Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành đề tài này chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong khoa KT&PTNN, các thầy giáo trong trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Hồ Ngọc Châu người thầy đã theo tôi suốt các năm học tại trường và nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên t
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1703 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản Xuất lúa thuần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rại thí nghiệm Văn Điển thuộc Viện KHKTNN Việt Nam đã tạo đièu kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập, thu thập số liệu để hoàn thành đề tài.
Cháu xin chân thành cảm ơn chú Nguyễn Duy Bảo giám đốc trại thí nghiệm Văn Điển người đã theo cháu trong suốt quá trình thực tập, giúp cháu hiểu nhiều về lĩnh vực giống.
Cuối cùng tôi xin chân thành gửi đến gia đình, đặc biệt là Ông tôi và Em gái, bạn bè những người đã động viên về tinh thần và vật chất trong quá trình học tập và thực hiện đề tài lời cảm ơn chân thành nhất.
Hà Nội ngày 5 tháng 5 năm 2001
Sinh viên:
Trần Thị Thanh Thuỷ
Mục lục
Lời cảm ơn 1
Phần I: Phần mở đầu 4
Sự cần thiết của đề tài 5
Mục tiêu nghiên cứu 6
1.2.1. Mục tiêu chung 7
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 7
Đối tượng nghiên cứu 7
Phạm vi nghiên cứu 7
Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 8
2.1. Một số vấn đề kinh tế ngành trồng trọt 8
2.2. Đặc điểm về kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất giống lúa
thuần. 11
2.2.1. Sơ lược về giống lúa thuần 11
2.2.2.Đặc điểm kỹ thuật trong sản xuất giống lúa thuần 12
2.2.3.Đặc điểm về kinh tế trong sản xuất giống lúa thuần 15
2.2.4.Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và
hiệu quả kinh tế 20
2.2.5. Những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu tình hình sản
xuất giống lúa thuần. 23
2.3. Tình hình sản xuất giống lúa thuần ở Việt Nam 24
2.4. Các vấn đề về hiệu quả kinh tế 25
2.4.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế 25
2.4.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế 26
2.4.3.Phân loại hiệu quả kinh tế 27
2.4.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 28
2.4.5. Vai trò và ý nghĩa cảu việc đánh hiệu quả kinh tế 29
Phần III: Tổng quan địa bàn nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu 31
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 31
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 32
3.2. Phương pháp nghiên cứu 35
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung 35
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 36
Phần IV: Kết quả nghiên cứu 39
4.1. Tình hình sản xuất và kết quả kinh doanh 39
4.1.1. Tình hình diện tích sản xuất 39
4.1.2. Tình hình đầu tư cho sản xuất 43
4.1.3.Đánh giá kết quả của quá trình sản xuất 48
4.1.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của quá trình sản xuất 53
Mạng lưới chuyển giao giống lúa thuần giữa các địa
phương 57
4.2.1. Kêng chuyển giao 57
4.2.2. Mạng lưới chuyển giao 59
4.2.3. Giá cả chuyển giao 60
4.2.4.Năng xuất chuyển giao cho các địa phương 61
Nhận xét chung về tình hình sản xuất giống lúa thuần
ở trại Văn Điển. 63
4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế đem lại cho xã hội 65
4.5.Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong
sản xuất lúa thuần. 70
4.5.1.Cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra định hướng 70
4.5.2.Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển sản xuất. 71
Phần V: Kết luận và kiến nghị 76
5.1.Kết luận 76
5.2.Kiến nghị 77
Phần I
Phần mở đầu
1.1.Sự cần thiết của đề tài.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân cư sống ở nông thôn, hơn 70% lao động trong ngành nông nghiệp, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế trong đó nông nghiệp giữ vai trò chiến lược trong sự phát triển kinh tế đất nước.
Trước hết nông nghiệp đảm bảo an toàn lương thực cho đất nước. Quay ngược thời gian chỉ mấy năm trước Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo đang bị đe doạ bởi nạn đói thế mà giờ đây không chỉ đẩy lùi nạn đói còn là nước thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo.
Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến nông sản hàng xuất khẩu góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Bên cạnh đó phát triển sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp còn làm phát triển khu vực nông thôn, giải quyết tốt các vấn đề nông thôn như: hiện tương bán thất nghiệp, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn bằng việc đưa một phần lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp thông qua các ngành công nghiệp chế biến nông sản. Do đó nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị xã hội đất nước theo hướng CNH-HĐH. Đặc biệt là khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nền kinh tế có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo ra sự đổi mới trong nông thôn: kinh tế hàng hoá phát triển mạnh, người nông dân không chỉ chú ý đến việc sản xuất phục vụ cho bản thân mình mà còn chú ý đến nhu cầu xã hội. Thu nhập của người dân ngày càng cao và ổn định hơn. Nông thôn đổi mới xã hội chuyển mình.
Người nông dân không chỉ dừng lại ở mức độ “ăn no mặc ấm” mà đòi hỏi phải “ăn ngon mặc đẹp”. Do đó chỉ có việc tạo ra ngày càng nhiều các giống cây lương thực nói chung và các giống lúa mới nói riêng (có năng xuất cao, phẩm chất ngon, tính chống chịu tốt) mới đáp ứng nổi nhu cầu về lương thực ngày càng cao của xã hội (thị trường nội ngoại, địa).
Lúa nước là cây lương thực vô cùng quan trọng, đứng thứ hai sau lúa mì. Nó cung cấp lương thực nuôi sống hơn 1/2 dân số thế giới, là cây lương thực chính ở các nước nhiệt đới Châu A như: Việt Nam, Lào, Thái Lan...
Đối với Việt Nam, cây lúa có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân. Gắn liền với quá trình lịch sử, cây lúa được coi là người bạn gần gũi với đồng ruộng và người dân Việt Nam. Nó không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta. Cây lúa được trồng từ Bắc vào Nam từ vùng núi cao đến vùng biển. Sản lượng lúa không ngừng tăng lên do việc sử dụng giống lúa mới và áp dụng các biện pháp kỹ thuật cải tạo. Song cùng với sự gia tăng dân số ngày càng nhiều, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm do các nhu cầu phát sinh của xã hội con người. Vấn đề lương thực luôn là mục tiêu hàng đầu của đảng và nhà nước ta để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cuả xã hội về lương thực.
Các nhà khoa học đã tính rằng,tổng sản lượng thóc hàng năm của thế giới phải tăng từ 460 triệu tấn năm 1987 lên 560 triệu tấn naưm 2000 và 766 triệu tấn năm 2002 mới đáp ứng được mức tăng dân số.
Theo dự báo của uỷ ban dân số và kế hoạch hoá gia đình năm 2002 Việt Nam có khoảng trên 82 triệu người, con số này đến năm 2010 là 92 đến 95 triệu. Do đó mục tiêu của Việt Nam trong những năm 2000 đến 2010 về phát triển sản xuất vẫn là đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia: đảm bảo ổn định lương thực cho nhu cầu trong nước và có một phần lương thực dư thừa đáng kể dành cho xuất khẩu.
Chỉ tiêu cụ thể năm 2000 đạt 29 đến 30 triệu tấn, năm 2010 phải đạt 38 đến 40 triệu tấn. Trong đó hàng năm xuất khẩu khoảng 2,5 đến 3 triệu tấn gạo, đưa mặt hàng lúa gạo vào thế ổn định và đủ sức cạnh tranh trên thị trường gạo quốc tế.
Để đạt được chỉ tiêu trên cần phấn đấu tăng năng xuất lúa, giống là khâu quan trọng hàng đầu chính vì vậy mà những năm gần đây, chúng ta đã đầu tư tạo ra những giống lúa mới bằng nhiều phương pháp khác nhau(lai, đột biến, nhập nội...) giống mới phải có năng xuất cao, ổn định, phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, thích nghi với từng vùng sinh thaí nhất định.
Để đưa giống mới vào sẩn xuất an toàn và chắc chắn tránh được các rủi ro đáng tiếc trong nông nghiệp. Chúng ta phải thông qua công tác chọn lọc, so sánh và khảo nghiệm giống, theo dõi sự sinh trưởng và phát triển, năng xuất của mỗi giống lúa để tìm ra các giống triển vọng thích hợp cho từng mùa vụ, từng địa phuương.
Sự phát triển sản xuất lúa giống ở trại thí nghiêm Văn Điển thuộc viện KHKTNN Việt Nam không chỉ là bước đi đúng đắn trong chiến lược sản phẩm của ngành nông nghiệp, làm chuyển đổi cơ cấu giống lúa: giống lúa cho năng xuất và chất lượng thấp chuyển sang giống lúa cho năng xất cao và chất lượng ngon đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mà còn góp phần đa dạng hoá sản phẩm lúa trong nông nghiệp làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân không chỉ xoá đói giảm nghèo mà phải có tích luỹ. Do đó góp một phần không nhỏ vào sự phát triển sản xuất nông nghiệp, sự chuyển biến tích cực của xã hội nông thôn: cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm thúc đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước. Song bên cạnh đó việc sản xuất giống lúa thuần ở trại Văn Điển còn gặp một số khó khăn: giống- kỹ thuật- thị trường- vốn...Để có định hướng đúng đắn, đầy đủ và cụ thể thì việc đánh giá thực trạng tìm hiểu những nguyên nhân, tác động tích cực tiêu cực đến quá trình sản xuất nhằm giúp cho cán bộ công nhân viên có cơ sở điều chỉnh hợp lý các yếu tố đầu vào phát huy tiềm lực lợi thế sẵn có, đồng thời có căn cứ để đề xuất các giải pháp,
Từ những ý nghĩa thực tiễn trên đây, việc phát triển sản xuất lúa giống nói chung và giống lúa thuần nói riêng là vấn đề bức thiết. Vấn đề là làm sao để sự phát triển có hiệu quả kinh tế cao, vì vậy được sự đồng ý của khoa KT&PTNT, bộ môn QTKD và thầy giáo Hồ Ngọc Châu, cùng với sự giúp đỡ của tập thể cán bộ công nhân viên trại thí nghiệm Văn Điển chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa giống thuần ở trung tâm lúa Văn Điển- Viện KHKTNN Việt Nam, Vĩnh Quỳnh- Thanh Trì- Hà Nội ”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
1.2.1.Mục tiêu chung.
Nêu lên những cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất giống lúa thuần. Để từ đó đưa ra hướng chuyển đổi một số giống lúa có hiệu quả kinh tế thấp sang các giống có hiệu quả kinh tế cao làm tăng thu nhập cho người nông dân góp phần phát triển nông thôn ngày một giàu đẹp.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
Nêu khái quát một số khái niệm có liên quan đến giống lúa năng xuất, sản lượng, các chỉ tiêu cấu thành năng xuất, đặc tính chống chịu của giống và hiệu quả kinh tế, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.
Nêu thực trạng sản xuất giống lúa của trại
Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số giống lúa thuần.
Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
Đồng thời phần nào khái quát được một số mô hình thâm canh mới trại đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất đại trà ở các địa phương.
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
Một số giống lúa thuần đang được sản xuất ở trại
Các hộ công nhân nhận khoán sản xuất ở trại
Các địa phương tham gia chuyển KHKT với trại
1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi về nội dung:nghiên cứu thực trạng sản xuất thí nghiệm trình diễn và chuyển giao KHKT trong việc sản xuất giống lúa thuần ở trại Văn Điển
Phạm vi không gian: Trung tâm lúa Văn Điển thuộc viện KHKTNN Việt Nam nằm ở xã Vĩnh Quỳnh- Thanh Trì- Hà Nội.
Phạm vi về thời gian: 01/01/2001 đến 20/05/2002
Phần II
Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1. Một số vấn đề về kinh tế ngành trồng trọt.
Trồng trọt là một lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp cho nên nó mang đầy đủ các đặc tính chung của sản xuất nông nghiệp. Trong đó có một số đặc điểm nổi bật sau:
Đất đai:
Là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt không thể thay thế được. Nó vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động nó có vai trò vô cùng quan trọng quyết định việc tạo ra nông sản phẩm. Không có ruộng đất không thể tiến hành sản xuất được. Ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt nó khác với các tư liệu sản xuất khác. Nếu chúng ta sử dụng và bảo vệ hợp lý thì độ màu mỡ của đất không bị mất mà ngày càng tăng lên và ngược lại do cấu tạo không đồng nhất về vị trí địa hình, thổ nhưỡng nên ruộng đất có độ màu mỡ khác nhau.
Đối tượng sản xuất cuả ngành trồng trọt là sinh vật sống.
Chúng tồn tại và phát triển theo các quy luật sinh học: Mang tính thời vụ rất cao nên được quyết định bởi tổng hợp các yếu tố như quy luật về tự nhiên, sinh trưởng và phát triển cây trồng.
Sản xuất trong ngành trồng trọt không tuân theo quy luật 0-0 như các ngành khác bởi lẽ đất đai có độ phì tự nhiên, cây trồng là sinh vật sống do đó nó sinh trưởng và phát triển theo các quy luật sịnh học. Song để cây trồng cho năng xuất cao ta phải đưa ra các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao độ phì cho đất như:
- Sử dụng đất đai một cách đầy đủ và hợp lý, có hiệu quả: không lạm dụng đất đai, không dùng quá nhiều các chất hoá học như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý, nhằm tận dụng tính thời vụ trong năm tạo điều kiện sử dụng các yếu tố sản xuất, các nguồn lực.
Sử dụng tối đa nguồn tài nguyên đặc biệt là tài nguyên khí hậu của vùng mặt khác hạn chế tối đa các rủi ro do thiên tai gây ra trong sản xuất.
Thời gian lao động không trùng với thời gian sản xuất.
Chính điều này đã tạo nên tính mùa vụ trong nông nghiệp. Là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng bán thất nghiệp trong nông nghiệp. Một lực lượng lao động dư thừa lớn ở nông thôn khi nông nhàn gây ra nhiều tệ nạn, mất an toàn xã hội. Hơn nữa tạo ra hiện tượng tăng dân số cơ học ở thành thị.
Sản xuất nông nghiệp chủ yếu diễn ra ở ngoài trời, lại diễn ra trong một không gian rộng. Hơn nữa chu kỳ sản xuất dài, nhiều tháng trong năm. do đó chúng ta phải gieo trồng đúng mùa vụ, để tận dụng tối đa lợi thế của thiên nhiên đem lại, giảm thiểu rủi ro.
Hình thức sản xuất diễn ra trên quy mô nhỏ đó là hình thức nông hộ, lớn hơn nữa là kinh tế trang trại gia đình.
- Hộ nông dân là một đơn vị sản xuất cơ bản của sản xuất nông nghiệp. Theo Frank Ells (1988) cho rằng “Hộ nông dân là các hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu là lao động gia đình, nằm trong một hệ thống sản xuất rộng lớn hơn nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần thị trường , hoạt động với trình độ hoàn chỉnh không cao”.
Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng trong phạm vi gia đình chứ không có phần trao đổi trên thị trường. Công cụ sản xuất của nhóm hộ này đơn giản và thô sơ. Tất cả các chương trình phát triển nông thôn đều phải thông qua hộ nông dân để thực hiện. Dựa vào mục đích sản xuất, phương thức sản xuất ta chia ra hai nhóm hộ chủ yếu sau:
+ Hộ nông dân sản xuất từ cung tự cấp, đây là nhóm hộ sản xuất có quy mô nhỏ chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong gia đình chứ không có phần trao đổi trên thị trường. Công cụ sản xuất của nhóm hộ này đơn giản thô sơ đầu tư ít nên kết quả không cao. Trong công tác khuyến nông để hộ này tiếp nhận giống mới, tiếp nhận khoa học kỹ thuật là một việc vô cùng khó khăn. Đây là nhóm hộ sợ rủi ro.
+ Hộ nông dân sản xuất hàng hoá. Nhóm hộ này sản xuất với quy mô và trình độ lớn hơn, sản phẩm sản xuất ra không chỉ cung cấp cho nhu cầu trong gia đình mà còn cung cấp sản phẩm hàng hoá ra thị trường ngoài. Đối với nhóm hộ này luôn có xu hướng tích luỹ để đầu tư tái sản xuất, mở rộng quy mô, sản xuất lớn hơn nâng cao thu nhập cho họ. Nhóm hộ này luôn giám nghĩ, giám làm chấp nhận rủi ro song chúng ta đừng nghĩ họ là những người liều “được ăn cả, ngã về không” họ là những người đi đầu trong việc tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật mới, là những người làm thay đổi bộ mặt nông thôn hiện nay.
Ngày 10/11/1998 Bộ chính trị Trung ương Đảng ra quyết định số 06/NQ/TW về một số vấn đề phát triển nông thôn và nền nông nghiệp. Trong nghị quyết đã nói rõ: “kinh tế hộ gia đình nông thôn là một loại hình tổ chức sản xuất có hiệu quả kinh tế- xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Tiếp tục khuyến khích kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh mẽ để tạo ra sản phẩm hàng hoá đa dạng có chất lượng, giá trị ngày càng cao, tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn. Cung cấp sản phẩm cho đô thị, công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiệ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ gia đình. Do vậy người ta cho rằng “kinh tế nông hộ là kinh tế của các hộ gia đình nông dân có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình, sản xuất của họ nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường”.
Như vậy, kinh tế hộ nông dân là một hình thức kinh tế cơ bản, tự chủ trong nông nghiệp được hình thành và tồn tại khách quan lâu dài dựa trên cơ sở sử dụng sức lao động, đất đai, tư liệu sản xuất khác của gia đình mình là chính. Nó là một tổ chức kinh tế có cấu trúc phức tạp, có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản xuất (sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng) và hoạt động của sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản, tiểu thủ công nghiệp). Trong kinh tế nông thôn có thể kết hợp với nhiều ngành phi nông nghiệp khác. Kinh tế nông hộ còn thích nghi với nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất (cá nhân, tập thể, Nhà nước). Đồng thời cũng có khả năng kết hợp với các hình thức sở hữu ấy trong một hình thức tổ chức kinh tế. Kinh tế hộ có khả năng tự điều chỉnh cao, khi sản xuất gặp khó khăn có thể chuyển một phần sản phẩm thặng dư, lấy thu nhập cảu ngành này bù sang ngành khác. Nhờ vậy kinh tế hộ có sức sống dẻo dai và có khả năng cạnh tranh cao hơn trong sản xuất kinh doanh. Kinh tế hộ là một thành phần kinh tế quan trọng góp phần không nhỏ vào sự phát triển đất nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước có những chính sách khuyến khích kinh tế hộ phát triển.
Sự phát triển cao hơn của kinh tế hộ, bước “đột phá khổng” trong nông thôn Việt Nam, mô hình sản xuất trong tương lai đó là trang trại gia đình và kinh tế trang trại. Đó là hình thức phát triển cao hơn của kinh tế hộ, nền tảng vẫn là hộ gia đình. Song ở trang trại quy mô sản xuất lớn hơn, lao động không chỉ trong nông hộ mà còn có cả lao động đi thuê, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ nhu cầu của xã hội. Đó là sự khác nhau cơ bản của kinh tế hộ và kinh tế trang trại. song ngày nay dù là kinh tế hộ hay kinh tế trang trại người ta đều chú ý đến mục tiêu sinh lời đó là mục tiêu thoả mãn tối đa nhu cầu xã hội.
2.2. Đặc điểm về kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất lúa giống thuần.
2.2.1. Sơ lược về giống thuần.
Nhờ khoa học ngày một phát triển, nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cho rằng phát triển nông nghiệp là mũi nhọn hàng đầu. Do đó để nâng cao năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng người ta luôn trú trọng công việc lai tạo giống mới: gíng lúa mới ra đời kế thừa các đặc điểm tốt của giống lúa cũ và phát triển ngày một và cao hơn.
Trong đa dạng thị trường giống lúa Việt Nam, lúa thuần là một trong các giống quan trọng được nhà nông quan tâm. Ngoài các mục tiêu kinh tế thì giống lúa thuần còn có chất lượng gạo ngon. Năm 2001 trại thí nghiệm giống Văn Điển đã tiến hành khảo nghiệm một số giống lúa mới. Các giống lúa được phân thành từng trà theo thời gian sinh trưởng.
Vụ xuân gồm:
+ Trà xuân sớm :TGST từ 179-197 ngày
+ Trà xuân chính vụ :TGST từ 157-169 ngày
+ Trà xuân muộn :TGST từ 138-149 ngày
+ Nhóm nếp :TGST từ 145-158 ngày
Vụ mùa gồm:
+ Trà mùa trung :TGST từ 130-142 ngày
+ Mùa sớm :TGST 113-123 ngày
+ Nhóm nếp :TGST từ 107-126 ngày
Trong đó bao gồm các dòng giống như siêu nguyên chủng, nguyên chủng, tiến bộ kỹ thuật và giống xác nhận.
Nhìn vào thời gian sinh trưởng của hai vụ mùa và xuân ta thấy vụ mùa có thời gian sinh trưởng ngắn hơn vụ xuân. Hơn nữa vụ mùa chỉ có hai trà lúa thường và một trà lúa nếp. Sở dĩ có sự khác nhau này là do thông thường kế sau một vụ mùa có tiếp một vụ đông, do đó trà mùa muộn không có, hơn nữa nếu không có vụ đông thì đó là thời gian để nỏ của đất giúp đất nghỉ ngơi, vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh một cách tốt nhất.
Các loại giống khác nhau có đặc điểm sịnh học khác nhau, yêu cầu thời tiết, khí hậu khác nhau.
2.2.2. Đặc điểm kỹ thuật trong sản xuất lúa thuần
Thời gian sinh trưởng
Các giống lúa khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau, dẫn đến các giai đoạn sinh trưởng cũng khác nhau. Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tỉnh từ lúc nẩy mầm đến lúc chín là 90-190 ngày tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh.
Biểu 1: Thời gian sinh trưởng của một số giống lúa thuần
Đơn vị: ngày
Giống lúa
TGST
Trà lúa
NX30
XI23
BM98-20
LT5
AYT77
NX30
Q5
AYT77
Nếp 87D1NC
Nếp 87 D2 NC
191
190
160
164
141
137
120
113
109
121
Trà xuân sớm
“
Trà xuân chính vụ
“
Trà xuân muộn
Trà mùa trung
Trà mùa sớm
“
“
“
Nhìn vào Biểu 1 ta thấy các giống lúa thuộc trà xuân sớm có thời gian sỉnh trưởng tương đối dài. Còn các giống lúa thuộc vụ mùa thường có thời gian sinh trưởng ngắn. Do đó dựa vào thời gian sinh trưởng ta sẽ đưa ra được cơ cấu cây trồng hợp lý, chế độ chăm bón hợp lý. Bón phân đúng lúc có ỹ nghĩa quan trọng đối với thời gian sinh trưởng của cây trồng. Bón phân tập trung ở giai đoạn đầu cây sinh trưởng và phát triển mạnh, bón nhẹ ở giai đoạn trước lúa trỗ thì lúa trỗ tập trung hơn. Nếu bón rải rắc lai rai thì cây lúa kéo dài thời gian sinh trưởng dẫn đến sâu bệnh phá hoại gây ảnh hưởng đến năng xuất lúa.
Nói về thời gian sinh trưởng được ông Bùi Huy Đáp chia làm 4 giai đoạn:
Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng mạnh: từ khi cấy đến đẻ nhánh rộ.
Thời kỳ sinh trưởng chậm: đẻ nhánh rộ đến phân hoá đòng.
Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: phân hoá đòng đến trỗ bông.
Thời kỳ chín: trỗ bông đến lúc chín.
Bên cạnh đó chúng ta còn phải hiểu về cấu tạo sinh học của lúa như thân, lá, rễ, nhánh lúa, thân lúa và hiện tượng lốp đổ. Hiểu đúng về các bộ phận sinh học ta sẽ đưa ra các biện pháp chăm sóc hợp lý, góp phần làm tăng năng suất của cây trồng.
Rễ lúa:
Là bộ phận quan trọng của cây có nhiệm vụ hút nước và các chất dinh dưỡng trong đất để nuôi sống các bộ phận trên mặt nước. Lúa có đặc điểm là rễ chùm, ăn nông trên bề mặt đất Từ mặt đất đến độ sâu 5cm có thể tập trung từ 40-45% tổng lượng rễ, 5-10cm: tập chung 20-25% tổng lượng rễ, 30-35cm chiếm 1-4% tổng lượng rễ; ở lớp đất càng sâu thì lượng rễ càng tập chung ít.
Như vậy có thể căn cứ vào các bộ phận trên mặt đất mà nắm được sự sinh trưởng và phát triển của rễ. Từ đó có biện pháp kỹ thuật như làm đất, thuỷ lợi, phân bón hợp lý.
Lá lúa:
Là cơ quan có nhiệm vụ quang hợp để tổng hợp Hyđrat Cácbon, 95% trọng lượng chất khô là do quang hợp tạo nên. Chỉ có 5% chất khô là do các chất hấp thụ từ bên ngoài (dinh dưỡng trong đất). Nhìn vào lá lúa ta có thể phát hiện ra lá có thể hấp thụ ánh sáng tốt hay sấu, có sâu bệnh hay không, từ đó đưa ra biện pháp như mật độ cấy (khóm/m2), chế độ phân bón, phòng trừ sâu bệnh.
Thân lúa và hiện tượng lốp đổ
Thân đốt được cấu tạo từ các lóng đốt, các lóng đốt quyết định chiều cao của thân cây. Giữa các giống lúa chiều cao cây rất khác nhau biến động từ 82-135cm. Nếu chỉ dựa vào chiều cao cây chia làm 3 loại:
Nhóm thấp cây, nhóm trung bình và nhóm cao cây. Tính chống đổ có liên quan đến chiều cao của cây, cứng cây chống đổ tốt, thấp cây và trung bình có tiềkm năng rất cao. Trong sản xuất để tránh hiện tượng lốp đổ và đạt năng suất cao thì tuỳ từng điều kiện đất đai, trình độ thâm cạnh của từng địa phương mà chọn giồng phù hợp kết hợp với các phương pháp thâm canh như bón phân hợp lý cân đối giữa đạm, lân, Kali, giữ nước và thoát nước thích hợp.
Đòng lúa và quá trình trỗ
Đòng lúa quyết định đến số hạt trên bông trọng lượng 1000 hạt, do đó quá trình phân hoá đòng và trỗ có liên quan chặt chẽ tới năng suất của giống. Đòng phân hoá sớm hay muộn quyết định đến quá trình trỗ bông sớm hay muộn. Lúa trổ và phân hoá đòng phụ htuộc chặt chẽ vào giống lúa: giống lúa tích ôn hay giống lúa phản ứng ánh sáng ngoài ra còn phụ thuộc vào trình độ chăm sóc và khí hậu thời tiết.
“ Đói thì ăn sắn, ăn khoai
Chớ thấy lúa trỗ tháng Hai mà mừng”
Bông và hạt lúa
Là hai yếu tố cấu thành năng suất lúa. Bông và hạt lúa quyết định các chỉ tiêu bông trên khóm, hạt trên bông, bông trên m2, tỷ lệ hạt chắc trên bông, tỷ lê hạt lép trên bông. Các chỉ tiêu này không mang tính chất di truyền nên ta có thể dùng các phương pháp thâm canh để tăng số bông trên khóm, số bông trên m2, tỷ lệ hạt chắc trên bông từ đó tăng năng suất của giống.
2.2.3.Đặc điểm về kinh tế trong sản xuất giống lúa thuần.
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Định nghĩa năng suất:
Năng suất lúa do 3 yếu tố chính tạo thành là số bông/khóm, số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000hạt. Năng suất cao và ổn định là mục tiêu cao nhất của các nhà chọn giống, nó là kết quả cuối cùng để đánh giá một giống tốt hay xấu.
Cách tính năng suất
Năng xuất =
Sản lượng (kg, tạ , tấn)
Diện tích (m2, sào, ha)
Có hai cách tính.
Cách 1:
Cách 2:
Năng xuất = A*B*C*D*10- 4 (tạ/ha)
A: Số bông/m2
B: Số hạt / bông
C: Tỷ lệ hạt chắc
D: Trọng lượng 1000 hạt.
Hoặc.
Năng xuất = A*F*D*10-4 (tạ/ha)
A: Số bông/m2
F: số hạt chắc/bông
D: Trọng lượng 1000 hạt
Các yếu tố cấu thành năng xuất
Biểu 2: các yếu tố cấu thành năng xuất và năng xuất của một số giống
Stt
Giống lúa
Số bông /m2 (bông)
Tổng hạt
Chắc/bông (hạt)
Lép /bông (hạt)
Tỉ lệ lép / bông (%)
P1000hạt (gam)
Năng xuất lý thuyết (tạ/ha)
Năng xuất thực tế (tạ /ha)
1
LT1 TBKT
224
153.0
136.0
17.0
11.11
18.0
54.84
47
2
LT5 TBKT
220
157.5
143.0
14.5
9.21
18.6
58.52
50
3
Khang Dân NC
315
130.0
105.0
25.0
19.23
17.5
57.85
49
4
Q5 NC
250
124.0
110.0
14.0
11.29
24.3
66.94
57
5
BM 98-20
250
119.0
107.0
12.0
10.08
24.4
65.22
55
6
NR11 NC
208
130.0
119.4
10.6
8.15
25.0
62.09
53
7
AYT 77
220
162.7
145.5
17.2
10.57
20.0
64.02
54
8
Xi 23 NC
204
134.7
120.5
14.2
10.54
26.2
64.40
55
9
X 21 NC
200
136.5
120.5
16.0
11.72
28.0
67.48
57
10
98-30 TBKT
192
138.0
123.0
15.0
10.87
26.8
63.29
54
11
NX 30 TBKT
208
135.5
121.5
14.0
10.33
26.8
67.73
58
12
Nêp 87 D1 NC
220
125.0
113.6
11.4
9.12
26.0
64.98
55
13
Nêp 87 D2 NC
164
186.5
166.36
20.14
10.80
27.7
75.57
64
Các chỉ tiêu cấu thành năng xuất và năng xuất lý thuyết cũng như thực thu của một số giống lúa thuần được sản xuất ở trại Văn Điển được thể hiện qua biều 2.
Số bông trên m2: là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất, số 0bông càng cao thì năng xuất càng cao. Số bông của các giống lúa biến động từ 164-315 bông/m2. Giống lúa có số bông/m2 cao nhất là Khang dân 18 NC. Giống có số bông nhỏ nhất là Nếp 87 D2 NC.
Số hạt trên bông: qua biểu 2 ta thấy giống có số hạt trên bông cao nhất là giống nếp 87 D2 (186,5 hạt).
Sau đó đến AYT 77 (162,7 hạt) loại giống có số hạt trên bông thấp nhất là BM98-20 (119 hạt). nói chung số hạt trên bông là chỉ tiêu tương đối ổn định. Tuy nhiên ta có thể dùng các biện pháp kỹ thuật như chăm bón, cấy để kích thích bông lúa to hơn, có số lượng hạt nhiều hơn.
Số hạt chắc trên bông: đếm số hạt lép trên bông sau đó lấy tổng số hạt trên bông trừ đi số hạt lép ta được số hạt chắc trên bông. Rồi quy đổi ra phần trăm (%hạt chắc = (số hạt chắc /tổng số hạt trên bông )*100).
Số hạt chắc trên bông là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng để cấu thành nên năng xuất của lúa. Chỉ tiêu này ngoài đặc tính di truyền nó còn phụ thuộcc vào diều kiện ngoại cảnh, đặc biệt chế độ nước, nhiệt độ và dinh dưỡng. Tỉ lệ hạt chắc càng cao năng xuất càng cao. Nhìn vào biểu 2 ta thấy số hạt chắc trên bông giao động từ 105-166 hạt. Giống lúa có chỉ tiêu hạt chắc cao nhất là giống lúa Nếp 87D2 NC. Giống lúa có số hạt chắc thấp nhất là Khang dân 18NC. Do đó nâng cao năng xuất lúa thuần ta có thể làm tăng số hạt chắc trên bông bằng các biện pháp kỹ thuật như chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh ...
Tỷ lệ hạt lép: tuỳ từng giống lúa và điều kiện ngoại ở các thời kỳ làm đòng, trổ bông phơi màu vào chắc mà tỷ lệ hạt lép trên bông khác nhau. Qua theo dõi chúng tôi thấy giống lúa có tỷ lệ hạt lép cao là Khang dân 18 NC (19,23%). Giống lúa có tỷ lệ hạt lép thấp là AYT77 (8,2%).
Trọng lượng 1000 hạt mang tính chất di truyền. Giống có trọng lượng 1000 hạt cao sẽ cho năng xuất cao. Trong các giống được sản xuất ở trại thí nghiệm giống có trọng lượng 1000 hạt cao là X21 NC giống có trọng lượng 1000 hạt thấp nhất là LT1 TBKT (18).
Phân loại năng xuất: có 3 loại năng xuất.
Năng xuất lý thuyết:
Năng xuất là chỉ tiêu tổng hợp là kết quả cuối cùng do nhiều yếu tố cấu thành, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như: sâu bệnh, chuột, chim, rơi vãi trong thu hoạch. Các giống lúa có năng xuất lý thuyết cao thì có năng xuất thực thu cao.
Năng xuất lý thuyết được tính bằng công thức:
NXLT = A*B*C*D*10-4 (tạ/ha)
A: Số bông/m2
B: Số hạt/bông
C: Tỷ lệ hạt chắc (%)
D: trọng lượng 1000 hạt (g)
Năng xuất thực thu
Thu riêng từng ô của mỗi lần nhắc lại quạt sạch, cân năng xuất tươi sau đó lấy 2kg của mỗi ô phơi quy ra năng xuất khô, rồi lấy trung bình của 3 lần nhắc lại. Thông thường năng xuất thực thu thường thấp hơn năng xuất lý thuyết từ 10-15%. Mức độ chênh lệch giữa 2 loại năng xuất này phụ thuộc vào lúc thu hoạch và các quá trình tuốt, phơi, quạt, vận chuyển.
Qua Biểu 2 cho thấy giống có năng xuất thực thu cao là giống Q5 (60,24), Xi21 NC (60,73), NX30 TBKT (60,96) và Nếp 87P2 NC (68,01). Giống lúa có năng xuất thực thu thấp nhất là LT1 TBKT (49,35) và LT5 TBKT, Khang dân 18 NC.
Năng xuất sinh vật học
Cân khô 10 khóm theo dõi (cả cây và hạt) quy ra năng xuất sinh vật học (tạ/ha) trung bình 3 lần nhắc lại.
NXSVH = Ptbcảcây*Số khóm/m2
Nói chung giống nào có năng xuất sinh vật học cao thì giống đó có tiềm năng kinh tế cao.
Hệ số kinh tế
HSKT =
Phạt khô
Ptoàn cây
Phụ thuộc vào năng xuất kinh tế và năng xuất sinh vật học, phơi khô 10 khóm tính trọng lượng khô toàn bộ cây (có cả hạt). Sau đó thu hạt phơi khô của 10 khóm tính toàn bộ trọng lượng khối hạt. Tính trung bình cả 3 lần nhắc lại.
Đánh giá khả năng chống chịu
Biểu 3: Đánh giá khả năng chông chịu sâu bệnh, chống đổ và độ thuần
STT
Tên giống
Đạo ôn
Bạc lá
Khô vằn
Chống đổ
Rầy nâu
Độ thuần
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
LT1
LT5
Khang dân
Q5
BM98-20
NR11 NC
AYT77
Xi23 NC
X21 NC
98-30 TBKT
NX30 TBKT
Nếp 87 D1
Nếp 87 D2
C70
DT10
Nếp97
Nếp97-10
Nếp96-30
Nếp99
3
3
3
5
3-5
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
5
5
5
3
3
3
5
3
3
3
3
3
3
3
3
3
5
3
3
5
7
5
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
5
5
3-5
3
3
3
3
3
5
3
3
3
3
3
3
5
3
3
3
3
3
5
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3-5
3
Khá
Khá
TB
Khá
Khá
Khá
TB
Khá
Khá
Khá
Khá
Khá
Khá
Khá
Khá
Khá
Khá
Khá
Khá
Đánh giá theo thang điểm của IRRI với các loại sâu bệnh chính như sau: đục thân, cuốn lá, ._.chuột hại, bạc lá, khô vằn, rầy nâu, thang điểm được chia từ 1-9
0 điểm: không bị hại ở tất cả các bệnh và sâu
1-3 điểm: mức độ bị hại nhẹ
3-5 điểm: mức độ bị hại TB
5-7 điểm: mức độ bị haịi nặng
7-9 điểm: mức độ bị hại cực nặng
Dựa vào thang điểm ta có thể kết luận được giống lúa đang ở mức độ sâu bệnh nào từ đó đưa ra phương pháp phòng tránh thích hợp. Đánh giá tính chống chịu sâu bệnh, chống đổ và độ thuần của một số giống lúa đang được sản xuất ở trại thể hiện qua biểu 3. Nhìn vào biểu 3 ta thấy đa phần các giống lúa đang sản xuất ở trại có tính chống chịu trung bình và độ thuần khá, giống có tính chống chịu kém nhất là giống nếp 97 sau đó là giống 96-30.
Kết luận về đặc điểm kinh tế của một số giống lúa khảo nghiệm
Kết hợp hai phần năng xuất và khả năng chống chịu chúng tôi thấy rằng một số giống lúa khảo nghiệm đạt kết quả tốt cho năng xuất caom phẩm chất gạo ngon, khả năng chống chịu tổng hợp khá là các giống lúa triển vọng NX30, BM98-20, 98-30, AYT77, Nếp 87, Khang dân.
2.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và hiệu quả kinh tế.
2.2.4.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu qủ kinh tế
Giống:
Việc chọn giống là khâu đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng giống sản xuất ra sau này và khả năng tiêu thụ giống. Nếu giống tốt và phù hợp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và ngược lại, vì vậy khi sản xuất giống lúa thuần điều quan trọng các giống lúa mà các đơn vị gửi khảo nghiệm phải chọn ra các giống thích nghi với điều kiện tự nhiên và có khả năng chống chịu tốt. Mặt khác phải cho năng xuất cao đáp ứng thị hiếu của người nông dân.
Vốn:
Là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất của bất kỳ giai đoạn kinh doanh, sản xuất nào, đặc biệt là sản xuất giống lúa, lượng vốn đầu tư cho một ha lúa giống gấp nhiều lần so với lúa thương phẩm. Lượng vốn lại dàn trải không tập trung vào các thời điểm nhất định, do đó việc duy trì đảm bảo lượng vốn đầu tư cho sản xuất có ảnh hưởng đến sự phát triển của hiệu quả kinh tế
Kỹ thuật
Là những tác động của con người vào sản xuất được đúc rút từ kinh nghiệm sản xuất, được tổng kết từ các công trình nghiên cứu khoa học. Ngành sản xuất giống đòi hỏi hệ số kỹ thuật vô cùng cao do đó các nhà khao học phải tận tâm, tận lực với nghề, tìm tòi nghiên cứu để tìm ra các giống lúa mới. Vấn đề kỹ thuật quyết định sự thành công hay thất bại của hộ nông dân. Nhà khoa học phải biết kết hợp kinh nghiệm cổ truyền và khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Chuyển giao khoa học kỹ thuật
Khi các giống được nhập nội hay do các bộ môn nghiên cứu tạo ra được trại tiến hành sản xuất thí nghiệm sau đó sản xuất đại trà và sau đó đưa ra sản xuất quốc gia. Khâu chuyển giao khoa học kỹ thuật vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất giống lúa, lúa giống tạo ra có được người nông dân biết đến hay không là do quá trình chuyển giao khoa học kỹ thuật (tiêu thụ). Hàng năm trại bỏ ra 10% tổng thu để đưa vào chi phí chuyển giao đồng thời cán bộ công nhân viên ở trại phải tìm tòi nghiên cứu để đưa ra các mô hình thâm canh mới phù hợp cho từng loại giống lúa,phù hợp với từng địa phương đem lại hiệu quả kinh tế cao.
2.2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất .
Con người
Bên cạnh các yếu tố vật chất phục vụ quá trình sản xuất nói chung và quá trình sản xuất giống lúa nói riêng như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...thì yếu tố con người có vị trí đặc biệt quan trọng không thể thiếu được, với vai trò là người sản xuất thì con người cần phải có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật kinh nghiệm, có sức khoả tốt. Con người là cơ sở của việc sắp xếp bố trí cơ cấu giống lúa hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng đại phương ở những mùa vụ khác nhau. Đồng thời con người là người tiêu thụ nông sản phẩm sản xuất ra,song tiêu thụ nhiều hay ít còn phụ thuộc vào thu nhập, sở thích(thói quen) tiêu dùng, thị hiếu. Vì thế yếu tố con người là một trong những yếu tố cơ bản nhất quyết định sự phát triển của ngành sản xuất nói chung và của ngành sản xuất nông nghiệp nói riêng. Sản xuất giống lúa thuần ở viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp là ngành sản xuất đặc biệt, là cơ quan đầu ngành trong sản xuất giống lúa nông nghiệp yếu tố con người càng quan trọng hơn nó quyết định đến năng xuất của giống lúa sau này từ đó quyết định đến thu nhập, mức sống của hàng triệu người nông dân.
Thị trường
Sản xuất giống lúa cũng là một ngành sản xuất hàng hoá nó mạng tính tất yếu của sản xuất hàng hoá. Có nghĩa là sản phẩm sản xuất ra để đưa ra thi trường tiêu thụ, người sản xuất sẽ đem sản phẩm của mình thông qua thị trường tiêu thụ để bán cho người tiêu dùng. Thị trường tiêu thụ có tính cạnh tranh cao, đây là vấn đề mà người sản xuất cần quan tâm. Tính chất cạnh tranh này đòi hỏi người sản xuất luôn tìm biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời hạ giá thành sản phẩm kích thích người tiêu dùng với mục đích cuối cùng là tăng hiệu qủa sản xuất tăng lợi nhuận do đó để đạt được mục đích trên người sản xuất phải mở rộng thị trường, đa dạng kênh tiêu thụ. Sản xuất và tiêu thụ mang tích chất thường xuyên sản xuất ra rồi đem bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Thông qua thị trường người sản xuất mua các tư liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Nếu giá thành tư liệu sản xuất giảm có thể kích thích sản xuất và ngược lại phải thu hẹp quy mô sản xuất. Tuy rằng nhu cầu về giống lúa mang tính chất mùa vụ nhưng thị trường vẫn là yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của ngành.
Những vấn đề chung về tiêu thụ.
Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh đó là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của các cơ sở sản xuất. Việc sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì việc tiêu dùng được tiến hành nhanh gọn. Thông qua thị trường các thông tin về sản phẩm sẽ được đưa đến cho người sản xuất. Như vậy việc tiêu thụ nằm trong nhóm các yếu tố góp phần vào việc mở rộng sản xuất tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
Để có kế hoạch tiêu thụ hợp lý thúc đẩy quá trình tiêu thụ nhanh giảm chi phí người ta phải căn cứ đặc điểm sản phẩm, tính chất và vị trí của sản phẩm trên thị trường hay quy mô của chiến lược sản xuất, phạm vi hoạt động, mối quan hệ của nhà sản xuất đối với thị trường .
Dựa vào những căn cứ trên đây mà việc tiêu thụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng (người nông dân ) thông qua các hình thức sau:
Tiêu thụ trực tiếp: hình thức này không qua bất kỳ một trung gian nào, song hình thức này có những yếu điểm riêng số lượng tiêu thụ ít.
Tiêu thụ gián tiếp: hình thức này thông qua các trung gian.
Trại Văn Điển thuộc Viện khoa học nông nghiệp là cơ quan đầu ngành trong sản xuất giống lúa, nó không giống các đơn vị kinh doanh đơn thuàn khác, không lấy lợi nhuận là thước đo đánh giá hiệu quả kinh tế mà nhiệm vụ chính của nó là sản xuất thí nghiệm, sản xuất trình diễn sau đó đưa ra sản xuất đại trà trên diện rộng các giống lúa nhập nội, các giống lúa là kết quả nghiên cứu của các bộ môn trong Viện sau đó tiến hành chuyển giao cho các địa phương.
Do đặc điểm của ngành sản xuất lúa mang tính chất mùa vụ rõ rệt lại chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện khí hậu tự nhiên. Do đó trong quá trình tiêu thụ sản phẩm này người sản xuất phải có các kỹ thuật trong khâu bảo quản, có sự chuyên dụng để trở khối lượng lớn nhanh chóng đến tay người tiêu dùng.
2.2.5.Những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu giống lúa thuần.
Trong những năm gần đây nhu cầu về giống lúa ngày càng tăng do đó việc sản xuất giống lúa không ngừng taưng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Trên thế giới và Việt Nam việc sản xuất lúa giống đượng mở rộng ở nhiều nơi.
Sản xuất giống cấp quốc gia cả nước Việt Nam có 4 Viện điển hình là: Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Viện cây lương thực, Viện bảo vệ thực vật, Viện nghiên cứu giống đồng bằng sông Cửu Long.
Sản xuất giống ở cấp địa phương có rất nhiều công ty giống, HTX sản xuất giống song chúng còn sản xuất ở quy mô nhỏ, sự kết hợp khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm truyền thống chưa hài hoà vì vậy chưa đem lại hiệu qủa kinh tế cao.
Để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất và trong chuyển giao giống lúa đối với trại Văn Điển nói riêng và tất cả các tổ chức sản xuất giống nói chung vấn đề đặt ra là.
+ Mở rộng quy mô sản xuất cả về rộng và bề sâu bằng cách đầu tư thêm các trang thiết bị sản xuất, cơ sở hạ tầng, đầu tư về nhân lực. Mặc dù mặt bằng nhân lực ở trại cũng như ở các tổ chức này tương đối cao.
+ Nghiên cứu tạo ra các giống lúa có khả năng thích nghi cao, kháng chịu sâu bệnh tốt và cho năng xuất cao.
+ Vì vậy đòi hỏi đầu tư thêm về chi phí nghiên cứu.
+ Song các giống muốn được người nông dân biết đến phải có nhiều biện pháp hơn trong chuển giao khoa học kỹ thuật.
2.3.Tình hình sản xuất giống lúa thuần ở Việt Nam.
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống ở nông thôn, hơn 70% lao động trong nghành nông nghiệp. Cả nước Việt Nam có 4 viện sản xuất lúa giống mang tính chất quốc gia đó là: Viện KHKTNN Việt Nam, Viện cây lương thực thực phẩm, Viện bảo vệ thực vật, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ nguyên viện KHKTNN Việt Nam có 2 trung tâm sản xuất lúa giống là: trung tâm sản xuất lúa thuần ở Văn Điển và trung tâm sản xuất lúa lai ở An Khánh. Theo nguồn sô liệu báo cáo của viện KHKTNN Việt Nam trong năm trung tâm sản xuất lúa là: trung tâm lúa Văn Điển, trung tâm lúa lai ở An Khánh, trung tâm Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và trung tâm lúa Hà Bắc , năng suất khoán được phân bổ như sau:
Biểu 4: Năng xuất khoán cho các trung tâm lúa
Trung tâm lúa
Vụ xuân
Vụ mùa
Cả năm
- Trung tâm lúa Văn Điển
4500
3700
8200
-Trung tâm lúa An Khánh
4000
3200
7200
- Trung tâm lúa Bắc trung bộ
4000
3000
7000
- Trung tâm lúa Nam trung bộ
4000
3200
7200
-Trung tâm lúa Hà Bắc
4000
3000
7000
(Theo số liệu báo cáo của viện KHKTNN Việt Nam )
Nhìn vào đây ta thấy trại Văn Điển có năng xuất khoán cao nhất 8200kg/ năm. Trong đó các trại khác chỉ giao động từ 7000kg đến 7200kg giống trên năm. Điều này nói nên rằng trại Văn Điển có quy mô sản xuất rộng hơn các trại khác ,dẫn đến có năng xuất và sản lượng lớn hơn bất cứ một trại nhân giống nào.
2.4. Các vấn đề về hiệu quả kinh tế.
2.4.1.Khái niệm hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu đề cập đến lợi ích (hiệu quả) kinh tế sẽ thu được trong hoạt động đó. Hiệu quả có tính hệ thống mà nội dung của nó tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế . Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế cũng là tăng cường trình độ lợi dụng các trình độ có sẵn trong một hoạt động kinh tế. Đây là đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Khi bàn về khái niệm hoạt động kinh tế, các nhà kinh tế ở nhiều nước và nhiều lĩnh vực khác nhau đã đưa ra 3 quan niệm sau:
+ Quan điểm 1: cho rằng hiệu quả kinh tế được đo bằng hệ số giữa kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.
+ Quan điểm 2: cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bàng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (nhân lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được kết quả đó.
+ Quan điểm 3: khi xem xét hiệu quả kinh tế phải so sánh phần tăng thêm của két quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Khi xem xét hiệu quả kinh tế có thể là hiệu số hoặc tỷ số của hai phần tăng thêm đó.
Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở những hình thái kinh tế khác nhau sẽ không giống nhau tuỳ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội và mục đích yêu cầu của một vùng, một ngành cụ thể mà được đánh giá theo mức độ khác nhau cho phù hợp. Ơ nước ta khi phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có định hướng của Nhà nước, mỗi tổ chức kinh doanh không chỉ nhằm vào tăng hiệu quả kinh tế và các lợi ích riêng của mình mà còn phải đảm bảo hàng loạt các lợi ích kinh tế của Nhà nước và phù hợp với yêu cầu của xã hội. Cũng giống như bao tổ chức sản xuất giống khác, trại Văn Điển việc đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất giống lúa thuần vô cùng khó khăn bởi lẽ không chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả kinh tế mà phải xem xét được hiệu quả đem lại cho nền nông nghiệp Việt Nam.
2.4.2.Nội dung và bản chất hiệu quả kinh tế.
Nội dung của hiệu quả kinh tế :
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan nhưng nó không phải là mục đích cuối cùng mà là mục tiêu của sản xuất. Mục tiêu của sản xuất là phải thoả mãn tốt nhất các nhu cầu về vật chất và tinh thần của các thàh viên trong xã hội.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù xã hội phức tạp nên việc so sánh hiệu quả kinh tế là điều kiện khó khăn và mang tính chất tương đối. Hiệu quả kinh tế luôn liên quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và quyết định các yếu tố đó.
Nội dung xác định hiệu quả kinh tế bao gồm:
- Xác định hiệu quả thu được: là khối lượng sản phẩm sản xuất ra như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, lợi nhuận... kết quả thu được của một doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh phải được trao đổi trên thị trường được thị trường chấp nhận điều đó có nghĩa là hướng sản xuất của doanh nghiệp của tổ chức đã phù hợp với lợi ích chung của nền kinh tế.
- Xác định được chi phí bỏ ra (chi phí đầu vào) đó là chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi phí về nhân lực...
Tuy nhiên việc xác định kết quả thu được và chi phí bỏ ra là không dễ dàng vì trong sản xuất kinh doanh việc đầu tư hay thu sản phẩm không cùng một lúc mà có thể kéo dài trong chu kỳ kinh doanh. Mặt khác đối với đầu tư chi phí việc xác định chi phí dở dang, chi phí phân bổ cho phần không sản xuất cho từng quá trình sản xuất là rất phức tạp. Chỉ đối với những khoản chi phí gián tiếp không tính được như cơ sở hạ tầng, chương trình đào tạo, nghiên cứu, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng rồi các yếu tố thu được về mặt xã hội như môi trường không thể lượng hoá được.
Bản chất của hiệu quả kinh tế .
Là thực hiện tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra . Việc đánh giá tổng hợp hoạt động sản xuất không chỉ đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá hiệu qủa đó chính là đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra kết quả đó.
Trong nghiên cứu hiệu quả kinh tế không chỉ dừng lại ở việc đánh giá mà thông qua đó tìm ra các phương hướng và giải pháp phù hợp có lợi ích nhất nhằm phát triển sản xuất , thoả mãn hơn các nhu cầu của xã hội để nâng cao hiệu quả kinh tế.
2.4.3.Phân loại hiệu quả kinh tế .
Hoạt động sản xuất kinh tế xã hội được diễn ra ở các phạm vi khác nhau , các ngành khác nhau, lĩnh vực khác nhau. Đối tượng tham gia vào các qúa trình sản xuất và các yếu tố sản xuất cũng khác nhau. Mục đích nghiên cứu khác nhau , thì nội dung nghiên cứu khác nhau và dẫn đến hiệu quả kinh tế cũng khác nhau .
Do đó để nghiên cứu hiệu quả kinh tế phải phân loại hiệu quả kinh tế .
Phân loại hiệu quả kinh tế theo bản chất và mục tiêu.
Hiệu quả kinh tế phản ánh mối tương quan giữ kết quả hữu ích về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra. Nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động sản xuất .
Hiệu quả kinh tế phản ánh mối tương quan giữa kết quả lợi ích về mặt xã hội mà sản xuất đem lại với chi phí bỏ ra và hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do sản xuất đem lại .
Hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng hợp về mặt kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó .
Hiệu quả phát triển và bền vững là hiệu quả kinh tế có được do những tác động hợp lý để tạo ra nhịp độ tăng trưởng tốt để đảm bảo những lợi ích xã hội và môi trường lâu dài .
Phân loại hiệu quả kinh tế theo đối tượng nghiên cứu .
- Hiệu quả kinh tế sử dụng nguồn lực tài nguyên sản xuất như hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai lao động, tiền vốn, vật tư kỹ thuật tham gia vào qúa trình sản xuất .
Hiệu quả kinh tế ứng dụng tiến bộ kỹ thuật áp dụng các giả pháp kinh tế và quản lý về sản xuất .
Ngoài ra còn nhiều cách phân loại hiệu quả kinh tế:
+ Hiệu quả kinh tế theo phạm vi nghiên cứu: vi mô và vĩ mô
+ Hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế đơn vị sản xuất
+ Hiệu quả kinh tế theo lãnh thổ, theo vùng địa chính
Như vậy để đánh giá hiệu quả kinh tế một cách đúng đắn người ta phải xem xét cả về mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ giữa hiệu quả bộ phận và hiệu quả chung, hiệu quả phạm vi vĩ mô và hiệu quả phạm vi vi mô, quan hệ giữa vấn đề kinh tế và xã hội với quá trình sản xuất cuối cùng là quan hệ giữa hiệu quả hiện tại và hiệu quả tương lai.
2.4.4.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù hết sức phức tạp được thể hiện rất phong phú và đa dạng. Do tính phức tạp này trong nông nghiệp nên khi đánh giá nó dòi hỏi phải có một hệ thống chỉ tiêu, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế bắt nguồn từ bản chất của hiệu quả kinh tế: là mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra hay chi phí và kết quả thu được từ chi phí đó.
Q: kết quả thu được
C: chi phí bỏ ra
H: hiệu quả kinh tế
H = Q/C
H = Q -C
H =DQ/DC
DQ: là phần trăm tăng thêm của kết quả
DC: phần trăm tăng thêm của chi phí.
Như vậy muốn xác định hiệu quả kinh tế phải tính được Q và C tức là phải xác định được kết quả và chi phí bỏ ra. Trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) Q có thể là tổng giá trị sản xuất, hay giá trị tăng thêm hay lợi nhuận, còn C có thể là chi phi trung gian, chi phí khả biến hay tổng chi phí. Nếu C là công lao động trong một gia đình ta có thể tính được giá trị của ngày công lao động tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng ngành sản xuất từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà vận dụng cách tính hiệu quả kinh tế cho phù hợp.
Bên cạnh đó trong ngành nông nghiệp còn có hệ thống chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế trong nông hộ.
Tổng thu: là tổng giá trị sản phẩm thu được trên một đơn vị sản xuất đối với một cây trồng cụ thể trong một thời gian nhất định thường là một năm.
Tổng thu = Q*P + Thu khác
Trong đó Q: sản lượng thu được
P: đơn giá
Chi phí khả biến trực tiếp (CPKHTT hay A) là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên được sử dụg trực tiếp để sản xuất ra khối lượng sản phẩm.
Tổng chi phí khả biến trực tiếp là tổng của chi phí khả biến trực tiệp, gián tiếp và chi phí cơ hội của chi phí khả biến trực tiếp OC.
OC = 1/2*A*It*t.
It: Lãi xuất theo tháng
T: số tháng sản xuất
(Thời gian dùng để tính OC bằng một nửa thời gian thực hiện do các chi phí phát sinh không liên tục).
Thu nhập ròng: là phần chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi phí khả biến, thu nhập ròng nói lên rằng phần tổng thu có bù đắp được chi phí vật chất trực tiếp sản xuất hay không.
2.4.5.Vai trò và ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất giống thuần.
Đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế sản xuất giống lúa thuần nói riêng đóng vai trò quan trọng đối với việc quyết địnhvà ra quyết định của một quá trình sản xuất. Nếu không có qú trình đánh giá thì quá trình sản xuất chưa được xem xét là phù hợp hay không phù hợp. Hơn nữa ngành nông nghiệp với nhiều yếu tố giới hạn, trong điều kiện nguồn lực khan hiếm như đất đai, nguồn nước, khoa học càng phát triển xã hội loài người cũng phát triển theo và ngành trồng lúa nói riêng cũng đòi hỏi ngày càng phải đưa ra các giống lúa có năng xuất cao và phẩm chất gạo tốt.
Qua việc đánh giá hiệu quả kinh tế người sản xuất sẽ xác định và lựa chọn những kết hợp tối ưu nhất, điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với điều kiện sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay: cơ sở hạ tầng xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu. Đối với trại Văn Điển quá trình xem xét đánh giá hiệu quả sản xuất đôi khi chỉ đạt trên mặt kinh tế mà ta bỏ quên tác dụng hiệu quả về mặt xã hội và môi trường. Do vậy để các hộ gia đình công nhân hiểu rõ hiệu quả sản xuất thì phải chỉ ra được cái mất và cái được, những nguyên nhân tác hại trong từng bộ phận và toàn bộ quá trình sản xuất, cho họ nghe và tự nhận thức, Từ đó giúp người sản xuất có khả năng tự đánh giá hiệu quả sản xuất của mình và lựa chọn được phương án sản xuất phù hợp nhất.
Như vậy việc đánh giá hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp nói chung, trong sản xuất giống lúa thuần nói riêng có tầm quan trọng lớn trong việc thực hiện mục tiêu tiến tới nền nông nghiệp bền vững: đảm bảo năng xuất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường đang bị ô nhiễm.
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế phải xem xét đầy đủ các mối quan hệ và kết hợp đày đủ cả số tương đối và ssó tuyệt đối. Tính toán hiệu quả kinh tế cần tính toán cho từng ngành, từng công đoạn trong quá trình sản xuất ngoài ra còn phải xác định hiệu quả kinh tế có thay đổi theo phương pháp thâm canh, hình thức canh tác và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Đối với việc đánh giá hiệu quả sản xuất giống lúa thuần ở Trại Văn Điển vì đây không phải là đơn vị kinh doanh giống mà là một cơ quan sản xuất giống của Nhà nước. Ngân sách do Nhà nước cấp vốn 100%, nhiệm vụ chính là phục vụ thí nghiệm đồng ruộng và chuyển giao khoa học kỹ thuật các giống lúa mơí được nghiên cứu và các giống lúa nhập nội. Nhân và sản xuất các giống lúa thuần, siêu nguyên chủng và nguyên chủng, tiến bộ kỹ thuật, giống xác nhận. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất giống lúa thuần ở trại không chỉ đơn thuần đánh giá hiệu quả kinh tế mà còn đánh giá hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Do đó khi xem xét đánh giá hiệu quả sản xuất giống lúa ở trại ta xem xét trên 3 mặt sau:
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chuyển giao.
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế trong việc đưa ra các mô hình kinh doanh mới giúp một số địa phương nhân và sản xuất một số giống lúa thuần và lai.
Phần III
Tổng quan địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
3.1.1.Điều kiện tự nhiên.
3.1.1.1.Vị trí địa lý.
Trại Văn Điển thuộc xã Vĩnh Quỳnh huyện Thanh Trì Hà nội. Trại được nằm ở vị trí vô cùng thuận lợi cách trung tâm Hà Nội không xa, lại gần hai trục đường quốc lộ chính là quốc lộ 70 và quốc lộ 1A, đằng sau trại lại có tuyến đường tàu Bắc Nam đi qua. Điều này rất thuận lợi cho việc giao lưu với các nơi và các vùng xung quanh.
Phía Bắc giáp với xóm mới Vạn Phúc
Phía Nam giáp quốc lộ 70
Phía Đông gipá quốc lộ 1A
Phía Tây giáp Quỳnh Đô Vĩnh Quỳnh.
Nhìn chung tại Trại Văn Điển có vị trí hết sức thuận lợi để phát triển sản xuất và chuyển giao công nghệ với các địa phương.
3.1.1.2. Đặc điểm về địa hình và thổ nhưỡng.
Nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình bằng phẳng, đất đai được chia làm 2 loại:
Đất sản xuất đại trà đất này được dùng để sản xuất trên diện rộng, chiếm đa số diện tích đất trồng của cả trại hơn 80% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đất thí nghiệm đất này dùng để khảo nghiệm cá dòng giống triển vọng của Viên và các giống nhập nôị, thí nghiệm trình diễn, thí nghiệm so sánh. Diện tích đất thí nghiệm chiếm rất nhỏ chỉ hơn 3 ha chiếm 10% tổng diện tích đất gieo trồng.
3.1.1.3. Đặc điểm về thời tiết và khí hậu
Vĩnh Quỳnh nằm trong vùng khí hậu tiểu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Bắc bộ. Với đặc điểm chung là mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông lạnh nhiệt độ trung bình năm là 23 độ C, mùa đông lạnh léo dài từ tháng 11 đến tháng 4 nhiệt độ trung bình từ 18 độ C đến 19 độ, nhiệt độ thấp nhất từ 6-8 độ C có xen kẽ những ngày nắng ấm mưa nhiều mùa nắng kéo bdài từ tháng 4 đến tháng 9 với nhiệt ddộ trung bình từ 28-29 độ C, nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 38-39 độ C, lượng mưa phân thành 2 mùa là mùa khô và mùa mưa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1400mm có tháng lên tới 2000mm. Độ ẩm trung bình hàng năm là 86%. Lượng bốc hơi trung bình là 980mm. Chế độ gió phân thành 2 mùa rõ rệt: gió mùa đông bắc và gió đông nam đặc biệt những ngày nóng bức do xuất hiện gió tây nam làm ảnh hưởng tới cây trồng và con người. Vào mùa mưa có những tháng mưa lớn thường kèm theo gió gây bão úng lụt ở một số diện tích ảnh hưởng đến việc sản xuất của trại.
Song nói chung điều kiện khí hậu ở đây tương đối thuận lợi cho việc sản xuất ngành trồng trọt. Đối với ngành lai tạo giống thuần việc đa dạng các loại giống có nguồn gốc nhiệt đới nhất là các giống có nguồn gốc từ viện nghiên cứu là cần thiết.
3.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội.
3.1.2.1.Nguồn tài nguyên
Nguồn nước: nằm trong hệ thống thuỷ lợi của Viện, Trại Văn Điển có hệ thống mương to nhỏ khá hoàn chỉnh. Tất cả đều được cứng hoá kênh mương tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất.
Tình hình sử dụng đất đai ở trại được thể hiện ở Biểu 4
Biểu 4: Tình hình sử dụng đất đai của trại Văn Điển
Chỉ tiêu
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên
28
100
I. Đất nông nghiệp
22
78.57
1. Đất trồng trọt
22
100
- Đất sản xuất đại trà
18.889
85.85
- Đất sản xuất thí nghiệm
3.11
14.15
2. Đất trồng cây lâu năm
0
0.
II. Đất chuyên dùng
6
12.73
-Khu nhà hành chính
2
33.3
-Khu kho bãi
1.5
25
-Khu sân phơi
1
16.66
-Khu đất thuỷ lợi
1
16.66
-Đất giao thông
0.5
5.55
III. Đất ở
0
0
IV. Đất chưa sử dụng
0
0
Một số chỉ tiêu bình quân
- Đất nông nghiệp trên khẩu nông nghiệp
0.66
_
-Đất nông nghiệp trên hộ nông nghiệp
0.66
_
(Theo số liêu thống kê năm 2001của trại)
Đến năm 2001 tổng diện tích đất tự nhiên của trại là 28 ha phân chia theo các loại như sau:
Đất nông nghiệp là 22ha chiếm 78,57% tổng diện tích đất từ nhiên như vậy đất đai được sử dụng cho sản xuất giống thuần là chủ yếu. Trong đó đất sử dụng cho sản xuất đại trà là 18,889ha chiếm 85,85% diện tích đất nông nghiệp. Đất dùng trong sản xuất thí nghiệm là 3,1112 chiếm 14,15% diện tích đất nông nghiệp. Điều này chứng tỏ bên cạnh việc sản xuất thí nghiệm trình diễn các dòng giống được nghiên cứu từ các bộ môn trong Viện, các giống nhập nội thành công trại tiến hành ngay sản xuất đại trà để đưa ra cho các địa phương sản xuất ben cạnh đó còn có cac loại đất dụng cho khu hành chính, kho bãi, sân phơi, đất thuỷ lợi song tất cả chỉ có 6 ha.
Đất chưa sử dụg đến năm 2001 là không còn, trại đã đưa vào sử dụng hết do đó các biện pháp nâng cao năng xuất chỉ còn là thâm canh tăng vụ, trại cần đưa ra các biện pháp để nâng cao năng xuất cây trồng theo chiều sâu. Cuối cùng nhìn vào biển ta thấy bình quân đất nông nghiệp trên khẩu là 0,66ha. Đây là một lợi thế cho các hộ nông dân bởi lẽ bên cạnh việc sản xuất giống thuần hộ nông dân có thể luân canh tăng vụ và trồng xen các cây trồng khác nhau như khoai tây, đậu tương và ngô đông.
Tình hình sử dụng lao động của trại: Tình hình sử dụng lao động của trại được thể hiện qua Biểu 5.
Biêu 5:Tình hình sử dụng lao động ở trại Văn Điển
Chỉ tiêu
ĐVT
Số lượng
Cơ cấu
1.Tổng số nhân khẩu
Nhân khẩu nông nghiệp
Nhân khẩu phi nông nghiệp
2.Tổng số hộ
Hộ nông nghiệp
Hộ phi nông nghiệp
3.Tổng số lao động quy
4.Một số chỉ tiêu bình quân
Nhân khẩu/hộ
Nhân khẩu nông nghiệp/hộ
LĐ quy/hộ
Người
“
“
“
“
“
lđ
người
“
lđ
46
31
15
40
31
9
46
1,15
0,775
1,15
100
67,39
32,60
100
77,50
22,50
100
Theo nguồn số liệu của trại trại có 46 cán bộ công nhân viên. trong đó số nhân khẩu nông nghiệp có 31 người chiếm 67,39% tổng số nhâ khẩu, đây chính là tổng số công nhân của trại và số công nhân này có mặt bằng kiến thưc chuyên môn cao đều từ sơ cấp trở lên có người ở trình đọ đại học.
Nhân khẩu phi nông nghiệp có 15 người chiếm 32,6% tổng số nhân khẩu, trong đó có 6 người là kỹ sư, 8 người trung cấp, 1 người thạc sỹ. Qua đây cho thấy mật độ chất xám của trại tương đối cao, chất lượng tốt, có điều kiện thích nghi cao với đồng đất Việt Nam. Tuy nhiên, cần tăng cường lực lượng lao động có trình độ cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu sản xuất của trại.
3.1.1.2. Cơ sở vật chất hạ tầng.
Đối với Trại Văn Điển cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ với dãy nhà làm việc khang trang, khu nhà kho rộng thoáng mát, khu sân phơi tráng nắng. Các công cụ phục vụ cho sản xuất như ô tô, máy cày, máy kéo tương đối đầy đủ. Song cơ sở hạ tần ở đây đôi chỗ đã xuống cấp cần có biện pháp thay thế tu bổ để nâng cấp cho trại, trại vẫn còn thiều nhiều dụng cụ phục vụ cho sản xuất thí nghiệm như máy phân loại hạt, cân phân tích, máy đo độ ẩm..
3.1.2.3. Truyền thống sản xuất và phương pháp sản xuất của trại
Trại thí nghiệm Văn Điển thuộc Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam được thành lập từ năm 1952 với tổng diện tích đất canh tác là 22 ha, số cán bộ công nhân viên là 46 người. Nhiệm vụ chính yếu của trại là phục vụ thí nghiệm đồng ruộng, phục vụ cho các bộ môn nghiên cứu của Viện gửi khảo nghiệm, những giống nhập nội. Các dòng giống siêu nghuyên chủng, nguyên chủng,tiến bộ kỹ thuật được sản xuất thí nghiệm trình diễn, thí nghiệm so sánh, nhân và sản xuất đại trà. Kết quả thu được hàng năm được trại chuyển giao xuống các địa phương. Mạng lưới chuyển giao của trại vô cùng rộng 28 tỉnh thành trong cả nước từ miền Bắc vào miền trung. Cho đến nay trại đã thí nghiệm thành công các giống như: X21, Xi23, NX30, Dt10, DM18-55, lúa tám, C70, C71, DM18-20, KD18, Q5, AYT77, CN2... hàng năm cung cấp cho các địa phương hàng trăm tấn thóc giống, hoàn thiện các quy trình kỹ thuật cho một số giống mới. Trại còn xây dựng mô hình thâm canh tăng năng xuất giúp một số địa phương tổ chức nhân và sản xuất các giống lúa thuần và lai.
3.2.Phương pháp nghiên cứu.
3.2.1.Phương pháp nghiên cứu chung.
Phương pháp duy vật biện chứng.
Là phương pháp nghiên cứu đánh giá hiện tượng kinh tế xã hội. Trên cơ sở xem xét mọi vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó rằng buộc lẫn nhau .Chúng có tác dụng ảnh hưởng qua lại với nhau trong quá trình phát triển : Chẳng hạn quá trình chuyển giao kỹ thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kết quả nghiên cứu, kết quả sản xuất thí nghiệm kết quả sản xuất đại trà. Khi các yếu tố này biến động hay thay đổi thì ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất cũng như chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
Phương pháp duy vật lịch sử.
Là phương pháp mà trong quá trình nghiên cứu, xem xét đánh giá sự vật hiện tượng, phải tuân theo quan điểm lịch sử vì mọi sự vật hiện tượng đều có nguồn gốc lịch sử của nó. Khi nghiên cứu sự biến động phát triển của hiện tượng thì phải xem xét sư biến động trước đó.
Giả sử DT10: có nguồn gốc từ viện di truyền.
C70: có nguồn gốc nhập nội.
NX30: từ bộ môn chọn tạo giống.
NR11: viện KHKTNN Việt Nam.
98-30: trại thí nghiệm Văn Điển.
3.2.._.ây lai: Giống lúa thơm , các giống lúa cứng cây, cao cây như 98-30, NX30, BM9820, LT1, LT5, Bắc thơm, và một số giống nếp. Đặc biệt là các giống lúa thơm chất lượng cao rất hợp với khí hậu của vùng này, khi chúng được sản xuất ở đây vừa cho năng xuất cao vừa cho chất lượng tốt phục vụ cho ngành xuất khẩu gạo của nước ta không những thế mà còn phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người nông dân.
Địa phương có năng xuất chuyển giao 6847.66 kg đó là Yên Bái chiếm 12.37% sản lượng thóc giống được tiêu thụ ở trại. Sở dĩ địa phương này có năng xuất chuyển giao cao như vậy vì ở đây có dự án của trại Văn Điển về thay đổi quy mô canh tác.
Vùng có sản lượng chuyển giao thấp nhất là Nam Định chỉ có 2000kg bởi lẽ Nam Định là chiếc nôi lúa nước, luôn là người đi đầu trong công tác tiếp nhận giống lúa mới. Năm 2001 này địa phương chỉ tiếp nhận một số giống lúa mới điển hình như lúa thơm chất lượng cao để phục vụ cho vùng chuyên sản xuất lúa gạo xuất khẩu: Hải Hậu, Xuân Thuỷ.
Tổng năng xuất chuyển giao cho các địa phương chỉ đạt gần 60 tấn thóc giống như vậy chưa phải là cao bởi lẽ theo sự đánh giá của cán bộ công nhân viên trong trại năm 2001 là một năm mất mùa do đó đòi hỏi trại phải sản xuất tốt hơn để đưa năng xuất lên cao cho năm 2002. Đồng thời tiến hành tốt các công việc bổ trợ cho quá trình tiêu thụ như: in ấn tài liệu quy trình kỹ thuật, tổ chức các buổi trình diễn, thăm quan đầu bờ cho các địa phương đồng thời tiến hành trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa các hộ sản xuất trong trại.
4.3. Nhận xét chung về tình hình sản xuất lúa giống ở trại Văn Điển.
Qua nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản xuất giống lúa thuần ở trại Văn Điển cho thấy rằng việc sản xuất giống lúa thuần ở đây tương đối cao song vẫn đòi hỏi các hộ công nhân ở trại phải có kế hoạch đầu tư sản xuất cho năm 2002 và những năm tới sao cho năng xuất của trại ngày một cao hoàn thành kế hoạch nhà nước giao cho trại, đem lại ý nghĩa chuyển giao to lớn đối với người nông dân.
Qua nghiên cứu thực trạng sản xuất ta thấy diện tích gieo trồng là 22 ha trong đó đất sản xuất đại trà là 18.889 ha, đất thí nghiệm là 3.111 ha, lượng diện tích này là không thay đổi qua các năm. Với lượng diện tích này giao cho 31 hộ công nhân làm khoán theo sự chỉ đạo của trại hàng năm trại thu được hơn 100 tấn thóc gống để chuyển giao với các địa phương.
Nghiên cứu cụ thể đi vào từng giống lúa được sản xuất ở trại, chúng tôi tiến hành nghiện cứu diện tích, chi phí sản xuất, khả năng chống chịu cũng như năng xuất giao nộp của trại năm 2001.
Diện tích: các giống lúa Khang Dân, Xi 23, AYT77 có diện tích gieo trồng tương đối lớn hơn các giống lúa khác. Diện tích trồng các giống Q5, NR11 ít hơn hẳn. Nói chung về diện tích chung không thay đổi qua các năm song diện tích gieo trồng các giống có thay đổi nhỏ tuỳ theo kế hoạch hoạt động của trại hàng năm sao cho phù hợp với kết quả nghiên cứu của các bộ môn trong viện và nhu cầu thực tế của các địa phương.
Chi phí sản xuất:
Nói về chi phí chung cho việc sản xuất một hai giống lúa thuần của trại tương đối lớn chiếm khoảng 60-70% tổng doanh thu. Nếu ta đi sâu vào một số giống ta thấy rằng hai giống Nếp 87 D2 và NX30 có chi phí cao nhất tổng thu không bù đắp đựơc chi phí vật chất trực tiếp cho sản xuất. Trong tất cả các khoản chi phí thì chi phí khả biến chiếm tương đối lớn gần 60% tổng số chi phí.
Nănng xuất và khả năng chống chịu của giống.
Nhìn chung các giống được khảo nghiệm có khả năng chống chịu và chống đổ cao chỉ giống lúa như Q5 và một số giống nếp có khả năng nhiễm bệnh Đạo ôn, Bạc lá cao và khả năng chống đổ còn thấp.
Năng xuất thực tế thường thấp hơn năng xuất lý thuyết từ 10-15%. Qua nghiên cứu năng xuất của các giống lúa ta thấy được một số giống lúa có năng xuất cao như Khang Dân, Nếp, NX30. Một số giống lúa còn chưa đạt là BM9820 và Xi 23.
Là một tổ chức kinh doanh sản xuất song không lấy lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu, sự tác động của cơ chế thị trường cũng gây nên những khó khăn và tạo nên những thuận lợi trong việc sản xuất và mạng lưới chuyển giao.
Thuận lợi:
Là trại giống số một trong ngành chọn giống lúa thuần ở Việt Nam là một trong hai trung tâm sản xuất luá giống của Viện KHKTNN Việt Nam trại được phép sản xuất tất cả các giống kể cả các giống tiến bộ kỹ thuật mà các công ty giống khác không được phép sản xuất .
Trại có diện tích sản xuất lớn 22 ha hơn nữa được Viện trang bị một cơ sở vật chất hạ tầng như kho chứa sân phơi, xe vận chuyển cửa hàng giới thiệu sản phẩm, hệ thống giao thông, thuỷ lợi tương đối tốt.
Trình độ cán bộ công nhân viên có mặt bằng cao. Trong đó có 6 cán bộ là kỹ sư một cán bộ là thạc sỹ. Số công nhân trực tiếp sản xuất 100% có trình độ từ sơ cấp trở lên. Hơn nữa ở họ có bề dầy kinh nghiệm sản xuất có những ông bà đã về trại sản xuất được gần 50 năm.
Tập thể cán bộ công nhân viên đoàn kết đồng lòng từ trên xuống dưới thực sản xuất không ngừng, không những hoàn thành kế hoạch được giao mà còn hoàn thành kế hoạch.
Khó khăn:
Bên cạnh các điều kiện thuận lợi trại cũng gặp không ít khó khăn.
Diện tích không thể gia tăng hơn nữa trong các năm tới.
Cơ sở hạ tầng ở đây tương đối đày đủ song đang xuống cấp trầm trọng.
Kỹ thuật sản xuất bảo vệ thực vật, bảo quản, vận chuyển còn lạc hậu, sản xuất dựa vào thói quen là chính.
4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế đem lại cho xã hội.
Như trên chúng ta đã phần nào đánh giá được hiệu quả kinh tế trong quá trình sán xuất: tính toán được tổng thu, tổng chi phí, tính được thu nhập ròng, lợi nhuận , hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó còn đánh giá được một phần khả năng chuyển giao khoa học kỹ thuật. Song tất cả điều đó nói lên một điều hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh trong sản xuất là tương đối lớntuy nhiên đôí với các cơ sở sán xuất kinh doanh khác thì đây chưa hẳn là một đơn vị sản xuất hiệu quả bởi lẽ trại văn điển không phải là một tổ chức kinh doanh thông thường, nhiệm vụ chính của trại không phải là chạy theo lợi nhuận mà là sản xuất thí nghiệm thành công các dòng giống mới sau đó sản xuất đại trà và tung đi cho bà con nông dân.
Do đó phần này chúng tôi tiến hành nghiên cứu ý nghĩa của hiệu quả xã hội. Tức là vai trò của trại Văn điển với các địa phương.
Trong việc nhân giống lúa ở Việt nam.
Xây dựng các mô hình thâm canh mới trong nông nghiệp.
Mô hình thâm canh trên đất hai vụ lúa ven biển.
Để đưa các giống lúa mới vào sản xuất thay thế các giống lúa cũ mà người nông dân đang canh tác không phải là đơn giản. Bởi lẽ bản tính của người nông dân cần cù, chịu thương chịu khó, song bảo thủ chịu rủi ro. Do đó trại đã đầu tư nghiên cứu các mô hình thâm canh mới song song với quá trình sản xuất lúa giống thuần.
Đứng trước thực trạng các tỉnh ven biển: các đồng bằng ven biển trù phú song thường xuyên bị nước biển ngập mặn. Trước đây các hộ nông dân chỉ sản xuất được một vụ lúa hoặc hai vụ lúa cho năng xuất thấp. Giờ đây trại đã nghiên cứu ra hai mô hình sán xuất 2 lúa cho năng xuất cao
6T
Mùa
Muộn
Chiêm
Mùa chung
Xuân
3T
5.5T
4T
(a) (b)
Mô hình 1: Mô hình sản xuất 2 lúa
Mô hình này được xây dựng cho các tỉnh ven biển như Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hoá ...Nơi có các đồng bằng ven biển.
Phương thức chuyển giao: Từ một vụ lúa, hai vụ lúa một năm cho năng xuất thấp thành mô hình hai vụ luá trong năm cho năng suất cao.
+ Các giống lúa mùa muộn: Như mộc tuyền, Nếp mùa năng xuất không cao, thời gian sinh trưởng dài được thay thế bằng các giống mùa trung như X21, Xi23, Q5.. .Các giống này không những cho năng xuất cao mà còn đem lại sự nghỉ ngơi cho đất.
+ Các giống chêm như giống lúa sài đường, tép câu, lúa cút được thay thế bởi các giống lúa xuân như C70,Q5, LT5, LT1, thu hoạch sớm chánh được mưa bão ,lũ lụt ảnh hưởng lớn đến thu hoạch.
- Kết quả chuyển giao: Nhờ có mô hình sán xuất mới mà các tỉnh này đã tăng được năng xuất từ 7 tấn /ha / nămlên đến 11.5 tấn /ha/ năm. Góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.
Xây dựng mô hình 3 vụ trên năm ( hai lúa một màu).
Mô hình 2: Mô hình ba vụ/năm
(Hai lúa một màu)
Xuân
muộn
Mùa sớm
Khoai tây lai
Mùa trung
Mùa trung
Mùa sớm
Khoai tây
Xuân
muộn
Xuân
muộn
6T
6T
4.5T
6T
5T
5.5T
5T
5T
5T
(a) (b) (c)
- Địa phương chuyển giao: ở hầu hết các tỉnh phía bắc như Nam Định, Hà Tây, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc.. . Nơi trước đây nông dan đã có thói quen sản xuất hai vụ lúa một năm hoặc hai vụ kúa một vụ đông.
- Hình thức chuyển giao: Từ mô hình canh tác hai vụ lúa trên năm chiêm và mùa các giống lúa cũ có năng xuất thấp thay bằng các giống lúa ở trà xuân muộn như AYT77, DH85....Có năng xuất cao khả năng chống chịu tốt và các trà lúa ở trà mùa sớm như Q5, LT5, BM9820 đi kèm với hai vụ lúa là vụ khoai tây lai(mô hình a). Ơ mô hình (b) được xây dựng với trà xuân muộn như trên kết hợp với các trà lúa mùa chung như Xi23, 98-30, BM98-20, NX30 cộng với một vụ khoai tây. Còn ở mô hình (c) vần các giống lúa xuân muộn kết hợp với các giống lúa mùa sớm như Q5, LT5, AYT77 sau đó là một vụ ngô đông.
- Kết quả chuyển giao:
Điển hình như ở xã Đức Long-Nho Quan-Ninh Bình sau khi áp dụng mô hình này dưới sự hướng dẫn tận tình của các cô chú ở trại (xuân muộn, mùa sớm, khoai tây lai) mà năng xuất tăng từ 7 tấn/ha/năm tăng lên 16 tấn/ha/năm. Một bước đột phá khổng trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Không chỉ dừng lại ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội vô cùng lớn tăng vụ có nghĩa là tăng việc làm cho lượng lớn lao động dư thừa ở nông thôn giảm một phần tệ nạn xã hội, tăng thu nhập, cải tạo đời sống nông dân làm giảm khoảng cách giữa giàu và nghèo, thành thị và nông thôn.
Mô hình một lúa và hai màu.
Mô hình 3: Mô hình ba vu/năm
(một lúa hai màu)
Xuân
muộn
đậu tương
Ngô đông
Đậu tuơng
Ngô đông
Lạc hè thu
Ngô đông
Xuân
Sớm
Xuân
muộn
6T
6T
4T
6T
5T
5.5T
6T
6T
5T
(a) (b) (c)
Cũng cùng mục đích như mô hình trên để giải quyết lượng lao động bán thất nghiệp cho xã hội. Để tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Trại cũng nghiên cứu mô hình 3 vụ trong năm song mô hình là hai màu một lúa.
Địa bàn chuyển giao được áp dụng hầu hết ở các tỉnh trung du bắc bộ và Tây Bắc nước ta nơi có diện tích đồi gò lớn.
Hình thức chuyển giao: Từ mô hình hai lúa một màu, hai lúa một năm, hai màu, người nông dân đang sản xuất theo thói quen đồng thời cũng có mô hình một lúa hai màu cho năng xuất thấp 15 tấn/ ha / năm(mô hình a). Sang mô hình sản xuất (xuân muộn, đậu tương, ngô đông)(mô hình b) có năng xuất 17 tận/ha/năm tăng hai tấn/ha/năm (quy thóc) con số không phải là nhỏ đối với nhà nông. Ơ mô hình này các giống lúa ở trà xuân muộn chuyển sang các giống lúa 98-30, NX30, Xi23, BM98-20 của trà xuân sớm cùng với một vụ lạc hè thu. Sau đó là một vụ ngô đông.
- Kết quả chuyển giao: Từ năng xuất 15 tấn/ha/năm lên năng xuất 17 tấn/ha/năm.
Mô hình 4 vụ/năm:
Mô hình 4: Mô hình 4 vụ/năm.
Khoai tây
Xuân muộn
Mùa muộn
Khoai tây
Mùa sớm
Xuân muộn
Đậu tương thu đông
đậu tương hè
3T
4.5T
4T
5T
5.5T
5T
5.5T
5T
(a) (b)
Mô hình tận dụng hết khả năng sản xuất của đất, làm cho vòng quay cuả đất không được nghỉ ngơi. Mô hình này được áp dụng ở các tỉnh như Vĩnh Phúc , Phú Thọ, Yên Bái...
- Ưu điểm của mô hình .
Năng xuất của cây trồng cao hơn hẳn các mô hình khác . Năng xuất khi xây dựng mô hình này tăng lên 18-19 tấn /ha/năm.Vòng thu hồi vốn trong nông nghiệp nhanh, giải quyết việc làm xã hội tốt, góp phần phát triển nông thôn việt nam ngày một giàu đẹp .
- Nhược điểm:
Mô hình này khó thực hiện đòi hỏi người nông dân phải có hệ số kỹ thuật cao, giống cây trồng tốt. Đồng thời với khai thác và sử dụng đất đai hợp lý. Đòi hỏi người nông dân phải kết hợp hài hoà các khâu chăm bón.
4.5. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa thuần.
4.5.1.Cơ sơ lý luận và thực tiễn để đưa ra định hướng.
Cơ sở lý luận:
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp hay đơn vị sản xuất kinh doanh nào trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất kinh doanh có được mở rộng hay thu hẹp phải dựa vào kết quả hay hiệu quả kinh tế của chúng. Khi đơn vị đạt hiệu quả kinh tế cao tức là làm ăn có lãi lập tức mở rộng quy mô sản xuất và ngược lại kể cả các đơn vị nhà nước như trại Văn Điển. Mặc dù không phải là một tổ chức kinh doanh thông thường do đó rất khó khăn khi ta hoạch toán hiệu quả kinh tế bởi lẽ vốn 100% nhà nước cấp, hoạt động theo kế hoạch nhà nước giao. Nhiệm vụ chính của trại là sản xuất thí nghiệm trình diễn và sản xuất đại trà sau đó cung cấp các giống hiệu quả cho địa phương song không vì vậy mà ta không coi trọng việc đánh giá hiệu quả kinh tế. Chỉ có đánh giá hiệu quả kinh tế mới chỉ ra được mặt yếu, mặt mạnh và đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất và chuyển giao.
Cơ sở thực tiễn.
Ngày nay khi nền kinh tế đất càng phát triển, các công trình xây dựng ngày càng nhiều, tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh chóng diện tích đất nông nghiệp ngày một giảm. Đời sống nhân dân ngày càng xung túc nhu cầu của họ cũng ngày một tăng lên vì vậy nhu cầu của nông dân về các giống lúa mới cho năng xuất và chất lượng tốt cũng ngày một tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu câu hỏi đặt ra làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của người nông dân có các giống lúa tốt để gieo trồng và giúp cho các hộ công nhân trong trại Văn Điển có định hướng phất triển sản xuất, đồng thời nhanh chóng chuyển giao được các giống mới cho các địa phương.
Việc đưa ra định hướng và giải pháp để phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất giống lúa thuần có ý nghĩa quan trọng:
- Mặc dù trại sản xuất theo kế hoạch của Viện (kết quả nghiên cưú của các bộ môn, các tổ chức gửi giống khảo nghiệm). Song việc đánh giá hiệu quả kinh tế cũng góp phần chuyển đổi cơ cấu giống lúa nhằm khai thác nguồn lực một cách triệt để, nâng cao năng xuất trong nội bộ trại.
- Đưa ra được các mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp đem lại năng xuất cao (theo thống kê của trại khi người nông dân áp dụng mô hình sản xuất mới sản lượng tăng từ 10-15% đối với các giống phục tráng và từ 20-30% khi thay thế hoàn toàn các giống mới). Từ đó góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.
- Tạo việc làm cho số lớn lao động nông nghiệp nhàn rỗi (theo thống kê Bộ lao động thương binh và xã hội ngành nông nghiệp có tỷ lệ lao động bán thất nghiệp cao nhất trong các ngành) góp phần hạn chế những mặt tiêu cực, tệ nạn xã hội ở nông thôn Việt Nam.
- Nhờ đó khuyến khích hộ nông dân tích cực sản xuất mạnh dạn tiếp nhận giống mới, tăng đầu tư, huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân.
Từ những cơ sở lýluận và thực tiễn trên chúng tôi đưa ra những phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế phát triển sản xuất giống lúa thuần.
4.5.2.Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển sản xuất.
Phương hướng sản xuất.
Nhằm nậng cao hơn nữa sự phát triển của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất giống lúa thuần nói riêng ở trại Văn Điển, chúng tôi đưa ra một số phương hướng sau:
- Chuyển đổi cơ cấu giống hợp lý với nhu cầu tiếp nhận của các điạ phương đồng thời phải tuân theo cơ cấu giống lúa mà Viện và các đơn vị gửi khảo nghiệm.
- Khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, tăng năng xuất lao động, tăng nhu nhập cho các hộ gia đình.
- Mở rộng diện tích gieo trồng các giống lúa quốc gia, giống lúa có nhiều triển vọng.
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, thảo luận về quy trình kỹ thuật của các giống, tổ chức các buổi tham quan huấn luyện cho nông dân ở các địa phương, đối với công nhân trong trại phải thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm sản xuất, thường xuyên bổ kiến thức về sản xuất giống thông qua các chương trình đào tạo ngắn hạn.
- Tăng chi phí chuyển giao như thường xuyên cử cán bộ về các địa phương hướng dẫn bà con quy trình kỹ thuật mới tăng chi phí in ấn tài liệu quy trình kỹ thuật của các giống, in ấn bao bì làm sao cho nông dân đọc đến đâu hiểu đến đó và thực hiện đúng.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng như kho tàng phải thoáng mát, khô dáo bảo đảm kỹ thuật cho giống, nâng cấp sân phơi tránh lẫn cơ giới, đầu tư máy làm sạch hạt, máy đo độ nảy mầm của hạt, máy đóng gói, cân phân tích.. ..
- Theo phương pháp dự đoán thống kê chúng tôi đưa ra dự kiến về diện tích gieo trồng cho năm 2002.
Biểu 16: diện tích sản xuất các giống vụ chiêm năm 2002
Chỉ tiêu
Năm
So sánh (%)
2001
2002
1. Tổng diện tích
188891.3
188891.3
100
AYT 77 TBKT
19426.3
35091.6
180.64
NX 30 NC
17256.6
26256.6
152.15
Xi 23NC
25459.7
30459.7
119.64
LT 1NC
16202.6
329994.6
2036.68
LT 5TBKT
18041.9
32041.9
177.60
Nếp 96-03NC
0
16720.7
0
Thóc thịt
13226.9
15326.9
115.88
Nhìn vào biểu ta thấy cơ cấu gieo trồng các giống lúa thuần năm 2002 (vụ chiêm) có sự thay đổi đáng kể. Trong vụ này trại tập chung sản xuất chủ yếu 6 giống lúa chính và thóc thịt, tổng diện tích gieo trồng vẫn là 188891.3 m2 trong đó giống lúa AYT 77TBKT có diện tích gieo trồng lớn nhất 35091.6 m2 sau đó đến diện tích gieo trồng hai giống lúa tẻ thơm LT1NC và LT5 TBKT, giống lúa có diện thích gieo trồng tốt nhất là thóc thịt 15326.9 m2 cao hơn năm 2001 là 15.87% năm 2001 trại sản xuất hai giống lúa nếp 87D2NC và nếp 87D1NC song đến năm nay trại chuyển sang sản xuất giống lúa nếp 9603 giống có nguồn gốc từ bộ môn nghiên cứu trọn tạo giống của Viện KHKTNN Việt Nam. Giống nếp này có ưu điểm tốt hơn: khả năng chống chịu Đạo ôn tốt, cứng cây, ít đổ.
Bên cạnh sự biến đổi về cơ cấu chúng tôi còn nghiên cứu sự tăng thêm về chi phí sản xuất. Sự biến đổi này được thể hiện qua Biểu 17.
Biểu 17: Chi phí sản xuất chung cho 1ha giống thuần cho vụ chiêm 2002
Chỉ tiêu
TB năm 2001
(đồng)
2002
(đồng)
So sánh
1.Chi phí trung gian
Giống (quy thóc thịt)
Phân chuồng
Phân đạm
Phân lân
Phân Kali
Thuốc BVTV
Thuỷ lợi phí
Quản lý bảo vệ
Vật rẻ tiền mau hang
Khấu hao máy móc
Khấu hao sân bãi
6969800
283500
1700000
460000
275000
175000
346500
525000
283500
233300
580000
2100000
7039200
315000
2100000
460000
300000
225000
378000
525000
283500
233200
580000
2100000
100.99
111.1
123.5
100
109
128.5
109
100
100
100
100
100
2.Thuế nông nghiệp
580000
580000
100
3.CPKBTT(A)
7557800
7627200
100.99
4.Chi phí cơ hội(A)
226734
228816
100.9
5.TCPKBTT
7784534
7856016
100.9
6.Chi phí quản lý chung
2100000
2310000
110
7.Tổng chi phí lao động
2520000
3150000
125
8. Tổng chi phí
12404550
13316016
107.4
Nhìn vào biểu ta thấy hầu hết các chi phí cho vụ chiêm năm 2002 đều tăng lên so với chi phí bình quân năm 2001 tổng chi phí cho năm 2002 là 13316316 đồng tăng 7.4% so với năm 2001 (12404550 đồng) trong đó các khoản chi phí tăng lên là giống (11.1%), phân chuồng 23.5% chứng tỏ rằng trại rất chú ý đến khâu tái tạo độ phì tự nhiên của đất, phân lân cũng tăng 9.5%, phân Kali tănng đáng kể 28.5%. Các khoản chi phí về nhân công quản lý chung cũng tăng lên điển hìnhiệu quả kinh tế như chi phí nhân công tăng 25% chứng tỏ rằng trại rất quan tâm đến vấn đề con người.
Một số giải pháp chủ yếu nhàm nâng cao hiệu quả kinh tế tróng giống lúa thuần.
Giải pháp trong sản xuất:
- Giải pháp về vốn:
Thiếu vốn sản xuất là tình trạng chung của đa số các hộ gia đình nông dân Việt Nam cho nên tạo nguồn vốn sản xuất cho họ là việc làm quan trọng giúp cho việc mở rộng và phất triển sản xuất.
Mặc dù là cơ quan nhà nước, vốn do nhà nước cấp song các hộ gia đình công nhân đẫ được khoán gọn đến từng người do đó trại vẫn tồn tại, thực trại thiếu vốn sản xuất ở một số hộ nông dân.
+ Nguồn vốn tự có: trong từng gia đình công nhân nguồn vốn tích luỹ không phải là nhiều do đó phải giúp họ nâng cao năng xuất của giống từ đó nâng cao sản lượng tạo lên nguồn vốn tự có ngày càng nhiều phụ vụ cho quá trình sản xuất.
+ Nguồn vốn đi vay: Tất nhiên trại không có nhiều vốn như các tổ chức tín dụng khác để cho vay với lãi xuất ưu đãi song trại cần có các biện pháp để giúp đỡ một số hộ khó khăn trong vấn đề vốn như bán chịu vật tư nông nghiệp: phân, thuốc bảo vệ thực vật.. ..
- Giải pháp về giống:
Mặc dù cơ cấu giống phụ thuộc vào kết quả nghiên cứ của Viện và các đơn vị gửi khảo nghiệm song trại phải chủ động trong vấn đề cơ cấu giống lúa sản xuất cho các vụ tới một mặt giúp cho hộ công nhân trong trại không bị động trong vấn đề kỹ thuật và vấn đề chi phí đầu tư, một mặt giúp cho quá trình chuyển giao KHKT với các địa phương được dễ dàng.
- Giải pháp về kỹ thuật:
Quá trình sản xuất giống lúa đòi hỏi hệ số kỹ thuật tương đối cao do đó trại cần trang bị vốn kỹ thuật cho các hộ công nhân trực tiếp sản xuất bằng cách tăng chi phí nghiên cứu tăng chi phí đào tạo cho các khoá học ngắn hạn đồng thời thường xuyên cung cấp cho các hộ công nhân những quy trình kỹ thuật gieo trồng của các giống lúa mới.
- Giải pháp về cơ cấu hạ tầng:
Viện KHKTNN Việt Nam rất chú trọng đến vấn đề cơ sở hạ tầng, đã trang bị cho trại tương đối đày đủ các công cụ sản xuất, văn phòng làm việc, hệ thống kênh mương tưới tiêu.. ..Tuy nhiên một số chỗ đang trên đà xuống cấp cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng của trại hơn nữa như hệ thống kênh mương trang bị các thiết bị làm sạch hạt, năng cấp kho chứa thoáng đãng khô giáo để tăng độ nảy mầm của hạt, tu sửa lại sân phơi, máy đo độ ẩm của hật, cân phân tích , các máy đóng gói. Hiện nay các dụng cụ này của trại còn rất thô sơ dùng thủ công là chính.
Giải pháp về chuyển giao KHKT.
- Ôn định và mở rộng thị trường.
Thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào bao gồm các yếu tố phục vụ cho sản xuất như phân bón , thuốc trừ sâu.. .. đầu tư cho khâu chuyển giao như nhãn mác, bao bì đóng gói, in ấn tài liệu, quy trình kỹ thuật.... Đầu vào trong sản xuất là tương đối và mang tính chất thường xuyên, nếu giá yếu tố đầu vào được bình ổn thì nó cũng là một yếu tố kích thích sản xuất. Vì vậy nhà nước cần có chính sách giá cả phù hợp và ổn định đặc biệt là giá của các yếu tố phụ vụ sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất thóc giống nói riêng.
Về mạng lưới chuyển giao KHKT mặc dù mạng lưới hoạt động của trại rất rộng 28 tỉnh thành trong cả nước tuy nhiên trại vẫn cần phải mở rộng thêm mạng lưới chuyển giao, xác định địa bàn trọng điểm từ đó có kế hoạch đầu tư cả nhân lực và vật lực, nghiên cứu đưa các mô hình thâm canh mới một mặt giúp trại chuyển giao được các giống lúa trại sản xuất ra mặt khác tăng năng xuất cây trồng ở các địa phương, tăng thu nhập góp phần phát triển nông thôn toàn diện.
Về hình thức tiêu thụ (kênh chuyển giao) vẫn chỉ là hai hình thức chuyển giao chính là gián tiếp và trực tiếp song kênh gián tiếp phân phối qua nhiều trung gian hơn góp phần đa dạng kênh tiêu thụ của trại.
- Các giải pháp khác:
+ Tăng thời gian, tăng kinh phí cho việc nghiên cứu các mô hình sản xuất cho từng địa phương sau khi nghiên cứu thành công tiến hành áp dụng ngay vào địa phương đó.
+ Tăng kinh phí cho các công việc bổ trợ cho quá trình chuyển giao như: in ấn tài liệu, tăng số lượt tham quan trình diễn, mở rộng và nâng cao hội trường, phòng khách để tiện lợi cho các xã viên ở xa về tham tập huấn.
+ Thường xuyên kiểm tra độ ẩm của hạt điều này ảnh hưởng đến độ nảy mầm của hạt chỉ phân phối các hạt đủ tiêu chuẩn.
Phần V
Kết luận và kiến nghị
5.1.Kết luận:
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, nền nông nghiệp nước ta chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, tỷ trong sản phẩm hàng hoá nông nghiệp không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Cùng với sự tăng lên về các loại nông sản phẩm hàng hoá thì sự đa dạng về giống nói chung và giống lúa thuần nói riêng cũng tăng lên không kém. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất giống lúa thuần có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người sản xuất cũng như nông dân, nông thôn Việt Nam. Với điều kiện thuận lợi về đất đai, vị trí địa lý của trại cũng như sự ưu đãi của nhà nước mà việc sản xuất giống lúa thuần đã đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao.
- Có sẵn các công trình nghiên cứu của các đơn vị gửi khảo nghiệm như: bộ môn chọn tạo giống lúa, các bộ môn của Viện KHKT nông nghiệp, trai Văn Điển, Viện di truyền...
- Diện tích sản xuất lớn 22ha trong đó nguyên đất giành cho thí nghiện là hơn 3 ha.
- Chủng loại giống phong phú từ các giống cấp quốc gia đến các giống khu vực hoá, từ các giống có diện tích gieo trồng lớn đến các giống được gieo trồng thí nghiệm trình diễn.
- Địa phương tham gia chuyển giao với trại trên diện rộng trại sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật từ các địa phương ở xa, tư các địa phương mua ít như Nam Định đến các địa phương mua nhiều như Ninh Bình, Yên Bái.
Chính vì vậy lúa thuần là giống đem lại hiệu quả kinh tế cao làm tăng thu nhập cho chính bản thân trại mà còn tăng hiệu quả cho bao hộ nông dân Việt Nam. Theo thông kê chúng tôi thấy được các giống lúa mới hoàn toàn bởi các giống cũa đang đựơc sản xuất ở địa phương hiệu quả kinh tế tăng lên từ 20-30%. Còn đối với các giống lúa cũ được phục tráng lại cao hiệu quả kinh tế tăng từ 10-15%. Đồng thời giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho lao đông dư thừa ở nông thôn bằng các mô hình thâm canh mới. Từ việc nâng cao năng xuất cho cây trồng góp phần không nhỏ vào việc ổn định an ninh lương thực. Mấy năm trước nước ta vẫn còn là một nước nghèo đói thiếu lương thực đến năm 1993 tổ chức FAO đã chính thức rời khỏi Việt Nam.
Trong thời gian thực tập tại trại thí nghiệm giống lúa Văn Điển với đề tài :“Đáng giá hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất giống lúa thuần ” qua tìm hiểu thực trạng sản xuất và chuyển giao KHKT của trại chúng tôi đã làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài và nêu lên được các điều kiện thuận lợi và khó khăn còn tồn tại trong sản xuất giống lúa thuần từ đó đưa ra phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất.
Đây là những vấn đề chính cần làm rõ trong quá trình thực hiện đề tài.
- Việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong nội bộ các hộ công nhân của trại là vấn đề cần thiết và đúng đắn trong tình hình hiện nay bằng cách nâng cao năng xuất các giống lúa giúp cho hộ hoàn thành kế hoạch được giao, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của hộ.
- Tăng sản lượng chuyển giao các giống lúa thuần cho địa phương là vấn đề cũng không kém phần quan trọng. Mặc dù sản xuất và chuyển giaolà hai lĩnh vực hoàn toàn độc lập song chúng lại có quan hệ mật thiết với nhau. Khâu chuyển giao làm tốt không những có ý nghĩa quan trọng đối với trại (hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Viện ra) mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền nông nghiệp Việt Nam.
Đưa ra các mô hình thâm canh mới thay thế các mô hình sản xuất cũ năng xuất thấp từ đó góp phần giải quyết phần lớn lực lượng lao động dư thừa, bán thất nghiệp ở nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Để quá trình sản xuất lúa thuần của trại đạt kết quả cao cũng như việc tiêu thụ được tiến hành thuận lợi và có kết quả chung tôi đưa ra một số đề xuất sau:
5.2. Đề xuất:
Đối với nhà nước:
- Nhà nước cần hỗ trợ thêm cho trại bằng cách tăng kính phí đầu tư cho sản xuất để trại hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tăng quy mô sản xuất theo chiều sâu từ đó góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao năng xuất cũng như chất lượng của các giống lúa.
- Sản xuất trong nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa giống nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào đièu kiện tự nhiên, chi phí quá nhiều cho các yếu tố đầu vào chúng lại giàn trải không đồng đều trong quá trình sản xuất do đó nhà nước nên có các chính sách trợ giá đầu vào, trợ giá đầu ra cho nông dân để họ yên tâm sản xuất.
- Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cưú khoa học như đào tạo cán bộ và công nhân chuyên ngành sản xuất lúa giống xây dựng nhiều mô hình thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất, xây dựng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh giúp các địa phương sử dụng các giống lúa của trại hiệu quả nhất.
Đối với trại.
- Tăng cường các buổi sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tuyên dương các hộ công nhân sản xuất giỏi.
- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn định kỳ cũng như các kiến thức về khuyến nông phục vụ cho các chuyến công tác xuống địa phương chuyển giao KHKT.
- Khi trại trạng bị thêm thiết bị, dụng cụ mới phục vụ cho sản xuất như cân phân tích, máy phân loại hạt, máy làm sạch hạt... đòi hỏi phỉa được hướng dẫn rõ ràng để công nhân sử dụng thành thạ.
- Trong nội bộ trại cần tạo môi trường đoàn kết, vui vẻ thi đua nhau công tác và sản xuất.
Như vậy qua tìm hiểu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất giống lúa thuần ở trại Văn Điển thuộc Viện KHKTNN chúng tôi thấy hiệu quả kinh tế trong sản xuất mang lại hiệu quả tương đối lớn tuy nhiên đối với nền nông nghiệp Việt Nam hiệu quả của nó mang lại còn lớn hơn góp phần đa dạng hoá chủng loại giống, nâng cao năng xuất cây trồng làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Văn Hoan: Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân
Bùi Huy Đáp: Cây lúa ở miền Bắc Việt Nam
Nguyễn Văn Uyển và Vũ Hưng Yên: Sinh lý cây lúa (in lần 2 NN 1977)
Nguyễn Tú Anh: Báo cáo tốt nghiệp tại chức 26
Đinh Văn Lữ: Bàn về xuất bản cây lúa TPHCM 1981
Bệng hại lúa NXBNN 1983
Dĩnh Văn Vũ: Giáo trình cây lúa dùng cho các trường ĐHNN 1978
Vũ Tuyên Hoàng hiệu đính Nguyễn Văn Siêu, Trần Thị Nhàn, giống lúa miền Bắc Việt Nam 1982.
Đinh Văn Lữ: Cơ sở KHKT của việc tăng năng xuất cây trồng NXB KHKTNN Hà Nội 1982.
Báo cáo tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ goạ thời gian qua và chính sách cho giai đoạn tới trong nông nghiệp và PTNN 1997
Giáo trình chon giống bộ môn di truyền giống 1998.
Nguyễn Trần Quế: Xác định hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội, doanh nghiệp và đầu tư NXBTK 1994.
Nguyễn Tiến Mạnh: hiệu quả kinh tế ứng dụng tiến bọ kỹ thuật vào sản xuất cây lương thực, thực phẩm NXB Chính trị QG.
Chu Vă Vũ: Kinh tế hộ nông dân NXBKHKT và Xã hội 1995
Đại học KTGD: Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp
Đỗ Thị Ngà:Thống kê nông nghiệp NXBNN 1993
Phạm Chí Thành: Hệ thống nông nghiệp NXBTK 1994
Vũ Thị Huệ: Báo cáo thực tập 41
Đỗ Kim Chung: Đánh giá kinh tế hộ
Tô Tiến Dũng: Bài giảng phương pháp nghiên cứu kimh tế nông nghiệp.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV556.DOC