Lời Mở đầu
V
iễn thông và thông tin di động là một ngành nghề kinh tế - kỹ thuật quan trọng của đất nước. Thực hiện phương châm đi tắt, đón đầu, tiến thẳng vào kỹ thuật công nghệ hiện đại, ngành Viễn thông Việt Nam gần đây đã có những bước tiến vượt bậc. Mức tăng trưởng của Viễn thông Việt Nam trong những năm qua luôn ở đạt ở mức trên dưới 30% mỗi năm, riêng dịch vụ thông tin di động tăng trên 60%. Mức tăng trưởng này được đánh giá là cao nhất nhì ở khu vực châu á - Thái Bình Dương.
Nếu nh
38 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện Thoại Di động Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư trước đây, công nghệ số và một thị trường được bảo hộ với các Doanh nghiệp hoạt động độc quyền đã tạo ra lợi nhuận, thì nay việc mở cửa thị trường theo yêu cầu của hội nhập đã đặt ngành Viễn thông Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh vô cùng gay gắt. Sự tồn tại trong thời gian dài theo kiểu một mình một chợ của 2 mạng Vinafone và Mobilefone đã thực sự khép lại sau sự gia nhập thị trường của hàng loạt các công ty Viễn thông mới và đặc biệt ấn tượng nhất là sự ra đời của mạng Di Động Viettel 098 được coi là mạng di động có tốc độ phát triển thuê bao nhanh nhất Việt Nam, chiếm trên 60% tổng doanh thu của Tổng công ty (được tổ chức Viễn thông quốc tế ở vương quốc Anh bình chọn là mạng di động đứng thứ 13 trong tổng số 20 mạng di động phát triển nhất thế giới) - gây không ít những tranh luận gay gắt trên phương tiện truyền thông đại chúng cũng như giới chuyên gia trong ngành về cái gọi là độc quyền và cạnh tranh trong Viễn thông.
Được sự đồng ý và cho phép của giáo viên hướng dẫn và Công ty Điện Thoại Di Động Viettel em đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện Thoại Di Động Viettel”. Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tìm hiểu chung về Công ty Điện Thoại Di Động Viettel.
Chương 2: Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh trong Công ty Điện Thoại Di Động Viettel.
Chương 3: Mục tiêu, phương hướng phát triển, giải pháp của Công ty Điện Thoại Di Động Viettel.
Do thời gian thực tập và kiến thức còn nhiều hạn chế bản luận văn của em khó có thể tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Phương Linh
Chương I: Tìm hiểu chung về Công ty điện thoại
di động viettel
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty điện thoại di động viettel
1. Sự hình thành, chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công Ty Điện Thoại Di Động Viettel (Viettel Mobile) được thành lập ngày 31/5/2002, là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Viễn thông Quân Đội (Viettel). Mọi hoạt động của Công ty luôn phải phù hợp với mục tiêu kế hoạch chung của Tổng công ty, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn do Tổng công ty và Nhà nước cung cấp, thực hiện các công việc, trình nộp các báo cáo thống kê, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Tổng công ty. Công ty Điện Thoại Di Động Viettel có nhiệm vụ thiết lập và quản lý mạng, tổ chức cung cấp dịch vụ điện thoại di động trên phạm vi toàn quốc dựa trên công nghệ GSM. Theo giấy phép số 111/1998/GP-TCBĐ ngày 24/1/1998, Công ty được phép cung cấp dịch vụ điện thoại di động Viettel 098 với các gói cước trả trước, trả sau và dịch vụ nhắn tin trên toàn quốc. Công ty có địa chỉ liên hệ tại:
- Tầng 11 – số 1 Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội;
- 27 Nguyễn Thành Hãn – Hải Châu - Đà Nẵng;
- 718B Hùng Vương – phường 13 – quận Tân Bình – TP Hồ Chí Minh.
Mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng mạng điện thoại di động Viettel 098 đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, cho đến nay mạng đã phủ sóng được 64/64 tỉnh thành của cả nước, trở thành người bạn tin cậy của mọi nhà và đặc biệt là đã góp phần phá bỏ được tính độc quyền của mạng di động ở Việt Nam.
Công ty Điện Thoai Di Động có các chức năng và nhiệm vụ chính như sau:
* Tham mưu: Giúp Ban giám đốc Công ty về công tác khai thác và tổ chức kinh doanh có hiệu quả mạng điện thoại di động.
* Quản lý và tổ chức thực hiện: Thừa lệnh Giám đốc tổ chức quản lý, điều khiển các hoạt động khai thác và kinh doanh mạng điện thoại di động bao gồm: vận hành, khai thác thiết bị mạng lưới, tổ chức sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng thiết bị định kỳ, ứng cứu thông tin, tổ chức bộ máy và mạng lưới kinh doanh trên toàn quốc.
* Giám sát: Thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc các hoạt động sản xuất kinh doanh đã được giám đốc công ty phê duyệt.
* Nhiệm vụ khai thác và kinh doanh
- Tiếp nhận thiết bị, mạng lưới sau khi đã được lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh và nghiệm thu.
- Tổ chức vận hành khai thác sử dụng các thiết bị, mạng lưới hiệu quả phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng các quy trình khai thác bảo trì bảo dưỡng thiết bị mạng lưới.
- Lập kế hoạch định kỳ, kế hoạch dự phòng, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát công tác bảo dưỡng thiết bị theo quy trình.
- Tổ chức ứng cứu thông tin, khắc phục sự cố trên toàn mạng.
- Xây dựng bộ máy tổ chức, triển khai hoạt động kinh doanh gồm: công tác xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh, tổ chức và quản lý hệ thống bán hàng, chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại và các hoạt động marketing khác.
- Quản lý tốt các hoạt động tài chính, tổ chức lao động, tiền lương, đào tạo, hành chính quản trị và vật tư, kho tàng,…
- Xây dựng các quy trình nghiệp vụ, tài liệu và chương trình đào tạo phục vụ cho công tác khai thác kinh doanh.
* Nhiệm vụ chính trị
Chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ, Ban Giám đốc Công ty xây dựng Công ty trở thành một đơn vị:
- Vững mạnh về chính trị: Cán bộ công nhân viên (CBCNV) có bản lĩnh vững vàng, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tổ chức Đảng, các tổ chức quần chúng thường xuyên đạt vững mạnh, giới thiệu cho Đảng nhiều quần chúng ưu tú. Làm tốt công tác dân vận, xây dựng và giữ vững an toàn trên địa bàn đóng quân.
- Tổ chức biên chế đúng quy định, duy trì nghiêm các chế độ nề nếp.
- Xây dựng nề nếp chính quy và quản lý kỷ luật tốt.
- Đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV toàn Công ty.
- Bảo đảm tốt công tác kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, khách hàng tin tưởng.
* Quyền hạn
- Thừa uỷ quyền của Ban Giám đốc Công ty quan hệ với các cơ quan đơn vị trong và ngoài Công ty trong việc tổ chức kinh doanh & khai thác dịch vụ điện thoại di động.
- Thừa lệnh Ban giám đốc Công ty quyết định và giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh doanh & khai thác mạng điện thoại di động trong phạm vi uỷ quyền và quy định hiện hành.
- Được mua sắm trực tiếp các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh và khai thác theo qui định và uỷ quyền của Giám đốc công ty.
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty (Sơ đồ 1)
Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức Công ty điện thoại di động Viettel
Trung tâm kinh doanh 1 : là trung tâm kinh doanh tại Hà Nội.
Trung tâm kinh doanh 2 : là trung tâm kinh doanh tại TP Hồ Chí Minh.
Trung tâm kinh doanh 3 : là trung tâm kinh doanh tại Đà Nẵng.
Trung tâm kinh doanh 4 : là trung tâm kinh doanh tại Cần Thơ.
Đều là các đơn vị thuộc Công ty Điện Thoại Di Động Viettel thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Công ty, cũng như điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh điện thoại di động 098 tại khu vực, địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý, có cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ cơ bản của một trung tâm.
II. Mục tiêu, quan điểm, triết lý kinh doanh và Văn hóa của công ty điện thoại di động viettel
1. Mục tiêu kinh doanh
"Trở thành nhà khai thác dịch vụ bưu chính viễn thông hàng đầu tại Việt Nam và có tên tuổi trên thế giới".
2. Quan điểm phát triển
* Phát triển nhanh đi đôi với hiệu quả, bám sát khẩu hiệu điều hành kinh doanh của Tổng công ty là “ Chuyên nghiệp – Nhanh – Hiệu quả ”.
* Tập trung nâng cao chất lượng mạng lưới dịch vụ, dẫn đầu thị truờng về công nghệ và dịch vụ mới.
* Tập trung đầu tư để phát triển thuê bao tại các tỉnh thành đông dân cư, mật độ dân cư lớn, GDP cao.
* Hoàn thiện bộ máy và chuyên nghiệp hoá các hoạt động, đưa Viettel Mobile trở thành Công ty sáng tạo và giàu chất xám.
3. Triết lý kinh doanh
* Tiên phong đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao với giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng.
* Luôn quan tâm lắng nghe, thấu hiểu chia sẻ và đáp ứng nhanh nhất mọi yêu cầu của khách hàng.
* Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, xã hội.
* Sẵn sàng hợp tác chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển.
* Chân thành với đồng nghiệp, cùng góp sức xây dựng ngôi nhà chung Viettel.
4. Văn hóa của Công ty
Để thực hiện các quan điểm, triết lý kinh doanh và tầm nhìn thương hiệu, Viettel đã đưa ra phương ngôn, để hành động:
“ Hãy nói theo cách của bạn”
( Say it your way)
Được thể hiện bằng sự quan tâm, đáp ứng, lắng nghe của Viettel, khuyến khích sự phản hồi, đóng góp ý kiến của khách hàng, qua đó hoàn chỉnh, sáng tạo để từng bước đáp ứng tốt nhất nhu cầu riêng biệt, quan tâm chăm sóc đến từng khách hàng, tất cả vì mục tiêu quan tâm, hướng tới từng đối tác. Phương ngôn trên đã trở thành một trong những quan điểm xuyên suốt quá trình phát triển và bao hàm tất cả tầm nhìn thương hiệu của Tổng Công ty là lấy yếu tố con người làm chủ đạo trong quá trình kinh doanh.
Là một Công ty thuộc Quân đội nên Viettel Mobile đã lấy bản chất của Bộ đội Cụ Hồ để xây dựng nền văn hoá của riêng mình. Nó không cứng nhắc, không mang tính cục bộ, mà luôn mềm dẻo, hướng ngoại, học hỏi. Nét văn hoá riêng của Viettel Mobile vì thế đã mang đậm tính chất nhân văn trong kinh doanh, được thể hiện một cách linh hoạt qua cách ứng xử với thị trường, sẵn sàng giúp đỡ, thấu hiểu và chịu trách nhiệm cao thông quan việc đưa ra các giải pháp, các sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đem lại sự lựa chọn tối ưu nhất của mọi khách hàng.
- Nét văn hoá của Viettel Mobile từng bước được xây dựng mang đậm tính chuyên nghiệp, thể hiện được tầm cỡ quốc tế, luôn coi con người là chủ thể để phát triển, do vậy mà nét văn hoá tổ chức được xây dựng có tính hướng ngoại với quan điểm cá thể con người với con người (Viettel Mobile với khách hàng) nên khách hàng là đối tượng được trân trọng, sẵn sàng phục vụ, đáp ứng các dịch vụ tốt nhất. Mặt khác, luôn coi trọng nhân viên trong Công ty với tình cảm chân thành, tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ phát huy khả năng, năng lực, quan tâm đến chính sách đào tạo và trọng dụng nhân tài, đề cao vai trò từng cá nhân, con người trong sự phát triển của Công ty và chăm lo đến đời sống tinh thần, vật chất cho CBCNV của mình, điều này xác đinh tính hướng nội của nét văn hoá và cũng là chính sách nhân sự của Viettel Mobile.
- Nét văn hoá của Viettel Mobile là sự phối hợp của hai tính chất kiểu văn hoá tổ chức doanh nhân và chuyên nghiệp. Đây là niềm tự hào mà mỗi nhân viên Viettel Mobile đều cảm nhận và tự giác tuân thủ thực hiện để xây dựng và phát triển truyền thống tốt đẹp, khẳng định một phong cách riêng, một văn hoá tổ chức của chính mình.
III. Công nghệ, sản phẩm và gói cước của công ty điện thoại di động viettel
1. về công nghệ
Sử dụng công nghệ GSM ( Gobal System Of Mobile Communication).
- GSM được coi là tiêu chuẩn di động được sử dụng rộng rãi nhất.
- Là công nghệ phổ biến chi phí đầu tư ban đầu thấp.
2. Sản phẩm của Viettel Mobile: chính là sóng Viettel được đảm bảo bởi một hệ thống mạng lưới kỹ thuật:
Ngay từ những ngày đầu chính thức kinh doanh dịch vụ di động 097& 098 Viettel Mobile đã phủ sóng được 64/64 tỉnh thành của cả nước.
Tính đến hết tháng 2/2007 trên cả nước đã có 3000 trạm BTS đang hoạt động. Dự kiến đến hết năm 2007 Công ty sẽ có trên 7000 trạm BTS hoạt động.
Tổng đài I- Muzik với dung lượng lớn nhất Việt Nam sẵn sang cho 4 triệu thuê bao sử dụng với hàng nghìn bài hát để lựa chọn.
Gói Cước Trả Sau
Basic: là gói dịch vụ trả sau thông thường thích hợp cho các đối tượng khách hàng có mức tiêu dùng hàng tháng khoảng 100.000 – 150.000đ.
Family: là gói cước trả sau dành cho các nhóm thuê bao gia đình, ban bè sử dụng từ 2 – 4 thuê bao.
VPN ( Virtual Private Network): là gói cước trả sau dành cho khách hàng là các công ty, tổ chức đăng ký từ 5 thuê bao trở lên.
Gói Cước Trả Trước
Economy: là gói cước trả trước thông thường.
Daily: là gói cước trả trước thuê bao tính theo ngày.
Z60: là gói cước trả trước dùng cho khách hàng có nhu cầu gọi ít điện thoại.
Basic card: là gói cước trả trước dùng như gói cước trả sau.
Tomato: là gói cước đặc biệt dùng cho khách hàng có nhu cầu nghe nhiều.
Flexi: là gói cước có đăng ký một số điện thoai để khi gọi đến khách hàng sẽ được giảm cước (bao gồm các gói cước nhỏ Friend, Bonus, Speed): Khi kích hoạt để hoà mạng gói cước ban đầu bao giơ cũng là gói Bonus, còn nếu muốn sử dụng các gói Friend, Speed thì khách hàng phải thực hiện việc thay đổi.
3. Các gói cước
Biểu đồ Tình hình sử dụng các gói cước của mạng 098 - 2006
Daily 22,6%
Z60 5,9%
Eco 28,0%
Family 3,5%
Basic 36,0%
Flexi 4,0%
Nguồn: Phòng Kinh doanh – Công ty Viettel Mobile
Chương II: đánh giáTình hình hoạt động kinh doanh của công ty điện thoại di động viettel
I. Đặc điểm chung của xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty Di Động Viettel
1. Đánh giá môi trường vĩ mô
Toàn cầu hoá kinh tế làm cho trao đổi công nghệ giữa các nước thường xuyên hơn. Công nghệ Viễn thông sẽ hội tụ về đa dịch vụ, các thiết bị có khả năng tích hợp lớn hơn, sử dụng được nhiều dịch vụ gia tăng hơn.
Chính phủ tiếp tục lấy phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân làm mục tiêu chính. Việt Nam chính thức gia nhập WTO, tốc độ cổ phần hoá của các doanh nghiệp Nhà nước được đẩy nhanh, quyền đầu tư và tham gia có yếu tố nước ngoài vào các lĩnh vực kinh doanh sẽ mở rộng.
Tình hình chính trị xã hội ổn định với định hướng mới của đại hội Đảng X. GDP tăng 8,5%, nhưng mức sống trung bình của người dân còn thấp, GDP 640 USD/ người/ năm.
Dân số Việt Nam trẻ, tỉ lệ sử dụng điện thoại di động hiện nay mới đạt 11 máy/100 dân, nhu cầu thị trường di động còn lớn. Tuy nhiên thị trường địên thoại di động Việt Nam sẽ sử dụng dịch vụ Voice và SMS là chính.
Thị trường thông tin di động trong nước tiếp tục tăng trưởng, nhưng trong năm 2006 tốc độ này sẽ chậm hơn năm 2005 (thuê bao 2006 tăng 55% ằ55 tr thuê bao). Thuê bao tích luỹ toàn quốc cuối năm 2006 khoảng 14,3 triệu, đạt mật độ 17 máy di động/100 dân (mật độ hiện nay của Trung Quốc là 24%, Thái Lan 24%, Singapore 80%).
Cạnh tranh chưa thể lành mạnh vì VNPT đang chiếm 76% thị phần, có khả năng khống chế thị phần. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông sẽ tăng tốc độ cổ phần hoá và sự xuất hiện của các nhà cung cấp sẽ làm giảm thế độc quyền của VNPT.
Giá cước viễn thông tiếp tục có xu hướng giảm (10% -15%) vì cơ bản khách hàng mới có mức thu nhập thấp nên mức giá thấp vẫn là yếu tố cạnh tranh trên thị trường.
Giá các thiết bị đầu cuối giảm bình quân 60 USD/máy/năm và còn dự kiến giảm tiếp. Thị trường có thể xuất hiện các giá máy bình dân cho vùng nông thôn và tỉnh lẻ.
* Các đối thủ cạnh tranh cuả mạng di động Viettel Mobile.
MobileFone (VMS): khẩu hiệu “ Mọi lúc, mọi nơi”
- Là nhà khai thác đang chiếm 36,1% thị trường với 3.360.000 thuê bao, đã tạo được hình ảnh về chất lượng và tính chuyên nghiệp (chất lượng tương đối ổn định, quảng bá hình ảnh đại lý tốt), có năng lực tài chính mạnh, có mạng lưới phân bổ tốt nhất ở TP Hồ Chí Minh, lượng khách hàng của VMS thường là khách hàng lớn và giàu có (so với các mạng khác).
- Tuy nhiên VMS không có tổ chức bộ máy đến cấp tỉnh, phủ sóng ở các tỉnh vùng xa còn nhiều hạn chế.
Thị phần cuối năm 2006 đạt khoảng 5.100.000 thuê bao.
VinaFone (GPC): khẩu hiệu “ Không ngừng vươn xa”.
- Là nhà khai thác chiếm thị phần lớn nhất 39,2% với 3.650.000 thuê bao, tạo được hình ảnh về vùng phủ sóng rộng, có năng lực tài chính mạnh và sẽ tổ chức mô hình công ty mẹ con năm tới với chính sách phân quyền đầu tư mạnh mẽ cho tỉnh.
- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, nguồn lao động dồi dào, mạng lưới phân bố rộng, tổ chức bộ máy đến cấp huyện xã. Sau một năm củng cố cơ sở hạ tầng và bộ máy tổ chức, có thể có những giải pháp mạnh trong truyền thông, khuyến mại để chứng tỏ là mạng lớn nhất.
- Nhưng nhược điểm của GPC vẫn còn thiếu tính nhất quán trong bán hàng.
Thị phần mới cuối năm 2006 chiếm khoảng 5.210.000 thuê bao.
S –Fone: khẩu hiệu “ Nghe là thấy”
- Hiện chiếm 4% thị phần với 371.000 thuê bao, tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh. Sử dụng công nghệ CDMA và được đánh giá là mạng có chất lượng thoại tốt nhất. S - Fone tạo được ra hình ảnh cửa hàng chuyên đẹp, sang trọng và nhân viên được đào tạo tốt, có chính sách phát triển thuê bao trả sau hấp dẫn với khoản 3,5% hoa hồng được hưởng trên cước phát sinh của thuê bao trong vòng 2 năm.
- Dịch vụ khách hàng đa dạng, nhất là giới trẻ, có chiếm lược quảng cáo mạnh.
- Tuy nhiên vùng phủ sóng hẹp, hạn chế về thiết bị đầu cuối, khách hàng ít có cảm tình.
Thị phần mới năm 2006 chiếm 670.000 thuê bao.
ENV Telecom: khẩu hiệu “ Kết nối sức mạnh”.
- Đã thử nghiệm thành công dịch vụ E - Com và E - Phone từ tháng 11/2005 trên nền công nghệ CDMA 450 MHz. Hiện EVN có 300/800 trạm phát sóng và đã phủ sóng đến 64/64 tỉnh lỵ, dự kiến tham gia thị trường cuối quý 2 đầu quý 3 năm 2006.
Chiếm thị phần mới năm 2006: 420.000 thuê bao.
Hanoi Telecom: chưa tuyên bố khẩu hiệu.
- Sử dụng công nghệ WCDMA và đang khẩn trương đầu tư để tham gia cung cấp dịch vụ.
Chiếm thị phần mới năm 2006: 180.000 thuê bao (trong dự án 656 triệu USD/ 15 năm, mục tiêu chiếm 20% thị phần)
Biểu đồ thị phần thuê bao của các mạng – năm 2006
Viettel 26,3%
Mobile 31,6%
Vina 35,1%
S – Fone 4,0%
EVN 2,0%
HT- Mobile 1,0%
Nguồn: Phòng Kinh Doanh – Công ty Viettel Mobile
Bảng 1: cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo
Trình độ
Năm
so sánh tăng giảm (%)
2004
2005
2006
Số người
Tỷ trọng
Số người
Tỉ trọng
Số người
Tỉ trọng
2005/2004
2006/2005
Đại học
978
61,09
1.029
62,06
1.123
67,73
105,21
109,14
Cao đẳng
264
16,49
278
16,77
251
15,14
105,30
90,29
Trung cấp
270
16,86
257
15,50
187
11,28
95,19
72,76
Lao động khác
89
5,56
94
5,67
97
5,85
105,62
103,19
Tổng
1.601
100,00
1.658
100,00
1.658
100,00
103,56
100,00
2. Đặc điểm về lao động của Công ty
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động – Công ty Viettel Mobile.
Mục tiêu công tác tổ chức lao động của Công ty Điện Thoai Di Động Viettel là: cơ cấu hiệu quả bộ máy, tuyển đủ vị trí, tăng chất lượng lao động, tăng chất xám nên ta thấy năm 2005, 2006 không tăng tổng quân số mà chỉ có sự luân chuyển giữa các vị trí và cân đối cơ cấu ngành nghề lao động.
Theo như kết quả thống kê bảng 1 cho thấy, về chất lượng lao động, hàm lượng chất xám của năm 2005, 2006 so với năm 2004 được tăng lên một cách rõ rệt. Cụ thể đội ngũ lao động có trình độ đại học năm 2005 là 1029 người, chiếm tỉ trọng 62,06% tăng 5,21% so với năm 2004, năm 2006 là 1123 người, chiếm tỉ trọng 67,73%, tăng 9,14% so với năm 2005. Đội ngũ lao động có trình độ cao đẳng năm 2005 là 278 người, chiếm tỉ trọng 16,77 %, tăng 5,3% so với năm 2004, nhưng đến năm 2006 số lao động này là 251 người, chiếm tỉ trọng 15,14%, giảm (9,71%) so với năm 2005. Bên cạnh đó, lao động trình độ trung cấp qua các năm đều có xu hướng giảm xuống: năm 2005 so với năm 2004 giảm (4,81%), năm 2006 so với năm 2005 giảm đáng kể (27,24%). Đội ngũ lao động khác lại có chiều hướng tăng lên năm 2005 so với năm 2004 tăng 5,62%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 3,19%.
Điều này khẳng định hướng đi lâu dài và phát triển bền vững của Công ty trên thị trường nhằm tạo ra được các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, qua đó ngày càng nâng cao được uy tín và thương hiệu của Công ty nói riêng cũng như của Tổng công ty nói chung trên thương trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
II. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong công ty điện thoại di động viettel
1.Phân tích tình hình thuê bao và phát triển của kênh phân phối trong Công ty Điện Thoại Di Động Viettel
1.1. Phân tích tình hình thuê bao của mạng 098
Bảng 2: Tình hình phát triển thuê bao của mạng di động viettel
Các chỉ tiêu
Năm
2005/2004
2006/2005
2004
2005
2006
CL
%
CL
%
Số thuê bao
590.564
1.957.678
3.457.579
1.367.114
231,49
1.499.901
76,62
Thị phần (%)
8,7
21,0
26,3
12,3
141,38
5,3
25,24
Nguồn: Phòng Kinh doanh – Công ty Viettel Mobile.
Tuy thành lập được chưa lâu nhưng tình hình phát triển thuê bao của mạng Viettel Mobile đang ở trên đà phát triển rất mạnh.
* Về tổng số thuê bao của mạng: Sự tăng trưởng của mạng qua các năm là không thể phủ nhận. Năm 2005 số thuê bao của mạng là 1.957.678 thuê bao, tăng 1.367.114 thuê bao, tương ứng 231,49% so với năm 2004, năm 2006 là 3.457.579 thuê bao, tăng 1.499.901 thuê bao, tương ứng 76,62% so với năm 2005.
* Về thị phần: Bảng 2 cho ta thấy thị phần của năm 2005 là 21%, tăng 141,38% so với năm 2004 và năm 2006 là 26,3%, tăng 25,24% so với năm 2005. Công ty sẽ phấn đấu tăng thị phần lên 32,9% vào năm 2007.
Do đầu tư nhiều công nghệ mới và tiên tiến nên Viettel Mobile đã thu được một số lượng rất lớn khách hàng nâng tổng thị phần tăng vọt hàng năm. Để có được kết quả như vậy là do sự đầu tư không nhỏ của toàn thể Công ty cũng như của Tổng công ty cả về sức người, sức của để xây dựng Công ty ngày một lớn mạnh với một cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại.
1.2 Phân tích tình hình phát triển kênh phân phối
Bảng 3: kết quả về tình hình phát triển của kênh phân phối
Kênh tiêu thụ
Năm
2005/2004
2006/2005
2004
2005
2006
CL
%
CL
%
Tổng số
12.839
18.365
28.257
5.526
43,04
9.892
53,86
Cửa hàng trực tiếp
39
78
122
39
100,00
44
56,41
Đại lý
732
1.205
1.135
473
64,62
-70
-5,81
Điểm bán thẻ
12.068
17.082
27.000
5.014
41,55
9.918
58,06
Nguồn: Phòng Kinh Doanh – Công ty Viettel Mobile.
Tình trạng hoạt động của các kênh phân phối trong Công ty cũng là một trong những nhân tố quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty. Do vậy Công ty Điện Thoại Di Động Viettel cần chú trọng tiến hành nhiều biện pháp để tăng số lượng sản phẩm và dịch vụ bán ra thông qua các kênh phân phối này:
* Về tổng số cửa hàng tiêu thụ: Qua bảng 3 ta thấy tổng số lượng các cửa hàng đều có xu hướng tăng cao qua các năm. Năm 2005 tổng số là 18.365 cửa hàng, tăng 5.526 cửa hàng, tương ứng 43,04% so với năm 2004, năm 2006 tổng số là 28.257 cửa hàng, tăng 9.892 cửa hàng, tương ứng 53,86% so với năm 2005.
* Cửa hàng trực tiếp: Đây là nơi bố trí nhân viên chính thức trong Công ty làm việc, nằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc phục vụ khách hàng, là nơi bán sản phẩm chủ yếu của Công ty (các loại điện thoại, sim, card, thẻ nhớ,..). Năm 2005 số lượng cửa hàng trực tiếp tăng 100% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 56,41% so với năm 2005 điều này đã chú trọng vào khâu phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
* Đại lý: Công tác phát triển các đại lý nếu được làm tốt sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thị phần thuê bao của Công ty. Vì việc triển khai tốt các đại lý đã tạo tiền đề cho phát triển hơn 3/4 thuê bao mới của mạng, tuy nhiên Công ty cũng đã phải rà soát loại danh sách các đại lý không đạt yêu cầu trong tổng số hiện có để cải thiện tình hình của kênh phân phối này. Năm 2005 số lượng các đại lý là 1.205, tăng 64,62% so với năm 2004, năm 2006 là 1.135, giảm (5,8%) so năm 2005.
* Điểm bán thẻ: Đây cũng là một lực lượng nòng cốt phát triển mạng lưới bán sim, card ở khắp mọi nơi, là khâu phục vụ nhanh và tiện lợi nhất đối với người tiêu dùng. Năm 2005 có 17.082 điểm bán, tăng 5.014 điểm bán, tương ứng 41,55% so với năm 2004 và năm 2006 là 27.000 điểm bán, tăng 9.918 điểm bán, tương ứng 58,06% so với năm 2005.
Ngoài các hệ thống kênh phân phối trên Công ty mới phát triển thêm kênh cộng tác viên với chức năng giúp đỡ Công ty và các kênh phân phối khác hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. Đồng thời Công ty đã duy trì những chính sách về kênh phân phối mạch lạc rõ ràng, phù hợp với yêu cầu kinh doanh.
2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Điện Thoại Di Động Viettel
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2005/2004
2006/2005
2004
2005
2006
tuyệt đối
%
tuyệt đối
%
1
Tổng Doanh Thu
Tr.đồng
466.003,321
1.780.140,389
3.564.576,003
1.314.137,068
282,00
1.784.435,614
100,24
2
Tổng số công nhân viên
Người
1.601
1.658
1.658
57
3,56
0
0,00
3
Vốn kinh doanh
Tr.đồng
644.204,494
1.431.258,325
2.993.447,304
787.053,831
122,17
1.562.188,979
109,15
4
Vốn cố định
Tr.đồng
534.689,730
1.130.694,077
2.454.626,789
596.004,347
111,47
1.323.932,713
117,09
5
Vốn lưu động
Tr.đồng
109.514,764
300.564,248
538.820,515
191.049,484
174,45
238.256,266
79,27
6
Lợi Nhuận Trước Thuế
Tr.đồng
42.946,462
73.110,554
440.771,782
30.164,092
70,24
367.661,228
502,88
7
Thuế TNDN
Tr.đồng
12.025,009
20.470,955
123.416,099
8.445,946
70,24
102.945,144
502,88
8
Lợi nhuận sau thuế
Tr.đồng
30.921,453
52.639,599
317.355,683
21.718,146
70,24
264.716,084
502,88
9
Tỉ suất lợi nhuận/ Doanh thu
%
6,64
2,96
8,9
-3,68
-55,42
5,95
200,68
10
Năng suất lao động bình quân
Tr.đồng
291,070
1.073,667
2.149,925
782,597
268,87
1.076,258
100,24
11
Thu nhập bình quân/ người/ tháng
Đồng
1.837.069
2.747.175
5.376.706
910.106
49,54
2.629.531
95,72
12
LNST/ Vốn kinh doanh
%
4,80
3,68
10,60
-1,12
-23,38
6,92
188,26
13
LNST/ Số lao động bq
Trđ/ người
19,314
31,749
191,409
12,435
64,38
159,660
502,88
14
Vòng quay vốn lưu động
Số vòng
4
6
7
2
50,00
1
16,67
Bảng 4: kết quả hoạt động kinh doanh của công ty di động Viettel (2004 – 2006)
Nguồn phòng Tài chính – Công ty Viettel Mobile.
Trong năm 2005, 2006 ta thấy hoạt động kinh doanh của Công ty có sự tăng trưởng mạnh cả về doanh thu, lợi nhuận cụ thể như sau:
2.1. Yếu tố doanh thu và lợi nhuận của Công ty
* Yếu tố về doanh thu
Ta thấy doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 1.314.137,068 triệu đồng, tương ứng 282%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 1.784.435,614 triệu đồng, tương ứng 100,24%. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến doanh thu của công ty là do:
+ Trước hết do có nguồn đầu tư của Tổng công ty cũng như của Nhà nước cho phép công ty triển khai một cách thuận lợi các chiến lược cũng như hoạt động kinh doanh của Công ty.
+ Vấn đề về cơ sở hạ tầng kỹ thuật tận dụng được đường dây cáp Bắc Nam sẵn có của quân đội, thêm vào đó lại được lắp mới rất nhiều các thiết bị hiện đại (Lắp 2 MSC trong quý 4 năm 2006, nâng cấp MSCDNG tư 240 lên 500K thuê bao, lắp đặt HRL licence 2000K sub và mở rộng lên 2500K sub cho HLR,…), điều này cũng tạo đà phát triển tốt cho việc nâng số lượng thuê bao của mạng.
* Yếu tố lợi nhuận
Qua bảng 4 ta có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu là do: tốc độ tăng trưởng của chi phí giảm, các dịch vụ thực hiện năm 2006 nhiều hơn năm 2005: Năm 2005 lợi nhuận sau thuế là 52,639,599 triệu đồng, tăng 70,24% so với năm 2004 và năm 2006 lợi nhuận sau thuế là 317,355,683 triệu đồng, tăng 502,88% so với năm 2005.
* Tỉ suất lợi nhuận/ doanh thu
Nhìn vào bảng 4 ta thấy tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2005 có chiều hướng giảm (3,68%). Điều đó chứng tỏ năm 2005 phát triển không tích cực bằng năm 2004, nhưng đến năm 2006 ta thấy tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu là 8,9%, tăng 200,68% so với năm 2005. ý nghĩa của chỉ tiêu này nói lên rằng cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 8,9 đồng lợi nhuận.
2.2. Hiệu quả sử dụng vốn
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, vốn cố định, vốn lưu động hàng năm ta thấy đều có sự tăng trưởng lớn. Điều đó là do Công ty đã phối hợp với Tổng công ty cùng với sự giúp đỡ từ phía Nhà nước nâng cấp chất lượng nguồn vốn để tạo điều kiện cho Công ty có thể mua sắm được nhiều cơ sở hạ tầng thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao được hiệu quả kinh doanh cũng như có được chỗ đứng vững chắc trong môi trường cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt,
* Lợi nhuận sau thuế/ Vốn kinh doanh
Năm 2005 so với năm 2004 lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh có chiều hướng giảm (1,12%) nhưng đến năm 2006 lại có sự tăng trưởng đáng kể, tăng 6,92%, có nghĩa là Công ty đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của mình và cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 11 đồng lợi nhuận.
* Vòng quay vốn lưu động:
Số vòng quay của vốn lưu động qua các năm đều tăng, năm 2005 là 6 vòng, tăng 2 vòng so với năm 2004, năm 2006 là 7 vòng, tăng 1 vòng so với năm 2005. Qua số liệu này đã khẳng định rằng Công ty đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của mình.
2.3. Một số chỉ tiêu khác
* Thu nhập bình quân:
Năm 2005 thu nhập bình quân của người lao động là 2.747.157 đồng/ tháng, tăng 49,54% so với năm 2004 và năm 2006 là 5.376.706 đồng/ tháng, tăng 95,72% so với năm 2005. Với mức độ tăng tiền lương bình quân. Như vậy ta thấy rằng, mức sống của CBCNV trong Công ty ngày càng được cải thiện và nâng cao điều đó đồng nghĩa với việc kết quả làm việc của họ sẽ ngày càng tốt hơn vì đây là mức lương đáng mơ ước so với mặt bằng chung của xã hội.
* Năng suất lao động bình quân (cũng chính là một chỉ tiêu hiệu quả lao động quan trọng của Công ty)
Năng suất lao động là một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của Công ty nên Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp và chính sách thúc đẩy người lao động nâng cao năng suất lao động. Năm 2005 qua bảng số liệu 4 cho thấy rằng một lao động có thể tạo ra được 1.073,667 triệu đồng doanh thu, tăng 782,597 triệu đồng, tuơng ứng 268,87% so với năm 2004. Năm 2006 mỗi lao động có thể tạo ra được 2,149,925 triệu đồng doanh thu, tăng 1.076,258 triệu đồng, tương ứng 100,24% so với năm 2005. Có được sự tăng trưởng như vậy là do doanh thu qua các năm tăng lên làm cho hiệu suất sử dụng lao động cũng tăng theo.
* Lợi nhuận sau thuế/ Số lao động bình quân (Hệ số doanh lợi của lao động)
Năm 2005 một lao động có thể tạo ra được 31,749 triệu đồng lợi nhuận sau thuế tăng 13,435 triệu đồng/ người, tương ứng 64,38% so với năm 2004. Năm 2006 một lao động có thể tạo ra được 191,409 triệu đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 159,660 triệu đồng/ người, tương ứng 502,88% so với năm 2005.
Để đạt được năng suất lao động và hệ số doanh lợi của lao động cao như vậy ở Viettel Mobile là do: năm 2005 so với năm 2004 số lao động tăng 57 người nhưng năm 2006 so với năm 2005 ta có thể nhận thấy là lại không tăng thêm một lao động nào. Điều đó chứng tỏ mặc dù mới bước vào lĩnh vực Bưu chính Viễn thông nhưng lực lượng lao động của Công ty đã đạt được trình độ khá chuyên nghiệp trong nghiệp vụ của mình, bắt kịp với thị trường Viễn thông đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt tạo được con số tăng trưởng đáng kể về doanh thu và lợi nhuận mà bất cứ một doanh nghiệp đang kinh ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4553.doc