BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------§---------
TRẦN TIẾN CHƯƠNG
Chuyên ngành: Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng.
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ THỊ MINH HẰNG
TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2008
2
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, chưa
cơng bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thơng tin
xác thực.
Tơi xin chịu mọi tr
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2008
Tác giả luận văn
Trần Tiến Chương
3
CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
1. CBCNV Cán bộ cơng nhân viên.
2. CSTD Chính sách tín dụng
3. DNNN Doanh nghiệp nhà nước.
4. DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
5. GHTD Giới hạn tín dụng.
6. HĐTD Hợp đồng tín dụng
7. HMTD Hạn mức tín dụng
8. NHNN Ngân hàng nhà nước.
9. NHTM Ngân hàng thương mại.
10. NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần.
11. NH TMCP NT Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam.
12. NH TMNN Ngân hàng thương mại nhà nước.
13. NQH Nợ quá hạn.
14. QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng
15. RRTD Rủi ro tín dụng
16. TCTD Tổ chức tín dụng.
17. TNHH Trách nhiệm hữu hạn.
18. TSĐB Tài sản đảm bảo.
19. XDCB Xây dựng cơ bản.
4
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM 1
1.1.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng 1
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng 3
1.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng 4
1.1.4 . Những căn cứ chủ yếu xác định mức độ rủi ro tín dụng 5
1.1.4.1 Nợ quá hạn 5
1.1.4.2 Phân loại nợ 5
1.1.5 Hậu quả của rủi ro rín dụng 7
1.1.6 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 8
- Những nguyên dân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng 9
- Các nguyên nhân thuộc về phía khách hàng 9
- Các nguyên nhân khách quan liên quan đến mơi trường bên ngồi 9
1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 10
1.2.1 Sự cần thiết của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng 10
1.2.2 Nhiệm vụ của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng 10
1.2.3 Đo lường rủi ro tín dụng 11
1.2.3.1 Mơ hình định tính về rủi ro tín dụng – Mơ hình 6C 11
1.2.3.2 Các mơ hình lượng hĩa rủi ro tín dụng 11
v Mơ hình điểm số Z 12
v Mơ hình điểm số tín dụng tiêu dùng 13
v Mơ hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor 13
1.3. NGUYÊN TẮC BASEL VỀ QUẢN LÝ RRTD 14
1.4 ÁP DỤNG CÁC MƠ HÌNH QTRRTD TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 19
5
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 20
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 20
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 22
2.2.1 Hoạt động tín dụng. 22
2.2.2. Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng 26
2.2.2.1. Nợ quá hạn 26
2.2.2.2. Phân loại nợ 27
2.2.2.3. Nguyên nhân của những rủi ro tín dụng 29
2.2.3. Thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng 35
2.2.3.1. Các nội dung cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng 35
v Chính sách quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng 35
v Chính sách phân bổ tín dụng 35
v Thẩm quyền phán quyết 36
v Chính sách phân loại nợ, trích lập & sử dụng dự phịng RRTD36
v Các quy định về báo cáo, kiểm tra giám sát rủi ro 36
2.2.3.2. Thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP NT 36
v Bộ máy tổ chức cấp tín dụng 36
v Thẩm quyền phán quyết 37
v Chính sách tín dụng 37
v Quy trình tín dụng 38
v Bảo đảm tiền vay 40
v Phịng ngừa, phát hiện và hạn chế rủi ro tín dụng 40
v Cơng tác xử lý nợ xấu 41
2.2.3.3. Những hạn chế cần khắc phục 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 48
6
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 49
3.1. Quan điểm chỉ đạo của Ngân hàng TMCP NT Việt Nam về chính sách tín
dụng & quản trị rủi ro tín dụng đến năm 2015 49
3.1.1. Quan điểm 49
3.1.2. Mục tiêu 51
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro rín dụng tại Vietcombank 52
3.2.1. Hồn thiện Tổ chức bộ máy cấp tín dụng & Quy trình tín dụng 52
3.2.1.1 Về cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng 52
3.2.1.2.Về quy trình tín dụng 53
3.2.2. Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả 55
3.2.3. Củng cố và hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng 59
3.2.4. Các giải pháp phịng ngừa rủi ro 61
3.2.4.1. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng 61
3.2.4.2. Quản lý, giám sát và kiểm sốt chặt chẽ quá trình giải ngân và
sau khi cho vay 63
3.2.4.3. Nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm tra nội bộ 65
3.2.5. Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra 65
3.2.5.1. Tăng cường hiệu quả xử lý nợ cĩ vấn đề 65
3.2.5.2. Sử dụng các cơng cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay 66
3.2.5.3. Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ và trích lập dự phịng 67
3.2.6. Các giải pháp về nhân sự 67
3.3. Một số kiến nghị khác 69
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 69
3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 71
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
7
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh
doanh khác của NHTM, hoạt động này tuy thu được nhiều lợi nhuận nhưng cũng gặp
khơng ít rủi ro. Vì vậy,rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ cĩ tác động rất lớn và ảnh hưởng
trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, cao hơn nĩ tác động
ảnh hưởng đến tồn bộ hệ thống ngân hàng và tồn bộ nền kinh tế. Quản trị rủi ro tín
dụng là vấn đề khĩ khăn nhưng rất bức thiết. Đặc biệt đối với ngân hàng thương mại
Việt Nam, do thu nhập của tín dụng là chủ yếu chiếm từ 60-80% thu nhập của ngân
hàng.
Trong những tháng đầu năm 2008, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM VN nĩi chung
và Vietcombank nĩi riêng cĩ dấu hiệu tăng cao vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định
của Ngân hàng nhà nước. Vậy đâu là nguyên nhân? Làm thế nào để nâng cao chất
lượng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam? - Đây là một vấn đề đang được ban lãnh đạo Vietcombank đặc biệt quan
tâm.
Trong bối cảnh trên, là một cán bộ làm cơng tác tín dụng cùng với sự động
viên, khích lệ của anh - chị - em đồng nghiệp học viên mạnh dạn chọn đề tài “Nâng
cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản như sau:
· Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong quản trị rủi ro tín
dụng của ngân hàng thương mại.
· Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
tại Vietcombank, từ đĩ đưa ra những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế
của cơng tác quản trị này.
8
· Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản trị rủi ro tín
dụng cĩ thể áp dụng trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả cơng tác quản trị rủi
ro tại Vietcombank.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
· Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
· Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp nghiên cứu
thống kê, so sánh, phân tích…đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết
và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn.
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam.
Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam.
9
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM:
1.1.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng
Rủi ro là những biến cố khơng mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài sản
của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một
khoản chi phí để cĩ thể hồn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định.
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh đem
lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn.
Các thống kê và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm đến 70% trong tổng rủi ro
hoạt động ngân hàng. Mặc dù hiện nay đã cĩ sự chuyển dịch trong cơ cấu lợi nhuận
của ngân hàng, theo đĩ thu nhập từ hoạt động tín dụng cĩ xu hướng giảm xuống và
thu dịch vụ cĩ xu hướng tăng lên nhưng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm từ ½ đến 2/3
thu nhập ngân hàng (Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại). Kinh doanh ngân
hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấp nhận được là bản chất
ngân hàng. P. Volker, cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu
ngân hàng khơng cĩ những khoản vay tồi thì đĩ khơng phải là hoạt động kinh
doanh”. Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh ngân hàng. Cĩ nhiều định nghĩa khác
nhau về rủi ro tín dụng:
Trong tài liệu “Financial Institutions Management – A Modern Perpective”, A.
Saunder và H.Lange định nghĩa rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng
cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang
lại từ khoản cho vay của ngân hàng khơng thể được thực hiện đầy đủ về cả số lượng
và thời hạn.
Theo Timothy W.Koch: Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy
ra khi khách hàng sai hẹn – cĩ nghĩa là khách hàng khơng thanh tốn vốn gốc và lãi
theo thỏa thuận. Rủi ro ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá
10
của vốn xuất phát từ việc khách hàng khơng thanh tốn hay thanh tốn trễ hạn (Bank
Management, University of South Carolina, The Dryden Press, 1995, page 107).
Cịn theo Henie Van Greuning… Sonja Brajovic Bratanovic: Rủi ro tín dụng
được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay khơng thể chi trả tiền lãi hoặc hồn trả
vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. đây là thuộc tính vốn cĩ
của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hỗn, hoặc tồi tệ hơn
là khơng chi trả được tồn bộ. điều này gây ra sự cố đối với dịng chu chuyển tiền tệ
và ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng (The World Bank).
Theo khoản 1 Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng
để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm
theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước, rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng cĩ khả năng thực hiện
nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Các định nghĩa khá đa dạng nhưng tựu trung lại chúng ta cĩ thể rút ra các nội
dung cơ bản của rủi ro tín dụng như sau:
- Rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn (defaut) trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ
theo hợp đồng, bao gồm vồ và/ hoặc lãi. Sự sai hẹn cĩ thể là trễ hạn (delayed
payment) hoặc khơng thanh tốn (nonpayment).
- Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập rịng và
giảm giá trị thị trường của vốn. Trong trường hợp nghiêm trọng cĩ thể dẫn đến
thua lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn cĩ thể dẫn đến phá sản.
- Đối với các nước đang phát triển (như ở Việt Nam), các ngân hàng thiếu đa
dạng trong kinh doanh cá dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ cịn nghèo
nàn, vì vậy tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần như là
duy nhất, đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ. Vì vậy rủi ro tín dụng cao hay
thấp sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
- Mặt khác, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng
biến với nhau trong một phạm vi nhất định (lợi nhuận kỳ vọng càng cao, thì rủi
ro tiềm ẩn càng lớn).
11
- Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên người ta khơng thể nào loại trừ hồn
tồn được mà chỉ cĩ thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như tác hại do
chúng gây ra.
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, là khả năng,
do đĩ cĩ thể xảy ra hoặc khơng xảy ra tổn thất. Điều này cĩ nghĩa là một khoản vay
dù chưa quá hạn nhưng vẫn luơn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất, một ngân hàng cĩ tỷ
lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếu danh mục đầu tư tín
dụng tập trung vào một nhĩm khách hàng, ngành hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cách hiểu
này sẽ giúp cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được chủ động trong phịng ngừa,
trích lập dự phịng, đảm bảo chống đỡ và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Cĩ nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầu
nghiên cứu. Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín dụng thành các loại
khác nhau.
- Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia
thành các loại sau đây:
Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh
là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách
hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn (rủi ro cĩ liên quan đến quá trình đánh
giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng); rủi
Rủi ro
tín dụng
Rủi ro
bảo đảm
Rủi ro
danh mục
Rủi ro
lựa chọn
Rủi ro
giao dịch
Rủi ro
nghiệp vụ
Rủi ro
nội tại
Rủi ro
tập trung
12
ro bảo đảm (rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như mức cho vay, loại tài sản
đảm bảo, chủ thể đảm bảo…); rủi ro nghiệp vụ (rủi ro liên quan đến cơng tác quản lý
khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và
kỹ thuật xử lý các khoản vay cĩ vấn đề).
Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn
chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành rủi ro nội tại
(xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, lĩnh vực
kinh tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một
số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc
cùng một loại hình cho vay cĩ rủi ro cao).
- Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro
thì rủi ro tín dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro
khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch họa, người
vay bị chết, mất tích và các biến động ngồi dự kiến khác làm thất thốt vốn vay trong
khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách. Rủi ro chủ quan do nguyên
nhân thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay vì vơ tình hay cố ý làm thất
thốt vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác.
Ngồi ra cịn nhiều hình thức phân loại khác như phân loại căn cứ theo cơ cấu
các loại hình rủi ro, phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo đối tượng sử dụng vốn
vay…
1.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng
Để chủ động phịng ngừa rủi ro tín dụng cĩ hiệu quả, nhận biết các đặc điểm
của rủi ro tín dụng rất cần thiết và hữu ích. Rủi ro tín dụng cĩ những đặc điểm cơ bản
sau:
- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng
chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách
hàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn; Hay nĩi cách khác
những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu gây
nên rủi ro tín dụng của ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng cĩ tính chất đa dạng và phức tạp: đặc điểm này biểu hiện ở
sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng do đặc
13
trưng ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ. Do đĩ khi phịng ngừa và
xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân bản
chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để cĩ biện pháp phịng ngừa phù hợp.
- Rủi ro tín dụng cĩ tính tất yếu tức luơn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín
dụng của ngân hàng thương mại: tình trạng thơng tin bất cân xứng đã làm cho ngân
hàng khơng thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách tồn diện và đầy đủ, điều
này làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng. Kinh doanh
ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro ở mức phù hợp và đạt được lợi nhuận tương
ứng.
1.1.3 Những căn cứ chủ yếu để xác định mức độ rủi ro tín dụng
Thơng thường để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM người ta thường
dùng chỉ tiêu nợ quá hạn và kết quả phân loại nợ.
1.1.3.1 Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là những khoản tín dụng khơng hồn trả đúng hạn, khơng được
phép và khơng đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ.
Dư nợ quá hạn
Hệ số nợ quá hạn = ------------------------------- x 100%
Tổng dư nợ
Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các NHTM thường chia nợ quá hạn thành các
nhĩm sau:
+ Nợ quá hạn đến 180 ngày, cĩ khả năng thu hồi
+ Nợ quá hạn từ 1881-360 ngay, cĩ khả năng thu hồi
+ Nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên (nợ khĩ địi)
1.1.3.2 Phân loại nợ
Theo quy định của NHNN theo nội dung Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN
ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống
đốc NHNN thì TCTD thực hiện phân loại nợ thành 5 nhĩm như sau:
Nhĩm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá cĩ khả năng thu hồi đầy đủ cả
gốc và lãi đúng hạn;
14
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh gái là cĩ khả năng thu
hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn
cịn lại;
- Các khoản nợ khác được phân vào nhĩm 1 theo quy định
Nhĩm 2 (nợ cần chú ý ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu
- Các khoản nợ khác được phân vào nhĩm 2 theo quy định
Nhĩm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ gia hạn tời hạn trả nợ lần đầu;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng khơng đủ khả năng
thanh tốn lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ khác được phân vào nhĩm 3 theo quy định.
Nhĩm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ khác được phân vào nhĩm 4 theo quy định.
Nhĩm 5 (Nợ cĩ khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu
lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
- Các khoản nợ khác được phân vào nhĩm năm theo quy định.
Bên cạnh đĩ , quy định này cũng nêu rõ, thời gian thử thách để thăng hạng nợ
(ví dụ từ nhĩm 2 lên nhĩm 1…) là 6 tháng đối với khoản nợ trung dài hạn và 03 tháng
15
đối với khoản nợ ngắn hạn kể từ ngày khách hàng trả đầy đủ gốc và lãi của khoản vay
bị quá hạn hoặc khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Và tồn bộ dư nợ của khách
hàng tại các TCTD được phân vào cùng một nhĩm nợ ví dụ: khách hàng cĩ hai khoản
nợ trở lên tại các TCTD mà cĩ bất cứ một khoản nợ nào được phân vào nhĩm cĩ rủi
ro cao hơn các khoản nợ cịn lại thì tồn bộ các khoản nợ cịn lại của khách hàng phải
được TCTD phân vào nhĩm nợ cĩ độ rủi ro cao nhất đĩ.
Nợ xấu (hay các tên gọi khác như nợ cĩ vấn đề, nợ khĩ địi…) là các khoản nợ
thuộc các nhĩm 3,4 và 5 và cĩ các đặc trưng sau:
+ Khách hàng đã khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam
kết này đã đến hạn.
+ Tình hình tài chính của khách hàng đang cĩ chiếu hướng xấu dẫn đến cĩ khả
năng ngân hàng khơng thu được đầy đủ gốc và lãi.
+ Tài sản đảm bảo được đánh giá là giá trị phát mãi khơng đủ trang trải nợ gốc
và lãi.
+ Thơng thường là những khoản nợ đã được gia hạn nợ, hoặc những khoản nợ
quá hạn trên 90 ngày.
Một tổ chức tín dụng cĩ tỷ lệ nợ xấu dưới 5% được coi là nằm trong giới hạn
cho phép, khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá tỷ lệ 5% thì tổ chức đĩ cần phải xem xét, ra sốt
lại danh mục đầu tư của mình một cách đầy đủ, chỉ tiết và thận trọng hơn.
1.1.4 Hậu quả của rủi ro rín dụng
Rủi ro tín dụng luơn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và đã gây ra những
hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia, thậm chí cĩ thể lan rộng trên phạm vi tồn cầu.
· Đối với ngân hàng bị rủi ro:
Do khơng thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phi) làm cho nguồn vốn ngân
hàng bị thất thốt, trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt
động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút, thậm chí nếu trầm trọng hơn thì cĩ thể bị phá
sản.
· Đối với hệ thống ngân hàng:
16
Hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia cĩ liên quan đến hệ thống
ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. do vậy nếu một
ngân hàng cĩ kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh tốn và
phá sản thì sẽ cĩ những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu các ngân hàng và các bộ
phận kinh tế khác. Nếu khơng cĩ sự can thiệp kịp thời của NHNN và Chính phủ thì
tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến tồn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại
các NHTM làm cho các ngân hàng khác vơ hình chung cũng rơi vào tình trạng mất
khả năng thanh tốn.
· Đối với nền kinh tế
Ngân hàng cĩ mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và bơm
tiền cho nền kinh tế, vì vậy rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản một ngân hàng sẽ làm
cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, mất bình ổn
về quan hệ cung cấu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh
chính trị bất ổn…
· Trong quan hệ kinh tế đối ngoại
Làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống ngân hàng – tài chính quốc
gia cũng như tồn bộ nền kinh tế của quốc gia đĩ.
Tĩm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức
độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phịng,
khơng thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng khơng thu được vốn gốc và
lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng
này kéo dài khơng khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm
trọng cho nền kinh tế nĩi chung và hệ thống ngân hàng nĩi riêng. Chính vì vậy địi hỏi
các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và cĩ những biện pháp thích hợp
nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.
1.1.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro hay nĩi cách khác Hoạt động ngân
hàng luơn phải đối diện với rủi ro. Vì vậy, nhận diện những nguyên nhân gây ra rủi ro
17
tín dụng giúp ngân hàng cĩ biện pháp phịng ngừa hiệu quả, giảm thiệt hại. Cĩ 3 nhĩm
nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Những nguyên dân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng:
+ Chính sách tín dụng khơng hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận dẫn
đến cho vay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vào một
doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đĩ.
+ Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thơng tin hoặc phân tích thơng tin khơng
đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư khơng hợp lý.
+ Do cạnh tranh của các ngân hàng mong muốn cĩ tỷ trọng, thị phần cao hơn các
ngân hàng khác.
+ Cán bộ tín dụng khơng tuân thủ chính sách tín dụng, khơng chấp hành đúng
quy trình cho vay. Cán bộ tín dụng yếu kém về trình độ nghiệp vụ; Cán bộ tín dụng vi
phạm đạo đức kinh doanh.
+ Định giá tài sản khơng chính xác; khơng thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý
cần thiết; hoặc khơng đảm bảo các nguyên tắc của tài sản đảm bảo là: đễ định giá; dễ
chuyển nhượng quyền sở hữu; dễ tiêu thụ.
- Các nguyên nhân thuộc về phía khách hàng:
+ Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý.
+ Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả.
+ Do kinh doanh thua lỗ liên tục, hồng hĩa khơng tiêu thụ được.
+ Quản lý vốn khơng hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản.
+ Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ơ, lùa đảo.
+ Do mất đồn kết trong nội bộ Hội đồng quản trị, ban điều hành.
- Các nguyên nhân khách quan liên quan đến mơi trường bên ngồi:
+ Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn…
+ Tình hình an ninh, trong nước, trong khu vực bất ổn.
+ Do khủng hoảng hoặc suy thối kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán cân
thanh tốn quốc tế, tỷ giá hối đối biến động bất thường.
+ Mơi trường pháp lý khơng thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mơ.
Tĩm lại, các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng, cĩ những nguyên
nhân khách quan và những nguyên nhân do chủ thể tham gia quan hệ tín dụng. Những
18
nguyên nhân chủ quan, do các chủ thể cĩ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng
và ngân hàng cĩ thể kiểm sốt được nếu cĩ những biện pháp thích hợp.
1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG:
1.2.1 Sự cần thiết của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng:
Để hạn chế những rủi ro phải làm tốt từ khâu phịng ngừa cho đến khâu giải
quyết hậu quả do rủi ro gây ra, cụ thể như:
Dự báo, phát hiện rủi ro tiềm ẩn: phát hiện những biến cố khơng cĩ lợi, ngăn
chặn các tình huống khơng cĩ lợi đã và đang xảy ra và cĩ thể lan ra phạm vi rộng.
Giải quyết hậu quả rủi ro để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của ngân
hàng. Đây là quá trình logic chặt chẽ. Do đĩ, cần cĩ quản trị để đảm bảo tính thống
nhất.
Phịng chống rủi ro được thực hiện bởi các nhân viên, cán bộ lãnh đạo ngân
hàng. Trong ngân hàng, nhân viên cĩ suy nghĩ và hành động khác, cĩ thể trái ngược
hoặc cản trở nhau. Vì vậy, cần phải cĩ quản trị để mọi người hành động một cách
thống nhất.
Quản trị đề ra những mục tiêu cụ thể giúp ngân hàng đi đúng hướng. Phải cĩ kế
hoạch hành động cụ thể và hiệu quả phù hợp với mục tiêu đề ra.
1.2.2 Nhiệm vụ của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng:
Hoạch định phương hướng và kế hoạch phịng chống rủi ro. Phương hướng
nhằm vào dự đốn xác định rủi ro cĩ thể xảy ra đến đâu, trong điều kiện nào, nguyên
nhân dẫn đến rủi ro, hậu quả ra sao,…
Phương hướng tổ chức phịng chống rủi ro cĩ khoa học nhằm chỉ ra những mục
tiêu cụ thể cần đạt được, ngưỡng an tồn, mức độ sai sĩt cĩ thể chấp nhận được.
Tham gia xây dựng các chương trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm sốt phịng chống
rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọn những cơng cụ
kỹ thuật phịng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra một
cách nghiêm túc.
Kiểm tra, kiểm sốt để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phịng
chống rủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, các sai sĩt khi thực hiện giao
19
dịch, đánh giá hiệu quả cơng tác phịng chống rủi ro trên cơ sở đĩ đề nghị các biện
pháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hồn thiện hệ thống quản trị rủi ro.
1.2.3 Đo lường rủi ro tín dụng:
Một trong những tính chất cơ bản của tài chính hiện đại là tính rủi ro, và vì vậy
tất cả các mơ hình tài chính hiện đại đều được đặt trong mơi trường rủi ro. Do đĩ, cần
thiết phải cĩ một khái niệm rủi ro theo quan điểm lượng và phải xây dựng cơng cụ để
đo lường nĩ. Cĩ thể sử dụng nhiều mơ hình khác nhau để đánh giá rủi ro tín dụng.Các
mơ hình này rất đa dạng bao gồm các mơ hình định lượng và mơ hình định tính. Luận
văn xin giới thiệu một số mơ hình như sau:
1.2.3.1 Mơ hình định tính về rủi ro tín dụng – Mơ hình 6C
Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng cĩ
thiên chí và khả thanh tốn tốn khi khoản vay đến hạn hay khơng? Điều này liên
uqan đến việ nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh – 6C” của khách hàng bao gồm:
- Tư cách người vay (Character): CBTD phải chắc chắn rằng người vay cĩ mục
đích tín dụng rõ ràng và cĩ thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.
- Năng lực của người vay (Capacity): Người đi vay phải cĩ năng lực pháp luật
và năng lực hành vi dân sự, người vay cĩ phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.
- Thu nhập của người vay (Cashflow): xác định nguồn trả nợ của khách hàng
vay.
- Bảo đảm tiền vay (Collateral): là nguồn thu thứ hai cĩ thể dùng để trả nợ vay
cho ngân hàng.
- Các điều kiện (Conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính
sách tín dụng từng thời kỳ.
- Kiểm sốt (Control): đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp,
quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.
Việc sử dụng mơ hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mơ hình này
là nĩ phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thơng tin thu thập, khả năng dự báo
cũng như trình độ phân tích, đánh giá của CBTD.
1.2.3.2 Các mơ hình lượng hĩa rủi ro tín dụng:
Mơ hình định tính được xem là mơ hình cổ điển để đánh giá rủi ro tín dụng.
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại
20
hơn, đĩ là lượng hĩa rủi ro tín dụng. Sau đây là một số mơ hình lượng hĩa rủi ro tín
dụng thường được sử dụng nhiều nhất:
v Mơ hình điểm số Z:
Mơ hình này phụ thuộc vào: (i) chỉ số các yếu tố tài chính của người vay – X;
(ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người
vay trong quá khứ, mơ hình được mơ tả như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5 (1)
Trong đĩ:
X1: tỷ số “vốn lưu động rịng/tổng tài sản”.
X2: tỷ số “lợi nhuận tích lũy/tổng tài sản”.
X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”.
X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”
X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”.
Trị số Z càng cao, thì người vay cĩ xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị
số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhĩm cĩ nguy cơ vỡ
nợ cao.
Z < 1,8: Khách hàng cĩ khả năng rủi ro cao.
1,8 < Z <3: Khơng xác định được.
Z > 3: Khách hàng khơng cĩ khả năng vỡ nợ.
Bất kỳ cơng ty nào cĩ điểm số Z < 1.81 phải được xếp vào nhĩm cĩ nguy cơ
rủi ro tín dụng cao.
Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.
Nhược điểm:
Mơ hình này chỉ cho phép phân loại nhĩm khách hàng vay cĩ rủi ro và khơng
cĩ rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách
hàn._.g khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, khơng được trả lãi cho đến mức mất
hồn tồn cả vốn và lãi của khoản vay.
Khơng cĩ lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thơng số phản ánh tầm
quan trọng của các chỉ số trong cơng thức là bất biến. Tương tự như vậy, bản thân các
1 Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thơng kê, trang 334, năm 2005.
21
chỉ số cũng được chọn cũng khơng phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh
doanh cũng như điều kiện thị trường tài chính đang thay đổi liên tục.
Mơ hình khơng tính đến một số nhân tố khĩ định lượng nhưng cĩ thể đĩng một
vai trị quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của khách
hàng, mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng hay các yếu tố vĩ mơ như sự
biến động của chu kỳ kinh tế).
v Mơ hình điểm số tín dụng tiêu dùng:
Ngồi mơ hình điểm số Z, nhiều ngân hàng cịn áp dụng mơ hình cho điểm để
xử lý đơn xin vay của người tiêu dùng như: mua xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất
động sản,…Các yếu tố quan trọng trong mơ hình cho điểm tín dụng bao gồm: hệ số
tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện
thoại cố định, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc.
Mơ hình này thường sử dụng 7-12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ
1-10.
Ưu điểm: mơ hình loại bỏ được sự phán xét chủ động trong quá trình cho vay
và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng.
Nhược điểm: mơ hình khơng thể tự điều chỉnh một cách nhanh chĩng để thích
ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình.
v Mơ hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor
Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp
hạng trái phiếu và khoản cho vay, trong đĩ Moody và Standard & Poor là những cơng
ty cung cấp dịch vụ này tốt nhất. Moody và Standard & Poor xếp hạng trái phiếu và
khoản cho vay theo 9 hạng theo chất lượng giảm dần, trong đĩ 4 hạng đầu ngân hàng
nên cho vay, cịn các hạng sau thì khơng nên đầu tư, cho vay.
Tĩm lại, việc một ngân hàng đánh giá xác suất rủi ro của người vay, trên cơ sở
đĩ định giá các khoản vay hoặc khoản nợ chính xác đến đâu phụ thuộc vào quy mơ
của khoản đầu tư và chi phí thu thập thơng tin. Các yếu tố liên quan đến quyết định
đầu tư gồm:
- Nhĩm các yếu tố liên quan đến người vay vốn:
22
Uy tín của khách hàng: được thể hiện qua lịch sử vay trả của khách hàng. nếu
trong suốt quá trình đi vay, khách hàng luơn trả đủ và đúng hạn thì sẽ tạo được lịng
tin đối với ngân hàng.
Cơ cấu vốn của khách hàng; thể hiện thơng qua tỷ số giữa vốn huy động/ vốn
tự cĩ. Nếu tỷ lệ càng cao thì xác suất rủi ro càng lớn.
Mức độ biến động của thu nhập: Với bất kỳ cơ cấu vốn nào, sự thu nhập cũng
sẽ cĩ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của người vay. Chính vì vây, thường các
cơng ty cĩ lịch sử thu nhập ổn định thường xuyên lâu dài sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư
hơn.
Tài sản đảm bảo: Là điều kiện chủ yếu trong bất kỳ một quyết định cho vay
nào nhằm khuyến khích việc sử dụng vốn cĩ hiệu quả đồng thời nâng cao trách nhiệm
của khách hàng trong việc trả nợ ngân hàng.
- Nhĩm các yếu tố liên quan đến thị trường:
Chu kỳ kinh tế: Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Do đĩ, ngân hàng cần phân tích chu kỳ kinh tế nhằm lựa
chọn quyết định đúng vào thời điểm và nên đầu tư vào ngành nào cĩ mức độ rủi ro
thấp.
Mức lãi suất: Một mức lãi suất cao biểu hiện kết qủa của chính sách thất chặt
tiền tệ, thường gắn với mức độ rủi ro cao. Lý do là do giá vốn quá đắt nên nhà đầu tư
thường bị hấp dẫn bởi những dự án đem lại nhiều lợi nhuận, mà lợi nhuận càng cao thì
độ rủi ro càng lớn.
1.3. Nguyên tắc của Basel về quản lý rủi ro tín dụng
Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng là một ủy ban bao gồm các chuyên gia
giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập vào năm 1975 bởi các Thống đốc Ngân
hàng Trung ương của nhĩm G10 (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy
Điển, Vương quốc Anh và Mỹ). Ủy ban tổ chức họp thường niên tại trụ sở Ngân hàng
Thanh tốn Quốc tế (BIS) tại Washington (Mỹ) hoặc tại Thành phố Basel (Thụy Sĩ).
Quan điểm của Ủy ban Basel: sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một
quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài
chính trong cả nội bộ quốc gia đĩ. Vì vậy nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là
23
điều mà Ủy ban Basel quan tâm. Ủy ban Basel khơng chỉ bĩ hẹp hoạt động trong
phạm vi các nước thành viên mà mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia trên tồn cầu
và ban hành 2 ấn phẩm:
- Những nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát hoạt động của ngân hàng một
cách hiệu quả (hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực về biện pháp thận trọng)
- Tài liệu hướng dẫn (được cập nhật định kỳ) với các khuyến cáo, các hướng
dẫn và tiêu chuẩn của Ủy ban Basel.
Như vậy từ chỗ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về thanh tra
và giám sát ngân hàng, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ngày nay đã trở thành cơ
quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng được quốc tế cơng nhận. Ủy
ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các
nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an tồn trong hoạt
động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng mơi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): trong nội dung
này, Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính
sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt
trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…). Trên cơ sở
này, Ban Tổng giám đốc cĩ trách nhiệm thực thi các định hướng này và phát triển các
chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm sốt nợ xấu trong mọi
hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư. Các ngân hàng
cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình,
đặc biệt là các sản phẩm mới phải cĩ sự phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Ủy ban
của Hội đồng quản trị.
- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): các ngân hàng cần xác
định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối tượng khách
hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng…). Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức
tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhĩm khách hàng vay vốn để tạo ra các
loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng cĩ thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở
xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác
nhau. Ngân hàng phải cĩ quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín
dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phận tích tín dụng và bộ phận
24
phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch rịi của các bộ phận tham gia, đồng thời
cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng cĩ kinh nghiệm, cĩ kiến thức
nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro
tín dụng. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch cơng bằng giữa
các bên, đặc biệt cần cĩ sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng
cấp cho các khách hàng cĩ quan hệ.
- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10
nguyên tắc): Các ngân hàng cần cĩ hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các
danh mục đầu tư cĩ rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thơng
tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay… theo quy mơ và mức
độ phức tạp của ngân hàng. Đồng thời hệ thống này phải cĩ khả năng nắm bắt và kiểm
sốt tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng … để phát hiện kịp
thời những khoản vay cĩ vấn đề. Ngân hàng cần cĩ hệ thống khắc phục sớm đối với
các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng cĩ vấn đề. Các chính sách rủi ro
tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng cĩ vấn đề.
Trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này cĩ thể được giao cho bộ phận tiếp thị hay
bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này, tùy theo quy mơ và bản chất của
mỗi khoản tín dụng. Ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng phát triển và xây
dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng, giúp phân biệt
các mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản cĩ tiềm năng rủi ro của ngân hàng.
Như vậy trong xây dựng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel cĩ
một số điểm cơ bản:
- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích
tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch rịi của các bộ phận
tham gia.
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng.
- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thơng tin hiệu quả để duy trì một
quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý
rủi ro tín dụng.
1.4 Áp dụng các mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam
25
Vì mỗi mơ hình quản trị rủi ro tín dụng đều cĩ những ưu và nhược điểm, mặt
khác các mơ hình nay khơng loại trừ lẫn nhau, nên thơng thường các ngân hàng
thường kết hợp sử dụng nhiều mơ hình để phân tích đánh giá mức độ rủi ro tín dụng.
Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, các ngân hàng thường sử dụng mơ hình định tính
để đánh giá khoản vay từ khâu thẩm định đến việc quản lý, theo dõi, kiểm tra và giám
sát các khoản nợ vay.
- Yếu tố 1: Thẩm định cho vay: Nhìn chung các ngân hàng đều cĩ quy định về
quy trình thẩm định khoản vay bao gồm các yếu tố bản sau đây:
Thẩm định tính pháp lý: Kiểm tra tư cách pháp nhân, năng lực pháp luật của
khách hàng vay, hồ sơ vay vốn, kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng cĩ hợp
pháp khơng.
Thẩm tra uy tín của khách hàng vay vốn, năng lực quản lý điều hành của khách
hàng hay là ban quản lý doanh nghiệp: về phẩm chất đạo đức, thiện chí, uy tín trong
giao dịch, năng lực quản lý điều hành, hệ thống kiểm tra – kiểm sốt nội bộ…
Thẩm tra về khả năng tài chánh, năng lực hoạt động: thơng qua các chỉ số như
khá năng thanh tốn, tỷ trọng vốn tự cĩ, vịng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng tài
sản, tỷ suất lợi nhuận…
Thẩm tra về tính hiệu quả của phương án vay vốn: về khả năng thực hiện
phương án kinh doanh, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ, về nguồn
vốn tài trợ cho phương án, về vốn vay từ ngân hàng cĩ hợp lý khơng…
Thẩm tra về nguồn trả nợ: khách hàng dự kiến dung những nguồn thu nào để
thanh tốn nợ gốc và lãi, các nguồn thu này cĩ ổn định khơng…
Thẩm tra về tài sản thế chấp khoản vay: tài sản thế chấp cĩ thuộc sở hữu hợp
pháp của người vay khơng, cĩ dễ chuyển nhượng, dễ bán khơng, cĩ bị hao mịn vơ
hình khơng…
♦ Yếu tố 2: Kiểm tra tín dụng: các ngân hàng hầu hết đều cĩ quy trình tín dụng
riêng để kiểm tra tín dụng, tuy nhiên những nguyên lý chung nhất đang được áp dụng
tại hầu hết các ngân hàng là:
Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định.
26
Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận
trọng và chi tiết, đảm bảo rằng những khía cạnh quan trọng của mỗi khoản tín dụng
đều được kiểm tra, bao gồm:
- Kế hoạch trả nợ của khách hàng nhằm đảm bảo trả nợ đúng hạn.
- Chất lượng và điều kiện của tài sản đảm bảo.
- Tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, đảm bảo tính hợp pháp để sở
hữu các tài sản khi người vay khơng trả được nợ.
- Đánh giá điều kiện tài chính và những kế hoạch kinh doanh của người vay,
trên cơ sở đĩ xem xét lại nhu cầu tín dụng.
- Đánh giá xem khoản tín dụng cĩ tuân thủ chính sách cho vay của ngân hàng.
- Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn. Vì chúng cĩ ảnh hưởng rất
lớn tình trạng tài chính của ngân hàng.
- Quản lý thường xuyên, chặt chẽ các khoản tín dụng cĩ vấn đề, tăng cường
kiểm tra, giám sát khi phát hiện những dấu hiệu xấu liên quan đến khoản vay.
- Tăng cường cơng tác kiểm tra khoản tín dụng khi nền kinh tế cĩ nhiều hướng
đi xuống, hoặc những ngành nghề cho vay cĩ biểu hiện nghiêm trọng trong phát triển.
Tĩm lại, để cĩ thể kiểm sốt được rủi ro tín dụng, thì chức năng cho vay của
ngân hàng phải được thực hiện một cách chặt chẽ nhằm tuân thủ chính sách và thực
hành tín dụng của ngân hàng. Ngồi ra, để kiểm sốt rủi ro tín dụng, các ngân hàng
thường xây dựng một “chính sách tín dụng” và “Quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng”.
Cuối cùng, khi một khoản tín dụng trở nên cĩ vấn đề, thì cần đến sự xử lý
nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng. Cán bộ ngân hàng phải tìm ra được nguyên nhân của
tín dụng cĩ vấn đề và hợp tác cùng khách hàng để tìm ra giải pháp để ngân hàng thu
hồi vốn.
Các chuyên gia đưa ra các giải pháp thu hồi những khoản tín dụng cĩ vấn đề
như sau:
- Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi nợ.
- Khẩn trương khám phá và báo cáo kịp thời vấn đề thực chất liên quan đến
tín dụng.
- Tách chức năng cho vay và xử lý tín dụng ra riêng biệt nhằm tránh xung đột
cĩ thể xảy ra với quan điểm của CBTD trực tiếp cho vay.
27
- Dự tính những nguồn cĩ thể dùng để thu hồi nợ cĩ vấn đề.
- Cần xem trọng chất lượng, năng lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng
thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt động và các tài sản của doanh
nghiệp.
- Phải cân nhắc mọi phương án cĩ thể hồn thành việc thu hồi nợ cĩ vấn đề,
bao gồm cả việc thỏa thuận gia hạn tạm thời nếu khách hàng chỉ gặp khĩ
khăn trước mắt. Các khả năng khác là cĩ thể bổ sung tài sản đảm bảo, yêu
cầu cĩ bảo lãnh của bên thứ ba…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Trong kinh doanh ngân hàng việc đương đầu với rủi ro tín dụng là điều khơng
thể tránh khỏi được. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này
ở một tỷ lệ thấp nhất cĩ thể chấp nhận được. Chương 1 của luận văn đã khái quát các
vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng cũng như đề cập đến các mơ hình và biện pháp đảm
bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng, làm cơ sở cho các chương tiếp theo của luận văn.
28
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
NH TMCPNT VN được thành lập ngày 01/04/1963, NH TMCP NT VN là một
trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam được biết đến rộng rãi trong cộng đồng tài
chính trong nước và quốc tế như là một ngân hàng hoạt động lâu đời và cĩ uy tín nhất
trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ ngân hàng quốc tế, NH TMCP NT VN đến nay đã
phát triển lớn mạnh cả về quy mơ và chất lượng hoạt động để tiếp tục giữ vững vị trí
hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Thực hiện sự chỉ đạo của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chủ
trương thực hiện cổ phần hĩa các doanh nghiệp nhà nước. Sau 45 năm hoạt động theo
cơ chế Ngân hàng Thương mại quốc doanh từ 01/04/1963 cho đến 02/06/2008 NH
TMCP NT VN đã chính thức chuyển sang hoạt động theo cơ chế Ngân hàng Thương
mại Cổ phần, với tên gọi chính thức là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương
Việt Nam, tên giao dịch tiếng anh là Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade
Of Viet Nam, với thương hiệu là Vietcombank
Đến nay, hệ thống NHTMCPNT VN bao gồm 1 sở giao dịch, 58 chi nhánh và
trên 157 phịng giao dịch tại các thành phố lớn và vùng kinh tế trọng điểm trên cả
nước; 3 cơng ty trực thuộc (Cơng ty Chứng khốn, cơng ty Quản lý quỹ, cơng ty cho
thuê tài chính), 1 cơng ty tài chính hoạt động tại HongKong và 3 văn phịng đại diện
tại Singapore, Nga và Pháp; gĩp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp (2 cơng ty bảo
hiểm, 3 cơng ty kinh doanh bất động sản, 1 cơng ty đầu tư kỹ thuật), 7 ngân hàng và
quỹ tín dụng; tham gia liên doanh với 4 tổ chức tài chính nước ngồi. NHTMCPNT
VN hiện cĩ quan hệ đại lý với trên 1.200 ngân hàng tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới.
Vietcombank luơn duy trì vị trí hàng đầu về tài trợ thương mại với tỷ trọng
thanh tốn quốc tế chiếm gần 30% tổng kim ngạch thanh tốn quốc tế của cả nước.
Vietcombank là ngân hàng dẫn đầu thị trường về các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ,
các sản phẩm dựa trên nền tảng cơng nghệ hiện đại như thẻ, AutoBanking, VCB-
money, Internet Banking… ngân hàng hiện đang sở hữu một hệ thống máy ATM lớn
29
nhất Việt Nam với 1090 máy và 5500 POS ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đồng
thời Vietcombank đã hồn thành kết nối với hơn 20 ngân hàng đại lý trong số thành
viên của liên minh thẻ Vietcombank.
Năm 2001 đến 2005 là giai đoạn Vietcombank triển khai thực hiện đề án tái cơ
cấu hoạt động tập trung vào các mục tiêu:
- Xử lý nợ tồn đọng và nâng cao năng lực tài chính.
- Mở rộng hoạt động kinh doanh.
- Hiện đại hĩa cơng nghệ và phát triển sản phẩm mới.
- Đổi mới và kiện tồn tổ chức, nâng cao năng lực cạnh tranh quản trị điều
hành.
Kết thúc 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, Vietcombank đã được những kết quả
rất khả quan đối với tất cả các mục tiêu đề ra. Đến 31/12/2005 Vietcombank đã cơ bản
làm sạch bảng tổng kết tài sản với việc xử lý gần 5.000 tỷ đồng nợ tồn đọng, nâng cao
năng lực tài chính đảm bảo hệ số an tồn vốn theo chuẩn quốc tế (CAR đạt trên
8.5%).
Năm 2007 vừa qua tiếp tục đánh dấu một năm hoạt động thành cơng của
Vietcombank, đến 31/12/2007 tổng tài sản của Vietcombank đạt gần 200.000 tỷ đồng
(tương đương 12 tỷ USD), gấp 3 lần so với năm 2000 và gấp 200 lần so với năm
1988, vốn chủ sở hữu và các quỹ đạt trên 13.551 tỷ đồng (tương đương 820 triệu
USD), và Vietcombank cũng là ngân hàng cĩ mức lợi nhuận cao nhất đạt hơn 3.192 tỷ
đồng lợi nhuận trước thuế (2.407 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế) cao nhất trong các
NHTM tại Việt Nam, nộp ngân sách 800 tỉ đồng, hệ số an tồn vốn đạt 12%, cao hơn
mức yêu cầu theo thơng lệ quốc tế.
Một số chỉ tiêu chủ yếu của Vietcombank từ năm 2002-2007: (ĐVT:Tỷ VND)
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng nguồn vốn 81.668 97.653 120.006 136.721 166.952 197.408
Dư nợ 29.335 39.630 51.773 61.044 67.743 95.908
Vốn chủ sở hữu 4.565 5.924 7.181 8.416 11.127 13.551
Lợi nhuận sau thuế 222 617 1.104 1.290 2.875 2.407
(Nguồn : Báo cáo thường niên 2002 – 2007 của Vietcombank)
30
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.2.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Trong giai đoan 2001-2007, dư nợ tín dụng tăng trưởng trung bình khoảng
30%/năm. Diễn biến tăng trưởng dư nợ cho vay qua các thời kỳ cĩ một số đặc điểm
như sau:
Giai đoạn 2001-2003 dư nợ tín dụng tăng trưởng nhanh trung bình 50%/năm
đặc biệt là năm 2002 khi cĩ chủ trương bứt phá tín dụng. Dư nợ cho vay tăng trưởng
nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được NH TMCP NT quan tâm hàng đầu, tỷ lệ
nợ quá hạn và nợ xấu được khống chế trong mức cho phép của NHNN và luơn cĩ tỷ
lệ thấp nhất so với các ngân hàng thương mại khác trong cả nước.
Giai đoạn 2004-2006: do tập trung nguồn lực và thời gian cho việc triển khai
áp dụng chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực quản trị rủi ro, nên NH TMCP NT thực
hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn. Các chính sách trong giai đoạn
này bao gồm:
- Áp dụng quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế : tách bạch hoạt động
quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và xử lý tác nghiệp.
- Mở rộng cho vay với các nhĩm khách hàng mà hoạt động kinh doanh cĩ độ an
tồn cao; hạn chế cho vay đối với nhĩm khách hàng hoạt động kinh doanh
thiếu ổn định, cĩ độ rủi ro lớn và kém hiệu quả.
- Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực cĩ mơi trường kinh tế thuận
lợi; áp dụng chính sách cho vay thận trong tại các khu vực kinh tế chưa phát
triển đồng đều, ổn định.
- Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng cĩ thị trường
tiêu thụ ổn định; cho vay thận trọng đối với mặt hàng cĩ nhiều biến động về thị
trường, giá cả.
31
Sau khi hồn thiện việc cơ cầu lại tổ chức quản trị rủi ro theo định hướng trên,
hoạt động tín dụng của NH TMCP NT tăng trưởng mạnh trong năm 2007 với tốc độ
tăng trưởng là 44% so với năm trước.
Năm 2008, thực hiện chỉ đạo của NHNN, NH TMCP NT đã áp dụng các biện
pháp kiểm sốt nhằm hạn chế sự tăng trưởng nĩng trong hoạt động tín dụng. Do vậy
dư nợ tín dụng trong 09th đầu năm 2008 cĩ dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Đến
30/09/2008 tổng dư nợ cho vay của NH TMCP NT đạt 108.196 tỷ quy VND tăng
12,8% so với năm 2007 và chiếm 9,2% thị phần tín dụng cả nước.
Bảng 2.2: Số liệu dư nợ tín dụng từ 2004 đến nay (ĐVT: Tỷ VND)
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 09th2008
Theo thời hạn
- ngắn hạn
- trung dài hạn
51.773
29.516
22.257
61.044
35.791
25.253
67.743
39.359
28.384
95.908
50.538
45.370
108.196
58.362
49.870
Theo loại tiền vay
- VND
- USD
51.773
24.547
27.226
61.044
28.846
31.198
67.743
33.822
33.921
95.908
46.776
49.132
108.196
59.196
49.196
Tổng dư nợ tín dụng 51.773 61.044 67.743 95.908 108.196
Tốc độ tăng trưởng (%) 28,11% 17,91% 10,98% 43,52% 12,81%
Nguồn: - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 09th năm 2008
- Báo cáo thường niên 2004-2007 của NH TMCP NT.
Xét về cơ cấu tín dụng, một số đặc điểm chính như sau:
- Theo kỳ hạn: cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn trong giai đoạn 2004 – 2006, tín
dụng trung dài hạn chiếm tỷ lệ 42-43% tổng dư nợ. Năm 2007, dư nợ trung dài hạn
tăng mạnh (54,5% so với năm trước) nhờ sự nỗ lực của NH TMCP NT trong việc tìm
kiếm các dự án, khách hàng mới, mặt khác do việc giải ngân các dự án lớn trong năm
2007, trong đĩ cĩ những dự án đã ký HĐTD những năm trước đĩ. Tỷ trong dư nợ
trung dài hạn đến cuối tháng 9 năm 2008 là 47%. Như vậy, cơ cấu dư nợ giữa cho vay
ngắn hạn và trong dài hạn là khá ổn định và cân bằng phù hợp với tính chất của các
nguồn vốn huy động.
32
- Theo loại tiền vay: Số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay
VND và ngoại tệ là tương đối đồng đều, đến 30/09/2008 cơ cấu dư nợ VND/USD
tương ứng là 55%/45%.
- Theo nhĩm khách hàng: trong những năm trước đây, định hướng của NH
TMCP NT tập trung vào các doanh nghiệp, ít chú trọng đến khối tư nhân cá thể, dư nợ
cho vay tư nhân cá thể chỉ chiếm 6-7% tổng dư nợ cho vay. Năm 2007, 2008 thực
hiện chủ trương đẩy mạnh mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ với việc triển khai các gĩi
sản phẩm tín dụng bán lẻ đồng bộ như cho vay CBCNV, cho vay cán bộ quản lý điều
hành, cho vay thấu chi và mở rộng mạng lưới các Phịng Giao dịch, quy mơ của hoạt
động cho vay tư nhân cá thể tăng đáng kể, từ mức 5,8 ngàn tỷ đồng vào cuối năm
2006 lên đến 12,7 ngàn tỷ đồng (30/09/2008) tăng 2,2 lần. Cho vay các doanh nghiệp
nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng thấp, đến 30/09/2008 chỉ đạt khoảng 16 ngàn tỷ đồng
tương đương 15% tổng dư nợ, cịn cho vay các doanh nghiệp lớn vẫn chiếm tỷ trọng
cao trong dư nợ cho vay của NH TMCP NT.
- Cơ cấu dư nợ theo loại hình khách hàng: cùng với tiến trình cổ phần hĩa
DNNN cũng như chuyển dịch hướng đầu tư, giảm tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà
nước yếu kém, chú trọng cho vay các loại hình doanh nghiệp khác, cơ cấu dư nợ cho
vay đã cĩ sự chuyển dịch. Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNN cĩ xu hướng giảm dần
(năm 2005: 42%, năm 2006: 38%, năm 2007: 32%, 09th 2008: 30%), dư nợ của các
doanh nghiệp ngồi quốc doanh liên tục tăng về số lượng và tỷ trọng (năm 2005: 58%;
năm 2006: 62%; năm 2007: 68%, 09th 2008: 70%).
- Theo ngành hàng: cơ cấu mặt hàng cho vay của NH TMCP NT khá đa dạng,
tuy nhiên vẫn cịn tập trung vào một số ngành hàng như: sắt thép, các dự án điện, dầu
khí… với tổng dư nợ cho vay của 10 mặt hàng/lĩnh vực đầu tư lớn nhất chiếm 46%
tổng dư nợ cho vay, chưa đáp ứng được yêu cầu phân tán rủi ro trong đầu tư tín dụng.
Bảng 2.3: Số liệu các ngành cĩ dư nợ lớn đến 30/09/2008 (ĐVT: Tỷ VND)
STT Tên ngành Dư nợ Tỷ trọng
1 Sắt thép 9.060 8,37%
2 Dầu khí 7.754 7,17%
3 Xăng dầu, gas 7.044 6,51%
33
4 Thủy, hải sản 4.777 4,42%
5 Vận tải 4.666 4,31%
6 Điện lực 4.646 4,29%
7 Dệt may, giày dép 3.477 3,21%
8 Xây dựng 3.430 3,17%
9 Đồ gỗ 3.152 2,91%
10 Phân bĩn 2.676 2,47%
Tổng cộng 50.682 46,84%
Nguồn: - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 09th năm 2008
- Theo Phân vùng địa lý: Cơ cấu dư nợ của NH TMCP NT chủ yếu tập trung
tại các thành phố, đơ thị lớn, các khu cơng nghiệp như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng…
Bảng 2.4: Số liệu cơ cấu dư nợ theo vùng địa lý (ĐVT: Tỷ VND)
2007 09th 2008
Chỉ tiêu
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
HÀ NỘI 26.268 27,4% 30.159 27,9%
Miền bắc trừ HN 8.650 9,0% 9.834 9,1%
Miền trung, Tây nguyên 17.170 17,9% 19.562 18,1%
TP. Hồ Chí Minh 24.776 25,8% 26.216 24,2%
Đơng Nam Bộ trừ HCM 10.694 11,2% 11.586 10,7%
Tây Nam Bộ 8.350 8,7% 10.838 10,0%
Tổng cộng 95.908 100% 108.196 100%
Nguồn: - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 09th năm 2008
- Báo cáo thường niên năm 2007 của NH TMCP NT.
Tĩm lại, hoạt động tín dụng trong các năm qua cĩ các đặc điểm như sau:
· Với chính sách tập trung cho các khu vực phát triển năng động về kinh tế, tại
các khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và miền Đơng Nam Bộ cĩ tốc độ
tăng trưởng cao hơn.
· Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với nhĩm khách hàng DNNN trong tổng dư nợ cĩ
xu hướng giảm dần, tỷ trọng của nhĩm khách hàng doanh nghiệp ngồi quốc
doanh và cá thể cĩ xu hướng tăng dần.
34
· Tăng trưởng tín dụng với tốc độ đồng đều đối với VND và ngoại tệ.
· Tăng trưởng đồng đều đối với tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn.
2.2.2. Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng
Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luơn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn
cĩ thể xảy ra trong tương lai. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trưởng nĩng
tín dụng một giai đoạn nào đĩ, thường để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong
nhưng năm tiếp theo. Và NH TMCP NT dường như cũng khơng thốt ra được quy
luật khắc nghiệt đĩ của thị trường. Trong giai đoạn 2005-2007 tỷ lệ nợ quá hạn, nợ
xấu của NH TMCP NT luơn được duy trì ở mức thấp khoảng trên dưới 2%/tổng dư
nợ; Tuy nhiên trong năm 2008, chất lượng tín dụng của NH TMCP NT giảm sút thể
hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cĩ dấu hiện ngày càng tăng.
2.2.2.1. Nợ quá hạn
Bảng 2.5: Nợ quá hạn (ĐVT: Tỷ VND)
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 09
th 2008
Dư nợ tín dụng 53.605 61.044 67.743 95.908 108.196
Các khoản NQH
Trong đĩ:
1.311 1.146 809 1.197 3.010
-Dưới 181 ngày 492 557 399 655 2.202
-Từ 181-360 ngày 332 190 128 218 338
-Nợ khĩ địi 487 389 282 324 470
Xử lý nợ xấu trong năm 375 258 832 456
% Nợ quá hạn 2,45% 1,88% 1,19% 1,25% 2,78%
Nguồn: - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 09th năm 2008
- Báo cáo thường niên 2004-2007 của NH TMCP NT.
Giai đoạn 2004-2006 tỷ lệ nợ quá hạn cĩ xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và
số tương đối, năm 2006 nợ xấu giảm mạnh một phần là do NH TMCP NT sử dụng
nguồn dự phịng hơn 800 tỷ để xử lý nợ xấu làm sạch báo cáo tài chính của ngân hàng
để chuẩn bị cơng tác cổ phần hĩa NH TMCP NT. Tuy nhiên, trong năm 2007, đặc biệt
là trong 09th đầu năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn cĩ xu hướng tăng cao nguyên nhân là do
35
tăng trưởng tín dụng nĩng trong năm 2007 (tăng 44% so với 2006), và đầu năm 2008
tình hình kinh tế cĩ những diễn biến bất lợi làm cho khách hàng gặp nhiều khĩ khăn
trong việc thanh tốn nợ vay ngân hàng. Do đĩ tăng cường nâng cao chất lượng tín
dụng là một địi hỏi cấp bách củaNH TMCP NT để lành mạnh hĩa tình hình tài chính.
2.2.2.2. Phân loại nợ
Kết quả phân loại nợ trong thời gian gần đây cho thấy chất lượng tín dụng của
NH TMCP NT đang giảm sút, tỷ lệ nợ xấu cĩ xu hướng ngày càng tăng cao, đặc biệt
nợ xấu đã xuất hiện ở những Chi nhánh trước đây vẫn được đánh giá cĩ chất lượng
đảm bảo. Điều này thể hiện những hạn chế, bất cập về cơng tác quản trị rủi ro tín
dụng, địi hỏi phải được tổ chức nghiên cứu, tổng hợp các nguyên nhân để kịp thời rút
kinh nghiệm và phịng tránh, giảm thiểu nợ xấu trong tương lai.
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp phân loại nợ của NH TMCP NT (ĐVT: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 09th 2008
1. Tổng dư nợ 61.044 67.743 95.908 108.196
- Nhĩm 1 57.982 65.318 91.209 99.365
- Nhĩm 2 962 890 1.438 2.869
- Nhĩm 3 807 763 1.678 3.541
- Nhĩm 4 584 359 935 1.341
- Nhĩm 5 708 413 648 1.080
2. Tổng nợ xấu 2.100 1.545 3.241 5.962
3. Tỷ lệ nợ xấu 3,44% 2,28% 3,38% 5,51%
Nguồn: - Tổng hợp Báo cáo phân loại nợ của NH TMCP NT các năm 2005-2007 và 09th 2008
- Bảng tổng hợp phân loại nợ được thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ –
NHNN và Quyết định số 18/Q Đ-NHNN của Thống đốc NHNN (năm 2004 chưa thực
hiện phân loại theo quy định này).
Trong những năm trước đây, NH TMCP NT là ngân hàng dẫn đầu khối các
ngân hàng thương mại trong nước về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu thấp và cĩ xu
hướng giảm dần. Tuy nhiên, trong thời gian gân đây (2007, 09th 2008),Tỷ lệ nợ xấu
của NH TMCP NT tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối, thậm chí cĩ dấu hiệu tăng
cao hơn so với các ngân hàng thương mại khác. Tính đến 30/09/2008 tỷ lệ nợ xấu là
36
5,51% cao hơn nhiều so với kế hoạch năm 2008 là dưới 2%, điều này cho thấy rằng
chất lượng tín dụng của NH TMCP NT đang cĩ vấn đề cần phải được quản trị tốt hơn.
Để thấy rõ hơn chất lượng tín dụng của NH TMCP NT trên từng địa bàn, khu
vực khác nhau trong cả nước, chúng ta cùng xem xét tỷ trong nợ xấu phân theo khu
vực:
Bảng 2.7: So sánh chất lượng tín dụng của các Chi nhánh NH TMCP NT theo khu
vực
ĐVT:tỷ đồng
NQH 09th 2008 Nợ xấu 09th 2008
Chỉ tiêu Dư nợ 09th 2008 Số tiền %
% NQH
2007 Số tiền %
% Nợ
xấu
2007
HÀ NỘI 30.159 679 2,25% 1,94% 1.215 4,03% 3,19%
Miền bắc
(trừ HN) 9.834 312 3,17% 1,26% 678 6,89% 4,44%
Miền Trung,
Tây nguyên 19.562 990 5,06% 1,74% 1.866 9,54% 6,77%
Hồ Chí Minh 26.216 515 1,96% 0,55% 970 3,70% 1,79%
Đơng nam Bộ
(trừ HCM) 11.586 290 2,50% 0,49% 686 5,92% 2,43%
Tây Nam Bộ 10.838 225 2,08% 1,09% 547 5,05% 1,86%
Tổng cộng 108.196 3.010 2,78% 1,25% 5.962 5,51% 3,38%
Nguồn._.c mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp
thơng tin trên thế giới để cĩ thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu
thơng tin từ các Chi nhánh, đặc biệt là các thơng tin về tình hình tài chính, hoạt động
của các cơng ty mẹ - đối tác ở nước ngồi của các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế cĩ vốn đầu tư nước ngồi.
- Trên cơ sở mơ hình tổ chức hướng đến khách hàng đã được triển khai, hệ
thống thơng tin khách hàng cần được tổ chức một cách hợp lý, tránh trùng lặp trong
thu thập dữ liệu, đảm bảo cĩ những thơng tin tồn diện và đầy đủ theo đúng tính chất
và đặc thù khách hàng. Đồng thời với việc thu thập thơng tin, cần sử dụng các cơng cụ
phân tích thơng tin hiện đại để tăng độ chính xác của các kết quả đánh giá nhằm đưa
ra các quyết định đúng đắn. Trong điều kiện các chương trình hỗ trợ thơng tin về
khách hàng của chương trình Siverlake cịn nhiều hạn chế, NH TMCP NT cần thiết
lập các phần mềm hỗ trợ cung cấp thơng tin về khách hàng (doanh số cho vay, thu nợ,
dư nợ, tình trạng nợ), phân loại nợ tự động để đáp ứng nhu cầu thu thập, xử lý thơng
tin được nhanh nhạy, chính xác.
- Cập nhật và bổ sung thường xuyên cẩm nang tín dụng
69
Cẩm nang tín dụng hướng dẫn cho cán bộ những vấn đề cơ bản trong tác
nghiệp. Bởi đặc thù của hoạt động tín dụng là dựa vào các quy định của pháp luật, sự
phát triển của các sản phẩm tín dụng, do đĩ nĩ luơn luơn biến động và cần cập nhật
một cách kịp thời. Năm 2003 NH TMCP NT đã ban hành cẩm nang tín dụng để nâng
cao hiểu biết nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Từ đĩ đến nay, mặc dù đã cĩ nhiều thay
đổi về quy trình tín dụng, văn bản pháp lý, sự phát triển của các sản phẩm tín dụng
mới … nhưng vẫn chưa cĩ sự cập nhật và thay đổi, bổ sung kịp thời. Điều này đã làm
hạn chế khả năng hệ thống và nắm bắt các vấn đề mới trong nghiệp vụ tín dụng của
cán bộ. Do đĩ cần thực hiện việc rà sốt, tái bản cĩ điều chỉnh cẩm nang tín dụng, cĩ
thể 2 năm một lần để cập nhật các văn bản pháp lý, các quy định, quy trình, mẫu biểu
mới đáp ứng các yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu chuyên mơn.
3.2.4. Các giải pháp phịng ngừa rủi ro
3.2.4.1. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng
Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng khơng cẩn
trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Đây là bước cực
kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất
nhất. Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời
gian ra các quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và
rủi ro cũng như đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phục vụ khách hàng. Giải
quyết các địi hỏi này cần thực hiện:
- Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng
thơng qua xác định giới hạn tín dụng theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Cơng việc này
sẽ giúp cho ngân hàng cĩ cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lượng kinh
doanh và đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp để nhận thấy những rủi ro
của doanh nghiệp, định ra một giới hạn tín dụng hợp lý, nằm trong giới hạn chịu nợ
của khách hàng đối với hệ thống NH TMCP NT (khơng bao gồm giới hạn tín dụng
của các TCTD khác bởi khơng thể kiểm sốt được mức cho vay của các TCTD khác).
Tuy nhiên mỗi khách hàng khơng chỉ vay tại một ngân hàng mà cịn cĩ thể vay tại
nhiều ngân hàng khác nhau và sự đổ vỡ của bất kỳ khoản vay tại ngân hàng nào cũng
sẽ gây ra rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Do đĩ bên cạnh
70
việc định ra giới hạn tín dụng cần kèm theo các điều kiện tín dụng khác, đặc biệt là
điều kiện về tổng dư nợ vay và cơ cấu tài chính của khách hàng, nhằm đảm bảo mức
độ an tồn trong kinh doanh.
Để thực hiện tốt yêu cầu này, cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng
hĩa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với
phân tích định tính (phân tích mơi trường vĩ mơ, vi mơ, mơi trường nội bộ của doanh
nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng…) để nhận ra những rủi ro tiềm tàng
và khả năng kiểm sốt, hạn chế những rủi ro đĩ của ngân hàng. Trong phân tích định
lượng, ứng dụng và hồn thiện hệ thống cho điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng
(trong giai đoạn đầu chỉ nên tập trung vào các doanh nghiệp). Hệ thống này cần được
thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và điều kiện kinh tế Việt Nam,
khơng nên cứng nhắc theo những tính tốn của các nước cĩ điều kiện khơng tương
đồng. Thơng qua việc sử dụng các mơ hình định lượng, mức độ rủi ro sẽ được lượng
hĩa hợp lý, phản ánh một cách rõ ràng hơn mức độ rủi ro của các khoản vay dự kiến
và xây dựng những biên pháp phịng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng với
khách hàng. Nỗ lực xác định giới hạn tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng luơn ở
thế chủ động và cĩ giải pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.
- Trên cơ sở giới hạn tín dụng đã được phê duyệt, trong từng lần cấp tín dụng
chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính phương án vay đĩ để giảm bớt thời gian
xử lý các giao dịch. Trong phân tích này, cần tập trung đến tính pháp lý của phương
án/dự án vay, đến nguồn cung cấp, thị trường và khả năng tiêu thụ… Đồng thời cần
đưa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểm sốt của ngân hàng và kịch bản xử lý khi
những tình huống xấu xảy ra.
- Trong thẩm định các dự án đầu tư, tình trạng nâng giá trị thực tế của dự án để
được vay nhiều hơn, thuê đất nhiều hơn khá phổ biến. Điều này đã dẫn đến rủi ro bởi
vốn tự cĩ tham gia thực sự của khách hàng vay chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tính chịu
trách nhiệm của khách hàng khơng cao, đồng thời khi rủi ro xảy ra thì khả năng thu
hồi được nợ đã giảm sút. Để đảm bảo xác định khách quan và chính xác giá trị tài sản
bảo đảm, cần thuê một tổ chức định giá hoặc kiểm tốn độc lập, cĩ uy tín để thực hiện
việc kiểm tốn tồn bộ việc thanh quyết tốn giá trị cơng trình và định giá tài sản.
71
Đồng thời thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc việc chứng minh nguồn vốn tự cĩ tham
gia dự án của khách hàng, giải ngân đối ứng theo tiến độ cơng trình.
- Cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng như
lãi suất, tỷ lệ vốn tự cĩ tham gia phương án/dự án, các tài sản bảo đảm …để đảm bảo
lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro. Dựa trên mức lãi suất cơ bản của
NHNN ban hành và chi phí vốn của mình, NH TMCP NT chỉ nên xây dựng mức lãi
suất tham khảo và giao cho các Chi nhánh quyền chủ động xác định mức lãi suất phù
hợp đối với từng khách hàng, đồng thời cần xây dựng biểu lãi suất theo thang bậc sử
dụng vốn vay của doanh nghiệp (phần dư nợ vay vượt giới hạn tín dụng tham khảo
nhưng vẫn trong giới hạn tín dụng được phê duyệt phải áp dụng mức lãi suất cho vay
cao hơn). Các khách hàng cĩ mức độ xếp hạng tín dụng càng thấp thì cần nâng tỷ lệ
tham gia của vốn tự cĩ, cần lựa chọn những tài sản bảo đảm cĩ tính thanh khoản
cao… Các điều kiện pháp lý trong hợp đồng tín dụng càng chặt chẽ càng đảm bảo các
quyền lợi của NH TMCP NT khi rủi ro xảy ra, đồng thời nâng cao trách nhiệm của
khách hàng trong sử dụng vốn vay, hạn chế rủi ro xảy ra.
3.2.4.2. Quản lý, giám sát và kiểm sốt chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi
cho vay
- Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt,
đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu
vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay cĩ đầy đủ chứng từ chứng minh
và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp đặc thù do hoạt động
kinh doanh của khách hàng như cho vay thu mua nơng, lâm thủy sản của các hộ dân,
trả lương cơng nhân, chỉ áp dụng phương thức thanh tốn chuyển khoản để cĩ thể
kiểm sốt việc sử dụng vốn vay của khách hàng…
Những rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi cho vay khơng chỉ do bản thân phương
án kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích mà cịn do
ngân hàng khơng kiểm sốt được dịng tiền sau khi kết thúc phương án kinh doanh,
dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng nguồn tiền này vào các mục đích kém hiệu quả
hay khơng minh bạch. Để phịng ngừa những rủi ro này, cần thực hiện kiểm sốt chặt
chẽ sau khi cho vay:
72
- Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay,
chất lượng khách hàng. Do mỗi khoản vay, mỗi khách hàng vay cĩ sự khác biệt nhất
định mà cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm
bảo an tồn cho ngân hàng nhưng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của
khách hàng và mối quan hệ giữa các bên. Nên sử dụng xếp hạng tín dụng khách hàng
làm cơ sở cho việc xác định định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm kiểm tra sử
dụng vốn vay, trong đĩ những khách hàng cĩ xếp hạng tín dụng cao, cĩ uy tín trong
quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra sử dụng dài hơn, các khách hàng xếp hạng tín
dụng càng thấp thì mật độ kiểm tra nhiều hơn. Đối với những khách hàng cĩ nợ xấu,
cần kiểm tra và phân loại nợ 1 lần/tháng để theo sát tình hình của khách hàng, cĩ nhận
định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.
- Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế,
cĩ đánh giá về việc sử dụng vốn, về tài sản bảo đảm của khách hàng, kịp thời phát
hiện những rủi ro và cĩ biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính
đối phĩ, thực hiện trên giấy tờ.
- Cần cĩ sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro như khách
hàng cĩ khĩ khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của mơi trường kinh doanh, tình hình
thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh, cĩ dấu hiệu vi phạm pháp luật
…, dựa trên hệ thống các tín hiệu cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng (điều này đang
được NH TMCP NT thực hiện trong ban hành các văn bản về từng loại hình cho vay
trong thời gian gần đây) để nắm bắt khả năng xử lý chủ động, kịp thời các rủi ro cĩ
nguy cơ xảy ra.
- Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế
tra sốt đối với từng loại vay (các khoản vay để xuất khẩu thì kiểm tra ngày xuất hàng,
các yêu cầu địi tiền, bộ chứng từ hàng xuất và thời gian thanh tốn; các khoản vay
xây dựng cơ bản cần kiểm tra tiến độ cơng trình, xác nhận của chủ đầu tư về cơng nợ
và cam kết chuyển tồn bộ nguồn tiền thanh tốn về tài khoản của khách hàng mở tại
chi nhánh; các khoản vay thường mại cần kiểm tra tồn kho, cơng nợ hàng tháng và
kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu của khách hàng, quy định nguồn tiền hàng từ
phương án vay phải trả nợ ngay sau khi thu được tiền, cho dù khoản vay chưa đến
73
hạn…). Kiểm tra chặt chẽ nguồn tiền từ phương án kinh doanh sẽ giúp ngân hàng kịp
thời thu nợ đúng hạn.
3.2.4.3. Nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm tra nội bộ
Đồng thời với việc thiết lập cơ chế “giám sát song song” thơng qua chức năng
của Phịng Quản lý nợ, cần chú trọng cơng tác “hậu kiểm” của kiểm tra nội bộ để tăng
cường khả năng kiểm sốt tính tuân thủ trong hoạt động cấp tín dụng, giảm thiểu
những rủi ro tín dụng. Trước mắt, khi chưa thực hiện lập Phịng Kiểm tra nội bộ khu
vực để đảm bảo đủ thẩm quyền và độc lập trong kiểm tra kiểm sốt, nên tạo ra sự
khơng phụ thuộc và độc lập nhất định của Phịng Kiểm tra nội bộ của Chi nhánh bằng
cách quy định lương của cán bộ kiểm tra nội bộ sẽ do Hội sở chính trả và nhân sự của
Phịng này do Hội sở chính chỉ định, bổ miễn và miễn nhiệm. Cĩ như vậy thì Phịng
kiểm tra nội bộ mới đủ thẩm quyền để thực thi các nhiệm vụ của mình.
Trong cơng tác kiểm tra nội bộ, ngồi thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập
trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng cĩ nợ xấu, đánh giá việc thực thi các
biện pháp quản lý nợ cĩ vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Cơng tác kiểm tra nội bộ cần
thực hiện cĩ trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để
kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phịng ngừa rủi
ro tín dụng.
3.2.5. Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra
3.2.5.1. Tăng cường hiệu quả xử lý nợ cĩ vấn đề
Nợ xấu là điều khơng ai muốn nhưng nĩ vẫn luơn tồn tại ở bất cứ ngân hàng
nào, do đĩ thiết lập cơ chế xử lý nợ cĩ vấn đề là một địi hỏi khách quan. Để giảm
thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần cĩ sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của
các bộ phận cĩ liên quan cũng như một bộ máy đủ mạnh, đủ tầm để giải quyết những
vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý.
Trên cơ sở Ban xử lý nợ xấu đã được NH TMCP NT thành lập tại TW và tại
các Chi nhánh, cần tăng cường tham mưu cho Ban Giám đốc về hướng xử lý những
khoản nợ cĩ vấn đề khi cĩ báo cáo về dấu hiệu rủi ro từ các phịng nghiệp vụ. Là nơi
tập trung lãnh đạo các Phịng cĩ liên quan như Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro tín
dụng, Kiểm tra nội bộ, Ban xử lý nợ xấu sẽ đảm bảo sự phối kết hợp giữa các bộ phận
74
nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp, tham mưu kịp thời cho Giám đốc Chi nhánh
cách thức xử lý nợ uyển chuyển, đúng đắn, phù hợp với những khách hàng khác nhau.
Trong xử lý nợ cĩ vấn đề, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng cần
thiết, khơng nên nĩng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với khách
hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, cụ thể:
- Làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản bảo đảm, thái độ của khách hàng: phân
tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, sự hợp tác
của khách hàng; tình trạng và khả năng xử lý tài sản bảo đảm.
- Lựa chọn phương pháp xử lý: phương pháp khai thác (work – out) hay
phương pháp thanh lý (liquidation). Việc lựa chọn phương pháp xử lý cần uyển
chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của từng Chi
nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý.
Cùng với đề xuất về thay đổi cơ cấu bộ máy cấp tín dụng, cụ thể là bỏ Phịng
Quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, thực hiện kiểm sốt song song và xử lý nợ xấu
cần được giao cho một bộ phận độc lập. Trên thực tế, khi xử lý nợ xấu nếu giao cho
Phịng Quan hệ khách hàng thì hiệu quả và tốc độ thực hiện rất chậm bởi những mối
quan hệ ràng buộc trước đây khiến cho cán bộ chần chừ, thiếu kiên quyết. Do đĩ
nhiệm vụ xử lý nợ xấu nên giao cho Phịng Quản lý nợ, một bộ phận ít quan hệ với
khách hàng nhưng lại thường xuyên nắm bắt được các thơng tin về khoản vay sẽ nâng
cao hiệu quả xử lý nợ xấu hơn.
3.2.5.2. Sử dụng các cơng cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay.
Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đơi khi những
rủi ro đĩ ngân hàng khơng thể lường trước được. Vì vậy sử dụng các cơng cụ bảo
hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là
cực kỳ quan trọng. Một số giải pháp cần thực hiện:
- Yêu cầu khách hàng vay phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảo
hiểm cơng trình (đối với các dự án đầu tư), bảo hiểm hàng hĩa… Trên thực tế thời
gian qua, nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn vay do thiên tai gây ra đã
được cơ quan bảo hiểm thanh tốn, giảm thiểu đáng kể những tổn thất.
75
- Hồn thiện về mặt pháp lý của các tài sản bảo đảm tiền vay để thuận lợi trong
xử lý tài sản bảo đảm, nguồn thu nợ thứ hai khi rủi ro tín dụng xảy ra. Qua xử lý một
số tài sản bảo đảm tiền vay cho thấy sở hữu về tài sản khơng rõ ràng, khơng cĩ giấy tờ
chứng nhận quyền sở hữu nên việc bán tài sản rất khĩ khăn (cơ quan cơng chứng
khơng chịu cơng chứng hợp đồng, người mua e ngại…). Nguyên nhân của tình trạng
này là do khách hàng ngại tốn chi phí nên khơng đăng ký sở hữu tài sản (đặc biệt là
đối với nhà xưởng, cơng trình trên đất), ngân hàng khơng đơn đốc khách hàng hồn
thiện các thủ tục về tài sản bảo đảm, việc đăng ký sở hữu tài sản trên đất gặp nhiều
khĩ khăn về thủ tục…nên khá nhiều tài sản trên đất, đặc biệt là nhà xưởng, cơng trình
xây dựng trên đất thế chấp tại Chi nhánh chưa cĩ giấy tờ về sở hữu tài sản. Do đĩ hồ
sơ bảo đảm tiền vay khơng đầy đủ, gây khĩ khăn cho quá trình xử lý tài sản thu hồi
nợ. Để giảm những rủi ro về mặt pháp lý, cần thỏa thuận việc hồn thiện về thủ tục
đăng ký sở hữu tài sản sau khi dự án hồn thành là một điều kiện tín dụng, đồng thời
thực hiện nghiêm túc cơng tác kiểm tra, liên tục rà sốt hồ sơ pháp lý và thực trạng
của tài sản bảo đảm.
3.2.5.3. Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ và trích lập dự phịng
Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà
khơng tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro. Chủ
động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết
chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng cĩ nguy cơ gây
ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện trích lập dự phịng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro
xảy ra.
3.2.6. Các giải pháp về nhân sự
Con người là yếu tố trung tâm, vừa là nền tảng để phát hiện, đánh giá và hạn
chế kịp thời những rủi ro tín dụng nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra tổn
thất tín dụng từ những rủi ro xuất phát từ yếu tố đạo đức, năng lực yếu kém. Khả năng
kiểm sốt và phịng ngừa các rủi ro từ thiên tai, địch họa, những rủi ro hệ thống khơng
thể đa dạng hĩa được thuộc về bản chất gắn liền với mỗi ngành nghề kinh doanh nhất
định là rất hạn chế, vì vậy chỉ cĩ thể nâng cao hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng
bằng cách sử dụng con người là yếu tố tiên quyết trong vận hành cơ chế quản trị rủi ro
76
tín dụng một cách hiệu quả. Một mơ hình quản trị rủi ro tín dụng cĩ hồn hảo, một
quy trình cấp tín dụng cĩ chặt chẽ đến mấy nhưng những con người cụ thể để vận
hành mơ hình đĩ bị hạn chế về năng lực hoặc khơng đáp ứng được các yêu cầu về đạo
đức thì sự thiệt hại, tổn thất tín dụng vẫn xảy ra, thậm chí là rất nặng nề. Do đĩ các
giải pháp về nhân sự giữ một vai trị cốt yếu trong xây dựng các biện pháp phịng
ngừa rủi ro tín dụng. Một số nội dung trong giải pháp này là:
- Lựa chọn những cán bộ cĩ năng lực, cĩ trình độ chuyên mơn và đạo đức tốt
để bố trí vào bộ phận tín dụng. Trong các cơng việc ngân hàng, tín dụng là một nghề
địi hỏi phải cĩ năng lực về phân tích, đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và luơn
cĩ những cạm bẫy nên cần cĩ bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Do đĩ cần tiêu chuẩn
hĩa cán bộ hoạt động tín dụng theo các tiêu chí chuyên mơn, đạo đức rõ ràng, làm cơ
sở để chuẩn hĩa và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm việc trong một mơi
trường đầy rủi ro. Đồng thời cần cĩ kế hoạch tuyển dụng phù hợp, đáp ứng các yêu
cầu về mở rộng mạng lưới, quy mơ kinh doanh của NH TMCP NT trong tương lai.
Tình trạng kế hoạch tuyển dụng cán bộ cơng tác tín dụng khơng hợp lý trong thời gian
qua, trên thực tế đã dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng cán bộ trước yêu cầu mở rộng
mạng lưới để nâng cao năng lực cạnh tranh của NH TMCP NT.
- Bố trí đủ và phân cơng cơng việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải
cho cán bộ để đảm bảo chất lượng cơng việc, giúp cho cán bộ cĩ đủ thời gian nghiên
cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách cĩ hiệu quả.
- Tăng cường cơng tác đào tạo, tái đào đạo, thực hiện đào tạo định kỳ và
thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh
nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng
tín dụng. Đào tạo phải theo đúng định hướng, chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các
chuyên đề bổ trợ cho cơng việc trực tiếp hàng ngày, đào tạo nâng cao cho các cán bộ
chủ chốt và đã được quy hoạch để xây dựng bộ khung cho sự phát triển ổn định và
vững chắc sau này.
- Xây dựng chế độ đánh giá, khen thưởng và kỷ luật dựa trên chất lượng tín
dụng và hiệu quả cơng việc mà cán bộ đĩ thực hiện. Một điều khá tế nhị trong cơng
tác nhân sự, đặc biệt là trong bố trí, bổ nhiệm cán bộ trong nghiệp vụ tín dụng là
những cán bộ khơng thể hiện rõ chính kiến của mình trong thẩm định tín dụng mà
77
theo chỉ đạo của cấp trên, cho dù trên thực tế những khoản vay đĩ đã bị quá hạn, mất
vốn rất cao nhưng những cán bộ này vẫn được đề bạt vào những vị trí lãnh đạo. Do đĩ
khơng thể tạo lập được sự phân định rõ ràng và cĩ trách nhiệm tách bạch giữa thẩm
định và quyết định cho vay, khơng cĩ khả năng đưa ra các kết quả thẩm định khách
quan và trung thực. Các quy định về khen thưởng và kỷ luật phải được sự thống nhất
trong tồn hệ thống và phải được thực hiện nghiêm túc triệt để. Nhờ vậy mới nâng cao
tính chịu trách nhiệm trong các quyết định tín dụng của các cán bộ cĩ liên quan.
- Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để giảm trừ những
tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho
các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ cĩ khả năng xử lý cơng việc được
nhanh chĩng.
3.3. Một số kiến nghị khác
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh: với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu
trách nhiệm của các ngân hàng thương mại, NHNN đã giải phĩng tính sáng tạo và chủ
động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình
trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng
như cho vay để hồn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu
chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đĩ NHNN cần
cĩ sự kiểm tra, kiểm sốt cĩ hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an tồn.
- Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu (25 nguyên
tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel) trong thực thi chức năng của một cơ
quan quản lý nhà nước và giám sát thị trường, hồn thiện phương pháp kiểm sốt và
kiểm tốn nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ
thống giám sát ngân hàng được hồn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phân tích
tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động
kinh doanh nĩi chung và cấp tín dụng nĩi riêng, thực hiện các cảnh báo sớm cho các
ngân hàng thương mại, đảm bảo thị trường phát triển bền vững.
78
- Nghiên cứu và triển khai các cơng cụ bảo hiểm tín dụng như hốn đổi tín
dụng (Credit swap)... Đây là các cơng cụ của một thị trường tài chính phát triển cao
nhằm giúp các ngân hàng thương mại phịng ngừa và bảo hiểm rủi ro tín dụng, san sẻ
rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân
hàng.
- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số
18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại
nợ cĩ một số điểm chưa phù hợp cần xem xét điều chỉnh theo hướng đối với nợ gia
hạn cần căn cứ vào thời gian gia hạn và số lần gia hạn để phân loại nợ (hiện nay chỉ
căn cứ vào số lần gia hạn, mà khơng căn cứ vào thời gian gia hạn nên đã đánh đồng và
xếp tất cả các khoản nợ gia hạn vào nhĩm nợ xấu).
- Hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng của Trung tâm CIC Ngân hàng Nhà
nước: Để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, cĩ thể nghiên cứu
chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức một cơng ty cổ phần cĩ sự gĩp vốn của các
ngân hàng thương mại. Nghiên cứu và cho áp dụng mơ hình cơng ty xếp hạng tín
nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh,
cĩ thể thu hút sự chuyển giao cơng nghệ và học tập kinh nghiệm của các Cơng ty xếp
hạng tín dụng trên thế giới.
3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ
- Cần cĩ những quy định cụ thể liên quan đến cơng bố thơng tin tài chính
doanh nghiệp cĩ xác minh của kiểm tốn, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện
để được thành lập cơng ty kiểm tốn và quy định rõ trách nhiệm của cơng ty kiểm
tốn cũng như các kiểm tốn viên cĩ liên quan khi cho ra đời những báo cáo kiểm
tốn sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế hiện này cho thấy chất lượng của rất
nhiều cơng ty kiểm tốn là chưa đảm bảo (cĩ những báo cáo tài chính đã được kiểm
tốn nhưng thậm chí sai ở tiêu chí cơ bản nhất là đơn vị tiền tệ USD thành VND).
- Hồn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của ngân hàng
và bảo đảm tiền vay nhằm giúp cho các ngân hàng thuận lợi khi phải thực hiện các
biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, ảnh hưởng đến
sự lành mạnh tài chính của các ngân hàng. “Đánh giá tình hình quản trị doanh nghiệp”
79
của Ngân hàng thế giới năm 2006 đã nhận định rằng quyền pháp định của chủ nợ ở
Việt Nam yếu hơn so với trung bình các nước trong khu vực và các nước OECD dựa
trên một loạt các thước đo chuẩn mực do Ngân hàng thế giới xây dựng cho 130 quốc
gia, trong đĩ cĩ Việt Nam. Do đĩ cần xây dựng hệ thống định chế đảm bảo quyền chủ
nợ của ngân hàng trong xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo các bộ ngành cĩ liên quan quy
định về thủ tục, trình tự xử lý tài sản bảo đảm nhanh chĩng, hiệu quả.
- Hồn chỉnh các quy định pháp luật cĩ liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt
động cấp tín dụng của ngân hàng như quy định về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao
dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh
doanh … vốn là những vấn đề liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau, cĩ ảnh
hưởng đến cơng tác quản trị rủi ro tín dụng. Chính phủ cần điều phối sự kết hợp với
các bộ ngành cĩ liên quan, cùng với NHNN để thống nhất, chia sẻ quan điểm về
phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cùng nhau phối kết hợp để giải quyết những
vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:
Từ thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam trong thời gian vừa qua, các giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín
dụng tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng khơng tốt đến chất lượng tín dụng và
nâng cao khả năng phịng ngừa rủi ro tín dụng của NH TMCP NT; đề xuất sửa đổi về
cơ cấu tổ chức, quy định tín dụng, hỗ trợ thơng tin… gĩp phần hồn thiện cơng tác
quản trị rủi ro tín dụng trong tồn hệ thống. Đồng thời cũng kiến nghị NHNN và
Chính phủ một số vấn đề để tạo lập một mơi trường kinh doanh và quản trị rủi ro cĩ
hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững. Sự nỗ lực của NH
TMCP NT cùng với sự hỗ trợ cĩ hiệu quả của các cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền,
cơng tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an
tồn và hiệu quả gĩp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt
Nam trong quá trình hội nhập.
80
KẾT LUẬN
Cùng với những khĩ khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên
phạm vi tồn cầu, chất lượng tín dụng của NH TMCP NT Việt Nam đang cĩ những
dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng. Do đĩ nâng cao chất lượng tín dụng thơng qua hồn
thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của NH TMCP NT trong
giai đoạn hiện nay.
Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng,
Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như cơng
tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP NT, chỉ ra những mặt cịn hạn chế cần khắc
phục. Từ đĩ, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất
lượng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu
trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngồi tầm quyết định của
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, tác giả đã đề xuất và kiến nghị Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam và Chính phủ để hỗ trợ cho sự tăng trưởng tín dụng bền vững.
Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh
doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong cơng tác tín dụng của tác giả.
Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong mơi trường
kinh doanh đang thay đổi nhanh chĩng, nên đề tài nghiên cứu khơng tránh khỏi những
thiếu sĩt – hạn chế, rất mong sự đĩng gĩp ý kiến của các Thầy, Cơ và các anh, chị, em
đồng nghiệp. Qua đây tơi xin chân thành cảm ơn Cơ TS.Vũ Thị Minh Hằng, người đã
tận tình hướng dẫn học viên hồn thành luận văn này./.
81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
v Tiếng Việt:
1. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam, Báo cáo thường niên các năm
2000-2007, Báo cáo sơ kết hoạt động 09th đầu năm 2008.
2. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam, Báo cáo kết quả bốn năm thực hiện
đề án tái cơ cấu Ngân hàng Ngoại thương – Bước chuẩn bị để thực hiện cổ
phần hĩa Ngân hàng Ngoại thương tháng 01/2005.
3. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam, Bảng cơng bố thơng tin,
www.vietcombank.com.vn.
4. Ngân hàng thế giới (2006), Báo cáo tình hình quản trị cơng ty của Việt Nam.
www.worldbank.org.vn.
5. Chu Văn Thái (2007), “Bàn về quyền chủ nợ của Ngân hàng thương mại”, Tạp
chí Ngân hàng số 6 năm 2007.
6. Đặng Phong (chủ biên) (2003), Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
7. PGS.TS Trần Huy Hồng (chủ biên) (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại,
Nhà xuất bản lao động xã hội, TP Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà
xuất bản Thống kê.
9. PGS.TS Nguyễn Đình Tự (2008), “Ngành Ngân hàng Việt Nam sau một năm
gia nhập WTO”, Tạp chí Ngân hàng số 1 năm 2008 trang 32, 33, 34, 35.
10. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến
trình tái cơ cấu các NHTM Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê.
11. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Thực trạng rủi ro rín dụng của
các NHTM ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phịng ngừa hạn chế, Nhà
xuất bản Thống kê.
12. Vụ các ngân hàng – Ngân hàng nhà nước (2007), “Quản lý nợ xấu – nguyên
tắc Basel về quản lý nợ xấu”, Bản tin thơng tin tín dụng của NHNN, số 7 đến
số 14 năm 2007.
v Tiếng Anh:
1. Edward I. Alman (2001), Managing credit risk: Achanllenge for the new
millennium.
2. Hennie van Greuning – Sonjatanovic (1999), Analyzing banking Risk, the
world Bank.
3. Shelagh Heffernan (2005), Modern Banking, John Wiley & Sons Publication.
4. World bank (2001), Banking Reform in Vietnam.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA0549.pdf