Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty THHà Nội Xây dựng công trình Hồng Nhân

Tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty THHà Nội Xây dựng công trình Hồng Nhân: LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường ngày nay các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng luôn phải đối đầu với tình trạng ngày càng khan hiếm các nguyên vật liệu đầu vào đặc biệt trong năm 2007 và năm 2008 giá cả hầu hết các mặt hàng đếu tăng mạnh vì vậy rủi ro mà các doanh nghiệp gặp phải thường là rất cao, cụ thể là gói thầu “Trường THCS-Tiểu Học Xã Nam Phương Tiến A +B” giá cả các nguyên vật liệu tăng lên từ 15% đến 20% so với kế hoạch do đãmà doanh nghiệp chỉ hoà v... Ebook Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty THHà Nội Xây dựng công trình Hồng Nhân

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty THHà Nội Xây dựng công trình Hồng Nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn. Do vậy để có thể tồn tại và phát triển mở rộng các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực sản xuất đổi mới công nghệ, đổi mới cách thức quản lý, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Một trong những biện pháp đang được áp dụng triệt để và có hiệu quả nhất đãlà sử dụng đúng việc, đúng tiến độ, đúng theo quy chuẩn, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao trong quá trình sử dụng nguyên vật liệu. Qua quá trình thực tập tại Công ty THHN Xây dựng công trình Hồng Nhân, tìm hiểu thực tế của công ty. Em nhận thấy vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguyên vật liệu trong Công ty vẫn là bài toán khó, lấy những kiến thức đã được đào tạo tại trường làm nền tảng, với sự giúp đỡ của cô chú, anh chị phòng kinh doanh, đặc biệt có sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài “ Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty THHN Xây dựng công trình Hồng Nhân ”. Mặc dù đã rất cố gắng, song do thời gian thực tập có hạn và khả năng bản thân còn hạn chế nên chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy- cô và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HỒNG NHÂN 1.Lịch sử hình thành và phát triển Công Ty 1.1Giới thiệu chung về Công ty: Công ty TNHH xây dựng công trình Hồng Nhân là một công ty TNHH được thành lập ngày 18 tháng 6 năm 2003. Giấy phép kinh doanh số :0302000577/KHĐT. Số tài khoản :431101.030033 tại nhân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tân Hòa, Quốc Oai, Hà Tây. Mã số thuế : 0500439317 Trụ sở: thôn Thổ Ngõa, xã Tân Hòa,huyện Quốc Oai, Hà Tây Giám đốc: kỹ sư Nguyễn Tiến Hồng Điên thoại :04 2921330 Công ty TNHH Hồng Nhân tiền thân là công ty thương mại và xây dựng từ năm 2000. Công ty TNHH Hồng Nhân hoạt động chịu sự giám sát trực tiếp của sở KHĐT, chi cục thuế Quốc Oai và Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tân Hoà, Quốc Oai, Hà Tây. - Đảm bảo được chỉ tiêu nhiệm vụ giá trị từ 5 - 10 tỷ đồng/ năm . - Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đầy đủ hàng tháng. - Nộp thuế thu nhập và thuế môn bài theo luật định . - Chăm lo cho người lao động có đủ việc làm,tiền lương hàng tháng ( Trả theo cường độ lao động và hiệu quả của người lao động ). 1.2 Lĩnh vực kinh doanh của Công Ty Ngành nghề kinh doanh: + Thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, đường dây, trạm điện. + Khảo sát thiết kế các công trình xây dựng, giao thông, thuỷ lợi. + Lắp đặt thiết bị dây chuyền sản xuất. + Kinh doanh bất động sản. + Đào tạo dạy nghề phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị. Phạm vi hoạt động: + Trong cả nước. + Ngoài ra Công ty luôn luôn thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước. 1.3 Quá trình phát triển của công ty Từ năm 2003 đến nay. Thực hiện chủ trương mở rộng lực lượng sản xuất, đầu năm 2006 công ty đã thành lập thêm xí nghiệp xây dựng tư vấn khảo sát thiết kế. Còn trong năm 2006, Công ty có thêm những điều kiện thuận lợi, tác động trực tiếp đến quá trình triển khai nhiệm vụ: liên doanh các doanh nghiệp xây dựng trong khu vực được thành lập làm tăng thêm sức mạnh cho công ty, nhất là trong lĩnh vực đấu thầu với các cơ quan dân sự và các công trình có mức vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng. Hơn nữa trong năm, công tác tổ chức ổn định, quy chế phù hợp làm cho mọi cán bộ, công nhân viên yên tâm hơn trong công tác. Mặt khác, Công ty có đủ các giấy phép hoạt động đa ngành, được tham gia tất cả các dự án. Phạm vi hoạt động của công ty đã trải rộng trên khắp cả nước. Trong những năm qua, Công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển vững chắc về mọi mặt , thường xuyên xây dựng kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành, quản lý, đổi mới trang thiết bị, áp dụng các tiến bộ khoa học vào quy trình sản xuất kinh doanh, mở rộng địa bàn hoạt động đến hầu hết các tỉnh trong cả nước... Vì vậy đã thi công hàng trăm công trình với nhiều quy mô thuộc nhiều ngành nghề, ở nhiều địa điểm, có yêu cầu phức tạp nhưng đảm bảo tốt yêu cầu, kiến trúc, thẩm mỹ, chất lượng, tiến độ. Hơn 5 năm xây dựng và trưởng thành, với truyền thống, uy tín, tiềm lực sẵn có (cả về tài chính, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất, con người…) và cả cơ hội lẫn thách thức, Công ty xây dựng TNHH Hồng Nhân ngày càng khẳng định chỗ đứng vững chắc của mình trong ngành xây dựng. Ngày nay, Công ty thực sự là một doanh nghiệp có uy tín cao trên thị trường và đầy đủ năng lực để thi công công trình vừa và nhỏ (vốn đầu tư lớn hơn 10 tỷ và nhỏ hơn 20 tỷ) theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Hơn 5 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã trải qua không ít khó khăn gian khổ, nhưng với quyết tâm và sự phấn đấu không mệt mỏi của cán bộ, công nhân viên đã đưa công ty TNHH Hồng Nhân ngày càng phát triển, xứng đáng là một đơn vị, doanh nghiệp xây dựng sản xuất có hiệu quả của khu vực. Hồ sơ kinh nghiệm: Với 5 năm tuổi đời, công ty đã có kinh nghiệm trong các lĩnh vực từ xây dựng dân dụng và công nghiệp chi đến các công trình chuyên dụng. Trong 5 năm đó công ty đã thực hiện được rất nhiều công trình dân dụng và công nghiệp như: xây dựng nhà ở, nhà làm việc, xưởng sản xuất, hội trường, nhà văn hóa... Còn đối với các công trình chuyên dụng thì công ty đã xây dựng được hệ thống đường giao thông và thủy lợi với hạng mục như: đắp nền đường, san ủi mặt bằng, thi công cầu cống, đắp đê, làm kè... 2. Cơ cấu tổ chức của công ty 2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công Ty Công tác tổ chức sản xuất được Công ty cho là một khâu thiết yếu và quan trọng, đây là quá trình công trình được chuyển từ ý tưởng trên giấy sang dạng vật chất hiện hữu. Quá trình thi công được chia làm nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn bao gồm nhiều công việc khác nhau như: + Thành lập ban chỉ huy công trường. + Thành lập phương án tổ chức thi công. + Tập kết máy thi công vật liệu thiết bị. + Tiến hành tổ chức thi công theo kế hoạch được duyệt. + Tổ chức nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình. Quá trình sản xuất sản phẩm có liên hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau. Công ty có đặc điểm là hoạt động xây dựng rộng khắp cả nước nên khâu tập kết máy thi công vật liệu thiết bị có phần nhanh chóng. Các khâu khác được tiến hành theo đúng tiêu chuẩn của Nhà nước và chủ đầu tư yêu cầu. Sau đây là công việc tổ chức hiên trường của một công trình xây dựng cơ bản và mối quan hệ giữa các bộ phận trong khâu sản xuất của Công ty. Sơ đồ tổ chức hiện trường. Sơ đồ 1.2 CÔNG TY XÂY DỰNG HỒNG NHÂN Ban chỉ huy công trường Bộ phận hậu cần, bảo vệ Bộ phận vật tư xe máy Bộ phận kế toán thủ quỹ Bộ phận kỹ thuật Tổ điện nước Tổ điện nước Tổ cốt thép Tổ hoàn thiện Tổ bê tông Tổ nề Tổ xe máy Thuyết minh sơ đồ tổ chức hiện trường: Ban chỉ huy công trường gồm hai người : + 01 kỹ sư xây dựng : đội trưởng-chủ nhiệm công trình . + 01 kỹ sư xây dựng :đội phó kĩ thuật-phó chủ nhiệm công trình . Bộ phận kỹ thuật gôm 02 người : + 01 kỹ sư xây dựng + 01 trung cấp điện nước Bộ phận kế toán tài chính gồm hai người + 01 kế toán công trình-trình độ cử nhân CĐ tài chính kế toán + 01 nhân viên thủ quỹ Bộ phận vật tư gồm 03 người: + 01 cử nhân kinh tế + 01cán bộ chuyên ngành vật liệu xây dựng + 01 thủ kho Bộ phận hậu cần gồm 04 người + 02 nhân viên nấu ăn + 02 nhân viên bảo vệ Mô tả quan hệ giữa trụ sở chính và bộ phận quản lý ngoài hiện trường: Chúng tôi bố trí một phó giám đốc công ty theo dõi chỉ đạo thi công ngoài hiện trường kết hợp với các phòng ban chức năng để đảm bảo công trình được thi công liên tục, đạt chất lượng và an toàn đối với con người còng như máy móc thiết bị thi công. Ban chỉ huy công trường là đầu não chỉ huy toàn bộ công việc ngoài hiện trường và đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ với trụ sở chính nhằm phát huy cao nhất năng lực sản xuất của công ty, chỉ đạo sản xuất kịp thời và hiệu quả . Bộ phân kĩ thuật tại trụ sở có trách nhiệm chuẩn bị trước tất cả các biện pháp kĩ thuật thi công chi tiết cho bộ phận quản lý ngoài hiện trường, lên dự trù vật tư, xe máy phục vụ theo đúng tiến độ thi công, chuẩn bị đầy đủ các tài liệu kĩ thuật, các kết quả thí nghiệm phục vụ cho công tác chuẩn bị còng như công tác nghiệm thu. Bộ phận quản lý kinh tế-tài chính lên kế hoạch đáp ứng vốn kịp thời theo tiến độ thi công, chuẩn bị các hồ sơ thanh toán nhanh chóng, đảm bảo vòng quay vốn có hiệu quả . Bộ phận quản lý an toàn có kế hoạch kiểm định tất cả các máy móc, thiết bị trước khi đưa vào công trường. Tổ chức học an toàn, biện pháp an toàn của công trình cho tất cả các cán bộ công nhân viên tham gia thi công tại công trường. Có trách nhiệm tổ chức hệ thống an toàn viên, hê thống biển báo, hệ thống cấp phát trang bị bảo hộ lao động còng như triển khai các công việc khác có liên quan tới công tác an toàn. Trách nhiệm và thẩm quyền sẽ được giao phó cho quản lý ngoài hiện trường Công tác quản lý chung và quản lý hành chính tại hiện trường do một phó giám đốc công ty trực tiếp điều hành, có nhiệm vụ điều phối chung các công việc, các phòng ban có liên quan chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty. Đội trưởng thi công chịu toàn bộ trách nhiệm về tổ chức thi công ngoài công trường theo đúng đồ án thiết kế. Chịu trách nhiệm chính về chất lượng, kĩ thuật, tiến độ thi công công trình và an toàn lao động. Có thẩm quyền quan hệ trực tiêp với chủ đầu tư để giải quyết các vấn đề liên quan đến thi công như: Điều chỉnh thiết kế, phát sinh,thống nhất chương trình nghiệm thu, ban giao…Đội trưởng có quyền trả về công ty những đội, tổ, công nhân có ý thức tổ chức kỉ luật kém, chất lượng công tác không đạt yêu cầu ảnh hưởng đến công trường và khu vực. Giám sát hiện chịu trách nhiệm trực tiếp trước đội trưởng về chất lượng, nghiệm thu kỹ thuật, hồ sơ hoàn công và các công tác khác. Kế toán công trình chịu trách nhiệm về hạch toán chi tiêu trong nội bộ công trình và cùng chuẩn bị hồ sơ thanh toán với bộ phận quản lý kinh tế tài chính. Quản lý an toàn hiện trường: đơn vị sẽ cử cán bộ chuyên trách về an toàn với hệ thống an toàn và các biển báo còng như các trang thiết bị an toàn cần thiết. Bộ phận phụ trách công tác an toàn có trách nhiệm đề ra các biện pháp an toàn và kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện an toàn trong quá trình thi công đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và trang thiết bị tham gia thi công. Quan hệ với các cơ quan có liên quan: Chủ đầu tư, cơ quan thiết kế, tư vấn, giám sát… Đối với chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan như cơ quan thiết kế, tư vấn, giám sát, đơn vị thi công từ chỉ huy Công ty đến chỉ huy xí nghiệp và ban chỉ huy công trường có quan hệ chặt chẽ, thường xuyên để quá trình thi công được thuận lợi, đúng quy định, quy trình quy phạm trong xây dựng cơ bản. Khi thi công xong mỗi bộ phận hoặc hạng mục công trình, đơn vị thi công sẽ báo với chủ đầu tư để nghiệm thu những bộ phận hoặc hạng mục công trình. Việc nghiệm thu từng phần hoặc toàn bộ công trình do chủ đầu tư tổ chức thực hiện có sự tham gia của cơ quan thiết kế, tư vấn, giám sát…Cơ quan giám định chất lượng (cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng thép phân cấp) tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư. Các biên bản nghiệm thu được lập theo quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theo quyết định số: 17/2000/QĐ-BXD ngày 02/8/2000 của Bộ xây dựng. Trong quy trình thi công, Ban chỉ huy công trường quan hệ chặt chẽ với chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan trên, thi công đúng theo thiết kế được phê duyệt, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định, yêu cầu nhất là về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ của chủ đầu tư, của cơ quan tư vấn, giám sát… Nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc thì cùng chủ đầu tư, cơ quan thiết kế, tư vấn, giám sát họp bàn tìm cách giải quyết và báo cáo về chỉ huy công ty, xí nghiệp để có hướng chỉ đạo kịp thời. Nếu không giải quyết được thì đề nghị chủ chủ đầu tư báo cáo lên cơ quan chủ quản đầu tư để giải quyết. Chỉ đến khi có ý kiến và sự đồng ý của cơ quan chủ đầu tư mới được thi công tiếp. 2.2. Bộ máy quản trị của công ty Công ty xây dựng TNHH Hồng Nhân có bộ máy quản trị gồm: Ban Giám đốc, Công Đoàn, Đoàn thanh niên và các phòng ban .Cụ thể: Ban Giám đốc Ban Giám đốc bao gồm có 1 Giám đốc, 1 phó Giám đốc có nhiệm vụ điều hành quản lý chung về mọi mặt sản xuất kinh doanh, kỹ thuật… Dưới đãlà các phòng chịu sự quản lý trực tiếp của các Giám đốc bao gồm: Phòng kế hoạch- kỹ thuật Có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc. Cơ quan cùng với các chỉ huy tích cực tìm việc làm mở rộng thị trường để đào tạo việc làm cho các xí nghiệp Phòng kinh tế thị trường Có chức năng tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng phương án xác định giá, lập hồ sơ ký kết hợp đồng đấu thầu các công trình xây dựng. Phân tích đánh giá các hợp đồng kinh tế và đề xuất các giải pháp nằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phòng tài chính kế toán Tổ chức thực hiện các công tác hạch toán kế toán, thống kê tình hình sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Phòng có chức năng nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán thống kê, đống thời kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo pháp luật. Tổ chức chỉ đạo công tác hạch toán kinh doanh trong toàn Công ty phục vụ cho mục tiêu sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Trong những năm qua công ty liên tục bổ sung thêm vốn lưu động từ nguồn lợi nhuận của công ty và xin vay vốn tín dụng đầu tư. Luôn năng động tìm các nguồn vốn đầu tư cho công ty nhằm tăng tiến độ thi công sản xuất công trình. Phòng vật liệu xây dựng Phòng vật tư xe máy có vai trũ cung cấp cho các công trình các vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, sắt, thép… và các loại máy móc, phương tiện vận chuyển. Từ kinh nghiệm thực tế nhiều năm, lại có mối quan hệ rộng với các bạn hàng nên ngành vật tư đã đảm bảo được khối lượng nguyên vật liệu cho từng công trình theo đúng tiến độ thi công . Phòng lao động tiền lương Có chức năng nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật thanh tra pháp chế. Đảm bảo nhu cầu về lao động trong việc thực hiện kế hoạch cả về số lượng và chất lượng ngành nghề lao động. Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao cho cán bộ công nhân viên. Sắp xếp đào tạo cán bộ đảm bảo quỹ lương, lựa chọn phương án trả lương cho toàn Công ty. Nghiên cứu đề xuất thành lập đơn vị mới, tách nhập giải thể các đơn vị, các phòng ban kỹ thuật nghiệp vụ, kinh tế của Công ty. Hệ thống tổ chức sản xuất: gồm 03 đội + Đội thi công cầu + Đội xây dựng dân dụng + Đội xây dựng công trình mương máng, thuỷ lợi. Các đội xây dựng chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty. Ban Giám đốc hoạt động theo phân công, phân nhiệm cụ thể. Mỗi đội xây dựng đều có một hệ thống điều hành sản xuất thi công. + Chỉ huy công trường + Các bộ phận: kỹ thuật, vật tư, kế toán, phục vụ. + Các tổ công nhân. Như vậy bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty tương đối hoàn thiện. Việc phân công chức năng và các nhiệm vụ quản lý sản xuất được quy đinh rõ ràng. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG TNHH HỒNG NHÂN s ơ đ ồ 1.4 GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc kỹ thuật Phòng vật liệu xây dựng Phòng kế kế hoạch kỹ thuật Phòng thiết kế thi công Phòng tài chính kế toán Tổ hoàn thiện Tổ sắt Tổ bê tông Tổ Nề Tổ mộc Cốp pha Bộ phận phục vụ Tổ điện nước Bộ phận kế toán- tài chính Bộ phận vật tư Bộ phận kỹ thuật Chỉ huy công trường 3. Các kết quả hoạt động sản xuất của Công Ty 3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Một số công trình tiêu biểu công ty đã thi công. Bảng biểu 1: ĐVT:đồng TT Tên công trình Năm hoàn thành Giá trị Chủ đầu tư 1 Hạt giao thông trường sơn 2003 397.595000 Sở giao thông Hoà Bình 2 Xúc thuê nạo vét kênh mương 2003 343.869.750 Huyện Thỏi Thuỵ –Tỉnh ThỏI Bình 3 Đường tránh dốc cun 2003 1.200.000.000 Sở giao thông Hoà Bình 4 Nâng cấp mở rộng quốc lộ 32A Phú Thọ 2003 2.000.000.000 Ban quản lý dự án CT giao thông Phú Thọ 5 Nhà cung giao thông tuyến C 2004 296.638.000 Sở giao thông Hoà Bình 6 Đường nội bộ công ty Nông sản 2004 59.800.000 Công ty nụng sản Hoà Bình 7 Đường nhánh tỉnh lộ 308 2004 500.000.000 Công ty công trình giao thông Phú thọ 8 Đường lên thung Rếch –xã Tú Sơn –huyện kim Bôi –Hoà Bình 2004 2.216.101.000 Ban quản lý các dự án CTGT giao thông Hoà Bình 9 Cầu bản đường Xã Hợp Đồng 2005 100.000.000 Sở giao thông Hoà Bình 10 Nhà cung giao thông An Bình 2005 282.827.000 Sở giao thông Hoà Bình 11 Đường Mòn Hồ Chớ Minh 2005 1.500.000.000 Ban quản lý các dự án Đường Hồ Chớ Minh 12 Chỉnh trang giải toả Hành lang mặt đê Hữu Đáy 2005 495.220.514 Tỉnh Hà Tây 13 Sửa chữa ngầm lồ Huyện Tân Lạc –Tỉnh Hoà Bình 2006 247.439.000 Sở giao thông Hoà Bình 14 Cải tạo nâng đường Địch Giáo lũng vân –Hoà Bình 2006 3.984.000.000 Ban quản lý các dự án CTGT giao thông Hoà Bình 15 Công trình nhà công vụ Trường cấp III Xuân Mai 2006 268.000.000 Trường PTTH Xuân Mai 16 Trụ sở UBND Xã Tân Tiến 2006 1.119.000.000 UBND xã Tân Tiến 17 Trường THCS-Tiểu Học Xã Nam Phương Tiến A+B 2007 1.509.000.000 UBND Xã nam phương Tiến 18 Xây Dưng nhà ở nhà điều hành thuỷ Điện cửa đạt cho công ty BắcViệt 2007 1.500.000.000 CTy CP Bắc Việt Ngoài những công trình tiêu biểu trên công ty còn làm một số công trình dân dụng san lấp mặt bằng và các công trình dân dụng khác. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (năm 2006) Bảng biểu 2: STT Chỉ tiêu Số QT của DN Số kiểm tra Chênh lệch 1 Thuế TNDN + Thuế TNDN (thuế LT) năm trước chuyển sang + Tổng doanh thu tính thu nhập chịu thuế 4.583.900.000 4.583.900.000 0 + Các khoản giảm trừ: như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu bán hàng. 21.085.940 21.085.940 0 + Chi phí: 4.446.383.000 4.446.383.000 0 Trong đó: Thuế GTGT (thuế đầu tư) của DN nộp theo PP trực tiếp trên GTGT, thuế xuất khẩu, thuế MB, thuế TKĐB... + Thu nhập từ HĐSXKD. + Thu nhập khác + Tổng thu nhập chịu thuế. 107.461.030,4 107.461.030,4 0 + Thuế TNDN + TN tính thuế TNDN bổ sung + Thuế TNDN bổ sung (nếu có) + Tổng thuế TNDN phải nộp + Tổng thuế TNDN đã nộp + Thuế TNDN CS năm sau 2 Thuế GTGT: Hàng hoá dịch vụ bán ra: 4.680.896.518 4.680.896.518 0 + HH không chịu thuế GTGT. + HH chịu thuế GTGT. 4.680.896.518 4.680.896.518 Thuế GTGT đầu ra 352.178.187,4 352.178.187,4 0 Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 282.253.563.3 282.253.563.3 0 Thuế GTGT phải nộp 69.924.624,09 69.924.624,09 0 Số năm trước chuyển sang: thừa (+) thiếu (-) 88.998.249,04 88.998.249,04 0 Số đã nộp 124.574.982 124.574.982 0 Thuế GTGT cuối kỳ 34.347.891,12 34.347.891,12 0 + Nộp thiếu 34.347.891,12 34.347.891,12 0 3 Thu sử dụng vốn + Số năm trước chuyển sang: thừa (+) thiếu (-) + Số phải nộp năm nay + Số đã nộp + Số còn phải nộp chuyển sang năm sau 4 Tiền thuế đất + Số năm trước chuyển sang: thừa (+) thiếu (-) + Số phải nộp năm nay 1.669.144,69 1.669.144,69 0 + Số đã nộp 1.669.144,69 1.669.144,69 0 + Số còn phải nộp chuyển sang năm sau 5 Thuế tài nguyên + Số năm trước chuyển sang + Số phải nộp năm nay + Số đã nộp + Số còn phải nộp chuyển sang năm sau. 6 Thuế TN cá nhân + Số năm trước chuyển sang + Số phải nộp năm nay + Số đã nộp + Số còn phải nộp chuyển sang năm sau. 7 Thuế TTĐB + Số năm trước chuyển sang + Số phải nộp năm nay + Số đã nộp + Số còn phải nộp chuyển sang năm sau. 8 Các khoản thu khác (Môn bài) + Số năm trước chuyển sang + Số phải nộp năm nay 350.000 350.000 0 + Số đã nộp 350.000 350.000 0 + Số còn phải nộp chuyển sang năm sau. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007 Bảng biểu 3: Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu Sổ QT của DN Sổ kiểm tra Chênh lệch 1 Thuế TNDN + Thuế TNDN (thuế LT) năm trước chuyển sang + Tổng doanh thu tính thu nhập chịu thuế 7.202.471.655 7.202.471.655 0 + Các khoản giảm trừ: như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu bán hàng + Chi phí Trong đó: Thuế GTGT (thuế DT) của DN nộp theo PP trực tiếp trên GTGT, thuế XK, thuế MB, thuế TKĐB.... 7.046.408.671 7.046.408.671 + Thu nhập từ HĐSXKD 156.063.727 151.598.185 4.465.541 + Thu nhập khác -12.124.332 -14.520.888 2.396.556 + Tổng thu nhập chịu thuế 143.939.395 137.077.297 6.862.098 + Thuế TNDN 46.060.606 43.864.735 2.195.871 + TN tính thuế TNDN bổ sung + Thuế TNDN bổ sung (nếu có) + Tổng thuế TNDN phải nộp 46.060.606 43.864.735 2.195.871 + Tổng thuế TNDN đã nộp + Thuế TNDN CS năm sau 46.060.606 43.864.735 2.195.871 2 Thuế GTGT: Hàng hoá dịch vụ bán ra: 7.202.732.108 7.213.290.610 +10.558.501 + HH không chịu thuế GTGT + HH chịu thuế GTGT 7.202.732.108 7.213.290.610 +10.558.501 Thuế GTGT đầu ra 436.953.894 443.604.004 6.650.110 Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 461.508.434 459.909.509 1.598.924 Thuế GTGT phải nộp -24.554.540 -16.305.505 8.249.034 Số năm trước chuyển sang: thừa (+) thiếu (-) 27.231.622 27.231.622 0 Số đã nộp 43.222.624 43.222.624 0 Thuế GTGT cuối kỳ -15.733.147 -32.296.507 16.563.360 + Nộp thiếu 3 Thu sử dụng vốn + Số năm trước chuyển sang: thừa (+), thiếu (-) + Số phải nộp năm nay + Số đã nộp + Số còn phải nộp chuyển sang năm sau 4 Tiền thuế đất + Số năm trước chuyển sang: thừa (+), thiếu (-) + Số phải nộp năm nay 1.340.236 1.340.236 0 + Số đã nộp 1.340.236 1.340.236 0 + Số còn phải nộp chuyển sang năm sau 5 Thuế tài nguyên + Số năm trước chuyển sang: thừa (+), thiếu (-) + Số phải nộp năm nay + Số đã nộp + Số còn phải nộp chuyển sang năm sau 6 Thuế TN cá nhân + Số năm trước chuyển sang: thừa (+), thiếu (-) + Số phải nộp năm nay + Số đã nộp + Số còn phải nộp chuyển sang năm sau 7 Thuế TTĐB + Số năm trước chuyển sang: thừa (+), thiếu (-) + Số phải nộp năm nay + Số đã nộp + Số còn phải nộp chuyển sang năm sau 8 Các khoản thu khác (Môn bài) + Số năm trước chuyển sang: thừa (+), thiếu (-) + Số phải nộp năm nay 350.000 350.000 0 + Số đã nộp 350.000 350.000 0 + Số còn phải nộp chuyển sang năm sau CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HỒNG NHÂN 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu của công ty. 1.1. Nhân tố chủ quan. 1.1.1. Bộ máy quản trị. Tại Công ty TNHH Xây dựng công trình Hồng Nhân, bộ máy quản trị được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Ban giám đốc luôn luôn phối hợp chặt chẽ với các phòng (ban) chức năng đề ra kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình thực tế. Sau đó trực tiếp điều hành sản xuất cùng với đội trưởng của các đội và Xí nghiệp. Đồng thời các phòng (ban) và các đội công trình phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau thực hiện nhiệm vụ được giao và tham mưu cho Ban giám đốc. Với bộ máy quản trị trực tuyến chức năng như vậy nên việc đưa ra quyết định về công tác quản trị nói chung và quản trị nguyên vật liệu nói riêng khá nhanh gọn, chính xác không phải thông qua quá nhiều khâu trung gian và các thủ tục hành chính rườm rà. Cụ thể là theo cơ cấu bộ máy quản trị tại Công ty, công tác quản trị nguyên vật liệu do phòng vật tư thiết bị đảm nhận. Phòng vật tư thiết bị dựa vào kế hoạch sản xuất trong kỳ phối hợp với phong kinh tế – kế hoạch và phòng kỹ thuật đưa ra các quyết định về mua sắm, dự trữ, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu, sau đó trình lên Ban giám đốc xem xét và xác nhận. Mặt khác, các cán bộ quản lý của Công ty đều có trình độ đại học và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất cũng như điều hành sản xuất, họ rất chú trọng tiếp thu công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới và phát động các phong trào thi đua sáng tạo công nghệ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả giảm thiểu chi phí công trình. Nhân viên văn phòng đều từ trung cấp trở lên, chính vì vậy mà công tác quản trị nguyên vật liệu tại Công ty luôn diễn ra thuận lợi, việc cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho tiến độ thi công luôn được đảm bảo, công tác thu mua, vận chuyển, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu theo đúng kế hoạch, phù hợp với tình hình và điều kiện sản xuất trong kỳ. 1.1.2. Loại hình sản xuất kinh doanh Là Công ty sản xuất kinh doanh trong ngành nghề xây lắp, công tác quản lý nguyên vật liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng vì chi phí nguyên vật liệu chiếm từ 60-80% chi phí cho toàn bộ công trình; chất lượng nguyên vật liệu quyết định đến chất lượng của các công trình nên các vấn đề liên quan đến công tác nguyên vật liệu luôn được Công ty quan tâm chú trọng. Nhìn chung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất đều có rất sẵn, dễ dàng mua trên thị trường như xi măng, gạch đá, cát sỏi, sắt, thép... Riêng đối với những nguyên vật liệu mang tính độc quyền như xăng, dầu, nhựa đường… Công ty đã có những hợp đồng dài hạn được ký kết với các nhà cung ứng. Vì vậy Công ty không gặp khó khăn nhiều trong việc tìm mua và lựa chọn nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, Công ty cũng gặp phải một số khó khăn trong việc thu mua, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu khi mà trong vài năm trở lại đây giá cả nguyên vật liệu luôn biến động; đặc biệt là giá xăng, dầu, nhựa đường và sắt thép. Cụ thể như trong công tác bảo quản nguyên vật liệu: do sự biến động của giá cả mà lượng nguyên vật liệu mua về sẽ lớn hơn so với kế hoạch làm cho lượng dự trữ tăng đồng thời làm tăng diện tích kho bãi, do đó gây khó khăn cho công tác bảo quản nguyên vật liệu. 1.1.3. Trình độ tiên tiến của máy móc thiết bị Công ty chỉ đạo thực hiện chương trình nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ trên các mặt: tiếp nhận, phân tích thông tin khoa học kỹ thuật của thế giới và trong nước để ứng dụng vào hoạt động xây dựng, sản xuất. Do yêu cầu về máy móc thiết bị, yêu cầu của sự phát triển và đặc điểm của sản xuất cho nên trong những năm qua Công ty đã không ngừng đầu tư mua sắm mới máy móc thiết bị để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường xây dựng. Hiện nay Công ty xây dựng TNHH Hồng Nhân có một hệ thống máy móc thiết bị hiện đại được nhập về từ Nhật Bản, Hàn Quốc, CHLB Nga. Trung Quốc… Dưới đây là các loại máy móc thiết bị chính của Công ty xây dựng TNHH Hồng Nhân: BẢNG MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY (Thiết bị chính) STT DANH MỤC ĐVT SL CÔNG SUẤT NƯỚC SX 1 2 3 4 5 6 I THIẾT BỊ XÂY DỰNG DD&CN 1 Máy ép cọc Cái 01 60-:-120 tấn Italia - Nhật 2 Máy đóng cọc (búa rơi, hơi nổ) Cái 01 1,8-:-5,0 tấn Trung Quốc 3 Máy trộn bê tông Cái 02 V=0,25-:-0,6 m3 Nga - VNam - TQ 4 Máy trộn vữa Cái 03 V=0,2-:-0,4 m3 Nga - VNam - TQ 5 Xe bơm bê tông Cái 01 60-:-90 m3/h Nhật 6 Xe chở bê tông chuyên dùng Cái 01 5m3 Nga 7 Đầm các loại (bàn, dùi, cạnh...) Cái 03 1-:-8KW Nga-Nhật-Tquốc II THIẾT BỊ GIAO THÔNG 1 Máy lu rung Cái 02 24-:-30 tấn Nhật - Đức 2 Máy lu tĩnh Cái 01 8-:-12 tấn Nhật - Đức 3 Máy san đất Cái 02 L=3,1-:-3,7m Nga - Nhật 4 Máy cạp đất Cái 01 6-:-12m3 Nga - Nhật 5 Máy xúc 1 gầu (thuận, nghịch) Cái 32 0,4-:-1,6 m3/gầu Nhật - Hàn quốc 6 Máy ủi Cái 01 75-:-220CV Nga - Nhật - Mỹ 7 Đầm cóc MIKASA Cái 02 800 kg Nhật VI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI 1 Xe con Cái 01 4chỗ Hàn quốc 2 Xe tải (các loại) Cái 05 9-:-15 tấn Nga- Hàn quốc VI CÁC THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM CHUYÊN DỤNG KHÁC 1 Máy trắc đạc Cái 02 Nhật 2 Máy phát điện (1,8-120KVA) Cái 01 Nhật 3 Máy cắt uốn thép Cái 01 Tquốc 4 Máy hàn các loại Cái 01 TQuốc 5 Máy bơm các loại Cái 02 Nga-Nhật 6 Máy nén khí Cái 01 Đức-Tquốc 7 Máy khoan cầm tay các loại Cái 02 Nga-Nhật Nhìn chung trang thiết bị máy móc và dây chuyền công nghệ tại công ty TNHH Xây dựng công trình Hồng Nhân là khá hiện đại và tiên tiến đã giảm được sức lao động của người công nhân, nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm hơn về nguyên vật liệu. 1.1.4. Địa bàn hoạt động của công ty Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty TNHH Xây dựng công trình Hồng Nhân đã vững mạnh hơn rất nhiều, không chỉ đứng vững trên thị trường Hà Tây, Hàn Nội và các tỉnh phía Bắc mà Công ty còn tham gia thầu các công trình trên địa bàn cả nước. Như vậy địa bàn hoạt động của Công ty rất rộng, với đặc điểm này làm cho công tác quản trị nguyên vật liệu tại Công ty rất phức tạp, đặc biệt là công tác tổ chức mua sắm, vận chuyển và bảo quản do sự phức tạp về địa hình; rất dễ mất mát, hao hụt trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Vì vậy nó đòi hỏi mối liên hệ giữa các bộ phận có liên quan đến công tác quản trị nguyên vật liệu phải chặt chẽ. Nếu không làm tốt công việc này rất dễ gây ra sự lãng phí nguyên vật liệu làm cho chi phí nguyên vật liệu lên quá cao ảnh hưởng lớn đến chi phí toàn bộ công trình. 1.1.5. Nguồn vốn kinh doanh Nguồn vốn kinh doanh là một trong yếu tố quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong ngành nghề xây dựng như Công ty. Trong đó, nguồn vốn kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị nguyên vật liệu. Nếu đối với một doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh lớn, ổn định thì công tác thu mua, dự trữ nguyên vật liệu sẽ diễn ra thuận lợi hơn, luôn đảm bảo được yêu cầu của kế hoạch sản xuất. Ngược lại đối với doanh nghiệp nguồn vốn kinh doanh nhỏ, không ổn định sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thu mua, dự trữ nguyên vật liệu, dẫn đến tình trạng gián đoạn quá trình sản xuất ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của toàn Công ty. Riêng đối với Công ty TNHH Xây dựng công trình Hồng Nhân thì vốn đang là một vấn đề đối với Công ty. Công ty thường phải đi vay vốn từ các tổ chức cũng như từ các ngân hàng, vì thế nó cũng ảnh hưởng lớn đến vấn đề thu mua, dự trữ và bảo quản nguyên vật liệu. 1.1.6. Trình độ đội ngũ nhân lực Công ty TNHH Xây dựng công trình Hồng Nhân với 1213 cán bộ công nhân viên trong đó số lượng cán bộ chuyên môn nghiệp vụ là 126 người với trình độ đại học là 87 người, trình độ cao đẳng 9 người, trình độ trung cấp 30 người, thợ bậc cao 210 người. Do có sự sắp xếp lao động hợp lý đúng người đúng việc của phòng tổ chức nên hoạt động sản ._.xuất kinh doanh ngày càng mở rộng, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng lên thu nhập bình quân theo đầu người năm 1995 là 682.000 đồng/1 tháng; năm 1999 là 852.800 đồng/1 tháng; năm 2002 là 1.201.000 đồng/ 1 tháng. Các chế độ chính sách đối với người lao động cũng được công ty rất quan tâm như: BHXH, BHYT, nghỉ chế độ, nghỉ mất sức... Hoạt động công đoàn là món ăn tinh thần đối với người lao động. Như vậy sự phát triển của công ty cũng đồng nghĩa với việc đời sống của cán bộ công nhân viên được nâng lên, đời sống ổn định giúp cho người lao động gắn bó hơn và có trách nhiệm hơn đối với công việc nên phát huy được tính dân chủ sáng tạo và tiết kiệm được nguyên vật liệu hơn. 1.6.7 Yếu tố thị trường Năm trở Là công ty sản xuất kinh doanh trong nghành nghề xây dựng, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng rất cao trong toàn bộ chi phí của công trình. Chính vì vậy thị trường nguyên vật liệu ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản trị nguyên vật liệu của công ty thông qua chủng loại và giá cả thị trường. Do đặc điểm sản xuất nhìn chung nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của công ty được bán rất nhiều trên thị trường . Điều này giúp cho công ty dễ dàng tìm người cung ứng, nhờ đó giảm giá thành sản xuất sản phẩm,đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng. Vì vậy hạn chế được lượng nguyên vật liệu hư hỏng kém phẩm chất, góp phần sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu. Thậm chí đối với những loại nguyên vật liệu như gạch, đá, cát, sỏi… Công ty thường không phải tìm kiếm người cung ứng mà ngược lại người cung ứng tự tìm đến Công ty – việc còn lại là Công ty lựa chọn người cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, phù hợp yêu cầu của công trình. Đối với loại nguyên vật liệu như xăng, dầu mang tính độc quyền Công ty cũng đã có hợp đồng dài hạn nên nguồn vật liệu được cung ứng khá ổn định. Như vậy, về chủng loại nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều có sẵn trên thị trường nên không ảnh hưởng nhiều đến công tác quản trị nguyên vật liệu tại Công ty. Nhưng trong vài lại đây khi giá cả nguyên vật liệu luôn có sự biến động đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị nguyên vật liệu bởi giá cả thị trường sẽ quyết định đến khối lượng mua, lượng dự trữ nguyên vật liệu, chi phí mua nguyên vật liệu ở mỗi công trình. Cụ thể như giá xăng, dầu, sắt, thép, nhựa đường, chi phí cho chúng chiếm tỷ trọng khá cao mà vài năm trở lại đây giá thị trường của chúng biến động tăng liên tục đã ảnh hưởng lớn công tác quản trị tại Công ty, giá tăng liên tục thì số lần mua của Công ty phải ít đi, lượng mua mỗi lần lớn và lượng dự trữ sẽ tăng, làm tăng thêm chi phí dự trữ; chi phí mua nguyên vật liệu cũng tăng đáng kể, sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Như vậy, yếu tố thị trường đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nguyên vật liệu. 1.2. Nhân tố khách quan. 1.2.1. Nhân tố công nghệ. - Công nghệ sản xuất phức hợp và phức tạp : Quá trình sản xuất ra một sản phẩm xây lắp bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, sử dụng kỹ thuật, công nghệ, nội dung từng công việc khác nhau, lao động sử dụng cho từng công việc cũng đòi hỏi rất khác nhau cả về số lượng và chất lượng. Sự phức hợp và phức tạp về công nghệ sản xuất đặt ra một yêu cầu rất lớn trong việc quản lý sản xuất có hiệu quả, đặc biệt là trong khâu kế hoạch hoá và xây dựng chương trình sản xuất, sử dụng lao động, thiết bị của toàn Công ty vì cùng thời điểm có rất nhiều công trình cùng thi công với những công trình có kết cấu khác nhau và ở những địa điểm khác nhau. Trong những năm vừa qua, các sản phẩm xây dựng mà Công ty tiến hành thi công chủ yếu là xây dựng nhà cao tầng xuất phát chủ yếu từ nhu cầu có thêm không gian, diện tích cho các hoạt động đô thị, tiện lợi cho sự làm việc, giao dịch, sinh hoạt vui chơi giả trí. Nó đòi hỏi công nghệ xây dựng tiên tiến bao gồm giải pháp thực hiện trình tự với trang thiết bị, công cụ, phương tiện sử dụng hiện đại được cơ giới hoá toàn bộ và đồng bộ, có phơng thức kiểm tra kiểm nghiệm hết sức nghiêm ngặt đồng thời tổ chức lao động hợp lý tối đa và lao động có trình độ cao cũng như tuân thủ điều kiện vệ sinh môi trường và an toàn để tạo được sản phẩm đúng như mong muốn. Số tầng nhà bình quân của thế giới là 30 -:- 40 tầng - Công ty đã xây dựng nhà cao từ 7 -:- 22 tầng. Điều đó chứng tỏ Công Ty luôn chú trọng cải tiến trang thiết bị công nghệ để đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình lớn mà Công ty đã trúng thầu. - Công nghệ xây dựng nền móng và tầng hầm : Công nghệ thi công cọc sâu phổ biến ở 40-:-60 m, kích thước ngang 0,6-:-1,5 m, có những công cụ thi công mức cơ giới cao như máy khoan sâu đường kính khoan lớn, máy đào chuyên dụng sâu bảo đảm độ chính xác về kích thớc hố đào Thành hố khoan được giữ bằng dung dịch Bentônít, được tuần hoàn - Có thiết bị thổi rửa hố khoan kiêm ống đổ bê tông - Có phương pháp và thiết bị đo kiểm tra chất lượng như phương pháp siêu âm, phương pháp rung, hiệu ứng điện thuỷ lực, đo sóng ứng suất, thử tĩnh… + Móng cọc Barrete là dạng cọc nhồi có tiết diện chữ nhật là hình thức tường trong đất thích hợp để xây dựng các tầng hầm hoặc tường vây BTCT để ngăn nước, đỡ chân cột và đổ bê tông sàn các tầng hầm từ trên xuống dưới. + Với những nhà thấp tầng hơn có loại móng cọc, sử dụng thiết bị ép hoặc đóng cọc… - Công nghệ xây dựng phần thân : + Vận chuyển lên cao : Dùng thân tháp leo, được bố trí tại lồng thang máy để thi công nhà có độ cao lớn; Dùng cần trục tháp đứng tại vị trí thuận lợi, có sức cẩu lớn từ 5-:-50 tấn, với xa 48 m, với cao 90 m; Dùng vận thăng chở người hoặc vật liệu bổ trợ với cẩu tháp bám vào mặt ngoài công trình, có sức nâng từ 500-:-2000 kg. + Bê tông : Được chế trộn tại các trung tâm - Vận chuyển bê tông có các xe chuyên dùng khắc phục được những nhược điểm do giao thông đô thị (xe vừa đi vừa trộn, được đong và trồn khô trước và khi đi trên đường đến gần vị trí đổ mới hoà nước) - Có máy bơm bê tông phù hợp cơ động do các nước Đức, Nhật… sản xuất, bơm xa đến 300m, cao đến 60 m và có công suất 45-:-70m3/ giờ - Bê tông có phẩm cấp phổ biến C30-:-C50. Thời gian ninh kết có thể kéo dài hoặc rút ngắn để đạt R28 chỉ sau 24 giờ bởi một số chất phụ gia đặc biệt. + Cốt thép : Thi công phần lớn bằng các máy cắt uốn - Cốt thép sử dụng ở công nghệ ứng lực trước đạt giới hạn bền đến 10.500 kg/cm2 và có thiết bị căng trước hoặc căng sau với trang thiết bị kiểm tra lực căng. + Cốp pha đà giáo : Có ván khuôn định hình tạo dáng cho cấu kiện bê tông, quyết định gần như chủ yếu tiến độ thi công. Tiến bộ nhất hiện nay là ván khuôn bản rộng kết hợp cần cẩu (ván khuôn bay) làm ván khuôn sàn - Đà giáo có nhiều lọai tiện lợi và đồng bộ, có loại khung rời, loại giáo ống có các bộ nối và giằng với nhau, các loại cột chống chịu lực có chân điều chỉnh và các loại giáo đặc biệt để bảo vệ an toàn khi thi công trên cao và dưới sâu. - Hoàn thiện, lắp đặt điện nước : Công ty đã thi công nhiều chủng loại vật tư cho việc trát, lát, ốp như gạch gốm, gạch granít; sơn bả ma tít và chống nấm mốc cho trần tường; gia công và lắp đặt cửa gỗ, cửa kính khuôn nhôm … các chất liệu được sản xuất trong nước cũng như của nớc ngoài với những đòi hỏi thi công chính xác về kích thước và thẩm mỹ - Máy móc kiểm tra được sử dụng là những máy trắc địa điện tử, ni vô bằng tia laze, máy kiểm tra áp lực cho cấp nước, kiểm tra điện trở cho hệ thống thu lôi chống sét. 1.2.2. Nhân tố địa lý ,văn hóa, xã hội Sản phẩm xây lắp bao giờ cũng gắn liền trên một địa điểm, địa phương nhất định nên nó phải thích ứng với mọi điều kiện cụ thể của địa phương đó về khí hậu, thời tiết, môi trường, phong tục tập quán của địa phương dẫn tới việc chi phối các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan như khảo sát, thiết kế, phương pháp thi công và ảnh hưởng đến kinh tế kỹ thuật . 1.2.3. Nhà cung cấp. Công ty đánh giá các nhà thầu phụ trên cơ sở đáp ứng được các yêu cầu chất lượng của Công ty và lập một danh sách các nhà thầu phụ được chấp nhận. Danh sách này được thay đổi khi cần thiết trên cơ sở đánh giá tính phù hợp của các nhà thầu phụ theo định kỳ. Việc thiết lập quan hệ làm việc và thông tin phản hồi chặt chẽ với nhà cung ứng đã giải quyết nhanh chóng các tranh chấp về chất lượng đầu vào. - Việc lựa chọn hay loại bỏ nhà thầu phụ dựa trên các tiêu chuẩn tối thiểu sau: + Lịch sử Công ty + Đánh giá khả năng đáp ứng + Kết qủa kiểm tra và thử nghiệm sản phẩm đã cung cấp + Thời hạn giao hàng - Kết quả kiểm tra sản phẩm đều được lập thành văn bản và lưu giữ để làm cơ sở đánh giá nhà thầu phụ. - Yêu cầu mua sắm và các thông tin có liên quan như tên hàng, các chi tiết kỹ thuật, tài liệu, bản vẽ, chất lượng, số lượng, giá cả, điều kiện giao hàng được xác định rõ, đầy đủ và được người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước khi phát hành hay tiến hành mua sắm. - Công ty luôn duy trì ít nhất 3 nhà thầu phụ cho mỗi mặt hàng cần mua sắm như: + Xi măng là Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Hải Phòng + Thép của Thái Nguyên, Thép Việt úc...... - Trường hợp Công ty muốn kiểm tra sản phẩm ngay tại cơ sở của nhà thầu phụ thì việc sắp xếp cuộc viếng thăm này và phương thức chấp nhận sản phẩm cũng đều được ghi rõ trong hợp đồng mua sắm. - Nếu khách hàng có yêu cầu, Công ty sẽ sắp xếp việc kiểm tra sản phẩm tại cơ sở của nhà thầu phụ. Việc sắp xếp này cũng đã được quy định trong hợp đồng mua sắm khi các khách hàng đã có ý kiến. Công ty có các nhà thầu phụ đảm bảo những yêu cầu về chất lượng, số lượng, chủng loại nguyên nhiên vật liệu đồng thời đảm bảo cung cấp theo đúng tiến độ. Các nguyên nhiên vật liệu đều được kiểm tra trước khi nhập kho cũng như trong quá trình sản xuất, vì vậy đã tạo điều kiện cho đơn vị sản xuất thực hiện đúng kế hoạch chất lượng. 2. Thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu của công ty. 2.1 Hình thức quản lý việc sử dụng và bảo quản nguyên vật liệu tại Công ty 2.1.1 Hình thức bố trí kho tàng và phương pháp quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Hình thức bố trí kho tàng của Công ty Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu là thực hiện xây dựng các công trình. Bất kì một doanh nghiệp nào thì quá trình sản xuất kinh doanh đều cần phải có hệ thống kho tàng bởi vì trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn luôn có sự tách biệt giữa việc mua sắm nguyên vật liệu với việc sử dụng chúng. Nhưng do đặc trưng của ngành nghề xây dựng, hệ thống kho tàng chủ yếu được xây dựng theo các công trình mà Công ty thực hiện tuy nhiên tại Công ty cũng như tại các đội công trình và xí nghiệp trực thuộc đều có hệ thống kho tàng. Hệ thống kho tàng này chủ yếu chứa máy móc thiết bị, còn nguyên vật liệu dự trữ tại đây chủ yếu là cát (do cát là loại nguyên vật liệu mang tính mùa vụ, chỉ có thể khai thác vào mùa khô, nhưng lượng nguyên vật liệu này dự trữ chỉ mang tính dự phòng). Tại Công ty nguyên vật liệu chỉ mua khi có công trình thực hiện nhằm đảm bảo nguồn vốn lưu động không bị ứ đọng, quay vòng phục vụ cho hoạt động kinh doanh khác của Công ty. Mặt khác nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có rất sẵn trên thị trường. Vì vậy Công ty không gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên vật liệu. Trong xây dựng, kho bãi có rất nhiều loại khác nhau; tuỳ theo quy mô công trình và diện tích mặt bằng mà thiết kế vị trí kho bãi hợp lí. Thông thường thì đối với các công trường xây dựng đường giao thông, vị trí kho bãi thường đặt tại khu vực trung tâm theo chiều dài của công trình, nơi gần công trường nhất. Đồng thời, tuỳ vào tính chất, đặc điểm của nguyên vật liệu cần bảo quản và đặc điểm từng loại công trường, đặc điểm của địa phương…để lựa chọn các giải pháp kết cấu kho bãi hợp lý. Nhưng kết cấu kho bãi phải đảm bảo các tiêu chuẩn như kết cấu phải đơn giản, gọn nhẹ có thể tái sử dụng, kết cấu tận dụng nguyên vật liệu của địa phương, kết cấu phải đảm bảo được chức năng bảo quản tốt các loại nguyên vật liệu, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường… nhằm đảm bảo được chức năng bảo quản các loại nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí, từ đó góp phần làm giảm tổng chi phí cho công trình. Cụ thể: * Nếu có diện tích mặt bằng rộng, quy mô công trình lớn thì thông thường có các loại kho sau: - Kho lộ thiên: Kết cấu chủ yếu là diện tích mặt nền được gia cố để chịu được trọng lượng các loại vật liệu và thoát nước mưa. Ví dụ: bãi cát, sỏi, đá - Kho có mái che: Kết cấu chủ yếu là bộ khung có mái lợp chống được mưa nắng thường là lợp bằng tấm fibro xi măng hoặc tôn. Ví dụ: Kho thép, kho máy móc thiết bị. - Kho kín: Kết cấu chủ yếu là phần luồng, mái cửa bao che phải kín, chống được tác động của thiên nhiên. Ví dụ: Các kho xi măng, sơn, thiết bị máy móc. - Kho đặc biệt: Đây là kho có kết cấu đặc biệt như xăng dầu…. * Nếu diện tích thi công hẹp: trên mỗi công trường bố trí một số loại kho bãi sau: - Kho xi măng: Chỉ bố trí mang tính bổ sung cho 1 số kết cấu công trình (như đổ bê tông). - Kho thép: Ở dạng bán kiên cố, có thể dùng các loại vải bạt chống mưa để che. Lượng thép trong kho phải căn cứ vào tiến độ thi công. - Các loại vật liệu như đá, cát, sỏi được cung cấp liên tục theo đúng tiến độ và nhu cầu sử dụng. Nhìn chung hệ thống kho tàng của Công ty được sắp xếp 1 cách hợp lý và tương đối thuận tiện cho việc tiếp nhận, cấp phát và bảo quản nguyên vật liệu. Có thể thấy được tình hình phân loại kho và bố trí kho của công ty thông qua biểu định mức cất chứa nguyên vật liệu ở công trường do công ty xây dựng: Bảng 2.1.1: Định mức cất chứa nguyên vật liệu ở công trường TT Tên vật liệu Đơn vị Lượng vật liệu trên 1m2 Chiềucao chất v. liệu (m) Cách chất Loại kho I. Vật liệu trơ 1. Sỏi, cát, đá dăm M3 3- 4 5 - 6 Đánh đống Bãi lộ thiên 2. … … … … … … II. Vật liệu Silicat 1. Xi măng bao Tấn 1.3 2 Xếp chồng Kho lán 2. … … … … … … III. Vật tư hoá 1. Sơn đóng hộp Tấn 0.7-1 2-2.2 Xếp chồng Kho kín 2. Nhựa đường Tấn 0.9-1 Xếp chồng Kho hở 3. Thùng xăng dầu Tấn 0.8 Xếp chồng Kho đặc biệt Phương pháp bảo quản của Công ty Do hoạt động thi công xây lắp được tiến hành ngoài trời, chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên. Hơn thế nữa lượng nguyên vật liệu trong thi công có số lượng lớn, đa dạng và phong phú về chủng loại nên công tác bảo quản nguyên vật liệu rất quan trọng và cần thiết. Phương pháp bảo quản: tuỳ vào đặc điểm, tính chất của từng loại nguyên vật liệu mà Công ty đề ra những phương thức bảo quản phù hợp. Ví dụ như những loại nguyên vật liệu cần phải bảo quản không cho tiếp xúc trực tiếp với khí trời thì phải cất trong kho kín như xi măng, hoá chất, sơn. Đối với những loại nhiên liệu dễ gây cháy nổ, Công ty có những biện pháp bảo quản nghiêm ngặt, có trang thiết bị chắc chắn an toàn như cứu hoả, cấp cứu. Các loại kho được kết cấu đảm bảo các tiêu chuẩn bảo quản nguyên vật liệu. Ví dụ như đối với kho xăng dầu: đây là kho đặc biệt chứa vật liệu dễ cháy nên đã được thiết kế cẩn thận. Thường chứa chúng trong các bể chứa riêng bằng thép hoặc đóng thùng để trong kho kín. Các bể xăng dầu có loại để trên mặt đất, có loại chìm hẳn dưới đất, hoặc nửa chìm, nửa nổi. Xung quanh kho xăng dầu để nổi, trên mặt đất đắp bờ đất cao trên 1m, mặt bờ rộng 0,8m để phòng cháy, khoảng cách kho đến các công trường lân cận trên 50m, trên các bể nổi chứa bằng thép phải có thu lôi chống sét, phải có mái che đậy để tránh nắng. Vị trí kho xăng dầu ở cuối hướng gió. Việc quản lý sử dụng nguyên vật liệu hợp lý và tiết kiệm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó đảm bảo việc sử dụng nguyên vật liệu đúng mục đích, đúng số lượng, chất lượng, đúng quy trình kĩ thuật nhằm bảo đảm chất lượng và tiến độ thi công, hạn chế những hao hụt và lãng phí quá mức, từ đó làm giảm chi phí nguyên vật liệu, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn kinh doanh nói chung. Việc quản lý sử dụng nguyên vật liệu do các đội trực tiếp quản lý, các thành viên trong ban lãnh đạo đội phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về công tác sử dụng nguyên vật liệu của đội mình. Trong đó, phó ban kĩ thuật phối hợp với các cán bộ kĩ thuật, là người trực tiếp có trách nhiệm đôn đốc và hướng dẫn công nhân làm đúng yêu cầu kĩ thuật, tránh tình trạng hao phí nguyên vật liệu làm cho chi phí nguyên vật liệu vượt quá cao so với dự tính kế hoạch. Đồng thời hàng ngày phó ban kĩ thuật sẽ có một quyển Nhật kí riêng để ghi chép tất cả công việc mà đội thực hiện trong ngày và ghi cả số lượng nguyên vật liệu đã chi dùng cho các công việc. Để thực hiện công tác quản lý tốt, định kỳ hàng quý, hàng năm tuỳ theo thời gian dự kiến thực hiện công trình, các cán bộ phòng ban có liên quan của Công ty (gồm đại diện phòng kinh tế-kế hoạch; tài chính kế toán; kĩ thuật; vật tư thiết bị và ban Giám đốc) tiến hành kiểm tra việc sử dụng nguyên vật liệu tại các đội để kịp thời có biện pháp nếu sử dụng nguyên vật liệu không đúng mục đích và chưa hiệu quả. Tuy nhiên ban kiểm tra không chỉ kiểm tra tình hình sử dụng nguyên vật liệu trên tài liệu giấy tờ như báo cáo của đội, xí nghiệp về tình hình sử dụng nguyên vật liệu mà còn tiến hành kiểm tra thực tế ở từng đội công trình và xí nghiệp. Công việc kiểm tra này được thực hiện như sau: Cán bộ chuyên môn sẽ căn cứ vào lượng nguyên vật liệu đã nhập kho, tính toán khối lượng nguyên vật liệu đã đưa vào sử dụng; kiểm kê nguyên vật liệu còn tồn trong kho. Từ đó xem xét việc sử dụng nguyên vật liệu có hợp lý và tiết kiệm hay không. Đồng thời Công ty cũng có những chế độ khuyến khích và chế độ quy trách nhiệm về việc sử dụng nguyên vật liệu. Tuy nhiên các chế độ này vẫn chưa được quy định rõ ràng và ban hành toàn Công ty. Tại Công ty, sẽ có chế độ khen thưởng đối với các đội có mức sử dụng nguyên vật liệu hợp lý và tiết kiệm; ngược lại đội nào sử dụng nguyên vật liệu còn lãng phí sai mục đích sẽ bị nhắc nhở để rút kinh nghiệm. Nhưng mức khen thưởng hay kỉ luật như thế nào thì không quy định cụ thể. Còn lại các đội và xí nghiệp thì mỗi đội đều có chế độ thưởng phạt riêng, tuỳ thuộc vào điều kiện của từng đội. Tại đội công trình và xí nghiệp việc kiểm tra sử dụng, bảo quản nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên và định kỳ do tổ kiểm tra gồm cán bộ ban kế hoạch kỹ thuật, ban tài chính kế toán, ban vật tư, ban Giám đốc tiến hành thực hiện kiểm tra. Những vật tư không sử dụng hết đều được nhập lại kho, những vật tư có thể tận dụng để sử dụng lại đều được thu hồi. Với công tác tổ chức quản lý sử dụng nguyên vật liệu khá hợp lý và chặt chẽ như vậy, cùng với sự cố gắng của đội ngũ công nhân nhìn chung việc sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty đã hợp lý và tiết kiệm đảm bảo chất lượng và tiến độ chung cho các công trình. Mặt khác, do việc xác định kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu đã tính toán cả lượng dự phòng nguyên vật liệu thông qua hệ số dự phòng mà trong quá trình tổ chức thi công luôn có những sai số giữa tính toán thiết kế và thực tế thi công vì vậy mà thực tế sử dụng nguyên vật liệu năm 2006 của công ty ít hơn so với kế hoạch Bảng 2.1.2: Sử dụng vật tư kĩ thuật Năm 2006 Đơn vị tính: triệu đồng Stt Tên vật tư ĐVT Tổng cộng Định mức (Theo dự toán) Thực tế thực hiện Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Đá các loại Cấp phối đá dăm Cát vàng Dầu Diezel Dầu Fo Mỡ Dầu phụ Xăng Nhựa đường Nhũ tương Nhựa MC Cát san lấp Bột đá Xi măng Thép các loại Đá my bột Sơn các loại Hạt phản quang Gạch lá dừa m3 m3 m3 l kg kg l l tấn tấn l m3 tấn tấn kg m3 kg kg viên 73099 56.749 17.359 952.254 789.700 445 14.646 26.609 5.565 226 170.530 36.679 4.549 459 9.172 9.183 2150 225 100.000 7.475.350 3.044 1.055 4.134 2.777 7 182 155 22.875 797 772 1.578 1.398 349 79 593 22 2 93 64.577 46.451 16.809 884.504 785.090 255 12.390 25.142 5.290 203 170.530 36.679 2.959 313 9.172 9.183 2.150 225 100.000 4.812 2.521 1.002 3.836 2.760 4 154 146 22.269 716 772 1.578 880 231 79 593 22 2 93 Tổng cộng giá trị 45.263 42.473 Nhìn chung công tác bảo quản nguyên vật liệu như hiện nay của Công ty là khá tốt tránh được sự hao hụt, mất mát nguyên vật liệu, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những việc còn tồn tại về việc bảo quản như hệ thống kho tàng của Công ty được xây dựng chưa khoa học, chưa hợp lý. Các kho thường xây dựng lộn xộn không theo một quy hoạch và một trình tự sao cho việc sử dụng để thi công diễn ra trôi chảy. Các quy định về việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu chưa thật sự rõ ràng và chưa có ban hành thành những văn bản cụ thể. Bên cạnh đó vấn đề khên thưởng kỷ luật chưa dứt khoát, còn qua loa lấy lệ, còn nặng về hình thức. Vì thế việc chấp hành các quy định về việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu còn hạn chế và chưa mang lại nhiều hiệu quả. 2.1.2. Hình thức quản lý việc thu mua và cấp phát nguyên vật liệu của Công ty TNHH Xây dựng công trình Hồng Nhân 2.1.2.1. Biện pháp dự báo nhu cầu sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu của Công ty Trong một doanh nghiệp, công tác dự báo nói chung và công tác dự báo nhu cầu sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu nói riêng là 1 nội dung quan trọng trong công tác quản lý. Như vậy dự báo nhu cầu sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu là cơ sở để xây dựng kế hoạch mua nguyên vật liệu, và cấp phát nguyên vật liệu, là căn cứ để xác định nhu cầu sử dụng, nhu cầu cần dự trữ, là căn cứ khoa học để tìm ra nguyên nhân gây lãng phí nguyên vật liệu và theo dõi, đánh giá việc sử dụng nguyên vật liệu. Bên cạnh đó dự báo nhu cầu sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu còn là căn cứ để tính giá thành công trình, tính toán nhu cầu vốn lưu động và huy động các nguồn vốn một cách hợp lý. Chính vì vai trò vô cùng quan trọng của dự báo nhu cầu sử dụng và sự trữ nguyên vật liệu đối với Công ty nên công tác dự báo nguyên vật liệu rất được các Công ty quan tâm chú trọng đến. Tại Công ty TNHH Xây dựng công trình Hồng Nhân xuất phát từ vai trò xây dựng trong nền kinh tế quốc dân nên việc dự báo nhu cầu sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu rất được quan tâm. Nhu cầu cần sử dụng: Việc xác định nhu cầu cần sử dụng được tính cụ thể cho từng chủng loại, theo quy cách, cỡ loại, chất lượng theo đúng yêu cầu đã được nêu ra trong hồ sơ mời thầu. Đối với những loại nguyên vật liệu chính, quan trọng như xi măng, sắt thép…sẽ được phòng vật tư thiết bị mua. Lượng nguyên vật liệu cần sử dụng được tính toán theo phương pháp tính theo công trình: Nci= KL*ĐMi*Hi Trong đó: Nci: Loại nguyên vật liệu loại i cần dùng KL: Khối lượng công việc cần thi công (Xác định KL căn cứ vào bản vẽ thiết kế công trình xây dựng theo hợp đồng, công việc này sẽ do phòng kĩ thuật đảm nhiệm ) ĐMi: Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu loại i cho 1 đơn vị công việc (ĐMi do Nhà Nước qui định tại văn bản TCVN 1242 về việc sử dụng nguyên vật liệu ) Hi: Hệ số dự phòng thi công được tính cho loại nguyên vật liệu i (Hiện đang áp dụng H= 1,025-1,05 tức là lượng dự phòng cho phép trong thi công từ 2,5% đến 5%. Phải tính đến lượng dự phòng này trong việc xác định nhu cầu sử dụng là do trong quá trình tổ chức thi công không thể tránh khỏi những sai số giữa tính toán thiết kế và thực tế thi công). Đối với những loại nguyên vật liệu phụ, rẻ tiền, mau hỏng khó xác định chính xác nên thường Công ty sẽ giao cho các đội, xí nghiệp trực tiếp chịu trách nhiệm mua và toàn bộ chi phí đó được tính vào chi phí của công trình. Việc xác định nhu cầu nguyên vật liệu sử dụng căn cứ vào các bản vẽ thiết kế công trình xây dựng theo hợp đồng, dựa vào chương trình sản xuất xây dựng của năm, quý, dựa vào định mức tiêu dùng nguyên vật liệu do Nhà nước ban hành. Nhu cầu cần dự trữ: Việc xác định nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của Công ty phụ thuộc vào các yếu tố sau: Khối lượng hạng mục công trình, tiến độ thi công dự án, vùng cung cấp nguyên vật liệu nhiều hay ít (nếu nhiều thì lượng dự trữ nguyên vật liệu sẽ giảm ít nhằm giảm chi phí lưu kho và ngược lại nếu ít thì lượng dự trữ sẽ nhiều), phụ thuộc vào mùa khai thác nguyên vật liệu (ví dụ đối với loại nguyên vật liệu cát: mùa cạn dễ khai thác, lượng cát nhiều trên thị trường thì lượng dự trữ là rất ít; mùa nước do việc khai thác bị hạn chế giá cát cao hơn và ít hơn trên thị trường nên lượng dự trữ sẽ nhiều), sự biến động giá cả nguyên vật liệu (lượng mua sẽ lớn hơn). Như vậy nhìn chung, việc xác định lượng nguyên vật liệu dự trữ phải căn cứ vào tình hình thực tế của công trình cũng như thị trường nguyên vật liệu để đưa ra chủng loại, số lượng cần thiết cho dự trữ; căn cứ vào định mức tiêu dùng nguyên vật liệu do Nhà nước quy định ban hành. Theo kinh nghiệm trên công trường, trước khi khởi công công trình phải đảm bảo dự trữ 30% khối lượng các loại nguyên vật liệu chính của năm kế hoạch đầu tiên mới cho phép khởi công. Tiếp theo, thời gian dự trữ được lấy theo quy phạm, khối lượng dự trữ được tính theo tiến độ hoặc tính toán theo định mức dự trữ cho phép. Lượng nguyên vật liệu dự trữ tại kho bãi công trường: (Dmax) Dmax = ( Rmax/T * k ) * Tdt Trong đó: Rmax: là tổng khối lượng vật liệu sử dụng lớn nhất trong 1 kì kế hoạch T: Thời gian sử dụng vật liệu trong kì kinh doanh k: Hệ số tiêu dùng vật liệu không điều hoà, thường lấy từ 1,2-1,6 Tdt: Số ngày dự trữ vật liệu (có thể lấy theo tính toán hoặc theo quy phạm). 2.1.2.2. Hình thức ghi chép quản lý việc thu mua và cấp phát nguyên vật liệu của Công ty Tìm kiếm và lựa chọn người cung ứng: Ý nghĩa của việc tìm kiếm và lựa chọn người cung ứng nguyên vật liệu đối với một doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong giá thành như Công ty TNHH Xây dựng công trình Hồng Nhân là rất lớn. Bởi vì việc lựa chọn người cung ứng với tổng giá cả và chi phí vận tải nhỏ nhất đối với Công ty sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí công trình và do đó làm tăng lợi nhuận có thể thu được. Mặt khác, thị trường luôn có nhiều loại nguyên vật liệu với phẩm cấp khác nhau, có loại đáp ứng yêu cầu sản xuất và chất lượng của công trình nhưng có loại không đáp ứng được các yêu cầu này. Vì vậy việc tính toán đầy đủ các khía cạnh cần thiết để lựa chọn người cung ứng nguyên vật liệu là một trong những vấn đề quan trọng đối với Công ty TNHH Xây dựng công trình Hồng Nhân. Nhận thức rất rõ về điều đó, Công ty rất quan tâm đến việc tìm kiếm và lựa chọn người cung ứng nguyên vật liệu đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty. Với đặc trưng của ngành nghề xây dựng là cần sử dụng nhiều chủng loại nguyên vật liệu khác nhau có phẩm cấp khác nhau do vậy đối với mỗi loại nguyên vật liệu Công ty đưa ra cách tìm kiếm và lựa chọn người cung ứng khác nhau, cụ thể như sau: - Đối với những loại nguyên vật liệu như gạch, đá, cát, sỏi chỉ cần đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật mà Bộ giao thông vận tải hoặc do Nhà nước ban hành (ví dụ tiêu chuẩn về độ sạch, kích cỡ) thì Công ty thường tận dụng các nguồn tại địa phương, nơi công trình được tiến hành thi công. Bởi vì đây là nguồn cung ứng vẫn có thể đảm bảo chất lượng mà giảm được chi phí vận chuyển và tận dụng được các ưu đãi của địa phương. - Đối với những loại nguyên vật liệu quan trọng như sắt, thép, xi măng thì việc lựa chọn người cung ứng còn phải căn cứ vào yêu cầu của chủ đầu tư về chất lượng, chủng loại, kích cỡ nguyên vật liệu trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào yêu cầu đó mà Công ty lựa chọn nhà cung ứng đáp ứng được yêu cầu. Ví dụ như chủ đầu tư yêu cầu là xi măng PC30 theo tiêu chuẩn Việt Nam thì Công ty lựa chọn các nhà máy xi măng của TW là nhà cung ứng. Như vậy Công ty sẽ xem xét những nhà cung ứng đáp ứng được yêu cầu, tham khảo giá và các yêu cầu khác nhau để lựa chọn. Sau đó Công ty liên hệ với nhà cung ứng để thực hiện kí kết hợp đồng. Công ty định kỳ tiến hành đánh giá người cung cấp thông qua 1 hệ thống các chỉ tiêu như giá cả, thời hạn cung ứng, việc thực hiện các hợp đồng… để từ đó sẽ chủ động tìm nguồn cung ứng thích hợp. - Với những nguyên vật liệu nhỏ, lẻ như đinh, dây thì các đội tự tiến hành mua tại các đại lý, với tiêu chuẩn chúng phục vụ được yêu cầu của công việc. Việc mua nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu phải thực hiện qua các khâu trung gian (các hãng kinh doanh về nguyên vật liệu, các tổ chức đại lý…). Về nguyên tắc việc mua trực tiếp nguyên vật liệu từ chính nơi sản xuất ra có lợi hơn mua qua trung gian, việc mua qua trung gian tuy có làm tăng chi phí mua nhưng lại là cần thiết vì nguyên vật liệu phân tán ở nhiều nơi (như cát, sỏi), doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu ở xa nơi công trình như xi măng, sắt, thép hay có loại nguyên vật liệu phải nhập khẩu như nhựa đường nhập khẩu. Công tác tổ chức mua sắm và vận chuyển nguyên vật liệu: Công ty thực hiện công tác tổ chức mua sắm nguyên vật liệu khá tốt, đảm bảo được yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sơ đồ 2.1: Quy trình mua nguyên vật liệu của doanh nghiệp công nghiệp Thực hiện đơn hàng Thương lượng và đặt hàng Biểu hiện cầu Tìm và chọn người bán Thoả mãn Không thoả mãn Đánh giá kết quả mua Phương thức giao nhận, kiểm kê nguyên vật liệu: Trong hợp đồng mua bán Công ty đã thoả thuận địa điểm giao nhận nguyên vật liệu rất cụ thể. Ví dụ như với các loại nguyên vật liệu đặc biệt như xăng, dầu, nhựa đường, xi măng cần có sự quản lý chặt chẽ và cần có sự điều phối chung thì mới chở đến kho công trình, rồi theo kế hoạch sẽ cung cấp cho các đơn vị. Các loại nguyên vật liệu như cát, sỏi, đá sẽ giao nhận tại kho bãi công trường. Một số loại nguyên vật liệu khác như dây, xi măng trắng thực hiện mua theo phương thức mua đứt bán đoạn, Công ty sẽ thanh toán và nhận ngay tại địa điểm mua. Sau khi nguyên vật liệu được vận chuyển về kho bãi thì thủ kho tiến hàng tiếp nhận (công tác tiếp nhận nguyên vật liệu là bước chuyển giao trách nhiệm giữa bộ phận mua, vận chuyển và bộ phận quản lý nguyên vật liệu). Nhưng trước tiên nguyên vật liệu phải được ban kiểm nghiệm (gồm có một đại diện phòng vật tư thiết bị, một đại diện phòng kĩ thuật và thủ kho hoặc là bao gồm đại diện ban vật tư thiết bị, ban kế hoạch kỹ thuật và thủ kho của đội nếu nguyên vật liệu do đội công trình tự mua) tiến hành kiểm nghiệm về chất lượng, số lượng, chủng loại, quy cách có hợp tiêu chuẩn hay không (mẫu biên bản kiểm nghiệm). ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10966.doc
Tài liệu liên quan