Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng – Chi nhánh tại Thái Bình

Tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng – Chi nhánh tại Thái Bình: ... Ebook Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng – Chi nhánh tại Thái Bình

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng – Chi nhánh tại Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Vốn sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Sự phát triển kinh doanh với quy mô ngày càng lớn của các doanh nghiệp đòi hỏi phải có một lương vốn ngày càng lớn và ổn định. Công ty cao su Sao Vàng là một Doanh nghiệp nhà nước và được quyết định đổi tên thành Công ty cổ phần Cao su Sao vàng, với sự chuyển đổi về mô hinh hoạt động của công ty và bề dày truyền thống sản xuất kinh doanh các sản phẩm cao su. Thương hiêu SRC của công ty đã được khẳng định trên thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng, Công ty luôn ổn định và phát triển, doanh thu của công ty luôn tăng lên nhất là sau cổ phần hoá.. Đời sống của cán bộ và công nhân viên được cải thiện và nâng cao. Hàng năm công ty nộp ngân sách nhà nươc tại Trung ương và Địa phương năm sau cao hơn năm trước. Chi nhánh Thái Bình là một đơn vị sản xuất của Công ty cổ phần cao cu Sao vàng luôn đảm bảo nhịp độ tăng trưởng trong toàn công ty.Vì vậy, việc quản lý và sủ dụng vốn kinh doanh như thế nao để đạt được hiệu quả cao có ý nghĩa hết sức quan trọng, là điều kiện để khẳng định được vị thế của công ty trên thi trường.Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc sử dụng vốn và qua tìm hiểu về điều kiện và tình hình thực tế tại Chi nhánh cao su Thái Bình nơi tôi thực tập, em xin mạnh dạn chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của CTCP Cao su Sao Vàng – Chi nhánh tại Thái Bình” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại CTCP CSSV - Thái Bình Đối tượng nghiên cứu: Về hiệu quả sử dụng vốn cố định tại CTCP CSSV - Thái Bình Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại CTCP CSSV - Thái Bình Kết cấu chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương: Phần 1: Tổng quan về công ty CP Cao su Sao vàng Phần 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Chinh nhánh công ty Cao su Sao vàng tại Thái Bình. Phần 3: Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh Cao su Thái Bình. Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện chuyên đề còn có nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô và Công ty cổ phần Cao su Sao vàng – Chi nhánh Thái Bình để đề tài của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn ! PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG 1.Thông tin chung về công ty Tên công ty Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Cao su Sao vàng Tên tiếng Anh: Sao vàng Rubber joint Stock Company Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần Địa chỉ: Khu công nghiệp Thượng Đình – Thanh Xuân – Hà nội Điện thoại: : 04 858 3656 Fax: 04.8583644 Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất kinh doanh các sản phẩm săm lốp máy bay, ôtô, xe máy, xe đạp, các sản phẩm cao su kỹ thuật khác. Tài khoản ngân hàng: 710A – 00013 Ngân hàng Công thương Đống Đa – Hà Nội. Website: www.src.com.vn / Email: Caosusaovang.@hn.vnn.vn 2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cao su Sao vàng Công ty CSSV ( tiền thân là nhà máy CSSV) được xây dựng vào ngày 22/12/1958 tại khu Công nghiệp Thượng Đình do nhà nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa giúp đỡ. Sau gần 2 năm kể từ ngày thi công, ngày 22/05/1960 nhà máy chính thức hoàn thành và đi vào hoạt động. Những ngày mới thành lập nhà máy CSSV chỉ có 262 cán bộ công nhân viên và sản xuất một số sản phẩm như: Săm, lốp xe đạp, dây curoa, ống sát gạo, phao công binh. Ngày 03/05/1993 theo quyết định QĐ215 – QĐ.TCNSDT của Bộ Công nghiệp nặng, nhà máy CSSV được đổi tên thành Công ty CAO SU SAO VÀNG. Tháng 3/1994 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, xí nghiệp CSSV được sát nhập vào công ty CSSV. Tháng 8/1995 nhà máy Pin Xuân Hoà được sát nhập vào công ty. Công ty còn liên doanh với hãng INOUSE - Nhật Bản thành công ty liên doanh cao su INOUSE –VN chuyên sản xuất săm , lốp xe máy, xe đạp và các sản phẩm cao su kỹ thuật cao đã chính thức đi vào sản xuất tháng 04/1998. Ngày nay công ty CSSV đã trở nên ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, số lượng cán bộ công nhân viên lên tới 2850 người. Sản phẩm của công ty đã được tặng nhiều huy chương vàng tại hội chợ quốc tế hàng công nghiệp và hội chợ thương mại Quốc tế. Trong 4 năm liên tiếp 1995, 1996, 1997, 1998 thông qua cuộc bình chọn “10 sản phẩm trong nước được người tiêu dùng ưa chuộng nhất” Săm, lốp Sao vàng luôn đạt được danh hiệu “TOP TEN 95”, “TOP TEN 96”, “TOP TEN 97”, “TOP TEN 98” _ mặt hàng chất lượng cao được người tiêu dùng ưa thích. Hai năm liền 1996, 1997 được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường tặng “ Giải Bạc - Giải thưởng chất lượng Việt Nam”. Với quy mô lớn cùng với những thành tích đạt được, đến nay công ty chủ yếu sản xuất các loại sản phẩm chính sau: Săm, lốp xe đạp các loại Săm, lốp xe máy Săm, lốp ô tô Săm, lốp xe thồ Săm, lốp máy nông nghiệp Các loại jont sản phẩm cao su kỹ thuật Các loại Pin hiệu “Con Sóc” Để đạt được một loạt sản phẩm như trên, hàng năm công ty cần phải có một khối lượng nguyên vật liệu rất lớn cụ thể: + Cao su thiên nhiên sản xuất trong nước + Cao su tổng hợp nhập ngoại từ: Đức , Nhật , Hàn Quốc... + Vải mành các loai: Nhật, Trung Quốc... + Các loại hoá chất chính đều nhập ngoại từ : Nhật Bản, Đức.. + Van xe các loại nhập ngoại từ Đài Loan... Công ty coi chất lượng sản phẩm quyết định chất lượng cuộc sống của mọi thành viên trong cộng đồng CSSV. Chính điều đó nên phương châm của công ty là: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Luôn cung cấp sản phẩm với giá cả thích hợp. Không ngừng củng cố và phát triển thị trường. 2.2 Chi nhánh Cao su Thái Bình 2.2.1 Lịch sử hình thành Chi nhánh Cao su Thái Bình trước đây là một phân xưởng của nhà máy cơ khí Thái Bình. Năm 1987 được tách ra thành Xí nghiệp Cao su Thái Bình. Năm 1994 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Xi nghiệp Cao su Thái Bình được sát nhập vào Công ty CSSV hình thành nên chi nhánh Công ty CSSV Thái Bình (được gọi là Chi nhánh cao su Thái Bình). Chi nhánh cao su Thái Bình được công ty Cao su sao vàng giao nhiệm vụ sản xuất săm, lốp xe đạp các loại. Chi nhánh cao su Thái Bình nằm ở khu công nghiệp phía Bắc thành phố Thái Bình thuộc địa phận phường Tiền Phong Thành Phố Thái Bình. Đây là một vị trí thuận lợi vì ngay cạnh nhà máy là sông Trà Lý một nhánh của Sông Hồng, và gần Quốc lộ 10 nên quá trình vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu, nhiên liệu phục vụ sản xuất có nhiều thuận lợi và giảm được nhiều chi phí. Việc vận chuyển hàng hoá đến các đại lý tiêu thụ của chi nhánh trong và ngoài tỉnh diễn ra nhanh chóng. 2.2.2Quá trình phát triển. Để phù hợp với cơ cấu tổ chức và đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, Chi nhánh Cao su Thái Bình đã có bộ máy quản lý thích hợp thống nhất trong toàn chi nhánh và được sự đồng ý của Công ty CSSV. Toàn chi nhánh Cao su Thái Bình có 456 cán bộ, công nhân viên trong đó có hơn 330 công nhân trực tiếp sản xuất, cán bộ quản lý 18 người, còn lại là khối phụ trợ. Chi nhánh Cao su Thái Bình đã phấn đấu mở rộng sản xuất bố trí đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo thu nhập của người lao động năm sau cao hơn năm trước. mức lương đáp ứng được cuộc sống của công nhân viên trong toàn chi nhánh. Chi nhánh đã giải quyết tốt vấn đề này bằng nhiều biện pháp lớn như: chuyển đổi cơ cấu, mẫu mã mặt hàng, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, tăng cường khai thác thị trường. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Chi nhánh cao su Thái Bình Tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh Thái Bình Giám đốc chi nhánh Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Phòng KCS Phòng kỹ thuật Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch thị trường Tổ bảo vệ Tổ nhà ăn sản xuất chính Các tổ phụ trợ Phân xưởng lốp Phân xưởng săm Tổ điện Tổ nồi hơi Tổ cơ khí Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ban lãnh đạo Bao gồm: 1 Giám đốc, 1 phó giám đốc kinh doanh, 1 phó giám đốc kỹ thuật Giám đốc chi nhánh: Là người đại diện cho toàn bộ công nhân viên trong chi nhánh, có nhiệm vụ quản lý và điều hánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Cao su Sao vàng Thái Bình, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc Công ty Cao su Sao vàng. Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch được công ty giao, căn cứ vào năng lực sản xuất kinh doanh cụ thể của chi nhánh giám đốc xí nghiêp điều chỉnh cho phù hợp và giao nhiệm vụ cho các bộ phận nghiệp vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Vì vậy Giám đốc Chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty Cao su Sao vàng về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh, kịp thời báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh lên công ty để có biện pháp thích hợp cho từng thời kì sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Phó giám đốc kinh doanh: Dưới sự điều hành của Giám đốc Chi nhánh, chịu trách nhiệm về kết quả tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo thực hiện tốt yếu tố đầu ra chi sản phẩm của Chi nhánh và một phần sản phẩm của công ty trên thị trường. Tham mưu cho giám đốc Chi nhánh trong việc tiêu thụ sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường mới. Phó giám đốc kỹ thuật: Dưới sự điều hành của Giám đốc Chi nhánh, chịu trách nhiệm về kỹ thuật, điều hành công việc sản xuất tại các phân xưởng trong Chi nhánh và chịu trách nhiệm về máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất kinh doanh cũng như xây dựng kế hoạch sửa chữa, mua sắm thiết bị phục vụ cho sản xuất sản phẩm, tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong việc quản lý đổi mới công nghệ cho phù hợp với nhu cầu của thi trường. Quản lý và điều hành phòng kỹ thuật, Phòng KCS. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Gồm có : Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch thị trường Phòng kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp củ giám đốc chi nhánh. Nhiệm vụ chính là đảm nhiệm công tác nhân sự trong chi nhánh và sắp xếp tổ chức quản lý cho phù hợp vời từng thời kỳ. Thực hiên mọi chính sách, chế độ, quyền lợi, nghĩa vụ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên trong chi nhánh. Phòng kế hoạch thị trường: Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh. Nhiệm vụ chính của phòng là quản lý kho hàng kiểm kê sản phẩm theo định kỳ, lập phiếu nhập và phiếu xuất vật tư, tiếp nhận nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của các đại lý để lập hoá đơn bán hàng sau đó vận chuyển sản phẩm đến từng đại lý. Nắm bắt được biến động của thị trường, phản hồi tìn hiệu cho lãnh đạo để điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Chịu trách nhiệm cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất. Kết hợp với bộ phân công nghiệp phòng kỹ thuật xác định định mưc tiêu thụ nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm sản xuất. Phòng kỹ thuật: Chịu sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của phó giám đốc kỹ thuật. Trên cơ sở quyền hạn của minh quản lý mọi khâu kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm. Bảo đảm an toàn thiết bị và an toàn cho công nhân lao động trong quá trình vận hành máy sản xuất, tiến hành bảo dưỡng máy móc theo định kỳ, khắc phục những sự cố kỹ thuật phát sinh trong quá trình sản xuất. Thiết kế lắp đặt hệ thống máy móc công nghệ và trang thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Đề xướng nâng cao năng suất lao động dần cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. La nhân tố chính trong việc hiên đại hoá sản xuất. Phòng Tài chính - Kế toán: Chịu trách nhiệm về công tác tài chính, hạch toán sản xuất kinh doanh, thanh quyết toàn với nhà nước và công ty đông thời cung cấp thông tin kinh tế cần thiết cho ban lãnh đạo chi nhánh. Các phòng trong chi nhánh có mối liên hệ qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, phòn này cung cấp thông tin, số liệu cần thiết cho phòng kia. Sự phối hợp này cần thiết cho hoạt động giữa các phòng này và làm cho bộ máy quản lý của chi nhánh luôn vận động liên hoàn và thông suốt. 3. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty CSSV chi nhánh Thái Bình 3.1. Đặc điểm Về sản phẩm Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất 2 loại sản phẩm chính đó là săm và lốp xe đạp với chính sách chất lượng - chất lượng sản phẩm quyết định tất cả. Do vậy, đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Cao su Sao vàng chi nhánh Thái Bình được thể hiện ở các quy trình tạo thành sản phẩm khép kín từ khâu xác đinh nguyên vật liệu đầu vào cho đến khâu bảo hành sản phẩm cuối cùng, tất cả các quy trình đều được quản lý và kiểm soát một cách chặt chẽ để sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuân tiện và đảm bảo chất lượng nhất. Một số sản phẩm chủ yếu của công ty: Với quy mô lớn cùng với những thành tích đạt được, đến nay công ty chủ yếu sản xuất các loại sản phẩm chính sau: Săm, lốp xe đạp các loại Săm, lốp xe máy Săm, lốp ô tô Săm, lốp xe thồ Săm, lốp máy nông nghiệp Các loại jont sản phẩm cao su kỹ thuật Các loại Pin hiệu “Con Sóc” ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA LỐP XE Ô TÔ Cỡ Size Số lớp mành quy chuẩn Áp lực bơm hơi (kg/cm2) Đường kính ngoài (mm) ± 1% Bề rộng mặt cắt ± 3% Tải trọng (kg) Quy cách vành A. LỐP XE TẢI VÀ XE KHÁCH 12.00 18 7,4 1125 315 3266 8.5 11.00-20 18 7,4 1085 295 3100 8.0 10.00-20 18 7,4 1055 280 2900 7.5 9.00-20 16 7,4 1020 260 2600 7.0 8.25-20 14 7,4 975 235 2200 6.5 7.50-20 14 7,4 940 220 1800 6.0 B. LỐP XE TẢI NHẸ, XE KHÁC NHỎ, XEC CON 7.50-16 14 7,4 805 215 1500 6.00G 7.00-16 12 6,3 775 200 1300 5.50F 6.50-16 12 5,5 750 185 1100 5.50F 6.50-15 12 5,0 730 180 920 4.50E 6.50-14 12 5,0 700 180 870 41/2J 6.70-13 12 3,5 658 170 700 41/2J 6.00-13 12 4,5 655 170 850 41/2J 5.00-12 12 5,0 570 145 500 3.50B 5.00-10 8 4,0 517 143 415 3.50B 4.00-10 6 3,5 460 120 380 2.50C 8.40-15 12 4,5 785 220 1500 6.0B C. LỐP XE CÔNG NGHIỆP, XE CHUYÊN DỤNG 7.50-20 6 4,5 936 215 1135 6.0 7.50-16 6 2,6 810 205 695 5050F 7.00-16 6 3,1 780 200 717 5.50F 8.40-15 6 3,2 775 215 750 6.0B 6.50-16 6 3,5 750 185 686 5.50F 6.50-14 6 3,2 705 180 595 4.5J 12.00-20 14 5,5 1151 312 2400 8.5 12.00-18 10 3,5 1090 327 1800 9.0 5.00-12 6 2,4 590 142 280 3.00D D. LỐP XE NÔNG NGHIỆP 6.00-12 6 2,5 670 165 405 5.00F bảng 1: Đặc tính kĩ thuật của lốp ôtô Quy trình công nghệ Cao su thiên nhiên Chất pha chế Sơ luyện Phối liệu Hỗn luyện Nhiệt luyện lọc và xử lý Ép ống săm Lót van lồng lõi và chỉnh lý Lưu hoá Rút lõi Van Cắt bỏ Thành hình Kiển tra và xử lý Kéo Bao gói và nhập kho a. Quy trình sản xuất săm xe đạp Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất săm xe đạp b. Quy trình sản xuất lốp xe đạp Ép hình mặt lốp Nhiệt luyện Cán tráng Cắt cuộn vải mành Xé vải Thành hình Định hình lưu hoá Cắt bỏ Kiểm tra và xử lý Bao gói nhập kho Cao su tổng hợp chất pha chế Cao su tự nhiên Vải mành vải phin Tanh thép Sơ liệu Phối liệu Hỗn luyện CT vòng tanh Kiểm tra và xử lý Đạt Không đạt Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất lốp xe đạp 3.2. Tình hình cung ứng, mua sắm, dự trữ NVL x¸c ®Þnh nhu cÇu mua s¾m LËp phiÕu yªu cÇu giao hµng TiÕp nhËn kiÓm tra vµ nhËp kho §µM PH¸N Vµ LËP HîP §åNG Ký HîP §åNG lËp nhu cÇu mua s¾m phª duyÖt nhu cÇu mua s¾m Không đạt lËp ®¬n hµng cung cÊp nguyªn vËt liÖu Nhu cầu nhỏ hoặc đột xuất Sơ đồ 4: Quy trình xác định nhu cầu NVL Nguyên vật liệu chủ yếu gồm cao su, hoá chất, vải mành, dây thép, tanh thép, kẽm, mangan thiên nhiên, mangan điện giải để sản xuất sản phẩm. phòng kế hoạch tiêu thụ thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tồn kho nguyên vật liệu, tiêu chuẩn nguyên vật liệu và các yêu cầu mua sắm khác xác định nhu cầu mua sắm. Sau đó lập nhu cầu mua sắm, không chuyển đến cho gián đốc chi nhánh hoặc người được uỷ quyền phê duyệt nhu cầu mua sắm mà chuyển ngay đến cho giám đốc phê duyệt. Sau khi đã được duyệt nếu đạt thì phòng kế hoạch tiêu thụ lập đơn đặt hàng cung ứng nguyên vật liệu, đàm phán với nhà thầu và lập hợp đồng mua NVL gồm có: Tên nguyên vật liệu, quy cách, số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận và điều kiện thanh toán. Hợp đồng được lập theo đúng pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/09/1989 và nghị định số17 ngày 16/01/1990. Hợp đồng mua bán NVL sau khi lập xong sẽ được chuyển đến cho giám đốc chi nhánh hoặc người được uỷ quyền kiểm tra và ký hợp đồng. Sau khi hợp đồng đã được ký, phòng kế hoạch tiêu thụ lập phiếu yêu cầu giao hàng hoặc chấp nhận đề nghị giao hàng của nhà thầu mua bán. Sau đó phòng kế hoạch, phong KCS tiếp nhận, đánh giá, kiểm tra chất lượng NVL theo từng lô nếu đạt yêu cầu và tiêu chuẩn theo đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết thì cho nhập kho, trường hợp với số lượng NVL nhỏ không cần lập hợp đồng mà phòng kế hoạch tiêu thu tiếp nhận, kiểm tra luôn. 3.3. Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị STT Loại thiết bị Đơn vị 2004 2005 2006 2007 1 Máy luyện 450 sơ luyện Cái 2 2 2 2 2 Máy luyện 550 sơ luyện ,, 2 2 2 2 3 Máy luyện 450 hỗn luyện ,, 1 1 1 1 4 Máy luyện 550 hỗn luyện ,, 1 1 1 1 5 Máy phối liệu ,, 2 2 2 2 6 M áy đùn lọc ,, 2 2 2 2 7 Máy nhiệt luyện 450 ,, 1 1 1 2 8 Máy ép xuất 1 miệng ,, 1 1 1 2 9 Máy ép xuất 2 miệng ,, 1 1 2 2 10 Máy nén khí ,, 2 2 1 2 11 Máy thành hình ,, 2 1 2 2 12 Nồi hơi ,, 1 1 1 2 13 Nồi hơi nóng ,, 2 2 2 2 14 Nồi lưu hoá ,, 3 3 3 4 15 Máy cán vải mành ,, 2 2 2 2 16 Máy cắt vải ,, 1 2 2 2 17 Máy làm tanh ,, 1 1 1 1 18 Máy cán mặt lốp ,, 1 1 2 1 19 Máy lưu hoá ,, 1 1 1 2 20 Máy bao gói ,, 2 2 2 2 21 Máy in kim ,, 3 2 2 2 22 Máy in laze ,, 3 3 3 3 23 Máy potocopy ,, 1 1 1 1 24 Máy vi tính ,, 6 6 6 6 Bảng 2: tổng hợp thiết bị cơ bản phục vụ sản xuất Là công ty lâu đời trong ngành sản xuất và chế biến các sản phẩm từ cao su thiên nhiên, máy móc trang thiết bị khá đấy đủ, tuy nhiên hầu hết đã quá cũ nát và lỗi thời, năng suất không cao, trình độ tự động hoá còn rất thấp điều đó dẫn đến phải sử dụng quá nhiều công nhân lao động thủ công. Chi nhánh cao su Thái Bình trước khi sát nhập vào công ty Cao su Sao vàng cũng là một đơn vị sản xuất cao su thuộc nhà máy cơ khí Thái Bình. Tình trạng máy móc cũng đã quá cũ, hầu hết các máy móc và công nghệ sản xuất của Chi nhánh đã có từ những năm 60 , 70 của thế kỷ trước, ngoài những công đoạn như: cán lưyện cao su, ép hình sản phẩm, lưu hóa ... là sử dụng máy móc còn lại các khâu hoàn thành sản phẩm như : Đục lỗ chân van, lót đế chân van, quấn tanh, lắp chân van, nối săm... Đều sử dụng lao động thủ công bằng tay. Nhà xưởng của chi nhánh được bố trí thành từng khu riêng biệt đối với từng loại sản phẩm nên việc cung ứng NVL cho sản xuất không thuân tiện mất nhiều thời gian và công sức. Trang thiết bị nhà xưởng còn thiếu nhiều và quá cũ. Để nâng cao năng suất lao động đảm bảo chất lượng sản phẩm có thể cạnh tranh được với sản phẩm nhập ngoại và đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho người lao động. Đòi hỏi Công ty phải có biện pháp cải tiến đổi mới công nghệ máy móc, nâng cấp nhà xưởng và trang thiết bị cho quá trình sản xuất. 3.4. Tổ chức sản xuất Chi nhánh đã thiết lập và duy trì quy trình nhận dạng và truy tìm nguồn gốc sản phẩm từ khi nhập nguyên vât liệu cho đến các khâu trong quá trình sản xuất và giao hàng để đảm bảo truy tìm được nguồn gốc của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm khi cần thiết Nguyên vật liệu Cắm thẻ xanh Kiểm tra xác nhận chất lượng Cắm thẻ trạng thái và kiểm tra thử nghiệm Mã hoá bán thành phẩm và mã hoá số sản phẩm cuối cùng Kiểm tra ngoại quan Bao gói nhãn mác sản phẩm Nhập kho Sơ đồ 5: quy trình nhận biết nguồn gốc sản phẩm Nguyên vật liệu do phòng kế hoạch tiêu thụ nhập về kho Chi nhánh. Thủ kho nguyên vật liệu Chi nhánh nhập hàng, cắm thẻ xanh ( thẻ kiểm tra chất lượng) Nhân viên phòng KCS kiểm tra ngoại quan và lấy mẫu thí nghiệm theo hướng dẫn kiểm tra và lấy mẫu nguyên vật liệu tương ứng. Trưởng phòng KCS, giám đốc chi nhánh ký xác nhận chất lượng nguyên vật liệu. Nhân viên phòng KCS cắm thẻ trạng thái kiểm tra và thử nghiệm đạt vào sản xuất theo quy trình sản xuất tương ứng, hưỡng dẫn công việc tương ứng, kế hoạch chất lượng tương ứng. + Cán bộ quản lý công nhân từng bộ phận của xí nghiệp mã hoá sản phẩm. + Công nhân lưu hoá mã số sản phẩm cuối cùng Công nhân KCS kiểm tra ngoại quan sản phẩm cuối cùng theo tiêu chuân kiểm tra ngoại quan sản phẩm tương ứng, đóng dấu KCS - loại I vào sản phẩm cuối cung theo hướng dẫn kiểm tra ngoại quan sản phẩm cuối cùng tương ứng. Trên dấu KCS có thể hiện xí nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó và người kiểm tra sản phẩm đó. Công nhân bao gói sản phẩm của xí nghiệp đóng gói sản phẩm, ghi nhãn mác sản phẩm theo hướng dẫn bao gói sản phẩm tương ứng. Thủ kho thành phẩm nhập kho và cắm thẻ chỉ trạng thái kiểm tra và thủ nghiệm Từ con dấu được đánh trên sản phẩm tìm ra thời gian sản xuất sản phẩm đó, người sản xuất sản phẩm đó ( theo mã số lượng) ở từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất, người kiểm tra chất lượng ngoại quan của sản phẩm đó. 3.5. Tình hình Marketing – tiêu thụ - bảo hành sản phẩm * Marketing – tiêu thụ sản phẩm Trước khi chưa sát nhập vào công ty Cao su Sao vàng Chi nhánh cao su Thái Bình là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập các hoạt động Marketing và tiêu thụ sản phẩm do chi nhánh tự quyết định, sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nội tỉnh và một số tỉnh lân cận. Sau khi sát nhập là một đơn vị trực thuộc của công ty Cao su Sao vàng thì mọi hoạt động Marketing và tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh sẽ dựa trên kế hoạch chung của toàn công ty để triển khai thực hiện. Một vài năm gần đây Chi nhánh Thái Bình được công ty giao nhiệm vụ chỉ tập trung sản xuất sản phẩm chủ yếu là săm lốp xe đạp- xe máy, các hoạt động tiêu thụ và quảng bá thương hiệu sản phẩm SRC đều do công ty chiu trách nhiệm. Sản phẩm tại chi nhánh sản xuất ra được nhập kho trả về công ty và xuất kho bán theo sự chỉ đạo từ phía công ty. * Bảo hành sản phẩm Mục đích của việc bảo hành sản phẩm của công ty là: + Giúp nâng cao chất lượng + Bảo vệ uy tín cho sản phẩm của công ty Nhóm bảo hành sản phẩm hoặc người được uỷ quyền kiểm tra lập biên bản tại đại lý chi nhánh, tại nơi khách hàng có yêu cầu bảo hành. Quá trình bảo hành sản phẩm được thực hiện thông qua sơ đồ sau đây: Kh¸ch hµng ®Ò nghÞ b¶o hµnh Xem xÐt, kiÓm tra ViÕt phiÕu ®æi s¶n phÈm KÕt luËn x¸c nhËn sè l­îng s¶n phÈm NhËp phiÕu LÊy s¨m lèp míi t¹i kho Tr¶ kh¸ch s¶n phÈm míi CËp nhËt hå s¬ chÊt l­îng Sơ đồ 6: Quy trình bảo hành sản phẩm Đối với săm lốp xe máy, xe đạp các kỹ sư, KSC nhóm bảo hành sản xuất săm lốp xe máy, xe đạp bảo hành sản phẩm cho khách hàng theo quy chế bảo hành sản phẩm đang hiện hành của công ty. Sau khi xem xét, kiểm tra nếu sản phẩm hỏng do lỗi sản xuất thì các kỹ sư, KCS, nhóm bảo hành viết phiếu đổi sản phẩm cho khách hàng và cắt đôi sản phẩm hỏng đó. Đối với săm lốp ô tô: phòng KCS, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch tiêu thụ thu thập thông tin khiếu nại từ người tiêu dùng, khách hàng hoặc đại lý. Sau khi xem xét kiểm tra nếu hư hỏng do lỗ nhà sản xuất thì nhóm bảo hành sản phẩm đổi sản phẩm cho khách hàng theo quyết định, quy chế bảo hành sản phẩm và hướng dẫn thực hiện quy chế bảo hành sản phẩm của công ty để làm thủ tục cho khách hàng. Nhóm người bảo hành sản xuất có trách nhiệm lập biên bản gửi về phòng KCS Phòng KCS đối chiếu số lốp với số theo dõi chất lượng lốp ôtô do phòng quản lý cung cấp. Nếu đúng thì viết phiếu đổi sản phẩm theo biên bản bảo hành sản phẩm. Khách hàng nhận phiếu đổi, nộp tiền thu tỷ lệ sử dụng (nếu có) tại phòng tài chính - kế toán và lấy lốp mới tại không lốp công ty. Lốp không đúng số hoặc không có trong sổ theo dõi chất lượng lốp ôtô thì phải chờ xem xét lại. 3.6. Tổ chức bộ máy kế toán. Chi nhánh tổ chức kế toán tập trung hay còn gọi là tổ chức kế toàn một cấp. tức là chỉ mở một sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tấ cả các giai đoạn kế toán ở mọi phần kế toán Phòng kế toán của Chi nhánh được thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị. Trưởng phòng Kế toán thanh toán Kế toán tiền lương và BHXH Kế toán thành phẩm tiêu thụ Thủ quỹ Nhân viên kinh tế phân xưởng Kế toán NVL Sơ đồ 7: Mô hình tổ chức phòng kế toán tài chính Quan hệ chỉ đạo Quan hệ tác nghiệp Quan hệ báo cáo sổ * Cơ cấu lao động kế toán Bộ máy kế toán của chi nhánh bao gồm: Trưởng phòng kế toán Kế toán NVL Kế toán thanh toán và BHXH Kế toán thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm Thủ quỹ Nhân viên kinh tế phân xưởng * Phương pháp tính thuế và nộp thuế GTGT Chi nhánh Cao su Sao vàng Thái Bình tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, phương pháp tính thuế như sau: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Thuế GTGT đầu ra = Giá bán x Thuế suất Thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào = Tổng giá bán có thuế x Thuế suất 1 + % Thuế suất 3.7. Cơ cấu lao động theo giới tính độ tuổi trình độ stt Vị trí Số lượng Nam Nữ tuổi b/quân Trình độ % trên tổng số 1 Ban lãnh đạo 3 3 0 48 Trên đại học 0.7% 2 Cán bộ quản lý 18 10 8 43 Đại học 4% 3 Kỹ thuật viên 7 7 0 35 Trung cấp 1.5% 4 Công nhân 330 203 151 24 Trung học 72.2% 5 Bộ phận phụ trợ 99 84 15 31 Trung học 21.6% Tổng cộng 457 223 159 - - 100% Bảng 3 : Tình hình lao động hiện tại của chi nhánh Thái Bình PHẦN II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY SAO SU SAO VÀNG – CHI NHÁNH THÁI BÌNH 1.Tình hình sản xuất kinh doanh của chi nhánh Thái Bình những năm vừa qua Qua nhiều năm không ngừng phấn đấu vươn lên công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường và sự tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm mang thương hiêu SRC. Có được thành quả đó là sự nỗ lực hết mình của toàn công ty, trong đó chi nhánh Thái Bình là một đơn vị có số lượng lao động lớn nhất cũng đóng góp một phần công sức không nhỏ vào sự thành công của công ty. kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng dưới đây: Theo bảng dưới đây lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2005, 2006, 2007 liên tục tăng. từ 153.556 nghìn đồng năm 2005 lên 409.152 nghìn đồng năm 2006 và 1.607.826 năm 2007 điều này chứng tỏ công ty đang làm ăn rất có hiệu quả và tình hình tài chính rất khả quan. So với năm 2005 thì năm 2006 lơi nhuận tăng lên 255.596 nghìn đồng tương ứng với tăng 1.66%, so với năm 2006 thì năm 2007 lợi nhuận của chi nhánh tăng 1.198.674 nghìn đồng tương ứng tăng 2.96%.lợi nhuận của công ty tăng đồng nghĩa với việc tích luỹ cho phat triển của Chi nhánh cũng ngày một tăng. Theo số liêu ơ bảng 1 cho thấy doanh thu thuần của chi nhánh có sự biến động giữa các năm đang xét. Doanh thu thuần của chi nhánh giảm sút trong năm 2005, sau đó lại tăng nhanh trong năm 2006, so với năm 2005 doanh thu thuần năm 2006 giảm 13.766.761 nghìn đồng. Tuy nhiên năm 2007 doanh thu thuần lại tăng nhanh, so với năm 2006 doanh thu thuần năm 2007 tăng 16.423.475 nghìn đồng. có sự biến động này là do trong năm 2006 tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty gặp nhiều kho khăn do sự cạnh tranh với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nươc khi Việt Nam gia nhập WTO. Sang năm 2007 tình hình đã được cải thiện vì thế doanh thu của chi nhánh đã tăng lên rõ rệt. Trong năm 2006 mặc dù doanh thu thuần giảm sút nhưng chi nhánh đã có những biện pháp giảm bớt chi phí nhờ đó vẫn đảm bảo tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế. Biểu đồ: lợi nhuận của công ty từ 2005 - 2007 STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1 Doanh thu thuần 82.469.712 68.702.951 85.126.426 -13.766.761 -0,17 16.423.475 0,24 2 Giá vốn hàng bán 76.432.968 61.917.672 75.874.860 -14.515.296 -0,19 13.957.188 0,23 3 Lãi gộp 6.036.744 6.785.279 9.251.566 748.535 0,12 2.466.287 0,36 4 Chi phí bán hàng 1.683.637 1.627.521 905.215 -56.116 -0,03 -722.306 -0,44 5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.104.348 2.714.913 3.124.197 -1.389.435 -0,34 409.284 0,15 6 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 248.759 2.442.845 5.222.154 2.194.086 8,82 2.779.309 1,14 7 Thu nhập hoạt động tài chính 1.225.245 945.972 901.062 -279.273 -0,23 -44.910 -0,05 8 Chi phí hoạt động tài chính 1.385.175 2.889.441 3.929.240 1.504.266 1,09 1.039.799 0,36 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính -159.930 -1.943.469 -3.028.178 -1.783.539 11,15 -1.084.709 0,56 10 Thu nhập bất thường 170.989 171068 182.904 79 0,00 11.836 0,07 11 Chi phí bất thường 34.000 68.750 12.430 34.750 1,02 -56.320 -0,82 12 lợi nhuận từ hoạt động bất thường 136.989 102.318 170.474 -34.671 -0,25 68.156 0,67 13 tổng lợi nhuận trước thuế 225.818 601.694 2.364.450 375.876 1,66 1.762.756 2,93 14 Thuế TNDN 72.262 192.542 756.624 120.280 1,66 564.082 2,93 15 Lợi nhuận sau thuế 153.556 409.152 1.607.826 255.596 1,66 1.198.674 2,93 Bảng 4: kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 -2007 (Đơn vị: 1000đồng) (Nguồn số liệu: báo cáo tài chính 2005 – 2007) 2. Tình hình sử dụng vốn cố định của CTCP Cao su Sao vang-Thái Bình Như đã nghiên cứu ở chương 1 vốn là điều kiện không thể thiếu được đối với một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó được coi là một trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiêp. Có vốn để kinh doanh chưa hăn đã thành công, nhưng không có vốn chắc chắn sẽ không thể hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này được khẳng định rõ hơn trong điều kiện kinh doanh hiện nay, khi mà các doanh nghiệp phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp khác cung ngành trong một môi trường cạnh tranh khôc liệt và bình đẳng.vấn đề đặt ra đòi hỏi các nhà quản lý phải sử dụng đồng vốn của mình một cách có hiệu quả nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông qua các số liệu từ bảng cân đối kế toán của chi nhánh Cao su Thái Bình ta có thể lập bảng cơ cấu vốn như bảng dưới 5 đây. Theo bảng 5 ta thấy giá trị của vốn sản xuất kinh doanh liên tục tăng trong 3 năm tuy tốc độ tăng của vốn không giống nhau giữa các năm. Từ năm 2005 đến năm 2006 vốn tăng với tốc độ nhanh, từ năm 2006 đến 2007 tốc độ vốn tăng chậm lại 2.1 cơ cấu vốn của CTCP CSSV – Thái Bình Nguồn số liệu : Báo cáo tài chính chi nhánh Cao su Thái Bình 2005 - 2007 đơn vị: 1000 đồng STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Giá trị ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7868.doc