Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu

Tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu: ... Ebook Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§¹i häc kinh tÕ quèc d©n =============== Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp §Ò tµi: n©ng cao hiÖu qu¶ sö dông lao ®éng t¹i c«ng ty cæ phÇn dông cô c¬ khÝ xuÊt khÈu Gi¸o viªn h­íng dÉn : ThS. Hµ S¬n Tïng Sinh viªn thùc hiÖn : §ç V¨n TuÊn Líp : QTKDTHA – K36 HÖ : T¹i chøc Hµ Néi - 2008 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU 1. Sự ra đời, quá trình hình thành và phát triển của công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu là một doanh nghiệp trực thuộc bộ Công nghiệp.Trải qua 47 năm xây dựng và phát triển,công ty đã ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường sản xuất hàng cơ khí và đồ gia dụng,một lĩnh vực đòi hỏi nhiều trang thiết bị máy móc và đội ngũ kỹ sư công nhân lành nghề. * Thời kỳ 1960-1965 Công ty cổ phần dụng cơ khí xuất khẩu được thành lập ngày 18/11/1960 với tên ban đầu là “Xưởng Y Cụ” trực thuộc bộ Y Tế quản lý.Nhiệm vị sản xuất kinh doanh chính của xưởng Y Cụ trong thời gian này là sản xuất bông băng,kẹp mạch máu và thuốc diệt muỗi trừ sốt rét....Tổng số lao động lúc này là 100 người với trang thiết bị chưa đầy đủ,cơ sở vật chất còn nghèo nàn và sản xuất mang tính thủ công. Đứng trước tình hình khó khăn như vậy,công ty đã dần dần từng bước củng cố và phát triển để phù hợp với nhiệm vụ mới tạo điều kiện hỗ trợ sản xuất và thống nhất quản lý. Ngày 27/12/1962 để phù hợp với sản xuất mới,tăng khả năng mở rộng và phát triển thị trường đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác quản lý,Bộ Y Tế quyết định hợp nhất xưởng y cụ chân tay giả thành “Công ty y cụ và chân tay giả”. Ngày 14/7/1964 công ty lại tách ra và thành lập “Nhà máy y cụ” với nhiệm vụ hàng đầu là sản xuất dụng cụ y tế,thiết bị bệnh viện,thiết bị dược phẩm và sửa chữa thiết bị y tế.Và đặc biệt trong thời gian này nhà máy đi sâu nghiên cứu chế tạo các sản phẩm phức tạp hơn và đã tự chủ trong sản xuất với đội ngũ công nhân lành nghề để tạo tiền đề phát triển nhanh về sản xuất. * Thời kỳ 1966-1975: Thời kỳ phát triển kinh tế phục vụ chiến đấu. Ngày 6/1/1971 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 06/TTB chuyển nhà máy y cụ sang Bộ Cơ khí luyện kim. Nhà máy vẫn giữ nguyên chức năng sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế. Trong thời gian này nhà máy được mở rộng hơn về diện tích, số lượng lao động và trang bị thêm máy móc thiết bị.....Giá trị sản xuất lên tới 2.800.000 đồng gấp 3,8 lần so với năm 1964. * Thời kỳ 1976-1990: Thời kỳ phát triển kinh tế tập trung. Thời kỳ này nhà máy chuyển hướng sản xuất sang các dụng cụ cơ khí cầm tay như kìm, cờ lê....đồng thời đưa vào sản xuất các sản phẩm gia đình như tủ lạnh, điều hoà,máy hút ẩm.... Đến năm 1977 những nỗ lực của nhà máy đã mang lại hợp đồng xuất khẩu đầu tiên với giá trị xuất khẩu là 563,000 đồng chiếm 8.9% tổng giá trị sản lượng. Đến năm 1980 nhà máy đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm và sản xuất xuất khẩu những sản phẩm tiêu dùng theo nhu cầu thị trường. Vì vậy tên gọi cũ không còn thích hợp nữa. Ngày 1/1/1985 Bộ cơ khí luyện kim đã chính thức đổi tên thành “nhà máy dụng cụ cơ khí xuất khẩu”. Tuy vẫn trong cơ chế quản lý bao cấp nhưng nhà máy vẫn tự chủ các mặt hàng sản xuất tìm kiếm thị trường mới. Chính vì vậy tới cuối năm 1985 giá trị sản lượng xuất khẩu của nhà máy đã tăng lên nhanh chóng,chiếm 70,29% trên tổng giá trị sản lượng sản xuất. Các sản phẩm của nhà máy đã có uy tín trên thị trường nước ngoài như các nước Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc.... * Thời kỳ năm 1991-1999: Năm 1991 hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, nhà máy đã mất đi một thị trường quan trọng. Thêm vào đó sự chuyển đổi cơ chế quản lý của nhà nước từ chế độ cơ chế hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường khiến cho nhà máy không còn được bao cấp như trước nữa, trong thời gian này nhà máy gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó nhà máy đã chủ động tìm những bạn hàng mới trong và ngoài nước, một mặt vẫn duy trì sản xuất các sản phẩm dụng cụ cầm tay như kìm điện, cờ lê....Mặt khác nhà máy mở rộng liên doanh liên kết với các công ty của Nhật Bản, Đài Loan....để sản xuất các mặt hàng gia dụng bằng thép không rỉ INOX. Ngày 1/1/1996 nhà máy đổi tên thành “Công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu” trực thuộc Bộ Công Nghiệp và được phép tự chủ trong mua-bán-xuất khẩu hàng hoá trực tiếp ra nước ngoài. Những năm gần đây tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá của công ty chiếm từ 10-15% giá trị tổng sản lượng. Công ty đã liên kết với nước ngoài sản xuất những linh kiện xe máy như hãng xe Honda, lắp ráp xe máy và các phụ tùng xe máy cho hãng xe của Nhật. Các sản phẩm của công ty bán ra chủ yếu là các mặt hàng gia dụng bằng INOX ,các thiết bị phụ tùng cơ khí đạt chất lượng cao được bạn hàng ưa chuộng. Ngoài ra công ty còn kinh doanh các mặt hàng khác như phân xưởng sản xuất bia và cho các doanh nghiệp khác thuê làm trụ sở giao dịch nhằm tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty. * Thời kỳ năn 2000 đến nay: Ngày 1/1/2001 theo quyết định số 62/2000/QD-BCN công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu thực hiện cổ phần hoá 100% chuyển thành công ty cổ phần với tên gọi mới là: “Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu ”. Với tổng số vốn điều lệ của công ty là 1,2 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ bán cho người lao động trong công ty là 91,7% và cổ phần hoá cho các đối tượng ở ngoài là 8,3% với giá trị cổ phần là 100 triệu đồng. Tổng số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong công ty chiếm 20% giá trị vốn nhà nước tại công ty. Tất cả cán bộ công nhân trong công ty đều tham gia mua cổ phần tức là đều là cổ đông chính của công ty. Người mua ít nhất là 30cổ phần, người mua nhiều nhất là 600cổ phần với giá trị của mỗi cổ phần là 1.000.000đồng. Hiện nay công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu có: - Trụ sở đặt tại: Lô 15A Khu công nghiệp Quang Minh – Mê Linh- Vĩnh Phúc. - Tên giao dịch quốc tế: EXPORT MACHINE TOOL STOCK COMPANY. - Diện tích mặt bằng: 30.000.000 m2. - Tổng lực lượng lao động: 1.200 người. 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty. Do mô hình của công ty là hạch toán độc lập nên cơ cấu tổ chức gồm nhiều bộ phận và kèm theo đó là những chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Nhưng chức năng và nhiệm vụ chính của công ty là duy trì, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ở trong và ngoài nước. Không những thế công ty cũng cần nắm bắt các công nghệ tiên tiến nhằm đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh. Hội đồng quản trị của công ty luôn đặt ra những nhiệm vụ bảo toàn và phát triển, đảm bảo việc làm cho các cổ đông đạt chỉ tiêu cổ tức, phát triển sản xuất kinh doanh. Do quy mô sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau nên việc hạch toán của công ty được áp dụng theo hình thức nhật ký chứng từ đối với phòng kế toán. 3. Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu . Bộ máy của công ty được chia thành nhiều bộ phận khác nhau với những chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Cụ thể: Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có nhiệm vụ theo dõi, giám sát hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát, quyết định mức cổ tức hàng năm với từng cổ phần, sửa đổi bổ sung điều lệ của công ty thông qua báo cáo tài chính hàng năm, mỗi năm triệu tập họp 2lần. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan tới mục đích quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị gồm 11 thành viên có nhiệm vụ chiến lược, phát triển phương án đầu tư của công ty, có quyền hạn bổ nhiệm, miễn nhiệm các cán bộ quản lý quan trọng như giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng..... Ban kiểm soát: gồm 3 thành viên do HĐQT cử ra chịu sự lãnh đạo trực tiếp của HĐQT. Có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các phương hướng, chính sách của các bộ phận mà hội đồng cổ đông và HĐQT đề ra và báo cáo cho HĐQT. Ban giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm trong số các thành viên của HĐQT gồm 3 người. + Giám đốc công ty: là người chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành mọi hoạt động SXKD, chịu trách nhiệm về hành vi cá nhân và kết quả SXKD của công ty, tổ chức thực hiện các phương án sản xuất, phát triển vốn...Nói chung giám đốc phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu hàng năm do HĐQT giao cho: bảo toàn và phát triển, đảm bảo việc làm cho các cổ đông đạt chỉ tiêu cổ tức, phát triển sản xuất kinh doanh. + Phó giám đốc kỹ thuật: là người trực tiếp phụ trách công tác kỹ thuật sản xuất, chỉ đạo SX và an toàn lao động, phụ trách công tác kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm và vật tư nhập kho. Được giám đốc uỷ quyền ký tất cả các phiếu vật tư, hàng hoá sản phẩm và các phiếu vật tư hàng hoá cho sản xuất. + Phó giám đốc sản xuất: là người trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm về tình hình tiêu thụ sản phẩm và toàn bộ công việc kinh doanh của công ty. Được giám đốc uỷ quyền ký toàn bộ các phiếu thu, phiếu chi dưới 10 triệu đông và ký các phiếu vật tư hàng hoá mang bán. - Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ xây dựng và việc theo dõi thực hiện các tiêu chuẩn sản xuất và các kế hoạch sản xuất dài hạn.Lập các phiếu xuất vật tư, cấp phát cho các phân xưởng sản xuất theo định mức do phòng kỹ thuật đưa ra. Theo dõi tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty để đưa ra các kế hoạch kịp thời và sát thực tế. - Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ chính là nghiên cứu, mở rộng thị trường , xây dựng các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tổ chức tham gia các buổi triển lãm giới thiệu sản phẩm của công ty. - Phòng kế toán – tài vụ:Là nơi cung cấp số liệu chủ yếu để giúp lãnh đạo công ty phân tích tình hình hoạt động SXKD của công ty. Có nhiệm vụ giám sát về tài chính nhằm theo dõi mọi hoạt động SXKD của công ty dưới hình thái tiền tệ, hạch toán các khoản chi phí, xác định kết quả SXKD, lập các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị theo quy định. - Phòng tổ chức lao động tiền lương: trực tiếp sự lãnh đạo của giám đốc, có nhiệm vụ sắp xếp và quản lý lao động, giải quyết các chế độ chính sách liên quan tới người lao động đồng thời đảm bảo trật tự trị an trong công ty như canh gác tại công ty, theo dõi công tác phòng cháy chữa cháy.....Xây dựng và quản lý định mức lao động, kế hoạch lao động và tiền lương tổ chức huấn luyện đào tạo chuyên môn, kỹ thuật an toàn, thi nâng bậc cho công nhân, thanh toán lương thưởng bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên. - Phòng hành chính: Có nhiệm vụ tiếp khách, quan hệ công tác trong và ngoài doanh nghiệp. Theo dõi và quản lý các giấy tờ đi và đến nội bộ,quản lý con dấu và chịu trách nhiệm về công tác văn thư, in ấn và phát hành các văn bản, công văn, cấp phát văn phòng phẩm, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cán bộ công nhân viên, sơ cấp cứu các tình huống tai nạn,ốm đau xảy ra trong công ty. -Phòng kỹ thuật: Chịu sự điều hành của phó giám đốc kỹ thuật, có nhiệm vụ thiết kế, hoàn thiện các quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, theo dõi chế thử sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã sản phẩm. Xây dựng các định mức về lao động, các định mức về tiêu hao vật tư. Quản lý tài liệu kỹ thuật, hồ sơ bản vẽ và công tác cải tiến kỹ thuật trong sản xuất. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm theo các quy trình công nghệ,kiểm tra sản phẩm, NVL mua về kho dự phòng. - Phân xưởng rèn,dập: Chịu trách nhiệm tạo phôi cho các sản phẩm cơ khí, quản lý các hệ thống cung cấp khí nén và các thiết bị dột dập phục vụ cho việc chế tạo phôi bằng các phương pháp cán kéo, rèn,dập, nóng và nguội. - Phân xưởng cơ khí I: Chuyên sản xuất kìm điện 180, 160, đùi dĩa xe đạp,phụ tùng xe máy các loại. - Phân xưởng cơ khí II: Chuyên sản xuất mỏ lết các loại, kìm điều chỉnh các loại, phụ tùng xe máy. - Phân xưởng cơ khí III: Sản xuất kìm điện 180, 160, đùi dĩa xe đạp, đồ gia dụng INOX và quản lý các thiết bị nhiệt luyện có tần số cao. Đồng thời tiến hành gia công thìa, dĩa cho Nhật Bản. Phân xưởng mạ: Chịu trách nhiệm trang trí bề mặt sản phẩm bằng các phương tiện hoá học. PX này có nhiệm vụ đánh bang bề mặt kim loại, điện hoá các sản phẩm bằng INOX. - Phân xưởng dụng cụ: Chủ yếu sản xuất các dụng cụ cắt gọt cho ngành cơ khí khuôn mẫu các loại và quản lý khu nhiệt luyện bằng các điện tử. - Phân xưởng cơ điện: Đảm bảo công tác sửa chữa các máy công cụ trong công ty. Lắp đặt chạy thử các thiết bị mới, quản lý hệ thống điện nước trong công ty, chế tạo các thiết bị phụ tùng thay thế và nhận gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng. Để phù hợp với yêu cầu SXKD, cơ cấu tổ chức hoạt động và quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu Chủ tịch HĐQT PGĐ kỹ thuật Giám đốc PGĐ sản xuất Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh Phòng kế toán tài vụ PX rèn dập Phòng hành chính Phòng kỹ thuật Phòng TCLĐ tiền lương PX cơ khí I PX cơ khí II PX cơ khí III PX mạ PX lắp ráp PX cơ điện (Nguồn: Phòng hành chính) 4. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động của công ty. 4.1 Đặc điểm về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị. Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí. Công ty thực hiện đa dạng hoá sản phẩm vừa sản xuất những mặt hàng truyền thống, vừa sản xuất các mặt hàng thiết yếu. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của công ty, hoà nhập với thị trường thế giới, sự khuyến khích đầu tư nước ngoài của nhà nước, công ty đã liên kết, liên doanh với nhiều công ty nước ngoài như xưởng thiết bị liên doanh với Thuỵ Sỹ, phân xưởng cơ khí gia công các chi tiết trong cấu tạo xe gắn máy hãng VMEP( Đài Loan), cần khởi động cần số.Bên cạnh đó sản xuất ra các sản phẩm đồ gia dụng thiết bị phụ tùng cơ khí.Đồng thời ký kết các hợp đồng cung cấp các mặt hàng truyền thống như kìm điện, đùi đĩa xe đạp, tôvit, phụ tùng xe máy các loại.....Sản xuất thêm các sản phẩm đồ gia dụng bằng INOX, ký hợp đồng làm chi tiết cho hãng HONDA, YAMAHA, SUZUKI, FORD... Ngoài ra công ty còn tận dụng vị trí mặt bằng rộng dùng cho các cơ quan trong và ngoài nước thuê làm trụ sở giao dịch nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách của công ty. Bảng 1: Một số sản phẩm chính của công ty STT Tên sản phẩm Vật liệu gia công Bề mặt sản phẩm 1 Kìm điều chỉnh Thép C45 Mạ Niken 2 Kìm điện Thép C45 Mạ Niken 3 Kìm tuốt dây Thép C45 Mạ Niken 4 Kìm thông tin Thép C45 Mạ Niken 5 Cờ lê các loại Thép C45 Mạ Niken 6 Bộ cờ lê chìm Thép C45 Mạ Niken 7 Đùi đĩa xe đạp Thép C45 Mạ Niken 8 Cần khởi động Thép C45 Mạ Niken 9 Đồ gia dụng INOX INOX 10 Các bộ dụng cụ cho xe máy Thép C45 Mạ Niken 11 Cần số xe máy Thép C45 Mạ Niken 12 Bulông ốc vít các loại Thép C45 Mạ Niken 13 Các loại vòng đệm xe máy Thép C45 Mạ Niken 14 Các loại mỏ lết Thép C45 Mạ Niken 15 Thiết bị thuỷ điện Thép C45 Mạ Niken (Nguồn: Phòng quản lý chất lượng) * Sơ lược chung về quy trình sản xuất của công ty Quy trình sản xuất các sản phẩm của công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu là một quy trình phức tạp đòi hỏi có đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề. Từ khâu tạo phôi đến khâu mạ và lắp ráp thành phẩm đòi hỏi phải thực hiện một cách tuần tự các quy trình công nghệ đặt ra cho từng sản phẩm. Do đa dạng hoá về mặt hàng chủng loại sản xuất nên đảm bảo cho quy trình sản xuất có hiệu quả, bộ máy của công ty tổ chức theo mô hình quản lý tập trung với bộ máy quản lý gọn nhẹ, thông tin thống nhất kịp thời. Điều này tạo rất nhiều thuận lợi để duy trì một dòng chảy trong quá trình sản xuất được liên tục, quan trọng hơn nữa giảm được rất nhiều chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty tuần tự theo các bước sau đây: - Bước 1: Cắt đoạn và tạo hình do phân xưởng rè dập thực hiện. - Bước 2: Chuyển phôi từ phân xưởng rèn dập sang các phân xưởng cơ khí để gia công các công đoạn cơ khí. - Bước 3: Bán thành phẩm ở phân xưởng cơ khí chuyển xuống phân xưởng mạ để đánh bóng và trang trí bề mặt bảo vệ độ bền cho sản phẩm. - Bước 4: Chuyển các sản phẩm ở phân xưởng mạ sang phân xưởng lắp ráp và nhập kho thành phẩm. Kết thúc một quá trình sản xuất một sản phẩm. Sơ đồ 2 : Quy trình công nghệ sản xuất của công ty: NVL ban đầu Chế tạo phôi rèn rập Nhập kho bán thành phẩm Gia công nguội để hoàn thiện SP Nhiệt luyện Gia công cơ khí,tiện,phay,bào.... Mạ sản phẩm Lắp ráp hoàn chỉnh Nhập kho thành phẩm (Nguồn: Phòng kỹ thuật) Mô tả quá trình xuất nguyên vật liệu trực tiếp cho các xưởng sản xuất: Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm nên NVL dùng để sản xuất SP có rất nhiều loại với các tính năng, công dụng khác nhau.Các loại NVL mà công ty sử dụng bao gồm: - NVL chính: thép các loại, inox, đồng dương cực, Niken. - NVL phụ: dầu mỡ,đinh,xút,cao lanh... - Nhiên liệu: xăng A76, xăng A02.... - Phụ tùng thay thế - Phụ tùng thu hồi Theo nguyên tắc tất cả các nguyên vật liệu mua về phải nhập kho công ty sau đó tuỳ thuộc vào yêu cầu, mục đích chế tạo sản phẩm của PX mà NVL được xuất kho giao cho các PXSX với số lượng tương ứng. Tuy nhiên, nếu trong tháng có phát sinh đơn đặt hàng đột xuất mà trong kho không có đủ NVL để đáp ứng yêu cầu SX thì NVL mua về được sử dụng ngay không cần phải nhập kho.Việc xuất kho vật tư cho các PX đều phải tuân theo các trình tự sau đây: Căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và các hợp đồng đã ký kết, phòng kỹ thuật xây dựng định mức tiêu hao VL và yêu cầu kỹ thuật. Sau đó dựa trên các yêu cầu và định mức đó xuống kho vật tư duyệt và viết phiếu xuất vật tư cho các PX.NVL được xuất dùng cho SXSP nào được ghi trực tiếp cho SP đó. Sau khi đã xem xét tính hợp lý của phiếu xuất kho, thủ kho sẽ tiến hành xuất NVL cho các PX. Phiếu xuất kho được viết thành 3 liên: một liên được thủ kho giữ làm cơ sở ghi thẻ kho sau đó nộp cho phòng kế toán NVL, một liên giữ lại cho bộ phận kế toán PS và một liên lưu lại phòng vật tư để thanh toán với PX. Căn cứ vào phiếu xuất kho, thủ kho tiến hành vào sổ chi tiết vật tư. Sổ chi tiết vật tư được dùng để theo dõi từng biến động của NVL trong kho theo chỉ tiêu số lượng và giá trị mỗi lần nhập, xuất, tồn kho vật liệu.Vì vậy thủ kho chịu trách nhiệm theo dõi chi tiết từng biến động của NVL trong kho, giữ và ghi chép hàng ngày theo trật tự thời gian.Sổ chi tiết được mở theo từng kho và từng loại NVL 4.2 Đánh giá khái quát về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu. Công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập trong Tổng công ty điện máy và thiết bị công nghiệp thuộc Bộ công nghiệp. Kể từ khi chuyển sang cổ phần hoá 100%, hoạt động của công ty có những chuyển biến tích cực, điều đó thể hiển thông qua giá trị sản lượng, tổng doanh, lợi nhuận cũng như cơ cấu nguồn vốn qua các năm. Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2006-2007 ĐVT: trđ STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Mức tăng giảm Tỷ lệ (%) A TSLĐ và đầu tư NH 27.300.080.968 40.927.440.864 13.627.359.896 49.92 I Tiền 4.090.622.786 6.542.809.359 2.452.186.573 59.95 1 Tiền mặt 45.260.653 165.120.429 119.859.776 264.82 2 TGNH 4.045.362.133 6.377.688.930 2.332.326.797 57.65 II Các khoản phải thu 10.702.240.791 13.057.616.195 2.355.375.404 22 III Hàng tồn kho 11.815.723.862 20.942.923.199 9.127.199.337 77.25 IV Các khoản đầu tư TCNH 691.493.529 358.476.961 -333.016.568 -48.16 V Tài sản lưu động khác 0 25.615.150 25.615.150 100 B TSCĐ và đầu tư DH 8.660.265.676 14.864.710.311 3.204.444.635 37 I Tài sản cố định 6.562.751.676 7.348.907.211 786.155.635 11.98 1 TSCĐ hữu hình 6.562.751.676 7.348.907.311 786.155.635 11.98 2 TSCĐ thuê tài chính 0 0 0 0 3 TSCĐ vô hình 0 0 0 0 II Chí phí xây dựng CB dở dang 0 5.418.289.000 5.418.289.000 100 III Các khoản đầu tư tài chính DH 2.097.514.000 2.097.514.000 0 0 IV Chi phí trả trước DH Tổng cộng tài sản 35.960.346.644 55.792.151.175 19.831.804.531 55.15 Nguồn vốn A Nợ phải trả 6.736.233.826 14.347.774.457 7.611.540.631 112.99 I Nợ ngắn hạn 6.688.266.018 14.347.774.457 7.659.508.439 114.52 II Nợ dài hạn 0 0 0 0 III Nợ khác 47.957.808 0 -47.957.808 -100 B Nguồn vốn CHS 29.224.122.818 41.444.376.718 12.220.253.900 41.81 I Nguồn vốn,quỹ 29.152.833.375 41.221.981.118 12.069.147.743 41.4 II Nguồn kinh phí,quỹ khác 71.289.443 222.395.600 151.106.157 211.96 Tổng cộng nguồn vốn 35.960.346.644 55.792.151.175 19.831.804.531 55.15 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2006-2007) + Về cơ cấu tài sản: Theo số liệu bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu năm 2006, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là: 40.927.440.864 đồng chiếm 73.36% tổng tài sản. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 14.864.710.611 đồng chiếm26.64% trên tổng tài sản.Năm 2007 tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng so với năm 2006. Điều này là do doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá 100% và mở rộng quy mô hoạt động,tìm kiếm các thị trường mới, phát triển xuất khẩm. Tổng tài sản đã tăng 55.15% so với năm 2006. + Về cơ cấu nguồn vốn: Theo số liệu ở bảng cân đối năm 2006, tổng nợ phải trả là 14.347.774.457 đồng chiếm 25.72% tổng nguồn vốn.Nguồn vốn chủ sở hữu là 41.444.376.718 đồng chiếm 74.28% tổng nguồn vốn. Nợ phải trả tăng 112.99% nhưng nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng 41.81%. Công ty chủ yếu sử dụng Nợ ngắn hạn để tài trợ cho TSLĐ và đầu tư ngắn hạn. Do nợ dài hạn bằng 0 nên công ty dùng nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư cho TSCĐ và đầu tư dài hạn. 4.3 Đặc điểm về lao động của công ty. Lao động là một trong những nguồn lực vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Nguồn lao động của công ty luôn có những nét đặc thù riêng để phù hợp với những đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình và luôn có mối quan hệ chặt chẽ với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Để công ty hoàn thành được yêu cầu sản xuất kinh doanh, công ty đã từng bước ổn định đội ngũ cán bộ quản lý và công nghệ, kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất hợp lý để thực hiện tốt nhiệm vụ Bảng 3 : Cơ cấu lao động và trình độ chuyên môn của công ty.. ĐVT: người STT Chỉ tiêu Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1 Tổng số CBCNV Nam Nữ 1.200 900 300 100 75 25 2 Cán bộ quản lý CB kinh tế CB hành chính CB kỹ thuật 150 50 30 70 12.5 4.2 2.5 5.8 3 Công nhân sản xuất 1050 87.5 4 Đại học 100 8.3 5 Cao đẳng 50 4.16 6 Công nhân sản xuất 1050 87.5 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động) So với năm 2005, năm 2006, năm 2007 thì số lao động trong công ty tăng 20%, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên tăng gấp 2 lần so với các năm trước. Số công nhân có bằng đại học trong công ty cũng tăng 10 % và nhưng công nhân có trình độ hết phổ thông cũng nhiều. Số lao động trong công ty dưới 30 tuổi chiếm 51%, ngoài ra hơn 70% lao động hết PTTH. Đây cũng là thuận lợi cho công ty trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân, số công nhân có tay nghề cao và đã qua đào tạo là 700 người chiếm 66% tổng số công nhân. Như vậy, công ty đã bố trí một cách hợp lý trong từng bộ phận sản xuất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đội ngũ công nhân sản xuất chủ yếu có độ tuổi dưới 30. Điều này nhằm giảm bớt thời gian ngừng nghỉ việc do sức khoẻ,giúp cho việc tổ chức các phong trào thi đua, tiếp thu các thành tựu khoa học, tiếp nhận công nghệ mới hiệu quả hơn. Công ty thường xuyên có chính sách phúc lợi, đãi ngộ và đào tạo nhân viên. Hàng kỳ công ty có tổ chức tuyển dụng bằng nhiều phương pháp khác như: + Đưa thông tin tuyển việc lêm các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí,internet.... + Cử chuyên viên của công ty tới các trường chuyên nghiệp để có thể tuyển lựa được sinh viên phù hợp. + Thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm. Công ty tổ chức lao động theo các hình thức phân công lao động: + Theo chức năng + Theo công nghệ + Theo mức độ phức tạp của công việc Đồng thời với việc phân công lao động thì công ty cũng có mức lương thưởng phù hợp và khuyến khích người lao động. Lương được trả theo kỳ và theo năng suất lao động. Công ty cũng có chế độ đóng bảo hiểm cho công nhân viên và thường xuyên tạo điều kiện để công nhân viên năng cao tay nghề hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cơ khí đòi hỏi công ty phải đảm bảo an toàn lao động cho công nhân ở mức cao nhất PHẦN II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong thời gian vừa qua công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu đã đạt được những thành tựu đáng kể về nhiều mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống xã hội, vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp,vừa góp phần chung vào công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Công ty đã chủ động tìm kiếm các đối tác trong và ngoài nước,tiến hành đầu tư mạnh theo chiều sâu, đổi mới dây chuyền công nghệ, phương thức quản lý. Bên cạnh đó công ty có một cơ sở vật chất khá tốt, đội ngũ cán bộ công nhân viên tay nghề cao, nhiệt tình đóng góp cho sự thành công của công ty.Với một mặt bằng vững chắc như vậy, công ty tin tưởng sẽ phát triển thành công trong thời kỳ hội nhập kinh tế WTO. Tuy nhiên, chấp nhận thử thách là một hướng đi đúng đắn và mạnh dạn mà lãnh đạo công ty đã tiến hành. Chủ động tìm đến bạn hàng, tiếp cận mở rộng thị trường tìm thêm nhiều đối tác làm ăn mới. Một số thị trường quen thuộc của Việt Nam như các nước thuộc khối ASEAN, Châu Á đang được công ty xúc tiến tìm kiếm đối tác. Bên cạnh đó một thị trường rất mầu mỡ và có sức mua cao là thị trường Châu Âu. * Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là một chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua kết quả hoạt động kinh doanh trước tiên ta có thể thấy được doanh thu và lãi mà doanh nghiệp thu được trong kỳ. Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2006-2007 ĐVT: trđ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Mức tăng giảm Tỷ lệ Doanh thu thuần 74.436.979.112 121.657.770.917 47.220.791.805 63.44 Giá vốn hàng bán 60.104.568.908 97.954.719.822 37.850.150.914 62.97 Lợi nhuận gộp 14.332.410.204 23.703.051.095 9.370.640.891 65.38 Chi phí hang bán 1.947.611.215 4.595.074.756 2.647.463.541 135.93 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 11.265.551.232 17.439.268.199 6.173.716.967 54.8 Thu nhập hoạt động TC 77.097.170 105.651.270 28.554.100 37.03 Chi phí hoạt động TC 15.299.080 177.758.417 162.459.337 1061.89 Lợi nhuận thuần từ HĐ TC 61.798.090 -72.107.147 -133.905.237 -216.68 Các khoản thu nhập bất thường 113.488.815 69.412.587 -44.346.228 -39.075 Chi phí bất thường 80.729.064 51.163.000 -29.566.064 -36.62 Lợi nhuận bất thường 32.759.751 17.979.857 -14.779.894 -45.12 Tổng lợi nhuận trước thuế 11.360.109.073 17.385.140.909 6.025.031.836 53.04 Thuế thu nhập DN phải nộp 1.817.617.451 2.433.919.727 616.302.276 33.9 Lợi nhuận sau thuế 9.542.491.622 14.951.221.182 5.408.729.560 56.68 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006-2007) Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm gần đây ta thấy doanh thu và lợi nhuận năm nay cao hơn hẳn năm trước và được thể hiện cụ thể như sau: + Về doanh thu: Năm 2006 đạt 12.657.770.917 tăng 47.220.791.805 đồng tương ứng tăng 63.44%. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang phát triển rất tốt. Tuy nhiên, doanh thu tăng đồng thời tăng giá vốn hang bán cũng tăng giảm nhưng với tốc độo 62.97% chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu 63.44%. Do đó doanh thu vẫn tăng. + Về lợi nhuận gộp: Doanh thu tăng dẫn tới lợi nhuận của năm 2007 cũng tăng. Năm 2007 đạt 23.703.051.095 đồng tăng 9.370.640.891 đồng so với năm 2006 tương ứng tăng 65.38%. Doanh thu tăng đồng thời chi phí bán hang cũng tăng 2.647.463.541 đồng, do đó lợi nhuận sau thuế của công ty có tăng nhưng không tăng nhiều. Mặt khác nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của 2năm 2006-2007 ta nhận thấy:chi phí bán hang tăng 2.647.463.541 đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 549.460.383 đồng,đồng thời lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và thu nhập từ hoạt động tài chính tăng 54.8% và 37.03%. Điều này chứng tỏ công ty chú trọng phát triển khâu bán hang và xuất khẩu ra ngoài thị trường quốc tế đem lại những lợi nhuận không nhỏ. Doanh thu và lợi nhuận tăng dẫn tới các khoản nộp cho nhà nước tăng đáng kể. Năm 2004 khoản nộp ngân sách đạt 2.433.919.727 đồng tăng 616.302.276 đồng tương ứng tăng 33.9% so với năm 2006. Bên cạnh đó,chi phí hoạt động tài chính năm 2007 đạt 177.758.417 đồng tăng đột biến 162.459.337 đồng tương ứng tăng 1061.89% so với năm 2003. Điều này dẫn tới lợi nhuận thuần từ hoạt động TC giảm mạnh còn -72.107.147 đồng tức là giảm -133.905.237 đồng tương ứng với 216.68%. 2. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu . Bảng 5 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. ĐVT: ngđ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2005/2006 Sosánh 2006/2007 CL TL(%) CL TL(%) Tổng số lao động 613 630 650 17 2,77 20 3,17 Tổng quỹ lương 735,6 1.134 1.365 398,4 54,16 231 20,37 TNBQ tháng 1,2 1,8 2.1 0,6 50,00 0,3 16,66 NSLĐ 44,99 47,86 49,60 2,87 6,38 1,74 3,64 Khả năng sinh lời của một nhân viên 4,23 5,20 5,51 0,97 22,93 0,31 5,96 Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương 0,027 0,037 0,042 0,01 37,03 0,005 13,51 Hiệu suất tiền lương 3,52 2,89 2,62 -0,63 -17,90 -0,27 -9,34 Biểu đồ 2: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ( Nguồn: phòng tài chính kế toán) 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu. Về năng suất lao động bình quân ta thấy có sự tăng lên theo các năm. Năm 2003 đạt 44,99 triệu VNĐ/người. Năm 2004 đạt 47,86 triệu VNĐ/ người. Tăng so với năm 2002 là 2,87 triệu VNĐ/người đạt tỉ lệ tăng là 6,37%. Năm 2005 năng suất lao động bình quân là 49,60 triệu VNĐ/người cao hơn năm 2004 là 1,74 VNĐ/người tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,64%. Như vậy tỉ lệ tăng năng suất lao động của Công ty năm 2005 so với 2004 là cao hơn, đồng thời số lượng lao động hàng năm của Công ty lại tăng với tỷ lệ năm 2005 cao hơn năm 2004, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động của Công ty là không cao, Công ty không phát huy được hết khả năng của người lao động. Trong khi đó, doanh thu của Công ty cũng tăng nhưng với tỷ lệ năm 2005 thấp hơn năm 2004, đây là kết quả ủa một năm hoạt động kém hiệu quả , khôn ghoàn thành được chỉ tiêu so với năm trước, sản xuất bị tắc nghẽn và cầm chừng. 1.2 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của nhân viên Năm 2003 mỗi nhân viên sinh lời 4,23 triệu đồng, đến năm 2004 là 5,20 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2003 là 0,97 triệu đồng đạt tỷ lệ tăng 22,93%. Năm 2005 con số này là 5,51 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 0,31 triệu đồng ứng với tỷ lệ 5,96%. Từ đây có thể thấ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7772.doc