Lời nói đầu
Tính cấp thiết phải tiến hành đề tài
Từ xưa ông cha ta đã có câu " Tấc đất tấc vàng" nên ông cha ta đã đổi bao công sức, xương máu mới khai thác cải tạo bảo vệ giữ gìn vốn đất đai cho tới ngày hôm nay. Chính vì thế, đất đai có vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi người dân: " Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá là tư liệu sản xuất đặc biệt là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội, an nin
63 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đai tại địa phương trong giai đoạn (2000 - 2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h quốc phòng, giao thông vận tải. Vì vậy đất đai là điều kiện chung nhất của mọi ngành sản xuất là hoạt động của con người, bất cứ một ngành sản xuất nào cũng phải cần đất đai là đối tượng để con người tác động vào trong quá trình lao động.
Đất đai góp phần quan trọng vào trong đời sống của nhân dân đặc biệt đất nông nghiệp với 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp vì nước ta là một nước thuần nông, nên không có gì thay thế được vốn đất đai, đất đai có vai trò quan trọng, có vị trí không thể thiếu đối với con người nên việc tổ chức quản lý bảo vệ sử dụng tốt, đạt hiệu quả cao nguồn tài nguyên đất là mục tiêu hàng đầu của Đảng - Chính phủ trong mọi điều kiện hoàn cảnh đều phải bảo vệ gìn giữ cải tạo tốt nguồn tài nguyên đất đai trong Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX đã khẳng định CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm. Những năm trước mắt nông nghiệp được coi là nhiệm vụ hàng đầu thông qua Chỉ thị 100 của Ban bí thư, Nghị định 64/CP của Chính phủ về việc giao đất cho người dân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích nông nghiệp, Nghị định 64/CP ban hành tạo vốn bước nhảy vọt trong ngành nông nghiệp, đất đai được giao đến từng hộ gia đình từ đó mà đất đai ngày càng được sử dụng có hiệu quả giúp cho người chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng vật nuôi, đời sống của nhân dân cải thiện Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo.
Mặt khác, bên cạnh những kết quả đã đạt được qua việc giao đất theo Nghị định 64/CP thì vẫn còn nhiều vướng mắc, đất đai còn chia manh mún, gây khó khăn cho việc quản lý và sử dụng đất, khó khăn cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế hạn chế việc áp dụng các tiến bộ KH - KT vào sản xuất nên hiệu quả thấp chưa khai thác hết khả năng sử dụng của đất.
Để khắc phục những tồn tại trên tạo đà phát triển nông nghiệp trong thời gian tới biện pháp khả thi này đem lại hiệu quả cao nhất là việc dồn điền đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong toàn xã. Khắc phục tình trạng manh mún đất đai để có kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, khoa học nhằm phát triển kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn làm thay đổi bộ dạng của ngành nông nghiệp cuộc sống của nhân dân ngày càng ổn định.
Mặc dù, việc vi phạm đất đai vẫn còn gia tăng và xử lý việc vi phạm đất đai tại địa phương còn nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc xử lý vi phạm đất đai tại các địa phương gặp không ít khó khăn, đặc biệt là việc áp dụng pháp luật và giải quyết chưa được sự thống nhất gây tồn đọng kém hiệu quả.
Cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH đất nước, vai trò đất đai ngày càng quan trọng. Việc quản lý sử dụng có hiệu quả đất - nguồn tài nguyên quốc gia này không chỉ liên quan đến quyết định tương lai của nền kinh tế địa phương nói riêng và của cả đất nước nói chung, còn đảm bảo mục tiêu ổn định tình hình chính trị phát triển về kinh tế - xã hội, để đạt được điều đó việc chấn chỉnh xử lý giải quyết một cách kịp thời nghiêm minh với những trường hợp vi phạm Luật đất đai là một trong những biện pháp quan trọng và cần thiết.
Xuất phát từ lý do nêu trên tôi chọn cho mình đề tài thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đai tại địa phương trong giai đoạn (2000 - 2010) để nghiên cứu cho tiểu luận tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu đề tài là để tìm hiểu qui định của Nhà nước về việc xử lý vi phạm pháp luật đất đai góp phần nâng cao sử dụng hiệu quả đất, từ đó so sánh qui định Luật hiện hành với áp dụng hiện thực tại địa phương mình và nêu ra giải pháp cơ bản cho việc nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất tại địa phương góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, ổn định trật tự an ninh tại xã Thái Nguyên nói riêng và các địa phương khác nói chung.
Nội dung chính của đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Những vấn đề lý luận quản lý sử dụng đất đai.
Phần II: Thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất đai ở xã Thái Nguyên.
Phần III: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đai.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi luôn được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo trong khoa kinh tế, khoa đại cương của trường Cao đẳng KT - KT Thái Bình và các đồng chí lãnh đạo địa phương, cán bộ chuyên môn UBND xã Thái Nguyên, đặc biệt là sự hướng dẫn và sự chỉ bảo ân cần đầy tâm huyết của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Thành Long trực tiếp hướng dẫn tôi. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo trực tiếp hướng dẫn chuyên đề, thầy cô giáo khoa kinh tế, khoa đại cương của trường Cao đẳng KT - KT Thái Bình cùng các bạn sinh viên giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.
Phần I.
những vấn đề lý luận về quản lý và sử dụng đất đai
I- Lý luận về quản lý và sử dụng đất đai.
Công tác quản lý và sử dụng đất đai hiện nay. Nhà nước và các địa phương đã có nhiều biện pháp, ban hành nhiều văn bản hữu hiệu để thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng đất đai, do vậy việc quản lý và sử dụng đất đai đang đi vào ổn định. Song những hành vi vi phạm pháp luật đất đai đang diễn biến phức tạp bằng các hình thức tinh vi và có chiều hướng ngày càng gia tăng, một số nơi mang tính nóng bỏng làm mất trật tự an ninh, đe doạ sự ổn định và phát triển của đất nước. Do vậy việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai là việc làm thường xuyên, liên tục ở mọi nơi, mọi cấp.
Để khắc phục và từng xoá bỏ tình trạng vi phạm pháp luật đất đai ở các địa phương nói chung và trên địa bàn xã Thái Nguyên nói riêng, đưa việc xử lý vi phạm pháp luật đất đai được thực hiện một cách có hiệu quả thì việc tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến những vi phạm pháp luật đất đai là hết sức cần thiết.
* Nguyên nhân khách quan.
Vi phạm pháp luật đất đai ngày một gia tăng, nhất là từ khi nền kinh tế nước ra có sự mở cửa, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, tự cấp sang nền kinh tế thị trường.
Khi chuyển sang phát triển kinh tế thị trường Nhà nước đã thừa nhận đất là một loại hàng hoá có giá, đất đai được tham gia vào các quan hệ giao dịch dân sự mà giá đất ngày càng tăng. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mọi vi phạm pháp luật về đất đai trong việc quản lý và sử dụng đất. Do sự phát triển về kinh tế kép theo quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, dân cư đổ về thành phố, ở các địa phương dân cũng bám theo các trục đường giao thông, các trung tâm làm ăn buôn bán ngày một tăng gây sức ép lớn về vấn đề nhà đất ở đô thị và trong khu dân cư nông thôn. Thêm vào đó là các chính sách lớn của Nhà nước, công cuộc sông nghiệp hoá - hiện đại hoá cùng với việc xây dựng nhiều công trình nhà máy, phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực. Chính những nguyên nhân trên mà hiện tượng vi phạm pháp luật đất đai ngày càng một gia tăng, các hình thức vi phạm ngày càng đa dạng như:
- Chuyển nhượng đất bất hợp pháp.
- Tự ý sử dụng đất đai trái phép không đúng mục đích.
- Cấp đất không đúng thẩm quyền.
-Lấn chiếm đất.
II- Thực trạng việc quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương trong thời gian qua.
Công tác quản lý và sử dụng đất đai là một lĩnh vực hết sức rộng lớn với nhiều nội dung. Trên thực tế việc quản lý đất đai là công tác khó khăn và phức tạp, song nếu quản lý tốt thì hiệu quả sử dụng cao góp phần cơ bản vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương và làm ổn định tình hình an ninh, chính trị ở nông thôn. Theo quy định của Điều 6 luật đất đai năm 2003 thì: " Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm":
a- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
b- Xác định địa giới, hành chính lập và quản lý hồ sơ địa chính, lập bản đồ hành chính.
c- Khảo sát, đo đạc đánh giá, phân hạng đất lập bàn đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
d- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
đ- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất.
e- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
g- Thống kê, kiểm kê đất đai.
h- Quản lý hành chính về đất đai.
i- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
k- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
l- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
m- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi trong quản lý và sử dụng đất đai.
Như vậy, quản lý đất đai thuộc thẩm quyền của Nhà nước. Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai.
Hoạt động quản lý nhà nước nhằm mục đích đảm bảo việc sử dụng đất đai một cách hợp lý phục vụ lợi ích của chủ sở hữu đích thực là toàn dân cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân.
Nhà nước có trách nhiệm giao đất cho nhân dân sử dụng do vậy người sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ sau:
" Điều 105: Quyền chung của người sử dụng đất", người sử dụng đất có các quyền chung sau đây:
1- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
3- Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
4- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
5- Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm hại đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình.
6- Khiếu nại tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Song song với quyền lợi, người sử dụng đất còn phải có nghĩa vụ sau:
* Thực trạng môi trường.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
* Thuận lợi:
- Thái Nguyên có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm trên trục đường tỉnh lộ 39B nối liền giữa huyện Tiền Hải - Thái Thụy - Hải Phòng và các địa phương trong huyện.
- Đất đai được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình màu mỡ, phì nhiêu, trên nền địa hình khá bằng phẳng, kết hợp với nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn hoà thuận lợi cho sinh trưởng của các loại cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.
- Điều kiện đất đai thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển, hình thành các vùng chuyên canh, trang trại, gia trại sản xuất theo hướng hàng hoá với các loại cây ngắn ngày, dài ngày quy mô tập trung vừa và nhỏ.
- Môi trường xã có bầu không khí trong lành, nguồn nước ở đây ít bị ảnh hưởng do chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp. Mặt khác là một xã mang nét đặt trưng của vùng đồng bằng có đồng ruộng và làng xóm phân bố hài hoà tạo điều kiện cho việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong xã.
- Có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, giàu kinh nghiệm, có trình độ thâm canh cao, ý thức hướng tới sản xuất hàng hoá. Đây là những yếu tố rất quan trọng để tăng nhanh năng suất cây trồng, vật nuôi trong thời gian tới.
* Khó khăn:
- Là một xã thuần nông phần lớn thu nhập của nhân dân trong xã là từ sản xuất nông nghiệp thuần tuý và bộ phận nhỏ thu nhập từ nghề thủ công, dịch vụ thương mại. Bên cạnh đó bình quân đất nông nghiệp trên đầu người lại hạn chế, công tác thuỷ lợi tưới, tiêu cho một số vùng gặp nhiều khó khăn như ở Thái Thượng quá trũng. Đây là vấn đề rất trăn trở của Đảng bộ và chính quyền xã từ nhiều năm nay. Những năm tới cần có hướng đầu tư chuyển đổi cùng trũng sang mô hình trang trại, gia trại nuôi trồng thuỷ sản...
- Mặt khác chế độ khí hậu theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống sản xuất của nhân dân trong xã. Mùa mưa lượng mưa lớn, mực nước dâng cao gây úng lụt cục bộ một phần không nhỏ diện tích đất nông nghiệp, ngoài ra vào mùa này còn bị ảnh hưởng của giông bão gây rất nhiều thiệt hại cho đời sống và sản xuất của nhân dân trong xã. Mùa khô lượng mưa ít, mực nước sông xuống thấp gây ra tình trạng hạn hán, mặt khác vào mùa này đất đai thường bị bốc mặn từ dưới đất lên bề mặt gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
- Các nguồn tài nguyên khoáng sản không có đã hạn chế đến khả năng phát triển phần nào trong nền kinh tế của xã.
III- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.
1. Tăng trưởng kinh tế.
Năm 2005, tổng giá trị sản xuất của xã Thái Nguyên đạt 23.814 triệu đồng, tăng 21,47% so với năm 2004. Trong đó: giá trị sản xuất nông lâm, thuỷ sản đạt 13.468 triệu đồng, tăng 13,10%, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 7.026 triệu đồng, tăng 27,74%, giá trị ngành thương mại dịch vụ đạt 3.320 triệu đồng, tăng 50,90%. Bình quân thu nhập trên đầu người đạt 4.094.000 đồng.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ tăng, nông, lâm, ngư nghiệp ngày một giảm so với năm trước.
3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
3.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp.
a. Ngành nông nghiệp.
Ngành nông nghiệp của xã Thái Nguyên luôn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, là nguồn sống vơ bản của đại bộ phận dân cư. Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện và khá ổn định. Cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường, đặc biệt những ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn được sàng lọc và đưa vào phục vụ sản xuất cùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực nhằm đưa hiệu quả kinh tế tăng cao. Công tác tuyên truyền, xây dựng các chính sách, khuyến khích nhân dân chuyển đổi phần diện tích thấp, trũng trồng lúa năng suất thấp sang mô hình trang trại, gia trại luôn được chú trọng.
* Về trồng trọt.
Mặc dù trong những năm qua có nhiều khó khăn về thời tiết, sâu bệnh. Song với việc tích cực chuyển đổi cơ cấu giống lúa theo hướng tiến bộ, áp dụng đồng bộ các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.; thực hiện tốt công tác khuyến nông đã đưa năng suất lúa tăng nhanh, sản xuất lúa liên tục được mùa. Năm 2005 năng suất lúa đạt 110,2 tạ/ha (trong đó năng suất lúa vụ xuân đạt 66,2 tạ/hal vụ mùa đạt 44 tạ /ha.
Sản xuất rau, mùa.... cũng chuyển dịch nhanh theo cơ chế thị trường, cây có giá trị thu nhập cao như ngô, lạc, đậu tương, khoai, ớt xuất khẩu.... liên tục tăng về diện tích, sản lượng, cụ thể: cây mùa vụ xuân đạt 82,5 ha, vụ đông đạt 138,8ha.
Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 2.996,8 tấn; lương thực bình quân đầu người đạt 709 kg/người/năm tăng 9,4% so với năm 2004.
* Về chăn nuôi.
Đẩy nhanh công tác xây dựng và triển khai đề án, quy hoạch phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết số 12 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ " mô hình chăn nuôi tập trung". Trên địa bàn xã đã và đang hình thành các vùng chăn nuôi tập trung góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm liên tục tăng hàng năm về tổng số lượng gia súc, gia cầm và tổng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi. Năm 2005, tổng đàn lợng 9.450 con, trong đó đàn nái ngoại đạt 350 con. Tổng đàn trâu bò 300 (trâu bò sinh sản, cày kéo 200 con). Đàn gia súc gia cầm 30.500 con. Công tác chỉ đạo, triển khai phòng chống dịch bệnh luôn được quan tâm chỉ đạo. Kết quả 90% số gia cầm trong diện tiêm phòng được tiêm chủng đủ 2 mũi VacXin. Tổng giá trị ngành chăn nuôi đạt 6.850,8 triệu đồng, tăng 7,4% so với năm 2004.
Nhìn chung, tổng thể sản xuất nông nghiệp của xã gặp không ít khó khăn và hạn chế. Tuy nhiên đã đạt được nhiều kết quả trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đời sống người nông dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn bước đầu có sự chuyển biến. Trong tương lai, khi quy mô diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do chuyển sang các mục đích chuyên dùng khác cần phải khoanh định duy trì một quỹ đất nhất định kết hợp với bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý, thâm canh tăng năng suất, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp ổn định, đảm bảo an ninh lương thực, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
3.2- Khu vực kinh tế công nghiệp.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển với tốc độ khá. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2005 đạt 7.026 triệu đồng, tăng 27,74% so với năm 2004. Thái Xuyên là một trong những xã phát triển làng nghề đứng đầu trong huyện hàng năm giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Trên địa bàn xã đã danh nghiệp sản xuất quy mô lớn, hiệu quả sản xuất cao không những giải quyết việc làm cho nhân dân mà hàng năm còn đóng góp vào nguồn ngân sách đáng kể cho huyện, cho xã.
3.3- Khu vực kinh tế dịch vụ.
Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường đã thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và tăng nhu cầu giao dịch, trao đổi hàng hoá. Các hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch của xã những năm qua phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực khu vực kịp thời cho sản xuất, đời sống nhân dân. Tạo ta thị trường hàng hoá phong phú, đa dạng với quy mô lớn, chất lượng, giá cả tương đối ổn định. Tổng thu từ dịch vụ - thương mại đạt năm 2005 đạt 3.320 triệu đồng.
4- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.
4.1- Dân số.
Dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, UBND, phong trào kế hoạch hoá gia đình được tuyên truyền sâu rộng và triển khai, thực hiện tích cực. Tỷ lệ sinh năm 2005 là: 1,18% giảm 0,05%. Do nhận thức chưa đầy đủ của một số người lên tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao 13,3%, giảm 2,96% so với năm 2004.
4.2- Lao động - việc làm và thu nhập.
Theo số liệu thống kê năm 2005 toàn xã có khoảng 2545 người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% dân số trong đó lao động làm việc trong ngành nông nghiệp chiếm chủ yếu gần 90% số còn lại lực lượng lao động tham gia vào các ngành sản xuất khác. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn xã chưa hợp lý, lực lượng tham gia vào các ngành công nghiệp, xây dựng còn thấp.
Thực hiện chương trình giải quyết việc làm, hàng năm số lao động trong xã được giải quyết việc làm ngày càng tăng trong đó có giải quyết việc làm tại chỗ và đưa lao động ra tỉnh ngoài và xuất khẩu lao động... Do đó thu nhập cao hơn đời sống nhân dân được cải thiện, số hộ khẩu, giàu tăng đáng kể, số hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm xuống 14,73%. Bình quân thu nhập trên địa bàn xã năm 2005 đạt gần 5 triệu đồng.
5. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn.
Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển. Hình thái quần tụ dân cư trên địa bàn xã phổ biến là thôn, xóm sinh sống tập trung ở ven các trục đường giao thông chính, các trung tâm kinh tế, văn hoá của xã.
Hiện tại Thái Nguyên có 5 thôn và đã có mạng lưới điện quốc gia phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống thông tin liên tục cả xã cũng không ngừng phát triển và ngày càng hoàn thiện phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân. Tỷ lệ số hộ dân có xe máy, máy thu hình, điện thoại... ngày càng cao. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đang từng bước được cải thiện.
Trong các khu dân cư, phần lớn nhà ở được xây dựng theo kiểm nhà vườn có diện tích khuôn viên lớn, tỷ lệ nhà bán kiên cố và nhà tạm đang dần được thay thế bằng nhà xây (số hộ có nhà mái bằng chiếm gần 50%). Nhìn chung, hệ thống hạ tầng văn hoá phúc lợi trong các khu dân cư khá hoàn thiện, đặc biệt là mạng lưới giao thông cơ bản đã được trải nhựa hoặc bê tông hoá. Tuy nhiên, vấn đề về vệ sinh môi trường chưa thật được quan tâm, chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nước thải. Nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình chủ yếu là chảy tràn trên bề mặt xuống các ao hồ, thấm vào đất đã phần nào gây ô nhiễm môi trường sống và đặc biệt gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước.
Theo số liệu thống kê năm 2005, toàn xã hiện có 97,38 ha đất khu dân cư nông thôn, gồm 5 thôn với 30,12 ha đất ở. Trong tương lai, việc phát triển thêm đất ở mới để đáp ứng nhu cầu thực tế là tất yếu khách quan không thể tránh khỏi, cũng như việc đầu tư nâng cấp xây dựng mới các công trình hạ tầng kỹ thuật khu dân cư là hết súc cần thiết. Nhưng cần phải có sự điều chỉnh hợp lý các khu dân cư hiện có, phải hạn chế tối đa việc lấy đất nông nghiệp để bố trí đất ở và xây dựng các công trình, nhất là những khu vực ruộng có năng suất cao. Đây là vấn đề cần được quan tâm nhiều trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của xã.
6- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
6.1. Giao thông.
Mạng lưới giao thông của xã trong những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc, đến nay đa số thôn xóm đã có đường làng nhựa đan xen với việc bên tông hoá từng ngõ, xóm. Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn xã được phân bố khá hợp lý, thuận lợi về hướng, tuyến tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hoá và hội nhập nền kinh tế thị trường với các huyện, tỉnh lân cận. Song phần lớn các tuyến đường còn nhỏ hẹp, chất lượng đang dần xuống cấp. Do đó, để tăng cường hơn nữa hiệu quả phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã thì trong những năm tới vấn đề nâng cấp dành quỹ đất mở rộng các tuyến đường là hết sức cần thiết.
6.2. Thuỷ lợi.
Thái Nguyên có hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp của xã. Hàng năm mạng lưới thuỷ lợi và các công trình phục vụ thuỷ lợi của xã được quan tâm cải tạo, nâng cấp nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên, một số các tuyến kênh mương đã bị xuống cấp, kinh phí cứng hoá, nạo vét, khơi thông dòng chảy ở các sông trục chính còn quá hạn chế, hiệu quả sử dụng so với năng lực thiết kế thấp và một số khu vực đầu tư còn thưa thật hợp lý gây thất thoát nước trong quá trình vận hành hoặc còn xẩy ra tình trạng úng, ngập như ở cánh đồng Thái Thượng, Thái Hoà... Trong tương lai, cần từng bước đầu tư cứng hoá kênh mương nội đồng, đồng thời xây dựng mới hệ thống trạm bơm phục vụ cho các cánh đồng màu, cánh đồng 50 triệu.
6.3. Thông tin liên lạc.
Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn xã ngày càng được hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cũng như giao lưu với các vùng xung quanh của người dân địa phương. Bưu điện trung tâm đã được củng cố, nâng cấp và tăng cường trang thiết bị hiện đại, bình quân khoảng 15 hộ có 1 máy điện thoại.
Hệ thống truyền thanh, truyền hình hàng năm được xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đảm bảo cung cấp kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước. 100% số dân của xã được xem truyền hình.
Công tác tuyên truyền là một trong những công tác vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của xã (tuyên truyền, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn...). Trong tương lai, nhiệm vụ này cần được quan tâm đầu tư hơn nữa.
6.4. Hệ thống điện.
Trong những năm qua, việc điện khí hoá nông thôn rất được xã chú trọng nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công tác quản lý an toàn lưới điện được chú ý, đã từng bước hạ thấp giá điện phục vụ ở nông thôn. Đến nay 100% số hộ trong xã dùng điện.
6.5. Giáo dục - đào tạo.
Sự nghiệp giáo dục đào tạo của xã trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng khích lệ cả về số lượng lẫn chất lượng. Mặc dù cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của xã còn gặp nhiều khó khăn, song luôn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân chăm lo, xây dựng. Hàng năm, ngành giáo dục có những cố gắng khắc phục khó khăn, tìm mọi giải pháp để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cùng với việc luôn nâng cao trình độ đội ngũ giao viên. Vận động được 100% số trẻ 6 tuổi đến trường, tỷ lệ học sinh khá và giỏi tăng qua từng năm cả về số lượng và chất lượng. Trường Tiểu học giữ vững trường chuẩn quốc gia; phổ cập giáo dục và duy trì sỹ số học sinh trong năm học ..... và hoàn thành chương trình phổ cập cho thanh niên, đạt trường tiên tiến xuất sắc trong danh sách đứng đầu khối trường THCS của huyện.
Năm học 2004 - 2005 toàn xã có gần 227 học sinh mầm non, 312 học sinh tiểu học, 244 học sinh THCS. Cũng năm học này xã có số học sinh Tiểu học, THCS đỗ tốt nghiệp 100%, trong đó có 17 học sinh giỏi cấp tỉnh, 10 em giỏi cấp huyện. Đội ngũ giáo viên những năm qua cũng từng bước được chuẩn hoá, đổi mới phương pháp giảng dạy và luôn nhiệt tình thương yêu giúp đỡ dạy bảo. Bình quân hàng năm có từ 1 - 2 giáo viên được bình chọn giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện.
6.6. Y tế.
Công tác y tế được Uỷ ban nhân dân huyện tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tích cực và có hiệu quả. Các chương trình phòng chống dịch bệnh nguy hiểm; các chương trình y tế như: chương trình phòng chống sốt rét, chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu hụt Iốt, chương trình phòng chống khô mắt do thiếu VitaminA, chương trình tiêm chủng mở rộng....; Công tác vệ sinh phòng bệnh như: công tác kiểm tra VS ATTP, công tác kiểm tra vệ sinh 100% trường Tiểu học và THCS, công tác duy trì nề nếp tổng vệ sinh....; công tác BV SKBMTE - KHHGĐ như: công tác quản lý số phụ nữ mang thai, khám phát hiện thay nguy cơ..., hoạt động chăm sóc sức khoẻ trẻ em được triển khai có nề nếp; công tác khám chữa bệnh; công tác dược- vật tư y tế; công tác đào tạo huấn luyện; .... ngày càng được quan tâm triển khai thực hiện triệt để. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám và chữa bệnh luôn được tăng cường, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.
Tuy nhiên, công tác y tế của xã còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu các bác sỹ giỏi, khả năng khám chữa bệnh cho nhân dân cũng chỉ dừng lợi ở mức khám chữa bệnh thông thường. Thời gian tới, ngoài việc đầu tư, nâng cấp thiết bị y tế, số lượng cán bộ cần tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ, tăng số lượng y bác sỹ nhằm đáp ứng hơn nữa khả năng khám chữa bệnh cho nhân dân.
6.7- Văn hoá.
Hoạt động văn hoá của xã phát triển tương đối tốt cả về số lượng và quy mô, nội dung và hình thức. Các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ xã tới các thôn xóm được tổ chức tốt. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được đẩy mạnh. Việc cưới hỏi được tổ chức sang trọng, văn minh lành mạnh giữ gìn bản sắc dân tộc, thực hiện đúng luật hôn nhân trao đăng ký kết hôn tại xã, việc tổ chức diễn ra gọn nhẹ không phô trương lãng phí được cán bộ và nhân dân trong huyện đồng tỉnh ủng hộ.
Việc tang và xây cất mồ mả: trong nhiều năm qua đều tổ chức trang nghiêm, thực hiện đúng quy định giữ gìn vệ sinh trong việc chôn cất người chết theo hướng dẫn của Bộ y tế, nhiều hủ tục mê tín đã được loại bỏ. Không tổ chức cỗ bàn trong ngày tang lễ, việc xây cất mồ mả theo đúng quy định của địa phương.
6.8. Thể dục thể thao.
Phong trào văn hoá thể thao được giữ vững và có chiều hướng phát triển mạnh cả về chất lượng cũng như số lượng. Số người tham gia thể dục thường xuyên đạt trên 18%, lực lượng thanh thiếu niên thường xuyên tham gia thể thao ở các môn như đá bóng, cầu lông, bóng bàn giao lưu với các xã ngày càng đông.
6.9. Quốc phòng, an ninh.
Công tác quân sự địa phương được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, hàng năm đã hoàn thành kế hoạch tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, đúng luật và thời gian quy định. Thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng. Thường xuyên tổ chức huấn luyện cho lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ. Phối hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh....
Tình hình an ninh chính trị được ổn định vững chắc, không để xảy ra các vụ việc đột xuất, bất ngờ, không có điểm nóng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 13/CP, Nghị quyết 11 - NQ/TW về đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Công tác an ninh trật tự ngày càng được xã hội hoá cao, đẩy mạnh phong trào toàn dân tích cực tham gia phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
7- Tình hình sử dụng đất ở.
Đất ở của xã Thái Nguyên có diện tích là 571.010m2 chiếm 8,96% tổng diện tích tự nhiên vì cơ cấu đất giao tính cho các hộ gia đình cá nhân có nhu cầu làm nhà ở vì có nhiều thay đổi nên đất ở xã được tăng lên hàng năm để đáp ứng nhu cầu làm nhà ở của nhân dân.
7.1- Tình hình sử dụng đất chuyên dùng.
Tổng diện tích đất chuyên dùng của xã 1.133.525m2 chiếm 17,64% tổng diện tích tự nhiên và được sử dụng vào mục đích chuyên dùng.
Gồm có:
Đất xây dựng : 57.089m2
Đất giao thông : 243.103m2
Đất thuỷ lợi mặt nước chuyên dùng: 714.641m2
Đất di tích lịch sử văn hoá : 1.564m2
Đất làm nguyên vật liệu xây dựng: 5.480m2
Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 111.648m2
Các loại đất chuyên dùng này đều được sử dụng đúng mục đích để phục vụ cho lợi ích chung của xã và việc phục vụ cho việc sản xuất cho nhân dân được thuận lợi có năng suất cao.
Ngoài những diện tích đất đã được đưa vào sử dụng theo đúng mục đích xã còn một phần diện tích chưa sử dụng với diện tích là 622.758m2 chiếm 9,7% tổng diện tích đất tự nhiên.
Trong kế hoạch xã Thái Nguyên sẽ tận dụng khai thác thêm diện tích chưa sử dụng để đưa vào sản xuất, cải tạo dần diện tích đất bằng chưa sử dụng và đất mặt nước chưa sử dụng để đưa vào sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước và nuôi trồng thuỷ hải sản tăng thêm nguồn thu nhập và sản phẩm cho cho nhân dân.
Nhìn chung đất đai của toàn xã đã được đưa vào sử dụng hợp lý phù hợp với quy mô của xã và sử dụng theo đúng mục đích của từng loại đất.
IV- Đánh giá chung
1- Hoạt động của HTX DV NN.
Năm 2001 HTX chuyển đổi theo mô hình HTX, theo luật với 100% số hộ gia đình tự nguyện tham gia.
Cán bộ HTX DV NN gồm 5 người, có trình độ năng lực trong việc sản xuất và kinh doanh bước đầu vào hoạt động đã có hiệu quả, thực hiện tốt nội qui, qui chế, dân chủ, điều lệ HTX DV NN cũng như các khâu dịch vụ bắt buộc.
2- Những thuận lợi và khó khăn.
a- Thuận lợi.
Thái Nguyên là một xã bốn hướng giáp với các xã xung quanh, địa giới hành chính rất dễ dàng, như vậy rất thuận tiện cho công tác quản lý cũng như việc sử dụng đất đai của xã.
- Về chính trị, an ninh kinh tế tương đối ổn định, Đảng bộ luôn đoàn kết phát huy tính cần cù chịu khó sáng tạo của nhân dân. Thực hiện nội qui, qui chế địa phương và xã vốn có truyền thống yêu thương đùm bọc tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất cũng như đời sống, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý chính quyền, luôn coi trọng và phát huy h._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7710.doc