Nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba

MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ cao, và được xếp vào tốp các nước có nền kinh tế tăng trưởng vào lớn nhất thế giới, đặc biệt là tháng 11 năm 2006 nước ta chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, chắc chắn nền kinh tế nước ta sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa, đời sống của người dân sẽ được nâng lên, không những về đời sống vật chất mà cả trình độ dân trí cũng không ngừng tăng lên. Cùng với xu thế mở cửa nhiều công ty nước ngoài

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã đầu tư vào Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là số lượng các công ty vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế cũng tăng lên rất lớn, việc giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá là rất lớn, kéo theo đó là nhu cầu đi lại của người dân, số lượng xe tham gia giao thông không ngừng được tăng lên. Trước sự phát triển nhanh chóng đó luôn đi kèm với nhiều RR TN, sự an toàn của mọi người khi tham gia giao thông cần được chú ý quan tâm của toàn XH. Vì vậy, vai trò của BH đối với công tác này là rất lớn, đặc biệt là khi Nhà nước có quy định bắt buộc các chủ phương tiện đều phải mua BH TNh dân sự cuả chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, do đó đã góp phần đảm bảo an toàn cho mọi người khi tham gia giao thông, sự ổn định cuộc sống cho những “người thứ ba” không may gặp TN giao thông. Việc KD nghiệp vụ BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có hiệu quả sẽ góp phần rất lớn vào việc đảm bảo an toàn cho XH, cũng như đem lại cho Công ty nhiều DT cũng như lợi nhuận. Trong thời gian thực tập ở Công ty Bảo Minh Thăng Long, qua việc nghiên cứu thực tế của Công ty, em đã quyết định lựa chọn đề tài : “ Nâng cao hiệu quả KD của nghiệp vụ BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba” để viết chuyên đề của mình. Mặc dù công ty mới thành lập nhưng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ trong công ty đã triển khai rất tốt nghiệp vụ BH này, góp phần đảm bảo an toàn XH, ổn định cuộc sống của người dân, tăng thu cho ngân sách nhà nước và tăng lợi nhuận cho Công ty. Chuyên đề của em gồm có ba phần chính: Phần I: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Phần II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty Bảo Minh Thăng Long. Phần III: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động KD của nghiệp vụ. PHẦN 1: cơ sỞ lý luẬn I, SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA. 1. khái quát về TNh dân sự và BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 1.1 TNh dân sự là gì? Theo nghĩa rộng TNh dân sự phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự. nghĩa vụ dân sự được hiểu là việc mà theo quy định của pháp luật thì một chủ thể phải làm hoặc không được làm một việc nào đó vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (người có quyền). Người có nghĩa vụ dân sự mà không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ đó thì phải chịu TNh.Nhìn chung TNh dân sự là TNh BT thiệt hại, ở đây là thiệt hại về vật chât, thiệt hại về tinh thần “TNh BT về vật chất là TNh bù đăp những tổn vật thực tế, tính được bằng tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra bao gồm tổn thất về tài sản, CP ngăn chặn, hạn chế thiệt hại thu nhập thực tế bị giảm sút. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, dạnh dự nhân uy tín của người khác, ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, tài chính công không còn phải BT một khoản tiền cho người thiệt hại” (bộ luật dân sự nước cộng hoà XH chủ nghĩa Việt Nam). TNh dân sự là một.loại TNh pháp lý do đó nó cũng mang những đặc điểm chung của TNh pháp lý: nó được coi là một công cụ cưỡng chế thể hiện dưới dạng là TNh phải thực hiện và TNh BT thiệt hại ; nó được áp dụng đối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dung theo trình tự thủ tục nhất định; và việc áp dụng biện pháp cưỡng chế sẽ mang đến cho người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật những điều bất lợi 1.2 BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Xe cơ giới là các loại xe chạy trên đường bộ bằng động cơ của chính nó (trừ xe đạp điện) về nguyên tắc người có quyền sở hữu đối với phương tiện xe cơ giới được gọi là chủ xe. Thông thường họ là những người đứng tên trong giấy đăng ký xe và cả trong giấy lưu hành xe. Có những trường hợp chủ xe cũng là người trực tiếp điều khiển xe, không phải là người đứng tên trong giấy đăng ký xe. Trong trường hợp này người điều khiển xe chỉ đóng vai tròlà người làm công ăn lương theo hợp đồng thuê mướn lao động của chủ xe. Khi có TN xẩy ra, đa số là chủ xe phải chịu TNh BT cho người bị hại do hành vi của người điều khiển xe ngay cả khi họ không phải trực tiếp điểu khiển xe. nếu xe cơ giới được chủ xe giao quyền sử dụng và khai thác xe cho ngừoi khác ( người thuê xe) thì người thuê xe phải chịu TNh bồi thương thiệt hại do những hành vi gây ra do sử dụng xe đó Tuy nhiên việc xem xét và quy kết TNh thuộc về ai thông thường ta rơi vào những trường hợp sau: người lái xe ( do chủ xe thuê mướn hoặc tuyển dụng ) gây TN khi anh ta sử dụng xe vào việc riêng: trường hợp này toà án vẫn phán quyết chủ xe phải BT nhưng trong phạm vi của người chủ xe được quyền đòi hỏi TNh của người lái xe TN xảy ra khi xe đang được giao cho người khác mượn: trường hợp này người mượn xe để sử dụng phải chịu TNh BT. Tuy nhiên nếu chủ xe cho mượn cả lái xe của mình thì khi TN xảy ra toà án vẫn phán quyết chủ xe chịu TNh BT. đồng thời toà án cũng không can thiệp vào việc người mượn xe tự nguyện đứng ra BT thay cho chủ xe hoặc giúp đỡ cho chủ xe BT cho nạn nhân. TN xẩy ra khi xe lưu hành không được sự đồng ý của chủ xe. Trường hợp này nhìn chung người sử dụng xe không được phép của chủ xe thì phải chịu TNh BT. Tuy nhiên , không loại trừ trường hợp chủ xe cũng có lỗi trong việc để người khác chiếm dụng xe của mình, chẳng hạn chủ xe rời xe mà không rút chìa khoá điện. Trong trường hợp này chủ xe cũng có thể phải liên đới BT. TN do người vị thành niên gây ra: nếu người vị thành niên điều khiển xe gây TN thông thường cha mẹ họ là người chịu TNh BT. Điều 17 luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em quy định: “cha mẹ, người được đỡ đầu phải chịu TNh hành chính, TNh dân sự về những thiệt hại do hành vị của đứa trẻ mình nuôi dạy”. Điều 611 bộ luật dân sự cũng quy định khi người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà người đó còn cha hoặc mẹ thì cha, mẹ phải BT tòan bộ thiệt hại do con mình gây ra nếu tài sản không đủ để BT mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản thì lấy tài sản BT phần cò thiếu” trong trường hợp người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 gây thiệt hại thì phải BT bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để BT thì cha mẹ phải BT phần còn thiếu bằng tài sản của mình.” trường hợp người vị thành niên gây TN trong thời gian chịu sự giám sát của người giám hộ thì người giám hộ cũng có thể phải cùng BT. như vậy TNh dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là TNh hay nghĩa vụ BT thiệt hại do chủ xe hay lái xe gây TN đối với người thứ ba do việc sử dụng xe đó gây ra 1.3. đặc điểm của BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 1.3.1 đối tượng BH mang tính trừu tượng: Đối tượng BH của các hợp đồng BH TNh dân sự là phần TNh hay nghĩa vụ BT thiệt hại. TNh đó là bao nhiêu cũng không xác định được ngay lúc tham gia BH. Do đó rất trìu tượng Thông thường TNh pháp lý phát sinh khi có đủ ba điều kiện sau: có thiệt hại thực tế của bên thứ ba có hành vi trái pháp luật của cá nhân hay của tổ chức có mối quan hệ nhân quả giữa hành vị trái pháp luật của cá nhân hay tổ chức và thiệt hại của bên thứ ba mức độ thiệt hại do TNh pháp lý phát sinh bao nhiêu là hoàn toàn do sự phán quyết của toà án. Thường thường thì thiệt hại này được tính trên mức độ lỗi của người gây ra và thiệt hại của bên thứ ba tuy nhiên trong thực tế cũng có trường hợp người ta căn cứ vào khả năng tài chính của người gây ra thiệt hại 1.3.2 BH TNh dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được thực hiện dưới hình thức bắt buộc luật KD BH ban hành ngày 22/12/2000 đã nêu rõ các TNh bắt buộc bao gồm: BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới, BH TNh dân sự của người vận chuyển hàng không đối với khách hàng BH TNh nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật BH TNh của DN môi giới BH Như vậy, BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là một hình thức BH bắt buộc tại Việt Nam 1.3.3 Áp dụng hạn mức TNh Vì thiệt hại TNh dân sự phát sinh chưa thể xác định được ngay tại thời điểm tham gia và thiệt hại này có thể là rất lớn. Bởi vậy để nâng cao TNh của người tham gia BH các công ty BH thường đưa ra giới TNh, tức là các mức BT tối đa của BH Hạn mức TNh được áp dụng trong hầu hết các nghiệp vụ TNh dân sự:BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, BH TNh dân sự của chủ sử dụng lao động đối vớingười lao động, TNh chủ hãng vận chuyển đối với hành khách hàng hoá nhưng cũng có một số nghiệp vụ BH TNh mà không áp dụng giới hạn TNh, nghĩa là thiệt hại TNh dân sự phát sinh bao nhiêu doanh BH BT bấy nhiêu 2. Sự cần thiết của BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Trong cuộc sống, mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức đều phải chịu TNh trước pháp luật cho từng hành vi đối xử của mình,. Nhìn chung khi một người gây ra thiệt hại cho người khác do sự bất cẩn của mình thì phải chịu TNh trước những thiệt hại đó Giao thông vân tải nói chung, giao thông đường bộ nói riêng có một phần quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nếu ví nền kinh tế của một quốc gia là một cơ thể sông thì giao thông là mạch máu chính yếu để cơ thể đó tồn tại và hoạt động tốt sự phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5%/ năm trong giai đoạn vừa qua. Cùng với nó là sự tăng nhanh với tốc độ chóng mặt trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng cả về số xe lưu hành ( năm 1995 tổng số xe lưu hành vào khoảng hơn 3900000 xe thì đến năm 2006 con số này tiến hơn 20 triệu xe ) và các con đường cao tốc đường nhựa đường xá vươn tới mọi vùng của tổ quốc kinh tế phát triển với tốc độ cao trong thời gian dài làm cho đời sống, thu nhập dân trí của dân cư ngày càng cao. Việc đầu tư tiền để mua một phương tiện như xe máy, ô tô không còn là vấn đề khó khăn ngay cả với hộ nông dân . Thậm trí các tầng lớp trung lưu và các nhà DN trẻ có ô tô đi lại là chuyện bình thường. Đây là dấu hiệu đáng mừng nhưng song song cùng với sự phát triển của giao thông đường bộ là gia tăng TN giao thông ngày càng nhiều và với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Năm 1995 số vụ TN xẩy ra khoảng gần 16000 vụ làm chếthơn 2000 người. TN tiếp tục tăng qua các năm,năm 2002 xẩy ra hơn 27000 vụ số người bị chết gần 13000 ngừơi, năm 2003 số vụ tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao gần 20000 vụ TN giao thông đường bộ chiếm tỷ lệ cao trong các loại TN giao thông và tăng nhanh liên tục con số thống kê năm 2004 cho thấy số vụ TN giao thông có giảm khoảng 27% nhưng số người chết do TN lại tăng 7% so với 2003 từ Bảng:Tình hình TN giao thông những năm gần đây Năm số vụ số người chết Số người bị thương 1999 20733 6670 23911 2000 22486 7500 25400 2001 25040 10477 29188 2002 27134 12800 30733 2003 19852 11319 20400 2004 14500 12115 23715 2005 16240 13325 25013 (Nguồn số liệu: tạp chí BH) Xe cơ giới có nhiều chủng loại, phân phối đa dạng nên đây là mối nguy hiểm cao độ đe dọa tính mạng tài sản con người nếu không được kiểm soát tốt. Mặt khác số lượng đầu xe cơ giới tham gia giao thông ngày càng gia tăng và có thời kỳ tăng lên đột biến cho nên tình hình TN giao thông xẩy ra ngày càng nhiều, mức độ thiệt hại ngày càng nghiêm trọng Cho dù Đảng và Nhà nước cùng toàn thể nhân dân cùng có cố gắng đưa ra các giải pháp hữu hiệu thì cũng đem lại kết quả là sự hạn chế sự gia tăng TN chứ không thể ngăn chặn TN không xẩy ra Các nguyên nhân chính gây ra TN: + do điều kiện địa hình phức tạp, nhiều con đường gồ ghề, khúc khuỷu thiếu các biển báo chỉ dẫn cần thiết làm cho lái xe không chủ động và lường trước được những khó khăn. + do hệ thông giao thông đường bộ chưa tốt, chất lượng chưa cao và ngày một xuống cấp nghiêm trọng gây ra nhiều khó khăn cho việc đi lại, thêm vào đó xe cơ giới tham gia giao thông phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cơ sở hạ tầng, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu. Số kilômét đường nhựa bêtông của chúng ta chỉ chiếm khoảng 63% đây là một con số khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực và thế giới + phương tiện giao thông không đồng bộ và chất lượng của các phương tiện này chưa được kiểm duyệt một cách cẩn thận trước khi đưa vào sử dụng nên khả năng xẩy ra TN cao + ý thức chấp hành luật lệ giao thông còn chưa cao kể cả người đi bộ và đi xe thô sơ, buôn bán, họp chợ, để vật liệu xây dựng lấn cả lòng đường làm tăng khả năng gây ra TN + Do trục chặc nhỏ của xe cơ giới hoặc do bất cẩn của người lái xe không phát hiện kịp thời tình trạng hư hỏng của xe như là: mất phanh, mất lái, nổ lốp . Như vậy TN giao thông là một tồn tại khách quan và chúng ta chỉ có ta chỉ có thể đề phòng ,kiềm chế chứ không thể ngăn chặn nó xẩy ra đảng và Nhà nước đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm hạn chế TN giao thông như : tổ chức thường xuyên tuyên truyền rộng rãi trong toàn dân về luật lệ an toàn giao thông tổ chức các lớp về lái xe an toàn tổ chức tập huấn đội ngũ lái xe an toàn xây dựng hệ thống biển báo chỉ dẫn cần thiết thành lập riêng ban chỉ đạo an toàn giao thông treo các biển báo panô, áp phích để kêu gọi người dân nâng cao ý trong việc chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông TN giao thông là một tồn tại khách quan chỉ hạn chế chứ khó có thể trách khỏi, vấn đề quan trọng ở đây là khắc phục hậu quả của TN xẩy ra một cách kịp thời và đầy đủ nhất là một yêu cầu cấp thiết cần tìm giải pháp. Khắc phục TN giao thông là cực kỳ cần thiết cho người bị hại và đây cũng là một gánh nặng của chủ xe. Khi một TN xẩy ra thường gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của người bị nạn cũng như chủ phương tiện . Gánh nặng các CP trên thuộc về TNh BT của chủ phương tiện gây ra TN cho nạn nhân được quy định theo bộ luật dân sự xong xe gây TN thường lưu hành ở xa trụ sở cơ quan hay gia đình chủ xe, người điều khiển xe không nhất thiết là chủ xe hay chủ xe không có đủ tiền trang trải các CP khắc phục hậu quả . Vấn đề đặt ra là làm sao chủ xe có thể giải quyết kịp thời và chính xác vụ TN nói trên. Chính vì vậy mà BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là cần thiết khách quan để giúp chủ xe khắc phục hậu quả do sự lưu hành xe của mình gây ra và nghiệp vụ này đã được quy đinh cụ thể tại nghị định số 115/ 1997 /NĐ- CP ngày 17/12/1997 3. Tác dụng của BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba: Khi TN xẩy ra việc khắc phục và giải quyết hậu quả của nó là vấn đề phức tạp nhất ,thường phát sinh những tranh chấp kéo dài. BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới là biện pháp kinh tế huy động sự đóng góp của các chủ xe hình thành nên quỹ BH quỹ này chủ yếu được sử dụng để BT, bù đắp cho các chủ xe trong thời gian xe hoạt động gây TN làm phát sinh TNh dân sự của chủ xe, và những khoản CP như cắm những biển báo, gương cầu lồi, hệ thống đèn báo hiệu,cọc tiêu … nhằm hạn chế TN, CP cho bộ máy quản lý BH TNh dân sự có tác dụng lớn đối với chủ xe người thứ ba và cả XH .Ta sẽ xem xét tác dụng cụ yhể của nó - Đối với chủ xe : TN xẩy ra,sau khi giám định để xác định nguyên nhân gây ra TN và trách nhiêm của mình nhà BH sẽ chủ động BT và BT kịp thời cho chủ xe khi phát sinh TNh dân sự, tránh thiệt hại về kinh tế cho chủ xe ,trợ giúp chủ xe có ý thức trong việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế tổn thất nhằm bảo đảm ổn định tài chính cho người chủ xe .BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba còn tạo tâm lý thoải mái yên tâm cho người điều khiển phương tiện giao thông, đối với người thứ ba công ty BH thay mặt chủ xe BT thiệt hại một cách nhanh chóng đầy đủ, giúp cho người thứ ba ổn định về mặt tài chính, tình thần và sơm trở về cuôc sống bình thường. Công ty BH hỗ trợ cho chủ xe trong việc thương lượng hoà giải với nạn nhân, tránh gây căng thẳng hay sự cố bất thường từ phìa người nhà nạn nhân. Hơn nữa người thứ ba cũng được sử dụng một phần do quỹ BH TNh dân sự dùng để đề phòng và hạn chế tổn thất. Quỹ BH cũng nhằm đảm bảo quyền được BT thiệt hại của người bị TN giao thông trong mọi trường hợp. Bởi vì có những vụ TN mà cả chủ xe và lái xe đều bị chết hoặc người gây TN quá khó khăn không có khả năng BT, chi trả và còn có không ít những lái xe sau khi gây TN đã bỏ chạy. Trong khi những ngừơi bị thương cần được chữa chạy kịp thời, không có người trả tiền viện phí và gia đình họ cần được trợ giúp. Nhà nước và các tổ chức XH không thể cứu trợ và cũng không có nguồn quỹ để đảm bảo cho người bị nạn được chi trả những CP này Đối với XH : DN BH muốn hoạt động KD tốt cần phải đưa ra các biện pháp hiệu quả để đề phòng và ngăn ngừa TN, tích cực giảm thiểu các vụ TN cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng Từ đó tác động đến sự ổn định, an toàn cho XH. Mặt khác loại hình BH này góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong việc giải quyết hậu quả các vụ TN cũng như trong việc xây dựng thiết lập các biện pháp ngăn ngừa hạn chế TN, đồng thời nó đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước Như vậy có thể thấy rằng BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là cần thiết và có tác dụng to lớn đối với cả chủ xe( người lái xe), bản thân người bị nạn và cho toàn XH . Đây là một nghiệp vụ có tính công bằng, nhân đạo và phát huy tốt nhất quy luật số đông bù số ít trong luật KD BH II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA. Cơ sở tiến hành BH TNh dân sự của của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba dưới hình thức bắt buộc Sự tồn tại và phát triển nền kinh tế của quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của các phương tiện giao thông đường bộ.và nó ngày càng tăng đã tỏ rõ tính ưu việt của nó. Bên cạnh đó TN do các phương tiện này gây ra ngày càng tăng lên và mức độ nghiêm trọng ngày càng lớn. Nhiều khi TNh BT thiệt hại vượt quá khả năng tài chính của chủ các phương tiện gấp nhiều lần và đôi khi hậu quả là không lường được. Điều đó gây ra khó khăn cho nạn nhân trong việc khắc phục những khó khăn đó,trong đó khắc phục về hậu quả về tài sản, điều trị thương tật sau TN, CP mai táng… .BH TNh dân sự trước hết là bảo vệ lợi ích của người bị nạn hoặc gia đình họ,và đây là một vấn đề mang ý nghĩa XH cao cả, chứ không phải chỉ quyền lợi của chủ xe. Vì vậy tham gia BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại cơ quan BH là TNh của mỗi chủ xe. Trên thế giới, nghiệp vụ BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới ra đời và triển khai vào thế kỷ XVIII , sau đó phát triển mạnh vào thế kỷ XIX. Hiện nay hầu hết các nước đều quy định bắt buộc các chủ xe phải tham gia BH TNh dân sự. Một số nước có nền kinh tế phát triển như: Pháp, Đức, Mỹ, Nhật và Úc đã áp dụng hình thức bắt buộc từ những năm 40 của thế kỷ 20 Không những bắt buộc với chủ xe phải tham gia BH TNh dân sự mà còn quy định bắt buộc với doanh nghiêp BH phải chấp nhận BH theo đúng quyết định 23/2003/ QĐ- BTC. Doanh nghiệp BH chấp nhận BH TNh dân sự của chủ xe theo đúng nguyên tắc , đúng biểu phí,mức TNh được bộ tài chính quy định và không được phép thấp hơn. Tuy nhiên DN BH có thể tăng hạn mức TNh dân sự, đến tăng phí BH khi có yêu cầu của chủ xe.. Điều này đảm bảo cho chủ xe tham gia giao thông luôn được đáp ứng nhu cầu khi có đủ điều kiện ,khi có nhu câu tham gia BH. Từ những sự cần thiết đó, Hội Đồng Bộ Trưởng đã ra nghị định số 30/ HĐBT ngày 10/03/1988 Quy đinh tất cả các xe cơ giới hoạt động trên lãnh thổ nước cộng hoà XH chủ nghĩa Việt Nam đều phải tham gia BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới tại cơ quan BH. Đây là một chủ chương, một chính sách hoàn toàn đúng đắn và được duy trì cho đến nay nhằm đảm bảo lợi ích của người bị nạn khi TN xẩy ra, nâng cao TNh đối với chủ phương tiện giúp các cơ quan quản lý số lượng xe lưu hành , thống kê đầy đủ các TN để có những biện pháp quản lý XHvà có biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất do TN gây ra, đồng thời nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh những quy định, chủ trương của nhà nước . Năm 2003 , Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành quyết định số 23/ 2003/ QĐ- BTC ngày 25/02/2003 thay thế các nghị trước nhằm phù hợp với bước đi của nền kinh tế nước ta quy định về BH bắt buộc TNh dân sự của của xe cơ giới. Đối tượng và phạm vi BH. Đối tượng BH Đối tượng BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới chính là phần TNh dân sự của mỗi chủ xe ( kể cả chủ xe trong nước lẫn chủ xe nước ngoài có giấy phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam), đó là TNh hay nghĩa vụ BT của chủ xe hay lái xe cho người thứ ba do việc lưu hành xe gây TN.Công ty BH chỉ nhận BH cho phần TNh dân sự của chủ xe phát sinhdo sự hoạt động và điều khiển của người lai xe . BH TNh dân sự của chủ xe không chịu TNh về mặt hình sự của chủ xe cũng như thiệt hại vật chất của chính chiếc xe đó .Như vậy đối tượng đ ư ợc BH không được xác định trước Chỉ khi nào việc lưu hành xe gây TN trên lãnh thổ nước cộng hoà XH chủ nghĩa Việt Nam thì khi đó đối tượng mới được xác định , đồng thời với TNh dân sự của chủ xe là TNh BT của BH. các TNh đó phát sinh khi có các điều kiện sau: Thứ nhất :có thiệt hại về tài sản tính mạng hoặc sức khoẻ của bên thứ ba Thứ hai: chủ xe hay (lái xe) phải có hành vi trái pháp luật có thể do vô tình hay cố ý mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ hoặc vi phạm các quy định khác của nhà nước thứ ba:phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe, lái xe với những thiệt hại của bên thứ ba. Chú ý , có những hành vi trái pháp luật không phải là nguyên nhân trực tiếp gaâ ra thiệt hại nhưng nó lại là nguyên nhân trực tiếp gây ra TN- thì cũng được coi là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật với thiệt hại thực tế . Thứ tư : chủ xe lái xe có lỗi Tuy nhiên không phải bất kỳ vụ TN nào nào người lái xe cũng có lỗi. Thực tế có những vụ TN không có lỗi của ai gây ra mà nguyên nhân là do tính nguy hiểm của xe cơ giới như: xe đang xuống dốc mà bị mất phanh đột ngột gây TN làm thiệt hại cho người đi đường, hay đang chạy thì bất ngờ nổ lốp khiến lái xe mất khả năng điều khiển xe đâm vào quán nước bên đường. Hơn nữa bên thứ ba trong BH TNh dân sự chủ xe cơ giới là những người trực tiếp bị thiệt hại do hậu quả của vụ TN nhưng loại trừ: + Lái , phụ xe, người làm công cho chủ xe + Những người lái xe không nuôi dưỡng như cha, mẹ, chồng , con cái , vợ + Hành khách, những người có mặt trên xe Tóm lại: khi TN xẩy ra, TNh dân sự của chủ xe hay TNh dân sự BT của BH chỉ phát sinh khi vụ TN có đủ ba điều kiện: + Có thiệt hại thực tế của bên thứ ba + Hành vi trái pháp luật của chủ xe lái xe + Mối quan hệ nhân quả giữa chúng Không phát sinh TNh BT của BH nếu thiếu một trong ba điều kiện trên . Còn có thể có hoặc không có điều kiện thứ tư thì vẫn làm phát sinh TNh BT của BH. 2.2 Phạm vi BH Công ty BH nhận các RR bất ngờ không lường trước được gây ra TN làm phát sinh TNh dân sự của chủ xe. Cụ thể những thiệt hại nằm trong phạm vi TNh của công ty bao gồm: Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ củabên thứ ba Thiệt hại về tài sản, hàng hóa… của bên thứ ba Thiệt hại tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả KD hoặc giảm thu nhập Các CP cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hạn chế thiệt hại, các CP thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan BH ( kể cả các biện pháp không mang lại hiệu quả) Những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của những người tham gia cứu chữa ngăn ngừa TN, CP cấp cứu và chăm sóc nạn nhân. Mặc dù phạm vi của TNh BH rất rộng nhưng không phải tất cả mọi TN xẩy ra đều được BH. Những vụ TN xẩy ra do các nguyên nhân sau dù cho có phát sinh TNh dân sự của chủ xe nhưng cơ quan BH không chịu TNh BT.(những trường hợp lọai trừ ) TN xẩy ra do xe không đủ yêu cầu kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo quy định trong điều lệ an toàn giao thông vận tải đường bộ như xe bị hỏng phanh đi tối xe không có đèn Lái xe hoặc chủ xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông đường bộ như lái xe bị ảnh hưởng chất kích thích rượu bia ma tuý, xe đi vào đường cấm, xe chở chất cháy, chất nổ trái phép hoặc vi phạm một trong những quy định sau: chưa đủ tuổi lái xe, không có bằng lái hợp lệ; bị đình chỉ tạm thời bằng lái xe; xe không có giấy phép lưu hành xe trở qúa trọng tải , quá số hành khách được quy định quá giới hạn cho phép,xe không có hệ thống lái bên phải Nạn nhân tự mình lao vào xe đang chạy hoặc nhảy xuống khi xe chưa dừng bánh Ngoài ra những thiệt hại sau đây cũng không thuộc phạm vi BH Thiệt hại do chủ xe gây ra cho bản thân chiếc xe và những tài sản khác của mình Thiệt hại đối với lái chính lái phụ hoặc áp tải hàng trong khi thi hành nhiệm vụ trên xe Thiệt hại gián tiếp do TN như giảm giá trị thương mại làm đình trệ sản xuất KD Thiệt hại đối với tài sản bị cướp mất cắp trong TN TN xẩy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam , trừ khi có thoả thuận khác Người BH không chịu TNh đối với tài sản đặc biệt như vàng bạc đá quý, tiền đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt Việc quy định những TN RR không thuộc TNh của cơ quan BH nhằm đề cao TNh ngăn ngừa của chủ xe lái xe, phân chia rõ TNh giữa cơ quan BH với chủ xe tránh gây ra tranh chấp khi có TN Số tiền BH Số tiền BH là khoản tiền được xác định trong hợp đồng BH thể hiện giới hạn TNh của người được BH. Có nghĩa là trong bất kỳ trường hợp nào thì sốtiền BT, chi trả cao nhất của người BH cũng chỉ bằng số tiền BH Do tính đặc trưng của loại hình BH này là đối tượng BH của hợp đồng BH TNh rất trừu tượng, không xác định được mức thiệt hại của người thứ ba. Vì vậy trong BH TNh dân sự., một hợp đồng thường xác định số tiền BH dựa trên sự thoả thuận. Bộ tài chính quy định hạn mức TNh tối thiểu bắt buộc cho mọi chủ xe. Trên cơ sở đó doanh nghiệp có thể đưa ra mức TNh tự nguyện cao hơn đựơc bộ tài chính chấp thuận để chủ xe lựa chọn . Việc bán sản phẩm BH theo nhiều mức có ý nghĩa đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của chủ xe. Mức TNh cao hay thấp đựơc thiết kế phụ thuộc vào các yếu tố như : nhu cầu BH và khả năng tài chính của chủ xe; tình hình thực tế TN ; loại phương tiện ; và có cả khả năng đảm bảo của nhà BH . Điều lưu ý là hạn mức TNh trong hợp đồng hoặc trong giấy chứng nhận BH có ý nghĩa cho từng vụ tổn thất. Có nghĩa là : thường thời hạn BH là một năm thì trong một năm được BH, phương tiện có thể gây ra nhiều hơn một vụ TN. TNh BT của nhà BH cho người được BH đựơc tính cho từng vụ TN là độc lập theo hạn mức TNh đã ký kết . Đối với những vụ tổn thất lớn mà gía trị thiệt hại vượt quá mức giới hạn TNh thì khi đó người được BH phải tự gánh chịu phần vượt quá này . Trong cùng mọi điều kiện như nhau mức TNh BH có ảnh hưởng tới mức phí BH mà người BH phải đóng góp. Người được BH sẽ đóng một mức phí cao hơn nếu họ được cung cấp một BH có hạn mức TNh cao hơn. Ở Việt Nam trong thời gian tới hạn mức TNh là 50(triệu đồng) trên 1vụ (tài sản hoặc tính mạng) Phí BH và phương pháp tính phí BH Mỗi chủ xe ( lái xe) tham gia BH TNh dân sự đều phải đóng góp bằng một khoản phí nhất định . PHí BH được thu theo mỗi đầu phương tiện hoạt động. Các phương tịên vận tải khác nhau có mức độ hay khả năng gây TN khác nhau như ôtô tải dễ gây TN hơn ôtô con, xe chở khách… do đó phí BH được tính riêng cho từng loại phương tiện Phí BH gồm có hai phần: Phần phí thuần : phần phí thu đượcdùng cho BT TN xảy ra . Phần phụ phí : là khoản phí cần thiết để cơ quan BH đảm bảo cho các khoản chi trong hoạt động nghiệp vụ BH (bao gồm: chi hoa hồng, chi quản lý hành chính , chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi thuế nhà nước ) Việc tính phí áp dụng theo phương pháp thống kê : dựa vào mức độ tổn thất bình quân của từng loại phương tiện hoạt động được thống kê qua các năm trong quá khứ, được tính theo công thức p = f +d Trong đó : p: phí BH trên đầu xe f : phí thuần d: phần phụ phí Phần phụ phí này được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên toàn bộ phí thu P thường chiếm 20-35% trong toàn bộ số phí thu. Phần phí thuần f thường xác định theo công thức : f = –––––s Trong đó Si : số TN xẩy ra có phát sinh TNh dân sự của chủ xe được BH BT trong năm i T: số tiền BT bình quân một vụ TN trong năm thứ i Ci : số đầu xe tham gia BH trong i n:số năm thống kê , thường từ 3 đến 5 năm. (i= 1,n) Ví dụ: Có số liệu thống kê tình hình TN giao thông có phát sinh TNh dân sự của chủ xe đối với người thứ bao đối với loại xe tải trên 5 tấn như sau Năm Số xe hoạt động(chiếc) Số vụ TN (vụ) Thiệt hại bình quân 1vụ(triệu đồng) 1 100000 3500 5 2 100000 4000 5.2 3 100000 3000 4.8 4 100000 3500 6 5 100000 2500 10 Ta tính đựơc f=0.1974(triệu đồng/xe) Nếu tỷ lệ phụ phí chiếm 20% thì phí thuần f sẽ chiếm 80% trong tổng phí BH tính cho mỗi đầu xe. Từ đó ta có phí BH năm thứ 6 cho mỗi đầu xe là : P = f / 0,8 = 197400/0,8 = 246750 đồng trên xe Như vậy mức phí BH TNh dân sự mỗi xe tải trên năm tấn phải đóng là 246750 đồng Vận dụng công thức trên cho các phương tiện thông dụng trên cơ sở quy luật số đông. Đối với các phương tiện không thông dụng như xe kéo rơ moóc, xe chở hàng nặng thì tính thêm tỷ lệ phụ phí so vớiphí cơ bản. Ở Việt Nam hiện nay thường cộng thêm 30% phí cơ bản Đối với các xe hoạt động ngắn hạn ( dưới 1 năm) thời gian tham gia BH tính tròn tháng và phí BH được xác định như sau : Pngắn hạn = Pnăm * tỷ lệ phí ngắn hạn theo tháng Trên thực tế, từ năm 1991 trở đi phí BH được tính tương ứng với từng mức TNh. Ví dụ bộ tài chính quy định biểu phí và mức TNh BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới theo quyết định số 23/2003/ QĐ- BTC ngày 25/2/2003 Đối với BH xe mô tô hai bánh biểuphí bắt buộc là : Mức TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Về người : 30 triệu đồng / người / vụ Về tài sản : 30 triệu đồng/ vụ Phí đónglà : mô tô hai bánh dưới 50 cc : 50000 đồng trên xe Mô tô hai bánh trên 50cc : 55000 đồng/ xe Trên cơ sở xác định phí như đã đề cập ở trên, phí BH được tính dựa trên biểu phí mà nhà BH lập ra phù hợp với từng loại xe. Mỗi biểu phí được lập phụ thuộc vào mức TNh loại xe , tuổi xe, trọng tải, mục đích sử dụng , các điều khoản BH kể trên Chủ xe (lái xe ) được cung cấp một BH với một mức TNh nhất định phải có nghĩa vụ đóng phí đầy đủ , đúng kỳ hạn. Thông thường nghĩa vụ đóng phí của người đóng phí của người tham gia BH phát sinh ngay sau khi hợp đồng được ký kếtvà phải đóng 1 lần toàn bộ số phí. Tuy nhiên với những chủ xe có số đầu phương tiệnlớn hoặc có một thoả thuận khác được nhà BH chấp thuận thì phí có thể được đóng làm nhiều kỳ. Việc nộp phí BH nếu không được thực hiện đúng thời gian quy định ngừơi có nghĩa vụ nộp phí BH phải nộp ._.phát cho những ngày nộp chậm theo tỷ lệ hai bên đã thỏa thuận Theo nguyên tắc BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới quy định : Chậm từ 1 tháng đến hai tháng phải nộp thêm 100% Chậm từ 2 đến 4 tháng phải nộp thêm 200% Chậm từ 4 tháng trở nên nộp phạt 300% Hoặc huỷ bỏ hợp đồng BH Trường hợp chủ xe đã đóng phí BH cả năm, nhưng vào một thời điểm nào đó phương tiện không hoạt động nữa hoặc chuyển quyền sở hữu mà không chuyển quyền BH thì chủ phương tiện sẽ được hòan phí BH tương ứng với thời gian còn lại của năm ( làm tròn tháng nếu trước đó chủ phương tiện chưa có khiếu lại và được BH BT ) Số phí hoàn lại được xác định như sau : P hoàn lại = (Pnăm * số tháng xe ngừng hoạt động)/12 tháng Ví dụ chủ xe ôtô mua BH TNh dân sự cho cả năm 2004 vào ngày 1/1/2004, phí BH cả năm là 600000 đồng . Nhưng đến 1/8/2004 xe không hoạt động nữa do chủ xe đi nước ngoài công tác Cơ quan BH sẽ hoàn lại số phí BH tương ứng với thời gian còn lại là Thoàn lại = 600000 *5/12 = 250000 đồng Trường hợp chủ xe có số lượng xe tham gia BH lớn ( thường từ 10 xe trở lên), mức độ tổn thất thấp, có thể được nhà BH xem xét giảm phí BH ( tối đa thường giảm 20%) . Tỷ lệ tổn thất được xác định trên cơ sở số tiền BT và số phí thu được của chủ xe trong năm trước của năm BH. Mặt khác việc giảm phí BH cho chủ xe nhằm khuyến khích các chủ xe tăng cường công tác đề phòng và hạn chế TN. Sau khi chủ xe đã nộp phí BH theo đúng quy định, BH có TNh cung cấp giấy chứng nhận BH. Giấy chứng nhận BH chứng nhận hợp đồng BH đã được ký kết, đồng thời nó là chứng cứ xác nhận chủ xe đã tham gia BH. hợp đồng BH. Hợp đồng là sự thoả thuận giữa bên mua BH và DN BH, theo đó bên mua BH phải đóng phí BH, DN BH phải trả tìên BH cho người thụ hưởng hoặc BT cho người được BH khi xẩy ra sự kiện BH. Đối tượng của hợp đồng này là mức TNh dân sự của ngừơi được BH đối vớingười thứ ba theo quy định của luật pháp. Do đó đặc điểm của nó là: Hợp đồng BH chỉ tồn tại giữa DN BH vớingười tham gia BH . DN BH chỉ chịu TNh BT khi người bị thiệt hại (người thứ ba) yêu cầu người tham gia BH BT. Hợp đồng BH chỉ giới hạn trong phạm vi TNh BT BT về mặt kinhtế, không chịu các TNh khác của ngườitham gia BH trước pháp luật như TNh hành chính, TNh hình sự Hợp đồng BH TNh không có và cũng không thể quy định về số tiền BH mà chỉ quy định mức TNh BT tối đa của DN BH. Ví dụ, hạn mức TNh BT tối đa trong BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là 30 triệu đồng / người / vụ , về tài sản là 30 triệu đồng /người /vụ Nội dung của hợp đồng thể hiện mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa bên tham gia và được quy định dưới hình thức điều khoản hợp đồng. Có điều khoản do pháp luật quy định phải ghi vào hợp đồng, có điều khoản do hai bên thoả thuận. Nội dung chủ yếu của một hợp đồng BH TNh của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thông thường bao gồm Đối tượng BH Hạn mức TNh RR được BH RR loại trừ Phí BH Thời hạn BH Thời hạn BH Thời hạn, phương thức trả tiền BH hoặc BT TNh và quyền lợi của các bên tham gia Về phía chủ xe (lái xe ) mặc dù đã tham gia BH nhưng chủ xe vẫn là người có TNh chính trong việc đề phòng, ngăn ngừa TN,làm công tác này chủ xe cần phối hợp với các ngành thực hiện các biện pháp chủ yếu sau: + Định kỳ hàng năm tiến hành tổ chức các lớp tập huấn cho lái xe, phụ xe . Giáo dục nhắc nhở lái, phụ xe tuyệt đối không vi phạm những điểm cấm đã quy định trong khi điều khiểm xe. + Bảo quản tốt các phương tiện vận tải, phối hợp với các ngành liên quan định kỳ tiến hành kiểm tra thiết bị an toàn để đảm tiêu chuẩn kỹ thuật cho xe hoạt động tốt. + Đề xuất kiến nghị với ngành giao thông vận tải, công an thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc sửa sang lại hệ thống đường xá. Tiến hành xây dựng những biển báo, panô, áp phích tại các đầu mối giao thông quan trọng và tại những đoạn đường có mối nguy hiểm cao. Khi có TN xảy ra, để giúp cho việctính toán và giải quyết BT của DN BH được nhanh chóng và kịp thời, chủ xe bằng phương tiện nhanh nhất khai báo ngay cho cơ quan BH về thực trạng TN Ngày giờ địa điểm xẩy ra TN Số đăng ký xe gây TN Họ tên người lái xe Tên nạn nhân và địa chỉ của họ Mức độ nghiêm trọng của TN Nguyên nhân xẩy ra TN và biện pháp xử lý ban đầu của chủ xe hoặc lái xe TNh khai báo phải đảm bảo tính trung thực, khách quan về mọichi tiết, mọi điều được biết xung quanh vụ TN Bên cạnh TNh của người tham gia BH, chủ xe có những quyền lợi sau + Quyền được hưởng tiền BT từ phía nhà BH khi có sự kiện BH xẩy ra + Quyền yêu cầu DN giải thích các điều khoản, điều kiện BH +Quyền yêu cầu nhà BH bổ sung sửa đổi hợp đồng, đề xuất ý kiến mở rộng phạm vi BH + Quyền khiếu nại đòi BT theo quy định + Các quyền khác theo quy định của pháp luật Về phía doanh nghiêp BH Nhà BH có quyền thu phí BH theo thoả thuận trong hợp đồng BH, yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết đến hợp đồng BH, yêu cầu khách hàng có những biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất … Bên cạnh đó khi đưa ra các điều kiện, đìêu khoản của hợp đồng nhà BH phải giải thích rõ ràng cho chủ xe hiểu, vận động họ tham gia đầy đủ, BH cũng cần phốihợp với người tham gia BH, các ngành có liên quan hỗ trỡ kịp thời và có chế độ thưởng phạt đối với những đơn vị thực hiện tốt hoặc chưa tốt TNh đề phòng, hạn chế tổn thất, khi nhận được khai báo TN của chủ xe, nhà BH tiến hành giám định nguyên nhân và hậu quả của vụ TN nhanh chóng chi trả, BT cho người được hưởng quyền lợi BH, nếu không thuộc phạm vi TNh của BH thì cơ quan BH có sự thông báo trả lời kịp thời cho chủ xe biết Giám định tổn thất và giải quyết BT. Đây chính là hai khâu quan trọng trong công việc giải quyết khiếu lại công việc cần phải thực hiện nhanh chóng, chính xác hợp lý đảm bảo quyền lợi cho người được BH và thể hiện cụ thể TNh và nghĩa vụ của DN BH đối với khách hàng của mình . Đối với hoạt động của ngành BH thì vấn đề BT có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng . Chính vào thời điểm tổn thất xẩy ra, phía khách hàng thường bị những cú sốc về tinh thần, lúc này thì năng lực, sự trung thực tính hiệu quả, sự tế nhị tính nhân đạo của DN được thừa nhận qua cách xử sự của mình với các nạn nhân của sự kiện BH. Giải quyết tốt khâu này thì đó là cách quảng cao tốt nhất đối với một DN BH. Để xác định được chính xác số tiền BT, cơ quan BH phải tiến hành giám định tổn thất, bao gồm: kiểm tra đối tượng giám định, phân loại tổn thất, xác định mức độ tổn thất, nguyên nhân gây tổn thất của ngừơi thứ ba, mức độ nỗi của xe tham gia BH,… ( chú ý nếu TN xẩy ra không gây thiệt hại cho ngừơi thứ ba hoặc gây thiệt hại cho người không thuộc diện là người thứ ba thì không cần xác minh thiệt hại) Sau khi nhận được hồ sơ khiếu lại BT người BH sẽ tiến hành giám định xác định thiệt hại thực tế của bên thứ ba và BT tổn thất. Nếu ban đầu xét thấy vụ TN thuộc phạm vi BH, cơ quan BH tiếp tục tiến hành các công việc sau: Cùng với công an cảnh sát giao thông giám định hiện trường khi xẩy ra TN kết luận đúng đắn về nguyên nhân TN và mức độ lỗi của chủ xe tham gia BH. Áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả của cụ TN như : cứu chữa nạn nhân tại chỗ, nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất, cất giữ tài sản của nạn nhân Xác định thiệt hại của người thứ ba: Thực hiện TNh BT BH Bất cứ một vụ TN giao thông nào phát sinh BT mức TNh dân sự thuộc phạm vi BH đều được cơ quan BH BT. Số tiền BT này căn cứ vào: + Thiệt hại thực tế của bên thứ ba: + Mức lỗi của bên thứ ba + Mức TNh của chủ xe tham gia BH đóng phí Thiệt hại về tài sản bao gồm Tài sản bị mất, hư hỏng hoặc bị huỷ hoại, thiệt hại liên quan đến việc sử dụng tài sản và các CP khác để ngăn ngừa hạn chế và khắc phục thiệt hại. Thiệt hại về tài sản lưu động được xác định theo giá trị thực tế ( giá thì trường ) tại thời điểm tổn thất. Thiệt hại về tài sản cố định được xác định căn cứ vào khấu hao. Cụ thể : giá trị thiệt hại = giá mua mới _ mức khấu hao (nguyên giá) Thiệt hại về con người : bao gồm thiệt hại về sức khỏe và thiệt hại về tính mạng Thiệt hại về sức khoẻ : bao gồm: + Các CP hợp lý cho việc cứu chữa, BT phục hồi sức khỏ và chức năng bị mất hoặc giảm sút như: CP cấp cứu, tiền hao phí vật chất và cac CP y tế khác ( thuốc men, dịch chuyền, CP chiếu chụp) + CP hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc bệnh nhân và khoản tiền cấp dưỡng cho người mà bệnh nhân có nghĩa vụ nuôi dưỡng + Khoản thu nhập bị mất hoặc giảm sút của người đó Chú ý: Thu nhập bị giảm sút là khoản chênh lệch giữa mức thu nhập trước và sau khi điều trị do TN của người thứ ba Thu nhập bị mất được xác định trong trường hợp bệnh nhân điều trị nội trú do hậu quả của TN . Nếu không xác định được mức thu nhập này, sẽ căn cứ vào mức lường tối thiểu hiện hành. Khoản thu nhập này không bao gồm những thu nhập do làm ăn phi pháp mà có. + Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. thiệt hại về tính mạng của người thứ ba bao gồm: + CP hợp lý cho việc chăm sóc, cứu chữa người thứ ba trước khi chết (được xác định như ở phần thiệt hại về sức khoẻ) + CP hợp lý cho việc mai táng ngừơi thứ ba ( những CP do thủ tục sẽ không được thanh toán) + Tiền trợ cấp cho những ngừoi mà người thứ ba phải nuôi dưỡng ( vợ, chồng, con cái đặcbiệt trong trường hợp người thứ ba là lao động chính trong gia đình). Khoản tiền trợ cấp này được xác định tuỳ theo quy định của mỗi quốc gia, tuy nhiên sẽ được tăng thêm nếu hoàn cảnh gia đình thực sự khó khăn Như vậy toàn bộ thiệt hại thực tế của bên thứ bao được tính như sau: Thiệt hại thực tế = thiệt hại về tài sản + thiệt hại về người của bên thứ ba Số tiền BT của BH được tính theo công thức Số tiền BT = lỗi của chủ xe * thiệt hại của bên thứ ba Trên thực tế, nếu người thứ bao là người không có thu nhập từ lao động ( trể em chưa đến tuổi lao động, người tàn tật không có khả năng lao động ) là người có thu nhập thấp thuộc các đối tượng chính sách của nhà nước nếu người thứ ba bị chết nhưng gia đình nạn nhan không được hưởng các khoản mất giảm thu nhập do khi còn sống người này không phải nuôi dưỡng người khác thì một khoản trợ cấp nhìn chung được chi trả trên tinh thần nhân đạo Trong trường hợp có cả nỗi của người khác gây thiệt hại cho bên thứ ba thì: Số tiền BT = ( lỗi của chủ xe + lỗi khác) * thiệt hại của bên thứ ba Sau đó nhà BH được quyền đòi lại người khác số thiệt hại do họ gây ra theo mức độ lỗi của họ. Tuy nhiên giới hạn cao nhất của nhà BH là hạn mức TNh BH trong hợp đồng BH 7. Giải quyết tranh chấp Theo quyết định của bộ tài chính số 23/2003/QĐ- BTC ban hành ngày 25/02/2003 chương 3 quy định về giải quyết tranh chấp như sau: Thời hạn yêu cầu BT của chủ xe cơ giới một năm kể từ ngày xẩy ra TN, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật Thời hạn thanh toán BT của DN BH 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ BT đầy đủ và hợp lệ và không kéo dài quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ Trường hợp từ chối BT DN BH phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe cơ giới biết lý do từ chối BT trogn thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đựơc hồ sơ yêu cầu BT BH Trường hơp người thức ba hay hành khách theo hợp đồng vận chuyển bị thiệt hại về người và tài sản do xe cơ giới đã tham gia BH gây ra khiếu nại trực tiếp đòi DN BH đó BT, DN BH có TNh liên hệ với chủ xe cơ giới để giải quyết BT theo đúng các quy định Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng BH nếu không giải quyết được bằng thương lượng giữa các bên liên quan sẽ được đưa ra toà án tại Việt Nam giải quyết Các chỉ tiêu đánh giá và hiệu quả KD nghiệp vụ Kết quả KD của một nghiệp vụ BH, một loại hình BH và của cả DN BH được thể hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu là DT và lợi nhuận DT của một DN BH phản ánh tổng hợp kết quả kinhdoanh trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm ), bao gồm: các bộ phận cấu thành DT về hoạt động kinhdoanh BH và tài BH thu từ hoạt động đầu tư và các khoản thu khác Lợi nhuận của DN BH được tính như sau: LN trước thuế = DT – CF LN sau thuế = LN trước thuế _ - TTN Với : LN: lợi nhuận DT : DT CF : CP Trong đó tổng CP của DN BH là toàn bộ các khoản chi phục vụ cho toàn quá trình hoạt động kinhdoanh trong vòng một năm Các chỉ tiêu DT, CP, lợi nhuận cũng được tính riêng cho từng loại nghiệp vụ. Nhưng khi tính toán cần chú ý : những khoản chi nào có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ phải được tính trực tiếp cho nghiệp vụ đó ( như phí BH, chi BT ,… ) những khoản thu, chi gián tiếp (chi quản lý DN, thu nhập đầu từ…) phải được phân bổ theo tỷ lệ giữa DT phí BH nghiệp vụ so với tổng DT phí BH nói chung Hiệu quả KD Hiệu quả KD của DN BH là thước đo sự phát triển của bản thân DN và phản ánh trình độ CP công việc tạo ra những kết quả KD nhất định, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra Các chỉ tiêu hiệu quả KD chỉ có thể được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả và CP. Nếu lấy mỗi chỉ tiêi phản ánh kết quả KD so với một chỉ tiêu phản ánh CP ta được một chỉ tiêu hiệu quả KD. Do BH chỉ không mang tính kinh tế mà còn mang tính XH nên khi đánh giá hiệu quả KD của một DN BH ta phải nhìn trên góc độ cả về kinh tế và về dịch vụ phục vụ Hiệu quả KD BH được thể hiện qua hai nhóm chỉ tiêu. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế và nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả XH + Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế Đứng trên góc độ kinh tế: hiệu quả KD của DN BH được đo bằng tỷ số giữa DT hoặc lợi nhuận với tổng chỉ phí Hd = ( 1) He = (2) Trong đó : Hd,He : hiệu quả KD của nghiệp vụ BH tính theo DT và lợi nhuận D: DT trong kỳ L: Lợi nhuận thu được trong kỳ C: Tổng CP chi ra trong kỳ Chỉ tiêu (1) nói lên: cứ một đồng chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng DT Chỉ tiêu (2) phản ánh : cứ một đồng CP chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho DN BH: + Chỉ tiêu hiệu quả Đứng trên góc độ XH, hiệu quả KD của DN BH được thể hiện qua hai chỉ tiêu sau: Hx = KTG / CBH (3) Hx= KBT/CBH (4) Trong đó Hx là hiệu quả XH của DN BH CBH là tổng CP cho hoạt động KD BH trong kỳ. KBT là số khách hàng được BT trong kỳ KTG là số khách hàng được tham gia BH trong kỳ Chỉ tiêu (3) phản ánh cứ một đồng CP chi ra trong kỳ đã thu hút được bao nhiêu khách hàng tham gia BH Chỉ tiêu (4) nói nên cùng với một đồng CP đó đã góp phần giải quyết khách hàng gặp RR trong kỳ nghiên cứu Nếu xem xét ở từng mặt từng khâu và từng nghiệp vụ BH có thể tính được các chỉ tiêu hiệu quả khác để phục vụ cho quá trình đánh giá và phát triển hoạt động KD. Tuy nhiên tất cả các chỉ tiêu hiệu quả đều phải đảm bảo nguyên tắc khi xây dựng: mỗi chỉ tiêu phải phản ánh được trình độ sử dụng loại CP nào đó trong việc tạo dựng kết quả nhất định. Hiệu quả KD của DN BH tốt phụ thuộc vào hiệuquả KD của từng loại nghiệp vụ BH. Do vậy nâng cao hiệu quả KD của từng nghiệp vụ sẽ làm cho hiệu quả KD của toàn DN BH tăng lên đáp ứng nhu cầu kinh tế XH, giúp DN BH tồn tại và phát triển cạnh tranh được với các DN BH khác. Phần II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba I. Giới thiệu về công ty Bảo Minh Thăng Long 1. Quá trình hình thành và phát triển Trước khi xem xét quá trình hình thành và phát triển của Bảo Minh Thăng Long ta xem xét tình hình của Bảo Minh Hà Nội, cơ quan tiền thân Ngày 28/11/1994 Bộ Tài chính ban hành quyết định 1164 TC/QĐ/TCCB thành lập công ty BH thành phố Hồ Chí Minh( Bảo Minh) sau khi đi vào hoạt động để nhanh chóng bảo phủ thị trường công ty đã quyết định thành lập công ty Bảo Minh Hà Nội ngày 6/6/1995 So với thế giới ngành KD BH ở nước ta phát triển rất muộn với tốc độ rất chậm. Từ khi đất nước thống nhất đến năm 1993 cả nước có duy nhất một công ty BH là Bảo Việt. Thị trường BH ở Việt Nam chính thức hoạt động khi chính phủ ban hành nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 về KD BH. Theo đó chính phủ khuyến khích thành lập nhiều DN BH thuộc các thành phần kinh tế khác nhau nhằm giúp ngành BH phát triển và tránh tình trạng độc quyền. Bảo Minh ra đời vào thời điểm nhà nước mở cửa thị trường BH nhằm tạo thị trường cạnh tranh bình đẳng, nâng cao chất lượng phục vụ của các DN BH và quan trọng nhất là xoá bỏ độc quyền. Vào giai đoạn DN Bảo Minh mới thành lập 100% vốn Nhà nước trực thuộc bộ tài chính. Cùng với quá trình hội nhập khu vực, toàn cầu hoá, đáp ứng được yêu cầu của tiến trình này Bảo Minh là DN Nhà nước đầu tiên tiến hành cổ phần hoá thành công. Ngày 31/8/2004 Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh ra đời Là một chi nhánh lớn của Bảo Minh, sự phát triển của công ty Bảo Minh Hà Nội gắn liền với sự hình thành và phát triển của tổng công ty Bảo Minh Sự phát triển đó có thể chia làm ba giai đoạn - Giai đoạn 1995- 2000 Bảo Minh chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, KD trong lĩnh vực BH phi nhân thọ với số vốn hơn 40 tỷ đồng và chỉ có hơn 80 cán bộ công nhân viên và đã đạt được mức DT là 78 tỷ đồng. Là một doanh mới thành lập trong khi đó đã có thời gian hoạt động khá lâu và họ có rất nhiều kinh nghiệm mạng lưới đại lý chi nhánh rộng khắp, đòi hỏi Bảo Minh phải khai thác để nhanh chóng tạo thế đứng trên thị trường. Bảo Minh đã thành công trong mục tiêu tăng thị phần đó và trở thành công ty BH lơn thứ hai trên thị trường Việt Nam. Trong giai đoạn này với mục tiêu chiến lược là tập trung phát triển mở rộng phạm vi hoạt động, tăng thị phần tạo thế đứng vững trong thị trường nên dẫn đến hiệu qủa KD trong thời gian này là rất thấp. Lãi suất sau thuế chưa cao, quỹ dự trữ dao động lớn đạt 162 tỷ. DT năm 1995 là 158 tỷ đồng đến năm 2000 là 451,2 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng DT bình quân là 37,1%/năm. Tương ứng tỷ lệ thị phần tăng từ 15,54% đến 24,6% năm 2000: với cơ cấu từ một bộ phận văn phòng chính đã tăng thêm 23 chi nhánh, 12 văn phòng đại diện. Bình quân hàng năm thành lập thêm 6 đơn vị quỹ dự phòng dao động lớn tích luỹ đến năm 2000 là 162,2 tỷ đồng. Lãi suất sau thuế tăng từ 4,1 tỷ năm 1995 lên 7,5 tỷ năm 2000. Hệ thống tổ chức nhân sự đã tăng lên nhanh và thu hút được một số cán bộ giỏi từ các đơn vị khác. Có được kết quả trên là do chính sách nhân sự hợp lý. Với đòi hỏi đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, tậm tâm với khách hàng với các công ty BH, các công ty tái BH trong và ngoài nước. Bảo Minh nhanh chóng thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện ở các tỉnh thành quan trọng trong cả nước. Trong giai đoạn này đã vinh dự được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng 3 tháng 11 năm 1999 ghi nhận thành quả về sự phát triển hết mình của Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công ty Bảo Minh. Giai đoạn 2001-2005 Mục tiêu cụ thể của giai đoạn này là tập trung phát triển thị trường và chú ý đến hiệu quả KD, các biện pháp mà bảo minh đã thực hiện là : về công tác cải tiến tổ chức văn phòng, công ty đã thành lập phòng quản lý chất lượng và kiểm tra để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9000. Công ty đã chuyển đổi thành công từ phòng tin học thành phòng công nghệ thông tin 2001. Sự tư vấn của các công ty SAP và PWC bảo minh đã xây dựng phần mềm quản lý FAST. Ban lãnh đạo bảo minh coi công nghệ thông tin là một trong những công cụ quyết định chất lượng dịch vụ BH và nâng cao năng suât lao động. Cùng hàng loạt các biện pháp trên và những biện pháp như : thực hiện công tác luân chuyển , điều động cán bộ để thử thách, đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ và nâng cao năng lực quản lý , thực hiện kiểm toán bắt buộc. Chuyển từ trả lương cố định hàng tháng cho nhân viên sang hình thức trả lương theo DT, hoàn toàn căn cứ theo chế độ, căn cứ theo hiệu quả (2003); đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo, quảng bá, để xây dựng thương hiệu chủ yếu thông qua các chương trình, công tác XH, tăng cường quyền lợi và TNh giám đốc các chi nhánh ,… kết quả là DT tăng từ 451,2 tỷ đồng năm 2000 lên hơn 1400 tỷ đồng năm 2005. Bình quân tăng 42,1 %/ năm ,thị phần tăng từ 24,6 năm 2000 lên 25,8% năm 2003 - Giai đoạn 2005-2010 Giai đoạn này với mục tiêu là chuyển đổi và phát triển bảo minh thành tổng công ty cổ phần KD BH phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam với nguyên tắc “tăng cường hiệu quả đổi mới” giai đoạn này là một bước ngoặt quan trọng, chiến lược phát triển bảo minh thành công ty BH cổ phần, vốn nhà nước chi phối, chuyên KD BH phi nhân thọ và thực hiện các hoạt động khác như đầu tư vốn, dịch vụ tài chính. Trong đó kinh BH là chủ yếu. Tiến trình cổ phần bảo minh đã được thực hiện rất khẩn chương với sự chuyển đổi từ DN nhà nước thành công ty cổ phần có vốn nhà nước chi phối. Tổng công ty cổ phần bảo minh chính thức đi vào hoạt động theo mô hình mới từ ngày 01/10/2004 . Với việc Việt Nam chính thức ra nhập WTO ngày 7/11/2006 trong đó buộc các ngành phải mở cửa thị trường trong lĩnh vực của mình trong đó có BH. Vào khoảng đầu năm 2008 ngành BH chính thức mở cửa thị trường. Điều đó mang đến cho DN những cơ hội, bên cạnh đó là những thách thức mà DN phải đối mặt. Từ đó buộc DN phải có những cải tiến , những thay đổi nhanh chóng để phù hợp với tình hình mới Trên đây là những khái quát về tổng công ty Bảo Minh. Chúng ta đi xem xét về Bảo Minh Thăng Long Bảo Minh Thăng Long mới thành lập tháng 5/5/2006 (đây là ngày bộ tài chính cấp giấy phép thành lập , sau đó ngày 1/7 chốt và bàn giao số liệu cho Bảo Minh Hà Nội, ngày 1/10 mới có trụ sở hoạt động chính thức 2. Cơ cấu tổ chức của công ty Tổng công ty cổ phần Bảo Minh có vốn điều lệ là 1100 tỷ đồng, vốn điều lệ đã đóng tại thời điểm 1/10 /2004 là 434 tỷ đồng. Trong đó nhà nước lắm giữ 63%. Thành phần các cổ đông của Bảo Minh tương đối đa dạng và hoạt động khác nhau trong lĩnh vực kinh tế. Ngày 31/8/2004 Đại hội đồng cổ đông thành lập, tổng công ty cổ phần Bảo Minh ra đời đã thông qua điều lệ tổ chức, bầu hội đồng quản trị và ban kiểm soát , ban điều hành. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc điều hành là ông Trần Vĩnh Đức và sau đó đã có những quyết định bổ nhiệm các Tổng giám đốc Điều lệ tổ chức hoạt động các quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty và con dấu mới cho 38 công ty thành viên và trung tâm đào tạo Chi nhán Bảo Minh tại Hà Nội sau khi cổ phần hoá đã đổi tên thành công ty Bảo Minh Hà Nội. Trong các năm gần đây, số lượng các cán bộ, nhân viên của công ty khoảng hơn 50 người với cơ cấu tổ chứ bao gồm giám đốc- Cung Trọng Toàn, các phó giám đốc, và các phòng ban chức năng. Mô hình tổ chức hoạt động KD theo hướng chỉ đạo của Tổng công ty “quản lý tập trung hành động thống nhất và dịch vụ theo địa bàn” Sơ đồ bộ máy tổ chức của Bảo Minh THĂNG LONG Giám đốc Phòng kế toán- kế hoạch Phó giám đốc Phòng tài sản và kỹ thuật Phòng khai thác số 10 Phòng phi hàng hải Phó giám đốc Phòng hàng Phòng TH- TCCB Phòng hàng hải Phòng khai thác số 25 Phòng khai thác số 21 Phòng khai thác số 26 Phòng khai thác số 29 Phòng khai thác số 20 3. Đánh giá kết quả KD Trong một thời kỳ ngắn, công ty đã cùng một lúc đẩy mạnh nhiều mặt hoạt động: xây dựng bộ máy tổ chức (đến nay bộ máy của công ty đã hoàn thiện các phòng quản lý và các phòng khai thác BH phủ kín địa bàn); ổn định văn phòng làm việc song song với việc đẩy mạnh hoạt động KD Tính đến thời điểm hết 31/12/2006, DT thực hiện của Bảo Minh Thăng Long đạt 38,567 triệu đồng, đạt 103% kết hoạch KD tổng công ty giao. Đạt được kết quả như trên là do có sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty. 3.1. đánh giá kết quả KD theo nhóm nghiệp vụ Bảng1 kết quả DT STT nghiệp vụ DT BT tỷ lệ BT (%) 1 Nghiệp vụ BHXCG 1257222 652606 51,90 2 Nghiệp vụ BH con người 5626,62 2101,02 37,34 3 Nghiệp vụBH TS&KT 6200,47 5790,97 93,39 4 Nghiệp vụ BH hàng hải 14163,40 67757,12 470,39 Tổng cộng 38567,28 82175,17 213,09 Nguồn: Bảo Minh Thăng Long Việc đánh giá so sánh với kế hoach DT nghiệp vụ và so sánh với thực hiện 2006 không thể thực hiện được do kế hoặch nghiệp vụ năm2006 giao trên cơ sở của Bảo Minh Hà Nội từ đầu năm nên khi tách chuyển không có căn cứ để tham gia chiếu. Đánh giá kết quả KD nhóm nghiệp vụ BHXCG Bảng 2 kết quả DT nhóm nghiệp vụ XCG Đơn vị triệu đồng Stt Nghiệp vụ DT BT tỷ lệ BT (%) 1 BH xe hai bánh 138,40 76,46 55,24 2 BH vật chất xe 9629,88 5395,20 56,02 3 BH TNDS chủ xe 2803,96 1054,04 37,60 tổng cộng 1257222 652606 51,91 Nguồn: Bảo Minh Thăng Long Nhóm nghiệp vụ BH xe cơ giới đóng góp tỷ trọng 32,6% tổng DT tòan công ty, đây là nhóm nghiệp vụ có tính chất ổn định cao và là thế mạnh của nhiều phòng khai thác. Năm 2006 cạnh tranh trong nhóm nghiệp vụ này trên thị trường diễn ra rất mạnh, chủ yếu vẫn là giảm phí và tăng CP Các tổng đại lý của công ty ở tỉnh ngoài bị thu hẹp nên kết quả KD nhóm nghiệp vụ xe cơ giới cũng bị ảnh hưởng Đối với nghiệp vụ BH xe cơ giới, Bảo Minh Thăng Long chưa có những khách hàng lớn, có tổng DT bí BH cao Việc 2 tháng cuối năm, công ty triển khai “chương trình chăm sóc, bảo dưỡng xe” đã tạo điều kiện cho các phòng thúc đẩy DT nghiệp vụ Chính sách phục vụ khách hàng trong trong nghiệp vụ XCG chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, công tác giảm định BT còn chậm đổi mới 3.3. Đánh giá kết quả KD nhóm nhóm nghiệp vụ BH con người bảng 3 kết quả DT nhóm nghiệp vụ con người Đơn vị: triệu đồng Stt nghiệp vụ DT BT tỷ lệ BT (%) 1 Bảohiểm học sinh 1889,94 760,92 40,26 2 Bảohiểm TN con người 3346,47 1335,09 39,90 3 Bảohiểm TN CN và y tế 390,22 5,01 1,28 tổng cộng 5626,62 2101,02 37,34 Nguồn: Bảo Minh Thăng Long Nhóm ngiệp vụ BH con người đóng góp tỷ trọng 14,6% tổng DT toàn công ty. Tỷ lệ BT giữ ở mức 37,34% tổng DT nhóm nghiêp vụ BH con người Kênh phân phối sản phẩm thông qua đại lý chưa được chú trọng triển khai 3.4. Đánh giá kết quả KD nhóm nghiệp vụ TS&KT Bảng 4: kết quả KD thu nhóm nghiệp vụ TS&KT stt nghiệp vụ DT BT tỷ lệ BT (%) 1 BH cháy, nổ 2390,94 5764,97 214,10 2 BH xây dưng lắp đặt 2803,21 26,00 0,93 3 BH kỹ thuật 97,62 0 0 4 BH tài sản và RR đặc biệt 45,10 0 0 5 BH TNh 863,60 0 0 tổng cộng 6200,47 5790,97 93,40 Nguồn: Bảo Minh Thăng Long Nhóm nghiệp vụ BH TS&KT đóng góp tỷ trọng 16% tổng DT toàn công ty, năm 2006 hầu như không có phát sinh tổn thất ngoài vụ giải quyết BT 01 vụ hỏa hoạn phát sinh từ 2005 (BT 5,764 tỷ đồng) Trong năm công ty đã giành được một số hợp đồng lớn BH dự án thuỷ điện ngòi phát, thuỷ điện Nậm Ngần, dự án Nam Trung Yên ,… góp phần hoàn thành kế hoạch 2006 tổng công ty giao Ngày 07/11/2006 chính phủ đã ban hành nghị định 130/2006/ NĐ- CP quy định chế độ BH cháy nổ bắt buộc. Hiện nay bộ tài chính đang dự thảo quyết định V/v ban hành quy tắc, biểu phí BH cháy nổ bắt buộc. Đề nghị các phòng có sự chuẩn bị, điều tra thống kê đối với khách hàng để khi quy tắc được ban hành có thể nhanh chóng chủ động triển khai Công ty xác định nhóm nghiệp vụ TS&KT là sản phẩm mũi nhọm triển khai trong năm 2007 có thể đưa lại DT và hiệu quả Đánh giá kết quả KD nhóm nghiệp vụ hàng hải Bảng 5: kết quả DT nhóm nghiệp vụ hảng hải STT Nghiệp vụ DT BT tỷ lệ BT (%) 1 Bảohiểm hàng hoá XNK 4409,16 21692,10 491,98 2 Bảohiểm hàng VCNĐ 234,40 0 0 3 BH thân tàu biển 6431,82 43630,50 678,35 4 Bảohiểm TNDStàu biển 2448,90 2423,27 98,95 5 BH tàu sông tàu ven biển 639,12 11,25 0 tổng cộng 14163,40 67757,12 478,39 Nguồn: Bảo Minh Thăng Long Nhóm nghiệp vụ BH hảng hải đóng góp tỷ trọng 36,7% tổng DT toàn công ty. Là nhóm nghiệp vụ đóng góp tỷ trọng DT lớn nhất công tuy nhiên là nhóm có tỷ lệ BT vượt quá mức báo động. Sở dĩ nhóm nghiệp vụ này có tỷ lệ BT cao là nhiều vụ tổn thất lớn của tàu và hàng hải phát sinh từ các năm trước giải quyết BT và hạch toán năm 2006 Đề nghị các phòng chú trọng khai thác các nghiệp vụ hàng hoá VCNĐ, BH tàu sông, tàu ven biển là những nhóm nghiệp vụ ít cạnh tranh hơn và tỷ lệ tổn thất ít Đánh giá kết quả KD theo phòng Bảng 6: tình hình thực hiện kế hoạch các phòng đơn vị: triệu đồng STT Phòng Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành KH (%) 1 Phòng phi hàng hải 4000 3285.9 82.15 2 Phòng hàng hải 15000 13203 88.20 3 Phòng TS&KT - 1476 - 4 Phòng QLĐL - 626.9 - 5 Phòng KTBH số 20 1800 1071.2 59.51 6 Phòng KTBH số 21 1300 1818.5 139.90 7 Phòng KTBH số 25 6500 5691 87.61 8 Phòng KTBH số 26 6000 6700 111.67 9 Phòng KTBH số 29 4000 3888.9 97.22 DT chung - - Tổng cộng 38567.3 Nguồn: Bảo Minh Thăng Long * Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai nghiệp vụ BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo minh thăng long Theo quy định của pháp luật dân sự ngày 10/3/1988 Nhà nước ta đã ban hành nghi đinh sồ 30/ hội đồng bộ trưởng về chề độ BH bằt buộc về TNh dân sự của chủ xe cơ giơí . Theo nghị định này thì tất cả các chủ xe cơ giới có xe lưu hành phải mua BH TNh dân sự. Tiếp đó ngày 17/12/1997 chính phủ đã ban hành 115/CP về chế độ BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới thay thế cho nghị định 30/ HĐBT . Điều 8 luật KD BH TNh dân sự được nước cộng hòa XH chủ nghĩa Việt Nam khoá mười thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 9/12/2000 có hiệu lực từ 1/4/2001 quy định: BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là hình thức bắt buộc. Loại hình BH này cũng đều được tất cả các nước trên thế giới đưa vào áp dụng bởi những lợi ích chung mà nó đem lại cho cả cộng đồng. Các nước ASEAN bên cạnh việc triển khai BH tại nước mình cũng đã thông qua nghị định thư số 5 ngày 8/4/2001 về chương trình BH bắt buộc xe cơ giới ASEAN . Theo đó uỷ ban quốc gia của Việt Nam thực hiện nghị định thư số 5 về chương trình BH bắt buộc xe cơ giới ASEAN được thành lập. Như vậy BH TNh dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba theohình thức bắt buộc đã được luật pháp nước Việt Nam và luật pháp quốc tế quy định. Chính vì lý do bắt buộc của loại hình BH này mà trong khi triển khai tại các công ty BH phi nhân thọ nói chung, Bảo Minh Thăng Long nói riêng đã gặp một số thuận lợi cũng như khó khăn - Thuận lợi Thứ nhất:đây là nghiệp vụ BH mang tính bắt buộc do đó mọi người khi có xe lưu hành phải mua BH TNh dân sự . Mặt khác thì chhính phủ cũng ban hành kèm theo nhiều văn bản để đảm bảo việc mua BH của chủ xe được thực hiện tốt như NĐ số 92/2001/ NĐ- CP ngày 11/12/2001 quy định khi đăng ký xe môtô thì ngoài việc xuất trình giấy phép lái xe phải mua BH TNh dân sự của chủ xe. Ngoài ra cũng quy định rõ xử phạt hành chính đối với chủ xe không tham gia BH TNh dân ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31923.doc
Tài liệu liên quan