Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển của Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc

Tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển của Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc: LỜI CAM ĐOAN Tôi  là  : Nguyễn Xuân Linh Lớp : Kinh doanh quốc tế 46 A Khoa : Kinh tế và kinh doanh quốc tế Tôi xin cam đoan chuyên đề này được hoàn thành là do sự nghiên cứu của bản thân và được sự giúp đỡ của các anh chị tại công ty cổ phần vận tải Biển Bắc, đặc biệt có sự hướng dẫn của THS. Nguyễn Thị Thanh Hà. Tôi xin cam đoan các số liệu trong sử dụng chuyên đề là trung thực. Tôi không sao chép các chuyên đề tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp từ các khóa trước. Nếu vi phạm lời cam đoan... Ebook Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển của Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển của Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế và với nhà trường.. Sinh viên Nguyễn Xuân Linh MỤC LỤC Danh mục sơ đồ, Bảng biểu DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý -Điều Hành Công Ty 32 Bảng 1. Bảng số liệu sản lượng và doanh thu kinh doanh vận tải biển của công ty. 35 Bảng 2. Bảng số liệu lợi nhuận kinh doanh vận tải biển của công ty. 38 Bảng 3. Bảng số liệu tỷ suất lợi nhuận của công ty. 39 Bảng 4. Bảng số liệu tỷ suất lợi nhuận của công ty. 40 Bảng 5: Bảng số liệu suất hao phí vốn đầu tư cho vận tải biển của công ty. 41 Bảng 6: Suất hao phí vốn cố định cho vận tải biển của công ty. 42 Bảng 7: suất hao phí vốn lưu động cho vận tải biển của công ty. 43 Bảng 8: Thời hạn thu hồi vốn của kinh doanh vận tải biển của công ty. 44 Bảng 9 : Suất phí lao động sốngkinh doanh vận tải biển của công ty. 45 Bảng 10 : Năng suất lao động kinh doanh vận tải biển của công ty. 46 Lời Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài: Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay vận tải đóng vai trò rất quan trọng, nhất là vận tải biển. Vận tải liên kết cá nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về không gian địa lý, nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy thương mại phát triển, làm lợi cho cả người sản xuất và tiêu dùng. Trong thương mại quốc tế thì vận tải biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng, khoảng 80% hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển, đó là do đặc thù ngành vận tải biển tạo ra lợi thế cho mình, như phạm vi vận tải biển rộng, sức chuyên chở lớn và chi phí vận chuyển thấp. và ngay chính ngành vận tải trở thành ngành kinh doanh dịch vụ rất tiềm năng. Việt Nam với những lợi thế lớn để phát triển hình thức vận tải biển như vị trí địa lý có bờ biển dài và có nhiều cảng biển lớn nhỏ. Vì thế trong năm gần đây ngành vận tải biển của Việt Nam không ngừng phát triển và vươn xa, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy đã có thành công nhưng tồn tại cần giải quyết không ít để ngành vận tải biển phát triển thuận lợi, đó là những bài toán khó khăn đặt ra cho nhà quản lý. Trong thời gian thực tập vừa qua tại phòng đầu tư đối ngoại của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc, và qua tìm hiểu em thấy rằng kinh doanh vận tải biển là ngành kinh doanh chính của công ty đóng phần lớn doanh thu của công ty. Nhưng trong tình hình mới hiện nay kinh doanh vận tải biển của công ty còn nhiều tồn tại cần giải quyết, đó là thị trường vận tải của công ty còn nhỏ hẹp, đội tàu đi biển của công ty có trọng tải nhỏ và tuổi tàu phần nhiều đã cao, nên chủ yếu đi trong nước và vùng lân cận ít đi xa dẫn tới khai thác kinh doanh vận tải biển của công ty hiệu quả thấp. Không những thế trong tình hình mới hiện nay Việt Nam mở cửa thị trường, cạnh tranh trong ngành vận tải biển ngày càng gay gắt và khốc liệt, đó là sự cạnh tranh của công ty vận tải nước ngoài với vốn mạnh và tàu đi biển được đầu tư hiện đại, kinh doanh vận tải lâu năm … đã từng bước chiếm lĩnh thị trường, nên hoạt động kinh doanh vận tải biển của công ty ngày càng cạnh tranh gay gắt. Để có thể đứng vững và mở rộng thị trường kinh doanh vận tải biển công ty cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển để từ đó thu lợi nhuận cao, tái đầu tư, tạo uy tín trên thị trường vận tải . Vì thế để góp phần định hướng kinh doanh vận tải biển cho công ty để công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển em lựa chọn đề tài của chuyên đề là: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc”, nhằm có thể góp phần nhỏ giúp hoạt động kinh doanh vận tải biển của công ty ngày càng phát triển. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh vận tải biẻn của công ty trong những năm gần đây và phương hướng phát triển trong tương lai của công ty nhằm đề xuất giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn công ty. - Để thực hiện mục tiêu này nhiệm vụ của chuyên đề là. Hệ thống hoá lý luận về hoạt động kinh doanh vận tải biển và hiệu quả kinh doanh vận tải biển. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty và những tông tại cần khắc phục. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là vấn đề hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc - Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2007 Phạm vi không gian: Kinh doanh vận tải biển của công ty 4. Kết cấu đề tài Kết cấu đề tài gồm ba chương: Chương I. Lý luận chung về kinh doanh vận tải biển và hiệu quả kinh doanh vận tải biển. Chương II. Thực trạng hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty cổ phần vận tải Biển bắc. Chương III. Phương hướng và một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển tại công ty cổ phần vận tải Biển Bắc. Chương I: Lý luận chung về kinh doanh vận tải biển và hiệu quả kinh doanh vận tải biển. I. Kinh doanh vận tải biển. 1. Khái niệm vận tải biển. Vận tải biển là ngành đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Vận tải biển xuất hiện rất sớm và ngày càng phát triển mạnh do nó có những ưu thế mà các ngành vận tải khác không có được. Đó là phạm vi hoạt động của nó rộng với sức chuyên trở lớn không hạn chế, và do tuyến đường vận tải là tuyến đường giao thông tự nhiên nên chi phí vận tải biển rẻ, vận tải biển có thể chuyên chở nhiều loại hàng khác nhau, với đặc điểm hàng hoá khác biệt...Do vậy theo thống kê trên thế giới 85% tổng khối lượng hàng hoá buôn bán quốc tế được vận chuyển bằng đường biển, ở Việt Nam thì hàng hoá buôn bán quốc tế được vận chuyển bằng đường biển lên tới 95%. Vào năm 60 của thế kỉ XX xuất hiện nhóm tàu chở hàng bằng container đã tạo nên cuộc cách mạng trong ngành vận tải biển, đó là giảm được thời gian neo đậu tàu tải cảng từ 60% xuống còn 40% (báo cáo tình hình vận tải biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam). Tuy nhiên vận tải biển cũng có hạn chế nhất định, đó là vận tải biển gặp nhiều rủi ro trên đường đi do tuyến đường vận tải là tuyến đường giao thông tự nhiên, tốc độ vận chuyển chậm và do đi qua rất nhiều nơi có thể chế chính trị và tập quán khác nhau nên bị chi phối nhiều luật lệ và tập quán khác nhau. Từ tất cả những đặc điểm và vai trò của vận tải biển ta có thể khái quát nên khái niệm về vận tải biển: Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm thay đổI vị trí của con người hay hàng hoá từ nơi này đến nơi khác. Vận tải biển là loại hình vận tải nhằm thay đổi vị trí của con người hay hàng hoá từ nơi này đến khác bằng phương tiện vận tải là tàu biển. 2. Kinh doanh vận tải biển. Kinh doanh vận tải biển là việc khai thác tàu biển của doanh nghiệp để vận chuyển hàng hoá, hành khách, hành lý trên các tuyến vận tải biển. Có nhiều cách phân chia các loại hình kinh doanh vận tải biển cách phân chia phổ biến nhất là phân chia theo đối tượng vận chuyển: Đó là Loại hình kinh doanh vân tải biển chở khách Loại hình kinh doanh vận tải chở hàng hoá Trong loại hình kinh doanh vận tải hàng hoá chia nhỏ thành hai loại hình kinh doanh vận tải biển là loại hình kinh doanh vận tải biển chở hàng bằng container và loại hình kinh doanh vận tải biển chở hàng rời. Cùng đặc điểm của ngành vận tải biển chứa đựng nhiều rủi ro thì lợi nhuận thu về rất lớn, do đó chúng ta tìm hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng tới kinh doanh vận tải để tìm ra các giải pháp khắc phục tạo thuận lợi nhất cho sự phát triển của ngành kinh doanh vận tải biển. Yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh vận tải biển đầu tiên phải nhắc tới là chính sách của nhà nước. Bao gồm luật hàng hải, các thông tư, nghị định, các chính sách khác điều chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải biển, những chính sách nay ảnh hưởng sâu sắc tới kết quả kinh doanh vận tải biển. Chính sách nhà nước có thể khuyến khích hoặc hạn chế phát triển một ngành, một lĩnh vực, mà ngành vận tải biển không phải ngoại lệ. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng tới kinh doanh vận tải biển chính là các điều ước quốc tế về vận tải biển mà Việt Nam là thành viên, và các tập quán quốc tế. Đó là những nguồn luật điều chỉnh hoạt động vận tải biển, do đó nó ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh vận tải biển. Yếu tố thứ ba mà ta cần nhắc tới đó chính là cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành vận tải biển của nhà nước đó là hệ thống cảng biển. Hệ thống cảng biển rất quan trọng ảnh hưởng tới kinh doanh vận tải biển, cảng biển lớn sẽ đón được các tàu có trọng tải lớn do đó doanh nghiệp kinh doanh vận tải có thể khai thác được các tàu có trọng tải lớn. Không những thế rủi ro, tai nạn khi nhập cảng sẽ được hạn chế, thủ tục nhập cảng của tàu nhanh chóng hiệu quả giúp doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển giảm thời gian tàu neo đậu tại cảng từ đó hiệu quả kinh doanh vận tải biển của doanh nghiệp sẽ tăng, vấn đề này phụ thuộc vào trình độ hệ thống nhân sự của cảng biển và hệ thống pháp luật của nước có cảng. Yếu tố thứ tư ảnh hưởng tới kinh doanh vận tải biển chính là cơ sở vật chất của doanh nghiệp, đó chính là đội tàu mà doanh nghiệp khai thác kinh doanh và đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp cả trên bờ lẫn các sỹ quan thuỷ thủ trên tàu. Doanh nghiệp có tàu lớn và có nhiều tàu có chất lượng, khai thác các tuyến đường biển dài sẽ làm tăng lợi thế của doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp khai thác tàu hiệu quả hơn mang lại nhiều lợi nhuân hơn. Đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh vận tải biển của doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên trên bờ luân tìm kiếm hợp đồng vận tải về cho doanh nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả khai thác tàu của doanh nghiêp. Đội ngũ nhân sự trên tàu là các sỹ quan và thuỷ thủ, nếu các sỹ quan và thuỷ thuỷ có trình độ tốt có kinh nghiệm đi biển thì tránh được rủi ro không đáng có xảy ra và khai thác tàu tốt hơn rất nhiều từ đó nâng cao được hiệu quả kinh doanh vận tải của doanh nghiệp. II. Hiệu quả kinh doanh vận tải biển. 1.Khái niệm và đặc điểm của hiệu quả kinh doanh vận tải biển. 1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh 1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh - Khái niệm kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là phạm trù rất trìu tượng vậy nên để hiểu được khái niệm hiệu quả kinh doanh thì trước hết ta phải hiểu được kinh doanh là gì? Có rất nhiều quan niệm về kinh doanh như kinh doanh là việc dùng công sức và tiền của tổ chức để thực hiện những hoạt động nhất định nhằm mục đích sinh lời. Cũng có quan niệm cho rằng kinh doanh là việc bỏ ra một số vốn ban đầu vào hoạt động buôn bán trên thị trường để thu lại lượng tiền lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu sau một khoảng thời gian nào đó. Khái niệm về kinh doanh như sau: “kinh doanh là việc thưc hiện một số hoạc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phản phẩm họăc thực hiện các dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”.( Luật kinh doanh của Việt Nam) Như vậy ta có thể hiểu rằng kinh doanh là hoạt động nhằm mục đích sinh lời của chủ thể kinh tế trên thị trường. -Khái niệm hiệu quả kinh doanh Mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đều có mục tiêu chung là giống nhau là kinh doanh có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh là yếu tố cơ bản nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Vậy vấn đề đặt ra hiệu quả kinh doanh là gì? Có rất nhiều quan niệm về hiệu quả kinh doanh, tuy nhiên chúng ta có thể chia các quan niệm nay thành nhóm cơ bản sau. Nhóm thứ nhất quan niệm rằng hiệu quả kinh doanh đồng nhất kết quả kinh doanh và với các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh. Quan điểm này không đề cập đến chi phí kết quả kinh doanh, nghĩa là nếu hoạt động kinh doanh tạo ra cùng một kết quả thì có cùng hiệu quả, mặc dù hoạt động kinh doanh đó có hai mức chi phí khác nhau.( Trích Giáo Trình Quản Trị Dự Án Và Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài – FDI, tập II NXB Thống Kê 2003, tác giả PGS. TS Nguyễn Thị Hường) Nhóm thứ hai quan niệm rằng hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có kết quả đó. Quan điểm nay nêu ra được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh doanh, nó gắn liền quan hệ chi phí và kết quả đạt được, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dung chi phí. Tuy nhiên kết quả và chi phí luân vận động, nên quan điểm này chưa biểu hiện được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí. ( Trích Giáo Trình Quản Trị Dự Án Và Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài – FDI, tập II NXB Thống Kê 2003, tác giả PGS. TS Nguyễn Thị Hường) Nhóm thứ ba cho rằng hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí. Quan điểm này đã nói lên quan hệ so sánh một cách tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó, nhưng lại chỉ xét tới kết quả và chi phí bổ sung. Trích Giáo Trình Quản Trị Dự Án Và Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài – FDI, tập II NXB Thống Kê 2003, tác giả PGS. TS Nguyễn Thị Hường) Nhóm thứ tư quan niệm rằng hiệu quả kinh doanh phải thể hiện được mối quan hệ giữa sự vận động của kết quả với sự vận động của chi phí tạo ra kết qủa đó, đồng thời phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất. Quan niệm này đã chú ý đến sự so sánh tốc độ vận động của hai yếu tố phản ánh hiệu quả kinh doanh, đó là tốc độ vận động của kết quả và tốc độ vận động của chi phí. Mối quan hệ này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất kinh doanh nghiệp. ( Trích Giáo Trình Quản Trị Dự Án Và Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài – FDI, tập II NXB Thống Kê 2003, tác giả PGS. TS Nguyễn Thị Hường) 1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh Từ quan điểm ta có thể thấy được bản chất của hiệu quả kinh doanh đó là hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp gắn chặt hiệu quả kinh tế của toàn xã hội, vì thế ta cần xem xét một cách toàn diện cả về định tính và định luợng, không gian và thời gian. Về mặt định tính thì mức độ hiệu quả kinh doanh là những nỗ lực của doanh nghiệp và phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp đồng thời gắn những nỗ lực đó với việc đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp và của xã hội về kinh tế, chính trị. Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh biểu hiện tương quan so sánh giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để có kết quả đó. Hiệu quả kinh doanh chỉ có được khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra. Mức chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả càng cao và ngược lại. Cả hai mặt định tính và định lượng của hiệu quả kinh doanh có quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, trong đó hiệu quả về mặt định lượng gắn với mục tiêu chính trị xã hội và môi trường nhất định. Do đó chúng ta không thể chấp nhận việc nhà kinh doanh bất chấp mọi cách để đạt mục tiêu kinh tế hoặc thậm chí đánh đổi các mục tiêu chính trị, xã hội và môi trường để đạt mục tiêu kinhh tế. Về mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp mà đạt được trong từng thời kì, từng giai đoạn không được làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn các thời kì kinh doanh tiếp theo. Điều đó đòi hỏi bản thân doanh nghiệp không được vì lợi ích trước mắt mà bỏ đi lợi ích lâu dài. 1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh doanh Có rất nhiều cách phân loại hiệu quả kinh doanh, nhưng để tiện cho quản lý thì người ta phân loại hiệu quả theo tiêu thức sau. - Căn cứ vào phương pháp tính hiệu quả kinh doanh thi chia hai loại: hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Đây chính là hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Hiệu quả tuyệt đối là phạm trù chỉ lượng hiệu quả của từng phương án kinh doanh, từng thợi kì kinh doanh, từng doanh nghiệp. Nó được tính toán bằng công thức: H = Tổng kết quả - Tổng chi phí (1) Hiệu quả kinh doanh tương đối là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất cảu doanh nghiệp. Nó tính bằng công thức H1 = KQ/CP (2) H2 = CP/KQ (3) Công thức (2) cho biết lượng hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được từ một phương án kinh doanh, từng thời kì kinh doanh. Công thức (3) cho biết một đơn vị chi phí thì tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả hoặc một đơn vị kết quả thì tạo ra từ bao nhiêu đơn vị chi phí. - Căn cứ vào phạm vi tính hiệu quả kinh doanh thì chia thành hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận. + Hiệu quả kinh doanh tổng hợp là hiệu quả kinh doanh tính chung cho toàn doanh nghiệp, cho các bộ phận trong doanh nghiệp. + Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh tính riêng cho từng bộ phận của doanh nghiệp hoặc từng yếu tố sản xuất. - Căn cứ vào thời gian có hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài. - Căn cứ vào đối tương xem xét hiệu quả kinh doanh có hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. - Căn cứ vào khía cạnh khác nhau của hiệu quả kinh doanh có hiệu quả tài chính và hiệu quả chính trị, xã hội. + Hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp về mặt kinh tế được biểu hiện qua các chỉ tiêu thu được biểu hiện qua các chỉ tiêu thu chi trực tiếp của doanh nghiệp. + Hiệu quả chính trị xã hội là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp về mặt chính trị xã hội và môi trường. 1.2 Khái niệm và đặc điểm hiệu quả kinh doanh vận tải biển. 1.2.1. Khái niệm Kinh doanh vận tải biển là một trong những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do đó quan điểm về hiệu quả kinh doanh vận tải biển của doanh nghiệp cũng phải dựa trên những quan điểm trên những quan điểm về hiệu quả kinh doanh nói chung. Vậy khái niệm về hiệu quả kinh doanh vận tải biển sẽ là: Hiệu quả kinh doanh vận tải biển là mức độ tiết kiệm chi phí vận tải và mức tăng kết quả thu được từ hoạt động vận tải đó. 1.2.2. Đặc điểm của hiệu quả kinh doanh vận tải biển Kinh doanh vận tải biển là ngành kinh doanh dịch vụ nên có đặc điểm về hiệu quả kinh doanh vận tải biển rất đặc trưng. Đặc điểm thứ nhất là hiệu quả kinh doanh vận tải biển phản ánh kinh doanh vận tải biển có lãi hay lỗ không. Đó chính là phương hướng mà doanh nghiệp xác định tiếp tục kinh doanh không. Đặc điểm thứ hai của hiệu quả kinh doanh vận tải biển là khi tính các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh vận tải biển thì sản phẩm vận tải chính là sản lượng vận tải, chi phí kinh doanh vận tải biển bao gồm tất cả chi phí mà tàu chạy chở hàng như dầu, hao mòn tàu, chi phí lao động …Doanh thu của tàu chính là phí dịch vụ vận chuyển thu được. 2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh vận tải biển. 2.1 Hệ thống các chỉ tiêu tinh toán hiệu quả kinh doanh vận tải biển Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp luân là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp, nó cũng là nhiệm vụ hàng đầu của công tác quản trị doanh nghiệp.Hiệu quả kinh doanh là phạm trù rất trìu tượng vì thế, để có những đánh giá tương đối chính xác về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp các nhà quản trị đưa ra hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh. các hệ thống chỉ tiêu này cho nhà quản trị biết rõ kết quả về mặt lượng của phạm trù hiệu quả kinh tế. Các nhà quản trị chia các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh thành ba loại để có thể giúp nhà quản trị phân tích rõ ràng giúp nhà quản trị đánh giá kết quả đạt được của công ty và định hướng hoạt động của công ty trong tương lai. Một là các chỉ tiêu được sử dụng để tính toán hiệu quả kinh doanh. Hai là các chỉ tiêu được sử dụng để phản ánh hiệu quả kinh doanh. Ba là các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu được sử dụng để tinh toán hiệu quả kinh doanh. Mỗi chỉ tiêu này cho biết rõ chi phí đã bỏ và kết đạt được của từng mặt hay tững lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế mỗi chỉ tiêu này không phản ánh được đầy đủ hiệu quả kinh doanh của toàn bộ các mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do có đặc trưng này nên sau khi đã tính toán, xác định được loại chỉ tiêu này, các nhà quản trị sẽ sử dụng chúng trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu được sử dụng để phản ánh hiệu quả kinh doanh. Mỗi chỉ tiêu thuộc loại này phản ánh trực tiếp hiệu quả kinh doanh thông qua quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nói cách khác chỉ tiêu này thể hiện mặt lượng của hiệu quả kinh doanh. Các chỉ tiêu sử dụng để so sánh hiệu quả kinh doanh. Trong thực kế kinh doanh, mỗi doanh nghiệp thường xây dựng và lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu qủa nhất để thực hiện. Để chọn được một phương án kinh doanh có hiệu quả, người ta phải tính toán và xác định các chỉ tiêu để tiến hành so sánh kết quả đạt được của các phương án khác nhau về cùng một vấn đề áp dụng trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình phân tích và lựa chọn phương án có hiệu quả nhất người ta phải sử dụng các chỉ tiêu để tính toán hiệu quả kinh doanh hoặc chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh để so sánh giữa các phương án lựa chọn. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là: - Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận + Chỉ tiêu lợi nhuận (p) Trong cơ chế thị trường, lợi nhuận (P) vừa được coi là nhân tố để tính toán hiệu quả kinh tế, vừa được coi là một chỉ tiêu kinh doanh tổng hợp của doanh nghiệp. Chỉ tiêu lợi nhuận trong một kì kinh doanh được tính bằng hiệu của doanh thu trừ đi giá thành sản phẩm, các loại thuế phải nộp và các tổn thất trong một kì kinh doanh. Vậy chỉ tiêu này được tính theo công thức. P = D – (Z + Th + TT) (4) Trong đó: P: Lợi nhuận của doanh nghiệp trong kì kinh doanh (VNĐ). D: Doanh thu tiêu thụ trong một kì kinh doanh (VNĐ). Z: Giá thành sản phẩm trong một kì kinh doanh (VNĐ). Th: Các loại thuế phải nộp sau một kì (VNĐ). TT: Các tổn thất sau mỗi kì kinh doanh (VNĐ) Chỉ tiêu Lợi nhuận và một chỉ tiêu đứng đầu trong hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phản ánh sát thực nhất doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả không, nếu chỉ tiêu này của doanh nghiệp cao thi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, từ đó doanh nghiệp có vốn tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và thu lại lợi nhuận cao hơn, tạo được uy tín cho doanh nghiệp và ngược lại. Đồng thời chỉ tiêu này cao thì lương thưởng của cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp tăng lên, làm đời sống cán bộ công nhân viên cũng được nâng cao, góp phần năng cao đời sống xã hội. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ phản ánh phần định lượng của hiệu quả kinh doanh chưa phản ánh phần định tính, nên để tính toán hiệu quả kinh doanh một cách toàn diện thì các nhà quản trị kết hợp chỉ tiêu này và nhiều chỉ tiêu khác để có đánh giá toàn diện về mọi mặt về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ chỉ tiêu Lợi nhuận kinh doanh nói chung ta có chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh vận tải biển (Pvtb). Đây là chỉ tiêu phản ánh một mảng kinh doanh của doanh nghiêp là vận tải biển nên nó có đặc trưng riêng biệt. Lợi nhuận kinh doanh vận tải biển trong kì kinh doanh bằng hiệu của doanh thu kinh doanh vận tải biển trừ đi chi phí vận chuyển bỏ ra (Zvtb), các loại thuế phải nộp (Thvtb) và các tổn thất trong kinh doanh vận tải biển (TTvtb) sau mỗi kì kinh doanh. + Tỷ suất lợi nhuận (p’) chỉ tiêu này được tính theo hai cách: * Tỉ suất lợi nhuận (P’1) bằng thương của tổng lợi nhuận (p) trên tổng doanh thu (DT) trong một kì kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận sản xuất kinh doanh chiếm càng cao trong doanh thu thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và nguợc lại. Ở đây có bốn trường hợp xảy ra: Truờng hợp 1: Doanh thu thấp, lợi nhuận chiếm một tỉ lệ thấp trong doanh thu thì doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Đây là lĩnhh doanh, ngành nghề sản xuất kinh doanh làm ăn không hiệu quảdoanh nghiệp đang thu hẹp dần và chuyển sang lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao hơn. Trường hợp 2: Doanh thu thấp, lợi nhuận chiếm tỉ lệ cao trong doanh thu thì doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tương đối hiệu quả. Đây là lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp cần mở rộng sản xuất kinh doanh trong tương lai. Trường hợp 3: Doanh thu cao, lợi nhuận chiếm tỉ lệ thấp trong doanh thu thì doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả tương đối thấp. Những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh này doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao từ đó có phương hướng giải quyết. Truờng hợp 4: Doanh thu cao, lợi nhuận chiếm tỉ lệ cao trong doanh thu, thì doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả cao. Đây là trường hợp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều mong muốn đạt được. Công thức tính. P’1 = P/DT (5) P’1: Tỉ suất lợi nhuận (%). P : Tổng lợi nhuận trong một kì kinh doanh (VNĐ). DT : Tổng doanh thu trong một kì kinh doanh (VNĐ) Từ chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận nói chung ta có tỉ suất lợi nhuận kinh doanh vận tải biển (P’1vtb), có đầy đủ đặc điểm và ý nghĩa giống chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận nói chung. * Tỉ suất lợi nhuận (P’2) bằng thương của tổng lợi nhuận (P) trên tổng vốn sản xuất (VSX) trong kì kinh doanh, đây tỉ lệ sinh lời trên mỗi đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra kinh doanh của doanh nghiệp.Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong quá trình sản xuất kinh doanh chỉ tiêu này xay ra bốn truờng hợp. Truờng hợp 1: Chi phí bỏ ra sản xuất kinh doanh thấp tạo ra lợi nhuận cao, tỉ suất lợi nhuận (P’2) cao, hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp đạt được sẽ cao. Đây là trường hợp mà doanh nghiệp mong muốn đạt được. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh trong trường hợp này thì doanh nghiệp đầu tư mở rộng và ngày phát triển thêm. Trường hơp 2: Chi phí bỏ ra sản xuất kinh doanh thấp tạo ra lợi nhuận thấp, tỉ suất lợi nhuận không cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp không cao. Những ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh này doanh nghiệp tìm hiểu kĩ nếu có tiềm năng trong tương lai thì duy trì và phát triển, còn ngược lại thì thu hẹp và xoá bỏ. Trường hợp 3: Chi phí bỏ ra sản xuất kinh doanh cao, tạo lợi nhuận cao, tỉ suất lợi nhuận tương đối cao, hiệu quả kinh doanh tuơng đối cao. Những ngành nghề sản xuất, lĩnh vực kinh doanh này doanh nghiệp tìm hiểu xu hướng phát triển trong tương lai để có phương án sản xuất kinh doanh tốt nhất. Trường hợp 4: chi phí bỏ ra sản xuất kinh doanh cao. tạo ra lợi nhuận thấp, tỉ suất lợi nhuận thấp, hiệu quả kinh doanh thấp. Doanh nghiệp thu hẹp và dần xoá bỏ phạm vi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất này. Ta có công thức. P’2 = P/VSX (6) P’2 : Tỉ suất lợi nhuận trong một kì kinh doanh (%). P : Tổng lợi nhuận. trong một kì kinh doanh (VNĐ). VSX: Tổng vốn sản xuất trong một kì kinh doanh (VNĐ). Từ chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận (p’2) nói chung ta có tỉ suất lợi nhuận vận tải biển (P’2vtb) có công thức và đầy đủ đặc điểm của tỉ suất lợi nhuận nói chung. - Mức vốn hao phí cho một đơn vị sản phẩm Mức vốn hao phí vốn cho một đơn vị sản phẩm (Sv) bằng tổng vốn (V) trên tổng sản lượng (Q). Chỉ tiêu này tính theo công thức: Sv = V/Q (7) Trong đó Sv: Suất hao phí vốn (VNĐ/sản lượng) V: Tổng vốn (VNĐ) Q: Sản lượng (sp) Chỉ tiêu này phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Lượng vốn được sử dụng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp gồm: Vốn đầu tư cơ bản, vốn cố định, vốn lưu động … do đó trong thực tiễn ở các doanh nghiệp công thức (7) được cụ thể hoá từng loại vốn sau. Svđt = Vđt/Q (8) Svcđ = Vcđ/Q (9) Svlđ = Vlđ/Q (10) Trong đó Svđt: Suất hao phí vốn đầu tư (VNĐ/sản lượng) Vđt: Tổng vốn đẩu tư (VNĐ) Q: Sản lượng sản phẩm (sp) Svcđ: Suất hao phí cố định (VNĐ/sản lượng) Vcđ: Tổng vốn cố định (VNĐ) Svlđ: Suất hao phí vốn lưu động (VNĐ/sản lượng) Vlđ: Tổng vốn lưu động (VNĐ) Các hệ số đảm nhận nay nêu bật được một đơn vị vốn sẽ tao ra được bao nhiêu sản phẩm hàng hoá. Các suất hao phí vốn thấp và các hệ số đảm nhận của vốn cao thì nguồn vốn doanh nghiêp sử dụng sản xuất kinh doanh tốt không gây lãng phí nguồn vốn, từ đó giảm tối đa được chi phí phát sinh khi doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn và các giải pháp đưa ra mang lại hiệu quả cao. Chỉ riêng trường hợp suất hao phí vốn đầu tư cơ bản là khác biệt, vì các phương án đầu tư có trình độ kĩ thuật khác nhau thì có phương án đầu tư khác nhau. Phương án đầu tư nào có trình độ kĩ thuật cao thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, do vậy suất hao phí vốn cũng lớn. Các phương án này tạo điều kiện tiền đề tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản suất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế. Nên trong trường hợp này chon phương án đầu tư có suất hao phí thấp là không thích hợp. Từ suất phí hao phí vốn (Sv) nói chung trên ta có suất phí hao phí vốn cho kinh doanh vận tải biển (Svtb) có công thức và đặc điểm giống suất phí hao phi vốn noi chung. chỉ tiêu suất phí hao phí vốn cho đơn vị vận tải biển cho ta biết hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp cho kinh doanh vận tải biển, một đơn vị vốn cho kinh doanh vận tải biển thì chuyên chở bao nhiêu sản lượng vận tải biển. Lượng vốn sử dụng cho kinh doanh vận tải biển cũng giống như sử dụng cho việc kinh doanh nói chung của doanh nghiệp gồm vốn đầu tư cơ bản, vốn cố định, vốn lưu động cho vận tải biển do đó ta có suất hao phí vốn đầu tư cho kinh doanh vận tải biển (Sđtvtb), suất hao phí vốn cố định chokinh doanh vận tải biển (Scđvtb), suất hao phí vốn lưu động kinh doanh vận tải biển (Slđvtb). - Thời hạn thu hồi vốn đầu tư Chỉ tiêu nay được tính toán căn cứ vào lợi nhuận thu được sau mỗi kì kinh doanh và do đó, nó cho biết rõ hiệu quả của việc của việc sử dụng vốn đầu tư sau khi đã được vật hoá. Thời gian thu hồi vốn đầu tư phản ánh khoảng thời gian mà vốn đầu tư dần được thu hồi lại sau mỗi kì kinh doanh. Thời hạn thu hồi vốn đầu tư (Tv) bằng thương tổng vốn đầu tư trên lợi nhuận. Ta có công thức Tv = Vđt/P (11) Trong đó Tv: Thời gian thu hồi vốn đầu tư (năm) P: Lợi nhuận thu được sau mỗi kì kinh doanh (VNĐ) Vđt: Tổng số vốn đầu tư chu kì kinh doanh (VNĐ) Chỉ tiêu này cho thấy thời hạn thu hồi vốn đầu tư càng ngắn thì chứng tỏ lợi nhuận doanh ._.nghiệp thu về cao nên có thể đánh giá rằng các dự án đầu tư của doanh nghiệp có hiệu quả, tỉ suất sinh lời từ dự án đầu tư cao. Thời hạn thu hồi vốn đầu tư ngắn giúp doanh nghiệp nhanh chóng có vốn tái đầu tư nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất luợng hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp từ đó mở rộng thị truờng tạo uy tín ngày càng cao cho doanh nghiệp. Thời hạn thu hồi vốn đầu tư của vận tải (Tvvtb) thường dài vì các dự án đầu tư cho vận tải biển mua, đóng mới tàu cho kinh doanh vận tải biển thường chi phí rất lớn, rất tốn kém. Nhưng đồng nghĩa với vốn đầu tư lớn doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển mua và đóng mới đưa vào kinh doanh các phương tiện vận tải có chất lượng từ đó giảm chi phí mức tối đa và dần tăng doanh thu, lợi nhuận tạo được uy tín với khách hàng. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp người ta còn dùng chỉ tiêu hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. - Chỉ tiêu hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (E) Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (E) bằng thương lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư. Chỉ tiêu nay cho biết khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư, từ đó đánh giá hiệu quả đầu tư cảu doanh nghiệp. Nếu hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư cao thì khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư cao vậy nên tiếp tục đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực đó để chiếm lĩnh thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo uy tín và ngược lại. Công thức: E =P/Vđt (12) Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho kinh doanh vận tải biển (Evtb) có công thức và đặc điểm của hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nói chung. - Năng suất lao động Năng suất lao động (W) bằng thương của sản lượng trên số lượng lao động. Năng suất lao động cao thì mức hao phí lao động trong mỗi sản phẩm ít, chứng tỏ đội ngũ lao động của doanh nghiệp có trình độ cao chuyên sâu và nguợc lại. Năng suất lao động tăng làm sản lượng tăng từ đó lợi nhuận thu về tăng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, không những thế năng suất lao động tăng lương thưởng của cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp tăng làm đời sống cán bộ công nhân viên doanh nghiệp tăng khích lệ họ làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp. Công thức W = Q/L (13) Trong đó W: Năng suất lao động bình quân cả kì kinh doanh (sp/lđ) Q: Khối lượng sản phẩm hàng hoá được tạo ra trong kì kinh doanh (sp) L: Số lượng lao động bình quân của kì kinh doanh hoặc lượng thời gian lao động bình quân của cả kì kinh doanh (lđ) Năng suất lao động của kinh doanh vận tải biển (Wvtb), có công thức và mang đầy đủ đặc điểm cảu năng suất lao động nói chung. Nhưng đặc điểm lao động kinh doanh vận tải biển có khác là lao động kinh doanh vận tải biển bao gồm đội ngũ nhân viên trên bờ và đội ngũ sỹ quan thuỷ thủ dưới tàu. - Suất hao phí lao động sống Suất hao phí lao động sống (Slđ) bằng thương số luợng lao động trên sản luợng sản phẩm. Chỉ tiêu suất hao phí lao động sống cho biết lượng lao động hao phí cho việc tạo ra một đơn vị sản phẩm. Chỉ tiêu này càng thấp thị chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng lao động sống có hiệu quả và ngược lại. Công thức Slđ = L/Q (14) Trong đó Slđ: Suất hao phí lao động sống (lđ/sp) Suất hao phí lao động sống cho kinh doanh vận tải biển (Slđvtb) có công thức và đặc điểm của suất hao phí lao động nói chung. Tuy nhiên khối luợng hàng hoá của vận tải biển chính là sản luợng vận tải.Và số luợng lao động của kinh doanh vận tải biển bao gồm lao động trên bờ, với lao động trên tàu đó là khác biệt nhỏ vì kinh doanh vận tải biển là ngành kinh doanh dịch vụ vận tải. Tóm lại để có đánh giá toàn diện về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, một phương án kinh doanh, một lĩnh vực kinh doanh nghiệp người ta sử dụng đồng thời hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá và phân tích mối quan hệ giữa chúng và sự vận động của chúng để từ đó tìm ra nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh, giúp nhà quản trị tìm ra giải pháp khắc phục từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ việc phân tích hệ thống chỉ tiêu đó doanh nghiệp định hướng được phương án kinh doanh trong tuơng lai giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và giúp doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực kinh doanh có hiệu quả hơn. 3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển. 3.1 Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn doanh nghiệp và là cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Kinh doanh vận tải biển là một trong hoạt động kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp vận tải, nó là mảng kinh doanh đóng góp phần lớn doanh thu cho doanh nghiệp. Nên việc nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp, và nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển là nhân tố quan trọng đảm bao doanh nghiệp tồn tại và phát triển ngày càng vững mạnh. Hiệu quả kinh doanh vận tải biển của doanh nghiệp được nâng cao giúp doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận từ vận tải biển và do đó giúp doanh doanh bù đắp cho hoạt động kinh doanh khác kém hiệu quả hoặc hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp mới tham gia vào mà chưa có hiệu quả, giúp doanh nghiệp duy trì được hoạt động kinh doanh đó của doanh nghiệp trong trước mắt, tranh xáo trộn trong công ty tránh tình trạng bất ổn định có thể xảy ra. Nâng cao hiệu qủa kinh doanh vận tải biển giúp doanh nghiệp khai thác triệt để các tàu của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp khấu hao nhanh tư đó có vốn đầu tư mua hoặc đóng tàu mới, đầu tư theo chiêu sâu phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật và càng ngày mở rộng phạm vi kinh doanh chiếm lĩnh thị trường, làm doanh nghiệp ngày càng phát triển. Nâng cao hiệu quả kinh doanh góp phần nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường từ đó doanh nghiệp có thể nhận được hợp đồng chuyên chở lớn thu lợi nhuận cao. Hiệu quả kinh doanh vận tải biển nâng cao góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp do doanh thu thu về lớn lợi nhuận cao nên lương thưởng của cán bộ công nhân viên ngày càng nâng lên dẫn đến đời sống cán bộ công nhân viên từ đó ngay càng đi lên. Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển giúp doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nên từ đó có thể đầu tư vào hoạt động kinh doanh mới, củng cố thêm sức mạnh của doanh nghiệp như thế giúp doanh nghiệp tồn tại vững chắc và ngày càng phát triển trong tương lai. 3.2 Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển nâng cao khả năng canh tranh của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường ở bất cứ ngành nghề gì diễn ra cạnh tranh rất gay gắt, và ngành vận tải biển không là ngoại lệ. Cạnh tranh trong kinh doanh vận tải biển ngày càng khốc liệt, gay gắt, các doanh nghiệp vận tải biển cạnh tranh cả các doanh nghiệp vận tải trong nước và nước ngoai. Không những thế các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc ngành vận tải khác như hàng không, đường sắt, đường bộ. Trong kinh doanh vận tải biển các doanh nghiệp cạnh tranh chủ yếu trên hai lĩnh vực đó là chất lượng vận tải mà doanh nghiệp cung cấp và uy tín của doanh nghiệp vận tải biển. Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển giúp doanh nghiệp làm ăn có lãi từ đó doanh nghiệp có thể đầu tư theo chiều sâu, đó là sửa chữa, mua hoặc đóng mới tàu biển, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đầu tư vào con người….Từ các kết quả đầu tư đó doanh nghiệp nâng cao chất lượng vận tải, tạo uy tín vững chắc giúp doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng tốt hơn. Trong quá trình vận nghiệo rủi ro rất lớn vì thế muốn nâng cao hiêu quả kinh doanh vận tải biển thi doanh nghiệp hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra trong quá trinh vận tải. Khi rủi ro hạn chế mức tôí đa thì đồng thời nó tạo cho doanh nghiệp một uy tín vững chắc trong ngành vận tải nó giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn. 3.3 Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội đất nước. Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển của doanh nghiệp góp phần tăng cao lợi nhuận cảu doanh nghiệp ngay càng cao từ đó doanh nghiệp đóng góp ngày càng lớn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước góp một phần nhỏ của mình nâng cao cơ sở hạ tầng xa hội và nâng cao dời sống xã hội. Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tai biển, tao điều kiện doanh nghiệp nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, vì doanh nghiệp làm ăn có lãi nên lương, thưởng cho cán bộ nhân viên của doanh nghiệp cũng tăng do đó đời sống cán bộ nhân viên tăng dần góp phần nhỏ nâng cao kinh tế xã hội đất nước. Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển cẩu doanh nghiệp sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng phạm vi kinh doanh chiếm lĩnh thị trường, thu hút thêm lao động giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người. Vận tải biển là ngành vai trò quan trọng trong ngoai thượng, có tới gần 70% hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu bằng đường biển. Vì thế nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải biển góp phần nâng cao hiệu quả ngành kinh tế khác. Vận tải biển phát triển góp phần giúp ngành nghề khác tiếp cận với thị trường tư liệu sản xuất với giá thành rẻ hơn từ đó giảm chi phí đầu vào, làm hạ giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh của nganh nghề trong nước. Không những thế vận tải biển giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường nước ngoài từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận. Vận tải biển giúp doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước, nên người tiêu dùng trong nước được tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài với chất lượng cao giá cả phải chăng. Tất cả vai trò trên của vận tải biển đã làm tăng đời sống kinh tế xã hội của đất nước, vận tải biển đưa lại cho kinh tế xã hội lợi ích rất lớn và lâu dài. Chương II Thực trạng hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc. I. Tổng quan về công ty cổ phần vận tải Biển Bắc. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc. 1.1. Giới thiệu về công ty Tên công ty: Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc - NORTHERN SHIPPING JOINT STOCK COMPANY- NOSCO. Trụ sở chính : 278 Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 04.8515805 Fax: 04.8514377 Email: NOSCO@fpt.vn 1.2. Quá trình hinh thành và phát triển của công ty Công ty vận tải biển bắc tiền thân là công ty vận tải Thuỷ Bắc, một doanh nghiệp nhà nước thuộc Cục đường sông Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 1108/QĐ/TCCB-LĐ ngày 03/06/1993 của Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải. Ngày 30/07/1997, tại quyết định số 598/TTg, Thủ Tuớng Chính Phủ chuyển công ty vận tải Thuỷ Bắc vào làm thành viên của Tổng Cộng Ty Hàng Hải Việt Nam. Ngày 01/04/2004, tại quyết định số 219/QĐ-HĐQT của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam, đổi tên công ty vận tải Thuỷ Bắc thành công ty vận tải Biển Bắc, trực thuộc Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam. Ngày 01/08/2007 công ty vận tải Biển Bắc chuyển đổi thành công ty cổ phần. Vốn điều lệ công ty của công ty đạt 40.000.000.000 VNĐ.Hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, nhưng chủ yếu là vận tải biển và xuất khẩu lao đông.Quy mô doanh nghiệp ngày càng mở rộng. Trong quá trình phát triển của của công ty, với sư đoàn kết và góp sức của cán bộ công nhân viên có trinh độ cao của công ty công ty đạt nhiều thành tựu to lớn, doanh thu của công ty tăng theo hàng năm. Cụ thể năm 2003 đạt gần 98 tỷ VNĐ, năm 2004 đạt 148 tỷ VNĐ, năm 2005 đạt 156 tỷ VNĐ, năm 2006 đạt 155 tỷ VNĐ, doanh thu năm 2007 đạt 353 tỷ VNĐ, dự kiến cho kế hoạch năm 2008 doanh thu đạt được là 1,056 tỷ VNĐ. 2. Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh cuả công ty. Công ty hoạt đông nhiều ngành nghề khác nhau bao gồm: + Vận tải hàng hoá đường sông, đường biển. + Vận tải hành khách bằng đường sông, đường bộ, đường biển. + Vận tải đa phương thức. + Dịch vụ logistic. + Thuê tàu, cho thuê tàu, môi giới cho thuê tàu, đại lý vận tải, dịch vụ côngtenơ, dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác. + Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, tôn sắt thép, thiết bị, phụ tùng, hàng hoá, phương tiện giao thông vận tải. + Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá. + Sản xuất, mua bán các sản phẩm nội thất gia đình và văn phòng. + Cung ứng lao động Việt Nam đi nước ngoài. + Đào tạo, giáo dục, định hướng cho người lao động đi lao động ở nước ngoài và đào tạo nghề cho người lao động Việt Nam. + Kinh doanh du lịch. + Kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa. + Mua bán tàu biển, sửa chữa tàu biển và các trang thiết bị hàng hải. + Xây dựng các công trình giao thông dân dụng. + Dịch vụ - kinh doanh nhà khách. + Sửa chữa, sản xuất, lắp đặt các loại phương tiện, thiết bị công trình giao thông đường thuỷ, đường bộ, sản xuất kinh doanh cấu kiện bê tông đúc sẵn,vật liệu xây dựng. Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc với nhiều chi nhánh ở nhiều tỉnh thành cung cấp sản phẩm dịch vụ chủ của công ty rộng rãi bao gồm: - Vận tải sông, khách: NOSCO có bề dày kinh nghiệm hàng chục năm chuyên chở hàng bằng đường sông, 5 đoàn tàu sông với tổng trọng tải 4.000 T chuyên chở than điện, xi măng, clinker cho các Nhà máy điện, Công ty Xi măng,… với doanh thu trung bình trên 1tỷ/đoàn/ năm là một con số rất cao trong lĩnh vực vận tải sông. Tuy nhiên, do đặc điểm của loại hình vận tải sông giá cước thấp trong khi các chi phí nhiên liệu, bến bãi, …. đều tăng nên kết quả kinh doanh chủ yếu là cân bằng. - Dịch vụ, đại lý hàng hải: NOSCO cung cấp dịch vụ cho các loại tàu ra vào các cảng biển chính Việt Nam bao gồm thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh cho tàu và thuyền viên, thủ tục giao nhận hàng tại cảng, thu xếp bốc dỡ hàng hóa, giải quyết khiếu nại, thu xếp cứu hộ …. - Xuất khẩu lao động: NOSCO bắt đầu tham gia hoạt động xuất khẩu lao động được khoảng gần 8 năm. Những năm gần đây, kết quả SXKD của Trung tâm đã bắt đầu cân bằng. Thị trường xuất khẩu lao động chính của Công ty là Đài Loan, Síp, Malaysia và bắt đầu vào Cộng hoà Séc làm việc trong các nhà máy cơ khí, điện tử, dệt may, đánh cá, giúp việc gia đình…. - Xuất nhập khẩu thiết bị, phụ tùng máy thuỷ: Trong những năm qua, NOSCO làm đại lý chính thức cung cấp phụ tùng, thiết bị máy của hãng Đông Phong và Duy Phương cho các tàu biển, tàu sông trên toàn quốc. - Du lịch lữ hành: Hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của Công ty dần chiếm được lòng tin và sự hài lòng của khách du lịch trong và ngoài nước với phương châm lấy chất lượng phục vụ là thước đo hiệu quả. -Vận tải đường biển: Tiền thân từ vận tải đường sông, NOSCO tham gia hoạt động trong ngành vận tải đường biển tại Việt Nam mới được hơn 13 năm. NOSCO hiện đang quản lý một đội tàu với tổng năng lực chuyên chở 30.000 DWT chủ yếu vận tải biển Quốc tế, trong đó tàu có trọng tải lớn nhất mới 7.000 DWT. 3. Đặc điểm về lao động và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. Trong quá trình hình thành và phát triển, để tận dụng được cơ hội và vượt qua thử thách, thì công ty tổ chức được bộ máy quản lý thích hợp, làm việc hiệu quả cao và không ngừng đổi mới để thích nghi với tình hình mới để đạt các mục tiêu của cộng ty.Với đội ngũ nhân sự có chất lượng và có trình độ cao, có tinh thần đoàn kết, hết lòng vì công việc, hết lòng vì công ty, độ tuổi của cán bộ công nhân viên còn rất trẻ có lòng nhiệt huyết và mong muốn được cống hiến cho công ty bao gồm: tổng số lượng lao động là 322 người, trong đó nam chiếm 276 người, nữ 46 người. Trình độ cán bộ công nhân viên trên đại học có 2 người, trình độ đại học có 116 người, trình độ cao đẳng 13 người, trình độ trung cấp là 125 người, sơ cấp 56 người, khác 10 người.Tình hình ký hợp đồng lao động của công ty là hợp đồng lao động 3 năm 81 người, hợp đồng lao động một năm là 36 người, hợp đồng không xác định thời hạn là 199 người, không kí hợp đồng lao động là 06 người. Công ty hoạt động nhiều lĩnh vực kinh doanh, gồm nhiều xí nghiệp và chi nhánh phụ trách từng lĩnh vực kinh doanh.Công ty có 8 chi nhánh và xí nghiệp thành viên đó là chi nhánh công ty tại Phòng chuyên cung cấp dich vụ hàng hảivà các dịch vụ khác của công ty; xí nghiệp vận tải thuỷ NOSCO chuyên cung cấp dịch vụ vận tải đường sông, đường biển; chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh cung cấp dịch vụ và đại lý hàng hải; xí nghiệp xây dựng chuyên sản xuất, sửa chữa, lắp đặt các loại phương tiện, thiết bị giao thông đường thuỷ, Khai thác, sản xuất, kinh doanh cấu kiện bê tông đúc sẵn, vật liệu xây dựng; công ty xuất khẩu lao động quốc tế NOSCO cung cấp dich vụ lao động cung ứng dịch vụ xuất khẩu lao động; trung tâm xuất nhập khẩu Đông Phong và trung tâm xuất khẩu CKD xuất nhập khẩu thiết bị, phụ tùng máy thuỷ; trung tâm du lịch hàng hải cung cấp dịch vụ lữ hành. Ban lãnh đạo của công ty gồm đại hội cổ đông của công ty có quyền lực cao nhất, dưới là hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Ban điều hành công ty gồm tổng giám đốc là Nguyễn Cảnh Việt và hai phó tổng giám đốc là Trần Anh Quang và Lê Thị Lý, dưới là các phòng chức năng gồm văn phòng tổng giám độc, phòng tổ chức cán bộ lao động, phòng tài chính kế toán, phòng đầu tư đối ngoại, ban an toàn hàng hải, phòng vận tải biển, phòng vật tư, phòng kỹ thuật, phòng thuyền viên, phòng pháp chế, ban tàu sông, khách. Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý -Điều Hành Công Ty Đại hội đồng cổ đông Bản kiểm soát TGĐ HĐQT Phòng TCKT Phòng TCCB-LĐ Văn phòng TGĐ Phòng ĐT-ĐN Ban an toàn HH Phòng vận tải biển Xí nghiệp vận tải thuỷ NOSCO Chi nhánh Cty tại Tp. HCM Xí nghiệp xây dựng Cty cung ứng LĐ quốc tế NOSCO Phòng vật tư Phòng kỹ thuật Phòng thuyền viên Phòng pháp chế TT XNK Đông Phong TT XNK CKD TT Du lịch Hàng hải Ban tàu Sông, khách Chi nhánh Cty tại Hải phòng 4. Đặc điểm về tài chính của công ty. Năm 2006 doanh nghiệp đã cổ phần hoá xong, quy mô tài sản của doanh nghiệp ngày càng tăng. Đến năm 2008, vốn điều lệ công ty là 40.000.000.000 VNĐ, trong đó vốn cổ phần nhà nước là 20.400.000.000 VNĐ chiếm 51% vốn điều lệ, vốn của cổ đông khác là 19.600.000.000 VNĐ chiếm 49% vốn điều lệ. Tình hình tài sản của công ty thời điểm ngày 31/3/2006 là 164.244.602.354 VNĐ trong đó tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 110.996.625.927 VNĐ, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 40.205.413.881 VNĐ, giá trị lợi thế kinh doanh là 1.827.388.417 VNĐ, giá trị quyền sử dụng đất là 0 VNĐ, tài sản không cần dùng 5.195.174.059 VNĐ. 5. Đặc điểm tàu biển của công ty Đến 30/9/2007 công ty có 9 tàu đi biển gồm tàu GLORY NOSCO trọng tải 45.262 DWT đóng năm 1994 tai Nhật, tàu EASTERN STAR trọng lượng 23.724 DWT đóng năm 1994 tai Nhật, tàu EASTERN SUN trọng lượng 22.201 DWT đóng năm 1993 tại Nhật, tàu Hồng Lĩnh trọng tải 12.500 DWT đóng năm 2007 tại Việt Nam, tàu Thiền Quang trọng tải 6.130 DWT đóng năm 1986 tại Nhật, tàu Quốc Tử Giám trọng tải 7.015 DWT đóng năm 1985 tại Nhật, tàu Long Biên trong tải 6.846 DWT đóng năm 1989 tại Nhật, tàu Ngọc Hà trọng tải 3.760 DWT đóng tại Việt năm 2004, tàu Ngọc Sơn trọng tải 6.500 DWT đóng vao năm 2004 tại Việt Nam. II. Hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc. 1. Khái quát về hoạt động kinh doanh vận tải biển của công ty. 1.1. Cơ cấu sản phẩm vận tải biển của công ty. Kinh doanh vận tải biển là ngành kinh doanh chính của công ty, nó là thế mạnh của công ty. Công ty tham gia kinh doanh vận tải biển được 13 năm với bao thăng trầm, từ lúc công ty chỉ có 2 tàu với trọng tải nhỏ khai thác vận tải biển đến nay doanh nghiệp có 9 tàu với trọng tải lớn đáp ứng được hợp đồng vận tải lớn. Những năm truớc vận tải biển của doanh nghiệp chủ yếu phục vụ vận chuyển nội địa và nuớc lân cận thì đến nay vận tải biển doanh nghiệp không ngừng vươn xa ra thị truờng thế giới với sản phẩm dịch vụ vận tải mà công ty cung cấp ngày có chất lượng cao. Về vận tải biển công ty cổ phần vận tải Biển Bắc cung cấp sản phẩm dịch vụ chính là dịch vụ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. 1.2. Cơ cấu thị trường của kinh doanh vận tải biển của công ty. Thị trường kinh doanh vận tải biển của công ty chủ yếu là thị trường trong nước. Công ty thường kí kết bản hợp đồng vận tải bằng đường biển với các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu vận chuyển hàng hoá hay nguyên liêụ sản xuất. Nhưng trong năm gần đây công ty đầu tư vào phương tiện vận tải theo chiều sâu và từng buớc nâng cao uy tín của mình trên thị trường vận tải vì thế công ty dần mở rộng thị trường cuả mình ra thị truờng vận tải thế giới. 1.3. Cơ cấu sản lượng, doanh thu kinh doanh vận tải biển của công ty. Kinh doanh vận tải biển là ngành kinh doanh chính của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc nên trong quá trình phát triển công ty không ngừng đầu tư theo chiều sâu để phát triển đội tàu của công ty, không những thế với hướng đi đúng, với phương án kinh doanh vận tải biển hiệu quả sản lượng và doanh thu cảu công ty không ngừng tăng lên di theo nó lợi nhuận và đời sống cán bộ công nhân viên của công ty nâng cao. Với thành tích khả quan đạt được trong những năm gần đây công ty từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và dần vươn ra thị trường nước ngoài tạo lập uy tín ngày càng cao đối khách hàng vận tải biển của công ty. Sản lượng và doanh thu của vận tải biển của công ty từ năm 2000 đến nay có xu hướng tăng rất cao năm sau cao hơn năm truớc, để có được kết quả khả quan đó công ty nỗ lực rất nhiều trong đó tác động không nhỏ cảu các yếu tố trong ngoài công ty. Cụ thể doanh thu và sản lượng của công ty qua các năm qua là như sau. Bảng 1. Bảng số liệu sản lượng và doanh thu kinh doanh vận tải biển của công ty. Năm Sản Lượng (Tấn) Doanh Thu (Tr.đ) 2000 228.769 18.150 2001 255.000 22.040 2002 496.691 42.205 2003 572.387 44.195 2004 590.000 62.347 2005 640.000 73.641 2006 730.863 67.701 2007 1.140.000 232.061 (Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh các năm) Kinh doanh vận tải biển của công ty ngày càng phát triển mạnh, tăng cả về sản lượng và doanh thu. Ta thấy sản lượng và doanh thu năm sau tăng hơn năm truớc, và có sự khác biệt tăng trưởng sản lượng và doanh thu vận tải biển của công ty trong các năm 2001 và 2002, năm 2006 và 2007 là sản lượng và doanh thu năm sau tăng gần gấp đôi năm trước. Còn lại trong các năm khác sản lượng và doanh thu kinh doanh vận tải biển của doanh nghiệp vẫn có sự tăng trưởng đều. Ta thấy chỉ trong vòng 7 năm từ năm 2000 đến năm 2007 sản lượng doanh nghiệp tăng gấp gần 5 lần, doanh thu tăng gần 13 lần, đó là thành công mà công ty đạt được hết sức khả quan. Để đạt được thành công đó cán bộ công nhân viên trong ngành kinh doanh vận tải biển nói riêng và cả doanh nghiệp nói chung đã nỗ lực hết mình cống hiến cho doanh nghiệp, mỗi cá nhân góp phần nhỏ vào thành công lớn cảu công ty. Để có được thành tích đó còn phải kể đến công lao của đội ngũ cán bộ quản trị của công ty, với hướng đi đúng và các phương án kinh doanh hiệu quả cao mà họ đưa công ty thu về lợi nhuận cao tái đầu tư mở rộng thị truờng nâng cao chất luợng dịch vụ vận tải cung cấp và đó là nguyên nhân chính công ty mà ngành kinh doanh vận tải biển phát triển mạnh trong các năm qua. Với chính sách đầu tư hiệu quả công ty cho kinh doanh vận tải biển có được thành công buớc đầu hết sức khả quan, những phương án đầu tư đó đáp ứng nhu cầu của thị trường đòi hỏi trong mấy năm gần đây nhất là sau khi Việt Nam tham gia thị trường thế giới. Tình hình đầu tư cho kinh doanh vận tải biển mấy năm qua như sau. Năm 2000 công ty chỉ có 3 tàu với trọng tải nhỏ chủ yếu đi trong nước và vùng lân cận thì đến năm 2007 số tàu khai thác kinh doanh vận tải biển tăng lên 9 tàu với trọng tải tương đối lớn có thể thực hiện được hợp đồng vận tải lớn thu về doanh thu và lợi nhuận cao. Đội ngũ cán bộ công nhân viên kinh doanh vận taỉ biển của công ty không ngừng đào tạo nâng cao trình độ vì thế đội ngũ nhân viên trên bờ ngày càng có trình độ cao có phương án kinh doanh hiệu quả, đối đội ngũ sỹ quan và thuyền viên dưới tàu với trình độ ngày càng nâng cao thì họ điều khiển khai thác tốt tránh rủi ro không đáng có xảy ra làm giảm chi phí cho kinh doanh vận tải biển góp phần nâng cao uy tín chất luợng vận tải và tăng doanh thu, lợi nhuận từ kinh doanh vận tải biển cho công ty. 2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty. Để đánh giá toàn diện về hiệu quả kinh doanh vận tải biển của công ty trong những năm qua thì chúng ta sử dụng rất nhiều hệ thống chỉ tiêu để đánh giá, trong đó hệ thống chỉ tiêu định lượng, bao gồm chỉ tiêu đánh giá một cách tương đối toàn diện về hiệu quả kinh doanh vận tải biển. 2.1. Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuân - Lợi nhuận luân là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá hiệu quả kinh doanh, trong đó hiệu quả kinh doanh vận tải biển không là ngoai lệ. Lợi nhuận kinh doanh vận tải biển vừa mục tiêu, vừa là động lực để kinh doanh vận tải biển. Lợi nhuận kinh doanh vận tải biển cao giúp công ty tái đầu tư mua hoặc đóng mới tàu, mở rộng thị trường kinh doanh vận tải biển từ đó nâng cao uy tín kinh doanh vận tải biển của công ty ngày càng cao, giúp công ty kí kết hợp đồng lớn và dài hạn về vận tải. Chỉ tiêu lợi nhuận cao giúp công ty có vốn đầu tư duy trì các ngành kinh doanh làm ăn chưa có hiệu quả nhưng có tiềm năng trong tương lai và giúp công ty đầu tư ngành kinh doanh mới có tỷ suất lợi nhuận cao từ đó mở rông quy mô ngành nghề doanh nghiệp và như vây công ty phân tán rui ro cho ngành nghề khác nhau. Chỉ tiêu lợi nhuận vận tải biển cao làm lương thưởng cán bộ hân viên tăng lên Ta có bảng lợi nhuận kinh doanh vận tải biển của công ty là: Bảng 2. Bảng số liệu lợi nhuận kinh doanh vận tải biển của công ty. Năm Pvtb(Tr.đ) 2000 50 2001 64. 2002 369 2003 454 2004 1.038 2005 2.440 2006 2.042 2007 32.123 (nguồn báo cáo kết quả kinh doanh các năm) Như vậy từ bảng số liệu trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau: Nhìn vào bảng số liêu ta thấy rằng lợi nhuận kinh doanh vận tải biển năm cao hơn năm trước chứng tỏ công ty kinh doanh vận tải biển ngày càng có lãi. Năm 2001 lợi nhuận kinh doanh vận tải biển tăng 130,61% so năm 2000, năm 2002 lợi nhuận tăng 575%so năm 2001, năm 2003 lợi nhuận tăng 123,33% so với năm 2002, năm 2004 Lợi nhuận tăng 228.63% so với năm 2003, năm 2005 lợi nhuận tăng 233% so với năm 2004, năm 2006 lợi nhuận đạt 83,72% so với năm 2005, năm 2007 lợi nhuận tăng so năm 2006 là 1573.1% .Qua phân tích trên ta thấy kinh doanh vận tải biển của công ty ngay càng có hiệu quả ngày tạo được uy tín của mình trên thị trường, tuy có những năm Lợi nhuận chững lại nhưng đa số là tăng năm sau cao hơn năm trước. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, chỉ tiêu (p’1) cho ta biết một đồng doanh thu trong đó có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu (p’2) cho ta biết một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ta có bảng số liệu tỷ suất lợi nhuận sau. Bảng 3. Bảng số liệu tỷ suất lợi nhuận của công ty. Năm P’1 2000 0,275% 2001 0,294% 2002 0,876% 2003 1,315 2004 1,664% 2005 3,312% 2006 3,047% 2007 13,842% (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh các năm) Ở bảng 3, trong những năm 2000 đến 2007, tỷ lệ lợi nhuận kinh doanh vận tải biển trong doanh thu vận tải biển ngày càng tăng, chỉ năm 2006 chỉ tiêu này chững lại như một dự báo trước cho sự phat triển ngày càng cao hơn cho năm tiếp theo sau khi công ty cổ phần hoá. Đặc biệt trong năm 2007 lợi nhuân của kinh doanh vận tải biển trong doanh thu tăng đột biến so các năm trước, tăng 13,567% so năm 2000, tăng 13,548% so năm 2001, tăng so năm 12,966% so năm 2002, tăng 12,527% so năm 2003, tăng 12,179% so năm 2004, tăng 10,530% so năm 2005, tăng 10,795% so với năm 2006. Điều đó chứng tỏ rằng lĩnh vực kinh doanh vận tải biển ngay đạt hiệu quả cao, đặc biệt khi công ty đổi mới cơ cấu doanh nghiệp chuyển sang cổ phần hoá thì kinh doanh vận tải biển có được kết quả rất khả quan. Đó là yếu tố bên trong doanh nghiệp, còn những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tác động không nhỏ để công ty có thành tich nổi bật như ngay nay, mà nổi bật là khi Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2006, đưa lại cho doanh nghiệp những cơ hội vô cùng to lớn, đó là nhưng hợp đồng vận tải lớn giá trị cao, nhưng đi kèm với nó là những thách thức không nhỏ với doanh nghiệp, chính là sự cạnh tranh gay gắt của công ty vận tải biển nước ngoài. Bảng 4. Bảng số liệu tỷ suất lợi nhuận của công ty. Năm P’2 2000 0,274% 2001 0,293% 2002 0,889% 2003 1,046% 2004 1,708% 2005 3,478% 2006 2,959% 2007 16,976% (nguồn: báo cáo tài chính của công ty vận tải cổ phần vận tải Biển Bắc) Ở bảng 4, cho ta thấy một đồng chi phí tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận. Từ một đồng chi phí chỉ tạo ra 0,274% đồng lợi nhuận năm 2000, đến năm 2006 một đồng chi phí tạo ra 16.976% đồng lợi nhuận. đặc biệt có sự tăng đột biến ở năm 2007 so với các năm trước tăng lên đến 16,976%. Điều đó chứng tỏ rằng chi phí bỏ ra kinh doanh vận tải biển của công ty ngày càng có hiệu quả, từ đó kết luận nguồn vốn tự có và vốn vay của công ty đầu tư kinh doanh vận tải biển đã đầu tư đúng lĩnh vực kinh doanh thế mạnh của công ty, ta cũng có thể thấy rằng công ty quản lý và kinh doanh nguồn vốn của mình cho vận tải biển khá tốt nguồn vốn được sử dụng hiệu quả cao mang lại lợi ích lớn cho công ty. Từ đó công ty xác định phương hướng đầu tư kinh doanh của công ty một cách rõ ràng, đó là lấy kinh doanh vận tải biển là lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của công ty. 2.2 Hiệu quả sử dụng vốn . Chỉ tiêu nay phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong kinh doanh vận tải. Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn cho kinh doanh vận tải biển thi vận chuyển bao nhiêu sản lượng vận tải, nó đánh giá dòng vận chuyển của nguồn vốn có đạt hiệu quả không. Để đánh giá toàn diện hiệu quả sử dụng vốn cho vận tải biển của công ty ta đánh giá từng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn gồm 4 chỉ tiêu. * Chỉ tiêu suất hao phí vốn đầu tư cho vận tải biển. Bảng 5: Bảng số liệu suất hao phí vốn đầu tư cho vận tải biển của công ty. Năm Svđt(VNĐ/tấn) 2000 79.057 2001 86.110 2002 84.022 2003 76.196 2004 103.420 2005 110.185 2006 89.055 2007 167.494 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh các năm) Từ số liệu suất hao phí vốn đầu tư cho vận tải biển ta thấy rằng suất phí vốn đầu tư không theo quy luật nhất định đó là do ở những năm có suất phí vốn đầu tư cao như năm 2004, 2005, 2007 thì trong những năm đó công ty đầu tư cho những phương án kinh doanh vận tải biển có chất lượng cao như đầu tư mua tàu mới hoặc đóng tàu hiện đại để khai thác kinh doanh, nên đòi hỏi số lượng vốn lớn và vì t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11149.doc
Tài liệu liên quan