Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Sông Đà 1

Tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Sông Đà 1: ... Ebook Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Sông Đà 1

doc54 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Sông Đà 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Từ khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường kéo theo đó là sự cạnh tranh gay gắt, nhiều đơn vị xuất hiện hơn nữa, nhà nước khuyến khích các đơn vị đầu tư. Tuy vậy một đơn vị muốn tồn tại và phát triển được thì điều kiện đầu tiên là vốn. Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một đơn vị được thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.  Vốn và nhân tố chi phối hầu hết các nhân tố khác. Việc sử dụng và quản lý vốn có hiệu quả mang ý nghĩa quan trọng trong quản lý đơn vị phải có chiến lược, biện pháp hữu hiệu để tận dụng nguồn vốn nội bộ trong đơn vị và nguồn bên ngoài. Từ khi đất nước ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc sử dụng vốn hiệu quả càng trở nên quan trọng. Vì vậy việc sử dụng và quản lý vốn hiệu quả của nó đem lại cho đơn vị nhiều lợi nhuận, làm cho đất nước ngày càng phát triển. Từ thực tiễn tình hình hoạt động của công ty, ta thấy không phải công ty nào cũng đạt được các mục tiêu như mong muốn, những công ty có chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường cộng với việc sử dụng và quản lý các nguồn vốn hiệu quả đã mang lại cho đơn vị những kết quả đáng khích lệ. Ví như doanh số tiêu thụ sản phẩm tăng, lợi nhuận sau thuế tăng, mở rộng quy mô sản xuất, chiếm lĩnh thị trường … Nhưng bên cạnh những đơn vị kinh doanh có hiệu quả thì cũng có không ít những đơn vị kinh doanh làm ăn thua lỗ dẫn đến phải sáp nhập hoặc bị phá sản. Điều này là lẽ tất yếu sẽ xẩy ra trong nền kinh tế thị trường. Bởi lẽ khi khoa học công nghệ càng phát triển thì càng đòi hỏi việc áp dụng những thành tựu đó vào trong quá trình sản xuất càng cao. Các đơn vị kinh doanh không ngừng thu thập thông tin và đổi mới sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đơn vị nào làm ăn có hiệu quả sẽ thắng được các đối thủ cạnh tranh. Mà vốn là nhân tố quan trọng tới quyết định tới quy mô sản xuất, việc quản lý và sử dụng vốn hiệu quả quyết định tới kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn chiếm vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển của các đơn vị kinh doanh. Chính vì tầm quan trọng và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nên trong khi thực tập tại công ty cổ phần Sông Đà 1 thuộc tổng công ty xây dựng Sông Đà em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sông Đà 1 ”. Chuyên đề thực tập của em bao gồm ba chương: Chương I: Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sông Đà 1. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo hướng dẫn cùng với các anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành tốt công tác của mình. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP Vốn là một phạm trù kinh tế, điều kiện tiên quyết cho bất cứ doanh nghiệp , nghành nghề kỹ thuật, kinh tế ,dịch vụ nào trong nền kinh tế. Để tiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải nắm giữ được lượng vốn nào đó. Vốn là gì? Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh với mục tiêu chung và quan trọng nhất đối với doanh nghiệp đó là lợi nhuận. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp phải luôn gắn liền với sự hoạt động của đồng vốn. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì điều đầu tiên mà các doanh nghiệp quan tâm và nghĩ đến là làm thế nào để có đủ vốn và sử dụng nó như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất. Vậy vốn là gì? Như vậy, theo quan điểm của K.Marx, vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất. Định nghĩa này mang một tầm khái quát lớn, nhưng do bị hạn chế bởi những điều kiện lúc bấy giờ nên Marx đã quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các nhà khoa học đại diện cho các trường phái khác nhau đã bổ sung các yếu tố mới cũng được coi là vốn. Nổi bật nhất là Paul.A.Samuelson_ Nhà kinh tế học trường phái tân cổ điển đã kế thừa các quan niệm của phái cổ điển đã phân chia các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thành 3 bộ phận là đất đai, lao động và vốn . Trong đó đất đai và lao động là các yều tố đầu tiên sơ khai, và vốn, hàng hóa là các yếu tố kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong cuốn “Kinh tế học” của David Begg đã bổ sung thêm: “Vốn được phân chia theo hai hình thái là vốn hiện vật và vốn tài chính”. Như vậy, ông đã đồng nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp.Trong đó: Vốn hiện vật: Là các hàng hoá dự trữ đã sản xuất mà sử dụng để sản xuất ra các hàng hoá khác. Vốn tài chính: Là tiền và tài sản trên giấy của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp dùng vào hai mục đích: thứ nhất dùng cho các hoạt động và khai thác (đảm bào cho các hoạt dộng hàng ngày của doanh nghiệp, trả tiền cho người cung ứng, thanh toán tiền lương, nộp phí, lệ phí, đóng góp cho xã hội vv…); thứ hai dùng để đầu tư trung và dài hạn (tiếp tục sản xuất, đầu tư mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu ). Ngoài ra, có nhiều quan niệm khác về vốn nhưng đều có thể khái quát lại trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh hình thái biểu hiện như sau: T...... H (TLLD, TLSX) ....... SX ....... H’......T’ Như vậy, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới mọi khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng tiền không phải là vốn. Nó chỉ trở thành vốn khi có đủ các điều kiện sau: Thứ nhất: Tiền phải đại diện cho một lượng giá trị tài sản hữu hình hoặc vô hình hay nói cách khác, tiền phải được đảm bảo bằng một lượng hàng hoá có thực (máy móc, nhà xưởng, bằng phát minh, tài sản trí tuệ khác …). Thứ hai: Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định. Doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải có được lượng tiền đủ lớn đề đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu (mua sắm trang thiết bị máy móc, thuê nhà xưởng…). Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệp không chỉ dựa vào tiềm năng về vốn của mình, mà phải tìm cách thu hút vốn từ nhiều nguồn khác như phát cổ phiếu, góp vốn liên doanh liên kết... Thứ ba: Khi có đủ một lượng nhất định thì tiền phải luôn vận động để sinh lời: tiền chỉ là một dạng tiềm năng của vốn thông qua quá trình sản xuất kinh doanh lượng tiền ban đầu tăng lên. Trong quá trình vận động vốn không ngừng thay đổi hình thái biểu hiện nhưng bắt đầu hay kết thúc của vòng tuần hoàn này luôn là biểu hiện dưới dạng tiền. Từ những vấn đề trên ta rút ra vốn có các đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất: Vốn là hàng hoá đặc biệt: - Vốn là hàng hoá vì nó bao hàm giá trị và giá trị sử dụng. + Về mặt giá trị: giá trị của vốn được thể hiện ở chi phí mà ta bỏ ra để có được nó. + Về mặt giá trị sử dụng thể hiện ở việc ta sử dụng vốn để đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh như mua máy móc, thiết bị vật tư, hàng hoá... - Vốn là hàng hoá đặc biệt vì có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu nó. Khi mua các hàng hóa khác quyền sử dụng và quyền sở hữu không tách rời nhau nhưng với vốn ta có thể vay mượn khi đó chỉ có quyền sử dung mà không có quyền sở hữu. Tính đặc biệt của vốn còn thể hiện ở chỗ: Nó không bị khấu hao trong quá trình sử dụng mà còn có khả năng tạo ra giá trị lớn hơn bản thân nó, có khả năng sinh lời. Chính vì vậy, giá trị của nó phụ thuộc vào lợi ích cận biên của của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra là phải làm sao sử dụng tối đa hiệu quả của vốn để đem lại một giá trị thặng dư tối đa, đủ chi trả cho chi phí đã bỏ ra mua nó nhằm đạt hiệu quả lớn nhất. Thứ hai: Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định chứ không thể có đồng vốn vô chủ. Tuỳ theo hình thức đầu tư mà người sở hữu và người sử dụng vốn có thể đồng nhất hay độc lập. Song, trường hợp nào đi chăng nữa, người sở hữu vốn vẫn được ưu tiên đảm bảo quyền lợi và quyền sở hữu vốn của mình. Thứ ba: Vốn phải luôn luôn vận động sinh lời. Một đồng hôm nay có giá trị hơn giá trị đồng tiền ngày hôm sau, do giá trị của đồng tiền chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: đầu tư, rủi ro, lạm phát, chính trị... Thứ tư: Vốn phải được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy, một doanh nghiệp muốn khởi sự thì phải có một lượng vốn pháp định đủ lớn. Muốn kinh doanh tốt thì doanh nghiệp phải tìm cách gom tiền thành món để có thể đầu tư vào phương án sản xuất của mình. Trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp quản lý vốn kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh có hiêu quả là nội dung quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến mức độ tăng trưởng hay suy thoái của doanh nghiệp. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta vần phải nắm được vốn có những loại nào, đặc biệt vận động của nó ra sao... Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp Vốn là một yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, vốn kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò quyết định trong thành lập hoạt động và phát triển cuả doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp lớn hay nhỏ là một trong những điều kiện để sắp xếp doanh nghiệp vào quy mô như : nhỏ, trung bình... và cũng là một trong những điều kiện sử dụng các nguồn tiềm năng hiện có và tương lai về sức lao động, nguồn hàng hoá, mở rộng và phát triển thị trường. Vốn là điều kiện tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh, nó quyết định sự ổn định liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh thực chất là nguồn của cải của xã hội tích luỹ tập trung lại. Nó chỉ là một điều kiện, một nguồn khả năng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên nó chỉ phát huy được tác dụng khi biết sử dụng quản lý chúng một cách đúng hướng hợp lý tiết kiệm và có hiệu quả. Phân loại vốn Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ ... hay hoạt động bất cứ ngành nghề gì, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định. Số vốn kinh doanh đó được biểu hiện dưới dạng tài sản. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng các loại vật tư, nguyên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị, trả lương nhân viên... Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí ở từng khâu sản xuất và toàn doanh nghiệp. Cần phải tiến hành phân loại vốn, phân loại vốn có tác dụng kiểm tra, phân tích quá trình phát sinh những loại chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh. Có nhiều cách phân loại vốn tùy vào mục đích nghiên cứu mà ta có thể phân loại vốn theo tiêu thức sau: - Phân loại vốn theo nguồn hình thành: Theo cách phân loại này, vốn bao gồm: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. ¨ Nợ phải trả: là các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp có nhiệm vụ phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như ngân hàng, các pháp nhân kinh tế khác, phải trả cho người bán, phải trả nhà nước,... Ngoài ra, còn có khoản vốn chiếm dụng lẫn nhau của các đơn vị nguồn hàng, khách hàng và bạn hàng. ¨ Vốn chủ sở hữu: là số vốn phải có khi hình thành doanh nghiệp, tức là số vốn cần thiết để đăng ký kinh doanh, hoặc vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân hoặc vốn của nhà nước giao. Có ba nguồn cơ bản tạo nên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, đó là: - Vốn kinh doanh: Gồm vốn góp (Nhà nước, các bên tham gia liên doanh, cổ đông, các chủ doanh nghiệp) và phần lãi chưa phân phối của kết quả sản xuất kinh doanh. - Các quỹ của doanh nghiệp: Hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh như: quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi. - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (chủ yếu là tài sản cố định): Khi nhà nước cho phép hoặc các thành viên quyết định. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm vốn đầu tư XDCB và kinh phí sự nghiệp (khoản kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, phát không hoàn lại sao cho doanh nghiệp chi tiêu cho mục đích kinh tế lâu dài, cơ bản, mục đích chính trị xã hội...). - Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn thì nguốn vốn của doanh nghiệp bao gồm: ¨ Nguồn vốn thường xuyên: bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn được dùng để tài trợ cho các hoạt động đầu tư mang tính dài hạn như đầu tư vào tài sản cố định. Trong đó: - Nợ dài hạn: Là các khoản nợ dài hơn một năm hoặc phải trả sau một kỳ kinh doanh, không phân biệt đối tượng cho vay và mục đích vay. ¨ Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh tron quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm: vay ngân hàng, tạm ứng, người mua vừa trả tiền... Như vậy, ta có: TS = TSNH + TSCĐ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu = Vốn tạm thời + Vốn thường xuyên Việc phân loại theo cách này giúp doanh nghiệp thấy được yếu tố thời gian về vốn mà mình nắm giữ, để sử dụng nguồn vốn thích hợp khi đầu tư. - Phân loại vốn dựa trên phương thức chu chuyển của vốn Theo đó người ta phân chia vốn thành hai loại là vốn cố định và vốn lưu động. ¨ Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định (TSCĐ), TSCĐ tham gia vào toàn bộ quá trình kinh doanh nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi dần sau nhiều chu kỳ kinh doanh. Vốn cố định biểu hiện dưới hai hình thái: - Hình thái hiện vật: Đó là toàn bộ tài sản cố định dùng trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó bao gồm nhà cửa, máy móc, thiết bị, công cụ... - Hình thái tiền tệ: Đó là toàn bộ TSCĐ chưa khấu hao và vốn khấu hao khi chưa được sử dụng để sản xuất TSCĐ, là bộ phận vốn cố định đã hoàn thành vòng luân chuyển và trở về hình thái tiền tệ ban đầu. ¨ Vốn lưu động: là một bộ phận của vốn sản xuất được biểu hiện bằng số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành một cách thường xuyên liên tục, nó được chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Nó là bộ phận của vốn sản xuất, bao gồm giá trị nguyên liệu, vật liệu phụ, tiền lương... Những giá trị này thu hồi sau khi đã bán hàng hoá. Trong quá trình sản xuất, bộ phận giá trị sức lao động biểu hiện dưới hình thức tiền lương đã bị người lao động hao phí nhưng được tái hiện trong giá trị mới của sản phẩm, còn giá trị nguyên, nhiên vật liệu được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong chu kỳ sản xuất kinh doanh đó. Vốn lưu động ứng với loại hình doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau. Căn cứ vào việc xác định vốn người ta chia vốn lưu động thành hai loại: - Vốn định mức:là vốn lưu động quy định mức tối thiểu cần thiết cho sản xuất kinh doanh.Nó bao gồm vốn dự trữ, vốn trong sản xuất , sản phẩm hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, vật tư thuê ngoài chế biến... - Vốn lưu động không định mức: là số vốn không phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không có căn cứ để tính toán định mức như: thành phẩm trên đường gửi đi, vốn kế toán... Căn cứ vào nguồn vốn lưu động, vốn lưu động có hai loại: - Vốn lưu động bổ xung là số vốn doanh nghiệp tự bổ xung từ lợi nhuận, các khoản tiền phải trả nhưng chưa đến hạn như tiền lương, tiền nhà... - Vốn lưu động do ngân sách cấp: là loại vốn mà doanh nghiệp nhà nước được nhà nước giao quyền sử dụng. - Vốn liên doanh liên kết: là vốn do doanh nghiệp nhận liên doanh, liên kết với các đơn vị khác. - Vốn tín dụng: là vốn mà doanh nghiệp vay ngân hàng và các đối tượng khác để kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp cần phải xác định cho mình một cơ cấu vốn lưu động hợp lý hiệu quả. Đặc biệt quan hệ giữa các bộ phận trong vốn lưu động luôn thay đổi nên người quản lý cần phải nghiên cứu để đưa ra một cơ cấu phù hợp với đơn vị mình trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Trong các doanh nghiệp khác nhau tỷ trọng, thành phần, cơ cấu của các loại vốn này cũng khác nhau. Nếu như trong doanh nghiệp thương mại tỷ trọng của loại vốn này chiếm chủ yếu trong nguồn vốn kinh doanh thì trong doanh nghiệp sản xuất tỷ trọng vốn cố định lại chiếm chủ yếu. Việc nghiên cứu các phương pháp phân loại vốn cho thấy mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, từ đó doanh nghiệp có các giải pháp huy động và sử dụng vốn phù hợp, có hiệu quả. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: Là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấp nhất. . Mục đích duy nhất của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả nhất định, lấy hiệu quả kinh doanh làm thước đo cho mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Theo quan điểm chung nhất hiện nay, hiệu quả kinh doanh là lợi ích đạt được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và do vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định dưới hai góc độ hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực và vật lực của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình kinh doanh. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí bỏ ra Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp Việt nam hiện nay Mục tiêu cũng như ý tưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới hiệu quả kinh tế trên cơ sở khai thác và sử dụng một cách triệt để mọi nguồn lực sẵn có. Khai thác và sử dụng các tiềm lực về vốn sẽ hình thành nên hiệu quả thực sự cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế các nguồn lực kinh tế trên cơ sở khai thác và sử dụng, đặc biệt là nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là nhu cầu thường xuyên bắt buộc. Đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấy được chất lượng của việc sản xuất kinh doanh nói chung và sử dụng vốn nói riêng. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có thể dựa vào các nhóm chỉ tiêu đo lường sau đây: - Nhóm chỉ tiêu tổng hợp Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Nó thể hiện mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh trong kỳ và số vốn kinh doanh bình quân. Ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau (theo giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân) : ¨ Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp. Hv = Trong đó: Hv - Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp. D - Doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ. V - Toàn bộ vốn sử dụng bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh sau một kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Trong đó vốn của doanh nghiệp bao gồm: vốn cố định và vốn lưu động, do đó ta có các chỉ tiêu cụ thể sau: ¨ Hiệu quả sử dụng vốn cố định HVCĐ = Trong đó: HVCĐ : Hiệu quả sử dụng VCĐ Vcđ : Vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ ¨ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động HVLĐ = D / VLĐ Trong đó: HVLĐ: Hiệu quả sử dụng VLĐ VLĐ : Vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ. Các chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao, đồng thời chỉ tiêu này còn cho biết doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì phải quản lý chặt chẽ và tiết kiệm về nguồn vốn hiện có của mình. - Tỷ suất lợi nhuận Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ. Hệ số này càng cao thì doanh nghiệp kinh doanh càng phát triển. Các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất lợi nhuận ( theo giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp – NXB Đại học kinh tế Quốc dân): ¨ Tỷ suất lợi nhuận của toàn bộ vốn kinh doanh. TLN = x100 Trong đó: TLN - Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn kinh doanh. åLNST - Tổng lợi nhuận sau thuế trong kỳ. - Tổng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ. ¨ Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: TLN VLĐ = x100 Trong đó: VLĐ : Tổng vốn lưu động bình quân trong kỳ. TLNVLĐ: Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của những đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ¨ Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định, TLNVCĐ. T LNVCĐ = x100 Trong đó: VCĐ - Tổng vốn cố địng bình quân trong kỳ.. Tuy nhiên phải lưu ý, khi sử dụng chỉ tiêu trên thì tất cả các nguồn thu nhập, lợi nhuận, doanh thu, phải là do chính vốn cố định tham gia tạo nên. Cùng với việc phân tích nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định qua một vài chỉ tiêu khác như: hệ số sử dụng công suất tài sản cố định. Hệ số hao mòn tài sản cố định - Tốc độ luân chuyển VLĐ Là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng vốn của DN. Nó bao gồm các chỉ tiêu sau ( theo giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân) : ¨ Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ: Là số lần luân chuyển vốn lưu động trong kỳ, nó đươc xác định như sau: C = Trong đó: C - Số vòng quay vốn lưu động. D - Doanh thu thuần trong kỳ. Vlđ - Vốn lưu động bình quân trong kỳ. Vốn lưu động bình quân tháng, quý, năm được tính như sau: Vốn LĐBQ tháng = (VLĐ đầu tháng + VLĐ cuối tháng)/2 Vốn LĐBQ quý, năm = (VLĐ1/2 + VLĐ2 +....+VLĐn-1+ VLĐn/2)/(n-1). Trong đó: VLĐ1,.. VLĐn - Vốn lưu động hiện có vào đầu tháng. Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ VLĐ của doanh nghiệp luân chuyển càng nhanh, hoạt động tài chính càng tốt, doanh nghiệp cần ít vốn mà tỷ suất lợi nhuận lại cao. ¨ Số ngày luân chuyển: Là số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động. N = = Trong đó: N - Số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn lưu động. T - Số ngày trong kỳ. ¨ Hệ số đảm nhiệm LVĐ: H = Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra được một đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng VLĐ. Hệ số này càng nhỏ càng tốt. ¨ Mức tiết kiệm VLĐ: Nó thể hiện trong quá trình sử dụng VLĐ do sự thay đổi tốc độ quay của nó. Có hai cách xác định: ¨ Cách 1: M-+ = VLĐ1 - Trong đó: M-+ - Mức tiết kiệm hay lãng phí VLĐ. VLĐ1 - Vốn lưu động bình quân kỳ này. D1 - Doanh thu thuần bình quân kỳ này. C0 - Số vòng quay vốn lưu động kỳ trước. ¨ Cách 2: M+ = (N1 - N0) x Trong đó: N1, N0 - Thời gian luân chuyển VLĐ kỳ này, kỳ trước T - Số ngày trong kỳ - Khả năng thanh toán ¨ Phân tích khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của DN phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu sau (theo giáo trình Đại học Kinh tế Quốc dân): *Hệ số thanh toán ngắn hạn = TSNH Nợ ngắn hạn * Hệ số thanh toán nhanh = Vốn bằng tiền +Các khoản phải thu Nợ ngắn hạn * Hệ số thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền Nợ đến hạn Ngoài ra, ta còn sử dụng chỉ tiêu về cơ cấu tài chính như: * Hệ số cơ cấu nguồn vốn = Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn * Hệ số nợ vốn cổ phần = Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Đó là các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. ¨ Phân tích tình hình thanh toán: Chính là xem xét mức độ biến thiên của các khoản phải thu, phải trả để từ đó tìm ra nguyên nhân của các khoản nợ đến hạn chưa đòi được hoặc nguyên nhân của việc tăng các khoản nợ đến hạn chưa đòi được. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 1 Lịch sử hính thành và phát triển của công ty cổ phần Sông Đà 1 C«ng ty Cæ phÇn S«ng §µ 1 lµ doanh nghiÖp Nhµ n­íc, ®­îc chuyÓn ®æi tõ C«ng ty TNHH Nhµ n­íc mét thµnh viªn S«ng §µ 1 theo quyÕt ®Þnh sè: 1446 /Q§-BXD ngµy 04/12/2007 cña Bé tr­ëng Bé X©y dùng. TiÒn th©n lµ C«ng ty X©y dùng S«ng §µ 1 ®­îc thµnh lËp theo QuyÕt ®Þnh sè 130A/BXD-TCLD ngµy 26/03/1993 cña Bé tr­ëng Bé X©y dùng. Ngµy 11 th¸ng 3 n¨m 2008 C«ng ty X©y dùng S«ng §µ 1 ®ã ®­îc ®æi thµnh C«ng ty S«ng §µ 1 theo quyÕt ®Þnh sè: 285/Q§-BXD cña Bé tr­ëng Bé X©y dựng. C«ng ty Cæ phÇn S«ng §µ 1 ho¹t ®éng theo giÊy phÐp kinh doanh sè: 0103021471 ®¨ng ký thay ®æi lÇn 5 ngµy 19/11/2009 cña Së KÕ ho¹ch vµ ®Çu t­ Thµnh phè Hµ Néi, víi c¸c chøc n¨ng: - X©y dùng c¸c c«ng tr×nh c«ng nghiÖp, d©n dông; - X©y dùng. khai th¸c vµ kinh doanh c¸c nhµ m¸y thñy ®iÖn; - X©y dùng c¸c c«ng tr×nh giao th«ng; - XuÊt nhËp khÈu m¸y mãc thiÕt bÞ vµ vËt liÖu x©y dùng; - X©y dùng ®­êng d©y vµ tr¹m ®iÖn; - Khai th¸c vµ chÕ biÕn kho¸ng s¶n (trõ kho¸ng s¶n Nhµ n­íc cÊm) vv… Vốn điều lê của công ty: 65.000.000.000 đồng. T óm tắt tổng tài sản trong 3 năm 2007, 2008, 2009 Đơn vị tính: Đồng VN TT CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng tài sản 256.016.162.666 302.216.282.953 361.403.078.398 2 Tổng nợ phải trả 247.267.383.895 285.461.493.977 337.276.336.480 3 Vốn lưu động 13.313.367.025 15.000.000.000 15.000.000.000 4 Doanh thu 204.759.297.136 249.263.495.526 274.892.000.000 5 Lợi nhuận trước thuế 5.731.588.604 2.665.469.182 5.134.927.369 6 Lợi nhuận sau thuế 4.126.743.795 2.008.511.366 2.629.348.918 GÇn 30 n¨m qua, C«ng ty Cæ phÇn S«ng §µ 1 ®ã gãp c«ng søc lËp nhiÒu thµnh tÝch trong c«ng cuéc x©y dùng c¸c c«ng tr×nh träng ®iÓm Quèc gia nh­: Thñy ®iÖn Hßa B×nh, YALY, VÜnh S¬n – S«ng Hinh, S¬n La, Tuyªn Quang, NËm ChiÕn, Huéi Qu¶ng v.v... Tßa nhµ mÆt trêi S«ng Hång, Héi s¬ ng©n hµng c«ng th­¬ng ViÖt Nam, kh¸n ®µi A s©n vËn ®éng quèc gia Mü §×nh, Trung t©m th­¬ng m¹i PLAZA Lý Th­êng KiÖt, Tßa nhµ 27 tÇng khu ®« thÞ Mü §×nh v.v... NhËn thÇu thi c«ng c¸c c«ng tr×nh c«ng nghiÖp nh­: C«ng tr×nh nhµ m¸y XM H¹ Long gåm Th¸p trao ®æi nhiÖt cao 101 m, th¸p trao ®æi nhiÖt cao 42 m, x©y dùng c¸c kho than, kho phô gia, nhµ lµm nguéi, clanker, hÖ thèng b¨ng t¶i.v.v; Thi c«ng D©y chuyÒn 2 nhµ m¸y XM Nghi S¬n...v.v Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty §¹i héi ®ång cæ ®«ng ®«ng ®«ng Tæng gi¸m ®èc Ban kiÓm so¸t Héi ®ång qu¶n trÞ Ng­êi ®¹i diÖn phÇn vèn c¸c c«ng ty liªn kÕt Phã TG§ Kü thuËt, vËt t­ - thi c«ng C¬ giíi Phã TG§ Kinh tÕ, tµi chÝnh - Dù ¸n ®Çu t­ Phã TG§ Phô tr¸ch khu vùc T©y B¾c Phßng Tæ chøc - hµnh chÝnh Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n Phßng Qu¶n lý kü thuËt – ThiÕt bÞ Phßng Dù ¸n - ®Çu t­ Phßng kinh tÕ kÕ ho¹ch Chi nh¸nh c«ng ty t¹i Qu¶ng Ninh Chi nh¸nh C«ng ty t¹i Hµ Néi Chi nh¸nh c«ng ty t¹i S¬n la THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 1 TRONG THỜI GIAN QUA Khái quát về nguồn vốn của công ty cổ phần Sông Đà 1 Chuyển sang nền kinh tế thị trường, với phương thức hạch toán kinh doanh độc lập. Các công ty Nhà nước nói chung và Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động nói riêng phải đối đầu với không ít khó khăn. Công ty cổ phần Sông Đà 1 đã chủ động và tự tìm kiếm cho mình nguồn vốn thị trường để tồn tại: tự tổ chức kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác thuộc mọi loại hình kinh doanh có tiềm lực, đánh giá đúng được những khó khăn đó, công ty đã kịp thời đổi mới, đầu tư phát triển kinh doanh, nâng cao quản lý trong lĩnh vực kinh doanh cũng như trong tổ chức hành chính nên kết quả hoạt động SXKD của công ty trong những năm qua rất đáng khích lệ. Để hiểu rõ hơn về kết quả kinh doanh của công ty ta phải xét xem công ty đã sử dụng các nguồn lực, tiềm năng sẵn có của mình như thế nào? Trong đó, việc đi sâu, phân tích về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cho ta thấy rõ nhất. Qua xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 cho thấy tổng số vốn đầu tư vào hoạt động SXKD là:361.430.078.000 đồng đến cuối năm số vốn này tăng lên tới 383.960.000.000 đồng. Trong đó đầu năm 2009: - Vốn lưu động là 210,29 tỷ đồng - Vốn cố định là 151,14 tỷ đồng Đến cuối năm 2009 số vốn này đạt lần lượt là: Vốn lưu động là 339,5 tỷ đồng Vốn cố định là 44,42 tỷ đồng Nguồn vốn này hình thành từ hai nơi: Vốn chủ sở hữu 29 tỷ đồng Nợ phải trả 356 tỷ đồng Cụ thể nguồn vốn của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Tình hình nguồn vốn của công ty Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Tổng cộng 362144 383960 I. Vốn chủ sở hữu 24868 6,867% 30.437 7,93% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 15000 4,142% 15.000 3,9% 2. Thặng dư vốn của chủ sở hữu 8987 2,48% 8988 2,3% 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiêu quỹ 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 7. Quỹ đầu tư phát triển 749,364 0,207% 749,364 0,195% 8. Quỹ dự phòng tài chính 131,467 0,0363% 131,467 0,034% 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 10. Lợi nhuận chưa phân phối 5569 1,45% 11. Nguồn kinh phí và quỹ khác - 714,539 0,2% -1465 0,38% II. Nợ phải trả 337276 93.13% 354987 92,45% 1. Nợ dài hạn 3690 0,01% 7270 1,89% 2. Nợ ngắn hạn 333586 92,11% 347717 90,56% (Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Sông Đà 1 2007- 2009) Từ bảng số liệu trên ta thu được các chỉ tiêu năm 2009 của công ty như sau: = Hệ số nợ = Tổng số nợ 354987 = 92,45% Tổng số vốn của công ty 383960 = Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn = 7270 = 19,28% Vốn CSH +Nợ dài hạn 30437+ 7270 Từ việc tính toán trên ta thấy: - Hệ số nợ của công ty rất lớn (92,45%) trong khi đó vốn tự có chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng nguồn (7,93%). Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được cấu thành bởi hai bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động. Xác định cơ cấu vốn là yếu tố quan trọng, nó thể hiện trình độ quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để xác định được cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động được dựa trên sự xác định cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Để đánh giá chính xác hơn ta đi vào phân tích bảng biểu sau: Bảng 2: Cơ cấu tài sản của công ty năm 2009 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Lượng Tỷ trọg Lượng Tỷ trọg Lượng Tỷ trọg Tổng giá trị 361430 1 383959 22529 I. Tài sản ngắn hạn 210290 58.182% 339541 88.431% 129251 30.248% 1. Vốn bằng tiền 2833 0.783% 1955 0.509% -878 -0.274% 2. Đầu tư TC ngắn hạn 170 0.047% 26439 6.885% 26269 6.838% 3. Khoản phải thu 82623 22.860% 82290 21.431% -333 -1.428% 4. Hàng tồn kho 103964 28.764% 222742 58.011% 118778 29.247% 5. Tài sản ngắn hạn khác 20700 5.727% 6115 1.592 -14585 -4.134% II. Tài sản dài hạn 151140 41.817% 44417 11.568% -106723 -30.25% 1. Phải thu dài hạn 0 0 0 2. Tài sản cố đinh 103416 28.613% 26473 6.894% -76943 -21.72% 3. Bất động sản đầu tư 0 0 0 4. Đầu tư tài chíh dài hạn 44924 12.429% 16740 4.35._.9% -28184 -8.069% 5. Tài sản dài hạn khác 2799 0.774% 1204 0.313% -1595 -0.46% (Nguồn: Bảng CĐKT của công ty cổ phần Sông Đà ngày 31/12/09) ¨ Về cơ cấu tài sản: Tài sản dài han là 151140 trđ (41,82%) vào đầu năm. Đến cuối năm giảm xuống là 44.417 trđ (11,56%), trong đó phần lớn là nằm ở tài sản cố đinh chiếm 28,613%, hàng tồn kho chiếm 58,01% tổng giá trị tài sản của công ty. Tài sản là hiện vật (hàng tồn kho, TSCĐ, bất động sản đầu tư) là 249215 trđ, chiếm 64,9%; tài sản còn lại là vốn bằng tiền, công nợ phải thu, đầu tư tài chính dài hạn chiếm 35,1%. Những tỷ lệ này cho thấy việc đầu tư dài hạn vào cơ sở vật chất kỹ thuật hình thành TSCĐ của DN khá lớn. Cụ thể một số nhóm tài sản như sau: - Về khoản phải thu: Tại thời điểm ngày 31/12/2009 là 82290 trđ chiếm một lượng đáng kể 21,43% tổng giá trị tài sản của DN. Tình hình này cho thấy vốn của Công ty bị chiếm dụng lớn. Tuy nhiên đã có xu hướng giảm đi từ đầu đến cuối năm 1,43%. Điều này chứng tỏ Công ty đã chú trọng vào việc thu hồi vốn từ khách hàng. Tuy nhiên đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm tình hình hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa cao. Vì các khoản nợ phải thu này không sinh lời, làm giảm tốc độ quay vòng của vốn. Để đáp ứng đủ cho các nhu cầu về các hoạt động khác thì DN phải đi vay, phải trả lãi suất. Đây là điều còn hạn chế trong sử dụng vốn của Công ty. - Về hàng hoá tồn kho: Tại thời điểm ngày 31/12/2009 là 222742 triệu đồng chiếm 58,01% tổng giá trị tài sản so với tổng giá trị Tài sản ngắn hạn thì hàng hoá tồn kho chiếm 65,6%, trong khi đó vốn bằng tiền 1955 trđ chiếm 0,51%. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn chưa hiệu quả, phần lớn vốn lưu động đọng ở khâu tồn kho quá lớn gây gánh nặng chi phí bảo quản, cất giữ tăng thêm làm cho tình hình tài chính của DN càng khó khăn. Giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho, ứ đọng không cần dùng, kém phẩm chất, chưa có biện pháp xử lý kịp thời nhất là vật tư ứ đọng từ những công trình rất lâu không còn phù hợp nữa.. - Về tài sản dài hạn: TS dài hạn của công ty là 44417 trđ chiếm 11,57% trong tổng tài sản giảm mạnh so với đầu năm -30,25% vì vậy trong năm 2010 công ty sẽ phải bỏ ra nguồn vốn đầu tư vào mua sắm tài sản dài hạn bắt đầu chu kì kinh doanh mới. Để xem xét tài sản có được tài trợ như thế nào ta sẽ nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn của DN thông qua bảng biểu sau: Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lêch Lượng Tỷ trọg Lượg Tỷ trọg Lượg Tỷ trọg Tổng cộng 362144 383960 I. Vốn chủ sở hữu 24868 6,867% 30.437 7,93% 5569 1 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 15000 4,142% 15000 3,9% 0 0 2. Thặng dư vốn của chủ sở hữu 8987 2,48% 8988 2,3% 1 -0,18% 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiêu quỹ 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 7. Quỹ đầu tư phát triển 749,364 0,207% 749,364 0,195% 0 8. Quỹ dự phòng tài chính 131,467 0,0363% 131,467 0,034% 0 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 10. Lợi nhuận chưa phân phối 5569 1,45% 5569 1 11. Nguồn kinh phí và quỹ khác -714,539 0,2% -1465 0,38% 713074 0 II. Nợ phải trả 337276 93.13% 354987 92,45% 17711 92 1. Nợ dài hạn 3690 0,01% 7270 1,89% 3580 2 2. Nợ ngắn hạn 333586 92,11% 347717 90,56% 14131 -2 (Nguồn: bảng cân đối kế toán Công ty CP Sông Đà 1 2007- 2009) Đối với nguồn hình thành tài sản, cần phải xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ( Ngân hàng, nhà cung cấp...) là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn (cả số tương đối và số tuyệt đối) thì khả năng đảm bảo tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Điều này dễ thấy thông qua tỷ suất tài trợ. Từ bảng biểu trên ta thấy tài sản của DN được hình thành từ hai nguồn là: Nợ phải trả ( Vốn vay chiếm dung).. Nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó: Nợ phải trả chiếm 93,13% đầu năm, đến cuối năm tăng về lượng là 17711trđồng nhưng tỷ trọng lại giảm đi còn 92,45%. Vốn chủ sở hữu chiếm một lượng rất nhỏ 7,93%. Như vậy, DN có một đồng vốn thì phải vay hoặc chiếm dụng gần 14 đồng cho kinh doanh (93,13%/6,87% = 13,55 lần) của mình. Điều này chứng tỏ Công ty đã tăng cường đi chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số liệu này chỉ mới phản ánh tại thời điểm 31/12/2009, do vậy, chưa phản ánh hết tình hình huy động vốn của DN. Tỷ trọng vốn vay của DN rất lớn đòi hỏi DN phải đạt mức doanh lợi cao mới đủ trả lãi vay Ngân hàng. ¨ Về nguồn vốn CSH: Tổng nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm là 30437 triệu đồng, trong đó đầu năm là 24868 triệu đồng, gấp 1,22 lần. Điều này cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng được cải thiện tăng dần tính độc lập với ngân hàng và các nhà cung cấp. Hơn nữa lợi nhuận chưa phân phối của DN đến cuối năm có đạt 5569 trđồng. Nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của DN. Như vậy, nguồn vốn CSH của DN quá nhỏ (8%), chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính là quá thấp so với chỉ tiêu của toàn ngành. ¨ Về nợ phải trả: Tổng số nợ phải trả là gần 337 tỷ đồng vào đầu năm, cuối năm con số này tăng lên gần đạt 355 tỷ đồng. Khoản nợ phải trả này DN phải mất chi phí cho việc sử dụng nó là lãi suất trong khi đó các khoản phải thu thì DN lại không được hưởng lãi. Cũng từ bảng 3 ta thấy, nếu xét về tỷ trọng thì tất cả các khoản phải trả bao gồm: nợ ngắn hạn có xu hướng giảm về tỉ trọng nhưng lại tăng tuyêt đối hơn 14 tỷ, nợ dài hạn có xu hướng tăng lên về cả tuyết đối và tương đối. Điều này chứng tỏ công ty đã chú ý đến đầu tư vào TSCĐ nhằm đổi mới thiết bị công nghệ, sử dụng hợp lý hơn nguồn vốn vay của mình. Nhưng vẫn chưa thất sự hợp lý. Như vậy, qua phân tích về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty cổ phần Sông Đà, ta thấy: Tổng tài sản của công ty tăng 21816 triệu đồng. Tất cả các loại tài sản đều có xu hướng tăng lên Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hiểu chính xác hơn ta đi sâu vào nghiên cứu vốn cố định và vốn lưu động của DN, từ đó giúp ta có được cái nhìn đầy dủ hơn về tình trạng sử dụng vốn tại công ty cổ phần Sông Đà. Tình hình sử dụng vốn cố định của công ty Để đánh giá được tình hình sử dụng vốn cố định của công ty ta nghiên cứu bảng biểu sau: Bảng 4: Cơ cấu tài sản cố định của công ty Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Tài sản cố định hữu hình 40146 33531 26473 - Nguyên giá 89878 96391 85842 - Giá trị hao mòn lũy kế -49731 -62859 -59369 2. Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 0 3. Tài sản cố định vô hình 0 0 0 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 26173 69884 0 Tổng cộng 66320 103416 26473 ( Nguồn : BCĐKT công ty CP Sông Đà 1 2007- 2009) Qua bảng biểu 4 ta thấy: Với hoạt động chủ yếu là xây dựng các công trình TSCĐHH chiếm khá cao trong tổng số tài sản cố định của công ty. Năm 2007 tỷ trọng này đạt 60,53%, năm 2008 đạt 32,42%, năm 2009 chiếm 100%. Như vậy, tỷ trọng tài sản cố định hữu hình của công ty tại thời điểm lớn nhất là năm 2009 và có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ công ty đã cố gắng đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình thi công công trình. Tuy nhiên về mặt số tuyệt đối giá trị tài sản cố định hữu hình lại giảm đi từ năm 2008- 2009 từ 33531 triệu đồng xuống còn 26 473 triệu đồng. Theo tài liệu kiểm kê cuối năm 2009 gồm 41 đầu tài sản nguyên giá 6.927,253 triệu đồng, giá trị còn lại 235,915 triệu đồng hiện đang thuộc sự quản lý của cơ quan công ty (25 đầu tài sản), Chi nhánh Sơn la (10 đầu tài sản), Chi nhánh Hà Nội (1 đầu tài sản), chi nhánh Quang Ninh (5 đầu tài sản). Hơn thế nữa để hoà nhập vào xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá thương mại điện tử hiện nay thì công ty đổi mới trang thiết bị này là hoàn toàn phù hợp để tăng khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, khoản tài sản cố định dùng để đầu tư dài hạn vào tài chính trong đó có chứng khoán tăng qua các năm từ 16740 triệu đồng năm 2008 lên tới 44924 triệu đồng, điều này chứng tỏ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khá tốt nhưng lơi nhuận thu lại chưa được cao. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang có xu hướng giảm dần về sau kể từ năm 2009, điều này cho thấy công ty đã từng bước sử dụng hợp lý hơn nguồn vốn của mình. Để nắm rõ hơn ta xem tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp qua bảng biểu sau: Bảng 5: Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu của công ty (Nguồn BCTC của công ty từ năm 2007 đến năm 2009) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Vốn chủ sở hữu 24014 24868 30437 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 15000 15000 15000 - Thặng dư vốn chủ sở hữu 9014 8987 8987 - Quỹ đầu tư phát triển 749,364 749,364 - Quỹ dự phòng 131,467 131,467 - Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu - Lợi nhuận chưa phân phối 5569 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác -714,539 -1465 -Quỹ khen thưởng phúc lợi -714,537 -1465 Từ biểu trên ta thấy, vốn chủ sở hữu của công ty có tăng qua các năm nhưng lượng tăng này vẫn còn rất nhỏ, lợi nhuận chưa phân phối của công ty tăng lên chứng tỏ công ty đang có xu hướng tích lũy đầu tư chiều mở rộng. Trong năm 2010, ủy ban chứng khoán nhà nước đã chấp thuận cho công ty tăng vốn điều lệ đợt 1 từ 15 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng trong quý I/2010; và đợt 2 từ 50-100 tỷ đảm bảo nguồn vốn cho SXKD và thực hiện các dự án đầu tư của công ty. Tình hình sử dụng vốn lưu động Như ta đã biết đặc điểm riêng có của ngành xây dựng là chu kỳ kinh doanh dài, tổ chức sản xuất theo kiểu dự án, quy trình sản xuất không đồng bộ, hơn thế nữa sản phẩm dở dang có giá trị lớn, dự trữ nguyên vật liệu nhiều do vậy nhu cầu về vốn lưu động là rất lớn. Mặt khác không thể doanh nghiệp nào cũng cũng có thể đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh cho các công trình xây dựng của mình bằng nguồn vốn tự có, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng thêm vào đó là chi phí sử dụng vốn tự có thường lớn hơn là vốn vay, vì vậy việc huy động vốn phù hợp với công ty của mình từ các nguồn vốn khác nhau là một đầu tư tất yếu, đòi hỏi các nhà quản trị tài chính phải có cái nhìn đúng đắn - Cơ cấu vốn lưu động Để đánh giá cơ cấu vốn này ta nghiên cứu bảng biểu sau: (trang sau) Từ bảng 6 ta thấy : ¨ Vốn bằng tiền: Năm 2007 là 260186,5 triệu đồng chiếm 13% trong tổng vốn lưu động tại công ty. Năm 2008, số vốn này giảm đi còn 2883 triệu đồng Năm 2009, số vốn bằng tiền lại giảm cả về số tuyệt đối (- 928) triệu đồng cong 1955 triệu đồng lẫn số tương đối (32.2%). Qua chỉ tiêu về vốn bằng tiền của công ty ta thấy vốn bằng tiền về số tuyệt đối thì nó biến động theo chiều hướng giảm và về tỷ trọng thì nó cũng biến động theo chiều hướng giảm dần. Đây là một điểm tốt đối với công ty, công ty không nên giữ nhiều tiền mặt vì sẽ lãng phí, tránh được tình trạng vay về để đấy mà phải trả lãi cho ngân hàng, trả lãi cho đối tượng cho vay ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty do phải trả lãi nhiều hơn.Và như vậy thể hiện vòng quay của vốn trong công ty có hiệu quả lượng vốn nhàn dỗi của công ty là thấp. Để sử dụng hiệu quả đồng vốn, công ty đã thực hiện gửi tiền có kì hạn tại ngân hàng trong đó: 20tỷ ở ngân hàng Quân đội, Ngân hàng đầu tư và phát triển Đông đô 2 tỷ đồng trong 2 tháng.lãi suất 9% năm. ¨ Về các khoản phải thu Năm 2007, các khoản phải thu của công ty là 77742 triệu đồng chiếm 38,5% trong tổng số vốn lưu động. Nó bao gồm: khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán. Phải thu nội bộ ngắn hạn, phải thu theo chế độ HĐXD, các khoản phải thu khác, dự phòng các khoản phải thu khó đòi Năm 2008, con số này là 82623 triệu đồng chiếm 39,3% trong tổng số vốn lưu động của công ty. Năm 2009, các khoản phải thu của công ty là 82289 triệu đồng tương ứng với 24,23% trong tổng vốn lưu động. Trong đó công nợ phải thu khó đòi là 10547 tỷ đồng; công nợ tạm ứng cá nhân toàn công ty 2377,3 triệu đồng ( chưa đến hạn là 410,263 triệu đông, quá hạn là 1889 triệu đồng);. + Các khoản phải thu của khách hàng tăng lên qua các năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Đây là một điều bất lợi cho công ty, nó chứng tỏ công ty đã và đang ngày càng bị chiếm dụng vốn nhiều hơn, điều này sẽ làm cho công ty tạm thời thiếu vốn lưu động để tiến hành hoạt động kinh doanh, muốn đảm bảo cho quá trình SXKD của mình được liên tục, đòi hỏi công ty phải đi vay vốn, phải trả lãi trong khi đó số tiền khách hàng chịu thì công ty lại không thu được lãi. Đây là một trong những vấn đề đòi hỏi công ty cần quan tâm và quản lý chặt hơn tránh tình trạng không tốt như: Nợ khó đòi, nợ không có khả năng trả, rủi ro trong kinh doanh, rủi ro về tài chính... của công ty. + Khoản trả trước cho người bán: Có xu hướng tăng lên về số tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng, nếu năm 2007 là 7,91% thì năm 2009 là 27,44%. Điều này cho thấy uy tín của công ty đã giảm dần đi. ¨ Các khoản phải thu nội bộ Các khoản phải thu nội bộ trong 3 năm gần đây 2007, 2008, 2009 thì con số này không còn nữa. Điều này có lợi cho công ty, ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh tại công ty. Khi những năm trước đó con số này vẫn là con số dương trong đó nợ khó đòi nằm trong tay công nhân viên của công ty đã nghỉ hưu hoặc thôi việc. Đối với các khoản phải thu khác: Cũng có chiều hướng giảm đáng kể năm 2008, 2009 giảm đi hơn một nửa so với năm 2007 từ 9105 tỷ đồng xuống còn 4182 triệu đông. Khoản mục phải thu của công ty chiếm phần lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ¨ Đối với hàng tồn kho Cũng từ bảng bảng 6 ta thấy hàng tồn kho của công ty có xu hướng ngày càng tăng với tốc độ tăng cao. Cụ thể: - Năm 2007 hàng tồn kho của công ty là 83160 triệu đồng (chiếm 27,48%). - Năm 2008 hàng tồn kho của công ty là 103963 triệu đồng (chiếm 28,76%). - Năm 2009 hàng tồn kho của công ty là 222742triệu đồng (chiếm 58%). Hàng tồn kho tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Nguyên nhân làm cho hàng tồn kho của công ty tăng lên là: + Đối với hàng tồn kho dự trữ là nhu cầu thường xuyên đối với các đơn vị kinh doanh nhưng dự trữ ở mức nào là hợp lý đó mới là quan trọng: nguồn dự trữ lớn sẽ làm cho vốn tăng lên, hàng hoá ứ đọng, dư thừa ... gây khó khăn trong kinh doanh, nhưng nếu dự trữ thấp sẽ gây thiếu hụt, tắc nghẽn trong khâu sản xuất mà đặc điểm của công ty lại là chuyên về xây dựng các công trình nên nó phụ thuộc theo mùa vụ xây dựng. Vì vậy, dự trữ tài sản lưu động phải điều hoà sao cho vừa đảm bảo yêu cầu kinh doanh được tiến hành liên tục, vừa đảm bảo tính tiết kiệm vốn, tránh tình trạng dư thừa, ứ đọng lãng phí. Với NVL tồn kho, công cụ, dụng cụ tồn kho ít biến động hơn không đáng kể ¨ Đối với TSNH( tài sản ngắn hạn) khác nó biến động theo xu hướng tăng giảm, cụ thể: - Năm 2007 TSNH khác của công ty là 13881 triệu đồng ( 6,9 % ) - Năm 2008 TSNH của công ty là 20700 triệu đồng ( 9,84% ) có sự tăng lên so với năm 2007 - Năm 2009 TSNH khác của công ty là: 6114 triệu đồng ( 1,8%) có xu hướng giảm đi so với năm 2008. Bên cạnh đó khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lại tăng vọt và năm 2009 cụ thể giá trị này là 26439 triệu đồng chiếm xấp xỉ 8% trong khi các năm trước con số này chỉ đạt 0,29% và 0,08%. Như vậy công ty đang chuyển hướng đầu tư một phần vốn lưu động vào đâug tư tài chính ngắn hạn thay vì đầu tư vào tài sản ngắn hạn để thu lợi nhuận cao hơn sau hai năm thị trường kinh tế gặp khủng hoảng. Bảng 6: Cơ cấu vốn lưu động của công ty cổ phần Sông đà 1 Đơn vị: triệu đồng Năm 2001 Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu Lượng % Lượng % Lượng % I. Tiền 26086 12.918 2833 1.34718 1955 0.575 1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả NL) 26086 12.918 2833 1.347 1955 0.575 2. TGNH 0 0 0 0 0 0 3. Tiền đang chuyển 0 0 0 0 0 0 II. Các khoản phải thu 77742 38.498 82623 39.29 82290 24.235 1. Phải thu của khách hàng 60553 29.986 54286.5 25.815 56284 16.576 2. Trả trước cho người bán 6156 3.048 3471 1.650 22581 6.650 3. thu khó đòi 0 0 -640 -0.304 -830 -0.244 4. Phải theo tiến độ SXKD 737 0.364 79 0.037 70.627 0.02 5. Phải thu khác 10295 5.098 25426 12.09 4182 1.231 III. Hàng tồn kho 83623 41.41 103963 49.437 222742 65.6 1. Hàng tồn kho 83623 41.411 109108 51.884 222742 65.6 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0 -5144 -2.44 0 0 IV. TSNH khác 13881 6.874 20700 9.843 6115 1.80 1. Chi phí trả trước 426 0.212 664 0.31 935 0.275 2. Thuế VAT khấu trừ 8466 4.192 7431 3.53 2704 0.796 3. Thuế và khoản phải thu của nhà nước 0 0 0 0 0 0 4. Tài sản ngắn hạn khác 4989 2.470 12605 5.994 2475 0.728 V. khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 600 0.29 170 0.080 26439 7.78 Tổng 201934 100 210290 100 339541 100 ( Nguồn BCĐKT Công ty CP Sông Đà 1 2007- 2009) Như vậy, kết cấu vốn lưu động của công ty năm 2008 có sự thay đổi so với năm 2007, năm 2009 có khác với năm 2008 cụ thể là: - Tổng vốn lưu động năm 2008 tăng 8356 triệu đồng so với năm 2007, đến năm 2009 con số này đạt 339541 triệu đồng. Qui mô vốn lưu động ngày càng tăng, điều này chứng tỏ DN ngày càng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình bằng vốn lưu động. Đây là điều bất lợi đối với công ty. - Muốn hiểu rõ hơn, ta xem vốn lưu động của công ty có được tài trợ một cách vững chắc không? Ta dựa vào bảng biểu sau: Bảng 7: Nguồn tài trợ vốn lưu động Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Nợ ngắn hạn 261778 333586 347717 2. Tồn kho 83623 103963 222742 3. Phải thu 77742 82623 82290 4. Tồn kho và các khoản phải thu 161365 186586 305032 5. Nhu cầu VLĐ thường xuyên (4-1) -100413 -147000 -42685 (Nguồn BCĐKT của công ty năm2007-2009) Từ bảng 7 ta thấy nhu cầu VLĐ thường xuyên < 0 có nghĩa là các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài dư thừa để tài trợ vốn ngắn hạn của doanh nghiệp là không có, DN không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh của mình thể hiện khả năng độc lập về tài chính của công ty. Tuy nhiên hàng tồn kho chiếm quá cao trong nguồn tài trợ vốn lưu động như vậy vốn của công ty đang bị ứ đọng ở khâu hàng tồn kho, vốn này bị chiếm dụng mà không sinh lời thậm chí có thể bị giảm giá trị. Trên đây là những đánh giá sơ qua về cơ cấu vốn lưu động và nguồn tài trợ VLĐ. Bên cạnh thành tựu đạt được thì DN vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục. Để thấy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty như thế nào, ta đi xem xét tình hình thanh toán của công ty trong mấy năm gần đây. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công cổ phần Sông Đà 1 Để đánh giá xem công ty đã sử dụng vốn lưu động của mình như thế nào, hiệu quả ra sao? Ta nghiên cứu bảng biểu sau: Bảng 8:Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần Sông Đà 1 Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Doanh thu thuần 302644 361430 383959 2. VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ 15000 15000 15000 3. Lợi nhuận sau thuế 2008,5 2629,35 5569 4. Hiệu suất sử dụng VLĐ (1/2) 20,18 24,1 25,6 5. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (3/2) 13,39% 17,53% 37,12% 6. Số vòng quay VLĐộng (1/2) 20,18 24,1 25,6 7. Số ngày luân chuyển của một vòng quay VLĐ 18,1 15,15 14,26 8. Hệ số đảm nhiệm VLĐ(2/1) 5% 4,15% 3,9% 9. Mức tiết kiệm VLĐ -999,456 -2921,146 -882,585 (Nguồn BCTC của công ty năm2007-2009) Từ bảng 7 ta thấy: ¨ Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: - Giai đoạn 2007 - 2009, hiệu suất sử dụng vốn lưu động tại công ty tăng lên khá ổn định đều + Năm 2007, hiệu suất đạt 20,18 trên một đồng vốn + Năm 2008, hiệu suất này là 24,1 tăng 19,42% so với năm 2007 Năm 2009, hiệu suất đạt 25,6 tăng ít hơn so với năm 2008 tăng 6,22% Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty biến động khá đều, ổn định qua các năm, cụ thể: + Năm 2007, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra 20,18 đồng doanh thu + Năm 2008, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra được 24,1 đồng doanh thu + Năm 2009, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra được 25,6 đồng doanh thu, tăng so với năm 2007; 2008 Nhìn chung, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty trong thời gian vừa qua là khá tôt nhưng chưa có sự phát triển cao. Doanh nghiệp cần tìm giải pháp thích hợp hơn để phát huy hiệu quả sử dụng vốn của mình. ¨ Tỷ suất lợi nhuận. Cùng với sự tăng lên của doanh thu qua các năm thì tỷ suất lợi nhuận của công ty cũng tăng lên tương ứng, cụ thể: - Năm 2007, một đồng vốn lưu động của công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,1339 đồng lợi nhuận. - Năm 2008, một đồng vốn lưu động của công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được 0,1753 đồng lợi nhuận, tăng 0,04 đồng so với năm 2009. - Năm 2009, một đồng vốn lưu động của công ty tạo ra được 0,3712 đồng lợi nhuận, tăng hơn gấp đôi so với năm 2008. Trong thời gian tới, công ty nên cố gắng phát huy hơn nữa khả năng của mình trong việc sử dụng vốn lưu động vì đây là vốn chủ yếu được tài trợ bằng nguồn ngắn hạn mà doanh nghiệp đi vay để sử dụng. Như vậy, sức sinh lời của vốn lưu động tăng lên qua các năm, đây là điều đáng khích lệ cho công ty. Và sự gia tăng này đã có chiều hướng tăng nhanh, chứng tỏ doanh nghiệp quản lý có hiệu quả. ¨ Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động: - Số vòng quay của vốn lưu động: + Năm 2007, số vòng quay của vốn lưu động là 20,14 vòng. + Năm 2008, số vòng quay của vốn lưu động là 24.1 vòng , tăng lên gần 4 vòng so với năm 2007. Đến năm 2009, con số này là 25.6 vòng, tăng thấp hơn so với năm 2008 là 1,5 vòng. Tương ứng với sự tăng lên của vòng quay vốn lưu động là sự giảm đi của số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn lưu động. Hiệu quả này đã khá cao chẳng hạn: + Năm 2007, số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn lưu động là 18,1 ngày, điều này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty khá tốt,dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp tăng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. + Năm 2008, khi vòng quay vốn lưu động tăng lên là 24,1 vòng nên số ngày luân chuyển giảm xuống còn 15,15 ngày, giảm 3 ngày so với năm 2008. Điều này là một thuận lợi cho công ty trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì lượng vốn của công ty khã lớn mỗi ngày luân chuyển đều tạo lợi nhuận cho công ty. + Năm 2009 con số vòng quay vốn lưu động giảm đi còn 25,6 vòng tương ứng với số ngày luân chuyển một vòng quay vốn lưu động là 14 ngày, giảm 1 ngày so với năm 2008. Trong giai đoạn 2007 - 2009, vốn lưu động của công ty luân chuyển khá tốt và ồn định. Công ty cần phát huy hơn lợi thế này ¨ Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Ngược lại với tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty, hệ số đảm nhiệm lại biến thiên theo chiều giảm. Cụ thể hệ số này chuyển biến như sau: + Năm 2007, để tạo ra được một đồng doanh thu thì công ty cần bỏ ra 0,05 đồng vốn lưu động. +Năm 2008, để tạo ra một đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần bỏ ra 0,0415 đồng vốn lưu động, giảm 0,0085 đồng so với năm 2007. +Năm 2009, để tạo ra một đồng doanh thu doanh nghiệp cần 0.039 đồng vốn lưu động, giảm 0,002 đồng so với năm 2008. Xu hướng biến động này là chưa phát huy được hêt tiềm năng của công ty. Cả tốc độ tăng và hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động biến động thấp. Thời gian tới, công ty nên duy trì hướng giảm dần hệ số đảm nhiệm. ¨ Mức tiết kiệm vốn lưu động Ngoài các chỉ tiêu trên hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được đánh giá thông qua chỉ tiêu mức tiết kiệm vốn lưu động. Từ bảng 8 ta thấy: Công ty đã sử dụng vốn lưu động được tiết kiệm khá lớn nhưng mức tiết kiệm này không đều qua các năm, nó biến động theo xu hướng tăng - giảm, cụ thể: Năm 2007, công ty đã tiết kiệm được số vốn lưu động là 1000 triệu đồng. Năm 2008, công ty đã tiết kiệm được gần 3000 triệu đồng, tăng gần 2000 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009, con số này giảm xuống còn 882 triệu đồng. Như vậy, công ty tiết kiệm được lượng vốn lưu động khá cao, điều này có thể do công ty đã tăng được tốc độ luân chuyển vốn, vòng quay vốn nhanh hơn. Chẳng hạn: . Mức tiết kiệm vốn của giai đoạn này là rất tốt cho công ty, giúp công ty giảm được các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng hoặc của các tổ chức tín dụng khác, tiết kiệm được khoản lãi phải trả. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY Từ việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Sông Đà ở trên ta thu được một số đánh giá khái quát sau : 2.3.1 - Những kết quả đạt được 2.3.1.1 - Về vốn cố định. Công ty đã sử dụng hợp lý nguồn vốn tự có để đầu tư thay mới, đảm bảo cho công ty có được một cơ cấu tài sản cố định hợp lý với máy móc, phương tiện hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của mình, chú trọng đầu tư vào máy móc, thiết bị, dụng cụ quản lý, tiến hành nhượng bán số máy móc thiết bị cũ, lạc hậu. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ngày càng tăng qua các năm kể từ năm 2007 đến năm 2009. Công ty đã tiến hành lập kế hoạch khấu hao cho từng năm. Phương án này giúp công ty kế hoạch hoá được nguồn vốn khấu hao, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn này. Công ty quy định rõ trách nhiệm vật chất đối với từng cá nhân, phòng ban trong việc sử dụng tài sản của mình, đảm bảo tài sản được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả tránh thất thoát không đáng có.. Thực hiện cơ cấu lại các khoản đầu tư tài chính dài hạn : bán phàn góp vốn tại các công ty cổ phần thủy điện DắcĐrinh ; Sắt Thạch Khê ; Nhiệt điện Sơn Trạch ; Sông Đà đất vàng, Sông Đà Trường sơn... để bổ sung vốn cho hoạt động SXKD. Tỷ suất lợi nhuận đạt được ngày càng cao, công ty đã tiết kiệm được số vốn cố định của mình trong việc sử dụng . 2.3.1.2 - Về vốn lưu động Công ty ngày càng sử dụng hợp lý, có hiệu quả hơn vốn lưu động của mình. Điều này đã được đánh giá qua các chỉ tiêu phân tích ở trên. Đã thu xếp vốn đủ và kịp thời co các dự án đầu tư nâng cao năng lực thi công ( máy đào bánh xích, máy khoan đá, hệ thống cốt pha thép vv...). Đã khai thông được quan hệ tín dụng với các Ngân hàng ĐT&PT Đông Đô năm 2009 la 60 tỷ đồng ( trong đó hạn mức vay vốn lưu động 30 tỷ đồng ; hạn mức bảo lãnh là 30 tỷ đồng), duyệt hạn mức vốn lưu động phục vụ thi công dự án tòa nhà CT4 Văn Khê tại Ngân hàng NT&Pt nông thôn Tràng An là 20 tỷ đồng, ngân hàng thương mại và cổ phần quân đội là 16,8 tỷ. Những kết quả đó là: Thứ nhất: Tình hình cho thấy doanh thu tăng nhanh qua các năm, khắc phục được tình trạng khó khăn trong năm trước. Thứ hai: Khả năng thanh toán của công ty ngày càng tăng, có nghĩa là công ty có khả năng đáp ứng những khoản nợ ngắn hạn tốt hơn nâng cao được uy tín của công ty trên thị trường. Thứ ba: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty tăng đều qua các năm và đặc biệt tỷ suất lợi nhuận tăng lên khá nhanh. Thứ tư: Từ kết quả đã đạt được trong năm 2007 - 2009, giúp công ty thuận lợi hơn nhiều trong việc huy động nguồn vốn để tài trợ cho sử dụng vốn của mình, giúp công ty tạo thêm được mối quan hệ với nhiều bạn hàng, có uy tín hơn trên thương trường. Thứ năm: Công ty đã thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập tới các xí nghiệp thành viên, giúp các xí nghiệp này có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng và quản lý vốn được giao, giảm được sự mất mát về tài sản như trước đây.. Thứ sáu : Trong quý III/ 2009 thị trường chúng khoán đã hồi phục việc đầu tư tài chính của công ty qua thị trường này đã phát huy được hiệu quả cao , giảm áp lực về nguồn vốn để đầu tư và SXKD. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những thành công trên, cụ thể: ¨ Những nguyên nhân khách quan. Thứ nhất: Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc bộ Công thương trong việc thực hiện các công trình mới xây dựng và tu sửa cho đất nước nhằm thu hút sự đầu tư của nước ngoài. Vì thế, mục tiêu kinh doanh của công ty phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và xu thế hội nhập quốc tế. Thứ hai: Nhà nước đã ban hành một hành lang pháp lý , có ảnh hưởng tới và tạo cơ hội thuận lợi cho các công ty thuộc lĩnh vực xây lắp phát triển hơn. Và hơn nữa năm 2009 vừa qua là năm số lượng các công trình xây dựng tăng mạnh so với các năm trước tạo điều kiện cho công ty có nhiều hợp đồng. ¨ Nguyên nhân chủ quan. Thứ nhất: Thời gian đầu, công ty luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu việc làm nhưng đến nay cán bộ của công ty được trang bị khá đầy đủ với trình độ cao. Do sự cố gắng nỗ lực của các cán bộ công nhân viên trong công ty. Thứ hai: Công ty đã tổ chức và quản lý tốt quá trình kinh doanh của mình. Các khâu tổ chức đã được phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp chặt chẽ với nhau tránh tình trạng lãng phí vốn trong quản lý. Thứ ba: Thường xuyên tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh giúp công ty nắm bắt được tình hình tài chính của mình định kì hàng quý công ty tiến hành kiểm kê và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho quý sau . Thứ tư: Uy tín của công ty ngày càng lớn đối với bên đối tác kinh doanh của mình. Trên đây là những thành tựu mà công ty đã đạt được trong thời gian qua. Nhưng bên cạnh những thành công tốt đẹp đó thì nó vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần khắc phục. 2.4.2 - Những mặt tồn tại Song song với những thành tựu đạt được ở trên thì vấn đề sử dụng vốn của công ty còn những hạn chế sau: 2.4.2.1 - Về vốn cố định. Thứ nhất: Vốn cố định chiếm tỷ trọng quá thấp trong tổng vốn của công ty. Công ty chỉ mua máy móc, thiết bị mới khi máy móc cũ hoặc hỏng hóc sử dụng với hiệu suất quá kém, vì vậy tốn nhiều thời gian sửa chữa máy móc cũ đình trệ trong công tác xây dựng số lượng công trình dở dang không hoàn thành kịp kế hoạch nhiều. Thứ hai: Công ty áp dụng cách tính khấu hao đều để lập kế hoạch khấu hao cho tài sản của mình trong năm. Trong những năm đầu hiệu suất làm việc của máy móc cao hơn nhiều so với những năm cuối, đem lại hiệu quả cao kinh doanh cao hơn nhiều trong giai đoạn cuối. Cần có phương pháp tính toán khác như khấu hao lũy kế để chỉ rõ được hiệu suất của máy móc hiện trạng mà tiến hành đầu tư mua sắm tài sản cố định mới. 2.4.2.2 - Về vốn lưu động Thứ nhất: Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần SĐ1 cho thấy, các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản lưu động của công ty. Năm 2007 là (38,5%), đến năm 2008 có xu hướng tăng lên nhẹ 39,29% nhưng đến năm 2009 tỷ trọng này lại giảm xuống làm ch._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26898.doc