LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nước ta đang trên đường tiến đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục tiêu chính của Đảng và nhà nước ta là đưa đất nước có nền kinh tế phát triển ổn định, xã hội công bằng và văn minh. Muốn làm được điều đó thì yếu tố trước hết và cần thiết đó là phải có nền kinh tế phát triển. Với nền kinh tế nhiều thành phần và hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay thì chúng ta đã tạo được những bước phát triển lớn trong quá trình xây dựng kinh tế đất nước. Điều đó chứng tỏ các thành phần
58 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế hoạt động rất có hiệu quả. Hàng năm các thành phần kinh tế này đóng góp vào ngân sách nhà nước một lượng tiền rất lớn. Song để tồn tại trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp hiện nay đòi hỏi trước hết phải làm tốt công tác sản xuất kinh doanh của mình nhằm trước hết đạt được mục đích kinh doanh là sẳn xuất kinh doanh phải có lãi và sau đó thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Như chúng ta đã biết kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp bị chi phối bởi rất nhiều các yếu tố như : công tác quản lý lãnh đạo, giá cả nguyên vật liệu , môi trường sản xuất kinh doanh, nhu cầu của thị trường, công tác hoạch toán kế toán,…
Hiệu quả kinh doanh là vấn đề đặt ra cho mọi doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế như hiện nay. Các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp trước khi ra quyết định bỏ vốn đầu tư vào một ngành, một sản phẩm dịch vụ nào đó ngoài việc trả lời các câu hỏi sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Còn phải biết chi phí bỏ ra và lợi ích thu được. Dĩ nhiên rằng, lợi ích thu được phải lớn hơn chi phí bỏ ra mới thu được lợi nhuận. Hay nói cách khác, các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp bao giờ cũng mong muốn được lợi nhuận tối đa với một chi phí thấp nhất có thể. Sở dĩ nói như vậy thì lợi nhuận mà nói rộng ra là hiệu quả sản xuất kinh doanh vừa là động lực, vừa là tiền đề để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được trong điều kiện cạnh tranh vô cùng khắc nghiệp, mọi rủi ro, bất trắc luôn có thể xảy ra, nguy cơ phá sản luôn rình rập,…
Trong nền kinh tế thị trường và nhất là trong xu thế hội nhập về kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững trên thị trường, muốn sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được với sản phẩm của doanh nghiệp khác thì không còn cách nào khác là phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp đây là vấn đề khó khăn chưa được giải quyết triệt để. Để giải quyết no không những phải có kiến thức năng lực mà còn có năng lực thực tế, đó là kinh nghiệm, sự nhạy bén với thị trường,…
Trước những yêu cầu đó, được sự hướng dẫn của cô giáo Hoàng Thị Thanh Hương và sự giúp đỡ của công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai”.
Nội dung đề tài được trình bày theo kết cấu sau :
Chương I : Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai.
Chương II : Thực trạng hoạt động SXKD và hiệu quả SXKD của công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai.
Chương III : Những giải pháp cơ bản và một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả SXKD của công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai.
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
Tên gọi : Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai.
Tên giao dịch : Vinaconex XUAN MAI CONCRETE AND CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY.
Xuân Mai J.S.C.
Tên viết tắt : VINACONEX XUAN MAI JSC.
Quốc tịch : Việt Nam
WEBSITE: WWW.XMCC.COM.VN
EMAIL: gd_xmcc@hn.vnn.vn
(XMC)
ĐIỆN THOẠI/ FAX
:
0343.840385/ 0343.840117
VỐN ĐIỀU LỆ
:
100.000.000 nghìn đồng
SỐ LƯỢNG CỔ PHẦN NIÊM YẾT
:
10.000.000 cổ phần
MỆNH GIÁ CỔ PHẦN
:
10 nghìn đồng/cổ phần
Trụ sở chính: Thuỷ Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Nội.
Các công ty thành viên:
Công ty CP Xuân Mai-Đạo Tú
Địa chỉ: Khu phố Bê tông, Xã Đạo Tú, Tam Dương, Vĩnh Phúc.
Công ty CP Bê tông Vinaconex Phan Vũ
Địa chỉ: Tầng 2 - Văn phòng 6 - KĐT Trung Hoà Nhân Chính
Công ty CP Tư vấn thiết kế Vinaconex Xuân Mai
Địa chỉ: Cụm Công nghiệp Quỳnh Phúc, xã Phúc Thành, huyện Kim Thành, Hải Dương
Các chi nhánh:
Chi nhánh Hà Đông
Địa chỉ: Tầng 4, Toà nhà Trung tâm xúc tiến thương mại Hà Đông, số 8 Đường Quang Trung, TP Hà Đông, Hà Nội
Chi nhánh Láng-Hoà Lạc
Địa chỉ: xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, Hà Nội
Các văn phòng đại diện:
Văn phòng giao dịch tại Hà Đông
Địa chỉ: Tầng 4, Toà nhà Trung tâm xúc tiến thương mại Hà Đông, số 8 Đường Quang Trung, TP Hà Đông, Hà Nội
VPĐD Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 2 - Văn phòng 6 - KĐT Trung Hoà Nhân Chính
VPĐD phía Nam
Địa chỉ: Tầng 7 - 47 Điện Biên Phủ - P. Đa Kao - Q1 - Tp. Hồ Chí Minh
Tài khoản:
- Ngoại tệ (USD):
45010370004811 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây
- Nội tệ (VNĐ)
+ 45 010 000 001 331. Mở tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây.+ 102 010 000 237 835. Mở tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Láng Hoà Lạc.
SỐ ĐĂNG KÍ KINH DOANH :Số 0303000122, cấp 04/12/2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hà Tây(đăng ký thay đổi lần 6 ngày 08/11/2007)
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CÔNG TY
Chức danh: Giám đốc
Họ và tên: Đặng Hoàng Huy (Nam)
Sinh ngày:13/05/1961 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
Chứng minh thư nhân dân số: 111984868 Nơi cấp: công an tỉnh Hà Tây
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Khu tập thể Công ty Cổ Phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai, Huyện Chương mỹ, Tỉnh Hà Tây.
Chỗ ở hiện tại: Khu tập thể Công ty Cổ Phần bê tông và xây dựng Vinaconex, Xuân mai huyện Chương Mỹ, Tỉnh Hà Tây.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
2.1.Thành lập:
Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai tiền thân là Nhà máy Bê tông Xuân Mai, được thành lập theo Quyết định số 1434 BXD/TCCB ngày 29/11/1983 của Bộ Xây dựng do Liên Xô giúp đỡ xây dựng. Đến năm 1996, Nhà máy Bê tông Xuân Mai được đổi tên thành Nhà máy Bê tông và Xây dựng Xuân Mai và chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam theo Quyết định số 1049 BXD/TCLĐ
ngày 06/12/1996 của Bộ Xây dựng. Công ty hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với trên 2000 cán bộ công nhân viên.
Trong những năm qua Công ty không ngừng phát triển về mọi mặt. Đến nay, Công ty là một đơn vị lớn của ngành Xây dựng hoạt động trên phạm vi toàn quốc.
Bảng 1.1 : Các cổ đông sáng lập
STT
Tên
Địa chỉ
Số
CMND/ ĐKKD
Số CP
%
A
Nhà nước: Tổng công ty cổ phần XNK và XD Việt Nam Vinaconex
Tòa nhà Vianconex khu đô thị Trung hòa Phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
0103014768
5.100.000
51
Đại diện sở hữu Nhà nước
1
Nguyễn Đức Lưu
NamThành Công, Đống Đa, Hà Nội
011 037 610
2.490.000
24,9
2
Nguyễn Đức Thắng
42C Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
010 084 885
2.350.000
23,5
3
Dương Văn Trường
34 Ngõ 2 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
011 393 072
260.000
2,6
B
Tổ chức cá nhân trong nước
1
Các cổ đông sáng lập khác
1.147.931
11,48
(Nguồn : công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai)
2.2. Quá trình phát triển:
Công ty đã có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng đặc biệt là trên hai sản phẩm chính là thi công xây lắp và vật liệu xây dựng. Các sản phẩm chủ yếu của Công ty là: các loại cấu kiện bê tông dự ứng lực tiền chế, đặc biệt là các loại cấu kiện bê tông dự ứng lực tiền chế phục vụ cho thi công xây lắp dân dụng, công nghiệp và giao thông ... và các sản phẩm truyền thống như: cọc bê tông, vỉa, gạch lát vỉa hè, cống các loại,....
Với hơn 2000 cán bộ công nhân viên, Công ty đã và đang tham gia thi công xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật…trọng điểm trong phạm vi trên toàn quốc. Các công trình điển hình là các hạng mục thuộc các dự án:
Nhà máy sản xuất nước ngọt Coca – Cola Ngọc Hồi - Hà Tây; Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Xuân Mai - Hà Tây; Nhà máy đá ốp lát cao cấp Phú Cát - Hà Tây; Nhà máy bê tông Bình Dương, Nhà máy Panasonic, Nhà máy ToTo giai đoạn 2; Nhà máy Yamaha giai đoạn 2; chuẩn bị thi công Nhà máy Intel thuộc khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.
Cầu Bãi Cháy, Cầu Vượt Ngã Tư Sở.
Nhà máy Xi măng Nghi Sơn - Thanh Hóa; Trạm phân phối xi măng Hiệp Phước - TP Hồ Chí Minh; Nhà máy Xi măng Hoàng Mai - Nghệ An; Nhà máy xi măng Bút Sơn - Hà Nam; Nhà máy xi măng HoCim; Trạm nghiền Mỹ Xuân -Vũng Tàu...
Khu chung cư Trung Hòa – Nhân Chính - Vinaconex; Nhà CT4, CT5 - Khu đô thị Mỹ Đình – Sông Đà; Sân vận động Mỹ Đình - Hà Nội; Sân vận động Việt Trì, Nhà máy xi măng Cẩm Phả, xi măng Hạ Long - Quảng Ninh.
Siêu thị Metro Cash & Carry; Siêu thị vật liệu xây dựng MêLinh Plaza, Gara ô tô Mỹ Đình Sông Đà, Tòa nhà 25 tầng Syrena, 4 tòa nhà 25 tầng Vimeco, Siêu thị Thái Bình Dream, Siêu thị Prime Group, Chợ Phương Lâm Hòa Bình, Chợ Thương Bắc Giang, Chợ Thái Nguyên…
Nhà máy thủy điện Ngòi Phát - Lào Cai, Thuỷ điện Buôn Kuôp - Đắc Lắc, Thủy điện Srêpok3… Năm 2001, Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai được tặng Huân chương lao động hạng 3.
Trong năm 2005, Công ty đã được tặng giải thưởng nhà nước về Khoa học Công nghệ.
Trong những năm qua Công ty không ngừng phát triển về mọi mặt. Đến nay, Công ty là một đơn vị lớn của ngành Xây dựng hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Trụ sở chính tại Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Công ty có các đơn vị thành viên: Công ty CP Xuân Mai-Đạo Tú tại Khu phố Bê Tông, xã Đạo Tú, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Láng - Hoà Lạc tại xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, Hà NộiCông ty CP Tư vấn thiết kế Vinaconex Xuân Mai tại Tầng 2, Văn phòng 6, Khu Đô thị Trung Hoà - Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội; Chi nhánh Hà Đông tại Tầng 4, Trung tâm Thương mại Hà Đông, Số 8 Đường Quang Trung, TP Hà Đông, Hà Nội; các văn phòng đại diện tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh.
Hiện nay, Công ty đã tham gia vào lĩnh vực đầu tư bất động sản dựa trên cơ sở các thế mạnh của Công ty về năng lực thiết kế, thi công, ứng dụng công nghệ bê tông dự ứng lực tiền chế. Cụ thể: Công ty đang tiến hành thực hiện dự án Chung cư tại thành phố Vĩnh Yên, dự án Chung cư Ngô Thị Nhậm tại Thành Phố Hà Đông với tổng mức vốn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng, dự án Chung cư và Trung tâm Thương mại tại Xuân Mai với tổng diện tích khoảng 6 ha.
ĐẶC ĐIỂM VÀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng một ngành có nhiều đặc điểm khác biệt so với ngành sản xuất kinh doanh trong xã hội. Việc quản lý sản xuất trong lĩnh vực xây dựng nó là một tập hợp biện pháp kinh tế kỹ thuật có liên quan tới nhau và được xây dựng trên đặc điểm xã hội và riêng của ngành để đạt được mục tiêu và hiệu quả mong muốn. Quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng được thực hiện ngay từ khi cơ cấu tổ chức được hình thành và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Công tác quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng có các đặc điểm sau:
Các biện pháp quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng rất phức tạp và rộng lớn về không gian, thời gian, bộ máy quản lý xây dựng có thể trải rộng toàn lãnh thổ, nhất là với những công trình theo tuyến dài, thời gian xây dựng công trình cũng có thể kéo dài nhiều năm. Các đơn vị hợp tác xây dựng rất phức tạp, đòi hỏi phải phối hợp quản lý tốt.
Có thể nói rằng lao động thuộc ngành xây dựng, tư vấn thiết kế có vai trò góp phần tạo ra các công trình xây dựng đúng về tiêu chuẩn quy định và có thẩm mỹ cao.Có sự tham gia của tư vấn thiết mới đảm bảo cho các công trình có chất lượng,
Giá trị xây lắp: Trong công tác xây lắp , giá trị được tính theo công trình và cho các chi nhánh đảm nhiệm báo cáo thực hiện được nộp lên công ty
Sản xuất công nghiệp: Bao gồm các loại sản phẩm chính là bê tông thương phẩm, cấu kiện bê tông đúc sẵn ,sản xuất và tiêu thụ đá dăm, sản xuất đá cấp phối sản xuất và tiêu thụ đá dăm, sản xuất cấp phối gạch Tuynen, khai thác đá, sản xuất cốp pha thép. Với mỗi loại sản phẩm được sản xuất sẽ cần lao động đặc thù của nó.
Cứ mỗi lần nhận được công trình mới lại phải một lần thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý, kèm theo các biện pháp điều hành mới cho phù hợp với địa điểm xây dựng Các giải pháp quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng có tính cá biệt cao, luôn biến đổi linh hoạt..
. Việc duy trì lực lượng trong khoảng thời gian không có việc làm là một điều khó khăn đối với Công ty. Quá trình quản lý dễ bị gián đoạn do khoảng cách lớn, do thời tiết và do không tìm được công trình nhận thầu liên tục
Công tác quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng phụ thuộc nhiều vào chủ đầu tư vào khả năng thắng thầu và khó chủ động hơn so với các ngành khác.
Sự vận động của các quy luật kinh tế thị trường trong xây dựng cũng có một số đặc điểm khác với các ngành sản xuất khác, cho nên các chiến lược marketing về sản xuất, về giá cả, về tiêu thụ, chiêu thị, về cạnh tranh, về thị trường có nhiều điểm khác với các ngành công nghiệp khác. Quá trình quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngẫu nhiên, tính rủi ro và bất định trong các quyết định quản lý xây dựng cao hơn nhiều ngành khác.
Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu:
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303000122 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây cấp lần đầu ngày 04 tháng 12 năm 2003, thì các lĩnh vực chính mà công ty sản xuất kinh doanh chính bao gồm:
Xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp; Kinh doanh phát triển nhà, trang trí nội thất; Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; Thi công xây dựng cầu, đường, công trình thủy lợi
Chuyển giao công nghệ mới, thiết bị tự động hóa trong xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, các loại cấu kiện bê tông, các loại ống cấp thoát nước
Kinh doanh vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng;
Tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát, quản lý dự án;
Chế tạo lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, dây chuyền công nghệ, thiết bị tự động hóa trong xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng;
Thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi;
Hoạt động kinh doanh bất động sản và dịch vụ thương mại; Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng dây chuyền công nghệ, vật liệu xây dựng
Gia công, chế tạo, hoán cải phương tiện vận tải;
Thiết kế, gia công chế tạo thiết bị nâng (không bao gồm thiết kế phương tiện vận tải).
Bảng 1.2 : Tổng số năm kinh nghiệm
TT
Tính chất công việc
Số năm kinh nghiệm
1
Sản xuất công nghiệp
25 năm
2
Xây dựng dân dụng
23 năm
3
Xây dựng giao thông, thủy lợi
23 năm
4
Xây dựng công trình công nghiệp
19 năm
5
Xây dựng trạm điện và đường dây
21 năm
Nguồn:Công ty cổ phần bề tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai.
Các lĩnh vực hoạt động và sản phẩm của Công ty hiện đang được cung cấp cho thị trường xây dựng trong cả nước. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty đã được Tổ chức QUACERT đánh giá và cấp chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 9001- 2000. Sản phẩm của Công ty đã đạt 25 huy chương vàng chất lượng. Đặc biệt trong năm 2005, Công ty được Nhà nước tặng giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ cho công trình "Ứng dụng công nghệ sản xuất cấu kiện tông cốt thép dự ứng lực tiền chế bằng phương pháp kéo trước cho các công trình xây dựng ở Việt Nam".
Với phương châm "GÓP NHỮNG ĐIỀU GIẢN DỊ, TẠO NIỀM TIN VỮNG BỀN" Công ty tiếp tục phấn đấu toàn diện để xây dựng thương hiệu “BÊ TÔNG XUÂN MAI” vững mạnh, sẵn sàng tham gia hội nhập khu vực, quốc tế trong lĩnh vực xây dựng.
4. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
4.1. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Đại Hội đồng cổ đông :
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định các vấn đề liên quan tới phương hướng hoạt động, vốn điều lệ, nhân sự Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và những vấn đề khác được quy định trong Điều lệ.
Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị do Đại Hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ họp Đại Hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị bầu ra chủ tịch Hội đồng quản trị và bổ nhiệm Giám đốc, người chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban Kiểm soát:
Ban kiểm soát do Đại Hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm kiểm tra báo cáo tài chính hàng kỳ, xem xét các báo cáo của Công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ và các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền được quy định trong Điều lệ.
Bảng 1.3 : Danh sách HĐQT, BGĐ, BKS, KTT
STT
Họ và tên
Chức vụ
Ghi chú
I/ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
1
Ông Đặng Hoàng Huy
Chủ tịch HĐQT
2
Ông Nguyễn Đức Thắng
Thành viên HĐQT
3
Ông Nguyễn Văn Đa
Thành viên HĐQT
4
Ông Trần Trọng Diên
Thành viên HĐQT
5
Ông Phạm Tiến Thuật
Thành viên HĐQT
II/ BAN GIÁM ĐỐC
1
Ông Đặng Hoàng Huy
Giám đốc Công ty
2
Ông Nguyễn Văn Đa
Phó Giám đốc Công ty
3
Ông Trần Trọng Diên
Phó Giám đốc Công ty
4
Ông Trần Văn Liền
Phó Giám đốc Công ty
5
Ông Đỗ Thạch Cương
Phó Giám đốc Công ty
III/BAN KIỂM SOÁT
1
Ông Dương Văn Trường
Trưởng Ban Kiểm Soát
2
Bà Tạ Thị Loan
Thành Viên BKS
3
Ông Trần Văn Tuấn
Thành Viên BKS
IV/ KẾ TOÁN TRƯỞNG
1
Ông Vũ Ngọc Nho
Kế toán trưởng
Bảng 1.4 : Thay đổi chức danh Ban Giám đốc kể từ ngày 18/11/2008
STT
Họ và tên
Chức danh cũ
Chức danh mới
1
Ông Đặng Hoàng Huy
Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc
2
Ông Trần Trọng Diên
Ủy viên HĐQT kiêm Phó Giám đốc
Ủy viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc
3
Ông Nguyễn Văn Đa
Ủy viên HĐQT kiêm Phó Giám đốc
Ủy viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc
4
Ông Trần Văn Liền
Phó Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc
5
Ông Đỗ Thạch Cương
Phó Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc
Việc thay đổi chức danh để nâng cao hiệu quả làm việc của ban giám đốc thúc đẩy việc phát triển tích cực của công ty.
4.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
* Phòng tổ chức hành chính
Thực hiện công tác tổ chức cán bộ (đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương…). Và nhiệm vụ chính phòng là:
- Công tác đào tạo, xuất khẩu lao động.
- Công tác phục vụ, hành chính quản trị .
- Xây dựng đơn giá tiền lương, các nội quy, quy định, quy chế… Công ty.
- Công tác hành chính, văn thư, lưu trữ tài liệu . Giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động.
- Quản lý nhân sự (tuyển dụng, điều động, luân chuyển ..).
- Công tác kỷ luật, thi đua khen thưởng.
* Phòng tài chính kế toán
Phòng có nhiệm vụ chính sau:
- Quản lý vốn nhằm bảo đảm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và việc đầu tư của Công ty có hiệu quả.
- Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp. Lập dự toán nguồn vốn, kiểm soát vốn cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty.
- Quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động tài chính kế toán.
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược về tài chính.
- Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế toán.
* Phòng kế hoạch
Phòng có nhiệm vụ:
- Kết hợp với Đội xe cân đối, bố trí phương tiện vận chuyển sản phẩm Công ty. Tiếp nhận quản lý vật tư, sản phẩm, văn phòng phẩm…
- Triển khai kế hoạch hàng năm trên cơ sở phần việc của Tổng Công ty giao và Công ty tự tìm kiếm. Theo dõi kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác báo cáo.
- Thống kê, theo dõi xuất, nhập vật tư, sản phẩm trang thiết bị của các đơn vị trong Công ty.
- Xây dựng kế hoạch hàng tháng, giao kế hoạch và theo dõi kế hoạch cho các đơn vị trong Công ty, điều độ sản xuất.
* Phòng kinh doanh
- Lập kế hoạch bán hàng của Công ty.
- Tổ chức, phối hợp với các đơn vị trong Công ty thực hiện công việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm của Công ty.
- Cung ứng các loại vật tư chính.
- Giao khoán nội bộ.
- Chịu trách nhiệm chính về công việc tổ chức, thực hiện đấu thầu, chào giá phục vụ cho việc bán hàng của Công ty. Quản lý công tác thu hồi công nợ từ việc bán hàng của Công ty.
- Thẩm tra dự toán, quyết toán các dự án xây lắp do Công ty là chủ đầu tư.
* Phòng KCS
- Kiểm tra, kiểm nghiệm vật liệu xây dựng, cấu kiện, công trình.
- Quản lý các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm hiện có.
- Làm hồ sơ, chứng chỉ cho các công trình, sản phẩm Công ty sản xuất.
- Tư vấn trong lĩnh vực đơn vị đảm nhiệm (thí nghiệm, kiểm nghiệm vật liệu xây dựng, cấu kiện, công trình).
* Phòng kỹ thuật.
- Thiết kế dây truyền công nghệ mới, cải tiến nâng cấp thiết bị công nghệ.
- Kết hợp với các đơn vị lập quy trình sản xuất, biện pháp và tiến độ thi công, làm hồ sơ dự thầu các công trình.
- Thiết kế ván khuôn đối với các sản phẩm mới và phức tạp.
- Thiết kế giám sát thi công, nghiệm thu một số công trình đầu tư xây dựng cơ bản do Công ty làm chủ đầu tư.
- Quản lý sử dụng thiết bị và hệ thống điện sản xuất, điện sinh hoạt trong Công ty. Quản lý toàn bộ lĩnh vực đầu tư trong Công ty.
- Quản lý công tác an toàn và bảo hộ lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong Công ty.
* Xưởng cơ khí
- Thực hiện tất cả những công việc gia công cơ khí, sửa chữa khuôn ván, thiết bị được Công ty giao.
- Tham gia gia công lắp dựng các công trình bằng kết cấu thép hoặc bê tông dự ứng lực.
* Phòng công nghệ
- Tư vấn và giới thiệu công nghệ.
- Chịu trách nhiệm chính trong công tác thiết kế các công trình xây dựng và chuyển đổi thiết kế các công trình từ đổ tại chỗ sang lắp ghép, từ công nghệ dự ứng lực tiền chế căng sau sang công nghệ dự ứng lực tiền chế căng trước.
- Thực hiện công tác thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công cho các công trình.
* Xưởng sản xuất cấu kiện bê tông số 1
- Gia công khuôn ván và sửa chữa khuôn ván phục vụ việc sản xuất của đơn vị.
- Sản xuất các sản phẩm bê tông cốt thép thường.
* Xưởng sản xuất chính
- Sản xuất các loại cấu kiện bê tông dự ứng lực kéo trước.
- Gia công, sửa chữa các loại khuôn ván để sản xuất các cấu kiện bê tông dự ứng lực kéo trước.
- Gia công, lắp đặt toàn bộ các sản phẩm cấu kiện cốt thép thường và cốt thép dự ứng lực trong các sản phẩm bê tông đúc sẵn.
* Xưởng năng lượng
- Gia công cơ khí, cải tạo, lắp đặt mới các hệ thống điện dân dụng và công nghiệp cho các công trình.
- Lắp đặt vận hành các thiết bị nâng.
- Cung cấp đầy đủ các dạng năng lượng như điện, nước, khí nén cho sản xuất, tiêu dùng của Công ty.
* Đội xe
- Làm nhiệm vụ vận chuyển vật tư, sản phẩm cung cấp cho các đơn vị khách hàng, và các đơn vị thi công một cách nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo đúng thời gian, tiến độ.
- Quản lý máy móc, thiết bị trong toàn bộ công ty phục vụ sản xuất và thi công trên công trường.
* Xưởng trộn:
Trộn bê tông phục vụ sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, trộn bê tông thương phẩm.
* Các đội xây dựng
Tổ chức thi công các công trình dân dụng công nghiệp: cầu, đường, công trình thủy lợi, các khu đô thị, khu công nghiệp theo yêu cầu Công ty giao.
* Xưởng Đá
- Sản xuất, khai thác, cung cấp đá phục vụ cho việc sản xuất cấu kiện của toàn Công ty.
* Chi nhánh
- Kinh doanh phát triển nhà, trang trí nội thất.
- Sản xuất vật liệu xây dựng, các loại cấu kiện bê tông, ống cấp thoát nước.
- Kinh doanh vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng.
- Chế tạo lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị dây chuyền công nghệ, thiết bị tự động hóa trong xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp: cầu, đường, công trình thủy lợi, các khu đô thị, khu công nghiệp.
4.3, Cơ cấu quản lý bộ máy của công ty
* Cơ cấu quản lý bộ máy hiện nay
Giám đốc điều hành:
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đại Hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị về các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty; thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế với các tổ chức và các đối tác, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền được quy định trong Điều lệ mà các cổ đông thống nhất.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Đại Hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
- Đảm bảo công tác chuẩn bị và trình Hội đồng quản trị thông qua các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng phục vụ cho hoạt động quản lý.
Các Phó Giám đốc:
Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vực được phân công, các Phó Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc. Là người thực hiện công tác hỗ trợ để cho giám đốc hoàn thành công việc.
Các kế toán trưởng:
Kế toán trưởng là người tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính - kế toán trong đơn vị, quản lý về sổ sách chi tiêu của công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các vấn đề có liên quan đến công tác kế toán – tài chính, quyết toán tài chính, thuế và tình hình thực hiện chế độ quản lý tài chính của Công ty và các đơn vị trực thuộc. Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc.
* Về tổ chức sản xuất
Công ty điểu hành theo cơ chế nội bộ. Mô hình tổ chức quản lý có dạng sau:
+ Công ty - Ban quản lý, Ban điều hành dự án.
+ Công ty - Chi nhánh, Văn phòng đại diện.
+ Công ty - Xưởng, Đội xây dựng, Chủ nhiệm công trình.
Tùy theo quy mô tính chất hợp đồng và yêu câu của từng thời kỳ, tùy theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty trực tiếp quản lý điều hành hoặc giao khoán cho các đơn vị theo qui chế nội bộ của Công ty và có những thay đổi phủ hợp để nâng cao hiệu quả quản lý cho công ty.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SXKD VÀ HIỆU QUẢ SXKD CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG
VINACONEX XUÂN MAI
1, THỰC TRẠNG KẾT QUẢ SXKD VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY
1.1, Doanh thu sản phẩm chính và giá trị dịch vụ qua các năm
Doanh thu của Công ty chủ yếu bao gồm doanh thu sản xuất công nghiệp và doanh thu xây lắp, trong đó doanh thu hoạt động sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu của công ty.
Bảng 2.1: Cơ cấu doanh thu
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Tổng doanh thu
241.437
100
329.202
100
394.02
100
Doanh thu Xây lắp
102.176
42,32
141.000
42,83
168.243
42,71
Doanh thu SXCN, VLXD
139.261
57,68
188.202
57,17
225.773
57,29
Tổng lợi nhuận gộp
34.459
100
43.745
100
45.526
100
Lợi nhuận Xây lắp
14.576
42,3
19.300
44,12
19.626
43,11
Lợi nhuận SXCN, VLXD
19.883
57,7
24.445
55,88
25.900
56,89
(Nguồn: Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai)
Qua một số chỉ tiêu trên có thể nhận thấy tổng doanh thu năm 2007 đã có sự phát triển vượt bậc so với doanh thu năm 2006. Cụ thể doanh thu năm 2007tăng 36,35 % so với năm 2006 là do trong năm 2007 Công ty đã ký kết được một loạt các hợp đồng lớn, có ý nghĩa trọng điểm như công trình Panasonic, công trình nhà máy xi măng Cẩm Phả - Quảng Ninh, Cầu Vượt – Sài Sơn, Trung tâm Vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội thất Mê Linh Plaza...
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng giá trị tài sản
236.587
317.070
498.077
Doanh thu thuần
241.431
329.202
394.729
LN từ hoạt động kinh doanh
2.260
88.864
20.735
Lợi nhuận khác
1.058
459
223
Lợi nhuận trước thuế
3.318
8.405
20.959
Lợi nhuận sau thuế
3.318
7.228
18.024
Tỷ lệ chi trả cổ tức (%)
13%
14%
15%
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty CPBT&XD Vinaconex Xuân Mai
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty ta thấy sự phát triển nhanh chóng của Công ty. Về lượng nó được thể hiện qua quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn và doanh thu năm 2007 là 329.202 triệu đồng tăng 136,35% so với năm 2006 còn năm 2008 so với năm 2007 là 119,9%. Ta thấy trong mấy năm doanh thu của Công ty đều tăng trưởng hơn so năm trước. Doanh thu năm qua các năm đều tăng Công ty tăng cao là 432,828 tỷ. Còn về chất lượng được thể và đặc biệt trong năm 2008 với nhiều biến động của nền kinh tế thế giời và sự tác động của yếu tố trong nước thì doanh thu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận và lãi cơ bản trên một cổ phiếu. Đây là là một trong những chỉ tiêu quan trọng để thể hiện sự phát triển, quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiểu quả cao. Ta thầy trong ba năm từ năm 2006 – 2008 chỉ tiêu vẫn được duy trì ổn định và có tăng trong khoảng từ 13% - 15%.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của công ty
1.2.1. Nguyên vật liệu
Nguồn nguyên vật liệu: Đặc thù của ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng là cần nguồn nguyên vật liệu lớn chủ yếu là sắt thép, xi măng, cát, đá, sỏi… Ngoài một số loại thép thông thường, xi măng, cát, đá, sỏi… Công ty mua từ các nhà cung cấp tin cậy trong nước, Công ty còn chủ động nhập khẩu một số loại thép cường độ cao từ các nước như Thái Lan, Malaysia, Singapore để kịp thời sản xuất và tiết kiệm chi phí đầu vào nhất là các loại cáp dự ứng lực dùng trong sản xuất và thi công các cấu kiện bê tông đúc sẵn và và các công trình cầu xây dựng theo công nghệ bê tông dự ứng lực.
Sự ổn định của các nguồn cung cấp này: Công ty đã chủ động đặt quan hệ với nhiều nhà cung cấp, tạo dựng mối quan hệ hợp tác tin cậy nhằm tạo ra những nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào ổn định, giá cả cạnh tranh.
Ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu tới doanh thu lợi nhuận: Thời gian vừa qua thị trường sắt thép và xi măng có một số biến động mạnh về giá cả đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của toàn bộ ngành nói chung và Công ty nói riêng. Tuy nhiên, để tránh những tác động xấu do sự biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào, Ban lãnh đạo Công ty đã có những chính sách dự trữ nguyên vật liệu tồn kho một cách phù hợp vừa đảm bảo có đủ nguồn vật tư ổn định phục vụ sản xuất, vừa hạn chế được những biến động bất thường của giá cả nguyên vật liệu, đồng thời không làm ứ đọng vốn lưu động nằm ở nguyên vật liệu tồn kho.
Mặt khác, ưu điểm nổi bật của công nghệ bê tông dự ứng lực mà hiện tại Công ty đang ứng dụng trong sản xuất đó là tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, nhân công, thời gian.Vì vậy, mặc dù giá cả sắt thép, xi măng tăng giá mạnh có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty, song đây lại là lợi thế của Công ty so với các Doanh nghiệp cùng ngành.
1.2.2. Trình độ công nghệ
Công nghệ bê tông dự ứng lực mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam nhưng đã thế hiện những tính ưu việt của nó trong việc thi công lắp dựng các công trình xây dựng cao tầng, nhà công nghiệp, s._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1873.doc