Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành của Công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương

LỜI MỞ ĐẦU Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trong nước cùng với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay ngày càng đòi hỏi có sự trao đổi buôn bán, thông thương và hội nhập giữa các vùng, các quốc gia. Điều đó cũng đặt ra cho mỗi doanh nghiệp không ít những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết như: làm thế nào để tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh… Tùy vào đặc điểm riêng của từng ngành nghề kinh doanh mà mỗi DN đã đặt ra những mục tiêu, phương hướng, nhiệm

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành của Công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ khác nhau. Trong thực tế, các doanh nghiệp sản xuất thì đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; các doanh nghiệp thương mại thì phải đẩy mạnh công tác thu mua, phân phối, lưu thông hàng còn các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phải đẩy mạnh việc cung ứng các loại dịch vụ của mình với chất lượng tốt nhất, giá cả thích hợp nhất, thời gian phục vụ nhanh nhất để có thể đạt được mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất có thể. Do vậy để đủ sức đứng vững, phát huy nội lực bản thân và tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế những thách thức, các doanh nghiệp trong nước bao gồm công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương cần có những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biêt là trong lĩnh vực lữ hành, không những giúp cho bản thân công ty đứng vững trước những thách thức, mà còn tận dụng tốt các cơ hội để phát triển bền vững lâu dài. Từ yêu cầu thực tế nhận thấy rằng cần thiết phải nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành của công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương, nên em đã chọn đề tài nghiên cứu: ‘ Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành của công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương ’ Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nhận thức lý luận, tiếp cận và đánh giá khách quan toàn diện thực tế thực trạng kinh doanh lữ hành của công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương trong thời gian gần đây và trên cơ sở những thực trạng đó để phát hiện những tồn tại cần khắc phục tìm ra hướng đi mới cho toàn công ty trong những năm tiếp theo. Đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty và vận dụng các biện pháp đó vào quá trình hoạt động của công ty. Kết cấu của chuyên đề: ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì kết cấu của chuyên đề được chia làm ba chương: - Chương I: Tổng quan về công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương. - Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh lữ hành của của công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương. - Chương III: Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty TNHH Hoa Hướng Dương. Do han chế về thời gian thực tập cũng như khả năng nắm bắt vấn đề của em chưa thực sự tốt nên chuyên đề chắc hẳn vẫn còn những thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn đọc quan tâm đến đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS Hoàng Đức Thân và cán bộ nhân viên công ty TNHH du lich Hoa Hướng Dương đã giúp em hoàn thành đề tài này. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DU LỊCH HOA HƯỚNG DƯƠNG Khái quát về công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương Công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương được chính thức thành lập vào ngày 16/06/2004, với số vốn góp ban đầu là 10.000.000.000. Các thông tin khái quát về công ty như sau: Tên công ty: CÔNG TY TNHH DU LỊCH HOA HƯỚNG DƯƠNG Tên giao dịch: SUN FLOWER TRAVEL COMPANY LIMITED Loại hình sở hữu: Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên. Địa chỉ trụ sở chính: Số 22, phố Ấu Triệu, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04.38227806 Email: sunflowertours2004@yahoo.com Fax: 04.38227806 Kể từ ngày hoạt động đến nay, công ty luôn không ngừng cải thiện, nâng cao năng lực chuyên môn cũng như tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mở rộng thêm nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, quảng bá hình ảnh của mình. Với 45 cán bộ, nhân viên chính thức, được đào tạo chuyên ngành, tâm huyết và nhiều kinh nghiệm, Công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương luôn nỗ lực kinh doanh hiệu quả hầu hết các dịch vụ trong các lĩnh vực du lịch quốc tế, du lịch nước ngoài và du lịch trong nước. Hoạt động kinh doanh chính của Hoa Hướng Dương là thiết kế và thực hiện một cách tốt nhất các dịch vụ du lịch và du lịch kết hợp hội nghị cho khách hàng với kinh nghiệm tư vấn, dịch vụ chất lượng tốt, và sản phẩm đa dạng. Hiện nay, công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương là một trong các nhà kinh doanh du lịch hàng đầu trên phạm vi Hà Nội, với hệ thống quan hệ đối tác chặt chẽ với hơn 15 công ty, đại lý du lịch tại các nước trong khu vực ASEAN, v.v. Sau suốt quá trình phát triển, công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương là thành viên chính thức của các Hiệp hội du lịch quốc tế (PATA, ASTA, USTOA, JATA) và Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VTA), Hiệp hội Du lịch thành phố Hà Nội, Câu lạc bộ du lịch MICE Việt Nam. Năm 2007, Công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương được Tổng cục Du lịch Việt Nam và Hiệp hội Du lịch Việt Nam bình chọn đạt danh hiệu “Công ty Lữ hành chất lượng cao”.  Tôn chỉ hoạt động “Là một công ty lữ hành hoạt động hiệu quả cao, công ty cam kết luôn nỗ lực mang lại những giá trị tốt nhất từ các dịch vụ lữ hành của mình cho khách hàng, đối tác và bảo đảm sự phát triển bền vững, hài hòa giữa quyền lợi công nhân viên công ty và cộng đồng xã hội”. Mục tiêu phát triển “Công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương tập trung đẩy mạnh kinh doanh đa dạng về thị trường, khách hàng, sản phẩm – dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực du lịch quốc tế, du lịch nước ngoài và du lịch trong nước nhằm trở thành một trong những công ty lữ hành mạnh trong khu vực”. Triết lý kinh doanh “LUÔN HƯỚNG ĐẾN KINH DOANH, KHÁCH HÀNG, CỘNG ĐỒNG VÀ NHÂN VIÊN”. Trên cơ sở hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa hoạt động kinh doanh, khách hàng, cộng đồng và nhân viên, từ đó: Tập trung hướng đến kinh doanh: Mọi kế hoạch và hành động của Công ty đều hướng đến mục tiêu phát triển kinh doanh. Tập trung hướng đến khách hàng: Mọi kế hoạch và hành động của Công ty phải tập trung phục vụ khách hàng chu đáo, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của khách hàng với dịch vụ tốt nhất, đáng tin cậy và được thực hiện một cách trung thực nhằm giữ vững khách hàng hiện có đồng thời phát triển khách hàng tiềm năng. Tập trung hướng đến cộng đồng: Các sản phẩm du lịch, các hoạt động của Công ty luôn được thực hiện trên cơ sở “vì cộng đồng”, thân thiện với môi trường thiên nhiên, phù hợp với môi trường văn hóa, kinh tế – xã hội, tạo nên mối quan hệ tích cực với cộng đồng và luôn nhận được sự ủng hộ của cộng đồng đối với hoạt động phát triển của Công ty. Tập trung hướng đến nhân viên: Mọi kế hoạch, hành động hướng đến kinh doanh, khách hàng nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh của Công ty, từ đó sẽ có điều kiện tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân viên. Tạo điều kiện làm việc thuận lợi nhất về vật chất và tinh thần để tăng động lực làm việc tích cực của nhân viên, phục vụ một cách tốt nhất cho khách hàng và cho mục tiêu phát triển của Công ty. Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương * Ngành nghề kinh doanh: Lữ hành nội địa Đại lý bán vé máy bay trong nước và quốc tế Dịch vụ vận tải hàng hóa và vận chuyển hành khách Dịch vụ tư vấn, môi giới và xúc tiến thương mại Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng ( Không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường ) Đại lý kinh doanh các thiết bị bưu chính viễn thông, tin học, thiết bị điện tử điều khiển, thiết bị phát song, linh kiện điện thoại các loại; Mua bán hàng điện tử, điện lạnh, máy văn phòng và phụ tùng ô tô, cơ khí Lữ hành quốc tế * Chức năng, nhiệm vụ: - Chức năng kinh doanh: + Xây dựng, tổ chức và bán các chương trình du lịch trong và ngoài nước cho khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. + Phục vụ nhu cầu lưu trú và ăn uống cho khách tham quan, khách du lịch và dân cư địa phương. + Tổ chức các dịch vụ vận tải cho khách du lịch: xe, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay. + Tổ chức hội nghị, hội thảo cho các đơn vị, tổ chức theo yêu cầu * Nhiệm vụ kinh doanh: Với chức năng kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động kinh doanh như trên công ty có những nhiệm vụ kinh doanh như sau: - Xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn bán cho khách hàng thu được lợi nhuận, quảng bá thương hiệu Hoa Hướng Dương và hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế - Phục vụ nhu cầu vận chuyển đi lại của khách du lịch trong lãnh thổ Việt Nam nhằm thu được lợi nhuận. - Đảm bảo nhu cầu ăn uống và lưu trú của dân cư địa phương và khách du lịch là chủ yếu, du lịch MICE ( Hội họp, Xúc tiến đầu tư, Hội nghị và Triển lãm ) nhằm thu thêm lợi nhuận. - Xây dựng thương hiệu Hoa Hướng Dương trên thị trường. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhân sự Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Tổng hợp PHÓ GIÁM ĐỐC Hỗ trợ phát triển Phòng Kế Toán Phòng HC-NS Phòng Kinh Doanh Phòng Du Lịch Đội Xe Khách Sạn Nhà Hàng Bộ Phận In Ấn Cơ cấu nhân sự trên được tổ chức với đội ngũ lao động 45 lao động, gồm: Ban giám đốc: 1 giám đốc và hai phó giám đốc Phòng kế toán: 3 nhân viên Phòng hành chính nhân sự: 4 nhân viên Phòng kinh doanh: 8 nhân viên Phòng du lịch: 12 nhân viên Đội xe: 6 nhân viên Khách sạn: 6 nhân viên Nhà hàng: 5 nhân viên Mục tiêu của bộ máy nhân sự: Cũng như các công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch khác, công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương luôn hướng tới xây dựng một bộ máy nhân sự giản đơn, tinh gọn, tránh cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ bị chồng chéo, để đảm bảo yếu tố con người được tận dụng một cách hiệu quả và năng suất, đem lại những thành tựu nhất định cho công ty. Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy: Giám đốc: + Chức năng: Quản lý và lãnh đạo chung + Nhiệm vụ: Điều hành trực tiếp các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước công ty về kết quả kinh doanh của doanh nghịêp. Các phó giám đốc: + Chức năng: tham mưu, trợ giúp cho giám đốc + Nhịêm vụ: Điều hành hoạt động của mảng kinh doanh do mình phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả kinh doanh so với cam kết. Tư vấn cho giám đốc về những chiến lược kinh doanh trong quá trình bám sát lĩnh vực mình phụ trách. Phòng kế toán: Đây là bộ phận rất quan trọng và cơ bản ở mỗi công ty. + Chức năng: thực hiện, hỗ trợ mảng tài chính của công ty + Nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện các công việc tài chính kế toán theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước, quản lý các dòng tiền, tình hình sử dụng vốn, tài sản, tiền mặt của doanh nghiệp. Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh hoàn thiện sổ sách kế toán, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ kịp thời phản ánh các thay đổi để tìm ra biện pháp xử lý kịp thời. Theo dõi kịp thời, chính xác tình hình biến động của thị trường, thu thập thông tin, báo cáo và đề xuất các giải pháp, tư vấn cho giám đốc trong quá trình ra quyết định. Phòng hành chính nhân sự: là sự kết hợp của 2 bộ phận là hành chính và quản trị nhân sự. + Chức năng: thực hiện các công việc của quy trình quản trị nhân sự và quy trình quản lý văn phòng của doanh nghiệp. + Nhiệm vụ: Tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo nhân sự, thực hiện các chế độ nghỉ hưu, giảm biên chế. Theo dõi và phân bổ nhân sự vào các phòng ban một cách hợp lý. Duy trì đội ngũ lao động đủ, hoạt động có hiệu quả cao. Phòng kinh doanh: Đây là bộ phận quan trọng nhất của công ty, là cầu nối giữa công ty và khách hàng. + Chức năng: thực hiện giao dịch với du khách nhằm thoả mãn nhu cầu của họ và đem lại lợi nhuận cho công ty. + Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoặch và tổ chức thực hiện nghiên cứu thị trường du lịch nội địa, quốc tế, các hoạt động xúc tiến, quảng bá, thu hút khách đến với công ty. Phối hợp cùng với các phòng ban khác xây dựng các chương trình du lịch, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của từng khách hàng về mức độ chất lượng dịch vụ. Ký kết hợp đồng kinh doanh với các doanh nghiệp đối tác trong lĩnh vực du lịch lữ hành để thực hiện các hoạt động nhận gửi khách. Thiết lập và duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp, cùng với bộ phận điều hành tạo ra được sự lựa chọn tốt nhất và mối quan hệ thân thiết nhất có thể. Phòng kinh doanh còn phải nghiên cứu, xây dựng, phát triển sản phẩm mới, tư vấn cho ban giám đốc về các chiến lược chiến thuật trong phát triển và chiếm lĩnh thị trường. - Phòng du lịch: điều hành nội địa, inbound, outbound. Bộ phận này đóng vai trò tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, là nơi kết nối doanh nghiệp với nhà cung cấp để xây dựng lên các chương trình du lịch. + Chức năng: thiết kế và điều hành các chương trình du lịch + Nhiệm vụ: Căn cứ vào kế hoặch, thông báo từ phòng kinh doanh để thực hiện các công việc điều hành và cung cấp các dịch vụ du lịch cho du khách. Xây dựng các kế hoặch và thực hiện các dịch vụ nhỏ có liên quan đến các chương trình du lịch, như đặt khách sạn, đặt nhà hàng, thuê dịch vụ vận chuyển…đảm bảo yêu cầu đặt ra. Thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan ( công an, hải quan..) và các nhà cung cấp sao cho lựa chọn được các nhà cung cấp tổt nhất. Theo dõi quá trình thực hiện của các chương trình du lịch, phối hợp với bộ phận kế toán để thực hiện các hoạt động thanh toán cần thiết kịp thời và hiệu quả. Bộ phận hỗ trợ và phát triển (đội xe, khách sạn, nhà hàng ). Đây là bộ phận mang lại doanh thu khá cao cho doanh nghiệp. + Chức năng: thực hiện các hoạt động bổ trợ tạo ra nguồn lực cho doanh nghiệp. + Nhiệm vụ: Bộ phận hỗ trợ và phát triển tạo ra nguồn lực cho sự phát triển cho kinh doanh lữ hành, chủ động đảm bảo các hoạt động đầu vào, hoàn thiện chuỗi dịch vụ mà công ty đang có để tối đa hoá lợi nhuận và tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo. Mối quan hệ giữa các bộ phận Trong bất kỳ một tổ chức hay doanh nghiệp nào, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, văn hoá doanh nghiệp lành mạnh thì hiệu quả kinh doanh đều cao. Chính vì thế công ty TNHH Hoa Hướng Dương đã đưa ra quy chế cụ thể về mối quan hệ giữa các bộ phận như sau: Ban giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chung các hoạt động, giải quyết mâu thuẫn xung đột giữa các bộ phận. Phòng hành chính nhân sự kiểm soát hoạt động liên quan đến văn bản và con người trong công ty, có mối quan hệ chung với các bộ phận khác để cung cấp văn bản, quy định cho tất cả các bộ phận, chịu trách nhiệm chính trong quá trình lựa chọn và tư vấn cho giám đốc trong tuyển dụng nhân sự. Phòng kế toán sẽ kiểm soát hoạt động chỉ tiêu của tất cả các bộ phận, quan hệ mật thiết với bộ phận kinh doanh lữ hành để thực hiện các hoạt động thanh toán, quyết toán tour được diễn ra nhanh chóng và hiệu suất cao. Bộ phận kinh doanh lữ hành ngoài những mối quan hệ trên, phối hợp chặt chẽ với các bộ phận phát triển để khép kín chuỗi dịch vụ, hoàn thiện hơn chất lượng sản phẩm cung cấp cho du khách. Điều kiện kinh doanh Kinh doanh khách sạn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện giám đốc kinh doanh cũng như cơ sở kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 và Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/2/2001 của Chính phủ quy định về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Trong suốt hơn 5 năm hoạt động , bên cạnh sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên thì điều kiện kinh doanh: vốn, lao động, công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật là những nhân tố hết sức quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của công ty. Vốn: Là một công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 10.000.000.000 do 3 thành viên góp vốn với tỉ lệ 50:30:20. Qua hơn 5 năm hoạt động lơi nhuận không ngừng tăng lên, gia tăng số lượng vốn tự có của công ty. Mặt khác,hoạt động của công ty dựa trên sự nhất trí đồng thuận của ban lãnh đạo cùng với sự ủng hộ nhiệt tình của công nhân viên nên quá trình huy động và giải ngân vốn cho các dự án và kế hoặch kinh doanh diễn ra khá nhanh chóng và thuận lợi. Không những vậy, Hoa Hướng Dương luôn cân bằng được đòn bảy tài chính hợp lý và duy trì mức vốn điều lệ ổn định tạo sự hoạt động nhịp nhàng của các lĩnh vực kinh doanh. Lao động: Hoa Hướng Dương có đội ngũ lãnh đạo và nhân viên trẻ, giàu nhiệt huyết, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn đồng hành trong suốt 5 năm qua. Tổng số nhân viên là 45 người, trong đó 5 người trên trình độ đại học, 15 người trình độ cử nhân, 13 người có trình độ cao đẳng, 12 người có trình độ trung cấp. Để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh tế đầy biến động, thách thức, ban lãnh đạo không ngừng đưa ra các chương trình bồi dưỡng và đào tạo cho nhân viên nhằm nâng cao các kỹ năng mềm cũng như chuyên môn. Các lớp học ngoại khóa như là: nghiệp vụ hướng dẫn tour du lịch, vi tính, tiếng Anh, tiếng Trung… Đặc biệt công ty rất chú trọng nâng cao văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp mình thông qua các chương trình giao lưu văn hóa, giúp các nhân viên có tiếng nói chung, đồng lòng đồng sức hướng về một mục tiêu chung là phát triển công ty. Hoa Hướng Dương cũng đang ra sức khắc phục những mặt hạn chế của mình đó là số người có tầm nhìn dài hạn và định hướng chung còn ít. Đội ngũ trẻ nên không tránh khỏi sự thiếu kinh nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực Marketing. Công ty đang cố gắng tìm giải pháp tối ưu để hạn chế những điểm yếu trong nguồn nhân lực. Công nghệ: Ngay thời gian đầu hoạt động kể từ giữa năm 2004, công ty đã nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào trong quá trình kinh doanh. Cán bộ nhân viên được đào tạo thuần thục về các kỹ năng máy tính và được tạo cơ hội tiếp cận với Internet. Công ty không ngừng nâng cao hiệu quả giao dịch thông qua tiện ích của thương mại điện tử: tiết kiệm chi phí và thời gian thông qua việc ứng dụng các phần mềm để quản lý dữ liệu khách hàng, xây dựng chương trình du lịch và giải đáp thắc mắc của khách hàng trực tuyến qua Internet. Hiện nay công ty đang tiến hành xây dựng chương trình đặt tour trực tuyến và xin đăng ký tham gia vào các sàn giao dịch du lịch toàn cầu để có cơ hội mở rộng thị trường gia ngoài phạm vi quốc gia. Cơ sở vật chat kỹ thuật: Công ty TNHH Hoa Hướng Dương đang sở hữu một tòa nhà 6 tầng, trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho nhu cầu làm việc của nhân viên. Đồng thời công ty cũng đang sở hữu một đội xe gồm có 7 chiếc, trong đó 2 xe 45 chỗ, 2 xe 35 chỗ, 1 xe 24 chỗ và 2 xe 16 chỗ chất lượng cao để phục vụ khách du lịch. Ngoài ra công ty cũng đang quản lý một nhà hàng với diện tích 120 m2 khá hiện đại và tiện nghi. Mặc dù công ty chuyên về dịch vụ, nhu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật không lớn nhưng với đội xe và nhà hàng khách sạn hiện tại không đủ cho sự phát triển lâu dài của công ty. 1.2 Khái quát về thị trường và sản phẩm kinh doanh lữ hành của công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương 1.2.1 Thị trường khách của công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương Là một công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nên đối tượng khách của công ty rất đa dạng và phong phú. Với khách sạn: Kinh doanh dịch vụ lưu trú là một trong những lĩnh vực kinh doanh đạt hiệu quả rất cao tại công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch Hoa Hướng Dương. Hiện tại công ty có khách sạn Hoa Hướng Dương, đây đồng thời cũng là trụ sở chính của công ty, nơi thực hiện các giao dịch trao đổi với khách hàng. Khách sạn có 30 phòng, được đăng ký với tiêu chuẩn 2 sao nhưng chất lượng dịch vụ của khách sạn cam kết là 3 sao. Khách sạn tọa lạc tại vị trí rất đẹp trên đường Ấu Triệu nằm trong lòng phố cổ Hà Nội, trung tâm Thủ đô, đối diện với Nhà Thờ Lớn. Khu phố cổ Hà Nội còn là nơi có rất nhiều tuyến phố lưu giữ được những nét cổ xưa với những nếp nhà cũ, di tích đền chùa hay một vài ngành nghề thủ công truyền thống. Chính nét đặc sắc về vị thế của khách sạn nên có rất nhiều khách du lịch chọn Hoa Hướng Dương là nơi nghỉ chân. Lượng khách chủ yếu là người nước ngoài, đặc biệt là khách Trung Quốc. Ngoài ra khách sạn còn đón tiếp rất nhiều khách du lịch từ khắp mọi miền của Tổ Quốc về thăm Hà Nôi, trong số này khách từ thành phố Hồ Chí Minh chiếm một tỉ lệ đáng nể ( 48% năm 2008, 53% năm 2009 ). Bên cạnh đó khách sạn còn linh động đón tiếp lượng khách đến Hà Nội trong những chuyến công vụ, để sử dụng tối đa công suất hoạt động, mang lại hiệu quả kinh doanh cho Hoa Hướng Dương. Với du lịch: Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch Hoa Hướng Dương thành lập văn phòng du lịch trong một thời gian chưa hẳn đã dài nhưng cũng đủ để tạo dựng tên tuổi trong lòng những ai quan tâm và đam mê du lịch. Đẩy mạnh lợi thế là biết kết hợp giữa khách lưu trú tại khách sạn cùng với nhu cầu cần tư vấn, hỗ trợ dịch vụ du lịch. Khách du lịch của công ty bao gồm lượng khách chọn khách sạn Hoa Hướng Dương là nơi nghỉ chân đồng thời là các cơ quan, tổ chức có mối liên hệ với công ty trong và ngoài nước, nhằm tổ chức các tour trọn gói cho cán bộ công nhân viên. Chính những uy tín trong hợp tác tạo cho công ty có những đoàn khách lớn. Với vận tải Hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực do vậy mảng kinh doanh vận tải là một mảng không thể thiếu được của công ty. Hoa Hướng Dương thành lập đội ngũ xe riêng và liên kết thêm với các công ty vận tải ở các tỉnh có ngành du lịch phát triển, mục đích là phục vụ chu đáo những đoàn khách của khách sạn hoặc khách lẻ có bao gồm cả khách địa phương khi họ có nhu cầu đi lại. Dịch vụ cho thuê phương tiện cũng hoạt động rất hiệu quả của công ty nhằm nâng cao công suất vận hành. Với nhà hàng Công ty có xây dựng một nhà hàng nằm trong khuôn viên khách sạn đồng thời có mở các chi nhánh mang tên Sunflower trên Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận nhằm thu hút khách lưu trú tại khách sạn cũng như các đoàn khách du lịch của các đại lý mà Hoa Hướng Dương hợp tác trong khâu tổ chức tiếp đón. Ngoài ra nhà hàng còn là nơi tổ chức các buổi tiệc, buổi hội thảo, vừa tạo thương hiệu cho nhà hàng vừa đem lại lợi nhuận đáng kể. 1.2.2 Sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Hướng Dương * Sản phẩm chính: - Các chương trình du lịch nội địa, inbound, outbound: Nhắc đến một doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thì điều đầu tiên khách hàng chú ý nhất là chương trình du lịch. Vì vậy cũng như các công ty du lịch khác, sản phẩm chủ yếu đặc trưng của công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch Hoa Hướng Dương là các chương trình du lịch. Các chương trình này gồm chương trình du lịch nội địa ( du lịch khắp các miền Bắc, Trung, Nam, du lịch biển, dã ngoại..), chương trình du lịch inbound ( dành cho khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch: tham quan các bản làng, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng..), chương trình du lịch outbound ( dành cho du khách trong nước ra nước ngoài du lịch: thưởng thức cảnh đẹp trên thế giới). - Dịch vụ cho thuê buồng tại khách sạn và ăn uống: dịch vụ này được công ty đặc biệt chú ý, làm cơ sở để kinh doanh thêm dịch vụ. Nếu mà dịch vụ này không được thực hiện tốt, không đầy đủ thì công ty sẽ khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu tất yếu của du khách, dẫn đến sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch sẽ bị giảm sút. Ngược lại khi công ty kinh doanh tốt dịch vụ này sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, đây cũng có thể coi là một hình thức quảng cáo hữu hiệu. - Dịch vụ cho thuê xe, dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không: đây còn được gọi là các dịch vụ đơn lẻ. Với công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Hướng Dương đây là một sản phẩm không thể thiếu được trong gói sản phẩm của mình và nó chiếm một lượng doanh thu khá lớn. Nó làm trung gian giới thiệu sản phẩm cho các nhà cung cấp sản phẩm du lịch để hưởng hoa hồng. Các dịch vụ bao gồm: Dịch vụ vận chuyển hàng không ( đăng ký đặt chỗ bán vé máy bay ), dịch vụ vận chuyển đường sắt ( đăng ký đặt chỗ bán vé tàu hỏa ), dịch vụ vận chuyển ô tô ( đăng ký đặt chỗ bán vé, cho thuê xe ô tô), dịch vụ vận chuyển tàu thủy ( đăng ký đặt chỗ bán vé ). * Sản phẩm phụ: - Dịch vụ giải trí: phục vụ nhu cầu giải trí, giao lưu văn hóa của du khách. - Dịch vụ du lịch MICE theo yêu cầu: Du lịch hội nghị, hội thảo, tổ chức các sự kiện văn hóa, kinh tế xã hội, thể thao lớn. Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH HOA HƯỚNG DƯƠNG 2.1 Thực trạng các lĩnh vực kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch Hoa Hướng Dương. 2.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN STT CHỈ TIÊU MÃ THUYẾT MINH NĂM 2009 NĂM 2008 (1) (2) (3) (4) (5) (6) TÀI SẢN A A-TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 1.484.189.618 1.176.666.748 I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 III.01 1.447.070.511 1.171.109.641 II Đầu tư tài chính ngắn hạn (120=121+129) 120 III.05 1 Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn(*) 129 III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1.591.223 1.591223 1 Phải thu của khách hàng 131 2 Trả trước cho người bán 132 3 Các khoản phải thu khác 138 1.591.223 1.591.223 4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi(*) 139 IV Hàng tồn kho 140 917.862 917.862 1 Hàng tồn kho 141 III.02 917.862 917.862 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho(*) 149 V Tài sản ngắn hạn khác 150 4.610.022 3.048.022 1 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 151 4.610.022 3.048.022 2 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 152 3 Tài sản ngắn hạn khác 158 B TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+230+240) 200 78.464.919 78.464.919 I Tài sản cố định 210 III.03.04 1 Nguyên giá 211 2 Giá trị hao mòn luỹ kế(*) 212 3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213 II Bất động sản đầu tư 220 1 Nguyên giá 221 2 Giá trị hao mòn luỹ kế(*) 222 III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 III.05 1 Đầu tư tài chính dài hạn 231 2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn(*) 239 IV Tài sản dài hạn khác 240 78.464.919 78.464.919 1 Phải thu dài hạn 241 2 Tài sản dài hạn khác 248 78.464.919 78.464.919 3 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi(*) 249 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250=100+200) 250 1.562.654.537 1.225.131.667 NGUỒN VỐN A NỢ PHẢI TRẢ (300=310+320) 300 (7.687.568) I Nợ ngắn hạn 310 (7.687.568) 1 Vay ngắn hạn 311 2 Phải trả cho người bán 312 3 Người mua trả tiền trước 313 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 III.06 (7.687.568) 5 Phải trả người lao động 315 6 Chi phí phải trả 316 7 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 8 Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 II Nợ dài hạn 320 1 Vay và nợ dài hạn 321 2 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 322 3 Phải trả, phải nộp dài hạn khác 328 4 Dự phòng phải trả dài hạn 329 B VỐN CHỦ SỎ HỮU (400=410+430) 400 1.562.654.537 1.262.819.235 1 Vốn chủ sở hữu 410 III.07 1.562.654.537 1.262.819.235 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 1.000.000.000 1.000.000.000 2 Thặng dư vốn cổ phần 412 3 Vốn khác của chủ sở hữu 413 4 Cổ phiếu quỹ(*) 414 5 Chênh lệch tỉ giá hối đoái 415 6 Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416 7 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 562.654.537 262.819.235 II Quỹ khen thưởng phúc lợi 430 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440=300+400) 440 1.562.654.537 1.255.131.667 - Bảng cân đối kế toán được phòng kế toán của công ty TNHH Hoa Hướng Dương lập theo hình thức cân đối theo hai phần liên tiếp: phần trên là tài sản, phần dưới là nguồn vốn. Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có tại doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch hoán đang tồn tại dưới các hình thức và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản, các loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán, các chỉ tiêu được sắp xếp, phân chia theo từng nguồn hình thành tài sản của công ty. - Phân tích bảng cân đối kế toán: + Thứ nhất: Xét tổng tài sản năm 2009( 1.562.654.537) lớn hơn so với năm 2008(1.255.131.667) là 307.522.870, qua đây ta thấy được sự gia tăng về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của công ty. + Thứ hai: trong phần nguồn vốn xét nợ phải trả, năm 2009 khoản vay ngắn hạn là 0 trong khi đó năm 2008 nợ ngắn hạn ngân hàng là 7.687.568, Bên cạnh đó khoản nợ dài hạn của công ty trong hai năm là 0 như vậy khoản đầu tư các khoản tài sản chủ yếu được tài trợ bởi nguồn vốn tự có. Việc tài trợ vốn này đem lại sự an toàn về mặt tài chính của công ty. + Thứ ba: ta nhận thấy vốn chủ sở hữu năm 2009 (1.562.654.537) cao hơn so với năm 2008 (1.262.819.235) là 299.835.302 thể hiện sự gia tăng lượng vốn tự có của doanh nghiệp, xu hướng tăng này cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp. Mức gia tăng của vốn tự có một phần lớn do sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm 2009 (562.654.537) lớn hơn năm 2008 (262.819.235) là 299835302. Điều này thể hiện sự làm ăn có hiệu quả công ty do sự nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên và kế hoặch đầu tư tài chính hợp lý cũng như việc nâng cao uy tín, đẩy mạnh số lượng giao dịch đem lại doanh thu, lợi nhuận cao cho công ty. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH STT CHỈ TIÊU MÃ THUYẾT MINH NĂM 2009 NĂM 2008 (1) (3) (3) (4) (5) (6) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 IV.08 5.119.047.619 4.704.545.454 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 5.119.047.619 4.704.545.454 4 Giá vốn hàng bán 11 4.120.605.714 4.089.090.909 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 998.441.905 615.454.545 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 7 Chi phí tài chính 22 - trong đó chi phí lãi vay 23 8 Chi phí quản lý kinh doanh 24 582.003.986 250.427.830 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+21-22-24) 30 416.437.919 365.026.715 10 Thu nhập khác 31 11 Chi phí khác 32 12 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 IV.09 416.437.919 365.026.715 14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 116.602.617 102.207.480 15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51) 60 299.835.302 262.819.235 - Phân tích khái quát tình hinh tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong kỳ kế toán.Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán.Thông qua số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh để kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước và cá._.c khoản thuế và các khoản phải nộp khác.Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau. + Thứ nhất ta nhận thấy lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2009 (998.441.905) lớn hơn so với năm 2008 (615.454.545) là 382.987.360, hay lợi nhuận gộp năm 2008 bằng 62% so với năm 2009. + Thứ hai xét đến các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần năm 2008, 2009 lần lượt là: 4.089.090.909/4.704.545.454= 87%; 4.120.605.714/5.119.047.619=80,5%. Qua đây ta thấy trong năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra 87 đồng giá vốn hang bán. Chỉ tiêu này nhỏ hơn ở năm 2009 là 80 đồng giá vốn hàng bán, thể hiện năm 2009 việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán tốt hơn. Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần năm 2008,2009 lần lượt là : 250.427.830/4.704.545.454=5.3%; 582.003.986/5.119.047.619=11.37% Nhận thấy năm 2009 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra 11.37 đồng chi phí quản lý, cao hơn hẳn so với năm 2008, chứng tỏ hiệu quả quản lý bị giảm đi. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần của năm 2008,2009 lần lượt là: 615.454.545/4.704.545.454=13.08%; 998.441.905/5.119.047.619=19.5% Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, cho thấy năm 2009 cứ 100 đồng đồng doanh thu thuần thu được 19,5 đồng lợi nhuận cao hơn so với năm 2008 khoảng 6%, thể hiện lợi nhuận công ty thu về của năm sau cao hơn năm trước. Tỷ suất lợi nhuận thuần so trên doanh thu thuần của năm 2008,2009 lần lượt là: 365.026.715/4.704.545.454=7.76%; 416.437.919/5.119.047.619=8.14% Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cứ 100 đồng doanh thu thuần của năm 2009 thu về được 8.14 đồng lợi nhuận thuần, cao hơn so với năm 2008. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của năm 2008,2009 lần lượt là: 262.819.235/4.704.545.454=5.6%; 299.835.302/5.119.047.619=5.9% Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh nó biểu hiện: trong năm 2009,cứ 100 đồng doanh thu thuần có 5.9 đồng lợi nhuận sau thuế, cao hơn so với năm 2008 là 3 đồng. Thực chất của việc tính toán nhóm các chỉ tiêu trên là việc xác định tỷ lệ từng chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh so với tổng thể là doanh thu thuần. Có nghĩa là tổng doanh thu thuần làm tổng thể quy mô chung, còn những chỉ tiêu khác trên báo cáo kết quả kinh doanh là tỷ trọng từng phần trong quy mô chung đó. 2.1.2 Thực trạng các lĩnh vực hoạt động của công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương * Về hoạt động kinh doanh khách sạn: - Khách sạn Hoa Hướng Dương đi vào hoạt động ngay sau khi công ty TNHH Hoa Hướng Dương được thành lập. Trong khoảng 6 năm hoạt động, dù thời gian chưa phải là đủ dài nhưng cùng với sự tích cực của cán bộ nhân viên trong các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức du lịch và các chiến lược Marketing hợp lý, khách sạn có những bước tiến đáng kể trong việc gia tăng lượng khách đến nghỉ chân, giải trí, đem lại doanh thu, lợi nhuận cho công ty. - Tiếp cận với cách quản lý thông qua Internet mang lại hiệu quả cao trong giao dịch với du khách. Đội ngũ nhân viên khách sạn được huấn luyện và đào tạo một cách chuyên nghiệp từ cách đón tiếp đến sự hướng dẫn phục vụ du khách một cách tận tình, chu đáo đã tạo những ấn tượng hết sức tốt đẹp trong lòng du khách, gây dựng cho Hoa Hướng Dương uy tín và thương hiệu ban đầu. - Khách sạn hai sao được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cách tốt nhât nhu cầu của du khách: cách thức trang trí đậm chất Á Đông, các buồng đơn, đôi, có đầy đủ các tiện nghi: Ti vi, máy điều hoà, phòng tắm… với chất lượng cao và nhiều tiện ích, đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho du khách. Ngoài ra khách sạn còn xây dựng khu spa thoả mãn nhu cầu làm đẹp của du khách, chính yếu tố dịch vụ này mang lại lợi thế cạnh tranh cho khách sạn trong mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh. - Trong giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu trong năm gần đây khách sạn cũng không tránh khỏi những tác động mang tính tiêu cực của lạm phát, giảm chi tiêu của du khách. Cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của các khách sạn khác trong khu vực Hà Nội cũng như trong phạm vi toàn quốc, Hoa Hướng Dương phải đối mặt với những những khó khăn: + Nửa đầu năm 2009, thị trường khách du lịch giảm sút với tỷ lệ đặt phòng giảm 20%, còn giá thuê phòng thì hạ 15% so với cùng kì năm 2008, công suất của khách sạn cũng tụt giảm theo. + Trong năm 2009, tỷ lệ đặt phòng từ 77% năm 2008 hạ xuống còn 69% năm 2009. - Ngoài ra, trong cách tổ chức quản lý vẫn còn một số hạn chế công ty vẫn chưa bố trí công việc cho nhân viên một cách hợp lý, đặc biệt trong những lần đón tiếp đoàn khách lớn, một số nhân viên vẫn còn trì trệ trong nhận thức và trong làm việc nên công việc vẫn chưa đạt tới hiệu quả cao, dẫn đến sự lãng phí. * Về hoạt động kinh doanh lữ hành: Trong suốt quá trình thành lập và phát triển, toàn thể cán bộ và nhân viên công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương luôn tích cực khai thác, thu hút nhiều nguồn khách quốc tế và trong nước, góp phần phát triển du lịch địa phương. Công ty hướng tới mục tiêu tiếp tục đa dạng dòng sản phẩm du lịch, dịch vụ lữ hành tại các vùng miền và quảng bá điểm đến của những di sản văn hóa đối với du khách trong và ngoài nước, liên kết nối tuyến, phát triển dòng sản phẩm du lịch các nước trong khu vực ASIAN. Công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương định hướng phát triển hiệu quả và bền vững, đồng bộ 3 lĩnh vực du lịch quốc tế, trong nước, nước ngoài, tăng doanh thu trong từng lĩnh vực cũng như trong tổng thể hoạt động chung của công ty song song với việc mở rộng các loại hình kinh doanh lữ hành liên quan và dịch vụ hỗ trợ. Kết thúc 10 tháng đầu năm 2009, Công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương đạt doanh thu hơn 500.000.000 đồng, phục vụ hơn 70.000 khách quốc tế và nội địa. Công ty chưa xây dựng được một quy trình điều tour hoàn chỉnh hơn nhằm xác lập được quyền hạn và nhiệm vụ của các thành viên trong quá trình thực hiện tour dẫn đến không có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận. Thị trường khách mục tiêu của công ty trong kinh doanh outbound là Thái Lan bắt đầu rơi vào tình trạng bão hòa và chịu sự cạnh tranh rất lớn nên sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động outbound. Công ty có tiềm lực tài chính khá nhưng chưa khai thác được thị trường khách có thu nhập cao mà mới chỉ khai thác được thị trường khách trung bình nên doanh thu chưa cao. Bên cạnh những nhân tố chủ quan có tác động đến sự phát triển kinh doanh lữ hành của công ty, thì có những nhân tố khách quan đó là sự suy giảm kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, sẽ gây nên những khó khăn không nhỏ cho công ty. Hoa Hướng Dương phải chịu sức cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam khác và với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài (100% vốn, liên doanh, chi nhánh) trong lĩnh vực nhận khách quốc tế (inbound) và tương tự ở phân ngành kinh doanh khách sạn, nhà hàng - một lĩnh vực ta cũng phải cam kết mở cửa. Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nước ngoài có khả năng tài chính mạnh mẽ, kỹ năng quản lý chuyên nghiệp và hiểu biết sâu về nhu cầu, sở thích của khách quốc tế sẽ có ưu thế vượt trội so với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương nói riêng. Các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng chiếm lĩnh và bán các chương trình du lịch liên hoàn cho du khách Âu, Mỹ và khách đi tham quan còn công ty chỉ là một phần trong tour liên hoàn của họ đi Thái, Campuchia, Lào, Malaysia. Trong năm 2009, có 80% khách inbound của công ty là do hãng du lịch nước ngoài gửi cho. Việc mở cửa thị trường sẽ làm môi trường kinh doanh du lịch cạnh tranh hơn và buộc công ty chỉ còn một sự lựa chọn là vươn lên để nâng cao sức cạnh tranh. Về hoạt động Marketing, kinh doanh Công ty rất chú trọng khâu xúc tiến và chào bán sản phẩm mới sau khi được thiết kế. Các hình thức quảng cáo hết sức đa dạng đó là: + Quảng cáo trực tiếp: gọi điện và gửi mail cho từng đối tượng khách hàng. + Quảng cáo thông qua phát tờ rơi, dán pa nô.. + Quảng cáo thông qua tiếp xúc trực tiếp với các tổ chức du lịch có mối quan hệ hợp tác, tạo ra được nhiều nguồn khách thông qua giới thiệu. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ nhân viên chưa hoạch định được một chiến lược Marketing tổng hợp, định hướng chung cho toàn bộ quá trình hoạt động. Nghĩa là công ty chưa có một bộ phận Marketing thống nhất cho các phòng ban thực hiện, vẫn còn riêng lẻ, rời rạc. Hoạt động Marketing của công ty chưa thực sự có hiệu quả cao, nên chưa thực sự khai thác triệt để được nguồn thị trường khách dồi dào đó là: chưa thiết kế được slogan riêng, ấn tượng, việc đặt tour trực tuyến chưa được thực hiện chuyên nghiệp, nội dung các trang web còn chưa hấp dẫn, phong phú. Việc quảng cáo mới chỉ thực hiện theo phương thức truyền thống, mà chỉ phát huy tác dụng trong thời gian ngắn, so với các đối thủ cạnh tranh ngang bằng thì chưa thực sự có hiệu quả. Công ty chưa chú trọng nhiều đến quan hệ công chúng: tham gia các chương trình từ thiện hay báo đăng… Công ty chưa làm tốt công tác phân đoạn thị trường, các phân đoạn chưa thực sự thể hiện rõ tiêu thức phân đoạn nên vẫn còn chung chung. Về hoạt động bổ trợ: Nhà hàng có chất lượng dịch vụ khá tốt từ danh mục các món ăn đến thái độ phục vụ tận tình của nhân viên, tạo ấn tượng tốt cho khách du lịch. Tuy nhiên, việc trang trí thiết kế nhà hàng chưa thực sự tạo được nét khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, nên chưa khai thác triệt để được nguồn khách có thu nhập cao muốn tận hưởng những cảm giác mới lạ. Vận tải là một lĩnh vực khá được chú trọng. Bên cạnh những phương tiện được đầu tư mới công ty còn tổ chức các buổi tuyên truyền nhằm nâng cao hơn nữa sự an toàn cho lái xe và hành khách, cũng như đem lại sự phục vụ tốt hơn cho du khách. Tuy nhiên, việc tổ chức xếp chuyến chưa thực sự đạt hiệu quả cao, gây ra sự lãng phí nhân lực và vật lực. Về tình hình lao động của công ty Nhân lực là yếu tố quan trọng và chủ chốt trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành của công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương. Đội ngũ 45 cán bộ nhân viên đảm nhiệm một khối lượng công việc khá lớn, nhất là vào những tháng mùa vụ, có thể dẫn đến tình trạng không đủ lao động đáp ứng đủ mọi hoạt động của công ty. Mặc dù gặp nhiều trở ngại trong quá trình hoạt động nhưng tất cả các thành viên đều luôn nỗ lực và cố gắng hết mình để hoàn thành tốt nhất mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Tuy nhiên, cơ cấu bộ máy chưa được điều chỉnh một cách hợp lý nên nhiều bộ phận có tình trạng thừa hoặc thiếu lao động, nên hiệu suất hoạt động chưa thực sự cao. Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ giàu nhiệt huyết, nhưng không phải tất cả đều được đào tạo theo đúng chuyên ngành du lịch chính quy đủ để đáp ứng được nhu cầu phát triển. Công ty có tổ chức rất nhiều các lớp tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn cho nhân viên nhưng chưa thực sự có trọng tâm và mang lại được kết quả chưa thực sự cao. Các bộ phận chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc thống nhất hành động, hướng về mục tiêu chung nên chưa có sự phối hợp nhịp nhàng dẫn đến chất lượng dịch vụ bị giảm sút và một số chi phí tăng cao. 2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh lữ hành của công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương Muốn đánh giá trình độ tổ chức quản lý của công ty, cần phải dựa vào hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trên lý thuyết, có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty lữ hành nhưng khi áp dụng vào công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương em chỉ tập trung vào các chỉ tiêu quan trọng và khái quát nhất, quyết định đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. 2.2.1 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp * Hiệu quả kinh doanh tổng quát: Công thức tính hiệu quả tổng quát : H= TR/TC Trong đó : H : hiệu quả tổng quát TR : tổng doanh thu từ kinh doanh chương trình du lịch trong kỳ phân tích TC : tổng chi phí cho kinh doanh chương trình du lịch trong kỳ phân tích TV : tổng vốn đầu tư cho kinh doanh chương trình du lịch trong kỳ phân tích Áp dụng: Năm 2008 H= 4.704.545.454/250.427.830=18,786 Năm 2009 H= 5.119.047.619/270.003.986=18,959 Chỉ tiêu hiệu quả tổng quát phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ chi phí bỏ ra, hoặc đơn vị tiền tệ vốn bỏ ra cho việc kinh doanh tour thì thu vào được bao nhiêu đơn vị tiền tệ. Do vậy hệ số phải lớn hơn 1 thì kinh doanh tour mới có hiệu quả và nếu hệ số này càng lớn hơn 1 bao nhiêu thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Qua kết quả tính toán trên ta nhận thấy trong năm 2008, cứ 1 đơn vị tiền tệ chi phí bỏ ra thì thu được 18,786, trong khi đó năm 2009 cứ 1 đồng chi phí bỏ ra công ty thu được 18,959. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2009 cao hơn năm 2008 là 0,173. Điều này chứng tỏ công ty tổ chức và quản lý có hiệu quả hơn, nếu xu hướng này tiếp tục trong thời gian tới thì công ty thu về được nhiều doanh thu và lợi nhuận hơn. 2.2.2 Hiệu quả kinh doanh bộ phận * Bộ phận du lịch: Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên phòng du lịch trong 2 năm 2008,2009. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một lao động trong phòng du lịch thì thực hiện phục vụ được bao nhiêu ngày khách trong kỳ phân tích, hoặc cứ một lao động thì làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu từ kinh doanh tour trong 2 năm 2008,2009. Và đây cũng chính là chỉ tiêu tổng quát nhất để so sánh hiệu quả sử dụng lao động giữa 2 năm này. Công thức tính năng suất lao động bình quân Na= TR/N Trong đó : Na : năng suất lao động bình quân trong kỳ phân tích N : số lao động của phòng du lịch trong kỳ phân tích TR : tổng doanh thu của phòng du lịch trong kỳ phân tích Áp dụng: Năm 2008: Na= 940.090.090/12=78.409.090 Năm 2009: Na= 1.023.809.524/12=85.317.460 Chỉ tiêu này cho ta thấy trong năm 2008 cứ 1 nhân viên trong phòng du lịch làm được 78.409.090 doanh thu từ hoạt động kinh doanh tour, trong khi đó năm 2009 làm được 85.317.460, tăng đáng kể so với năm trước là 6.908.370. Điều này chứng tỏ cán bộ nhân viên phòng kinh doanh đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng về các chương trình sản phẩm du lịch từ đó góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Nếu xu hướng này tiếp tục được duy trì trong những năm tới đảm bảo công ty sẽ có được vị thế đáng nể trong ngành du lịch Việt Nam. Bộ phận khách sạn : Chỉ tiêu doanh thu trung bình một ngày khách và chỉ tiêu chi phí trung bình một ngày khách sẽ được dùng làm thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của khách sạn trong năm 2008, 2009. Chỉ tiêu trung bình một ngày khách Công thức: Ra= TR/TNK( đơn vị tiền tệ/ ngày khách) Trong đó : Ra : Doanh thu trung bình một ngày khách trong năm phân tích TR: Doanh thu từ hoạt động khách sạn trong năm phân tích TNK: số ngày khách trong năm phân tích Áp dụng: Năm 2008= 1.321.890.006/ 360=3.671.916 Năm 2009= 1.564.876.453/360=4.346.879 Nhìn vào kết quả tính toán trên nhận thấy doanh thu trung bình một ngày khách năm 2009 cao hơn năm 2008 là 674.963 Chỉ tiêu chi phí trung bình trên một ngày khách Công thức: Ca= TC/TNK ( đơn vị tiền tệ/ ngày khách ) Trong đó : Ca : chi phí trung bình một ngày khách trong năm phân tích TC: Chi phí hoạt động khách sạn trong năm phân tích TNK: Số ngày khách trong năm phân tích Áp dụng: Năm 2008= 67.654.324/360=187.928 Năm 2009= 77.098.675/360=214.162 Chi phí hoạt động khách sạn trung bình trên một ngày khách của năm 2009 cao hơn của năm 2008 là 26.234, con số không phải là lớn, thể hiện một phần chi phí đầu tư tu sửa lại khách sạn. Kết luận : Với các chỉ tiêu trên giúp ích rất nhiều cho cán bộ công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương quản lý doanh nghiệp của mình một cách tốt hơn, và có thể so sánh hiệu quả khi thực hiện các sản phẩm chương trình du lịch của mình với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khác để có những chiến lược, những bước đi phù hợp với từng loại chương trình để đạt được lợi nhuận cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất. 2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh lữ hành của công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương 2.3.1 Những hiệu quả tích cực Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển chúng ta nhận thấy công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương đã đạt được những thành tựu hết sức tốt đẹp do sự nỗ lực hết mình của cán bộ nhân viên công ty và sự định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn. Công ty ngày một đa dạng hóa chương trình sản phẩm du lịch của mình. Khách hàng biết đến và tiêu dùng sản phẩm của công ty ngày càng tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây chứng tỏ thương hiệu Hoa Hướng Dương ngày càng được ưa chuộng hơn trên thị trường du lịch. Doanh thu tăng dẫn đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng đáng kể năm 2009 là 299.835.302 tăng cao hơn so với năm 2008 là 37.016.067. Con số trên thể hiện sự cố gắng của cán bộ và nhân viên trong việc tạo vị thế cho công ty trên thị trường. Hai năm đầu hoạt động có rất ít du khách biết đến thương hiệu của công ty, nhưng những năm gần đây do chú ý đến vấn đề tạo dựng uy tín cũng như không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên nên đã co lượng lớn khách lựa chọn công ty để thực hiện dịch vụ du lịch cho mình, tên tuổi công ty ngày càng được khẳng định lớn mạnh hơn. Điều này còn chứng tỏ hoạt động của công ty trong thời gian tới sẽ rất có triển vọng. 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân - Công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương mới được thành lập hơn 5 năm nên quy mô của công ty vẫn còn nhỏ, đội ngũ nhân viên cũng như các sản phẩm dịch vụ chưa thực sự thu hút được niềm tin của đông đảo du khách, họ vẫn còn có tâm lý e ngại khi lựa chọn sản phẩm của công ty. Quy mô nhỏ còn còn dẫn đến địa bàn hoạt động của công ty vẫn còn rất hạn chế gây khó khăn cho việc lôi kéo những khách hàng có khả năng chi tiêu lớn. Do vậy, nguồn khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng nội địa với thu nhập trung bình. Chính vì vậy những kết quả mà công ty đạt được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn có của nó với những nguyên nhân sau: + Sản phẩm của xí nghiệp nội dung chưa hấp dẫn và phong phú với mức giá khá cao. + Khả năng khuyếch trương, xúc tiến các chương trình chưa thực sự gây ấn tượng để thu hút khách hàng vào các sản phẩm cụ thể nên hạn chế sự tiếp cận sản phẩm của khách hàng. + Khách của công ty chủ yếu là khách truyền thống, đơn lẻ do bộ phận Marketing làm việc chưa đạt hiệu quả cao, chính sách chưa tập trung nghiên cứu sâu vào khách hàng tiềm năng nên công ty chưa có những chính sách thu hút khách hàng mới. + Trong quá trình phát triển sản phẩm công ty chưa thực sự nhấn mạnh quảng bá vào các yếu tố đáp ứng nhu cầu và mục đích sự khởi hành chuyến đi của các đối tượng khách khách nhau như học sinh, sinh viên muốn tiếp cận, học tập văn hóa mới hay người cao tuổi muốn nghỉ dưỡng tại những địa điểm yên tĩnh.. Công ty mới chỉ đưa ra tên địa danh ( điểm đến ), nên chưa thực sự hấp dẫn được khách du lịch. + Trong tổng số 45 cán bộ nhân viên của công ty chỉ có 10 người được đào tạo chính quy về du lịch nên việc điều hành quản lý chưa đạt hiệu quả cao và những phản ứng với những biến chuyển trong ngành du lịch chưa thực sự nhanh nhạy để có những giải pháp thích ứng tốt. + Bên cạnh đó, trình độ giao tiếp ngoại ngữ với du khách nước ngoài của nhân viên chưa tốt nên còn hạn chế khả năng tiếp xúc, quảng bá cho hình ảnh của công ty đối với đông đảo du khách. Thường nhân viên chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình mà chưa có khái niệm mở rộng quan hệ hay gây ấn tượng với du khách để họ chọn lựa dịch vụ của mình trong những chuyến du lịch tiếp theo. + Trang thiết bị cơ sở vật chất dù đã được nâng cấp xong vẫn chưa đầy đủ nhất là trong những vụ mùa du lịch, lực lượng chưa đủ để đáp ứng khối lượng khách đông đảo. Không những vậy công ty còn chậm trong việc đưa ra các phương an phòng bị như là thuê thêm phương tiện của các công ty chuyên về vận tải, hay bảo hành sửa chữa tại thời điểm thiết bị xuống cấp.. Trước những cơ hội và thách thức môi trường vĩ mô mang lại, công ty cần không ngừng phát huy những thế mạnh và hạn chế những yếu điểm để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, từ đo đẩy mạnh hiệu quả hoạt động, gia tăng lợi nhuận. Chương 3: BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY TNHH HOA HƯỚNG DƯƠNG 3.1 Phương hướng kinh doanh của công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương 3.1.1 Bối cảnh hoạt động của công ty Công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương được hình thành và phát triển trong hơn 5 năm gần đây là khoảng thời gian mà ngành du lịch non trẻ Việt Nam được ghi nhận tăng trưởng khá nhanh. Vậy quá trình và vị thế của ngành trong nền kinh tế Việt Nam và trong khu vực hiện như thế nào? Quá trình phát triển. Hoạt động của ngành du lịch Việt Nam được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ghi nhận từ năm 1995, bắt đầu với con số khiêm tốn 1.35 triệu khách quốc tế, tăng lên 4.2 triệu du khách với doanh thu 3.5 tỷ USD vào năm 2008 (6). Trong tiến trình phát triển này, số lượng chỉ bị suy giảm vào năm 1998, thời điểm xảy do cuộc khủng kinh tế Châu Á. Theo xu hướng chung trên thế giới, phần lớn nguồn khách quốc tế đến Việt Nam từ các quốc gia trong vùng. tổng kết bao gồm các nước có lượng khách du lịch đến Việt Nam trên 100 ngàn năm 2007. Hoa Kỳ là một ngoại lệ của các quốc gia ngoài khu vực có số lượng khách quốc tế lớn đứng hàng thứ tư, do số lượng Việt kiều chiếm tỷ lệ quan trọng trên tổng số du khách đến từ quốc gia này.  Mức tăng trưởng trong thập niên qua của ngành du lịch khá cao. Việt Nam được xếp vào danh sách “Các điểm đến mới hàng đầu thế giới giai đoạn 1995-2004“, và là một trong số các nước có mức tăng trưởng cao của Châu Á - Thái Bình Dương, vốn là khu vực có mức tăng trưởng ngành du lịch cao hơn hầu hết các khu vực khác trên thế giới.   Nguồn: tài liệu UNWTO Triển vọng phát triển của ngành du lịch Việt Nam được đánh giá là khả quan, theo như dự báo của WEF cho giai đoạn 2009-2018. Tuy nhiên, vì dự báo này được soạn thảo vào đầu năm 2008, khi cuộc khủng hoảng kinh tế giới chưa thực sự khởi đầu, do đó, mức tăng truởng sẽ thấp hơn các số liệu trong bảng dưới đây. Vị thế của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc gia. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam yếu kém và thiếu ổn định, với mức thâm hụt 12 % GDP năm 2008, do lệ thuộc nặng nề vào nguồn xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, và vì sự thâm hụt của cán cân thương mại. Sự thâm hụt này được bù đắp bằng các nguồn ngoại thu khác, trong đó có sự đóng góp đáng kể của nguồn thu nhập du lịch. Từ góc độ khác, vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam còn biểu hiện qua tỷ phần doanh thu của ngành trên tổng sản lượng quốc gia (GDP) và tỷ lệ số lượng lao động hoạt động trong ngành trên tổng lực lượng lao động của cả nước. Vị thế ngành du lịch Viêt Nam trong khu vực.  Mặc dù đạt được mức tăng trưởng khá cao, số liệu về tỷ lệ lượng du khách đến của mỗi nước trên tổng số khách đến trong khu vực cho thấy thành quả của ngành du lịch Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, đặc biệt so sánh với hai nước láng giềng Thái Lan và Malaysia - là những quốc gia có lợi tức trung bình, đối thủ cạnh tranh lớn, và cũng là những đối tượng Việt Nam muốn bắt kịp trong trung và dài hạn của những thập niên tới. Tính theo tỷ phần doanh thu của mỗi quốc gia trên tổng thu của ngành du lịch trong khu vực, vị trí của ngành du lịch Việt Nam còn thấp hơn. Có thể lý giải sự tụt hạng này, một phần nào đó do giá cả của Việt Nam thấp, song quan trọng hơn nữa là những mặt hạn chế của các dịch vụ du lịch về giải trí và mua sắm. Khi so sánh hai biểu đồ về tỷ phần lượng khách quốc tế và doanh thu trong vùng trên đây, có thể lấy Philippines như một trường hợp điển hình đáng lưu ý. Nhờ thu nhập bình quân từ mỗi du khách cao hơn, doanh thu của Phillippines đã vượt Việt Nam đáng kể (2.2% - 1.8%), mặc dù lượng khách quốc tế của nước này thấp hơn Việt Nam khá nhiều (1.7% - 2.3%).           Nguồn: tài liệu WNWTO 3.1.2 Mục tiêu kinh doanh của công ty Công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương phấn đấu trong năm 2010 đạt được những mục tiêu cụ thể như sau: Lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp năm 2010 sẽ là 330.000.000 tăng so với năm 2009 là 30.164.698. Mục tiêu chương trình sản phẩm năm 2010 là: + Ngoài các tour du lịch đường bộ mở thêm các tour du lịch đường sông. + Mở các tour du lịch dài ngày và ngắn ngày hướng vào các đôi tượng công nhân viên chức Nhà nước, học sinh, sinh viên những đối tượng có mức thu nhập tương đối vừa phải mà trước đây công ty chưa chú trọng. + Xây dựng các tour du lịch chuyên đề: tham quan, nghỉ dưỡng, trao đổi văn hóa… + Tăng 20% đến 30% lượng khách outbound với các tour du lịch đã được xây dựng trước đó. + Đa dạng hóa chương trình tour du lịch inbound thêm 5 chương trình so với năm 2009. + Tăng lượng khách đến nhà hàng thông qua thiết kế bài trí lại nhà hàng, thu hút chủ yếu là khách có thu nhập cao. + Tăng đầu xe ô tô lên 2 chiếc để đáp ứng kịp thời lượng khách tăng vọt trong thời gian mùa vụ. + Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân viên về nghiệp vụ chuyên môn và trình độ giao tiếp với du khách nước ngoài. 3.1.3 Phương hướng kinh doanh của công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương Trong giai đoạn ngành du lịch non trẻ của Việt Nam đang có những bước chuyển biến đáng nể thì công ty được xác định là có tiềm năng phát triển khá mạnh trong thời gian tới. Để phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành, công ty đã đề ra những phương hướng sau: Phát huy những tiềm năng hiện có, khai thác chiều sâu thế mạnh du lịch, mở thêm các tour du lịch mới, làm đa dạng hóa các loại hình du lịch, mở thêm các tour đêm. Thực hiện tốt khâu nghiên cứu thị trường để có thể dự báo trước được luồng khách, đón trước vận hội. Đổi mới cách nghĩ, cách làm ở các bộ phận để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh: + Phòng kinh doanh: tăng cường hơn nữa các biện pháp bán sản phẩm tour thông qua các hình thức hiện đại như đặt tour trực tuyến hay gặp gỡ trực tiếp với khách hàng qua các hội nghị truyền thông. + Phòng hành chính nhân sự: thực hiệm nghiêm chỉnh cơ cấu phân cấp của công ty, báo cáo đúng đủ, hạch toán chính xác cho từng bộ phận. Đảm bảo mức vốn cao hơn cho cán bộ nhân viên cụ thể là tăng thu nhập cho nhân viên thông qua duy trì ổn định công việc cũng như tăng thưởng trích từ hoạt động kinh doanh của công ty để họ yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy của công ty, xem xét lại các nghiệp vụ kinh doanh từ khâu tổ chức, phân công bố trí lại lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh cho hợp lý. Có các chương trình đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty để họ có đủ các kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ để xử lý, phản ứng nhanh nhạy trong quá trình làm việc. * Khách du lịch nội địa Doanh thu từ thị trường khách du lịch nội địa được dự kiến trong năm 2010 là 3.120.000.000. Công ty chủ yếu khai thác kinh doanh tại thị trường Hà Nội do lợi thế là nằm tại khu vực Hà Nội, xu hướng chi tiêu của cư dân hướng nhiều hơn vào hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, có nhiều cơ quan tổ chức phát triển mạnh hoạt động trên địa bàn Hà Nội và dân số có mức thu nhập cao nhất miền Bắc. Trung bình 1 năm các cơ quan du lịch nghỉ mát ít nhất 1-2 lần. Ngoài ra Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hoá và thủ đô do vậy lượng khách trong nước và ngoài nước hàng năm đến Hà Nội để công tác và du lịch với số lượng rất lớn. Bảng 3.2. Dự kiến các loại khách của từng tháng trong năm 2008 Thời gian Nhu cầu Đối tượng Điểm đến Tháng 1 Du lịch lễ hội Du lịch outbout Du lịch inbout Du lịch tham quan tổng hợp Cá nhân, nhóm cơ quan, các đoàn nối tour từ các công ty du lịch, khách Việt kiều và khách lẻ quốc tế tại Hà Nội Các đền chùa lăng tẩm Tháng 2 Tháng 3 Du lịch hè Tháng 4 Các điểm nghỉ mát tại bãi biển và trên núi Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Du lịch tham quan, mua sắm Tháng 8 Các trung tâm du lịch, kinh tế đặc biệt là các trung tâm du lịch tại các cửa khẩu. Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Ngoài ra, Hà Nội có thể tổ chức các tour inbound và outbound một cách thuận tiện thông qua sân bay quốc tế nội bài và là điểm kết nối các tour từ miền Bắc đến các vùng miền khác trên toàn quốc. Ta còn có thể nhận thấy nhu cầu du lịch của du khách ngày càng tăng không chỉ tập trung vào mục đích tham quan giải trí mà còn là trao đổi văn hóa, đi công tác, nghiên cứu thị trường..mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển sản phẩm của công ty Hoa Hướng Dương. * Khách du lịch quốc tế Với khách du lịch quốc tế, công ty đang chủ chương thu hút khách với dự kiến sau : tổng doanh thu outbound năm 2010 là 1.600.000.000, tổng doanh thu outbound năm 2010 là 1.300.000.000. Công ty sẽ xây dựng toàn bộ các chương trình du lịch cho phù hợp với nhu cầu với mức giá tại thị trường Hà Nội. Riêng với chương trình outbound Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hồng Kông sẽ khảo sát giá tại Hà Nội và trong khu vực. 3.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH du lịch Hoa Hướng Dương. 3.2.1 Nhóm biện pháp tăng kết quả kinh doanh. * Các giải pháp về Marketing - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ phận Marketing: Để tăng kết quả kinh doanh thì một trong những vấn đề quan tâm là làm sao sản phẩm chương trình du lịch của công ty được tiêu thụ trên thị trường và du khách tìm đến khách sạn của công ty ngày một đông đảo. Chính vì lý do đó mà công ty cần phải tổ chức một phòng ban chuyên làm về marketing, vì đây là một mảng khá quan trọng nên tránh tình trạng kiêm nhiệm trong công việc dẫn đến giải quyết không hết, không kịp thời, thiếu chính xác những vấn đề xảy ra trong quá trình kinh doanh, không những thế còn thể hiện được tính chuyên môn hoá trong công việc. Chi phí ban đầu cho việc thành lập phòng Marketing mới sẽ là tốn kém nhưng bù lại nó góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Hoa Hướng Dương trên thị trường. Marketing là công việc đòi hỏi tính sáng tạo cao và nhanh nhạy vì vậy khi tổ chức bộ phận chuyên làm về Marketing cần phân công cho nhưngc cán bộ có chuyên môn, có kinh nghiệm và sự nhạy bén phụ trách công việc đó. Công ty có thể áp dụng cơ cấu mô hình Marketing như sau: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Marketing._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25990.doc
Tài liệu liên quan