LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đưa đất nước phát triển toàn diện. Muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta cần phải có nhiều nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu để đổi lấy những công nghệ tiên tiến của thế giới, chúng ta phải mở mang xây dựng các công trình giao thông đến khắp các vùng miền, đảm bảo cho sự lưu thông và đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành kinh tế trên địa bàn
85 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tại sản lưu động của Công ty Công nghiệp hoá chất mỏ - TKV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cả nước và giao lưu với các nền kinh tế thế giới. Như vậy, cần đến nhiều vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) để phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, giao thông v.v…Tuy nhiên, phát triển ngành VLNCN cũng cần phải gắn với đảm bảo an ninh, an toàn xã hội. Vì vậy, VLNCN được coi là một loại vật tư đặc biệt, kinh doanh có cạnh tranh nhưng do Nhà nước thống nhất quản lý với những định hướng chiến lược lâu dài, có phân công, phân cấp cụ thể. Là một công ty sản xuất VLNCN thì lượng tài sản để duy trì sản xuất kinh doanh là một vấn đề được Công ty công nghiệp hoá chất mỏ đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập ở công ty em đã chọn vấn đề “nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty Công nghiệp hoá chất mỏ - TKV” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp.
Kết cấu chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty công nghiệp hoá chất mỏ
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty công nghiệp hóa chất mỏ
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Tài sản lưu động của doanh nghiệp
Khái quát về doanh nghiệp
Trong một nền kinh tế, không thể không nhắc đến các doanh nghiệp. Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Doanh nghiệp là một cách tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân.
Theo Luật doanh nghiệp ở Việt nam: doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh - tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh doanh bao gồm:
- Kinh doanh cá thể;
- Kinh doanh góp vốn;
- Công ty
Công ty là loại hình doanh nghiệp mà ở đó có sự kết hợp ba loại lợi ích: các cổ đông (chủ sở hữu), hội đồng quản trị và các nhà quản lí. Cổ đông kiểm soát toàn bộ phương huớng, chính sách của công ty. Cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị, sau đó hội đồng quản trị lựa chọn ban quản lí. Các nhà quản lí quản lí hoạt dộng của công ty theo cách thức mang lại lợi ích cao nhất cho cổ đông.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo luật doanh nghiệp năm 2005 được quy định là: doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điền lệ của công ty.
Tài sản lưu động của doanh nghiệp
Khái niệm tài sản lưu động của doanh nghiệp
Chúng ta biết rằng tài sản của một doanh nghiệp được chia thành 2 bộ phận: Tài sản cố định và tài sản lưu động. Nếu như tài sản cố định, hiểu theo nghĩa rộng là những yếu tố của tư liệu lao động được sử dụng trong một thời gian luân chuyển tương đối dài và có giá trị đơn vị tương đối lớn thì tài sản lưu động, ngược lại, là những yếu tố của tư liệu lao động được sử dụng trong một thời gian luân chuyển ngắn. Các tài sản lưu động phần lớn đóng vai trò là đối tượng lao động, tức là các vật bị tác động trong quá trình chế biến, bởi lao động của con người hay máy móc. Do đó tài sản lưu động phản ánh các dạng nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ liệu…Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tái sản lưu động của doanh nghiệp được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho. Giá trị các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng. Quy mô tài sản lưu động của một doanh nghiệp tăng giảm theo chu kì kinh doanh và xu hướng mùa vụ. Vào giai đoạn tăng trưởng của chu kì kinh doanh, doanh nghiệp thường đạt mức tài sản lưu động tối đa. Quản lí sử dụng hợp lí tài sản lưu động có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân loại tài sản lưu động của doanh nghiệp
Tài sản lưu động có thể được phân loại khác nhau tuỳ theo mục đích và tiêu chí áp dụng. Có thể phân loại theo khả năng chuyển đổi và đặc diểm kinh tế của từng nhóm như sau:
Tài sản bằng tiền (Cash)
Tất cả tiền mặt tại quỹ, tiền trên các tài khoản ngân hàng và tiền đang chuyển (kể cả nội tệ và ngoại tệ) đều thuộc nhóm “tài sản bằng tiền mặt”. Lưu ý rằng, tiền ở đây không phải chỉ là tiền mặt, trong lĩnh vực tài chính - kế toán, tài sản bằng tiền của một doanh nghiệp bao gồm:
Tiền mặt
Séc các loại
Tiền gửi ngân hàng
Tiền trong thanh toán
Vàng bạc, đá quý và kim khí quý
Đây là nhóm tài sản đặc biệt, được sử dụng vào mục đích dự trữ. Trong một số ngành như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm… giá trị của loại tàí sản này rất lớn.
Các tài sản tương đương với tiền
Nhóm này gồm các tài sản chính có khả năng chuyển đổi cao (dễ bán, dễ chuyển đổi thành tiền khi cần thiết). Loại tài sản này bao gồm: chứng khoán ngắn hạn dễ bán chứ không phải tất cả các loại chứng khoán: các giấy tờ thương mại ngắn hạn được bảo đảm hoặc có độ an toàn cao (hối phiếu ngân hàng, kì phiếu thương mại, bộ chứng từ hoàn chỉnh)…
Chi phí trả trước
Chi phí trả trước bao gồm các khoản tiền mà công ty đã trả trước cho người bán, nhà cung cấp hoặc cho các đối tượng khác. Một số khoản trả trước có thể có mức độ rủi ro cao vì phụ thuộc vào một số yếu tố khó dự đoán trước.
Các khoản phải thu
Các khoản phải thu là một loại tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là công ty kinh doanh thương mại, mua bán hàng hoá. Hoạt động mua bán chịu giữa các bên, phát sinh các khoản tín dụng thương mại. Thực ra các khoản phải thu gồm nhỉều khoản mục khác nhau tuỳ theo tính chất của quan hệ mua bán, quan hệ hợp đồng. Theo mức độ rủi ro thì các khoản phải thu có thể chia thành các loại sau:
Độ tin cậy cao (loại A)
Độ tin cậy trùng bình (B)
Độ tin cậy thấp (C)
Không thể thu hồi được (D)
Khi phân tích tín dụng hoặc đánh giá khả năng thanh toán của một công ty, loại A được tính 100% trị giá ghi trên tài khoản, loại B là 90% - 95%, loại C là 70% - 80% còn loại D không đựơc tính. Loại D coi như không có hy vọng thu hồi, sau một thời gian xác định không đòi đựơc thì có thể được xoá khỏi tài khoản phải thu.
Tiền đặt cọc
Trong nhiều trường hợp các bên liên quan đến hợp đồng đặt cọc một số tiền nhất định. Các điều khoản về tiền đặt cọc thường được quy định theo 2 cách:
Số tiền đặt cọc tính theo tỷ lệ phần trăm trị giá hợp đồng hoặc trị giá tài sản được mua bán.
Số tiền đặt cọc được ấn định bằng một số tiền cụ thể, hoặc một giá trị tối thiểu cho hợp đồng.
Trong các trường hợp bên đặt cọc thực hiện đúng hợp đồng thì họ có quyền lấy lại tiền đặt cọc. Nếu như có sự vi phạm hoặc huỷ bỏ hợp đồng, hoặc không tiếp tục tham gia (ví dụ như đấu thầu) thì họ có thể bị mất tiền đặt cọc. Nhưng vậy, tiền đặt cọc là một khoản mục tài sản không chắc chắn, độ tin cậy có thể giao động lớn. Do tính chất như vậy nên tiền đặt cọc không được các ngân hàng tính đến khi xác định khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp.
Hàng hoá vật tư
Hàng hoá vật tư hay còn gọi là hàng tồn kho, không mang nghĩa hẹp là hàng hoá bị ứ đọng, không bán đựơc mà thực chất bao hàm nghĩa toàn bộ các hàng hoá vật liệu, nguyên liệu đang tồn tại ở các kho, quầy hàng hoặc trong xưởng. Trên thực tế, hàng tồn kho có thể bao gồm hàng trăm chủng loại khác nhau. Tuy nhiên, có thể gộp lại thành những nhóm sau:
Nguyên liệu, vật liệu chính
Vật liệu phụ, vật liệu bổ trợ
Nhiên liệu và các loại dầu mỡ
Thành phẩm
Sản phẩm dở dang và bán thành phẩm
Công cụ nhỏ, các dụng cụ lao động thuộc tài sản lưu động
Phụ tùng thay thế
Sản phẩm hỏng và các loại thay thế
Các chi phí chờ phân bổ
Một số khoản chi phí đã phát sinh, nhưng có thể chưa được phân bổ vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ. Những khoản này sẽ được đưa vào giá thành trong khoản thời gian thích hợp.
Vai trò của tài sản lưu động của doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải có vốn. Tài sản lưu động là một thành phần quan trọng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong khâu dự trữ và sản xuất, tài sản lưu động đảm bảo cho sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản xuất. Trong lưu thông, tài sản lưu động đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ được nhịp nhàng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Thời gian luân chuyển tài sản lưu động lớn khiến cho công việc quản lý và sử dụng tài sản lưu động luôn luôn diễn ra thường xuyên, liên tục. Với vai trò to lớn như vậy, việc tăng tốc độ luân chuyển tài sản lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu.
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp
Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp
Hiệu quả là một khái niệm luôn được đề cập trong nền kinh tế thị trường. Ví dụ các doanh nghiệp luôn hướng tới hiệu quả kinh tế còn chính phủ nỗ lực đạt hiệu quả kinh tế - xã hội.
Theo nghĩa chung nhất, hiệu quả là một khái niệm phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết để tham gia vào một hoạt động nào đó với những mục đích xác định do con người đặt ra. Như vậy, có thể hiểu hiệu quả sử dụng là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Do đó, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với mức tài sản lưu động hợp lý.
Tài sản lưu động của doanh nghiệp được sử dụng cho các quá trình dự trữ, sản xuất và lưu thông. Quá trình vận động của tài sản lưu động bắt đầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và khi sản xuất xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu với giá trị tăng thêm. Mỗi lần vận động như vậy được gọi là một vòng luân chuyển của tài sản lưu động. Doanh nghiệp sử dụng tài sản đó càng có hiệu quả bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu. Vì lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn từng đồng tài sản lưu động, làm cho mỗi đồng tài sản lưu động hàng năm có thể mua sắm nguyên, nhiên vật liệu nhiều hơn, sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ được nhiều hơn. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nâng cao tốc độ luân chuyển tài sản lưu động (số vòng quay tài sản lưu động trong một năm).
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động chúng ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau nhưng tốc độ luân chuyển tài sản lưu động là chỉ tiêu cơ bản và tổng hợp nhất phản ánh trình độ sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp
Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động
Trong tài chính, tốc độ luân chuyển tài sản lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lý hay không, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không, các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất kinh doanh là cao hay thấp. Thông qua phân tích chỉ tiêu tốc độ luân chuẩn tài sản lưu động có thể giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
(1) Vòng quay tài sản lưu động trong kỳ
Vòng quay TSLĐ
=
Tổng mức luân chuyển TSLĐ trong kỳ
TSLĐBQkỳ
Trong đó:
- Trong năm tổng mức luân chuyển tài sản lưu động được xác định bằng doanh thu thuần của doanh nghiệp.
- TSLĐBQkỳ : Tài sản lưu động bình quân trong kỳ được tính như sau:
TSLĐBQkỳ
=
TSLĐđầu kỳ + TSLĐcuối kỳ
2
- Tài sản lưu động bình quân năm
TSLĐBQnăm =
TSLĐđầu tháng 1/2+ TSLĐđầu tháng 2+…+TSLĐđầu tháng 12 +TSLĐcuối tháng 12/2
12
Để đơn giản trong tính toán ta sử dụng công thức tính TSLĐBQ gần đúng:
TSLĐBQnăm
=
TSLĐđầu năm +TSLĐcuối năm
2
Ta có:
Vòng quay TSLĐnăm
=
Doanh thu thuần
TSLĐBQ năm
Đây là chỉ tiêu nói lên số lần quay (vòng quay) của tài sản lưu động trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trên mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanh thu thuần) và số tài sản lưu động bình quân bỏ ra trong kỳ. Số vòng quay tài sản lưu động trong kỳ càng cao thì càng tốt.
(2)Thời gian luân chuyển tài sản lưu động
Thời gian luân chuyển TSLĐ =
TSLĐBQkỳ x Thời gian của kỳ phân tích
Tổng mức luân chuyển TSLĐ trong kỳ
hay
Thời gian luân chuyển TSLĐ =
Thời gian của kỳ phân tích
Vòng quay TSLĐ trong kỳ
Trong đó:
Thời gian của kỳ phân tích được ước tính một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày và một tháng là 30 ngày.
Chỉ tiêu này nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của tài sản lưu động hay số ngày bình quân cần thiết để tài sản lưu động thực hiện một vòng quay trong kỳ. Ngược với chỉ tiêu số vòng quay tài sản lưu động trong kỳ, thời gian luân chuyển tài sản lưu động càng ngắn chứng tỏ tài sản lưu động càng được sử dụng có hiệu quả.
(3) Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động
Hệ số đảm nhiệm TSLĐ =
TSLĐBQkỳ
Doanh thu thuần
Hệ số này cho biết để thu được mỗi đơn vị doanh thu, doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu đơn vị TSLĐ. Hệ số này càng thấp, thì hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp càng cao. Thông qua chỉ tiêu này, các nhà quản trị kinh doanh xây dựng kế hoạch về đầu tư TSLĐ một cách hợp lí góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hệ số sinh lời tài sản lưu động
Hệ số sinh lời của TSLĐ =
Lợi nhuận sau thuế
TSLĐBQ
Hệ số này cho biết mỗi đơn vị TSLĐ có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Hệ số sinh lợi của TSLĐ càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSLĐ càng tốt.
Tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho
Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì hàng tồn kho thường chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản lưu động, do vậy hiệu quả sử dụng tài sản lưu động bị ảnh hưởng đáng kể của hiệu quả sử dụng hàng tồn kho. Khi phân tích hiệu quả của hàng tồn kho, ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Số vòng quay của hàng tồn kho
Số vòng quay HTK =
Giá vốn hàng bán
HTK bình quân
Chỉ tiêu này cho biết, trong kì phân tích hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn đầu tư hàng tồn kho vận động không ngừng đó là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho
Hệ số đảm nhiệm HTK =
HTK bình quân
Tổng doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư cho hàng tồn kho, chỉ tiêu này càng thấp thì chứng tỏ hiệu quả vốn đầu tư sử dụng cho hàng tồn kho càng cao. Thông qua chỉ tiêu này các nhà quản trị kinh doanh xây dựng kế hoạch về dự trữ, thu mua, sử dụng hàng hoá, thành phẩm một cách hợp lí góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thời gian một vòng quay của hàng tồn kho
Thời gian một vòng quay của HTK =
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay của hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho biết một vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hàng tồn kho vận động nhanh.
Tăng tốc độ luân chuyển hàng tòn kho là rút ngắn thời gian hàng tồn kho nằm trong các khâu sản xuất kinh doanh. Đồng thời là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kì thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân =
Tổng số ngày trong 1 kỳ (360 ngày)
Vòng quay phải thu trong kỳ
Trong đó:
Vòng quay khoản phải thu trong kỳ =
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân
Các khoản phải thu bình quân =
Các khoản phải thuđầu kỳ + Các khoản phải thucuối kỳ
2
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu, chỉ tiêu càng nhỏ chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng càng nhanh. Khả năng tài chính của doanh nghiệp dồi dào.
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
(1) Khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn =
TSLĐ
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của các tài sản lưu động hiện có của doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.
(2) Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh =
TSLĐ - HTK
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đối với các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp dồi dào. Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá kéo dài có thể dẫn tới vốn bằng tiền của doanh nghiệp nhàn rỗi, ứ đọng, dẫn đén hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngược lại, chỉ tiêu này thấp quá kéo dài ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và có thể dẫn tới doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản.
(3) Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời =
Tiền
Nợ đến hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền khi nợ ngắn hạn đã đến kỳ thanh toán.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp
Các nhân tố khách quan
Đây là các nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và việc sử dụng tài sản lưu động nói riêng. Nhóm các nhân tố khách quan là những nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được.
Chính sách quản lí vĩ mô của Nhà nước
Chính sách vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung, từng ngành kinh tế nói riêng và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Những chính sách đó có thể tác động đến nguồn tài trợ cho tài sản lưu động, ví dụ như nguồn vốn vay ngân hàng, tăng hay giảm phụ thuộc vào lãi suất cho vay của các ngân hàng. Nhà nước có thể ra những chính sách ảnh hưởng đến việc mua sắm các nguyên liệu đầu vào, hay đến việc dự trữ hàng hoá… như chính sách về xuất nhập khẩu nguyên vật liệu. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ các chính sách của Nhà nước để có chính sách hoạt động cho phù hợp.
Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào đều có đối thủ cạnh tranh. Khi nền kinh tế phát triển, có sự mở rộng về các loại hình doanh nghiệp cũng như lĩnh vực hoạt động, thì yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng tăng lên. Doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến tính cạnh tranh khi lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng nguyên vật liệu và dự trữ chỗ thừa, chỗ thiếu, ách tắc trong khâu lưu thông. Khi cạnh tranh ra tăng, việc đưa ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh lượng hàng tiêu thụ khiến doanh nghiệp nới lỏng trong chính sách tín dụng làm cho việc quản lí các khoản phải thu khó khăn. Sự phát triển hay suy thoái của đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp.
Nhu cầu của thị trường
Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá cho nên nhu cầu đối với mọi mặt hàng đều rất lớn. Vì vậy các doanh nghiệp thi nhau mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình ra khắp cả nước. Khi đó, TSLĐ cũng chịu sự ảnh hưởng, doanh nghiệp dự trữ nhiều hơn, các khoản phải thu có xu hướng giảm do có nhiều nguời tiêu dùng. Nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm dịch vụ thay đổi theo thời gian, vùng lãnh thổ, văn hoá…Sản phẩm cũng có chu kì sống của nó. Sản phẩm đang trong chu kì tăng trưỏng, nhu cầu tăng mạnh đòi hỏi phải dự trữ nhiều hơn hoặc khi ở thời kì suy thoái, nhu cầu giảm thì doanh nghiệp sẽ giảm lượng dự trữ xuống.
Sự phát triển khoa học công nghệ
Xã hội càng phát triển thì ngày càng có nhiều tiến bộ khoa học công nghệ ra đời, góp phần giảm các nguồn lực cần thiết cho sản xuất như sức người, sức của, thời gian. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn giúp doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm có tính ưu việt hơn, giúp doanh nghiệp đánh bại các đối thủ, thu hút khách hàng từ đó tăng hiệu suất sử dụng tài sản lưu động hơn. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật cũng làm giảm giá trị tài sản, vật tư… Vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp để điều chỉnh kịp thời giá cả sản phẩm hàng hoá thì luợng hàng hoá bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh.
Các nhân tố chủ quan
Trong cùng một môi trường kinh doanh khách quan như nhau nhưng trong khi một số doanh nghiệp phát triển thì không ít doanh nghiệp kinh doanh trì trệ, thâm chí phá sản. Vậy nguyên nhân thất bại ở đây chính là ở bản thân doanh nghiệp. Những nhân tố chủ quan xuất phát từ chính doanh nghiệp nên các nhân tố này có thể khắc phục được.
Trình độ nguồn nhân lực
Đây là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng to lớn đến việc quản lí tài sản lưu động của doanh nghiệp. Chính những con người này sẽ là yếu tố quyết định đến chính sách quản lí TSLĐ, việc đưa ra những quyết định quản lí đúng đắn hay sai lầm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác nhau, khả năng về tài chính và năng lực kinh doanh khác nhau sẽ có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khác nhau. Vào kì sản xuất của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ sử dụng lượng nguyên vật liệu, hàng hoá lớn nên dự trữ tăng lên. Hoặc khi doanh nghiệp chuẩn bị cho công tác lưu thông thì công tác bán hàng đựoc chú trọng, lượng hàng gửi bán tăng lên thì TSLĐ cũng tăng lên. Việc lập kế hoạch ngay từ đầu kì giúp doanh nghiệp có lượng dự trữ hợp lí hạn chế những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Đây có thể coi là một nhân tố quan trọng, một doanh nghiệp có hệ thống cơ sở hạ tầng (trụ sở làm việc, các cơ sở sản xuất, chi nhánh, hệ thống bán hàng ..) được bố trí hợp lí sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng tài sản lưu động một cách có hiệu quả hơn. Ví dụ như, một kho chứa hàng tốt sẽ tránh được các khấu khao trong khi chứa hàng hoá. Khi người lao động được làm việc ở một môi trường thuận lợi, đảm bảo an toàn lao động thì tất nhiên là hiệu quả làm việc sẽ cao hơn. Và máy móc đựơc trang bị tiên tiến cũng đem lại những sản phẩm tốt hơn.
Công tác quản lí tài sản lưu động
(1) Quản lí hàng tồn kho
Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hoá dự trữ là những bước đệm cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hàng tồn kho có 3 loại chính: nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải dự trữ nguyên vật liệu. Nếu doanh nghiệp dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn còn dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn. Do vậy, việc dự trữ nguyên vật liệu có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh.
Hàng tồn kho trong quá trình sản xuất là các nguyên vật liệu nằm ở các công đoạn của dây chuyền sản xuất. Nếu dây chuyền sản xuất càng dài và càng nhiều công đoạn sản xuất thì hàng tồn kho trong quá trình sản xuất sẽ càng lớn. Đây là những bước đệm nhỏ để quá trình sản xuất được liên tục.
Khi tiến hành sản xuất xong, do có độ trễ nhất định giữa sản xuất và tiêu thụ, do những chính sách thị trường của doanh nghiệp trong việc bán hàng… đã hình thành nên bộ phận thành phẩm tồn kho.
Hàng hoá dự trữ đối với các doanh nghiệp gồm 3 bộ phận như trên, nhưng thông thường trong quá trình quản lý chúng ta tập trung vào bộ phận thứ nhất, tức là nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất kinh doanh.
Có nhiều phương pháp được đưa ra nhằm xác định mức dự trữ tối ưu.
· Quản lý dự trữ theo phương pháp cổ điển hay mô hình đặt hàng hiệu quả nhất - EOQ (Economic Odering Quantity).
Mô hình được dựa trên giả định là những lần cung cấp hàng hoá là bằng nhau. Theo mô hình này, mức dự trữ tối ưu là:
Q* =
Trong đó:
Q*: mức dự trữ tối ưu
D : toàn bộ lượng hàng hoá cần sử dụng
C2 : chi phí mỗi lần đặt hàng (chi phí quản lý giao dịch và vận chuyển hàng hoá).
C1 : chi phí lưu kho đơn vị hàng hoá (chi phí bốc xếp, bảo hiểm, bảo quản…).
Điểm đặt hàng mới:
Về mặt lý thuyết người ta giả định khi nào lượng hàng kỳ trước hết mới nhập kho lượng hàng mới nhưng trên thực tế hầu như không bao giờ như vậy. Nhưng nếu doanh nghiệp đặt hàng quá sớm sẽ làm tăng lượng nguyên liệu tồn kho. Do vậy các doanh nghiệp cần phải xác định thời điểm đặt hàng mới.
Thời điểm đặt hàng mới
=
Số lượng nguyên liệu sử dụng mỗi ngày
x
Độ dài thời gian giao hàng
Lượng dự trữ an toàn
Nguyên vật liệu sử dụng mỗi ngày không phải là số cố định mà chúng biến động không ngừng. Do đó để đảm bảo cho sự ổn định của sản xuất, doanh nghiệp cần phải duy trì một lượng hàng tồn kho dự trữ an toàn. Lượng dự trữ an toàn tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Lượng dự trữ an toàn là lượng hàng hoá dự trữ thêm vào lượng dự trữ tại thời điểm đặt hàng.
Ngoài phương pháp quản lý dự trữ theo mô hình đặt hàng hiệu quả nhất (EOQ) một số doanh nghiệp còn sử dụng phương pháp sau:
· Phương pháp cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng 0
Theo phương pháp này các doanh nghiệp trong một số ngành nghề có liên quan chặt chẽ với nhau hình thành nên những mối quan hệ. Khi có một đơn đặt hàng nào đó họ sẽ tiến hành huy động những loại hàng hoá và sản phẩm dở dang của các đơn vị khác mà họ không cần phải dự trữ. Tuy vậy, sử dụng phương pháp này tạo ra sự ràng buộc các doanh nghiệp với nhau, khiến các doanh nghiệp đôi khi mất sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
(2) Quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao
Tiền mặt được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp ở ngân hàng. Tiền mặt bản thân nó là tài sản không sinh lãi, tuy vậy việc giữ tiền mặt trong kinh doanh rất quan trọng xuất phát từ những lý do sau: Đảm bảo giao dịch hàng ngày, bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lường trước của các luồng tiền vào ra, hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng.
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc gửi tiền mặt là cần thiết nhưng việc giữ đủ tiền mặt cũng cần thiết không kém do những lí do sau: khi mua hàng hoá, nếu có đủ tiền mặt công ty có thể tận dụng được lợi thế chiết khấu; duy trì tốt khả năng thanh toán; đáp ứng nhu cầu trong các trường hợp khẩn cấp
Quản lý tiền mặt gồm quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn liền với tiền mặt như các loại chứng khoán khả năng thanh khoản cao, nhằm duy trì tiền mặt ở mức dộ mong muốn. Ta có thể thấy điều này qua sơ đồ luân chuyển sau:
Các chứng khoán thanh khoản cao
Đầu tư tạm thời bằng cách mua chứng khoán có tính thanh khoán cao
Bán những chứng khoán thanh khoán cao để bổ sung cho tiền mặt
Tiền mặt
Dòng thu
tiền mặt
Dòng chi
tiền mặt
Nhìn sơ đồ trên ta thấy một cái nhìn tổng quát về tiền mặt, nó cũng là một loại tài sản nhưng là một loại tài sản đặc biệt - tài sản có tính lỏng cao nhất.
Trong kinh doanh, doanh nghiệp phải lưu giữ tiền mặt cần thiết cho việc thanh toán các hoá đơn. Do vậy, khi tiền mặt xuống thấp doanh nghiệp sẽ phải bổ sung tiền mặt bằng cách bán các chứng khoán thanh khoản cao. Chi phí cho việc lưu giữ tiền mặt ở đây chính là chi phí cơ hội, là lãi suất mà doanh nghiệp bị mất đi. Chi phí đặt hàng chính là chi phí cho việc bán các chứng khoán. Khi đó áp dụng mô hình EOQ ta có lượng dự trữ tiền mặt tối ưu M* là:
M* =
Trong đó:
M*: tổng mức tiền mặt giải ngân hàng năm
Mn: tiền mặt thanh toán hàng năm
Cb: chi phí một lần bán chứng khoán thanh khoản
i : lãi suất
Từ công thức trên cho thấy nếu lãi suất cao thì doanh nghiệp càng giữ ít tiền mặt và ngược lại, nếu chi phí cho việc bán chứng khoán càng cao thì họ lại càng giữ nhiều tiền mặt. Mô hình số dư tiền mặt không thực tiễn ở chỗ giả định rằng doanh nghiệp chi trả tiền mặt một cách ổn định, điều này không luôn luôn đúng trong thực tế do hiếm khi lượng tiền vào ra của doanh nghiệp lại dự kiến trước được.
Bằng việc nghiên cứu và phân tích thực tiễn, các nhà kinh tế học đã đưa ra mô hình quản lý tiền mặt để mức tiền dự trữ luôn dao động trong một khoảng. Theo mô hình này, doanh nghiệp sẽ xác định mức giới hạn trên và giới hạn dưới của tiền mặt, đó là các khoản mà doanh nghiệp bắt đầu tiến hành nghiệp vụ mua hoặc bán chứng khoán có tính thanh khoản cao để đưa mức tiền mặt về dự kiến.
Khoảng dao động tiền mặt dự kiến phụ thuộc vào 3 yếu tố sau: mức dao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày lớn hay nhỏ; chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán; lãi suất càng cao các doanh nghiệp sẽ giữ lại ít tiền và do vậy khoảng dao động tiền mặt sẽ giảm xuống.
Khoảng dao động:
d = 3 x
Trong đó:
d: khoảng dao động tiền mặt (khoảng cách giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của lượng tiền mặt dự trữ).
Cb: chi phí của mỗi lần giao dịch mua bán chứng khoán thanh khoản
Vb: phương sai của thu chi ngân quỹ
i: lãi suất
Mô hình này được biểu diễn theo đồ thị sau đây:
B
A
Mức tiền mặt theo thiết kế
Giới hạn trên
Giới hạn dưới
Thời gian
Số dư tiền mặt
0
Mức tiền mặt thiết kế được xác định như sau:
Mức tiền mặt theo thiết kế
=
Mức tiền mặt giới hạn dưới
+
Khoảng dao động tiền mặt
3
Thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cho thấy, trong các doanh nghiệp lớn, luồng tiền vào ra của doanh nghiệp hàng ngày là rất nhiều, nên chi phí cho việc mua bán chứng khoán sẽ trở nên quá nhỏ so với cơ hội phí mất đi do lưu giữ một lượng tiền mặt nhàn rỗi do vậy hoạt động mua bán chứng khoán nên diễn ra hàng ngày ở các doanh nghiệp này.
(3) Quản lý các khoản phải thu
Trong nền kinh tế thị trường, để thắng lợi trong cạnh tranh các doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược về sản phẩm, về quảng cáo, về giá cả, các dịch vụ sau khi bán hàng… trong đó chính sách tín dụng thương mại là một công cụ hữu hiệu và không thể thiếu đối với các doanh nghiệp tín dụng thươ._.ng mại. Chính sách này giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giàu có, nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần phải đưa ra những phân tích về khả năng tín dụng của khách hàng từ đó quyết định có nên cấp tín dụng thương mại cho đối tượng khách hàng đó hay không. Đây là nội dung chính của quản lý các khoản phải thu.
Để thực hiện được việc cấp tín dụng cho khách hàng thì điều đầu tiên doanh nghiệp phải phân tích được năng lực tín dụng của khách hàng.
* Phân tích năng lực tín dụng của khách hàng:
Công việc bao gồm : Thứ nhất, phải xây dựng một tiêu chuẩn tín dụng hợp lí; Thứ hai, xác minh phẩm chất tín dụng của khách hàng tiềm năng. Nếu khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với những tiêu chuẩn tín dụng tối thiểu thì tín dụng thương mại có thể được cấp. Nếu tiêu chuẩn tín dụng quá cao sẽ loại bỏ nhiều khách hàng tiềm năng và sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, còn ngược lại với tiêu chuẩn quá thấp có thể làm tăng doanh thu nhưng đi kèm theo đó là những khoản tín dụng có rủi ro cao và chi phí tiền cũng cao. Khi phân tích khả năng tín dụng của khách hàng, chúng ta thường sử dụng các tiêu chuẩn sau:
- Phẩm chất tư cách tín dụng: Tiêu chuẩn này nói lên tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ, trên cơ sở việc thanh toán các khoản nợ trước đây của khách hàng đối với doanh nghiệp và đối với doanh nghiệp khác.
- Năng lực trả nợ: dựa vào các chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh, bảng dự trữ ngân quỹ của doanh nghiệp…
- Vốn của khách hàng: đánh giá tiềm năng tài chính dài hạn của khách hàng.
- Thế chấp: xem xét các tài sản riêng mà khách hàng sử dụng để đảm bảo các khoản nợ.
- Điều kiện kinh tế: đánh giá khả năng phát triển của khách hàng trong tương lai.
Các tài liệu được sử dụng để phân tích khách hàng là bảng cân đối kế toán, bảng kế hoạch ngân quỹ, phỏng vấn trực tiếp, xuống tận nơi để kiểm tra xem xét hay tìm hiểu qua các khách hàng khác.
Sau khi phân tích năng lực tín dụng của khách hàng, doanh nghiệp tiến hành việc phân tích đánh giá khoản tín dụng thương mại được đề nghị.
* Phân tích khoản tín dụng
Việc đánh giá dựa vào việc tính NPV của luồng tiền
Trong đó:
NPV: Giá hiện tại ròng của việc chuyển từ chính sách bán trả ngay sang chính sách bán chịu
Q, P: Sản lượng hàng bán được trong một tháng và giá bán đơn vị nếu khách hàng trả tiền ngay
Q’, P’: Sản lượng và giá bán đơn vị nếu bán chịu
C : Chi phí cho việc đòi nợ và tài trợ bù đắp cho khoản phải thu
V : Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm
R : Doanh lợi yêu cầu thu được hàng tháng
r : Tỉ lệ phần trăm của hàng bán chịu không thu được tiền
Nếu NPV > 0 chứng tỏ việc bán hàng chịu mang lại hiệu quả cao hơn việc thanh toán ngay, có lợi cho doanh nghiệp. Do đó khoản tín dụng được chấp nhận.
* Theo dõi các khoản phải thu
Đây là một nội dung quan trọng trong quản lí các khoản phải thu. Thực hiện tốt công việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể kịp thời thay đổi các chính sách tín dụng thương mại phù hợp với tình hình thực tế. Thông thường để theo dõi các khoản phải thu ta dùng các chỉ tiêu, phương pháp, mô hình sau:
Kì thu tiền bình quân (đã được trình bày ở phần trên).
Sấp xếp “tuổi ” của các khoản phải thu theo độ dài thời gian. Qua đó, các nhà quản lí doanh nghiệp có thể theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ khi đến hạn.
Xác định số dư khoản phải thu: Bằng phương pháp này doanh nghiệp có thể thấy được nợ tồn đọng của khách hàng nợ doanh nghiệp. Cùng với các biện pháp theo dõi và quản lí khác doanh nghiệp có thể thấy được ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại và có những điều chỉnh kịp thời, hợp lí phù hợp với từng đối tuợng khách hàng, từng khoản mục cụ thể.
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT MỎ
Khái quát chung về công ty công nghiệp hoá chất mỏ
Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Lịch sử hình thành
Công ty TNHH một thành viên Công Nghiệp Hóa Chất Mỏ - TKV (gọi tắt là Công ty Công Nghiệp Hóa Chất Mỏ-TKV) có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, hoạt động theo điều lệ của công ty và luật doanh nghiệp.
Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH một thành viên công nghiệp hóa chất mỏ - TKV
Vốn điều lệ: 36.646.634829 đồng.
Tên chủ sở hữu: Tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam
Tài khoản giao dịch: 710-00088 Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Trụ sở chính: Ngõ 1- phố Phan Đình Giót, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân - Hà Nội.
Ngày 22/03/2006 căn cứ quyết định số 591/QĐ-HĐQT của Hội Đồng Quản Trị Tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam về việc đổi tên Công ty TNHH một thành viên Vật liệu nổ công nghiệp thành công ty TNHH một thành viên công nghiệp hóa chất mỏ - TKV.
Quá trình phát triển
Ngành hóa chất mỏ ra đời vào đúng thời kì chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Ngành được thành lập ngày 02/12/1965 với tên gọi đầu tiên là Tổng kho III thuộc công ty vật tư. Lúc đầu chỉ là kho chứa vật liệu nổ đặt tại Hưu Lũng – Lạng Sơn chủ yếu để tiếp nhận, bảo quản hàng VLNCN của Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu và chuyển giao hàng tới các điạ chỉ quy định của Bộ Công Nghiệp. Những năm tiếp theo bổ sung thêm một số kho ở Đông Triều, Hòn Gai, Cẩm Phả, Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng VLNCN trong ngành than và các ngành kinh tế quốc dân của cả nước.
Đến ngày 07/11/1975, bộ trưởng Bộ Điện và than có quyết định số 49/ĐT-QLKT v/v chuyển tổng kho III - Công ty vật tư thành Xí nghiệp hóa chất mỏ thuộc công ty vật tư. Quyết định số 3641/ĐT-TCCB ngày 07/12/1976 của Bộ trưởng Bộ điện và than quy định địa điểm đặt trụ sở của XN Hóa chất Mỏ tại Đồi Tây thuộc HTX Nông Nghiệp Hướng Trung - Hướng Sơn - Lạng Giang – Hà Bắc.
Đến trước năm 1994 Xí nghiệp hóa chất mỏ chuyển địa điểm về thị xã Bắc Ninh và xí nghiệp trực thuộc Công ty COALIMEX. Dưới xí nghiệp có các chi nhánh:
- Chi nhánh hóa chất mỏ Quảng Ninh
- Chi nhánh hóa chất mỏ Ninh Bình
- Chi nhánh hóa chất mỏ Đá Nẵng
- Chi nhánh hóa chất mỏ Bà Rịa - Vũng tàu
Năm 1994 - năm cuối cùng của ngành hóa chất mỏ hoạt động theo mô hình tổ chức xí nghiệp, xí nghiệp hóa chất mỏ sản xuất được 3350 tấn, cung ứng được 1700 tấn thuốc nổ. Thu nhập bình quân của 1 công nhân dây chuyền đạt xấp xỉ 500.000đ/người/tháng.
Từ năm 1995, với đà phát triển của đất nước nhu cầu xây dựng đường xá, cầu hầm ngày càng tăng vì thế vật liệu nổ công nghiệp đóng vai trò là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được. Nhằm thống nhất sự quản lý, thực hiện sản xuất kinh doanh đảm bảo tuyệt đối an toàn và đáp ứng tốt hơn về VLNCN của các ngành kinh tế, ngày 29/3/1995 văn phòng chính phủ đã có thông báo số 44 cho phép thành lập Công ty hóa chất mỏ và trên cơ sở đó ngày 1/4/1995 Bộ Năng lượng ( Nay là Bộ Công nghiệp) đã có quyết định số 204/NL/TCCB-LĐ thành lập Công ty hóa chất mỏ thuộc Tổng Công ty than Việt Nam. Ngày 29/4/2003 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 77/2003/QĐ-TTg v/v chuyển Công ty hóa chất mỏ thành Công ty TNHH một thành viên vật liệu nổ công nghiệp. Công ty là đầu mối dân sự duy nhất được Chính phủ cho phép sản xuất kinh doanh VLNCN. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành và xu thế thời đại, ngày 22/3/2006 Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản đã ra quyết định số 591/QĐ-HĐQT v/v đổi tên Công ty TNHH một thành viên vật liệu nổ công nghiệp thành Công ty TNHH một thành viên công nghiệp hóa chất mỏ.
Ngành nghề kinh doanh của công ty công nghiệp hoá chất mỏ
- Sản xuất, phối chế, thử nghiệm, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
- Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, phối chế, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp;
- Xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, nguyên vật liệu, hoá chất để sản xuất kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
- Bảo quản đóng gói, cung ứng, dự trữ quốc gia về vật liệu nổ công nghiệp;
- Sản xuất cung ứng vật tư kĩ thuật, dây điện, bao bì đóng gói thuốc nổ, giấy sinh hoạt, than sinh hoạt, vật liệu xây dựng;
- Dịch vụ khoan nổ mìn, nổ mìn dưới nước;
- Chế biến kinh doanh than
Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Công nghiệp hoá chất mỏ
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ
Công ty có nhiều chi nhánh ở khắp các tỉnh thành trong cả nước
Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Việt Bắc
Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Nam Trung Bộ
Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Tây Bắc
Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Bắc Trung Bộ
Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Trung Trung Bộ
Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Tây Nguyên
Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Nam Bộ
Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Bạch Thái Bưởi
Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ninh
Chi nhánh công nghiệp Hoá chất mỏ Phú Yên
Chi nhánh công nghiệp Hoá chất mỏ Hà Nam
Chi nhánh công nghiệp Hoá chất mỏ Nghệ An
Chi nhánh công nghiệp Hoá chất mỏ Quảng Ngãi
Chi nhánh công nghiệp Hoá chất mỏ Đồng Nai
Chi nhánh công nghiệp Hoá chất mỏ Hà Tuyên
Công ty công nghiệp Hoá chất mỏ Cẩm Phả
Công ty công nghiệp công nghiệp Hoá chất mỏ Bắc Kạn
Chi nhánh công nghiệp Hoá chất mỏ Lai Châu
Chi nhánh công nghiệp Hoá chất mỏ Đắk Lắk
Chi nhánh công nghiệp Hoá chất mỏ Bình Dương
Chi nhánh công nghiệp Hoá chất mỏ Bắc Ninh
Chi nhánh công nghiệp Hoá chất mỏ Sơn La
Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội
Chi nhánh công nghiệp Hoá chất mỏ Hà Tĩnh
Khách sạn Hạ Long
Kết quả hoạt động nói chung
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
2007/2006
2008/2007
∆
%
∆
%
Doanh thu
1487895
1678531
2960210
190636
112,8
1281678
176,4
Giá vốn hàng bán
1284816
1453558
2474538
168742
113,1
1020980
170,2
Chi phí bán hàng
94307
144557
220053
50250
153,3
75496
152,2
Chi phí quản lí doanh nghiệp
28905
33846
35820
4941
117,1
1975
105,8
Chi phí tài chính
16303
16837
56254
0534
103,3
39417
334,1
Lợi nhuận
66204
33030
90114
-33174
49,9
57084
272,8
Số thuế đã nộp
85103
79904
110214
-5198
93,9
30310
137,9
Bảng 2.2: Số liệu tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2006, 2007, 2008
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: Phòng tổng hợp thống kê
* Tổng doanh thu
Doanh thu tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2008, doanh thu năm 2008 tăng mạnh gấp 1,7 lần so với năm 2007. Giá vốn hàng bán năm 2008 cũng tăng lên gấp 1,7 lần so với năm 2007. Như vậy, doanh thu tăng chủ yếu do giá vốn hàng bán tăng.
* Chi phí:
Chi phí bán hàng luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong các loại chi phí, khoảng 70%. Từ năm 2006 đến năm 2008, công ty thực hiện kế hoạch giảm chi phí quản lí doanh nghiệp, tăng chi phí tài chính (chi phí lãi vay), nhưng vẫn đảm bảo doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.
* Lợi nhuận:
Năm 2007 tình hình kinh tế khó khăn khiến cho lợi nhuận công ty giảm sút tuy vậy đến năm 2008 lợi nhuận đã tăng cao vượt cả năm 2006 chứng tỏ công ty hoạt động tốt.
* Nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước:
Tỉ trọng nộp ngân sách Nhà Nước của doanh nghiệp không tăng, trong khi doanh thu tăng đặc biệt năm 2008, doanh nghiệp vẫn làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cũng như các khoản phí khác đối với Nhà nước
Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty công nghiệp hoá chất mỏ
Thực trạng tài sản lưu động của công ty công nghiệp hoá chất mỏ
Cơ cấu tài sản lưu động
Tài sản lưu động của công ty Công nghiệp hoá chất mỏ bao gồm có: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng hoá tồn kho va các tài sản lưu động khác. Công ty không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Trong tiền và tương đương tiền có: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tại ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm – Hà Nội và không có các khoản tương đương tiền. Hiện, trên toàn quốc có gần 1.500 đơn vị, tổ chức được phép sử dụng mặt hàng này. Thuốc nổ, phụ kiện nổ là những sản phẩm đặc biệt, vì thế đối tác sử dụng nó cũng được coi là những khách hàng đặc biệt. Các “thượng đế” này chủ yếu thuộc các ngành khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác dầu khí, giao thông, thuỷ điện, thuỷ lợi, xây dựng... Vì vậy, hoạt động mua, bán hàng hoá, nguyên vật liệu của công ty diễn ra liên tục nên các khoản phải thu cũng biến động thường xuyên và giữ vai trò quan trọng trong TSLĐ. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên hàng tồn kho của công ty bao gồm: hàng đang di động, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho, hàng hoá tồn kho và hàng gửi đi bán.
Để làm rõ hơn, chúng ta hãy đi sâu nghiên cứu cơ cấu TSLĐ.
Bảng 2.3 : Cơ cấu tài sản lưu động
Đơn vị: nghìn đồng
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
Tỉ trọng (%)
Số tiền
Tỉ trọng (%)
Tăng so với 2006(%)
Số tiền
Tỉ trọng (%)
Tăng so với 2006(%)
Tăng so với 2007(%)
Tổng tài sản lưu động
301523559
100.0
337166184
100.0
11.8
558908400
100.0
85.36
65.77
I.Tiền và các khoản tương tiền
40253542
13.4
50536190
15.0
25.5
81033429
14.5
101.31
60.35
1.Tiền mặt
2878659
1.0
5912851
1.8
105.4
6115769
1.1
112.45
3.43
2.Tiền gửi Ngân hàng
30323883
10.1
43237510
12.8
42.6
70325481
12.6
131.91
62.65
3.Tiền đang chuyển
7051000
2.3
1385828
0.4
-80.3
4592179
0.8
-34.87
231.37
II. Các khoản phải thu ngắn hạn
121815845
40.4
137488642
40.8
12.9
233324652
41.7
91.54
69.70
1.Phải thu khách hàng
108305355
35.9
112338581
33.3
3.7
217902850
39.0
101.19
93.97
2.Trả trước cho người bán hàng
11352715
3.8
22815511
6.8
101.0
14556849
2.6
28.22
-36.20
5.Các khoản phải thu khác
8048680
2.7
8878941
2.6
10.3
9637164
1.7
19.74
8.54
6.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
-5890905
-2.0
-6544391
-1.9
11.1
-8772211
-1.6
48.91
34.04
III.Hàng tồn kho
131916166
43.7
131977187
39.1
0.0
227855644
40.8
72.73
72.65
1.Hàng tồn kho
135772044
45.0
133153782
39.5
-1.9
314458828
56.3
131.61
136.16
2.Dự phòng giảm giá Hàng tồn kho
-3855878
-1.3
-1176595
-0.3
-69.5
-86603184
-15.5
2146.00
7260.49
IV.Tài sản ngắn hạn khác
7538006
2.5
17164165
5.1
127.7
16694675
3.0
121.47
-2.74
1.Chi phí trả trước ngắn hạn
217579
0.1
190847
0.1
-12.3
185176
0.0
-14.89
-2.97
2.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
7320427
2.4
8986456
2.6
22.8
12433468
2.3
69.85
38.36
3.Thuế và các khoản phải thu khác
0
0.0
8900
0.0
34972
0.0
292.94
4.Tài sản ngắn hạn khác
0
0.0
7977962
2.4
4041059
0.7
85.36
-49.35
Nguồn: Phòng thống kê - kế toán – tài chính
* Tiền và các khoản tương đương tiền: năm 2008 tăng 101,31% so với năm 2006 và tăng 60,35% so với năm 2007. Trong đó tiền gửi Ngân hàng chiếm tỉ trọng cao nhất, năm 2006 là 75% còn hai năm sau là 85% và 86%, như vậy công ty gửi nhiều tiền trong ngân hàng để tăng thêm thu nhập cho những đồng tiền nhàn rỗi tuy nhiên cần lưu ý khoản tiền mặt của doanh nghiệp hơi thấp, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Năm 2006, doanh nghiệp có lượng tiền đang chuyển ở mức cao, cao hơn gấp đôi lượng tiền mặt mà công ty có. Đây là một khoản mục có thể coi là “lãng phí” đối với doanh nghiệp, vì doanh nghiệp không thể sử dụng loại TSLĐ này hay nói chính xác hơn là không sử dụng như một loại tài sản có tính thanh khoản tốt. Đến 2 năm tiếp theo, lượng tiền này đã giảm đáng kể, như vậy doanh nghiệp đã có tìm ra phương thức vận chuyển tiền hiệu quả hơn.
* Khoản phải thu: Công ty Công nghiệp hoá chất mỏ là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, có nhiều khách hàng nên các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn, cả 3 năm đều trên 40%. Trong các khoản phải thu ngắn hạn, phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng cao nhất (năm 2006 là 88%, năm 2007 là 81% và đến năm 2008 tăng lên 93%). Như vậy, công tác thu hồi nợ của công ty chưa thực sự hiệu quả. Riêng tỉ trọng phải thu khách hàng so với tổng tài sản lưu động năm 2008 tăng lên so với cả 2 năm 2006 và 2007, đạt 39%, con số này ở mức cao, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do tiền nhàn rỗi bị các khách hàng chiếm dụng.
So sánh các khoản phải thu của khách hàng và doanh thu thuần ta thấy.
Bảng 2.4 : So sánh doanh thu thuần và phải thu khách hàng
Đơn vị: tỉ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu thuần
1487,895
1678,531
2960,210
Phải thu khách hàng
108,305
112,338
217,903
Phải thu khách hàng
Doanh thu thuần
7,28%
6,69%
7,36%
Nguồn: Phòng thống kê - kế toán - tài chính
So với doanh thu thuần, thì số tiền khách hàng còn nợ doanh nghiệp chỉ chiếm từ 6.69% đến 7,36%, nghĩa là 100 đồng doanh thu có khoảng 6 đến 7 đồng khách hàng nợ. Như vậy, doanh nghiệp không bị ảnh hưởng quá nhiều do các khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn, tuy nhiên xét về lâu dài, doanh nghiệp cần quan tâm hơn nũa đến việc giảm luợng tiền nhàn rỗi này.
* Hàng tồn kho: cũng vì là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên khoản mục này trong tổng tài sản lưu động chiếm tỉ trọng lớn.
Bảng 2.5: Giá trị các thành phần trong hàng tồn kho các năm
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Hàng tồn kho
135771494
133153780
314423444
Hàng mua đang trên đường
1405009
4113432
15192956
Nguyên vật liệu
22145718
11462150
93137041
Công cụ, dụng cụ
2935723
2803339
5248856
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
19926610
15596043
8113687
Thành phẩm
5386507
7388358
9978510
Hàng hoá
83971927
91790458
182752394
Nguồn: Phòng tổng hợp – thống kê – kế toán
Trong các thành phần của hàng tồn kho, năm 2008 đều tăng so với cả 2 năm trước đó. Năm 2007 có giá trị hàng tồn kho nhỏ nhất trong 3 năm. Nguyên nhân là do nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm. Tuy vậy, giá trị thành phẩm và hàng hoá năm 2007 cao hơn năm 2006, như vậy là công ty đang gặp khó khăn trong việc bán hàng. Năm 2007, không những sản xuất kém mà lượng hàng tiêu thụ cũng không được nhiều. Sang đến năm 2008, có thể thấy nền kinh tế lạm phát đã ảnh hưởng lớn đến giá trị mua nguyên vật liệu của doanh nghiệp, công cụ dụng cụ và đặc biệt là lượng hàng hoá cũng tăng cao, duy chỉ có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là giảm đi.
Biểu đồ 2.6: Tỉ trọng các thành phần của hàng tồn kho
Nguồn: Phòng tổng hợp kế toán thống kê
Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy rõ 3 chỉ tiêu nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và hàng hoá là 3 khoản mục có tỉ trọng cao nhất trong các thành phần của hàng tồn kho của doanh nghiệp. Cao nhất vẫn là chỉ tiêu giá trị hàng hoá cũng bởi vì doanh nghiệp sản xuất ngành hàng vật liệu nổ công nghiệp cần nhiều nguyên vật liệu cũng như lượng hàng hoá lưu kho nhiều. Trong khi tỉ trọng hàng đang mua trên đường, thành phẩm và hàng hoá tăng dần qua các năm thì tỉ trọng công cụ dụng cụ và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lại giảm dần do vào thời điểm cuối năm công ty có nhiều đơn đặt hàng.
* Tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong tổng TSLĐ của doanh nghiệp. Năm 2006 là 2.5%, năm 2007 chiếm 5.1%, năm 2008 là 3%. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu bao gồm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, do doanh nghiệp phải mua nhiều nguyên vật liệu để sản xuất.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sử dụng tài sản lưu động của công ty chưa hợp lý. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản lưu động, đây là một điều mà bất kỳ một nhà quản lý kinh doanh nào cũng không mong muốn, vì tài sản lưu động nằm trong khâu này đều không những không sinh lời mà ngược lại có nguy cơ mất vốn lớn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chưa làm tốt công tác thu hồi nợ do khách hàng chiếm dụng, vì vậy doanh nghiệp cần tích cực thu hồi để tăng nguồn thu, quay nhanh vòng vốn và tăng lượng tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán.
Nguồn đầu tư cho tài sản lưu động
Trong một doanh nghiệp, nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành nên TSCĐ, phần còn lại của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn đầu tư hình thành TSLĐ. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hay giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên.
VLĐ thường xuyên là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó thể hiện nguồn đầu tư cho TSLĐ.
Ở công ty công nghiệp hóa chất mỏ, nguồn vốn ngắn hạn bao gồm vay ngắn hạn, nợ phải trả ngắn hạn và các khoản chiếm dụng vốn ngắn hạn khác hay chính là khoản mục tổng Nợ ngắn hạn.
Biểu đồ 2.7 : Vốn lưu động thường xuyên của công ty công nghiệp hoá chất mỏ
Đơn vị: tỉ đồng
Nguồn: Phòng thống kê – kế toán
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, năm 2007 do nợ ngắn hạn tăng nhiều hơn về số tuyệt đối so với TSLĐ nên lượng vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn 2 năm còn lại. Nhưng cả 3 năm, vốn lưu động thường xuyên của công ty luôn dương chứng tỏ nợ ngắn hạn được sử dụng toàn bộ để tài trợ cho TSLĐ. Đây là mức cân bằng tài chính được coi là “cân bằng tốt”, an toàn và bền vững, tức là nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp không những được sử dụng để tài trợ cho TSCĐ mà còn được sử dụng để tài trợ một phần cho TSLĐ. Vốn lưu động thường xuyên được tài trợ chủ yếu cho các tài sản có tính thanh khoản cao. Vì vậy, công ty có đủ vốn để thanh toán các khoản nợ đến hạn và dự trữ được nhiều hàng tồn kho hơn, giúp cho việc sản xuất không bị gián đoạn.
Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty công nghiệp hoá chất mỏ
Thay đổi về quy mô, tỉ trọng TSLĐ so với tổng tài sản
* Sự thay đổi quy mô TSLĐ
Bảng 2.8: Thay đổi quy mô của TSLĐ của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
Số tiền
Tăng so 2006(%)
Số tiền
Tăng so 2006(%)
Tăng so 2007(%)
Tổng tài sản lưu động
301523
337166
11.8
558908
85.36
65.77
Nguồn: phòng tổng hợp – thống kê – kế toán.
Quy mô TLSĐ tăng qua các năm. Đặc biệt là năm 2008, tăng gấp 85,36% so với năm 2006 và 65,77% so với năm 2007. Sự thay đổi này góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, tạo nên giá trị lợi nhuận rất cao trong năm 2008 như đã trình bày ở trên.
*Tỉ trọng TSLĐ trong tổng tài sản
Bảng 2.9: Tỉ trọng TSLĐ trong tổng tài sản
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tài sản
410730071
503859292
807958975
TSLĐ
301523559
337166183
558908400
Tỉ trọng
73.4%
66.9%
69.2%
Nguồn: Phòng tổng hợp - thống kê - kế toán
Trong cả 3 năm, tỉ trọng TSLĐ so với tổng tài sản luôn ở mức cao, xấp xỉ 70%. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì TSLĐ phải ở mức cao để duy trì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ tăng tài sản năm 2007 so với năm 2006 là 22,7 %, còn TSLĐ tăng 11,8 %, đến năm 2008, tổng tài sản tăng so với năm 2007 là 60,3% còn TSLĐ tăng lên 65,77%. Như vậy có sự tăng lên đồng đều giữa tổng tài sản và TSLĐ, công ty duy trì được tỉ lệ TSLĐ ổn định.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Như đã trình bày ở chương I, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính tổng hợp: Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động; hệ số sinh lợi của tài sản lưu động và các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng hàng tồn kho, khoản phải thu và cả khả năng thanh toán. Để có thể phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty công nghiệp hoá chất mỏ ta không thể không tính toán cụ thể các chỉ tiêu này.
Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động
Bảng 2.10: Bảng tính tốc độ luân chuyển tài sản lưu động
Chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
Số tiền
Tăng so 2006 (%)
Số tiền
Tăng so 2006 (%)
Doanh thu thuần
Triệu đồng
1487895
1678531
12.8
2960210
98.9
Tài sản lưu động bình quân
Triệu đồng
295524
319218
8.02
448037
51.6
Vòng quay tài sản lưu động
Vòng
5.03
5.26
4.44
6.6
31.2
Thời gian luân chuyển tài sản lưu động
Ngày
71.5
68.5
-4.25
54.5
-23.8
Hệ số đảm nhiệm TSLĐ
0.198
0.190
-4.25
0.15
-23.8
Nguồn: Phòng tổng hợp - thống kê
Nhìn kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính phản ánh tốc độ luân chuyển tài sản lưu động của công ty công nghiệp hoá chất mỏ ta có nhận xét:
* Về vòng quay tài sản lưu động
Doanh thu thuần và tài sản lưu động bình quân đều tăng qua các năm: năm 2007 TSLĐBQ tăng 23,96 tỷ đồng (tương đương 8,02%) so với năm 2006, năm 2008 tăng 152,5 tỷ đồng (tương đương 51,6%) so với năm 2006. Nhưng tốc độ tăng không cao bằng tốc độ tăng doanh thu thuần (năm 2007 tăng 12,8% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 98,9% so với năm 2006), nên vòng quay của tài sản lưu động có xu hướng tăng lên. Công ty có vòng quay tài sản lưu động cao, tăng trong những năm vừa qua (năm 2007 tài sản lưu động luân chuyển được 5,26 vòng tăng 4,44% so với năm 2006, năm 2008 tài sản lưu động luân chuyển được 6,6 vòng tăng 31,2% so với năm 2006), điều này thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tốt của doanh nghiệp.
* Về chỉ tiêu thời gian luân chuyển tài sản lưu động
Theo kết quả tính toán, năm 2006 thời gian luân chuyển TSLĐ lên tới 71,5 ngày, tài sản lưu động mới luân chuyển được hơn một vòng. Hai năm tiếp theo thời gian luân chuyển TSLĐ giảm dần, năm 2007 giảm 4,25% và năm 2008 giảm 23,8 % so với năm 2006. Như vậy, TSLĐ của doanh nghiệp quay vòng nhanh. Công ty sản xuất đạt hiệu quả, hàng hoá sản xuất theo lượng đặt hàng nên tránh được bị động trong quá trình sản xuất.
* Về hệ số đảm nhiệm TSLĐ
Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động của công ty cho thấy năm 2006 để tạo ra một đồng doanh thu thuần công ty mất 0,198 đồng nhưng sang đến năm 2008 mất 0,15 đồng tài sản lưu động tạo ra được một đồng doanh thu thuần. Điều này chứng tỏ hệ số đảm nhiệm của công ty giảm dần phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động thật sự hiệu quả và tiết kiệm.
Là một chỉ tiêu ngược với số vòng quay của tài sản lưu động, hệ số đảm nhiệm TSLĐ giảm phản ánh hiệu quả trong sử dụng TSLĐ của công ty. Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh tự do và nền kinh tế đang có nhiều biến động, công ty cần duy trì tốc độ luân chuyển như trên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, chỉ có thế mới đảm bảo được một chỗ đứng vững chắc và một sự phát triển lâu dài của công ty.
Hệ số sinh lời của TSLĐ
Doanh thu thuần là một chỉ tiêu hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp nhưng cái mà doanh nghiệp quan tâm cuối cùng không phải là doanh thu thuần mà là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận sau thuế). Để đánh giá sự đóng góp của tài sản lưu động trong việc tạo ra lợi nhuận sau thuế ta sử dụng chỉ tiêu hệ số sinh lời của tài sản lưu động.
Hệ số sinh lời TSLĐ = LNST /TSLĐBQ
Năm 2006: 0,22
Năm 2007: 0,1
Năm 2008: 0,2
Ta thấy hệ số sinh lời của tài sản lưu động giảm và không ổn định. Năm 2006, một đồng tài sản lưu động tạo ra được 0,22 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng sang năm 2007 một đồng tài sản lưu động chỉ tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 54% so với năm 2006) và đến năm 2008 có 0,2 đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ một đồng tài sản lưu động (giảm 9% so với năm 2006 nhưng tăng 50% so với năm 2007). Nguyên nhân là do năm 2007 lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh.
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Bảng 2.11: Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá vốn hàng bán
Triệu đồng
1284816
1453558
2474538
Hàng tồn kho bình quân
Triệu đồng
137027
134463
223806
Doanh thu thuần
Triệu đồng
1487895
1678531
2960210
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng
9.38
10.81
11.06
Hệ số đảm nhiệm HTK
0.09
0.08
0.08
Thời gian 1 vòng quay HTK
Ngày
38.39
33.3
32.56
Nguồn: Phòng tổng hợp – thống kê
* Vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này tăng đều qua cả 3 năm chứng tỏ vốn đầu tư hàng tồn kho vận động không ngừng, có xu hướng tăng lên, góp phần là nhân tố để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp qua các năm.
* Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho: Cả 3 năm hệ số này được duy trì ở mức thấp 0,09 và 0,08. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho hàng tồn kho là rất tốt.
* Thời gian một vòng quay hàng tồn kho: Giảm dần qua các năm, trung bình cả 3 năm là 34,75 ngày. Như vậy chỉ hơn một tháng là doanh nghiệp lại bắt đầu một chu trình hàng tồn kho mới chứng tỏ hoạt động sản xuất của công ty liên tục và hiệu quả.
Tăng số vòng quay hàng tồn kho hay giảm hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho hoặc giảm thời gian 1 vòng quay hàng tồn kho đều nhằm làm tăng tốc độ luân chuyển HTK của công ty. Tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là rút ngắn thời gian hàng tồn kho nằm trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh như dự trữ, sản xuất và lưu thông. Đồng thời là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất kinh doanh, để doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô của quá trình sản xuất mà không cần tăng thêm vốn đầu tư. Tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho còn góp phần giúp doanh nghiệp giảm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thoả mãn các nhu cầu sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Kì thu tiền
Bảng 2.12: Chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu và kì thu tiền bình quân của công ty công nghiệp hoá chất mỏ năm 2006-2008
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu thuần
Triệu đồng
1487895
1678531
2960210
Các khoản phải thu bình quân
Triệu đồng
114837
129652
185407
Vòng quay khoản phải thu
Vòng
12.96
12.95
15.97
Kì thu tiền bình quân
Ngày
27.79
27.8
22.55
Nguồn: Phòng tổng hợp thống kê
Doanh thu thuần và các khoản phải thu bình quân đều tăng qua các năm nhưng vòng quay các khoản phải thu và kì thu tiền bình quân tăng, giảm không ổn định. Năm 2007 có vòng quay khoản phải thu thấp nhất (12,95 vòng) và kì thu tiền bình quân là đạt cao nhất (27,8 ngày ). Như vậy, có thể thấy rõ tốc độ tăng của doanh thu không cao bằng tốc độ tăng của các khoản phải thu. Năm 2007, doanh thu tăng 12,8 % còn các khoản phải thu tăng 12,9%. Nguyên nhân là do công ty áp dụng phương thức bán buôn là chủ yếu, nên khách hàng thanh toán chậm. Ngoài ra, năm 2007 công ty áp dụng chính sách tín dụng bán hàng dài hạn, chính sách này cũng ảnh hưởng đến lượng nợ phải thu của công ty. Đến năm 2008, tình hình đã được cải thịên, công ty có số vòng quay khoản phải thu tăng cao và số ngày trong kì thu tiền bình quân giảm xuống còn 22,25 ngày, có nghĩa là công ty đã cải thiện được tốc độ thu hồi nợ.
Khả năng thanh toán
Trong một doanh nghiệp, TSLĐ ngoài được sử dụng trong quá trình sản xuất còn có vai trò rất lớn trong khả năng thanh toán.
Bảng 2.13 : Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
Số tiền
Tăng so 2006 (%)
Số tiền
Tăng so 2006 (%)
I. TSLĐ
301523559
337166184
11.8
558908400
85
1. Tiền
40253542
50536190
25.5
81033429
75.._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2697.doc