Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực nhằm phục vụ qui hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến 2025

Mở đầu 1.Tính cấp thiết của chuyên đề Hơn 40 năm xây dựng và phát triển, ngành Thép Việt Nam đã đóng góp nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH đất nước. Các sản phẩm thép đã đáp ứng kịp thời nhu cầu về thép trong nền kinh tế. Phát triển ngành thép nhanh và bền vững luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Nhiều dự án thép liên tục được nghiên cứu và triển khai trên thực tế, nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thép trong nước

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực nhằm phục vụ qui hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến 2025, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và hướng tới xuất khẩu thép trong tương lai không xa. Qui hoạch ngành Thép đến năm 2015, có xét đến 2025 của Chính Phủ đã chỉ rõ: “Mục tiêu phát triển tổng thể của ngành Thép Việt Nam là đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế, tăng cường xuất khẩu”. Kết quả phát triển ngành thép trong những năm qua cho thấy một bài học kinh nghiệm quí báu,đó là để thực hiện tốt qui hoạch và chiến lược phát triển ngành thép cần thiết phải chú trọng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và mở rộng qui mô nhân lực đáp ứng nhu cầu của các dự án đầu tư phát triển thép trong tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích qui hoạch phát triển của ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến 2025 - Xây dựng các giải pháp về nguồn nhân lực nhằm phục vụ chiến lược phát triển ngành thép 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chuyên đề tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực của ngành thép như: qui mô, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực của ngành thép. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là các doanh nghiệp sản xuất thép của ngành Thép Việt Nam, trong đó tập trung khảo sát tại Tổng công ty thép Việt Nam. 4. phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trong nghiên cứu: - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia. -Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) - Khảo sát điều tra 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục , chuyên đề bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan ngành thép thế giới và Việt Nam Chương 2: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực nhằm đáp ứng qui hoạch ngành thép Việt Nam đến 2025 Chương 3: Xây dựng nguồn nhân lực phục vụ qui hoạch phát triển ngành thép Việt Nam đến 2025 Chương 1 tổng quan ngành thép thế giới và việt nam 1.1. Tổng quan ngành thép thế giới và việt nam 1.1.1. Tổng quan về ngành thép thế giới 1.1.1.1. Cung cầu về thép trên thế giới Ngành thép thế giới đang tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Sản lượng thép thế giới đã vượt quá một tỷ tấn trong năm suốt 3 năm liền 2004, 2005 và 2006. Theo Viện Sắt thép Quốc tế (IISI) cho biết, sản lượng thép thế giới đã đạt mức tăng trưởng mới trong năm 2006 là 1,24 tỷ tấn. Tốc độ tăng trưởng sản lượng thép thế giới năm 2006 đạt gần 9%, cao hơn năm 2005 nhưng thấp hơn năm 2004 là 10%.Cũng theo báo cáo của IISI, sản lượng thép năm 2006 cao hơn tổng sản lượng thép 10 năm trước. Mức sản lượng này cũng gần bằng 46% tổng sản lượng 5 năm trước đây.  Châu á hiện chiếm phần lớn nhất trong tổng sản lượng thép thế giới, chủ yếu là của Trung Quốc. Sản lượng thép của Trung Quốc tăng gần 314% chỉ trong vòng 10 năm. Châu á hiện chiếm 54% sản lượng thép thế giới từ mức 38% 10 năm trước đây. Mức tăng trưởng này có thể còn tăng thêm nữa khi các nhà sản xuất thép lớn lập các nhà máy thép mới để đáp ứng nhu cầu thép trong tương lai.  Giá trị sản lượng thép toàn thế giới đã tăng từ 260 tỷ USD trong năm 1982 đạt mức cao 490 tỷ USD trong năm 1989 sau khi giảm còn 310 tỷ USD trong năm 1993. Mười năm vừa qua, doanh thu bán đạt trị giá 470 tỷ USD và năm ngoái đạt 500 tỷ USD. Trong thời gian qua việc sáp nhập ngành thép đóng vai trò rất quan trọng. Năm nhà máy thép lớn trên thế giới, là Mittal Steel, Arcelor, Nippon Steel, Pohang Iron and Steel hay Posco và JFE Steel  có thị phần sản xuất thép tăng từ 14% trong năm 2000 lên 19% trong năm 2005. Nhu cầu tiêu thụ thép hàng năm tại Trung Quốc là 20% .Nhu cầu tiêu thụ thép hàng năm của Trung Quốc hiện vượt mức tổng tiêu thụ hàng năm của Mỹ La Tinh. Năm 2004, trong số 60 nhà máy thép lớn nhất thế giới, thì 21 nhà máy thuộc về Trung Quốc. Văn phòng nông nghiệp và tài nguyên kinh tế của Ôxtrâylia dự báo nhu cầu tiêu thụ thép toàn cầu sẽ vượt quá 1,4 tỷ tấn trong năm 2011. 1.1.1.2. Các vấn đề đặt ra cho ngành thép thế giới hiện nay Hiện nay, ngành thép thế giới đang đứng trước nguy cơ cạnh tranh cao. Ngành công nghiệp thép đang phải đối mặt với gía nguyên liệu, năng lượng và chi phí vận chuyển tăng cao chưa từng có trong vài năm gần đây. Điều này dẫn đến chi phí luyện thép tăng trên toàn thế giới. Về Nguyên liệu: Nguyên liệu là yếu tố khác biệt chi phí chính trong ngành công nghiệp thép. Giá quặng sắt tăng thêm 8,5% năm 2003, 17.4% năm 2004 và 71.5% năm 2005. Giá hợp đồng hàng năm than luyện cốc tăng 119% năm 2005, giá giao ngay bình quân than cốc đã tăng gần 3 lần từ năm 2002 Chi phí nguyên liệu và vận chuyển tăng có 2 tác động đến sự cạnh tranh về chi phí của các Công ty thép: Thứ nhất, đã làm tăng sự chênh lệch về chi phí giữa các Nhà máy có nguồn nguyên liệu của riêng mình, các Nhà máy mua các nguồn nguyên liệu trong nước và các Nhà máy phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Thứ hai, tỷ trọng của chúng tăng lên đã làm giảm tầm quan trọng của sự chênh lệch trong các yếu tố cấu thành chi phí luyện thép. Chủ yếu việc tăng giá là do sự mất cân bằng cung cầu nguyên liệu toàn cầu và vận chuyển – xuất hiện lần đầu vào năm 2001. Đây là kết quả của sự phát triển kinh tế mạnh chưa từng có của Trung Quốc và tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguyên liệu sản xuất và năng lực vận chuyển, không chỉ về tàu mà còn về đường sắt, bốc dỡ và các thiết bị dự trữ. Về Nhân công: Mặc dù chi phí nhân công chiếm một phần nhỏ trong chi phí luyện thép so với nguyên liệu nhưng giá nhân công thay đổi nhiều theo khu vực chứ không phải theo giá quặng sắt, than và thép phế. Trong tất cả các quốc gia có ngành thép phát triển, ấn Độ, Ukraina, Trung Quốc và Nga có mức lương thấp nhất. Trong năm 2005, chi phí nhân công theo giờ (trong sản xuất) lên đến 1 USD/tấn tại ấn Độ và Ukraina, 1,1 USD/tấn tại Trung Quốc và 1,6 USD/tấn tại Nga. Trong khi đó chi phí nhân công tại các nước đã phát triển như Mỹ và Nhật Bản ở 22 USD/giờ, 33 USD/giờ ở Cộng hoà Liên bang Đức(Nguồn: Steel millenium 2006). Mức lương thấp sẽ là một lợi thế cạnh tranh đối với các Công ty thép tại các nước đang phát triển trong nhiều thập kỷ tới. Hai trong số các quốc gia luyện thép chính của thế giới, Trung Quốc và ấn Độ, có lợi thế thêm trong sở hữu nguồn nhân lực to lớn trong nông nghiệp. Đô thị hoá tiếp tục tại 2 nước trên thì lượng người từ nông thôn lên thành thị kiếm việc làm sẽ tăng, cung cấp thêm nguồn lao động cho thị trường trong nhiều năm – tác động lớn đến sự tăng lương. Tuy nhiên có một bất lợi là, phần lớn các Nhà máy tại các quốc gia có lương thấp sẽ có năng suất lao động thấp hơn nhiều so với các Nhà máy có lương cao vì không có động lực để tăng năng suất lao động. Điều này giải thích lý do taị sao sự chênh lệch chi phí nhân công/tấn thép giữa các nền kinh tế lương cao và thấp lại thấp hơn nhiều so với sự chênh lệch về mức lương. Để duy trì tính cạnh tranh, các Nhà máy thép với lương thấp cần đảm bảo rằng năng suất theo kịp với sự phát triển của chi phí nhân công. Ngoài ra các Nhà máy tại các nước lương thấp có cơ hội đẩy mạnh sự cạnh tranh toàn cầu bằng cách cải thiện năng suất chứ không phải tăng chi phí nhân công. Posco là Công ty có lợi từ việc lương thấp (so với các nước đã phát triển) và năng suất lao động rất cao. Posco là một trong những Công ty có chi phí nhân công trên 1 tấn thép thấp nhất trên thế giới và đây là một trong những nhân tố đưa Posco trở thành Công ty có lãi nhất trên thế giới với chỉ số EBITDA đạt 7,4 tỷ USD năm 2005 Về Năng lượng: So với nguyên liệu và nhân công, năng lượng cũng có tác động mạnh đến sự cạnh tranh của các Nhà máy thép. Giá năng lượng biến động mạnh theo xu hướng ngày càng tăng đã làm giảm tính canh tranh của ngành thép do chi phí đầu vào tăng lên. Để duy trì tính cạnh tranh, các Công ty thép đã tìm cách giảm sự phụ thuộc vào năng lượng bên ngoài bằng cách tối đa hoá sự hiệu quả năng lượng và tái chế. Ngoài việc giảm sự phụ thuộc vào năng lượng bên ngoài, các Nhà máy cần tìm cách quản lý thị trường năng lượng. Sự chênh lệch giữa các Công ty sản xuất chi phí cao và thấp của ngành thép đã tăng kể từ 2002 vì chi phí luyện thép tăng đã gây tác động khác nhau đến các Công ty thép ở nhiều nước trên thế giới. Những Nhà máy có lợi thế là những Nhà máy tại các nước đang phát triển như Nga, Braxin và ấn Độ. Sự cân bằng cung cầu nguyên liệu toàn cầu đã được thắt chặt và sẽ thế trong giai đoạn ngắn và trung hạn. Tuy nhiên về dài hạn, giá nguyên liệu và vận chuyển sẽ giảm từ mức cao hiện nay và lợi thế cạnh tranh của các Nhà máy có nguồn nguyên liệu trong nước sẽ giảm. Để duy trì tính cạnh tranh chi phí hiện tại, các Công ty thép tại các nước đang phát triển sẽ phải cải thiện sự hiệu quả chi phí năng lượng và nhân công. Lương thấp sẽ vẫn là lợi thế cạnh tranh đối với các Nhà máy tại những nước lương thấp trong nhiều thập kỷ, mặc dù lợi thế này thường xuyên được tận dụng do năng suất lao động thấp. Việc mở rộng công suất qui mô lớn theo kế hoạch tại Trung Quốc và ấn Độ trong vài năm tới là một cơ hội tốt đối với các Nhà máy tại những nước này để tăng năng suất trong khi tối thiểu hoá những hậu quả xã hội. Năng lượng trở thành nhân tố quan trọng đối với ngành thép, mặc dù cũng giống như lương thấp, lợi thế không được tận dụng hết bởi các Nhà máy với nguồn cung rẻ. Các Nhà máy tại các nước đang phát triển sẽ phải tăng thêm đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, chất lượng sản phẩm, hỗ trợ khách hàng và việc chuyển hàng. Những tiêu chí này đặc biệt quan trọng trong việc củng cố và toàn cầu hoá ngành thép và sự tham gia ngày càng tăng của các Nhà máy thép trên khắp thế giới. 1.1.2. Sự hình thành và phát triển của ngành Thép Việt Nam 1.1.2.1. Sự hình thành và phát triển của ngành Thép Ngành Thép Việt Nam mặc dù đã ra đời hơn 40 năm nhưng chỉ thực sự phát triển từ năm 1995-1996 trở lại đây. Đặc biệt kể từ khi Chính phủ có Quyết định 134/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thép với mục tiêu phát triển ngành Thép trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và Thế giới. Ngành thép Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ đầu những năm 60. Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc giúp ta xây dựng, cho ra mẻ gang đầu tiên vào năm 1963. Công suất thiết kế lúc đó của cả khu gang thép là 100 ngàn tấn/năm. Giai đoạn từ 1976 đến 1989: Ngành thép gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế đất nước lâm vào khủng hoảng, ngành thép không phát triển được và chỉ duy trì mức sản lượng từ 40 ngàn đến 85 ngàn tấn thép/năm. Giai đoạn từ 1989 đến 1995: Thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, ngành thép bắt đầu có tăng trưởng, sản lượng thép trong nước đã vượt mức trên 100 ngàn tấn/năm. Thời kỳ 1996 - 2000: Ngành thép vẫn giữ được mức độ tăng trưởng khá cao, tiếp tục được đầu tư đổi mới và đầu tư chiều sâu: Đã đưa vào hoạt động 13 liên doanh, trong đó có 12 liên doanh cán thép và gia công, chế biến sau cán. Sản lượng thép cán của cả nước đã đạt 1,57 triệu tấn, gấp 3 lần so với năm 1995 và gấp 14 lần so với năm 1990. Đây là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Hiện nay, thành phần tham gia sản xuất và gia công, chế biến thép ở trong nước rất đa dạng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Ngoài Tổng công ty Thép Việt Nam và các cơ sở quốc doanh thuộc địa phương và các ngành, còn có các liên doanh, các công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài và các công ty tư nhân. Tính đến năm 2002, Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng (chỉ tính các cơ sở có công suất lớn hơn 5.000 tấn/năm), trong đó có 12 dây chuyền cán, công suất từ 100 ngàn đến 30 1.1.2.2. Đặc điểm công nghệ và thiết bị của ngành Thép hiện nay Ngành công nghiệp thép Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ năm 1959 bằng việc xây dựng Khu gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc giúp đỡ với công suất thiết kế 100.000 tấn/năm. Sau đó, Nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng được xây dựng vào năm 1972 với sự giúp đỡ của CHDC Đức có công suất thiết kế 50.000 tấn/ năm. Sau năm 1975 Nhà nước tiếp quản các cơ sở sản xuất thép qui mô nhỏ của chế độ cũ để lại và thành lập Công ty Thép Miền Nam với công suất thiết kế 80.000 tấn/năm. Từ năm 1994 đến nay có nhiều nhà máy liên doanh với nước ngoài được thành lập và đi vào sản xuất với nhiều chủng loại sản phẩm: thép thanh, thép dây, thép hình nhỏ, thép tấm lá cán nguội, thép ống hàn và thép mạ các loại. Tuy nhiên về trình độ công nghệ, ngành thép Việt Nam vẫn đang ở mức thấp so với thế giới. * Trình độ công nghệ sản xuất gang: Công ty Gang thép Thái nguyên hiện nay là đơn vị đầu tiên được thiết kế công nghệ sản xuất thép khép kín từ khâu khai thác, tuyển quặng sản xuất gang đến luyện can thép thành phẩm. Còn lại tất cả các cơ sở sản xuất của ngành thép hiện nay đều sử dụng công nghệ sản xuất chu trình ngắn, đơn giản. Hiện có 2 lò cao nhỏ, dung tích 100m3 và 120m 3 của C3=3ông ty Gang thép Thái nguyên mới được cải tạo nhờ nguồn vốn vay và trợ giúp kỹ thuật của Trung Quốc. Sản lượng gang của 2 lò cao đạt khoảng 190.000 tấn/năm. Có 3 lò cao của Công ty Khoáng sản Cao Bằng, Công ty Cổ phần 30/4(Cao Bằng), Công ty Gang Bắc Cạn với công suất mỗi lò khoảng 25m3 . Riêng Công ty Cổ phần 30/4 có công suất 50m3. Tổng sản lượng gang hiện nay chỉ khoảng 300.000 tấn/năm(nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam). Với qui mô nhỏ như vậy, việc áp dụng những công nghệ sản xuất tiên tiến là rất hạn chế. Các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật của hoạt động sản xuất gang còn ở mức thấp. Trong thời gian tới khi các dự án về sản xuất gang được xây dựng và đi vào sản xuất thì công nghệ sản xuất gang chắc chắn sẽ được cải thiện. Tuy vậy các lò cao này cũng thuộc loại nhỏ, chỉ phù hợp với điều kiện cung cấp nguyên liệu của các mỏ quặng sắt nhỏ ở Miền Bắc. Chỉ khi ra đời các nhà máy luyện kim liên hợp với những lò cao 2.500-3.200 m3 được xây dựng thì trình độ công nghệ sản xuất gang của nước ta mới tiếp cận được với công nghệ tiên tiến hiện nay của thế giới. Ngoài ra nếu công nghệ luyện kim phi cốc được lựa chọn sẽ giúp nước ta xây dựng ngành nguyên liệu cho luyện thép phù hợp với điều kiện khan hiếm về than cốc và quặng sắt. * Trình độ công nghệ sản xuất thép: Hiện tại ngành thép đang sử dụng 100% công nghệ lò điện với công suất thiết kế của toàn ngành khoảng 2.200.000 tấn/năm(Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam). Hiện có khoảng 22 lò hồ điện quang cỡ nhỏ được chế tạo tại Trung Quốc và Việt Nam. Công suất lò từ 1,5 tấn/mẻ tới 30 tấn/mẻ. Các lò điện phần lớn đã cũ, lạc hậu, các chỉ tiêu vận hành đều thấp. Năm 2002 Công ty Gang thép Thái Nguyên đưa vào sử dụng lò điện hồ quang công suất 30 tấn/mẻ theo công nghệ phối liệu 50% gang lỏng. Năm 2003, Công ty thép Đà Nẵng đưa vào sản xuất lò điện hồ quang mới với công suất 15 tấn/mẻ được chế tạo trong nước. Nhìn chung qui mô lò còn nhỏ. Tiêu hao về nguyên liệu, năng lượng, vật liệu còn cao. Thời gian luyện một mẻ còn dài. Trong thời gian tới, ngành thép sẽ có những lò chuyển thổi ô xy 25 tấn, 50 tấn và khi xây dựng khu liên hợp sẽ có lò chuyển thổi ô xy 200 tấn. Khi đó trình độ công nghệ ngành luyện thép sẽ có điều kiện áp dụng công nghệ tiên tiến hơn vào sản xuất. *Trình độ công nghệ cán thép Công nghệ cán thép có tốc độ phát triển nhanh hơn so với công nghệ sản xuất gang và luyện thép do mang lại lợi nhuận nhanh hơn. Hiện nay với các dây chuyền cán thép công nghệ liên tục và bán liên tục tạo ra sản lượng toàn ngành khoảng 6.470.000 tấn/năm(Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam). Trong đó có các nhà máy hiện đại sử dụng công nghệ và thiết bị của Italia và Nhật Bản với công suất 250.000- 300.00 tấn/năm: Nhà náy liên doanh Vinakyoei, Thép Việt- Hàn, Việt – ý…. Các nhà máy công nghệ trung bình với công suất 120.000-200.000 tấn/năm sử dụng công nghệ và thiết bị của Đài Loan, Trung Quốc như: các nhà máy cũ của Công ty Gang thép Thái Nguyên, Thép Miền Nam, Thép Đà Nẵng… Các nhà máy với công nghệ lạc hậu, có công suất nhỏ thường từ 5.000- 20.000 tấn/năm. Trong tương lai khi các nhà máy cán tấm nóng, cán tấm nguội công suất lớn từ 2.000.000 – 3.000.000 tấn/năm được xây dựng cùng với các khu liên hợp luyện kim được xây dựng sẽ tạo điều kiện để công nghệ cán thép nước ta phát triển cao hơn. Hiện chưa có nhà máy nào sản xuất được thép hợp kim do đòi hởi công nghệ cao. *Gia công sau cán: Hiện có 3 dây chuyền sản xuất ống thép hàn đen và mạ kẽm đường kính trung bình và nhỏ, 2 dây chuyền mạ kẽm kiểu nhúng nóng và mạ màu liên tục. Ngoài ra còn một số dây chuyền cắt xẻ thép tấm lá, kéo dây, đan lưới với công suất nhỏ. Tóm lại: - Công nghệ và thiết bị ngành thép Việt Nam còn ở trình độ trung bình và thấp. Qui mô sản xuất còn nhỏ bé và phân tán. - Chưa có các nhà máy luyện kim liên hợp có qui mô lớn ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới. - Các chỉ tiêu tiêu hao kinh tế- kỹ thuật còn ở mức cao. Điều này làm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm vẫn còn cao. - Công nghệ sản xuất thép hợp kim chưa có. Vì vậy chưa tạo được các sản phẩm thép phục vụ cho quốc phòng và các ngành công nghệ cao. 1.1.2.3. Cung cầu thép trong nước Nhu cầu về thép Trong những năm đổi mới gần đây nền kinh tế nước ta có mức tăng trưởng hàng năm trên 7%. Tốc độ xây dựng các công trình công nghiệp, giao thông, dân dụng v.v... cũng tăng đột biến với tỷ lệ trên 20% đã làm cho tất cả các loại vật liệu xây dựng chính như thép cán, xi măng, gạch xây, gạch trang trí các loại đều tăng tương ứng. Tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải phòng, v.v… hàng loạt khu đô thị mới với các khu chung cư cao cấp được xây dựng. Tất cả các yếu tố trên đã làm cho thị trường thép ở Việt Nam trở nên sôi động, đặc biệt trong năm 2007 với mức tăng trưởng đột biến, đạt mức tỷ lệ 16,8% tăng so với sản lượng tiêu thụ trong năm 2006. Cung về thép Cuối những năm 90 của thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21 là bước nhảy vọt về đầu tư các nhà máy sản xuất thép cán, trong đó các doanh nghiệp tư nhân đã chiếm tỷ trọng cao. Khối này đã đầu tư các dây chuyền cán thép công nghệ tiên tiến với thiết bị nhập khẩu từ châu Âu. Theo thống kê sơ bộ, cho đến thời điểm hiện nay cả nước có hơn 65 cơ sở cán thép quy mô từ 10.000 đến 400.000 tấn/năm. Tuy nhiên chỉ có 26 Công ty có đăng ký thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm của mình khá ổn định trên thị trường thép với công suất từ 20.000 đến 400.000 tấn/năm. Tổng công suất thiết kế của tất cả các cơ sở cán thép ước đạt 7 triệu tấn, riêng 26 Công ty lớn có thương hiệu riêng đạt 5,97 triệu tấn. Đã có 13 Công ty đã và đang đầu tư xây dựng các lò luyện thép có công suất 12 đến 90 tấn/mẻ với tổng công suất thiết kế đạt 6,52 triệu tấn/năm. Trong số này có 2 lò thổi ô xy (lò chuyển), còn lại là lò điện hồ quang. Ngoài ra còn có hàng trăm hộ kinh doanh nhỏ đầu tư sản xuất thép bằng lò điện trung tần công suất 500 -1000 kg/mẻ do Trung Quốc chế tạo với tổng công suất thiết kế hơn 200.000 tấn/năm. Năng lực thiết bị luyện, cán thép của các nhà máy đã được đầu tư tại Việt Nam cao hơn gấp hai lần sản lượng thực tế đối với thép cán và hơn 4 lần so với sản lượng phôi thép đạt được trong năm 2007. Các số liệu thống kê sản lượng sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng của các Công ty thép là thành viên Hiệp hội Thép Việt Nam phản ánh sự biến động giữa cung-cầu đối với thị trường thép Việt Nam từ năm 2002. Bảng 1.1 Sản xuất và tiêu thụ thép của các đơn vị thành viên hiệp hội Thép Việt Nam giai đoạn 2002-2006 (tấn) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Sản xuất 2.181.628 2.387.297 2.364.867 2.663.262 2.756.651 Tiêu thụ 2.006.336 2.437.971 2.320.109 2.551.968 2.867.885 Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam Các số liệu trong bảng 2.1 chưa thể hiện sản lượng của các đơn vị ngoài Hiệp hội thép Việt Nam và của các nhà máy có công suất dưới 10.000 tấn/năm. Nếu tính cả sản lượng mà khối này sản xuất và tiêu thụ được, thì sản lượng thép xây dựng sản xuất và tiêu thụ trong nước ước tính trung bình cao hơn các số liệu trong bảng 2.1 khoảng 15 – 18% . Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, thị trường thép Việt Nam không thể không chịu những tác động của thị trường thép thế giới. Thép cán xây dựng hầu hết được các nhà sản xuất thép trong nước cung cấp. Tuy nhiên trên 60% nhu cầu phôi thép để sản xuất thép cán trong nước phải nhập khẩu. Sự mất cấn đối về nguyên liệu đầu vào này là nguyên nhân chủ yếu làm cho thị trường thép trong nước luôn chịu biến động về cung-cầu nguyên liệu và sản phẩm thép trên thế giới. Biểu đồ 1.1 Sản xuất & tiêu thụ thép giai đoạn 2002-2007 Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam Nếu như trong 2 năm 2004 – 2005 sản lượng thép được sản xuất trong nước lớn hơn sản lượng thép được tiêu thụ thì trong 2 năm 2006-2007 lại có chiều ngược lại mặc dù số lượng thép được sản xuất trong nước vẫn tăng so với năm 2005. Điều này có thể được giải thích bởi lý do tác động của việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Phần chênh lệch cầu được bù lại bằng thép nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc. Chủng loại mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất là thép F 6 mm và F 8 mm từ Trung Quốc. Thép thanh khó xâm nhập được vì thương hiệu thép Trung Quốc ít được thị trường Việt Nam chấp nhận. Năm 2007, thép sản xuất trong nước tăng 42% so với năm 2002 và tăng trưởng số lương thép tiêu thụ tương ứng là 62%. Trong biểu đồ 1.2 là sản lượng phôi thép nhập khẩu trong năm giai đoạn 2002-2006. Biểu đồ 1.2- Nhập khẩu phôi thép giai đoạn 2002-2006 Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam Các số liệu trong biểu đồ 1.2 cho thấy kim ngạch nhập khẩu phôi năm tăng, năm giảm không ổn định mà phụ thuộc sản lượng phôi thép sản xuất được trong nước cũng như giá phôi thép trên thị trường thế giới. Từ năm 2006, một số doanh nghiệp đã xuất khẩu được sản phẩm thép sang một số nước nước trong khu vực. 1.1.2.3. Dự báo nhu cầu tiêu thụ và năng lực sản xuất thép xây dựng trong thời gian tới - Sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng ở các nước trong khu vực Tình hình sản xuất và iêu thụ thép ở các nước trong khu vực có nhiều điểm đáng quan tâm như sau: - Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng lớn nhất thế giới và cũng là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến thị trường thép thế giới.Trung Quốc là nước có mức tăng trưởng cao về sản lượng sản xuất và tiêu thụ thép, đồng thời cũng là nước sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất thế giới với sản lượng đạt hơn 450 triệu tấn thép thô trong năm 2007. Trung Quốc cũng là nước xuất siêu thép lớn, chỉ riêng 10 tháng đầu năm 2007 nước này đã xuất khẩu được 53,76 triệu tấn và chỉ nhập khẩu 14,19 triệu tấn thép thành phẩm. Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu (quặng sắt, thép phế liệu), nhiên liệu cho sản xuất thép nhất. Vì vậy, Trung Quốc cũng là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến tương quan cung – cầu về nguyên liệu và sản phẩm thép trên thị trường thế giới. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ngành sản xuất thép của Trung Quốc. - Tốc độ tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng không đồng đều giữa các nước Đông Nam á . Trong các nước thuộc khối ASEAN thì chỉ có 6 nước tiêu thụ nhiều thép và có các nhà máy sản xuất thép lớn. Đó là các nước: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Inđônêsia, Philippin và Việt Nam. Các nước còn lại chủ yếu phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của nước mình. - Mặc dù khả năng sản xuất thép xây dựng trong nước đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nhưng các nước hàng năm vẫn phải nhập một khối lượng lớn thép xây dựng các loại và cũng đồng thời xuất khẩu được một số lượng không nhỏ. Sự dao động của giá phôi thép đã dẫn đến dao động tương ứng của giá thép thành phẩm sản xuất trong khu vực Đông Nam á. Chính sự không ổn định về giá phôi thép và giá thép thành phẩm mà thị trường tiêu thụ thép trong khu vực cũng luôn biến động thất thường trong thời gian qua. Như vậy qua kinh nghiệm từ các nước trong khu vực đã nêu trên, trong những năm đầu phát triển với mức tăng trưởng cao, do phải đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp , hạ tầng kinh tế-xã hội mà Trung Quốc là ví dụ điển hình, tỷ lệ tăng trưởng tiêu thụ thép xây dựng ở Việt Nam trong những năm tới có thể dự đoán nằm trong khoảng 8á10% mà Hiệp hội thép đưa ra là hợp lý. Việt Nam phát triển theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước cùng với việc có được sự ổn định về chính trị nên có thể nói thị trường tiêu thụ các loại vật liệu xây dựng nói chung và tiêu thụ thép xây dựng nói riêng sẽ đạt mức tăng trưởng đều. - Dự báo tiêu thụ thép theo mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Ngoài việc căn cứ kinh nghiệm của một số nước trong khu vực, có thể căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ thép cho mỗi người dân, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập kinh tế quốc dân và mức tăng trưởng nhu cầu thép các loại và xi măng trong 5 năm gần đây để dự đoán nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng đến năm 2012. Nhịp độ tăng trưởng cao các công trình xây dựng kéo theo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng và xi măng. Trong bảng 2.2 là các chỉ tiêu tăng trưởng thu nhập kinh tế quốc dân, ngành công nghiệp và xây dựng, sản lượng tiêu thụ thép các loại, tổng nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng, tổng nhu cầu tiêu thụ xi măng và dự đoán của các chuyên gia về tiêu thụ thép xây dựng đến năm 2012 ở Việt Nam. Bảng 1.2- Dự báo nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam Năm Tổng nhu cầu tiêu thụ thép (Tấn) Tổng nhu cầu tiêu thụ thép XD (Tấn) Bình quân tiêu thụ thép/ đầu người (kg/người) 2007 7.500.000 3.800.000 86,2 2008 7.800.000 4.150.000 88,2 2009 8.500.000 4.500.000 94,7 2010 9.200.000 4.800.000 101,0 2011 10.000.000 5.150.000 106,8 2012 10.800.000 5.500.000 115,0 Một chỉ tiêu để căn cứ dự báo nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng trong những năm tới, đó là mức tăng trưởng GDP trên đầu người. Theo điều tra của các chuyên gia thì thu nhập GDP càng cao, mức sử dụng thép cũng sẽ tăng theo tương ứng.(Xem bảng 2.3) Bảng 1.3- Nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng theo thu nhập GDP/ng. năm Mức thu nhập GDP/ người. năm (USD) Tiêu thụ thép (Kg/người. năm) 300 20 500 30 1000 45 2000 80 4000 95 Như vậy, theo dự đoán GDP trên đầu người ở Việt Nam trong năm 2008 phải đạt được 960 USD thì với số dân cả nước trong năm đó là 88 triệu người thì nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng ước tính khoảng 4.200.000 tấn/năm. - Dự báo nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng theo mức tiêu thụ thực tế trong những năm qua ở Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa sản xuất và kinh doanh thép xây dựng trong nuớc, đồng thời kết hợp với phương pháp thống kê số lượng phôi thép nhập khẩu dùng để sản xuất thép xây dựng các loại và lượng tiêu thụ hàng năm sản phẩm thép xây dựng thời gian qua làm cơ sở dự đoán nhu cầu tiêu thụ trong tương lai. Mặc dù đã có nhiều cơ sở sản xuất thép xây dựng trong nuớc đã và sẽ đầu tư xây dựng, giả định với mức tăng trưởng 8-9%, trong thời gian tới hàng năm vẫn phải tăng sản lượng sản xuất của các nhà máy hiện có hoặc phải đưa vào sản xuất một nhà máy mới với công suất 350-400 nghìn tấn/năm. Bảng 1 .4- Dự báo nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng đến năm 2012 Danh mục Nhu cầu tiêu thụ ( triệu tấn) 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng nhu cầu tiêu thụ thép XD 4,15 4,50 4,90 5,35 5,80 Chương 2 dự báo nhu cầu nguồn nhân lực nhằm đáp ứng qui hoạch phát triển ngành thép việt nam đến 2025 2.1. khái quát qui hoạch phát triển ngành thép việt nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến 2025 2.1.1. Quan điểm phát triển Phát triển ngành Thép Việt Nam phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và ngành công nghiệp của cả nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và lộ trình hội nhập của Việt Nam. Xây dựng và phát triển ngành Thép Việt Nam thành một ngành công nghiệp quan trọng, bảo đảm phát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu sự mất cân đối giữa sản xuất gang, phôi thép với sản xuất thép thành phẩm, giữa sản phẩm thép dài với sản phẩm thép dẹt. Xây dựng ngành Thép Việt Nam với công nghệ tiên tiến hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước, bảo đảm hài hoà với bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn phát triển ngành Thép. Coi trọng và khuyến khích các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế trong nước liên kết, hợp tác với nước ngoài đầu tư xây dựng một số tổ hợp mỏ - luyện kim, nhà máy thép liên hợp và nhà máy cán các sản phẩm thép đẹt quy mô lớn. 2.1.2. Mục tiêu phát triển Mục tiêu phát triển tổng thể của ngành Thép Việt Nam là đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế, tăng cường xuất khẩu, cụ thể như sau: Sản xuất gang Đáp ứng đủ gang đúc cho nhu cầu sản xuất cơ khí phục vụ trong nước và xuất khẩu, phấn đấu cung cấp phần lớn nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất phôi thép trong nước. Năm 2010 đạt 1,5 - 1,9 triệu tấn gang; năm 2015 đạt 5,0 - 5,8 triệu tấn gang; năm 2020 đạt 8 - 9 triệu tấn gang và sản phẩm hoàn nguyên; năm 2025 đạt 10 - 12 triệu tấn gang và sản phẩm hoàn nguyên. Sản xuất phôi thép (thép thô) Năm 2010 đạt 3,5 - 4,5 triệu tấn; năm 2015 đạt 6 - 8 triệu tấn; năm 2020 đạt 9 - 11 triệu tấn và năm 2025 đạt 12 - 15 triệu tấn phôi thép. Sản xuất thép thành phẩm Năm 2010 đạt 6,3 - 6,5 triệu tấn (18 - 2,0 triệu tấn sản phẩm dẹt); năm 2015 đạt 11- 12 triệu tấn (6,5 - 7,0 triệu tấn sản phẩm dẹt); năm 2020 đạt 15 - 18 triệu tấn (8 - 10 triệu tấn sản phẩm dẹt) và năm 2025 đạt khoảng 19 - 22 triệu tấn thành phẩm ( 11 - 13 triệu tấn sản phẩm dẹt và 0,2 triệu tấn thép đặc biệt). Xuất khẩu gang thép các loại: Năm 2010 xuất khẩu đạt 0,5 - 0,7 triệu tấn; năm 2015 xuất khẩu đạt 0,7 - 0,8 triệu tấn; năm 2020 xuất khẩu đạt 0,9 - 1,0 triệu tấn; năm 2025 xuất khẩu khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn. Mục tiêu xuất khẩu trên có thể được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình cụ thể, nhằm đảm bảo bình ổn thị trường trong nước. 2.1.3. Nội dung quy hoạch ngành thép Nhu cầu về các sản phẩm thép Nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam dự kiến năm 2010 đạt khoảng 10-11 triệu tấn; năm 2015 khoảng 15-16 triệu tấn; năm 2020 khoảng 20-21 triệu tấn và năm 2025 khoảng 24-25 triệu tấn. Quy hoạch các dự án đầu tư chủ yếu Trên cơ sở phân bổ nguồn nguyên liệu quặng sắt, vị trí địa lý và điều kiện cơ sở hạ tầng cũng như phân bố nhu cầu tiêu thụ thép, thực hiện đầu tư các dự án chủ yếu sau: Giai đoạn 2007 - 2015: + Liên hợp ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuyen de 3 Giai phap phat trien NNL nganh thep.doc
  • docBIA Chuyen de.doc
  • docChuuyen de 1 Tac dong KTQT den nganh thep.doc
  • docChuyen de2 Thuc trang NNL nganh thep.doc
Tài liệu liên quan