Nâng cao hiệu quả sử dụng các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010

Nâng cao hiệu quả sử dụng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010” CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG I. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của Khu công nghiệp 1. Khái niệm về Khu công nghiệp Khu công nghiệp (KCN) là một lãnh địa được phân chia và phát triển có hệ thống theo một kế hoạch tổng thể nhằm cung ứng các thiết bị kỹ thuật cần thiết, cơ sở hạ tầng, phương tiện công cộng phù hợp với sự phát triển của một liên hiệp các ngành công

doc46 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp nhằm đạt hiệu quả trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh. Ở Việt Nam, theo Điều 2 trong “Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, khu công nghệ cao” được Chính phủ ban hành năm 1997 có quy định: “KCN là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong KCN có thể có Khu chế xuất (KCX)”. 2. Đặc trưng cơ bản của Khu công nghiệp KCN là một tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp luôn gắn liền phát triển công nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng và hình thành mạng lưới đô thị, phân bố dân cư hợp lý. KCN có những đặc điểm chính sau đây: Thứ nhất, KCN có vị trí xác định, là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Thứ hai, trong KCN thường có những chính sách kinh tế, chính sách ưu đãi đặc thù (thông thường mỗi KCN có thể có các chính sách khuyến khích khác nhau). Tuy nhiên, các chính sách đó phải phù hợp với khuôn khổ chung của cả nước. Nhằm thu hút vốn đầu tư cả trong và ngoài nước; tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn cho phép các đầu tư sử dụng những phạm vi đất đai nhất định đã có trong khu quy hoạch để thành lập các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh tế, dịch vụ với những ưu đãi về thủ tục xin cấp phép và thuế đất (giảm hoặc miễn thuế),… Thứ ba, nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu thu hút từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Thông thường Chính phủ thường bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng như: san lấp mặt bằng, làm đường giao thông,…Tuy nhiên, có một số KCN ở Việt Nam thì kinh phí san lấp mặt bằng, xây dựng đường giao thông, hệ thống điện,… cũng kêu gọi các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước. Thứ tư, sản phẩm của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN thường là các sản phẩm có chất lượng cao, đối tượng chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu trong nước. Thứ năm, KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại song song: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, và cả doanh nghiệp 100% vốn trong nước. II. Vì sao phải tăng cường hiệu quả sử dụng các Khu công nghiệp tại địa phương 1. Vai trò của Khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình thực hiện CNH- HĐH đất nước (theo Nghị quyết Trung ương khoá VIII). Để thực hiện được mục tiêu này, chúng ta cần thực hiện sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế toàn diện phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước và cơ cấu kinh tế quốc dân trên tất cả các lĩnh vực. Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy, khai thác thành công mô hình KCN sẽ là nhịp cầu nối liền nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với nền kinh tế công nghiệp hiện đại; thúc đẩy phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Đối với lĩnh vực kinh tế, với thuận lợi về vị trí, ưu đãi về chính sách và cơ chế, KCN khuyến khích thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các KCN. Sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các KCN là một trong những điều kiện mang tính quyết định đến sự phát triển lĩnh vực công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế địa phương nói chung. Đối với lĩnh vực xã hội, phát triển KCN sẽ góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm; thu hút lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp; góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân. Thực tế đã chứng minh, đối với người lao động có việc làm và thu nhập ổn định là một trong những điều kiện quan trọng góp phần hạn chế những tệ nạn xã hội (như: trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, …) do cuộc sống “nhàn rỗi” và thiếu thốn gây nên. Có thể nói, phát triển KCN đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội từ giải quyết tình trạng thất nghiệp, nâng cao thu nhập của người dân đến góp phần ổn định trật tự và an ninh xã hội. Đối với lĩnh vực môi trường, phát triển KCN tạo điều kiện thuận lợi để tập trung xử lý nước thải, khói bụi,… do hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra. Trước đây, khi chưa phát triển KCN thì các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hoá chất) “tự do” xả nước thải, hoá chất, khói bụi,… mà chỉ qua xử lý sơ sài, thậm chí còn chưa qua xử lý. Điều đó, dẫn tới hậu quả tất yếu là huỷ hoại môi trường, ô nhiễm nguồn nước,… đã gây tác động xấu đến cuộc sống của người dân. Mặc dù, hiện nay với việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường (như: tiêu chuẩn về nước thải, khói bụi,…) có thể thải ra môi trường, các doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải, làm gia tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Nếu mỗi doanh nghiệp đều đầu tư một hệ thống xử lý chất thải riêng rẽ sẽ khiến các doanh nghiệp mất một khoản chi phí rất lớn, thậm chí hiệu quả xử lý còn không cao. Một trong những giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng này là phát triển các KCN. Bởi phát triển các KCN tạo điều kiện tập trung xử lý chất thải, góp phần giảm thiểu chi phí trong quá trình xử lý chất thải cho các doanh nghiệp. Đồng thời còn góp phần nâng cao hiệu quả xử lý. Vì vậy, làm thế nào để có thể xây dựng và sử dụng một cách có hiệu quả các KCN là điều trăn trở của các nhà quản lý vĩ mô. Thành công trong lĩnh vực này sẽ nhanh chóng đưa địa phương mở cửa bước ra hoà nhập một cách bình đẳng với các thành phố khác trong khu vực và trên thế giới. Phát triển KCN tác động mạnh đến tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Phát triển KCN sẽ góp phần: 1.1 Thu hút đầu tư trong và ngoài nước KCN với những chính sách ưu đãi đặc biệt so với sản xuất trong nước đã trở thành môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp phần giúp địa phương có thêm vốn đầu tư; tiếp cận kỹ thuật và công nghệ mới; học hỏi được kinh nghiệm, phương cách quản lý tiến tiến, khoa học của nước ngoài. Theo Ngân hàng Thế giới, các dự án thực hiện trong các KCN phần lớn do các nhà đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài ( khoảng 40% các dự án do đầu tư trong nước thực hiện, 29% do liên doanh với nước ngoài và 31% do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện). Do vậy, KCN đã đóng góp đáng kể trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Cùng với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với thuận lợi về vị trí, ưu đãi về chính sách và cơ chế, KCN còn khuyến khích thu hút các nhà đầu tư trong nước, một nguồn vốn tiềm tàng rất lớn trong dân chúng (theo thống kê hiện nay nước ta vẫn còn khoảng trên 30% nguồn vốn tiết kiệm trong dân). Nguồn vốn này có ý nghĩa rất quan trọng và cũng là nguồn vốn rất lớn còn chưa được khai thác và sử dụng một cách xứng đáng. KCN sẽ tạo môi trường và cơ hội phát huy năng lực về vốn cũng như sản xuất kinh doanh trong cùng một điều kiện ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thông qua việc liên doanh, liên kết các doanh nghiệp trong nước có điều kiện cũng như cơ hội tiếp thu kinh nghiệm quản lý, trình độ điều hành, sử dụng các trang thiết bị và công nghệ hiện đại của nước ngoài, bồi dưỡng nhân tài, thử nghiệm các phương án cải cách nhằm tiến ra trình độ thế giới. Ngoài ra, phát triển KCN góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế nhập khẩu; thu hút các nhà đầu tư nước ngoài là một trong những điều kiện quan trong giúp nước chủ nhà tăng nguồn thu ngoại tệ phục vụ phát triển kinh tế trong nước. Tạo công ăn việc làm cho người lao động Theo thống kê, tình trạng phổ biến của các nước kém phát triển cũng như các nước đang phát triển là dân số tăng hết sức nhanh chóng, song tốc độ tăng trưởng kinh tế lại rất chậm, tỉ lệ tích luỹ và đầu tư thấp. Tình trạng đó dẫn tới hậu quả tất yếu là thiếu việc làm, nạn thất nghiệp ngày càng ra tăng, trở thành sức ép rất lớn đối với Chính phủ. Để giải quyết vấn đề này, một trong những giải pháp quan trọng mà các nhà quản lý vĩ mô hướng tới là phát triển các KCN. Với mong muốn tận dụng sự phát triển của các KCN để giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động. Điều này hoàn toàn có thể làm được vì các chủ đầu tư cả trong và ngoài nước đều mong muốn tận dụng nguồn lao động dồi dào và rất rẻ của nước chủ nhà để tăng lợi nhuận trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cũng tuỳ thuộc vào từng loại ngành nghề mà có lao động ở các trình độ khác nhau. Ngành nghề càng đa dạng càng thu hút được nhiều lao động nhàn rỗi. Ngoài một bộ phận được đào tạo, còn có một tỉ lệ lao động đáng kể là lao động phụ nữ trẻ chưa lập gia đình, không có tay nghề và một bộ phận lớn lao động chuyển từ nông thôn ra làm việc (theo kết quả điều tra của Ngân hàng Thế giới, đến nay trung bình số việc làm trong các KCN của tất cả các nước trên thế giới chiếm khoảng trên 40% tổng số việc làm). Hầu hết các nước đang phát triển, đều là các nước có nền kinh tế lạc hậu, có tỉ lệ bán thất nghiệp cao. Ngoài ra, do sức ép phát triển kinh tế, tại các nước này có tốc độ đô thị hoá nhanh chóng, dẫn tới tình trạng diện tích đất đai dùng cho phát triển nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.Thêm vào đó, số người thất nghiệp ở đô thị ngày càng tăng và chủ yếu là những người vừa đến tuổi lao động do dân số tăng nhanh. Chính vì vậy, một trong những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay là phải tạo công ăn việc làm, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân. Do đó, phát triển các KCN nhằm thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm giải quyết tình trạng trên và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ. 1.3 Tiếp nhận kỹ thuật công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý hiện đại Theo thống kê, hiện nay hầu hết các nước đang phát triển đều rơi vào tình trạng phổ biến là thiết bị sản xuất cũ, quy trình công nghệ lạc hậu. Trong khi những yếu tố này lại đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Do đó, họ coi việc tiếp thu công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất không chỉ là nhiệm vụ truớc mắt mà còn là mục tiêu có tính chiến lược. Kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước đi trước cho thấy, việc ứng dụng tiến bộ công nghệ của nước ngoài là một trong những bí quyết phát triển. Sao chép những phương pháp hiệu quả hơn, đưa chúng vào áp dụng trong nước thường là một giải pháp mang tính truyền thống của các nước phát triển. Bởi các nước phát triển có nguồn vốn, công nhân và kỹ sư lành nghề,…thường rất dồi dào. Nhưng đối với các nước nghèo thì phương pháp trên lại không thể dễ dàng áp dụng được. Bởi cho dù các nước nghèo có thể có các chuyên gia kỹ thuật được trang bị những tri thức công nghệ tiên tiến nhưng vẫn không thể thực hiện được vì còn quá nhiều hàng rào ngăn cản như: vốn đầu tư thấp, công nhân và nhiều kỹ sư lành nghề hầu như rất ít,…không đáp ứng được yêu cầu. Chính vì vậy, một phương pháp thay thế hữu hiệu phương pháp “sao chép” mà các nước phát triển vẫn làm là phát triển các KCN. Qua đó, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đưa vào KCN những thiết bị kỹ thuật tiên tiến, quy trình công nghệ hiện đại nhằm sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế có đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Từ đó, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp của các vùng, các khu vực đổi mới thiết bị và công nghệ, nâng cao từng bước chất lượng sản phẩm. Xuất phát từ trang thiết bị hiện đại, công nghệ kỹ thuật tiên tiến, các cán bộ quản lý, các công nhân kỹ thuật và viên chức làm việc tại các KCN sẽ được đào tạo lại, đào tạo bổ xung cho thích hợp. Và họ cũng là lực lượng trực tiếp tiếp thu tác phong công nghiệp, kinh nghiệm quản lý, phương pháp kiểm tra chất lượng hiện đại,… nhằm thích ứng với cơ chế thị trường và đạt hiệu quả cao. Những kết quả này không chỉ mang lại tại các KCN mà theo hiệu ứng lan truyền nó còn tác động mạnh đến sự thay đổi đến các doanh nghiệp hoạt động bên ngoài KCN, làm cho các doanh nghiệp này cũng thay đổi theo. 1.4 Tăng cường các mối liên kết và tác động ngược trở lại nền kinh tế Phát triển KCN là một trong những điều kiện tiền đề để thúc đẩy sự phát triển toàn diện trong vùng, mở của nền kinh tế trong nước cho hệ thống mậu dịch và tài chính quốc tế phát triển, hợp tác kinh tế đối ngoại,… nhằm đẩy mạnh công cuộc CNH - HĐH đất nước. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các KCN được coi như một bộ phận cầu nối giúp nước chủ nhà mở cửa nhìn ra thế giới bên ngoài; tăng cường mối liên kết trao đổi hàng hoá, dịch vụ và kỹ thuật với thế giới bên ngoài. Thực tế đã chứng minh, phát triển KCN còn tạo ra sự tác động ngược trở lại đối với sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước thông qua việc cung cấp các dịch vụ như: cung cấp nguyên vật liệu; lắp ráp, chế biến sản phẩm;… cho các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN. Ảnh hưởng của các KCN đối với phần còn lại của nền kinh tế thông qua hiệu ứng số nhân của Keynes. Ví dụ, một KCN đi vào hoạt động trực tiếp đem lại việc làm cho người lao động (làm việc trong KCN) còn gián tiếp tạo việc làm cho các địa phương xung quanh thông qua việc cung cấp các dịch vụ phục vụ sự phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN. Nếu một năm một KCN trả lương cho công nhân (trong vòng một năm) là 10 triệu USD. Với tiền mua nguyên vật liệu, mua các dịch vụ ở địa phương sẽ gián tiếp tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động. Và nếu tỉ lệ tiêu dùng là 2/3 thu nhập thì 10 triệu USD của công nhân sẽ góp phần tăng thu nhập của các khu vực lân cận lên tới 30 triệu USD. Như vậy, phát triển KCN là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế của địa phương nói chung. Đồng thời, phát triển KCN là nhịp cầu nói giúp địa phương mở của hoà nhập với nền kinh tế thế giới. 2. Vì sao phải tăng cường hiệu quả sử dụng các KCN Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc quy hoạch phát triển KCN chỉ là điều kiện cần còn vấn đề cốt lõi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phát triển KCN nói riêng và ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của địa phương nói chung chính là hiệu quả sử dụng của chúng. Vì vậy, giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng KCN đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Thứ nhất, nếu khi quy hoạch phát triển các KCN, các nhà quản lý chỉ chú trọng đến số lượng cũng như diện tích trong quy hoạch. Nhưng khả năng “lấp chỗ trống” thấp sẽ dẫn đến tình trạng diện tích đất đai quy hoạch thì rất lớn trong khi khả năng sử dụng thì hạn chế. Điều này sẽ gây lãng phí nguồn lực đất đai rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Bởi vì: đất đã được đưa vào quy hoạch KCN (mặc dù chưa sử dụng) nhưng người nông dân vẫn không thể tiếp tục sử dụng vào mục đích canh tác nông nghiệp mà phải để hoang hoá. Đất đai trong các KCN chưa được sử dụng cũng đồng nghĩa với việc sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực công nghiệp chưa phát triển. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến người nông dân chưa có điều kiện cũng như cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp khi đã chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang công nghiệp, khiến cho cuộc sống của người nông dân ngày càng khó khăn. Thứ hai, một trong những vấn đề mang tính quyết định đến hiệu quả sử dụng các KCN chính là tỉ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích. Như đã biết, hệ thống cơ sở hạ tầng trong KCN như: hệ thống giao thông vận tải, hệ thống cung cấp điện, cấp thoát nước,… là một trong những điều kiện cần thiết ban đầu khi một doanh nghiệp trong KCN đi vào hoạt động. Vì vậy, nếu đầu tư một cách “dàn trải” trong khi nguồn kinh phí thì eo hẹp sẽ gây ra tình trạng cơ sở hạ tầng trong KCN thô sơ, không đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng KCN. Ngoài ra, trong xu hướng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay. Một doanh nghiệp sản xuất nói riêng và nền kinh tế của một đất nước nói chung chỉ có thể phát triển theo hướng ứng dụng trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Để thực hiện được mục tiêu này thì một trong những vấn đề mang tính quyết định là nguồn vốn đầu tư phải rất lớn. Điều đó cho thấy, suất đầu tư cao mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của các doanh nghiệp. Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy, phát triển KCN nói chung và nâng cao hiệu quả sử dụng KCN nói riêng chính là con đường mở cửa giúp địa phương hoà nhập bình đẳng vào nền kinh tế, tạo điều kiện tiền đề để thực hiện thành công công cuộc CNH – HĐH đất nước. III. Thước đo hiệu quả sử dụng các KCN Các khái niệm cơ bản về hiệu quả sử dụng KCN Khai thác có hiệu quả mô hình KCN đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các quốc gia đang trong thời kỳ CNH – HĐH. Có khá nhiều các quan niệm khác nhau về hiệu quả sử dụng các KCN. Theo tạp chí kinh tế và phương pháp toán của Viện toán kinh tế viện hàn lâm khoa học Liên Xô cũ, hiệu quả sử dụng KCN là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa diện tích đất đai đã sử dụng và tổng diện tích đất đai đã được đưa vào quy hoạch KCN. Theo họ, hiệu quả sử dụng KCN được tiếp cận trên phương diện: Xác định diện tích đất đai đã cho thuê tại các KCN. Ưu điểm của phương pháp tiếp cận này là so sánh được diện tích có ích (đã được sử dụng) trên tổng diện tích được cấp phép xây dựng. Qua đó, so sánh được sự thành công trên phương diện sử dụng đất đai giữa các KCN trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp là không thể đánh giá, so sánh được hiệu quả sử dụng KCN trên các phương diện khác như: suất đầu tư trên một đơn vị diện tích, hiệu quả đóng góp của các KCN đối với sự phát triển kinh tế của địa phương,… Từ đó chưa thể đánh giá một cách chính xác tính hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư, hiệu quả đất đai đã sử dụng,… của các KCN. Theo quan điểm của Ban quản lý các KCN, KCX Việt Nam, hiệu quả sử dụng KCN là chỉ tiêu so sánh biểu hiện mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng khối lượng hữu ích của hoạt động sản xuất tại KCN trong một thời kỳ nhất định. Ưu điểm của phương pháp tiếp cận này, gắn kết quả với chi phí, coi hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng chi phí. Nhược điểm của phương pháp, chưa rõ ràng và thiếu tính khả thi ở phương diện xác định và tính toán. Bởi vì: Muốn xác định được mức độ tiết kiệm thì phải có ít nhất hai phương án để so sánh và phải có tiêu chuẩn để so sánh. Điều này chỉ có trong lĩnh vực kế hoạch khi lựa chọn dự án sản xuất hoặc dự án đầu tư. Trong thực tế, với từng đối tượng trong một phạm vi thời gian cụ thể chỉ có một kết quả và một chi phí cụ thể. Như vậy, làm sao biết được mức độ tiết kiệm chi phí sản xuất. Tính không rõ ràng trong phương pháp xác định trên là do không phân biệt giữa kế hoạch và thực tế, giữa tương lai và quá khứ khi đưa ra các yêu cầu lớn nhất và bé nhất trong quá trình phân tích, đánh giá đối tượng. Theo các thành viên trong Ban quản lý (BQL) KCN của tỉnh Bắc Ninh, hiệu quả sử dụng các KCN là chỉ tiêu phản ánh sự đóng góp của các KCN đối với sự tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, tức là tổng giá trị sản lượng của KCN so với tổng GDP của địa phương. Ưu điểm của cách xác định này là đánh giá được tổng giá trị sản lượng của các KCN đối với quá trình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Qua đó, thấy được tầm quan trọng của phát triển các KCN đối với địa phương. Nhưng nhược điểm của phương pháp là không thể đánh giá được hiệu ứng dây truyền của các hoạt động của hệ thống cung cấp dịch vụ đi kèm với quá trình hoạt động của các KCN. Điều đó được biểu hiện thông qua hiệu ứng số nhân của Keynes. Trở lại ví dụ trên, khi một KCN đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm gián tiếp cho các địa phương xung quanh thông qua việc cung cấp các dịch vụ. Nếu trong một năm một KCN hoạt động trả lương cho công nhân trong KCN là 10 triệu USD. Với tiền mua các linh kiện và dịch vụ ở địa phương, theo hiệu ứng số nhân có thể cung cấp việc làm cho hơn 10.000 công nhân bên ngoài. Và nếu tỉ lệ tiêu dùng là 2/3 thu nhập thì sẽ góp phần tăng thêm thu nhập cho các khu vực lân cận lên tới 30 triệu USD. Nhược điểm lớn nhất của ba khái niệm trên là không xác định được tính hữu ích ở dạng tổng thể gộp lớn. Bởi một KCN khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng cường các mối liên kết và tác động ngược trở lại tới các bộ phận còn lại của nền kinh tế,… Vì thế, để khắc phục những nhược điểm trên trong chuyên đề này, hiệu quả sử dụng các KCN được hiểu là chỉ tiêu phản ánh đầy đủ hơn kết quả hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN ở tầm hiệu quả kinh tế - xã hội. Tức là, hiệu quả sử dụng các KCN là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp không chỉ khả năng “lấp chỗ trống” trong các KCN, hiệu quả đầu tư trên một đơn vị diện tích còn có cả phần đóng góp cho ngân sách nhà nước ở dạng thuế, tiền lương, tiền thưởng cho người lao động. 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các KCN Hiện nay, có khá nhiều cách xác định hiệu quả sử dụng các KCN. Nhưng trong khuôn khổ chuyên đề này, tôi chỉ sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng KCN như sau: 2.1 Tỉ lệ diện tích được lấp đầy Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: Tỉ lệ Diện tích đã cho thuê * 100% lấp đầy Tổng diện tích KCN Chỉ tiêu này, cho biết phần diện tích có ích trên tổng diện tích được cấp phép theo quy hoạch KCN. Theo các nhà kinh tế, nếu tỉ lệ lấp đầy khoảng 70% trở lên thì hiệu quả sử dụng KCN trên phương diện sử dụng đất đai đạt hiệu quả rất cao; còn nếu nhỏ hơn 30% thì hiệu quả sử dụng quá thấp gây lãng phí nguồn lực đất đai rất lớn. Chỉ tiêu này còn cho phép đánh giá được hiệu quả sử dụng đất đai tại các KCN. Đồng thời, so sánh được sự thành công trong lĩnh vực sử dụng đất đai giữa các KCN. 2.2 Tỉ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích Chỉ tiêu này cho biết, suất đầu tư trên từng đơn vị diện tích. Được xác định theo công thức sau: Tỉ lệ Tổng vốn đầu tư (triệu USD; triệu đồng) VĐT Tổng diện tích (ha) Tỉ lệ VĐT càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đã ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ tiến tiến vào sản xuất bởi nguồn vốn đầu tư lớn tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp áp dụng những thành tựu khoa học tiến tiến vào sản xuất. Suất đầu tư dùng để đánh giá, so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích. Từ đó, đánh giá được tính hấp dẫn trong việc thu hút vốn giữa các KCN với nhau một cách chính xác. 2.3 Tỉ lệ đóng góp cho GDP % đóng góp Tổng GTSL của KCN * 100% cho GDP GDP Chỉ tiêu này cho biết, sự đóng góp của giá trị sản lượng của cả khu công nghiệp đối với sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Tỉ lệ này phụ thuộc vào sự phát triển lĩnh vực công nghiệp của địa phương. Nhưng nếu giá trị sản lượng của KCN chiếm khoảng trên 80% tổng giá trị sản lượng công nghiệp của địa phương, chứng tỏ tỉ lệ đóng góp của các KCN đối với sự tăng trưởng kinh tế của địa phương khá cao. 2.4 Số lao động làm việc trong các KCN Chỉ tiêu này cho biết số lượng lao động làm việc tại KCN, lợi ích trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp và lao động dôi dư ở các địa phương có KCN. Đồng thời cho biết khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm giữa các KCN với nhau. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào sự phát triển công nghiệp của địa phương. Tuy nhiên theo các nhà kinh tế, số lao động càng cao chứng tỏ khả năng thu hút lao động, giải quyết việc làm của KCN càng lớn. Nếu số lao động chiếm khoảng trên 40% tổng số lao động của địa phương, chứng tỏ khả năng tạo việc làm của các KCN là rất lớn. Các chỉ tiêu trên đây, cho phép nhìn nhận một cách tổng quát nhằm so sánh, đánh giá một cách chính xác hiệu quả sử dụng các KCN. IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các KCN Cũng như bất kỳ mô hình phát triển kinh tế nào, để nâng cao hiệu quả sử dụng KCN đòi hỏi phải thoả mãn những điều kiện cần thiết. Đó là những điều kiện cần và đủ để đảm bảo cơ sở cho sự thành công trong việc sử dụng các KCN. Cũng tuỳ tính chất của từng KCN mà đòi hỏi phải đáp ứng các yếu tố khác nhau. Nhưng nhìn chung, các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các KCN như sau: Nhóm các vấn đề về khung pháp lý Về cơ chế chính sách Kinh nghiệm cho thấy, các nhà đầu tư (đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài) nhiều khi không coi những ưu đãi về kinh tế là quan trọng hàng đầu mà cái chính là sự ổn định về chính trị xã hội, chính sách của nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia kinh doanh và đầu tư. Mục đích của quá trình đầu tư kinh doanh chính là lợi nhuận. Bởi vậy, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cũng như tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh là một trong những điều kiện hàng đầu mà các nhà đầu tư quan tâm khi quyết định đầu tư. Bởi chính sách nhất quán của các văn bản pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của các chủ thể khi tham gia kinh doanh. Tính nhất quán, rõ ràng của các văn bản pháp lý góp phần quyết định việc tiến hành các thủ tục hành chính ngay từ khi chủ thể bắt đầu tham gia kinh doanh. Bởi thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí cả về thời gian và tiền bạc khi đăng ký kinh doanh. Đặc biệt là hiện nay khi mà cơ hội kinh doanh là một nhân tố mang tính chất “sống còn” của doanh nghiệp. Thủ tục nhanh chóng sẽ giúp doanh nghiệp nắm chắc cơ hội kinh doanh của mình. Một trong những nhân tố cũng góp phần quan trọng đến quyết định đầu tư của các chủ thể kinh doanh chính là các chính sách ưu đãi. Bởi nếu có các chính sách ưu đãi như: miễn giảm thuế công ty, thuế xuất nhập khẩu,… thì các nhà đầu tư sẽ giảm được một phần chi phí sản xuất. Điều này, góp phần tăng lợi nhuận của các nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh. Qua phân tích cho thấy, cơ chế chính sách đóng vai trò quan trọng nhằm thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào các KCN nói riêng và đầu tư vào địa phương nói chung. 1.2 Cơ chế phân cấp và uỷ quyền trong quản lý Cơ chế phân cấp và uỷ quyền đối với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là một trong những nguyên nhân chủ yếu quyết định đến các thủ tục hành chính khi một doanh nghiệp tham gia kinh doanh. Bởi cơ chế phân cấp khoa học sẽ tránh được thủ tục rườm rà, phức tạp; tránh tình trạng chồng chéo cũng như việc lạm dụng quyền hạn của các cán bộ quản lý trong quá trình xét duyệt các loại văn bản, hồ sơ của các nhà đầu tư. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí cả về thời gian và tiền bạc ngay từ khi bắt đầu tham gia sản xuất kinh doanh cũng như trong quá trình mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh của mình. Nhóm các vấn đề liên quan đến bộ máy quản lý của các KCN Nhằm tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào các KCN để đẩy nhanh hiệu quả sử dụng thì BQL các KCN cần phải hoạt động có hiệu quả, thủ tục hành chính phải gọn nhẹ, đơn giản,… Điều này phụ thuộc vào: Thứ nhất, cơ cấu tổ chức của BQL vì: Cơ cấu tổ chức khoa học sẽ tạo điều kiện giúp các thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cũng như tạo điều kiện giúp các nhà đầu tư giảm thiểu chi phi phí cả về thời gian và tiền bạc khi tham gia sản xuất kinh doanh trong các KCN. Thú hai, cơ sở vật chất của BQL: Điều kiện vật chất, trang thiết bị phục vụ quá trình làm việc góp phần rất lớn giúp các nhân viên thực hiện nhanh chóng, chính xác trong quá trình xét duyệt các loại văn bản, giấy tờ liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Thứ ba, năng lực của từng cán bộ là một trong những điệu kiện chủ yếu quyết định đến khả năng làm việc của BQL. Điều này, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả trong quá trình quản lý các KCN và tác động đến hiệu quả sử dụng các KCN trên địa bàn. Nhóm vấn đề liên quan đến đất đai và hạ tầng cơ sở của KCN 3.1 Về đất đai Giá thuê đất là một khoản chi phí khá lớn mà doanh nghiệp phải trả. Do đó giá thuê đất tại các KCN có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, giá thuê đất thấp là một trong những điều kiện mang tính chất quyết định đến khả năng thu hút đầu tư tại các KCN nói riêng và tại địa phương nói chung. Với mục tiêu “lấp đầy”, các KCN ngoài biện pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào các KCN thì một trong những biện pháp thúc đẩy nhanh quá trình sử dụng các KCN chính là biện pháp hỗ trợ đối với các doanh nghiệp khi họ đã đầu tư sản xuất kinh doanh trong các KCN bởi: Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì biện pháp hỗ trợ về mặt đất đai sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Hiện nay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong các KCN mới chỉ được trao cho các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng. Trong khi, doanh nghiệp đầu tư vào KCN phải trả tiền thuê đất một lần cho thời gian nhiều năm nhưng không nhận được giấy chứng nhận “con”. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy chứng nhận “con”) đối với các doanh nghiệp thuê lại đất trong KCN cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào KCN. Bởi hiện nay, các Ngân hàng đã cho phép các doanh nghiệp thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn. Do đó, nếu các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các KCN được cấp giấy chứng nhận “con” để khi cần họ có thể sử dụng giấy chứng nhận này thế chấp vay vốn. 3.2 Về cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN bao gồm: hệ thống điện, nước, giao thông, hệ thống cấp thoát nước, liên lạc,… Đây là những điều kiện ban đầu cần thiết để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh. Nếu như hệ thống cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Điều đó, sẽ giúp các nhà đầu tư giảm thiểu được một khoản chi phí đáng kể. Bởi nếu doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống các cơ sở hạ tầng thì doanh nghiệp sẽ phải thanh toán những khoản chi phí phát sinh không nhỏ. Điều này làm gia tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp lên khá lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng trong KCN ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút nhà đầu tư đầu tư vào các KCN. Nhóm các vấn đề liên quan đến dịch vụ 4.1 Dịch vụ trong KCN Một trong n._.hững nhân tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư quyết định đầu tư vào các KCN là hệ thống cung cấp dịch vụ. Việc quy hoạch các khu dân cư dịch vụ KCN, khu đô thị gắn liền với KCN sẽ đảm bảo sự gắn kết các hạ tầng trong và ngoài KCN, đảm bảo cho sự phát triển bễn vững của KCN. Ngoài ra, trong điều kiện có những hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội như: Nhà ở, trường học, hệ thống ngân hàng,… ở gần các KCN tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút các nhà đầu tư đầu tư cũng như thu hút lực lượng lao động có tay nghề cao làm việc trong các KCN. 4.2 Hệ thống cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Trong xu hướng hội nhập hiện nay, thông tin ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong việc củng cố và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hiện nay thông tin đã trở thành một trong những điều kiện quyết định đến sự thành hay bại của một doanh nghiệp. Cũng chính bởi thông tin có vai trò quan trọng, có khả năng quyết định đến sự “sống còn” của doanh nghiệp. Chính vì vậy, đã xảy ra hiện tượng một số người thậm chí cả một số công chức quản lý nhà nước cố tình giữ (hoặc kìm) thông tin để hưởng lợi một cách bất hợp pháp. Vì vậy, việc thành lập một hệ thống nhằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy các nhà đầu tư đầu tư vào các KCN. Bởi nếu có một hệ thống cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác sẽ giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí cả về thời gian và tiền bạc trong quá trình tìm kiếm thông tin để ra quyết định đầu tư. V. Kinh nghiệm sử dụng các KCN của một số tỉnh và bài học rút ra Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền bắc, là cửa ngõ phía bắc của thành phố Hà Nội (cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20 km). Đây là một trong những điều kiện quan trọng giúp tỉnh nâng cao hiệu quả sử dụng các KCN nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Qua tìm hiểu tôi được biết, mặc dù có những chính sách ưu đãi cũng như điều kiện thuận lợi nhưng hiệu quả sử dụng các KCN trên địa bàn không cao. Trong khi các tỉnh khác có cùng điều kiện như Bắc Ninh (tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai,…), hiệu quả sử dụng các KCN rất cao. Vấn đề đặt ra là nguyên nhân do đâu mà hiệu quả sử dụng các KCN trên địa bàn Bắc Ninh lại thấp? Nghiên cứu tình hình phát triển các KCN ở một số tỉnh, đặc biệt ở những tỉnh có điều kiện tương tự Bắc Ninh nhằm tổng kết rút ra những ưu, nhược điểm và xu hướng vận động, phát triển các KCN là hết sức cần thiết. Trong phạm vi đề tài này sẽ chọn hai tỉnh để nghiên cứu, đó là tỉnh Bình Dương và tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là hai trong số những tỉnh có cùng điều kiện phát triển như Bắc Ninh. 1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương Cũng giống như Bắc Ninh, tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung, có nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp. KCN là mô hình phát triển trọng điểm mà địa phương hướng tới trong quá trình phát triển. Tỉnh chủ trương xây dựng KCN ngay từ khi luật đầu tư nước ngoài được ban hành có hiệu lực. KCN Sóng Thần lần đầu tiên được thành lập ở Bình Dương (tháng 9/1995), đến nay trên toàn tỉnh đã có 18 KCN được thành lập với diện tích quy hoạch 4916 ha (ước tính đến năm 2010 toàn tỉnh có 21 KCN với diện tích quy hoạch là 4.921 ha). Các KCN Bình Dương đều là các KCN đa ngành, trong KCN lại phân thành các KCN chuyên ngành riêng (khu cơ khí, điện tử, khu dệt may, khu chế xuất, khu công nghệ cao,…) nhưng trên thực tế các khu chức năng chuyên ngành đều chuyển thành KCN tổng hợp, nên phân khu chức năng không còn lại nữa. Ban đầu khi mới đi vào hoạt động, hiệu quả đóng góp của các KCN đối với sự phát triển kinh tế trên địa bàn của tỉnh Bình Dương không lớn. Mặc dù là tỉnh phát triển nhanh các KCN, nhưng vai trò đối với nông nghiệp và nông thôn còn rất hạn chế. Vì quy hoạch các KCN xây dựng tách rời dân cư, chủ yếu bám vào các vùng ven đô thị có sẵn; chưa hình thành được mối liên kết giữa nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp thông qua các KCN; chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp trong nước vào KCN (chỉ chiếm 6% tổng vốn đăng ký vào KCN); … Điều này đã ảnh hưởng đến chính sách phát huy nội lực và sự phát triển bền vững; chưa phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ trong và ngoài KCN nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ sử dụng các KCN. Để khắc phục các nhược điểm này, Bình Dương đã thực hiện một số biện pháp sau: Thứ nhất, thường xuyên nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch; tổ chức xây dựng hợp lý và có hiệu quả hệ thống các cơ sở hạ tầng KCN. Hệ thống cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông vận tải, hệ thống cung cấp điện, nước,…) ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh tại các KCN. Chú trọng nâng cao chất lượng xây dựng, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư là một trong những điều kiện cần thiết thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào các KCN. Thứ hai, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, xúc tiến quảng bá và thu hút các dự án đầu tư hoạt động trong KCN,… Môi trường đầu tư và kinh doanh trực tiếp quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi góp phần giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này là một trong những yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đầu tư vào các KCN. Thứ ba, hình thành KCN chuyên ngành (ví dụ KCN dệt Bình An), cụm công nghiệp chuyên môn hoá trong KCN hoặc trong khu liên hợp nhằm đảm bảo sự liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất chính và doanh nghiệp sản xuất phụ trợ. Trong đó, Bình Dương đặc biệt chú trọng việc cung cấp các dịch vụ trong và ngoài KCN, tạo điều kiện thuận lợi nhằm đảm bảo sự liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất chính và các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ. Trong điều kiện quốc tế hoá và toàn cầu hoá hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nói riêng và một quốc gia nói chung không thể tự mình đảm bảo tất cả các điều kiện trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, mà phải đảm bảo liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp. Do đó, đảm bảo mối liên hệ,hợp tác giữa các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cùng phát triển. Thứ tư, lựa chọn cơ cấu đầu tư có chọn lọc theo hướng dự án có trình độ công nghệ cao, vốn lớn, tổ chức thành tổ hợp hoặc cụm chuyên môn hoá. Trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, lựa chọn các dự án sản xuất kinh doanh có trình độ khoa học công nghệ cao là mọt trong những điều kiện quan trọng quyết định đến tính bền vững trong quá trình phát triển các KCN. Thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp trên, đã góp phần nâng cao khả năng sử dụng KCN lên rõ rệt. Điều đó, có tác động thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển (giá trị sản xuất của các KCN chiếm trên 80% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và chiếm khoảng trên 30% GDP của tỉnh). Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc Cũng giống như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc là cửa ngõ phía nam của Hà Nội (cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km), tỉnh cũng phấn đấu đến năm 2015 trở thành tỉnh có nền kinh tế công nghiệp. Nhằm thực hiện mục tiêu trên thì một trong các giải pháp hữu hiệu mà các nhà quản lý hướng tới đó là phát triển các khu, cụm công nghiệp. Các khu, cụm công nghiệp của Vĩnh Phúc đầu tư xây dựng theo mô hình các khu, cụm công nghiệp đa ngành được xây dựng từ sau ngày 01/01/1997 (sau khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc). Sau 11 năm phát triển thì hiện nay, Vĩnh Phúc đã có khoảng 13 khu, cụm công nghiệp; trong đó xây dựng đồng bộ 07 KCN với tổng diện tích 2.622 ha. Cũng như nhiều KCN trên địa bàn thành phố, các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng có chung mặt bằng chính sách, cơ chế và các điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, để thu hút đầu tư nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng cũng như sử dụng các KCN là do tỉnh đã thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau đây: Thứ nhất, ưu đãi các nhà đầu tư về vấn đề thủ tục hành chính khi đầu tư. Thủ tục khi các nhà đầu tư quyết định đầu tư vào đây thì việc đơn giản của họ phải làm là chuẩn bị đầy đủ các số liệu cần thiết cho phương án sản xuất kinh doanh; các chuyên gia của KCN sẽ giúp họ thành lập các hồ sơ và lo hoàn tất mọi thủ tục còn lại như giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy phép đầu tư (trong 1 tuần), chế độ ưu đãi doanh nghiệp kể cả giấy phép xây dựng. Tất cả các chi phí trên đều do KCN tự bỏ tiền ra lo cho khách hàng mà không thu bất ký khoản lệ phí nào. Theo phản ánh của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, một trong những nguyên nhân chính khiến họ do dự khi đầu tư vào Việt Nam là do các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp ngay từ khi doanh nghiệp bắt đầu đăng ký kinh doanh. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, cơ hội kinh doanh mang tính quyết định đến sự “sống còn” của doanh nghiệp. Thủ tục kinh doanh phiền hà, phức tạp khiến các chủ đầu tư mất rất nhiều cả về thời gian và tiền bạc ngay từ khi doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh. Điều này, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Giải pháp ưu đãi về thủ tục hành chính là một giải pháp mang tính quyết định, là một trong những nguyên nhân rất quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư đầu tư vào các KCN Vĩnh Phúc, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài (nguồn vốn đầu tư trong những năm gần đây của tỉnh tăng đột biến, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất trong các tỉnh thành trong cả nước). Thứ hai, triển khai xây dựng các đô thị nhỏ nhằm cung cấp các dịch vụ cần thiết cho các KCN, … Trong đó, Vĩnh Phúc đặc biệt chú trọng đến việc tạo môi truờng thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư cũng như việc cung cấp các dịch vụ trong KCN. Cung cấp các dịch vụ trong và ngoài KCN là một điều kiện cần thiết giúp các doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại các KCN ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng của các KCN. Ngoài ra, việc thành lập hệ thống cung cấp dịch vụ sẽ góp phần tăng việc làm, giảm tỉ lệ thát nghiệp tại các vùng lân cận quanh KCN. Thứ ba, xúc tiến việc quảng bá và thành lập hệ thống cung cấp thông tin (trung tâm tư vấn, trang Web,…) cho các doanh nghiệp khi họ muốn đầu tư vào các KCN. Ngày nay, thông tin đã trở thành yếu tố quyết định đến cơ hội cũng như khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, thành lập hệ thống cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp sẽ giúp các chủ đầu tư yên tâm đầu tư vào các KCN trên địa bàn. Sau một thời gian thực hiện đồng thời các giải pháp trên, hiệu quả sử dụng các khu, cụm công nghiệp đã được tăng lên rõ rệt. Điều đó, được minh chứng thông qua: Nguồn vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tăng nhanh chóng (như nguồn vốn FDI đầu tư vào Vĩnh Phúc cao nhất trong cả nước); giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng nhanh chóng (tốc độ tăng giá trị sản lượng công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng trên 20%). Những bài học kinh nghiệm Qua nghiên cứu một số KCN điển hình trong các địa phương có điều kiện tương tự như ở Bắc Ninh, ta có thể rút ra một số kinh nghiệm cần thiết cho Bắc Ninh trong quá trình sử dụng các KCN như sau: Thứ nhất, các thủ tục hành chính phải đơn giản, gọn nhẹ. Giảm thiểu những thủ tục rườm rà, phức tạp; tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi; xúc tiến quảng bá, cung cấp thông tin cho các dự án đầu tư;… nhằm thu hút các dự án đầu tư đầu tư vào các KCN. Thứ hai, phải tiếp tục nghiên cứu đưa các chính sách, các chế độ ưu đãi như: Thuế, giá thuê đất,.. để thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các chính sách và chế độ ưu đãi phải phù hợp với khuôn khổ chính sách chung của nhà nước (như: ưư đãi về thuế, giá thuê đất,… phải nằm trong giới hạn mà nhà nước cho phép). Thứ ba, phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng đa dạng hoá, chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Thứ tư, phải chú trọng xây dựng các đô thị nhỏ, hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụ cả trong và ngoài phục vụ cho sự phát triển của các KCN. Thứ năm, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, xúc tiến quảng bá, cung cấp thông tin cho các dự án đầu tư,… nhằm thu hút các dự án đầu tư đầu tư trong các KCN. Từ kinh nghiệm thực tiễn các tỉnh đi trước cho thấy, để nâng cao hiệu quả sử dụng nói riêng và phát triển KCN nói chung, Bắc Ninh cần vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách chung của Đảng và nhà nước. Đồng thời, kết hợp giữa việc phát huy các kinh nghiệm thực tiễn của các tỉnh đi trước và các thế mạnh của tỉnh về phát triển các làng nghề truyền thống với việc tập trung sử dụng các KCN trên địa bàn. Chương II: Thực trạng khai thác sử dụng các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2001 đến nay I. Sơ lược quá trình phát triển các KCN tại Bắc Ninh Quá trình phát triển các cụm công nghiệp Bắc Ninh Từ năm 1998 (sau 01 năm tái lập tỉnh), Bắc Ninh đã quyết định thực hiện thí điểm 04 cụm công nghiệp là: Cụm sản xuất thép Châu Khê – Đa hội quy mô 13,5 ha; cụm sản xuất giấy Phong khê quy mô 12,7 ha; cụm sản xuất đỗ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang quy mô 12,7 ha và cụm công nghiệp đa ngành Đình Bảng quy mô 14,7 ha. Việc phát triển các cụm công nghiệp nói trên đã giải phóng lực lượng sản xuất, chỉ trong thời gian ngắn đã lấp đầy và đòi hỏi phải mở rộng. Qua đó, Bắc Ninh rút ra bài học có giá trị sâu sắc trong việc chỉ đạo xây dựng các KCN sau này. Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã có 25 cụm công nghiệp với tổng diện tích lên đến 654,1 ha; tổng vốn đăng ký 2 384 tỷ đồng và gần 3,5 tỷ USD; giải quyết cho 805 cơ sở sản xuất kinh doanh (trong đó 30,02% là các tổ chức kinh tế, còn lại là các hộ kinh doanh cá thể). Trong quá trình phát triển, các cụm công nghiệp Bắc Ninh đang ngày càng gắn kết chặt chẽ với các KCN. Các cụm công nghiệp Bắc Ninh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vừa linh hoạt vừa có khả năng tiếp cận đối với các doanh nghiệp trong KCN để thực hiện các dịch vụ: Cung cấp nguyên vật liệu, gia công sản phẩm, thu gom chế biến phế liệu, cung cấp lao động, dịch vụ vận tải,… Các cụm công nghiệp còn là bước đệm chủ yếu cho các doanh nghiệp trong nước phát triển và di dời vào các KCN. Bởi vào các KCN có yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường, quy mô và chất lượng đầu tư. Cho nên, trong giai đoạn đầu các doanh nghiệp trong nước đều muốn vào các cụm công nghiệp để tiết kiệm chi phí. Nhưng khi sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định và ổn định về thị trường tiêu thụ thì các doanh nghiệp lại muốn mở rộng sản xuất vào các KCN để lấy hình ảnh, thương hiệu KCN nhằm tăng uy tín trên thị trường; hưởng các chế độ ưu đãi, giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận trong quá trình sản xuất kinh doanh. Quá trình phát triển các KCN Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Bắc Ninh tăng nhanh chóng. Hiện nay, trên toàn tỉnh đã có 08 KCN có quy mô lớn. Các KCN đã được quy hoạch, xây dựng và phát triển góp phần làm phân bố lại khu vực kinh tế; tạo thành hai khu vực phát triển công nghiệp và nông nghiệp rõ rệt. Cụ thể: KCN Tiên Sơn Được thành lập theo Quyết định số 1129/QĐ – TTg ngày 19/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ do Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng (Vigracera) làm chủ đầu tư. KCN được khởi công vào tháng 12 năm 2000. Với vị trí thuận lợi, nằm giữa Quốc lộ (QL) 1A và QL1B, cách thủ đô Hà Nội khoảng 20 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 30 km, cách cảng biển Cái Lân 120 km. KCN Tiên Sơn được quy hoạch theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 với quy mô là 350 ha, đến năm 2002 (sau 2 năm thành lập) KCN được mở rộng với diện tích quy hoạch đã lên đến 600 ha; tổng số vốn đầu tư hạ tầng 916,2 tỷ đồng. Đây là KCN sạch để tiếp nhận các dự án sản xuất hàng cơ khí điện tử, tiêu dùng, chế biến nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng,… 2.2 KCN đô thị Quế Võ Được thành lập theo Quyết định số 1224/QĐ- TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Diện tích đất quy hoạch là 636 ha (được chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu là 336 ha ). Tổng vốn đầu tư là 531 tỷ đồng do công ty cổ phần phát triển Kinh Bắc làm chủ đầu tư. KCN được khởi công vào tháng 04/2003. KCN có vị trí thuận lợi, sát QL 18 tuyến sân bay Nội Bài – Thành phố Hạ Long, gần QL 1B, cách Hà Nội 33 km, cách sân bay Quốc tế Nội bài 33 km, cảng Cái Lân Quảng Ninh 110 km, cảng Hải Phòng 100 km. Bên cạnh KCN là khu đô thị, dân cư, dịch vụ 120 ha để phục vụ cho KCN. KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn Diện tích đất quy hoạch là 230,8 ha, được thành lập theo Văn bản số: 319/TTg – CN ngày 28/03/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số: 1179/QĐ – CT ngày 01/07/2005 của Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh. KCN có vị trí nằm gần nút giao thông lập thể giữa QL 1B và đường tỉnh lộ 295. Cách Thủ đô Hà Nội 20 km, cách sân bay Quốc tế Nội bài 31 km, cách cảng biển Cái Lân 122 km. KCN được thành lập để kêu gọi các dự án sản xuất cơ khí, điện, điện tử, thủ công mỹ nghệ, dệt may và hàng tiêu dùng. KCN đô thị Yên Phong Diện tích quy hoạch là 740,73 ha; trong đó diện tích dành cho xây dựng KCN là 340,73 ha. Còn lại 400 ha dành cho xây dựng khu đô thị. KCN do tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng làm chủ đầu tư. KCN có vị trí nằm sát đường QL 18, tuyến đường cao tốc sân bay Nội Bài – thành phố Hạ Long, cách Hà Nội 28 km, sân bay quốc tế Nội Bài 20 km. KCN được thành lập để kêu gọi vốn đầu tư thuộc các ngành nghề sản xuất cơ khí, điện, điện tử, hàng tiêu dùng, chế biến nông sản thực phẩm và vật liệu xây dựng cao cấp. 2.5 KCN Quế Võ II Quy mô xây dựng 300 ha, do Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị làm chủ đầu tư. KCN được khởi công xây dựng vào đầu năm 2006. Và hiện nay vẫn đang trong quá trình xây dựng, chưa đưa vào sử dụng. 2.6 KCN Công nghệ thông tin Quy mô là 53 ha, do công ty cổ phần công nghệ viễn thông Sài Gòn làm chủ đầu tư. KCN nằm sát nút giao thông lập thể giũă đường tỉnh lộ 295 và QL 1B, cách Hà Nội 19 km. Hiện nay, cũng đang trong quá trình xây dựng chưa đưa vào sử dụng. 2.7 KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh KCN Nam Sơn với quy mô 300 ha, nằm sát đường QL 38, QL 1B và QL 18; KCN đã được xây dựng đầu năm 2006.Hiện nay, đã bắt đầu đưa vào sử dụng. 2.8 KCN Thuận Thành KCN Thuận Thành với quy mô 200 ha, nằm trên trụ đường QL 38 đi Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng. KCN được quy hoạch để dành cho các dự án đầu tư chế biến nông sản thực phẩm, vạt liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ,…Hiện nay, đang tìm kiếm chủ đầu tư. Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, Bắc Ninh có 06 KCN đã được thành lập và đang đi vào hoạt động, 01 KCN đang xây dựng, còn lại 01 KCN đang tìm kiếm chủ đầu tư. Về mặt phân bố, các KCN đa số tập trung tại vùng phía bắc sông Đuống, xung quanh tỉnh lỵ và khu vực thuận tiện về giao thông vận tải (tất cả các KCN trên địa bàn đều tập trung dọc theo hoặc nằm sát nút giao thông của những tuyến đường giao thông quan trọng ). Trong quá trình quy hoạch KCN đã biết tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, biết phát huy lợi thế tập trung tạo ra lợi thế vượt trội hơn so với các vùng miền khác tạo điều kiện thuận lợi hấp dẫn các nhà đầu tư tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra, trong quá trình quy hoạch, Bắc Ninh luôn chú trọng quy hoạch KCN gắn liền với quy hoạch Khu đô thị, khu dân cư đảm bảo hệ thống cung cấp dịch vụ đồng bộ; đảm bảo sự phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật – xã hội trong và ngoài hàng rào KCN; đảm bảo sự phát triển bền vững của các KCN trên địa bàn tỉnh. II. Đánh giá hiệu quả sử dụng các KCN trên địa bàn tỉnh Sau 9 năm xây dựng và phát triển, các KCN Bắc Ninh đã hội tụ doanh nghiệp đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc các lĩnh vực cơ khí, chế tạo, điện, điện tử, tin học, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, may mặc, giấy da,…và các doanh nghiệp phục vụ đã đầu tư vào Bắc Ninh. Nếu so sánh theo năm từ năm 2001 đến nay, các dự án đầu tư vào KCN có xu hướng tăng dần cả về số lượng và quy mô dự án. Tính đến hết tháng 12 năm 2006, đã có khoảng 210 dự án đầu tư vào các KCN Bắc Ninh với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 1,6 tỷ USD. Trong đó, có nhiều dự án lớn như: dự án công ty Canon, công ty Toyo Ink Compounds Việt Nam, Longtech Precision Việt Nam,… Mặc dù, trong những năm gần đây, tốc độ phát triển các KCN ở Bắc Ninh tăng nhanh. Góp phần thúc đẩy lĩnh vực sản xuất công nghiệp phát triển, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên qua tìm hiểu tôi được biết, hiệu quả sử dụng các KCN chưa cao. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng chất lượng phát triển của các KCN nói riêng và của lĩnh vực công nghiệp nói chung còn thấp, dẫn tới tình trạng lãng phí nguồn lực rất lớn trong quá trình đầu tư phát triển trên địa bàn của tỉnh. Tỉ lệ diện tích được lấp đầy Tính đến hết tháng 12 năm 2006 (chỉ tính những KCN đã đưa vào sử dụng), các KCN Bắc Ninh đã đưa vào quy hoạch tổng diện tích là 2 407,53 ha. Nhưng diện tích đất đã cho thuê của tỉnh còn thấp chỉ khoảng 1 041,98 ha chiếm khoảng 43,28% tổng số diện tích đã đưa vào quy hoạch (trong khi ở Bình Dương tỉ lệ này khoảng 61,24% và ở Vĩnh Phúc khoảng gần 60%). Chi tiết bảng 2.1: Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình cho thuê đất tại các KCN Bắc Ninh (tính đến hết tháng 12/2006) Đơn vị: ha TT KCN Tổng diện tích đưa vào QH Diện tích đã cho thuê Tỉ lệ (%) 1 KCN Tiên Sơn 600 343,25 57,21 2 KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh 300 114,6 38,20 3 KCN đô thị Quế Võ 636 261,08 41,05 4 KCN Quế Võ II 300 89,01 29,67 5 KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn 230,8 104,39 45,23 6 KCN đô thị Yên Phong 340,73 129,65 38,05 Tổng cộng 2 407,53 1 041,98 43,28 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của BQL các KCN Bắc Ninh ) Từ bảng số liệu trên, cho thấy: - Tỉ lệ diện tích đất cho thuê trên địa bàn của tỉnh còn thấp (chỉ chiếm khoảng 43,28 % tổng số diện tích đã đưa vào quy hoạch). - Tỉ lệ diện tích cho thuê của từng KCN chênh lệnh khá lớn, dao động trong khoảng từ 29,67% đến 57,21%. Trong đó, KCN Tiên Sơn chiếm tỉ lệ lớn nhất (57,21%), KCN Quế Võ II thấp nhất (29,67%). Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, tỉ lệ lấp đầy khoảng từ 70% trở lên đạt được hiệu quả sử dụng về mặt đất đai, còn dưới 30% gây lãng phí nguồn lực rất lớn. Điều đó, cho thấy hiệu quả sử dụng đất đai trong quy hoạch các KCN trên địa bàn Bắc Ninh rất thấp. Bảng 2.2: Bảng tổng hợp tình hình cho thuê đất tại các KCN giai đoạn 2001-2006 Số TT Năm Tổng diện tích của các KCN ( chỉ tích các KCN đã đưa vào sử dụng ) Diện tích đã cho thuê Tỉ lệ (%) 1 2001 940,43 250,78 26,67 2 2002 940,43 502,13 53,39 3 2003 1 236 539,67 43,66 4 2004 1 466,8 840,00 57,27 5 2005 2 407,53 913,18 37,93 6 2006 2 407,53 1 041, 98 43,28 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của BQL các KCN Bắc Ninh ) Biểu đồ tỉ lệ cho thuê đất tại các KCN ở Bắc Ninh giai đoạn 2001-2006 Nhận xét: - Diện tích đất đã cho thuê tại các KCN Bắc Ninh có xu hướng tăng lên. Tăng mạnh nhất ở thời kỳ 2003-2004 (tăng 300,13 ha), kế đến thời kỳ 2001-2002 (tăng 251,35 ha); tăng chậm nhất từ năm 2004-2005 (tăng 73,18 ha). - Khả năng “ lấp chỗ trống” trong các KCN trên địa bàn tỉnh biến động mạnh qua các năm. Cao nhất là năm 2004 (57,27%), thấp nhất là năm 2001 (26,67%). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do sự gia tăng của diện tích đất quy hoạch KCN đã đưa vào sử dụng. Năm 2004, diện tích cho thuê cũng như tỉ lệ đất đã sử dụng tăng cao là do đây là năm đầu tiên các doanh nghiệp kinh doanh thực hiện việc di dời cơ sở sản xuất kinh doanh của mình vào hoạt động tại các KCN theo chủ trương của Đảng bộ và UBND tỉnh. Nhìn chung, khả năng “lấp chỗ trống” trong các KCN trên địa bàn biến động mạnh qua các năm, diện tích đất đã cho thuê còn tương đối thấp. Điều này, dẫn tới tình trạng lãng phí nguồn lực đất đai rất lớn trong quá trình đầu tư phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả khai thác đất phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh. 2. Tỉ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích Trong những năm gần đây, số dự án đầu tư vào các KCN Bắc Ninh có xu hướng tăng dần cả về số lượng và quy mô dự án. Tính đến hết tháng 12 năm 2006, đã có 210 dự án đầu tư vào các KCN với tổng vốn đầu tư lên đến 1,6 tỷ USD. Các dự án đầu tư đang chuyển dần từ đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theo chiều sâu, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất phù hợp với quan điểm và chủ trương của Đảng bộ và UBND tỉnh. Bảng 2.3: Bảng tổng hợp số vốn đầu tư tại các KCN Bắc Ninh (tính đến hết tháng 12/2006) Đơn vị: triệu USD/ha TT KCN Tổng vốn đầu tư Diện tích chiếm đất Tỉ lệ VĐT Trong nước (Triệu đồng) Nước ngoài (Triệu USD) Tổng vốn (Triệu USD) 1 KCN Tiên Sơn 4431131.5 145.362 754.5665 343.25 2.1983 2 KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh 1427881.0 1.3032 156.1998 114.6 1.3630 3 KCN đô thị Quế Võ 1072766.4 218.3388 458.4565 261.08 1.7560 4 KCN Quế Võ II 1856927.8 3.258 91.9206 89.01 1.0327 5 KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn 2212345.3 5.2128 93.8779 104.39 0.8993 6 KCN đô thị Yên Phong 901303.5 0.000 9.7367 129.65 0.0751 Tổng cộng 11902355.5 373.4748 1618.1949 1041.98 1.5530 (Hệ số chuyển đổi: 1USD = 15 000 VNĐ) Nhận xét: Suất đầu tư chênh lệnh rất lớn đối với từng KCN. Trong đó, tỉ lệ vốn đầu tư tại KCN Tiên Sơn là lớn nhất (2,1983 triệuUSD/ha), còn KCN Yên Phong quá thấp (chỉ khoảng 0,0751 triệu USD/ha). Nhưng nhìn chung, suất đầu tư tại các KCN Bắc Ninh khá thấp (trừ KCN Tiên Sơn và KCN đô thị Quế Võ). Điều này cho thấy, các doanh nghiệp hoạt động tại các KCN vẫn chưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sở dĩ có sự chênh lệnh này, nguyên nhân chủ yếu là do chủ trương kêu gọi đầu tư của tỉnh. Cụ thể: các KCN (KCN Tiên Sơn, KCN đô thị Quế Võ, KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh) được thành lập nhằm kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài và dự án công nghệ cao. Còn các KCN như: KCN đô thị Yên Phong, KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn được quy hoạch chủ yếu để thu hút các cơ sở kinh doanh mà chủ yếu là các hộ gia đình từ các làng nghề truyền thống như: đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ), giấy dó (Phong Khê), đồ đồng (Đại Bái),… Suất đầu tư tại các KCN giai đoạn 2001-2006 tại các KCN Bắc Ninh có sự biến động khá lớn, giảm mạnh trong năm 2004, tăng nhanh trong năm 2005. Chi tiết bảng 2.4: Bảng 2.4: Tổng hợp tình hình đầu tư vào các KCN tại Bắc Ninh giai đoạn 2001-2006 TT Năm Tổng vốn đầu tư (Triệu USD) Diện tích đất sử dụng (ha) Tỉ lệ VĐT ( Triệu USD/ha) 1 2001 306.9547 250.78 1.224 2 2002 625.1519 502.13 1.245 3 2003 601.7321 539.67 1.115 4 2004 921.4800 840.00 1.097 5 2005 1767.9165 913.18 1.936 6 2006 1618.1949 1041.98 1.5530 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của BQL các KCN Bắc Ninh) Nhận xét: - Tỉ lệ VĐT một đơn vị diện tích rất thấp. Tính đến hết tháng 12 năm 2006, suất đầu tư trung bình tại các KCN chỉ khoảng 1.5530 triệu USD/ha. Chứng tỏ khả năng kêu gọi đầu tư (đặc biệt là các dự án ứng dụng trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến) của tỉnh kém. - Tỉ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích biến động mạnh qua các năm và có xu hướng ngày càng giảm (trừ năm 2005). Trong năm 2004, suất đầu tư vào các KCN trên địa bàn giảm mạnh (từ 1,224 xuống còn 1,097 triệu USD/ha). Đến năm 2005, tỉ lệ này lại tăng mạnh (từ 1,097 lên 1,936 triệu USD/ha). Nguyên nhân chủ yếu là do: + Trong năm 2004, thực hiện chủ trương của tỉnh uỷ Bắc Ninh, một số các doanh nghiệp (chủ yếu là các làng nghề) đang hoạt động trên địa bàn di dời vào các hoạt động tại các KCN. Trong đó, có một phần khá lớn các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất giấy, chế biến nông sản thực phẩm,…có nguồn vốn đầu tư thấp; chủ yếu sử dụng lao động thủ công là chính. + Trong năm 2005, các KCN được thành lập với mục đích thu hút đầu tư nước ngoài và các dự án công nghệ cao đã đi vào hoạt động như: KCN Tiên Sơn (quy hoạch giai đoạn 2), KCN đô thị Quế Võ đã thu hút được nhiều dự án lớn của công ty Canon, công ty Toyo Compounds Việt Nam, tập đoàn Longtech Precision Việt Nam,… Do tỉ lệ VĐT thấp dẫn tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong các KCN phục vụ phát triển sản xuất thấp. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân cho thấy khả năng kêu gọi vốn đầu tư thấp, hướng đầu tư của các doanh nghiệp chưa thực sự đầu tư theo hướng phát triển các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao. Tỉ lệ đóng góp cho GDP Theo ước tính, trong năm 2006 tổng sản phẩm toàn tỉnh đạt 9 261,82 tỷ đồng (tăng 13,2% so với năm 2005), trong đó phần đóng góp của các KCN vào khoảng 2 511,81 tỷ đồng (chiếm 27,12% tổng GDP). Điều đó có được là do các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN đi vào hoạt động đã đóng góp quan trọng trong việc huy động vốn đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh. Tuy nhiên, tỉ lệ đóng góp này quá thấp (theo thống kê, tỉ lệ này ở Bình Dương và Vĩnh Phúc đều chiếm khoảng trên 35%) chứng tỏ phát triển KCN chưa thực sự trở thành động lực mạnh thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Bảng 2.5: Bảng tổng hợp tỉ lệ đóng góp cho GDP toàn tỉnh giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: tỷ đồng Năm GDP Tốc độ tăng GDP Giá trị SXCN (tại các KCN) Tỉ lệ đóng góp GDP (%) 2001 4871.17 14.07 856.35 17.58 2002 5556.55 13.87 1148.54 20.67 2003 6327.24 13.61 1464.76 23.15 2004 7188.38 13.82 1628.17 22.65 2005 8181.82 14.12 2051.18 25.07 2006 9261.82 13.2 2511.81 27.12 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của BQL các KCN Bắc Ninh Niên giám thống kê - Cục thống kê Bắc Ninh 2001-2006) Biểu đồ tỉ lệ đóng góp cho GDP toàn tỉnh giai đoạn 2001-2006 Nhận xét: Mặc dù tỉ lệ đóng góp cho GDP trên địa bàn có xu hướng tăng trong thời gian qua nhưng tỉ lệ đóng góp vẫn còn tương đối thấp chỉ dao động trong khoảng từ 17,58% đến 27,12% (trong khi giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh lại chiếm khoảng 45.78% tổng GDP của tỉnh). Chứng tỏ, khả năng hiệu quả sử dụng các KCN trên địa bàn của tỉnh chưa cao. 4. Số lao động làm việc trong các khu công nghiệp Tính đến hết tháng 12 năm 2006, các KCN đã thu hút được 12 740 lao động vào làm việc, trong đó lao động địa phương có khoảng 7 580 người chiếm 59,5%. Với mức lương bình quân của công nhân lao động khoảng 1,3 triệu đồng/tháng. Về cơ cấu lao động: lao động phổ thông chiếm ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0075.doc