BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN DUY SINH
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO
THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN
TP Hồ Chí Minh tháng 07/2009
LỜI CAM ĐOAN
Nội dung và số liệu phân tích trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc
lập của học viên và chưa được công bố trong bất kỳ công t
82 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2800 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình khoa học nào.
-------------------
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng biểu Trang
Mở đầu ........................................................................................ 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH VÀ
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................
3
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại ...................................... 3
1.1.1 Khái niệm .................................................................................... 3
1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại ........................................ 4
1.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng .......................... 4
1.2.1 Khái niệm về rủi ro ...................................................................... 4
1.2.2 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ............................................. 5
1.2.3 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ................................ 6
1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng .......... 7
1.2.5 Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
và nền kinh tế -xã hội ..................................................................
8
1.3 Quản trị rủi ro thanh khoản ..................................................... 9
1.3.1 Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản ........................ 9
1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản .......................................... 13
1.3.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản ............................. 10
1.3.4 Cung và cầu về thanh khoản ........................................................ 11
1.3.5 Đánh giá trạng thái thanh khoản .................................................. 12
1.3.6 Chiến lược quản trị thanh khoản ................................................. 12
1.3.6.1 Đường lối chung về quản trị thanh khoản ................................... 12
1.3.6.2 Các chiến lược quản trị thanh khoản .......................................... 13
1.3.7 Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản .............................. 17
1.3.7.1 Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng
cho kinh doanh ............................................................................
17
1.3.7.2 Đảm bảo về tỷ lệ khả năng chi trả ............................................... 17
1.3.7.3 Sử dụng các phương pháp dự báo thanh khoản .......................... 17
1.3.8 Các tiêu chuẩn cuối cùng cho việc đánh giá quản trị thanh
khoản ...........................................................................................
21
1.4 Kiểm định các giả thiết về khả năng thanh khoản ................. 22
1.4.1 Kiểm định về chỉ số trạng thái tiền mặt H3 .................................. 23
1.4.2 Kiểm định về chỉ số năng lực cho vay H4 ................................... 24
1.4.3 Kiểm định về chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5 ..................... 24
1.4.4 Kiểm định về chỉ số chứng khoán thanh khoản H6 ..................... 25
Kết luận Chương 1 .................................................................... 26
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
27
2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ..... 27
2.1.1 Bức tranh tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam .............................................................................................
27
2.1.2 Tác động của điều kiện kinh tế vĩ mô đến hoạt động của hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam ......................................
31
2.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân
hàng thương mại Việt Nam .......................................................
33
2.2.1 Vốn điều lệ và hệ số CAR ........................................................... 35
2.2.2 Hệ số H1 và H2 ............................................................................. 38
2.2.3 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3 ....................................................... 40
2.2.4 Chỉ số năng lực cho vay H4 ......................................................... 42
2.2.5 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5 ........................................... 43
2.2.6 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6 ........................................... 45
2.2.7 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7 ............................... 46
2.2.8 Chỉ số (tiền mặt+tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng H8 47
2.3 Trường hợp Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV) ........................................................................................
49
2.3.1 Quy định về hoạt động quản trị thanh khoản .............................. 49
2.3.2 Thanh khoản và quản trị thanh khoản tại BIDV .......................... 52
Đánh giá chung về thanh khoản và quản trị thanh khoản
của các ngân hàng thương mại Việt Nam ................................
53
Kết luận Chương 2 .................................................................... 55
Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ...........................
56
3.1 Định hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đến
năm 2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020 ...............
56
3.1.1 Định hướng phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến năm
2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020 ...........................
56
3.1.2 Định hướng phát triển các tổ chức tín dụng đến năm 2010 và
định hướng chiến lược đến năm 2020 .........................................
57
3.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong
các ngân hàng thương mại Việt Nam ..............................................
58
3.2.1 Về phía Chính phủ ....................................................................... 58
3.2.1.1 Một ngân hàng trung ương độc lập và đủ mạnh ......................... 58
3.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống luật pháp đáp ứng yêu cầu hội nhập .......... 59
3.2.1.3 Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà
nước .............................................................................................
60
3.2.2 Về phía Ngân hàng Nhà nước ..................................................... 60
3.2.2.1 Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và vừa đủ ........................... 60
3.2.2.2 Kiểm soát việc thành lập ngân hàng thương mại ........................ 61
3.2.2.3 Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ xa hoạt
động của các ngân hàng thương mại ..........................................
62
3.2.3 Về phía các ngân hàng thương mại ............................................. 63
3.2.3.1 Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết ............................................. 63
3.2.3.2 Tăng cường công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô ........... 64
3.2.3.3 Xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ phù hợp .............................. 64
3.2.3.4 Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa tài sản “Có” - tài sản “Nợ” ........... 65
3.2.3.5 Gắn rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường trong quản trị ...... 66
3.2.3.6 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá nội bộ ...................... 67
3.2.3.7 Thiết lập mô hình tổ chức phù hợp .............................................. 68
3.2.3.8 Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức
nghề nghiệp .................................................................................
69
Kết luận ...................................................................................... 70
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á.
BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
DTBB : Dự trữ bắt buộc.
NHNN : Ngân hàng Nhà nước.
NHTM : Ngân hàng thương mại.
NHTMNN : Ngân hàng thương mại nhà nước.
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần.
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.
TCTD : Tổ chức tín dụng.
WTO : Tổ chức thương mại thế giới.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2007 so với 2006 của 33
NHTM Việt Nam .........................................................................................
34
Bảng 2.2: Vốn điều lệ và hệ số CAR .......................................................... 36
Bảng 2.3: Hệ số H1 và H2 ........................................................................... 38
Bảng 2.4: Tiền gửi khách hàng; tiền gửi, vay từ TCTD khác; cho vay
khách hàng, sử dụng vốn khác của Đại Á, Gia Định, Kiên Long,
Trustbank năm 2007 ....................................................................................
39
Bảng 2.5: Chỉ số trạng thái tiền mặt ........................................................... 41
Bảng 2.6: Chỉ số năng lực cho vay ............................................................. 43
Bảng 2.7: Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng .............................................. 44
Bảng 2.8: Chỉ số chứng khoán thanh khoản ............................................... 45
Bảng 2.9: Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD ................................... 46
Bảng 2.10: Chỉ số (tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng 48
- 1 -
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàn
trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Trong thế giới ngày nay,
nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản (liquidity
strains), khi mà sự cạnh tranh khốc liệt về thu hút tiền gửi buộc các ngân hàng phải
tìm kiếm các nguồn tài trợ khác. Khả năng thanh khoản không hợp lý là dấu hiệu
đầu tiên của tình trạng bất ổn về tài chính. Cùng với sự phát triển của thị trường tài
chính, cơ hội và rủi ro trong quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại
cũng gia tăng tương ứng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc kế hoạch được
nhu cầu thanh khoản bằng các phương pháp mang tính ổn định và chi phí thấp để tài
trợ cho hoạt động của các ngân hàng thương mại trong thế giới cạnh tranh ngày
càng gia tăng.
Với tốc độ tăng trưởng khá cao và vị thế ngày càng được khẳng định trên
trường quốc tế, Việt Nam đang là điểm đến của các dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Đóng góp vào thành công đó, không thể không kể đến ngành ngân hàng, được xem
là “mạnh máu của nền kinh tế”. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng
vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng với những gì đã diễn ra trên thị trường
tiền tệ Việt Nam những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 cho thấy vấn đề
thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại có ý
nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết
được học trong chương trình đào tạo bậc cao học - Trường đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh vào điều kiện Việt Nam, Luận văn này bàn về “Nâng cao hiệu
quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Tổng quan về ngân hàng thương mại, quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng và quản trị rủi ro thanh khoản; tính thanh khoản và quản trị thanh khoản của
các ngân hàng thương mại Việt Nam; những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này và
- 2 -
một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân
hàng thương mại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Đến cuối năm 2008, có 4 ngân hàng thương mại nhà
nước, 37 ngân hàng thương mại cổ phần trong đó 3 ngân hàng mới được cấp giấy
phép thành lập và hoạt động, gồm: Bảo Việt, Tiên Phong, Liên Việt. Như vậy, có
38/41 ngân hàng đã hoạt động, có số liệu lịch sử; nhưng trong đó 4 ngân hàng chưa
cung cấp báo cáo thường niên, báo cáo tài chính trên website của ngân hàng mình:
Bắc Á, Dầu Khí Toàn Cầu, Đệ Nhất, Việt Nam Thương Tín, nên học viên không
thu thập được số liệu. Tuy nhiên, các ngân hàng này có quy mô không lớn, không
có sự khác biệt đáng kể nào so với các ngân hàng còn lại, do vậy, không ảnh hưởng
đến kết quả phân tích. Luận văn sẽ khảo sát 34/41 ngân hàng thương mại nội địa,
không xét ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp: mô tả - giải thích, so sánh - đối chiếu,
phân tích - tổng hợp, thống kê mô tả, kiểm định giả thiết...
4. Những kết quả đạt được của Luận văn:
Một là, phân tích nội dung cơ bản của quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng và quản trị rủi ro thanh khoản.
Hai là, đánh giá tính thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản, tìm ra
những hạn chế, tồn tại và một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này trong
thời gian đến ở các ngân hàng thương mại Việt Nam.
5. Nội dung kết cấu của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3
chương.
- 3 -
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ
RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại:
1.1.1 Khái niệm:
Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả. Ngân hàng thương
mại là loại hình ngân hàng giao dịch trực tiếp với các tổ chức kinh tế và cá nhân,
bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết
khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng
nêu trên. Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ
biến trong nền kinh tế thị trường. Sự có mặt của loại hình ngân hàng này trong hầu
hết các hoạt động kinh tế xã hội đã chứng tỏ rằng: ở đâu có một hệ thống ngân hàng
thương mại phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế.
Theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, khoá X, kỳ họp thứ hai thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động khác có liên quan” (Khoản 2 Điều 20). Luật này còn xác
định: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này
và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ
ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng
các dịch vụ thanh toán” (Khoản 1 Điều 20) và “Hoạt động ngân hàng là hoạt động
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền
gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”
(Khoản 7 Điều 20).
Đạo luật ngân hàng của Cộng hoà Pháp khẳng định: Ngân hàng thương mại
là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới
hình thức ký thác hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng nguồn lực đó cho chính
họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính.
- 4 -
Như vậy, ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian quan
trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này
mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại,
đồng thời số vốn đó được sử dụng để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế và cá
nhân với mục đích phát triển kinh tế xã hội.
1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại:
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hệ thống ngân hàng phát triển,
ngân hàng thương mại có ba chức năng cơ bản: chức năng trung gian tín dụng, chức
năng trung gian thanh toán, chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng.
Chức năng trung gian tín dụng: ngân hàng thương mại đóng vai trò
trung gian trong việc tập trung, huy động các nguồn tiền tệ tạm thời, nhàn rỗi trong
nền kinh tế, bao gồm: tiền tiết kiệm của dân cư, vốn bằng tiền của các đơn vị, tổ
chức kinh tế; biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay (cấp tín dụng), đáp ứng
các nhu cầu vốn kinh doanh, vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu
dùng của xã hội.
Chức năng trung gian thanh toán: ngân hàng thương mại đứng ra làm
trung gian thanh toán để thực hiện các giao dịch giữa người mua với người bán,
giữa các khách hàng với nhau nhằm hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại của
các đối tượng nêu trên.
Chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng: nhu cầu của khách hàng ngày
càng đa dạng; do vậy, ngoài chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán
toán, ngân hàng thương mại còn thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng.
1.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng:
1.2.1 Khái niệm về rủi ro:
Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro, nhưng nhìn chung có thể chia làm
hai quan điểm sau:
Theo quan điểm truyền thống: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy
hiểm hoặc các yếu tố khác liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không
- 5 -
chắc chắn có thể xãy ra cho con người. Xã hội loài người càng phát triển, hoạt động
của con người càng đa dạng, thì nhiều loại rủi ro mới phát sinh.
Theo quan điểm trung hoà: Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi
ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực, theo nghĩa rủi ro có thể mang
đến cho con người những tổn thất, mất mát, nguy hiểm, nhưng cũng có thể mang
đến những cơ hội, thời cơ không ngờ. Nếu tích cực nghiên cứu, nhận dạng rủi ro,
chúng ta có thể tìm ra được những biện pháp phòng ngừa, hạn chế mặt tiêu cực và
tận dụng, phát huy mặt tích cực do rủi ro mang tới.
1.2.2 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng:
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được hiểu là những biến cố không mong
đợi mà khi xãy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi
nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn
thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định.
Qua khái niệm nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau để hiểu rõ hơn về
bản chất của rủi ro:
Một là, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến
với nhau trong một phạm vi nhất định.
Hai là, khi đề cập đến rủi ro, người ta thường nhắc đến hai yếu tố mang tính
đặc trưng của rủi ro là biên độ rủi ro: mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra và tần suất
xuất hiện rủi ro: số trường hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện/tổng số trường hợp đồng
khả năng.
Ba là, rủi ro là yếu tố khách quan, nên người ta không thể nào loại trừ được
hẳn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện và những tác hại của chúng gây ra.
Các loại rủi to trong kinh doanh ngân hàng:
Có bốn loại rủi ro cơ bản trong kinh doanh ngân hàng:
Rủi ro tín dụng: là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của
ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả
nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
- 6 -
Rủi ro tỷ giá hối đoái: là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay
ngoại tệ hoặc kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho
ngân hàng.
Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị
trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản
hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng.
Rủi ro thanh khoản: là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng
thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc
không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.
1.2.3 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng:
Theo quan điểm của trường phái mới, được nhiều người đồng thuận, cho
rằng cần quản trị tất cả các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng một cách toàn
diện. Theo đó, quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn
diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những
tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm năm
bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa và
tài trợ rủi ro.
Nhận dạng rủi ro:
Điều kiện tiên quyết để quản trị rủi ro là phải nhận dạng được rủi ro. Nhận
dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh
của ngân hàng; bao gồm: việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động
và toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các loại rủi ro, kể cả
dự báo những loại rủi ro mới có thể xuất hiện trong tương lai, để từ đó có các biện
pháp kiểm soát, tài trợ cho từng loại rủi ro phù hợp.
Phân tích rủi ro:
Đây chính là việc tìm ra nguyên nhân gây ra rủi ro. Phân tích rủi ro nhằm đề
ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro. Trên cơ sở tìm ra các nguyên nhân, tác
động đến các nguyên nhân làm thay đổi chúng, qua đó sẽ phòng ngừa rủi ro một
cách hiệu quả hơn.
- 7 -
Đo lường rủi ro:
Muốn vậy, phải thu thập số liệu, lập ma trận đo lường rủi ro và phân tích,
đánh giá. Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro đối với ngân hàng, người ta sử
dụng hai tiêu chí: tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro, tức là mức độ
nghiêm trọng của tổn thất, đây là tiêu chí có vai trò quyết định.
Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro:
Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi ro. Đó là việc sử dụng các biện
pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa,
phòng tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có
thể xãy ra đối với ngân hàng. Các biện pháp kiểm soát có thể là: phòng tránh rủi ro,
ngăn ngừa tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng rủi ro, quản trị thông tin, ...
Tài trợ rủi ro:
Mặc dù, đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nhưng rủi ro vẫn có thể xãy
ra. Khi đó, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản,
nguồn nhân lực hoặc về giá trị pháp lý. Sau đó, cần thiết lập các biện pháp tài trợ
phù hợp. Nhìn chung, các biện pháp này được chia làm hai nhóm: tự khắc phục và
chuyển giao rủi ro.
1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng:
Có ba nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro:
Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị ngân hàng:
Do không quản lý chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả.
Cho vay và đầu tư quá mức, ví dụ tập trung cho vay quá nhiều vào một
doanh nghiệp hoặc một ngành nào đó; trong đầu tư chỉ chú trọng vào một loại
chứng khoán có rủi ro cao.
Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin
không đầy đủ dẫn đến cho vay hoặc đầu tư không hợp lý.
Do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ô...
Do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ
nghiệp vụ.
- 8 -
Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng:
Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý.
Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả.
Khách hàng kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hoá không tiêu thụ được.
Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu khả năng thanh khoản.
Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo.
Nhóm nguyên nhân khách quan từ môi trường hoạt động kinh doanh:
Do thiên tai, hoả hoạn.
Tình hình an ninh, chính trị trong nước, khu vực không ổn định.
Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân
thanh toán quốc tế dẫn đến tỷ giá hối đoái biến động bất thường.
Môi trường pháp lý bất lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô.
1.2.5 Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và
nền kinh tế -xã hội:
Rủi ro xãy ra sẽ gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Những tổn thất
thường gặp là mất vốn khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận,
giảm sút giá trị của tài sản,...
Rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể
đánh mất thương hiệu của ngân hàng. Một ngân hàng kinh doanh bị lỗ liên tục hoặc
thường xuyên không đủ khả năng thanh khoản có thể dẫn đến một cuộc rút tiền quy
mô lớn và con đường phá sản là tất yếu.
Rủi ro khiến ngân hàng bị lỗ và bị phá sản, sẽ ảnh hưởng đến hàng ngàn
người gửi tiền, hàng ngàn doanh nghiệp không được đáp ứng vốn... làm cho nền
kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng cao, sức mua giảm sút, thất nghiệp tăng, gây rối
loạn trật tự xã hội, và hơn nữa sẽ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng
trong nước và khu vực. Ngoài ra, sự phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự
hoảng loạn của hàng loạt ngân hàng khác và ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế.
Rủi ro trong hoạt động tín dụng còn ảnh hưởng đến kinh tế thế giới, bởi lẽ
trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá về kinh tế hiện nay, nền kinh tế của mỗi
- 9 -
quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, mối liên hệ
về tiền tệ, đầu tư giữa các nước gia tăng rất nhanh nên rủi ro tín dụng ở một nước
luôn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước liên quan. Thực tiễn đã chứng
minh qua cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á (1997) và cuộc khủng hoảng tài chính
Nam Mỹ (2001-2002).
1.3 Quản trị rủi ro thanh khoản:
1.3.1 Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản:
Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức
thời (the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản
tín dụng đã cam kết. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không
có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời;
hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện
trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại
tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng
thanh toán.
1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản:
Quản trị rủi ro thanh khoản là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc tính thanh
khoản (tính lỏng) của tài sản và quản lý tốt cấu trúc danh mục của nguồn vốn.
Bản chất của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng có thể
đúc kết ở hai nội dung sau:
Một là, hiếm khi nào tại một thời điểm mà tổng cung thanh khoản bằng với
tổng cầu thanh khoản. Do vậy, ngân hàng phải thường xuyên đối mặt với tình trạng
thâm hụt hay thặng dư thanh khoản.
Hai là, thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với
nhau, nghĩa là một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của tài
sản đó càng thấp và ngược lại; một nguồn vốn có tính thanh khoản càng cao thì
thường có chi phí huy động càng lớn và do đó, làm giảm khả năng sinh lời khi sử
dụng để cho vay.
- 10 -
Ngân hàng cần dự trữ thanh khoản để chi trả những chi phí thường xuyên,
như lãi tiền gửi..., và cả những cú sốc thanh khoản không mong đợi, như một cuộc
rút tiền gửi hàng loạt hay yêu cầu vay vốn lớn. Một ví dụ điển hình cho cú sốc thanh
khoản là nhiều người đổ xô đến ngân hàng rút tiền ở cùng một thời điểm. Trong
hoàn cảnh đó, hầu như không một ngân hàng nào có thể đáp ứng hết những yêu cầu
này và dễ dẫn đến nguy cơ sụp đổ, ngay cả khi ngân hàng đó chưa mất khả năng
thanh toán. Tất nhiên, khả năng dự trữ thanh khoản kém chưa hẳn sẽ đưa đến sự sụp
đổ của một ngân hàng, nhưng chắn chắc, ngân hàng sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí
lớn để ứng phó với một cú sốc thanh khoản không lường trước. Và điều đó sẽ làm
giảm đáng kể lợi nhuận của ngân hàng và suy đến cùng khả năng sụp đổ là hoàn
toàn có thể.
Thanh khoản mang ý nghĩa thời điểm rất lớn, theo nghĩa, một số yêu cầu
thanh khoản là tức thời hoặc gần như tức thời. Chẳng hạn, một khoản tiền gửi lớn
đến hạn và khách hàng không có ý định tiếp tục duy trì số vốn này tại ngân hàng;
khi đó, ngân hàng buộc phải tìm kiếm các nguồn vốn có thể sử dụng ngay như vay
từ TCTD khác. Ngoài ra, yếu tố thời vụ, chu kỳ cũng rất đáng quan trọng trong việc
dự kiến cầu thanh khoản dài hạn. Ví dụ, cầu về thanh khoản thường rất lớn vào mùa
hè, cuối hè gắn với ngày tựu trường, ngày nghỉ và các kế hoạch du lịch của khách
hàng. Việc kế hoạch được những yêu cầu thanh khoản này, sẽ giúp ngân hàng hoạch
định được nhiều nguồn đáp ứng cầu thanh khoản dài hạn hơn là trong trường hợp
đối với cầu thanh khoản ngắn hạn.
1.3.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản:
Thanh khoản có vấn đề của một ngân hàng có thể do các nguyên nhân cơ bản
sau đây:
Một là, ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các
cá nhân và định chế tài chính khác; sau đó chuyển hoá chúng thành những tài sản
đầu tư dài hạn. Cho nên, đã xãy ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn
và sử dụng vốn, mà thường gặp là dòng tiền thu về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng
tiền chi ra để trả các khoản tiền gửi đến hạn.
- 11 -
Hai là, sự thay đổi của lãi suất có thể tác động đến cả người gửi tiền và
người vay vốn. Khi lãi suất giảm, một số người gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng để
đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn; còn những người đi vay tích cực tiếp cận
các khoản tín dụng vì lãi suất đã thấp hơn trước. Như vậy, rốt cuộc lãi suất thay đổi
sẽ ảnh hưởng trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, những xu hướng của
sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân
hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng
đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ.
Ba là, do ngân hàng có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp
và kém hiệu quả như: các chứng khoán đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự
trữ của ngân hàng không đủ cho nhu cầu chi trả...
1.3.4 Cung và cầu về thanh khoản:
Yêu cầu thanh khoản của một ngân hàng có thể được xem xét bằng mô hình
cung - cầu về thanh khoản.
Cung về thanh khoản:
Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân
hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm:
- Các khoản tiền gửi đang đến.
- Doanh thu từ việc bán các dịch vụ phi tiền gửi.
- Thu hồi các khoản tín dụng đã cấp.
- Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng .
- Vay mượn trên thị trường tiền tệ.
Cầu về thanh khoản:
Cầu về thanh khoản là nhu cầu vốn ch._.o các mục đích hoạt động của ngân
hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng. Thông thường, trong lĩnh vực kinh
doanh của ngân hàng, những hoạt động tạo ra cầu về thanh khoản bao gồm:
- Khách hàng rút tiền từ tài khoản.
- Yêu cầu vay vốn từ những khách hàng có chất lượng tín dụng cao.
- Thanh toán các khoản vay phi tiền gửi.
- 12 -
- Chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ.
- Thanh toán cổ tức bằng tiền.
1.3.5 Đánh giá trạng thái thanh khoản:
Trạng thái thanh khoản ròng NPL (net liquidity position) của một ngân hàng
được xác định như sau:
NPL = Tổng cung về thanh khoản - Tổng cầu về thanh khoản
Có ba khả năng có thể xãy ra sau đây:
Thặng dư thanh khoản: Khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản
(NPL>0), ngân hàng đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản. Nhà quản trị ngân
hàng phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư này vào đâu để mang lại hiệu quả cho tới
khi chúng cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai.
Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản
(NPL<0), ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thanh khoản. Nhà quản trị
phải xem xét, quyết định nguồn tài trợ thanh khoản lấy từ đâu, bao giờ thì có và chi
phí bao nhiêu.
Cân bằng thanh khoản: Khi cung thanh khoản cân bằng với cầu thanh
khoản (NPL=0), tình trạng này được gọi là cân bằng thanh khoản. Tuy nhiên, đây là
tình trạng rất khó xãy ra trên thực tế.
1.3.6 Chiến lược quản trị thanh khoản:
1.3.6.1 Đường lối chung về quản trị thanh khoản:
Một số nguyên tắc mang tính chỉ đạo sau cần được tôn trọng để quản trị
thanh khoản một cách hiệu quả:
Một là, nhà quản trị thanh khoản phải thường xuyên bám sát hoạt động của
các bộ phận huy động vốn và sử dụng vốn để điều phối hoạt động của các bộ phận
này sao cho ăn khớp với nhau. Chẳng hạn, khi một khoản tiền gửi lớn đến hạn trong
vài ngày tới, thông tin này cần được chuyển ngay đến nhà quản trị thanh khoản, để
có quyết sách thích hợp chuẩn bị nguồn vốn đáp ứng nhu cầu này.
Hai là, nhà quản trị thanh khoản cần phải biết ở đâu, khi nào khách hàng gửi
tiền, xin vay dự định rút vốn hoặc bổ sung tiền gửi hay trả nợ vay, nhất là các khách
- 13 -
hàng lớn. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ giúp nhà quản trị thanh khoản dự kiến
trước được phần thặng dư hay thâm hụt thanh khoản và xử lý có hiệu quả từng
trường hợp.
Ba là, nhu cầu thanh khoản của ngân hàng và các quyết định liên quan đến
vấn đề thanh khoản phải được phân tích trên cơ sở liên tục, tránh để kéo dài quá lâu
một trong hai tình trạng thặng dư hay thâm hụt thanh khoản. Thặng dư thanh khoản
nên được đầu tư đúng lúc khi nó xãy ra nhằm tránh một sự giảm sút trong thu nhập
của ngân hàng; thâm hụt thanh khoản nên được xử lý kịp thời để giảm bớt sự căng
thẳng trong việc vay mượn hay bán tài sản.
1.3.6.2 Các chiến lược quản trị thanh khoản:
Để xử lý vấn đề thanh khoản, các ngân hàng có thể tiếp cận theo ba hướng
sau đây:
- Tạo ra nguồn cung cấp thanh khoản từ bên trong (dựa vào tài sản “Có”).
- Vay mượn từ bên ngoài (dựa vào tài sản “Nợ”) để đáp ứng nhu cầu thanh
khoản.
- Phối hợp cân bằng ở cả hai hướng nêu trên.
Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản “Có” (dự trữ, bán
các chứng khoán và tài sản):
Chiến lược tiếp cận thanh toán thực sự còn gọi là học thuyết cho vay thương
mại: Khi thực hiện chiến lược này, ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn. Trong trường
hợp nhu cầu thanh khoản phát sinh, ngân hàng có thể thu hồi các khoản cho vay
hoặc bán nợ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Hạn chế của chiến lược này là ngân
hàng sẽ mất dần thị phần cho vay trung, dài hạn.
Chiến lược tiếp cận thị trường tiền tệ còn gọi là chiến lược tiếp cận thị
trường vốn ngắn hạn: Chiến lược này đòi hỏi ngân hàng phải dự trữ thanh khoản đủ
lớn dưới hình thức nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu là tiền
mặt và các chứng khoán ngắn hạn. Khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản, ngân hàng
sẽ bán lần lượt các tài sản dự trữ cho đến khi nhu cầu thanh khoản được đáp ứng.
Chiến lược quản trị thanh khoản theo hướng này thường được gọi là sự chuyển hoá
- 14 -
tài sản, bởi lẽ nguồn cung thanh khoản được tài trợ bằng cách chuyển đổi tài sản phi
tiền mặt thành tiền mặt.
Tài sản thanh khoản phải có các đặc điểm sau:
Phổ biến trên thị trường nên có thể chuyển hoá ra tiền một cách nhanh
chóng.
Giá cả ổn định để không ảnh hưởng đến tốc độ và doanh thu bán tài sản.
Người bán có thể mua lại dễ dàng với giá không cao hơn nhiều so với giá
cả đã bán ra để khôi phục khoản đầu tư ban đầu.
Những tài sản có tính thanh khoản phổ biến bao gồm: trái phiếu kho bạc, các
khoản vay ngân hàng trung ương, trái phiếu đô thị, tiền gửi tại các ngân hàng khác,
chứng khoán của các cơ quan chính phủ, chấp phiếu của ngân hàng khác. Như vậy,
trong chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản “Có”, một ngân hàng được
coi là quản trị thanh khoản tốt nếu ngân hàng này có thể tiếp cận nguồn cung thanh
khoản với chi phí hợp lý, số lượng vừa đủ theo yêu cầu và kịp thời.
Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản “Có” có ưu điểm là ngân
hàng hoàn toàn chủ động trong việc tự đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho mình mà
không bị lệ thuộc vào các chủ thể khác. Tuy nhiên, chiến lược này cũng có những
nhược điểm sau:
Một khi bán tài sản tức là ngân hàng mất đi thu nhập mà các tài sản này
tạo ra. Như vậy, ngân hàng đã chịu chi phí cơ hội khi bán đi các tài sản đã đầu tư.
Phần lớn các trường hợp khi bán tài sản đều tốn kém chi phí giao dịch
như hoa hồng trả cho người môi giới chứng khoán.
Tổn thất càng lớn cho ngân hàng nếu các tài sản đem bán bị giảm giá trên
thị trường, hoặc bị người mua ép giá do phải gấp rút bán để đáp ứng nhu cầu thanh
khoản.
Ngân hàng phải đầu tư nhiều vào các tài sản có tính thanh khoản cao, lại
là các tài sản có khả năng sinh lợi thấp nên tất yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
vốn của ngân hàng.
Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản “Nợ”:
- 15 -
Đây là chiến lược quản trị thanh khoản phổ biến được các ngân hàng lớn sử
dụng vào những năm 60 và 70 của thế kỷ trước. Trong chiến lược này, nhu cầu
thanh khoản được đáp ứng bằng cách vay mượn trên thị trường tiền tệ. Việc vay
mượn chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời và chỉ thực hiện khi có
nhu cầu thanh khoản phát sinh.
Nguồn tài trợ cho chiến lược này thường bao gồm: vay qua đêm, vay ngân
hàng trung ương, bán các hợp đồng mua lại, phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể
chuyển nhượng mệnh giá lớn, ...Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản
“Nợ” được các ngân hàng lớn sử dụng rộng rãi và có thể lên đến 100% nhu cầu
thanh khoản.
Nhược điểm của chiến lược này là ngân hàng bị phụ thuộc vào thị trường
tiền tệ khi đáp ứng nhu cầu thanh khoản (nhưng đồng thời cũng đem lại lợi nhuận
cao nhất) do sự biến động về khả năng cho vay và lãi suất trên thị trường tiền tệ.
Hơn nữa, một ngân hàng vay mượn quá nhiều thường bị đánh giá là có khó khăn về
tài chính, khi thông tin này lan rộng ra, những khách hàng gửi tiền sẽ rút vốn hàng
loạt hoặc ngân hàng phải huy động vốn với chi phí cao gấp nhiều lần. Cùng lúc đó,
các định chế tài chính khác, để tránh rủi ro có thể gặp phải, sẽ thận trọng, dè dặt hơn
trong việc tài trợ vốn cho ngân hàng này để giải quyết khó khăn về thanh khoản.
Chiến lược cân đối giữa tài sản “Có” và tài sản “Nợ” (quản trị thanh
khoản cân bằng):
Như phân tích ở trên, cả hai chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản
“Có” và dựa vào tài sản “Nợ” đều có hạn chế: chịu chi phí cơ hội khi bán các tài sản
dự trữ hoặc bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường tiền tệ. Do đó, phần lớn các ngân
hàng thường dung hoà và kết hợp cả hai chiến lược trên để tạo ra chiến lược quản trị
thanh khoản cân bằng.
Định hướng của chiến lược này là: các nhu cầu thanh khoản thường xuyên,
hàng ngày sẽ được đáp ứng bằng tài sản dự trữ như tiền mặt, chứng khoán khả mại,
tiền gửi tại các ngân hàng khác ...; các nhu cầu thanh khoản không thường xuyên
nhưng có thể dự đoán trước như nhu cầu thanh khoản theo thời vụ, chu kỳ, xu
- 16 -
hướng ... sẽ được đáp ứng bằng các thoả thuận trước về hạn mức tín dụng từ các
ngân hàng đại lý hoặc nhà cung ứng vốn khác; các nhu cầu thanh khoản đột xuất
không thể dự báo được đáp ứng từ việc vay mượn trên thị trường tiền tệ; các nhu
cầu thanh khoản dài hạn được hoạch định và nguồn tài trợ là các khoản vay ngắn và
trung hạn, chứng khoán có thể chuyển hoá thành tiền.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các nguồn dự trữ khác nhau khi
vận dụng chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng:
Tính cấp thiết của nhu cầu thanh khoản: Một nhu cầu thanh khoản tức
thời sẽ được tài trợ bằng ngân quỹ dự trữ, vay qua đêm hoặc tái chiết khấu tại ngân
hàng trung ương.
Thời hạn nhu cầu thanh khoản: Một nhu cầu thanh khoản kéo dài vài
ngày, vài tuần hoặc vài tháng có thể được tài trợ bằng nguồn bán tài sản “Có” hay
vay trên thị trường tiền tệ.
Khả năng thâm nhập thị trường tài sản “Nợ”: Thường chỉ có các ngân
hàng lớn mới có thể tham gia thị trường tài sản “Nợ”; cho nên nhà quản trị ngân
hàng phải giới hạn phạm vi lựa chọn các thị trường tài sản “Nợ” mà ngân hàng
muốn tham gia.
Chi phí và rủi ro: Lãi suất các nguồn vốn trên thị trường thay đổi hàng
ngày; do đó, các ngân hàng phải thường xuyên theo dõi thị trường để nắm bắt được
các thông tin về lãi suất và các điều kiện cho vay đi kèm.
Dự báo tỷ lệ lãi suất: Khi lập kế hoạch để xử lý tình trạng thâm hụt thanh
khoản dự kiến, nhà quản trị phải đưa ra các nguồn vốn có thể đáp ứng nhu cầu
thanh khoản với lãi suất mong đợi thấp nhất.
Triển vọng chính sách của ngân hàng trung ương và các khoản vay
mượn của kho bạc: Nhà quản trị cũng cần nghiên cứu động thái của ngân hàng
trung ương, tình hình ngân sách nhà nước để định hướng điều kiện tín dụng và dự
đoán lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ thay đổi ra sao. Chẳng hạn, một kế hoạch huy
động vốn lớn của chính phủ, hoặc việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm
- 17 -
giảm hạn mức tín dụng và gia tăng lãi suất. Khi đó, quản trị thanh khoản gặp khó
khăn hơn và chi phí lãi vay của ngân hàng cũng tăng tương ứng.
Các quy định liên quan đến nguồn vốn thanh khoản: Các quy định của
các cơ quan quản lý ngân hàng ngày càng có xu hướng quốc tế hoá nên ngân hàng
trong nước phải vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp với thông lệ chung.
1.3.7 Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản:
1.3.7.1 Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho
kinh doanh (chiến lược thanh khoản) sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của
ngân hàng.
1.3.7.2 Đảm bảo về tỷ lệ khả năng chi trả:
Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay
Tỷ lệ về khả năng chi trả =
Tài sản “Nợ” phải thanh toán ngay
Tổ chức tín dụng phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả đối
với từng loại đồng tiền, vàng như sau:
- Tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và
các tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo.
- Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong
khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán
trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo.
1.3.7.3 Sử dụng các phương pháp dự báo thanh khoản:
Có bốn phương pháp dự báo thanh khoản sau đây:
Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn:
Phương pháp này bắt nguồn từ hai thực tế đơn giản sau:
Một là, khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng khi tiền gửi tăng và cho
vay giảm.
Hai là, khả năng thanh khoản của ngân hàng giảm khi tiền gửi giảm và cho
vay tăng.
- 18 -
Ngay từ đầu năm, ngân hàng ước lượng nhu cầu thanh khoản của các tháng,
quý trong năm. Bất cứ khi nào cung thanh khoản và cầu thanh khoản không cân
bằng với nhau, ngân hàng có một độ lệch thanh khoản. Độ lệch này được xác định
như sau:
Độ lệch thanh khoản (liquidity gap) = Tổng cung thanh khoản (1) - Tổng cầu
thanh khoản (2).
Khi (1) > (2): Độ lệch thanh khoản dương. Ngân hàng phải nhanh chóng đầu
tư phần thanh khoản thặng dư này để sinh lợi.
Khi (2)>(1): Độ lệch thanh khoản âm. Ngân hàng phải tìm kiếm kịp thời các
nguồn tài trợ khác nhau với chi phí thấp nhất.
Trên thực tế, các bước cơ bản trong phương pháp tiếp cận nguồn vốn và
sử dụng vốn như sau:
Tiền vay và tiền gửi phải được dự báo trong khoảng thời gian hoạch định
thanh khoản đã cho (ngày, tháng, quý).
Những thay đổi về tiền vay và tiền gửi phải được tính toán cho cùng
khoảng thời gian xác định đó.
Nhà quản trị thanh khoản ước lượng trạng thái thanh khoản ròng của
ngân hàng, hoặc thặng dư hay thâm hụt dựa vào sự biến đổi của tiền gửi và cho vay.
Để xây dựng mô hình dự báo về tiền gửi và tiền vay trong tương lai, nhà
quản trị có thể sử dụng các kỹ thuật thống kê khác nhau cộng với kinh nghiệm của
mình. Chẳng hạn, một mô hình dự báo về sự thay đổi trong tiền gửi và tiền vay có
thể như sau:
Thay đổi dự kiến của tiền vay phụ thuộc vào các biến số sau:
Tốc độ tăng trưởng dự kiến của GDP.
Lợi nhuận doanh nghiệp dự kiến.
Tỷ lệ tăng trưởng về cung tiền của ngân hàng thương mại.
Tỷ lệ tăng trưởng của tín dụng thương mại.
Tỷ lệ lạm phát dự báo.
Thay đổi dự kiến của tiền gửi phụ thuộc vào các biến số sau:
- 19 -
Tăng trưởng về thu nhập cá nhân dự kiến.
Mức tăng bán lẻ dự báo.
Tỷ lệ tăng trưởng cung tiền của ngân hàng trung ương.
Lợi suất dự kiến của tiền gửi trên thị trường tiền tệ.
Tỷ lệ lạm phát dự kiến.
Sau khi xây dựng được mô hình dự báo nêu trên, ngân hàng có thể ước lượng
nhu cầu thanh khoản bằng cách tính:
Mức thặng dư (+) Thay đổi Thay đổi
hay thâm hụt (-) = dự kiến - dự kiến
thanh khoản của tiền gửi của tiền vay
Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn:
Phương pháp này được tiến hành theo trình tự hai bước:
Bước 1: Chia các khoản tiền gửi và các nguồn khác thành nhiều loại trên cơ
sở ước lượng xác suất rút tiền của khách hàng. Chẳng hạn, tiền gửi và các nguồn
khác của ngân hàng có thể chia thành ba loại:
Loại 1: Ổn định thấp.
Loại 2: Ổn định vừa phải.
Loại 3: Ổn định cao.
Bước 2: Xác định mức dự trữ thanh khoản cho từng loại tiền gửi trên cơ sở
ấn định tỷ lệ dự trữ thích hợp với trạng thái của chúng. Ví dụ:
Loại 1: 95%.
Loại 2: 30%.
Loại 3: 15%.
Như vậy, nhu cầu thanh khoản cho tổng các loại tiền gửi được tính như sau:
Dự trữ thanh khoản cho tài sản “Nợ” huy động = 95% x (Loại 1 – DTBB) +
30% x (Loại 2 – DTBB) + 15% x (Loại 3 – DTBB).
Đối với nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngân hàng phải sẵn sàng khi khách
hàng có nhu cầu và đảm bảo các điều kiện tín dụng tức là các khoản vay chất lượng
cao. Trong trường hợp này, nhu cầu thanh khoản cho các khoản cho vay là:
- 20 -
Dự trữ thanh khoản cho tài sản “Có” cho vay = Dự trữ thanh khoản tài sản
“Nợ” huy động + Nhu cầu tiền vay tiềm năng.
Phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống:
Phương pháp này được thực hiện theo trình tự hai bước:
Bước 1: Ngân hàng dự đoán khả năng xãy ra của mỗi trạng thái thanh khoản
theo ba cấp độ:
Khả năng xấu nhất khi: tiền gửi xuống thấp dưới mức dự kiến hoặc tiền
vay lên cao trên mức dự kiến.
Khả năng tốt nhất khi: tiền gửi lên cao trên mức dự kiến hoặc tiền vay
xuống thấp dưới mức dự kiến.
Khả năng thực tế: nằm ở cấp độ nào đó giữa hai cấp độ trên.
Bước 2: Xác định nhu cầu thanh khoản theo công thức:
n
Trạng thái thanh khoản dự kiến = ∑ PixSDi
i=1
Trong đó: Pi: Xác suất tương ứng với một trong ba khả năng.
SDi: Thặng dư hay thâm hụt thanh khoản theo mỗi khả năng.
Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản:
Phương pháp này dựa trên cơ sở kinh nghiệm riêng có của ngân hàng và các
chỉ số trung bình trong ngành. Năm chỉ số thanh khoản sau thường được sử dụng:
Tiền mặt + tiền gửi tại các định chế tài chính
Trạng thái tiền mặt =
Tài sản “Có”
Chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng có khả năng xử lý các tình huống
thanh khoản tức thời. Trạng thái tiền mặt phụ thuộc vào:
Các yếu tố mà ngân hàng có thể kiểm soát được:
- Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ: Bán chứng khoán, nhận lãi chứng
khoán; vay qua đêm, phát hành chứng chỉ tiền gửi hay nhận tiền gửi khách hàng;
những khoản tín dụng đã đến hạn thu hồi.
- 21 -
- Nhóm yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ: Mua chứng khoán, trả lãi tiền gửi;
khách hàng rút tiền theo định kỳ; trả nợ vay đến hạn; cho vay qua đêm; thanh toán
phí dịch vụ cho ngân hàng khác.
Các yếu tố mà ngân hàng không thể kiểm soát được:
- Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ: Những khoản tiền nhận được từ
nghiệp vụ thanh toán bù trừ; các khoản thuế thu hộ, tiền mặt trong quá trình thu
(tiền đang chuyển).
- Nhóm yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ: Các khoản phải trả trong nghiệp vụ
thanh toán tiền mặt; thuế phải thanh toán cho ngân sách; khách hàng rút tiền gửi
trước hạn.
Chứng khoán chính phủ
Chứng khoán có tính thanh khoản =
Tài sản “Có”
Tỷ lệ chứng khoán chính phủ càng cao, trạng thái thanh khoản càng tốt.
Tổng cho vay qua đêm - tổng nợ qua đêm
Vị trí thanh khoản =
cho vay qua đêm Tài sản “Có”
Khả năng thanh khoản tăng khi chỉ số này tăng.
Giá trị chứng khoán đã cầm cố
Tỷ số chứng khoán cầm cố =
Tổng giá trị chứng khoán
Khả năng thanh khoản tăng khi chỉ số này giảm.
Tiền gửi giao dịch
Tỷ số thành phần tiền biến động =
Tổng số tiền gửi
Tỷ số này giảm thể hiện yêu cầu thanh khoản giảm vì tính ổn định của tiền
gửi tăng.
1.3.8 Các tiêu chuẩn cuối cùng cho việc đánh giá quản trị thanh khoản:
- 22 -
Trên thực tế, không một ngân hàng nào có thể khẳng định dự trữ thanh khoản
của ngân hàng mình đã hợp lý hay không, nếu như chưa vượt qua thử thách của thị
trường. Do vậy, các nhà quản trị cần chú ý đến các tín hiệu sau đây của thị trường
tài chính:
Lòng tin của công chúng: Các cá nhân và tổ chức có lo ngại về khả năng
thanh khoản của ngân hàng?
Sự vận động trong giá cả cổ phiếu: Giá cổ phiếu của ngân hàng đang
giảm sút có phải do nhà đầu tư lo ngại về một cuộc khủng hoảng thanh khoản có thể
xãy ra đối với ngân hàng?
Phần bù rủi ro trên chứng chỉ tiền gửi và các khoản cho vay khác:
Phần bù rủi ro này có cao hơn mức bình quân trên thị trường; điều đó thể hiện nhà
đầu tư có những lo ngại về tương lai phát triển của ngân hàng?
Tổn thất trong việc bán tài sản: Ngân hàng có phải thường xuyên bán
tài sản với tổn thất đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản?
Khả năng đáp ứng yêu cầu tín dụng của khách hàng: Với khoản tín
dụng chất lượng cao, ngân hàng luôn có khả năng đáp ứng hay từ chối?
Vay vốn từ ngân hàng trung ương: Ngân hàng có phải nằm trong tình
huống bắt buộc phải vay những khoản lớn từ ngân hàng trung ương để đảm bảo khả
năng thanh toán?
Nếu câu trả lời là có cho bất kỳ tín hiệu nào trên đây, nhà quản trị cần xem
xét lại chiến lược quản trị và thực tế khả năng thanh khoản để có các quyết định
thay đổi phù hợp nhằm mang lại một kết quả tốt hơn cho trạng thái thanh khoản.
1.4 Kiểm định các giả thiết về khả năng thanh khoản:
Để phản ánh tính thanh khoản và mức độ an toàn trong 3 năm 2006, 2007,
2008 của các ngân hàng thương mại Việt Nam, chúng ta tính các hệ số an toàn và
chỉ số thanh khoản trung bình, bằng cách cộng hệ số, chỉ số của 3 năm, rồi chia ba.
Các hệ số, chỉ số bao gồm: Hệ số H1: Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy động; Hệ số
H2: Vốn tự có/Tổng tài sản “Có”; Chỉ số H3: (Tiền mặt+Tiền gửi tại các
TCTD)/Tổng tài sản “Có”; Chỉ số H4: Dư nợ/Tổng tài sản “Có”; Chỉ số H5: Dư
- 23 -
nợ/Tiền gửi khách hàng; Chỉ số H6: (Chứng khoán kinh doanh+Chứng khoán sẵn
sàng để bán)/Tổng tài sản “Có”; Chỉ số H7: Tiền gửi và cho vay TCTD/Tiền gửi và
vay từ TCTD; Chỉ số H8: (Tiền mặt+Tiền gửi tại TCTD)/Tiền gửi của khách hàng.
Sử dụng phần mềm SPSS, phiên bản 13.0, chúng ta có bảng thống kê mô tả
về các hệ số an toàn và chỉ số thanh khoản trung bình như sau:
Descriptive Statistics
34 4,6291 64,1514 21,102429 16,9287214
34 4,4212 37,2503 15,641409 9,6535622
34 1,3425 40,0438 13,615604 9,1065315
34 35,1357 74,9058 55,504179 12,3916479
34 56,5555 205,9790 116,5710 41,4561232
34 ,0000 24,5755 7,750004 6,8282490
34 ,3760 98593,14 2901,380 16908,30538
34 3,4572 147,4051 30,977884 28,3425040
34
Von tu co/Tong von huy
dong
Von tu co/Tong tai san co
Trang thai tien mat
Nang luc cho vay
Du no/Tien gui
Chung khoan thanh
khoan
Trang thai rong doi voi
TCTD
(Tien mat + tien gui tai
TCTD)/Tien gui khach
hang
Valid N (listwise)
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
Để có cơ sở xác định độ tin cậy cho các nhận định, đánh giá, phân tích trong
Chương 2, chúng ta sử dụng phần mềm SPSS, phiên bản 13.0 để tiến hành kiểm
định một số giả thiết về chỉ số thanh khoản như sau:
1.4.1 Kiểm định về chỉ số H3 - trạng thái tiền mặt:
Giả thiết đặt ra là H3 = 16,8%. Kết quả phân tích bằng SPSS:
One-Sample Statistics
34 13,615604 9,1065315 1,5617573Trang thai tien mat
N Mean Std. Deviation
Std. Error
Mean
One-Sample Test
-2,039 33 ,050 -3,1843964 -6,361815 -,006977Trang thai tien mat
t df Sig. (2-tailed)
Mean
Difference Lower Upper
95% Confidence
Interval of the
Difference
Test Value = 16.8
- 24 -
Chỉ số H3 bình quân của mẫu là 13,62%.
Qua kiểm định, bác bỏ giả thiết H3=16,8%, với xác suất phạm sai lầm rất
thấp 5%, chấp nhận chỉ số H3<16,8% (Mean Difference = -3,1843964). Điều đó có
nghĩa là, về tổng thể, các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ dự trữ tài sản thanh
khoản chưa tới 16,8% so với tổng tài sản “Có”.
1.4.2 Kiểm định về chỉ số H4 - năng lực cho vay:
Giả thiết đặt ra: H4=51,1%. Kết quả phân tích bằng SPSS:
One-Sample Statistics
34 55,504179 12,3916479 2,1251501Nang luc cho vay
N Mean Std. Deviation
Std. Error
Mean
One-Sample Test
2,072 33 ,046 4,4041792 ,080529 8,727830Nang luc cho vay
t df Sig. (2-tailed)
Mean
Difference Lower Upper
95% Confidence
Interval of the
Difference
Test Value = 51.1
Chỉ số H4 bình quân của mẫu là 55,5%.
Qua kiểm định, bác bỏ giả thiết H4=51,1%, với xác suất phạm sai lầm rất
thấp 4,6%51,1% (Mean Difference = 4,4041792). Điều
đó có nghĩa là, về tổng thể, các ngân hàng thương mại Việt Nam cho vay trên
51,1% so với tổng tài sản “Có”.
1.4.3 Kiểm định về chỉ số H5 - Dư nợ/tiền gửi:
Giả thiết đặt ra: H5=102%. Kết quả phân tích bằng SPPS:
One-Sample Statistics
34 116,5710 41,4561232 7,1096665Du no/Tien gui
N Mean Std. Deviation
Std. Error
Mean
- 25 -
One-Sample Test
2,049 33 ,048 14,570990 ,106265 29,035715Du no/Tien gui
t df Sig. (2-tailed)
Mean
Difference Lower Upper
95% Confidence
Interval of the
Difference
Test Value = 102
Chỉ số H5 bình quân của mẫu là 116,57%.
Qua kiểm định, bác bỏ giả thiết H5=102%, với xác suất phạm sai lầm rất thấp
4,8%102% (Mean Difference = 14,570990). Như vậy, về
tổng thể, tỷ lệ dư nợ/tiền gửi của các ngân hàng thương mại Việt Nam lớn hơn
102%. Điều này có nghĩa, bình quân ngân hàng cứ huy động được 1 đồng thì cho
vay trên 1,02 đồng. Để đảm bảo DTBB và khả năng thanh toán, các ngân hàng phải
vay mượn vốn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng.
1.4.4 Kiểm định về chỉ số H6 - Chứng khoán thanh khoản:
Giả thiết đặt ra: H6=10,2%. Kết quả phân tích bằng SPPS:
One-Sample Statistics
34 7,750004 6,8282490 1,1710350
Chung khoan
thanh khoan
N Mean Std. Deviation
Std. Error
Mean
One-Sample Test
-2,092 33 ,044 -2,4499964 -4,832485 -,067508
Chung khoan
thanh khoan
t df Sig. (2-tailed)
Mean
Difference Lower Upper
95% Confidence
Interval of the
Difference
Test Value = 10.2
Chỉ số H6 bình quân của mẫu là 7,75%.
Qua kiểm định, bác bỏ giả thiết H6=10,2%, với xác suất phạm sai lầm rất
thấp 4,4%<5%, chấp nhận chỉ số H6<10,2% (Mean Difference = -2,4499964). Như
vậy, về tổng thể, tỷ lệ nắm giữ chứng khoán thanh khoản của các ngân hàng thương
mại Việt Nam thấp hơn 10,2%. Tổng cộng, hai chỉ số H3, H6 qua kiểm định cho
thấy, tài sản dự trữ thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam là 27% (16,8% +
- 26 -
10,2%), thấp hơn chỉ số bình quân (cash + securities)/Assets của 100 ngân hàng lớn
nhất của Mỹ là 32% [16].
Đánh giá kết quả kiểm định: Mức sai lầm cho phép là nhỏ hơn hoặc bằng
5%. Các kiểm định đều thoả mãn yêu cầu này; có nghĩa chúng ta hoàn toàn yên tâm
khi bác bỏ giả thiết, bởi lẽ xác suất xãy ra cho tình huống đúng với giả thiết rất thấp
≤5%. Kết quả kiểm định cho thấy những phân tích, đánh giá, nhận định về tính
thanh khoản của các ngân hàng thương mại ở Chương 2 là phù hợp: tỷ lệ nắm giữ
tài sản dự trữ cho nhu cầu thanh khoản thấp; trong khi tỷ lệ cho vay cao, ngân hàng
sử dụng gần như toàn bộ nguồn vốn huy động được để cấp tín dụng. Thực ra, số
lượng ngân hàng được khảo sát là 34/41 ngân hàng đã hoạt động, nên mức bình
quân của các chỉ số thanh khoản của mẫu đã phản ánh được mức bình quân của các
chỉ số đó ở phạm vi tổng thể. Thực hiện kiểm định bằng phần mềm SPSS, phiên bản
13.0 để tăng thêm độ tin cậy cho các phân tích, đánh giá ở phần sau.
Kết luận Chương 1: Như vậy, thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là
vấn đề thường xuyên, then chốt quyết định đến sự tồn tại của các ngân hàng. Về lý
thuyết, có ba chiến lược, sáu phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản. Tùy vào đặc
điểm về phạm vi, quy mô hoạt động, năng lực quản lý và môi trường kinh tế vĩ mô
mà ngân hàng lựa chọn chiến lược, phương pháp quản trị thanh khoản tương ứng.
Các ngân hàng thương mại Việt Nam nếu mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh
và hiệu quả, an toàn trong hoạt động, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay, vấn
đề thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản không thể xem nhẹ. Trong thời gian
qua, khi Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, tính thanh khoản
của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã gặp khó khăn nhất định. Chúng ta sẽ
tìm hiểu vấn đề này ở Chương 2; qua đó, một số kiến nghị và gợi ý sẽ được đưa ra ở
Chương 3, với mong muốn nhỏ góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh
khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới.
- 27 -
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam:
2.1.1 Bức tranh tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam:
Năm 1989, hệ thống ngân hàng Việt Nam được chuyển đổi từ hệ thống ngân
hàng một cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng thực hiện cả
chức năng của ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương, sang hệ thống ngân
hàng hai cấp có định hướng thị trường hơn. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài
được phép tham gia vào thị trường từ năm 1994.
Do kế thừa hệ thống ngân hàng một cấp trước đây, các ngân hàng thương
mại nhà nước hiện đóng vai trò chi phối trong khu vực ngân hàng. Năm ngân hàng
thương mại nhà nước gồm Ngân hàng Ngoại thương (tính đến cuối năm 2007 đã cổ
phần hoá), Ngân hàng Công thương (tính đến cuối năm 2008 đã cổ phần hoá),
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm 57,05% tổng dư nợ và
58,07% tổng vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng
thương mại cổ phần, dù đã gia tăng nhanh chóng về số lượng và một số đã tăng
mạnh về tài sản “Có”, nhưng hiện vẫn chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trên thị trường:
33,94% tổng dư nợ và 33,14% tổng vốn huy động [8]. Sự tham gia của các ngân
hàng nước ngoài vẫn còn hạn chế. Hoạt động của các ngân hàng này chiếm khoảng
10% thị phần trong năm 2007. Các ngân hàng nước ngoài nhìn chung đều tập trung
vào một phân đoạn hẹp trên thị trường là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài và một số doanh nghiệp chọn lọc trong nước.
Vào giữa những năm 1990, Việt Nam bắt đầu cải cách hệ thống ngân hàng, ở
cả cấp độ Ngân hàng Nhà nước và cấp độ ngân hàng thương mại.
Ở cấp độ Ngân hàng Nhà nước, các hoạt động cải cách được thực hiện để
hoàn thiện hơn nữa khuôn khổ pháp lý và tạo thuận lợi cho hoạt động ngân hàng.
Cơ chế quản lý của ngân hàng trung ương đã được cải thiện đáng kể thông qua việc
- 28 -
xoá bỏ các kiểm soát trực tiếp và can thiệp vào hoạt động của các ngân hàng thương
mại, để tạo thêm quyền tự chủ và nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng thương
mại trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh của ngân hàng mình. Khuôn khổ
pháp lý cho hoạt động ngân hàng cũng được cải thiện. Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam đã được ban hành thay thế các
pháp lệnh về ngân hàng ít tiên tiến hơn. Các văn bản pháp lý hỗ trợ khác cũng được
ban hành để đáp ứng với sự phát triển mới của hệ thống ngân hàng và toàn bộ khu
vực tài chính.
Ở cấp độ ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại nhà nước được
khuyến khích hoạt động theo hướng thương mại hơn. Các khoản nợ xấu có nguồn
gốc từ trước đã được phân loại và xử lý thông qua một số chương trình xử lý nợ trên
phạm vi cả nước. Cho vay theo chỉ định và cho vay chính sách đã bắt đầu được tách
khỏi các hoạt động thương mại với sự ra đời của Ngân hàng người nghèo tiền thân
của Ngân hàng chính sách hiện nay, và sự ra đời của Quỹ hỗ trợ phát triển nay là
Ngân hàng phát triển. Các ngân hàng thương mại cổ phần được củng cố để vượt qua
những khó khăn và sự đổ vỡ vào những ngày đầu mới thành lập. Quản trị ngân hàng
cũng đã được cải thiện với việc ban hành mẫu điều lệ mới cho các ngân hàng
thương mại cổ phần. Cũng có vài vụ sáp nhập bắt buộc để loại bỏ những ngân hàng
thương mại cổ phần nhỏ không có khả năng tồn tại. Kết quả, quan niệm thương mại
trong hệ thống ngân hàng đã được tăng cường, khu vực ngân hàng đã được củng cố
và Việt Nam đạt được sự ổn định tài chính kể cả khi khu vực xãy ra cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ năm 1997.
Vào đầu năm 2001, Việt Nam tiếp tục thực hiện một chương trình cải cách
hệ thống ngân._.
Một số ngân hàng thương mại đạt mức vốn tự có tương đương 800 - 1.000 triệu
USD đến năm 2010, có thương hiệu mạnh và khả năng cạnh tranh quốc tế. Phấn đấu
hình thành được ít nhất một tập đoàn tài chính hoạt động đa năng trên thị trường tài chính
trong và ngoài nước.
3.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân
hàng thương mại Việt Nam:
3.2.1 Về phía Chính phủ:
3.2.1.1 Một ngân hàng trung ương độc lập và đủ mạnh:
Trong đề án phát triển Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ chưa nêu rõ mô hình
Ngân hàng Nhà nước sẽ theo mô hình nào: trực thuộc Chính phủ hay độc lập với
- 59 -
Chính phủ. Tuy nhiên, cho dù áp dụng mô hình nào đi nữa, vấn đề then chốt là phải
nâng cao vị thế và tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước với Chính phủ. Có như
vậy Ngân hàng Nhà nước mới có thể đưa ra các quyết định điều hành chính sách
tiền tệ một cách nhanh chóng, nhằm tác động đến nền kinh tế một cách kịp thời và
mang lại hiệu quả cao.
3.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống luật pháp đáp ứng yêu cầu hội nhập:
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 xãy ra bắt đầu ở Thái Lan;
sau đó nhanh chóng lan sang một loạt các nước trong khu vực và tác động tới toàn
thế giới. Trong số những nước đã tự do hóa thị trường vốn và nằm trong vòng xoáy
cuộc khủng hoảng đó, không phải ngẫu nhiên mà nước khống chế tốt nhất những
tác động của cuộc khủng hoảng, Singapore, chính là nước có hệ thống luật pháp tốt
nhất. Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và
thế giới. Cho nên, việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý nói chung và
hệ thống hành lang pháp lý về hoạt động ngân hàng nói riêng là cần thiết và cấp
bách. Trong thời gian tới, cần tập trung triển khai xây dựng Luật Ngân hàng Nhà
nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật giám sát hoạt động ngân hàng và Luật bảo
hiểm tiền gửi; rà soát, sửa đổi hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực ngân hàng
đảm bảo phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.
Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng
thương mại lành mạnh, minh bạch, vận hành theo cơ chế thị trường có sự kiểm soát
hợp lý của Chính phủ. Muốn vậy, cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng
loại hình ngân hàng: thương mại, đầu tư, chính sách, phát triển để tránh những đặc
điểm riêng có của loại hình ngân hàng này trở thành lợi thế cạnh tranh không công
bằng với loại hình ngân hàng khác. Trong dự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi, cần
nghiên cứu nâng mức bảo hiểm tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng. Bởi lẽ,
việc nâng mức tiền gửi được bảo hiểm làm cho người gửi tiền yên tâm hơn, tránh
tình trạng rút tiền hàng loạt. Điều này sẽ giúp các ngân hàng thương mại ổn định
được nguồn tiền gửi, nhất là khi xảy ra tình trạng căng thẳng thanh khoản như
những tháng đầu năm 2008.
- 60 -
3.2.1.3 Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà
nước:
Báo cáo nghiên cứu “Hội nhập quốc tế trong hệ thống ngân hàng” tháng 5
năm 2005, được soạn thảo bởi Trung tâm kinh tế (Center for International
Economics, TS. Jenny Gordon, Ông Bob Warrner), Công ty TNHH tư vấn
Erskinomics (Erskinomics Consulting Pty Limited, Alex Erskine, Chuyên gia tư
vấn trưởng quốc tế), Vietbid (Nguyễn Thanh Hà, Phạm Quang Thành, Nguyễn Vân
Anh) cho rằng, sự chi phối của sở hữu nhà nước trong các ngân hàng là không
tương thích với một hệ thống ngân hàng có sự cạnh tranh cao. Một hệ thống ngân
hàng hiệu quả cần có mức độ cạnh tranh cao; do vậy, nếu có sở hữu nhà nước thì
ngân hàng này phải có khả năng hoạt động như một pháp nhân độc lập.
Thực tế ở Việt Nam cho thấy, sự chi phối của các ngân hàng thương mại nhà
nước trong hệ thống ngân hàng là khá lớn. Điều này được xem là một điểm yếu của
hệ thống ngân hàng Việt Nam. Không còn sự lựa chọn nào khác là phải tiến hành cổ
phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước để tăng năng lực cạnh tranh và hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng này. Một điểm cần lưu ý ở đây là, việc cổ phần
hoá các ngân hàng thương mại nhà nước phải thay đổi được cách thức quản trị ngân
hàng, tránh tình trạng “bình mới rượu cũ”. Cùng với tiến trình hội nhập và các cam
kết quốc tế, có thể giảm dần tỷ lệ nắm giữ vốn cổ phần của nhà nước trong các ngân
hàng này sau khi cổ phần hoá.
3.2.2 Về phía Ngân hàng Nhà nước:
3.2.2.1 Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và vừa đủ:
Nhìn chung, trong thời gian qua, chính sách tiền tệ được thực thi bởi Ngân
hàng Nhà nước đã góp phần vào thành tích tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam, ổn
định tỷ giá có lợi cho xuất khẩu, tăng cường dự trữ ngoại hối cho đất nước, giữ mức
lạm phát trong vòng kiểm soát theo hướng thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy
nhiên, việc kết hợp các công cụ trong chính sách tiền tệ; giữa chính sách tiền tệ
thuộc điều tiết của Ngân hàng Nhà nước và chính sách tài khoá trong vòng kiểm
soát của Bộ tài chính đôi lúc còn trái chiều, chưa đồng bộ. Chính sách tiền tệ của
- 61 -
Ngân hàng Nhà nước đôi khi còn quá tham vọng, theo đuổi nhiều mục tiêu, làm
giảm hiệu quả tác động của chính sách này đối với nền kinh tế; tạo ra sự mâu thuẫn
không đáng có trong việc phát đi tín hiệu cho thị trường. Rõ ràng với xu thế hội
nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, việc hoàn thiện các
công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của
chính sách này, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao và bền vững là yêu cầu cấp bách
hiện nay.
Chúng ta có thể thấy rất rõ ở thời điểm cuối năm 2007 và đầu năm 2008, các
biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ chỉ tập trung vào lĩnh vực tiền tệ. Và
dường như để thể hiện quyết tâm chống lạm phát đến cùng của mình, Ngân hàng
Nhà nước đã thực hiện hàng loạt giải pháp mạnh, trong đó việc phát hành tín phiếu
bắt buộc với tổng giá trị 20.300 tỷ đồng được xem là một biện pháp hành chính khá
mạnh. Kết quả, thị trường tiền tệ bị xáo trộn, các ngân hàng chạy đua lãi suất nhằm
thu hút tiền gửi đáp ứng nhu cầu thanh khoản, thị trường chứng khoán, bất động sản
sụt giảm,... Trong tình huống kiềm chế lạm phát, việc thực thi chính sách tiền tệ thắt
chặt là cần thiết, nhưng việc sử dụng liên tiếp nhiều biện pháp mạnh như thế trong
một khoảng thời gian chưa đủ để thị trường thích ứng, nên được xem xét cẩn trọng
hơn. Hơn nữa, lạm phát không chỉ do nguyên nhân từ tiền tệ, cho nên, muốn kiềm
chế thành công cơn tăng giá phải thực hiện nhiều gói giải pháp đồng bộ từ các lĩnh
vực khác ngoài lĩnh vực tiền tệ, tín dụng.
3.2.2.2 Kiểm soát việc thành lập ngân hàng thương mại:
Có ý kiến cho rằng, hiện nay có quá nhiều ngân hàng thương mại hơn mức
cần thiết tại Việt Nam [4]; do đó, để có được một hệ thống ngân hàng mạnh, nên
sáp nhập các ngân hàng nhỏ và có thể sáp nhập ba ngân hàng thương mại lớn: Ngân
hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành
một ngân hàng tầm cỡ trong khu vực. Quan điểm của học viên, có nhiều hay không
nhiều số lượng ngân hàng thương mại không phải là yếu tố quyết định năng lực
cạnh tranh của các ngân hàng, mà vấn đề là cần kiểm soát chặt chẽ hơn và nâng dần
các tiêu chuẩn khi thành lập các ngân hàng mới. Làm sao cho các quy định, tiêu
- 62 -
chuẩn này là thử thách đầu tiên và là thước đo tương đối chính xác về năng lực của
các sáng lập viên của một ngân hàng thương mại mới. Việc quy định mức vốn pháp
định 1.000 tỷ đồng khi thành lập ngân hàng thương mại là phù hợp; tuy nhiên, trong
thời gian tới nên xem xét nâng dần mức vốn này, đồng thời, có thể ban hành các
quy định chặt chẽ hơn, chẳng hạn quy định về việc góp vốn thành lập ngân hàng của
các tập đoàn kinh tế lớn. Đây là sự việc mà báo chí trong nước thời gian qua đề cập
khá nhiều và được coi là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát và làm giảm
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và của chính ngân hàng được thành lập.
Trong tiến trình xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thực sự
vững mạnh, cần đề ra quy chế, quy định đối với các ngân hàng không đáp được các
tiêu chuẩn chung; có thể tính đến việc sáp nhập, mua lại những ngân hàng này.
3.2.2.3 Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ xa hoạt
động của các ngân hàng thương mại:
Công tác giám sát từ xa hiện nay vẫn được chi nhánh Ngân hàng Nhà nước
tại các tỉnh, thành phố thực hiện. Nhưng tính xác thực của các báo cáo giám sát này
để phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô chưa cao, chưa phản ánh trung thực tình
trạng hoạt động nói chung và tình trạng thanh khoản nói riêng của các ngân hàng.
Báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Á “Strengthening the banking supervision
and liquidity risk management system of the people’s bank of China” có đưa ra một
số gợi ý nhằm tăng cường hoạt động giám sát của ngân hàng trung ương như: phát
triển hệ thống cảnh báo sớm (early warning system), sử dụng dữ liệu hệ thống thanh
toán để phân tích thanh khoản, xây dựng hệ thống chỉ số thanh khoản,... Ngân hàng
Nhà nước có thể tham khảo khi dự thảo Luật giám sát hoạt động ngân hàng. Trước
mắt, cần rà soát Quyết định 477/2004/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 4 năm 2004 của
Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các
đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các TCTD, sửa đổi những biểu mẫu chưa phù
hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các báo cáo này trong việc thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng và chức năng ngân hàng
trung ương của Ngân hàng Nhà nước.
- 63 -
3.2.3 Về phía các ngân hàng thương mại:
Qua phân tích ở Chương 2, dường như các ngân hàng thương mại Việt Nam
không chú trọng đến tính thanh khoản và quản trị thanh khoản. Điều này có nhiều
nguyên nhân, nhưng có lẽ việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Chính
phủ đã tạo ra những điều kiện và môi trường kinh doanh khá thuận lợi cho việc gia
tăng nhanh chóng các khoản tín dụng; ví dụ, chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế cho phép một mức cung tiền khá dồi dào. Trong bối cảnh
như vậy, các ngân hàng thương mại đã xao lãng hoạt động then chốt, quyết định đến
sự an toàn trong hoạt động ngân hàng: đó là quản trị thanh khoản. Một số gợi ý sau
có thể mang lại hiệu quả trong hoạt động quản trị thanh khoản của các ngân hàng
thương mại ở mức độ nào đó.
3.2.3.1 Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết:
Rõ ràng khi thành lập, ngân hàng phải đảm bảo mức vốn điều lệ cao hơn
mức vốn pháp định. Ở đây, muốn đề cập đến vấn đề, ngân hàng nên duy trì mức
vốn tự có một cách hợp lý, cân đối so với quy mô và phạm vi hoạt động của ngân
hàng mình. Một chỉ số H1, H2 quá cao hay quá thấp đều không hiệu quả và an toàn
đối với ngân hàng. Tại thời điểm số liệu thu thập được, còn 3 ngân hàng chưa đảm
bảo mức vốn điều lệ lớn hơn mức vốn pháp định. Các ngân hàng này cần xây dựng
phương án tăng vốn để đạt được mức vốn cần thiết theo quy định. Tuy nhiên, không
phải tăng vốn bằng mọi giá. Các ngân hàng cũng nên nghĩ tới phương án sáp nhập
với nhau khi phương án tăng vốn là bất khả thi hoặc tốn nhiều chi phí.
Trong chỉ tiêu tiền tệ và hoạt động ngân hàng giai đoạn 2006 - 2010, Ngân
hàng Nhà nước có đặt ra chỉ tiêu về hệ số CAR không thấp hơn 8%. Tuy nhiên, theo
“Financial Management and Analysis of Projects” của ADB năm 2005, có kiến nghị
rằng: hệ số CAR ở mức 8% áp dụng với các nước OECD, còn đối với các nền kinh
tế mới nổi hệ số này nên là 12%. Do vậy, mặc dù Ngân hàng Nhà nước không yêu
cầu, nhưng các ngân hàng thương mại nên đặt ra mục tiêu hệ số CAR 12% để phấn
đấu. Điều đó theo ý kiến học viên là cần thiết trong điều kiện quy mô và tiềm lực tài
chính của các ngân hàng trong nước còn hạn chế. Tương tự hệ số H1, H2, hệ số CAR
- 64 -
cao quá hoặc thấp quá cần được phân tích, đánh giá đầy đủ nhằm đảm bảo một hệ
số CAR phù hợp với quy mô, đặc điểm và phạm vi hoạt động của từng ngân hàng.
3.2.3.2 Tăng cường công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô:
Điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
Khi Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách ban hành
liên tiếp hàng loạt các giải pháp mạnh, khả năng thanh khoản của các ngân hàng
thương mại Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn. Bởi trước đó, có thời điểm tình trạng
dư thừa vốn khả dụng đã xãy ra ở một số ngân hàng. Các ngân hàng này đã giảm lãi
suất huy động tiền gửi. Nhưng khi, điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi, các ngân hàng
trở nên lúng túng. Điều này chứng tỏ, việc tăng cường và nâng cao hiệu quả của
công tác dự báo kinh tế ở các ngân hàng là cần thiết. Nghiên cứu “Liquidity,
banking regulation and the macroeconomy” của Oriol Aspachs, Erlend Nier, Muriel
Tiesset về 57 ngân hàng nội địa Anh Quốc, giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2003,
cho thấy có sự tác động qua lại giữa các điều kiện kinh tế vĩ mô và khả năng thanh
khoản của ngân hàng. Khi nền kinh tế ở thời kỳ suy giảm, các ngân hàng có xu
hướng dự trữ nhiều tài sản thanh khoản; ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng
mạnh, các tài sản dự trữ thanh khoản được giảm bớt đi.
3.2.3.3 Xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ phù hợp:
Các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua không ngừng mở
rộng mạng lưới hoạt động. Đây là một lợi thế rất đáng kể so với các ngân hàng nước
ngoài khi mở chi nhánh tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài việc tính bài toán chi phí -
lợi nhuận mang lại khi mở các chi nhánh, phòng giao dịch, các ngân hàng phải tính
đến việc luân chuyển các dòng vốn giữa chi nhánh, phòng giao dịch với hội sở
chính như thế nào để đảm bảo tính thanh khoản của cả hệ thống với chi phí thấp
nhất. Muốn làm được điều này, cần có một nền tảng công nghệ (hệ thống ngân hàng
cốt lõi - core banking) hiện đại. Do vậy, không còn cách nào khác, các ngân hàng
cần phải đầu tư nhiều hơn vào công nghệ thông tin; tất nhiên, không dễ dàng gì để
thực hiện được trong khi quy mô vốn tự có của các ngân hàng thương mại còn nhỏ
như hiện nay. Tuy nhiên, trong mọi tình huống, việc luân chuyển vốn nội bộ phải
- 65 -
gắn với hiệu quả kinh doanh của từng chi nhánh, phòng giao dịch và vốn được tập
trung về hội sở chính; có như vậy mới dự báo, đo lường được nhu cầu thanh khoản
một cách chính xác và từ đó có chiến lược quản trị thanh khoản phù hợp. Trường
hợp BIDV, do hội sở chính không quy định cụ thể các giới hạn an toàn trong hoạt
động đối với các chi nhánh, nên có nhiều thời điểm lượng vốn trên tài khoản tiền
gửi của một số chi nhánh tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố ở mức
quá cao; trong khi nếu lượng vốn này được điều chuyển kịp thời về hội sở chính thì
khả năng thanh khoản của toàn hệ thống được tăng cường đáng kể.
Cơ chế chuyển vốn nội bộ còn phải tính đến sự khác biệt về điều kiện kinh tế
- xã hội ở địa bàn mà chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động. Một chính sách giống
nhau đối với mọi điểm giao dịch có thể dẫn đến việc mất thị phần không đáng có;
chẳng hạn, lãi suất huy động tiền gửi ở các địa bàn đều giống nhau có thể làm giảm
lượng tiền gửi ở một số địa bàn có mức độ cạnh tranh cao hoặc có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn. Một chính sách phân biệt hoá phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế nhờ lợi thế quy mô.
3.2.3.4 Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa tài sản “Có” - tài sản “Nợ”:
Thực chất đây là việc áp dụng chiến lược cân đối giữa tài sản “Có” và tài sản
“Nợ” hay quản trị thanh khoản cân bằng. Bất kỳ một sự mất cân đối nào giữa nguồn
vốn huy động và sử dụng vốn đều có thể dẫn đến những rủi ro về thanh khoản.
Thực tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam dường như dựa nhiều vào việc vay
mượn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Trong thời gian qua, một số ngân hàng
thương mại cổ phần có tỷ lệ đi vay trên thị trường liên ngân hàng rất lớn, chiếm tới
50% hoặc cao hơn so với dư nợ cho vay. Do thị trường tiền tệ biến động phức tạp
bởi chịu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt, nên các ngân hàng này có nhiều
thời điểm phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất trên 20%/năm, thậm
chí tới 30%/năm và cá biệt tới 40%/năm, nhưng lãi suất cho vay chỉ có tối đa là
21%/năm. Do vậy không những khả năng thanh khoản bị đe doạ mà còn ảnh hưởng
đến kết quả lợi nhuận. Ở thái cực khác, một số ngân hàng có nguồn vốn khả dụng
tương đối, nhất là các ngân hàng mới thành lập, số vốn góp của các cổ đông tạm
- 66 -
thời chưa sử dụng cho mục đích khác, thay vì cho khách hàng thông thường vay, đã
cho vay trên thị trường liên ngân hàng nhằm tìm kiếm chêch lệch lãi suất cao hơn.
Như vậy, việc vay mượn vốn lẫn nhau giữa các ngân hàng thời gian qua với tỷ lệ và
mức lãi suất cao như thế là không có lợi, gây mất an toàn cho cả hệ thống và chính
bản thân các ngân hàng. Với phân tích, đánh giá, so sánh nêu trên, một tỷ lệ dưới
50% tài sản “Có” sinh lời là các khoản tín dụng có lẽ hợp lý cho các ngân hàng
thương mại Việt Nam. Một vấn đề khác, các ngân hàng thương mại cũng cần quan
tâm đó là duy trì tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn ở một
mức hợp lý.
3.2.3.5 Gắn rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường trong quản trị:
Trong hoạch định chiến lược cũng như quản trị, điều hành thanh khoản hàng
ngày cần gắn liền phân tích, đánh giá rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường. Có
như vậy, chiến lược quản trị đề ra mới có tính khả thi và hiệu quả cao.
Rủi ro thị trường là những thay đổi về giá trị thị trường của tài sản và các
khoản nợ, ảnh hưởng đến thu nhập và vốn của ngân hàng. Trên thực tế, dạng rủi ro
thị trường điển hình nhất đối với nhiều ngân hàng là rủi ro lãi suất. Một thay đổi đột
ngột về lãi suất có thể tác động đến hoạt động kinh doanh ngân hàng dưới nhiều
cách thức khác nhau:
Thứ nhất, tăng lãi suất đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ có phần thu
nhập tăng thêm từ tài sản “Có” sinh lời và phải trả thêm một phần chi phí
cho các khoản nợ. Tuy nhiên, chi phí cho các khoản nợ thường có xu
hướng tăng nhanh hơn phần thu nhập có được từ tài sản trong ngắn hạn;
do đó lợi nhuận có thể bị giảm.
Thứ hai, lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thị trường của
tài sản và các khoản nợ nhạy cảm với lãi suất. Chẳng hạn, khi lãi suất
tăng, giá trị của cả tài sản và nợ đều giảm; nhưng thông thường, tác động
đến tài sản lớn hơn đối với nợ, dẫn đến sự giảm sút về giá trị ròng. Mặc
dù, những thay đổi này không tác động đến lợi nhuận, nhưng làm thay
đổi trạng thái vốn của ngân hàng.
- 67 -
Thứ ba, một loại rủi ro được xem là rủi ro cơ bản, đó là các mức lãi suất
không thay đổi như nhau. Tác động của thay đổi lãi suất đến vốn và thu
nhập của ngân hàng phụ thuộc vào loại tài sản và khoản nợ mà ngân hàng
nắm giữ và sự thay đổi lãi suất của loại tài sản và nợ này liên quan đến
loại tài sản và nợ khác ra sao.
Đánh giá và quản lý rủi ro thị trường là một công việc khó khăn, phức tạp.
Nhìn chung, cấu trúc lại bảng cân đối tài sản, sử dụng các công cụ phái sinh về lãi
suất là các ý tưởng nên được xem xét, để làm dịu bớt tác động của thay đổi lãi suất
không mong đợi theo cách chi phí và thu nhập phát sinh do thay đổi lãi suất sẽ cân
bằng với nhau và ảnh hưởng thấp nhất đến trạng thái vốn của ngân hàng.
Thanh khoản và rủi ro thị trường là hai khái niệm tách biệt nhau; nhưng
chúng có sự đan xen với nhau theo nhiều cách khác nhau. Thường thì, nỗ lực quản
lý rủi ro loại này sẽ giúp giảm nhẹ tổn thất do rủi ro loại kia gây ra; tất nhiên, đôi
khi các hoạt động quản lý này có mâu thuẫn với nhau. Hội đồng quản lý tài sản
“Nợ” - tài sản “Có” (ALCO) của ngân hàng có trách nhiệm giám sát đồng thời hai
loại rủi ro này. Quá trình giám sát nên là chuỗi ra các quyết định kịp thời, chính xác
làm cân bằng giữa nguồn vốn có thể khai thác tài trợ với nhu cầu thanh khoản; tài
sản nhạy cảm lãi suất với khoản nợ nhạy cảm lãi suất; và hai loại tài sản, nợ nêu
trên với mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng.
3.2.3.6 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá nội bộ:
Hiện nay, phần lớn các ngân hàng thương mại thực hiện phân loại nợ, trích
dự phòng rủi ro theo Điều 6 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4
năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức
tín dụng. Các nội dung của Quyết định trên nhìn chung đã tiếp cận được với cách
phân loại nợ và trích lập dự phòng của các ngân hàng trên thế giới. Việc thực hiện
Quyết định này đã giúp các ngân hàng thương mại đánh giá đúng, trung thực hơn
chất lượng các khoản tín dụng; từ đó, trích lập dự phòng hạn chế thấp nhất rủi ro có
thể xãy ra. Tuy nhiên, các quy định tại Điều 6 Quyết định nêu trên mang tính định
- 68 -
lượng, do vậy cũng có khiếm khuyết nhất định. Ví dụ, có những khoản nợ chưa phải
nợ quá hạn, nếu theo Điều 6 là nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn); nhưng có nhiều
thông tin không tốt về doanh nghiệp mà ngân hàng thu thập được, trong trường hợp
này ngân hàng có thể chuyển khoản nợ trên sang nhóm nợ có mức độ rủi ro cao
hơn. Như vậy, các ngân hàng Việt Nam nên tự xây dựng cho ngân hàng mình hệ
thống đánh giá nội bộ riêng theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, trong đó
có các chỉ tiêu định tính, nhằm phòng ngừa, hạn chế tốt nhất rủi ro có thể xãy ra đối
với các khoản cho vay. Kết quả của việc này là, ngân hàng có quỹ dự trữ cần thiết,
tương ứng với mức độ rủi ro của từng khoản cho vay; đây cũng là nguồn tài trợ cho
thanh khoản khi khoản vay gặp rủi ro.
3.2.3.7 Thiết lập mô hình tổ chức phù hợp:
Nhìn chung, các ngân hàng thương mại hiện nay đều có mô hình bộ máy tổ
chức tương tự nhau: Hội sở chính và các chi nhánh ở tỉnh, thành phố. Lợi thế dễ
thấy nhất của một mạng lưới rộng khắp như Agribank, là thuận lợi trong thu hút tiền
gửi và tăng trưởng tín dụng cùng dịch vụ. Tuy nhiên, các chi nhánh thực sự là
những ngân hàng nhỏ trong ngân hàng, cũng có chức năng của một ngân hàng
thương mại độc lập: cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo khả năng thanh
toán, quản lý rủi ro,... Với mô hình đó, khi có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, chi
nhánh gửi hội sở chính; ngược lại, khi có thiếu hụt, chi nhánh vay hội sở chính.
Thực tế, chức năng này thường giao cho phòng kế hoạch thực hiện; cho nên, có lúc
việc tính toán chưa kịp thời, chính xác gây ra tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt
nguồn vốn không đáng có. Bên cạnh đó, qua khảo sát chi nhánh của các ngân hàng,
chức năng quản lý rủi ro bị phân tán: mỗi phòng thực hiện quản lý rủi ro thuộc
nghiệp vụ của phòng mình, ví dụ phòng dịch vụ khách hàng quản lý các loại rủi ro
thanh toán, phòng tín dụng quản lý rủi ro từ phía khách hàng không trả được nợ,
phòng kế hoạch nguồn vốn quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro kỳ hạn, rủi ro lãi
suất,… Do vậy, cần tập trung chức năng quản lý rủi ro về hội sở chính; các chi
nhánh chỉ nên thực hiện hai chức năng cơ bản là marketing và tác nghiệp. Muốn
- 69 -
thực hiện điều này, đòi hỏi các ngân hàng thiết lập được mô hình tổ chức phù hợp
với đặc điểm, phạm vi, quy mô hoạt động của ngân hàng mình.
3.2.3.8 Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức
nghề nghiệp:
Phát triển nguồn nhân lực bao giờ cũng là mục tiêu hàng đầu của mọi tổ
chức, doanh nghiệp. Việc phát triển đội ngũ nhân viên quản lý nói chung và quản lý
thanh khoản nói riêng là cần thiết đối với bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Chính
bộ phận này sẽ tham mưu đắc lực cho cấp lãnh đạo ngân hàng trong việc đưa ra các
quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm ngăn chặn, khắc phục những rủi ro phát sinh và
hướng hoạt động kinh doanh đến những thành công mới. Do vậy, ngân hàng cần có
kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân viên một cách khoa học, minh bạch và
bình đẳng. Đặt nhân viên vào những vị trí thích hợp với khả năng của họ là một
khâu quan trọng trong công tác cán bộ, nhằm đảm bảo rằng chính đội ngũ nhân viên
này sẽ là những người góp phần vào thành công chung của ngân hàng. Một nhà lãnh
đạo có kinh nghiệm luôn hiểu rằng, biết rõ về sự phù hợp của mỗi cá nhân cho từng
vị trí công tác là cơ sở của tất cả những nỗ lực trong hiện tại và tương lai. Sự thiếu
quan tâm hay thiếu hiểu biết về việc này có thể khiến ngân hàng tốn kém cả về thời
gian và tiền bạc trong suốt quá trình hoạt động.
Các ngân hàng cũng nên xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho ngân hàng
mình. Một môi trường làm việc cởi mở, thân thiện và có bản sắc văn hoá riêng của
ngân hàng sẽ là động lực thúc đẩy đội ngũ nhân viên nhiệt tình cống hiến, sáng tạo
và luôn trung thành với ngôi nhà thứ hai của mình.
- 70 -
KẾT LUẬN
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, những lý thuyết
được học trong chương trình đào tạo bậc cao học - Trường đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh vào điều kiện thực tế ở Việt Nam, Luận văn đã thực hiện được
các nội dung sau đây:
Thứ nhất, phân tích nội dung cơ bản về quản trị rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng và quản trị rủi ro thanh khoản.
Thứ hai, đánh giá tính thanh khoản và quản trị thanh khoản, tìm ra những
hạn chế, tồn tại và một số gợi ý nhằm hoàn thiện hoạt động này trong thời gian đến
ở các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Lịch sử ngành ngân hàng trên thế giới đã trải qua hàng mấy trăm năm. Trong
quãng thời gian ấy, loài người đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của ngành
ngân hàng nhưng cũng không ít những lần thất bại. Ngân hàng thương mại là một
định chế tài chính trung gian, luôn kinh doanh bằng tiền của người khác: vay của
công chúng, các TCTD, ngân hàng trung ương trong và ngoài nước. Do vậy, sự sụp
đổ của bất kỳ ngân hàng nào, nếu không được xử lý thông minh và khéo léo đều có
thể lan nhanh và kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng thương mại khác.
Cùng với bước thăng trầm trong hệ thống ngân hàng, lý thuyết về quản trị thanh
khoản đã phát triển không ngừng và bổ sung cho phù hợp với thực tiễn biến động.
Vấn đề ở chỗ không phải sự thành công được mang lại từ việc thực thi chiến lược
quản trị thanh khoản này ở một ngân hàng này cũng đem lại sự thành công tương tự
cho một ngân hàng khác. Đó là điều mà những nhà hoạch định chiến lược quản trị
nói chung và quản trị thanh khoản nói riêng của các ngân hàng cần phải quan tâm.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”. Để phát triển hiệu quả nền kinh tế, phải phát triển vững chắc thị trường
tài chính ngân hàng đáp ứng đủ vốn cho yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã
góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, để phát
- 71 -
triển bền vững và tiếp tục cung ứng vốn đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế trong
bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, vấn
đề thanh khoản và quản trị thanh khoản của các ngân hàng cần được coi trọng hơn.
Luận văn chỉ mong góp phần nhỏ bé vào vấn đề cấp bách nêu trên. Luận văn
này được hoàn thành với sự giảng dạy tận tình của tập thể giảng viên Trường Đại
học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, sự hướng dẫn đầy tâm huyết của PGS.TS. Nguyễn
Đăng Dờn. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu tài liệu và vận dụng lý thuyết vào tình
huống cụ thể, nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai
sót. Rất mong các quý thầy cô trong Hội đồng và PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn cảm
thông và cho ý kiến để bản thân nâng cao được kỹ năng nghiên cứu trong thời gian
đến. Xin chân thành cám ơn!
*******
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Nguyễn Hải Bình (2008), “Niêm yết trên thị trường quốc tế - Cơ hội và
thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân
hàng (13), tr 28-33.
2. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nxb thống kê, TP Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tiền tệ ngân hàng, Nxb thống kê, TP Hồ Chí
Minh.
4. Huỳnh Thế Du (2008), “Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại: Việc cần
làm ngay”, Tạp chí công nghệ ngân hàng (27), tr 10-14.
5. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb
khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb tài chính,
Hà Nội.
7. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb lao động xã
hội, Hà Nội.
8. Ngân hàng Nhà nước (2005, 2006, 2007), Báo cáo thường niên.
9. Ngân hàng thương mại (2006, 2007, 2008), Báo cáo thường niên.
10. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
Nxb thống kê, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb thống kê,
TP Hồ Chí Minh.
12. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng hàng thương mại, Nxb tài chính,
Hà Nội.
II. Tiếng Anh
13. ADB (2005), Financial Management and Analysis of Projects, Manila,
Philippines.
14. Oriol Aspachs, Erlend Nier, Muriel Tiesset, Liquidity, banking regulation
and the macroeconomy, Bis.
15. Eddie Cade (1999), Banking risk - Reducing uncertainty to improve bank
performance, Glenlake publishing company ltd.
16. Evan Gatev, Til Schuermann, Philip E. Strahan (2006), Managing bank
liquidity risk: How deposit-loan synergies vary with market conditions,
Financial institutions center.
17. Benton E. Gup, James W. Kolari (2005), Commercial banking - The
management of risk, John Wiley & Son, Inc.
18. Joseph F. Sinkey (1998), Commercial bank financial managemnet, Prentice
Hall.
19. Denis G. Uyemura, Donald R. Van Deventer (1993), Financial risk
management in banking, A bank line publication.
III Website
20.
21.
22.
23.
24.
25. Website các ngân hàng thương mại Việt Nam.
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng tính Hệ số H1 và H2
Phụ lục 2: Bảng tính chỉ số H3
Phụ lục 3: Bảng tính chỉ số H4
Phụ lục 4: Bảng tính chỉ số H5
Phụ lục 5: Bảng tính chỉ số H6
Phụ lục 6: Bảng tính chỉ số H7
Phụ lục 7: Bảng tính chỉ số H8
Phụ lục 8: Bảng tính hệ số, chỉ số thanh khoản trung bình 3 năm (2006-2008)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA1991.pdf