rõ rệt. 4. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật Hệ thống kho bãi của Công ty nằm ở vị trí thuận lợi, với ưu thế của hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển trao đổi hàng hoá, cũng là vị trí tốt để kinh doanh hàng hoá siêu trường siêu trọng. Tuy nhiên, do đặc thù của mặt hàng nên chiếm khá nhiều diện dích kho bãi trong khi không đủ mặt bằng gây ảnh hưởng tới quá trình nhập và xuất hàng khi cùng có nhiều đơn vị đến lấy hàng. Do vậy Công ty phải gửi hàng ở một số đơn vị bạn, tạo điều kiện thuận lợi khi tận dụng được cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị bạn trong việc vận chuyển bốc xếp hàng hoá tuy nhiên chi phí thuê kho bãi và quản lý cũng tăng lên đáng kể. Việc vận chuyển bốc xếp hàng hoá lên xuống xe cũng gặp phải khó khăn đòi hỏi các phương tiện chuyên dụng như xe cẩu, xe nâng trong khi phương tiện của Công ty còn hạn chế. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây khi nền kinh tế thế giớí có nhiều biến động đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, với việc giá xăng dầu ngày càng tăng cao sẽ làm cho hầu hết các ngành, đặc biệt là các ngành phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu như vận tải, hàng hải...Các ngành này buộc phải tăng chi phí. Điều đó thúc đẩy chi phí đầu vào của các ngành khác tăng do vậy Công ty phải thuê xe ngoài với giá cước vận chuyển cao hơn nhiều lần so với trước kia đã ảnh hưởng tới quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. 5. Đặc điểm về tài chính Bảng 8: Tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2004- 2008 Đơn vị:VNĐ Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 2007 So sánh 2007 - 2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền._. Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng I. Tổng tài sản 1.923.037.383 100 2.692.252.336 100 2.921.203.170 100 3.547.175.278 100 625.972.108 21,43 1. Tổng TSCĐ 10.000.000 0,52 14.000.000 0,52 13.000.000 0,44 16.000.000 0,45 2. Tổng TSLĐ 1.913.037.383 99.48 2.678.252.336 99,48 2.908.203.170 99,55 3.531.175.278 99,55 II. Tổng nguồn vốn 1.923.037.383 100 2.692.252.336 100 2.921.203.170 100 3.547.175.278 100 1. Tổng Vốn CSH 548.403.570 28,55 767.764.998 28,5 826.444.360 28,3 1.003.539.580 28,28 177.095.220 21,43 -0,02 2. Tổng Vốn Vay 1.374.633.813 71,45 1.924.487.338 71,5 2.094.758.810 71,7 2.543.635.698 71,72 448.876.288 21,43 0,02 ( Nguồn Báo cáo tài chính của công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu) Tổng tài sản của Công ty năm 2007 so với năm 2006 đã tăng 625.972.108 đồng tương ứng với tỷ lệ là 21,43%. Nguyên nhân do công ty mở rộng thị trường, lượng hàng hoá luân chuyển nhiều, doanh thu tăng. Điều này cho thấy quy mô và kết cấu về tài sản của Công ty tăng lên. Tài sản lưu động và tài sản cố định là hai yếu tố quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chúng có vai trò và tính chất khác nhau, sự biến động của chúng làm ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản. Cụ thể: Tài sản ngắn hạn: Trải qua các năm từ năm 2004 cho đến năm 2007 ta thấy cơ cấu của tài sản lưu động có xu hướng tăng lên theo từng năm, qua đó ta thấy lượng hàng hóa của Công ty vẫn đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Tài sản dài hạn Vì khả năng tài chính hạn chế, nên công ty chủ yếu tập chung vốn cho tài sản ngắn hạn, điều này đảm bảo số vốn lưu động làm tăng khả năng luân chuyển quay vòng vốn của công ty. Do quy mô và trình độ hoạt động nên Công ty chưa có đầu tư dài hạn ra bên ngoài và do là doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên Công ty không thuê tài sản cố định dài hạn như các phương tiện cẩu, vận chuyển... Công ty cần tăng cường mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu và khả năng phục vụ khách hàng, phát huy sự linh hoạt của mình nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đối với nguồn vốn thì để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, Công ty phải đảm bảo được vòng vốn quay nhanh đồng thời tổ chức huy động đủ vốn cần thiết cho kinh doanh và tiến hành phương pháp quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước. Để đủ vốn cho hoạt động kinh doanh thì ngoài nguồn vốn chủ sở hữu thì Công ty thường xuyên phải huy động thêm vốn từ các nguồn khác như huy động từ các cổ đông, vay tín dụng Ngân hàng... Năm 2007 vốn vay tăng 448.876.888 đồng tương ứng với tỷ lệ 21,43%, tỷ trọng tăng 0,02% Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 177.095.220 đồng tương ứng với tỷ lệ 21,43%, tỷ trọng giảm 0,02% Vậy tình hình tài chính của Công ty hiện nay suôn sẻ vì nợ phải trả tăng 0,02% trong khi nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty lại giảm 0,02% so với năm trước. Tuy nhiên do nguồn vốn thường xuyên (Nguồn vốn chủ sở hữu) lớn so với tài sản cố định tức là nguồn vốn vay ngắn hạn nhỏ hơn tài sản lưu động nên tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn khá tốt, hiệu quả kinh doanh cao. Khả năng thanh toán của công ty: Khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả Khả năng thanh toán của Công ty từ năm 2004 đến năm 2007 lần lượt là: 1,399 1,399; 1,394; 1,394. Năm 2004 cứ một đồng nợ của Công ty sẽ được đảm bảo rằng 1,399 đồng tài sản thì sang đến năm 2006 và 2007 tỷ lệ này đã giảm xuống 1,394. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty trong các năm từ 2004 đến 2007 là: 1,399 1,399; 1,394; 1,394. Cho thấy công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn do mỗi đồng nợ ngắn hạn luôn được đảm bảo bởi hơn một đồng tiền vốn lưu động. II. THỰC TRẠNG VỐN TẠI CÔNG TY 1. Tình hình đảm bảo các nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Thương Mại tổng hợp Trung Hiếu với đặc điểm là một doanh nghiệp thương mại với sản phẩm chủ yếu là mặt hàng về kim khí, nhiệm vụ chính là cung cấp kim khí phục vụ cho nhu cầu sản xuất của các công ty và doanh nghiệp trong và ngoài khu vực nên đòi hỏi phải được đầu tư vốn lớn cho các chủng loại mặt hàng hay tài sản ngắn hạn nói chung. Do đó, để có các nguồn tài trợ phục vụ cho hoạt động của mình Công ty cần phải có một nguồn vốn đủ lớn, an toàn, đảm bảo phân phối một cách hợp lý cho tài sản lưu động, tài sản cố định điều đó sẽ giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trước khi đi sâu vào phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ta cần phải xem xét xem nguồn huy động vốn của Công ty và đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán của Công ty để biết được trong một kỳ kinh doanh nguồn vốn tăng (giảm) bao nhiêu, tình hình sử dụng vốn như thế nào và những chỉ tiêu nào ảnh hưởng tới sự tăng giảm nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Công ty. B¶ng 9: C¬ cÊu nguån vèn cña C«ng ty cæ phÇn th­¬ng m¹i tæng hîp Trung HiÕu Đơn vị:VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lượng %SNV L­îng %SNV L­îng %SNV L­îng %SNV Tæng nguån vèn 1.923.037.383 100 2.692.252.336 100 2.921.203.170 100 3.547.175.278 100 A- Nî ph¶i tr¶ 1.374.633.813 71,45 1.924.487.338 71,47 2.094.758.810 71,72 2.543.635.698 71,81 I-Nî ng¾n h¹n 1.374.633.813 71,45 1.924.487.338 71,47 2.094.758.810 71,72 2.543.635.698 71,81 II- Nî dµi h¹n 0 0 0 0 0 0 0 0 B- Nguån vèn CSH 548.403.570 28,55 767.764.998 28,53 826.444.360 28,28 1.003.539.580 28,19 - NV kinh doanh 538.562.691 - 753.987.767 - 812.667.129 - 986.810.086 - - C¸c quü 9.840.879 - 13.777.231 - 13.777.231 - 16.729495 - ( Nguồn Báo cáo tài chính của công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu) Bảng 10: Bảng cơ cấu nguồn vốn Đơn vị:VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 Bố trí cơ cấu nguồn vốn (%) Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn Nguồn vốn CSH/ Tổng nguồn vốn 71,5 % 28,52 % 71,5 % 28,51 % 71,71 % 28,29 % 71,71% 28,29% ( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) Nhìn chung, do là một đơn vị kinh doanh thương mại nên cơ cấu tài sản lưu động của Công ty chiếm phần lớn. Đây là một cơ sở tốt để đảm bảo khả năng linh hoạt của Công ty. Bên cạnh đó, hệ số nguồn vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn đều qua các năm, thể hiện sự tự bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chính Công ty đã tăng lên. Như vậy, nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là nguồn vốn do Công ty tự tài trợ và vay ngân hàng. Với cách thức huy động vốn này Công ty sẽ gặp thuận lợi trong thanh toán khi các khoản vay lớn đến hạn trả trong trường hợp Công ty không có tiền mặt dự trữ. Trong trường hợp này Công ty có lợi thế về khả năng linh họat về tài chính tuy nhiên công ty phải chịu áp lực trả nợ. Qua bảng trên ta thấy: Tổng nguồn vốn của Công ty tăng lên qua các năm, năm 2004 tổng nguồn vốn là 1.923.037.383 đồng, năm 2005 là 2.692.252.336 đồng, năm 2006 là 2.921.203.170 đồng và năm 2007 là 3.547.175.278 đồng. Trong đó nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng ở mức còn thấp, trung bình 28,39% tổng nguồn vốn trong bốn năm qua. Điều này thể hiện là do nguồn vốn của Công ty chủ yếu được cấp từ các cổ đông trong Công ty, các khoản thế chấp, bên cạnh đó thì các nguồn tài trợ khác cho hoạt động của Công ty chỉ là những khoản nhỏ không đáng kể. Do nguồn vốn chủ sở hữu còn chưa cao, khả năng đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh còn hạn chế nên Công ty cần phải đi vay. Vì vậy các khoản nợ phải trả của Công ty chủ yếu là do xuất phát trong hoạt động thanh toán với ngân hàng, khách hàng, các khoản thuế phải nộp và trả lương cho công nhân viên. Nguồn này do đó chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn, năm 2004 là 71,45%, năm 2005 là 71,47%, năm 2006 là 71,72% và năm 2007 tăng lên 71,81%. Điều này cũng phần nào cho thấy qua các năm Công ty dư ra một số vốn từ các nguồn tăng lên để phục vụ vào trong kinh doanh và Công ty luôn đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho khách hàng nếu có sự phân phối hợp lý trong vốn lưu động của công ty. Qua đó cho thấy Công ty đã biêt tận dụng và khai thác hợp lý các nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tổng quan về diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn có thể nhận xét chung rằng việc nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu là từ các cổ đông của Công ty, do đó nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty còn chưa được cao, chưa khẳng định được tiềm năng tài chính vững chắc trên thị trường. Tuy nhiên, việc hoạt động kinh doanh không chỉ dựa vào vốn đầu tư ban đầu, mặc dù nguồn vốn tăng lên qua các năm nhưng qua bảng ta thấy là không đáng kể, điều này đòi hỏi Công ty phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm đẩy mạnh các hình thức hoạt động, gia tăng nguồn vốn, tăng cường công tác quản lý số vốn tăng thêm một cách có kế hoạch và phân bổ hợp lý, đầu tư có trọng tâm trọng điểm tận dụng được những ưu điểm của nguồn vốn phối hợp được với mục đích sử dụng để đưa ra những phương án kinh doanh có hiệu quả cao. Mặt khác, để đánh giá khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh cần phải xem xét mối quan hệ giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản cố định, tài sản lưu động với nguồn vốn ngắn hạn nhằm đánh giá mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, khả năng tài trợ vững chắc cho tài sản cố định của nguồn vốn dài hạn. Để làm được điều này ta cần nghiên cứu tình hình phân bổ nguồn vốn cho tài sản cố định và tài sản lưu động. 2 Tình hình phân bổ vốn lưu động và vốn cố định Việc tiến hành hoạt động sản xuất- kinh doanh của một doanh nghiệp cần phải có nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, các khoản phải trả nhà cung cấp, nợ quá hạn,.. đó là các nguồn vốn có thời gian sử dụng dưới một năm. Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh, bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay nợ trung, dài hạn,... Nguồn vốn dài hạn được đầu tư trước hết vào tài sản cố định, phần dư của nguồn vốn dài hạn kết hợp với nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành tài sản lưu động. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản cố định hoặc giữa tài sản lưu động với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên hay vốn lưu động ròng. Đối với Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu, nguồn vốn dài hạn chính là nguồn vốn chủ sở hữu bởi Công ty không có các khoản vay nợ trung và dài hạn; nguồn vốn ngắn hạn chính là giá trị của khoản nợ phải trả bởi Công ty không vay dài hạn, nợ dài hạn. Do đó, để đánh giá khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty ta có thể xem xét tình hình phân chia nguồn vốn cho tài sản cố định và tài sản lưu động qua bảng sau: B¶ng 11: T×nh h×nh ph©n chia nguån vèn cho TSC§ vµ TSL§ §¬n vÞ:VNĐ Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I. Tổng tài sản 1.923.037.383 100 2.692.252.336 100 2.921.203.170 100 3.547.175.278 100 1. Tổng TSCĐ 10.000.000 0,52 14.000.000 0,52 13.000.000 0,44 16.000.000 0,45 2. Tổng TSLĐ 1.913.037.383 99,48 2.678.252.336 99,48 2.908.203.170 99,55 3.531.175.278 99,55 II. Tổng nguồn vốn 1.923.037.383 100 2.692.252.336 100 2.921.203.170 100 3.547.175.278 100 1. Tổng Vốn CSH 548.403.570 28,55 767.764.998 28,5 826.444.360 28,3 1.003.539.580 28,28 2. Tổng Vốn Vay 1.374.633.813 71,45 1.924.487.338 71,5 2.094.758.810 71,7 2.543.635.698 71,72 ( Nguồn Báo cáo tài chính của công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu) Đánh giá tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu ta thấy: Tài sản lưu động luôn lớn hơn nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu luôn lớn hơn tài sản cố định nên vốn lưu động thường xuyên của Công ty các năm qua đều dương. Năm 2004, vốn lưu động thường xuyên là 548.403.570 đồng, năm 2005 là 767.764.998 đồng, năm 2006 là 826.444.360 đồng và năm 2007 là 1.003.539.580 đồng. Điều đó nói lên rằng các khoản nợ ngắn hạn luôn được đảm bảo khả năng thanh toán nhờ vốn lưu động. Tổng tài sản mà Công ty đang quản lý và sử dụng đến cuối năm 2004 là 1.923.037.383 triệu đồng, trong đó tài sản lưu động là 1.913.037.383 triệu đồng, chiếm 99,48% tổng tài sản. Tài sản cố định là 10.000.000 triệu đồng, chiếm 0,52% tổng giá trị tài sản. Trong tài sản lưu động, bao gồm các khoản phải thu, tiền mặt và hàng tồn kho. Trong tài sản cố định thì hầu hết là tài sản cố định hữu hình, đó là các loại máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tổng tài sản được hình thành từ hai nguồn: nguồn nợ phải trả chiếm 71,45 % tương ứng với 1.374.633.813 triệu đồng và nguồn vốn chủ sở hữu 28,55 % tương ứng với 548.403.570 triệu đồng. Qua một năm hoạt động, có nhiều sự thay đổi ở các chỉ tiêu, tổng tài sản tăng lên do có sự tăng tương đối của tài sản lưu động 769.214.953 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 40 %, tài sản cố định có sự biến động. Cho đến năm 2007, tổng tài sản của Công ty tăng lên, đạt 3.547.175.278 triệu đồng, tương ứng với 21,43 %. Nói tóm lại, những phân tích trên đã cho thấy một bức tranh chung về tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và tình hình đảm bảo nguồn vốn nói riêng của Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu trong thời gian vừa qua. Có thể thấy được rằng các chỉ tiêu phân tích chung cho thấy Công ty luôn hoạt động một cách vững vàng, năm nào cũng thu được lợi nhuận, nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh được đảm bảo, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tốt,... Tuy nhiên, những điều đó chưa nói lên hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty bởi những chỉ tiêu tài chính những năm vừa qua cho thấy công ty có một số sự suy giảm. Nguyên nhân chính là những khó khăn khách quan đã tác động lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh song cũng phải kể đến vấn đề sử dụng vốn của Công ty chưa đạt được hiệu quả. Điều này có thể thấy được thông qua những đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty. III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Bất kỳ một tổ chức kinh tế nào muốn sản xuất kinh doanh được đều phải dùng đến vốn. Vốn là điều kiện tiền đề cho hoạt động kinh doanh, nếu không có vốn thì không thể nghĩ đến kinh doanh được. Nhưng có vốn mà không biết sử dụng dụng thì còn tệ hại hơn gấp vạn lần. Ở đây thì việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả mới là nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp . Trong nền kinh tế thị trường, việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả được mọi tổ chức kinh tế quan tâm hàng đầu, đó chính là nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh. Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu đã tiến hành đầu tư và sử dụng như sau: 1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Do đặc thù Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu là kinh doanh thương mại nên trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản lưu động chiếm là phần lớn còn tài sản cố định của Công ty lại chiếm một tỷ trọng rất bé trong tổng số vốn kinh doanh. Do đó đồng vốn chủ yếu tập trung vào vốn lưu động còn vốn cố định thì chỉ đầu tư vào lúc ban đầu để phục vụ cho công việc như máy tính, máy fax... và một số phương tiện cần thiết khác, nhưng trong quá trình làm việc những năm trước đây thì một số đã khấu hao hết và một số đang trong quá trình khấu hao, hiện nay số tài sản đó vẫn còn dùng được. Bên cạnh đó Công ty vẫn đầu tư vào một số trang thiết bị khác tuy nhiên không đáng kể. Vì vậy mà doanh thu và lợi nhuận mà TSCĐ đem lại chủ yếu cho Công ty là nhỏ nên hệ số sinh lời ở đây hầu như là không có. Song trong cơ chế kinh tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn đảm bảo an toàn tài chính thì phải biết tận dụng mọi nguồn lực của doanh nghiệp của mình, nếu Công ty quá chú trọng vào phát triển nguồn vốn lưu động mà không phát triển vốn cố định thì dẫn tới cơ cấu về vốn không hợp lý, điều này sẽ rất là nguy hiểm trong điều kiện nền kinh tế có biến động lớn Do đó dựa vào tính chất và đặc thù của mình mà Công ty cần phải có sự phân bổ hợp lý vào cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của vốn nói riêng và tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của toàn Công ty nói chung. 2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.1 Cơ cấu vốn lưu động Là một doanh nghiệp tư nhân, kinh doanh trong lĩnh vực chính là cung cấp các mặt hàng kim khí cho nên nguồn vốn của công ty dành cho vốn lưu động là rất lớn. Cơ cấu vốn lưu động của Công ty được thể hiện qua bảng sau đây: Bảng 12: Cơ cấu vốn lưu động của công ty §¬n vÞ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lượng Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ Tiền 186.709.687 9,8 261.393.562 9,8 58.326.109 2,005 70.824.560 2,005 Các khoản phải thu 1.329.583.924 70 1.861.417.494 70 1.941.468.434 66,76 2.358.497.384 66,8 Hàng tồn kho 396.743.772 20,2 555.441.281 20,2 907.408.628 31,2 1.101.853.334 31,2 Tổng vốn lưu động 1.913.037.383 100 2.678.252.336 100 2.908.203.170 100 3.531.175.278 100 (Nguån: B¸o c¸o tµi chÝnh C«ng ty cæ phÇn th­¬ng m¹i tæng hîp Trung HiÕu) Từ bảng số liệu ta có một số nhận xét sau: Quy mô vốn lưu động năm 2005 tăng 765.214.953 đồng so với năm 2004, tương đương với 40% là do các khoản phải thu tăng tới 531.833.570 đồng. Năm 2006 và năm 2007 vốn lưu động cũng tăng nhưng rất thấp, chỉ 229.950.834 đồng và 622.972.108 đồng. Công tác quản lý chi phí kinh doanh và hàng tồn kho: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là khoản mục duy nhất trong hàng tồn kho nằm trong các sản phẩm đang sản xuất của Công ty. Trước khi cung cấp hàng cho một đơn vị hay một công trình, Công ty phải bỏ vốn thuê ngoài các phương tiện cần thiết, ngoài ra Công ty cũng phải ứng trước một khoản đầu tư vào tài sản lưu động, nguyên vật liệu… phục vụ cho nhu cầu. Nếu không đáp ứng hàng hóa kịp thời sẽ dẫn đến một số chi phí tăng lên: chi phí thuê máy móc, lương nhân công, tiền lãi vay… Đây cũng chính là nguyên nhân làm giảm số vòng quay vốn lưu động và kéo dài thời gian quay vòng vốn đã dẫn đến tình trạng hiệu quả sử dụng vốn không cao. Trong khi đó, năm 2004 hàng tồn kho của Công ty chiếm 20,2% trong tổng vốn lưu động, nghĩa là có tỷ trọng cao hơn so với tiền mặt thì đến năm 2005 là 20,2%, sang năm 2006 và năm 2007 tăng lên là 31,2%. Điều đó chứng tỏ lượng hàng hoá của Công ty được xuất ra rất lớn, lượng dự trữ hàng hóa nhiều hơn trước để phục vụ các nhu cầu khách hàng, nên tốc độ tăng dự trữ nhanh tuy nhiên cần đẩy mạnh doanh thu cao hơn nữa thì việc dự trữ mới thật sự có hiệu quả. Quản lý tiền mặt: Bảng 13: Chênh lệch tiền mặt qua các năm Đơn vị:VNĐ Chỉ tiêu Chênh lệch Năm 2005 so với năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 Năm 2007 so với năm 2006 Lượng (VNĐ) Tỷ lệ (%) Lượng (VNĐ) Tỷ lệ (%) Lượng (VNĐ) Tỷ lệ (%) TSLĐ 765.214.953 40 229.950.834 8,6 622.972.108 21,42 Tiền 74.683.875 40 -203.067.453 -77,69 12.498.451 21,5 ( Nguån: B¸o c¸o tµi chÝnh C«ng ty cæ phÇn th­¬ng m¹i tæng hîp Trung HiÕu) Quản lý tiền mặt trong Công ty là vô cùng quan trọng, tất cả tiền mặt tại quỹ, tiền trên các tài khoản ngân hàng và tiền đang chuyển (kể cả nội tệ và ngoại tệ) đều là thuộc nhóm tài sản bằng tiền. Do vậy cần tăng lượng tiền bằng cách đi vay bổ sung. Việc đi vay để tăng thêm nguồn vốn bằng tiền trong những thời điểm nào đó là một việc khá phổ biến. Khi vay tiền, điều cơ bản nhất là tính đến chi phí lãi vay và tính hiệu quả của đồng vốn. Đối với Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu ta thấy, lượng tiền mặt của Công ty rất không ổn định, biến động cả về tỷ trọng trong tổng vốn lưu động lẫn chênh lệch qua các năm cụ thể: Năm 2004, lượng tiền mặt của Công ty là 186.709.687 vnđ, năm 2005 lượng tiền mặt tăng lên cao, đạt 261.393.562 vnđ, tăng lên 74.683.875 vnđ ứng với 40 % tổng vốn lưu động. Nhưng đến năm 2006, tiền mặt của Công ty chỉ còn 58.326.109 vnđ, tức là đã giảm đi 203.067.453 vnđ, tức đã giảm đi 77,69%.và năm 2007 số tiền tuy có tăng lên thêm 12.498.451 tương đương với tốc độ tăng 21,5% tuy nhiên là không đáng kể. Như vậy, Công tác quản lý tiền mặt của Công ty chưa tốt, lượng tiền mặt thiếu ổn định, dẫn đến tình trạng bị động trong việc sử dụng vốn kinh doanh. Để đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn, Công ty cần hết sức lưu ý đến công tác này. Công tác quản lý các khoản phải thu: Bảng 14: Chênh lệch khoản phải thu qua các năm Đơn vị tính:VNĐ Chỉ tiêu Chênh lệch Năm 2005 so với năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 Năm 2007 so với năm 2006 Lượng (VNĐ) Tỷ lệ (%) Lượng (VNĐ) Tỷ lệ (%) Lượng (VNĐ) Tỷ lệ (%) TSLĐ 765.214.953 40 229.950.834 8,6 622.972.108 21,42 Khoản phải thu 531.833.570 40 80.050.940 4,3 417.028.950 21,5 ( Nguån: B¸o c¸o tµi chÝnh C«ng ty cæ phÇn th­¬ng m¹i tæng hîp Trung HiÕu) Trong cơ cấu vốn lưu động, các khoản phải thu của Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và giá trị tăng lên rất nhanh, đặc biệt năm 2005 khoản này tăng tới 40% so với năm 2004. Nguyên nhân làm cho các khoản phải thu của công ty lớn Đó là năm công ty thực hiện hợp đồng cung cấp một số lượng lớn hàng hóa cho khách hàng nhưng công tác thanh quyết toán các hợp đồng chậm, tuy nhiên những khoản này vẫn được coi là doanh thu cho Công ty nên khoản phải thu tăng và doanh thu cũng tăng. Sang năm 2006, Công ty đã tăng cường công tác siết nợ, đẩy mạnh các khoản phải thu từ khách hàng và Công ty trích từ quỹ khấu hao để bù đắp cho sự gia tăng của khoản phải thu nên mức tăng lên được giảm xuống còn 4,3%. Đến năm 2007 thì tỷ trọng các khoản phải thu này lại tăng lên là 21,5% Điều này là khá nguy hiểm, sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn mà trong thời điểm hiện nay Công ty đang thiếu vốn trầm trọng. Bên cạnh đó nếu Công ty vẫn không giảm được các khoản phải thu thì một số khoản trở thành nợ khó đòi đối với Công ty, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động Từ những phân tích trên có thể nhận xét rằng Công ty đang có xu hướng tăng hàng tồn kho trong vốn lưu động và giảm dần dự trữ tiền mặt. Tuy vậy các khoản phải thu tương đối lớn trong vốn lưu động có thể gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Việc này đã được hạn chế nhờ các chính sách linh hoạt của công ty. 2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty Cổ phần Thương Mại tổng hợp Trung Hiếu là doanh nghiệp thương mại chuyên kinh doanh các mặt hàng về kim khí, vật tư, thiết bị phụ tùng… Phần lớn nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là nguồn vốn ngắn hạn mà chủ yếu là vay nợ ngắn hạn. Đó không phải là nguồn vốn cho không, không phải trả lãi mà đều phải trả, nếu Công ty không đủ khả năng trả nợ thì số lãi sẽ ngày càng tăng cao hơn do số nợ của Công ty chuyển sang nợ quá hạn. Vấn đề đặt ra ở đây là Công ty phải quản lý và sử dụng số vốn đó như thế nào cho có hiệu quả nhất. Để đánh giá xem Công ty đã sử dụng vốn lưu động của mình như thế nào, hiệu quả ra sao? Ta nghiên cứu bảng biểu sau: Bảng 14: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Đơn vị:VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1.Doanh thu 7.258.612.871 8.961.250.459 9.350.362.201 11.874.959.995 2.VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ 1.913.037.383 2.678.252.336 2.908.203.170 3.531.175.278 3.Lợi nhuận sau thuế 69.133.704 103.868.771 123.959.071 251.461.200 4.Hiệu suất sử dụng VLĐ (1/2) 3,8 3,35 3,2 3,36 5.Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (3/2) 0,036 0,039 0,042 0,071 6.Số vòng quay vốn lưu động (1/2) 3,8 3,35 3,2 3,36 7.Hệ số đảm nhiệm VLĐ (2/1) 0,26 0,3 0,31 0.3 ( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) Bảng 15: Chênh lệch hiệu quả sử dụng vốn lưu động Đơn vị tính VNĐ Chỉ tiêu Chênh lệch Năm 2005 so với năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 Năm 2007 so với năm 2006 Lượng Tỷ lệ (%) Lượng Tỷ lệ (%) Lượng Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu 1.702.637.588 23,46 389.111.742 4,342 2.524.597.794 27 2.VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ 765.214.953 40 229.950.834 8,6 622.972.108 21,42 3.Lợi nhuận sau thuế 34.735.067 50,24 20.090.300 19,34 127.502.129 102,86 4.Hiệu suất sử dụng VLĐ (1/2) -0,45 -11,84 -0,15 -4,5 0,16 5,0 5.Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (3/2) 0,003 8,3 0,003 7,7 0,029 69,04 6.Số vòng quay vốn lưu động (1/2) -0,45 -11,84 -0,15 -4,5 0,16 5,0 7.Hệ số đảm nhiệm VLĐ (2/1) -0,04 -15,38 0,01 3,33 -0,01 -3,23 ( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán) Từ bảng biểu trên ta thấy: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: - Giai đoạn 2004 – 2007, hiệu suất sử dụng vốn lưu động tại Công ty không đều + Năm 2004, hiệu suất đạt 3,8% + Năm 2005, hiệu suất đạt 3,35% giảm 0,45 % so với năm 2004 + Năm 2006, hiệu suất đạt 3,2% giảm 0,15 % so với năm 2005 + Năm 2007, hiệu suất đạt 3,36% tăng 0,16 % so với năm 2006 Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty biến động không đều qua các năm, cụ thể: + Năm 2004, một đồng vốn lưu động của Công ty tạo ra 3,8 đồng doanh thu + Năm 2005, một đồng vốn lưu động của Công ty tạo ra 3,35 đồng doanh thu + Năm 2006, một đồng vốn lưu động của Công ty tạo ra 3,2 đồng doanh thu + Năm 2007, một đồng vốn lưu động của Công ty tạo ra 3,36 đồng doanh thu Nhìn chung, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty trong các năm qua là chưa được tốt. Công ty cần tìm giải pháp thích hợp hơn để quản lý hiệu quả sử dụng vốn của mình Tỷ suất lợi nhuận Mặc dù đã có sự tăng lên của doanh thu qua các năm nhưng tỷ suất lợi nhuận của Công ty còn chưa cao, cụ thể: - Năm 2004, một đồng vốn lưu động của Công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,036 đồng lợi nhuận - Năm 2005, một đồng vốn lưu động của Công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,039 đồng lợi nhuận - Năm 2006, một đồng vốn lưu động của Công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,042 đồng lợi nhuận - Năm 2007, một đồng vốn lưu động của Công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,071 đồng lợi nhuận Như vậy, sức sinh lợi của vốn lưu động có vẻ tăng lên qua các năm, đây là điều đáng khích lệ cho Công ty. Tuy có sự gia tăng, nhưng sức sinh lời vốn lưu động còn chưa cao, chứng tỏ chi phí quản lý còn cao. Trong thời gian tới, Công ty nên cố gắng phát huy hơn nữa khả năng của mình trong việc sử dụng vốn lưu động vì đây là vốn chủ yếu được tài trợ bằng nguồn ngắn hạn mà doanh nghiệp đi vay để sử dụng. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động - Số vòng quay của vốn lưu động: + Năm 2004, số vòng quay của vốn lưu động là 3,8 Vòng + Năm 2005, số vòng quay của vốn lưu động là 3,35 Vòng + Năm 2006, số vòng quay của vốn lưu động là 3,2 Vòng, giảm đi 0.15 Vòng so với năm 2005. Đến năm 2007, con số này là 3,36 vòng, tăng lên so với năm 2006 là 0,16 Vòng. Tương ứng với sự tăng lên của vòng quay vốn lưu động và ngược lại. Như vậy hiệu quả còn chưa cao. Trong giai đoạn 2004 – 2007, vốn lưu động của Công ty luân chuyển quá chậm và có biến động không đều theo chiều tăng, giảm. Phần lớn vốn lưu động trong giai đoạn này bị khách hàng chiếm dụng khiến cho vốn lưu động quay vòng lâu hơn làm cho hiệu quả sử dụng vốn chưa được cao .Giải pháp đặt ra là Công ty phải tìm cách giải phóng bớt các khoản phải thu để hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty được cao hơn. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Khác với tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty, hệ số đảm nhiệm lại biến thiên theo chiều tăng dần sau đó lại giảm xuống. Hệ số này cho biết cụ thể như sau: + Năm 2004, để tạo ra một đồng doanh thu thì Công ty cần bỏ ra 0,26 đồng vốn lưu động. + Năm 2005, để tạo ra một đồng doanh thu thì Công ty cần bỏ ra 0,3 đồng vốn lưu động. tăng 0,04 đồng so với năm 2005 + Năm 2006, để tạo ra một đồng doanh thu thì Công ty cần bỏ ra 0,31 đồng vốn lưu động, tăng 0,01 đồng so với năm 2005 + Năm 2007, để tạo ra một đồng doanh thu Công ty cần 0,3 đồng vốn lưu động, giảm 0,01 đồng so với năm 2006 Xu hướng biến động này chưa được tốt đối với Công ty. Cả tốc độ tăng và hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động biến động không đều. Trong thời gian tới, Công ty nên tìm cách rút ngắn số ngày luân chuyển của vốn lưu động xuống nhằm giúp Công ty đẩy nhanh chu kỳ kinh doanh của mình, tạo được doanh thu nhiều hơn đảm bảo 3. Hiệu quả sử dụng vốn chung tại Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Trung Hiếu Việc đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động một cách riêng rẽ chưa phản ánh được đầy đủ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Hơn thế nữa chúng lại có xu hướng vận động tương đối độc lập với nhau nên chưa thể đưa ra nhận xét tổng quát tình hình chung. Để đánh giá được chính xác hơn về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, ngoài các chỉ tiêu đã phân tích ở trên ta có thể xem xét các chỉ tiêu sau đây dựa vào bảng dưới đây: Bảng 15: Bảng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Đơn vị tính:VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1.Doanh thu thuần 7.258.612.871 8.961.250.459 9.350.362.201 11.874.959.995 2.Lợi nhuận sau thuế 69.133.704 103.868.771 123.959.071 251.461.200 3.Vốn kinh doanh 1.923.037.383 2.692.252.336 2.921.203.170 3.547.175.278 4.Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (1/3) 3,77 3,03 3,2 3,34 5.Tỷ suất lợi nhuận (2/3) 0,036 0,039 0,042 0,071 (Nguån: B¸o c¸o tµi chÝnh C«ng ty cæ phÇn th­¬ng m¹i tæng hîp Trung HiÕu) Bảng 16: Chênh lệch hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Đơn vị tính:VNĐ Chỉ tiêu Chênh lệch Năm 2005 so với năm 2004 Năm 2006 so với năm 2005 Năm 2007 so với năm 2006 Lượng Tỷ lệ (%) Lượng Tỷ lệ (%) Lượng Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu thuần 1.702.637.588 23,46 389.111.742 4,342 2.524.597.794 27 2.Lợi huận sau thuế 34.735.067 50,24 20.090.300 19,34 127.502.129 102,86 3.Vốn kinh doanh 769.214.953 30 228.950.834 8,5 625.972.108 21,43 4.Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (1/3) -0,74 -19,63 0,17 5,61 0,14 4,38 5.Tỷ suất lợi nhuận (2/3) 0,003 8,3 0,003 7,7 0,029 69,04 (Nguån: B¸o c¸o tµi chÝnh C«ng ty cæ phÇn th­¬ng m¹i tæng hîp Trung HiÕu) Từ bảng trên ta thấy: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty không ổn định qua các. Cụ thể: + Năm 2004, một đồng vốn kinh doanh của Công ty tạo ra được 3,77 đồng doanh thu + Năm 2005, một đồng vốn kinh doanh của Công ty tạo ra được 3,03 đồng doanh thu, giảm 0,74._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36731.doc
Tài liệu liên quan