Lời mở đầu
Đất nước ta đang sau những năm đổi mới, đang từng bước tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá nhằm theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện thành công chiến lược đó nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn và cần thiết. Vốn là nguồn lực vô cùng quan trọng, vốn là chìa khoá, là yếu tố hàng đầu của mọi quá trình phát triển. Do đó chủ trương “vốn trong nước là quyết định” luôn được quán triệt trong chính sách nhà nước, quản lý đầu tư và đặc biệt trong hoạt động tín dụng N
36 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại phòng giao dịch Cầu oai thuộc Chi nhánh Ngân hàng công thương Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H.
Thực hiện đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây hệ thống NH nói chung và Hệ thống các NHTM nói riêng đã huy động được khối lượng vốn lớn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển kinh tế.Tuy nhiên để tạo được những bước chuyển mới cho nền kinh tế, công tác huy động vốn của các NH đang đứng trước những thách thức mới, đòi hỏi các NH phải thực sự quan tâm, chú ý nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.
Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại PGD Cầu Oai Chi nhánh NHCT Vĩnh Phúc, với kiến thức đã học và thực tế, được sự hướng dẫn giúp đỡ của thầy giáo Lê Thế Tường và sự tận tình giúp đỡ của cácn bộ công nhân viên PGD Cầu Oai, em đã chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu qủa huy động vốn tại PGD Cầu oai thuộc Chi nhánh NHCT Vĩnh Phúc” là đề tài luận văn của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận. Luận văn của em gồm 3 chương:
Chương I:Một số lý luận về NHTM và huy động vốn của NHTM.
Chương II: Tình hình công tác huy động vốn tại PGD cầu Oai.
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐV tại PGD Cầu Oai.
Chương I
Một số lý luận về NHTM
và huy động vốn của NHTM.
1.1 nhtm và sự cần thiết phải huy động vốn.
1.1.1Khái niệm về NHTM.
NHTM là nơi nhận tiền ký thác, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính NH.
NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh có liên quan. NHTM tồn tại dưới nhiều dạng sở hữu khác nhau: NHTM quốc doanh, NHTM tư nhân, NHTM liên doanh, NHTM cổ phần hoặc chi nhánh NHTM nước ngoài. Bất cứ hình thức hoạt động nào của NHTM cũng bao gồm ba nghiệp vụ: nghiệp vụ nợ (huy động vốn), nghiệp vụ có (sử dụng vốn) và nghiệp vụ môi giới trung gian (dịch vụ thanh toán,tư vấn, bảo lãnh…). Ba loại nghiệp vụ trên có mối quan hệ mật thiết, có tác động hỗ trợ, thúc đẩy cùng phát triển tạo nên uy tín cho NH.
Hiện nay NHTM mang một nét đặc trưng khác biệt so với NH khác ở chỗ: NHTM là NH kinh doanh tiền gửi, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, vì hoạt động này làm cho NHTM có thể tăng gấp bội số tiền gửi cho khách hành trong hệ thống NH của mình.
1.1.2. Chức năng của NHTM.
1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng:
NHTM huy động các khoản tiền nhàn rỗi của các chủ thể kinh tế trong xã hội, từ các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cơ quan Nhà nước, NHTW, NHTM và tổ chức tín dụng khác…. để hình thành nguồn vốn cho vay. Mặt khác NHTM dùng chính số tiền huy động được để cho vay đối với các thành phần kinh tế trong xã hội khi họ có nhu cầu bổ sung vốn.
Như vậy, hoạt động của NHTM là “ đi vay để cho vay”, là “ cầu nối ” giữa người có vốn dư thừa và người có nhu cầu về vốn.
1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán.
Khi hệ thống NHTM ra đời và phát triển, trong quá trình thực hiện chức năng trung gian tín dụng, hệ thống NHTM đã thu hút đại bộ phận các chủ thể kinh tế – xã hội, mở tài khoản và sử dụng dịch vụ thanh toán qua NH.
Việc thanh toán chi trả tiền về hàng hóa, dịch vụ hay nhận các khoản tiền của doanh nghiệp, các cá nhân đều được chuyển giao cho NH thực hiện. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa, tiết kiệm chi phí giao dịch, tạo cơ sở cho NH thực hiện các nghiệp vụ cho vay, đồng thời kiểm soát được lượng tiền cần cung ứng trên thị trường.
Qua thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, NH đã trở thành người “ thủ quỹ” của các doanh nghiệp, TCKT, các cá nhân trong xã hội. Các giao dịch thanh toán giữa các doanh nghiệp, cá nhân thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán tại NH mà không cần trực tiếp thanh toán bằng tiền mặt nữa. Doanh nghiệp, cá nhân ra lệnh cho NH thực hiện các khoản chi trả, đồng thời ủy nhiệm cho NH thu nhận các khoản tiền có được trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1.1.2.3. Chức năng tạo tiền.
Với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, NHTM có khả năng tạo ra tiền gửi thanh toán. Thông qua chức năng làm trung gian tín dụng, NH sử dụng số tiền vốn huy động được vận dụng nữa để cho NH khác vay. Số tiền cho vay lại được NH sử dụng cho NH tiếp theo vay và cứ như thế tiếp tục. Từ một khoản tiền gửi ban đầu, thông qua cho vay trong hệ thống NHTM, số tiền gửi đã tăng lên nhiều lần so với lượng tiền gửi ban đầu.
Mở rộng tiền gửi là chức năng vốn có của hệ thống NHTM, gắn liền với hoạt động tín dụng và thanh toán. Khi NH cung ứng tín dụng nó tạo ra tiền và tăng lượng tiền cung ứng, khi thu nợ lượng tiền cung ứng giảm xuống.
1.1.3. Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM.
Với mục tiêu là không ngừng tìm kiếm lợi nhuận, các NHTM thường xuyên tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh và không ngừng phát triển các nghiệp vụ đó. Ở mỗi NH khác nhau, tuỳ theo tính chất và mục tiêu mà chúng có thể khác nhau ở phần bổ sung, nhưng về cốt lõi thì đều là biểu hiện của 3 nghiệp vụ cơ bản là: nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian khác. Ba nghiệp vụ này có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển tạo nên uy tín và thế mạnh cạnh tranh cho các NHTM
1.1.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn.
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà NH huy động được từ các TCKT và cá nhận trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác nhau và được dùng làm vốn để kinh doanh.
Vốn huy động là nguồn chính đối với các hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nó là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của NH và giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NH. Mặc dù bị giới hạn về mức huy động vốn, song nếu các NHTM sử dụng tốt nguồn vốn này thì không những nguồn lợi của NH được tăng lên mà còn tạo cho NH uy tín ngày càng cao. Qua đó NH có thể mở rộng được vốn và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của NH.
Nguồn vốn huy động của NH bao gồm: Dân cư, TCKT… Các loại nguồn vốn được chia làm 2 loại :
- Tiền gửi không kỳ hạn.
- Tiền gửi có kỳ hạn (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn).
1.1.3.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn.
Là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn vào các mục đích nhằm đảm bảo an toàn cũng như tìm kiếm lợi nhận của các NHTM. Nghiệp vụ sử dụng vốn có các nghiệp vụ cụ thể sau:
- Nghiệp vụ ngân quĩ: Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM được dùng vào với mục đích nhăm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán hiện thời cũng như khả năng thanh toán nhanh của NHTM và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do NH Nhà nước quy định.
- Nghiệp vụ cho vay: Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của NHTM. NHTM đi vay để cho vay, do đó việc cho vay được hay không là vấn đề mà mọi NHTM đều phải tìm cách giải quyết. Thông thường lợi nhuận từ hoạt động cho vay này chiếm tới 60 -70% trong tổng lợi nhuận của NHTM.
- Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, các NHTM dùng số vốn huy động được từ dân cư, từ các TCKT – xã hội để đầu tư vào nền kinh tế dưới các hình thức như: hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trường ... và trực tiếp thu lợi nhuận trên các khoản đầu tư đó.
1.1.3.3 Một số dịch vụ của NHTM.
Ngoài hai nghiệp vụ cơ bản trên NH còn thực hiện một số nghiệp vụ khác như:
- Dịch vụ trong thanh toán: có thể nói NH là thủ quỹ của nền kinh tế. Các doanh nghiệp, TCKT sẽ không phải mất thời gian sau khi mua hoặc bán hàng hoá và dịch vụ bởi việc thanh toán sẽ được NH thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác.
- Dịch vụ tư vấn, môi giới: NH đứng ra làm trung gian mua bán chứng khoán, tư vấn cho người đầu tư mua bán chứng khoán, bất động sản.
- Các dịch vụ khác: NH đứng ra quản lý hộ tài sản: giữ hộ vàng, tiền; cho thuê két sắt, bảo mật...
1.1.4 Sự cần thiết phải huy động vốn của NHTM.
NHTM là trung gian tài chính với chức năng cơ bản là đi vay để cho vay. Dù dưới bất kỳ hình thức nào các NHTM luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Để đạt được điều đó, công cụ cần thiết mà các NH phải có là vốn. Tuy nhiên một NH không thể hoạt động kinh doanh tốt nếu các hoạt động nghiệp vụ của nó hoàn toàn phụ thuộc vào vốn tự có. Ngược lại, một NH với nguồn vốn huy động dồi dào sẽ hoàn toàn tự quyết trong hoạt động kinh doanh của mình, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Nguồn vốn huy động dồi dào cũng giúp NH đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro và thu được lợi nhuận cao vì mục tiêu an toàn và hiệu quả. Vậy vốn là cơ sở để NH tạo ra thế chủ động trong kinh doanh.
-Vốn là cơ sở để NH tổ chức mọi hoạt động kinh doanh: Đối với NH, vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Với đặc trưng của hoạt động NH, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM. NH là tổ chức kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường đó là tiền tệ. Chính vì thế có thể nói: Vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của NH. Do đó, NH phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động.
-Vốn quyết định quy mô tín dụng và các hoạt động khác: Tuỳ theo quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động được mà các NH sẽ quyết định quy mô và cơ cấu đầu tư. Với nguồn vốn huy động lớn, NH có đủ khả năng mở rộng phạm vi và khối lượng cho vay không chỉ giới hạn trên thị trường trong nước mà còn cho vay vượt ra khỏi lãnh thổ một quốc gia (cho vay trên thị trường quốc tế). Ngược lại, do khả năng vốn hạn hẹp nên các NH nhỏ không có những phản ứng nhanh nhạy trước sự biến động của lãi suất, ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư. Nói chung, một NH có nguồn vốn dồi dào sẽ đáp ứng được nhu cầu xin vay, dễ dàng mở rộng thị trường tín dụng, tăng khả năng thanh toán và các dịch vụ khác của NH.
-Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của NH trên thị trường tài chính: Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và mở rộng quy mô hoạt động đòi hỏi NH phải có uy tín lớn trên thị trường. Uy tín đó phải được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán khi khách hàng có yêu cầu. Khả năng thanh toán của NH càng cao thì vốn khả dụng của NH càng lớn. Để đảm bảo được các điều kiện trên, NH phải có một nguồn vốn thoả mãn đồng thời cả hai yêu cầu: chất lượng và khối lượng. Vì vậy, để nguồn vốn huy động sử dụng có hiệu quả thì trong kinh doanh NH cần phải mở rộng quy mô tín dụng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng.
-Vốn quyết định đến năng lực cạnh tranh của NH: Nguồn vốn lớn là điều kiện thuận lợi cho NH mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về quy mô, khối lượng, thời gian và thời hạn cho vay. Đặc biệt ngày nay, sự xuất hiện hàng loạt các tổ chức tín dụng đã làm cho tình hình cạnh tranh giữa các NH trở nên gay gắt. Với một nguồn vốn dồi dào, NH sẽ chủ động đưa ra các mức lãi suất cho vay một cách hợp lý nhằm thu hút được khách hàng. Với năng lực tài chính vững mạnh, NH sẽ chủ động huy động vốn với lãi suất thấp nhất nhưng cho vay với lãi suất cao nhất có thể nhằm tối đa hoá được lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo thu hút được khách hàng về NH mình.
1.2 . Các hình thức huy động vốn.
1.2.1. Phân loại theo thời gian huy động.
* Vốn ngắn hạn: Là hình thức NHTM huy động vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn với thời gian ngắn. Thời hạn tối đã của nguồn vốn này là 12 tháng.
* Vốn trung hạn: Có thời gian huy động từ một năm đến 60 tháng. Nguồn vốn này được các NHTM sử dụng để cho các doanh nghiệp vay trung hạn đối với các dự án đầu tư chiều sâu mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sả`n phẩm mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho bản thân doanh nghiệp.
* Vốn dài hạn: Nguồn vốn này có thời gian huy động trên 60 tháng và được NHTM sử dụng vào nhiệm vụ đầu tư phát triển theo định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước như: đầu tư vào các dự án phục vụ quốc kế dân sinh, các dự án đổi mới thiết bị công nghệ, xây mới các nhà máy… Lãi suất mà NHTM phải trả cho chủ sở hữu nguồn vốn này thường rất cao.
1.2.2 Phân loại theo hình thức huy động.
1.2.2.1 Tiền gửi:
- Tiền gửi từ các TCKT.
+ Tiền gửi có kỳ hạn : là tiền gửi vào NH trên cơ sở thỏa thuận giữa khách hàng và NH về thời gian rút tiền. Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn và được hưởng số tiền lãi trên số tiền gửi. Nhưng hiện nay, để thu hút vốn, các NHTM cho phép khách hàng trong trường hợp cần thiết được rút tiền trước hạn. Trong trường hợp này khách hàng chỉ được hưởng theo lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn.
+ Tiền gửi không kỳ hạn:
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là khoản tiền gửi vào NH không có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền, khách hàng có thể gửi vào hay rút ra bất kỳ lúc nào, rút ra một phần hay toàn bộ theo yêu cầu và NH phải đáp ứng yêu cầu. Thực chất đây là khoản tiền gửi dùng để đảm bảo trong thanh toán.
Đối với loại này chủ tài khoản được toàn quyền sử dụng số tiền trên tài khoản trong phạm vi tiền gửi. Họ có quyền đảy ra hoặc chuyển nhượng cho bất kỳ ai, bất kỳ thời gian nào. Khách hàng được sử dụng ssố tiền của mình bằng các phương tiện thanh toán, dùng để chi trả như séc, uy nhiệm chi, thư chuyển tiền… NH thực hiện trích tài khoản, trừ trường hợp chủ tài khoản vi phạm các quy định của pháp luật có liên quan. Với các tài khoản này, mục đích chính của người gửi tiền là để thanh toán, chi trả.
- Tiền gửi từ các tầng lớp dân cư.
+ Tiền gửi thanh toán:
Là các khoản tiền gửi không kỳ hạn trước hết được sử dụng để tiến hành thanh toán, chi trả cho các hoạt độngmua bán hàng hóa dịch vụ và các khoản chi khác phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thương xuyên, an toàn và thuận tiện. Tiền gửi thanh toán thường được bảo quản tại NH trên hai loại tài khoản: Tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản vãng lai.
+ Tiền gửi tiết kiệm:
Xét về bản chất đây là một phận thu nhập của cá nhân lao động chưa sử dụng cho tiêu dùng. Họ gửi vào NH với mục đích tích lũy tiền một cách an toàn và hưởng một phần lãi suất từ số tiền gửi đó. Tiền gửi tiết kiệm là một hình thức để tích lũy tiền tệ trong dân cư.
1.2.2.2 Vốn đi vay:
+Vay của NHTW:
Hình thức thường gặp là vay tái chiết khấu thương phiếu hoặc trái phiếu kho bạc tái cấp vốn. Với vai trò là người cho vay cuối cùng. NHTW luôn cho NHTM vay với một mức giá nhất định; đó là lãi suất tái chiết khấu. Laĩ tái chiết khấu được NHTW sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô, tuỳ vào yêu cầu điều tiết của nền kinh tế mà lãi suất này có thể được nâng cao hoặc hạ thấp.
+Vay của các NHTM và Tổ chức tín dụng khác:
Đó là các khoản vay thông thường mà các NHTM vay lẫn nhau trên thị trường liên NH. Trong trương hợp NH có khó khăn về vốn đối với khách hàng và tránh sự chú ý của NHTW.
1.2.2.3 Huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá.
+ Kỳ phiếu có mục đích:
Kỳ phiếu NH là một loại giấy nhận nợ ngắn hạn do NH phát hành nhằm huy động vốn trong dân, chủ yếu thực hiện các kế hoạch doanh nghiệp của NH như một dự án, một chương trinh kinh tế. Kỳ phiếu NH được phát hành theo từng đợt và còn gọi là kỳ phiếu có mục đích. Kỳ phiếu có mục đích gồm các loại có ghi tên, không ghi tên, có t hể chuyển nhượng bằng VNĐ hay USD với các loại mệnh giá khác nhau. Đây là hình thức huy động có hiệu quả vì nó có lãi suất ưu đãi, thường cao hơn lãi suất tiết kiệm. Hơn nữa nó biến động theo thời gian và hình thức cụ thể về nguồn vốn của NH.
+Phát hành trái phiếu:
Trái phiếu là công cụ nợ dài hạn của ngân hành, là hình thức huy động của NH vào doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Phương thức phát hành rất đa dạng, phụ thuộc vào nhu cầu vay và thị trường, lãi suất của trái phiếu thường cao hơn lãi suất của tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu.
1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn
1.2.3.1 Nhân tố chủ quan
Đứng ở góc độ bản thân NH thì những nhân tố chủ quan luôn là những nhân tố đóng vai trò quyết định. Có thể kể ra như sau:
* Uy tín của NH: Với bất kỳ ai có tiền nhàn rỗi muốn gửi tiền vào một NH nào đó thì vấn đề đầu tiên mà họ đặt câu hỏi: Liệu gửi vào đó có an toàn không? Nếu uy tín của NH cao thì câu trả lời sẽ có ngay; nhưng uy tín của NH còn chưa cao thì khách hàng sẽ lưỡng lự đắn đo, lựa chọn việc gửi tiền vào NH nào có uy tín cao hơn.
* Chính sách khách hàng: Khi uy tín được lựa chọn khách hàng sẽ đánh giá xem các chính sách khách hàng có ưu ái không? Có tiện ích gì không? Bạn sẽ gửi tiền vào một NH khi NH đã có chương trình khuyến mại quà tặng cho bạn. Đó là sở thích và mong muốn của khách hàng. NH nào nhanh nhạy, thấu đáo điều này thì sẽ giành được nhiều thị phần hơn.
* Chính sách Marketing: Đây là chính sách rất quan trọng đối với các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành NH hiện nay. Để khách hàng biết đến mình, hiểu về những chính sách khách hàng … thì NH phải quảng cáo mình trên các phương tiện thông tin đại chúng.
* Chính sách lãi suất: Cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng bởi vì nếu NH có chính sách lãi suất phù hợp, linh hoạt và đảm bảo hiệu quả kinh doanh của NH thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng.
Bên cạnh những nhân tố trên thì những nhân tố như: trình độ công nghệ, thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ công nhân viên hay nhu cầu vốn của NHTM trong từng thời kỳ cũng tác động không nhỏ tới tình hình huy động vốn của NH.
1.2.3.2 Nhân tố khách quan.
Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngoài NH, nhưng không có nghĩa là nó không quan trọng. Bất kỳ một NH nào cũng không được xem nhẹ nhân tố này. Đó là:
* Sự phát triển của nền kinh tế: Như ta đã biết mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quyết định đến thu nhập của các tổ chức cá nhân. Chính vì vậymột nền kinh tế càng phát triển thì thu nhập của các tổ chức cá nhân càng lớn. Điều đó có nghĩa là sẽ có một khoản tiền nhàn rỗi đưa vào tích luỹ bằng cách gửi vào NH. Đây là yếu tố quyết định đến khả năng huy động vốn của NH.
* Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý lành mạnh sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của NH được an toàn và ngược lại, chính bản thân NH cũng phải đảm bảo cho các hoạt động của mình nằm trong khuân khổ cho phép. Chính vì vậy, trong công tác huy động vốn, NH cũng phải đảm bảo theo đúng pháp luật.
* Nhu cầu về vốn của nền kinh tế: Cũng là nhân tố khách quan khá quan trọng. Bởi lẽ NHTM là trung gian tài chính tập trung vốn của nền kinh tế và phân phối vốn cho nền kinh tế. Khi nhu cầu về vay vốn giảm dần thì khả năng huy động vốn của NH cũng giảm.
Ngoài những nhân tố trên đây thì những nhân tố như thói quen sử dụng dịch vụ NH của khách hàng hay cơ cấu dân cư, vị trí địa lý cũng phần nào tác động đến khả năng huy động vốn của NHTM.
Như vậy qua những vấn đề trên cho thấy, công tác huy động vốn có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với các nhà quản lý kinh doanh NH thì việc mở rộng, tăng cưòng nguồn vốn huy động là vấn đề cần quan tâm hàng đầu vì mức vốn tự có của NH so với tổng vốn huy động là rất nhỏ. Để cân đối được vốn trong kinh doanh đảm bảo được cho sự tồn tại và phát triển đòi hỏi các nhà quản trị kinh doanh NH luôn phải nghiên cứu nhu cầu thị trường, những nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ huy động vốn để đưa ra các biện pháp, các hình thức huy động vốn phù hợp vừa phát triển vừa đảm bảo mục đích kinh doanh có lợi nhuận.
1.3 Hiệu quả huy động vốn của NHTM
1.3.1. Khái niệm về hiệu quả huy động vốn.
Hiệu quả HĐV của NHTM là tổng hợp các tiêu chí chỉ rõ sự tương quan giữa khối lượng vốn huy động với chi phí bỏ ra để có được số vốn ấy và tỷ lệ vốn được sử dụng trên tổng vốn huy động trong một thời kỳ nhất định (thông thường là 12 tháng).
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn.
Để đánh giá hiệu quả huy động vốn ta thực hiện cách tính như sau:
(A)Thu nhập trên 1 đồng vốn huy động =
Tổng lãi suất tiền cho vay
Tổng vốn huy động
(B)Chi phí cho 1 đồng vốn huy động =
Tổng chi phí trả cho vốn huy động
Tổng vốn huy động
Hiệu quả của 1 đồng vốn huy động = A – B
Để tăng lợi tức cho vay cần phải nâng cao hệ số sử dụng vốn huy động. Theo công thức:
Hệ số sử dụng vốn =
Số vốn cho vay trong kỳ
Tổng vốn huy động
1.3.3 ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả HĐV.
Nâng cao hiệu quả huy động vốn sẽ đảm bảo cho NH có tích luỹ để mở rộng quy mô kinh doanh. Ngoài ra huy động vốn còn có tác dụng như:
1.3.3.1 HĐV đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống dân cư.
Đây là một vấn đề quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia, dân tộc nào trên thế giới. Để thực hiện được điều đó thì quan trọng hơn cả là nguồn vốn đầu tư. Càng có nhiều nguồn vốn thì cơ hội để phát triển nền kinh tế càng lớn. Vì vậy, nghiệp vụ HĐV góp phần không nhỏ đảm bảo nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân.
1.3.3.2 HĐV góp phần tạo điều kiện cân bằng cung cầu tiền tệ, kiềm chế lạm phát:
Lạm phát là khi mà lượng tiền lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, làm cho giá cả của các loại hàng hoá không ngừng tăng lên. Trong khi đó nếu nghiệp vụ HĐV của NHTM hoạt động không hiệu quả thì lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội còn cao dễ dẫn đến nguy cơ xảy ra lạm phát. Vì thế nghiệp vụ HĐV của NH đã góp phần làm giảm lạm phát, ổn định tiền tệ và ổn định nền kinh tế.
1.3.3.3 HĐV tạo điều kiện đưa tiền nhàn rỗi vào lưu thông, làm cho chúng có thể sinh lời.
Thực tế khi HĐV thì chắc chắn NHTM sẽ phải trả một khoản lãi suất theo quy định tương ứng với số vốn huy động cho người sở hữu số vốn đó. Khi cho vay, NH được thu lãi NH cho vay là đưa vốn vào lưu thông. Như vậy nghiệp vụ HĐV của NHTM không những có thể đưa tiền nhàn rỗi trong xã hội vào lưu thông mà còn góp phần làm cho đồng tiền có khả năng sinh lời và làm tăng thu nhập cho người sở hữu vốn.
Chương II
Tình hình công tác huy động vốn
tại phòng giao dịch cầu oai
2.1 Quá trình hình thành và phát triển phòng giao dịch Cầu Oai thuộc Chi nhánh NHCT Vĩnh Phúc.
Ngày 27/03/1993, thống đốc NHNN đã ký quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập NHCTVN thuộc NHNNVN. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN đã ký quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHCTVN theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ.
Chi nhánh NHCT Vĩnh Phúc được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 26/03/1988. Từ đó đến ngày 31/12/1996, Chi nhánh NHCT Vĩnh Phúc hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú cũ, từ 01/01/1997 đến nay Chi nhánh NHCT Vĩnh Phúc được thành lập và hoạt động theo địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mới.
PGD Cầu Oai thuộc NHCT Vĩnh Phúc được thành lập vào ngày 26/04/1993, có địa điểm nằm cạnh quốc lộ 2A về phía Bắc của thành phố Vĩnh Yên tiền thân là một PGD nhỏ của chi nhánh cấp 2 NHCT Thị xã Vĩnh Yên trước đây.
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Phòng.
Trên cơ sở huy động vốn để tiến hành cho vay và với chức năng huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế, với nhiều hình thức và biện pháp khác nhau, huy động cả nội tệ và ngoại tệ, trong nhiều năm qua PGD Cầu Oai có dư nợ cho vay đều vượt chỉ tiêu kế hoạch NHCT Vĩnh Phúc giao cho.
Cơ cấu cho vay của PGD đang chuyển dần theo hướng: tập trung vốn cho các ngành hàng, mặt hàng, dự án có hiệu quả, giảm dần tỷ trọng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, đặc biệt là cho vay với các dự án sản xuất các sản phẩm truyền thống của tỉnh. Bên cạnh các nghiệp vụ cho vay và huy động vốn, VietinBank như các NHTM khác, cũng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ NH với những hình thức đa dạng, nhiều thuận lợi.
2.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban.
* Sơ đồ tổ chức PGD Cầu Oai:
Phó Phòng
Tổ
tín dụng
Tổ
thống kê tổng hợp
Tổ tiền tệ kho quỹ
Tổ
tài chính kế toán
Trưởng Phòng
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính VietinBank VP)
* Sau đây là chức năng nhiệm vụ của PGD:
2.3.1 Trưởng phòng
Chịu trách nhiệm chung, phó trưởng phòng giúp việc cho trưởng phòng. Trưởng phòng điều hành quản lý tất cả hoạt động của PGD và chịu trách nhiệm trước giám đốc.
2.3.2 Tổ tín dụng
Thực hiện việc kinh doanh tín dụng như cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, thông qua nghiệp vụ tín dụng hiện hành đối với các doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất, bảo đảm an toàn, hiệu quả.
2.3.3 Tổ thống kê tổng hợp
Chịu trách nhiệm thu thập thống kê tổng hợp các số liệu từng quý, từng năm của PGD đến trưởng phòng.
2.3.4 Tổ tài chính kế toán
Ngoài nghiệp vụ kế toán nội bộ, kế toán tiền gửi, tiền vay phục vụ cho khách hàng, tổ kế toán còn quản lý chặt chẽ tài khoản tiền gửi, tiền ứng trước, các hoạt động có liên quan đến việc gia hạn, giãn nợ, thu lãi đã được trưởng phòng phê duyệt.
Thường xuyên đối chiếu các số liệu bảo đảm khớp với kế toán, thanh lý các hợp đồng tín dụng, lưu trữ các chứng từ kế toán và hạch toán.
2.3.5 Tổ tiền tệ kho quỹ
Là tổ quản lý an toàn quỹ, quản lý quỹ tiền mặt, giao dịch thu chi tiền mặt với khách hàng theo quy định của NH Nhà nước và NHCT Việt Nam. ứng và thu chi tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy. Thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Cầu Oai trong 2 năm 2007- 2008.
Bảng 1 :Tình hình hoạt dộng thu chi của PGD Cầu Oai
trong 2 năm 2007 – 2008
Đơn vị : triệu đồng
Chi tiêu
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (08/07)
Tăng(+) Giảm(-)
Tỷ lệ % tăng, giảm
Tổng doanh thu
8.934
9.291
+357
+3,99
Tổng số chi
8.168
8.327
+159
+1,94
Tổng lợi nhuận trước thuế
766
964
+198
+25,84
(Nguồn: phòng kế toán tổng hợp PGD Cầu Oai)
Qua bảng số liệu trên nhận thấy được mặc dù năm 2008 các NHTM phải chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng được sự chỉ đạo kịp thời và sát sao của ban giám đốc cũng như sự cố gắng của cán bộ nhân viên PGD Cầu Oai nên doanh thu và lợi nhuận của PGD vẫn tăng trưởng khá đồng đều. Cụ thể, năm 2008 doanh thu đạt 9.291 triệu đồng, tăng 357 triệu ứng ứng với 3,99% so với năm 2007. Lợi nhuận trước thuế của PGD đạt 964 triệu đồng, tăng 198 triệu đồng tương đương với 25,84% so với năm 2007.
Hoạt động kinh doanh bảo đảm thu nhập tốc độ cao hơn chi phí là biểu hiện tích cực, bảo đảm lợi nhuận trước thuế năm sau cao hơn năm trước là một cố gắng đáng kể trong tính hình đất nước gặp khó khăn.
2.4 Tình hình hoạt động của PGD cầu oai.
2.4.1 Hoạt động huy động vốn.
Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phục vụ cho việc phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Đông Triều với phương hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư, phát triển kinh tế nhiều thành phần, PGD Cầu Oai đã tích cực thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các TCKT. Năm 2008 nguồn vốn của PGD Cầu Oai không ngừng tăng lên, cơ cầu nguồn vốn được cải thiện theo hướng tích cực. Tính đến ngày 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động của PGD Cầu Oai đạt 46.587 triệu đồng, tăng 32,35% so với năm 2007, vượt kế hoạch được giao 4%.
Như vậy, nhìn một cách tổng thể công tác huy động vốn của PGD là khá tốt. Đạt được kết quả trên là do nghiệp vụ huy động vốn với các loại tiền gửi được áp dụng mức lãi suất linh hoạt, hấp dẫn, thu hút được khách hàng.Công tác thực hiện thanh toán chuyển tiền điện tử nhanh, chính xác đã thu hút được nhiều doanh nghiệp, cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại PGD. Bên cạnh đó còn do sự cố gắng phấn đấu và quyết tâm của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn PGD.
2.4.2 Hoạt động cho vay.
Song song với nghiệp vụ huy động vốn thì nghiệp vụ cho vay đóng vai trò quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh của NH. PGD Cầu oai luôn nỗ lực trong việc kiềm chế tăng trưởng tín dụng nóng, đầu tư tín dụng được chủ động và tăng trưởng một cách hợp lý đi đôi với việc cải thiện, nâng cao chất lượng, thực hiện rà soát, sàng lọc, lựa chọn khách hàng làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo điều kiện tín dụng, cho vay tiêu dùng nhằm phân tán rủi ro…Tiến hành phân loại lại nợ, xác định các món có tiềm ẩn rủi ro để thu hồi trong năm, PGD đã xây dựng cụ thể kế hoạch triển khai xử lý nợ đối với những đối tượng có tiềm ẩn rủi ro để thu hồi nợ bằng nhiều biện pháp. Nhờ đó dư nợ tín dụng của PGD tăng trưởng với khả năng có thể kiểm soát, cơ cấu dư nợ đã từng bước chuyển đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay kinh té tư nhân, cho vay tiêu dùng.
Đến ngày 31/12/2008 doanh số cho vay đạt 198.483 triệu đồng tăng 0,243% so với năm 2007. Trong đó năm 2007 cho vay ngắn hạn 183.583 triệu đồng chiếm 97,395% tổng doanh số cho vay, cho vay trung và dài hạn là 14.418 triệu đồng chiếm 2,605%. Đến năm 2008 cho vay ngắn hạn tăng 6,91% chiếm tỷ trọng 98,884%, cho vay trung và dài hạn giảm 84,637% chiếm 1,116% tỷ trọng.
2.5 Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của PGD cầu oai.
2.5.1 Tình hình huy động vốn.
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của PGD Cầu Oai trong 2 năm 2007 - 2008
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
So sánh 08/07
Tổng số
Tỷ Trọng (%)
Tổng số
Tỷ Trọng (%)
Tăng(+) Giảm(-)
Tỷ lệ % tăng, giảm
Tổng nguồn vốn huy động
198.001
198.483
+482
+0,24
- Vốn lấy từ Chi Nhánh
162.801
151.896
-10.905
-6,7
- Vốn huy động được
35.200
100
46.587
100
+11.387
+32,35
I. Theo đối tượng gửi tiền
1.Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức kinh tế
26.347
74,85
35.820
76,89
+9.473
+35,96
2.Tiền gửi dân cư
8.853
25,151
10.767
23,11
+1.914
+10,32
II.Theo loại tiền tệ
1. Tiền gửi bằng VNĐ
30.250
85,94
40.267
84,43
+10.017
+33,11
2. Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ
4.950
14,06
6.320
15,57
+1.370
+27,67
III. Theo thời hạn
1. Không có kỳ hạn
3.444
9,78
4.786
10,27
+1.342
+38,99
2. Ngắn hạn
30.452
86,51
36.730
78,84
+6,278
+20,61
3. Dài hạn
1.304
3,70
5.071
10,89
+3.767
+288,88
(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008)
Qua bảng 2 ta có thể thấy tổng nguồn vốn huy động của PGD tăng nhanh trong 2 năm 2007- 2008, năm 2008 tăng 11.387 triệu đồng và tăng 32,35% so với năm 2007.
*Tiền gửi theo đối tượng gửi tiền.
- Tiền gửi từ các đơn vị, TCKT.
Trong những năm qua, PGD Cầu Oai đã huy động được phần lớn các TCKT. Kết quả năm 2007 huy động số tiền gửi TCKT đạt được 26.347 triệu đồng, chiếm 74,85% tổng vốn huy động. Năm 2008 số tiền này tăng lên 9.473 triệu đồng và tăng 32,95% so với năm 2007 vì năm 2008 có một số đơn vị mở tài khoản và có thêm đơn vị vay vốn.
Tiền gửi từ các TCKT ở NH có thể được gửi dưới mọi hình thức. Đối tượng của loại vốn này là các doanh nghiệp kinh doanh thuộc mọi lĩnh vực. Khi các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngày một hiệu quả thì đây là một nguồn vốn không nhỏ và ngày càng ổn định hơn.
Chính vì vậy mà PGD Cầu Oai cần huy động của cá._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1898.doc