Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp được chứng tỏ bằng hiệu quả kinh doanh mà họ đạt được. Bên cạnh vấn đề làm thế nào để sản xuất tốt? Làm thế nào để tiêu thụ được sản phẩm? làm thế nào để giảm chi phí?...Cũng chính là đặt ra câu hỏi làm thế nào để đạt được lợi nhuận?
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội thuộc sở Công nghiệp Hà Nội, tuy công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ do phả
46 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cạnh tranh với các sản phẩm được chế tạo với công nghệ cao được nhập từ nước ngoài về. nhưng trước những khó khăn đó, công ty đã không ngừng cải tiến công nghệ máy móc thiết bị, đa đạng hoá các sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và nước ngoài. Không những vậy để sử dụng hết những tiềm năng và khả năng của mình công ty cần phải lập ra các phương án nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Từ nhận thức trên, cũng như tính cấp thiết của vấn đề đặt ra, sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội, với kiến thức mà em đã được học tập và nghiên cứu tại trường, em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội” để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và
vận tải Hà nội và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty
Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội
Chương 3: Giải pháp để nâng Cao hiệu quả kinh doanh Của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà Nội
chương 1
Giới thiệu Chung về Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội và CáC yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Của Công ty
I . Giới thiệu chung về công ty Cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 522/QĐ-TCCQ ngày 13/3/1969 của uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội với tên gọi ban đầu là nhà máy cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội. Thời kỳ đầu mới thành lập nhà máy chỉ có 300 lao động. Cán bộ lãnh đạo chưa được đào tạo ở mức độ chuyên sâu, chủ yếu lấy từ đội ngũ công nhân hoặc chuyển ngành từ bộ đội sang. Trong toàn cơ quan lúc bấy giờ không có người tốt nghiệp đại học, mà chỉ có 9 cán bộ trung cấp. Bên cạnh đó hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc công nghệ cũng đã lạc hậu.
Ngày 04/03/1988, uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định 920/QĐ-UB về việc xác nhập nhà máy cơ khí Lãng Yên vào công ty cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội và trở thành một phân xưởng của đơn vị với tên gọi là phân xưởng Lãng Yên.
Thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định 388/HĐBT ngày 23/11/1992 uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 2950/QĐUB cho phép thành lập lại doanh nghiệp. Ngày 13/9/1994 doanh nghiệp đã được UBNđ thành phố Hà Nội ra Quyết định 1996/QĐ-UB cho phép đổi tên và điều chỉnh nhiệm vụ thành công ty cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội. Cho tới ngày nay mọi giao dịch đều được lấy tên và thông qua địa chỉ như sau:
-Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội
- Địa chỉ : 144 Lạc Trung-Hà Nội
-Điện thoại : 04-8.211304
-Fax : 04-8.216670
2. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty
Trong giai đoạn đầu mới thành lập, nhiệm vụ của công ty cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội là chuyên sản xuất các sản phẩm gạch ngói tráng men, đá ốp lát, khai thác cát lọc nước nhằm thu hút lao động và giải quyết công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của công ty trong thời kỳ chuyển đổi, xoá bỏ bao cấp và mục tiêu phấn đấu của công ty là tăng thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước.
Hiện nay, nhiệm vụ chủ yếu của công ty là chuyên sản xuất các mặt hàng kim khí gia dụng và chi tiết sản phẩm cho các ngành công nghiệp khác từ kim loại tấm mỏng bằng công nghệ độc lập. Sản phẩm bảo vệ và trang trí bề mặt bằng công nghệ mạ, tráng men, sơn, nhuộm kim loại và các loại gạch men, gạch ốp lát được sản xuất với công nghệ cao. Với trang thiết bị hiện đại và qui trình công nghệ khép kín, hàng năm công ty có thể sản xuất từ 2,5 triệu đến 3 triệu sản phẩm hoàn chỉnh.
Sản phẩm chủ yếu của công ty gồm có:
- Mặt hàng truyền thống : Gạch tráng men các loại, đèn chùm trang trí phòng, vỏ đèn chiếu sáng công cộng, ấm nhôm, xoong chảo nhôm...
- Mặt hàng gia dụng cao cấp : Các loại đèn trang trí, xoong chảo inox đáy 3 lớp, ấm điện, bếp điện, vỏ bếp gas, các loại cửa hoa, cửa xếp, ...
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Sơ đồ công ty cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội như sau:
Giám đốc Công ty
P.Giám đốc phụ trách
tài chính
P.Giám đốc phụ trách đầu tư và mở rộng sp
P.Giám đốc phụ trách kỹ thuật
Phòng hành chính
Phòng đầu
tư
Phòng bảo vệ
Phòng tài
vụ
Phòng hàng BLSP
Phòng vật tư
Phòng tổ chức
Phòng QC
Phòng thiết kế
Phòng công nghệ
Phòng cơ điện
Phòng kế hoạch
p.x.đội I
p.x.đội II
p.x.hàn
p.x.mạ-sơn
p.x.ráp
p.x.inox
p.x.đội III
p.x.khuôn mâu
P.X.Cơ điện
3.1 Đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất
Bộ phận sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay gồm có 13 phòng ban và 11 phân xưởng sản xuất như sau :
*Khối phòng ban:
-Ban giám đốc -Phòng QC
-Phòng Hành chính -Phòng Thiết kế
-Phòng Vật tư -Phòng Công nghệ
-Phòng Kế hoạch -Phòng Cơ điện
-Phòng Tài vụ -Phòng Bảo vệ
-Phòng Tổ chức -Cửa hàng bán lẻ
-Phòng Đầu tư
*Khối phân xưởng sản xuất :
-Phân xưởng Đội I -Phân xưởng Lắp ráp
-Phân xưởng Đội II -Phân xưởng Hàn
-Phân xưởng Đội III -Phân xưởng Chuẩn bị phôi
-Phân xưởng Khuôn mẫu -Phân xưởng Mạ sơn
-Phân xưởng Cơ điện -Phân xưởng Lãng Yên
-Phân xưởng INOX
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội là một doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp do vậy công tác tổ chức của công ty chủ yếu theo hình thức công nghệ. Mỗi phân xưởng trong công ty chỉ thực hiện một công nghệ nhất định như (hàn, sơn, mạ...). đuy chỉ có phân xưởng Lãng Yên, do điều kiện địa lý cách xa trụ sở chính công ty nên được tổ chức theo hình thức hỗn hợp, phải đảm đương nhiều công việc. Hầu hết mọi sản phẩm hoàn chỉnh của công ty đều phải qua nhiều công đoạn nên công ty đã lựa chọn phương pháp sản xuất song song kết hợp tuần tự nhằm giảm bớt thời gian ngừng nghỉ trong sản xuất. dưới đây là mô hình tổ chức sản xuất của công ty:
Bộ phận sản xuất chính:
Phân xưởng Đội I, Đội II, Đội III và phân xưởng Lãng Yên: là các phân xưởng với công nghệ chính là đập vuốt và đập tạo hính các loại chi tiết sản phẩm. Trong đó :
-Phân xưởng I : Chuyên sản xuất các loại chi tiết.
-Phân xưởng II : Chuyên sản xuất các loại xoong nồi inox, các loại chảo,
ấm đun nước bằng điện, đồ chơi trẻ em và các chi tiết xe máy.
-Phân xưởng III: Chuyên sản xuất các sản phẩm chế thử cỡ lớn vì ở đây có 2 chiếc máy thuỷ lực cỡ lớn 400 tấn và 1000 tấn.
Phân xưởng Men: Với công nghệ tráng men toàn bộ bề mặt sản phẩm, sản phẩm được phủ lên một lớp men nước, sau đó được sấy khô và cho vào nung ở nhiệt độ cao 1000 c cho ra sản phẩm, chi tiết tráng men hoàn chỉnh, chủ yếu là các chi tiết của bếp đầu.
Phân xưởng mạ sơn: tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm mà các chi tiết, cụm chi tiết được mạ lên một lớp crôm, Niken hoặc Kẽm, hay được sơn phủ một lớp nhằm bảo vệ cho chi tiết, cụm chi tiết không bị ăn mòn theo thời gian, cũng có thể nhằm mục đích trang trí sản phẩm.
Phân xưởng Hàn: chuyên hàn các chi tiết riêng lẻ sau đập tạo tạo hình để tạo ra cụm chi tiết, các sản phẩm hoàn chỉnh với các loại cho xe máy là chủ yếu.
Phân xưởng Lắp Ráp: đây là khâu cuối cùng của dây truyền sản xuất trong Công ty, thực hiện nhiệm vụ lắp ráp các chi tiết đã hoàn chỉnh để tạo thành các sản phẩm cuối cùng sau đó nhập kho thành phẩm.
Bộ phận sản xuất phụ:
Phân xưởng khuôn mẫu: luôn sẵn sàng chế tạo và sửa chữa khuôn mẫu phục vụ cho quá trình sản xuất.
Bộ phận sản xuất nước: khai thác và xử lý ngầm để cung cấp cho các phân xưởng.
Phân xưởng cơ điện: bảo dưỡng tất cả các công đoạn từ đột đập, hàn, mạ, sơn...
Đội xe vận tải: chịu trách nhiệm vận chuyển vật tư đến nơi sản xuất, vận chuyển thành phẩm vào kho, vận chuyển hàng hoá tới nơi tiêu thụ.
3.2 Đặc điểm, cơ cấu tổ chức quản lý
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân, đồng thời cũng là đơn vị hạch toán độc lập. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty là cơ cấu trực tuyến chức năng. Vì vậy những quyết định quản lý được các phòng ban nghiên cứu sau đó đề xuất, khi được giám đốc thông qua mọi đề xuất được chấp nhận trở thành mệnh lệnh và được áp dụng từ trên xuống dưới. Với đặc điểm của cơ cấu tổ chức quản lý như vậy công ty đã phát huy tốt, đảm bảo quền chỉ huy lãnh đạo thống nhất. dưới đây là đôi nét về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty:
Giám đốc Công ty: do UBNđ Thành phố bổ nhiệm, vừa là người đại điện cho nhà nước, vừa là người đại điện cho quyền lợi cán bộ trong công ty, là người có quyền lực cao nhất, chịu toàn bộ trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phó giám đóc phụ trách sản xuất: Phụ trách ban đào tạo, phòng kế hoạch, các phân xưởng sản xuất công nghệ .
Phó giám đốc đại điện lãnh đạo về chất lượng: Phụ trách các phòng ISO, phòng đầu tư.
Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách các phòng thiết kế, phòng công nghệ thiết bị, phòng QC, phân xưởng cơ điện, khuôn mẫu.
Phòng kế hoạch: Có nhiêm vụ phụ trách chung, vật liệu xây dựng các kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm. Cuối mỗi tháng, quý, năm có trách nhiệm tổng hợp báo cáo với lãnh đạo, Trưởng phòng có quan hệ với các phòng ban trực tiếp phục vụ sản xuất. Nhân viên trong phòng được phân công phụ trách theo khả năng của mỗi người như sau:
- Điều độ sản xuất.
- Phụ trách theo dõi sản xuất các chi tiết.
- Phụ trách quản lý lao động tiền lương.
- Thủ kho quản lý khuôn cối.
- Thủ kho quản lý hàng truyền thống.
- Thủ kho quản lý sản phẩm chi tiết xe máy.
Phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm chuẩn bị các bản vẽ, máy móc, thiết kế mẫu các sản phẩm chế thử phục vụ cho kế hoạch. Tiếp nhận các máy móc thiết bị, các qui trình công nghệ mới để phục vụ cho sản xuất, bám sát theo dõi và xử lý các lỗi kỹ thuật.
Phòng vật tư tiêu thụ: Chịu trách nhệm thu mua vật tư nguyên liệu đầu vào, thuê gia công những phần việc mà công ty không giải quyết được. Thông báo số lượng vật tư, hàng tồn kho, chuẩn bị cả về số lượng cũng như chủng loại phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.
Phong tài vụ: Có trách nhiệm quản lý toàn bộ về số vốn cũng như chuẩn bị vốn cho sản xuất kinh doanh.
Phòng QC: Trước đây là phòng KCS, từ khi Công ty áp dụng hệ thống ISO 9002 thì được đổi tên là phòng QC. Phòng có trách nhiệm chuẩn bị quy trìnhkiểm tra chất lượng sản phẩm, theo dõi quá trình sản xuất về mặt chất lượng.
Phòng đầu tư và thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, đầu tư các đây truyền máy móc phục vụ chi việc phát triển sản xuất.
Phòng tổ chức bảo vệ: Chịu trách nhiệm cân đối lao động, nhân lực theo yêu cầu và nhiệm vụ kế hoạch đề ra. Tổ chức lập kế hoạch đào tạo các khoá học ngắn hạn, dài hạn, tổ chức bảo vệ trật tự an ninh trong toàn công ty.
II. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty
1. Nhóm yếu tố bên ngoài.
1.1.Nhu cầu thị trường.
Nhu cầu thị trường là xuất phát điểm của quá trình phát triển nền kinh tế, cũng như của các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, bởi cơ cấu, tính chất đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu tác động trực tiếp đến các ngành sản xuất - là tiền đề cho sự phát triển của ngành vận tải nói chung cũng như của ngành đại lý vận tải nói riêng. do đó đòi hỏi phải tiến hành nghiêm túc, thận trọng công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích môi trường kinh tế xã hội, xác định chính xác nhận thức của khách hàng, thói quen phong tục tập quán, truyền thống văn hoá lối sống, mục đích tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, khả năng thanh toán. Khi xác định dịch vụ của mình thì doanh nghiệp cần phải xác định những phân đoạn thị trường phù hợp để có những biện pháp cụ thể những chỉ tiêu chất lượng đặt ra. Có như vậy thì mới mang lại được hiệu quả tốt trong kinh doanh.
1.2. Trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật làm nhiệm vụ nghiên cứu, khám phá, phát minh và ứng dụng các sáng chế đó tạo ra và đưa vào sản xuất công nghệ mới, có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao hơn tạo ra những sản phẩm có độ tin cậy cao, độ chính xác cao và giảm chi phí để từ đó được sử dụng phù hợp với khách hàng.
Công nghệ là tổng hợp các phương tiện kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp được sử dụng để chuyển hoá các nguồn lực thành một loại sản phẩm hoặc dịch vụ bao gồm bốn thành phần cơ bản:
* Công cụ máy móc thiết bị, vật liệu được coi là phần cứng của công nghệ.
* Thông tin.
* Tổ chức phương tiện thiết kế, tổ chức, phối hơp quản lý.
* Phương pháp quy trình và bí quyết công nghệ.
Ba thành phần sau là phần mềm của công nghệ. Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc rất nhiều sự phối hợp giữa phần cứng với phần mềm của công nghệ. Trình độ tiến bộ của khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng tương đối lớn đến chất lượng dịch vụ vận tải. Khoa học kỹ thuật phát triển sẽ nâng cao công suất hoạt động của phương tiện, qua đó giảm thời gian trong quá trình vận chuyển. Hơn nữa, khoa học kỹ thuật phát triển góp phần vào việc nâng cao khả năng bảo quản chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Giao thông vận tải nói chung và đại lý vận tải nói riêng là lĩnh vực phát triển nhanh theo hướng tri thức. Các thành tựu mới nhất về công nghệ thông tin được sử dụng rộng rãi trong quy hoạch, tổ chức quản lý, kiểm soát, điều khiển các quá trình giao thông vận tải, các vật liệu mới, công nghệ mới, nhất là tự động hóa đang được vận dụng để tạo ra những phương tiện vận tải mới, vận tốc cao, thuận tiện hơn, an toàn hơn.
1.3. Các công ty vận tải (đường sắt, đường biển, container).
Các công ty này trực tiếp tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa cho các hãng đại lý vận tải, vì vậy, để hoạt động đại lý vận tải được triển khai tốt, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị tham gia đại lý và hãng vận chuyển. Bởi các hãng vận chuyển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian vận chuyển hàng hóa, yếu tố đảm bảo uy tín và chất lượng của hãng đại lý. Hiện nay, đối với đại lý vận tải quốc tế đã bắt đầu có sự tham gia của nhiều hãng nước ngoài, liên doanh liên kết với Việt Nam hay trực tiếp đứng ra vận chuyển. Nhưng với vận chuyển hàng hóa container nội địa thì hiện nay chỉ có hai hãng được phép vận chuyển, đó là Vinalaine và Gematran. do đó, việc chủ động phương tiện trong điều phối nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng là tương đối khó khăn.
1. 4. Chính sách của nhà nước.
Sự phát triển của mỗi ngành nghề trong nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào chính sách quản lý của Nhà nước. Nhà nước đưa ra các chính sách như là ưu tiên một số ngành dịch vụ, tạo cạnh tranh, xoá bỏ sức ỳ và tâm lý ỷ lại. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước ta đã có rất nhiều chính sách nhằm tạo ra sự phát triển cho ngành vận tải nói chung và đại lý vận tải nói riêng. Bởi đây là những ngành tạo điều kiện cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng, rất cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay của đất nước.
2. Nhóm yếu tố bên trong
2.1. Lao động.
Đại lý vận tải là một lĩnh vực kinh doanh trong ngành dịch vụ, trong khi đó, lao động có vai trò quyết định đến chất lượng, đặc biệt là chất lượng dịch vụ, bởi vì lao động là người trực tiếp tham gia vào quá trình dịch vụ. Trình độ chuyên môn tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, tinh thần hợp tác phối hợp khả năng thích ứng với mọi thay đổi, nắm bắt thông tin của mọi thành viên trong doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ. Vì vậy các doanh nghiệp phải có kế hoạch tuyển dụng lao động một cách khoa học, phải căn cứ nhiệm vụ, công việc mà sử dụng con người, phải có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo lại lực lượng lao động hiện có để đáp ứng nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường.
2.2. Trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng dịch vụ nói riêng là một trong những nhân tố cơ bản thúc đẩy nhanh tốc độ cải tiến chất lượng dịch vụ, ngày càng hoàn thiện chất lượng dịch vụ - là nhân tố quan trọng trong kinh doanh đại lý vận tải. Các chuyên gia hàng đầu về quản trị chất lượng cho rằng thực tế 80% những vấn đề về chất lượng là do quản lý gây ra. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu bộ máy quản lý, khả năng xác định chính xác mục tiêu, chính sách và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch đặt ra.
2.3. Chế độ tiền lương tiền thưởng.
Hiện nay, ở Việt Nam chế độ tiền lương chưa khuyến khích được người lao động phát huy cao trí tuệ, tài năng và công việc được giao, chưa khuyến khích việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào dịch vụ, do đó người lao động ít quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá nghiệp vụ. Tiền lương thấp chưa công bằng làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng lao động.
Tiền tương đóng một vai trò lớn trong việc đảm bảo chất lượng lao động của doanh nghiệp, nó kích thích người lao động phát huy lao động sáng tạo, nhiệt tình trong công việc, đây là một nhân tố hết sức quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh đại lý vận tải nhằm đảm bảo uy tín của doanh nghiệp với khách hàng. Vì vậy các doanh nghiệp cần áp dụng các quy chế thưởng phạt về chất lượng dịch vụ một cách nghiêm minh nhằm thúc đẩy người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề.
2.4. Khả năng công nghệ và máy móc thiết bị của doanh nghiệp.
Mặc đù kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, nhưng đại lý vận tải cũng chịu ảnh huởng vào trình độ hiện đại, cơ cấu, tình hình bảo dưỡng đuy trì khả năng làm việc theo thời gian của máy móc thiết bị. Bởi sự đảm bảo và khả năng đảm bảo tốt nhất chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển sẽ giúp doanh nghiệp đuy trì và giữ vững uy tín với các bạn hàng, đảm bảo quá trình quan hệ làm ăn lâu dài, giữ chân bạn hàng trung thành, giảm các chi phí về tìm kiếm khách hàng mới không cần thiết.
3. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Đối với một công ty thuộc ngành sản xuất kinh doanh các loại vật liệu vật liệu xây dựng và kim khí, máy móc thiết bị đòi hỏi phải hiện đại, có độ chính xác cao. Song hầu hết đây truyền thiết bị đã cũ, lạc hậu không đồng bộ. Các loại máy đột đập 30 tấn có từ thời Pháp chủ yếu là các loại máy đơn lẻ đùng trục khửu ít đùng thuỷ lực. do vậy, từ năm 1996 đến nay Công ty đã tăng cường đàu tư đổi mới máy móc thiết bị với mục đích đồng bộ hoá đây truyền sản xuất. Cụ thể như sau:
Đầu tư thiết bị gia công khuôn mẫu với trị giá 5,8 tỷ đồng bao gồm:
- Máy tiện đứng
- Máy mài tròn trong
- Máy mài tròn ngoài
- Máy phay hiện đại
- Máy khoan đường kính lớn
Tháng 9/1996, đầu tư đây truyền sản xuất xoong INOX với giá 400.000 USđ gồm các loại máy:
- Xén viền
- đán đáy
- Đánh bóng
Đầu năm 1999, Công ty đầu tư đây truyền mạ sơn tĩnh điện ướt trị giá 5 tỷ đồng và mới mua thêm 2 cabin sơn khô theo công nghệ tiên tiến đi theo đây truyền này.
Công ty đã nâng cấp hoàn chỉnh thiết bị đột đập trị giá 20 tỷ đồng gồm có:
-Máy đột 1000 tấn đùng thuỷ lực
-Máy đội 4000 tấn đùng thuỷ lực.
-đây truyền xẻ tôn.
Đầu tư thiết bị bồn chứa nước trị giá 5 tỷ đồng, đầu tư thiết bị sản xuất đao, thìa , đĩa trị giá 5 tỷ đồng, đầu tư máy hàn máy doa phục vụ cho sản xuất chi tiết xe máy, ...
Cho tới nay, số lượng máy của Công ty có thể chia làm các loại sau: Máy gia công khuôn mẫu bao gồm:
- 8 máy tiện trong đó có 1 máy tiện đứng đường kính sản xuất chi tiết 1,6 m
- 4 máy phay
- 2 máy mài phẳng
- 4 máy mài tròn trong
- 3 máy khoan đường kính lớn
Máy đột có trên 300 máy từ 2,5 tấn cho đến 1000 tấn.
Một trung tâm gia công CNC gia công khuôn cối có sự trợ giúp của máy vi tính, 2 máy cắt đáy, trên 30 máy hàn MIC, SPOT, hàn lăn, máy đánh kim loại hàng trục chiếc.
Nhìn chung việc đầu tư máy móc thiết bị đã đáp ứng được phần nào quá trình sản xuất , Công ty có thể đa đạng hoá các mặt hàng từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh trên thị trường có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu của thị trường.
3.1. Cơ cấu lao động của Công ty
Cơ cấu nhân lực của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội:
Đơn vị tính số lượng ( người )
Stt
Cơ cấu lao động
Năm 2003
Năm 2004
Số lượng
Tỷ trọng%
Số lượng
Tỷ trọng %
Tổng số CB CNV
1100
1200
I
Lao động gián tiếp
1
Số lượng
225
20,45
275
22,92
a
Giám đốc và phó giám đốc
4
0,36
4
0,36
b
Trưởng phòng và phó phòng
16
1,45
21
1,75
c
Nhân viên các phòng ban
205
9,54
250
20,83
đ
tỷ lệ lao động gián tiếp
0
0
0
0
2
Trình độ
a
Đại học và trên đại học
65
5,9
87
7,25
b
Cao đẳng và trung cấp
160
14,54
188
15,67
II
Lao động trực tiếp
1
Số lượng
875
79,54
925
77,08
-
Công nhân sản xuất
875
79,54
925
77,08
2
Trình độ
a
Đại học và trên đại học
0
0
0
0
b
cao đẳng và trung cấp
51
4,64
63
5,25
Nhìn vào bảng cơ cấu lao động trong năm 2004 của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội ta thấy tổng số lao động trong Công ty là 1200 người, tăng hơn so với năm 2003 là 100 người số lượng tăng này là do Công ty có nhu cầu về mở rộng quy mô sản xuất do đó phải cần một số lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất Về độ tuổi người lao động. Tính đến cuối năm 2004 số lao động của Công ty có: Độ tuổi từ 18-30 tuổi có 659 người, tuổi từ 31-40 tuổi có 312 người, tuổi từ 41-50 tuổi có 229 người. Như vậy với số lượng cơ cấu lao động như vậy Công ty đã tổ chức lao động một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Về giới tính: Công ty có số lao động Nam nhiều hơn số lao động Nữ, Nam có 860 người, Nữ có 340 người (Quý IV năm 2004), nhu cầu về Nam nhiều hơn so với Nữ của Công ty là do khối lượng công việc khá lớn do đó cần phải có người lao động trẻ khoẻ trong khâu sản xuất và chế tạo máy móc, khoan hàn, sơn, ...
Công nhân lao đông của Công ty gồm công nhân lao động kỹ thuật cao phục vụ cho đây chuyền công nghệ, chủ yếu là công nghệ chế tạo khuôn cối bằng hệ thống máy vi tính.
Công nhân hoạt động mang tính chất ngành nghề gồm công nhân đột đập, mạ men, lắp ráp, sơn hàn, ...
Đội ngũ công nhân viên phục vụ văn phòng, phục vụ về vật liệu xây dựng cơ bản của Công ty. Đội ngũ này ngày càng được nâng cao về chất lượng theo hướng nâng cao trình độ văn hoá bằng cách cử đi đào tạo tại các trường Đại học như Bách Khoa, Kinh tế, ...
Có thể nói bên cạnh việc đầu tư trang máy móc thiết bị để bắt kịp sản xuất. Công ty đã chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho hướng phát triển lâu dài.
3.2. Phương thức bán hàng của Công ty.
Khách hàng của Công ty chủ yếu là các Công ty vật liệu xây dựng như LICOGIN, Công ty CITYCOM,... và các đại lý chuyên bán đồ cơ khí.
Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội là một công ty chuyên sản xuất nhiếu loại mặt hàng về vật liệu vật liệu xây dựng và kim khí như: sản xuất gạch men, chế tạo cửa xếp, cửa hoa, các đồ đùng trang trí nội thất, các loại đồ gia dụng như xoong chảo...Vì vậy phương thức bán hàng là vấn đề rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty, do vậy việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện thông qua các phương thức sau:
- Bán lẻ: Hiên nay Công ty bán lẻ dưới những hình thức bán lẻ trực tiếp và thu tiền ngay: chủ yếu bán cho người tiêu đùng mua với số lượng ít, thường chủ yếu là khách vãng lai.
- Bán buôn: Công ty bán với giá thấp hơn giá bán lẻ cho những khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm với số lượng lơn.
- Bán đại lý: Công ty cung cấp hàng cho các đại lý và các đại lý bán theo quy định của Công ty đồng thời đại lý sẽ được hưởng hoa hổng theo quy định của Công ty (việc bán cho đại lý do phòng kinh doanh phụ trách).Cụ thể các đại lý sẽ được hưởng 10% doanh thu.
Bên cạnh đó Công ty còn có quyền:
+ Ký kết hợp đồng mua bán với các bạn hàng trong và ngoài nước nhằm đáp ứng nhiệm vụ kinh doanh của Công ty.
+ Quản lý sử dụng lực lượng cán bộ công nhân viên trong Công ty theo phân cấp quản lý cán bộ của Tổng Công ty.
+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn vật tư tài chính theo kế hoạch, theo quy định hiện hành cải thiện lao động, nâng cao đời sống công nhân viên.
+ Được mở tài khoản và sử dụng con đấu riêng.
3.3. Đối thủ cạnh tranh.
Muốn phát triển thị trường nhất định phải nghiên cứu mức độ cạnh tranh trên thị trường đó.
Các doanh nghiệp phải lựa chọn các chiến lược cạnh tranh với các đối thủ của mình và củng cố lợi thế của doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và kinh doanh trên thị trường so với các đối thủ khác. Đối thủ cạnh tranh được hiểu một cách đơn giản là những doanh nghiệp hay cá nhân cùng tham gia kinh doanh loại hàng đó.
do mặt hàng kinh doanh chính của Công ty là các loại vật liệu vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép, cát, gạch men và các mặt hàng sản xuất kim khí, ...nên Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường như Công ty sản xuất vả kinh doanh vật liệu vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp tư nhân chuyên kinh doanh về vật liệu vật liệu xây dựng, ... . Ngoài ra Công ty còn các đối thủ cạnh tranh về các mặt hàng kinh doanh khác như các Công ty chuyên sản xuất các loại chảo INOX của Trung Quốc được sản xuất tại Việt Nam, ...
Việc thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh với nhau cùng một mặt hàng làm cho hoạt động trên thị trường trở nên sống động và tăng thêm hiệu quả, nâng cao chất lượng kinh doanh, chất lượng phục vụ khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho xã hội. Với những điều đó Công ty luôn có những biện pháp mới ứng dụng vào điều kiện thực tế để chiếm lĩnh thị trường. Yêu cầu đầu tiên là phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh nghiên cứu tốt đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho Công ty đưa ra các chính sách cạnh tranh có hiệu quả giảm tới mức thấp nhất những rủi ro không may xảy ra.
Chương 2
Phân tíCh thựC trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội
I. phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội
Trong cơ chế thị trường, nền kinh tế mới đã tạo đà cho các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, phát huy được hết các khả năng cũng như các tiềm năng thế mạnh của mình, song điều đó cũng đẩy các doanh nghiệp vào cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay cũng đã có những doanh nghiệp đã và đang đứng vững trên thị trường, đẩy mạnh kinh doanh và theo cơ chế mới để đạt được hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo, nắm bắt được thời cơ, đa đạng hoá các mặt hàng kinh doanh và chú trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Trong số đó công ty cổ phần vật liệu xây dựng và vận tải Hà nội là một trong những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả ở nước ta hiện nay.
Qua kết quả kinh doanh của Công ty năm 2003 – 2004 ta thấy:
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2003 – 2004.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Stt
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2003
2004
Tuyệt đối
Tỷ lệ(%)
1
Doanh thu thuần
113.542.001.610
130.717.736.956
17.241.442.346
15,18
2
Lợi nhuận sau thuế
3.178.464.308
3.829.923.086
651.458.778
20,50
3
Tổng nộp ngân sách
4.900.000.000
5.500.000.000
600.000.000
12,24
4
Thu nhập bq người/tháng
1.250.000
1.350.000
100.000
8,00
5
Tỷ suất lợi nhuận
theo doanh thu (%)
2,8
2,92
0,12
4,28
Nguồn số liệu:phòng kế toán
Qua số liệu phân tích của bảng 1 ta thấy:
doanh thu của công ty đạt được trong năm 2003 là 113.542.001.610 đồng, trong năm 2004 là 130.783.443.956 đồng, tăng 17.241.442.346 đồng. Điều này cho ta thấy công ty đã có những bước đi đúng đắn, đây là một đấu hiệu tốt cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh găy gắt.
Trong giá trị doanh thu thực hiện được, thì thực hiện kim ngạch xuất khẩu đạt 19.056.595.000 đồng, chiếm 14,57% tổng doanh thu.
-Bên cạnh việc làm mọi cách để tăng doanh thu công ty luôn thực hiện đầy đủ mọi chính sách, chế độ của nhà nước điều này được thể hiện qua việc công ty nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước hàng năm đầy đủ. Cụ thể, Năm 2003 với tổng doanh thu là 113.542.001.610 đồng cùng với việc tăng sản lượng và mở rộng thị trường tiêu thụ công ty đã nộp cho Ngân sách Nhà nước năm 2003 là 4.900.000.000 đồng, năm 2004 là 5.500.000.000 đồng, tăng 600.000.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,24%.
Lợi nhuận năm 2004 tăng lên so với năm 2003. doanh thu năm 2004 lại tăng lên và tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu do vậy tỷ suất lợi nhuận của doanh thu của năm 2004 tăng lên so với năm 2003 là 0,12% TSLN/đT của năm 2003 là 2,92 phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 2,92 đồng lãi. So sánh năm 2004 với năm 2003 ta thấy cứ 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận lại tăng 0,12.
Về thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty ta thấy năm 2004 là 1.350.000 đồng/người/tháng so với năm 2003 là 1.250.000 đồng/người/tháng với mức tăng là 100.000 đồng/người/tháng, tương ứng với tỷ lệ tăng 8%. Như vậy công ty đã chú trọng vào việc trả lương cho người lao động và nâng cao đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao.
Điều này cho biết quá trình hoạt động kinh doanh của công ty là đạt hiệu quả.
Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty qua hê thống các chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát nhất toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
II. phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty.
Bảng 2: Đánh giá hiệu quả vốn so với doanh thu
Stt
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
1
Tổng doanh thu
Đồng
113.542.001.610
130.783.443.956
2
Tổng vốn kinh doanh bình quân
Đồng
128.639.723.116
141.756.544.568
3
Sức sản xuất của vốn
0,8826
0,9225
Nguồn số liệu: Phòng kế toán
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
Năm 2003 cứ 1 đồng vốn của công ty được đưa vào kinh doanh thì thu được 0,8826 đồng doanh thu. Năm 2004 công ty đã thu được 0,9225 đồng doanh thu, so năm 2004 với năm 2003 thì doanh thu của công ty tăng 0,0399 đồng (0,9225-0,8826).
Bảng 3: Đánh giá sức sản xuất của vốn cố định
Stt
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
1
Tổng doanh thu
Đồng
113.542.001.610
130.783.443.956
2
TSCĐ và đầu tư dài hạn bq
Đồn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4511.doc