Nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Công ty PJICO

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU Vận tải biển từ xưa đến nay luôn được coi là một phương thức vận chuyển mang lại hiệu quả cao hơn so với các loại phương thức vận chuyển khác. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình mở cửa, hội nhập khu vực và thế giới thì vận tải biển lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vận tải biển lại thường gặp nhiều rủi ro như: bão, sóng thần, chìm, đắm tàu... và khi gặp rủi ro như vậy thường bị tổn thất rất lớn. Để cho các chủ hàng có thể đảm bảo được hoạt động kin

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Công ty PJICO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h doanh của mình khi vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển thì nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chyển bằng đường biển ra đời. Đối với mỗi công ty bảo hiểm thì đây chính là một mảng kinh doanh mang lại hiệu quả khá cao. Nhưng làm thế nào để nâng cao hiệu quả khai thác đối với nghiệp vụ bảo hiểm cũng là vấn đề mà mỗi công ty bảo hiểm đều phải quan tâm (công ty Cổ phần bảo hiểm PJICO cũng nằm trong số đó), vì vậy mà em chọn đề tài này làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Nghiên cứu và phân tích đề tài này nhằm đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn hiệu quả khâu khai thác tại công ty Cổ phần bảo hiểm PJICO. Đề tài này ngoài Lời mở đầu và phần Kết luận gồm 3 chương: Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN. Chương II: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PJICO Chương III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Ở PJICO TRONG NHỮNG NĂM TỚI Do thời gian thực tập không nhiều, kiến thức thực tiễn về nghiệp vụ còn rất ít nên chuyên đề còn nhiều hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến bổ sung của thầy giáo và các bạn. Qua đây em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn bảo hiểm, thầy giáo PGS. TS. HỒ SỸ SÀ, cùng toàn thể các anh chị là cán bộ, nhân viên Phòng bảo hiểm Khu vực V công ty bảo hiểm PJICO đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà nội, ngày 25 tháng 4 năm 2007 PHẦN II : NỘI DUNG CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1.Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trong nền KTQD và sự cần thiết phải bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 1.1.1.Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trong nền KTQD. Hoạt động xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Một quốc gia cũng như một cá nhân không thể sống riêng rẽ mà có đầy đủ mọi thứ hàng hoá . Hoạt động xuất nhập khẩu có vai trò rất lớn trong nền KTQD, bởi vì hoạt động xuất nhập khẩu giúp mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, nó cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của đường khả năng sản xuất trong nước đó (nếu thực hiện chế độ tự cung, tự cấp, không có quan hệ buôn bán). Để thấy rõ được lợi ích của hoạt động xuất nhập khẩu, cần xem xét đồ thị lợi ích của hoạt động xuất nhập khẩu P x1 y2 y1 t x2 P’ t’ X B AP Y Đường giới hạn khả năng sản xuất Đồ thị biểu diễn lợi ích của kinh doanh xuất nhập khẩu Hoạt động xuất nhập khẩu dẫn đến sự tăng lên của những loại hàng hoá có thể tiêu dùng được trong nền KTQD: Cho phép khối lượng hàng hoá tiêu dùng khác với số hàng sản xuất Cho phép một sự thay đổi có lợi phù hợp với đặc điểm của sản xuất trong nước. 1.1.2.Vai trò của vận tải biển trong xuất nhập khẩu hàng hoá và sự cần thiết phải bảo hiểm cho hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển. Vai trò của vận tải biển trong xuất nhập khẩu hàng hoá Dịch vụ vận chuyển nói chung và vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Có thể nói “không có thương mại nếu không có vận chuyển”. Hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau nhưng vận chuyển bằng dường biển là thông dụng nhất, nó chiếm 90% tổng khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của thế giới. Có nhiều nước không ở vị trí tiếp giáp với biển nhưng vẫn phải thông qua các cảng biển của nước khác để vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu . Vận chuyển bằng đường biển có rất nhiều ưu diểm: Vận tải biển có khả năng vận chuyển được nhiều chủng loại hàng hoá với khối lượng lớn mà các phương tiện vận tải khác không thể đảm nhận được, chẳng hạn như các loại hàng hoá siêu dài và siêu nặng. Tuyến đường biển rộng lớn nên có thể có nhiều chuyến tàu cùng đi một lúc cho cả hai chiều Không cần phải đầu tư nhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao động cho việc xây dựng các tuyến đường biển vì nó được xây dựng dựa trên cơ sở lợi dụng các điều kiện của thiên nhiên.Và đây chính là một nguyên nhân làm cho giá thành vận chuyển bằng đường biển thấp hơn so với các phương tiện khác. vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển tốt mối quan hệ kinh tế với các nước, thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của nhà nước; góp phần tăng thu ngoại tệ... Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng vận tải biển đã mang lại rất nhiều thuận lợi cho quá trình mở cửa, phát triển kinh tế ra khu vực và thế giới. Sự cần thiết phải bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Có thể nói chưa bao giờ xu thế toàn cầu hoá lại diễn ra mạnh mẽ như giai đoạn hiện nay, và như đã phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy được vai trò vô cùng quan trọng của dịch vụ vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển. Theo thống kê có khoảng hơn 90% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của thế giới bằng đường biển, bởi vì vận chuyển bằng đường biển có những ưu điểm mà các dịch vụ vận chuyển khác không có được như: vận chuyển được nhiều chủng loại hàng hoá, lợi dụng được các điều kiện của thiên nhiên để làm giảm chi phí về vốn, nguyên vật liệu, sức lao động...; có thể tổ chức được nhiều tuyến tàu trong cùng một lúc, trên cùng một tuyến; góp phần phát triển mối quan hệ kinh tế giữa các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Tuy nhiên bên cạch những mặt tích cực đó thì vận chuyển bằng đường biển cũng có một số nhược điểm sau: Vận chuyển bằng đường biển gặp rất nhiều rủi ro do các yếu tố tự nhiên, yếu tố kỹ thuật, yêu tố xã hội hoặc con người. Do yếu tố tự nhiên: quá trình vận chuyển hàng hoá trên biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như thời tiết khí hậu...mặc dù hiện nay khoa học kỹ thuật rất phát triển chúng ta có thể dự báo được thời tiết, cảnh báo được động đất sóng thần...Nhưng các yếu tố tự nhiên luôn xẩy ra bất cứ lúc nào và không theo một quy luật nhất định. Vì vậy những thiên tai như: Bão, sóng thần, lốc, vòi rồng...khi xẩy ra có thể gây thiện hại vô cùng to lớn về người và của. Do yếu tố kỹ thuật: Ngày nay con người ngày càng sử dụng nhiều hơn các phượng tiện khoa học hiện đại, những dù máy móc có hiện đại đến đâu thì cũng không thể tránh khỏi những sai sót, trục trặc về mặt kỹ thuật. Đó có thể là trục trặc của chính bản thân con tàu, kỹ thuật dự báo, các tín hiệu điều khiển từ đát liền hoặc vệ tinh...từ đó đã gây ra tổn thất cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Do yếu tố xã hội con người: hàng hoá có thể bị mất trộm mất cắp, bị cướp hoặc bị thiệt hại do chiến tranh... Tốc độ tàu biển thường chậm, hành trình trên biển thường có thới gian dài nên xác suất rủi ro xẩy ra trên biển là rất cao. Hơn nữa việc ứng cứu rủi ro tai nạn gặp rất nhiều khó khăn. Ngày nay, khi nên kinh tế-xã hội ngày càng phát triển mỡi chuyến hàng đều có giá trị rất lớn, bao gồm giá trị tàu và hàng hoá chở trên tàu nên khi tổn thất xẩy ra sẽ gây tổn thất rất lớn về tài sản, trách nhiệm và con người. Trong quá trình vận chuyển hàng hoá chủ phương tiện sẽ là người chịu trách nhiệm chính nhưng trách nhiệm này rất hạn chế về thời gian, phạm vi và mức độ tuỳ theo điều kiện giao hàng và hợp đồng bảo hiểm. Để phát huy tối đa những mặt tích cực đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực trong vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, thì nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đã ra đời. Từ khi nghiệp vụ bảo hiểm này ra đời đã làm cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, ổn định kinh doanh giúp nền kinh tế phát triển, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nghiệp vụ bảo hiểm này cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá phát triển nhanh chóng như ngày hôm nay. Chính vì lẽ đó, tầmquan trọng của nghiệp vụ bảo hiểm này ngày càng được nhiều nước trên thế giới thừa nhận cho nên các điều khoản thương mại quôc tế quy định bắt buộc phải tham gia bảo hiểm đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. 1.2.Những nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 1.2.1.Đối tượng và các nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 1.2.1.1.Đối tượng. Đối tượng chung của ngành bảo hiểm thương mại là trách nhiệm, con người và tài sản. với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thì đối tượng bảo hiểm là tài sản – giá trị của hàng hoá mà chủ hàng yêu cầu bảo hiểm 1.2.1.2.Một số nguyên tắc cơ bản. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển cũng tuân thủ các nguyên tắc chung trong bảo hiểm thương mại như: Nguyên tắc số đông bù số ít Nguyên tắc rủi ro có thể được bảo hiểm Nguyên tắc phân tán rủi ro Nguyên tắc trung thực tuyệt đối Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm Bên cạnh đó bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển còn áp dụng các nguyên tắc bảo hiểm khác, bao gồm: “nguyên tắc bồi thường”; “nguyên tắc bảo hiểm trùng”. Nguyên tắc bồi thường (khi thanh toán, chi trả bảo hiểm): Số tiền bồi thường(STBT) mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự cố bảo hiểm. Ví dụ, khi lô hàng được bảo hiểm bị tổn thất 800 triệu thì STBT mà chủ hàng nhận được không quá 800 triệu. Nguyên tắc bảo hiểm trùng: Trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển , nếu chủ hàng tham gia bảo hiểm cho lô hàng của mình cùng lúc với nhiều HĐBH cho cùng một rủi ro với nhiều công ty bảo hiểm khác nhau , những HĐBH này có điều kiện bảo hiểm giống nhau, thời hạn bảo hiểm trùng nhau và tổng STBT từ tất cả những hợp đồng này lớn hơn giá trị của lô hàng đó thì gọi là bảo hiểm trùng Trong trường hợp co bảo hiểm trùng , tuỳ thuộc vào nguyên nhân xảy ra để giải quyết. thông thường, bảo hiểm trùng liên quan đến sựgian lận của người tham gia bảo hiểm nhằm trục lợi bảo hiểm. Do đó, về nguyên tắc công ty bảo hiểm có thể huỷ bỏ HĐBH nếu phát hiện thấy bảo hiểm trùng có gian lận. Nếu các công ty bảo hiểm chấp nhận bồi thường thì trách nhiệm của mỗi công ty sẽ được chia theo tỷ lệ trách nhiệm mà họ đảm nhận. Cụ thể: Số tiền bồi thường của từng hợp đồng Giá trị thiệt hại thực tế STBT của từng hợp đồng Tổng số tiền bảo hiểm = x Trên thực tế, một trong số các công ty bảo hiểm đã cấp hợp đồng cho đối tượng được bảo hiểm trùng này có thể đứng ra bồi thường theo số thiệt hại thực tế, sau đó sẽ đòi lại các công ty khác phần trách nhiệm của họ. 1.2.2.Rủi ro hàng hải và những tổn thất thường gặp phải. 1.2.2.1.Rủi ro hàng hải. Rủi ro hàng hải là những rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển gây ra làm hư hỏng hàng hoá và phương tiện chuyên chở. Rủi ro Hàng hải có nhiều loại: Theo nguyên nhân, rủi ro hàng hải bao gồm: rủi ro do thiên tai, rủi ro do tai nạn bất ngờ trên biển và rủi ro do hành động của con người. Thiên tai: là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra, như biển động bão, lốc, sét, thời tiết quá xấu…mà con người không chống lại được. Tai nạn bất ngờ trên biển: mắc cạn, đắm, bị phá huỷ, cháy, nổ, mất tích, đâm va với tàu hoặc một vật thể cố định hay di động khác không phải là nước, phá hoại của thuyền trưởng và thủy thủ trên tàu… Hành động của con người: ăn trộm ăn cắp hàng, mất cướp, chiến tranh, đình công, bắt giữ, tịch thu… Ngoài ra còn một số rủi ro khác như rủi ro lúc xếp dỡ hàng, hàng bị nhiễm mùi lây bẩn… Theo nghiệp vụ Bảo hiểm có 3 loại rủi ro là rủi ro thông thường được bảo hiểm, rủi ro không đuợc bảo hiểm và rủi ro được bảo hiểm trong trường hợp đặc biệt. Rủi ro thông thường được bảo hiểm: bão, lốc, sóng thần, mắc cạn đâm va… Rủi ro không đuợc bảo hiểm (còn gọi là rủi ro loại trừ): các hành vi sai lầm cố ý của người được bảo hiểm, bao bì không đúng quy cách, vi phạm thể lệ Xuất nhập khẩu hoặc vận chuyển chậm trễ làm mất thị trường, sụt giá… Rủi ro được Bảo hiểm trong trường hợp đặc biệt: rủi ro do chiến tranh, đình công, bạo loạn…(gọi chung là rủi ro chiến tranh) thường không được nhận bảo hiểm. Trong trường hợp chủ hàng yêu cầu, rủi ro chiến tranh sẽ được nhận bảo hiểm kèm theo rủi ro thông thường được bảo hiểm với diều kiện trả thêm phụ phí đặc biệt. Các rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất. 1.2.2.2. Những tổn thất thường gặp phải Tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá Xuất nhập khẩu là những thiệt hại, hư hỏng của hàng hoá đuợc bảo hiểm trong rủi ro gây ra. Căn cứ vào quy mô, mức độ tổn thất có thể chia ra tổn thất bộ phận (TTBT) và tổn thât toàn bộ (TTTB) TTBP là một phần của đối tượng được bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại. TTBP có thể là tổn thất về số lượng, trọng lượng, thể tích phẩm chất hoặc giá trị. TTTB là toàn bộ đối tượngđược bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm bị hư hỏng mất mát, thiệt hại. Có hai loại TTTB là TTTB thực tế và TTTB ước tính: TTTB thực tế là toàn bộ đối tượng đuợc bảo hiểm theo một hợp đồng Bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại hoặc biến chất, biến dạng không như lúc mới được bảo hiểm hay vị mất đi, bị tước đoạt không lấy lại được nữa. Chỉ có TTTB thực tế trong 4 trường hợp sau: Hàng hoá bị hư hỏng hoàn toàn; Hàng hoá bị tước đoạt không lấy lại đựơc; Hàng hoá không còn là vật thể bảo hiểm; Hàng hoá ở trên tàu mà tàu được tuyên bố là mất tích TTTB ước tính là trường hợp đối tượng được bảo hiểm bị thiệt hại mất mát chưa tới mức độ TTTB thực tế, nhưng không thể tránh khỏi TTTB thực tế, hoặc nếu bỏ thêm cho phí ra cứu chữa thì chi phí cứu chữacó thể bằng hoặc lớn hơn GTBH. Nếu phân loại theo trách nhiệm bảo hiểm thì tổn thất bao gồm Tổn thất riêng(TTR) và Tổn thất chung (TTC). TTR là tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho một hoặc một số quyền lợi cảu các chủ hàng và chủ tàu trên một con tàu. Như vậy TTR chỉ liên quan đến từng quyền lợi riêng biệt. Trong TTR, ngoài thiệt hại vật chất, còn phát sinh những chi phí liên quan đến TTR nhằm hạn chế những hư hại khi tổn thất xẩy ra, gọi là tổn thất chi phí riêng. Tổn thất chi phí riêng là nhũng chi phí bảo quản hàng hoá để giảm bớt hư hại hoặc để khỏi hư hại thêm, bao gồm chi phí xếp dỡ, gửi hàng, đóng gói lại, thay thế bao bì…ở bến khởi hàng và dọc đường. Có tổn thất chi phí riêng sẽ làm hạn chế và giảm bớt TTR. TTR có thể là TTBP hoặc TTTB TTC là nhưng hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hàng một cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hoá chở trên tàu thoát khỏi một sự nguy hiểm chung, thực sự đối với chúng. Các thiệt hại, chi phí hoặc hành động được coi là tổn thất chung khi có những đặc điểm sau: Hành động tổn thất chung phải là hành động tự nguyện, hữu ý của những người trên tàu theo lệch cuả thuyền trưởng hoặc người thay mặt thuyền trưởng; Hy sinh hoặc chi phí đặc biệt, bất thường; Hy sinh, hoặc chi phí phải hợp lý và vì an toàn chung cho tất cả các quyền lợi trong hành trình; Nguy cơ đe doạ toàn bộ hành trình phải nghiêm trọng và thực tế; Mất mát. thiệt hại hoặc chi phí phải là hậu quả trực tiếp của hành động TTC; TTC phải xẩy ra trên biển. TTC bao gồm hai bộ phận chủ yếu đó là hy sinh TTC và chi phí TTC Hy sinh TTC là những thiệt hại hoặc chi phí do hậu quả trực tiếp của một hành động TTC. Chi phí TTC là những chi phí phải trả cho người thứ 3 trong việc cứu taù và hàng thoát nạn hoặc chi phí làm cho tàu tiếp tục hành trình Chi phí TTC bao gồm: chi phí cứu nạn, chi phí làm nổi tàu khi bị mắc cạn, chi phí thuê kéo, lai, dắt tàu khi bị nạn, chi phí tại cảng lánh nạn... 1.2.3.Phạm vi bảo hiểm.(các điều kiện bảo hiểm theo ICC /1/1982) 1.2.3.1.Điều kiện bảo hiểm C.(ICC C) Phạm vi bảo hiểm theo điều kiện này bao gồm: Tổn thất hay tổn hại của hàng hoá được bảo hiểm có nguyên nhân hợp lý do cháy hoặc nổ; tàu bị mắc cạn, chìm đắm, bị lật;đâm va; dỡ hàng tại cảng lánh nạn. Tổn thất chung Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai tàu đâm va nhau dều có lỗi. Các rủi ro loại trừ bao gồm: Tổn thất hay tổn hại do hành vi xấu, cố ý của người được bảo hiểm. Rò rỉ, hao hụt thông thườngvề trọng lượng, khối lượng hoặc hao mòn tự nhiêncủa đối tượng được bảo hiểm . Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá. tổn thất hoặc tổn hại do đóng gói bao bì không đủ điều kiện, không thích hợp Tổn thất hoặc tổn hại mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ. Tổn thất hoặc tổn hại do không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của chủ tàu, người quản ly, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu Tổn thất hoặc tổn hại do việc sử dụng bất kỳ mộ loại vũ khí chiến tranh nào đó có dùng phản ứng hạt nhân, phản ứng hoá học, chất phóng xạ… Thiệt hại cố ý hoặc sự phá hoại cố ý đối tượng được bảo hiểm do hành động phạm pháp của bất kỳ người nào. Do tàu không đủ khả năng đi biển hoặc không thích hợp cho việc vận chuyển hàng hoá mà người được bảo hiểm đã biết tình trạng đó vào lúc hàng hoá được xếp lên phương tiện vận tải. Tổn thât xẩy ra do chiến tranh, nội chiến bạo loạn, hành động thù địch, tịch thu, bắt giữ, quản chế giam cầm. Tổn thất do mìn, thuỷ lôi, bom và các loại vũ khí chiến tranh. Tổn thất được gây ra bởi người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động, nổi loạn. Tổn thất xẩy ra do bạo động chính trị, động cơ chính trị. Trách nhiệm chứng minh tổn thất thuộc về người được bảo hiểm(chủ hàng) 1.2.3.2. Điều kiện bảo hiểm B.(ICC B) Theo điều kiện này, ngoài các rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện C, công ty bảo hiểm còn bồi thường tổn thất hay tổn hại đối với hàng hoá được bảo hiểm do động đất, núi lửa, sét đánh; bị nước biển cuốn khỏi tàu;nước biển, nước sông, hồ xâm nhập vào hầm tàu, vào côngtennơ hoặc nơi để hàng, tỏn thất nguyên kiện hàng trong quá trình xếp dỡ, chuyển tải. Người bảo hiểm có áp dụng mức miễn thường. 1.2.3.3.Điều kiện bảo hiểm A.(ICC A) Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi rộng nhất, bảo hiểm tất cả những hư hỏng, mất mát của hàng hoá, kể cả rủi ro cướp biển, chỉ trừ những rủi ro loại trừ theo quy định và không áp dụng mức miễn thường. Trong điều kiện bảo hiểm A, rủi ro cướp biển là phạm vi bảo hiểm rộng hơn điều kiện bảo hiểm AR(ICC1963) 1.2.3.4.Điều kiện bảo hiểm chiến tranh. Theo điều kiện bảo hiểm này, người bảo hiểm phải bồi thường những mất mát, hư hỏng của hàng hoá do: Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự xảy ra từ những biến cố đó hoặc bất kỳ hành động thù địch nào. Chiếm đoạt, bắt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ. Mìn, thuỷ lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác. TTC và chi phí cứu nạn. Phạm vi không gian và thời gian bảo hiểm đối với chiến tranh hẹp hơn các rủi ro thông thường. Bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực khi hàng hoá được xếp lên tàu biển và kết thúc khi được dỡ khỏi tàu tại cảng cuối cùng hoặc khi hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm ngày tàu đến cảng dỡ cuối cùng, tuỳ theo điều nào xảy ra trước. Nếu có chuyển tải, bảo hiểm vẫn có hiệu lực cho đến khi hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm ngày tàu đến cảng chuyển tải. 1.2.3.5.Điều kiện bảo hiểm đình công. Theo điều kiện bảo hiểm này, chỉ bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng của hàng hoá được bảo hiểm do: Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi loạn. Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trị. TTC và chi phí cứu nạn Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do hành động trực tiếp của người đình công mà không chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hậu quả của đình công. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới chỉ có các điều kiện A, B, C mà không có điều kiện bảo hiểm chiến tranh và đình công 1.2.4.Hợp đồng bảo hiểm. HĐBH hàng hoá Xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một văn bản trong đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho ngưòi tham gia bảo hiểm những tổn thất của hàng hoá theo các điều kiện được bảo hiểm đã kí kết, còn người tham gia bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm. 1.2.4.1.Các loại hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Có hai loại: HĐBH chuyến: HĐBH chuyến là HĐBH cho một chuyến hàng chuyên chở từ địa điểm này đến địa điểm khác ghi trong HĐBH. Công ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hoá trong phạm vi một chuyến. HĐBH chuyến thường được trình bày dưới hình thức đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp. Nôi dung của HĐBH gồm hai phần mặt trước và mặt sau. Mặt trước thường ghi những chi tiết về hàng, tàu, hành trình. Mặt sau thường ghi các điều lệ hay quy tắc bảo hiểm của công ty bảo hiểm. Nội dung HĐBH chủ yếu bao gồm: Ngày cấp đơn bảo hiểm Nơi kí kết hợp đồng Tên và địa chỉ của người mua bảo hiểm Tên hàng được bảo hiểm Quy cách đóng gói, loại bao bì và kí mã hiệu của hàng Số lượng, trọng lượng của hàng Tên tàu hoặc phương tiện vận chuyển Cách xếp hàng trên tàu Cảng khởi hành, cảng chuyển tải và cảng cuối. Trong trường hợp nơi đến của hàng ghi trong đơn bảo hiểm là một điểm nằm sau trong nội địa, nghĩa là sau khi đến cảng cuối, phải chuyển tiếp hàng bằng phương tiện khác đến địa điểm đã định và đến đây mới hết trách nhiệm của công ty bảo hiểm, thì phải tăng thêm phụ phí bảo hiểm vì ngoài rủi ro bảo hiểm hàng hải còn có thêm rủi ro trên đoạn đường phụ trong toàn bộ hành trình được bảo hiểm. Ngày tàu khởi hành Gía trị bảo hiểm(GTBH) và số tiền bảo hiểm (STBH) Điều kiện bảo hiểm Phí bảo hiểm Địa chỉ của giám định viên bảo hiểm Phương thức và địa điểm trả tiền bồi thường do người được bảo hiểm chọn Số bản đơn bảo hiểm được phát hành HĐBH bao(HĐBH mở) HĐBH bao là HĐBH cho một khối lượng hàng vận chuyển trong nhiều chuyến kế tiếp nhau trong một thời gian nhất định(thường là một năm) hoặc nhận bảo hiểm cho một khối lượng hàng vận chuyển nhất định Nội dung HĐBH bao bao gồm: nguyên tắc chung, phạm vi trách nhiệm, tên hàng được bảo hiểm, việc đóng gói hàng, loại phương tiện vận chuyển, cách tính GTBH và STBH tối đa cho mỗi chuyến hàng, điều kiện bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm, giám định, khiếu nại đòi bồi thường, hiệu lực của hợp đồng, xử lý tranh chấp. Trong hợp đồng phải có 3 điều kiện cơ bản sau: Điều kiện xếp hạng tàu được thuê chuyên chở hàng hoá sẽ đựơc bảo hiểm : Tàu phải có cấp hạng cao và nếu do 10 hãng đăng kiểmnổi tiếng trên thế giới cấp mới được chấp nhận một cách tuyệt đối Tàu phải có khả năng đi biển bình thường và tuổi tàu thấp(dưới 15 năm) Điều kiện về GTBH: Người được bảo hiểm phải kê khai giá trị hàng theo từng chuyến về số kiện, giá CIF hoặc giá FOB, số hợp đồng mua bán, số thư tín dụng(L/C), ngày mở và giá trị L/C, số vận đơnB/L... Điều kiện về quan hệ trên tinh thần thiện chí: Nghĩa là đã mua bảo hiểm bao của người bảo hiểm nào thì thì trong thời gian đó ngườ được bảo hiểm không dược phép mua bảo hiểm hàng hoá của người bảo hiểm khác. Trong thời gian có hiệu lực của HĐBH bao, mỗi lần vận chuyển hàng hoá, người tham gia bảo hiểm phải gửi giấy báo vận chuyển cho người bảo hiểm. Nếu có thay đổi đặc biệt về số lượng, giá trị hàng... phải ký kết HĐBH khác. Sau khi đã cấp đơn bảo hiểm mà người được bảo hiểm muốn thay đổi hay bổ sungmột số điều và được công ty bảo hiểm chấp nhận thì công ty bảo hiểm sẽ cấp giấy bảo hiểm bổ sung. Giấy này luôn phải đi kèm với đơn bảo hiểm ban đầu Ngoài ra, đơn bảo hiểm có thể chuyển nhượng cho người khác. 1.2.4.2.Giá trị bảo hiểm,số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm Giá trị bảo hiểm Gía trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng, thường là giá CIF, bao gồm: giá hàng hoá ,cước phí vận chuyển,phí bảo hiểm và các chi phí liên quan. Đê thoả mãn nhu cầu của người tham gia bảo hiểm, Công ty bảo hiểm còn nhận bảo hiểm cho cả phần lãi dự tính đối với hàng thương mại.Đây là phần chênh lệch giữa giá mua ở cảng đi với giá bán ở cảng đến, nó không hoàn toàn là giá trị của lô hàng được bảo hiểm . Trường hợp GTBH tibhs theo giá CIF và có thêm phần lãi dự tính(tối đa 10%), khi đó GTBH của hàng lớn nhất bằng 110% giá CIF. Công thức tính giá CIF: CIF Trong đó: C (Cost) – Gía hàng được tính bằng giá FOB ở cảng đi; F (Freight) - cước phí vận chuyển; R (Rate) - tỷ lệ phí bảo hiểm . GTBH được xác định theo công thức: Hoặc: Trong đó: V - Gía trị bảo hiểm F - cước phí vận chuyển C - giá FOB của hàng hoá a - số phần trăm lãi dự tính R - Tỷ lệ phí bảo hiểm Số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm (STBH) là số tiền được đăng ký bảo hiểm , ghi trong HĐBH. STBH được xác định dựa trên cơ sở GTBH, và GTBH của hàng hoá dược xác định thông qua hoá đơn mua bán hàng hoá đó. Nếu STBH bằng GTBH, đó gọi là “bảo hiểm ngang giá trị”,còn gọi là “bảo hiểm toàn phần” Nếu STBH lớn hơn GTBH, đó gọi là “bảo hiểm trên giá trị”, còn gọi là “bảo hiểm vượt mức” Nếu STBH nhỏ hơn GTBH, đó gọi là “bảo hiểm dưới giá trị”, còn gọi là “bảo hiểm dưới mức”. Trong thực tế các chủ hàng thường tham gia bảo hiểm ngang giá trị. Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm là một khoản tiền do người tham gia bảo hiểm nộp cho người bảo hiểm để hàng hoá được bảo hiểm . Phí bảo hiểm được xác định trên cơ sở GTBH hoặc STBH và tỷ lệ phí bảo hiểm. phí bảo hiểm P được xác định như sau : P = Sb * (a+1) * R Trong đó: Sb - STBH a - số phần trăm lãi dự tính R - Tỷ lệ phí bảo hiểm Trong thực tế, chủ hàng thường mua bảo hiểm ngang giá trị nên phí bảo hiểm được xác định theo công thức : P = CIF * R (nếu không bảo hiểm lãi dự tính) hoặc: P = CIF (a+1)* R (nếu bảo hiểm thêm lãi dự tính a) Tỷ lệ phí bảo hiểm được ghi trong HĐBH theo thoả thuận giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm . Tỷ lệ phí bảo hiểm chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: Loại hàng hoá: đối với những loại hàng hoá dễ bị tổn thất như dễ vỡ, dễ bị mất cắp... thì tỷ lệ phí sẽ cao hơn những loại hàng hoá khác Loại bao bì: với những loại bao bì càng chắc chắn thì mức phi càng thấp Phương tiện vận chuyển: Hàng được chở trên tàu trẻ sẽ có tỷ lệ phí thấp hơn hàng hoá được chở trên những tàu đã sử dụng lâu năm Hành trình: Tỷ lệ phí sẽ tăng lên nếu hành trình đó có nhiều rủi ro hoặc hành trình qua các vùng có xung đột vũ trang... Điều kiện bảo hiểm : điều kiện bảo hiểm có phạm vi bảo hiểm càng hẹp thì tỷ lệ phí càng thấp. Các bộ luật và các quy tắc bảo hiểm hàng hải đều lưu ý HĐBH chỉ có hiệu lực ngay sau khi phí bảo hiểm được trả, công ty bảo hiểm có quyền huỷ HĐBH nếu người được bảo hiểm không thực hiện đúng nghĩa vụ trả phí bảo hiểm hoặc có quyền từ chối bồi thường khi rủi ro xảy ra 1.2.5.Hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển Để đánh giá hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ta sử dụng các chỉ tiêu sau: Tổng lợi nhuận: P = D - C Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: H1 = Chỉ tiêu này cho ta biết trong 1 đồng doanh thu phí thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí : H2 = Chỉ tiêu này cho ta biết khi bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất doanh thu trên chi phí : H3 = Chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Với : + D là tổng doanh thu phí + C là tổng chi phí (chi bồi thường) + P là tổng lợi nhuận CHƯƠNG II TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI PJICO 2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX(PJICO). Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần Tổng Giám đốc : Ông Nguyễn Anh Dũng Trụ sở chính : 532 Đường Láng, Quận Đống Đa, Tp Hà Nội. Điện thoại : 04-7760867, 7769865; Fax: 04-7760868 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty. Xuất phát từ chủ trương phát triển nền kinh tế đa thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, trong đó nổi bật là chủ trương cổ phần hoá và phát triển các công ty cổ phần theo luật công ty ban hành năm 1990, đồng thời xuất phát từ chính sách mở cửa, phát triển thị trường bảo hiểm Việt nam - một thị trường mà cho tới trước năm 1994 còn do nhà nước độc quyền và chưa phát triển, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có thêm một số doanh nghiệp bảo hiểm mới. Ngoài tổng công ty bảo hiểm Việt nam ( Bảo Việt) còn có nhiều công ty bảo hiểm khác như: Công ty bảo hiểm TP. HCM(Bảo Minh); công ty bảo hiểm Nhà Rồng(Bảo Long) ; công ty bảo hiểm Dầu khí Việt nam(PVIC); Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện(PTI)... Năm 1995,Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX, tên giao dịch là PJICO (Tên gọi tiếng anh là: PETROLIMEX JOIN – STOCK INSURANCE COMPANY) đã được thành lập theo NĐ100/CP ngày 18/12/1995 của Chính phủ, theo giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh bảo hiểm số 06 - TC/GCN ngày 17/5/1995 của Bộ Tài Chính, giấy phép thành lập số 1873/GP-UB ngày 18/6/1995 của UBND thành phố Hà Nội và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060256 ngày 15/6/1995 của Uỷ Ban Kế Hoạch (nay là Sở Kế Hoạch đầu tư) thành phố Hà Nội Công ty cũng đã đề ra mục tiêu kinh doanh của mình như sau: Kinh doanh hiệu quả theo đúng Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam để thu được lợi nhuận cao nhất có thể; Đa dạng hoá các loại hình bảo hiểm để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngày càng tăng và đa dạng hoá của nền kinh tế; Tăng cường khả năng bảo hiểm, đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm trong nước, hạn chế việc tái bảo hiểm ra nước ngoài; Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài; Góp phần chia sẻ rủi ro với các công ty, xí nghiệp, tập thể và cá nhân làm cho họ ổn định sản xuất kinh doanh, bảo toàn vốn ổn định đời sống cho người tham gia bảo hiểm và đóng góp vào ngân sách nhà nước. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty . PJICO có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và tuân thủ theo cơ cấu của một công ty cổ phần. Các phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Công ty PJICO hoàn toàn ổn định về mặt tổ chức quản lý, có điều kiện thuận lợi để công ty phát triển ngày càng vững mạnh. Là công ty cổ phần đầu tiên trong lĩnh vực bảo hiểm , PJICO đã trải qua không ít khó khăn trong những ngày đầu hoạt động, đặc biệt khi mà điều kiện, cơ chê pháp luật còn chưa đầy đủ, khách hàng còn ít lòng tin.Tuy nhiên, với sự chỉ đạo c._.ủa Hội đồng Quản trị các cơ quan ban ngành có liên quan, sự ủng hộ giúp đỡ nhiệt tình của các cổ đông sáng lập, khách hàng, cũng như sự nỗ lực phấn đấu làm việc của toàn bộ cán bộ, nhân viên, công ty đã từng bước trưởng thành và tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của PJICO phòng tài chính Kế toán các chi nhánh, các văn phòng đại diện, tổng dại lý và đại lý Phòng Giám định bồi thường HĐQT Phòng BH phi hàng hải Phòng BH xe cơ giới Phòng BH tài sản hoả hoạn Phòng tái BH Phòng BH Hàng hoá Phó Tổng GĐ Phó Tổng GĐ Tổng GĐ Phòng Thị trường&quản lý nghiệp vụ Phòng QLĐL Phòng đào tạo Phòng Tổ chức tổng hợp Nguồn: Phòng tổ chức tổng hợp 2.2. Tình hình khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. 2.2.1. Tình hình Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001- 2005. Để xác định về tình hình bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng dường biển, trước hết chúng ta phải xem xét qua về tình hình xuất nhập khẩu ở nước ta. Sau đây là bảng số liệu phản ánh tình hình xuất nhập khẩu ở nước ta trong giai đoạn 2001 – 2005. Bảng1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và tốc độ tăng theo năm Năm Xuất khẩu (tr.USD) Nhập khẩu (tr.USD) Tổng kim ngạch (tr. USD) tốc độ tăng xk (%) tốc độ tăng nk (%) tốc độ tăng tổng kn (%) 2001 15,029 16,218 31,247 - - - 2002 16,706 19,746 36,452 11,16 21,75 16,66 2003 20,149 25,256 45,405 20,61 27,9 24,56 2004 26,503 32,075 58,578 31,54 27 29,01 2005 32,223 36,881 69,104 21,58 14,98 17,97 Nguồn: Bộ thương mại Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy: Năm 2001: tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 31,247 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 15,029 triệu USD, giá trị nhập khẩu là 16,218 triệu USD. Như vậy, giữa giá trị hàng xuất khẩu với giá trị hàng nhập khẩu có sự chênh lệch không đáng kể, giá trị nhập siêu là 1,189 triệu USD, bằng 7,91% giá trị xuất khẩu Năm 2002: tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu là 36,452 triệu USD(tăng 16,66% so với năm 2001), trong đó giá trị xuất khẩu là 16,706 triệu USD( tăng 11,16% so với năm 2001 ), giá trị nhập khẩu tăng mạnh hơn so với giá trị xuất khẩu( tăng 21,75% so với năm 2001); ttrong năm này giá trị nhập siêu tăng lên khá nhiều (3.04 triệu USD, tương ứng với 18,20% giá trị xuất khẩu) Năm 2003: Đây là năm mà cả giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng khá nhiều so với năm trước: giá trị xuất khẩu tăng 20,64% so với năm 2002, đạt 20,149 triệu USD; giá trị nhập khẩu đạt 25,256 triệu USD, tăng 27,9% so với năm 2002 và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 24,56%, đạt 45,405 triệu USD. Gía trị nhập siêu vẫn tăng lên với trị giá là 5,107triệu, bằng 25,35% giá trị xuất khẩu. Năm 2004: Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2004 tăng khá so với năm 2003, tổng trị giá xuất, nhập khẩu cả năm ước tính đạt 58,578 tỷ USD, tăng 29,01% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 31,54% và nhập khẩu tăng 27%. Do xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu nên đã giảm được khoảng chênh lệch xuất khẩu và nhập khẩu. Nhập siêu cả năm 2004 là 5,572 tỷ USD, bằng 21,02% kim ngạch xuất khẩu (tỷ lệ này năm 2003 là 25.35%). Năm 2005:Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2005 ước tính đạt 69,104 tỷ USD, tăng 17,97% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 21,58% và nhập khẩu tăng 14,98%. Trong năm 2005 tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập nhẩu (xuất khẩu tăng nhanh hơn 6,2 điểm phần trăm), do vậy nhập siêu cả năm nay giảm cả về số tuyệt đối và tỷ lệ so với trị giá xuất khẩu: nhập siêu cả năm chỉ còn 4,65 tỷ USD (năm 2004 là 5,45 tỷ), bằng 14,4% kim ngạch xuất khẩu, giảm 6,2 điểm phần trăm so với tỷ lệ 20,6% trong năm 2004. 2.2.2. Tình hình khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo hiểm PJICO giai đoạn 2001-2005. 2.2.2.1.Một số thuận lợi và khó khăn Thuận lợi Yếu tố khách quan Kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng qua các năm do sự mở cửa, hội nhập kinh tế của Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài có rất nhiều dự án đầu tư ở Việt Nam. Nước ta được đánh giá là một trong ba nước có tốc độ phát triển cao nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương, hơn nữa chính trị nước ta luôn ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, đặc điệt là sự phát triển đối với ngành kinh doanh dịch vụ như bảo hiểm Việt nam có điều kiện thiên nhiên ưu đãi với hơn 3200 km đường biển, rất thuận lợi để xây dựng các cảng biển hoặc có thể làm cảng chuyển giao Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 ra đời đã tạo ra hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động và phát triển. Đây cũng là mốc đánh giá sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam cả về lượng và chất, làm tăng tính chuyên nghiệp của thị trường , thúc đẩy các doanh nghiệp cố gắng hhết mình và cạnh tranh lành mạnh hơn. Nhu cầu về vốn, công nghệ, nguyên vật liệu... để phục vụ cho quá trình CNH – HĐH làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu trong thời gian tới nhất định sẽ tăng lên. Hơn nữa, theo các điều khoản quốc tế thì tất cả các lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thì đều phải mua bảo hiểm. Nghị định 42/2001/NĐ – CP ban hành ngày 7/8/2001 đã quy định tất cả những hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam đều bắt buộc phải tham gia bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm có trụ sở trong nước ( trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có trụ sở trong nước không thể cung cấp dịch vụ bảo hiểm theo yêu cầu của khách hàng) Một yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng tích cực đối với các doanh nghiệp bảo hiểm đó là đời sống người dân ngày càng được nâng cao và khi đó thì ý thức của họ về bảo hiểm cũng được nâng lên rõ rệt, họ có thể nhìn thấy lợi ích lâu dài của bảo hiểm (nếu xét về mặt kinh tế thì bảo hiểm sẽ giúp cho họ ổn định trong sản xuất, yên tâm trong kinh doanh, họ vẫn có thể đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình nếu rủi ro xảy ra.) Yếu tố chủ quan Công ty có sự hậu thuẫn rất lớn từ các cổ đông, nên có thể mở rộng thị trường đa dạng hoá các sản phẩm bảo hiểm của mình. Kinh nghiệm quản lý đã được đúc kết qua hơn 10 năm hoạt động sẽ giúp công ty phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Với phương châm “ chất lượng dịch vụ là trên hết” đã đuợc nhất quán từ cấp lãnh đạo tới các cán bộ, nhân viên nên công ty luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Trong thời gian vừa qua công ty đặc biệt chú ý đến khâu nâng cao chất lượng dịch vụ, dáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Hiện nay công ty đang co một đội ngũ cán bộ giám định bồi thường Giỏi về chuyên môn, năng động hoạt bát có thể đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng với tinh thần tận tuỵ chu đáo không có tư tưởng phiền hà sách nhiễu. Thêm vào đó hệ thống quy trình giám định bồi thường của tất cả các nghiệp vụ ngày càng được hoàn thiện với những thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng và công khai nên uy tín của công ty đã tăng rõ rệt. Theo đánh giá của bộ tài chính “ hiện nay, PJICO được đánh giá là công ty chất lượng phục vụ khách hàng tốt nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam”. Khó khăn Luật bảo hiểm mới ra đời, quy định việc tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp có trụ sở tại Việt Nam chưa có tính bắt buộc cao, chưa có mức xử phạt cụ thể đối với những chủ hàng tham gia bảo hiểm tại công ty bảo hiểm ở nước ngoài. Thủ tục hải quan ruờm rà, gây nhiều khó khăn cho chủ hàng làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá. trong thời gian dài chủ hàng xuất nhập khẩu thường bán với giá FOP hoặc giá CF nhập với giá CIF nên điều này đã ăn sâu vào ý thức của họ, sau này họ nhận ra rằng nếu họ tự đứng ra mua bảo hiểm cho lô hàng của mình thì họ sẽ nhận đựơc rất nhiều lợi ích dặc biệt khi tham gia bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm có trụ sở tại Việt Nam, thì suy nghĩ của họ bắt đầu thay đổi, tuy nhiên, các công ty nước ngoài thường tìm mọi cách để ép buộc các chủ hàng phải tham gia bảo hiểm tại công ty của họ. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có hơn 10 công ty đang triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển như Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO, Viễn Đông làm cho sự cạnh tranh trên thị trường quyết liệt hơn. Vẫn nhiều doanh nghiệp áp dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh như: giảm phí, mở rộng điều khoản bảo hiểm, khiến cho công ty gặp rất nhiều khó khăn. Tình hình trục lợi bảo hiểm ngày càng tinh vi hơn mà vẫn chưa có cách khắc phục hiệu quả, đặc biệt là bây giờ lại có sự tham gia của hải quan, công an.... Mặc dù trong thời gian qua công ty đã có những bước phát triển vượt bậc, những so với Bảo Việt thị phần của PJICO còn quá nhỏ bé. Các khách hàng ở các tỉnh còn ít biết đến PJICO và điều đó làm ảnh hưởng rất nhiều đến khâu khai thác. 2.2.2.2. Thực trạng triển khai nghiệp vụ Nguồn nhân lực Trong thời đại kinh tế thị trường cạnh tranh diễn ra vô cùng khốc liệt, thì con người là nhân tố giúp cho công ty có thể tồn tại và phát triển. Nhận thức được rõ điều này nên công ty đã làm tốt từ khâu tuyển chọn, đào tạo cho đến việc tạo điều kiện cho các cán bộ phát huy đựơc hết khả năng của mình. Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển cho đến nay đội ngũ công nhân viên của công ty đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng. So với thời gian đầu khi mới thành lập có khoảng vài chục người, thì đến nay tổng số cán bộ, nhân viên của công ty là 694 người với 92 % có trình độ đại học và trên đại học, ngoài ra công ty còn có đội ngũ đại lý, cộng tác viên khá đông đảo.Với phương châm “tạo điều kiện tốt nhất cho các cán bộ có năng lực và trình độ phát huy hết khả năng” hàng năm công ty luôn xem xét, đánh giá khả năng của cán bộ thông qua hiệu quả công việc và sàng lọc những lao động làm việc không hiệu quả. Công tác hỗ trợ khai thác Công tác khai thác thị trường trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành công, đó là do công ty đã áp dụng nhiều biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ khai thác. Sau đây là những biện pháp chính đã được công ty thực hiện: Đối với đại lý Ngoài khoản hoa hồng do Bộ tài chính quy định,công ty còn hỡ trợ thêm cho đại lý khoản chi phí khai thác. Chế độ khen thưởng được thực hiện tốt .Đại lý thực sự có năng lực sẽ được xem xét để làm cán bộ cho công ty. Các đại lý được quyền tham gia các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ do cơ quan tổ chức. Đối với cán bộ Cán bộ công nhân viên ngoài lương chính còn đước hưởng thêm % doanh thu khai thác được. Công ty luôn tạo ra các điều kiện làm việc tốt nhất, có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ hoạt động tích cực mang lại hiệu quả cao cho công ty… Với cơ sở vật chất làm việc Công ty đã mở rộng địa bàn hoạt động trên hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Trong thời đại cạnh tranh bằng công nghệ, PJICO quyết tâm trở thành một công ty có hệ thống quản lý tiên tiến bằng cách trang bị những công nghệ quản lý tiên tiến cảu nước ngoài. Từ một doanh nghiệp lac hậu về công nghệ thì trong một thời gian ngắn (từ giữa năm 2002 đến nay) công ty đã hiện đại hóa toàn bộ hệ thống thông tin cuả mình. Khách hành có thể giao dich,ký kết hợp đồng qua Internet một cách nhanh chóng đơn giản. Nhờ trang bị những công nghệ tiên tiến này mà chất lượng của công tác giám định bồi thường đã đạt được hiệu quả cao như ngày hôm nay. Công ty cũng rất chú ý đến khâu đào tạo và tổ chức đào tạo để nhân viên trong công ty có thể sử dụng các công nghệ này một cách có hiệu quả nhất. Đầu tư cho quảng cáo Trong giai đoạn trước, quảng cáo chưa được chú trọng nên hiệu quả khai thác chưa cao, nhưng hiện nay công ty đã bỏ ra chi phí khá lớn để quảng cáo cho thương hiệu PJICO. Sau đây là số liệu về chi phí quảng cáo qua 5 năm (từ 2001-2005) Bảng 2: Chi phí quảng cáo của công ty bảo hiểm PJICO. 2001-2005 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 CPQC (Triệu đồng) 1030 1150 1380 1520 1735 Tốc độ tăng (%) - 11.65 20 10,14 14,14 Như vậy, chi phí dành cho quảng cáo liên tục tăng qua các năm. So với năm 2001 chi phí giành cho quảng cáo của năm 2005 đã tăng 705 triệu đồng (tăng 1,68 lần). Để nâng cao hiệu quả quảng cáo PJICO đã đa dạng hóa các loại hình quảng cáo như quảng cáo trên báo chí, tờ rơi, truyền hình …và bằng hình thức tài trợ (ví dụ như tài trợ cho đội bóng đá ). Nhờ có hoạt động tuyên truyền quảng cáo mà rất nhiều đối tượng khách hàng đã biết đến thương hiệu PJICO, làm nâng cao hiệu quả hoạt động Kinh doanh của công ty . 2.3. Kết quả khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO giai đoạn 2001- 2005 2.3.1. Quy trình khai thác 2.3.1.1. Điều tra, nghiên cứu và tiếp cận khách hàng Để khai thác có hiệu quả bất cứ một nghiệp vụ bảo hiểm nào thì công việc đầu tiên mà chúng ta cần phải làm là điều tra, nghiên cứu thị trường và tiếp cận được với khách hàng. Trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thì công ty bảo hiểm phải nắm bắt, cập nhật các thông tin về kim ngạch các mặt hàng và số lượng nhập khẩu hàng năm từ các nguồn vốn xuất nhập khẩu của các đơn vị xuất nhập khẩu (nguồn vốn từ Trung ương, địa phương, viện trợ, tự có, đi vay,...) để từ đó có kế hoạch khai thác cụ thể. Chẳng hạn đầu năm có thể thông qua các đơn vị xuất nhập khẩu của từng đơn vị, sau đó tách riêng kim ngạch của khu vực theo giá CIF,CF và FOB để có kế hoạch khai thác phù hợp. Cần chú ý tới các mặt hàng có tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu, qua đó phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đó tới phí thu. Sau khi đã điều tra, nghiên cứu và thu thập được các thông tin về thị trường và các đối tượng khách hàng thì công ty (cán bộ, đại lý) phải có những biện pháp tiếp cận với khách hàng để quảng cáo, giới thiệu về công ty và sản phẩm. Tuỳ từng đôí tượng, tuỳ từng trường hợp mà có những cách tiếp cận khác nhau chẳng hạn như: Đối với những khách hàng chưa từng mua bảo hiểm tại công ty trước hết phải vận động họ nhập hàng theo giá FOB hoặc CF và làm cho họ thấy được những lợi ích khi tham gia bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm trong nước.Sau đó quảng bá hình ảnh công ty mình, chất lượng sản phẩm, các dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty để làm sao cho khách hàng tin tưởng khi tham gia bảo hiểm tại công ty mình.Tuyệt đối không được nói xấu công ty khi chào bán sản phẩm tới khách hàng mà chỉ được phép nêu những mặt tích cực hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đối với những khách hàng đã tham gia bảo hiểm tại công ty thì dịch vụ chăm sóc khách hàng là rất quan trọng bởi vì khi họ đã hài lòng và tin tưởng vào công ty thì họ sẽ trở thành khách hàng truyền thống của công ty trong thời gian tới.Vì vậy, để có thể giữ được những khách hàng này chỉ có bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ . Phải thường xuyên quan hệ tốt với những khách hàng bởi đây cũng là một kênh để có thể khai thác được những khách hàng mới. Việc biết được những thông tin về phía đối thủ cạnh tranh như phí bảo hiểm , chất lượng dịch vụ ... cũng rất quan trọng.Nếu công ty không những cung cấp chất lượng dịch vụ tốt mà còn có thể đưa ra mức phí cạnh tranh thì chắc chắn sẽ giành được khách hàng 2.3.1.2. Đánh giá rủi ro và chào phí Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng thì công ty phải đánh giá rủi ro của đối tượng này nhằm mục đích xác định được những thiệt hại mà công ty có thể sẽ phải chấp nhận khi đưa ra phương thức bảo hiểm cho nhóm đối tượng này.Từ việc đánh giá đó sẽ giúp cho công ty có thể đưa ra được mức phí bảo hiểm phù hợp với yêu cầu của khách hàng .Một mặt được khách hàng chấp nhận mặt khác vẫn đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty .Trên thực tế mức chào phí ban đầu là rất khó xác định vì nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố trong đó việc đánh giá rủi ro là yếu tố quan trọng, nó giúp công ty đưa ra được quyết định chính xác hơn.Vì tính phức tạp đó nên mức chào phí cần được xem xét một cách kĩ lưỡng tránh sự phản hồi không tốt từ phía khách hàng ;công ty cần phải lấy ý kiến từ các chuyên gia trong vấn đề này cũng như phải thực hiện một cách bài bản ngay từ khâu đánh giá rủi ro . 2.3.1.3. Cấp đơn Khi đã thuyết phục được khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty thì cán bộ khai thác yêu cầu khách hàng làm giấy yêu cầu bảo hiểm để xem xét cấp đơn bảo hiểm.Quá trình cấp đơn bảo hiểm bao gồm bốn bước: Bước 1: Kiểm tra chứng từ Sau khi nhận dược giấy yêu cầu bảo hiểm (đã kê khai rõ tất cả các đề mục đã in sẵn trên đơn) cán bộ bảo hiểm phải kiểm tra xem chứng từ đó có hợp lệ không ? Trường hợp thiếu những đề mục như: Số B/L mã kí hiệu, trọng lượng, số kiện...thì vẫn có thể chấp nhận đơn nhưng phải yêu cầu khách hàng bổ sung ngay sau khi nhận được thông báo.Nếu thiếu một trong các thông tin cơ bản như STBT (trị giá FOB hoặc C&F), tên tàu vận chuyển, ngày khởi hành, cảng đi và điều kiện bảo hiểm thì giấy yêu cầu bảo hiểm đóđược xem như không hợp lệ cần phải trả lại cho khách hàng đồng thời phải hướng dẫn họ khai đủ mới được cấp đơn. Phải xem xét kỹ tính chất và phương thức xếp hàng của từng mặt hàng có phù hợp với điều kiện bảo hiểm mà khách hàng lựa chọn hay không để yêu cầu và giải thích để khách hàng điều chỉnh lại cho thích hợp với mặt hàng đó . Lưu ý: + Giấy yêu cầu bảo hiểm thì phải có đầy đủ tên,dấu, chữ kí của khách hàng , giấy chứng nhận bảo hiểm phải đánh đủ 8 bản. + Cần xem xét kĩ tàu vận chuyển (nếu là tàu chuyến) phải yêu cầu khách hàng kê khai rõ quốc tịch tàu, tuổi tàu.Nếu là tàu già phải thu thêm phí căn cứ theo biểu tính phí bảo hiểm . + Trường hợp giá trị hàng hoá bảo hiểm cao trên mức quy định phân cấp của công ty trước khi cấp đơn cần trao đổi ý kiến với phòng tái bảo hiểm để có kế hoạch phân tán rủi ro. Bước 2: Vào sổ cấp đơn, lấy số đơn và xếp theo chuyến tàu Sau khi kiểm tra đơn xong thì vào sổ cấp đơn theo từng danh mục ghi trong sổ. Số đơn bảo hiểm lấy theo số thứ tự trong sổ cấp đơn Xếp chuyến tàu theo thứ tự trong đăng ký số chuyến tàu Bước 3: Tính phí bảo hiểm,sửa đổi và huỷ đơn bảo hiểm Trước khi tính phí bảo hiểm ta phải xác định được GTBH, GTBH được tính theo công thức sau: CIF Trong đó: C là giá trị của hàng (tức giá FOB) F là cước phí vận chuyển Trưòng hợp khách hàng nhập theo giá FOB nếu họ không xác định được phí vận tải thì bảo hiểm ước tính như sau: + Đối với luồng châu Á cước phí vận tải F=5%giá FOB + Đối với luồng châu Âu cước phí vận tải F=10%giá FOB R là tổng tỷ lệ phí áp dụng cho từng mặt hàng tuỳ theo từng điều kiện bảo hiểm . R = R1+R2. Trong đó, R1 bao gồm tỷ lệ chính và tỷ lệ theo luồng; R2 là tỷ lệ phụ. Tỷ lệ phụ được cộng thêm vào khi khách hàng mua thêm các điều kiện bảo hiểm phụ như: bảo hiểm chiến tranh, đình công, thiếu nguyên kiện , hụt trọng lượng... Lưu ý: Mỗi mặt hàng có tỷ lệ phí bảo hiểm khác nhau tuỳ theo từng điều kiện bảo hiểm. Do đó khi tính phụ phí phải xem xét kỹ lưỡng tính chất của từng mặt hàng, điều kiện bảo hiểm mà khách hàng lựa chọn có phù hợp với quy định của bảo hiểm đối với mỗi loại mặt hàng đó hay không, trên cơ sở đó để xác định tỷ lệ phí bảo hiểm cho phù hợp, chính xác. Sau khi đã xác định được GTBH hay STBH và tỷ lệ phí thì ta mới xác định được phí bảo hiểm I = STBH x R I = GTBH x R C + F 1 - R = CIF Với : Đối với trường hợp tàu già thì: R = R1 + R2 + R3 R3 là tỷ lệ phí tàu già Trong trường hợp khách hàng xin điều chỉnh GTBH như điều chỉnh giá FOB, CF, cước phí vận tải và điều kiện bảo hiểm thì phải tính lại giá CIF và phí bảo hiểm bằng hình thức cấp cho khách hàng một giấy sửa đổi bổ sung và thu lệ phí sửa đổi đơn. Phần chênh lệch tăng: Đề nghị khách hàng thanh toán thêm phí Phần chênh lệch giảm: bảo hiểm sẽ hoàn phí cho khách hàng Trừ trường hợp điều chỉnh số B/L, trọng lượng, số kiện hàng thì không thu lệ phí và không cần Giấy sửa đổi bổ sung và có thể điều chỉnh ngay trên đơn có đóng dấu của bảo hiểm Riêng điều chỉnh tên tàu vẫn đánh giá Giấy sửa đổi bổ sung Lưu ý trước khi làm sửa đổi bổ sung phải yêu cầu khách hàng gửi lại toàn bộ đơn bảo hiểm đã cấp để điều chỉnh. Sau khi làm xong, Giấy sửa đổi phải ghi rõ trên đơn bảo hiểm và số Giấy sửa đổi để bộ phận bồi thường tiện theo dõi khi xem xét bồi thường. Sau đó phải gửi trả lại đơn bảo hiểm cho khách hàng kèm theo Giấy sửa đổi bổ sung. Nếu khách hàng yêu cầu huỷ đơn phải xem xét rõ lý do,sau dó cấp cho khách hàng Giấy sửa đổi : Huỷ đơn, hoàn trả lại cho khách hàng toàn bộ số phí để huỷ đi. Đơn được huỷ phải huỷ ngay để tránh nhầm lẫn. Giấy sửa đổi bổ sung: đánh làm 6 bản (1 bản kèm theo công văn yêu cầu sửa đổi bổ sung của khách hàng, 1 bản gửi cho tái bảo hiểm, 1 bản gưỉ trả cho khách hàng). Trường hợp: + Yêu cầu khách hàng thanh toán thêm phí: đưa tài vụ 3 bản + Hoàn phí và huỷ đơn: Đưa tài vụ 2 bản + Điều chỉnh tên tàu: đưa tài vụ 1 bản Sau khi đánh máy, kiểm tra lại đơn và đóng dấu, “thu phí bảo hiểm bằng ngoại tệ” hoặc “ thu phí bảo hiểm bằng tiền Việt Nam” lên đơn theo yêu cầu thanh toán phí của khách hàng Bước 4: Giao chứng từ cho các bộ phận liên quan Sau khi thực hiện 3 bước trên trình kí và đóng dấu xong, chứng từ được phân ra như sau: Bản gốc viết tay (bản đầu tiên) nghiệp vụ giữ, 3 bản gửi tài vụ, 1 bản gửi tái bảo hiểm , nếu chi nhánh cấp đơn bảo hiểm thì gửi 1 bản cho công ty còn lại trả cho khách hàng . 2.3.1.4. Thu phí, theo dõi và chăm sóc khách hàng sau khi cấp đơn bảo hiểm Sau khi đã hoàn thành các bước trên, khách hàng đã chấp nhận ký kết hợp đồng với công ty và đại lý cũng đã cấp đơn bảo hiểm thì công việc tiếp theo là thu phí bảo hiểm. Tuy nhiên khi công ty bảo hiểm chấp nhận cấp đơn bảo hiểm cho khách hàng thì công ty sẽ thu phí bảo hiểm trực tiếp của khách hàng mà không cần thông qua đại lý. Trường hợp đại lý bảo hiểm là người thu phí, họ sẽ chuyển phí cho công ty bảo hiểm theo một trong ba phương thức sau: Phương thức trên cơ sở từng dịch vụ: theo phương thức này, đại lý phải gửi phí bảo hiểm (sau khi đã trừ đi hoa hồng) tới cho công ty bảo hiểm .Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất. Phương thức thông báo: Theo phương thức này, công ty bảo hiểm gửi cho đại lý một bản thông báo,thể hiện các khoản phí bảo hiểm đến hạn thanh toán, khi đó đại lý có trách nhiệm phải thanh toán cho công ty các khoản phí này. Việc thu phí bảo hiểm từ khách hàng hoàn toàn do đại lý chịu trách nhiệm mà không liên quan đến công ty bảo hiểm. Phương thức dựa trên cơ sở tài khoản vãng lai: Theo phương thức này đại lý báo cáo định kỳ các khoản phí đến hạn thanh toán cho công ty bảo hiểm. Sau khi khấu trừ các khoản hoa hồng phí, đại lý sẽ gửi phí cho công ty bảo hiểm. Sau khi hoàn tất các thủ tục liên quan đến HĐBH và việc thu phí, công việc của người đại lý chưa phải đã hết. Một công việc cuối cùng và cũng rất quan trọng, đó là phải theo dõi và chăm sóc khách hàng. Đại lý phải thường xuyên giữ quan hệ với khách hàng, tư vấn cho khách hàng muốn thay đổi hay bổ sung vào HĐBH nhằm đảm bảo quyền lợi và thoả mãn nhu cầu của họ. Đồng thời phản hồi ý kiến của khách hàng cho công ty bảo hiểm. Việc theo dõi và chăm sóc khách hàng tốt không những thuyết phục khách hàng tái tục HĐBH với công ty một cách dễ dàng hơn mà còn có thể mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng từ những khách hàng này. 2.3.2. Kết quả và hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO giai đoạn 2001- 2005. Giai doạn 2001 – 2005 đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt của công ty bảo hiểm PJICO với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm trên 40%. So với thời gian đầu mới thành lập thì đến nay nguồn vốn kinh doanh của công ty đã tăng lên 16 lần so với vốn góp của các cổ đông. Quy mô cũng như uy tín của PJICO trên thị trường ngày càng được nâng cao. Đóng góp không nhỏ vào sự thành công của PJICO như ngày nay là nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Điều này thể hiện qua bảng sau: Bảng3 :Doanh thu phí của toàn công ty và doanh thu phí của nghiệp vụ giai đoạn 2001– 2005. STT Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 1 DT phí toàn công ty tỷ đồng 143,324 181,258 352,782 638,245 735,453 2 DT phí nghiệp vụ tỷ đồng 19,248 25,984 50,764 86,358 108,56 3 Tỷ trọng = (2)/(1) % 13,43 14,33 14,39 13,53 14,76 Nguồn: Phòng tổ chức tổng hợp Qua bảng trên đây cho thấy doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển liên tục tăng qua các năm và luôn đóng góp từ 13% - 14% tổng doanh thu phí toàn công ty. Con số không nhỏ này chứng tỏ rằng nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh của công ty.Trong giai đoạn 2001 – 2005 ,với tốc độ tăng của doanh thu phí của nghiệp vụ là trên 35%/năm và doanh thu phí của năm 2005 gần gấp 5 lần so với năm 2001 cho thấy rằng nghiệp vụ bảo hiểm này đang ngày càng phát triển mạnh và uy tín của PJICO trong nghiệp vụ này trên thị trường cũng được nâng cao rõ rệt. Doanh thu phí Kết quả khai thác của nghiệp vụ được thể hiện chủ yếu qua doanh thu phí khai thác được. Doanh thu phí của nghiệp vụ năm 2001 - 2005 được thể hiện qua bảng sau: Bảng4 : Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PJICO (2001 - 2005) Chỉ tiêu đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu phí nghiệp vụ tỷ đồng 19,248 25,984 50,764 86,358 108,56 Tốc độ tăng doanh thu phí hàng năm % _ 34,99 95,37 70,12 25,7 Số dơn bảo hiểm đơn 5000 5800 7600 9800 11700 Phí bình quân/đơn tr.đồng 3,850 4,480 7,250 8,812 9,279 Nguồn: Phòng tổ chức tổng hợp Với kết quả đạt được như trên thì ta có thể thấy mức độ hoàn thành kế hoạch được thể hiện qua bảng sau: Bảng5 : Mức hoàn thành kế hoạch giai đoạn 2001 – 2005. Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Kế hoạch doanh thu phí nghiệp vụ Tỷ đ 16 20 30 58 88 Thực hiện kế hoạch Tỷ đ 19,248 25,984 50,764 86,358 108,56 Mức hoàn thành kế hoạch % 120 129 169 149 123 Nguồn:Phòng tổ chức tổng hợp Bảng này cho thấy từ 2001 – 2005, năm nào PJICO cũng thực hiện vượt kế hoạch đề ra, năm thấp nhất cũng vượt 20% (2001) và năm cao nhất vượt kế hoạch tới 69% (2003). Như vậy có thể nói PJICO thực hiện rất tốt nghiệp vụ bảo hiểm này. Biểu đồ mức hoàn thành kế hoạch doanh thu phí giai đoạn 2001 – 2005 Tuy nhiên chúng ta sẽ tập trung phân tích những số liệu trong bảng 2 và bảng 3 để đánh giá một cách chi tiết hơn nữa những kết quả trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển mà PJICO đã đạt được trong giai đoạn 2001 – 2005. Năm 2001. Đây là năm mà nền kinh tế thế giới và khu vực đang trong giai đoạn gặp khó khăn, đặc biệt là ngành bảo hiểm. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001đã làm ảnh hưởng rất xấu đến thị trường bảo hiểm trong nước và thế giới. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh như vậy, bằng kinh nghiệm và sự nỗ lực của các cán bộ nhân viên trong công ty đã giúp cho PJICO vẫn có thể đứng vững trên thị trường. Trong khi các công ty khác đều có dấu hiệu sụt giảm thì PJICO vẫn có mức tăng trưởng khá ổn định. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển vẫn đạt mức doanh thu phí khá cao (19,248 tỷ), vượt kế hoạch 20% và nó chiếm 13,43% trong tổng doanh thu phí của toàn công ty. Tổng số đơn bảo hiểm trong năm khoảng 5000 và phí bình quân cho một HĐBH là 3,85triệu Năm 2002 Năm 2001 là năm gặp nhiều khó khăn thì khi sang đến năm 2002 thì đây là giai đoạn đánh dấu sự phục hồi khá nhanh của cả ngành bảo hiểm nói chung và công ty bảo hiểm PJICO nói riêng. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PJICO trong năm nay dã có mức tăng trưởng khá cao so với năm 2001: về doanh thu phí đạt 25,984 tỷ, tăng so với năm 2001 là 6, 732 tỷ (tương ứng là 34,99 %), với mức doanh thu phí 25,984 tỷ đạt được trong năm 2002, PJICO đã vượt so với kế hoạch đặt ra 29% (5,984 tỷ). Tổng số hợp đồng ký kết trong năm khoảng 5800, tăng 16% so với số hợp đồng ký kết trong năm 2001. Để có những nhận xét cụ thể hơn cần phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới sự tăng doanh thu phí của nghiệp vụ trong hai năm 2001-2002 qua bảng số liệu sau: Bảng 6: Nhân tố ảnh đến doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển qua 2 năm 2001-2002 tại PJICO Mặt hàng 2001 2002 số đơn DT/đơn (tr.đồng) Tổng DT (tr. đồng) số đơn DT/đơn (tr.đồng) Tổng DT (tr. đồng) T0 X0 T0 X0 T1 X1 T1 X1 1.Máy móc thiết bị 1000 4,248 4248 1200 4,547 5456 2.Dầu 1000 4,550 4550 1100 5,909 6500 3.Nguyên vật liệu 1400 2,393 3350 1500 3,333 5000 4.Hàng khác 1600 4,438 7100 2000 4,500 9000 Tổng 5000 19248 5800 25956 Nguồn: Phòng tổ chức tổng hợp Để nghiên cứu sự biến động của doanh thu phí do ảnh hưởng của các nhân tố như số đơn, doanh thu phí bình quân trên 1 đơn bảo hiểm, ta sử dụng phương pháp phân tích chỉ số tổng hợp Công thức: ITDT = ó ó 1,348 = 1,150 * 1,172 = ó (25956-19248) = (25956-22568)+(22568-19248) ó 6708 = 3388 + 3320 Như vậy, thấy tổng doanh thu của PJICO năm 2002 tăng lên so với năm 2001 là 6.708 triệu, tương ứng với 34,8% là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Do bản thân doanh thu phí của các hợp đồng đó tăng lên qua 2 năm làm cho tổng doanh thu phí tăng 3.388 triệu đồng, tương ứng là 15%. + Do sự tăng lên của số đơn bảo hiểm ký kết qua 2 năm làm cho tổng doanh thu phí tăng 3.320 triệu, tương ứng là 17,2% Nguyên nhân làm cho mức tăng trưởng khá cao là do những yếu tố chính sau: + Các ngành kinh tế đều tăng trưởng khá cao làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước tăng, đạt 7,04% và kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 19,3 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm 2001. + Trong thời gian qua công ty đã rất chú ý tới công tác giám định, bồi thường nên khách hàng rất hài lòng và tin tưởng công ty. Do đó PJICO đã thu hút được rất nhiều khách hàng và đặc biệt phải kể đến là các đối tượng khách hàng tham gia ký kết với những hợp đồng có giá trị lớn hàng nghìn đôla như: Hợp đồng bảo hiểm Dầu của công ty PTSC , hợp đồng bảo hiểm Gạo của công ty Vinafood, hợp đồng bảo hiểm thép cán của công ty thép Miền nam... Năm 2003 Với sự tin tưởng của khách hàng và sự cố gắng, nỗ lực của tất cả tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, có thể nói năm 2003 là năm đột phá nhất đối với PJICO kể từ khi thành lập. Nếu như trong năm 2002 PJICO đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 1998 – 2002 thi năm 2003 là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến giờ. Tổng phí._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31833.doc
Tài liệu liên quan