MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Cùng với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước, rất nhiều ngành, lĩnh vực kinh doanh đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nhập khẩu và phân phối rượu không phải là một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ ở thị trường Việt Nam, nhưng nó chỉ thực sự phát triển trong vài năm trở lại đây, đặc biệt từ khi có sự thay đổi theo hướng tích cực về mặt cơ chế và chính sách của Nhà nước đối với việc nhập khẩu mặt hàng này.
Công ty TNHH Đầu Tư Phát Tri
69 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu rượu vang của Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế - SBI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển Thương Mại Quốc Tế - SBI là một doanh nghiệp chuyên về nhập khẩu và phân phối rượu vang. Được thành lập từ năm 2003, với những chiến lược và chính sách kinh doanh đúng đắn, công ty đã có những bước phát triển nhanh tróng và hiện là một doanh nghiệp rất có uy tín trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn tồn tại rất nhiều những hạn chế và bất cập trong các hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty. Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập tại công ty SBI, em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế - SBI” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề.
- Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề: Các hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty SBI.
- Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: Từ năm 2006 đến năm 2008.
3. Mục tiêu của chuyên đề.
Chuyên đề sẽ phân tích các hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty SBI trong giai đoạn 2006 - 2008, tìm ra những ưu điểm cũng như những vấn đề còn tồn tại của công ty, từ đó kiến nghị những giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình trong thời gian tới.
4. Nhiệm vụ của chuyên đề.
- Khái quát hệ thống lý luận chung về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty SBI.
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty SBI.
5. Kết cấu của chuyên đề.
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
- Chương 2: Thực trạng kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty SBI.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty SBI.
Do sự hạn chế về thời gian, kiến thức nên bài viết không thể trách khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo.
Hà Nội, tháng 5/2009
Sinh viên
Bùi Xuân Vinh
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU.
I. NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU.
1. Khái niệm về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
1.1. Khái niệm về nhập khẩu.
Sự phát triển của nền sản xuất thế giới cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu rộng khiến cho sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia, giữa các khu vực kinh tế ngày càng gia tăng. Trước xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, việc mở cửa và hội nhập kinh tế là yêu cầu tất yếu và khách quan đối với mỗi quốc gia, nếu như quốc gia đó không muốn rơi vào tình trạng trì trệ và kém phát triển. Một quốc gia có các hoạt động thương mại quốc tế phát triển thì chắc chắn sẽ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển.
Thương mại quốc tế bao gồm hai bộ phận cấu thành là hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu. Giữa chúng có mối liên hệ mật thiết: hoạt động nhập khẩu góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu; còn hoạt động xuất khẩu sẽ thu về ngoại tệ để phục vụ nhập khẩu.
Hoạt động nhập khẩu được hiểu là quá trình mua hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ở quốc gia này từ một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ở một quốc gia khác trên nguyên tắc thị trường thế giới nhằm mục đích phục vụ sản xuất trong nước hoặc tái xuất khẩu từ đó thu được lợi nhuận.
Hoạt động nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia bởi những lợi ích to lớn mà nó đem lại:
- Nhập khẩu góp phần nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, cải thiện đời sống dân sinh.
- Nhập khẩu góp phần thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng, sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.
- Nhập khẩu cung cấp nguyên vật liệu, máy móc, các yếu tố cần thiết khác cho quá trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng kinh tế phản ánh mối tương quan giữa kết quả của một hoạt động kinh doanh và chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hóa, nó cho biết chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cho thấy khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra. Mức độ hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ năng lực của mỗi doanh nghiệp cũng như sự phát triển của nền kinh tế.
Tương tự như vậy, có thể hiểu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là một đại lượng kinh tế phản ánh mối tương quan giữa kết quả đạt được của một hoạt động kinh doanh nhập khẩu và toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Ta có thể lượng hóa mối quan hệ đó thông qua hai công thức chung sau:
HQ1 = KQ - CF và HQ2 = KQ/CF
Trong đó:
HQ1: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tuyệt đối.
HQ2: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tương đối.
KQ: Kết quả đạt được từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
CF: Chi phí đã bỏ ra.
2. Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.
Việc phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp cũng dựa trên các cách thức phân loại hiệu quả kinh doanh nói chung. Hiệu quả kinh doanh được phân loại theo các tiêu thức khác nhau để thuận tiện cho việc quản lý và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tương ứng với mỗi tiêu thức, hiệu quả kinh doanh sẽ được phân chia thành các loại khác nhau. Cu thể:
2.1. Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối và hiệu quả kinh doanh tương đối.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được phân chia thành hiệu quả tuyệt đối và tương đối dựa vào phương pháp tính toán hiệu quả.
Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối cho biết lượng hiệu quả của từng phương án kinh doanh riêng biệt, từng thời kỳ kinh doanh, từng doanh nghiệp. Đó là mức chênh lệch giữa kết quả kinh doanh và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả kinh doanh tương đối cho biết trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất, trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Thực chất, đó là sự so sánh giữa các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối khác nhau của doanh nghiệp.
2.2. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận.
Hiệu quả kinh doanh được phân chia thành hiệu quả kinh doanh tổng hợp và bộ phận dựa trên phạm vi tính toánh hiệu quả.
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp được tính chung cho toàn doanh nghiệp cũng như cho tất cả các bộ phận, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh bộ phận được tính riêng cho từng bộ phận kinh doanh, từng yếu tố sản xuất kinh doanh riêng biệt của doanh nghiệp.
2.3. Hiệu quả kinh doanh trước mắt và hiệu quả kinh doanh lâu dài.
Việc phân chia hiệu quả kinh doanh thành hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài dựa trên thời gian mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh trước mắt được tính toán trong một khoảng thời gian ngắn còn hiệu quả kinh doanh lâu dài được tính toán trong một khoảng thời gian dài. Doanh nghiệp cần phải có sự kết hợp hài hóa giữa hai loại kết quả này, các hiệu quả kinh doanh trước mắt phải là cơ sở, tiền đề để doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả kinh doanh lâu dài trong tương lai.
2.4. Hiệu quả tài chính và hiệu quả chính trị - xã hội.
Cách phân loại này dựa trên các khía cạnh khác nhau của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả tài chính được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về thu chi trực tiếp của doanh nghiệp, nó cho biết hiệu quả hoạt động kinh doanh thu được từ các hoạt sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả chính trị - xã hội của doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó được xem xét trên khía cạnh chính trị - xã hội – môi trường.
3. Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.
Phương hướng chung để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp là thực hiện các biện pháp nhằm làm tăng doanh thu nhập khẩu hoặc làm giảm chi phí nhập khẩu, hoặc làm cho tốc độ tăng doanh thu nhập khẩu lớn hơn tốc độ tăng chi phí nhập khẩu. Đây chính là ba phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp là khác nhau, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp và phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mà doanh nghiệp lựa chọn.
* Tăng doanh thu nhập khẩu.
Đây là một trong những phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Để tăng doanh thu doanh nghiệp phải thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu, thực hiện các biện pháp marketing để thu hút khách hàng, mở rộng đoạn thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng hàng hóa nhập khẩu để có thể bán được nhiều hơn, hoặc nâng cao giá bán…
* Giảm chi phí nhập khẩu.
Giảm chi phí nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp có thể giảm giá bán, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, từ đó doanh nghiệp có thể gia tăng lượng bán hoặc gia tăng lợi nhuận, khi đó hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp cũng tăng theo.
* Thực hiện các biện pháp để tốc độ tăng doanh thu nhập khẩu lớn hơn tốc độ tăng chi phí nhập khẩu.
Việc giảm chi phí nhập khẩu đôi khi khó có thể thực hiện được, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn. Khi đó, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để thay đổi mối tương quan giữa doanh thu và chi phí theo chiều hướng có lợi, cụ thể là làm cho tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.
4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.
Nhập khẩu và nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu góp phần thúc đẩy sự mở cửa hội nhập của nền kinh tế, đồng thời xóa bỏ tình trạng trì trệ, độc quyền của nền kinh tế trong nước.
Hoạt động nhập khẩu sẽ bổ xung các mặt hàng mà nền sản xuất trong nước không thể sản xuất hoặc sản xuất không hiệu quả hay không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, qua đó khắc phục tình trạng mắt cân bằng cung cầu, ổn định thị trường trong nước:
- Thông qua nhập khẩu, mỗi quốc gia có thể tiêu dùng vượt ra khả năng sản xuất của mình. Khẳ năng sản xuất của mỗi quốc gia không phải là vô hạn, mà bị chi phối bởi nhiều yếu tố (nguồn nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, nguồn vốn, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật trong nước…), trong khi đó nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước là vô cùng phong phú và luôn luôn thay đổi, dẫn đến việc sản xuất trong nước không thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Nhập khẩu sẽ làm tăng số lượng và đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường nội địa, qua đó sẽ thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
- Hoạt động nhập khẩu sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất trong nước. Trên thị trường không chỉ có sự cạnh tranh giữa các mặt hàng nội địa với nhau mà còn có thêm sự cạnh tranh, đe dọa đến từ các mặt hàng ngoại nhập. Sự cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt và khốc liệt hơn, các doanh nghiệp kinh doanh không thực sự hiệu quả sẽ không thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. Điều này sẽ buộc các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng hoàn thiện quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm…nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, qua đó có thể đứng vững và tiếp tục phát triển.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, việc nâng cao hiệu quả kinh daonh nhập khẩu là yêu cầu tất yếu, xuất phát từ thực tế khách quan là sự có hạn của nguồn lực sản xuất mà doanh nghiệp sở hữu. Nguồn lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm vốn, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn nhân lực, trình độ quản lý… tất cả đều là hữu hạn. Để kinh doanh thành công đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực hữu hạn đó một cách hợp lý. Khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu, ngoài vốn (cụ thể là ngoại tệ) bỏ ra để mua hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ phải tiêu tốn thời gian; lao động; chi phí thuê kho, vận chuyển; chi phí quản lý bán hàng; chi phí cho các hoạt động khuyến mãi, thúc đẩy bán hàng … sự lãng phí, không hiệu quả trong bất kỳ hoạt động nào cũng sẽ làm tăng thêm chi phí nhập khẩu và sẽ làm tăng giá thành nhập khẩu, ảnh hưởng trực tiếp tới việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp luôn phải tìm cách nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu trên cơ sở chí phí bỏ ra là tối thiểu nhưng hiệu quả đạt được là tối đa.
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu luôn phải đối mặt với rất nhiều áp lực cạnh tranh. Sự cạnh tranh đến từ các nhà nhập khẩu khác có cùng chủng loại hàng hóa. Sự cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Sự cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Ngoài ra, họ còn gặp phải những khó khăn bắt nguồn từ những quan điểm, chính sách bảo hộ nền sản xuất, kinh tế nội địa của Nhà nước. Do đó, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu là yêu cầu tất yếu đặt ra đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu để có thể chiến thắng trong cạnh tranh, tiếp tục tồn tại và phát triển.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của những người lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu. Thu nhập của người lao động sẽ tăng thêm nếu như lợi nhuận của doanh nghiệp được gia tăng thông qua việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Khi mà thu nhập được đảm bảo thì người lao động sẽ muốn gắn bó với công ty, họ sẽ làm việc tích cực và năng xuất hơn. Do đó có thể nói, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng sẽ góp phần nâng cao mức sống của người lao động và ngược lại.
II. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP.
1. Các chỉ tiêu định lượng.
1.1. Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu.
* Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu.
Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu được tính bằng cách lấy doanh thu từ hoạt động nhập khẩu trừ đi tổng chi phí cho hoạt động nhập khẩu.
Công thức: LN = DT – CF
Trong đó:
LN: Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu.
DT: Doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu.
CF: Tổng chi phí bỏ ra thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
(CF = Chi phí NK hàng hóa + Chi phí lưu thông + Chi chí bán hàng + Thuế)
Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu là đại lượng kinh tế phản ánh kết quả sau cùng của một hoạt động kinh doanh nhập khẩu, là một chỉ tiêu có tính tổng hợp. Dựa trên lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu đạt được, doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định về việc tiếp tục duy trì và mở rộng việc sản xuất kinh doanh của mình.
* Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu.
Có thể được tính theo hai cách khác nhau:
- Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí: H1 = LN/CF
- Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu: H2 = LN/DT
Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu sẽ cho biết một đồng doanh thu (hoặc chi phí) từ hoạt động nhập khẩu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí.
Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí cho biết doanh thu đạt được trên một đồng chí phí bỏ ra.
Công thức: H = (DT/CF).100%
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu theo chi phí
DT: Doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu.
CF: Tổng chi bỏ ra cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
1.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn.
* Số vòng luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của vốn lưu động trong một kỳ kinh doanh, hay số đồng doanh thu đạt được trên một đồng vốn lưu động trong kỳ. Số vòng quay của vốn lưu động càng lớn cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là cao.
Công thức: SV = DT/VLĐ
Trong đó:
SV: Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ.
DT: Doanh thu từ hoạt động nhập khẩu.
VLĐ: Vốn lưu động bình quân.
* Thời gian luân chuyển vốn lưu động trong kỳ.
Thời gian luân chuyển vốn lưu động trong kỳ cho biết mỗi vòng quay của vốn lưu động trong kỳ hết bao nhiêu ngày. Trái với chỉ tiêu số vòng luân chuyển của vốn lưu động, thời gian luân chuyển vốn lưu động càng thấp (tức số ngày cho một vòng quay của vốn lưu động càng thấp) thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao.
Công thức: SN = (VLĐ/DT).365
Trong đó:
SN: Số ngày luân chuyển của vốn lưu động.
VLĐ: Vốn lưu động bình quân.
DT: Doanh thu nhập khẩu.
1.4. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động.
Được đánh giá dựa trên năng suất lao động theo doanh thu (hoặc lợi nhuận), còn gọi là mức sinh lợi bình quân của lao động. Chỉ tiêu này cho biết doanh thu mà mỗi lao động tạo ra trong mỗi một kỳ kinh doanh nhất định của công ty.
Công thức: NSLD = DT/LĐ
Trong đó:
NSLĐ: Năng suất lao động theo lợi nhuận.
DT: Doanh thu đạt được.
LĐ: Tổng số lao động của công ty.
1.5. Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương.
Hiệu suất tiền lương của doanh nghiệp sẽ cho biết lượng lợi nhuận thu được trên một đồng tiền lương đã bỏ ra. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng lao động một cách hiệu quả.
Công thức: HSL = LN/QL
Trong đó:
HSL: Hiệu suất tiền lương của doanh nghiệp.
LN: Lợi nhuận của doanh nghiệp.
QL: Quỹ lương của doanh nghiệp.
2. Các chỉ tiêu định tính.
Ngoài các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh có tính chất định lượng, khi đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn phải sử dụng các chỉ tiêu định tính. Đây là các chỉ tiêu quan trọng đối với doanh nghiệp khi lựa chọn và thực hiện các phương án, kế hoạch kinh doanh. Việc xem xét, phân tích các chỉ tiêu định tính được thực hiện thông qua việc đánh giá những tác động, ảnh hưởng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tới đời sống kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương hoặc chỉ bó gọn trong phạm vi doanh nghiệp. Các khía cạnh cần xem xét như: đóng góp vào gia tăng tổng sản phẩm, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động, cải thiện môi trường sinh thái, giảm thiểu sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn…
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh đã trình bày ở trên là các chỉ tiêu cơ bản khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu nói riêng. Tùy vào tính chất, mục tiêu, phạm vi của nghiên cứu, các chỉ tiêu có thể được mở rộng thêm để phục vụ cho công tác nghiên cứu.
III. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP.
1. Các yếu tố chủ quan.
1.1. Yếu tố nhân lực.
Con người là nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố chủ quan tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhắc đến nhân nguồn nhân lực, trước tiên phải kể đến trình độ quản lý, điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp. Lãnh đạo là người đưa ra các quyết định mang tính chiến lược, định hướng cho sự phát triển của công ty, đồng thời là người đứng ra tổ chức, điều phối toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Mỗi quyết định của người lãnh đạo sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động kinh doanh cũng như tương lai của công ty. Lắm vững nghiệp vụ chuyên môn trong công ty, năng động và có tầm nhìn chiến lược là những phẩm chất cần có của một nhà quản trị. Mặt khác, kinh doanh nhập khẩu còn đòi hỏi nhà quản trị phải am hiểu đặc điểm của kinh doanh quốc tế, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại thương, sự biến động của tỷ giá hối đoái, các chính sách của nhà nước về nhập khẩu, pháp luật trong nước và quốc tế… Có như vậy người lãnh đạo mới có thể đưa ra các quyết sách đúng đắn và điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Bên cạnh trình độ quản lý của người lãnh đạo thì trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên là một yếu tố quan trọng không kém tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ là những người trực tiếp triển khai thực hiện những quyết định, kế hoạch mà ban lãnh đạo đề ra. Hiệu quả, năng suất lao động của họ sẽ quyết định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ lao động lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi vì các nghiệp vụ xuất nhập khẩu chính là các hoạt động chủ yếu đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
1.2. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho kinh doanh nhập khẩu.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là nền tảng cơ bản và quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện thuận lợi và hiệu quả nếu như doanh nghiệp không được trang bị máy móc, trang thiết bị cần thiết một cách hệ thống và đầy đủ. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, những trang thiết bị cần thiết bao gồm: hệ thống nhà kho, bến bãi, phuơng tiện vận chuyển, các thiết bị văn phòng như mãy tính, máy fax…Những trang thiết bị này không những phải được trang bị đầy đủ mà còn đỏi hỏi phải hiện đại và đồng bộ bởi vì kinh doanh nhập khẩu luôn đòi hỏi sự kịp thời, tốc độ và sự chính xác cao.
1.3. Tính chất và đặc điểm của mặt hàng nhập khẩu.
Hoạt động và hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tính chất và đặc điểm của mặt hàng nhập khẩu. Tùy từng loại mặt hàng mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn cách thức nhập khẩu, phương thức vận chuyên, phương thức bảo quản đóng gói, phương thức phân phối tương ứng sao cho phù hợp nhất. Điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới chi phí, giá thành nhập khẩu và ảnh hưởng mạnh mẽ tới lợi nhuận và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, mức độ phổ biến của mặt hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu có ít doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng mà doanh nghiệp đang nhập khẩu, và hiện mặt hàng này đang được ưa chuộng thì việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuận lợi, còn ngược lại, doanh nghiệp sẽ vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt trong việc phân phối, tiêu thụ mặt hàng này.
1.4. Vốn kinh doanh.
Đây cũng là một nhân tố quan trọng tác động tới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp bởi vì đặc điểm của kinh doanh nhập khẩu là luôn cần một lượng ngoại tệ lớn để thành toán cho nhà cung cấp nước ngoài. Thiếu vốn, doanh nghiệp không thể nhập khẩu kịp thời, lỡ mất cơ hội kinh doanh, thậm chí để mất những mối quan hệ làm ăn. Ngược lại, hoạt động kinh doanh nhập khẩu sẽ thực hiện một cách thuận lợi nếu được cung cấp vốn đầy đủ, và khi doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì nguồn vốn của doanh nghiệp lại được bổ xung và tích lũy thêm. Như vậy vốn kinh doanh và hiệu quả nhập khẩu của doanh nghiệp luôn có mối quan hệ mật thiết và tương hỗ nhau.
2. Các yếu tố khách quan.
2.1. Hệ thống chính sách của Nhà nước về nhập khẩu.
Trên thực tế không tồn tại một nền kinh tế thị trường hoàn hảo, các quốc gia đều bằng cách này hay cách khác tác động vào nền kinh tế của mình thông qua những chính sách kinh tế, các công cụ kinh tế vĩ mô. Các chính sách thông dụng và tác động nhiều nhất tới hoạt động nhập khẩu phải kể đến là chính sách về thuế quan, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái…
Chính sách thuế nhập khẩu: Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu. Đây là một trong những công cụ thương mại quan trọng của Nhà nước. Mục đích chính của thuế Nhập khẩu là bảo hộ nền sản xuất trong nước thông qua việc hạn chế việc nhập khẩu các mặt hàng vào thị trường nội địa. Tùy vào từng thời điểm và tùy thuộc vào từng loại mặt hàng mà Nhà nước đưa ra các mức thuế khác nhau. Mức thuế cao hay thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả, sức cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu, dó đó ảnh hưởng tới sức bán và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chính sách tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái được hiểu là tỷ lệ về giá trị giữa hai loại đồng tiền , nó cho thấy sự tương quan về sức mua giữa các đồng tiền quốc gia khác nhau. Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái tại các thời điểm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả hàng hóa nhập khẩu, qua đó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đồng nội tệ tăng giá so với ngoại tệ (tỷ giá hối đoái giảm) nó sẽ có tác dụng khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, và hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp khi đó sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, tỷ giá hối đoái tăng sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, hoạt động nhập khẩu vì thế sẽ kém hiệu quả và mang lại lợi nhuận ít hơn cho doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp và cán cân thươmg mại quốc gia. Chính sách tỷ giá hối đoái là một công cụ tài chính quan trọng mà chính phủ sử dụng để tác động vào nền kinh tế, cụ thể là các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
Hạn ngạch nhập khẩu: Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng mà một loại hàng hóa được phép nhập khẩu từ một thị trường nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Nhà nước sử dụng hạn ngạch nhập khẩu để bảo vệ nền sản xuất trong nước. Hạn ngạch nhập khẩu làm giảm lượng hàng nhập khẩu của doanh nghiệp do đó sẽ tác động đến chi phí và giá cả hàng nhập khẩu.
2.2. Hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế.
Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng doanh nghiệp luôn phải tuân thủ các quy định về mặt pháp lý của Nhà nước. Pháp luật sẽ quy định danh mục các loại mặt hàng mà doanh nghiệp được phép nhập khẩu cũng như phương thức nhập khẩu cho từng loại mặt hàng…Điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiêp. Bên cạnh hệ thống pháp luật trong nước, các doanh nghiệp tham gia kinh doanh nhập khẩu còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước xuất khẩu và hệ thống pháp luật, tập quán thương mại quốc tế. Việc lắm vững các quy định pháp lý của Nhà nước, cũng như hệ thống pháp luật quốc tế đối với các hoạt động kinh doanh nhập khẩu là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và nhập khẩu nói riêng.
2.3. Môi trường văn hóa, xã hội, tự nhiên.
Đặc điểm về văn hóa, xã hội sẽ quy định các đặc điểm về thị hiếu, sở thích, cách thức tiêu dùng của người dân trong nước. Điều này sẽ tác động tới việc lựa chọn mặt hàng nhập khẩu (về mẫu mã, hình dáng, màu sắc, phẩm chất của sản phẩm…), phương thức phân phối, tiếp thị sản phẩm tới khách hàng… Nếu như doanh nghiệp nhập khẩu những loại mặt hàng không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước, hoặc những sản phẩm trái với thuần phong mỹ tục trong nước thì sẽ vấp phải sự tẩy tray của khách hàng và sản phẩm sẽ không thể tiêu thụ được. Do đó việc nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng những đặc điểm về văn hóa, thị hiếu, cách thức tiêu dùng trong nước trước khi xây dựng kế hoạch nhập khẩu là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.
Điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết, địa hình… cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới các hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, chẳng hạn như hoạt động bảo quản hàng hóa, hoạt động chuyên chở, vận chuyển hàng hóa… Đối với một nước nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam thì việc bảo quản hàng hóa cũng là một vấn đề cần quan tâm khi xây dựng kế hoạch nhập khẩu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh các loại mặt hàng yêu cầu sự bảo quản cao như thực phẩm tươi sống, đông lạnh, các sản phẩm đồ hộp, rượu vang... Doanh nghiệp phải đảm bảo có một hệ thống nhà kho đủ rộng và hiện đại đáp ứng nhu cầu bảo quản hàng hóa, đồng thời phải xây dựng kế hoạch nhập khẩu hợp lý, tránh tình trạng nhập khẩu một cách ồ ạt, rồi không thể tiêu thụ hết dẫn đến tăng chi phí bảo quản, ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.4. Trình độ phát triển của nền sản xuất trong nước.
Sự phát triển của nền sản xuất trong nước sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Cụ thể, nền sản xuất trong nước càng phát triển thì sẽ khiến sự cạnh tranh mà hàng nhập khẩu gặp phải là càng khốc liệt và sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp phải căn cứ vào sự phát triển của nền sản xuất trong nước để xây dựng kế hoạch nhập khẩu hợp lý về mặt danh mục hàng hóa nhập khẩu, số lượng nhập khẩu, phẩm chất, mẫu mã của hàng nhập khẩu… để tối đa hiệu quả nhập khẩu.
2.5. Hệ thống tài chính - ngân hàng.
Đối với các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng thì vai trò của các ngân hàng là hết sức quan trọng. Không chỉ cung cấp vốn cho doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu mà ngân hàng còn giúp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế, hạn chế các rủi ro trong thanh toán và kinh doanh quốc tế. Nếu quốc gia có một nền tài chính lành mạnh và một hệ thống ngân hàng phát triển thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động xuất nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp, việc thiết lập mối quan hệ làm ăn uy tín, tin cậy đối với các ngân hàng là hết sức cần thiết, nó sẽ giúp doanh nghiệp luôn đảm bảo được nguồn vốn lưu động cần thiết đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH NHẬP KHẨU RƯỢU VANG CỦA CÔNG TY SBI.
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SBI.
1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty SBI.
1.1. Quá trình hình thành của công ty SBI.
Tên công ty: Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Thương Mại Quốc Tế
Tên giao dịch: International Trading Development Investement Company Limited
Trụ sở: Số 3 ngách 6/14 phố Đội Nhân phường Cống Vị Ba Đình Hà Nội
Văn phòng giao dịch: số 2 ngõ 18 Vũ Thạnh quận Đống Đa Hà Nội
Tel: (04) 5143570
Fax: (04) 8562 359
Email: info@itdwines.com
Website: www.itdwines.com
Ngày thành lập: 23/6/2003.
1.2. Quá trình phát triển của công ty SBI.
Công ty SBI được thành lập vào ngày 23/6/2003 với nhiệm vụ chủ yếu là nhập khẩu và phân phối rượu vang. Thời gian đầu, công ty SBI là đại lý độc quyền của 1 hãng rượu lớn thứ 2 của Mỹ - Canadaigua. Kể từ năm 2004, công ty SBI đã bắt đầu mở rộng nguồn cung cấp rượu với việc nhập khẩu từ các nước khác như Anh, Úc, Chile, năm 2005 có thêm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp. Cũng trong khoảng thời gian này công ty đã có sự điều chỉnh về chiến lược nhập khẩu, cụ thể là thu hẹp chủng loại rượu nhập khẩu, hạn chế các mặt hàng có tính thời vụ, tập trung vào một số mặt hàng có nhu cầu thư._.ờng xuyên, đặc biệt là các sản phẩm cao cấp. Hiện nay công ty SBI vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược này và đã thu được những thành công nhất định, trở thành một trong những nhà cung cấp rượu vang có uy tín trên thị trường, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc.
2. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản trị của công ty SBI
GIÁM ĐỐC
PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG KẾ TOÁN
BỘ PHẬN KHO
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
* Giám Đốc.
Chức năng và nhiệm vụ chính của giám đốc:
- Điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên.
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của chủ tịch Hội đồng thành viên.
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên.
- Tuyển dụng lao động.
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao 1 cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích hợp pháp của công ty.
* Phòng kinh doanh.
Gồm 20 người, trong đó có 1 trưởng phòng kinh doanh, 8 nhân viên kinh doanh, 11 nhân viên bán hàng tại chỗ.
>> Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của trưởng phòng kinh doanh:
- Điều hành mọi hoạt động kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm và phân chia những mục tiệu, chiến lược và các kế hoạch kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược hàng hoá, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, xác định các chỉ tiêu chủ yếu về doanh số, lợi nhuận, phân chia kế hoạch thực hiện tháng, quý cho các đối tượng.
- Giao kế hoạch cho nhân viên, tổ chức phân công thực hiện chỉ tiêu kinh doanh.
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh, đề xuất các biện pháp xử lý.
>> Chức năng và nhiệm vụ nhân viên kinh doanh:
- Trực tiếp tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu hàng hoá, là người đáp ứng các yêu cầu của khách, là người phản ánh các thị hiếu, ý kiến, đề nghị của khách hàng.
- Lập kế hoạch, thực hiện các chỉ tiêu doanh số được giao.
- Tiếp nhận thông tin về nhu cầu của khách hàng, lập phiếu đề nghị xuất hàng.
- Nộp báo cáo kết quả kinh doanh tuần, tháng, báo cáo kết quả thực hiện chương trình, thoả thuận theo quy định.
* Phòng hành chính nhân sự.
Bao gồm 5 nhân viên, trong đó có 1 trưởng phòng, 4 nhân với các chức năng nhiệm vụ chính:
- Quản lý, soạn thảo công văn, văn bản.
- Mua sắm, bảo hành, sữa chữa TSCĐ và CCLĐ.
- Tổng hợp số liệu báo cáo cho Giám đốc.
- Hoạch định nhân sự.
- Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân nhân sự.
- Các vấn đề về lương thưởng.
* Phòng kế toán.
Gồm 8 người trong đó có 1 kế toán trưởng, 2 nhân viên làm công tác ngân quỹ và 5 nhân viên làm công tác kế toán. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:
- Thực hiện những công việc về ngiêp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực và nguyên tắc kế toán.
- Đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thu hồi vốn nhanh tróng, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng .
- Quản lý hoạt động tài chính trong toàn công ty.
- Lập kế hoạch tài chính theo tháng, quý, năm đồng; định kỳ báo cáo giám đốc về tình hình tài chính của công ty.
- Theo dõi việc thực hiện các kế hoạch tài chính đã được duyệt.
- Quan hệ với ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong hoạt động vay vốn và luân chuyển tiền tệ.
- Lập và đánh giá báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty.
- Tiến hành các thủ tục, thanh quyết toán các loại thuế với cơ quan thuế.
* Bộ phận kho.
Gồm 1 thủ kho và 6 nhân viên làm nhiệm vụ bốc dỡ hàng hóa. Bộ phận kho có chức năng và nhiệm vụ như sau:
- Quản lý và kiểm soát hàng hóa trong kho.
- Kiểm tra việc xuất nhập hàng hóa.
- Theo dõi và xử lý hàng hóa.
- Tổ chức việc bốc dỡ và sắp xếp hàng hóa trong kho khoa học.
- Thực hiện công tác điều phối.
- Tổ chức thực hiện việc thu tiền và giao tiền hàng.
3. Lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm mặt hàng kinh doanh của công ty SBI.
Lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký của công ty bao gồm:
- Kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, nông lâm thủy sản.
- Kinh doanh rượu, bia, nước giải khát.
- Kinh doanh vận tải hàng hóa, giao nhận hàng hóa.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh xe đạp, xe máy, ô tô, phương tiện giao thông vận tải.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
Hiện nay công ty SBI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nhập khẩu và phân phối các sản phẩm rượu vang. Công ty trực tiếp liên hệ với các nhà sản xuất cung cấp rượu vang nước ngoài để đặt hàng mà không thông qua các đại lý trung gian. Công ty SBI luôn trú trọng việc thiết lập, duy trì mối liên hệ với các nhà sản xuất rượu vang lớn, có uy tín để có thể đảm bảo nguồn cung cấp ổn định. Hệ thống phân phối của công ty tương đối rộng, trải đều ra các tỉnh cả 3 miền. Đặc biệt ở một số tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Quản Ninh… công ty đã thiết lập được 1 hệ thống phân phối khá mạnh. Tại thành phố Hồ Chí Minh công ty cũng đã thành lập một văn phòng đại diện nhằm từng bước tìm hiểu và chiếm lĩnh thị trường phía Nam. Công ty cũng có các kênh phân phối khác như: kênh bán buôn; các đại lý; bán tại siêu thị; kênh nhà hàng khách sạn. Tuy nhiên các kênh này mới được thành lập lên chưa phát triển mạnh.
Loại hình sản phẩm mà công ty SBI đang kinh doanh có những tính chất đặc thù nhất định so với các sản phẩm khác. Rượu vang là một một mặt hàng được coi là xa xỉ, là sản phẩm tiêu dùng cao cấp và không được nhà nước khuyến khích nhập khẩu. Trước đây, để nhập khẩu rượu vang các công ty buộc phải thông qua 1 đầu mối của nhà nước, điều này khiến các công ty không chủ động được nguồn cung và làm tăng giá thành sản phẩm. Từ năm 2000, đã có sự thay đổi về chính sách của Nhà nước, theo đó các công ty được đứng ra tự nhập khẩu rượu mà không cần thông qua bất kỳ 1 đầu mối nào. Chính sách này đã tạo ra những điều kiện mới cho sự phát triển của công ty trong lĩnh vực nhập khẩu rượu nói chung cũng như công ty SBI nói riêng. Tuy nhiên đây cũng chính là khó khăn đầu tiên của công ty khi tham gia vào lĩnh vực nhập khẩu và phân phối rượu. Trước đây các công ty không phải chủ động tìm kiếm thị trường nhập khẩu vì đã thông qua đầu mối của Nhà nước, khi chính sách này rỡ bỏ, các công ty sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ và vấp váp trong việc tự tìm kiếm thị trường nhập khẩu, tự liên hệ với các nhà cung cấp nước ngoài, do đã quen trong việc phụ thuộc vào một nhà nhập khẩu đầu mối của Nhà nước. Công ty SBI được thành lập vào năm 2003, đây là thời điểm mà thị trường nhập khẩu và phân phối rượu vang đã phát triển tương đối, đã có nhiều nhà phân phối tạo dựng được uy tín và chỗ đứng vững chắc, do đó việc tham gia vào thị trường cũng như bước đầu tạo dựng mối quan hệ làm ăn với khách hàng là không dễ dàng. Tuy nhiên với những chính sách và chiến lược đúng đắn công ty đã từng bước tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường. Mặt khác, do thị trường nhập khẩu rượu vang được đánh giá là phát triển khá nhanh, hàng năm có rất nhiều hãng rượu về Việt Nam tím kiếm đại lý phân phối, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này do đó áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Khách hàng cũng là một trong những yếu tố tạo nên sức ép kinh doanh cho công ty. Người tiêu dùng mặt hàng cao cấp này được đánh giá là những khách hàng khó tính, tương đối sành về các hãng rượu có uy tín. Do có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này nên chủng loại hàng hóa là vô cùng phong phú, khách hàng ngày càng có nhiều sự lụa chọn thay thế. Công ty luôn phải tim hiểu và đáp ứng kịp thời những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
II. TÌNH HÌNH KINH DOANH NHẬP KHẨU RƯỢU VANG CỦA CÔNG TY SBI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
1. Các thị trường nhập khẩu rượu vang của công ty SBI.
Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty SBI luôn cố gắng mở rộng mối quan hệ bạn hàng với các nhà cung cấp rượu vang nước ngoài nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp. Hiện nay công ty SBI nhập khẩu rượu từ 10 quốc gia, trong đó Mỹ, Bồ Đào Nha, Pháp, Úc là các thị trường nhập khẩu chính.
Bảng 2.1 : Các thị trường nhập khẩu rượu vang của công ty 2006-2008.
(Đơn vị: Triệu đồng)
STT
TT
2006
2007
2008
Giá trị
Tỉ trọng
(%)
Giá trị
Tỉ trọng
(%)
Giá trị
Tỉ trọng
(%)
1
Mỹ
10.107,1
71,5
10.847,6
66,5
11.416,7
73,8
2
Bồ Đào Nha
1.087,8
7,7
1.567,2
9,6
0
0
3
Pháp
1.267,4
8,9
0
0
0
0
4
Úc
949,9
6,7
3.114,4
19,1
3.125,2
20,2
5
TT khác
708,7
5,2
776,5
4,8
916,1
6
6
Tổng
14.120,9
100
16.305,7
100
15.458
100
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty SBI, đây là thị trường mà công ty SBI đã thiết lập hoạt động nhập khẩu rượu từ khá lâu, trước cả thời điểm thành lập chính thức của công ty năm 2003. Kim ngạch nhập khẩu của công ty SBI từ thị trường này luôn chiếm tỷ trọng cao, từ 66,5% đến 73,8%.
Đứng sau thị trường Mỹ là thị trường Úc. Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này tăng đều đặn qua các năm. Tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường này tăng mạnh mẽ từ 6,7% năm 2006 đến 20,2% năm 2008. Đây là thị trường mà công ty SBI sẽ tích cực khái thác trong thời gian tới.
Thị trường Bồ Đào Nha cũng là một thị trường nhập khẩu quan trọng của công ty SBI. Tỷ trọng nhập khẩu của thị trường này từ 7,7% đến 9,6%. Năm 2008 công ty SBI không nhập khẩu từ thị trường này vì vẫn còn hàng tồn kho từ năm 2007.
Pháp mặc dù là một nước sản xuất rượu vang nổi tiếng nhưng lại không chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu của công ty. Năm 2007, 2008 công ty SBI không nhập rượu vang của Pháp, một phần là do năm 2006 công ty đã nhập quá nhiều và không tiêu thụ hết, mặt khác là do đã có quá nhiều hãng trên thị trường cung cấp loại sản phẩm rượu vang của Pháp. Tuy nhiên công ty SBI vẫn có kế hoạch duy trì việc nhập khẩu từ thị trường này trong thời gian tới để đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình.
Các thị trường còn lại của công ty SBI bao gồm Chile, Anh, Tây Ban Nha, New Zealand, Đức, Ý chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 5,5% mỗi năm.
2. Các chủng loại rượu vang nhập khẩu của công ty SBI.
Công ty là nhà phân phối rượu vang nhập khẩu độc quyền của nhiều hãng sản xuất rượu nổi tiếng trên thế giới như Cannadaigua, Robert Mondavi, Woodbrige, Simi, Franciscan, Veramonte, Banrock Station, Redman, E&E, Montanha… Hiện nay công ty nhập khẩu trên 50 chủng loại rượu khác nhau, trong đó phải đến các chủng loại rượu như Almaden , Inglenook (nhà cung cấp: Cannadaigua – Mỹ), Montanha (nhà cung cấp: A henriques – Bồ Đào Nha), Banrock ( nhà cung cấp: Hardy wine – Úc).
Bảng 2.2: Các chủng loại rượu vang nhập khẩu của công ty 2006-2008.
(Đơn vị: triệu đồng)
STT
Chủng loại
2006
2007
2008
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
1
Almaden
9.020,2
63,8
9.553,5
58,5
9.969,2
64,4
2
Inglennook
1.086,9
7,6
1.294,1
7,9
1.447,5
9,3
3
Montanha
1.087,8
7,7
1.567,2
9,6
0
0
4
Banrock
912,9
6,4
709,5
4,3
801
5,1
5
Dominga
0
0
1.151,1
7
1.203,7
7,7
6
Loại khác
2.013,1
14,5
2.030,3
12,7
2.036,6
13,5
7
Tổng
14.120,9
100
16.305,7
100
15.458
100
(Nguồn: phòng kinh doanh.)
Theo bảng trên có thể thấy chủng loại rượu Almaden chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim nghạch nhập khẩu của công ty, nó luôn duy trì ở mức từ 58,5% đến 64,4%. Tỷ trọng nhập khẩu tương ứng của mỗi chủng loại rượu Inglennook, Dominga, Banrock chiếm từ 4,3% đến 9,3 %. Riêng chủng loại Montanha, do lượng hàng tồn kho của mặt hàng này từ 2007 còn nhiều, mặt khác do tỷ suất lợi nhuận của loại này không cao so với các chủng loại rượu khác nên năm 2008 công ty không nhập về. Tỷ trọng nhập khẩu các chủng loại rượu khác của công ty như Tigress, Stowells, Nobilo, Baossa… luôn duy trì ở mức ổn định từ 12,7% đến 14,5%.
3. Công tác tổ chức hoạt động nhập khẩu rượu vang của công ty SBI.
3.1. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu và thị trường tiêu thụ rượu vang.
Do nhận thức được tầm quan trong của nghiên cứu thị trường nên công ty SBI tiến hành công việc này khá cẩn thận, cả đối với thị trường nhập khẩu rượu vang nước ngoài lẫn thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước:
* Thị trường nhập khẩu rượu vang nước ngoài.
Khi muốn tiếp cận với một thị trường nhập khẩu rượu vang mới, trước tiên công ty SBI sẽ tìm kiếm những thông tin cơ bản nhất về thị trường. Đó là những thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, môi trường văn hóa, pháp luật, tập quán kinh doanh, các điều kiện về thanh toánh, tín dụng, hệ thống ngân hàng, giao thông vận tải… của quốc gia mà công ty SBI có ý định nhập khẩu rượu vang.
Bên cạnh đó, công ty SBI còn phải tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan đến mặt hàng, chủng loại rượu vang mà công ty muốn nhập khẩu, như các thông tin về sự phát triển của ngành sản xuất rượu vang ở quốc gia đó, các hãng cung cấp rượu vang chính trên thị trường, thuế xuất nhập khẩu đối với rượu vang, các hình thức nhập khẩu rượu vang có thể thực hiện… Tiếp theo, công ty SBI sẽ phân tích, so sánh các nhà cung cấp rượu vang tiềm năng trên cơ sở các yếu tố về giá cả, số lượng cung ứng rượu vang có thể, điều kiện thanh toán, các điều kiện ưu đãi và ràng buộc để có thể lựa chọn ra nhà cung cấp rượu vang phù hợp nhất.
* Thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước.
Việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước sẽ giúp công ty SBI xác định chủng loại rượu vang, số lượng rượu vang cần nhập, đối tượng khách hàng và khu vực thị trường tiêu thụ rượu vang.
Công việc đầu tiên mà công ty SBI tiến hành khi nghiên cứu thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước đó là nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ rượu vang trên thị trường: cụ thể là về chủng loại rượu, mẫu mã, chất lượng, giá cả, mức tiêu thụ, các phân đoạn của thị trường, xu thế biến động của cầu rượu vang trong một khoảng thời gian nhất định. Những thông tin này được rút ra thông qua việc nghiên cứu doanh số tiêu thụ các loại rượu theo từng tháng, quý và thông qua các chương trình khảo sát thị trường cũng như người tiêu dùng của công ty SBI.
Tiếp theo, công ty SBI tiến hành ghiên cứu tình hình sản xuất, tiêu thụ loại rượu rượu vang mà công ty đang có dự định nhập khẩu trên thị trường nội địa. Công ty SBI sẽ tìm hiểu các thông tin về số lượng các doanh nghiệp trong nước đang sản xuất hoặc nhâp khẩu loại rượu này, khẳ năng cung ứng của họ, mức tiêu thụ, các khu vực tiêu thụ chính, và sản phẩm rượu vang này hiện đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống của nó. Từ đó công ty SBI có thể thấy đươc mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng như tiềm năng đối với việc kinh doanh loại rượu vang này. Ngoài ra, công ty SBI còn phải tìm hiểu về các chính sách của Nhà nước đối với việc nhập khẩu loại rượu vang này, cụ thể là về mức thuế nhập khẩu, các chính sách ưu đãi hay hạn chế nhập khẩu, các thủ tục xin giấy phép nhập khẩu đối các loại rượu vang.
3.2. Xác định mức giá nhập khẩu của mỗi loại rượu vang.
Mức giá nhâp khẩu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá bán và do đó việc xác định mức giá nhập khẩu là công việc hết sức quan trọng, ảnh hưởng tới lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của công ty SBI. Một mặt công ty SBI xem xét giá cả của loại rượu định nhập trên thị trường nội địa, dự đoán sự biến động của nó trong thời gian tới, mặt khác công ty xem xét các mức giá nhập khẩu của loại rượu này từ các nhà cung cấp nước ngoài tiềm năng, các chi phí nhập khẩu rượu kèm theo, qua đó có thế xác định được mức gía nhập khẩu rượu hợp lý cũng như đưa ra mức giá cạnh tranh trên thị trường nội địa, tránh được việc nhập khẩu rượu với giá quá cao, không tiêu thụ hiệu quả, lợi nhuận thấp.
Công ty SBI thường sử dụng đồng USD hoặc EUR để thanh toán với các nhà cung cấp rượu vang, tùy theo mức tỷ giá hối đoái tại thời điểm nhập khẩu rượu vang và theo yêu cầu của nhà cung cấp rượu vang. Phần lớn công ty SBI nhập khẩu rượu theo điều kiện giá CIF tại cảng Hải Phòng.
3.3. Lập kế hoạch, phương án kinh doanh nhập khẩu rượu vang.
Phương án kinh doanh được lập dựa trên các thông tin có được từ việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu và thị trường tiêu thụ rượu vang trong nước.
Một phương án kinh doanh phải đề cập đến các vấn đề cơ bản sau:
- Hãng sản xuất và cung cấp rượu vang: Tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân, tình hình tài về tài chính, kinh doanh của hãng rượu vang này.
- Các thông tin về sản phẩm rượu vang của hãng: xuất xứ, tên, chủng loại, phẩm cách, số lượng của rượu.
- Thời gian tiến hành kinh doanh nhập khẩu rượu vang dự kiến.
- Các thông tin liên quan đến việc nhập khẩu rượu vang như: thời gian, địa điểm, phương thức, điều kiện nhập rượu vang.
- Ước tính hiệu quả kinh doanh sơ bộ: công ty SBI sẽ xác định các chi phí nhập khẩu rượu vang: giá nhập khẩu rượu, thuế nhập khẩu rượu, VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, các chi phí lưu kho, vận chuyển, lãi vay ngân hàng… Đưa ra giá bán dự kiến của từng loại rượu vang trên thị trường nội địa, từ đó xác định hiệu quả sơ bộ của phương án kinh doanh rượu vang này.
Phương án kinh doanh sẽ được gửi tới tất cả các bộ phận của công ty SBI để xem xét tính khả thi, sau đó sẽ trình lên giám đốc để xem xét và phê duyệt. Đây sẽ là cơ sở để các phòng ban, bộ phận, nhân viên trong công ty SBI hiểu hõ nhiệm vụ của mình, phối hợp với nhau tốt hơn nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh đã đề ra, đồng giúp cho công ty SBI hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra, tiến hành kinh doanh nhập khẩu rượu vang một cách hiệu quả.
Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của việc nên kế hoạch kinh doanh nhập khẩu rượu vang nên công ty SBI tiến hành công việc này hết sức cẩn thận, yêu cầu tất cả các nhân viên đều phải tham gia xây dựng và đóng góp ý kiến.
3.4. Đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu rượu vang.
Việc tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng của công ty SBI về cơ bản không có nhiều khác biệt so với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu rượu vang khác. Tuy nhiên do quy mô công ty SBI là khá nhỏ lên các công việc về đàm phán và ký kết hợp đồng sẽ do giám đốc trực tiếp thực hiện (khác với công ty lớn là giám đốc thường ủy quyền cho trưởng phòng kinh doanh tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng).
Công ty SBI thường gửi đơn đặt hàng đến nhà cung cấp rượu vang nước ngoài, sau đó hai bên sẽ tiến hành thảo luận, thương lượng các điều kiện chung về mua bán, xuất nhập khẩu rượu vang và tiến hành ký hợp đồng. Công ty SBI thường tiến hành đàm phán gián tiếp thông qua thư tín, điện thoại, công ty chỉ tiến hành việc đàm phán trực tiếp đối với các nhà cung cấp rượu vang quan trọng, đơn đặt hàng với số lượng lớn, hoặc khi đối tác nước ngoài cử người sang chào hàng trực tiếp với công ty. Việc ký kết hợp đồng được thực dưới hình thức văn bản, công ty SBI và đối tác sẽ gặp mặt trực tiếp để ký kết, hoặc một trong hai bên soạn thảo sau đó gửi cho bên kia xem xét và ký kết.
3.5. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu rượu vang.
Hầu hết hàng nhập khẩu của công ty SBI được mua theo giá CIF và thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ (L/C), thường thì các hãng cung cấp rượu vang yêu cầu công ty SBI phải mở L/C.
III. THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU RƯỢU VANG CỦA CÔNG TY SBI.
1. Những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty SBI thời gian qua.
Công ty SBI đã tiến hành khá nhiều các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu rượu vang trong thời gian gần đây. Những nỗ lực của công ty SBI phần lớn tập trung vào các hoạt động bán hàng, hoạt động thúc đẩy tiêu thụ rượu vang và tìm kiếm các nhà cung cấp rượu vang mới. Cụ thể, công ty SBI đã thực hiện một số hoạt động sau:
- Mở rộng thị trường tiêu thụ rượu vang, thiết lập thêm các văn phòng làm chi nhánh đại diện tại một số tỉnh, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh, hiện tại thị trường tiêu thụ của công ty SBI về cơ bản được chia làm 6 nhóm thị trường khác nhau là: Khu vực Hà Nội; khu vực TP Hồ Chí Minh; hệ thống các nhà hàng và khách sạn (gọi tắt là Horeca); hệ thống các siêu thị lớn trên toàn quốc; các tỉnh lẻ trên toàn quốc được gộp thành 2 nhóm tỉnh lớn là nhóm tỉnh thứ nhất bao gồm các tỉnh từ Quảng Bình trở ra Bắc, nhóm tỉnh thứ 2 bao gồm các tỉnh từ Quảng Bình trở vào Nam.
- Thực hiện các hoạt động marketing, hỗ trợ tiêu thụ thích hợp với từng thị trường khác nhau:
+ Khu vực Hà Nội: Công ty có các chính sách hỗ trợ như thưởng cho khách hàng các đồ khuyến mại, vật phẩm, các sản phẩm tặng hàng uống thử. Ngoài ra, công ty còn treo biển tại nơi bán hàng của công ty và có chính sách hỗ trợ 35% giá cho các cửa hàng bán các mặt hàng cao cấp như Simi, Veramonte, Redman…, thưởng 5% khi giải quyết hàng tồn
+ Khu vực thành phố Hồ Chí Minh: Đối với kênh bán buôn, tại thành phố có chính sách hỗ trợ quản lý, xây dựng khách hàng, đánh giá thực tế nhu cầu khách hàng, thúc đẩy bán hàng chuyển trực tiếp từ Hà Nội qua đại lý. Đối với hệ thống nhà hàng khách sạn, công ty tập trung vào việc xây dựng hình ảnh sản phẩm và quảng bá hình ảnh công ty.
+ Khu vực tỉnh lẻ trên toàn quốc: Có chính sách hỗ trợ bán theo giá bán buôn, kèm theo các vật phẩm khuyến mại, hỗ trợ 35% giá đối với các mặt hàng cao cấp, có tiền thưởng tạm ứng khi tham gia hoạt động bán hàng cho hệ thống Horeca, được trích 0,5% doanh số bán cho chi phí tiếp khách và quan hệ khách hàng.
+ Hệ thống Horeca: Có chính sách hỗ trợ bán hàng như giao hàng tận lơi, tặng cataloge, vật phẩm bán; tăng thưởng doanh số cho nhân viên khi khai thác các điểm bán lớn và khách sạn cao cấp.
+ Hệ thống các siêu thị lớn trên toàn quốc: Đối với các siêu thị lớn như BigC, Metro, có nhân viên bán hàng trực tiếp cũng như cộng tác viên để vận chuyển theo tính chất mùa vụ; có quà khuyến mại theo vụ. Đối với các siêu thị khác, hỗ trợ nhân viên bán hàng trực tiếp và các cộng tác viên thuộc tình hình nhằm vận chuyển kịp hàng hóa khi vào vụ chính, tăng cường các đợt khuyến mại, quà tặng, các phụ kiện.
- Tiến hành một số hoạt động quảng cáo, PR,… nhằm quảng bá hình ảnh, như tổ chức các buổi tiệc nhằm giới thiệu sản phẩm rượu vang của công ty, tư vấn cho khách hàng trên một số tạp chí nổi tiếng như: Tiếp Thị Gia Đình, Món Ngon. Ước tính chi phí cho các hoạt động này năm 2008 là 75 triệu. Ngoài ra, cũng trong năm 2008, công ty đã tổ chức một hội nghị khách hàng với chi phí lên tới 20.000$, tiệc thử rượu (chi phí 3000$), các hoạt động này đã góp phần nâng cao hình ảnh của công ty.
- Công ty cũng đã đăng ký quảng cáo trên bản tin thị trường với chi phí 10 triệu/lần, tham gia tài trợ cho một số chương trình của đài truyền hình Hà Nội và trung ương.
- Đầu tư mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu và phân phối của công ty như: máy tính, máy fax, điện thoại bàn…
- Đa dạng hóa danh mục sản phẩm rượu vang bằng cách tìm kiếm các nhà cung cấp mới, mở rộng chủng loại rượu nhập khẩu, để tạo cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Nếu như khi mới thành lâp năm 2003, công ty chủ yếu nhập khẩu rượu vang từ Mỹ thì hiện nay thị trường nhập khẩu của công ty là 11 quốc gia, với khoảng 50 chủng loại rượu vang khác nhau.
2. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh doanh nhập khẩu rượu của công ty SBI thời gian qua.
2.1. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu.
LN = DT – CF và H1 = LN/CF
Trong đó:
LN: Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu.
DT: Doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu.
CF: Tổng chi phí bỏ ra thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu của công ty SBI thời gian qua thể hiện qua bảng sau đây:
Bảng 2.3: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu 2006-2008 (Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
Chi phí
Doanh thu
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận (%)
2006
12.139,28
12.151
11,72
0,096
2007
16.184,16
16.228,54
44,38
0,274
2008
23.110,77
23.133,76
22,99
0,099
`(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Theo bảng trên ta thấy, lợi nhuận của công ty SBI năm 2007 cao hơn năm 2006, tuy nhiên lợi nhuận năm 2008 lại giảm so với 2007. Tỷ suất lợi nhuận đạt mức cao nhất là 0,274 năm 2007, hai năm còn lại 2006 và 2008 có mức tỷ suất lợi nhuận tương đương nhau. Mức tỷ suất lợi nhuận của công ty SBI tương đối thấp so với các công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu tại Việt Nam.
2.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí.
H = (DT/CF).100%
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu theo chi phí
DT: Doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu.
CF: Tổng chi bỏ ra cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí cho biết doanh thu đạt được trên một đồng chí phí mà công ty đã bỏ ra.
Bảng 2.4: Hiệu quả kinh doanh theo chi phí 2006-2008
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
Chi phí
Doanh thu
HQKD theo chi phí
2006
12.139,28
12.151
100,09
2007
16.184,16
16.228,54
100,27
2008
23.110,77
23.133,76
100,1
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí của công ty SBI đạt mức cao nhất là 100,27 năm 2007, nó cho biêt cứ một đồng chi phí bỏ ra thì công ty thu về được 1,0027 đồng doanh thu, đây là mức chỉ tiêu hiệu quả chấp nhận được. Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh theo chi phí của công ty SBI năm 2008 lại giảm xuống mức khá thấp là 100,1.
2.3. Hiệu quả sử dụng vốn.
SV = DT/VLĐ và SN = (VLĐ/DT).365
Trong đó:
SV: Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ.
SN: Số ngày luân chuyển của vốn lưu động.
DT: Doanh thu từ hoạt động nhập khẩu.
VLĐ: Vốn lưu động bình quân.
Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng vốn 2006-2008
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu (triệu đồng)
VLĐ bình quân
(triệu đồng)
Số vòng quay của vốn (vòng/năm)
Thời gian luân chuyển vốn (ngày)
2006
12.151
5.283
2,3
158,7
2007
16.228,54
5.071,4
3,2
114,1
2008
23.133,76
6.804
3,4
107,35
(Nguồn: Phòng kế toán.)
Có thể thấy số vòng quay của vốn lưu động đều tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2007 tăng gần 40% so với năm 2006. Đây là một dấu hiệu tốt bởi vì số vòng quay của vống lưu động càng cao đồng nghĩa với sự ỳ trệ trong hoạt động kinh doanh của công ty SBI giảm xuống.
2.4. Hiệu quả sử dụng lao động.
NSLD = DT/LĐ
Trong đó:
NSLĐ: Năng suất lao động theo doanh thu
DT: Doanh thu đạt được.
LĐ: Tổng số lao động của công ty.
Bảng 2.6: Năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu
(triệu đồng)
Tổng số lao động
Năng suất lao động (triệu đồng)
2006
12.151
27
450
2007
16.228,54
32
507,14
2008
23.133,76
40
578,32
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Năng suât lao động của doanh nghiệp tăng đều đặn qua các năm, từ 12% đến 15%, điều đó chứng tỏ người lao động của công ty SBI đang hoạt động ngày một hiệu quả hơn. Tuy nhiên mức năng suất lao động này là khá thấp so với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực cũng như trong những lĩnh vực khác. Do đó sử dụng lao động một cách hiệu quả vẫn là một bài toán đặt ra đối với công ty SBI.
2.5. Hiệu suất tiền lương.
Cho biết lợi nhuận thu được trên một đồng tiền lương mà công ty trả cho người lao động, hiệu suất càng cao tức là doanh nghiệp đang sử dụng lao động một cách hiệu quả.
HSL = LN/QL
Trong đó:
HSL: Hiệu suất tiền lương của doanh nghiệp.
LN: Lợi nhuận của doanh nghiệp.
QL: Quỹ lương của doanh nghiệp.
Bảng 2.7: Hiệu suất tiền lương giai đoạn 2006-2007
Chỉ tiêu
Năm
Tổng quỹ lương (triệu đồng)
Lợi nhuận
(triệu đồng)
Hiệu suất tiền lương
2006
972,37
11,72
0,012
2007
1.344,7
44,38
0,033
2008
1.542,95
22,99
0,0149
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Hiệu suất tiền lương của công ty SBI đạt mức cao nhất là 0,033 năm 2007, năm 2008 hiệu suất tiền lương của công ty SBI giảm so với năm 2007, nguyên nhân chính là vì lợi nhuận năm 2008 của công ty SBI bị giảm so với 2007.
IV. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP RƯỢU VANG CỦA CÔNG TY SBI THỜI GIAN QUA.
1. Mặt mạnh.
Có thể thấy rằng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đã được công ty SBI chú trọng và đầu tư khá nhiều trong thời gian qua. Điều đó được thể hiện qua việc công ty đã đầu tư khá nhiều công sức và chi phí cho các hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu rượu của mình, như đầu tư cho các hoạt động marketing, xúc tiến bán hàng, mở rộng thị trường, phát triển kênh phân phối…
Các hoạt động này đã mang lại cho công ty SBI những kết quả đáng ghi nhận. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty SBI tăng đều đặn qua các năm, với mức tăng trưởng khá cao và ổn định, từ 30% đến 35% mỗi năm. Công ty cũng đã thiết lập được một hệ thống phân phối tương đối rộng và hiệu quả, bao gồm nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là ở một số tỉnh phía Bắc, hiện nay công ty cũng đã thiết lập được văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Kim ngạch nhập khẩu rượu của công ty SBI trong nhiều năm gần đây được duy trì ở mức ổn định, đặc biệt các chủng loại rượu của công ty ngày càng đa dạng, với cơ cấu hợp lý hơn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mối quan hệ với các nhà cung cấp và khách hàng ngày càng được củng cố và mở rộng.
2. Nhược điểm.
Thông qua việc nghiên cứu các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty SBI thời gian qua có thể thấy rằng các hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chưa thực sự phát huy hiệu quả. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh nhập khẩu của công ty SBI thời gian qua là khá thấp, đặc biệt là chỉ tiêu về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Trong các hoạt động kinh doanh của công ty SBI còn tồn tại khá nhiều vấn đề cần cải thiện, như chi phí kinh doanh của công ty còn ở mức khá cao, khả năng tìm kiếm khách hàng, khẳ năng sử dụng vốn còn thấp, việc nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch nhập khẩu chưa đạt hiệu quả cao… Đây chính là những vấn đề đặt ra cho công ty SBI trong thời gian tới trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu rượu của mình.
3. Nguyên nhân
Có thể thấy rằng công ty SBI đã không có cái nhìn nhất quán, không xây dựng được một chiến lược, chính sách hợp lý và cụ thể nhằm hướng các nỗ lực của cả công ty vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty chưa được thực hiện một cách đồng bộ và bài bản. Công ty mới chỉ tập trung nỗ lực của mình vào các hoạt động nhằm tăng doanh thu như các hoạt động mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ… trong khi các hoạt động nhằm giảm chi phí kin._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21959.doc