Lời mở đầu
Đất nước ta hiện nay, đang trên con đường tiến hành CNH - HĐH. Vì vậy việc tạo ra khối lượng lớn cơ sở vật chất và kỹ thuật là điều tất yếu cho quá trình trong việc tạo ra khối lượng lớn này thì đầu tư XDCB đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy mà tình hình quản lý vốn đầu tư XDCB luôn là vấn đề mang tính thời sự được cả xã hội quan tâm theo dõi với những niềm vui, hy vọng và sự lo lắng, băn khoăn. Điều này được cắt nghĩa bởi tổng số vốn đầu tư ngày càng tăng theo đà phát triể
32 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản để phát triển kinh tế - Xã hội ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kinh tế của đất nước, phạm vi đầu tư trải rộng khắp mọi miền của tổ quốc từ miền rừng núi tới vùng hải đảo và trong tất cả các ngành kinh tế, văn hoá, khoa học... tạo nên một không khí sôi nổi ở mọi lúc mọi nơi đi cùng với việc gia tăng trên của vốn đầu tư XDCB thì việc quản lý vốn đầu tư đã và đang gây ra những tiêu cực thất thoát, lãng phí trong xây dựng đến mức báo động, xôn xao và bất bình trong dư luận xã hội.
Chính vì điều đó, để góp phần tháo gỡ những khó khăn trở ngại trong việc quản lý vốn đầu tư XDCB thì em xin đi vào nghiên cứu đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB để phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay" và bố cục của đề tài gồm 3 phần sau:
Phần I: Những vấn đề lý luận về đầu tư và đầu tư XDCB
Phần II: Tình hình sử dụng và quản lý vốn đầu tư XDCB trong những năm vừa qua 1991 - 2000
Phần III: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Thạc sỹ Phạm Văn Hùng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề án này.
Nhân dịp này em xin cám ơn các thầy cô trong bộ môn, trung tâm tư liệu thư viện trường Đại học KTQD và các bạn sinh viên đã tạo điều kiện thuận lợi và có những góp ý quý báu về nội dung đề án này.
Tuy nhiên, do còn hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp nghiên cứu nên đề án không tránh những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chân tình của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên, để cho em học tập thêm và hoàn thiện tốt các đề án sau.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2001
Sinh viên thực hiện
Đào xuân Cường
Phần 1 Những vấn đề lý luận về đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản
đầu tư và vốn đầu tư
Khái niệm và vai trò của đầu tư
Khái niệm :
Cho đến nay ,khái niệm về đầu tư đứng tren mổi góc độ được hiểu mỗi cách khác nhau như:
Trên giác độ thương mại :Đầu tư là sự bỏ tiền ra để kiếm ra một khối lượng tiền lớn hơn .
Trên giác độ quản lý :Đầu tư là sự phối hợp các nguồn lực để đạt được các lợi ích tàI chính và lợi kinh tế xã hội .
Trên giác độ kinh doanh :Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh để từ đó thu được số vốn lớn hơn.
Trên giác độ nền kinh tế :Đầu tư là sự hy sinh giá trị hiệnn tạI gắn với việc tạo ra các tàI sản mới cho nền kinh tế .
Như vậy chúng ta có kháI niệm về đầu tư như sau:”Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực nhằm duy trì tiềm lực sẵn có hoặc tạo ra các tàI sản mới cho nền kinh tế ”.
1.2.Vai trò của đầu tư
Trong giai đoạn hiện nay ,có thể coi hoạt động đầu tư là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế ,là chìa khoá của sự tăng trưởng .Vai trò này được thể hiện qua các mặt sau:
* Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu.
Đối với tổng cầu :Tác động của đầu tư là tác động trong ngắn hạn khi đầu tư tăng làm cho tổng cầu dịch chuyển dẩn đến giá tăng và sản lượng tăng khi tổng cung chưa thay đổi.
Đối với tổng cung :Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng các năng lực mới đI vvào hoạt động khi đó tổng cung tăng làm tăng sản lượng và giá giảm. Như vậy tác động của đầu tư đến tổng cung và tổng cầu đều làm tăng sản lượng cho nền kinh tế.
* Đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định của nền kinh tế
Do sự tác động không đồng thời về thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và tổng cung. Vì vậy mà bất kỳ sự thay đổi của đầu tư dù tăng hay giảm đều cùng lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia .
* Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế .
ĐIều này được thể hiện qua hệ số ICOR.
Vốn đầu tư
ICOR= ---------------------
Mức tăng GDP
Vốn đầu tư
Từ đó Mức tăng GDP= --------------------
ICOR
Nếu ICOR không tăng thì mức tăng GDp hoàn toàn phụ thuộc vào đầu tư .
* Đầu tư làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
Đầu tư làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật phát triển ,chiến lược phát triển kinh tế trong từng thời kỳ và nó tạo ra sự cân đối trên phạm vi nền kinh tế ,giữ các ngành ,các vùng lãnh thổ .
Về cơ cấu ngành :Đầu tư thường tăng nhanh ở các ngành công nghiệp và dịch vụ ,tăng chậm ở ngành nông nghiệp đIều này đã được chứng minh ở các nước phát triển .
Về cơ cấu vùng ,lãnh thổ :Đầu tư có tác dụng giảI quyết những mất cân đối giữa các vùng ,lãnh thổ ,phát huy được lợi thế so sánh của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn ,là bàn đạp cho các vùng khác cùng phát triển
* Đầu tư ảnh hưởng tới sự phát triển khoa học và công nghệ của đất nước.
Như chúng ta đã biết ,khoa học công nghệ tác động tới mọi mặt của nền kinh tế ,là nhân tố trung tâm của công nghiệp hoá .Vì vậy nó có vai trò quan trọng trong đIều kiện hiện nay nhưng để có và tăng cường khả năng khoa học vavf công nghệ của đất nước thì đầu tư có tính chất quyết định việc này .
2.Vốn đầu tư .
2.1 KháI niệm :
Trong nền kinh tế thi trường để tiến hành mọi hoạt động sản xuất kiinh doanh đều phảI có tiền hay cồn gọi là vốn .Với cơ sở sản xuất kiinh doanh đó là số vốn để xây dựng nhà xưởng ,mua máy móc thiết bị ,.. Số vốn để tiến hành các hoạt động là rất lớn ,do vậy số vốn sử dụng này sẽ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như tiền tiết kiệm của dân cư ,của cơ soẻ sản xuất kinh doanh và từ nguồn nước ngoàI .
Từ đây ,ta có thể rút ra kháI niệm về vốn đầu tư như sau:”Vốn đầu tư là tiền tích lủy của xã hội ,của các cơ sở sản xuất kiinh doanh dịch vụ ,là tiền tiết kiệm của dân cư và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình táI sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẳn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội .
2.2 Nội dung vốn đầu tư .
Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhầm táI sản xuất giản đơn và táI sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật và thực hiện các chi phí gắn liền với sự hoạt động của các cơ sở vật chất vừa táI sản xuất thông qua các hình thức xây dựng nhà cửa , kiến trúc hạ tầng ,mua sắm các máy móc và lắp đặt chúng trên nền bệ rồi tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác ,thực hiện các chi phí gắn liền với sự ra đời và hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật.
Xuất phát từ nội dung hoạt động đầu tư phát triển trên đây để tạo thuận lợi cho công tác quản lý việc sử duụng vốn đầu tư nhằm đem lạI hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất có thể chia vốn đầu tư thành các khoản mục sau :
Trên giác độ quản lý vĩ mô vốn đầi tư chi thành bốn khoản mục lớn như sau :
+ Những chi phí tạo ra tàI sản cố định (biểu hiện bằng tiền là vốn cố định ).
+ Những chi phí tạo ra tàI sản lưu động (biểu hiện bằng tiền là vốn lưu động) và các chi phí thường xuyên gắn liền với chu kỳ hoạt động của cấc tàI sản cố định vừa tạo ra.
+ Những chi phí chuẩn bị đầu tư chiếm khoảng 0,3-15% vốn đầu tư
+ Chi phí dự phòng .
- Trên giác đọ quản lí vi mô tạI các cơ sở ,những khoản mục trên lạI được tác thành các khoản chi tiết hơn:
+ Những chi phí tạo ra tàI sản cố định bao gồm :
Đ Chi phí ban đầu và đất đai .
Đ Chi phí xây dựng sửa chữa nhà của ,cấu trúc hạ tầng .
Đ Chi phí mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị dụng cụ,mua sắm phương tiện vận chuyển.
+ Những chi phí tạo ra tàI sản lưu động bao gồm :
Đ Chi phí nằm trong giai đoạn sản xuất như :chi phí nguyên vật liệu ,tiền lương công nhân..
Đ Chi phí nằm trong giai đoạn lưu thông gồm có sản phẩm dở dang tồn kho ,hàng hoá bán chịu ..
+ Chi phí chuẩn bị đầu tư bao gồm : chi phí nghien cứu cơ hội đầu tư ,chi phi nghiên cứu tiền khả thi ,chi phí nghiên cứu khả thi và thẩm định dự án .
+ Chi phí dự phòng .
3. Phân loạI đầu tư .
Trong công tác quản lý và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư ,các nhà kinh tế phân loạI hoạt động tư theo các tiêu thức khác nhau .Mỗi tiêu thức phân loạI đáp ứng nhu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau.
Những tiêu thức thường được sử dụng là ;
* Theo bản chất của các đối tượng đầu tủ phân thành .
Đầu tư cho các đói tượng vật chất (đầu tư tàI sản vật chất hoặc tàI sản thực như máy móc thiết bị ,nhà xưởng ..)
Đầu tư cho các đối tượng tàI chính(như mua cổ phiếu ,tráI phiếu ).
Đầu tư cho các đối tượng phi vật chất (đầu tư tàI sản trí tuệ và nguồn nhân lực ..)
*Theo cơ cấu táI sản xuất có thể phân chia thành :
Đầu tư chiều rộng :là loạI hình đầu tư đòi hỏi vốn lớn ,dễ khê đọng lâu ,thời gian thực hiện đầu tư dàI và thời gian thu hồi vốn lâu,tính phức tạp về kỹ thuật và độ mạo hiểm cao.
Đầu tư chiều sâu:là loạI hình đầu tư đòi hỏi khối lượng vốn ít hơn ,thời gian thực hiện đầu tư ngắn ,độ mạo hiểm thấp hơn so với đầu tư chiều rộng .
* Theo cấp quản lý ,đIều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo nghị định 42/CP ngày 16/7/1996 phân thành ba nhóm :nhóm A, nhóm B, nhóm C .Tuỳ theo tính chất và quy mô của dự án.
* Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư có thể phân chia thành :
Đầu tư cho phát triẻn sản xuất kiinh doanh .
Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật .
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội .
*Theo đặc đIểm hoạt động của các kết quả hoạt động đầu tư có thể phân chia thành :
Đầu tư cơ bản nhằm táI sản xuất các tàI sản cố định .
Đầu tư vận hành nhằm tạo các tàI sản lưu động .
* Theo thời gian thực và phatá huy tác dụng để thu hồi đủ vốn bỏ ra,các kết quả đầu tư có thể phân chia thành :
Đầu tư ngắn hạn .
Đầu tư dàI hạn .
* Theo quan hệ quản lý của các chủ đầu tư có thể phân chia thành :
Đầu tư gián tiếp .
Đầu tư trực tiếp .
* Theo nguồn vốn có thể phân thành ;
Vốn đầu tư từ trong nước .
Vốn đầu tư từ nước ngoàI .
* Theo vùng lãnh thổ :cách phân loạI này phản ánh tình hình đầu tư của từng tỉnh ,từng vùng kinh tế và ảnh hưởng của đầu tư đối với tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
đầu tư xây dựng cơ bản .
KháI niệm và vai trò của đầu tư XDCB
KháI niệm
Trước hết chúng ta cần hiểu về XDCB : Xây dựng cơ bản xét về bản chất nó là ngành sản xuất vật chất có chức năng táI sản xuất giản đơn và táI sản xuất mở rộng các tàI sản cố định có tính chát sản xuất và phi sản xuất thông qua hình thức xây dựng mới ,xây dựng lạI hay hiện đạI hoá và khôI phục lạI taìI sản đã có.
Như vậy ,Đầu tư XDCB là những hạot động đầu tư nhằm tạo ra các tàI sản cố định có tính chất sản xuất và không sản xuất cho nền kinh tế .
Vai trò của đầu tư XDCB.
Trông bất kỳ xã hội nào cũng đều phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng ,việc bảo đảm tính tương ứng này chính là nhiệm vụ của hoạt động đầu tư XDCB.
Như vậy muốn có nền kinh tế phát triển thì điều kiện trước tiên và cần thiết là phải tiến hành các hoạt động đâù tư XDCB.
Với các ngành kinh tế ,đầu tư XDCB là điều kiện cần thiết để phát triển tất cả ngành kinh tế quốc dân và tạo ra sự cân đối giữa chúng ,điều này đã được chứng minh ở nước ta qua những năm qua .
Mặt khác ,đầu tư XDCB là tiền đề cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế ,của các vùng lãnh thổ và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ .Vì vậy nó cũng nâng cao năng lực sản xuất cho từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân .Như thế ,có nghĩa là đầu tư XDCb tạo diều kiện phát triển sức sản xuất xã hội làm tăng giá trị sản xuất và giá trị sản phẩm trong nước ,tăng tích luỹ đồng thời nâng cao đời sống sinh hoạt của nhân dân ,đáp ứng yêu cầu xâydựng xã hội chủ nghĩa .
Đầu tư XDCB là một hoạt động rất quan trọng ,nó là một khâu trong quá trình đầu tư phát triển ,quyết định trực tiếp đến sự hình thành của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn,từng thời kỳ.
Đầu tư tạo nên một nền tảng vững chắc cho việc ứng dụng những công nghệ mới góp phần làm thay đổi các chính sách kinh tế của nhà nước phù hợp với tình hình hiện nay .
2/ Nội dung vốn đầu tư XDCB
2.1 Khái niệm
Như dã nói ở trên ,XDCB là hoạt động sản xuất vật chất ,vì thế để tiến hành được các hoạt động này thì cần phải có nguồn lực hay còn gọi là vốn và chúng ta có thể đưa ra khái niệm về vốn đầu tư như sau:
Vốn đầu tư XDCB gọi tắt là vốn cơ bản là tổng chi phí bằng tiền để tái sản xuất tài sản cố định có tính chất sản xuất nhoặc phi sản xuất cho nền kinh tế quốc dân.
2.2 Nội dung vốn đầu tư XDCb
2.2.1 Nội dung vốn Đầu tư XDCB
Vốn đầu tư XDCB bao gồm nhiều loại khác nhau về tính chất coong dụng và tỷ trọng tuỳ thuộc vào cơ cấu tính đặc thù của các tài sản cố định sẽ dược tạo ra .Cụ thể nội dung vốn đầu tư bao gồm những chiphí sau:
* Chi phí cho công tác thăm dò ,khảo sát ,thiết kế từng công trình cụ thể .
* Chiphí cho công tác xây dựng cơ bản ;Chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư XDCB bao gồm :
Chi phí cho công tác xây dựng mới ,mở rộng .
Chi phí cho công tác xây dựng lại hay hiện đại hoá .
Chi phí cho công tác khôi phục lại nhà cửa kiến trúc hạ tầng theo tiết kế đã duyệt .
* Chi phí cho công tác lắp đặt máy móc thiết bị trên nền bệ để chúng phát huy tác dụng theo đúng chức năng của mình bao gồm cả chi phí chạy thử ,kiểm tra chất lượng nhưng không bao gồm cả chi phí giá trị thiết bị và chi phí tu sửa thiết bị trước khi lắp .
* Chi phí mua sắm thiết bị cần lắp :Đây là toàn bộ chi phí để mua sắm ,vận chuyển và bốc dỡ các máy móc thiết bị của công trình từ nơi mua cho đến chân công trình .
* Chi phí mua sắm thiết bị không cần lắp đặt đó là những chi phí mua thiết bị có thể sử dụng ngay .
* Chiphí mua sắm công cụ sản xuất và đồ dùng quản lý nhưng chưa đủ tiêu chuẩn của tài sản cố định .
* Chi phí khôn glàm tăng tài sản cố định như chi phí đào tạo cán bộ ,chi phí khánh thành …
* Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản khác .
Vốn đầu tư XDCB là căn cứ để xác định giá trị tài sản cố định.Quy mô và tốc độ của nó quyết định đến quy mô của tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân .Thực hiện vốn đầu tư XDCB sẽ làm tăng quy mô của tài sản cố định cho nền kinh tế ,là yếu tố quyết định cho việc tăng năng lực sản xuất và tăng năng suất lao động xã .
2.2.2 Các nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB.
Bao gồm các nguồn sau:
Vốn ngân sách nhà nước
Vốn tín dụng đầu tư .
Vốn đầu tư XDCB tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh té
Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài .
Vốn vay nước ngoài .
Vốn ODA.
Vốn huy từ nhân dân.
3/ Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả vốn đầu tư XDCB
3.1 Kết quả vốn đầu tư XDCB
Kết quả của hoạt động đầu tư được thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư đã được thực hiện ở các tài sản cố định được huy động hoặc năng lực sản xuất kinh doanh phục vụ tăng thêm.
3.1.1 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
3.1.1.1 Khái niệm
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện bao gồm toỏng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư ,xây dựng nhà của và các cấu trúc hạ tầng ,mua sắm thiết bị máy móc ,để tiến hành các công tác XDCB và các chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư thực hiện .
3.1.1.2 Nguyên tắc tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện
* Đối với công cuộc đầu tư có quy mô lớn ,thời gian thực hiện đầu tư dài vốn đầu tư được tính khi từng hoạt động hoặc từng giai đoạn của công cuộc đầu tư đã hoàn thành
* Đối với công cuộc đầu tư có quy mô nhỏ có thời gian thực ngắn thì số vốn đầu tư đã chi tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi toàn bộ các công việc của quá trình thực hiện đầu tư đã thực hiện .
* Đối với công cuộc đầu tư do ngân sách nhà nước tài trợ để số vốn đã chi được tính vào vốn đầu tư thực hiện khi các kết quả của quá trình đầu tư phải đạt được các tiêu chuẩn và tính theo phương pháp sau :
Vốn đầu tư của các công tác xây dựng được tính theo phưong pháp đơn giá ,nhưng phải căn cứ vào bảng đơn giá quy định của nhà nước và căn cứ vào khối lượng công tác xây dựng hoàn thành .
Vốn đầu tư đối với công tác lắp đặt thiết bị máy móc ,phương pháp tính mức vốn đầu tư thực hiện cũng tương tự như đối với công tác xây dựng .
Vốn đầu tư thực hiện đối với công tác mua sắm trang thiết bị máy móc cần lắp đặt được xác định căn cứ vào giá mua cộng với chi phí vận chuyển đến địa điểm tiếp nhận ,chi phí bảo quản cho đến khi giao lắp từng bộ phận .
Vốn đầu tư thực hiện đối với công tác mua sắm trang thiết bị máy móc không cần lắp đặt được xác định căn cứ vào giá mua cộng với chi phí vận chuyển đến kho của đơn vị sử dụng và nhập kho .
* Đối với công tác XDCB và chi phí khác
nếu đã có đơn giá thì áp dụng phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện như đối với công tác xây lắp .
Nếu chưa có đơn giá thì tính vào vốn đầu tư thực hiện theo phương pháp thực thu ,thực chi.
3.1.2 Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm .
Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng dộc lập (làm ra hàng hóa,các hoạt động dịch vụ cho xã hội được ghi trong dự án )đã kết thúc quá trình xây dựng ,mua sắm ,đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng có thể đưa vào hoạt động ngay .
Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghih trong dự án đầu tư .
Huy động bộ phận là việc huy động từng đối tượng ,từng hạng mục xây dựng của công trình vào hoạt động ở những thời điểm khác nhau do thiết kế quy định .
Huy động toàn bộ là huy cùng một lúc tát cả các đối tượng ,hạng mục xây dựng không có khả năng phát huy tác dụng độc lập hoặc dự án không dự kiến cho phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng ,mua sắm và sẳn sàng có thể sử dụng ngay .
Nói chung ,đối với các công cuộc đầu tư quy mô lớn có nhiều đối tượng hạng mục xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập thì áp hình thức huy động bộ phận sau khi từng đối tượng , hạng mục đã kết thúc quá trình xây dựng , mua sắm ,lắp đặt ;còn đối với công cuộc đầu tư quy mô nhỏ , thời gian thực hiện ngắn thì áp dụng hình thức huy động toàn bộ khi tất cả các đối tượng hạng mục công trình đã kết thúc quá triình xây dựng ,mua sắm ,lắp đặt .
Nếu chỉ nghiên cứu kết quả đầu tư thì chưa đủ , mới chỉ phản ánh được mặt lượng ,vì vậy cần phải nghiên cứu mặt chất của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản , tức là nghiên cứu hiệu quả đầu tư XDCB.
3.2 Hiệu quả vốn đầu tư XDCB.
Tùy thuộc vào cấp độ quản lý và mục đích sử dụng ,các kết quả tính toán trong công tác và kế hoạch hóa vốn đầu tư XDCB. Cần phân biệt các hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế -xã hội của hoạt động đầu tư .
3.2.1 Hiệu quả tài chính .
Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư XDCB là kết quara hữu ích do sự phát tác dụng của kết quả đầu tư mang lại cho nền kinh tế .Do vậy,hiệu quả tài chính là mối quan tâm và là mục tiêu của các ngành và của nền kinh tế.Hoạt động đầu tư XDCB nhằm mục tiêu tái sản xuất mở rộng tài sản cố định đòi hỏi nguồn lực lớn và mang lại kết quả sau thời gian dài .Vì vậy ,việc bỏ vốn kkhi nào ,khoảng thời gian bao lâu, khi nào vốn được hoàn lại, sử dụng hợp lý không.... là những tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư XDCB .Việc xác định hiệu quả tài chính là cơ sở để cho các ngành,cho nền kinh tế lựa chọn hướng đầu tư XDCB và có kế hoạch đầu tư.
Hiệu quả tài chính xác định bằng kết quả đạt được nhờ sử dụng các nguồn vốn đầu tư bỏ ra.
Đối với nền kinh tế nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng ,tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là mối quan hệ giữa tăng thu nhập quốc dân so với tăng vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vạt chất đã mang hiệu quả đó .
Hiệu quả thực hiện đầu tư rất đa dạng ,do đó cần sử dụng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá ,phân tích :
Công thức biểu hiện hiệu quả kinh tế vốn đầu tư như sau:
Kết quả kinh tế đạt được do thực hiện đầu tư
- Hiệu quả kinh tế vốn đầu tư= ---------------------------------------------------------
Tổng số vốn đầu tư đã thực hiện để tạo ra kết quả đó
Chỉ tiêu hệ số ICOR.
Vốn đầu tư
ICOR=---------------------------
Mức tăng GDP
Đối với từng dự án công trình ,người ta có thể tính tỷ số giữa lợi nhuận với số vốn đầu tư XDCB bỏ ra.
Ngoài ra ,người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu khác .
3.2Hiệu quả kinh tế -xã hội của hoạt động đầu tư XDCB .
* Mức đóng góp cho ngân sách (các khoản nộp vào ngân sách như thuế doanh thu ,thuế đất ....) .
* Số lao động có việc làm do thực hiện đầu tư bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp .
* Mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư (nâng cao mức sống của dân cư do thực hiện dự án ).
* Tăng thu và tiết kiệm ngoại hối :Nó cho mức độ đóng góp vào cán cân thanh toán của đất nước nhờ có hoạt động đầu tư XDCB .
* Một số chỉ tiêu khác :
Tác động môi trường
Nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất , trình độ nghề nghiệp của người lao động
Những tác động về xã hội ,chính trị ,kinh tế ....
Tóm lại ,việc kết hợp hai chỉ tiêu kết quả và hiệu quả của đầu tư XDCB sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ những luận cứ cho các nhà quản lý đầu tư. Để từ đó các nhà quản lý đầu tư có thể quản lý một cách tốt nhất vốn đầu tư XDCb đúng mục đích trong từnh thời kỳ ,đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước ta hiện nay.
Phần 2 tình hình sử dụng và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm qua (1991- 2000)
Các chính sách của đảng và nhà nước về quản lý đầu tư XDCB
Sau những năm đổi mới đường lối kinh tế (1986-1990) Nền kinh tế nước ta có sự chuyển dịch cơ bản . Sự chuyển dịch này là do chúng tực hiện kế hoạch đầu tư vào ba chương trình lớn. Vốn đầu tư trong những năm này tuy không tăng mạnh nhưng đã đánh dấu sự đổi mới về cơ chế quản lý đầu tư .
Đại hội lần thứ 7 của đảng vào năm 1991 quyết định chiến lược “ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000” .Đường lối đổi mới đã được triển khai và phát huy tác dụng tích cực .Nhiều cơ chế chính sách mới được áp dụng trên hầu hết các lĩnh vực phát triển kinh tế –xã hội nói chung và lĩnh vực đầu tư nói riêng . Đi liền với sự đổi mới và hoàn thiện các cơ chế pháp luật về dân sự, kinh ,tế .....thì các văn bản pháp luật về đầu tư như luật đầu tư nước ngoài, luật khuyến khích đầu tư trong nước
và các cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng ngày càng hoàn thiện .Nghị định 385 HĐBT ngày 7/11/1990 về quản lý và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thay thế nghị định 232/CP ngày 6/6/1981 là bước chuyển biến có tính chất bản lề về xóa bỏ bao cấp trong đầu tư .Nghi định 177/CP ngày 20/10/1994 về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản thay thế nghi định 385/HĐBT rồi đén nghị định 42/CP ngày 16/7/1996 và đến nay là nghị dịnh 52/CP ngày 8/7/1999 .Đã đưa cơ chế quản lý công tác đầu tư và xây dựng tiến lên một bước mới để phù hợp với cơ chế thị trường .
Cụ thể :
Đối tượng đầu tư bằng vốn ngân sách cấp phát trực tiếp thu hẹp dần .Tăng vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước để mở rộng sản xuất .
Nội dung ,trình tự lập ,thẩm dịnh dự án , điều kiện cấp phát vốn đầu tư chặt chẽ hơn .
Khẳng định rõ hơn công tác đấu thầu ,xét chọn thầu và hạn chế đần hình thức chỉ định thầu .
Khẳng định vai trò tư vấn và công tác tài chính.
Điều này nói lên việc quản lý vốn đầu tư XDCB sẽ đảm bảo tính hiệu quả tránh được lãng phí thất thoát và ảnh hưởng tới lĩnh vực đầu tư.
Tình hình thực hiện và quản lý vốn đầu tư XDCB trong những năm vừa qua (1991- 2000).
Đất nước ta từ khi bỏ cơ chế quản lý tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị theo định hướng xã hội chủ nghĩa ,dưới sự quản lý của nhà nước đã có những chuyển biến tích cực về cơ chế quản lý mới và trong lĩnh vực đầu tư phát triển có nhiều tiến bộ đáng kể như: Phát huy mọi nguồn lực ,đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư ,chuyển một số bộ phận quan trọng thuộc các ngành sản xuất dịch vị từ trước tới nay vẫn được bao cấp về vốn từ nguồn vốn ngân sách cấp phát của nhà nước chuyển sang tự vay tẹ trả chịu trách nhiệm với kết quả đầu tư của mình ,mở rộng quyền tự chủ ,quyền quyết điịnh đầu tư của các ngành ,của các địa phương và các cơ sở ,nhất là đối với các công trinh xây dựng bằng nguồn vốn tự có .Nhiều ngành ,đơn vị đã phát huy khả năng tiềm lực của mình để tăng năng lực sản xuất ,xây dựng các công trình mới đi vào sử dụng như điện ,dầu khí ,thuỷ lợi điện tử ,nuôi trồng thuỷ sản ,dệt may ……
Cơ cấu đầu tư đã được điều chỉnh ,giảm được sự boó trí đầu tư phân tán ,kém hiệu quả ,chuyển hướng đầu tư cho các công trình quy mô thích hợp phát huy hiệu quả nhanh ,nhiều nơi đã chú trọng đến đầu tư chiều sâu và đồng bộ.Tuy nhiên ,cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế đó là sự chuyển biến của đầu tư còn chậm chưa có tác dụng nhiều trong việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư theo hướng hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý vẫn còn tình trạng giàn trải phân tán vốn đầu tư ,kéo dài thời gian xây dựng dẫn đến thất thoát ,lãng phí vốn đầu tư gây hậu quả đầu tư kém hiệu quả .
Để có thể nhận xét đúng đắn về tinìh hình quản lý vốn đầu tư XDCb trước hết chúng ta phải xem xét qúa trình thực hiện vốn đầu tư XDCb trong các năm qua và kết quả của nó.
1.Tình hình thực hiện đầu tư XDCB thời kỳ 1991- 1996.
1.1.Tình hình thực hiện .
Với nền tảng dổi mới kinh tế của 5 năm trước đó ,cùng với sự tích luỹ về kinhnghiệmk trong cơ chế chính ssách quản lý và xây dựng phù hợp với tình hình của đất nước .Các chính sách này đã góp phần tích cực trong việc quản lý vốn đầu tư và xây dựng mang tính hợp lý và và hiệu quả của cơ cấu đầu tư … Hoạt động đầu tư XDCb thời kỳ 1991-1995 đã tác động rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước bình quân tăng trưởng trong giai đoạn này là 8,3% cụ thể việc thực hiện vốn đầu tư XDCB toàn xã hội như sau:
Năm
91
92
93
94
95
Tổng số vốn(tỷ đ)
13471
24737
42177
54296
68048
Tỉ lệ vốn/GDP (%)
17,6
22,4
30,1
30,4
29,7
Qua bảng biểu trên ta thấy vốn đầu tư tăng dần qua các năm từ 13471 tỷ đồng năm 91 tăng lên 24737 tỉ đồng năm 92; 42177 tỷ đồng năm 93; 54296 tỉ đồng năm 94; 68048 tỉ đồng năm 95. Trong số cấu thành lên tổng nguồn vốn đầu tư XDCB thì nguồn vốn nhà nước có tốc độ tăng nhanh nhất, năm 91 tăng so với năm 90 là 67,8%, năm 92 so với năm 90 là 185%, năm 93 so với năm 90 là 509%, năm 94 so với năm 90 là 582,4%, năm 95 là 754,7%. Trong khi đó nguồn vốn ngoài quốc doanh tăng với tốc độ chậm lại; nếu lấy năm 91 làm gốc thì năm 92 tăng là 68,9%, năm 93 tăng 102,1%... Còn nguồn vốn trực tiếp của nước ngoài trong giai đoạn này thì tăng nhanh từ 1926 tỉ đồng năm 1991 tăng 5185 tỉ đồng năm 92; 1062 tỷ đồng năm 93; 16500 tỷ đồng năm 94; 22.000 tỷ năm 95. Như vậy các nguồn vốn trong giai đoạn này nói chung đã tăng nhanh.
Về cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế cũng đã có những chuyển biến tích cực.
Ngành công nghiệp là ngành có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong giai đoạn này tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp chiếm bình quân mỗi năm từ 43% - 44% tổng vốn đầu tư. Vốn dành cho ngành công nghiệp cũng bắt đầu tăng dần, bình quân mỗi năm chiếm từ 11 - 12% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư từ giao thông vận tải Bưu điện cũng tăng nhanh vì nó là mạch máu của nền kinh tế. Bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 14% - 15% tổng vốn đầu tư. Các ngành y tế xã hội văn thế thao, giáo dục - đào tạo đều có tốc độ tăng quy mô đầu tư hàng năm tuy số lượng không nhiều, còn khoa học công nghệ lại có quy mô đầu tư giảm năm 91 là 104 tỷ đồng, năm 92 là 98 tỉ đồng, năm 93 là 75 tỷ đồng, 94 là 95 tỉ đồng, năm 95 là 167 tỉ đồng hay bình quân chiếm khoảng 0,35% tổng vốn đầu tư hàng năm. Điều này phản ánh trình độ khoa học công nghệ của chúng ta còn lạc hậu nhưng vẫn đầu tư ít có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp.
Như vậy trong giai đoạn này với sự gia tăng đồng đều của vốn đầu tư XDCB vào từng thời điểm thích hợp của nền kinh tế tạo nên một mức tăng trưởng khá ổn định. Tuy không quá cao nhưng tương đối đồng đều hợp lý và sử dụng có hiệu quả hơn trong lĩnh vực đầu tư là do trong thời kỳ này đã có cơ chế mới về quản lý đầu tư và xây dựng cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng đã góp phần quản lý tốt hiệu quả từng bước hạn chế thất thoát lãng phí vốn đầu tư XDCB. Có thể coi đây là một thành tựu.
1.2. Kết quả và hiệu quả về vốn đầu tư XDCB.
1.2.1. Kết quả của đầu tư XDCB trong giai đoạn này có sự thay đổi về cơ chế quản lý nên những kết quả đạt được vô cùng to lớn. Năng lực sản xuất tăng thêm được thể hiện ở bảng biểu sau:
Ngành
Đơn vị
Năng lực sản xuất tăng thêm
I. Công nghiệp
1. Dầu khí
Triệu tấn
5,8
2. Điện
MW
1800
3. Thép
Triệu tấn
1
4. Phân bón
ngành tấn
400
5. Xi măng
Triệu tấn
1,6
II. Nông nghiệp
Năng lực tưới
Nghìn ha
280
III. Giao thông vận tải
1. Đường làm mới
Km
870
2. Đường nâng cấp
Km
11.000
3. Cầu làm mới
Km
19.000
Một số công trình trọng điểm quốc gia được đưa vào sử dụng có một ý nghĩa rất to lớn trong công cuộc công nghiệp hoá đất nước trong những năm tiếp theo đó là: Nhà máy thủy điện Hoà bình 1920MW, thủy điện Thác Mơ 150 MW, đường dây 500 KV, 220KW... đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài... trong khi đó nhằm gối đầu cho kế hoạch 5 năm 96 - 2000 đã khởi công xây dựng 1 số công trình như nhà máy thủy điện IALY, đường quốc lộ 5, xi măng Hoàng Thạch.
1.2.2. Hiệu quả vốn đầu tư XDCB.
Như đã nói trên, giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục là 8,3%: trong đó năm cao nhất 1995 đạt 9,54%. Để đạt được kết quả trên thì phần lớn do hoạt động đầu tư tác động điều này cũng có nghĩa ICOR trong giai đoạn này là tương đối phù hợp chúng ta có thể thấy qua bảng biểu sau:
Năm
91
92
93
94
95
Tốc độ tăng GDP
5,81
8,7
8,08
8,83
9,54
ICOR
3,0
2,6
3,7
3,4
3,1
Tính bình quân giai đoạn này ICOR bình quân là 2,7 có nghĩa là hiệu quả đầu tư cũng ở mức khá tốt phù hợp với nền kinh tế lúc bấy giờ.
Qua những kết quả và hiệu quả trên ta thấy đầu tư XDCB đã đúng hướng và hợp lý. Điều này chứng tỏ các hệ thống văn bản pháp quy về quản lý đầu tư tương đối hoàn thiện. Hiện đang triển khai nhiều cơ chế, chính sách, áp dụng nhiều biện pháp phù hợp với tình hình thực tế và trên cơ sở đó định hướng quy hoạch đầu tư XDCB 96 - 2000.
2. Tình hình thực hiện và quản lý đầu tư XDCB thời kỳ 96 - 2000
2.1. Tình hình thực hiện.
Nhằm đưa đất nước bước vào thế kỷ mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB. Nhờ đó mà từ năm 96 - 2000, thực hiện vốn đầu tư phát triển ngày càng tăng cao và được thể hiện qua bảng biểu sau:
Năm
96
97
98
99
2000
Tổng số vốn (tỷ đ)
79367
96.870
97.336
10.5200
120.600
Tỷ lệ vốn/GDP: (%)
29,2
30,9
27
26,3
27,2
Có thể thấy vốn đầu tư tăng liên tục từ 79367 tỷ năm 96 lên 96870 tỷ năm 97; 97336 tỷ đồng._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3102.doc