Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh - Tại Công ty Vật Tư -Vận Tải- Xi Măng

Lời mở đầu 1. Lý Do Chọn Đề Tài. Đứng trước bối cảnh nền kinh tế trong nước- nền kinh tế thị trường, đa thành phần kinh tế. Một nền kinh tế bước từ thời kỳ bao cấp, tự cung tự cấp, một nền kinh tế thụ động, kém linh hoạt có sức ì lớn, chuyển sang một nền kinh tế thị trường năng động, một nền kinh tế coi trọng tất cả các thành phần kinh tế, có sức cạnh tranh cao. Điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải giải quyết hàng loạt các vấn đề liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình; từ v

doc49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh - Tại Công ty Vật Tư -Vận Tải- Xi Măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc tổ chức cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính; nhân sự ; các vấn đề tài chính….để có thể đứng vững và phát triển. Một trong những vấn đề đó có thể nói là rất quan trọng và cấp thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào đó là “ Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”. Hiệu quả sản xuất kinh doanh liên quan đến nhiều yếu tố trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp như: Cơ sở vật chất hạ tầng; các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp; các yếu tố thuộc về khác quan, chủ quan; các yếu tố thuộc về thị trường của doanh nghiệp; các yếu tố thuộc về môi trường pháp lý… Tất cả các yếu tố đó tác động ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chúng ta giải quyết và xử lý tốt những yếu tố đó sẽ tạo lên mối quan hệ hài hòa, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Một doanh nghiệp từ khi thành lập cho đến khi đi vào hoạt động luôn phải xác định cho mình các mục tiêu. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải có những kế hoạch, chiến lược cụ thể từ kế hoạch ngắn hạn cho đến chiến lược dài hạn cho tương lai. Để làm được điều đó mỗi doanh nghiệp phải đánh giá chính xác khả năng của doanh nghiệp, những tiềm năng, thế mạnh điểm yếu của mình. Điều đó chỉ có thể, khi chúng ta phân tích một cách đúng đắn tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó xác định những vướng mắc khó khăn cần phải giải quyết và phát huy những lợi thế của mình nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp tồn tại một cách vững chắc trên thị trường và là tiền đề cho sự phát triển. Nền kinh tế nước ta hiện nay cũng không nằm ngoài xu thế phát triển của kinh tế khu vực và trên thế giới, nhất là thời gian tới khi chúng ta thực sự ra nhập APTA- Tổ chức kinh tế Châu á Thái Bình Dương. Đây là một thách thức lớn cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, đứng trước áp lực cạnh tranh với các công ty của nước ngoài. Vậy để giữ vững thị phần nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa các chi phí đầu vào, nâng cao vai trò quản lý, tổ chức nhằm phát huy hiệu quả cao nhất. Đứng trước thực tiễn của nền kinh tế trong nước cũng như sau một thời gian thực tập, nghiên cứu tình hình tại Công Ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng, em đã mạnh dạn tham khảo và lựa chọn đề tài “ Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh ”- Tại Công Ty Vật Tư -Vận Tải- Xi Măng. 2. Giới hạn . Trong điều kiện và thời gian cho phép em chỉ nghiên cứu phân tích một số chỉ tiêu kinh tế tiêu biểu, quan trọng tai Công ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Nghiên cứu một số vấn đề tại Công ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng trong thời gian qua. Chương I. Sự cần thiết phải Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Vật tư vận tải xi măng. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quan niệm về hiệu quả xuất kinh doanh. Trong hoạt động kinh tế có rất nhiều quan điểm về hiệu quả sản xuất kinmh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh - Đó là kết quả mong đợi của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là lợi ích kinh tế – xã hội, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người lao động. Hiệu quả kinhtế còn được hiểu theo nghĩa: Chi phí ít nhất để thu được lợi ích lớn nhất trong điều kiện cho phép. Hay nói theo cách khác hiệu quả sản xuất kinh doanh- Đó là kinh doanh có lãi, mang lại lợi nhuận cho công ty, đống góp đầy đủ nghĩa vụ cho Nhà nước ( thông qua hệ thống thuế ), đảm bảo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Hiệu quả sản xuất kinh doanh đó là kết quả của một quá trình hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Nó chịu nhiều yếu tố tác động. Do vậy, Khi nghiên cứu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanhtrong doanh nghiệp cũng có nghĩa là chúng ta phân tích đánh giá và xử lý các yếu tố tác động làm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua các chỉ tiêu kinh tế dựa trên các kết quả đã thu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh và những dự báo trong tương lai về tình hình sản xuất kinh doanh . Từ đó có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh- yếu trong công tác quản lý của doanh nghiệp, tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về vốn, lao động, đất đai…vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa họchiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp (khái quát) và các chỉ tiêu chi tiết cụ thể. Các chỉ tiêu đóphải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng nhưcs sinh lợi của từng yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung: Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu vào Kết quả đầu ra Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu là cái đích mà mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đều phải vươn tới, đó là điều kiện tiên quyết trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp. Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu và trong một điieù kiện cho phép nên trong bài viết này em chỉ nêu một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh mức độ hoạt động của doanh nghiệp 1.1.2.1. Chỉ tiêu doanh thu. Doanh thu là kết quả biểu hiện khối lượng hàng hóa tiêu thụ về mặt giá trị ( đơn vị tiền tệ). Doanh thu là kết quả của một quá trình luân chuyểncủa sản phẩm hàng hóatừ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có doanh thu mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nyhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả xử dụng vốn. Qua doanh thu tích chất hữu ích của hàng hóa tiêu thụ mới được xác định một cách hoàn toàn. Có tiêu thụ hàng hóa sản phẩm mới có doanh thu, điều đó chứng tỏ năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả nghiên cứu thị trường…vv. Sau quá trình tiêu thụ với kết quả mang lại là giá trị doanh thu. Doanh nghiệp không những thu hồi tổng số chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư, đây là nguồn thu quan trọngnhằm tích lũy vào ngân sách, vào quĩ doanh nghiệp nhằm mở rộng qui nmô và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Công thức: Doanh thu = Khối lượng hàng hóa tiêu thụ * giá bán (KH). Phân tích doanh thu là xem xét đánh giá sự biến động về khối lượnghàng hóa tiêu thụ xét ở toàn doanh nghiệp và loại sản phẩm hàng hóa. Đồng thời xem mối quan hệ cân đối giữa dự trữ sản xuất và tiêu thụ. Phương pháp phân tích: + So sánh doanh thu thực tế tính theo giá bán kế hoạch với doanh thu kế hoạchtính theo giá bán kế hoạch ( cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối). Ta có: Tỷ lệ hoàn thành KH (doanh thu) = Tổng ( Khối lượng hàng hóa tiêu thụthực tế * giá bán KH) Tổng (Khối lượng hàng hóa tiêu thụ Kh * Giá bán KH) + So sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế với kế hoạch và năm trước của từng loại sản phẩm, đồng thời so sánh tỷ lệhoàn thành KH tiêu thụ với tỷ lệ hoàn thành KH sản xuất sản phẩm hàng hóa và tỷ lệ dự trữ của từng loại sản phẩm. Phân tích một số trường hợp có thể xảy ra. Công thức: Số lượng hàng hóa tồn ĐK + Số lượng hàng hóa sản xuất trong kỳ - Số lượng hàng hóa tồn CK = Số lượng hàng hóa tiêu thụ Dựa vào công thức này có thẻ xảy ra một số trường hợp sau: Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, trong khi số lượng sản phẩm dự trữ đầu kỳ tăng, khối lượng sản xuất giảm và khối lượng dự trữ cối kỳ tăng. Trường hợp này doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, nguyên nhân dẫn đến tình hình này do mức dự trữ đầu kỳ tăng nếu không doanh nghiệp không hoàn thành KH tiêu thụ . Mặt khác, mức dự trữ cuối kỳ cũng tăng lên, rõ ràng mức dự trữ dầu kỳ tăng lên với tôc độ lớn hơn. Điều này thể hiện sự không cân đối giữa sản xuất , dự trữ, tiêu thụ. Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên , trong khi khối lượng sản phẩm sản xuất tăng, sản phẩm dự trữ đầu kỳ giảm. Trường hợp này xảy ra nếu: + Khối lượng dự trữ cuối kỳ tăng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho kỳ sau thì đánh giá tích cực. Bởi vì tuy tồn kho đầu kỳ giảm, nhưng do đẩy mạnh sản xuất, doanh nghiệp không nhữngđáp ứng được nhu cầu tiêu thụ mà còn đủ sản phẩm để dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ kỳ sau, thể hiện được sự sân đối giữa sản xuất tiêu thụ và dự trữ. + Sản phẩm dự trữ cuối kỳ giảm, tình hình này sẽ ảnh hưởng tới mức tiêu thụ kỳ sau, không thực hiện được hợp đồng tiêu thụ đãm ký kết. Tính cân đối giữa sản xuất tiêu thụ và dự trữ không được thực hiện. Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ giảm, trong khi khối lượng sản phẩm sản xuất tăng, dự trữ đầu kỳ giảm,dự trữ cuối kỳ tăng. Tình hình này đánh giá không tốt, doanh nghiệp không hoàn thành KH tiêu thụ, gây ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, mất cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ.. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình nàycó thể không tổ chức tốtkhâu tiêu thụ, chất lượng sản phẩm không đảm bảo…. Nếu khối lượng sản sản phẩm tiêu thụ tăng, trong khi khối lượng sản xuất giảm, dự trữ đầu kỳ tăng, dự trữ cuối kỳ giảm với tốc độ lớn. Tình hình này cho thấy tuy doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch tiêu thụ, nhưng đánh giá không tốt, bởi sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ và dự trữ cuối kỳ thấp ảnh hưởng đến tiêu thụ kỳ sau, tính cân đối giữa sản xuất , dự trữ, tiêu thụ không đảm bảo. Dựa vào công thức trên, có thể có nhiều trường hợp xảy rakhác nhau, đeer đánh giá chính xác cần chú ý đến đặc điểm của sản phẩm sản xuất từng loại doanh nghiệp, đặc điểm doanh nghiệp từng thời kỳ, tình hình thị trường, các chế độ chính sách của nhà nước. 1.1.2.2 Chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bàng tiền của bộ phân sản phẩm thạng dư do kết quả lao động của nguoi lao động mang laị. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng của doanh nghiệp, phản ánh kết quả được sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định vvv. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp. Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành lên các doanh nghiệp nhà nước, thông qua viêc thu thuế, trên cơ đó giúp cho nhà nước phát triển nền kinh tế xã hội. Một bộ phận lợi nhuận khác được để lại doanh nghiệp để thành lập các quỹ tạo điều kiện sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên Lợi nhuận còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị gia sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sơ chinh sách phân phối đúng đắn. * Các bộ phận cấu thành lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phong phú và đa dạng nên lợi nhuận được hinh thành từ nhiều bộ phận, hiểu rõ nội dung của từng bộ phận và cơ sở để thực hiện tốt công tác phân tích lợi nhuận. Nếu xét theo nguồn hình thành lợi nhuận bao gồm cac bộ phận sau: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Lợi nhuận từ hoạt động bất thường. (+) lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, lao vụ , dịch vụ của hoạt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận. Bộ phân ln này được xác định bằng công thức sau: LN = Tổng doanh thu bán hàng Chiết khấu hàng bán Giảm giá hàng bán hàng bị trả lại - - - thuế tiêu thụ giá vốn hàng bán chi phí bán hàng chi phí quản lý - - - - Trong đó: -LN: là lợi nhuận của hoạt động kinh doanh. Dựa vào công thức tổng quát trên ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: + Khối lượng sản phẩm tiêu thụ (Tông doanh thu) + Giá thành sản xuất (hoặc giá vốn hàng bán ). +các khoản giảm trừ. + Chi phí quản lý và chi phí bán hàng. + Thuế. Ngoài năm nhân tố được thể hiện rõ trên công thức, lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi kết cấu mặt hàng. ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận thông qua tỷ suất lợi nhuận của mỗi sản phẩm khác nhau, nếu trong quá trình tiêu thụ , tăng khối lượng sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao giảm khối lượng lượng sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận thấp thì lợi nhuận chung sẽ tăng lên. (+) Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Đây là bộ phận lợi nhuận được xác định bằng chênh lệch giữa các khoản thu về chi phí hoạtt động tài chính bao gồm: -Lợi nhuận về hoạt động góp vốn tham gia liên doanh. -Lợi nhuận về hoạt động đầu tư, mua, bán chứng khoán ngắn hạn dài hạn. -Lợi nhuận về cho thuê tài sản. -Lợi nhuận về hoạt động đầu tư khác. -Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng. -Lợi nhuận cho vay vốn. -Lợi nhuận do bán ngoại tệ. (+) Lợi nhuận bất thường ( còn gọi là thu nhập đặc biệt). Là những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên. Những khoản lợi nhuận bất thường có thể do chủ quan đơn vị hay khách quan đưa tới. Thu nhập bất thường của doanh nghiệp gồm: Thu về nhượng bán thanh lý TSCĐ. Thu tiền được phạt về vi phạm hợp đồng Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ Thu các khoản nợ không xác định được chủ. Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ xót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra. Các khoản thu trên sau khi trừ các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận bất thường. Một số tỷ suất lợi nhuận. Lợi nhuận thực hiện được sau một quá trình sản xuất kinh doanh , là một hệ thống chỉ tiêu phẩn ánh hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Lợi nhuận tuyệt đối có thể khộng phẩn ánhđúng mức độ hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Bởi chỉ tiêu này không chỉ chịu bản thân chất lượng công tác của doanh nghiệp mà còn chịu ảnh hưởng của qui mô sản xuất của doanh nghiệp. Cjính vì thế để đánh giá đúng đắn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xử dụng chit tỉêu tỷ suất lợi nhuận. Điều quan trọng nhất ở đây không phải tổng lợi nhuận bằng số tuyệt đối mà là tỷ suất lợi nhuận tính bằng bằng %. Tỷ suất lợi nhuận được tính bằng nhiều cáhc tùy theo môi quan hệ của lợi nhuận với các chỉ tiêu có liên quan. (+) Phân tích tình hình lãi suất chung. Lãi suất chung của doanh nghiệp có thể tính bằng hai cách. (a). Tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh số bán ra, được xác định bằng công thức: Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận Doanh thu * 100 Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100đ doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = Lợi nhuận Tổng vốn sản xuất * 100 (b). Tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn, là tỷ lệ giữa lợi nhuận và giá trị tài sản thực có của doanh nghiệp , theo công thức: = Lợi nhuận Giá trị TSCĐ bình quân + Giá trị TSLĐ bình quân ( ) * 100 Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100đ vốn bỏ vào đầu tư sau một năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn sản xuất cho phép đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau về qui mô sản xuất. Lưu ý : Trong chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn, giá trị tài sản cố định bình quân có thể tính theo nguyên giá tài sản cố định hoạc theo giá trị còn lại của TSCĐ. - Nếu tính theo nguyên giá TSCĐ có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm dến việc sử dụng đầy đủ các TSCĐ hiện có và khai thác triệt để thời gian và công suất của nó. Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế cách tính này không chính xác bởi nó không phản ánh đúng giá trị của TSCĐ thám gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và giá trị còn lại của TSCĐ trham gia vào quá trình kinh doanh kỳ sau. - Nếu tính theo giá trị còn lại của TSCĐ có ưu điểm là loại trừ được phần giấ trị tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh kỳ này và kỳ sau. Tuy nhiên, cách tính này vẫn chưa phản ánh được hiệu quả của chi phí chi ra đưới hình thức khấu hao. Thông qua công thức xác định tỷ suất lợi nhuận trên vốn ta thấy có những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận đó là: Tổng mức lợi nhuận, tổng vốn (hay tổng tài sản) và cơ cấu vốn. Biện pháp tích cực để tăng lợi nhuận là tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ và hạ chi phí giá thành sản phẩm. Để giải quyết tốt vấn đề cơ cấu vốn hợp lý phải thực hiện các mặt sau: +Tỷ lệ thích hợp giữa TSCĐ tích cực ( máy móc thiết bị,phương tiện vận tải…) và TSCĐ không tích cực ( nhà kho, nhà quản lý…) phải làm sao phần tài sản không tích cực, chỉ trang bị mức cần thiết, không trang bị thừa vì bộ phận này không trực tiếp tham gia vào việc tạo ra sản phẩm mà thời gian thu hồi vốn của chúng lại chậm. +Tỷ lệ thích hợp giữa các loại máy móc. Tỷ lệ này cũng hết sức quan trọng vì nếu không có sự trang bị đồng bộgiữa các loại máy móc thiết bị thì việc sử dụng chúng sẽ kém hiệu quả về mặt thời gian và công suất. + Cần đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa TSCĐ và TSLĐ trong sản xuất. Quá trình sản xuất là sự thống nhất của tất cả các yếu tố vật chất . Vì vậy, để cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục đòi hỏi phải có sự cân đối giữa các yếu tố sản xuất , trong đó sự cân đối giữa TSCĐ và TSLĐ cần được thực hiện nghiêm ngặt. Giữa TSCĐ và TSLĐ cần được cân đối trên hai mặt: Bằng tiền và bằng hiện vật. Khi cần đánh giá một cách tổng quát sự cân đối toàn bộ vốn sản xuất thì phải biểu hiện bằng tiền, song vì việc đánh giá các loại vốn này còn phụ thuộcvào nhiều yếu tố chủ quan cho nên để cho chính xác thì phải cân đối theo hiện vật của từng loại TSCĐ và từng loại TSLĐ. Khi phân tích lãi suất chung của doanh nghiệp có thể so sánh lãi suất tổng kế hoạc so với lãi suất thực tế, có thể so sánh lãi suất thực tế năm nay với lãi suất thực tế năm trước hoác với lãi suất của nhiều kỳ trước liên tục. (c) Phân tích tình hình lãi suất sản xuất. Chỉ tiêu lãi suất sản xuất được xác định bằng cách so sánh lợi nhuận với tổng giá thành sản xuất. Tỷ suất lợi nhuận giá thành( lãi suất sản xuất ) = Lợi nhuận Giá thành sản xuất ( giá vốn) * 100 Công thức xác định: Tỷ suất lợi nhuận giá thành phản ánh hiệu quả kinh tế tính theo lợi nhuận và chi phí sản xuất . Trong trường hợp không có sự biến động về giá cả và cơ cấu mặt hàng sản phẩm tiêu thụ thì chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận và giá thành hầu như phụ thuộc vào giá thành sản phẩm hàng hóa.Mặc dù chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành phản ánh hiệu quả tổng hợp của hoạt động sản xuất , nhưng trong chừng mực nhất định chỉ tiêu này chưa phản ánh đầy đủ kết quả hoạt động của trong các đơn vị hạch toán kinh tế. Bởi vì, trong giá thành mới chỉ tính chi phí NVL sử dụng cho sản phẩm hoàn thành chứ chưa bao gồm chi phí NVL dở dang và bán thành phẩm. Do đó có thể phân tích lãi suất bằng cách so sánh tổng lợi nhuận với chỉ tiêu giá thành sản lượng công nghiệp (tổng sản lượng), tính theo giá so sánh được để có thể so sánh giữa các kỳ khác nhau. (d) Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ. Hiệu quả sử dụng TSCĐ được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau: Sức sản xuất của TSCĐ = Tổng doanh thu thuần (hoặc giá trị tổng sản lượng Nguyên giá binh quân TSCĐ Chỉ tiêu này phẩn ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần, ( hay giá trị sản lượng). Sức sinh lợi của TSCĐ = Lợi nhuận thuần ( hay lãi gộp) Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quấnTSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận hay lãi gộp. Suất hao phí TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ Doanh thu thuần hay lợi nhuậnthuần (hay giá trị tổng sản lượng) Qua chỉ tiêu này ta thấy để có một đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận thuần có bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. 1.1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ. Phân tích chung: Hiệu quả chung về sử dụng TSLĐ được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất, sức sinh lợi của vốn lưu động ( TSLĐ). Sức sản xuất của vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Sức sản xuất của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu độngđem lại mấy đồng doanh thu thuần. Sức sinh lợi của vốn lưu động = Lợi nhuận thuần ( hay lãi gộp) Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phẩn ánh một đồng vốn lơu động làm ra mấy đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp. Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động vận động không ngừng thường xuyên qua các giai đoạncủa quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất – tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Để xác định tốc độ luân chuyển vốn người ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Số vòng quay của vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động bình quân quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Tổng doanh thu thuần Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Qua chỉ tiêu này ta biết được để có một đồng luân chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển có thể chịu ảnh hưởng của một số nguyên nhân sau: -Tình hình thu mua, cung cấp dự trữ nguyên vật liệu. - Tiến độ sản xuất . - Tình hình thanh toán công nợ. Để tăng nhanh tốc đọ luân chuyển vốn, cần áp dụng đồng bộ các biện phápnhằm rút bớt số vốn và thời gian vốn lưu lại ở từng khâu, từng giai đoạn trong quá trình kinh doanh. Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động có tác dụnglàmg ghiảm nhu cầu về vốn, cho phép làm ra nhiều sản phẩm hơn nữa. Cụ thể: - Với một số vốn không tăng, có thể tăng được doanh số hoạt động, từ đó tạo điều kiện tăng thêm lợi nhuận nếu như doanh nghiệp tăng được tốc độ luân chuyển vốn. Xuất phát từ công thức ta có: Tổng số doanh thu thuần = Vốn lưu động bình quân * Hệ số luân chuyển vốn Như vậy, trong điều kiện không đổi, nếu tăng được hệ số luân chuyếnẽ tăng được tổng doanh thu thuần. 1.1.2.4.Hệ thống chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi của vốn. Ngoài việc xếmt hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng TSCĐ và TSLĐ, chúng ta cần phải xem xét cả hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lời. Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích cuae họcả về hiện tại và tườn lai. Để đánh giákhả năng sinh lời của vốn, chúng ta phải tính và so sánh các cghỉ tiêu sau: Lợi nhuận Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh (*) Chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn bỏ ra có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong công thức trên, chỉ tiêu lợi nhuận thường là lợi nhuận ròng trước thuế hay sau thuế lợi tức hoặc lợi tức gộp. Còn vốn kinh doanh có thể là tổng số nguồn vốn ( vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả), hay vốn chủ sở hữu, vốn vay… Đánh giá chung khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Để đánh giá chung khả năng sionh lời cvủa vốn chủ sở hữucần tính ra và so sánh chỉ tiêu “ hệ số doanh lợi” của vốn chủ sở hữu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc ( kỳ KH, kỳ thực tế, các kỳ trước ). Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khă năng sinh lời càng cao và ngược lại. Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu = Lãi ròng trước thuế Vốn cghủ sở hữu (1) (+) Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu = Lãi ròng trên vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu * Lãi ròng Doanh thu thuần = Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu * Hệ số doanh lợi doanh thu thuần Từ công thức (*) và mối quan hệ giữa các nhân tố ta có: Từ công thức trên ta thấy hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của hai nhân tố và được xác định băng phương pháp loại trừ. Nhân tố hệ số vòng quay của vốn chủ sở hữu. Nhân tố này phản ánh trong kỳ kinh doanh, vốn chủ sở hữu quay được mấy vòng. Số vòng quay của vốn chủ sở hữu càng tăng thì hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu càng tăng và ngược lại. Nhân tố hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh. Nhân tố này cho biết một đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lãi ròng. Số lãi đem lại trên một đồng doanh thu thuần càng lớn thì khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu càng tăng. Tóm Lại : Trên đây là một số chỉ tiêu kinh tế tiêu biểu, thông qua các chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp qua từng thời kỳ khác nhau và so sánh giữa các thời kỳ để có thể rút ra được những đành giá trong công tác quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng . 1.2.1.Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Công ty Vật Tư Vận Tải Xi măng. Công ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng là một đơn vị thành viên trực thuộc tổng Công ty Xi Măng Việt Nam. Với chức năng nhiệm vụ chính là cung cấp đầu vào cho các Công ty Xi Măng trực thuộc Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam Và Các nhà máy xi măng địa phương. Cụ thể: - Tổ chức kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ sản xuất cho các Công ty Xi Măng lò quay thuộc Tổng Công ty Xi Măng và một số nhà máy xi măng lò đứng địa phương, bao gồm: Cung ứng nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật tư phụ tùng thiết bị đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, kịp tiến độ sản xuất, giá cả theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. - Tổ chức kinh doanh tiêu thụ xi măng, tiêu thụ sản phẩm của các Công ty xi măng theo kế hoạch và địa bàn của Tổng Công Ty Xi Măng giao cho để đáp ứng nhu cầu xi măng cho toàn xã hội - Tôt chức kinh doanh dịch vụ vận tải, đặc biệt là vận chuyển Clinker vào miền Trung – Nam, chuyển tải than phục vụ sản xuất cho các Công ty Xi Măng và lưu thông tiêu thụ xi măng có hiệu quả. Đứng trước nhiệm vụ và chức năng trên của Công ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng đòi hỏi toàn thể ban lãnh đạo và tập thể CBCNV trong Công ty phải không ngừng nỗ lực trong qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh . Điều đó chỉ có thể hoàn thành khi Công ty đặt vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh lên hàng đầu. Chỉ khi đạt được mục tiêu này Công ty mới có thể hoàn thành kế koạch nhiệm vụ được giao. Hơn hết, quá trình hoạt động của Công ty gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng của các Công ty xi măng. Nó như một mắt xích trong quá trình sản xuất kinh doanh không thể thiếu . Sự kém hiệu quả trong hoạt động cung ứng của Công ty có liên quan trực tiếp đến hoạt đỗng của các nhà máy xi măng . Do vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Công ty là một vấn đề hết sức quan trọng và phải đặt lên hàng đầu của mọi vấn đề, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty cả trong hiện tại và trong tương lai. 1.2.2.Căn cứ vào mục tiêu hoạt động của Công ty. Bước sang thế kỷ 21, đứng trước tình hình kinh tế nói chung của nước ta, nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới đầy những biến động khó khăn. Tuy nhiên, điều thuận lợi cho Công ty nói riêng và toàn ngành xi măng nói chung đó là nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, đặc biệt là ngành xây dựng. Chính vì vật Công ty đã nghiên cứu, xác định và đưa ra những mục tiêu cụ thể trong quá trình hoạt động kinh doanh: Mục tiêu kinh tế – xã hội, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động và tăng thu nhập bình quân. Duy trì ổn định thị trường cung ứng vật tư đầu vào cho các Công ty xi măng và từng bước mở rộng thị phần. Triển khai các phương án kinh doanh khai thác phụ gia ( Đá Bôxit, quặng sắt, xỷ chất lượng cao…) cung ứng cho các nhà máy xi măng tạo tiền đề cho việc mở rộng qui mô, địa bàn kinh doanh của Công ty. Hạ chi phí lưu thông tạo cơ sở cho việc giảm giá vật tư cung ứng. Đa dạng hóa loại hình kinh doanh Tổ chức tốt các mối quan hệ thị trường. Đây là những mục tiêu bao trùm tất cả các mục tiêu của Công ty. Để thực hiện được các mục tiêu này đòi hỏi trong từng phòng ban chức năng và ban lãnh đạo phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả kinh doanh . Bởi vì, nâng cao hiệu quả kinh doanh làcụ thể hóa từng bước để đạt được mục tiêu. 1.2.3. Căn cứ vào hoạt động thực tiễn của Công ty. Kể từ khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động phát triển trong hơn 10 năm qua, Công ty đã trải qua không ít những trăng trầm khó khăn. Theo sự chỉ đạo của ổng Công ty xi Măng Việt Nam Công ty đã không ít lần thay đổi nhiệm vụ chức năng, nhưng cho đến hiện nay một số lĩnh vực then chốt mà Công ty đảm nhận vẫn hoạt động theo kế hoạch được giao, liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của các Công ty xi măngnói riêng và toàn ngành nói chung. Cụ thể: Hoạt động vận chuyển Clinker cho các Công ty xi măng phía Nam. Đây là lĩnh vực truyền thống của Công ty trong suốt thời gian qua, luôn duy trì và phát triển. Vận chuyển cung ứng vật tư dầu vào như than cám, xỷ pyrit, theo qui chế mua bán của Tổng Công ty Xi Măng. Cung ứng phụ gia cho các Công ty xi măng như: Xỷ pyrit, đá bôxit lạng Sơn, quặng sắt Cái Bầu, Đá Đen Mạo Khê, Xỷ sấy Phả Lại… Bên cạnh đó, còn mở rộng tham gia các đề án phụ gia cho công ty xi măng Hải Phòng, Bút Sơn , Hoàng Mai. Tổ chức cung ứng nguồn hàng phương tiện vận tải. Trong quá trình hoạt động thực tiễn cho thấy còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Đặc biệt là vấn đề cạnh tranh giá cả. Đứng trước tình hình thực tế đó đòi hỏi phải có biện pháp thích hợp, tối ưu để giảm bớt chi phí đầu vào, đảm bảo chất lượng hàng hóa khi giao nhận. Đây là vấn đề hết sức khó khăn đặt ra cho công ty. Thiết nghĩ để làm tốt vấn đề này cần phải có chủ trương, kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động ở từng khâu, bộ phận và trong quản lý. Chỉ như vậy, Công ty mới có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và được bạn hàng tín nhiệm, tạo đà cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển. 1.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Vật Tư Vận tải Xi Măng. 1.3.1. Nhiệm vụ công tác do Tổng Công ty Xi Măng giao cho. Công ty Vật Tư- Vận Tải- Xi Măng là một đơn vị thành viên của tổng Công ty Xi Măng Việt Nam. Do vậy, ngoài việc hoạch toán kinh tế độc lập Công ty còn phải theo sự chỉ đạo của Tổng Công ty Xi Măng. Đây cũng là một nhân t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3091.doc
Tài liệu liên quan