Nâng cao hiệu quả Sản xuất kinh doanh tại Công ty than Mạo Khê

Mục lục Nội dung Trang Lời mở đầu 5 Phần 1. Tổng quan về Công ty than Mạo Khê 6 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty than Mạo Khê 6 1.2. Lịch sử hình thành 7 1.2. Các giai đoạn phát triển chủ yếu 8 2. Cơ cấu tổ chức của công ty 12 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý cấp Công ty 12 2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý cấp Phân xưởng 13 3. Các kết quả hoạt động chủ yếu của Công ty 16 3.1. Cơ sở vật chất và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất 16 3.2. Về thực hiện kế hoạch s

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả Sản xuất kinh doanh tại Công ty than Mạo Khê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản xuất kinh doanh 16 3.3. Đặc điểm về vốn kinh doanh 19 3.4. Đặc điểm về lao động 20 3.5. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiên thụ 21 3.6. Các kết quả khác 22 3.6.1. Công tác xây dựng văn hoá doanh nghiệp 22 3.6.2. Về hoạt động Marketing 23 3.6.3. Về công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược 23 Phần 2. Thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê 25 1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh 25 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 26 2.1. Lực lượng lao động 26 2.2. Cơ sỏ vật chất và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật 26 2.3. Công tác quản trị doanh nghiệp 27 2.4. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin 27 2.5. Nhân tố tính toán (chi phí kinh doanh) 28 2.6. Môi trường pháp lý và môi trường kinh tế 28 2.7. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng 29 3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 29 3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp 29 3.1.1. Chỉ tiêu doanh lợi 29 2.1.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí 30 3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bộ phận 30 3.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 30 2.2.2. Hiệu quả sử dụng lao động 31 2.2.3. Hệ số tận dụng công suất máy móc thiết bị 31 4. Thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 32 4.1. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh 32 4.1.1. Về doanh thu và chi phí 32 4.1.2. Về lợi nhuận 33 4.1.3. Về nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước 34 4.1.4. Về thu nhập bình quân của người lao động 34 4.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 35 4.2.1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp 35 4.2.2. Hiệu quả kinh doanh bộ phận 38 5. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 42 5.1. Ưu điểm 42 5.2. Nhược điểm và nguyên nhân 43 Phần 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê 46 1. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 46 2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 48 2.1. Tăng cường công tác quản trị chiến lược (kế hoạch) kinh doanh 48 2.1.1. Vai trò 48 2.1.2. Nội dung 49 2.1.3. Điều kiện thực hiện 49 2.1.4. Lợi ích 50 2.2. Phát triển trình độ và tao động lực cho đội ngũ lao động 50 2.2.1. Vai trò 50 2.2.2. Nội dung 50 2.2.3. Điều kiện thực hiện 51 2.2.4. Lợi ích 51 2.3. Cân đối năng lực sản xuất, bố trí hợp lý để nâng cao năng suất lao động 51 2.3.1. Vai trò 51 2.3.2. Nội dung 51 2.3.3. Điều kiện thực hiện 52 2.3.4. Lợi ích 52 2.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý và công tác quản trị 52 2.3.1. Vai trò 52 2.3.2. Nội dung 52 2.3.3. Điều kiện thực hiện 53 2.3.4. Lợi ích 53 2.5. Đầu tư theo chiều sâu và áp dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh 54 2.4.1. Vai trò 54 2.4.2. Nội dung 54 2.4.3. Điều kiện thực hiện 55 2.4.4. Lợi ích 55 2.5. Tăng cường công tác Marketing; củng cố, tìm kiếm và mở rộng thị trường 55 2.5.1. Vai trò 55 2.5.2. Nội dung 56 2.5.3. Điều kiện thực hiện 56 2.5.4. Lợi ích 56 Kết luận 57 Tài liệu tham khảo 59 Nhận xét của Đơn vị thực tập 60 Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn 61 Lời mở đầu Công nghiệp Việt Nam đã và đang đóng góp to lớn và quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của đất nước chúng ta, trong đó ngành Than là ngành cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác nên cũng có tầm quan trọng không nhỏ. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, tạo mọi điều kiện cho ngành Than đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến vào sản xuất để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, mạnh và vững chắc, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quán triệt nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tế”, được sự giới thiệu của Nhà trường và sự đồng ý của lãnh đạo Công ty than Mạo Khê, tôi đã được tìm hiểu toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, qua đó vận dụng tổng hợp kiến thức đã được học vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn trong hoạt động quản trị tại Công ty nhằm củng cố kiến thức lý luận và nâng cao năng lực thực hiện các nhiệm vụ được giao tại đơn vị mình đang công tác. Vì điều kiện về thời gian và kiến thức có hạn nên bản báo cáo này còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự động viên, đóng góp ý kiến của các thầy cô, các cán bộ công nhân viên Công ty than Mạo Khê và các anh chị em trong lớp QTKD tổng hợp - K6, để bản báo cáo này được hoàn thiện và có chất lượng hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Phần I Tổng quan về công ty than Mạo Khê 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty than Mạo Khê Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê thuộc tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, nằm ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Trước tháng 8 năm 1945 gọi là Mỏ Mạo Khê. Sau ngày hoà bình lập lại được gọi là Mỏ than Mạo Khê. Tháng 10 năm 2001 được đổi thành Công ty than Mạo Khê. Thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 331/2005/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2005, chuyển Công ty than Mạo Khê thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam thành: Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê Tên tiếng Anh: Vinacoal Mao Khe Coal. Co.LTD Địa chỉ: thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Điện thoại: 033.871240 Fax: 033.871375 * Ngành nghề kinh doanh của Công ty - Khai thác, chế biến, tiêu thụ than. - Xây dựng công trình mỏ. - Sản xuất vật liệu xây dựng. - Vận tải đường bộ, đường sắt. - Quản lý và khai thác cảng, bến cân. - Sửa chữa thiết bị mỏ và phương tiện vận tải, chế tạo xích vòng và sản phẩm cơ khí. - Tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá thể thao. - Đại lý xăng dầu; Sản xuất, kinh doanh nước uống tinh khiết. - Thiết kế, thi công xây lắp các công trình công nghiệp, giao thông, dân dụng và giám sát thi công xây dựng dân dụng, công nghiệp. - Chế tạo thiết bị mỏ và phương tiện vận tải mỏ. * Giám đốc Công ty: Kỹ sư Phạm Đức Khiêm. * Chủ sở hữu Công ty: Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam. * Vốn điều lệ: 75.954.033.555 đồng. 1.1. Lịch sử hình thành Mỏ Mạo Khê bắt đầu được khai thác dưới hình thức trưng khai của một số thương nhân nước ngoài. Sau khi chiếm được Khu mỏ (1883), thực dân Pháp đã ép triều đình Nhà Nguyễn bán khu mỏ Hồng gai- Cẩm Phả (1884) và khu mỏ Uông Bí- Đông Triều (1887) cho chúng. Nhưng việc khai thác than ở đây vẫn còn chậm chạp dưới hình thức “khoáng quyền”. Mãi đến khi thành lập công ty gầy Bắc Kỳ (15/10/1920) và Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ sau đó (1933) thì việc khai thác than ở đây mới được mở rộng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã tạo điều kiện thúc đẩy phong trào đấu tranh của công nhân mỏ Mạo Khê tiến lên những bước cao hơn. Những người thợ mỏ Mạo Khê đã trực tiếp đánh chiếm mỏ Mạo Khê và trở thành một bộ phận quan trọng của lực lượng quân Đệ tứ chiến khu (tức chiến khu Trần Hưng Đạo) nổi dậy cướp chính quyền trong Cách mạng Tháng 8 năm 1945. Đồng thời mỏ Mạo Khê còn là cứ điểm quan trọng của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hoà bình lập lại, Mạo Khê là mỏ duy nhất ở Khu mỏ Quảng Ninh được giao nhiệm vụ sản xuất than cung cấp cho Nhà máy Nhiệt điện Hà Nội ngày đầu giải phóng. Từ hai bàn tay trắng đến ngày đầu khôi phục, đến cuối năm 1965 hầu hết các công việc nặng nhọc đã được cơ khí hoá từng bước, nhằm giải phóng sức người, tăng năng suất lao động. Hơn năm mươi năm kể từ khi khôi phục và phát triển (từ 1954) là chặng đường đầy gian lao thử thách. Từ hoang tàn đổ nát, sản xuất hoàn toàn bằng thủ công, đến nay đã cơ bản được cơ giới hoá nhiều khâu, trở thành dây chuyển sản xuất tương đối hoàn chỉnh. Nhà ở, nhà làm việc, nhà mẫu giáo, nhà trẻ, khu vui chơi giải trí khang trang sạch đẹp. Quá trình xây dựng và phát triển của Công ty là cơ sở để tạo nên thị trấn Mạo Khê sầm uất ngày nay. 1.2. Các giai đoạn phát triển chủ yếu * Giai đoạn trước năm 1954 Mỏ Mạo Khê được phát hiện và khai thác dưới triều Nguyễn. Việc khai thác lúc đầu chỉ là “đào bới” những vỉa than lộ thiên. Điều kiện và kỹ thuật khai thác còn sơ sài, sản lượng than thu được không đáng kể. Trong những năm 1923-1929, sản lượng than ỏ mỏ Mạo Khê gần bằng sản lượng của Công ty than Đông Triều, chỉ chịu kém Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (công ty khai thác than lớn nhất Đông Dương lúc đó), nhưng việc đầu tư thiết bị ở Mạo Khê rất hạn chế. Mọi công việc từ đào lò đá, khai thác, vận chuyển đều làm thủ công. Sản lượng than Pháp khai thác ở mỏ Mạo Khê năm 1913 là 62.000 tấn, năm 1925 là 107.000 tấn và năm 1939 là 150.000 tấn. Số công nhân mỏ Mạo Khê năm 1913 là 950 người, đến năm 1929 là 2.800 người. Đến năm 1939, tổng số công nhân của mỏ Mạo Khê là 26.385 người. * Giai đoạn khôi phục, củng cố hệ thống tổ chức và bộ máy (1954-1960) Đến tháng 4/1955, tổng số cán bộ công nhân mỏ là 160 người gồm 3 ban và 7 đội sản xuất. Đến tháng 6/1956, mỏ đã có 9 phòng ban theo dõi, điều hành chỉ huy hoạt động sản xuất. Đồng thời không ngừng nâng cao tinh thần tập thể, ý thức tự giác, cải tiến dây chuyền sản xuất, sửa đổi tác phong công tác và lề lối làm việc, tiết kiệm nguyên vật liệu, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động. Trong thời gian từ năm 1958-1960, Nhà nước cũng đã tập trung nguồn vốn lớn cho Mạo Khê làm nhiệm vụ kiến thiết cơ bản: năm 1959 là 718.257 đồng, gấp đôi số vốn năm 1958 và gần 100 công trình lớn nhỏ. Năm 1960 tăng lên 2.145.990 đồng, trong đó các công trình phục vụ sản xuất là 1.840.171 đồng. Số còn lại được đầu tư xây dựng cho các công trình phục vụ đời sống cán bộ, công nhân viên. Đến năm 1958, tổng số cán bộ công nhân viên của mỏ Mạo Khê là 1.000 người, tháng 4/1959 là 2.326 người, đến năm 1960 lên 3.568 người trong đó có 2.586 công nhân trực tiếp làm lò và 1.000 công nhân kiến thiết cơ bản. Sản lượng năm 1958 tăng 20,72%, năm 1959 tăng 21,42%, năm 1960 tăng 15%. Giá trị tổng sản lượng 3 năm tăng 15,21%, so với chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, đạt 116,72% kế hoạch. * Giai đoạn 1961-1965: mở rộng quy mô, từng bước cơ giới hoá, đẩy mạnh sản xuất Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Mỏ Mạo Khê đã mở rộng quy mô sản xuất, từng bước cơ giới hoá, đẩy mạnh sản xuất. Từ sản xuất thủ công, mỏ đã tự lực cải tạo xây dựng cơ sở vật chất đưa lên cơ giới hoá hầu hết những công việc nặng nhọc, giải phóng sức lao động, đưa năng suất lên cao. Tổng kết thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, mỏ đã hoàn thành 104,8% kế hoạch Nhà nước giao. * Giai đoạn 1965-1975: duy trì và đẩy mạnh sản xuất, chống chiến tranh phá hoạt của đế quốc Mỹ Tháng 8/1965, Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập Tổng Công ty than Quảng Ninh, mỏ than Mạo Khê tách khỏi công ty than Hòn Gai trở thành đơn vị hạch toán riêng biệt trực thuộc Tổng Công ty than Quảng Ninh. Trong giai đoạn này, Mỏ Mạo Khê đã khai thác được 3.736.871 tấn than cho Tổ quốc. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên đã trưởng thành về số lượng và chất lượng, dày dạn kinh nghiệm, được thử thách trong chiến đấu, lăn lộn trong sản xuất. Nhiều công nhân đã trở thành thợ lành nghề, hàng trăm chiến sỹ thi đua, hàng chục tổ lao động xã hội chủ nghĩa. Năm 1970, mỏ Mạo Khê đã hoàn thành tất cả các chỉ tiêu kế hoạch, vượt sản lượng năm 1965 (là năm có sản lượng cao nhất so so với các năm trước). * Giai đoạn 1976-1986: từng bước đổi mới quản lý, đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm đời sống, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc Trong giai đoạn này, cán bộ công nhân viên của mỏ Mạo Khê đã kiên trì phấn đấu và gặp không ít khó khăn: thiên tai lũ lụt nhiều, lò bề phay phá, tài nguyên cạn kiệt, thiết bị máy móc phụ tùng thiếu thốn, đất nước sau 30 năm chiến tranh bị tàn phá… tình hình kinh tế – xã hội khó khăn ảnh hưởng không ít đến hoạt động sản xuất và đời sống công nhân mỏ. Tuy vậy, cán bộ công nhân của Mỏ đã từng bước cải tiến được công tác quản lý, công tác tổ chức và cán bộ, khắc phục khó khăn, tìm tòi sáng tạo, thận trọng trong bước đi, cách làm, duy trì được sản xuất, tổ chức tốt việc chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhân viên, từng bước làm thay đổi bộ mặt của Mỏ và của nhân dân sống quanh khu vực Mạo Khê. * Giai đoạn 1986-2000, đổi mới cơ chế thực hiện sản xuất kinh doanh xã hội chủ nghĩa Năm 1986, Đảng và Nhà nước đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện. Từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trước những khó khăn chung của nền kinh tế-xã hội và những khó khăn của mình, Mỏ than Mạo Khê có lúc đứng trên bờ vực của sự phá sản, trình độ quản lý còn hạn chế, chưa được phân định rõ ràng; tình hình kinh tế-xã hội có nhiều biến động, giá cả vật tư hàng hoá tăng nhanh, giá đầu vào của một số tấn than tăng theo giá trị trường và tỷ giá hối đoái của nhà nước quy định. Số công nhân thiếu việc làm tăng nhanh, nhu cầu về vốn kinh doanh trở lên cấp thiết… mỏ than Mạo Khê đã có giải pháp kịp thời như sắp xếp lại bộ máy chỉ huy điều hành sản xuất, tập trung nâng chất lượng sản phẩm, giải quyết lực lượng lao động dôi dư hợp lý và có hiệu quả, giảm chi phí đầu vào (giá thành), tiết kiệm toàn diện góp phần giảm lỗ. Với các biện pháp được thực hiện đồng thời như vậy và cùng với tinh thần tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo, tìm tòi hướng đi cho phù hợp với điều kiện của mình, đến hết năm 1992, mỏ than đã trả hết số lỗ của những năm bao cấp chuyển sang (khoảng 1,6 tỷ đồng), Từ năm 1993 sản xuất bắt đầu có lãi, lương bình quân toàn mỏ năm 1993 là 360.000 đ/người/tháng thì sang năm 1994 đã nâng lên 460.000 đ/người/tháng. Đời sống vật chất được cải thiện và từng bước nâng cao, cuộc sống tinh thần cũng đã có bước chuyển biến rõ rệt. Các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao phát triển khá sôi nổi, thu hút được nhiều cán bộ, công nhân của Mỏ tham gia. Cũng trong năm 1993, mỏ đã đóng góp cho các quỹ phúc lợi trên 300 triệu đồng. Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, song cán bộ, công nhân Mỏ vẫn không chủ quan mà vẫn tiếp tục thực hiện, bổ sung, hoàn chỉnh các biện pháp phù hợp với thị trường, với nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy, năm 1999 sản lượng tiêu thụ tha là 532.554 tấn, tăng 4,31% so với cùng kỳ năm 1998. Năm 2000, mỏ đã tiêu thụ 735.000 tấn. Từ đó thu nhập của cán bộ, công nhân mỏ không ngừng được cải thiện và nâng cao. Năm 1995 bình quân đạt 805.500 đồng/người/tháng thì năm 2000 được nâng lên 976.815 đồng/người/tháng, góp phần cải thiện điều kiện lao động, môi sinh, môi trường và sinh hoạt khác của cán bộ công nhân mỏ than Mạo Khê. * Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: ổn định và phát triển bền vững Quá trình thực hiện kế hoạch năm 2001, mỏ than Mạo Khê có sự thay đổi: Ngày 16/10/2001, Hội đồng Quản trị Tổng Công ty than Việt Nam (nay là Tập đoàn Than và Khoảng sản Việt Nam) quyết định đổi tên Mỏ than Mạo Khê thành Công ty than Mạo Khê. Trong giai đoạn này, với nền tảng là những thành tựu đã đạt được từ sau công cuộc đổi mới do Đại hội VI của Đảng khởi xướng, kết hợp tối đa các nguồn lực, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đảm bảo nguồn vốn, không ngừng cải thiện, từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mở rộng đầu tư phát triển, cải thiện điều kiện làm việc, tăng cường công tác an toàn, bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường, ổn định việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống công nhân viên chức, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội… Sử dụng các biện pháp hợp lý nhằm làm giảm chi phí đầu vào (giá thành); tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm; tiết kiệm tài nguyên... Vì vậy kết quả mà Công ty than Mạo Khê đã đạt được rất khả quan: năm 2001 tiêu thụ 695.581 tấn than; 2002 đạt 987.323 tấn; năm 2003 đạt 1,253 triệu tấn, năm 2004 đạt 1,447 triệu tấn; năm 2005 đạt hơn 1,722 triệu tấn, năm 2006 ước đạt khoảng 2 triệu tấn than nguyên khai. Thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty không ngừng được nâng cao: năm 2001 đạt 1,235 triệu đồng/người/tháng; năm 2002 là 1,401 triệu đồng/người/tháng; năm 2003 là 1,879 triệu đồng/người/tháng thì năm 2004 đạt 2,405 triệu đồng/người/tháng; năm 2005 đạt 4,097 triệu đồng/người/tháng; năm 2006 ước đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng. Các công tác an toàn lao động, chăm lo sức khoẻ, đời sống tinh thần của cán bộ công nhân Công ty không ngừng được cải thiện cả về chất và lượng. Ngoài ra, Công ty còn chú ý đến các công tác phúc lợi, từ thiện, các hoạt động văn thể, các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng khu vực tỉnh Quảng Ninh nói chung và khu vực Mạo Khê nói riêng ngày càng phát triển. 2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý cấp Công ty Mô hình hệ thống tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty đang áp dụng là Trực tuyến - Chức năng. Bao gồm 3 cấp quản lý: - Ban Giám đốc Công ty. - Quản đốc phân xưởng. - Lò trưởng ca sản xuất. * Cơ cấu: - 01 Chủ tịch HĐQT Công ty: Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Tập đoàn, Tổng Giám đốc tập đoàn về mọi hoạt động của Công ty. - 01 Giám đốc Công ty: Là người điều hành mọi hoạt động của Công ty. Chịu trách nhiệm trước HĐQT Công ty và trước pháp luật. - 07 Phó giám đốc: có trách nhiệm giúp Giám đốc Công ty điều hành từng lĩnh vực theo sự phân công của HĐQT, Giám đốc Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về hoạt động của lĩnh vực mình phụ trách. - 17 Phòng, Ban chức năng: Tham mưu giúp Ban Giám đốc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo chức năng, nhiệm vụ được giao. - 17 phân xưởng sản xuất phụ. là những bộ phận sản xuất ra các sản phẩm, các phụ kiện.. phục vụ trực tiếp, gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh than. - 11 phân xưởng trực tiếp: là những bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - 01 Trung tâm y tế: phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của cán bộ, công nhân của Công ty và của nhân dân khu vực Mạo Khê. 2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý cấp Phân xưởng - 01 Quản đốc phân xưởng: là người điều hành mọi hoạt động sản xuất của Phân xưởng. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về hoạt động của Phân xưởng mình phụ trách. - 06 Phó Quản đốc: Giúp Quản đốc điều hành, chỉ đạo sản xuất theo từng lĩnh vực được phân công. Chịu tránh nhiệm trước Giám đốc Công ty và Quản đốc phân xưởng về nhiệm vụ được giao. - Lò trưởng ca sản xuất: là người cùng Phó Quản đốc điều hành ca sản xuất của lò khai thác. (hiện Công ty đang áp dụng sản xuất 3 ca/ngày, 8h/ca) Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức sản xuất của Phân xưởng Quản đốc phân xưởng Phó Quản đốc phân xưởng Phó Quản đốc phân xưởng Phó Quản đốc phân xưởng Phó Quản đốc phân xưởng Phó Quản đốc phân xưởng Phó Quản đốc phân xưởng Nhân viên thống kê Nhân viên kế toán Lò Trưởng Ca sản xuất Lò Trưởng Ca sản xuất Lò Trưởng Ca sản xuất Lò Trưởng Ca sản xuất Lò Trưởng Ca sản xuất Lò Trưởng Ca sản xuất 3. Các kết quả hoạt động chủ yếu của công ty 3.1. Cơ sở vật chất và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất Toàn Công ty là một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ khâu vận tải, sàng tuyển đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, Công ty có một sơ sở vật chất tương đối khang trang, hoàn chỉnh, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ nhà cửa kiến trúc phục vụ cho công tác điều hành sản xuất, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải cho đến các thiết bị dụng cụ quản lý phục vụ sản xuất. Ngoài ra còn có cơ sở vật chất phục vụ đời sống văn hoá tinh thần cho cán bộ công nhân viên và nhân dân Mạo Khê như Nhà thi đấu thể thao, sân tenis, sân bóng đá, bể bơi, rạp hát, nhà khách, nhà ăn, bệnh viện, nhà tập thể, nhà trẻ, nhà mẫu giáo… Đặc biệt, để phục vụ cho công tác đào tạo, bỗi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng kịp thời đòi hỏi của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự mở rộng quy mô, sự phát triển lớn mạnh của Công ty, Trung tâm đào tạo đã được đầu tư mở rộng, đồng thời cung cấp các trang thiết bị để đáp ứng kịp thời và đầy đủ cho hoạt động có tính chất quan trọng này. Hiện nay, Công ty có tương đối đầy đủ máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra công ty cũng không ngừng đầu tư, mua sắm các thiết bị mới có năng suất lao động cao, đạt hiệu quả về kinh tế như cột chống thuỷ lực đơn, máy khấu than COMBAI… 3.2. Về thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh Công ty than Mạo Khê là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, xây dựng và thực hiện theo kế hoạch đã được Tập đoàn than và Khoáng sản Việt Nam phê duyệt. Qua Bảng tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2001-2005) ta thấy nhìn chung Công ty đã thực hiện và hoàn thành kế hoạch khá tốt. Tuy một số chỉ tiêu trong từng năm không đạt nhưng xét tổng thể 5 năm thì ta thấy rằng Công ty đã có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể: sản lượng than sản xuất năm 2001 kế hoạch là 630.000 tấn, thực hiện được 695.581 tấn, vượt 10% so với kế hoạch. Đến năm 2005, kế hoạch là 1.550.000 tấn, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2001 và thực hiện đạt 1.722.102 tấn, đạt 111% so với kế hoạch đề ra. Doanh thu cũng như vậy, năm 2001 doanh thu kế hoạch là 144.974 triệu đồng thì thực hiện đạt 260.302 triệu đồng, tăng 80%. Đến năm 2005, kế hoạch đề ra 521.469 triệu đồng thì kết quả thực hiện là 601.631 triệu đồng, tăng 15% so với kế hoạch và tăng 131% so với năm 2001. Qua đây ta thấy sự phát triển của Công ty là hợp lý, sản lượng sản xuất tăng kết hợp với công tác tiêu thụ sản xuất đạt hiệu quả, dẫn đến doanh thu tăng là đương nhiên. Với tiền đề là doanh thu tăng, kết hợp với sự sáng tạo, tiết kiệm toàn diện, hợp lý, Công ty cũng đã giảm được chi phí sản xuất đầu vào, qua đó lợi nhuận năm 2001 thực hiện được 1.550 triệu đồng, chỉ đạt 57% so với kế hoạch; đến năm 2005, lợi nhuận thực hiện được 7.663 triệu đồng, tăng 13% so với kế hoạch và tăng 7 lần so với năm 2001. Ngoài ra, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cũng đã làm tăng giá trị nộp ngân sách cho Nhà nước. Năm 2001, Công ty thực hiện nộp ngân sách Nhà nước đạt 9.041 triệu đồng, vượt kế hoạch 86%, đến năm 2005, thực hiện đạt 18.522 triệu đồng, tăng gấp 2 lần năm 2001 và tăng 9% so với kế hoạch. Một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh đó là thu nhập của người lao động. Năm 2001 thu nhập của người lao động đạt 1.235.000 đồng/người/tháng, tăng 38% so với kế hoạch. Đến năm 2005, thu nhập của người lao động tăng gấp 4 lần năm 2001, thực hiện 4.097.000 đồng/người/tháng, tăng 55 % so với kế hoạch đề ra, mặc dù số công nhân không ngừng tăng; năm 2001 là 4.565 người, đến năm 2005 là 5.826 người. Bảng 1. Bảng tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh (2001-2005) TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Kế hoạch Thực hiện % Kế hoạch Thực hiện % Kế hoạch Thực hiện % Kế hoạch Thực hiện % Kế hoạch Thực hiện % 1 Sản lượng sản xuất (tấn) 630.000 695.581 110 930.000 987.323 106 1.200.000 1.252.945 104 1.400.000 1.447.716 103 1.550.000 1.722.102 111 2 Doanh thu(tr.đ) 144.974 260.302 180 227.820 273.512 120 273.384 330.136 121 396.163 430.121 109 521.469 601.631 115 3 Lợi nhuận(tr.đ) 2.700 1.550 57 9.000 9.203 102 1.500 1.255 84 7.000 7.992 114 6.800 7.663 113 4 Nộp NSNN(tr.đ) 4.860 9.041 186 6.947 10.079 145 8.336 10.284 123 10.500 13.786 131 16.931 18.522 109 5 Lao động bình quân (người) 4.500 4.565 101 5.000 5.127 103 5.200 5.450 105 5.500 5.795 105 5.797 5.826 101 6 Thu nhập bquân/tháng(đồng) 893.477 1.235.000 138 1.607.147 1.401.000 87 1.681.200 1.879.000 112 2.254.800 2.405.000 107 2.651.000 4.097.000 155 (Nguồn: Phòng Kế hoạch) Với kết quả thực hiện kế hoạch trong 5 năm vừa qua, ta có thể khẳng định rằng, quyết định mở rộng sản xuất, tăng sản lượng, chủ động, sáng tạo, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, tiết kiệm toàn diện, hạ giá thành sản phẩm đầu vào, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất… đã đem lại hiệu quả, đóng góp tích cực cho ngân sách Nhà nước, đóng góp nhiều vào cá quỹ phúc lợi của Công ty, của địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty và cho nhân dân sống quanh khu vực Mạo Khê. 3.3. Đặc điểm về vốn kinh doanh của Công ty Bảng 2. Tình hình sử dụng vốn của Công ty TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1 Doanh thu (tr.đ) 260.302 273.512 330.136 430.121 601.631 2 Tổng vốn (tr.đ) 63.531 64.541 66.513 72.360 72.291 3 Tổng vốn cố đinh (tr.đ) 53.893 54.903 56.875 62.041 60.533 4 Tổng vốn lưu động (tr.đ) 9.638 9.638 9.638 10.319 11.758 5 Vòng quay của VCĐ (vòng/năm) 4,83 4,98 5,80 6,93 9,94 6 Vòng quay của VLĐ (vòng/năm) 27,01 28,38 34,25 41,68 51,17 (Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính) Đối với vốn cố định, có thể nói rằng Công ty đã sử dụng vốn cố định tương đối hiệu quả, vòng quay năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, vòng quay vốn cố định năm 2001 là 4,83; sang năm 2002 tăng lên 4,98; năm 2003 tăng lên 5,8; năm 2004 là 6,93 và đến năm 2005 tăng lên 9,94, tăng hơn 2 lần so với năm 2001. Nguyên nhân tăng chủ yếu ở đây là sự bố trí máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tương đối hợp lý, nhịp nhàng; công tác đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị mới… đã mang lại nhiều kết quả thuận lợi; công tác thu hồi vốn dài hạn có nhiều bước chuyển biến nên đã có tác động nhất định đến công tác tái đầu tư từ vốn cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng giống như vốn cố định, việc sử dụng vốn lưu động của Công ty cũng tương đối hiệu quả. Cụ thể vòng quay vốn lưu động năm 2001 là 27,01; năm 2002 là 28,38; năm 2003 tăng lên 34,25; năm 2004 tiếp tục tăng lên 41,68 và đến năm 2005, vòng quay vốn lưu động là 51,17 vòng/năm, tăng gần 2 lần so với năm 2001. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do công tác thu hồi vốn ngắn hạn của Công ty thực hiện khá chủ động và triệt để nên tạo điều kiện cho hoạt động tái đầu tư từ vốn lưu động, tăng khả năng thanh toán, đáp ứng kịp thời nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.4. Đặc điểm về lao động của Công ty Bảng 3: Tình hình lao động của công ty (tính đến 12/2005) Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%) - Cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ 562 9,64 - Nhân viên phục vụ 104 1,79 - Công nhân 5.160 88,57 Tổng cộng 5.826 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức- Lao động) Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ công nhân sản xuất trực tiếp là 88,57%; cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ chiếm 9,64%; còn nhân viên phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chiếm 1,79%. Chứng tỏ rằng, Công ty đã tập trung mở rộng phát triển lao động trực tiếp sản xuất, trực tiếp làm ra sản phẩm. Việc nhân viên phục vụ chỉ chiếm 1,79% trong tổng số cán bộ công nhân toàn Công ty chứng tỏ Công ty than Mạo Khê đã thực hiện đúng chủ trương tăng lao động sản xuất trực tiếp, giảm tối thiểu lao động sản xuất gián tiếp nhưng vẫn đáp ứng và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục. Nhằm mục tiêu đáp ứng kịp thời và đầy đủ xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm… Bảng 4: Trình độ lao động của công ty (tính đến 12/2005) Trình độ Số lượng (người) Tỷ trọng (%) - Đại học, Cao đẳng 654 11,22 - Trung học chuyên nghiệp 724 12,43 - Công nhân kỹ thuật 4.448 76,35 Tổng cộng 5.826 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức- Lao động) Qua bảng tổng hợp trình độ lao động của Công ty, ta thấy cán bộ công nhân có trình độ Đại học, cao đẳng chiếm 11,22%; trung học chuyên nghiệp chiếm 12,43% và công nhân kỹ thuật chiếm 76,35%. Thực tế cũng đã cho thấy chính sách tuyển dụng lao động và chính sách đào tạo lao động đã được Công ty thực hiện khá tốt. Công ty đã căn cứ vào đặc điểm và yêu cầu của từng công việc, số lượng người và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng bộ phận, đòi hỏi của từng nhiệm vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh để xét tuyển lao động phù hợp nhằm mục tiêu làm gọn nhẹ bộ máy quản lý điều hành, phục vụ, tập trung nhân lực vào khâu sản xuất sản phẩm trực tiếp, đồng thời đổi mới cơ cấu lao động, đảm bảo đội ngũ cán bộ công nhân có trách nhiệm với công việc, tâm huyết với nghề, thực hiện nhiệm vụ với hiệu quả cao. Mặt khác Công ty cũng không ngừng thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân toàn Công ty nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất cũng như từng bước mở rộng quy mô và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.5. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ của Công ty Do đặc điểm sản xuất nên ngoài kế hoạch sản xuất và tiêu thụ than là sản phẩm chính, Công ty còn có các sản phẩm khác như sản xuất vật liệu xây dựng, đá đen, cát, cơ khí… Tất cả những hoạt động này đều mang lại nguồn thu nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất sản phẩm than là chính. Sản phẩm than của Công ty than Mạo Khê bao gồm than cục, than cục xô, than cám 3, cám 4, cám 5, cám 6a, 6b, cám 7a, 7b và bã sàng nghiền. Toàn vùng Mạo Khê không có than cám đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Than cục độ bền cơ học thấp. So với vùng Hồng Gai-Cẩm Phả, than Mạo Khê có độ tro cao, nhiệt lượng thấp nên giá thành bán bình quân thấp hơn. Tuy nhiên giá trị sử dụng thích hợp với cơ khí luyện kim, nhiệt điện, sản xuất nhiệt điện, sản xuất vật liệu và chất đốt sinh hoạt. Do đó thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty hoàn toàn ở trong nước. Khách hàng tiêu thụ than của Công ty chủ yếu là Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại; Công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc; Công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh, chiếm khoảng 87% sản lượng than tiêu thụ hàng năm. Còn lại là các Công ty chế biến và kinh doanh than trong ngành ở các tỉnh, vùng chiếm khoảng 9%; các doanh nghiệp tư nhân mua lẻ và tiêu thụ than trong nội bộ Công ty chiếm khoảng 4% tổng sản lượng than tiêu thụ hàng năm. 3.6. Các kết quả khác 3.6.1. Công tác xây dựng văn hoá doanh nghiệp Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh than, cũng như mọi doanh nghiệp khác, Công ty than Mạo Khê cũng luôn chú trọng đến công tác xây dựng thương hiệu, uy tín của mình. Một phần giá trị lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh được sử dụng cho hoạt động phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao trong Công ty cũng như tham gia tại các đơn vị khác. Các chỉ tiêu quan trọng ả._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0355.doc