Lời mở đầu
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), cơ chế quản lý kinh tế nước ta có sự biển đổi sâu sắc, Nhà nước đã chuyển đổi cơ chế từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Chính sự đổi mới đó đã tác động rất lớn tới kinh tế xã hội của đất nước, làm cho kinh tế nước ta ngày càng phát triển ổn định với tốc độ nhanh. Đất nước đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hóa theo định hướng XHCN, thì những doanh nghiệp sả
33 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả Sản xuất kinh doanh tại Công ty Điện tử Sao Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất kinh doanh chiếm một vị trí hết sức quan trọng, nhất là đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Điện tử - điện dân dụng. Tuy nhiên các mặt hàng đó hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng điện tử - điện dân dụng muốn làm ăn có lãi và không ngừng phát triển thì phải biết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình bằng những biện pháp đồng bộ và phù hợp.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề này, sau một thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty Điện tử Sao Mai em đã chọn đề tài “Các giải phâp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Điện tử Sao Mai” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
- Chương I: Những vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Chương II: Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Điện tử Sao Mai những năm gần đây
- Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất KINH DOANH của Công ty Điện tử Sao mai .
Chương I
Những vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh
I. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
1. Quan điểm cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp
Như chúng ta đã biết để sản xuất bất kỳ loại hàng hoá dịch vụ nào cũng cần có các tài nguyên hay các yếu tố sản xuất. Các yếu tố sản xuất là các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hoá dịch vụ. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nếu hoạt động sản xuất không được tiến hành thì doanh nghiệp sẽ không còn tồn tại và biến dạng thành loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể sản xuất một cách tuỳ tiện mà phải sản xuất sao cho phù hợp, phải dựa trên cơ sở điều tra nắm bắt cụ thể, chính xác nhu cầu của thị trường, khi đó doanh nghiệp mới quyết định sản xuất mặt hàng, khối lượng, quy cách, chất lượng... Có như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới đạt được hiệu quả và đó cũng là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả bao giờ cũng phải hoàn thành tốt đồng thời hai nhiệm vụ đó là sản xuất sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm.
Với việc sản xuất sản phẩm trước hết khi tiến hành các mục tiêu kinh tế - xã hội được thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu thuộc về sản xuất. Nói cách khác, các chỉ tiêu thuộc về sản xuất phải được xác định trước và nó được coi là cơ sở để xác định lao động, trang bị, cung cấp vật tư, giá thành, lợi nhuận...
Mặt khác, kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu sản xuất về khối lượng, chủng loại sản phẩm, về chất lượng và thời hạn có ảnh hưởng quyết định tới việc thực hiện các chỉ tiêu giá thành, tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, khi đề cập đến các kết quả của các hoạt động sản xuất bao giờ cũng phải đề cập dồng thời cả hai mặt: kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu thuộc về khối lượng và chất lượng của sản xuất. Hai mặt này gắn bó mật thiết với nhau và tác động qua lại lẫn nhau.
Còn về tiêu thụ sản phẩm, đây là vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường. Tiêu thụ hay không tiêu thụ được sản phẩm quyết định sự tồn tại hay không tồn tại, sự phát triển hay không phát triển của doanh nghiệp. Có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới có điều kiện bù đắp được toàn bộ chi phí đã chi ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ đảm bảo quá trình tái sản xuất giản đơn. Mặt khác thông qua tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp mới có thể thực hiện được giá trị lao động thặng dư, nghĩa là thu được lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng được xem xét, đánh giá từ hai quan điểm: chức năng xã hội và chức năng kinh tế.
Từ quan điểm xã hội (chức năng xã hội) các doanh nghiệp phải đảm bảo sản xuất và cung ứng một lượng sản phẩm nhất định với những yêu cầu cụ thể về chủng loại, chất lượng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội bao gồm cả nhu cầu trong sản xuất và nhu cầu trong tiêu dùng hàng ngày.
Từ quan điểm kinh tế (chức năng kinh tế) các doanh nghiệp không thể thực hiện chức năng xã hội bằng mọi giá mà phải lấy thu nhập từ tiêu thụ để bù đắp được toàn bộ chi phí sản xuất đã chi ra và đảm bảo thu được doanh lợi. Như vậy có doanh lợi hay không có doanh lợi phản ánh việc thực hiện hay không thực hiện được chức năng kinh tế của các doanh nghiệp.
Cuối cùng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được hay không cũng còn tùy thuộc một phần vào sự can thiệp của Nhà nước trong từng giai đoạn khác nhau và đối với từng loại mặt hàng khác nhau.
Vì vậy, có nhiều nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, điều này mới đưa ra được những biện pháp cần thiết, phù hợp nhằm tăng nhanh khối lượng hàng hoá được sản xuất ra cũng như khối lượng hàng hoá được tiêu thụ. Như vậy vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội vừa tăng được lợi ích của bản thân doanh nghiệp.
2. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Có nhiều cách hiểu về khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh, theo em khái niệm sau: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh sự khai thác các nguồn lực một cách tốt nhất phục vụ các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp”, là hợp lý hơn cả.
3. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh
Tuỳ theo cách tiếp cận có thể nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh theo các cách phân loại khác nhau, cụ thể:
- Hiệu quả tổng hợp: là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện mọi mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định. Hiệu quả tổng hợp gồm:
+ Hiệu quả kinh tế: mô tả mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà chủ thể nhận được và chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích kinh tế đó theo mục tiêu đặt ra.
+ Hiệu quả kinh tế xã hội: là hiệu quả mà chủ thể nhận được trong quá trình thực hiện các mục tiêu xã hội như giải quyết việc làm, nộp ngân sách nhà nước, vấn đề môi trường...
- Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp:
+ Hiệu quả trực tiếp: được xem xét trong phạm vi một dự án, một doanh nghiệp.
+ Hiệu quả gián tiếp: là hiệu quả mà đối tượng nào đó tạo ra cho đối tượng khác.
- Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối:
+ Hiệu quả tuyệt đối: được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí.
+ Hiệu quả tương đối: được đo bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
- Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài:
+ Hiệu quả trước mắt: là hiệu quả được xem xét trong giai đoạn ngắn, lợi ích trước mắt, mang tính tạm thời.
+ Hiệu quả lâu dài: mang tính chiến lược lâu dài.
Phân loại hiệu quả kinh tế là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh và giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
II. Một số chỉ tiêu xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trong kinh doanh hiệu quả là mối quan tâm lớn nhất của tất cả các doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh phải được thể hiện trên cả hai mặt kinh tế và xã hội.
Trên góc độ kinh tế hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện qua lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ tiết kiệm và các nguồn lực của doanh nghiệp.
Trên góc độ xã hội hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện bởi giá trị gia tăng mà doanh nghiệp tạo ra trong suốt thời kỳ nhất định cho toàn xã hội, mức độ sử dụng tiết kiệm các nguồn lực xã hội, công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động...
Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được thể hiện qua một hệ thống tiêu sau:
1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp
Để đánh giá hiệu quả kinh tế thì chỉ tiêu tổng hợp là rất quan trọng và cần thiết, phản ánh toàn bộ quá trình sử dụng nguồn lực để kinh doanh.
1.1. Chỉ tiêu tương đối
- Sức sản xuất của một đồng chi phí bỏ ra kinh doanh.
H1 = D/F
Trong đó: H1: chỉ tiêu hiệu quả
D = tổng doanh thu trong kỳ.
F = tổng chi phí sử dụng trong kỳ.
Chỉ tiêu này la sự so sánh giữa doanh thu đạt được với toàn bộ chi phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp sử dụng chi phí một cách có hiệu quả thì chỉ tiêu này sẽ cao.
- Sức sinh lợi của 1 đồng chi phí bỏ ra kinh doanh.
H2 = L/F
Trong đó: H2 : chỉ tiêu hiệu quả
L : Lợi nhuận đạt được trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh khi sử dụng 1 đồng vốn chi phí kinh doanh thì lợi nhuận đạt được là bao nhiêu. Và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh bằng lợi nhuận nên chỉ tiêu này phản ánh được thực chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. Chỉ tiêu tuyệt đối
L = D - F
Trong đó: L: lợi nhuận
D: tổng doanh thu đạt được trong kỳ.
F: tổng chi phí sử dụng trong kỳ.
Qua đây ta thấy: để đạt được hiệu quả kinh doanh cao cần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, thu hút khách hàng, sử dụng mọi tiềm lực tiết kiệm chi phí để lợi nhuận lớn nhất mà chi phí bỏ ra thấp nhất. Đồng thời để thấy được thực trạng kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
Trong quá trình đánh giá phải sử dụng một số chỉ tiêu bộ phận sau:
2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
- Năng suất lao động tính bằng hiện vật
W = Q1/T
Trong đó: W : năng suất lao động
Q1: Sản lượng tính theo hiện vật
T: tổng số công nhân (công nhân viên)
- Năng suất tính theo thời gian.
Đơn vị để tính (giây, giờ, phút)
W = T/Q1
Trong đó: T: số lượng thời gian lao động
- Năng suất tính bằng tiền
W = Q2/T
Trong đó: Q2: giá trị tổng sản lượng (tính theo giá cố định hay giá hiện hành).
T: số lượng công nhân (công nhân viên)
2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính bằng nhiều chỉ tiêu, nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau:
- Sức sản xuất của tài sản cố định
Tổng doanh thu thuần (hoặc giá trị TS lượng)
Sức sản xuất của TSCĐ =
Giá trị TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ bình quân đem lại mấy đồng doanh thu thuần (hay giá trị sản lượng)
Lợi nhuận thuần (hay lãi gộp)
Sức sinh lời của TSCĐ =
Giá trị TSCĐ bình quân
- Sức sinh lời của TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSCĐ bình quân đem lại mấy đồng lợi nhuận (hay lãi gộp).
Giá trị TSCĐ bình quân
Suất hao phí TSCĐ =
Doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần (hay giá trị TSL)
- Suất hao phí TSCĐ
Qua chỉ tiêu này ta thấy để có một đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận thuần, cần bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ.
2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần vốn, đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do vậy, đánh giá hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không thể bỏ qua hiệu quả sử dụng vốn.
- Mức doanh thu đạt được từ một đồng vốn
Hv1 = D/V
Trong đó: Hv1 : chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
V : Tổng số vốn sử dụng bình quân trong kỳ
D : Tổng doanh thu đạt được trong kỳ
- Mức sinh lời của đồng vốn
Hv2 = L/V
Trong đó: Hv2 : chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
V : tổng số vốn sử dụng bình quân trong kỳ
L : lợi nhuận
Hai chỉ tiêu trên phản ảnh trình độ sử dụng vốn, cho biết bỏ ra một đồng vốn thì thu được bao nhiều đồng doanh thu và bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chương II
Thực trạng hiệu quả sản xuất KINH DOANH của Công ty Điện tử Sao Mai những năm gần đây
I. Khái quát về Công ty Điện tử Sao Mai
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Điện tử Sao Mai thuộc tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ Quốc phòng, được thành lập và phát triển từ một cơ sở nghiên cưu linh kiện bán dẫn trực thuộc viện Kỹ thuật Quân sự - Bộ Quốc phòng. Ngày 15/9/1979, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra quyết định số 329/CP về việc thành lập Xí nghiệp Điện tử với nhiệm vụ sản xuất các loại linh kiện tích cực như các loại bán dẫn, điốt...
Trên cơ sở đó, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định số 920/QĐ-QP ngày 15/9/1979 về việc thành lập nhà máy sản xuất bóng bán dẫn và các linh kiện có ký hiệu là Z181 trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật (nay là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng). Nhiệm vụ được giao cụ thể trong giai đoạn này là tham gia trong “Liên hiệp các xí nghiệp điển tử” của Nhà nước.
Khi mới bắt đầu thành lập, Công ty có 305 người với 16 đầu mối, 9 phòng ban, 7 phân xưởng.
Trong quá trình phát triển từ (1979) Công ty cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn 1979 - 1989 bởi lúc này ngành Công nghiệp điện tử là một ngành hoàn toàn mới trong nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm do nhà máy sản xuất ra lúc này chủ yếu dành cho xuất khẩu sang Đông Âu. Nhưng dù trong hoàn cảnh khó khăn như vậy cán bộ công nhân viên trong Công ty vẫn động viên nhau cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
Từ 1990 trở lại đây, do tình hình Đông Âu biến động thị trường xuất khẩu sang Đông Âu bị cắt đứt. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra quyết định số 293/QĐCP ngày 16/10/1989 thành lập Liên Điện tử Sao Mai thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và kinh tế trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức nhà máy Z181, được mở tài khoản tại ngân hàng, kể cả tài khoản ngoại tệ, được trực tiếp xuất khẩu. Liên hiệp đã phát huy tốt mọi nguồn lực để trở thành doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Năm 1993, do điều kiện biến đổi cùng với sự thay đổi của chính sách Nhà nước, ngày 19/8/1993 Liên hiệp điện tử Sao Mai được đổi tên thành Công ty Điện tử Sao Mai.
2. Mô hình sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1. Các ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu
Công ty có các ngành nghề chủ yếu sau:
- Công nghệ kỹ thuật điện tử, điện tử phục vụ quốc phòng và dân dụng.
- Xuất nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh hàng điện, điện dân dụng, điện máy, điện lạnh, điện tử, lắp ráp xe máy, sản xuất khí công nghiệp.
- Dịch vụ kỹ thuật điện tử.
2.2. Mô hình tổ chức
Tới thời điểm đầu năm 2004, Công ty Điện tử Sao Mai có nguồn lực:
- Tổng số cán bộ, công nhân viên là 301 người. Trong đó
+ Có trình độ đại học và trên đại học là 66 người,
+ Trung cấp là 45 người,
+ Sơ cấp và chưa qua đào tạo là 190 người
Công ty được tổ chức theo mô hình sau:
(Xin xem trang sau)
Công ty điện tử Sao Mai - Bộ Quốc Phòng được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng: Ban giám đốc lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp đến từng đơn vị sản xuất kinh doanh và các phòng ban chức năng nghiệp vụ.
Ban giám đốc gồm 3 người: 1 giám đốc phụ trách chung, 1 phó giám đốc phụ trách hành chính, 1 phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và nghiên cứu.
2.3. Các phòng ban chức năng gồm có:
- Văn phòng Công ty: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và quản lý các công tác nghiệp vụ hành chính, đời sống hậu cần...
- Phòng Kế hoạch tổng hợp: có nhiệm vụ tham mưu quản lý các mặt công tác, giá thành, lao động, nhân sự, chế độ tiền lương...
- Phòng Tài chính: có nhiệm vụ tham mưu và đảm bảo tài chính cho các hoạt động của Công ty, theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính kế toán của Công ty. Hỗ trợ công tác tài chính của các đơn vị thành viên.
- Phòng Thị trường - Hợp tác - Đầu tư: có nhiệm vụ tiếp cận thị trường trong và ngoài nước. Tham mưu cho giám đốc khả năng sản xuất kinh doanh cũng như giới thiệu và phát triển sản phẩm mới, giới thiệu quảng cáo sản phẩm, tổ chức liên doanh..
- Ban Chính trị: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị, dân vận và công tác quần chúng.
2.4. Các đơn vị hạch toán đôc lập
- Viện nghiên cứu điện tử
- Xí nghiệp khí công nghiệp 81
- Xí nghiệp linh kiện điện tử
- Xí nghiệp thiết bị điện tử
- Xí nghiệp trang thiết bị công trình
- Xí nghiệp nhựa xốp
2.5. Các đơn vị trực thuộc
- Phân xưởng cơ khí điện tử
- Phân xưởng hoá chất
- Các tổ cơ khí (T1, T3...)
- Phân xưởng sản xuất quạt điện - đồng hồ (T2)
II. Môi trường kinh doanh của công ty
Công ty Điện tử Sao Mai là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên địa bàn rất rộng rãi, nhiều ngành hàng và kết hợp cả sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả. Tuy vậy trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay công ty cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. Nhưng cán bộ công nhân viên trong công ty cũng đã có những biện pháp phù hợp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của mình. cụ thể:
1. Về khách hàng
Công ty trải qua hơn 20 năm tồn tại và phát triển cùng với thời gian, với sự thay đổi của nền kinh tế, ưu thế của công ty từ trước đến nay vẫn đứng vững với những mặt hàng sản xuất kinh doanh phong phú đa dạng. Đến nay các mặt hàng của công ty vẫn có khả năng thu hút khách hàng khá lớn với quy mô mở rộng khắp và với nhiều tập khách hàng khác nhau.
2. Về đối thủ cạnh tranh
Ngày nay trong xu thế phát triển của xã hội, có sự tham gia ồ ạt của các thành viên kinh tế, hàng nhập lậu, trốn thuế, các hàng hoá cùng chủng loại cạnh tranh quyết liệt làm cho thị trường của công ty bị thu hẹp. Đặc biệt rất nhiều liên doanh tại Việt Nam cũng sản xuât những mặt hàng trùng với mặt hàng truyền thống của công ty. Trước tình hình thực trạng các mặt hàng truyền thống của công ty bị ảnh hưởng, lãnh đạo công ty đã nghiên cứu tìm ra những biện pháp để củng cố, sắp xếp phát triển ngành hàng kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời mạnh dạn tìm hướng sản xuất mới, tích cực đầu tư trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân, cũng như cho ra đời những xí nghiệp những dây chuyền mới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Đây là một hướng phát triển kinh doanh mới của công ty phù hợp với nhu cầu xã hội và người tiêu dùng. Nó đảm bảo cho công ty đứng vững trên trị trường hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp. Ngoài ra, cùng với lợi thế về bề dày kinh nghiệm của mình công ty luôn tìm tòi những bạn hàng những nhà cung cấp mới cho chiến lược kinh doanh của mình trong mỗi thời kỳ, tránh được những tổn thất rủi ro, giúp cho công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
3. Nhà cung cấp
Thị trường cung ứng vốn, hàng hóa, vật tư, linh kiện, nguyên vật liệu cho công ty rất đa dạng. Có nhiều công ty có uy tín cả về vốn, chất lượng hàng hóa và công nghệ khoa học kỹ thuật tham gia cung ứng cho công ty, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Mặc dù vậy công ty đã phải lựa chọn các nhà cung cấp đảm bảo uy tín, tạo mối hàng ổn định, hợp lý về giá cả, phong phú về chủng loại để đảm bảo uy tín của mình.
Với ưu thế là một doanh nghiệp Quân đội, công ty đã tạo được cho mình sức ảnh hưởng tích cực trước những nhà cung cấp chính, cho nên khi thị trường biến động mạnh về giá cả cũng như khả năng cung cấp thì công ty vẫn đủ hàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Uy tín của công ty ngày một nâng cao thu hút sự hấp dẫn của khách hàng đối với sản phẩm hàng hóa của công ty. Vì vậy khách hàng của công ty ngày càng tăng và họ rất tin tưởng vào các sản phẩm của công ty.
III. Tình hình sản xuất KINH DOANH của Công ty trong thời gian qua
1. Những mặt hàng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty điện tử Sao Mai là đơn vị sản xuất kinh doanh rất đa dạng với những sản phẩm chính phục vụ nhu cầu tiêu dùng thường xuyên đặc biệt là các loại xe gắn máy 2 bánh, tivi màu, máy tính, gia công cơ khí, hàng điện gia dụng với tính chất của sản phẩm được lắp ráp từ các bộ linh kiện CKD, IKD của nước ngoài, đạt chất lượng tốt và ổn định.
Do yêu cầu của kỹ thuật sản xuất, việc lắp ráp bán thành sản phẩm qua mỗi giai đoạn phải đúng yêu cầu kỹ thuật để chuyển qua các giai đoạn tiếp sau. Bán thành sản phẩm yêu cầu phải có chất lượng cao, phải đảm bảo các thông số kỹ thuật mới chuyển giai đoạn kế tiếp, vì vậy sản phẩm của công ty tương đối đồng đều.
Ngoài ra các sản phẩm điện dân dụng, máy tính cũng có yêu cầu bảo quản rất cẩn thận vì đây là những mặt hàng nguyên chiếc nếu không tuân thủ quy trình bảo quản thì sẽ khó được khách hàng chấp nhận.
Do tính chất ngành hàng rất đa dạng cho nên tất cả các yêu cầu cụ thể đều được công ty đáp ứng để thoả mãn nhu cầu của khách hàng, cho dù đó là sản phẩm thời vụ hay thường xuyên, giá trị to hay nhỏ... Do quan tâm đến chất lượng sản phẩm cũng như phong cách phục vụ nên thị phần của công ty ngày càng nâng cao và thị trường ngày càng mở rộng.
2. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
* Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Bảng 2: Giá trị hàng hoá dịch vụ bán ra của Công ty trong 2 năm 2002 - 2003
(Đơn vị tính: Triệu động)
TT
Tên mặt hàng
Thực hiện 2002
Thực hiện 2003
So sánh năm 2002 với 2003
Số tuyệt đối
Tỷ lệ (%)
1
Xe máy
16.750
30.000
13.250
179,1
2
Bột Ca(OH)2
140
232
92
165,7
3
Gia công cơ khí
1.450
2.686
1.236
185,2
4
Xây lắp đường dây và trạm
1.700
3.590
1.890
211,2
5
Điện gia dụng
3.557
5.700
2.143
160,2
6
Dịch vụ lắp ráp Tivi
23.895
15.504
-8.391
64,9
7
Máy tính
694
275
-419
39,6
8
Khí Công nghiệp
105
127
22
121
Tổng cộng
48.291
58.114
9.823
120,3
Biểu trên ta thấy, tổng mức doanh thu năm 2003 tăng 20,3% so với năm 2002, tương ứng 9.823 triệu. Đây là mức tăng trưởng tốt, chứng minh rằng việc lựa chọn các mặt hàng của Công ty trong từng giai đoạn là đúng đắn.
Doanh thu tăng chủ yếu ở các mặt hàng xe gắn máy, dịch vụ gia công cơ khí, dịch vụ xây lắp đường dây và trạm, sản phẩm hoá chất xử lý Ca(OH)2 cũng tăng đáng kể 65,7% tương ứng 92 triệu, đây là mặt hàng mới của Công ty. Vì vậy có thể thấy rằng việc định hướng và tìm ra những mặt hàng mới của Công ty là hoàn toàn đúng đắn. Nó là đòn bẩy thúc đẩy doanh nghiệp lựa chọn những hướng kinh doanh mới, đồng thời tiếp tục phát triển những thành quả đã đạt được.
Qua bảng 2, ta cũng thấy có 2 mặt hàng của Công ty có doanh thu giảm, đó là sản phẩm tivi và máy tính, bởi trong thời gian gần đây hầu hết các doanh nghiệp lắp ráp và kinh doanh sản phẩm tivi ở nước ngoài cũng như các hãng lớn trong nước đã tung ra vô số chủng loại với giá cả cạnh tranh, thêm vào đó hàng nhập lậu cũng gia tăng nhanh chóng. Chính vì vậy, Công ty đã chủ động cắt giảm sản lượng tivi, tập trung nguồn vốn để kinh doanh các sản phẩm khác có lợi nhuận cao và các mặt hàng có khả năng phát triển tốt hơn, tạo điều kiện phát triển vững chắc cho doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực.
Hướng đi của Công ty Điện tử Sao Mai là hoàn toàn đúng và phù hợp với thị trường cũng như nền kinh tế. Biểu hiện qua doanh thu của các mặt hàng có lợi nhuận cao như xe máy, dịch vụ xây lắp đường dây và trạm, dịch vụ gia công cơ khí, đặc biệt là sản phẩm hoá chất Ca(OH)2 để cung cấp cho công ty bạn và khu chế xuất, khu công nghiệp đang rất cần.
Bảng 3: Giá trị hàng mua vào năm 2002 - 2003
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Tên mặt hàng
Thực hiện 2002
Thực hiện 2003
So sánh năm 2002 với 2003
Số tuyệt đối
Tỷ lệ (%)
1
Linh kiện xe máy
10.702
19.150
8.430
178,6
2
Vôi củ
63
98
35
155,5
3
NVL Gia công cơ khí
725
1.132
407
156,1
4
NVL đường dây và trạm
1.190
2.400
1.210
201,6
5
Điện gia dụng
2.490
3.650
1.160
146,5
6
Nhập khẩu linh kiện TV
16.727
11.000
-5.727
65,7
7
Máy tính
500
180
-320
36
8
Khí CN các loại
68
72
4
105,8
9
Các Dvụ mua ngoài
152
238
86
156,5
Tổng cộng
32.635
37.920
5.285
116,2
Qua bảng 3, ta thấy hầu hết các linh kiện vật tư mua vào đều tăng. Cụ thể là: linh kiện xe máy tăng 78,6%, vôi củ tăng 55,5%... Lượng linh kiện tivi và máy tính giảm 34,3% và 54%. Sự giảm sút này là hợp lý vì đây là 2 mặt hàng bị cạnh tranh gay gắt và sự giảm sút này cũng là sự giảm cầu của thị trường mà Công ty đã xác định được (thông qua việc bán ra).
Lượng hàng hoá, linh kiện, NVL mua vào năm 2003 so với năm 2002 tăng thêm 5.285 triệu tương ứng 16,2% cho ta thấy tốc độ tăng của hàng hoá dịch vụ bán ra tăng nhanh hơn tốc độ tăng của hàng hoá dịch vụ mua vào nói lên việc sản xuất kinh doanh, dịch vụ của Công ty phát triển khả quan.
* Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 4: Tình hình kinh doanh trong 2 năm 2002 - 2003
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
1
Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm chính trong đó:
- Tivi các loại
Cái
2.488
1.817
- Xe máy
Cái
670
1.200
- Hoá chất Ca(OH)2
Tấn
410
598
2
Doanh thu
Tr. đồng
48.291
58.114
3
Nộp ngân sách
Tr. đồng
9.502
12.145
4
Lợi nhuận
Tr.đồng
166,937
631,49
Qua bảng trên ta thấy, tình hình doanh thu của Công ty tăng dần theo các năm và do định hướng đúng đắn từng thị trường cụ thể, mặt hàng cụ thể để đầu tư thích hợp cho nên về tổng thể doanh thu tăng lên 9.8223 triệu (58.114 - 48.291) tương ứng 20,3%. Ngoài hai mặt hàng tivi và máy tính là mặt hàng bị thị trường cạnh tranh gay gắt, Công ty đã chủ động không đầu tư nhiều thì toàn bộ các mặt khác của Công ty đều đạt doanh thu tăng đáng kể. Đây là kết quả của việc Công ty đã biết khai thác đúng hướng nhu cầu của thị trường và từ đó quyết định phát triển các mặt hàng phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Điều này thể hiện rõ qua:
Doanh thu tăng : 9.823 triệu đồng
Nộp ngân sách tăng : 2.643 triệu đồng
Lợi nhuận tăng : 464,533 triệu đồng.
Qua tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Công ty 2 năm 2002 và 2003 ta thấy, các khoản doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách của Công ty đều tăng dần theo các năm. Chứng tỏ Công ty Điện tử Sao Mai là một đơn vị kinh doanh có lãi, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Bắt đầu từ năm 1998, Công ty đã cho ra đời xí nghiệp sản xuất nhựa xốp, đây là quyết định đúng đắn của lãnh đạo Công ty. Bởi từ khi thành lập đến nay, xí nghiệp này đã phát triển liên tục, thích ứng tốt với điều kiện thị trường và được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm tích cực bằng cách ký hợp đồng mua hàng dài hạn của Công ty. Đây là sản phẩm mới rất cần cho công nghệ bao gói, bảo quản, công nghệ xây dựng cũng như nhiều ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Nó khẳng định được hướng đi, việc nắm bắt thị trường và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty là hoàn toàn đúng đắn.
* Tình hình lao động
Công ty Điện tử Sao Mai là một doanh nghiệp có số lao động tương đối đông nhưng rất ổn định từ 292 - 295 người.
Bảng 5: Phân công bố trí lao động
TT
Các chỉ tiêu
Thực hiện 2002
Thực hiện 2003
So sánh năm 2003 với 2002
Số LĐ
Tỷ trọng
Số LĐ
Tỷ trọng
Số tuyệt đối
Tỷ lệ (%)
I
Tổng số LĐ
292
100
295
100
3
1,01
1
LĐ giántiếp
45
15,4
42
14,2
- 3
- 0.93
2
LĐ trực tiếp
247
84,6
253
85,8
6
1,02
II
Theo phân bố
1
Ban giám đốc
3
1,7
3
1,01
-
-
2
Các phòng ban chức năng
42
14,38
39
13,18
- 3
0,928
3
Các bộ phận trực tiếp
247
253
III
Theo trình độ
1
ĐH và trên ĐH
67
23
64
21,7
- 3
- 0,95
2
Trung cấp
39
13,4
41
13,9
2
1.05
3
Sơ cấp và chưa qua đào tạo
186
63,6
190
64,4
4
1.02
Công ty có tổng số 292 người/ năm 2002 - 295 người/ năm 2003 là con số rất ổn định. Điều này nói lên khả năng triển khai công tác sản xuất kinh doanh của Công ty là rất tốt, nó thể hiện sự tăng đồng đều theo sự phát triển của Công ty.
Số lao động gián tiếp trong Công ty chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ, năm 2002 là 15,4%; năm 2003 là 14,2%. Điều này chứng tỏ sự bố trí lao động của Công ty hợp lý và khả năng quản trị tốt. Công ty là một doanh nghiệp Quân đội nên rất có lợi về mặt tinh thần của người lao động, do đó mọi người yên tâm công tác và làm việc có hiệu quả cao hơn.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tương đối cao và ổn định, phần lớn họ đều được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật nên khả năng làm việc tốt và hiệu quả cao, phát huy tốt khả năng của mình cũng như việc vận dụng kiến thức vào thực tế. Dù quân số đông nhưng Công ty bố trí phù hợp cho từng bộ phận nên kết cấu hợp lý, không bị xáo trộn mà vẫn tăng được quân số, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, hàng năm Công ty cũng tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ bằng nhiều hình thức như cử đi học ở các trường đại học, trường công nhân kỹ thuật..., cũng như việc đào tạo tại chỗ thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, phấn đấu phát huy, tạo điều kiện phát triển Công ty. Kết quả của việc phân công lao động hợp lý trong toàn Công ty đã giảm được lượng lao động mà vẫn tăng năng suất lao động
Bảng 6: Tình hình năng suất lao động năm 2002 - 2003
TT
Các chỉ tiêu
ĐVT
Thực hiện 2002
Thực hiện 2003
So sánh năm 2002 với 2003
Số tuyệt đối
Tỷ lệ %
1
Tổng doanh thu
Tr.Đ
48.291
58.114
9.823
120,3
2
Tổng lao động
Người
292
295
3
101
3
Năng suất LĐ
Tr.Đ/Ng
165,38
197
31,6
119
4
Mức hao phí LĐ
0,6
0,5
-0,1
83,3
Qua đây ta thấy rằng, năng suất lao động tăng 19% mà lao động chỉ tăng 3 người (1%), đồng thời mức hao phí lao động trên 1 đồng doanh thu giảm xuống 16,7%. Điều này nói lên khả năng, trình độ quản trị của Công ty có hiệu quả tăng dần theo các năm.
Mặc dù, nền kinh tế bị ảnh hướng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á, nguồn hàng bị cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty vẫn tăng được doanh thu, năng suất lao động, đồng thời giảm được mức hao phí. Đây là nguyên nhân chính giúp Công ty đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay cũng như khẳng định vị thế của mình.
* Về tiền lương
Do Công ty là một doanh nghiệp nhà nước nên việc chi trả lương cho cán bộ, công nhân viên đều thực hiện trên cơ sở chế độ tiền lương, thưởng do nhà nước ban hành, bao gồm:
+ Lương cơ bản: được trả theo hệ số quy định của nhà nước cộng thêm các khoản phụ cấp.
+ Lương khoán: theo định mức và doanh số người lao động đạt được.
+ Lương theo giờ.
Ngoài ra cán bộ, công nhân viên còn được hưởng một số chế độ:
+ Khen thưởng theo quý, năm.
+ Tiền bồi dưỡng khi làm việc vào các ngày lễ, tết.
+ Hàng năm được tổ chức đi thăm quan, nghỉ mát.
+ Khen thưởng các cháu đạt học sinh giỏi là con em các bộ, công nhân viên.
Bảng 7: Tình hình tiền lương năm 2002 - 2003
TT
Các chỉ tiêu
ĐVT
Thực hiện 2002
Thực hiện 2003
So sánh năm 2003 với 2002
Số tuyệt đối
Tỷ lệ %
1
Tổng doanh thu
Tr.Đ
48.291
58.114
9.823
120,3
2
Tổng lao động
Người
292
295
3
101
3
Tổng quỹ lương
Tr.Đ
1.565
2.161
596
138,3
4
Quỹ thưởng phúc lợi
Tr.Đ
56,25
134,1
77,85
238,4
5
Năng suất lao động bình quân
1.000đ
165,38
197
31,6
119
6
Mức lương bình quân
1.000đ
943
1107
164
137,02
7
Thưởng phúc lợi bình quân
1.000đ
26
47
21
231,2
8
Thu nhập bình quân tháng/người
1.000đ
969
1154
185
140,3
Qua bảng trên cho thấy, năm 2003 so với năm 2002, tổng quỹ lương tăng 596 triệu, tương ứng 38,3%, trong khi đó số lao động tăng không đáng kể. Các khoản lương bình quân tăng 37,02%; thưởng phúc lợi tăng 31,2%. Công ty quan tâm đãi ngộ lao động tạo động lực và ý thức gắn bó làm việc , yên tâm công tác, tạo ra năn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0412.doc