Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần khí công nghiệp Việt Nam

Tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần khí công nghiệp Việt Nam: MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……………………………………. 3 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 5 I. Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh……………………………………………………... 5 1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh……………………………………………………… 5 2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh…………………........................................................ 7 3. Phân biệt các loại hiệu quả………………………………... 8 II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh... Ebook Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần khí công nghiệp Việt Nam

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần khí công nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh……………………………………………………. 11 1. Nhóm các nhân tố bên trong……………………………… 11 2. Nhóm các nhân tố bên ngoài……………………………… 15 III. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh…………………………………………. 19 1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp……………….. 19 2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận…………………………………………….. 21 CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM……… 24 I. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam………………………………………… 24 24 27 31 32 33 33 36 42 57 57 58 58 1. 2. 3. 4. II. 1. 2. 3. III. 1. 2. 3. Quá trình hình thành và phát triển của công ty…………… Cơ cấu tổ chức của công ty………………………………... Các sản phẩm hiện có của công ty………………………… Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty……………….. Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam…………………… Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm……………………………………………………….. Phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty………………………………………………………… Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty………………………………………………… Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam……………………….. Những thành tựu đã đạt được…………………………….. Những tồn tại…………………………………………….. Nguyên nhân……………………………………………… CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM………... 62 I. 1. 2. II. III. 1. 2. Hướng đầu tư phát triển của công ty trong những năm tới………………………………………………………….. Phương hướng đầu tư của công ty………………………… Mục tiêu phát triển chủ yếu của công ty………………….. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ phía công ty…………………………………… Một số kiến nghị…………………………………………. Đối với Nhà nước…………………………………………. Đối với công ty……………………………………………. KẾT LUẬN………………………………………. Danh mục tài liệu tham khảo……………………………. 62 62 63 64 72 72 72 74 75 LỜI MỞ ĐẦU Mỗi công ty khi tham gia vào thị trường thì cũng đều phải đối mặt với cuộc chiếm tranh thương mại diễn ra vô cùng ác liệt. Cả môi trường bên trong và môi trường bên ngoài đều sẽ tác động chi phối rất lớn đến công ty. Những tác động đó có thể mang lại cho công ty cơ hội để phát triển nhưng ngược lại nó có thể đem đến rất nhiều khó khăn cho công ty. Do đó nếu công ty nào không có khả năng thích ứng với điều kiện thị trường canh tranh ngày càng gay gắt thì sẽ bị thị trường loại bỏ. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và xu thế hội nhập toàn cầu hoá như hiện nay thì nhu cầu thị trường càng lớn và sự cạnh tranh cũng ngày càng nhiều. Cùng với điều đó là sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, phương pháp quản lý ngày một tiên tiến hơn. Trong bối cảnh như vậy thì vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế nói chung và công ty nói riêng. Vì vậy, vấn đề đạt ra cho các công ty là phải xây dựng được cho mình các kế hoạch, phương án sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong quá thời gian thực tập ở công ty Cổ phần khí công nghiệp Việt Nam em nhận thấy rằng mặc dù với năng lực trình độ của đội ngũ lãnh đạo và sự nỗ lực nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên đã giúp công ty tồn tại và phát triển được gần 50 năm và đạt được nhiều kết quả nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh. Song công ty vần còn có một số tồn tại nên để có thể tiếp tục đưa công ty phát triển hơn nữa thì vấn đề nâng cao hiệu quả rất cần phải được chú trọng. Xuất phát từ những tư tưởng đó em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần khí công nghiệp Việt Nam”. Với những kiến thức đã tích luỹ được ở trong trường, em xin mạnh dạn phân tích tình hình sản xuất của Công ty Cổ phần khí công nghiệp Việt Nam và đưa ra một số các giải pháp. Chuyền đề thực tập này có những nội dung chính sau: Chương I : Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh Chương II : Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần khí công nghiệp Việt Nam Chương III : Giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần khí công nghiệp Việt Nam Do thời gian và trình độ của em còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong các thầy cô giáo và ban lãnh đạo công ty giúp đỡ em hoàn chỉnh hơn chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Đỗ Hải Hà và các cô chú ở phòng thương mại đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH MỘT SỐ VẤN ĐỂ VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Khái niệm và bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh Khái niệm Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau song có thể khẳng định trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Nhưng trong thực tế thì doanh nghiệp phải đối mặt với môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi, do đó để đạt được mục tiêu này thì doanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển phù hợp với từng thời kỳ, phải phân bổ và quả lý có hiệu quả các nguồn lực của mình. Doanh nghiệp phải tiến hành xem xét lập kế hoạch, tổ chức thực thi, phối hợp và kiểm tra các nguồn lực, các quá trình sử dụng nguồn lực sao cho có thể đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Mà muồn kiểm tra được tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải đánh giá được hiệu quả kinh doanh ở phạm vi doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận của nó. Để hiểu được bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh thì trước hết phải hiểu thế nào là hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đã có rất nhiều nhà kinh tế nghiên cứu sâu về phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh và đưa ra rất nhiều các khái niệm khác nhau. Nhưng cũng đã có sự thông nhất như nhiều nhà quản trị học quan niệm: hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hay Manfred Kuhn cho rằng: “ Tình hiệu quả được tính bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh” Giáo trình quản trị kinh doanh – Khoa quản trị kinh doanh – Trang 592 . Từ những quan điểm đó có thể hiệu một cách khái quát hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực như: vốn, nhân lực, vật lực, công nghệ,… để đạt được mục tiêu xác định của doanh nghiệp trong những điều kiện nhất định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực ở đây chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ giữa kết quả đạt được với chi phí nguồn lực phải bỏ ra có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. Do vây, hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể được mô tả bằng công thức chung nhất như sau: Giáo trình quản trị kinh doanh – Khoa Quản trị kinh doanh – Trang 593 H = Trong đó: H : Hiệu quả sản xuất kinh doanh K : Kết quả đạt được C : Hao phí nguồn lực cần thiết gắn liền với kết quả đó 1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh Ngay trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh nói trên đã khẳng định bản chất của nó là phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp đó là tối đa hoá lợi nhuận. Để hiểu sâu sắc phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh thì phải phân biệt rõ ranh giới giữa hai phạm trù là “ hiệu quả” và “kết quả” của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi hai phạm trù này có bản chất hoàn toàn khác nhau. Kết quả là những thứ mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh có thể là kết quả định lượng được đo bằng các đơn vị hiện vật như: tấn, tạ, số lượng sản phẩm,… hay đơn vị giá trị như: đồng, USD,…. Kết quả cũng có thể là kết quả định tính phản ánh chất lượng của sản xuất kinh doanh như: uy tín, danh tiếng, chất lượng sản phẩm,….Trong khi đó, hiệu quả lại phản ánh trình độ sử dụng có ích các nguồn lực của doanh nghiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu. Vì vậy, hiệu quả không thể đo được bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị như kết quả mà hiệu quả là phạm trù tương đối, được phản ánh thông qua số tương đối là tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Cần tránh sự nhầm lẫn giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh với phạm trù mô tả chênh lệch giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Vì chênh lệch này luôn luôn là số tuyệt đối, nó chỉ phản ánh mức độ đạt được ở một mặt nào đó nên nó mang bản chất là kết quả chứ không phản ánh trình độ lợi dụng nguồn lực. Do vậy kết quả là mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh còn hiệu quả là cách thức tiến hành nhằm đạt được mục tiêu đó, và nó phản ánh chất lượng của quá trình kinh doanh. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh P.Samuelson là người đầu tiên phát hiện ra quy luật khan hiếm nguồn lực mở đường cho một tư tưởng kinh tế mới. Trong nền kinh tế phát triển như ngày nay thì quy luật khan hiếm lại càng được phản ánh rõ ràng hơn. Khi các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng giảm do con người càng ngày càng sử dụng nhiều nguồn lực hơn vào hoạt động sản xuất thì nhu cầu của con người càng ngày càng đa dạng và tăng không có giới hạn. Do đó nguồn lực sẽ ngày càng trở nên khan hiếm. Chính quy luật khan hiếm đã buộc các doanh nghiệp mà muốn tồn tại và phát triển thì phải đối mặt với vấn đề lựa chọn và kết hợp các yếu tố đầu vào sao cho có hiệu quả nhất. Vì thế doanh nghiệp phải trả lời chính xác ba câu hỏi: “sản xuất cái gì”, “sản xuất như thế nào”, “sản xuất cho ai”, vì thị trường chỉ chấp nhận doanh nghiệp nào biết quyết định sản xuất đúng loại sản phẩm có chất lượng và số lượng phù hợp với nhu cầu của thị trường. Các doanh nghiệp mà không trả lời đúng ba câu hỏi này thì sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực tức là không đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh thì sẽ bị thị trường loại bỏ. Do đó vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì đi cùng với cơ chế thị trường mở cửa và hội nhập luôn là sự cạnh tranh khốc liệt. Nên doanh nghiệp phải biết chấp nhận và đứng vững trong sự cạnh tranh. Mà doanh nghiệp muốn có chỗ đứng trong thương trường cạnh tranh hết sức ác liệt thì phải tạo ra và duy trì được lợi thế cạnh tranh về: chất lượng và sự khác biệt của sản phẩm, hay giá cả và tốc độ cung ứng,…. Trong đó để duy trì được các lợi thế về giá cả thì doanh nghiệp phải biết sử dụng các nguồn lực tiết kiệm hơn các doanh nghiệp khác cùng ngành. Điều đó chỉ có thể đạt được trên cơ sở là doanh nghiệp đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh và không ngừng nâng cao hiệu quả đó. Mặt khác, không chỉ do đòi hỏi của thị trường mà ngay cả trong mỗi doanh nghiệp thì đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện được mục tiêu này doanh nghiệp phải tiến hành hoạt động sản xuất sản phẩm cung ứng ra thị trường bằng cách sử dụng nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp càng sử dụng tiết kiệm nguồn lực, càng sử dụng nguồn lực có hiệu quả thì doanh nghiệp càng có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Do vậy nâng cao hiệu quả là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp đạt được mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận. Phân biệt các loại hiệu quả Trên thực tế thì hiệu quả được đánh giá trên nhiều góc độ và phạm vi khác nhau với những mục đích khác nhau. Vì thế để có thể hiểu rõ hơn về hiệu quả sản xuất kinh doanh thì cần phải phân biệt rõ các loại hiệu quả: Hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh Giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án nhà nước – Khoa khoa học quản lý – Trang 149 Hiệu quả kinh tế - xã hội: phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội nhất định như: tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, ổn định xã hội,…. Hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở góc độ quả lý vĩ mô. Do đó, hiệu quả kinh tế - xã hội là mối quan tâm của toàn xã hội mà đại diện là nhà nước. Kinh tế học vĩ mô đã chỉ ra một trong những hạn chế cơ bản của cơ chế thị trường là chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không chú ý đến lợi ích của tổng thể xã hội vì vậy nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội. Vì thế mục tiêu của nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội là tối đa hoá phúc lợi xã hội. Hiệu quả sản xuất kinh doanh: Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Nên hiệu quả kinh doanh được xem xét ở góc độ quả lý vi mô. Mục tiêu của nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận và ổn định. Đây chính là mục tiêu bao trùm và lâu dài của doanh nghiệp, do vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, quan điểm về lợi ích _ kết quả và chi phí của hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng có một vài điểm khác nhau như: Hiệu quả kinh tế - xã hội cho việc miễn giảm thuế là chi phí của xã hội thì đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh lại cho đó là lợi ích mà doanh nghiệp thu được. Ngược lại đối với các khoản thuế phí phải nộp thì hiệu quả kinh doanh cho là chi phí còn hiệu quả kinh tế xã hội cho là kết quả,… Bên cạnh những điểm khác nhau đã nêu ở trên thì hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng có mối quan hệ với nhau là mối quan hệ giữa lợi ích tổng thể và lợi ích bộ phận. Đây là mối quan hệ biên chứng. Vì với tư cách là một tế bào của nền kinh tế thì doanh nghiệp có nghĩa vụ phải góp phần vào qua trình thực hiện các mục tiêu xã hội. Song không phải lúc nào doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh cũng sẽ góp phần vào việc đạt hiệu quả kinh tế - xã hội mà ngược lại có thể gây tổn thất cho xã hội. Chính vì thế cần có những giải pháp can thiệp đúng đắn của kịp thời nhà nước nhằm điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì vài trò điều tiết kinh tế vĩ mô là vô cùng quan trọng. Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp và hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận Giáo trình Quản trị kinh doanh – Khoa Quản trị kinh doanh – Trang 599 Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp: phản ánh khái quát và cho phép kết luận hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định. Hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận: Là hiệu quả cho phép đánh giá ở từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp như: việc sử dụng vốn, lao động, nguyên vật liệu,… Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp và hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận có mối quan hệ biện chứng với nhau. Khi tất cả các bộ phận của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì tất yếu doanh nghiệp đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp. Nhưng hiệu quả kinh doanh tổng hợp không phải lúc nào cũng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, mà có nhiều trường hợp hiệu quả tổng hợp cao vẫn có thể tồn tại một vài bộ phận hoạt động không hiệu quả. Ngược lại không thể chỉ thấy một bộ phận hoạt động chưa hiệu quả mà có thể ngay lập tức kết luận ngay doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng chịu sự tác động của tổng thể các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố này sẽ tác động và chi phối mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh là một tất yếu khách quan. Nhóm nhân tố bên trong Nhân tố lao động Hiện nay, người ta thường xuyên nói đến tác dụng của KHCN, coi KHCN là lực lượng lao động trực tiếp. Nhưng dù KHCN có phát triển đến đâu thì cũng không thể phủ nhận vai trò của con người. Vì con người là người sáng tạo ra KHCN, sáng tạo ra máy móc thiết bị, là người vận hàng công nghệ. Và máy móc dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ của người lao động. Do đó, nhân tố con người bao giờ cũng là cái gốc của tổ chức, của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ thông qua nhân tố lao động để khai thác và sử dụng các nguồn lực khác như: vốn, thiết bị, máy móc, công nghê,… nhằm đạt được các mục tiêu nhất định của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu lực lượng lao động của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệp, nhiệt tình, thì họ có thể sáng tạo ra kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra năng suất cao, tạo ra tiềm năng lớn cho việc năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy vai trò của ban lãnh đạo và cán bộ quản lý là rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh bởi họ chính là những người cẩm chèo, dẫn dắt mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế họ phải là những người có đủ năng lực, có chuyên môn giỏi,… để có thể quản lý tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh và có những biện pháp thích hợp tác động lên nguồn lao động như: công tác tuyển dụng để chọn nhân tài, bố trí đúng người đúng việc, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn,… nhằm tạo động lực cho người lao động. Khi người lao động đã có được động lực làm việc thì họ sẽ phát huy được hết tài năng và chuyên môn, nhiệt tình trong công việc, nhờ đó mà sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật Để tham gia vào quá trình sản xuất, để tạo ra được sản phẩm thì con người phải sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động. Do vậy, quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển công cụ lao động – cơ sở vật chất kỹ thuật. Doanh nghiệp muốn tăng năng suất lao động, tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, hay hạ giá thành sản phẩm thì phải đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật. Vì chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của trình độ kỹ thuật, máy móc thiết bị hiện đại có tính đồng bộ, chất lượng công tác bảo dưỡng sửa chữa,…. Như vậy có thể nói, cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố rất quan trọng tạo ra tiềm năng tăng năng suất, chất lượng và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thì doanh nghiệp nào tạo dựng được công nghệ sản xuất và hệ thống thiết bị hiện đại, làm chủ được yếu tố kỹ thuật thì doanh nghiệp đó sẽ đạt được hiệu quả và kết quả kinh doanh cao, do sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận, có khả năng cạnh tranh cao, tạo được lợi thế so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. Đó là cơ sở cho doanh nghiệp phát triển và mở rộng sản xuất. Ngược lại, với các doanh nghiệp mà vẫn tiếp tục sản xuất bằng các thiết bị cũ lạc hậu, không ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất thì sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ không đáp ứng được nhu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng cũng như về giá cả. Do đó, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ngày càng đi xuống, kinh doanh không hiệu quả và tất yếu sẽ phải đóng cửa. Đặc biệt, ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, đóng vai trò ngày càng to lớn và có tính quyết định đến việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp. Cơ hội là doanh nghiệp có thể áp dụng khoa học công nghệ, sử dụng các thiết bị hiện đại tham gia vào quá trình sản xuất, nhờ đó mà sản phẩm sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng. Nhưng đó cũng chính là thách thức bởi các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh hết sức ác liệt từ các doanh nghiệp khác cùng ngành vì họ cũng sẽ có cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến. Vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ phù hợp đồng bộ. Đặc biệt phải bồi dưỡng đào tạo lực lượng lao động để họ trình độ, có kiến thức sử dụng được các máy móc thiết bị hiện đại, biết ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đó chính là cơ sở để doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nguyên vật liệu Giáo trình Quản trị chức năng thương mại của doanh nghiệp công nghiệp – Khoa Quản trị kinh doanh – Trang 45 – 49 Cùng với các yếu tố đầu vào như: vốn, công nghệ, lao động,… thì nguyên vật liệu cũng là một đầu vào rất quan trọng, đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuât. Nếu như doanh nghiệp làm tốt công tác quản lý nguyên vật liệu - tức là có thể cung cấp đầy đủ kịp thời nguyên vật liệu có chất lượng cao cho sản xuất thì sẽ nâng cao được chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp. Điều này càng cần phải rất chú ý nhất là doanh nghiệp sản xuất vì tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu là rất lớn trong cơ cấu tổng chi phí nên tiết kiện được nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy doanh nghiệp phải tìm được nguồn cung ứng nguyên vật liệu chất lượng cao, giá cả hợp lý, đáng tin cậy và đội ngũ cán bộ quản lý nguyên vật liệu có đủ trình độ chuyên môn, có trách nhiệm cao. Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin Những vấn đề cốt yếu trong quản lý tập II – Trang 187 “Muốn làm giàu thông tin phải đi đầu” đó là câu nói cửa miệng của hầu hết các doanh nghiệp. Điều đó là rất chính xác bởi ngày nay cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão đã làm thay đổi hẳn nhiều lĩnh vực sản xuất, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Vì thế thông tin ngày nay được coi là hàng hoá, còn nền kinh tế thị trường hiện nay là nền kinh tế thông tin hoá. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn thành công trong kinh doanh, muốn tồn tại được trong sự cạnh tranh khốc liệt ở cả trong nước và quốc tế thì đều phải nắm bắt được những thông tin chính xác về cung cầu hàng hóa thì trường, thông tin về công nghệ, về các đối thủ cạnh tranh, thông tin về tỷ giá,…. Bên cạnh đó thì doanh nghiệp phải biết được những bài học thành công và thất bại của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, để có thể học hỏi kinh nghiệm kinh doanh thành công và tránh được các thất bại_ những cú vấp ngã mà các doanh nghiệp khác đã vấp phải. Vì thế trong kinh doanh nếu biết mình biết người, đặc biệt là biết rõ được đối thủ cạnh tranh thì mới có thể có những đối sách, có những kế hoạch hợp lý đi trước dành lợi thế trong cạnh tranh. Do đó để có thể kinh doanh có hiệu quả thì hệ thống trao đổi và sử lý thông tin về thị trường khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về những thay đổi trong chính sách kinh tế của trong nước và những nước có liên quan đến thị trường của doanh nghiệp,… Nhân tố quản trị doanh nghiệp Lý thuyết quản trị kinh doanh – Khoa Khoa học quản lý – Trang 281 Một trong số những nguyên nhân làm cho sản xuất kinh doanh kém hiệu quả chính là trình độ quản lý. Vì càng ngày nhân tố quản trị doanh nghiệp càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị kinh doanh luôn chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong hoạt động kinh doanh, xác định các chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên cũng là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến thành công hay thất bại trong kinh doanh, quyết định hiệu quả kinh doanh cao hay thấp. Một khi mà định hướng đúng, chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với doanh nghiệp thì sẽ là cơ sở để đảm bảo cho hiệu quả kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp và ngược lại. Các nhân tố bên ngoài Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô Môi trường chính trị - pháp luật Quản trị chiến lược – Khoa Quản trị kinh doanh – Trang 101 Môi trường chính trị pháp luật bao gồm luật, các văn bản dưới luật,… đặc biệt là các quy định của pháp luật và kinh doanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì môi trường chính trị pháp luật tạo ra sân chơi cho các doanh nghiệp cùng tham gia và cạnh tranh với nhau nên nếu môi trường pháp lý lành mạnh tức là: chính trị ổn định, các quy phạm rõ ràng thống nhất với nhau, có sự công bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp cùng tham gia,… thì sẽ giúp các doanh nghiệp an tâm sản xuất kinh doanh, an tâm đầu tư phát triển doanh nghiệp. Chính vì vai trò rất to lớn của chính trị - pháp luật là điều tiết nền kinh tế vĩ mô, điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp theo đúng pháp luật trong nước và nước mà doanh nghiệp đang kinh doanh trên thế giới. Đối với mỗi chính sách, mỗi đạo luật thì doanh nghiệp phải xem xét thật kỹ để thấy được đâu là cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, đâu là thách thức đối với doanh nghiệp để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh hoạt động cho phù hợp. Một doanh nghiệp thực hiện theo đúng pháp luật thì cũng sẽ được pháp luật bảo vệ an tâm tiến hành sản xuât kinh doanh. Môi trường kinh tế Quản trị chiến lược – Khoa Quản trị kinh doanh – Trang 95 Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế như: chính sách đầu tư, chính sách thương mại, chính sách phát triển kinh tế, chính sách tiền tệ,…. Các chính sách kinh tế vĩ mô này có thể tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp mhưng ngược lại cũng có thể khiến cho doanh nghiệp gặp phải những khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu như môi trường kinh tế lành mạnh, các chính sách đầu tư của nhà nước là đúng đắn, các cơ quan quản lý nhà nước làm tốt công tác dự báo về lãi suất, lạm phát,… thì đó sẽ là cơ sở vững chắc cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất. Các nhân tố thuộc cơ sở hạ tầng Giáo trình Quản trị kinh doanh – Khoa Quản trị kinh doanh – Trang 603 Các yếu tố thuộc cở sở hạ tầng như: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước,…. Đây là những nhân tố hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm nhưng nó cũng có thể là trở ngại lớn đối với doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Vì nếu như doanh nghiệp được xây dựng được xây dựng ở một nơi có cơ sở hạ tâng tốt như: được cung cấp điện nước đầy đủ, giao thông thuận tiện cho việc nhập nguyên vật liệu và mang sản phẩm đi tiêu thụ… thì sẽ góp phần phát triển sản xuất, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, giảm chi phí kinh doanh,… từ đó sẽ năng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại nếu điều kiện cơ sở hạ tầng ở nơi doanh nghiệp hoạt động không tốt thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không cao thậm chí là không hiệu quả. Môi trường ngành Giáo trình Khoa học quản lý I – Khoa khoa học quản lý – trang 353 Quản trị chiến lược – khoa Quản trị kinh doanh – trang 105 Nếu như môi trường vĩ mô có phạm vi lớn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì môi trường ngành có phạm vi nhỏ hơn và có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp. Theo mô hình năm lực lượng của Micheal Porter thì các yếu tố thuộc môi trường ngành bao gồm: 2.2.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp Đó là những doanh nghiệp cùng kinh doanh mặt hàng và trên cùng thị trường đối với doanh nghiệp. Những đối thủ cạnh tranh trực tiếp thường luôn tìm cách chiếm lĩnh thị trường. giành giật thị phần và khách hàng của doanh nghiệp làm lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ lưỡng và thận trọng về đối thủ cạnh tranh trực tiếp để tìm ra đâu là điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó khai thác điểm yếu của họ, đồng thời phát huy lợi thế của mình để hạn chế điểm mạnh của họ nhằm chiến thắng trong cạnh tranh, thực hiện được mục tiêu lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận và đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. 2.2.2. Khách hàng Đây chính là những người quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp do nó quyết định trực tiếp đến mức lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được. Nếu khách hàng ở chủ động hơn doanh nghiệp nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp có độ đồng đều cao trên thị trường, có nhiều sản phẩm thay thế nên khách hàng có thể lựa chọn nhà cung ứng một cách dễ dàng do có nhiều hãng cùng tham gia cung cấp. Khi đó khách hàng có thể ép giá doanh nghiệp làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đáng kể. Còn ngược lại, nếu doanh nghiệp ở thế chủ động hơn khách hàng thì doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng giá và tăng lợi nhuận. Đặc biệt khi mà cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì quyền thương lượng của khách hàng là rất lớn, do đó doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quả cao thì phải tìm hiểu kỹ khách hàng để biết được khách hàng muốn gì cần gì, từ đó đưa ra các biện pháp chăm sóc khách hàng, cung cấp những sản phẩm mà khách hàng ưng ý nhất nhằm làm cho khách hàng trung thành với mình, lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh. 2.2.3. Nhà cung ứng Đó là những hãng cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp như nguyên vật liệu, máy móc,…. Do đó nhà cung ứng có vai trò và có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Đặc biệt nhà cung ứng có thể gây nguy cơ cho doanh nghiệp khi nhà cung ứng là độc quyền, hay sản phẩm của nhà cung ứng có sự khác biệt, chi phí để thay đổi nhà cung ứng là cao,…. Lúc đó nhà cung ứng sẽ ở thế mạnh hơn doanh nghiệp, có khả năng gây sức ép đối với doanh nghiệp để nâng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm cung ứng và gây ảnh hưởng xấu tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, để giảm rủi ro và chủ động hơn trong mối quan hệ với nhà cung ứng thì doanh nghiệp phải tim được nhiều nguồn cung ứng, đồng thời thiét lập các mối quan hệ lâu dài tốt đẹp với các nhà cung ứng có uy tín, có nguồn hàng ổn định, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý, đảm bảo giao hàng đúng hẹn. 2.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng Là những doanh nghiệp sắp xâm nhập hoặc mới xâm nhập vào thị trường. Có thể lúc đầu tiềm lực của họ còn yếu nên chưa gây rắc rối cho doanh nghiệp nhưng họ có thể sẽ làm giảm lợi nhuận, giảm thị phần và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Vì vậy ngay từ khi các đối thủ canh tranh mới xuất hiện hoặc chuẩn bị gia nhập thị trường thì doanh nghiệp cần phải có các phương án hữu hiệu hạn chế họ để giữ vững được thị phần và lợi nhuận của mình. 2.2.5. Các sản phẩm dịch vụ thay thế Trên thị trường không chỉ có các đối thủ cạnh tranh sản xuất sản phẩm dịch vụ giống của doanh nghiệp mà doanh nghiệp còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ thay thế. Khi mà sản phẩm dịch v._.ụ của doanh nghiệp là loại dễ bị thay thế bởi các mặt hàng khác thì khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Vì thế nếu sản phẩm của doanh nghiệp có giá cao hơn các mặt hàng đó thì khách hàng thường chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng thay thế. Điều này có nghĩa là lợi nhuận cũng như thị phần của doanh nghiệp sẽ phải chia cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thay thế, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị giảm. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp đối phó với những đối thủ cạnh tranh này, phải có các biện pháp để sản phẩm của mình có chất lượng, giá cả hợp lý và không dễ dàng bị thay thế bởi sản phẩm khác. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh doanh Giáo trình Quản trị kinh doanh – Khoa quản trị kinh doanh – Trang 617 H = Trong đó: H : Hiệu quả sản xuất kinh doanh theo chi phí TR : Tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp TC : Tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu trên phản ánh với một đồng chi phí kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu bán hàng. Doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh khi H >1 và H càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng lớn. Các chỉ tiêu doanh lợi Doanh lợi của vốn kinh doanh Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – Khoa Kế toán Kiểm toán – Trang 228 D = Trong đó: D : Doanh lợi của vốn kinh doanh LN : Lợi nhuận của doanh nghiệp V : Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh lợi vốn kinh doanh càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng có hiệu quả. Doanh lợi của vốn chủ sở hữu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – Khoa Kế toán Kiểm toán – Trang 229 D = Trong đó: D : Doanh lợi của vốn chủ sở hữu LN : Lợi nhuận của doanh nghiệp V : Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết với mỗi đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh lợi của vốn chủ sở hữu càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu càng có hiệu quả. Doanh lợi của doanh thu bán hàng Giáo trình Quản trị kinh doanh – Khoa quản trị kinh doanh – Trang 616 D = Trong đó: D : Doanh lợi của doanh thu bán hàng LN : Lợi nhuận của doanh nghiệp TR : Tổng doanh thu bán hàng thuần của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu bán hàng thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh lợi của doanh thu bán hàng càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao. Hệ thống các chỉ tiêu đáng giá hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Số vòng quay của vốn lưu động Giáo trình Quản trị kinh doanh – Khoa Quản trị kinh doanh – Trang 618 SV = Trong đó: SV : Số vòng quay của vốn lưu động TR : Doanh thu thuần của doanh nghiệp V : Vốn lưu động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn lưu động bỏ ra thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng doanh thu bán hàng thuần. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả càng cao. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định (TSCĐ) Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – Khoa Kế toán Kiểm toán – Trang 221 H = Trong đó: H : Mức sinh lời của vốn cố định LN : Lợi nhuận của doanh nghiệp TSCD : Vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định bỏ ra thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng cao. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – Khoa Kế toán Kiểm toán – Trang 222 H = Trong đó: H : Mức sinh lời của vốn lưu động LN : Lợi nhuận của doanh nghiệp V : Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động Mức sinh lời bình quân của lao động Giáo trình Quản trị kinh doanh – Khoa Quản trị kinh doanh – Trang 625 H = Trong đó: H : Mức sinh lời bình quân của lao động LN : Lợi nhuận của doanh nghiệp L : Lao động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết một lao động thì có thể làm ra bao nhiêu động lợi nhuận cho doanh nghiệp. H càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao. Nâng suất lao động bình quân AP = Trong đó: AP : Nâng suất lao động bình quân TR : Tổng doanh thu bán hàng thuần của doanh nghiệp L : Lao động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CÔ PHẦN KHÍ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Quá trình hình thành và phát triển của công ty Điều lệ của Công ty Cổ phần kinh công nghiệp Việt Nam Tên công ty: Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam Tên giao dịch: Công ty cổ phần khí công nghiệp – ThanhGas Địa chỉ: Phường Đức Giang – Quân Long Biên – Hà Nội Điện thoại: 8271375 Fax: 8273658 Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam tiền thân là nhà máy dưỡng khí Yên Viên, là công ty chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm khí công nghiệp, khí y tế và các dịch vụ liên quan, được thành lập năm 1960 thuộc Cục Khai Khoáng Hoá Chất. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã trải qua 3 giai đoạn phát triển chính: - Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1986: Công ty hoạt động trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. - Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 1998: Công ty hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. - Giai đoạn từ năm 1999 đến nay: Công ty hoạt động dưới hình thức cổ phần. Giai đoạn 1960 đến 1987: - Năm 1960, nhà máy được thành lập với một hệ thống sản xuất 50m3/h và với 50 công nhân. - Năm 1970 – 1971, nhà máy được trang bị thêm 2 máy 70M. - Năm 1972, nhà máy bị bom Mỹ phá huỷ, máy móc bị hư hỏng nặng. - Năm 1973, nhà máy được lắp đặt một dây truyền sản xuất OG125m3/h thay cho máy 50m3/h bị phá huỷ. - Năm 1974, nhà máy được đầu tư thêm một máy 70M nữa. - Từ năm 1980, do điện nước không được cung cấp đầy đủ và sự sa sút của nền kinh tế đất nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của cán bộ nhân viên chức nhà máy gặp nhiều khó khăn. Máy móc hư hỏng nặng không có phụ tùng thay thế, nhu cầu xã hội đang cần ôxy nhưng nhà máy không có sản phẩm cung cấp, nhất là ôxy cho cấp cứu hồi sức ở bệnh viện, nitơ lỏng cung cấp cho bảo quản tinh động vật ( giống cây trồng) trong nông nghiệp cũng không có cấp. Công nhân không có việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn. - Năm 1987: Tổng Cục Hoá chất cử giám đốc mới. Giai đoạn 1988 đến 1998: Đây là giai đoạn nhà máy thực hiện công cuộc đổi mới. - Khôi phục lại kỷ cương, thiết lập lại trật tự, sắp xếp lại tổ chức, đào tạo lại lao động sản xuất. - Khôi phục lại sản xuất bằng cách đẩy mạnh các dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành, đẩy mạnh công tác quản lý và triển khai khoa học kỹ thuật. - Thực hiện cơ chế quản lý mới: Đề cao chế độ trách nhiệm cá nhân, phát huy cao cơ chế tự quản và tự chủ cá nhân, tổ, đơn vị sản xuất, công tác, thực hiện dân chủ, công khai, công bằng và xây dựng. - Đi ngay vào cơ chế thị trường: Hoạch toán kinh doanh tổng hợp, tăng cường thông tin quản cáo, mở hội nghị khách hàng, khôi phục lại khách hàng. - Cán bộ công nhân viên nhà máy Dưỡng Khí Yên Viên bắt tay vào khôi phục lại máy OG250 m3/h Năm 1991, nhà máy xây dựng thêm một cơ sở mới ở thị trấn Đức Giang và chuyển trụ sở chính về đây. Năm 1995, nhà máy được đổi tên thành Công ty Khí công nghiệp. Giai đoạn 1999 đến nay: Đầu năm 1999, công ty thực hiện cổ phần hoá thành Công ty Cổ Phần Khí công nghiệp ( Industrial Gas Joint Stock Company), lấy tên giao dịch là Thanhgas. Năm 1999-2000: Đầu tư thiết bị ôxy 200m3/h. Năm 2003-2004: Đầu tư thiết bị ôxy 500m3/h. Năm 2005- 2006: Đầu tư thiết bị ôxy 1000m3/h. Thành lập thêm một công ty con tại Nam Định mang tên Công ty TNHH Khí Công Nghiệp Việt Nam. Công ty đổi tên thành Công ty Cổ Phần Khí Công Nghiệp Việt Nam. Năm 2006 thành lập 1 Công ty con tại Yên Viên mang tên Công ty TNHH Khí Công Nghiệp 1 thành viên thiết bị siêu lạnh Việt Nam. Đến nay Công ty đã sở hữu nhưng dây truyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Xây dựng cho mình một thương hiệu uy tín nhất miền Bắc & cả nước. Nhiều nước trên thế giới & khu vực đã biết & có quan hệ với Công ty như Công ty Linde CHLB Đức, Công ty Messer CHLB Đức, Công ty Linde Thái Lan, Nippon Sansô Nhật Bản, tập đoàn Khí Công Nghiệp Xuyên Không Trung Quốc, Công ty Mysing Gas Hàn Quốc, Công ty Cryolor Pháp… Công ty được cấp chứng chỉ ISO 9001-2000 năm 2005 và ôxy Ytế năm 2005. Cơ cấu tổ chức của công ty Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ 1: Mô hình cơ cấu tổ chức ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC PGĐ SẢN XUẤT PGĐ KINH DOANH (Trưởng P.Kinh doanh) PHÒNG DỰ ÁN PHÒNG THƯƠNG MẠI PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KCS AN TOÀN PX KHÍ CÔNG NGHIỆP PHÒNG KINH TẾ PHÒNG HC – TC – LĐTL Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận a. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị gồm 5 người, một hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty, một phó chủ tịch và 3 thành viên. Hội đồng quản trị là bộ phận phải chịu trách nhiệm cao nhất trong công ty về những sai phạm trong quản lí, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho công ty đồng thời phải chịu trách nhiệm trước tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. b. Giám đốc công ty Giám đốc công ty là người điều hành chung mọi công việc của công ty, quyết định các hướng sản xuất kinh doanh , hợp tác đầu tư…, giao trách nhiệm cho các phó giám đốc chỉ đạo các phòng nghiệp vụ. Khi cần thiết, Giám đốc chỉ đạo trực tiếp các phòng mà không phải thông qua phó giám đốc phụ trách. c. Phó giám đốc công ty Phó giám đốc công ty là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc uỷ nhiệm hay uỷ quyền một số vấn đề thuộc quyền hạn của giám đốc. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc về phần việc được phân công phụ trách. d. Phòng kỹ thuật - Quản lý kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện các mặt hàng, sản phẩm theo đúng mẫu mã, qui trình kỹ thuật, nhiệm vụ thiết kế theo hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng. - Nghiên cứu, cải tiến các mặt hàng, sản phẩm của công ty đang sản xuất để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, quản lý các định mức kỹ thuật. - Xây dựng các chương trình sản xuất hàng năm và dài hạn của công ty. - Tổ chức chương trình bảo dưỡng, sửa chữa lớn các thiết bị của các đơn vị và kiểm tra việc bảo dưỡng, sửa chữa lớn các thiết bị của các đơn vị theo định kỳ. e. Phòng KCS an toàn ( kiểm tr chất lượng sản phẩm an toàn) Phòng KCS có chức năng nhiệm vụ là quản lý chất lượng sản phẩm khi xuất kho và chất lượng vật tư hàng hoá khi nhập kho. f. Phòng kinh tế Tổ chức hạch toán toàn công ty: - Tổ chức hạch toán, kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của công ty. - Ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống diễn biến của các nguồn vốn, giải quyết các loại vốn phụ vụ cho việc huy động vật tư, nguyên liệu hàng hoá trong sản xuất kinh doanh của công ty. - Theo dõi công nợ của công ty, phản ánh và đề xuất kế hoạch thu chi tiền mặt và các hình thức thanh toán quốc tế. - Thực hiện quyết toán quí, 6 tháng, 1 năm theo đúng tiến độ giúp cho giám đốc công ty nắm chắc nguồn vốn, biết rõ lợi nhuận để có thể ra các quyết định hợp lý. Giám đốc kế toán – tài vụ đối với các đơn vị trực thuộc: - Theo dõi và hướng dẫn các đơn vị trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch về các loại vốn. - Theo dõi các đơn vị hạch toán - kế toán, hướng dẫn lập báo cáo về các nguồn vốn. - Tham mưu cho giám đốc công ty chỉ đạo các đơn vị thực hiện các chế độ quản lý tài chính, tiền tệ. - Cùng với các phòng ban khác giúp giám đốc công ty giao kế hoạch xét hoàn thành kế hoạch và quyết toán tài chính của các đơn vị theo định kỳ. - Hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán thống kê cho các cán bộ phụ trách các đơn vị thực hiện. g. Phòng hành chính – lao động - tiền lương - Tham mưu cho giám đốc công ty về tổ chức bộ máy sản xuất – kinh doanh và bố trí nhân sự. - Quản lý hồ sơ lý lịch của cán bộ công nhân viên toàn công ty, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, khen thưởng… - Xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghề cho cán bộ, nhân viên và công nhân toàn công ty. - Quản lý lao động, tiền lương cán bộ nhân viên, cùng với phòng kinh tế xây dựng tổng quỹ lương và xét duyệt phân bổ quỹ lương và kinh phí hành chính. - Quản lý công văn, giấy tờ sổ sách và con dấu. - Xây dựng lịch công tác, lịch bàn giao, hội họp, sinh hoạt định kỳ và bất thường. - Theo dõi công tác pháp chế của công ty, giúp giám đốc hướng dẫn các hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty đúng pháp luật. h. Phân xưởng khí công nghiệp Là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức của công ty, phân xưởng khí công nghiệp có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm của công ty (ôxy, nitơ, acetylene…) theo kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được xây dựng, theo sự chỉ đạo trực tiếp của giam đốc, phó giám đốc phụ trách, có mối liên hệ mật thiết với các phòng ban khác trong công ty đảm bảo sản xuất đúng tiến độ kế hoạch. i. Phòng thương mại Thực hiện kế hoạch tiếp thị, bán hàng, dịch vụ, thương mại, quản lý tài sản kinh doanh, mua sắm cấp phát vật tư từng tháng, quý, năm theo mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, định giá và xây dựng chính sách giá cả. Nhiệm vụ cụ thể của phòng thương mại là: - Hướng dẫn mọi thủ tục lấy hàng cho khách. - Dự thảo và ký kết các hợp đồng mua bán sản phẩm. - Theo dõi ký cược - nhập - xuất vỏ chai. - Nhận đặt hàng và giải quyết tất cả các nhu cầu của khách hàng. - Lập danh sách khách hàng để theo dõi sự mua và bán sản phẩm đối với công ty. - Theo dõi nhập - xuất - tồn sản phẩm của các kho. - Theo dõi hoạt động của các xe dịch vụ phục vụ. - Nhập xuất vật tư phục vụ sản xuất. - Cung cấp sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng. Theo dõi biến động của thị trường, quản lý giá cả và chính sách giá. j. Phòng dự án Phòng dự án mới được thành lập năm 2003, phòng có nhiệm vụ nghiên cứu, xem xét các dự án cung cấp khí lớn, tính toán xem xét các dự án đổi mới công nghệ trong công ty. Các sản phẩm hiện có của công ty Gồm ôxy, Nitơ dạng khí và dạng lỏng. Khí C2H2, C3H8, CO2, SO2, các khí hỗn hợp Ar-He, đất đèn, các téc siêu lạnh, kết cấu thép, van chai ôxy, van công nghiệp. Chế tạo các bồn chứa lỏng: CO2, Nitơ, O2, Ar từ 5m3 đến 30m3 cung cấp trong nước và các nước bạn Lào, Campuchia. Một sản phẩm vô giá nữa là chất sám chuyên ngành kỹ thuật lạnh phục vụ thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các thiết bị, dây truyền sản xuất ôxy, Nitơ, Ar kèm theo dịch vụ đào tạo kỹ thuật chuyên ngành, luyện tay nghề công nhân cho các đơn vị có nhu cầu trong toàn quốc và các nước bạn Lào, Campuchia. 4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Ngành khí công nghiệp là một ngành chuyên sản xuất các loại khí khác nhau mà nguyên liệu chủ yếu là không khí, đất đèn. Khí công nghiệp bao gồm các sản phẩm: ôxy, nitơ, hydro, argon, heli, dioxyt cacbon, axêtylen... và có phạm vi ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, hầm mỏ, hàng không, hàng hải, chế biến bảo quản rau, hoa quả thực phẩm, chế biến dược liệu, y tế, hoá dầu, công nghiệp luyện kim, hoá chất, xử lý môi trường, xử lý nước.... Trên thế giới, ngành khí công nghiệp được phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp kỹ thuật cao. Sự phát triển của ngành khí công nghiệp có liên quan chặt chẽ với sự phát triển đa dạng trên mọi phương diện của các ngành công nghiệp, khoa học và ứng dụng công nghệ, các ngành y dược và các ngành kinh tế quốc dân khác. Do đó, có thể coi khí công nghiệp là ngành công nghiệp cơ bản, có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Trong nhiều lĩnh vực sản xuất, việc sử dụng và ứng dụng khí công nghiệp vào sản xuất không những đảm bảo và nâng cao được chất lượng sản phẩm, mà còn nâng cao được hiệu quả sản xuất rất lớn. Đầu tư xây dựng và phát triển ngành khí công nghiệp là đầu tư xây dựng “cơ sở hạ tầng” cho các ngành công nghiệp sản xuất vật chất khác phát triển. Vì lẽ đó, khí công nghiệp trong công nghiệp được coi như là gạo đối với con người. Nền kinh tế xã hội mà đặc biệt là ngành công nghiệp càng phát triển, nhu cầu sử dụng khí công nghiệp càng lớn. Ngoài các loại khí Oxy, Nitơ, Acetylene và các loại khí khác như Argon, Helium, Hydro, các hỗn hợp khí có chất lượng cao cũng rất cần thiết phục vụ cho các ngành sản xuất. Do đó quan tâm đến vấn đề phát triển ngành khí công nghiệp hiện đại sẽ là nguồn động lực cho việc đầu tư, chuyển giao công nghệ hiện đại của các ngành sản xuất vào Việt Nam. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢM XUẤT KINH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm Tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian qua Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm STT Chỉ tiêu Đvt Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 01 Doanh thu bán hàng Trđ 40.891 48.805 71.169 02 Sản lượng hiện vật a. Sản phẩm sản xuất Ôxy khí Ôxy lỏng Nitơ khí Nitơ lỏng Acetylene Khí hỗn hợp Cacbonic Ar SO2 He Đất đèn b. Dịch vụ kỹ thuật c. Dịch vụ vận chuyển Chai Kg Chai Kg Kg Chai Kg Chai Chai Chai Kg Trđ Trđ 363.416 1.959.784 8.316.480 473.609 53.458 7.620 164.724 5.635 86 - 9.875 1.864 726 457.076 3.107.737 11.421.700 600.000 81.620 9.350 183.156 9.489 105 8 12.000 2.300 950 434.000 8.900.000 18.200.000 1.900.000 81.000 8.900 307.000 3.690 150 10 17.000 4.000 1.100 03 Lợi nhuận Trđ 1.857 2.385 5.103 ( Nguồn: Biểu tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh các năm – Phòng kinh tế) Từ bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm vừa qua ta thấy công ty đang trên đà phát triển. Thật vậy, tổng doanh thu bán hàng và lợi nhuận đều tăng qua các năm và ở mức khá cao. Đặc biệt năm 2007 công ty tăng cường đầu tư thêm vốn vào sản xuất kinh doanh nên doanh thu cũng như lợi nhuận đã tăng nhanh hơn các năm trước. Các mặt hàng truyền thống của công ty là ôxy và nitơ ở dạng lỏng và khí cũng có mức sản lượng liên tục tăng qua các năm. Nhưng năm 2007 có một chút thay đổi khi công ty đầu tư sản xuất nhiều ôxy lỏng và giảm lượng ôxy khí so với năm 2006. Cụ thể là: - Sản lượng ôxy khí năm 2006 tăng 25,77% so với năm 2005 nhưng năm 2007 sản lượng ôxy khí lại giảm 5,05% so với năm 2006. - Sản lượng ôxy lỏng năm 2006 tăng 58,57%, năm 2007 tăng 186,38% so với năm 2006. - Sản lượng nitơ khí năm 2006 tăng 37,34% so với năm 2005, năm 2007 tăng 59,35% so với năm 2006. - Sản lượng nitơ lỏng năm 2006 tăng 26,69% so với năm 2005, năm 2007 tăng 216,67% so với năm 2006. Bên cạnh các mặt hàng truyền thống như đã nói ở trên thì công ty đã tiến hành sản xuất thêm các loại sản phẩm khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng phóng phú và đa dạng của thị trường như: Actylene, Cacbonic, Ar,…. Đặc biệt từ năm 2006 công ty đã bắt đầu đi vào sản xuất thêm một sản phẩm khác để cung cấp ra thị trường là khí He. Các sản phẩm này cũng liên tục tăng qua các năm, trong đó thì các năm công ty cũng có sự điều chỉnh cơ cấu sản lượng các loại sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Qua đó có thể thấy công ty đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh và đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Chính vì công ty ngày càng tăng cường vốn để đầu tư mở rộng nên vấn đề mà công ty cần quan tâm hàng đầu đó là làm sao để nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Đơn vị tính: Triệu VNĐ So sánh Chỉ tiêu Năm 2006 - 2005 2007 - 2006 2005 2006 2007 Chênh lệch % Chênh lệch % Tổng doanh thu 40.891 48.805 71.169 7.914 19,4 22.364 45,8 Lợi nhuận sau thuế 1.857 2.385 5.103 528 28,4 2.718 113,9 Nộp ngân sách 701 852 1.569 151 21,54 717 84,15 ( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của công ty – Phòng kinh tế ) Từ những năm đầu mới thành lập cho đến nay, công ty đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển, đến nay công ty đã đạt được những thành tựu nhất định trong kinh doanh. Đặc biệt là từ sau khi tiến hành cổ phần hoá thì công ty ngày càng lớn mạnh với việc đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị và sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Cụ thể trong một số năm gần đây thì doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước liên tục tăng. Điều đó được thể hiện qua bảng 2 như sau: Doanh thu: Năm 2005 doanh thu của công ty đạt 40.891 trđ. Năm 2006 doanh thu đạt 48.805 trđ tăng 7.914 trđ so với năm 2005 và tương ứng với tốc độ tăng là 19,4%. Năm 2007 doanh thu của công ty là 71.169 trđ tăng 22.364 trđ so với năm 2006 và tương ứng với tốc độ tăng là 45,8%. Qua đó cho thấy công ty đã đạt được tốc độ tăng cao và không ngừng tăng qua các năm thể hiện sự lớn mạnh không ngừng của công ty. Lợi nhuận: Năm 2005 lợi nhuận của công ty đạt 1.857 trđ. Năm 2006 lợi nhuận đạt 2.385 trđ tăng 528 trđ so với năm 2005, tương ứng với tốc độ tăng là 28,4%. Năm 2007 lợi nhuận của công ty là 5.103 trđ tăng 2.718 trđ so với năm 2006, tương ứng tốc độ tăng là 113,9%. Nộp ngân sách: Năm 2005 công ty đã nộp ngân sách là 701 trđ. Năm 2006 nộp ngân sách là 852 trđ tăng 151 trđ so với năm 2005, tương ứng tốc độ tăng là 21,54%. Năm 2007 công ty nộp là 1.569 trđ tăng 717 trđ so với năm 2006 và tương ứng là 84,15%. Tốc độ tăng là khá cao chứng tỏ công ty đã thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước là rất tốt. Phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp Hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh doanh Bảng 3: Hiệu quả sản xuất kinh doanh theo chi phí kinh doanh Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Ký hiệu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007 – 2005 2007 - 2006 Chênh lệch % Chênh lệch % Doanh thu bán hàng thuần TR 40.891 48.805 71.169 30.278 74,1 22.364 45,8 Chi phí kinh doanh TC 38.312 44.612 65.081 26.769 69,9 20.469 45,9 Hiệu quả theo chi phí H= 1,0673 1,094 1,0935 0,0262 2,5 -0,0005 ( Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của công ty – Phòng kinh tế) Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy hiệu quả theo chi phí kinh doanh năm 2005 đạt 1,0673, năm 2006 đạt 1,094, năm 2007 đạt 1,0935. Như vậy hiệu quả theo chi phí kinh doanh của năm 2007 tăng 0,0262 so với năm 2005 tương ứng với tốc độ tăng là 2,5% nhưng hiệu quả so với năm 2006 lại giảm 0,0005 về số tuyệt đối. Nhìn vào tổng kết về tổng doanh thu và chi phí ở trên có thể biết được phần nào lý do vì sao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo chi phí của năm 2007 lại thấp hơn so với hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm 2006. Đó là do doanh thu bán hàng năm 2007 so với năm 2006 tăng 22.364 trđ tương ứng với tốc độ tăng doanh thu là 45,8%, còn chi phí kinh doanh năm 2007 lại tăng 20.469 trđ so với năm 2006 ứng với tốc độ tăng là 45,9%. Điều đó chứng tỏ tốc độ tăng chi phí của năm 2007 so với năm 2006 tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu. Chính vì tốc độ tăng chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu nên đã dẫn đến hiệu quả kinh doanh năm 2007 không cao bằng năm 2006. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm đều lớn hơn 1 đã chứng tỏ công ty luôn có lợi nhuận dương. Nhưng để có thể tăng được hiệu quả sản xuất kinh doanh theo chi phí thì công ty cần có kế hoạch để kiểm soát chi phí của mình tốt hơn và sử dụng đầu vào có hiệu quả hơn. Các chỉ tiêu doanh lợi Bảng 4: Hiệu quả kinh doanh theo chỉ tiêu doanh lợi Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Ký hiệu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lợi nhuận sau thuế LN 1.857 2.385 5.103 Vốn kinh doanh V 71.720 100.789 160.155 Vốn chủ sở hữu V 21.455 25.169 41.276 Doanh thu bán hàng TR 40.891 48.805 71.169 Doanh lợi của VKD D= LN/V 0,0259 0,0237 0,0319 Doanh lợi của vốn chủ sở hữu D= LN/V 0,0866 0,0948 0,1236 Doanh lợi của DTBH D= LN/TR 0,0454 0,0489 0,0717 ( Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của công ty – Phòng kinh tế) a. Doanh lợi của vốn kinh doanh Qua việc tính toán ở trên ta thấy: Chỉ số doanh lợi của vốn kinh doanh năm 2005 là 0,0259, năm 2006 là 0,0237, năm 2007 là 0,0319. Doanh lợi của vốn kinh doanh năm 2006 giảm 0,0022 so với năm 2005. Mặc dù đến năm 2007 doanh lợi vốn kinh doanh đã tăng lên so với năm 2006 là 0,0082 và so với năm 2005 là 0,0006 nhưng điều đó cũng đã chứng tỏ rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty vẫn chưa ổn định, vốn kinh doanh vẫn chưa được sử dụng hợp lý để có thể tạo ra lợi nhuận liên tục tăng qua các năm. Doanh lợi của vốn chủ sở hữu Năm 2005 doanh lợi của vốn chủ sở hữu của công ty là 0,0866 Năm 2006 doanh lợi vốn chủ sở hữu là 0,0948 tăng 9,47% so với năm 2005 Năm 2007 doanh lợi vốn chủ sở hữu đạt 0,1236 tăng 42,73% so với năm 2005 và tăng 30,38 so với năm 2006. Qua đó ta thấy doanh lợi của vốn chủ sở hữu liên tục tăng trong 3 năm gần đây. Đặc biệt là năm 2007 tốc độ tăng là rất lớn so với năm 2005 và năm 2006. Chứng tỏ sức sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng qua các năm, công ty đã sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả. Doanh lợi của doanh thu bán hàng Năm 2005: Công ty có chỉ số doanh lợi của doanh thu bán hàng là 0,0454. Năm 2006: doanh lợi của doanh thu bán hàng là 0,0489 tăng 7,7% so với năm 2005. Năm 2007: doanh lợi của doanh thu bán hàng đạt 0,0717 tăng 46,63% so với năm 2006. Doanh lợi của doanh thu bán hàng không những liên tục tăng qua các năm mà tốc độ tăng của năm 2007 so với năm 2006 cũng lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của năm 2006/2005. Đây là điều đáng mừng đối với công ty vì lợi nhuận trong 1 đồng doanh thu bán hàng ngay càng tăng. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận Hiệu quả sử dụng vốn Số vòng quay của vốn kinh doanh Bảng 5: Số vòng quay của vốn lưu động Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Ký hiệu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu bán hàng TR 40.891 48.805 71.169 Vốn lưu động V 25.456 22.718 36.579 Số vòng quay của VLĐ SV= TR/V 1,606 2,148 1,946 ( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của công ty – Phòng kinh tế) Qua bảng 5 ta thấy: Năm 2005 số vòng quay của vốn lưu động là 1,606 vòng, năm 2006 số vòng quay tăng lên là 2,148 vòng, nhưng đến năm 2007 thì số vòng quay của vốn lưu động lại giảm xuống chỉ đạt 1,946 vòng. Tuy số vòng quay năm 2007 có cao hơn năm 2005 nhưng so với năm 2006 thì lại giảm 9,4%. Qua đó có thể thấy số vòng quay của vốn lưu động là không ổn định. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là chưa cao. Hiệu quả sử dụng vốn cố định (TSCĐ) Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu Ký hiệu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lợi nhuận sau thuế(trđ) LN 1.857 2.385 5.103 Vốn cố định (TSCĐ)(trđ) TSCD 45.841 75.281 106.483 Mức sinh lời của VCĐ H= LN/TSCD 0,0405 0,0317 0,0479 ( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của công ty – Phòng kinh tế) Chỉ tiêu mức sinh lời của vốn cố định cho biết cứ bỏ ra 1 đồng vốn cố định thì có thể đem lại cho công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhìn vào những số liệu tính toán ở trên có thể thấy năm 2005 công ty cứ bỏ ra 1 đồng vốn cố định thì có thể thu về 0,0405 đồng lợi nhuận. Năm 2006 mức sinh lời của vốn cố định giảm xuống chỉ còn 0,0317 tức là giảm so với năm 2005 là 21,7%. Nhưng đến năm 2007 thì mức sinh lời lại tăng và đạt 0,0479. Mặc dù đã có sự điều chỉnh nên mức sinh lời của vốn cố định đã tăng trở lại nhưng để có được hiệu quả sử dụng vốn cố định ổn định và tăng lên theo từng năm thì công ty cần chú ý để kế hoạch sử dụng vốn cố định hiệu quả hơn. Vì vốn cố định (TSCĐ) chiếm tỷ trọng lớn và rất quan trọng trong cơ cấu vốn của công ty. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (TSLĐ) Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu Ký hiệu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lợi nhuận sau thuế(trđ) LN 1.857 2.385 5.103 Vốn lưu động (TSLĐ)(trđ) V 25.456 22.718 36.579 Mức sinh lời của VLĐ H= LN/V 0,0729 0.105 0,1395 ( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của công ty – Phòng kinh tế) Qua những số liệu ở bảng 7 có thể thấy mức sinh lời của vốn lưu động tăng qua các năm: Năm 2005 mức sinh lời của vốn lưu động là 0,0729, năm 2006 mức sinh lời này tăng lên 0,105 tăng 44% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì mức sinh lời của vốn lưu động đạt 0,1395 tăng 32,8% so với năm 2006. Tuy mức sinh lời này có xu hướng tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng lại giảm, do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là chưa cao. Hiệu quả sử dụng lao động Bảng 8: Hiệu quả sử dụng lao động Chỉ tiêu Ký hiệu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lợi nhuận sau thuế (trđ) LN 1.857 2.385 5.103 Doanh thu bán hàng (trđ) TR 40.891 48.805 71.169 Số lao động bình quân (người) L 220 252 290 Mức sinh lời bình quân của lao động (trđ/người) H= LN/L 8,44 9,46 17,6 Năng suất lao động bình quân (trđ/người) AP= TR/L 185,87 193,67 245,41 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty – Phòng kinh tế và Hồ sơ quản lý lao động – Phòng hành chính lao động tiền lương) Nhìn vào bảng 8 ta thấy mức sinh lời bình quân lao động và năng suất lao động bình quân đều tăng qua các năm. Về mức sinh lời bình quân lao động: năm 2005 đạt 8,44 trđ/người, năm 2006 là 9,46 trđ/người tăng 12,1% so với năm 2005, đến năm 2007 đạt 17,6 trđ/người tăng 86% so với năm 2006. Mặc dù tốc độ tăng của mức sinh lời bình quân lao động lên đến 86% ( năm 2007 so với năm 2006) nhưng mức sinh lời như vậy vẫn là chưa cao. Về năng suất lao động: năm 2005 là 185,87 trđ/người. năm 2006 đạt 193,67 trđ/người tăng 4,2% so với năm 2005, năm 2007 là 245,41 trđ/người tăng 26,7% so với năm 2006. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Nhân tố bên trong Nhân tố lao động B¶ng 9: C¬ cÊu lao ®éng cña ®éng cña c«ng ty qua._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20297.doc
Tài liệu liên quan