Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - Xã hội huyện Thanh Trì

LỜI NÓI ĐẦU Ngân sách nhà nước hay còn gọi là ngân sách chính phủ là một thành phần trong hệ thống tài chính. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, điều chỉnh đời sống xã hội. Nguồn ngân sách nhà nước là chìa khóa là điều kiện để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở mỗi quốc gia. Nguồn vốn từ ngân sách có một vai trò rất lớn trong việc phát triển đất nước, đặc biệt là đầu tư công có ý ng

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - Xã hội huyện Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hĩa xã hội rất lớn trong định hướng phát triển chung, mang cả tính hiệu quả về mặt kinh tế cũng như xóa đói giảm nghèo, phát triển an sinh xã hội . Mặc dù cải cách công tác quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước đã diễn ra trên mọi góc độ trong hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế từ phân cấp quản lý đến phân bổ, quản lý giá và vấn đề cấp phát, thanh toán vốn đầu tư…Dàn trải, lãng phí, không hiệu quả là những tính từ quen thuộc gắn liền với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong nhiều năm nay. Trong quá trình xây dựng dự toán vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu minh bạch công khai, thiếu hẳn các căn cứ kinh tế xã hội, làm cho hiệu quả đầu tư công không đạt như mong đợi. Thanh Trì là một huyện ngoại thành nằm ở phía Nam của thành phố, là một huyện đang có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, trong những năm qua đã có rất nhiều công trình và dự án của thành phố đã và đang được đầu tư xây dựng, nguồn ngân sách đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội là vô cùng lớn. Song việc sử dụng và dàn trải vốn như thế nào, ưu tiên cho hạng mục nào lại là một câu hỏi lớn đặt ra. Vì vậy việc sử dụng nguồn ngân sách như thế nào cho hiệu quả, như thế nào để tránh thất thoát lãng phí. Làm sao để tăng thu cho ngân sách nhà nước, làm sao để sử dụng hiệu quả từng đồng vốn từ ngân sách cho đầu tư phát triển, chống thất thoát lãng phí? Là sinh viên ngành Kế hoạch, thông qua đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội huyện Thanh Trì” em hy vọng có thể đóng góp một số ý kiến để đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng ngân sách một cách có hiệu quả nhất để đạt kết quả tích cực và toàn diện hơn Nội dung của đề tài được chia thành ba chương: Chương I . Vai trò của ngân sách với phát triển kinh tế địa phương. Chương II Thực trạng sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện Thanh trì 2005-2009. Chương III Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách cho mục tiêu phát triển kinh tế huyện Thanh trì tới năm 2015. Trong thời gian thực tập và hoàn thiện đề tài của mình, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phan Thị Nhiệm người đã trực tiếp hướng dẫn em để hoàn thành đề tài này và các thầy cô giáo khác trong khoa Kế hoạch và Phát triển đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu tạo điều kiện cho em thực hiện tốt đề tài này. Em cũng xin cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên của phòng tài chính huyện Thanh Trì đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập. Vì thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót. Do đó em mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG I. Hệ thống Ngân sách nhà nước 1. Khái niệm Trong hệ thống tài chính thống nhất ngân sách nhà nước là khâu tài chính tập trung giữ vị trí chủ đạo. Ngân sách nhà nước cũng là khâu tài chính được hình thành sớm nhất, nó ra đời tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản lý nhà nước và sự phát triển của kinh tế hàng hoá tiền tệ. Cho đến nay, thuật ngữ “ngân sách nhà nước” được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội ở mọi quốc gia. Song, quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất. Trên thực tế, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước không giống nhau tuỳ theo quan điểm của người định nghĩa thuộc các trường phái kinh tế khác nhau hoặc tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển thì ngân sách nhà nước là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu và chi của chính phủ được thiết lập hàng năm. Giáo trình quản lý tài chính nhà nước: ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế lịch sử gắn liền với sự ra đời của nhà nước, gắn liền với kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Nói một cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hoá tiền tệ như những điều kiện cần và đủ cho sự phát sinh tồn tại của kinh tế hàng hoá tiền tệ những điều kiện cần và đủ cho sự phát sinh tồn tại của ngân sách nhà nước. Hai tiền đề nói trên xuất hiện rất sớm trong lịch sử, nhưng thuật ngữ ngân sách nhà nước lại xuất hiện muộn hơn, vào buổi bình minh của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thuật ngữ này chỉ các khoản thu và các khoản chi của nhà nước để thể chế hoá bằng pháp luật thực hiện quyền lập pháp về ngân sách nhà nước (quyết định về các khoản thu, các khoản chi, tổng số thu, tổng số chi ..) còn quyền hành pháp giao cho chính phủ thực hiện. Trong thực tế vai trò điều hành ngân sách của chính phủ rất lớn nên còn thuật ngữ “ngân sách chính phủ” mà thực ra là nói tới “Ngân sách nhà nước”. Giáo trình lý thuyết tài chính: “ngân sách nhà nước là phạm trù kinh tế và phạm trù lịch sử. Ngân sách nhà nước được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước và các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu”. Luật ngân sách nhà nước đã được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20 – 03 – 1996 cũng có ghi: “ Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Như vậy định nghĩa về ngân sách như trong Luật ngân sách nhà nước sửa đổi năm 1998 là đúng đắn. Định nghĩa này đã nhìn nhận ngân sách nhà nước một cách toàn diện theo nhiều góc độ khác nhau. 2 Đặc điểm 2.1 Hệ thống ngân sách nhà nước gồm bốn cấp: Với nghị quyết 138/HĐBT ( ngày 19 – 11- 1983) ngân sách xã được tổng hợp vào ngân sách nhà nước và hệ thống ngân sách nhà nước gồm bốn cấp: - Ngân sách trung ương. - Ngân sách tỉnh, thành phố. - Ngân sách huyện ( quận, thị xã). - Ngân sách xã ( phường, thị trấn). Nhằm phù hợp với điều kiện mới của đất nước trong thời kỳ mới, ngày 20 – 03- 1996 Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật Ngân sách nhà nước. Luật này có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 1997. Theo đó thì hệ thống ngân sách nước ta được chia ra làm bốn cấp: - Ngân sách trung ương. - Ngân sách cấp tỉnh. - Ngân sách cấp huyện. - Ngân sách cấp xã. 2.2 Ngân sách huyện là một cấp ngân sách thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngân sách nhà nước trên phạm vi địa bàn huyện. Khảo sát quá trình hình thành ngân sách huyện, ta có thể thấy ngân sách huyện từ một cấp dự toán đã trở thành một cấp ngân sách có nguồn thu và nhiệm vụ chi riêng. Đó là một lối đi đúng đắn trong quá trình phát triển nền tài chính quốc gia. Trước tiên, nó giúp cho ngân sách cấp tỉnh, trung ương giảm được khối lượng công việc. Tiếp theo, nó giúp cho các cấp chính quyền có thể nắm bắt được tình hình kinh tế nói chung và tài chính nói riêng từ cơ sở. Ngân sách huyện mang bản chất của ngân sách nhà nước, đó là mối quan hệ giữa ngân sách huyện với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện trong quá trình phân bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế của huyện, mối quan hệ đó được điều chỉnh, điều tiết sao cho phù hợp với bản chất Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của công nhân và nhân dân lao động, bộ phận người chiếm tuyệt đại đa số trong xã hội. Do vậy, lợi ích của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có gì hơn ngoài mong muốn được phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân. Có thể nói, việc Ngân sách Huyện trở thành một cấp ngân sách đã làm cho bộ mặt ngân sách nhà nước mang một diện mạo, sắc thái mới, nền tài chính quốc gia trở nên lành mạnh và hiệu quả hơn. Thực tế đã chứng minh, trong những năm qua, xét riêng ở cấp độ huyện, tình hình kinh tế - tài chính có những bước tiến đáng kể. Ngoài ra, Ngân sách Huyện còn thể hiện bản chất chính trị của Nhà nước ta thông qua việc thực hiện đúng đắn, hiệu quả, có sáng tạo các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã phát huy được là một loạt những hạn chế cần khắc phục kịp thời, đòi hỏi sự quan tâm, tâm huyết của các cá nhân, ban, ngành phối hợp cùng giải quyết. Là một cấp chính quyền Huyện cũng tổ chức ra cho mình một hệ thống các cơ quan, đoàn thể hành chính nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước. Điều đó cũng có nghĩa là để cho các cơ quan đoàn thể đó hoạt động được cần phải có một quỹ tài chính tập trung cho nó - đó chính là Ngân sách Huyện. Mặc dù không lớn mạnh như ngân sách trung ương nhưng Ngân sách Huyện cũng tạo cho mình một vị thế nhất định nhằm chủ động trong việc thực hiện chức năng Nhà nước ở điạ phương. Tuỳ theo phạm vi địa lý, tình hình kinh tế xã hội trên từng Huyện mà nhu cầu đảm bảo này là khác nhau. Hiện nay, nước ta có trên hàng triệu công chức đang làm việc trong cả nước. Để duy trì hoạt động của bộ máy này phải tốn một khoản Ngân sách khổng lồ. Nhưng trong khi Nhà nước đang chắt chiu từng đồng thì ở một số đơn vị việc sử dụng Ngân sách vẫn lãng phí, sai phạm. Do vậy, đòi hỏi Ngân sách Huyện, với tư cách là Ngân sách của các đơn vị cơ sở cần phải quản lý chặt chẽ, cấp phát đúng chính sách, chế độ, hạn mức làm sao cho bộ máy Nhà nước hoạt động tốt mà vẫn tiết kiệm, hiệu quả. Trong các chức năng của Nhà nước, chức năng đảm bảo an ninh trật tự, quốc phòng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là công cụ quyền lực của Nhà nước, nhằm bảo vệ ý chí của Nhà nước, tạo điều kiện an toàn để Huyện phát triển mọi mặt. Để đảm bảo cho chức năng đặc biệt này, Ngân sách Huyện cần phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết, có các khoản dự phòng hợp lý. Ngoài việc quan tâm đến đời sống vật chất của người lao động, Huyện phải thường xuyên quan tâm đến đời sống văn hoá, tinh thần của quần chúng, cải tạo các sân chơi, phương tiện giải trí lành mạnh, tiến bộ. Các dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế phải giảm được chi phí cho người dân, làm sao để ai cũng được học hành, chăm sóc sức khoẻ đầy đủ. 3. Cơ cấu thu- chi 3.1 Các khoản thu của Ngân sách Huyện 3.1.1 Theo quy định của pháp luật, Ngân sách Huyện có các nguồn thu như sau: Các khoản thu 100% a) Thuế môn bài thu từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh gồm: Từ bậc 1 đền bậc 3 thu trên địa bàn xã, thị trấn. b) Thuế sát sinh thu từ các doanh nghiệp giết mổ gia súc trên địa bàn phường. c) Các khoản phí và lệ phí từ các hoạt động do các cơ quan thuộc cấp Huyện quản lý. d) Tiền thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị do cấp Huyện quản lý. đ) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho cấp Huyện theo quy định của pháp luật. g) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho Ngân sách Huyện. h) Thu từ xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thu từ các hoạt động chống buôn lậu và kinh doanh trái phép luật theo phân cấp của tỉnh. i) Thu kết dư ngân sách cấp huyện. k) Bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh. l) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách cấp tỉnh và Ngân sách Huyện và Ngân sách xã, thị trấn. a) Thuế chuyển quyền sử dụng đất. b) Thuế nhà đất. c) Tiền sử dụng đất. d) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa Ngân sách cấp tỉnh và Ngân sách trung ương, do tỉnh quy định trong phạm vi tỉnh được phân cấp. e) Các khoản thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế tài nguyên; lệ phí trước bạ nhà đất; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước thu vào mặt hàng (Ngân sách địa phương hưởng 100%). Việc phân cấp cho Ngân sách các cấp (tỉnh, huyện, xã) do cấp tỉnh quy định. Riêng tỷ lệ phần trăm phân chia thuế sử dụng đất nông nghiệp cho xã, thị trấn tối đa là 100%, tối thiểu là 20%. 3.2 Nội dung chi của Ngân sách Huyện Nếu như quá trình thu là quá trình tạo lập, hình thành Ngân sách thì chi Ngân sách là quá trình sử dụng Ngân sách. Nó ngược lại hoàn toàn với quá trình thu nhưng lại chịu sự điều khiển của quá trình thu (không thể chi nhiều trong khi thu ít và ngược lại) đồng thời, lại tạo thêm nguồn thu (Đầu tư Ngân sách nhàn rỗi vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh). Chi Ngân sách là quá trình sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước. 3.2.1 Nhiệm vụ chi của Ngân sách -Huyện 3.2.1.1.Chi thường xuyên về: a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế thực hiện theo phân cấp của tỉnh. b) Các hoạt động sự nghiệp văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và các sự nghiệp khác do cơ quan cấp huyện quản lý. c) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cơ quan cấp huyện quản lý: - Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi. - Giao thông. - Sự nghiệp thị chính. - Các sự nghiệp kinh tế khác. - Quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội. + Quốc phòng: Giáo dục quốc phòng; tuyển quân và đón tiếp quân nhân hoàn thành nghĩa vụ; đăng ký quân nhân dự bị; huấn luyện dân quân tự vệ. + An ninh, trật tự và an toàn xã hội: Tuyên truyền giáo dục quần chúng bảo vệ an ninh; hỗ trợ các chiến dịch giữ gìn an ninh; tổng kết phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc; hỗ trợ trật tự, an ninh cơ sở. đ) Hoạt động của các cơ quan Nhà nước cấp huyện. e ) Hoạt động của cơ quan cấp huyện của Đảng cộng sản Việt nam. g ) Hoạt động của cơ quan cấp huyện, của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam. h ) Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp cấp Huyện theo quy định của pháp luật. i ) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 3.2.1.2 Chi đầu tư phát triển: - Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo phân cấp của tỉnh, thành phố. - Chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập, các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn giao thông vệ sinh đô thị. - Chi bổ sung cho Ngân sách cấp dưới. Cấp phát kinh phí, các khoản chi của Ngân sách -Huyện Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước năm được giao và dự toán Ngân sách quý; căn cứ vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, Phòng Tài chính- kế hoạch tiến hành cấp phát kinh phí theo nguyên tắc cấp trực tiếp đến các đơn vị sử dụng Ngân sách và thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người được hưởng Các hình thức cấp phát kinh phí: a) Cấp phát bằng hạn mức kinh phí Đối tượng cấp phát theo hình thức hạn mức kinh phí là các khoản chi thường xuyên của các đơn vị dự toán của ngân sách nhà nước, bao gồm : - Các cơ quan hành chính Nhà nước - Các đơn vị sự nghiệp hoạt động dưới hình thức thu đủ, chi đủ hoặc gán thu - bù chi. - Các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp thường xuyên được ngân sách nhà nước cấp kinh phí. b) Cấp phát bằng hình thức lệnh chi tiền Đối tượng cấp phát theo hình thức lệnh chi tiền là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội không có quan hệ thường xuyên với Ngân sách , các khoản giao dịch của Chính Phủ với các tổ chức và cá nhân nước ngoài; các khoản bổ sung từ Ngân sách cấp trên cho Ngân sách cấp dưới và một số khoản chi đặc biệt khác theo quyết định của thủ trưởng cơ quan tài chính . c) Chi cho vay của Ngân sách Huyện Đối với các khoản chi cho vay của Ngân sách Huyện cơ quan tài chính chuyển nguồn cho cơ quan được giao nhiệm vụ cho vay hoặc chuyển tiền theo hợp đồng cho tổ chức được vay trong trường hợp cho vay trực tiếp . Cơ quan được giao nhiệm vụ cho vay hoặc cơ quan tài chính trong trường hợp cho vay trực tiếp có trách nhiệm quản lý, cho vay, thu hồi nợ gốc, lãi nộp vào NSNN và quyết toán theo chế độ quy định. d) Chi trả nợ vay của Ngân sách Huyện Đối với các khoản chi trả nợ, Chi cục Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán theo lệnh chi của Phòng Tài chính - kế hoạch. e) Đối với chi sự nghiệp kinh tế: Cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước thực hiện cấp phát, thanh toán theo quy trình cấp phát hạn mức kinh phí trừ một số khoản kinh phí sự nghiệp kinh tế có tính chất đặc thù Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn riêng. f) Đối với các khoản chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia Đối với các khoản chi đã giao cho các đơn vị trực tiếp thực hiện thì cấp phát theo quy trình. Đối với các khoản chi uỷ quyền thì cơ quan tài chính cấp trên chuyển kinh phí uỷ quyền cho cơ quan tài chính cấp dưới để cấp phát . g) Cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Thực thiện theo quy trình quy định của Chính Phủ, Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn thêm. h) Chi bằng hiện vật và ngày công lao động Đối với các khoản chi Ngân sách bằng hiện vật: Căn cứ vào biên bản bàn giao hiện vật, giá hiện vật được duyệt, cơ quan tài chính quy đổi ra đồng Việt nam để làm lệnh ghi thu, ghi chi Ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước để hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước. Đối với các khoản chi bằng ngày công lao động: Căn cứ giá ngày công lao động được duyệt, cơ quan tài chính làm lệnh ghi thu, ghi chi gửi Kho bạc Nhà nước để hạch toán thu, chi Ngân sách. i) Cấp phát kinh phí uỷ quyền: Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ Ngân sách từ cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. Hình thức chuyển kinh phí chủ yếu bằng hạn mức kinh phí. Đối với các khoản chi nhỏ, nội dung chi đã xác định rõ thì có thể chuyển kinh phí bằng hình thức lệnh chi tiền. k) Cấp phát cho các tổ chức chính trị-xã hội và tổ chức xã hội-nghề nghiệp: - Đối với các tổ chức chính trị -xã hội: + Các tổ chức chính trị -xã hội được Ngân sách bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động theo quy định. + Sau khi được giao nhiệm vụ chi Ngân sách, từng tổ chức chính trị -xã hội thực hiện phân bổ dự toán Ngân sách (Phần được ngân sách nhà nước cấp ) chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. + Cơ quan tài chính thực hiện cấp phát kinh phí hàng quý cho các tổ chức chính trị- xã hội theo quy trình cấp phát hạn mức kinh phí quy định, trừ các trường hợp đặc biệt thủ trưởng cơ quan tài chính quyết định cấp phát bằng lệnh chi tiền. - Đối với các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp thuộc đối tượng được Nhà nước tài trợ kinh phí theo quy định: + Cấp phát theo hình thức hạn mức kinh phí như các tổ chức chính trị -xã hội nếu là tài trợ thường xuyên. + Cấp phát theo hình thức lệnh chi tiền nếu được tài trợ đột xuất theo mục tiêu. 4. Chức năng của ngân sách nhà nước Chức năng tất yếu của ngân sách nhà nước ở mọi thời đại và trong mọi mô hình kinh tế là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, là vai trò quan trọng của ngân sách trong cơ chế thị trường. Vai trò này về mặt cụ thể có thể đề cập đến ở nhiều nội dung và những biểu hiện đa dạng khác nhau song trên góc độ tổng hợp có thể khái quát trên ba khía cạnh sau: 4.1 Chức năng của ngân sách nhà nước trong phân phối tổng sản phẩm xã hội Chức năng này thể hiện ở các mặt chủ yếu sau: Xác định một cách khoa học đặt ra một tỷ lệ huy động tổng sản phẩm xã hội vào ngân sách nhà nước, lấy đó làm căn cứ để điều chỉnh quan hệ nhà nước với doanh nghiệp và dân cư trong phân phối tổng sản phẩm xã hội. Xác định quan hệ thuế trong tổng sản phẩm, đảm bảo nhà nước có nguồn thu thường xuyên, ổn định, thực hiện điều tiết hợp lý lợi ích trong nền kinh tế quốc dân. Xác định các hình thức huy động ngoài thuế trên thị trường tài chính, dưới các hình thức công trái quốc gia, trái phiếu kho bạc, nhằm trang trải bội chi ngân sách nhà nước. Xác định vai trò quyền sở hữu tài sản công và tài nguyên quốc gia để giải quyết nguồn huy động. 4.2 Chức năng của ngân sách nhà nước trong ổn định và tăng trưởng kinh tế Thể hiện ở việc kích thích, tạo hành lang, môi trường và gây sức ép. Nhà nước thực hiện chính sách thuế để vừa kích thích vừa gây sức ép. Tạo điều kiện thuận lợi trên các mặt tài chính, để khuyến khích các thành phần kinh tế có doanh lợi trong đầu tư phát triển. Đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư khai thác tài nguyên, sức lao động, thị trường...Đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn các công trình trọng điểm, các cơ sở kinh tế then chốt để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, để có thêm những sản phẩm chủ lực tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật làm chỗ dựa cho các ngành các thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế. Kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định tiền tệ giá cả thị trường, góp phần ổn định và phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. 4.3 Chức năng của ngân sách nhà nước trong việc ổn định chính trị bảo vệ thành quả cách mạng Chức năng của ngân sách nhà nước trong phân phối tổng sản phẩm xã hội, trong ổn định và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho ổn định chính trị thông qua ngân sách nhà nước bảo đảm các nhu cầu và điều kiện để không ngừng hoàn thiện bộ máy nhà nước, phát huy vai trò của bộ máy nhà nước trong việc quản lý mọi lĩnh vực của đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ và phát triển những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp cách mạng. 4.4 Chức năng kiểm tra của ngân sách nhà nước Thông qua ngân sách nhà nước kiểm tra quá trình phát triển kinh tế quốc dân, cũng như các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhằm thúc đẩy, phát hiện, khai thác tiềm năng kinh tế, kiểm tra bảo vệ tài sản quốc gia, tài sản nhà nước, chống thất thoát lãng phí, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước, kỷ luật tài chính, bảo đảm trật tự kỷ cương trong hoạt động tài chính. Ngoài ra ngân sách đảm bảo chi thường xuyên, quốc phòng, an ninh là ngân sách can thiệp vào kinh tế. Nhà nước cần phải tác động vào quá trình phát triển kinh tế dù đó là kinh tế kế hoạch tập trung hay kinh tế thị trường. Với ý nghĩa đó, tiềm lực tài chính của Nhà nước phải đủ mạnh đảm bảo cho Nhà nước chủ động thực hiện chính sách tài khoá nới lỏng hoặc thắt chặt, thực hiện kích cầu đầu tư, tiêu dùng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, không một Nhà nước nào không sử dụng ngân sách để tác động vào nền kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế, vai trò công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định, điều tiết vĩ mô của một Ngân sách phát triển đã được nhận thức vận dụng rất khác nhau tuỳ thuộc quan niệm của mỗi Nhà nước, tuỳ theo bối cảnh kinh tế của mỗi thời kỳ. Tất cả những điều đó thể hiện vị trí quan trọng của ngân sách nhà nước với tư cách là một công cụ tài chính vĩ mô sắc bén, nhạy cảm, hiệu quả để Nhà nước can thiệp, điều chỉnh nền kinh tế. Do đó, Nhà nước cần phải nắm chắc cơ chế tác động của thu, chi ngân sách đối với kinh tế thông qua nhận thức đầy đủ và làm chủ cơ chế tác động của hiệu ứng kích thích kinh tế của ngân sách nhà nước để phát huy vai trò thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều khiển kinh tế vĩ mô của ngân sách nhà nước. II. Vai trò của ngân sách đối với phát triển kinh tế địa phương 1.Đối với tăng trưởng kinh tế Ngân sách Huyện là công cụ thúc đẩy, phát triển ổn định kinh tế, chuyển dịch cơ cấu phù hợp với nhu cầu xã hội hiện đại. Để thực hiện tốt chiến lược kinh tế - tài chính của cấp tỉnh, cấp trung ương, cấp Huyện cần phải sử dụng các công cụ sẵn có của mình để điều tiết , định hướng. Một trong những công cụ đắc lực là Ngân sách. Sẽ không có một cơ cấu kinh tế ổn định, phát triển nếu bỏ qua công cụ này. Các Huyện phải căn cứ vào thế mạnh của địa phương mình để định hướng, hình thành cơ cấu kinh tế, kích thích phát triển. Đồng thời các Huyện phải cung cấp kinh phí, vốn đầu tư, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thích ứng với nhu cầu và cơ chế hoạt động của thị trường, phát huy được lợi thế cạnh tranh, không ngừng nâng cao hiệu quả của nền kinh tế là nhiệm vụ tối quan trọng. Tài chính huyện và Ủy ban nhân dân huyện chủ động phối hợp và hướng dẫn các địa phương thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh, thâm canh có năng suất, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, tăng tỷ trọng giá trị của ngành chăn nuôi và dịch vụ ngành nghề, giảm tỷ trọng giá trị của ngành trồng trọt, đa dạng ngành. Các cơ quan của chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện để quan hệ liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, các cơ sở khoa học kỹ thuật, các tổ chức tín dụng được thuận tiện, có hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm sự hài hoà lợi ích của các bên, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người sản xuất. Để làm được điều đó, ngân sách Huyện đã bố trí tăng chi cho đầu tư phát triển đạt trên 30% tổng chi ngân sách huyện, tập trung nguồn vốn để thực hiện các công trình trọng điểm, ưu tiên cho xây dựng cơ bản đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế như kênh mương, cầu cống. 2. Đối với phát triển xã hội Ngân sách Huyện là phương tiện bù đắp khiếm khuyết thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo các chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo, cải thiện mức sống mức sinh hoạt nhất là về giáo dục, y tế. Đây là vai trò không thể thiếu đối với Ngân sách mỗi quốc gia. Nó có tác dụng xoa dịu nền kinh tế thị trường. Như chúng ta đã biết, kinh tế thị trường là chạy theo lợi nhuận bất chấp hậu quả. Do đó, một loạt các vấn đề xảy đến: Thất nghiệp, hố ngăn cách giàu nghèo tăng, không quan tâm đến người già, trẻ em, người tàn tật, lừa đảo, chiếm đoạt, môi trường ô nhiễm... Những điều đó tạo ra cho nền kinh tế - xã hội một vực thẳm phía trước. Cấp huyện theo dõi các báo cáo tổng hợp từ cấp xã, phường phải có biện pháp giải quyết. Ngoài việc quan tâm đến đời sống vật chất của người lao động, Huyện phải thường xuyên quan tâm đến đời sống văn hoá, tinh thần của quần chúng, cải tạo các sân chơi, phương tiện giải trí lành mạnh, tiến bộ. Các dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế phải giảm được chi phí cho người dân, làm sao để ai cũng được học hành, chăm sóc sức khoẻ đầy đủ. 3. Đối với bảo vệ môi trường Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...”. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế- xã hội- môi trường. Phát triển xã hội một cách bền vững đã trở thành tư tưởng chủ đạo của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước và đã được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng như được khẳng định trong Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội 10 năm. Mục đích tiến tới sự phát triển kinh tế bền vững thì nâng cao mức sống của người dân, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Song, cần phải quan tâm tới môi trường một cách tổng thể để đảm bảo tính bền vững về lâu dài. Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, xã hội. Vấn đề này phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch dự án phát triển kinh tế xã hội của huyện, cũng như khắc phục tư tưởng coi nhẹ việc bảo vệ môi trường. Đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững, vì thế, nó cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng nguồn ngân sách của huyện. Ngân sách phải có vai trò xây dựng, khắc phục cũng như xử lý các vấn đề về môi trường. Có thể ưu tiên giải quyết vấn đề môi trường như không khí, nguồn nước tại các khu công nghiệp, làng nghề, những nơi có tốc độ phát triển kinh tế khá cao. III. Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện tốt nhất các mục tiêu đề ra với chi phí thấp nhất và được lượng hóa bằng cách so sánh kết quả đầu ra và chi phí đầu vào. Hiệu quả sử dụng ngân sách là một khái niệm rộng và tổng hợp, là phạm trù kinh tế khách quan của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong đó có hoạt động chi ngân sách phải đem lại hiệu quả về kinh tế, tài chính và xã hội. Hiệu quả sử dụng ngân sách là phạm trù biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội đạt được với khối lượng nguồn vốn ngân sách bỏ ra để đạt được kết quả trong một thời kì nhất định. Trên giác độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả sử dụng ngân sách được thể hiện tổng hợp ở mức độ thỏa mãn nguồn ngân sách đầu tư với nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Xét theo phạm vi từng ngành từng lĩnh vực từng giải pháp thì hiệu qủa chính là thể hiện ở mức độ đáp ứng đầu tư với những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội đã đặt ra. Ở tầm vĩ mô các hiệu quả kinh tế thường biểu hiện một cách không rõ nét, thường phải chờ đợi một thời gian dài mới thấy hết hiệu quả của nó. Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế - xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định. Các chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư ở tầm vi mô. Là các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả vốn đầu tư ở tầm vi mô, tức là đo lường và đánh giá hiệu quả của từng dự án đầu tư cụ thể, từng công trình xây dựng. Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của một địa phương ta xét tổng hợp các chỉ tiêu này theo nhiều góc độ khác nhau. 1. Tốc độ tăng trưởng thu nhập và thu nhập bình quân Ngân sách và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ khăng khít với nhau, có thể nói là mối quan hệ nhân quả. Vì khi ta sử dụng ngân sách nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nghĩa là đầu tư khoản tiền vào các công trình, dự án, đó cũng gọi là đầu tư. Chỉ có đầu tư mới tạo thêm năng lực mới, mở rộng cả chiều rộng và chiều sâu cho sản xuất cũng như cho toàn nền kinh tế. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế học cho thấy: Muốn giữ được ổn định về kinh tế và tốc độ tăng trưởng trung bình thì tỷ trọng đầu tư so với GDP phải đạt từ 15-20% tùy theo tình hình thực tế của mỗi địa phương. Các chỉ tiêu quen thuộc thường sử dụng để._. đánh giá hiệu quả đầu tư ngân sách của nền kinh tế là hệ số ICOR. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn đầu tư là tổng thể các yếu tố về lợi ích đo được bằng việc giá trị của các yếu tố thu được nhờ hiệu quả đầu tư. Xét với nguồn ngân sách đầu tư cho các khu vực công thì hiệu quả kinh tế của đầu tư được phản ánh thông qua nhiều vấn đề mà vấn đề nổi bật nhất là tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân. Có 3 phương pháp tính hệ số ICOR hay còn gọi là tỷ suất vốn đầu tư : Hệ số ICOR cho biết từng thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm một đồngGDP thì cần bao hiêu đồng vốn đầu tư. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng lớn. Phương pháp 1 ICOR = Trong đó IV là tỷ lệ giữa vốn đầu tư phát triển so với GDP theo giá thực tế. IG là tốc độ tăng trưởng GDP theo giá so sánh. Hệ số ICOR này thể hiện để GDP tăng 1% đòi hỏi tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP phải đạt bao nhiêu %. Phương pháp 2 ICOR = Trong đó Vt1 là vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội năm báo cáo. Gt1 là GDP tính theo giá thực tế của năm báo cáo. Gt0 là GDP tính theo giá thực tế của năm trước. Hệ số ICOR theo phương pháp này thể hiện: Để tính GDP theo giá thực tế thì tăng một đồng đòi hỏi phải có bao nhiêi đồng vốn đầu tư phát triển cho xã hội. Phương pháp 3 ICOR = Trong đó: VS1 là tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tính theo giá so sánh. GS0 là GDP tính theo giá so sánh của năm trước. GS1 là GDP tính thep giá so sánh của năm báo cáo. Để GDP tính theo giá so sánh tăng 1 đồng đòi hỏi phải có bao nhiêu đồng vốn đầu tư phát triển cho toàn xã hội tính theo giá so sánh. Hệ số ICOR biến đổi tùy theo tình trạng kinh tế xã hội trong từng thời kì khác nhau, nó phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư, độ trễ thời gian của đầu tư và hiệu quả sử dụng các sản phẩm vật chất và dịch vụ trong nền kinh tế. Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Còn ở các nước chậm phát triển thì ICOR thường chỉ 2-3 do thiếu vốn đầu tư, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế vốn do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Hệ số này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách ở quốc gia cũng như ở địa phương. Cả 3 phương pháp trên, hệ số này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tới tăng trưởng kinh tế. Hệ số ICOR thấp để đầu tư đạt hiệu quả cao, ICOR thấp hơn có nghĩa là để duy trì một tốc độ tăng trưởng cần một tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với tổng sản phẩm trong nước thấp hơn. Tuy nhiên theo quy luật cận biên giảm dần. Khi nền kinh tế càng phát triển thì ICOR tăng lên tức là để duy trì cùng một tốc độ tăng trưởng cần một tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với tổng sản phẩm trong nước cao hơn. Trong bài viết này tác giả sử dụng phương pháp 1 để tính chỉ tiêu hiệu quả. Ngoài ra còn một chỉ tiêu nữa để đánh giá mức độ hiệu quả của ngân sách đó là : Hiệu suất vốn đầu tư : Biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức tăng trưởng GDP và vốn đầu tư trong kỳ Hi= Trong đó: Hi: hiệu suất vốn đầu tư trong kỳ. I: Mức tăng đầu tư trong kỳ. Chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư phản ánh tổng hợp hiệu quả vốn đầu tư, nhưng chỉ tiêu này có nhược điểm cơ bản là sự hạn chế về tính so sánh được giữa tử số và mẫu số của chỉ tiêu, vì giữa GDP và vốn đầu tư trong cùng một thời kỳ không tồn tại mối quan hệ trực tiếp. Thời kỳ ngắn thì nhược điểm này càng bộc lộ rõ. 2. Tỷ lệ giảm nghèo Tỷ lệ giảm nghèo là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả xã hội của việc sử dụng ngân sách. Hiệu quả xã hội là tổng thể các yếu tố lợi ích về mặt xã hội do việc thực hiện đầu tư mang lại. Những lợi ích của tính hiệu quả xã hội thu được là do việc đầu tư có thể được lượng hóa cũng như được định tính. Nhờ đầu tư vào các công trình trọng điểm, ở khu vực công mà tạo ra thêm nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo. Các chỉ tiêu ảnh hưởng tới tỷ lệ giảm nghèo trước hết là quy mô tốc độ giảm thất nghiệp và chỉ tiêu số lao động được giải quyết việc làm. Hai chỉ tiêu này ảnh hưởng không nhỏ tới tỷ lệ giảm nghèo của địa phương, vì có việc làm thì đời sống người dân mới được cải thiện, có thu nhập thì mức sống và khoảng cách giữa thành thị và nông thôn mới được cải thiện. Xét về quy mô tốc độ giảm thất nghiệp: Thất nghiệp và ổn định cho sự phát triển luôn luôn gắn liền với nhau. Nếu thất nghiệp ít, tốc độ giảm thất nghiệp càng nhanh càng có lợi cho phát triển. Thất nghiệp mà lớn thì dẫn đến xã hội bất ổn định, nền kinh tế không thể phát triển được, nguy cơ đói nghèo càng gia tăng. Tình hình thất nghiệp cũng phản ánh được hiệu quả sử dụng ngân sách. Có thể đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách và tỷ lệ thất nghiệp giữa các thời kì và giữa các địa phương để đưa ra kết luận Xét về chỉ tiêu số lao động được giải quyết việc làm và đầu tư tạo ra mỗi chỗ làm: Chỉ tiêu này đánh giá tác động đầu tư của việc sử dụng vốn đầu tư và vấn đề thu hút thêm lao động và giảm thất nghiệp trong xã hội. 3. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là hướng đi tất yếu để phát triển kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển. Căn cứ vào xu thế phát triển kinh tế quốc tế. Trong những năm tới, kinh tế quốc tế tiếp tục chuyển mạnh sang các ngành thương mại- dịch vụ. Xu hướng toàn cầu hoá phát triển nhanh chóng cả theo chiều rộng và chiều sâu, tạo cơ hội cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhận chuyển giao công nghệ, tiếp thu kỹ năng tổ chức sản xuất kinh doanh, kỹ năng quản lý tiên tiến, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu kinh tế cần phải có những chuyển biến tích cực, đúng hướng. Ngành Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, giữ tỉ trọng lớn trong nền kinh tế. Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển dịch đáng kể. Tỉ trọng ngành dịch vụ cần phải được tăng cao trong GDP. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy để có tốc độ tăng trưởng 9-20% cần phải đầu tư cho khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với khu vực nông- lâm- ngư nghiệp, do hạn chế về đất đai và khả năng sinh học, để có tốc độ tăng trưởng từ 5-6% là rất khó khăn. Như vậy quy mô đầu tư và cơ cấu đầu tư của nhà nước có ảnh hưởng quyết định tới cơ cấu kinh tế. Quá trình chuyển dịch cơ cấu phụ thuộc vào quá trình lựa chọn cơ cấu đầu tư, chính điều này đã tạo nên luận cứ khoa học của việc hoạch định chính sách giải ngân lựa chọn hướng đầu tư để định hướng, xác định mục tiêu. Chủ trương đầu tư đúng, bố trí hợp lý dẫn đến hình thành cơ cấu hợp lý phù hợp đặc điểm của địa phương. Đầu tư ngân sách đúng hướng vào các hạng mục tạo khả năng khai thác các thế mạnh, tiềm năng của từng vùng từng khu vực vào phát triển kinh tế nhằm tổ chức lại sản xuất theo lãnh thổ. Như vậy ngân sách sẽ tạo ra sự điều chỉnh sự phân công lao động theo lãnh thổ. Vì khi chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng mạnh tỷ trọng về công nghiệp và thương mại dịch vụ dẫn đến giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là quá trình phân công lao động xã hội, là quá trình chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là giải pháp vừa cấp bách, vừa triệt để để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay, đồng thời là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó đầu tư ngân sách có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển kinh tế và hiệu quả giữa các vùng. Đưa vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Mặt khác, nhờ có chi ngân sách nên phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, vị trí địa lý, kinh tế chính trị của những vùng có khả năng phát triển nhanh để tìm ra động lực thức đầy kinh tế phát triển. Như vậy, đầu tư ngân sách vào khu vực công đã có vai trò tích cực đối với quá trình hoàn thiện cơ cấu kinh tế, nhờ đó mà mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội mới được đảm bảo thành công. 4. Mức độ ô nhiễm môi trường Trong phát triển bền vững, bảo vệ môi trường là yêu cầu tối cao đối với phát triển kinh tế xã hội. Sử dụng ngân sách có tính tới yêu cầu phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường sống cũng như đầu tư trực tiếp cho việc bảo vệ môi trường là vấn đề cực kì quan trọng không thể thiếu vắng trong quá trình thực hiện ngân sách. Tiêu chí phản ánh mức độ ô nhiễm môi trường chính là: Tỷ lệ các nhà máy trong khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất trong khu dân cư bị xử lý về việc gây ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch. Mức độ xử lý và thu gom rác thải. Mức độ ô nhiễm môi trường xét về nguồn nước, không khí, chất lượng cuộc sống, chất lượng môi trường sinh thái, sức khỏe cộng đồng luôn luôn là thước đo phản ánh hiệu quả của việc sử dụng ngân sách. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ 2005-2009 I. Đặc điểm Tự nhiên- Kinh tế- Xã hội huyện Thanh Trì 1. Vị trí địa lý Huyện Thanh Trì nằm ven phía Nam và Đông Nam Hà Nội giáp các quận: Thanh Xuân (phía Tây Bắc), Hoàng Mai (phía Bắc), Hà Đông (phía Tây) và các huyện Gia Lâm ở phía Đông, Thanh Oai và Thường Tín ở phía Nam Huyện Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng địa thế thấp dần về phía Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng, trên địa bàn huyện có đoạn cuối của sông Tô Lịch chảy qua nối với sông Nhuệ ở phía Tây Nam. Địa hình của huyện Thanh Trì thấp với nhiều điểm trũng. Sông Hồng nhiều lần chuyển dòng để lại vết tích những điểm trũng này là các ao, hồ, đầm. Huyện Thanh Trì trước kia bao gồm toàn bộ diện tích hiện nay và một phần diện tích tương đối lớn nữa, nó bây giờ đã thuộc về các quận Thanh Xuân và Hoàng Mai. Sau khi thành lập quận Thanh Xuân và trước khi quận Hoàng Mai ra đời, tức là vào năm 2001, diện tích tự nhiên của huyện Thanh Trì là 97,91 km², gồm 24 xã và 01 thị trấn. n năm 2003, một phần huyện Thanh Trì được cắt ra để hợp với một số phường của quận Hai Bà Trưng thành quận Hoàng Mai, gồm toàn bộ 9 xã sau: Thanh Trì, Yên Sở, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Trần Phú, Thịnh Liệt, Hoàng Liệt, Đại Kim, Định Công và một phần (55 ha) của xã Tứ Hiệp. Sau khi chia tách, diện tích huyện Thanh Trì chỉ còn 6.317,27 ha với dân số 147.788 người (2003), xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì còn lại 412,20 ha và 9.584 nhân khẩu. 2. Đặc điểm 2.1 Kinh tế Thanh Trì là huyện ngoại thành Hà Nội với 15 xã và 1 thị trấn, diện tích đất tự nhiên là 6.292,7 ha, trong đó có 3.495 ha đất nông nghiệp (chiếm 55,5%). Là một huyện ven đô đang được đô thị hoá, những năm qua nhiều công trình, dự án của Thành phố và Huyện đã được đầu tư xây dựng. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp trong khi đó nhu cầu nông sản thực phẩm phục vụ đời sống của nhân dân ngày càng tăng về số lượng và chất lượng cùng với việc giải quyết lao động, việc làm, môi trường, xã hội... là những vấn đề bức xúc đòi hỏi cần phải được quan tâm. Tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động như: dịch cúm gia cầm, thời tiết khó khăn rét đậm, rét hại kéo dài, hạn hán, úng ngập... Đặc biệt là sự suy giảm kinh tế trong nước và thế giới vừa qua đã làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của Huyện. Song được sự quan tâm của Thành phố, sự lãnh đạo sát sao, quyết liệt của Huyện uỷ, sự giám sát của Hội đồng nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì đã tập trung chỉ đạo điều hành các ngành, các cấp, các đơn vị, tổ chức khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu nên kinh tế - xã hội của Huyện đã có những chuyển biến rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định. 2.2 Xã hội Văn hóa - xã hội của huyện có nhiều tiến bộ về nhiều mặt, nhất là đảm bảo an sinh xã hội; vấn đề phát triển bền vững đã được quan tâm. Công tác dân số, lao động việc làm, giáo dục đào tạo, chính sách đối với người có công được chú trọng thường xuyên và thực hiện đạt kết quả. Quản lý văn hóa- thể dục thể thao đi vào chiều sâu có hiệu quả, chủ trương đầu tư vào văn hóa thông tin, tôn tạo các di tích lịch sử được quan tâm đúng mức. Hoạt động văn hóa, thông tin, báo chí bám sát các nhiệm vụ chính trị, tiếp tục giữ gìn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Thể dục thể thao có bước phát triển. Lĩnh vực lao động và việc làm được quan tâm, bình quân hàng năm giải quyết được một số lượng đáng kể lao động .Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng; mạng lưới y tế được củng cố và nâng cấp; hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh; dịch bệnh mới phát sinh (H1N1, H5N1) được kiểm soát trên toàn địa bàn. Công tác giáo dục đào tạo được thực hiện theo chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo. Đã đầu tư cải tạo nâng cấp một số các trường học…Trình độ của đội ngũ giáo viên ngày một nâng cao. Đổi mới giáo dục cùng với việc củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, mở rộng phổ cập trung học cơ sở đã triển khai tích cực và đạt những kết quả nhất định. Quy mô đào tạo đại học được xây dựng, đào tạo cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tiếp tục tăng; đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tăng khá, cơ sở vật chất được cải thiện rõ rệt. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường. Tình hình chính trị ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên, cải cách hành chính có bước chuyển rõ nét; thực hiện tốt công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng. Tuy nhiên tệ nạn xã hội vẫn còn tiềm ẩn phức tạp. Công tác phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm được tăng cường chỉ đạo. II. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì thời kì 2005-2009 Chỉ tiêu kinh tế a. Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17,1% (Kế hoạch 14% – 15%) . Trong đó : Tốc độ tăng trưởng Công nghiệp – Xây dựng bình quân đạt 20,2% (Kế hoạch 17% – 18%). Tốc độ tăng trưởng Thương mại dịch vụ bình quân hàng năm đạt 22,4% (Kế hoạch 18 – 19%). Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân hàng năm đạt 0,03% (Kế hoạch từ 2% – 2,5%). 2.1 Bảng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng qua các năm Chỉ tiêu KH 2006-2010 (%) TH 2006-2010 (%) Tăng/giảm so KH(%) Tốc độ tăng trưởng bình quân năm 14 - 15 17,1 2,1 Tốc độ tăng trưởng Công nghiệp – XD 17 - 18 20,2 2,2 Tốc độ tăng trưởng TMDV 18 - 19 22,4 3,4 Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 2 - 2,5 0,03 - 2,47 Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh trì b. Cơ cấu kinh tế: - Cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại và dịch vụ. + Tỷ trọng nông nghiệp năm 2006 là 22,4%, đến năm 2009 giảm xuống còn 5%. + Tỷ trọng công nghiệp - XD năm 2006 là 59,5%, đến năm 2009 tăng lên 72%. + Tỷ trọng TMDV năm 2006 là 18,04%, đến năm 2009 tăng lên 23%. - Cơ cấu trong nông nghiệp: tiếp tục giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản. + Tỷ trọng trồng trọt năm 2006 là 42,2%, đến năm 2009 giảm xuống còn 38,4%. + Tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản năm 2006 là 57,8%, đến năm 2009 tăng lên 61,6%. - Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp năm 2005 đạt 55 triệu đồng, đến năm 2010 ước đạt 70,7 triệu đồng (kế hoạch là 75 triệu đồng). Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,5 triệu đồng, đến năm 2010 ước đạt 10,5 triệu đồng (kế hoạch là 9 triệu đồng). c- Công tác thu, chi ngân sách: - Công tác thu ngân sách: Hàng năm thu ngân sách đều tăng về số lượng và vượt kế hoạch Thành phố giao. Mức thu bình quân hàng năm tăng 28,55% (tăng 12,55% so với kế hoạch). - Công tác chi ngân sách: Thực hiện chi đúng, chi đủ đảm bảo hoạt động thường xuyên của Đảng, chính quyền các cấp (huyện và xã). Ưu tiên chi cho đầu tư phát triển, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đầu tư đúng chương trình mục tiêu của Thành phố và các chương trình, đề án của Huyện. d- Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội: Bảng 2.2 Tổng cơ cấu vốn đầu tư ngân sách theo ngành trong 5 năm TT Lĩnh vực đầu tư Giá trị ( triệu đồng) Cơ cấu (%) 1 Trường học 407.861 23,51 2 Y tế 11.070 0,64 3 Giao thông 795.376 45,85 4 Thuỷ lợi 143.474 8,27 5 Thể dục thể thao 39.703 2,29 6 Nhà văn hoá xã 16.600 0,96 7 Nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc 84.902 4,89 8 Chợ 29.408 1,70 9 Công trình khác 206.261 11,89 Tổng cộng 1.734.655 100 Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Thanh Trì - Tập trung đầu tư để từng bước hoàn thành các dự án trọng điểm các dự án kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, các dự án dân sinh cấp thiết như: Dự án khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, đường vào Bến xe phía Nam, dự án Cầu Hữu Hoà, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đấu giá quyền sử dụng đất Tứ Hiệp – Ngũ Hiệp, dự án đường Ngọc Hồi - Vĩnh Quỳnh - Đại Áng… Hiện đang đề nghị Thành phố cho xây dựng tuyến đường nối đường Phan Trọng Tuệ – Vĩnh Quỳnh - Đại áng, đường vào khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, đường Phan Trọng Tuệ kéo dài từ Thị trấn Văn Điển đến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ theo phương thức BT. - Hoàn thành đầu tư xây dựng 25 trường học đạt Chuẩn quốc gia và phấn đấu đến năm 2010 có 30 trường Chuẩn quốc gia, đến năm 2015 là 50 trường; 100% Trạm y tế các xã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và các trang thiết bị y tế theo tiêu chuẩn xã chuẩn quốc gia về y tế, đảm bảo công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; hoàn thành cải tạo, xây dựng được 42 nhà văn hoá; cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 33 công trình di tích lịch sử văn hoá. - Hệ thống đường giao thông liên xã được trải nhựa và bê tông hoá 100%, đường giao thông liên thôn, ngõ xóm được đổ bê tông, lát gạch. Hệ thống chiếu sáng nông thôn cho các xã trên địa bàn đã được đầu tư. Hệ thống kênh mương được kiên cố hoá; kênh cấp 1, cấp 2 do Xí nghiệp đầu tư và phát triển thuỷ lợi quản lý; hệ thống kênh chính dẫn từ trạm bơm đầu mối đã được kiên cố hoá. Chợ làng xã đã được đầu tư nâng cấp, cải tạo sạch sẽ đảm bảo vệ sinh môi trường, các chợ đều có tổ thu gom rác. Hoàn thành đầu tư chợ xã theo Đề án xây dựng chợ. - Thực hiện theo phân cấp của Thành phố về công tác quản lý hạ tầng xã hội, Huyện đã chủ động xây dựng Hệ thống chiếu sáng, duy tu sửa chữa các trục đường liên xã trên địa bàn; chủ động trong việc cải tạo, sửa chữa hệ thống thoát nước, giải quyết đèn báo giao thông tại một số điểm bức xúc để đảm bảo an toàn cho người dân. - Thực hiện xã hội hoá đầu tư, Uỷ ban nhân dân huyện đã hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư 7 dự án gồm: Dự án Trường mầm non khu đấu giá quyền sử đụng đất thôn Yên Xá xã Tân Triều, Dự án xây dựng khu trưng bày giới thiệu sản phẩm ô tô xã Thanh Liệt, Dự án xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp tại xã Liên Ninh, Dự án đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại tại xã Vĩnh Quỳnh, Dự án chợ Cầu Bươu xã Tả Thanh Oai, Dự án Trung tâm bán xe ô tô, máy chuyên dụng và phụ tùng ô tô tại xã Tam Hiệp và xã Vĩnh Quỳnh và Dự án đầu tư xây dựng Bãi đỗ xe Liên Ninh. Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ quốc phòng an ninh luôn được quan tâm, củng cố; thực hiện tốt huấn luyện dân quân, tự vệ; tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo thực hiện tốt việc đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, chủ động phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, tạo môi trường và bảo vệ cuộc sống yên lành cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. 2. Chỉ tiêu xã hội Giáo dục đào tạo có nhiều đổi mới: Công tác Giáo dục và đào tạo được đặc biệt quan tâm, chất lượng giáo dục của huyện ngày càng được nâng cao. Ngành giáo dục của huyện được xếp dẫn đầu khối các huyện ngoại thành. Đến năm 2009 đã hoàn thành phổ cập bậc Trung học trên địa bàn huyện, duy trì vững chắc phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi, và phổ cập THCS. Tỷ lệ học sinh tiểu học đi học cả ngày và tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ các cháu Mẫu giáo ra lớp đạt 88,3%; 100% các trường Mầm non tổ chức bán trú cho các cháu. Xây dựng 03 Đề án để đầu tư toàn diện cho giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục chất lượng cao. Tích cực triển khai thực hiện Đề án đầu tư xây dựng trường Mầm non. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trong các trường học khang trang sạch đẹp đảm bảo cảnh quan sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 2.2. Công tác Văn hoá thông tin – Thể dục thể thao: a. Văn hoá thông tin: - Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ của Trung ương, Thành phố và của Huyện, các hoạt động văn hoá, văn nghệ và tham dự các hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, chuyên nghiệp do Thành phố tổ chức đạt kết quả cao. - Triển khai sâu rộng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. - Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, từ năm 2006 đến nay đã sửa chữa trùng tu được 33 di tích lịch sử cách mạng, văn hoá, đình chùa với tổng kinh phí 78,612 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách là 12,54 tỷ, nguồn vốn xã hội hoá là 66,72 tỷ đồng. 100% các xã có Đài truyền thanh và điểm Bưu điện văn hoá xã; 29/71 nhà văn hoá thôn làng đã được đầu tư xây dựng khang trang. Hiện nay UBND huyện đang triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ đầu tư nhà văn hoá thôn để tiếp tục cải tạo xây dựng 42 nhà văn hoá của các thôn còn lại. b. Thể dục thể thao: Các hoạt động thể dục thể thao diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động phong phú như: tổ chức các giải bóng đá, cầu lông, bóng bàn, kéo co... với 85 lượt giải thể thao cấp huyện; thành lập trên 100 đội tuyển để tham dự các giải thể thao do Thành phố tổ chức và đã đạt được 350 Huy chương các loại; Duy trì tốt hoạt động của 55 Câu lạc bộ thể dục thể thao. Đến năm 2010, toàn huyện có 29% số dân tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và 21,3% gia đình thể thao. Đặc biệt, năm 2009 đã tổ chức tốt Đại hội thể dục thể thao và là đơn vị đứng đầu Thành phố tổ chức Đại hội thể dục thể thao cơ sở sớm nhất tại 100% các xã, thị trấn. Hoàn thành xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao của huyện và đưa vào hoạt động, bước đầu đáp ứng được nhu cầu tập luyện Thể dục thể thao, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong nhân dân. 2.3. Công tác y tế – Dân số: a. Công tác y tế: - Kết hợp tốt việc khám chữa bệnh giữa Bệnh viện – Trạm y tế xã, thị trấn cùng với sự phát triển các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, đảm bảo công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn. Triển khai thực hiện tốt các kế hoạch, các chương trình y tế hàng năm. Giám sát, phát hiện, triển khai kịp thời các biện pháp phòng dịch, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho học sinh các trường tiểu học và THCS trong huyện đạt kết quả tốt. Thực hiện tốt công tác thanh kiểm tra, giám sát chất lượng vê sinh an toàn thực phẩm. Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng mở rộng, tiêm phòng viêm não Nhật bản đạt 100%. - Hàng năm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm, năm 2005 tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là 16,7%, đến năm 2008 là 14% và đến năm 2010 sẽ giảm còn 11,6%. b. Công tác dân số: Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, coi đây là một nhiệm vụ cấp bách và lâu dài. Tổ chức các buổi hội thảo, toạ đàm tìm giải pháp ổn định bộ máy và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số. Hàng năm mở các lớp tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cộng tác viên dân số trong toàn huyện. - Tỉ lệ sinh năm 2005 là 1,71 %, đến năm 2009 là 1,66%. - Tỉ lệ sinh con thứ 3: năm 2005 là 9,6%, đến năm 2009 giảm xuống còn 6%. 3.Hệ thống kết cấu hạ tầng Đẩy nhanh tiến độ phát triển đô thị theo hướng đô thị sinh thái, tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh. Về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, 138 công trình đã và đang được triển khai. Nhằm đảm bảo nguồn lực cho năm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, UBND tỉnh đã huy động mọi nguồn lực như: Huy động trên 50% nguồn chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách; huy động nguồn đấu giá quyền sử dụng đất và cấp quyền sử dụng đất; nguồn vốn từ đất thương phẩm; vốn vay lãi xuất 0% từ ngân sách trung ương. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh còn tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn lực từ những doanh nghiệp FDI và DDI; đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân mua trái phiếu, vận động vốn ODA và NGO đạt kết quả. Việc thực hiện đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng cho việc phát triển sản xuất và phục vụ cộng đồng được triển khai tích cực. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ưu tiên cho phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, giáo dục đào tạo, y tế và các công trình hạ tầng đô thị. Một số dự án được triển khai tích cực: Dự án y tế nông thôn; dự án nước sạch 3 cho xã Đông Mỹ, Liên Ninh, Ngũ Hiệp. III. Tình hình sử dụng Ngân sách cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì thời kì 2005-2009 Trong những năm qua nhờ có sự tăng thu ngân sách trên địa bàn cùng với sự quan tâm tạo điều kiện bổ sung nguồn ngân sách của Trung ương và của tỉnh cho huyện , do vậy công tác chi của địa phương đã đảm bảo nhiệm vụ cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng, chi tiêu thường xuyên được nâng lên. Đặc biệt là các khoản đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư các chương trình xoá đói giảm nghèo… Tổng chi ngân sách huyện năm 2009 ước thực hiện là 594.528 triệu đồng đạt 150.9% so dự toán giao, trong đó tổng chi cân đối ngân sách huyện ước thực hiện 572.453 triệu đồng đạt 153.7% so với dự toán giao, tăng 138.7% so với cùng kì năm trước. Bảng 2.3: Tình hình chi ngân sách huyện Thanh Trì từ năm 2006-2009 Đơn vị tính : triệu đồng STT Nội dung chi 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 410.553 519.173 578.376 785.396 1153.86 A Chi Cân đối Ngân sách 210.553 265.173 316.376 396.396 491.862 I Chi đầu tư phát triển 184.921 229.95 270.62 343.091 406.396 1 Chi đầu tư xây dựng cơ bản 49.983 58.987 65.982 98.762 115.436 2 Chi từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất 69.987 87.098 109.987 123.764 143.569 3 Chi từ nguồn thu đóng góp CSHT và đền bù 11.984 13.879 15.897 21.579 24.435 4 Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu NSTP 52.967 69.986 78.754 98.986 122.956 II Chi thường xuyên 25.632 35.223 45.756 53.305 85.466 1 Chi quốc phòng 300 500 229 223 462 2 Chi an ninh 160 202 114 222 203 3 Chi giáo dục đào tạo 19.568 22.434 28.020 34.028 49.773 4 Chi sự nghiệp y tế 1.963 2.072 2.312 3.386 4.263 5 Chi sự nghiệp văn hoá thông tin 276 325 478 321 645 6 Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 258 366 473 626 751 7 Chi sự nghiệp thể dục thể thao 105 148 176 336 271 8 Chi đảm bảo xã hội 1.200 1.260 1.503 2.499 619 9 Chi sự nghiệp kinh tế 2.143 2.174 4.049 3.583 5.388 - Sự nghiệp nông lâm thuỷ lợi 872 927 919 1.160 1.586 - Sự nghiệp giao thông 500 599 1.965 1.678 1.400 - Sự nghiệp kinh tế khác, và sự nghiệp môi trường 542 647 1.164 744 1.932 10 Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể 4.289 5.544 7.277 7.754 8.290 11 Chi khác ngân sách 250 297 777 326 464 12 Chi chuyển nguồn - - 320 1.891 15.000 B Các khoản thu được để lại chi quản lý qua ngân sách nhà nước 200 254 262 389 662 1 Các khoản huy động nhân dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng 35 41 63 93 45 2 Thu học phí 45 50 12 86 93 3 Viện phí 159 163 187 210 521 C Chi bổ sung ngân sách xã, thị trấn 6.897 7.140 10.325 13.828 17.306 (nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội huyện Thanh trì trình tại các kỳ họp hội đồng nhân dân hàng năm từ 2005 – 2009) 1. Chi thường xuyên: Ước thực hiện là 85.466 triệu đồng, đạt 100% so dự toán giao, tăng 27.5% so cùng kì năm 2008 . Qua biểu phụ lục ta thấy thực trạng công tác quản lý chi ngân sách huyện đã đảm bảo các khoản chi thường xuyên, tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển. Cơ cấu chi ngân sách có chuyển biến tích cực theo hướng tăng chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên được cơ cấu lại, trong đó tập trung ngân sách để thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo, ưu tiên kinh phí cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, và xây dựng cơ bản tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên chi cho môi trường còn hạn chế về mặt số lượng, có thể nói đến năm 2009 huyện mới quan tâm tới vấn đề chi bảo vệ môi trường. Trong khi đó chi quản lý ngân sách còn chiếm tỷ trọng khá cao, chứng tỏ bộ máy hành chính của huyện còn khá cồng kềnh Các khoản mục chi bảo đảm nguồn dự phòng để xứ lý các nhiệm vụ quan trọng, đột xuất phát sinh. Các khoản chi năm sau cao hơn năm trước Sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng như: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước, Chi cục thuế Nhà nước đã thực hiện tương đối tốt và hiệu quả trong công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện. Trong tổng chi ngân sách huyện bao gồm chi của các cấp ngân sách: Đó là Chi ngân sách cấp huyện và chi ngân sách cấp xã. Nhìn chung phần lớn đã bảo đảm nhiệm vụ chi để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước nói chung và địa phương nói riêng. Đồng thời, chi ngân sách cấp huyện cũng đã dần đáp ứng được các yêu cầu của Luật Ngân sách Nhà nước: phân bổ công bằng, hợp lý và công khai, tiết kiệm, các tiêu chí xây dựng định mức cụ thể rõ ràng, đơn giản, dễ tính toán và dễ kiểm tra. Riêng chi quản lý hành chính vẫn còn cao, nhưng ngày càng được quản lý chặt chẽ và tiết kiệm hơn thông qua các biện ph._.khi có nguồn cân đối đảm bảo việc thực hiện được nhanh chóng. - Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách, giảm chi hội họp tiếp khách, xuất toàn các khoản chi sai chế độ, đề cao vai trò trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong sử dụng ngân sách. Chỉ đạo các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế tự kiểm tra tài chính kế toán. Công khai tài chính ngân sách theo quy định. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm ta, giám sát và xử lý vi phạm theo đúng quy định của nhà nước. - Để tiếp tục thực hiện cơ chế linh hoạt trong tổ chức điều hành, nhất là trong bối cảnh năm 2015 có nhiều biến động về kinh tế- xã hội, đề nghị Hội đồng nhân dân huyện giao Ủy ban nhân dân huyện lập phương án sử dụng các nguồn thu phát sinh trong năm để bổ sung kịp thời các yêu cầu chi bức thiết phát sinh theo nguyên tắc số tăng thu chỉ bổ sung chủ yếu, tập trung đầu tư vào xây dựng cơ bản, dự án trọng điểm, các dự án đế án xử lý búc xúc về an ninh xã hội, ủy ban nhân dân huyện sẽ lập phương án điều chỉnh, thống nhất với thương trực hội đồng nhân dân huyện xem xét thống nhất để quyết định kịp thời và báo cáo với hội đồng nhân dân huyện tại kỳ họp gần nhất. 1.Tiết kiệm triệt để chi ngân sách, sử dụng hợp lý nguồn ngân sách Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính quan trọng của nhà nước. Vì vậy bất cứ trong điều kiện nào việc thực hiện chi ngân sách nhà nước cũng phải hướng vào các nhiệm vụ của cơ quan nhà nước. tuy trong quá trình lập kế hoạch đã phải quán triệt tư tưởng này nhưng trong thực tế việc đảm bảo yêu cầu này không phải lúc nào cũng dễ dàng nhất là trong điều kiện khả năng tập trung nguồn lực tài chính của nhà nước bị hạn chế, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan lại cấp bách và rộng lớn. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta, thu ngân sách còn hạn hẹp mà nhu cầu chi tiêu cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội lại rất lớn, vì thế việc quan trọng là phải biết tiết kiệm thì mới đủ kinh phí trang trải cho các nhu cầu cấp bách mà trong quá trình xây dựng kế hoạch ngân sách không lường trước được. Tiết kiệm là một nguyên tắc cần phải quán triệt ngay từ đầu khi thực hiện các mục tiêu. Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các khoản chi nhằm thực hiện chi ngân sách theo kế hoạch, trong khi khả năng ngân sách có hạn mà các mục tiêu và công trình cần thực hiện lại rất nhiều, do vậy phải xác định các công trình trọng tâm, trong điểm, các lĩnh vực cần được ưu tiên đầu tư để hợp với xu thế hiện tại. đó là các khoản chi mang tính chất thường xuyên và có tính chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của huyện.Ví dụ như chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi hỗ trợ xây dựng chợ nông thôn và đề án cải tạo nâng cấp hệ thống chiếu sáng ngõ xóm trên địa bàn các xã, thị trấn. Với chi cho các chương trình mục tiêu của thành phố đòi hỏi quận phải thực hiện chi đầy đủ, kịp thời, công tác giải ngân phải được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo nguồn kinh phí kịp thời đến các đơn vị giao nhiệm vụ thực hiện. Các khoản chi ngân sách phải đảm bảo trong ngân sách huyện và phải được bù đắp bằng các khoản thu, phải chi theo đúng kế hoạch được phê duyệt, đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đề ra. 2. Hướng dẫn và thực hiện đồng bộ có hiệu quả luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Kế hoạch ngân sách nhà nước được lập dựa trên cơ sở của luật ngân sách nhà nước bởi ngân sách nhà nước cũng như kế hoạch ngân sách nhà nước có tính luật. Do vậy để thực hiện kế hoạch ngân sách nhà nước trên địa bàn quận trong thời gian tới thì một trong những biện pháp quan trọng nhất là hướng dẫn thực hiện đồng bộ có hiệu quả luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hướng dẫn chi tiết và thực hiện đồng bộ có hiệu quả các luật thuế pháp mới theo hướng bám sát các mục tiêu kinh tế- xã hội, đảm bảo công khai minh bạch các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản hướng dẫn để khắc phục những khó khăn vướng mắc trong việc thi hành luật, pháp lệnh thuế. 3. Quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ các giải pháp chống lãng phí, chống phân tán trong bố trí xây dựng cơ bản theo Nghị quyết của Quốc hội 4 Đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao năng lực quản lý tài chính nhà nước; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng; tăng cường công tác thanh tra kiểm tra tài chính. 5. Đảm bảo bố trí các nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn trung ương hỗ trợ đầu tư có mục tiêu, đúng đối tượng qui định. 6. Rà soát lại chỉ tiêu thu chi Ngân sách trên địa bàn huyện Thanh Trì. Các cơ quan quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phải tiến hành rà soát lại toàn bộ các chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện của đơn vị mình và của các đơn vị khác qua các năm nhằm phân tích, đánh giá, tìm hiểu những nguyên nhân của một số chỉ tiêu đã thực hiện vượt kế hoạch hoặc đã được làm tốt trong các năm có tính hệ thống, từ đó xác định các khả năng thực hiện chỉ tiêu này trong các năm tới để tiến hành xây dựng dự toàn cho các năm sau đó với các biện pháp phát huy mặt tích cực của nó. Với các chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra cần có tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp khắc phục để nâng cao những hiệu quả, nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong thời gian tới. Rà soát các chỉ tiêu thu- chi trên tất cả các xã xem xét trong nhiều mối quan hệ khác nhau để thực hiện các khoản thu chi có hiệu quả theo đúng kế hoạch dự kiến không gây áp lực cho công tác chấp hành, khó có điều kiện thực hiện các mục tiêu đề ra. Rà soát các chỉ tiêu không những tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng kế hoạch ngân sách nhà nước mà còn giúp phát hiện những sai sót, những điều không còn phù hợp và không phù hợp để có những kiến nghị với các cơ quan quản lý cấp trên nhằm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với mục tiêu đề ra. 7. Nâng cao trình độ năng lực và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý Ngân sách nhà nước. Tình trạng chung của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay là thiếu những cán bộ có năng lực thực sự, có sự hiểu biết đầy đủ về công tác quản lý đặc biệt là những cán bộ quản lý tài chính, cán bộ thực thi việc giải ngân sao cho đúng, đủ và kịp thời. cần phải mở các lớp học ngắn hạn ngay trong địa bàn huyện để tổ chức học tập, nâng cao nghiệp vụ, trình độ hiểu biết về tài chính cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý ngân sách nhà nước. Các lớp này cần được tổ chức mở theo định kì để được bổ sung kiến thức, những quy định mới của bộ tài chính và các bộ liên quan trong quá trình thực hiện luật ngân sách nhà nước. Việc thực hiện luật ngân sách nhà nước muốn được thống nhất, đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lực, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Hiện nay chúng ta đang thiếu những điều kiện này. Với những trường hợp vi phạm luật ngân sách nhà nước thực hiện các quy định trong luật, lợi dụng chức quyền tham ô, tham nhũng sử dụng sai các nguồn kinh phí cấp cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, phải có những hình thức xử phạt nghiêm khắc, xử lý kỉ luật đúng mức. Đồng thời thay thế số cán bộ không đủ khả năng thực thi nhiệm vụ. Đào tạo không những kiến thức về kỹ thuật mà còn các kiến thức về kinh tế thị trường cho các cán bộ thực thi dự án, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả ngân sách. Trong hoạt động thực tiễn, một số người còn lúng túng va vấp, hợp tác với nước ngoài còn thua thiệt, làm tổn thất không nhỏ đến lợi ích của dự án cũng như của cả huyện. Tri thức khoa học công nghệ hiện đại chưa được cập nhật kịp thời, kiến thức về pháp luật, đặc biệt là pháp luật trong kinh doanh chưa được chú trọng. Thông tin về kinh tế thị trường không đầy đủ ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định giải ngân. Trước hết cần tập trung trang bị những kiến thức quản lý kinh doanh cơ bản, vừa hiện đại vừa thiết thực, theo yêu cầu của cơ chế thị trường; các kiến thức về pháp luật, chính trị, các thông tin về thị trường một cách đầy đủ... Xây dựng tinh thần tận tuỵ với công việc, có trách nhiệm cao, có năng lực tổ chức, có đầu óc sáng tạo và đổi mới, ý thức tổ chức kỷ luật cao, tác phong làm việc phải dân chủ. Vì lợi ích lâu dài cần có phương hướng đào tạo và sử dụng đội ngũ công nhân kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành xây dựng. 8. Phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý Ngân sách. Một yếu tố quan trọng trong bất kì chính sách nào của nhà nước đó là phải đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng để cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ chung, đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan không chồng chéo lên nhau, đồng thời hỗ trợ cho các nhiệm vụ của nhau hoàn thành mục tiêu chung. Trong thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi phảo có sự đồng bộ của các cơ quan chức năng trong quá trình kiểm tra giám sát thực hiện để nắm được thông tin xử lý kịp thời các diễn biến xảy ra. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý không chỉ là cùng vấp mà còn giữa cấp trên với cấp dưới sao cho thống nhất. cấp trên hướng dẫn, định hướng cho cấp dưới và giúp đỡ cấp dưới thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Ngược lại cấp dưới triển khai thực hiện thwo yêu cầu cấp trên qua quá trình đó có thể đề xuất ý kiến, hình thức với các cơ quan cấp trên để có các biện pháp sửa đổi bổ sung kịp thời nhằm thực hiện đúng mục 9. Tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát tài chính. Trong hoạt đồng quản lý kinh tế nói chung và hoạt động quản lý tài chính nói riêng, công tác thanh tra, kiểm tra được xem là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong công tác quản lý. Qua công tác thanh tra nhà nước có thể xem xét, đánh giá, thẩm định các kết quả ban hành. Kiểm tra thanh tra là phương thức để nhà nước kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của các hành vi của đối tượng trong quá tình thực hiện luật ngân sách nhà nước và chấp hành kế hoạch ngân sách nhà nước và thực thi các nhiệm vụ nằm trong kế hoạch. Qua kết quả kiểm tra cơ quan có khả năng đánh giá tính công bằng, chính xác về thực tế cũng như mức độ hoàn thiện, hiệu quả của hoạt động quản lý tài chính, kết quả thực hiện chấp hành ngân sách, phát hiện những điều không phù hợp và các hình thức xử lý. Trong công tác quản lý chi nói chung, đặc biệt là quản lý các khoản chi ngân sách nhà nước, việc cần thiết phải đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để có thể thực hiện được các mục tiêu đề ưa theo đúng đường lối, chính sách, xu thế. Để thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi các đơn vị phải xác lập thức tự ưu tiên. Quản lý các khoản chi phải đặc hiệt yêu cầu tiết kiệm và có hiệu quả. Tiết kiệm và hiệu quả là yêu cầu cần thiết trong mọi hoạt động Kinh tế-xã hội. Kiến nghị 1. Sửa đổi, hoàn thiện hệ thống định mức chi. Định mức chi tiêu giữ vai trò quan trọng trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, việc thực hiện định mức chi tiêu giữa các đơn vị, các cấp ngân sách nhà nước đảm bảo cho sự công bằng trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, đồng thời đảm bảo việc sử dụng ngân sách cân đối với khả năng thu. Định mức chi tiêu được tính toán dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau, dựa vào đặc điểm thực tế của các đơn vị, các đơn vị thực hiện chi ngân sách nhà nước theo đúng những mục đã quy định. Thực tế hiện nay việc thực hiện chi ngân sách đặc biệt là việc cấp phát kinh phí nhà nước vẫn còn nhiều sai phạm và hạn chế. Do vậy phải thực hiện những biện pháp sau để chi ngân sách hiệu quả, tiết kiệm và đúng định hướng: - Tiến hành rà soát lại các hệ thống định mức và tiêu chuẩn, bổ sung những định mức mới, điều chỉnh thậm chí có thể xóa bỏ những định mức lạc hậu đảm bảo cho hệ thống định mức có khoa học và đạt tính thực tiễn cao. - Việc quy định các tiêu chuẩn, định mức phải phù hợp đặc điểm của từng ngành và từng lĩnh vực cũng như từng địa phương căn cứ vào các nhiệm vụ của các đơn vị trong việc thực hiện các công việc được giao. - Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các định mức tiêu chuẩn được đề ra qua đó xem xét, giải quyết những vấn đề trong việc thực hiện tại các đơn vị, hướng dẫn thực hiện đúng tiêu chuẩn, đúng tiến độ. - Bảo đảm cấp phát theo đúng kế hoạch được duyệt. Do đó cần phải quy định lại chế độ lập kế hoạch cấp phát vừa đơn giản vừa khoa học đảm bảo cấp phát theo thứ tự được ưu tiên. Đồng thời phải thực hiện khoản dự trữ kinh phí theo đúng quy định để xử lý khi có nhu cầu đột xuất hoặc mất cân đối giữa thu chi trong quá trình chấp hành ngân sách. - Thực hiện cấp phát theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp nghĩa là các khoản chi của ngân sách nhà nước của các cơ quan sẽ do kho bạc nhà nước trực tiếp thanh toán bởi nhiều kênh cùng cấp phát cho một đối tượng sẽ gây chồng chéo, khó khăn trong công tác quản lý và thực hiện mục tiêu. 2. Cải cách hoàn thiện thế thống thuế và các pháp lệnh về thuế. Thuế là một trong những nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất của ngân sách nhà nước. Để không ngừng nâng cao kết quả thu ngân sách thì những đổi mới trong chính sách thuế của nhà nước ta trong thời gian tới có một vai trò hết sức quan trọng. Do vậy trong thời gian tới, nhà nước phải tiếp tục cải cách, hoàn thiện các hệ thống về thuế, pháp lệnh về thuế. Chính sách thuế phải mở rộng diện thu về mặt phạm vi,cải thiện hình thức đánh thuế nhằm thu đúng, thu đủ, thu triệt để ví dụ như tăng tỷ lệ thuế trực thu, giảm tỷ lệ thuế gián thu nhằm có nguồn thu chính xác. Chính sách thuế cần đơn giản, dễ quản lý để thực hiện thu thuế có hiệu quả, giảm bớt tiêu cực. 3. Đổi mới phương thức cấp phát vốn Ngân sách phù hợp đặc biệt là phương thức cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Hiện nay tùy theo lĩnh vực chi mà trong việc cấp phát ngân sách có rất nhiều phương thức chi, nhưng chính cơ chế quá nhiều kênh cấp phát đối với cùng một đối tượng, mục đích từ nhều nguồn khác nhau đã gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, xác định hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí gây thất thoát ngân sách. Do đó phải cấp phát ngân sách cho phù hợp, cấp phát theo dự toán nhằm tạo cho việc chi ngân sách có tính năng động, hiệu quả và đúng định hướng đề ra. Để làm được điều này cần phải có sự phân công trách nhiệm, quyền hạn cụ thể giữa các cơ quan trong ngành tài chính, cụ thể là ngành tài chính và kho bạc, kiểm soát, quản lý chi nhưng phải đảm bảo kịp thời cấp phát để chi hiệu quả và đúng tiến độ. Trong công tác cấp phát vốn ngân sách thì cấp phát vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản còn có nhiều vấn đề tồn tại, nhất là việc chi cho giải phóng mặt bằng cho tới quá trình quyết toán vốn đầu tư cho các công trình, trong khi chi xây dựng cơ bản là khoản chi có tỷ trọng lớn, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chi ngân sách nhà nước. Cơ chế cấp phát vốn cho xây dựng cơ bản còn nhiều sơ hở, gây thất thoát vốn ngân sách nhà nước. Do đó cần đề ra các giải pháp thích hợp để chống thất thoát nguồn vốn đầu tư trong công tác xây dựng cơ bản. Phân tách rõ ràng chức năng cấp phất của chủ vốn đầu tư và chức năng hạch toán của ngân hàng. Về mặt cấp phát vốn đầu tư thì công trình thuộc nguồn vốn nào sẽ do chủ nguồn vốn đó cấp phát. Các công trình đầu tư xây dựng cơ bản hoàng thành đều phải thanh toán qua kho bạc và ngân hàng. Cải cách phương thức thanh toán theo hình thức khoán gọn chìa khóa trao tay, tức là công trình nào được thực hiện thì công trình đó sẽ được thanh toán. Phải đảm bảo cấp phát vốn kịp thời tạo điều kiện cho công tác thi công công trình, thực hiện các công trình. Việc lập kế hoạch, dự toán các công trình phải chi tiết, cụ thể, rõ ràng theo các tiêu chuẩn quy định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chi ngân sách xây dựng cơ bản đạt hiệu quả. Các giải pháp thực hiện phải đồng bộ nhất quán từ việc xác định đúng đắn chủ trương đầu tư đến dự toán, quyết toán công trình , hạng mục công trình đưa vào sử dụng. 4. Hoàn thiện hệ thống hoá đơn chứng từ. Việc thực hiện các quyết định về hệ thống hóa đơn chứng từ ngoài vai trò quan trọng trong xác định nghĩa vụ nộp thì việc thực hiện công tác kiểm tra thanh tra về các khoản thu, chi theo kế hoạch cũng trở nên đơn giản và tương đối rõ ràng. Muốn vậy phải thức hiện một số biện pháp chính như sau: - Củng cố chất lượng hạch toán kế toán đối với các xí nghiệp quốc doanh, đưa các hộ kinh doanh vừa và nhỏ ở các khu vực ngoài quốc doanh vào hoạt động trên cơ sở sổ sách, hóa đơn chứng từ kế toán, thống kê rành mạch và thực hiện chế độ báo cáo có định kì với cơ quan thuế. - Tiến hành in các hóa đơn chứng từ thống nhất để các đơn vị sử dụng. Tổ chức lại hệ thống thu theo nguyên tắc các khoản thu và nguồn thu do ngành thuế quản lý thống nhất và phát hành biên lai. - Hình thức nộp thuế theo nguyên tắc trực tiếp qua kho bạc theo yêu cầu của sổ bộ thuế trong đó tách các chức năng lập sổ bộ, thu , xây dựng chính sách về thuế thành 3 bộ phận riêng biệt để tăng cường khả năng, trách nhiệm. - Tuyên truyền giáo dục về việc thực hiện các chế độ hóa đơn, chứng từ để hệ thống này thực sự có hiệu quả trong hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Kết luận Để thực hiện thành công mục tiêu mà huyện Thanh trì đã đưa ra trong thời kì sắp tới thì đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của cac cơ quan quản lý ngân sách nhà nước nói riêng và các cơ quan quản lý nhà nước nói chung., sự thực hiện đồng bộ và có hiệu quả của hệ thống ngân sách để đảm bảo việc chấp hành nghiêm chỉnh trong việc lập và chấp hành dự toán thu chi ngân sách…do vậy mà cần phải có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý cũng như của toàn thể nhân dân để nâng cao hiệu quả của công tác thực hiện kế hoạch ngân sách nhà nước, cũng như đảm bảo với mục tiêu đề ra. Qua thực tế phân tích tình hình thực hiện và chấp hành kế hoạch ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì vừa qua, trước những vấn đề đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện thu chi ngân sách, đề tài đã nêu ra một số giải pháp, kiến nghị đối với các cơ quan chức năng nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn ngân sách trong thời kì tới để ngày càng phát triển kinh tế xã hội huyện. Đây là những ý kiến xuất phát từ thực trạng công tác chấp hành dự toán thu, chi ngân sách và đã được các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện thực hiện nhưng phần giải pháp còn thiếu hiệu quả và chưa triệt để, tác động chưa đủ mạnh do đó kế hoạch ngân sách vẫn chưa phát huy được tính hiệu quả của nó. Đề tài này đưa ra một số ý kiến đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao để nguồn ngân sách đem lại hiệu quả như mong đợi góp phần thực hiện phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Thanh trì trong thời kì mới. Đây là đề tài không mới, tuy nhiên do trình độ và kiến thức còn hạn chế, nên trong bài viết còn nhiều khiếm khuyết. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp kiến của các thầy, cô giáo và tập thể cán bộ phòng Tài chính huyện Thanh Trì để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn PGS Phan Thị Nhiệm giảng viên trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài, cảm ơn các cô chú anh chị phòng Tài chính- huyện Thanh Trì tạo điều kiện cung cập thông tin và tài liệu trong quá trình thực tập để em có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS-TS Ngô Thắng Lợi: GIÁO TRÌNH KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN- Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân TS Nguyễn Xuân Thu- TS Nguyễn Văn Phú: Sách chuyên khảo: Phái triển kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa- NXB Chính trị quốc gia năm 2006 - Tạp chí Phát triển Kinh tế Báo đầu tư- Cơ quan của bộ kế hoạch và đầu tư - tạp chí Kinh tế phát triển của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Dự toán ngân sách năm 2010- huyện Thanh Trì Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội huyện Thanh Trì 2011-2015 Tạp chí con số và sự kiện: 12/2009 Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 588 tháng 12 năm 2009 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NSNN: Ngân sách nhà nước GPMB: Giải phóng mặt bằng UBND: Ủy ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân QLDA: Quản lý dự án NS: Ngân sách QSD: Quyền sử dụng XDCB: Xây dựng cơ bản SN: Sự nghiệp CSHT: Cơ sở hạ tầng HTX: Hợp tác xã ATGT: An toàn giao thông THPT: Trung học phổ thông THCS: Trung học cơ sở MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng qua các năm 23 Bảng 2.2 Tổng cơ cấu vốn đầu tư ngân sách theo ngành trong 5 năm 25 Bảng 2.3: Tình hình chi ngân sách huyện Thanh Trì từ năm 2006-2009 30 Bảng 2.4 :Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của huyện Thanh Trì trong giai đoạn 2005-2009 35 Bảng 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu kinh tế 36 Biểu 2.1 Tỷ trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ năm 2009 37 Bảng 2.6 Ngân sách đầu tư cho vấn đề giải quyết việc làm năm 2009 39 Bảng 2.7 Tình hình giải quyết việc làm của huyện qua các năm 41 Biểu 2.2 Tình hình lao động của huyện qua các năm 41 Bảng 3.1 Dự toán chi ngân sách huyện Thanh trì đến năm 2015 53 Phụ lục 1 BIỂU DANH MỤC KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCB ĐẾN NĂM 2015 CỦA HUYỆN THANH TRÌ Nguồn vốn: Ngân sách thành phố quản lý Kèm theo quyết định số 36/2009/QDD-UBND ngày 22/12/2009 của UBND huyện Thanh Trì đơn vị tính: triệu đồng TT Tên dự án, công trình Cấp dự án Địa điểm xây dựng Tổng mức đầu tư Tổng dự toán Lũy kế thanh toán đến hết năm 2009 Kế hoạch vốn đầu tư năm 2015 CT HT năm 2015 Chủ đầu tư Đơn vị giao ủy quyền QLDA Ghi chú A B C Tổng số Vốn GPMB 1 2 3 4 5 6 10 12 13 15 16 17 18 19 20 Cộng 1 5 2 386.576 24.475 34.200 57.000 10.900 4 I Dự án chuyển tiếp 1 0 1 26.076 24.475 33.800 15.000 5.000 1 1 Trường THCS Liên Ninh 1 Thanh Trì 26.076 24.475 14.000 10.000 1 UBND huyện Thanh Trì UBND huyện Thanh Trì 2 Dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường Thanh Trì 19.800 5.000 5.000 Phần GPMB do quận, huyện thực hiện Huyện Thanh Trì (đường bờ trái sông Tô Lịch trên địa bàn xã Thanh Liệt) 19.800 5.000 5.000 UBND huyện Thanh Trì UBND huyện Thanh Trì II Dự án mới 0 5 1 360.500 0 400 42.000 5.900 33 1 Xây dựng tuyến đường nối đường 70 chạy dọc mương Hòa Bình 1 Thanh Trì 150.696 1.000 300 UBND huyện Thanh Trì UBND huyện Thanh Trì 2 Dự án GPMB xây dựng khu hạ tầng kĩ thuật khu đất TDDC phục vụ GPMB của dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội và một số dự án khác trên địa bàn huyện Thanh trì 1 Thanh Trì 26.721 17.000 4.600 11 UBND huyện Thanh Trì UBND huyện Thanh Trì 3 Tu bổ, tôn tạo đình thờ lão tướng Phạm Tu 1 Thanh Trì 29.955 200 15.000 UBND huyện Thanh Trì UBND huyện Thanh Trì 4 Xây dựng vùng sản xuất rau an toàn xã Yên Mỹ huyện Thanh Trì 1 Thanh Trì 40.092 100 2.000 1 UBND huyện Thanh Trì UBND huyện Thanh Trì NS tp 17,5 tỷ 5 Xây dựng vùng sản xuất rau an toàn xã Duyên Hà huyện Thanh Trì 1 Thanh Trì 37.036 100 2.000 1 UBND huyện Thanh Trì UBND huyện Thanh Trì NSTP 19,84 tỷ 6 Gia cố bờ tả sông Nhuệ huyện Thanh Trì 1 Thanh Trì 76.000 5.000 1.000 UBND huyện Thanh Trì UBND huyện Thanh Trì Phụ lục 1 Phụ lục 2 BIỂU DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2015 CỦA HUYỆN THANH TRÌ Nguồn vốn: Thành phố hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách huyện Kèm theo quyết định số 36/2009/QDD-UBND ngày 22/12/2009 của UBND huyện Thanh Trì Đơn vị tính: triệu đồng TT Tên dự án, công trình Cấp dự án Địa điểm xây dựng Thời gian KC-HT Năng lực thiết kế Dự án được duyệt TKKT –TDT được duyệt Lũy kế thanh toán đến hết năm 2009 Kế hoạch vốn đầu tư năm 2015 CT HT năm 2010 Chủ đầu tư Đơn vị giao ủy quyền QLDA Ghi chú A B C Số, ngày QĐ Tổng vốn ĐT Số, ngày QĐD Tổng dự toán Tổng số Riêng năm 2009 Tổng số Vốn GPMB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Cộng 3 2 299.780 49.428 104.098 84.700 21.000 1.000 3 Dự án chuyển tiếp 2 2 256.077 49.428 104.098 84.700 20.000 1.000 3 1 Trường tiểu học Tân Triều huyện Thanh Trì 1 Thanh Trì 2010-2015 12P 205/QD-UBND ngày 03/9/08 22.954 877/QĐ-UBND ngày 26/12/08 20.588 11.500 11.500 3.000 1 UBND Thanh Trì Ban QLDA Thanh Trì 2 Trường mầm non xã Đông Mỹ, thôn 3 và 4 huyện Thanh Trì 1 Thanh Trì 2010-2015 7P 1631/QD-UBND ngày 17/7/08 15.541 877/QĐ-UBND ngày 26/12/08 10.000 10.000 2.000 1 UBND Thanh Tri Ban QLDA Thanh Trì 3 Cải tạo nâng cấp đường liên xã Vĩnh Quỳnh- Đaị Áng 1 Thanh Trì 2010-2015 5245m 1326/QDD-UBND ngày 11/4/08 194.030 47.850 33.500 9.000 UBND Thanh Tri Ban QLDA Thanh Trì 4 Cải tạo nâng cấp đường Tân Triều 1 Thanh Trì 2010-2015 2095m 1995/QDD-UBND ngày 3/10/07 23.552 1000/QĐ-UBND ngày 26/12/08 14.646 34.748 29.700 1.000 1 UBND Thanh Tri Ban QLDA Thanh Trì Dự án mới 1 43.703 0 0 0 1.000 0 0 1 Xây dựng bể bơi có mái che- trung tâm TDTT huyện Thanh Trì giai đoạn 2 1 Thanh Trì 2010-2015 3583/QĐ-UBN ngày 15/7/09 43.703 1.000 UBND Thanh Tri Ban QLDA Thanh Trì 2 Trường MN xã Liên NInh 1 Thanh Trì 2010-2015 15P 3583/QĐ-UBN ngày 15/7/09 27.891 50 8.000 5100 UBND Thanh Tri Ban QLDA Thanh Trì 3 Trường MN xã Tả Thanh Oai 1 Thanh Trì 2010-2015 9P 3583/QĐ-UBN ngày 15/7/09 11.138 4.500 1 UBND Thanh Tri Ban QLDA Thanh Trì 4 Khán đài sân vận động trung tâm TDTT huyện Thanh Trì 1 Thanh Trì 2010-2015 3000 chỗ 3583/QĐ-UBN ngày 15/7/09 7.995 2.400 2.400 4.200 1 UBND Thanh Tri Ban QLDA Thanh Trì Phụ lục 2 Phụ lục 3 BIỂU DANH MỤC CÁC DỰ ÁN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2015 CỦA HUYỆN THANH TRÌ Nguồn vốn: từ nguồn để lại ( tiền sử dụng đất) (Kèm theo quyết định số 36/2009/QDD-UBND ngày 22/12/2009 của UBND huyện Thanh Trì đơn vị tính: triệu đồng) TT Tên dự án, công trình Cấp dự án Địa điểm xây dựng Thời gian KC-HT Năng lực thiết kế Dự án được duyệt TKKT-DT được duyệt Lũy kế thanh toán đến hết năm 2009 Kế hoạch vốn đầu tư đến 2015 CTHT năm 2015 Chủ đầu tư Đơn vị giao quyền QLDA A B C Số, ngày QĐ Tổng vốn ĐT Số, ngày QĐ Tổng dự toán Tổng số Riêng năm 2009 Tổng số Vốn GPMB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Cộng 2 56 221.187 8.559 21.818 21.620 91.840 12.730 39 A Dự án chuyển tiếp 0 0 16 37.518 8.559 13.730 13.730 15.180 0 1 Giáo dục đào tạo 0 1 9.432 8.559 3.400 3.400 4.500 0 1 Trường mầm non Ngũ Hiệp (Thôn Việt Yên) 1 Thanh Trì 2011-2015 4P 988/QĐ-UBND ngày 31/12/08 9.432 827/ QĐ-UBND ngày 19/3/09 8.559 3.400 3.400 4.500 1 UBND huyện Thanh Trì Ban QLDA huyện Thanh Trì Phát triển kinh tế 2 6.340 0 2.700 2.700 2.900 0 0 Chợ Lưu Phái xã Ngũ Hiệp 1 Thanh Trì 2011-2015 Loại 3 1009/QĐ-UBND ngày 31/12/08 3.673 1.500 1.500 1.500 UBND huyện Thanh Trì Ban QLDA huyện Thanh Trì Chợ Ngọc Hồi 1 Thanh Trì 2011-2015 Loại 3 578/QĐ-UBND ngày 31/12/08 2.667 1.200 1.200 1.400 UBND huyện Thanh Trì Ban QLDA huyện Thanh Trì Nhà văn hoá 12 Thanh Trì 2011-2015 19.996 0 0 6.900 6.900 6.780 0 0 Nhà văn hoá thôi Hữu Trung xã Hữu Hoà 1 Thanh Trì 2011-2015 1988/QĐ-UBND ngày 31/12/08 676 300 300 250 UBND xã Hữu Hoà Nhà văn hoá thôn Vĩnh Trung xã Đại Áng 1 Thanh Trì 2011-2015 9188/QĐ-UBND ngày 31/10/08 1.760 790 790 700 UBND xã Đại Áng NVH thôn Nguyệt Áng xã Đại Áng 1 Thanh Trì 2011-2015 9218/QĐ-UBND ngày 25/12/08 749 300 300 610 UBND xã Đại Áng NVH thôn nội xã Thanh Liệt 1 Thanh Trì 2011-2015 988/QĐ-UBND ngày 31/3/09 1617 300 300 610 UBND xã Thanh Liệt B Dự án mới 2 39 183.669 0 3.088 2.890 66.660 12.730 38 Trụ sở 0 3 44.106 0 2.360 2.360 11.500 6.430 2x Xây dựng trị sở và bãi đỗ xe chuyên dung XNMT đô thị huyện Thanh trì 1 Thanh Trì 2011-2015 5988/QĐ-UBND ngày 31/12/09 14.998 280 280 3.500 2.430 XN MTĐT huyện TT Phụ lục 3 Phụ lục 4 BIỂU DANH MỤC KẾ HOẠCH KHẢO SÁT QUY HOẠCH CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2015 CỦA HUYỆN THANH TRÌ Nguồn vốn: Ngân sách thành phố quản lý Kèm theo quyết định số 36/2009/QDD-UBND ngày 22/12/2009 của UBND huyện Thanh Trì TT Tên dự án, công trình Số dự án Địa điểm xây dựng Năng lực thiết kế Tổng kinh phí CB ĐT Lũy kế thanh toán đến hết năm 2009 Kế hoạch tới năm 2015 Chủ đầu tư Đơn vị giao ủy quyền QLDA Ghi chú Tổng số Riêng năm 2009 A B C D E F G H I J K L Tổng nguồn 19 60.714 Thực hiện đầu tư 8 57.000 Khảo sát quy hoạch, chuẩn bị đầu tư 11 12.565 2.970 2.770 3.714 I Khảo sát quy hoạch 2 2.334 420 420 814 Khối quy hoạch kinh tế xã hội 1 834 420 420 414 1 Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Thanh Trì đến 2020 tầm nhìn 2030 1 Thanh Trì 834 420 420 414 UBND H.Thanh Trì Quy hoạch sử dụng đất 1 1.500 0 0 400 2 Quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh trì đến năm 2015 1 Thanh Trì 1.500 400 UBND H.Thanh Trì II Chuẩn bị đầu tư 9 10.231 2.550 2.350 2.900 A Chuyển tiếp 5 7.413 2.550 2.350 1.700 1 Xây dựng tuyến đường vào công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Pháp vân 1 Thanh Trì 1,5kmx30m 355 100 100 100 UBND H.Thanh Trì Phục vụ GPMB 2 Xây dựng đường nối Pháp Vân tới khu đấu giá Tứ Hiệp 1 Thanh Trì 3kmx27m 756 300 300 200 UBND H.Thanh Trì 3 Khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An 1 Thanh Trì 54,96ha 700 500 Công trình 1000 năm Thăng Long 3.1 Hạ tầng kĩ thuật khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An Thanh Trì 1.874 700 300 50 UBND H.Thanh Trì Ban QLDA Thanh Trì 3.2 Đường vào phía đông khu tưởng niệm Chu Văn An Thanh Trì 508 300 100 UBND H.Thanh Trì Ban QLDA Thanh Trì 3.3 Xây dựng cảnh quan và các công trình kiến trúc khu tưởng niệm Thanh Trì 800 450 UBND H.Thanh Trì Ban QLDA Thanh Trì 4 Lấy nước sông hồng qua kênh Hồng Văn để cải tạo sản xuất và môi trường 1 Thanh Trì 1.700ha 2.852 1000 150 300 UBND H.Thanh Trì Ban QLDA Thanh Trì 5 Xây dựng khu di dân GPMB 1 Thanh Trì 16,5ha 1.068 150 0 1.200 Ban QLDA Thanh Trì NS Tp ủy thác quỹ ĐTPT cấp phát B Dự án mới 4 Thanh Trì 2.818 0 200 UBND H.Thanh Trì 1 Xây dựng HTKT khu đất tái định cư phục vụ GPMB xã Tứ Hiệp 1 Thanh Trì 8ha 808 200 UBND H.Thanh Trì Ban QLDA Thanh Trì NS Tp ủy thác quỹ ĐTPT cấp phát 2 Xây dựng HTKT khu đất đấu giá quyền sử dụng đất xã Tứ Hiệp 1 Thanh Trì 2,4ha 500 300 UBND H.Thanh Trì Ban QLDA Thanh Trì NS Tp ủy thác quỹ ĐTPT cấp phát 3 Xây dựng khu đất tái định cư GPMB tại xã Triều Khúc 1 Thanh Trì 4ha 720 500 UBND H.Thanh Trì Ban QLDA Thanh Trì 4 Xây dựng khu đất tái định cư GPMB tại xã Tứ Hiệp 1 Thanh Trì 6,4ha 790 UBND H.Thanh Trì Ban QLDA Thanh Trì Phụ lục 4 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26060.doc
Tài liệu liên quan