Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần thương mại miền núi Phú Thọ

MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang bước vào giai đoạn mở cửa hội nhập chưa từng thấy. Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại lớn nhất thế giới – WTO đã đánh dấu bước chuyển mình lớn lao của kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế khu vực. Kể từ khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc này đã đánh dấu sự

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần thương mại miền núi Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội nhập thành công của kinh tế Viêt Nam sau hơn mười lăm năm mở cửa nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang phát triển một cách nhanh chóng. Trước thời cơ cũng như vận hội mới của đất nước cũng như nền kinh tế nước nhà. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có những bước chuyển mình to lớn để cho mình phù hợp với nền kinh tế để tận dụng những thuận lợi đó. Một trong những xu hướng đó là việc thành lập các công ty cổ phần bao gồm cả việc chuyển các công ty Nhà nước thành công ty cổ phần. Việc chuyển sang hình thức công ty cổ phần giúp tận dụng ưu thế của loại hình này là dễ dàng huy động được các nguồn vốn đầu tư vào công ty của các cá nhân cũng như các tổ chức trong và ngoài nước. Công ty THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP MIỀN NÚI PHÚ THỌ cũng có bước chuyển mình từ một đơn vị của nhà nước thành một công ty CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI PHÚ THỌ. Tuy nhiên vấn đề chuyển đổi mới diễn ra còn nhiều khó khăn và thách thức. Đặc biệt là làm thế nào tận dụng được những nguồn lực sẵn có và phát huy nó một cách tối đa để đạt được những hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cao nhất. Trong quá trình thực tập ở Công ty Cổ phần thương mại miền núi Phú Thọ, em nhận thấy việc sử dụng nguồn lực ở đây còn thiếu hợp lý đặc biệt trong việc sử dụng các nguồn vốn của công ty. Việc sử dụng các nguồn vốn vào các hoạt động kinh doanh chưa đem lại lợi nhuận cao, còn sử dụng một cách lãng phí một phần là do cung cách làm ăn từ khi là một doanh nghiệp Nhà nước, một phần cũng là do cung cách quản lý thiếu chuyên nghiệp… Do đó, để nâng cao sức cạnh tranh công ty em đã chọn đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp “NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI PHÚ THỌ ”. Mục đích nghiên cứu đề tài : Phân tích và đánh giá việc sử dụng vốn cố định của công ty Cổ phần Thương mại Miền núi Phú Thọ. Tìm hiểu nguyên nhân từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty tạo được vị thế vững chắc trên thị trường. Phạm vi nghiên cứu : Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương Mại Miền Núi Phú Thọ trong giai đoạn 2003 – 2006 Kết cấu đề tài gồm 3 phần chính : CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI PHÚ THỌ. CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI PHÚ THỌ. CHƯƠNG III – GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI PHÚ THỌ Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Thành Độ cùng các bác, các cô chú trong công ty Cổ phần Thương Mại Miền Núi Phú Thọ đã giúp em thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI PHÚ THỌ. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thương Mại Miền Núi Phú Thọ. 1.1. Quá trình hình thành của Công ty Cổ phần Thương Mại Miền Núi Phú Thọ. * Tên gọi: Công ty Cổ phần Thương mại miền núi Phú Thọ * Tên giao dịch: + Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Thương mại miền núi Phú Thọ + Tên tiếng Anh: Phutho Moutain tranding Joint stock company + Tên viết tắt: PHUTHO MOT - JCO * Trụ sở chính: 68 Phố Bạch Đằng – Phường Âu Cơ – Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ * Ngày tháng năm thành lập: ngày 01 tháng 8 năm 1998 Tiền thân của đơn vị : Công ty Thương mại Tổng hợp Phú Thọ II (Được thành lập theo quyết định số: 1511/ QĐ-UB ngày 25 tháng 7 năm 1998 của UBND Tỉnh Phú Thọ về việc đổi tên Công ty Thương mại Thanh Hòa thành Công ty Thương mại Tổng hợp Phú Thọ II) Công ty Thương mại miền núi Phú Thọ ( Được đổi tên theo quyết định số 4291/QĐ-UB ngày 04 tháng 12 năm 2002 của UBND Tỉnh Phú Thọ về việc đổi tên và giao nhiệm vụ, bổ xung ngành nghề cho Công ty Thương mại Tổng hợp Phú Thọ II) Đổi tên thành: Công ty Thương mại Miền núi Phú Thọ Chuyển giao quyền quản lý điều hành cửa hàng Thương mại Tổng hợp Tam Thanh và Cửa hàng Thương mại Tổng hợp Thanh Sơn thuộc công ty Thương mại tổng hợp Tỉnh Phú Thọ sang cho Công ty Thương mại Miền núi Phú Thọ. Quyết định số 1456/2005/QĐ-CT ngày 7/6/2005 của Chủ tịch UBND Tỉnh Phú Thọ về việc điều chỉnh hình thức sắp xếp, chuyển đổi một số doanh nghiệp 2005. Công ty Thương mại miền núi Phú Thọ: hình thức sắp xếp chuyển đổi trước đây Công ty TNHH một thành viên nay điều chỉnh lại là cổ phần hóa. Quyết định số 3665/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 của UBND Tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Thương mại Miền núi Phú Thọ thành Công ty cổ phần Thương mại Miền núi Phú Thọ. * Cơ quan chủ quản của công ty: Sở thương mại và du lịch Phú Thọ * Chức năng, nhiệm vụ của công ty: - Chức năng: Tổ chức kinh doanh các ngành hàng: Công nghệ phẩm, kim khí, bách hoá, điện máy, thực phẩm công nghệ, nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, chất đốt, vật tư nông nghiệp, vật tư hoá chất, nguyên liệu giấy thuốc lá, hàng ăn uống giải khát, khách sạn, dịch vụ vận tải, kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh du lịch… Nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân trên địa bàn, góp phần ổn định giá cả, hoàn thành nghĩa vụ ngân sách, bảo toàn vốn, đảm bảo việc làm thu nhập cho người lao động và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. - Nhiệm vụ: Tổ chức nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phát triển thị trường lưu thông hàng hoá, đảm bảo cung ứng đầy đủ các mặt hàng chính sách cho đồng bào miền núi, bán các mặt hàng thiết yếu cho nông dân và các doanh nghiệp sản xuất, đảm bảo hoạch toán đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thông tin kinh tế kịp thời, chính xác, quyết toán tài chính đúng chế độ kinh doanh ăn uống, dịch vụ, khách sạn. 1.2. Quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Thương Mại Miền Núi Phú Thọ Kể từ khi thành lập Công ty đã trải qua rất nhiều giai đoạn chuyển đổi và sắp xếp theo lộ trình đổi mới của kinh tế Nhà nước. Quá trình phát triển của Công ty được chia làm hai giai đoạn chính: *Giai đoạn 1998 đến 2005: Chuyển đổi các đơn vị trực thuộc cấp huyện là các doanh nghiệp Nhà nước thành các cửa hàng. Mục đích chính là thay đổi cơ chế quản lý, chuyển từ bao cấp sang độc lập, tự hoạch toán nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tránh tình trạng quan liêu, trì trệ; đồng thời giải quyết vấn đề về lao động cũng như cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Có sự sát nhập thêm hai cửa hàng Thương mại tổng hợp Tam Thanh và Thanh Sơn của hai huyện Thanh Thuỷ và Tam Nông. Trong giai đoạn này có nhiều chuyển biến rõ dệt: cơ cấu lao động giảm mạnh và phương thức kinh doanh chuyển sang hình thức hoạch toán độc lập. - Tên gọi: Công ty Thương mại miền núi Phú Thọ - Chức năng: Kết nối sản xuất với tiêu dùng, đưa hàng hóa đến người tiêu dùng. Tổ chức kinh doanh các ngành hàng nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân trên địa bàn nhất là người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa; góp phần ổn định giá cả, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn vốn, hoàn thành nghĩa vụ ngân sách. - Nhiệm vụ: cung cấp các mặt hàng chính sách, thiết yếu nhất cho đồng bào miền núi - Quy mô: lớn, gồm tất cả 8 huyện của tỉnh Phú Thọ. Tổng vốn kinh doanh trung bình hàng năm : 44.884 triệu đồng Lao động bình quân : 162 người Doanh thu bình quân : 214.149 triệu đồng - Địa điểm: Phường Âu Cơ – Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ *Giai đoạn 2006 đến nay: Có sự thay đổi lớn về loại hình doanh nghiệp, từ doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần. Với mục đích khuyến khích các công ty hoạt động một cách có hiệu quả hơn và quan trọng nhất là đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư. - Tên gọi: Công ty Cổ phần Thương mại miền núi Phú Thọ - Tên giao dịch: + Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Thương mại miền núi Phú Thọ + Tên tiếng Anh: Phutho Moutain tranding Joint stock company + Tên viết tắt: PHUTHO MOT - JCO - Chức năng: Kinh doanh hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng: Hàng công công nghệ phẩm, thực phẩm công nghệ, nông sản thực phẩm, lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, chất đốt, vật tư nông nghiệp, nguyên liệu giấy sợi ngắn – sợi dài, thuốc lá, vật tư công nghiệp hoá chất, máy móc thiết bị, phụ tùng điện máy, vật liệu điện, xăng dầu, tinh bột cây vàng đắng, các loại giống nông sản phục vụ nông nghiệp lâm sản, thuỷ sản, khoáng sản, thiết bị văn phòng; + Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế; + Dịch vụ khách sạn; + Ăn uống giải khát; + Sản xuất nông lâm sản, thực phẩm, sản xuất chế biến gỗ, băm chặt từ gỗ tre nứa các loại; + Sản xuất kinh doanh muối iốt, bột canh iốt; + Kinh doanh vận tải hàng hoá đường bộ; + Thi công xây lắp các công trình giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, hạ tầng và dân dụng; + Kinh doanh hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng; + Kinh doanh xuất nhập khẩu ( Xuất khẩu: hàng nông, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, Nhập khẩu: Nguyên liệu giấy sợi ngắn, sợi dài, vật tư công nghệ hoá chất, máy móc thiết bị). - Nhiệm vụ: Tổ chức nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phát triển thị trường lưu thông hàng hoá, đảm bảo cung ứng đầy đủ các mặt hàng chính sách cho đồng bào miền núi, bán các mặt hàng thiết yếu cho nông dân và các doanh nghiệp sản xuất, đảm bảo hoạch toán đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thông tin kinh tế kịp thời, chính xác, quyết toán tài chính đúng chế độ, kinh doanh ăn uống, dịch vụ, khách sạn. - Quy mô: Thay đổi về vốn, cơ cấu lao động Tổng vốn kinh doanh : 10.549 triệu đồng Lao động : 105 người Doanh thu : 128.613 triệu đồng - Địa điểm: Trụ sở chính tại 68 Phố Bạch Đằng – Phường Âu Cơ – Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ 2. Bộ máy quản trị của Công ty Cổ Phần Thương Mại Miền núi Phú Thọ 2.1. Cơ cấu tổ chức theo không gian Công ty Cổ phần Thương mại miền núi Phú Thọ có chức năng nhiệm vụ kinh doanh thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu tổng hợp, sản xuất và cung ứng, tiêu thụ các mặt hàng chính sách miền núi có trợ giá, trợ cước vận chuyển cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn các huyện trong tỉnh Phú Thọ. Do đặc thù Cong ty Thương Mại Nhà nước trước đây do vậy công ty có một hệ thống của hàng rông khắp trong các huyện của Tỉnh Phú Thọ và một số Tỉnh. Trước năm 2005 công ty có hệ thống của hàng tại 7 huyện và thi trấn Phú Thọ của tỉnh Phú Thọ ngoài ra còn có các Chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh, chi nhánh tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Miền núi Lào Cai. Sau năm 2005 công ty thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước và phát triển phù hợp xu hướng phát triển chung của nền kinh tế đất nước công ty chuyển thành Công ty Cổ phần.Chính vì vậy công ty đã cơ cấu lại công ty bằng việc thu gọn lại phù hơp tình hình hoạt động của công ty hơn bằng việc cắt giảm các chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Lào Cai. Các đơn vị thành viên gồm 8 đơn vị và một xí nghiệp sản xuất, đó là: + Cửa hàng Thương mại tổng hợp Phú Thọ + Cửa hàng Thương mại tổng hợp Thanh Ba + Cửa hàng Thương mại tổng hợp Đoan Hùng + Cửa hàng Thương mại tổng hợp Hạ Hoà + Cửa hàng Thương mại tổng hợp Cẩm Khê + Cửa hàng Thương mại tổng hợp Yên Lập + Cửa hàng Thương mại tổng hợp Tam Thanh + Cửa hàng Thương mại tổng hợp Thanh Sơn + Xí nghiệp sản xuất muối iốt Sơ đồ Cơ cấu bộ máy quản trị theo không gian: Ban giám đốc công ty Cửa hàng Yên Lập Cửa hàng Thanh Ba Cửa hàng Thanh Sơn Cửa hàng Tam Thanh Cửa hàng Phú Thọ Cửa hàng Hạ Hòa Cửa hàng Đoan Hùng Cửa hàng Cẩm Khê XN Muối Iốt Hình 1. 1: Sơ đồ bộ máy quản trị theo không gian 2. Cơ cấu bộ máy quản trị Đặc điểm là công ty cổ phần Bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần Thương Mại Miền Núi Phú Thọ bao gồm: Đại hội đồng cổ đông chịu trách nhiệm cao nhất. Tiếp đến là ban giám đốc gồm có một giám đốc, một phó giám đốc và trưởng phòng các phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng, phòng kế toán tài chính. Cuối cùng là cửa hàng trưởng các cửa hàng ở 8 huyện là thị trấn Phú Thọ, huyện Thanh Ba, huyện Đoan Hùng, Huyện Hạ Hòa, huyện Cẩm Khê, huyện Yên Lập, huyện Tam Thanh, huyện Thanh Sơn và giám đốc xí nghiệp sản xuất Muối Iốt. Cơ cấu bộ máy quản trị thể hiện qua sơ đồ sau: Hình 1. 2: Mô hình bộ máy quản trị công ty Cổ phần Thương mại Miền Núi Phú Thọ Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức hành chính Giám đốc Hội đồng quản trị Phó giám đốc Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông Phòng ban Bộ máy quản trị cấp cơ sở Cung cấp muối Iốt cho các đơn vị trực thuộc Cửa hàng Yên Lập XNSX muối Iốt Cửa hàng Thanh Sơn Cửa hàng Cẩm Khê Cửa hàng Đoan Hùng Cửa hàng Tam Thanh Cửa hàng Hạ Hòa Cửa hàng Phú Thọ Cửa hàng Thanh Ba Thông tin Thông tin Quyết định Quyết định Mô hình bộ máy quản trị của Công ty CP Thương mại miền núi Phú Thọ 2.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng cấp quản trị *Đại hội đồng cổ đông: - Cơ cấu, số lượng: 32 người - Chức năng: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty - Nhiệm vụ và quyền hạn: a) Thông qua báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo của kiểm soát viên. b) Thông qua đề nghị đề nghị của HĐQT về quyết toán năm tài chính, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận, chia cổ tức và trích lập sử dụng các quỹ. c) Quyết định phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư của năm tài chính mới. d) Quyết định về vốn, về hình thức xử lý đối với các sai phạm gây thiệt hại cho công ty. e) Bãi miễn và bầu thành viên HĐQT và kiểm soát viên nếu hết nhiệm kì hoặc bầu bổ xung. f) Ấn định mức thù lao và quyền lợi của HĐQT và kiểm soát viên. g) Thông qua điều lệ bổ xung, sửa đổi (nếu cần). h) Quyết định các vấn đề khác do người lao động hoặc tổ chức Công đoàn đề nghị có liên quan. i) Nghị quyết xử lý các vấn đề bất thường, biểu quyết sửa đổi bổ xung điều lệ, xử lý các vấn đề khác trong hoạt động kinh doanh của công ty. *Hội đồng quản trị: - Cơ cấu, số lượng: 5 người - Chức năng: cơ quan quản trị cao nhất của công ty - Nhiệm vụ: Quyết định chiến lược phát triển của công ty, đại diện quản lý tiền vốn của Công ty nên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo luật định (quyết định chào bán cổ phần mới, quyết định huy động vốn theo hình thức khác, quyết định phương án đầu tư…) - Quyền hạn: a) HĐQT có toàn quyền nhân danh Công ty Cổ phần Thương mại miền núi Phú Thọ quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, phù hợp với pháp luật. Trừ những quyền thuộc ĐHCĐ. b) HĐQT chịu trách nhiệm trước ĐHCĐ *Ban kiểm soát: - Cơ cấu, số lượng: 3 người - Chức năng: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành của công ty. - Nhiệm vụ: kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, trình ĐHCĐ báo cáo thẩm tra bản tổng kết năm tài chính hay những sự kiện bất thường, ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính, phải thông báo định kì 3 tháng một lần về kết quả kiểm soát. - Quyền hạn: 1) Kiểm soát viên trưởng có trách nhiệm phân công kiểm soát viên phụ trách từng loại công việc. 2) Kiểm soát viên dưới sự chỉ đạo và phân công của kiểm soát viên trưởng có trách nhiệm và quyền hạn như sau: a) Kiểm soát các hoạt động SXKD, kiểm tra sổ sách kế toán, kiểm tra công tác quản lý tài sản, thẩm tra hệ thống các báo cáo, quyết toán quý và năm tài chính của Công ty và kiến nghị khắc phục các sai phạm (nếu có). b) Được quyền yêu cầu các phòng ban nghiệp vụ của Công ty cung cấp tình hình, số liệu, tài liệu và thuyết minh các hoạt động của Công ty. c) Trình ĐHCĐ báo cáo thẩm tra bản tổng kết năm tài chính. d) Báo cáo với ĐHCĐ về những sự kiện bất thường, những ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính của HĐQT, giám đốc công ty theo ý kiến độc lập của mình. Chịu trách nhiệm cá nhân về những đánh giá và kết luận của mình. Nếu biết có sai phạm mà kiểm soát viên không báo cáo thì phải chịu trách nhiệm trước ĐHCĐ và trước pháp luật. e) Ban kiểm soát phải thông báo định kỳ 3 tháng một lần về kết quả kiểm soát cho HĐQT. f) Kiểm soát viên được tham dự các cuộc họp của HĐQT, phát biểu ý kiến và có những kiến nghị ngừng không tham gia biểu quyết. Nếu có ý kiến khác với quyết định của HĐQT thì có quyền kiến nghị ý kiến của mình vào biên bản họp và được trực tiếp báo cáo trước ĐHCĐ gần nhất. g) Kiểm soát viên hưởng thù lao theo quyết định của ĐHCĐ. Mọi chi phí cho hoạt động của kiểm soát viên được hoạch toán vào chi phí quản lý của Công ty. *Giám đốc: - Cơ cấu, số lượng: 1 người - Chức năng: Quản lý và điều hành và chịu mọi trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty. - Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch kinh doanh, quyết định các vấn đề như giá bán, các hoạt động kinh doanh, kí kết các hợp đồng kinh tế, xây dựng nội quy quy chế, vấn đề trả lương thưởng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỉ luật CBCNV dưới quyền. - Quyền hạn: 1) Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo nghị quyết, quyết định của HĐQT; nghị quyết, quyết định của ĐHCĐ, điều lệ Công ty và tuân thủ pháp luật. 2) Đảm bảo và phát triển vốn thực hiện phương án kinh doanh đã được HĐQT phê duyệt và thông qua ĐHCĐ. 3) Xây dựng và trình HĐQT kế hoạch kinh doanh hàng năm và dài hạn của Công ty. 4) Quyết định giá mua, giá bán vật tư hàng hóa (Trừ những hàng hóa Nhà nước định giá) 5) Quyết định các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị biện pháp mở rộng sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty. 6) Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định. 7) Giám đốc phải báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch, những khó khăn, thuận lợi, những vấn đề nảy sinh, những kiến nghị trong các phiên họp định kỳ hàng tháng để HĐQT xem xét và quyết định. 8) Giám đốc phải xây dựng các nội quy, quy chế quản lý nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế, bảo vệ tài sản, an toàn lao động và ký kết thỏa ước lao động tập thể với đại diện người lao động. 9) Hàng quý giám đốc phải kiểm tra lại phương án SXKD. Nếu có dấu hiệu không thực hiện được chỉ tiêu đề ra phải kịp thời có các biện pháp tích cực để không ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch của công ty. 10) Giám đốc xây dựng các quy chế trả lương, thưởng cho CBCNV trên cơ sở quỹ lương, thưởng đã được HĐQT phê duyệt. 11) Giám đốc đề nghị HĐQT bổ nhiệm, miễm nhiệm, khen thưởng kỷ luật đối với các phó giám đốc và kế toán trưởng. 12) Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ CBCNV dưới quyền. 13) Đại diện cho Công ty khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của Công ty khi được HĐQT ủy quyền cho giám đốc bằng văn bản. *Phó giám đốc: - Cơ cấu, số lượng: 1 người - Chức năng: Hỗ trợ giám đốc và nhận sự uỷ quyền của giám đốc - Nhiệm vụ: Thừa hành nhiệm vụ của giám đốc, nhận sự ủy quyền khi giám đốc đi vắng, quản lý trực tiếp phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch kinh doanh và đi quan hệ với các tổ chức có liên quan đến công ty ở các huyện. - Quyền hạn: 1) Chịu mọi trách nhiệm về hoạt động của công việc được giám đốc ủy quyền. 2) Điều hành phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch kinh doanh theo điều lệ Công ty và tuân thủ pháp luật. *Phòng ban: - Cơ cấu, số lượng: 3 phòng (phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng kế toán tài chính) - Chức năng: chịu trách nhiệm ở mức chiến thuật - Nhiệm vụ: Dựa vào hoạch định chiến lược đề ra mục tiêu cho bộ phận chuyên môn là tài chính, kế hoạch kinh doanh, nhân sự. Từ đó hoạch định tài chính, hoạch định sản xuất kinh doanh và hoạch định nhân lực. *Bộ máy quản trị từng cửa hàng: - Cơ cấu, số lượng: 8 cửa hàng và 1 xí nghiệp sản xuất muối Iốt. - Chức năng: tiến hành các hoạt động kinh doanh của công ty trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - Nhiệm vụ: Xúc tiến thương mại và quan trọng nhất là việc đưa hàng chính sách của Nhà nước đến nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa. 3. Khái quát tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Thương Mại Miền núi Phú Thọ giai đoạn 2003 – 2006. 3.1. Về lao động Chúng ta có thể thấy khái quát tình hình lao động của công ty những năm gần đây được thể hiện qua đồ thị sau Tình hình lao động giai đoạn 2003-2006 Hình 1. 3: Tình hình biến động lao động Quan sát đường xu hướng về lao động của công ty giai đoạn 2003 - 2006 chúng ta có thể nhận thấy ngay sự biến động mạnh lực lượng lao động giảm manh từ 225 lao động năm 2003 xuống còn 105 lao động năm 2006 tức là giảm 47%. Đây là do chủ trương tinh giảm biên chế của công ty giúp công ty giảm thiểu chi phí đi vào chuyên sâu làm tăng sức cạnh tranh của công ty và giúp công ty cổ phần hóa thành công. Kết quả cho đến 31/8/2006 công ty có 105 lao động trong đó trình độ cao đảng và đại học là 30 lao động, trình đô trung cấp 45 lao động và lao động phổ thông là 30. Tuy số lượng lao động giảm mạnh nhưng chất lượng lao động được củng cố hơn trước.Thành công thành công trong cắt giảm lao động đã giúp doanh nghiệp trong việc nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên chức của công ty. Điều này thể hiện rõ trong việc thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên công ty tăng qua từng năm, cụ thể nếu thu nhập năm 2003 mới là 650000 đồng 1 người một tháng thì tới năm 2006 con số này đã là 975000 đồng 1 người một tháng tức là tiền lương của người lao động đã tăng 50%. Ta có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ thu nhập bình quân lao động của công ty dưới đây. Hình 1. 4: Thu nhập bình quân 3.2. Về sản phẩm chủ yếu Là một công ty thương mại do đó nghành nghề kinh doanh của công ty khá đa dạng. Tuy nhiên do đặc điểm trước đây là một doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh các mặt hàng chính sách cho đồng bào miền Núi do vậy các mặt hàng chính sách vẫn được công ty hết sức chú trọng như muôi Iốt, dầu hoả, phân bón, lương thực ... Mặc dù vậy sau khi chuyển sang công ty cổ phần công ty cũng hướng sang kinh doanh các mặt hàng khác nhằm tăng sức cạnh tranh cho công ty đảm bảo sự phát triển lau dài như kinh doanh nhà hàng, nhà khách, kinh doanh du lịch hay như mỏ trạm xăng dầu… Bảng 1. 1 Danh mục các mặt kinh doanh chủ yếu của công ty trong giai đoạn 2003 – 2006 cũng như các chỉ tiêu kế hoạch cũng như tình hình thực hiện của công ty TT Mặt hàng ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Kế hoạch Thực tế STĐ STg.Đ Kế hoạch Thực tế STĐ STg.Đ Kế hoạch Thực tế STĐ STg.Đ Kế hoạch Thực tế STĐ STg.Đ 1 Lương thực Tấn 480 485 5 1.04% 450 504 54 12.00% 550 625 75 13.64% 500 472 -28 -5.60% 2 Hoá chất Tấn 1,000 1,326 326 32.60% 1,200 1,150 -50 -4.17% 1,300 1,443 143 11.00% 1,200 1,354 154 12.83% 3 Sắt thép Tấn 950 992 42 4.42% 900 941 41 4.56% 950 1,467 517 54.42% 1,000 921 -79 -7.90% 4 Xi măng Tấn 1,000 904 -96 -9.60% 900 875 -25 -2.78% 1,000 1,331 331 33.10% 900 899 -1 -0.11% 5 Giấy các loại Tấn 1,200 1,495 295 24.58% 1,500 1,399 -101 -6.73% 1,700 1,997 297 17.47% 1,500 1,769 269 17.93% 6 Nguyên liệu giấy Tấn 9,000 9,105 105 1.17% 8,500 8,637 137 1.61% 9,500 9,516 16 0.17% 9,000 10,378 1,378 15.31% 7 Bột giấy Tấn 1,500 1,814 314 20.93% 1,500 1,746 246 16.40% 2,200 2,504 304 13.82% 2,000 2,345 345 17.25% 8 Tbị phụ tùng thay thế Tấn 850 918 68 8.00% 900 910 10 1.11% 1,000 982 -18 -1.80% 950 1,002 52 5.47% 9 Muối Iốt Tấn 6,900 6,908 8 0.12% 6,500 6,650 150 2.31% 7,000 7,050 50 0.71% 7,000 6,915 -85 -1.21% 10 Xăng dầu các loại Tấn 1,050 1,074 24 2.29% 1,050 1,058 8 0.76% 950 945 -5 -0.53% 950 894 -56 -5.89% 11 Mặt hàng khác Tr.đ 9,500 11,918 2,418 25.45% 10,000 10,305 305 3.05% 12,000 12,591 591 4.93% 11,000 10,952 -48 -0.44% Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Theo bảng thống kê danh mục tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty chúng ta nhận thấy tình hình tiêu thụ các sản phẩm như sau: Về các loại giấy, nguyên liệu giấy và bột giấy, thiết bị phụ tùng thay thế… lượng tiêu thụ hàng năm giữ ở mức ổn định, vượt mức kế hoạch đem lại mức lợi nhuận nhất định cho công ty. Riêng về mặt hàng chính sách thì hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đều đạt và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Muối Iốt hàng năm chênh lệch so với kế hoạch trên dưới 1%, tăng cao nhất vào năm 2004 là 2,31%, riêng 2006 thì thực tế giảm là 1,21% so với kế hoạch do có nhiều biến động của nội bộ doanh nghiệp và ảnh hưởng của cả thị trường. Không chỉ có muối Iốt mà dầu hỏa và lương thực cũng có những biến động tương tự Tóm lại, chúng ta có thẻ nhận thấy rằng bán hàng hoá của công ty qua các năm phần lớn là tăng cá biệt một số mặt hàng giảm khối lượng bán tuy nhiên lượng giảm là rất nhỏ. Tuy nhiên, lợi nhuận đem lại cho công ty tăng không đáng kể chúng ta có thể thấy rõ ơ những phần tiếp theo. 3.3. Về Doanh thu Công ty thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra luôn hoàn thành kế hoạch. Tuy nhiên giai đoạn 2005 – 2006., trong năm này doanh thu công ty sụt giảm lớn nhưng đó là là những sụt giảm công ty đã lường trước. Do đây là giai đoạn công ty thực hiện việc cổ phần hóa chính điều này giảm nguồn vốn kinh doanh dẫn tới giảm tổng doanh thu. Nguyên nhân công ty cắt giảm các chi nhánh ở Hồ Chí Minh, Hà Nội , Lào Cai, hơn nữa nguồn vốn to lớn từ phía Nhà nước không còn. Nhưng đó là chuyển đổi cần thiết giúp công ty thích ứng với việc cạnh tranh và phát triển vững trắc hơn. Kết quả một số mặt kinh doanh mà công ty đạt đựợc trong giai đoạn 2003 – 2006. Bảng 1. 2: Tổng hợp tình hình doanh thu giai đoạn 2003- 2006 Chỉ tiêu Đv tính 2003 2004 2005 2006 Tổng doanh thu Triệu đồng 219,127 187,582 235,738 128,613 - Kinh doanh thương mại " 113,934 104,130 142,683 57,554 - Dịch vụ ăn uống " 2,036 1,901 1,702 1,163 - Kinh doanh khách sạn " 1,855 1,675 1,983 1,708 - Kinh doanh khác " 66,994 67,952 77,604 50,091 - Đại lý hàng hoá " 34,308 11,924 11,766 18,097 Nguồn Phòng Kế toán – Tài chính Nhận xét: Chúng ta có thể thấy ngay việc sụt giảm lớn doanh thu trong kinh doanh thương mại và kinh doanh khác. Điều này được lý giải ngay do công ty cắt giảm các chi nhánh và nguồn vốn sụt giảm Ngoài ra các mặt khác như dịch vụ ăn uống, kinh doanh khách sạn và kinh doanh khác tổng doanh thu tương đối ổn định. Ngoại trừ đại lý hàng hoá có sự tăng về doanh thu. Tinh hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn này chúng ta có thể thấy qua biểu đồ dưới đây: Hình 1. 5: Tổng hợp tình hình doanh thu giai đoạn 2003- 2006 Nói chung sau khi cổ phần thì tổng doanh thu của công ty có sự giảm sút nhất định tuy nhiên cơ cấu doanh thu của các lĩnh vực kinh doanh qua các năm không thay đổi lớn thể hiện rõ qua biểu đồ cơ cấu doanh thu của công ty năm 2006 dưới đây: Nhận xét: Tỷ phần doanh thu của công ty trong năm 2006 ta có thể thấy ngay kinh doanh thương mại của công ty chiếm tỷ trọng chủ đạo tới 61%. Sau đó là đến kinh doanh khac 34% còn lại dịch vụ khách sạn và kinh doanh ăn uống chiếm tỷ trọng nhỏ 5%. Hình 1. 6: Cơ cấu doanh thu các mặt trong năm 2006 3.4. Về lọi nhuận Bảng 1. 3: Tổng hợp tình hình lợi nhuận giai đoạn 2003 -2006 TT Diễn giải Đ.vị Năm2003 Năm2004 Năm2005 Năm2006 1 Lợi nhuận " 263.512 200.649 219.936 110.016 2 Tỷ suất lợi nhuận % Lợi nhuận/DT(%) " 0.12% 0.11% 0.09% 0.09% Lợi nhuận/Vốn kd(%) " 0.55% 0.52% 0.46% 1.04% Nguồn Phòng Kế toán – Tài chính Qua bảng tổng hợp lợi nhuận giai đoạn năm 2003 – 2006 tinh hình lợi nhuận công ty có biến động lớn do công ty cơ cấu lại bộ máy và tiến hành cổ phần hóa. Điều đó làm cho lợi nhuận công ty giảm mạnh ừ bính quẩn giai đoạn 2003 – 2005 là 228,032 triệu đồng xuống còn 110,016 triệu đồng. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận công ty tăng cao hơn cụ lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng cao 1,04% so với 0,.46 % năm 2005. Dó là điều tốt trong họat động kinh doanh của công ty la đà phát triển của công ty. Hình 1. 7: Tổng hợp lợi nhuận qua các năm 2003 -2006 Kết Luận: Như vậy chương 1 đã cho chúng ta có cái nhìn khái quát về Công ty Cổ phần Thương Mại Cổ phần Thương Mại. Cũng như hoạt động kinh doanh của công của công ty trong giai đoạn 2003 – 2006 và những biến đổi công ty trong giai đoạn chuyển từ một công ty Nhà nước thành một công ty cổ phần. Một cái nhìn tổng hợp về tình hình hoạt động kinh doanh được thể hiện qua các mặt lao động, tình hình doanh thu lợi nhuận… CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI PHÚ THỌ. 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Cổ phần Thương Mại Miền núi Phú Thọ 2.1.1. Môi trường bên ngoài công ty 2.1.1.1. Môi trường pháp lý Tiền thân của công ty Cổ phần Thương mại miền Núi Phú Thọ là một công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vưc thượng mại với nhiệm vụ chính là cung cấp hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho bà con đồng bào dân tộc và các vùng xa sôi thiếu thống của Tỉnh Phú Thọ. Hiện nay, tuy đã chuyển đổi thành công ty cổ phần với nhiều nghành nghềv và lĩnh vực kinh doanh khác nhau nhưng một trong những nhiêm vụ chính của công ty đó là cung cấp hàng chính sách cho đồng bào các dân tộc. Chinh nhiệm vụ quan trọng này giúp công ty có được ưu đãi lớn từ phía Nhà Nước nói chung và từ phía Tỉnh Phú Tho nói riêng đối với các doanh nghiệp hoạt động hoạt động trong lĩnh vực thương mại và buôn bán và cung cấp hàng chính sách. Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế miền núi, hải đảo và đồng bào dân tộc nói chung và phát triển thương mại miền núi, hải đảo và đồng bào dân tộc nói riêng. Do đó doanh nghiệp nhận một số ưu đãi như: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; vay vốn các ngân hàng thương mại nhà nước để dự trữ, bán lẻ các mặt hàng thiết yếu và mua nông, lâm sản tại khu vực II, III miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, được giảm lãi suất cho vay 20% so với lãi suất cho vay thông thường của ngân hàng thương mại nhà nước tại thời điểm cho vay; Trợ giá, trợ cước để bán hàng chính sách xã hội, mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá sản xuất ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc. Một trong những chính sách cụ thể đó là NGHỊ ĐỊNH SỐ 20/1998/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 3 NĂM 1998 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC. Có thể nói với chính sách ưu đãi của Nhà nước đối doanh nghiệp hoạt động thương mại phục miền núi, hải đảo và đồng bào dân tộc đã giúp doanh nghiệp có thuận lợi phát triển hoạt động kinh doanh của mình, tạo ra sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. 2.1.1.2. Đối thủ cạnh tranh Trong môi trường kinh tế biến động mạnh như hiện nay thì Công ty đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, sự cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân đang phát triển rộng khắp trên các địa bàn cũng như các doanh nghiệp từ bê._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31890.doc
Tài liệu liên quan