.Mục Lục.
Lời mở đầu:
Khu vực hoá, toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, các nước muốn phát triển phải theo xu hướng mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, các nước phải giải quyết mối quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu để cân bằng cán cân thương mại của họ hoặc thặng dư. Các nước đều muốn thặng dư thương mại, họ sử dụng mọi biện pháp hàng rào thuế quan và phi thuế quan để hạn chế nhập khẩu và tăng cường xuất khẩu, với chính sách như vậy đã làm cho mối quan hệ kinh tế giữa các nư
67 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu ở Công ty Thiết Bị 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc xung đột lợi ích kinh tế, đi ngược lại với xu thế toàn cầu hoá trên thế giới, điều đó buộc các nước phải cân đối hài hoà giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, muốn có một nền kinh tế phát triển phải mở cửa hội nhập tiếp thu khoa hoạc công nghệ tiên tiến trên thế giới, đi tắt đón đầu, nhập khẩu các công nghệ, máy móc hiện đại thích hợp với Vệt Nam và nhập khẩu các nguyên vật liệu, sản phẩm mà Việt Nam không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chi phí cao để đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH đất nước, cụ thể 57/NĐ-CP ngày 31/7/1998 về tự do hoá kinh doanh xuất nhập khẩu bằng chế độ đăng ký kinh doanh XNk thay cho cấp giấy phép, điều đó đã tạo ra một môi trường cạnh tranh cao trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
Công Ty Thiết Bị 1 là doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình cổ phần hoá, còn tồn tại yếu kém từ doanh nghiệp nhà nước để lại, ngoài ra với chính sách của nhà nước mở cửa tự do hoá nên cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ khốc liệt, nền kinh tế thị trường sẽ loại bỏ các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, để tồn tại thì công ty phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Công ty có truyền thống kinh doanh nhập khẩu hàng hoá và kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong những năm qua, thông qua báo cáo tổng hợp đối với công ty em thực tập trong thời gian qua em chọn đề tài:
“Nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu ở Công Ty Thiết Bị 1”. Với đề tài này em mong bổ sung và nâng cao kiến thức thực tế cho mình, và qua đề tài này em đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu cho công ty.
Cấu trúc đề tài gồm 3 phần thể hiện như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu
Chương II: Phân tích thực trạng kinh doanh hàng nhập khẩu của Công Ty Thiết Bị 1
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của Công Ty Thiết Bị 1.
Với kiến thức đã học và tài liệu thu thập được trong quá trình viết không tránh khỏi hạn chế và sai sót em xin được sự chỉ dẫn và ý kiến của các thầy cô và cán bộ trong công ty cho bài viết của em .
Em xin cảm ơn./
Chương 1. Cơ sở lý luận chung về hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu
I. Tổng quan về kinh doanh hàng nhập khẩu
1. Khái niệm và vai trò nhập khẩu hàng hoá
Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được vào lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong ngoại thương, nhập khẩu là hoạt động quan trọng tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân ở trong nước, nhập khẩu bổ sung những hàng hoá trong nước không sản xuất được, hoặc nếu sản xuất được nhưng không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đặc biệt nhập khẩu còn để thay thế, nhập khẩu về những hàng hoá mà trong nước nếu sản xuất thì không có lợi, chi phí cao hơn trong khi đó nếu nước này tập trung vào sản xuất những hàng hoá mà mình có năng xuất cao chi phí thấp sau đó bán sản phẩm này đi, dùng tiền hay sản phẩm này đổi lấy những sản phẩm mà trong nước sản xuất không hiệu quả, thì ta sẽ thu được hiệu quả kinh tế cao hơn. Hai mặt của nhập khẩu bổ sung và thay thế nếu được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân , trong đó cân đối trực tiếp ba yếu tố của sản xuất là: Công cụ lao động, đối tượng lao động và lao động đóng vai trò quan trọng nhất. Với những tác động như trên thì ngoại thương được coi như một phương pháp sản xuất giãn tiếp đem lại hiẹu quả cho nền kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay, vai trò nhập khẩu thể hiện ở khía cạnh sau :
- Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh, mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng CNH- HĐH theo định hướng của nhà nước XHCN.
- Nhập khẩu bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế thị trường tạo ra, đảm bảo cho một nền kinh tế phát triển cân đối và ổn định lâu dài.
- Nhập khẩu góp phần nâng cao và cải thiện mức sống của nhân dân. Nhập khẩu thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng , vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất, và tạo thêm nhiều việc làm, đem lại thu nhập cao cho người lao động.
- Nhập khẩu còn có vai trò thúc đẩy xuất khẩu trong nước, tác động này thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu như chi phí rẻ…, tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, đặc biệt là nước XK.
2. Các hình thức nhập khẩu:
Trong kinh doanh nhập khẩu hàng hoá có các hình thức nhập khẩu khác nhau, ta có một số hình thức nhập khẩu thường xuyên gặp trong thương mại quốc tế như sau:
-Nhập khẩu trực tiếp: là hình thức nhập khẩu trong đó người bán và người mua quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thưu từ, điện tín) để bàn bạc thoả thuận về hàng hoá, giá cả và các điều kiện giao dịch khác mua bán khác.
Nhập khẩu tực tiếp là hoạt động độc lập của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước, họ phải tính toán các chi phí để đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận, trên cơ sở luật quốc tế và luật pháp trong nước và nước nhập khẩu.
Trong hoạt động nhập khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp chủ động tiến hành các nghiệp vụ từ nghiên cứu tìm hiểu thị trường, lựa chọn khách hàng thích hợp nhất, lựa chọn phương thức giao dịch ký hợp đồng, và họ phải tự bỏ vốn ra chi trả chi phí và hưởng toàn bộ lợi nhuận thu về và chịu toàn bộ rủi ro gặp phải khi thực hiện.
- Nhập khẩu uỷ thác: Là hoạt động nhập khẩu hình thành giữa hai doanh nghiệp, doanh nghiệp uỷ thác và doanh nghiệp nhận uỷ thác. Doanh nghiệp uỷ thác có vốn và ngoại tệ riêng, có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá nhưng không có quyền tham gia nhập khẩu trực tiếp, hay họ nhập khẩu trực tiếp không có lợi do quan hệ bạn hàng lâu năm, hoặc kinh nhiệm nhập khẩu chưa có, chưa hiểu sâu về thị trường…nên đã uỷ thác cho bên nhận uỷ thác có chức năng, trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với người nước ngoài, làm thủ tục nhập khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng hoa hồng gọi là phí uỷ thác. Quan hệ hai bên uỷ thác và nhận uỷ thác thể hiện đầy đủ trong hợp đồng uỷ thác ký kết giữa hai bên.
Nhập khẩu uỷ thác có đặc điểm là doanh nghiệp nhận uỷ thác không phải bỏ vốn ra, không phải xin hạn ngạch, ngiên cứu thị trường ,tìm đầu ra cho sản phẩm, mà chỉ đứng ra đại diện cho bên uỷ thác để giao dịch, đàm phán và ký hợp đồng, làm thủ tục nhập khẩu cũng như thay mặt người uỷ thác giải quyết tranh chấp xảy ra.
- Nhập khẩu hàng đổi hàng (Buôn bán đối lưu): Là phương thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi với nhau, có giá trị tương đương .
- Nhập khẩu tái xuất: Là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục hải nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra ra khỏi Việt Nam.
Mục đích là mua rẻ hàng hoá ở nước này bán đắt hàng hoá ở nước khác và thu số ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch này luôn luôn thu hút ba nước tham gia: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu.
Hợp đồng tái xuất khẩu, thì người kinh doanh tái xuất thường ký một hợp đồng nhập khẩu và một hợp đồng xuất khẩu. Hai hợp đồng này về cơ bản không khác gì những hợp đồng xuất nhập khẩu thông thường nhưng chúng có liên quan mật thiết với nhau. Chúng thường phù hợp với nhau về hàng hoá, bao bì, ký mã hiệu, nhiều khi cả về thời gian giao hàng và các chứng từ hàng hoá….Việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu phải tạo cơ sở đầy đủ và chắc chắn cho việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Nhập khẩu liên doanh: Là hình thức nhập khẩu có sự liên kết giữa các doanh nghiệp một cách tự nguyện (trong đó có ít nhất một doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp) mục đích nhằm phối hợp phát huy các thế mạnh, hạn chế rủi ro của nhau trong hoạt động nhập khẩu để cùng nhau thu dược lợi nhuận cao trong kinh doanh nhập khẩu.
Đặc điểm nhập khẩu liên doanh là các doanh nghiệp liên doanh chịu ít rủi ro cùng góp vốn, cùng quản lý nghiệp vụ nhập khẩu, phân chia quyền hạn, trách nhiệm giữa các bên và lợi nhuận, chi phí theo số vốn góp của mỗi bên. Kim ngạch NK được tính cho doanh nghiệp nào đứng ra nhập khẩu, còn khi đưa hàng về tiêu thụ thì doanh số bán hàng của công ty tính trên tỷ lệ vốn góp và chịu thuế doanh thu trên vốn góp. Đối với doanh nghiệp đúng ra nhập khẩu phải làm hai hợp đồng: Hợp đồng nhập khẩu và Hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp khác.
3. Nội dung qui trình nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu là một phần quan trọng cấu tạo nên hoạt động ngoại thương của các quốc gia, hoạt động nhập khẩu thực hiện bởi các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu, các doanh nghiệp này mua hàng hoá ở nước ngoài về bán ở trong nước, hoặc bán ra thị trường nước ngoài, mục đích thu về được nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng hoạt động mua hàng được thực hiện ở thị trường nước ngoài, với người nước ngoài nên bị khó khăn và bất đông về ngôn ngữ và môi trường kinh doanh phức tạp ( pháp luật, tập quán thói quen,… ). Nên hoạt động nhập khẩu càng cần phải chú trọng đến các khâu, các nghiệp vụ một cách cẩn trọng tránh sai sót và vi phạm.
Hoạt động nhập khẩu bao gồm nhiều khâu: Từ khâu nghiên cứu điều tra tiếp cận thị trường lựa chọn hàng hoá nhập khẩu, tiến hành giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng khi hàng hoá về cảng, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho người mua và hoàn thành thủ tục thanh toán. Các khâu của hoạt động nhập khẩu có liên quan đến nhau phụ thuộc vào nhau, các khâu đều thực hiện bởi nhân viên của công ty, nên đòi hỏi các nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn, và năng lực để thực hiện kinh doanh hàng hoá nhập khẩu đạt hiệu quả cao.
3.1. Nghiên cứu thị trường:
Doanh nghiệp là một cơ thể sống, muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp không thể tách khỏi môi trường sống đó là thị trường, để tồn tại và phát triển trong môi trường sống thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải hiểu được môi trường và thích nghi với môi trường. Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc cần thiết đầu tiên đối với bất kỳ công ty nào muốn tham gia vào thị trường thế giới. Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là một quá trình điều tra nghiên cứu để tìm triển vọng bán hàng cho một số sản phẩm cụ thể. Quá trình nghiên cứu thị trường để thu thập tài liệu, thông tin về sản phẩm cụ thể, từ đó ta sử dụng các công cụ tính toán để so sánh , phân tích đánh giá rút ra kết luận, từ kết luận giúp các nhà quản lý lập được một kế hoạch khả thi, giúp doanh nghiệp chủ động thực hiện theo phương châm chỉ bán hàng hoá mà thị trường cần, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường.
*Nghiên cứu thị trường trong nước: Nhằm mục đích nhận biết được nhu cầu các sản phẩm nhập khẩu, từ đó công ty lựa chọn các sản phẩm cơ cấu sản phẩm nhập khẩu về mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh nhất, thu về nhiều lợi nhuận nhất, muốn như vậy doanh nghiệp phải phân tích :
Phân tích tình hình cầu:
Cầu ở đây là nhu cầu về hàng hoá đó trên thị trường nội địa, ta phải xác định xem những thông tin liên quan về sản phẩm mà doanh nghiệp dự định kinh doanh và đang kinh doanh bán ra ở nội địa.
Người tiêu dùng hiện nay là những ai, người tiêu dùng phân nhóm như thế nào; Nhóm xã hội , nhóm nghề nghiệp, nhóm thị hiếu , dân tộc, tuổi, tôn giáo, giới tính…
- Nhịp điệu mua hàng
- Sản phẩm của công ty thuộc thế hệ nào?
- Lý do mua hàng của khách là gì?
- Cần phải xác định chính xác nhu cầu khách hàng mua khi nào, ở đâu , khối lượng bao nhiêu, ở hiện tại và tương lai để công ty lên kế hoạch kinh doanh hợp lý, thì doanh nghiệp phải tìm hiểu dung lượng của thị trường.
Dung lượng thị trường của một loại hàng hoá là khối lượng hàng hoá được giao dịch trên thị trường nội địa trong một thời gian nhất định, ta thường tính là một năm. Dung lượng thị trường cho ta biết thị phần doanh nghiệp, vị trí của doanh nghiệp đang ở đâu, dung lượng thị trường luôn luôn biến động, nó phụ thuộc vào các yếu tố như: Các chính sách của nhà nước về hàng hoá đó, thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thời vụ, biến động của nền kinh tế…..Nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đó giúp doanh nghiệp có những kế hoạch, chiến lược kinh doanh dài hạn và ngắn hạn.
- Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải chú ý đến việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm như : quy cách, phẩm chất, bao bì, mẫu mã…và thoả mãn đúng kịp nhu cầu của khàch hàng.
Phân tích tình hình cung:
Trước hết cần phải biết rõ tình hình cung toàn bộ, ta tính được lượng cung ra thị trương nội địa, nên ta phải xác định được:
- Khối lượng toàn bộ hàng hoá bán ra thị trường nội địa hiện tại đối với các sản phẩm tương tự, đặc biệt phải xác định tách biệt được phần sản xuất trong nước với phần nhập khẩu nước ngoài để ta xác định chính xác nhu cầu nhập khẩu hàng hoá để doanh nghiệp định hướng nhập khẩu hiệu quả.
- Ta phải xác định giá bán trung bình của các sản phẩm tương tự trên thị trường.
- Xem cấu trúc cung hàng hoá đó trên thị trường nội địa như thế nào?
- Sản phẩm đó đang ở pha nào trong chu kỳ sống của sản phẩm, ở mỗi chu kỳ sống của sản phẩm thì nhu cầu của khách hàng là khác nhau, nhu cầu về sản phẩm có sự thay đổi trong các pha, nên doanh nghiệp cần phải hiểu sản phẩm đó ở chu kỳ sống nào để có các chiến lược kinh doanh hợp lý, đem lại lợi nhuận cao.
- Xác định tình hình cạnh tranh trên thị trường : Nếu cạnh tranh gay gắt, điều đó không có nghĩa là công ty rút lui, công ty có thể chờ đợi ở thế thủ giai đoạn sẵn sàng chuyển sang tấn công.
Ngoài nghiên cứu các sản phẩm cùng đáp ứng một nhu cầu còn phải xác định xem cạnh tranh đó như thế nào, yếu tố nào ảnh hưởng đén cạnh tranh, và các yếu ttố cạnh tranh của các doanh nghiêph đang cạnh tranh với công ty ta, xem lợi nhuận tối thiểu có thể chấp nhận, hậu quả cạnh tranh như thế nào, diễn biến ra sao…..và khả năng phản ứng của nó trước một đối thủ mới tham gia vào thị trường như thế nào.
*Nghiên cứu thị trường nhập khẩu:
Đối với thị trường NK đòi hỏi các doanh nghiệp nhập khẩu phải nhận rõ các yếu tố về tình hình kinh tế chính trị nước mua hàng, đặc biệt phải nắm rõ luật pháp tập quán nước ngoài liên quan đến nước bạn hàng như: Điều kiện vẩn tải, tài chính tiền tệ, tập quán kinh doanh (incoterms 1990-2000 )….
Thị trường nước ngoài là thị trường xa lạ với các doanh nghiệp, doanh nghiệp bị bất đồng về ngôn ngữ, luật pháp hiểu không sâu…,chính vì trở ngại trên nên các doanh nghiệp phải chú trọng quan tâm nghiên cứu. Việc nghiên cứu thị trường này có thể nghiên cứu ở sách, báo, các tạp chí chuyên ngành, niên gián thống kê…, hoặc trực tiếp nghiên cứu thông qua tham gia giao dịch, hội trợ, triển lãm….
Việc nghiên cứu thị trường nước ngoài kết hợp với nghiên cứu thị trường nội địa giúp doanh nghiệp mua được những hàng hoá NK giá cả cạnh tranh, hàng hoá phù hợp với kiểu dáng, chủng loại, mẫu mã…mà khách hàng trong nước chấp nhận và ưa chuộng. Nghiên cúư thị trường nước ngoài giúp công ty tìm được đối tác làm ăn: Hiểu được quan điểm kinh doanh của bạn hàng, khả năng tài chính của bạn…
Nghiên cứu thị trường nhập khẩu giúp doanh nghiệp nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu, đặc biệt ta quan tâm đến giá cả, sự biến động của giá cả. Giá cả hàng hoá trên thị trường phản ánh mối quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường quốc tế và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
Giá cả có tính chất đại diện cho một loại hàng hoá nhất định trên thị trường thế giới, nên các donh nghiệp kinh doanh hành hoá có thể coi những giá quốc tế sau đây để tham khảo khi đưa ra giá mua hàng hoá cho công ty:
- Những hàng hoá buôn bán ở sở giao dịch hoặc các trung tâm bán đấu giá thì có thể tham khảo giá ở các trung tâm giao dịch.
- Đối với máy móc thiết bị rất đa dạng, việc xác định giá cả quốc tế là khó khăn. Trong thực tế ta chủ yếu căn cứ vào giá cả của các hãng sản xuất và mức cung trên thị trường.
- Đối với các hàng hoá không có trung tâm giao dịch truyền thống trên thế giới, thì có thể lấy giá của những nước xuất khẩu hoặc những nước nhập khẩu chủ yếu biểu thị bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được.
3.2. Giao dịch và đàm phán ký hợp đồng trong nhập khẩu:
Giao dịch:
Giao dịch kinh doanh là sự tiếp xúc, quan hệ giữa các chủ thể thể kinh doanh nhằm trao đổi các thông tin về thị trường, hàng hoá, giá cả, kinh nhiệm kinh doanh.
Giao dịch trước hết là xác lập quan hệ, thực hiện hành vi tiếp xúc với nhau, giao dịch là quá trình hai bên đối thoại với nhau, các thông tin thông điệp gửi đến nhau hàm chứa yếu tố kinh tế theo lĩnh vực chuyên sâu. Mục đích giao dịch cũng hướng vào mục tiêu lợi nhuận, nên các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chọn các hình thức giao dịch trực tiếp hay qua trung gian trên cơ sở khả năng, năng lực của doanh nghiệp và ưu nhược điểm của từng phương pháp. Giao dịch trực tiếp: là hình thức giao dịch, trong đó người bán và người mua quan hệ trực tiếp với nhau để bàn bạc thoả thuận về giá cả, hàng hoá, điều kiện giao dịch khác, hình thức này cho phép các nhà giao dịch hiểu rõ yêu cầu của nhau, nó đảm bảo nhanh chóng giải quyết các yêu cầu của hai bên làm cho quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng, kịp thời điều chỉnh khi có những thay đổi, hai bên có thể hợp tác hoặc hỗ trợ nhau ở các khâu khác. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp không thể giao dịch trực tiếp được, chẳng hạn với bạn hàng nước ngoài mà doanh nghiệp không được xuất khẩu trực tiếp, những thị trường mà khách hàng quá mới lạ ta không am hiểu, do những quy định về luật pháp và thông lệ không thể quan hệ trực tiếp, nên trong nhiều trường hợp ta phải quan hệ qua trung gian như: đại lý(đại lý hoa hồng, đại lý bao tiêu, đại lý gửi bán,) và môi giới.
Sau khi chọn hình thức giao dịch hợp lý thì công ty phải lựa chọn các đối tượng thương nhân giao dịch hợp lý, xem khả năng tài chính, uy tín và mối quan hệ của họ trong kinh doanh, quan điểm kinh doanh với ta…Để thu thập các thông tin đó thì các doanh nghiệp phải áp dụng hai phương pháp sau:
Nghiên cứu tại bàn: là phương pháp phổ biến nhất đơn giản nhất thu thập thông tin tài liệu trên báo chí , tạp chí chuyên ngành, trung tâm kinh tế đối ngoại, tài liệu của công ty khác đã làm ăn với họ.
Điều tra tại chỗ: là phương pháp mà công ty cử người đến tận nơi tiếp xúc với các thương nhân, với từng người để thu thập thông tin, là phương pháp tốn kém nhưng đạt hiệu quả tốt.
Ngoài ra công ty có thể mua bán thư, mua thông tin từ các công ty điều tra tín dụng , thuê người điều tra về thông tin của đối tác…
Đàm phán và ký hợp đồng: Đàm phán là quá trình giao tiếp giữa các bên có lợi ích chung và lợi ích xung đột nhằm mục đích điều hoà các xung đột và phát triển các lợi ích chung.
Vậy giao dịch là để thiết lập mối quan hệ, còn đàm phán để giải quyết các vấn đề liên quan đến các bên vì lợi ích vật chất, để thống nhất được ý kiến đi đên ký kết hợp đồng thì hai bên phải đàm phán và thương lượng với nhau thông qua thư tín(fax, email, telex, bưu điện..), điện thoại, nhưng có những trường hợp phải đàm phán trực tiếp để hai bên hiểu nhau hơn và cùng nhau tháo gỡ những bất đồng, đẩy nhanh quá trình đàm phán, tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài, hợp đồng mau chóng đi vào thực hiện do có sự xác nhận cả hai bên.
Hợp đồng ngoại thương:
Kết thúc đàm phán giữa các chủ thể tham gia kinh doanh XNK là hợp đồng ngoại thương và ký kết hợp đồng(hợp đồng XNK), là sự thoả thuận của bên mua và bên bán ở hai nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hoá và chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hoá và quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng đúng theo hợp đồng quy định.
Theo luật thương mại Việt Nam năm 2005 và Công ước viên 1980 thì hợp đồng có thể không cầm văn bản, nhưng thực tế để an toàn và bảo vệ quyền lợi của các bên, nó xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên, tránh những hiểu lầm sai về quan niệm, đồng thời giúp các bên theo dõi được quá trình thực hiện hợp đồng NK.
Hợp đồng nhập khẩu bao gồm 4 phần và các điều khoản sau:
[Nguồn: Kỹ thuật kinh doanh XNK-Nhà xuất bản thống kê-1/2005- GS_TS: VÕ THANH THU ]
Phần mở đầu:
a.Tiêu đề hợp đồng: thường là “Contract”, “Sales Contract”,hoặc “Sales Confirmation”…
b. Số và ký hiệu hợp đồng : Hợp đồng ngoại thương mang số và kỹ mã hiệu do bên lập hợp đòng cho để nhận biết
c. Thời gian ký hợp đồng ngoại thương: Là thời gian ngày mà hợp đồng có đầy đủ chữ ký của hai bên xuất nhập khẩu và có số kỹ mã hiệu đầy đủ.
Phần thông tin về chủ thể hợp đồng:
Mỗi bên chủ thể hợp đồng phải có đầy đủ thông tin sau:
Tên đơn vị: tên đầy đủ và tên viết tắt nếu có
b. Địa chỉ đơn vị: Nêu đầy đủ số nhà, tên đường phố, thành phố, và tên quốc gia
c. Các số máy fax, telex, điện thoại và địa chỉ email nếu có
d. Số tài khoản và tên ngân hàng đơn vị có tài khoản giao dịch thường . xuyên
e. Người đại diện ký hợp đồng ngoại thương: Nêu rõ tên và chức vụ của người đó trong đơn vị
Phần nội dung hợp đồng:
Thông thường hợp đông XNK bao gồm 14 điều khoản sau:
Artiele1: Commodity: phần mô tả hàng hoá
Artiele2: Quality: mô tả chất lượng hàng hoá
Artiele3: Quanlity: số lượng hoặc trọng lượng hàng hoá tuỳ theo đơn vị tính
Artiele4: Price: ghi rõ đơn giá theo điều kiện thương mại lựa chọ và tổng số
tiền thanh toán trong hợp đồng
Artiele5: Shipmenty: Thời hạn và địa điểm giao hàng,ghi rõ việc giao hàng
từng phần và chuyển tảihàng hoá có được phép hay không
Artiele6: Payment: Phương thức thanh toán lựa chọn
Artiele7: Packing and makting: Quy cách đóng gói và ghi mã hiệu
Artiele8 : Warranty: Nội dung bảo hành hàng hoá nếu có
Artiele9: Penalty: Những quy định về phạt, bồi thường trong trường hợp có
một bên vi phạm
Artiele10: Insurance: bảo hiểm mua, bên nào mua, mua theo điều kiện nào,
nơi khiếu lại đòibồi thường bảo hiểm
Artiele11: Force majeure: hay gọi là “Acts of God” các sự kiện được xem là
bất khả kháng
Artiele12: Claim: Các quy định cần thực hiện trong trường hợp một trong hợp
đồng không muốn khiếu nại bên kia
Artiele13: Arbitration: Quy định luật và ai là người tham gia phán sử trong
trường hợp bên vi phạm hợp đồng
Artiele14: Other tems and conditions: các quy định khác ngoài các điều khoản trên
Phần cuối: Thông thường sẽ bao gồm nội dung sau:
Hợp đồng lập thành bao nhiêu bản? mỗi bên giữa mấy bản?
Hợp đồng bằng hình thức nào? Văn bản viết tay? bản fax, telex..
Ngôn ngữ hợp đồng
Hợp đồng có hiệu lực từ bao giờ
Trường hợp có bổ sung hay sửa đổi thì làm thế nào?
Chữ ký ,tên chức vụ của đại diện các bên? Bên Việt Nam phải có dấu
3.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Xin giấy phép nhập khẩu
Làm thủ tục ban đầu thanh toán quốc tế
Mua bảo hiểm cho hàng hoá khi nhập khẩu E,F,CFR,CPT
Phối hợp với ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ
Thuê phương tiện vẩn tải khi NK E; F
Chợ
Thúc giục người bán giao hàng
Chuyến
Thanh toán nhận bộ chứng từ
Làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Nhận hàng từ người vẩn chuyển
Giám địnhcố lượng và chất lượng
(nếu có)
Khiếu nại đòi bồi thường khi hàng hoá bị tổn thất
Sơ đồ:
Xin giấy phép nhập khẩu: Trong hoạt động nhập khẩu có những mặt hàng phải xin giấy phép ở các cơ quan nhà nước, có những mặt hàng không phải xin. Muốn biết phải trước khi ký hợp đồng ngoại thương thì doanh nghiệp phải tìm hiểu cơ chế quản lý nhập khẩu của Việt Nam thông qua trang Website của bộ thương mại hoặc các cơ quan quản lý ngành ở trung ương hoặc cơ quan tư vấn của cục hải quan tỉnh, địa phương mà doanh nghiệp có trụ sở hoạt động
Mở L/C: Thanh toán quốc tế hai bên thường xuyên sử dụng phương thức tín dụng chứng từ L/C để đảm bảo quyền lợi của hai bên, cơ sở của L\C là nội dung của hợp đồng ngoại thương. Thời gian xin mở L\C phụ thuộc vào thời gian giao hàng, thông thường L|C mở khoảng 20 ngày
Thuê tàu: Trong hoạt động nhập khẩu, bên nhập khẩu tuỳ vào điều kiện giao hàng trong hợp đồng theo tập quán thông thường theo Incoterms 1990 hoặc 2000. Trong đó có 2 nhóm điều kiện mà bên nhạp khẩu phải thuê tàu là nhóm E, F. Hai nhóm điều kiện này bên mua phải chon hai phương thức thuê tàu chuyến hay thuê tàu chợ, tự mình đứng ra thuê hay thuê mmột đơn vị khác làm thay cho … tất cả điều đó đều do doanh nghiệp quyết định dựa vào khối lượng hàng hoá vẩn chuyển, chuyên môn kinh nhiệm các nhân viên trong công ty..
Mua bảo hiểm: Theo Incoterms 1990,2000 thì bên nhập khẩu phải mua bảo hiểm khi trong hợp đồng ngoại thương nhập khẩu theo nhóm điều kiện E, F, CFR, CPT. Căn cứ để lựa chọn các điều kiện bảo hiểm còn dựa vào tính chất hàng hoá, tình hình khí hậu, loại tàu vẩn chuyển
Làm thủ tục hải quan: Các hàng hoá khi nhập khẩu vào quốc gia khác đều phải làm thủ tục hải quan, nội dung thủ tục hải quan bao gồm nọi dung sau:
-Khai báo hải quan: là khâu mở đầu quan trong nhất. trừ những trường hợp miễn thủ tục hải quan, còn tất cả hàng hoá, hành lý..nhập khẩu, tất cả các phương tiện vẩn tải xuất cảnh, quá cảnh, đều phải khai báo và nộp tờ khai hải quan cho hải quan cửa khẩu, tuỳ theo mặt hàng nhập khẩu mà doanh nghiệp khai báo tờ khai do tổng cục hải quan quy định.
Ngoài tờ khai hải quan, công ty nhập khẩu phải nộp các giấy tờ khác thường gồm: Guấy phép nhập khẩu; Bản kê chi tiết hàng hoá; Vận đơn; Hoá đơn hợp đồng mua hàng…
-Kiểm tra đối tượng hải quan: Đưa hàng hoá nhập khẩu đến địa điểm quy định để kiểm tra hải quan như các cảng biển , cửa khẩu.. Để đảm bảo nhanh chóng thì hàng hoá nhập khẩu phải được sắp xếp theo trật tự
-Làm nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu , các nghĩa vụ khác và lệ phí hải quan: Căn cứ vào kết quả kiểm tra, căn cứ vào số lượng, trọng lượng của từng loại hàng hoá…hải quan tính thuế cho hàng hoá nhập khẩu cho công ty, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp thuế đúng thời hạn tối đa là 30 ngày.
Ngoài thuế nhập khẩu doanh nghiệp còn phải nộp lệ phí hải quan theo quy định của hội đồng chính phủđối với một số trường hợp phải nộp lệ phí
Kết thúc thủ tục hải quan sau khi hải quan đã tiến hành kiểm tra khai tính thuế và thông báo số thuế nộp cho chủ hàng. Khi chủ hàng đã ký nhận giấy báo thuế, mặc dù công ty vẫn chưa nộp đủ thuế thì doanh nghiệp vẫn đưa hàng hoá vào nội địa để lưu thông.
Kiểm tra hàng hoá nhập khẩu: Theo quy định của nhà nước, hàng nhập khẩu về phải kiểm tra kỹ càng. Mỗi cơ quan tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mình tiến hành kiểm tra:
Đối với cơ quan giao thông (ga,cảng) phải kiểm tra niêm phong cặp trước khi tháo rỡ hàng hoá ra khỏi phương tiện vẩn tải, nếu phát hiện dấu hiệu mất kẹp chì hoặc nghi ngờ hàng hoá hỏng hóc thì ga cảng phải lập biên bản mời cơ quan giám định đến xác minh, hàng hoá vẩn chuyển đương biển mà thiếu hụt, mất mát thì phải có biên bản kết toán nhận hàng với tàu(Repot on receipt of Cargo), còn nếu đổ vỡ thì có biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng(Cargo outturn repot- COR),còn nếu tàu đi rồi mới phát hiện thì công ty vẩn tải thuê cấp chứng nhận hàng thiếu(Certificate of Shortlan ded cargo-CSC)
Đối với doanh nghiệp nhập khẩu với tư cách là một bên trong hợp đồng, trong vận đơn, phải lập thư kháng nghị, nếu nghi ngờ hoặc thực sự hàng hoá có tổn thất, thiếu hụt hay không đồng bộ theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên
Giao nhận hàng nhập khẩu : Quy định của nhà nước các cơ quan vận tải (cảng, ga)có trách nhiệm tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hoá đó trong quá trình xếp rỡ, lưu kho, bãi….Bởi vậy doanh nghiệp nhập khẩu phải:
- Ký hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải là các cảng , các ga hàng hoá nhập khẩu
- Thông báo cho các đơn vị trong nước mua hàng nhập khẩu dự kiến hàng về, ngày thực tế tàu chở hàng về đến cảng
- Thanh toán các khoản chi phí giao nhận, bốc xếp, bảo quản và vẩn chuyển hàng nhập khẩu vơi cơ quan vẩn tải
- Thường xuyên theo dõi và đôn đốc cơ quan vận tải lập biên bản về hàng trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trong giao nhận
Thanh toán: Thanh toán là khâu trọng tâm và là kết quả cuối cùng của giao dịch kinh doanh ngoại thương, có rất nhiều phương thức thanh toán, nhưng trong hợp đồng ngoại thương nhập khẩu thường sử dụng hai phương thức thanh toán phổ biến là: thư tín dụng và nhờ thu.
Thanh toán bằng thư tín dụng L\C. Khi bộ chứng từ từ nước ngoài về thì doanh nghiệp nhập khẩu phải kiểm tra chứng tư va nếu hợp lệ thì trả tiền cho ngân hàng và nhận bộ chứng từ đi nhận hàng
Nếu trong hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán bằng phương thức nhờ thu thì sau khi nhận bộ chứng từ từ ngân hàng, đơn vị nhập khẩu được kiểm tra chứng từ trong một thời gian. Trong thời gian này nếu bên nhập khẩu không có lý do chính đáng từ chối thanh toán thì ngân hàng coi yêu cầu thanh toán là hợp lệ, nếu không thanh toán theo hợp đồng thì giải quyết qua cơ quan trọng tài.
Khiếu nại, giải quyết khiếu lại: Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, bên nhập khẩu trong quá trình đôn đốc nhập khẩu nếu phát hiện thiếu hụt, hỏng hóc, mất mát thì doanh nghiệp phải lập ngay biên bản cùng với các đơn vị và cơ quan có chức năng và lập hồ sơ khiếu lại đòi bồi thường ngay, nếu qua thời gian quy định thì mất quyền khiếu kiện.
Khiếu lại và khi kiếu kiện thì đòi hỏi phải có các biên bản kiểm tra giám định của các bên liên quan về tổn thất gây ra cho bên nhập khẩu như biên bản hỏng hóc, mất mát, thiếu, bao bì không phù hợp, hàng không đồng bộ…
Khiếu lại và khiếu kiện có thể là bên bảo hiểm, bên vận tải, đặc biệt bên bán(xuất khẩu) ta quan tâm đến kiện bên xuất khẩu, nếu trong hợp đồng quy định coa trong tài giải quyết thì có hội đồng trọng tài, nếu không quy định thì toà án đứng ra giải quyết tranh chấp khiếu kiện.
3.4. Đánh giá kết quả kinh doanh hàng hoá nhập khẩu
Đánh giá là một trong khâu quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh NK nói riêng, đánh giá giúp công ty nhận biết được hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu, tìm ra dược nguyên nhân các yếu kém các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh để từ đó có những biện pháp thực tế phù hợp để khắc phục các yếu kém và rút ra bài học kinh nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh NK cho công ty. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh NK thể ._.hiện ở phần tiếp theo sau
4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu.
4.1. Lợi nhuận:
Lợi nhuận là một khoản tiền chênh lệch dôi ra giữa tổng doanh thu(DTnk) và tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh NK(Cnk),có tính đến bảo toàn vốn kinh doanh, nói đến yếu tố này vì trong điều kiện lạm phát lớn, giá trị đồng tiền mất giá, tỷ giá hối đoái biến động tăng cao, nhiều đơn vị NK sau một qua trình kinh doanh thu được một khoản lợi nhuận bằng Việt Nam đồng, nhưng khi đổi về giá gốc hoặc ngoại tệ thì bị lỗ. Lợi nhuận được tính theo công thức:
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu(Pnk)
Pnk=Dt bán hàng NK(R)- Chi phí bán hàng nk(Cnk).
Tổng doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp nhập khẩu là doanh thu bán hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa và doanh thu hoa hồng, dịch vụ của công ty khi nhập khẩu uỷ thác. Ngoài ra còn có khoản doanh thu tiền như: Thắng kiện, cung cấp dịch vụ….
Chi phí NK bao gồm tất cả chi phí như gia vốn hàng NK, chi phí lưu thông, thuế…
+Giá thu mua gốc hàng NK: Giá mua gốc hàng NK tuỳ vào giá cả và điều kiện cơ sở giao hàng đã gi trong hợp đồng Nk và tỷ giá hối đoái ở thời điểm trả tiền mà tính theo gía gốc.
+Chi phí lưu thông hàng hoá NK là chi phí biểu hiện dưới dạng tiền tệ của lượng hao phí lao động phát sinh trong quá trình lưu chuyển hàng hoá NK. Đối với hàng hoá NK là những chi phí phát sinh trong nội địa kể từ thời điểm thanh toán tiền Nk với khách hàng và những chi phỉtong quá trình giao nhận từ cảng , biên giới nước ta cho đến khithu được tiền bán hàng Nk trong nội địa
+Thuế bao gồm thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu
Để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh NK và có căn cứ để so sánh với kết quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị NK khác, ngoài mức lợi nhuận tuyệt đối người ta còn sử dụng các chỉ tiêu doanh lợi, bằng cách so sánh mức lãi với kết quả kinh doanh NK hoặc các yếu tố kinh doanh như vốn, chi phí lưu thông…..
Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh hàng nhập khẩu:
Lợi nhuận(Pnk)
Chi phí(Cnk)
* Hệ số doanh lợi của chi phí: Hc=
Chỉ tiêu nói nên 1 đồng chi phí bỏ ra thu về bao nhiêu lợi nhuận
Tổng lợi nhuận(Pnk)
Tổng doanh thu(DTnk)
* Hệ số doanh lợi của doanh thu: Hdt=
Chỉ tiêu cho biết 1 đồng doanh thu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
Lợi nhuận(Pnk)
Vốn kinh doanh
* hệ số doanh lợi vốn kinh doanh: Hv=
Chỉ tiêu cho biết 1 đồng vốn kinh doanh hàng nhập khẩu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tổng doanh thu bán hàng(nội tệ)
Tổng chi phí mua hàng (ngoại tệ)
* Tỷ suất ngoại tệ hàng NK: Hnt=
lượng ngoại tệ công ty đem về khi bỏ ra 1đồng chi phí (VNĐ)
Hngt > tỷ giá hối đoái " thì có hiệu quả
4.2. Hiệu quả sử dụng vốn:
Ngoài chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí, doanh thu, vốn kinh doanh….Ta còn phải xem xét đánh giá xem doanh nghiệp có sử dụng vốn lưu động có hiệu quả không, từ đánh giá để nhận biết giúp công ty có những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dung vốn lưu dộng cho hiệu quả thông qua các chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn LĐ sau đây để phân tích:
DT thuần(DTnk)
Vốn lđ
* Hiệu suất sinh lời của vốn=
Chỉ tiêu nói nên một đồng doanh thu thu về cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bỏ ra
DT thuần (DTnk)
Vốn lđ bình quân sd trong kỳ
* Tốc độ vòng quay của vốn(V)=
Chỉ tiêu cho biết vòng quay càng nhiều hiệu quả càng cao
Số ngày trong kỳ(T)
V
* Số ngày thực hiện 1vòng quay(n)=
Mức vốn lưu động bq trong kỳ(Cbq)
Doanh số bán da trong kỳ(DS)
* Mức đảm nhiệm vốn(M)= =1/V
Chỉ tiêu nói lên rằng 1đồng bán ra cần bao nhiêu vốn ,chỉ tiêu này càng thấp càng tốt
4.3. Năng suất lao động
Năng suất lao động là một trong các chỉ tiêu không thể không nói đến, chỉ tiêu là mức lưu chuyển hàng hoà bình quân một cán bộ công nhân viên trong kinh doanh NK trong năm qua:
Năng suất lao động trong kinh doanh hàng nhập khẩu:
Wlđ = DT/Tổng lao động kinh doanh hàng nhập khẩu
Chương 2. Phân tích thực trạng kinh doanh hàng nhập khẩu của Công Ty Thiết Bị 1
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1. Sự ra đời của công ty
Công ty Thiết bi được thành lập năm 1959, tiền thân là tổng kho III –Hà Đông, thuộc Cục thiết bị, Tổng cục Vật tư. (từ năm 1960 đến 6/6/1970 chuyển thành công ty thiết bị I ).
Kho III thuộc xã phú lãm, Huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây được xây dựng năm 1959, hiện còn lưu Quyết định cấp đất số 173/ĐC-QĐ, ngày 02/12/1959 do ông Vũ Đường, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Đông ký để cho cục quản lý vật tư nhà nước xây dựng Kho III tại Phú Lãm.
Sau khi Tổng cục Vật Tư được thành lập, Tổng Kho III Phú Lãm chuyển thuộc Cục thiết bị năm 1960. Như vậy tổng Kho III Phú Lãm, Hà Đông được thành lập cuối năm 1959 và hoạt động đến ngày 06/06/1970 chuyển thành Công ty thiết bị I. Đến năm 1993 đã hợp nhất 6 công ty gồm: Công ty Thiết bị I, Công Ty Thiết Bị II, Công ty thiết Bị cũ, Xí nghiệp xây lắp 35, Ban tiếp nhận Thiết bị Lạng Sơn và Ban thiết bị Hà Bắc thuộc Tổng công ty Thiết bị phụ tùng Máy và phụ tùng, Bộ Vật Tư.
Thực hiện Nghị định 388/HĐBT về thành lập doanh nghiệp nhà nước.Ngày 28/5/1993 Bộ trưởng Bộ Thương Mại đã ban hành quyết định số 617/TM-TCCB thành lâp lại Công ty Thiết bị, trực thuộc Tổng Công ty Máy và Phụ tùng, Bộ Thương Mại.
Đến ngày 23/05/2003, Bộ trưởng Bộ Thương Mại đã ban hành quyết định số 612/2003/QĐ-BTM chuyển thành Công ty Thiết bị về trực thuộc Bộ Thương Mại.
Hiện nay Công ty Thiết bị là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Thương Mại:
- Tên công ty: CÔNG TY THIẾT BỊ
- Tên tiếng anh: MACHINERY COMPANY
- Tên giao dịch viết tắt: MACHINCO1
- Trụ sở công ty: Km9 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: (84.4)8541022, 8543422 Fax: (84.4)8542276
- Email: Machinco1@vnn.vn
2. Ngành nghề kinh doanh:
Công ty Thiết bị là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc bộ Thương Mại, có tư cách pháp nhân; hoạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng.
Giấy đăng ký kinh doanh số 108733 do Sở Kế hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh trong nước và đại lý mua bán: các loại máy móc thiết bị phục vụ xây dựng, thi công cơ giới, sản xuất công nghiệp va nông nghiệp, phương tiện vẩn tải, dây chuyền sản xuất, thiết bị toàn bộ, phôi thép, thép thông dụng, vật tư, nguyên vật liệu cho sản xuất, phụ tùng ôtô, các loại hàng, hàng công nghiệp, điện tử, tiêu dùng, nông sản
- Tổ chức sản xuất gia công lắp giáp; sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy ,thiết bị, phương tiện vẩn tải
- Sản xuất, gia công và kinh doanh da giầy
- Đại lý bán xăng dầu
- Thực hiện các dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho tàng
3. Cơ cấu tổ chức của công ty:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Thiết bi:
Giám đốc
PGĐ KD
PGĐ tổ chức
P. Tổ chức hành chính
Phòng kinh doanh
Phòng kế hoach và đầu tư
Phòng tài chính kế toán
Các cửa hàng
Phòng tổ chức hành chính:
- Chức năng: có nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc về.
Công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, hành chính, quản trị, thanh tra bảo vệ, quân sự, thực hiện mọi chính sách, chế độ với người lao động, đảm bảo đúng pháp luật.
Triển khai thực hiện các phong trào thi đua, tiết kiệm, đảm bảo các trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo phương hướng, mục tiêu của Công ty
- Mối quan hệ:
Phòng tổ chức hành chính là bộ phận nghiệp vụ trực thuộc công ty, chựu sự chỉ đạo trực tiếp và điều hành của Giám đốc. Mọi chỉ thị, mệnh lệnh đối với Phòng phải do giám đốc hoặc phó giám đốc (được uỷ quyền) đưa ra.
Mối quan hệ giữa phòng TCHC với các Phòng, Ban, Cửa hàng trong công ty là quan hệ ngang cấp, bình đẳng về mọi mặt, hợp tác giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Phòng kinh doanh:
- Chức năng: Phòng kinh doanh là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc công ty trong các lĩnh vực quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu theo quy chế quản lí XNK của nhà nước .
Xây dựng chiến lược kinh doanh, phương án kinh doanh XNK và kinh doanh tạo nguồn vốn cho công ty.
Triển khai các phương án kinh doanh đã dược giám đốc ký phê duyệt.
- Mối quan hệ:
Phòng kinh doanh là phòng trực thuộc công ty, chựu sự chỉ đạo, điều hành của giám đốc. Mọi mệnh lệnh chỉ thị đối với phòng phải do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc (uỷ quyền) đưa ra.
Mối quan hệ giữa các bộ phận khác là ngang cấp bình đẳng giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao
Phòng kế hoạch đầu tư:
- Chức năng: Phòng kế hoạch và đấu tư là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công ty quản lý điều hành trong lĩnh vực kế hoạch, thống kê, tổng hợp tình hình kinh doanh, sản xuất của công ty, xây dựng cơ bản và hợp tác liên doanh, liên kết kinh tế với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, theo phương hướng, mục tiêu của công ty
- Mối quan hệ: Phòng KH&ĐT là bộ phận nghiệp vụ trực thuộc Công ty, chựu sự điều hành và chỉ đạo của Giám đốc. Mọi chỉ thị và mệnh lệnh của phòng phải do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc được uỷ quyến đưa ra.
Mối quan hệ với các phòng nghiệp vụ khác và các cửa hàng trong Công ty là ngang cáp bình đẳng về mọi mặt, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao
Phòng tài chính kế toán:
- Chức năng: Phòng TCKT là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lí tài chính và thực hiện công tác tài chính, kế toán trong Công ty nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn, tài sản của Công ty, thực hiện nghĩa vụ thhu nộp ngân sách nhà nước theo chế độ TCKT nhà nước quy định. Hướng dẫnvà tổ chức chấp hành các chính sách, các quy định nghiệp vụ của cấp trên, của nhà nước về TCKT theo đúng luật định
- Mối quan hệ: Mối quan hệ với các phòng ban, của hàng là bình đẳng ngang cấp, cùng giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiẹm vụ được giao.
Phong TCKT chựu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc. Moi chỉ thị, mệnh lệnh đối với phòng phải do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc(được uỷ quyền) đưa ra
Các cửa hàng:
- Chức năng: Các cử hàng là đơn vị tổ chức kinh doanh hoạch toán phụ thuộc để trực tiếp thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty
- Mối quan hệ: Cửa hàng là đơn vị tổ chức kinh doanh trực thuộc Công ty, chựu sự chỉ đạo điều hành trực tiép của Giám đốc. Mọi chỉ thị, mệnh lệnh đối với cử hàng phải do Giám đốc, hoặc phó Giám đốc (được uỷ nhiệm) đưa ra.
Mọi quan hệ giữa Cửa hàng với các phòng, Ban nghiệp vụ trong Công ty là quan hệ ngang cấp, bình đẳng về mọi mặt, hợp tác giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
II. Thực trạng hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu ở công ty
1. Kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu ở công ty
Để tìm hiểu tình hình NK của công ty ta đánh giá kim ngạch NK qua các năm thể hiện ở bảng sau:
Bảng1: Kim ngạch NK của công ty ( Đơn vị: Triệu USD)
Chỉ tiêu
Năm2003
Năm2004
Năm2005
Tông kim ngạch NK
17,25
13,8
17,2
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm và báo cáo kinh doanh hàng nhập khẩu
về công ty.
Qua bảng 1 ta thấy tình hình tổng kim ngạch NK bình quân 3 năm 2003-2005 đạt 16,08333 triệu USD, riêng năm 2004 Tổng kim ngạch NK giảm còn 13,8 triệu USD tương ứng giảm 24,9% so với năm 2003, nhưng tỷ suất lợi nhuận sau thuế của công ty đạt được 0,97% cao nhất trong 3 năm gần đây, năm 2003 chỉ đạt 0,3% . Qua đó cho thấy công ty có một chiến lược kinh doanh đúng khi nhập khẩu cơ cấu mặt hàng phù hợp với nhu cầu trong nước và bán được giá, đem lại tỷ suất lợi nhuận cao cho công ty
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu:
Công ty Thiết Bị là một kinh doanh chủ yếu NK hàng hoá từ nước ngoài về và bán trong nước, ta đi xem xét cơ cấu mặt hàng NK qua các năm để biết được mặt hàng chủ lực của công ty thể hiện qua bảng sau:
Bảng2: Cơ cấu, tỷ trọng giá trị các mặt hàng NK của công ty(Đơn vị: USD)
Măt hàng
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Phôi thép
12.295.071
60,08
9.860.000
71,5
13.570.027
79
Nguyên vật liệu
3.185.863
22,84
3.309.600
24
3.579.442
21
Máy móc thiết bị, phụ tùng, phương tiện vẩn tải
1.732.224
16,81
620.550
4,5
0
0
Mặt hàng khác
45.277
0,27
0
0
0
0
Tổng KNNK
17.258.435
100%
13.790.000
100%
17.149.469
100%
Nguồn: Báo cáo mua bán nguồn hàng kinh doanh trong năm và Báo cáo thực hiện kế hoạch hàng năm.
Qua Bảng 2 Cơ cấu mặt hàng NK của công ty ta thấy mặt hàng chủ lực NK chính của công ty là các sản phẩm thép, trong đó phôi thép là mặt hàng NK dứng vị trí số1 bình quân 3 năm: 2003, 2004, 2005 Nhập Khẩu được 11,88 triệu USD. Năm 2003 NK 12,3 triệu USD, chiếm tỷ trọng 60,08% trong tổng kim nghạch NK , nhưng đến năm 2004 chỉ NK được 9,86 triệu USD, giảm 19,8% so với năm 2003 là do Phôi thép trên thị trường thế giới biến động làm giá cả tăng lên, đồng thời nhu cầu thép ở một số nước mà công ty mua phôi thép (Nga và Trung Quốc) tăng lên dẫn đến giá thép NK tăng lên cao, làm cho nhu cầu mua thép cho xây dựng ở Việt Nam chững lại, đồng thời đầu vào của các nhà máy sản xuất rhếp cao nên họ giảm quy mô sản xuất tạm thời chờ đợi để qua cơn sốt giá, đến năm 2005 Tổng kim nghạch NK tăng lên 17,15 triệu USD là do mặt hàng Phôi thếp NK tăng lên đạt 13,57 triệu USD, tương ứng tăng trên 20% so với năm 2004 là do thị trường thế giới ổn định lại, giá phôi thép giảm nên nhu mua Phôi thép của các doanh nghiệp trong nước tăng.
Mặt hàng NK đứng vị trí thứ 2 là các nguyên vật liệu, trong đó các nguyên vật phục vụ cho sản xuất( các loại giấy, nhựa PVC, ….) và vật liệu xây dựng(nguyên vật liệu từ thép), NK bình quân qua 3 năm (2003-2005) đạt 3,37 triệu USD, tỷ trọng NK qua các năm đạt từ 21% đến 24% tổng kim nghạch NK.
Mặt hàng đứng ở vị trí thứ 3 là máy móc thiết bị phụ tùng và phương tiện vẩn tải là một trong các mặt hàng truyên thống của công ty từ thời bao cấp và kế cận sau này ,khi chuyển sang nền kinh tế thị trường ,công ty phải hạch toán độc lập, thì mặt hàng này không còn khả năng cạnh tranh và không đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp nên công ty đã chuyển hướng Nk sang các mặt hàng khác có hiệu quả kinh tế, thể hiện qua giá trị NK mặt hàng máy móc thiết bị liên tục giảm trong 3 năm gần đây năm 2003 đạt trên 1,7 triệu U SD chiếm tỷ trọng 16,8%, đến năm 2004 NK trên 600 nghìn USD chiếm 4,5% tổng kim ngạch NK, nhưng đến năm 2005 thì không NK mặt hàng này
Qua Bảng 2 và phân tích ta thấy công ty đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh, để giảm rủi do, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty, đặc biệt công ty NK các mặt hàng đáp ứng nhu cầu thị trương trong nước và đem lại lợi nhuận cao cho cao cho công ty
Cơ cấu thị trường nhập khẩu: Công ty có mối quan hệ làm ăn với hơn 20 đối tác trên thế giới như: Nga, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Tây Ban Nha, Singapo, Ấn Độ, Phần Lan, Hàn Quốc……..nhưng bạn hàng cung ứng truyến thống cung ứng khối lượng lớn là Nga và Trung Quốc, cung ứng các loại hàng phương tiện vẩn tải, máy móc thiết bị….và phôi thép chiếm tỷ trọng lớn trong tỷ trọng nhập khẩu của công ty.
Bảng3: Cơ cấu giá trị NK theo thị trường
Chỉ tiêu
Năm2003
Năm 2004
Năm 2005
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Nga
7.933.188
45,97%
6.515.775
47,25%
2.136.981,83
12,37%
Trung Quốc
4.273.344
24,76%
3.326.148
24,12%
7.770.232,87
44,98%
Đài Loan
1.268.824
7,35%
885.318
6,42%
332.005,23
2%
TâyBan Nha
1.168.618
6,77%
1.137.675
8,25%
133.098
0,77%
Belarut
1.356.930
7,86%
1.042.524
7.56%
Nhật
2.421.077,16
14%
Hồng Kông
1.919.249,4
11,11%
Singapo
1.865.858
10,8%
Thái lan
462.026,34
2,675%
Cácnước khác
7,29%
10,96%
3,095
Tổng
17.258.435
100%
13.790.000
100%
17.149.649
100%
Nguồn: Báo cáo hàng nhập về trong năm –Phòng kinh doanh 2
Qua Bảng 3 ta thấy thị trường NK chính là Nga và Trung Quốc, hai thị thường này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá tri NK của công ty. Năm 2003 chiếm trên 75% nhưng đến năm 2004 giảm đôi chút chiếm tên 71%, đến năm 2005 giảm suống còn trên 57% , trong khi đó một số thị trường mới có giá trị NK tăng lên như Nhật Bản NK được gần 2 triệu USD tương ứng chiếm 14% tỷ trọng trong tổng Kim ngạch NK của công ty và vươn lê đứng ở vị trí thứ 2 về giá trị NK, tiếp theo là 2 thị trường đứng vị trí thứ 3,4 là Hồng Kông và Singapo, tương ứng chiếm 11,11% và 10,8% (Bảng3).
Trong các năm qua giá trị NK của các thị trường biến đổi và công ty NK từ các nước mới điều đó chứng tỏ rằng công ty luôn tìm nguồn cung ứng mới, không phụ thuộc vào một số nhà cung ứng ở thị trường truyền thống, tạo điều kiện cho công ty chủ động được nguồn hàng NK và mua được hàng hoá NK với giá thấp và cạnh tranh.
Đầu ra cho sản phẩm nhập khẩu: Các mặt hàng nhập khẩu về đều bán ở nội địa trong nước cho các doanh nghiệp sản suất và xây dựng là bạn hàng quen thuộc như: Cty LD SX thép Việt-Úc, Cty SX thép UCSSE, Tổng Cty CTGT I, Tổng Cty CTGT II, Cty TNHH SaNa, Cty in và văn hoá phẩm, Cty sun co….đây là các bạn hàng truyền thống lâu năm, nên công ty phải dặc biệt quan tâm đến họ cho họ hưởng ưu đãi như giá cả, thanh toán, tín dụng…hợp lý để duy trì mối quan hệ bạn hàng.
2. Kết quả tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu:
Trong 3 năm 2003-2005 công ty đạt được kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu thể hiện ở bảng sau:
Bảng4: kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu trong 3 năm ( 1000 VNĐ)
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh thu Nk(Rnk)
364.449.465
215.045.753,4
262.699.040
Tổng chi phí khập khẩu(Cnk)
364.062.921
213.450.378,3
262.095.188,1
Lợi nhuận
386544
1.595.375,136
603.851,9637
Nguồn: Tổng kết kinh doanh cuối năm của Phòng kinh doanh 2
Doanh thu nhập khẩu: Là toàn bộ doanh thu bán được hàng hoá nhập khẩu của công ty ở thị trường trong nước sau khi trừ đi các khoản giảm giá hàng bán, triết khấu, hàng bán bị trả lại….Doanh thu bán hàng nhập khẩu là chỉ tiêu cho ta biết quy mô hoạt động NK của cônh ty, và sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả bán hàng NK.
Qua biểu đồ1 và Bảng4 ta thấy doanh thu bình quân qua 3 năm 2003-2005 đạt trên 280 tỷ VNĐ là một con số khá lớn thể hiện khả năng kinh doanh, uy tín của công ty. Trong năm 2004 doanh thu giảm 41% so với năm 2003 là do trong năm 2004 do ảnh hưởng của thị trường, trong đó đặc biệt là mặt hàng các sản phẩm thép biến động nên công ty chỉ nhập khẩu thực hiện 13,8 triệu USD, trong đó phôi thép chiếm 71,5% tổng kim ngạch NK. Nhưng sang năm 2005 thì kim ngạch NK tăng lên đạt 17,149 triệu USD nên doanh thu bán hàng NK năm 2005 đạt 262,7 triệu VNĐ tăng 22,16% so với năm 2004. Qua đây cho chúng ta thấy quy mô kinh doanh hàng Nk của công ty là lớn, công ty có kinh nhiệm lâu năm, có các các đối tác bạn hàng làm ăn lâu năm, đặc biệt là nhân hàng, ngân hàng cho công ty vay cho ngắn hạn trong việc thanh toán hợp đồng Nk lên đến 30 tỷ VNĐ đây là một thuận lợi lớn cho công ty để có khả năng nhập khẩu các mặt hàng có giá trị lớn.
Lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu sử dụng để đánh giá để đánh giá hiệu quả bán hàng Nk quan trọng nhất.Trong các năm 2003-2005 công ty nhập khẩu trực tiếp là chình lên công ty thu được lợi nhuận cao thể hiện biểu đồ sau
Qua bảng 4 và biểu đồ2 ta thấy lợi nhuận bình quân qua 3 năm 2003-2005 đạt 862 triệu VNĐ. Năm 2003 đạt trên 386 triệu VNĐ, đến năm 2004 lợi nhuận đạt 1,6 tỷ VNĐ tăng 312,7% so với năm 2003, nhưng đến năm 2005 lợi nhuận đạt trên 603,85triệu VNĐ tăng trên 56,2% so với năm 2003, nhưng so với năm 2004 thì giảm 62,15%. Hai năm 2004-2005 lợi nhuận đếu tăng so với năm 2003, nhưng năm 2004 lợi nhuận đột ngột tăng mạnh đạt 1,6 tỷ VNĐ là do công ty có một chiến lược kinh doanh phù hợp trong cơ chế thị trường, hướng kinh doanh vào các mặt hàng có lợi nhuận cá biệt cao, giảm những mặt hàng lợi nhuận thấp, vòng đồi ngắn
3. Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu ở công ty
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh Nhập khẩu của công ty thì ngoài doanh thu, lợi nhận ta cần sử dung tỷ suất lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của công ty thể hiện ở bảng sau:
Bảng5: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu:
Chỉ tiêu
Đơnvị
Năm2004
Năm2005
Lợi nhuận kinh doanh NK
DT(Rnk)-Chi phí(Cnk)
1000vnđ
1.595.375,136
603.851,9637
I. Hiệu quả sử dụng vốn LĐ
1.Tốc độ vòng quay vốn(V)
2.Số ngày thực hiện 1 vòng (N)
3.Mức đảm nhiệm vốn(M)
1000vnđ
Ngày
52.354.865,73
4,10746452
89
0,24346
72.249.051,03
3,63602063
101
0,275
II. Tỷ suất lợi nhuận
1. Tỷ suất lợi nhuận của chi phí
2. Tỷ suất lợi nhuận của DT
3. Tỷ suất lợi nhuận của vốn LĐ
%
%
%
0,747422
0,7418771
0,243459194
0,2303941
0,2298645
0,275025942
III. Năng suất lao động kinh doanh hàng NK(Wlđ)
30.720.821.916
26.269.904.004
Nguồn: Tổng kết cuối năm PKD2- Phòng tài chính kết toán
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Trong doanh nghiệp thương mại vốn lưu động chiếm khoảng 80 đến 90% tông vốn của doah nghiệp nên có một vị trí quan trọng, ta nên đi xem xét sử dụng vốn lưu động trong 2 năm 2004-2005.
Từ Bảng5 ta thấy tốc độ vòng quay của vốn lưu động bình quân 2 năm 2004-
2005 là 3,87 vòng là tốt, năm 2004 là 4,1 vòng, năm 2005 là 3,6 vòng , tương
ứng số ngày thực hiện một vòng quay là 89 và 101 ngày một vòng . Mức sinh
lời của vốn lưu động bình quân tronng 2 năm 2004-2005 là 0,015236, tức là
một đồng vốn lưu động bình quân làm ra 0,015236 đồng lợi nhuận.
Trong điều kiện cạnh tranh gay rắt trên thị trường thì mức sinh lợi của vốn lưu động trên là con số hiệu quả nói lên hiệu quả sử dụng vốn rất tốt của công ty trong thời gian qua
Tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận là kết quả kinh doanh cuối cùng của công ty, là một trong các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh, nhưng chỉ đánh giá giá trị tuyệt đối của lợi nhuụân thì chưa đủ, ta phải đi đánh giá xem các tỷ suất lợi nhuận kinh doanh hàng nhập khẩu trong các năm gần đây để nhận biết được công ty thu về lợi nhuận có hiệu quả không.
Bảng5a: Tỷ suất lợi nhuận bán hàng nhập khẩu trong 3 năm 2003-2005
Tỷ suất lợi nhuận của của chi phí
0,001061751
0,00747422
0,002303941
Tỷ suất lợi nhuận của doanh thu
0,001060624
0,007418771
0,002298645
Nguồn: Phòng tài chính kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm- PKD2
Từ bảng5a ta thấy trong 3 năm 2003-2005 tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và chi phí có xu hướng tăng nhanh qua các năm.
Tỷ suất lợi nhuận của chi phí bình quân trong 3 năm 2003-2005 đạt 0,36133% , tức là một đồng chi phí bỏ ra thu về 0.361335% đồng lợi nhuận, năm 2003 đạt 0.106% ,đến năm 2004 được 0.747% tăng 604% so với năm2003 , nhưng đến năm 2005 được 0.23%, tăng gấp trrên 2lần so với năm 2003, nhưng so với năm2004 giảm gấp trên 3lần
Tỷ suất lợi nhuận của doanh thu bình quân 3 năm 2003-2005 được 0,36%, tức là một đồng doanh thu bán hàng nhập khẩu thu về 0,36% đồng lợi nhuận. Năm 2003 được 0.106% , đến 2004 là 0,7418% tăng gấp trên 6 lần so với năm 2003, nhưng đến năm 2005 được 0.2299% tăng 116.7% so với năm 2003, nhưng giảm 69% so với năm2004.
Mặc dù trong 3 năm 2003-2005 tỷ suất có sự biến động , đặc biệt là năm 2004 là do chiến lược kinh doanh của công ty đúng đắn tận dụng được cơ hội kinh doanh trên thị trường, sau một năm 2003 đầy biến động trên thị trường như: phôi thép , xe KAMAZ.. biến động lớn về giá cả , các yếu tố của thị trường vốn, lãi suất và tỷ giá không ổn định nên nên năm 2004 công ty kinh doanh bán hàng NK đạt tỷ suất lợi nhuận cao ( thể hiện ở bảng 5). Nhìn chung thì trong 3 năm trên doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh bán hành nhập khẩu là tốt, ổn định.
Năng suất lao động kinh doanh nhập khẩu: (w)
Doanh thu bán hàng nhập khẩu(DT)
Tổng số lao động kinh doanh hàngnhạp khẩu
W=
Trong 3 năm 2003-2005, thì năm 2004 trở đi thì công ty sát nhập 2 phòng kinh doanh vào là một, năm 2003 có 2 phòng kinh doanh 1 và 2 có cùng chức năng nhiệm vụ như nhau cả hai phòng có 14 công nhân, nhưng đến năm 2004 thì chỉ có một Phòng kinh doanh 2 đảm nhiệm, năm 2004 có 7 người, năm 2005 có 10 người kinh doanh trực tiếp hàng NK. Qua bảng 5 ta thấy năng suất lao động bình quân trong 2 năm 2004-2005 được 28,5 tỷ VNĐ, tức là mỗi một người một năm bán được bình quân 28,5 tỷ VNĐ , đây là con số rất khả quan, năng suất cao trong kinh doanh hàng nhập khẩu, đặc biệt năm 2004 năng suất đạt trên 30,7 tỷ VNĐ.
4. Đánh giá hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty
Qua việc phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty ở phẩn trên cho một đấnh giá đúng đắn về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty, từ đánh giá hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty giúp ta nhìn nhận được thành công, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của công ty trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty, để từ đó cho ta một cái nhìn toàn diện về công ty trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu đẻ có những biện pháp khắc phục hạn chế, giảm rủi do, phát huy điểm mạnh hạn chế điểm yếu để nâng coa hiệu quả trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian tới.
4.1 Những thành tựu và thuận lợi:
Qua phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh của công ty thiết bị nói chung ta thấy công ty có nhưng thành công đạt được rất khả quan trong những năm qua:
Doanh thu bình quân kinh doanh hàng nhạp khẩu trong 3 năm 2003-2005 đạt trên 280 tỷ VNĐ đem về tổng lợi nhuận cho công ty trong 3 năm2003-2005 là trên 2,58 tỷ VNĐ. với doanh thu lớn như vậy ta thấy được tầm vốc của công ty có quy mô kinh doanh lớn và ổn định, đồng thời lợi nhuận từ kinh doanh hàng nhập khẩu rất hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận của doanh thu bình quân 3 năm 2003-2005 được 0,36%, tức là một đồng doanh thu bán hàng nhập khẩu thu về 0,36% đồng lợi nhuận. Năm 2003 được 0.106% , đến 2004 là 0,7418% tăng gấp trên 6 lần so với năm 2003, nhưng đến năm 2005 được 0.2299% tăng 116.7% so với năm 2003.
Trong những năm qua công ty có mối quan hệ làm ăn Nk hàng hoá với trên 20 nước trên thế giới như: Trung Quốc, Nga, Nhật, Hàn Quốc, Nam Phi, Ấn Độ, Singapo, Tây Ban Nha, Phần Lan….trong đó có những bạn hàng truyền thống như Trung Quốc, Nga, hai nước này cung ứng các mặt hàng truyền thồng như phôi thép, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn (thể hiện ở bảng 3)
Có trên 30 mặt hàng nhập khẩu từ hơn 20 nước là: các nguyên vật liệu, vật tư phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng hoá trong nước. Đặc biệt là các ngành sản xuất thép (Phôi thép), giao thông vẩn tải , xây dựng( các sản phẩm thép, các phương tiện máy móc)(Thể hiện ở bảng 2) . Các mặt hàng này đều nhập khẩu trực tiếp nên đem lại lợi nhuận cao cho công ty, và chứng tỏ rằng công ty có có một lợi thế trong Nk các các mặt hàng và đặc biệt công ty nghiên cứu kỹ nhu cầu trong nước: cung, cầu trong nước, giá cả , cạnh tranh nên công ty đã tạo cho minhg một chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Công ty thiết bị là công ty thuộc Bộ Thương Mại hạch toán độc lập, với những thuận lợi là doanh nghiệp nhà nước nên công ty có thể vay vốn của ngân hàng để phục vụ kinh doanh rất thuận lợi so vói nhiều doanh nghiệp khác như các công ty TNHH, các công ty tư nhân…Trong khi đó thì đối với doanh nghiệp thương mại vốn lưu đông rất lớn , đặc biệt là công ty thiết bị nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp có giá trị cao như phôi thép, trang thiết bị vẩn tải, các nguyên vật liệu phục vụ xây dựng…nên vốn lưu động là rất lớn trong khi đó vốn CSH của công ty ít chỉ khoảng 17 đến 18 tỷ VNĐ. Để hàng năm nhập khẩu 17,25 triệu USĐ năm 2003, và 13.8 triệu USĐ năm 2004, và 17,2 triệu USĐ năm 2005 (Báo cáo kinh doanh cuói năm PKD2 ) thì công ty phải vay ngân hàng tiền để NK hàng hoá. Năm 2003 vay ngắn hạn trên 81 tỷ VNĐ, năm 2004 vay trên 73 tỷ VNĐ, năm 2005 ước 75 tỷ VNĐ(Phòng tài chính kế toán)
Với khả năng đa dạng về mặt hàng, về khách hàng điều đó chứng tỏ rằng doanh nghiệp có quy mô lớn trong kinh doanh Nk, có một bề dày kinh nhiệm lâu năm và uy tín trên thị trường kinh doanh NK, có các bạn hàng tin cậy.
Ngoài ra công ty tuân thủ các quy định kinh doanh nhập khẩu của nhà nước, trong các năm qua công ty không vi phạn các quy định như nộp thuế Nk, Gia trị gia tăng…và nộp đầy đủ đúng hạn, thể hiện qua các năm 2003-2004 nộp các khoản đối với nhà nước tương ứng được 36,142tỷ, 14,481 tỷ VNĐ.
Các thành tựu riêng kinh doanh nhập khẩu đạt được và thành tựu của công ty nói riêng là công ty tuân thủ nguyên tắc kinh doanh hai bên cùng có lơị, làm ăn lâu, dài tin tưởng lẫn nhau và tuân thủ quy định của nhà nước, của công ty, có sự phối hợp nhịp giữa các bộ phận chức năng và sự chỉ đạo đúng đắn của lãnh đạo.
4.2. Nguyên nhân những khó khăn và hạn chế:
Trong những năm qua mặc dù công ty đạt được nhiều thành công những cũng gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu như sau:
Trong hoạt động kinh doanh Nk thì công ty phải chú ý đến tổng chi phí kinh doanh nhập khẩu, chi phí bỏ ra trong hoạt động kinh doanh quyết định đến lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, nên trong kinh tế để nâng cao hiệu quả thì ta cần giảm chi phí trong hoạt động NK. Tổng chi phí nhập khẩu trong 2 năm 2004-2005 lần lượt là 213,45 tỷ và 262,09 tỷ VNĐ (trong đó có cả giá vốn hàng bán) chúng chiếm khoảng trên 99% doanh thu điều này làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm suống. Tổng chi phí trong kinh doanh nhập khẩu cao làm giảm hiệu quả kinh tế ở công ty trong những năm qua là do công ty nhập khẩu trực tiếp mặc dù lợi nhuận trong nhập khẩu trực tiếp cao nhưng công ty phải vay ngân hàng vốn hàng năm nên đến trên 80tỷ VNĐ để nhập khẩu, năm 2005 công ty trả lãi vay nhân hàng trên 2,24 tỷ VNĐ, phí ngân hàng trong nghiệp vụ NK là 470,5 triệu VNĐ , môi giới giám định là 84,5 triệu, phí giao nhận vẩn chuyển 857,15 triệu VNĐ…
Trong mặt hàng kinh doanh nhập khẩu của công ty có cơ cấu mặt hàng máy móc thiết bị, phụ tùng và phương tiện vẩn tải như: Xe tải tự đổ 15 tấn HUYNDAI, Vật liệu cầu, lốp VF-B, Neo cầu, Máy khoan FURUKAWA, Máy xúc, xe 55514c, 65115…, phụ tùng …Các mặt hàng này đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu đồng bộ như bảo hành, sửa chữa, có phụ tùng thay thế, hướng dẫn kỹ thuật...thì công ty không đáp ứng được trong việc cung cấp các trang thiết bị linh kiện một cách thường xuyên liên tục, không có một dịch vụ sửa chứa bảo dưỡng cho khách hàng, nếu có thì chỉ đi thuê tạm thời hoặc chỉ giải quyết được những hỏng hóc nhỏ. Nên các mặt hàng kinh doanh này liên tục giảm trong những năm, năm2003 nhập khẩu 1,732 triệu USD, chiếm 16,8%, đến năm 2004 chỉ còn 620.550 USD chiếm 4,5%(Bảng 2), nhưng đến năm 2005 hầu như không có, công ty mất hẳn thế mạnh của mình đối với mặt hàng này trên thị trường dang cạnh tranh mạnh ở Việt Nam.
Mặc dù công ty có một cơ sở hạ tầng nhà đất, các cửa hàng thuận lợi trong kinh doanh th._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32410.doc