MỤC LỤC:
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà phát triển, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Cùng với sự phát triển của thị trường, các Công ty chứng khoán cũng không ngừng tăng cường chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng chuyên môn nhằm tăng khả năng cạnh tranh của mình.
Một xu hướng mới hiện nay của nền kinh tế Việt Nam là đang làm quen với nguồn vốn mới, các doanh nghiệp Nhà nước đã và đang nhanh chóng chuyển đổi thành hình thức công ty cổ p
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hần.Từ thực tế của thị trường chứng khoán Việt Nam, các dịch vụ liên quan đến tài chính doanh nghiệp đang trở thành nhu cầu cấp thiết tác động tới các công ty chứng khoán nói chung và công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn nói riêng. Trong đó phải kể đến hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp.
Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực tài chính mà còn là chỉ tiêu quan trọng trong việc khẳng định uy tín cũng như vấn đề tăng lợi nhuận cho các công ty chứng khoán.
Hoạt động này đã được triển khai ở rất nhiều các công ty chứng khoán trong đó có công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn chi nhánh Hà Nội ” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Với mục đích tìm hiểu về hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp, chuyên đề sẽ khái quát và đi sâu vào những lý thuyết về tài chính doanh nghiệp cũng như các hoạt động tư vấn cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường chứng khoán trên khía cạnh tài chính.
- Đánh giá thực trạng hoạt động này tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn chi nhánh Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn chi nhánh Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề chỉ tập trung vào phân tích hoạt động tư vấn Tài chính doanh nghiệp của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn chi nhánh Hà Nội trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các phương pháp phân tích như: tổng hợp, thống kê, logic, diễn giải…
5. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: “Tổng quan về hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của Công ty chứng khoán”
Chương 2: “Thực trạng hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần chứng khoán Sài gòn”
Chương 3: “Giải pháp phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn chi nhánh Hà Nội.”
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Khái quát về thị trường chứng khoán
Khái niệm:
Thị trường chứng khoán (TTCK): là một bộ phận cấu thành thị trường tài chính, là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán – các hàng hóa và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia. Việc trao đổi mua bán này được thực hiện theo những quy tắc ấn định trước (Trang15, giáo trình Thị trường chứng khoán, Đại học Kinh tế Quốc Dân). Trong đó Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. (Theo luật Chứng khoán số 70/2006/QH11)
Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc khai trương hoạt động Trung tâm giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSTC) ngày 20/07/2000. Bắt đầu giao dịch phiên đầu tiên ngày 28/07/2000. Từ ngày 14/07/2005, TTCK Việt nam có thêm 01 Trung tâm giao dịch thứ cấp là trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 08/03/2005.
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của TTCK tồn tại tất yếu sự ra đời của các công ty chứng khoán. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.
1.1.2. Khái niệm và chức năng của công ty chứng khoán
Khái niệm:
“Công ty chứng khoán (CTCK) là một định chế tài chính trung gian thực hiện nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán” (Trang 120, Giáo trình Thị trường Chứng Khoán, Đại học Kinh tế Quốc Dân)
Ở Việt Nam, theo Điều 59 Luật Chứng khoán số 70/2006/QH thông qua ngày 29/06/2006, CTCK được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán. Giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Cũng theo Điều 60 luật này:
(1). Công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:
a) Môi giới chứng khoán;
b) Tự doanh chứng khoán;
c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
d) Tư vấn đầu tư chứng khoán.
(2). Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
(3). Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này, công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác.
Chức năng:
CTCK là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của TTCK nói riêng. Nhờ các CTCK mà chứng khoán được lưu thông từ nhà phát hành tới người đầu tư và có tính thanh khoản, qua đó huy động nguồn vốn từ nơi nhàn rỗi để phân bổ vào những nơi sử dụng có hiệu quả. Chức năng cơ bản của CTCK là:
+ Tạo ra một cơ chế huy động vốn linh hoạt, là cầu nối giữa những người có tiền nhàn rỗi với những chủ thể cần huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Cung cấp một cơ chế giá cả cho giá trị của các khoản đầu tư (thông qua hệ thống khớp giá hoặc khớp lệnh).
+ Tạo ra tính thanh khoản cho các chứng khoán (hoán chuyển từ chứng khoán ra tiền mặt, và ngược lại từ tiền mặt ra chứng khoán một cách dễ dàng)
+ Can thiệp vào thị trường, góp phần điều tiết giá chứng khoán và bình ổn thị trường (thông qua hoạt động tự doanh hoặc vai trò nhà tạo lập thị trường).
1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán
Đối với mỗi chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, các CTCK cũng có những vai trò khác nhau:
Đối với các tổ chức phát hành
Thông qua hoạt động đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành, các CTCK có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn phục vụ các nhà phát hành. Theo nguyên tắc hoạt động trung gian, những nhà đầu tư và nhà phát hành không phải mua bán trực tiếp chứng khoán mà sẽ thực hiện thông qua một trung gian tài chính đó là CTCK. Do đó CTCK sẽ tạo ra cơ chế huy động vốn huy động vốn cho nền kinh tế thông qua TTCK.
- Đối với các nhà đầu tư
Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, các CTCK giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí, thời gian, công sức trong từng giao dịch. Nhờ trình độ chuyên môn cao, uy tín nghề nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư một cách có hiệu quả.
- Đối với thị trường chứng khoán
+ Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường. Trên thị trường thứ cấp, CTCK giúp nhà đầu tư đánh giá chính xác giá trị khoản đầu tư của mình. Các lệnh mua bán chứng khoán được tập hợp tại các thị trường giao dịch tập trung thông qua các CTCK, nhờ đó giá chứng khoán sẽ được xác định theo quy luật cung cầu về chứng khoán trên thị trường.
+ Làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính. Trên thị trường sơ cấp, do có nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, CTCK đã thực hiện xác định và tư vấn cho tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý đối với các chứng khoán trong đợt phát hành. Các CTCK thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán sau khi phát hành, vì vậy giúp người đầu tư dễ dàng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại, vì thế làm tăng tính thanh khoản cho các loại chứng khoán.
Đối với các cơ quan quản lý thị trường.
CTCK có vai trò cung cấp các thông tin cho các cấp có thẩm quyền khi có yêu cầu, qua đó, các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng, lũng đoạn thị trường...
Tóm lại CTCK là một tổ chức chuyên nghiệp trên TTCK, có vai trò cần thiết và quan trọng đối với các nhà đầu tư, các nhà phát hnàh, các cơ quan quản lý thị trường và đối với TTCK nói chung. Những vai trò này được thực hiện thông qua các nghiệp vụ hoạt động của các CTCK.
1.1.4. Các nghiệp vụ hoạt động chủ yếu của công ty chứng khoán
1.1.4.1. Các hoạt động chính của Công ty chứng khoán
Ở Việt Nam:Theo điều 18 Nghị định 14/2007/NĐ- CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ thì mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh của CTCK như sau:
+ Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;
+ Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;
+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam;
+ Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam.
Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ xin cấp phép.
Hoạt động Môi giới chứng khoán
“Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Theo đó, CTCK đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình” (Trang 129, Giáo trình Thị trường chứng khoán, Đại học Kinh tế Quốc Dân)
Hoạt động này trực tiếp tạo nên hình ảnh của mỗi CTCK, nên hoạt động này luôn được các CTCK chú trọng. Nhân viên Môi giới sẽ có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng để giúp họ đưa ra quyết định mua bán chứng khoán, mà không quyết định hộ khách hàng.
Trong 3 tháng đầu năm 2007, Dẫn đầu thị trường về môi giới cổ phiếu là CTCK Sài Gòn với thị phần 16,98% (2.869,2 tỷ đồng). Tiếp theo là CTCK Bảo Việt (10,82%), CTCK Thăng Long (7,78%). Chỉ với hơn 0,04% chênh lệch về giá trị giao dịch môi giới, CTCK NH Ngoại thương đã vượt qua CTCK ACBS để vươn lên vị trí thứ tư trong hoạt động môi giới cổ phiếu với thị phần (6,79%), (CTCK ACBS 6,75%).
Hoạt động tự doanh chứng khoán
“Tự doanh là việc CTCK tự tiến hành giao dịch mua, bán chứng khoán cho chính mình. Hoạt động tụ doanh của CTCK được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC”. (Trang 130, Giáo trình TTCK, Đại học Kinh tế Quốc Dân).
Trong hoạt động này, CTCK kinh doanh bằng chính nguồn vốn của công ty, nhằm thu lợi nhuận cho chính mình. Trong trường hợp hoạt động tự doanh được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường, thì CTCK đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, sẽ nắm giữ một số lượng nhất định của một số loại chứng khoán, và thực hiện mua bán chứng khoán với các khách hàng để hưởng chênh lệch giá
Để thực hiện nghiệp vụ này, CTCK đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn (theo quy định thì mức vốn tối thiểu là 100 tỷ đồng) và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý đặc biệt trong trương hợp đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường.
Tính đến hết tháng 3/2007, Bảo Việt đứng đầu với thị phần 36,95% giá trị tự doanh toàn thị trường. Tiếp đến là CTCK Sài Gòn với 11,96%
.Hoạt động bảo lãnh phát hành
“Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng”. (Điều 6, Luật chứng khoán số 70/2006/QH11)
Ở Việt Nam, để có thể trở thành một tổ chức bão lãnh phát hành, CTCK với có mức vốn tối thiểu cho hoạt động này là 165 tỷ đồng, được cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK đồng ý và cho phép. Mặt khác, CTCK và tổ chức phát hành không được chi phối nhau, không nắm giữ quá 5% vốn của nhau; không cùng chi phối một tổ chức khác và không cùng bị một tổ chức khác chi phối.
Hoạt động này chiếm tỷ trọng doanh thu khá cao của các CTCK. Trong năm 2005, công ty có doanh thu cao nhất trong nghiệp vụ này và công ty chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp (đạt 12,010 tỷ đồng), tiếp theo là CTCK ngân hàng Ngoại thương (đạt 4,434 tỷ đồng)
Hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán
Đây là nghiệp vụ quản lý vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khoán thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lời cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận và bảo toàn vốn cho khách hàng. Quản lý danh mục đầu tư là một dạng nghiệp vụ tư vấn mang tính chất tổng hợp có kèm theo đầu tư, khách hàng uỷ thac tiền của mình cho CTCK thay mặt mình quyết định đầu tư theo một chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp nhận hoặc yêu cầu. Hoạt động này được các nhà đầu tư nhỏ, thiếu thời gian và những điều kiện chuyên môn để đầu tư một cách hiệu quả đặc biệt quan tâm. CTCK có nghĩa vụ phải thường xuyên báo cáo cho khách hàng biết về giao dịch, về trạng thái danh mục đầu tư theo yêu cầu của khách hàng hay định kỳ hàng tháng…
Trong năm 2006, Công ty có doanh thu cao nhất trong nghiệp vụ này là CTCK ngân hàng Nông Nghiệp (đạt 3,7 tỷ đồng), tiếp đến là công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (đạt 141,5 triệu đồng). Thấp nhất là công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng (đạt 3 triệu đồng).
Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán
Cũng như các hoạt động tư vấn khác, tư vấn tài chính doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán là việc CTCK thông qua hoạt động phân tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích tình huống và có thể thực hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng
Theo Điều 3 Nghị định 144/NĐ-CP: Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán là dịch vụ mà công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán. Ngoài ra, các CTCK còn thực hiện các dịch vụ khác như: tư vấn cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn bán đấu giá cổ phần và cung cấp các dịch vụ tài chính khác cho doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.
Tư vấn đầu tư: Là hoạt động tư vấn cho người đầu tư về thời gian mua bán, nắm giữ, giá trị của các loại chứng khoán và các diễn biến của thị trường. Người tư vấn sử dụng kiến thức của mình, đó chính là chất xám mà họ đã bỏ ra để “kinh doanh” nhằm đem lại lợi nhuận cho khách hàng. Nhà tư vấn đòi hỏi hết sức thận trọng trong việc đưa ra các lời khuyên đối với khách hàng, vì với lời khuyên đó khách hàng có thể thu về lợi nhuận lớn hoặc thua lỗ, thậm chí phá sản, còn người tư vấn vẫn mang lại cho công ty một khoản phí dịch vụ. Do đó khách hàng vẫn là người quyết định cuối cùng.
Tư vấn tài chính doanh nghiệp: Là mảng hoạt động hiện nay được các CTCK đặc biệt chú trọng. Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp chủ yếu là tư vấn tái cấu trúc vốn, huy động vốn, xác định giá trị công ty, mua bán, sáp nhập... nhằm giúp doanh nghiệp lập phương án kinh doanh, quản trị sản xuất - kinh doanh, quản trị nhân sự, quản trị chất lượng, quản trị tài chính... Lĩnh vực này không những mang lại thu nhập cho công ty, mà còn thu hút rất nhiều khách hàng tham gia, tạo nên một mạng lưới khách hàng tiềm năng. Hoạt động tư vấn tài chính sẽ xây dựng thương hiệu và tạo hình ảnh cho công ty; xây dựng nền tảng với khách hàng và tạo cơ sở tiền đề phát triển các hoạt động khác.
Năm 2006 là năm các CTCK triển khai hoạt động này một cách hiệu quả. Trong đó, CTCK Bảo Việt, CTCP chứng khoán Sài Gòn, CTCK Ngân hàng Đầu tư, CTCK Mê Kông là những công ty hoạt động tốt trong lĩnh vực này.
1.1.4.2. Các hoạt động phụ trợ
Ngoài các nghiệp vụ chính nêu trên thì CTCK còn thực hiện một số nghiệp vụ phụ trợ khác như:
Lưu ký chứng khoán:
Là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng thông qua các tài khoản lưu ký và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán. Đây là hình thức bắt buộc trong giao dịch chứng khoán, vì giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung là hình thức giao dịch ghi sổ, khách hàng phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại các CTCK (nếu chứng khoán phát hành dưới hình thức ghi sổ) hoặc ký gửi các chứng khoán (nếu phát hành dưới hình thức chứng chỉ vật chất).
Quản lý thu nhập của khách hàng
Xuất phát từ việc lưu kí chứng khoán cho khách hàng, CTCK sẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng
Nghiệp vụ tín dụng
Đối với các TTCK phát triển, ngoài việc môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, các CTCK còn triển khai dịch vụ cho vay chứng khoán để khách hàng thực hiện giao dịch bán khống (short sale) hoặc cho khách hàng vay tiền để khách hàng thực hiện nghiệp vụ kí quỹ (margin purchase).
Nghiệp vụ quản lý quỹ
Trong nghiệp vụ này, các CTCK cử đại diện của mình để quản lí quỹ, sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư vào chứng khoán.
Trong tất cả những hoạt động trên, hoạt động nào cũng cần thiết và quan trọng như nhau đối với một CTCK. Tuy nhiên để khẳng định vị thế, hình ảnh của công ty và thu hút khách hàng thì hoạt động tư vấn tài hính doanh nghiệp của CTCK là vô cùng quan trọng. Trong nội dung ở các chương tiếp theo chuyên đề sẽ đi sâu nghiên cứu về mảng dịch vụ này.
1.2.KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.2.1. Khái niệm
Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp thực chất là một dịch vụ tư vấn của CTCK, theo đó các CTCK sẽ cung cấp cho khách hàng các loại hình tư vấn sau: xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá, tư vấn bán đấu giá cổ phần, tư vấn phát hành chứng khoán, tư vấn niêm yết đăng ký giao dịch, tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp, tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tư vấn mua bán sát nhập hợp nhất doanh nghiệp.
Mỗi CTCK có thể cung cấp cho khách hàng một trong số các dịch vụ trên hoặc tất cả, tuỳ thuộc vào năng lực của công ty cũng như nhu cầu của khách hàng. CTCK sẽ nhận phí từ khách hàng hoạt động của mình, mức phí này tuỳ thuộc vào từng loại hình dịch vụ
Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp là một trong những nghiệp vụ chính của các CTCK, được Uỷ Ban Chứng khoán Nhà Nước cấp phép và được pháp luật thừa nhận. Hoạt động này ra đời là tất yếu khách quan, xuất phát từ nhu cầu thị trường đó là nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi và phát triển (quá trình cổ phần hoá), nhu cầu hàng hoá trên thị trường (bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) tăng cao, các doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn về tài chính ngày càng nhiều và nền kinh tế cần nhiều nguồn vốn mới; tiếp đến là xuất phát từ chính sách phát triển nền kinh tế đất nước: hoạt động của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính có sự phát triển mạnh mẽ, Chính Phủ cần có sự quản lý nhất định đối với quá trình chuyển đổi của các doanh nghiệp …
1.2.2. Vai trò của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp
Bất kỳ một nghiệp vụ cụ thể nào cũng đều có một vai trò nhất định đối với từng chủ thể mà nó tác động. Vai trò của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp được nhìn nhận đối với từng chủ thể khác nhau:
Đối với doanh nghiệp
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian cũng như công sức của mình để tiến hành các quy trình đã dự định như tiến hành cổ phần hoá, đấu giá cổ phần, phát hành cổ phiếu ra công chúng... Trong khi đó doanh nghiệp vẫn có thể tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách bình thường, không phải lo tìm hiểu tài liệu, các điều luật và quy trình thực hiện. Bộ phận tư vấn tài hính doanh nghiệp của CTCK sẽ tư vấn hướng dẫn cụ thể từng bước thực hiện, giúp doanh nghiệp tránh khỏi những vướng mắc và khó khăn.
- Giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và quảng bá tên tuổi: Bằng các nghiệp vụ của mình, CTCK sẽ giới thiệu doanh nghiệp cho công chúng để thu hút các nhà đầu tư mua cổ phần của doanh nghiệp. Trên cơ sở uy tín của CTCK, các nhà đầu tư sẽ tin tưởng hơn vào doanh nghiệp đang được tư vấn. Như vậy tạo ra lợi thế kinh doanh và lợi thế về vốn cho doanh nghiệp được tư vấn.
Đối với Công ty chứng khoán
- Tạo mạng lưới khách hàng cho các CTCK. Các doanh nghiệp khi tìm đến một CTCK, họ sẽ không chỉ thực hiện một loại hình dịch vụ, hơn nữa, nếu làm tốt các doanh nghiệp sẽ là khách hàng tiềm năng của công ty. Doanh nghiệp tin tưởng vào dịch vụ của công ty sẽ có thể giới thiệu các doanh nghiệp khác cho CTCK đó. Nhờ vậy có thể làm tăng thị phần của CTCK trên thị trường.
- Hoạt động này sẽ xây dựng hình ảnh của công ty trên thị trường, cũng như trong lòng công chúng đầu tư. Việc thực hiện các quy trình nhanh, gọn, thích hợp sẽ khiến khách hàng của CTCK yêu thích tác phong làm việc của CTCK và từ đó muốn là khách hàng của CTCK trong các hoạt động khác.
- Tạo thêm cho CTCK một phần thu nhập lớn vì hoạt động này không cần nhiều vốn, chỉ đòi hỏi nhiều chất xám, đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Hơn nữa, hoạt động này còn giúp CTCK nâng cao khả năng nghiệp vụ, đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động của công ty.
Đối với Nhà nước:
- Việc thực hiện nghiệp vụ này của CTCK sẽ giúp Nhà nước thực hiện các quy trình được nhanh chóng, dễ dàng hơn, mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của quá trình phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là trong quá trình cổ phần hoá.
- Tạo ra một chu trình hoàn thiện trong việc tư vấn, định giá và gắn với khả năng niêm yết trên TTCK, làm cho quá trình cổ phần hoá và niêm yết có tính liên tục, tiết kiệm được thời gian, chi phí cổ phần hoá. Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả nền kinh tế trong quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế, góp phần tạo đà cho sự phát triển của TTCK.
- Thực hiện công khai minh bạch theo nguyên tắc thị trường, khắc phục tình trạng cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, gắn với phát triển thị trường vốn, TTCK.
Như vậy, có thể nói, hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp đang có vai trò ngày càng quan trọng trong kết quả hoạt động kinh doanh của các CTCK nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Khi TTCK càng phát triển thì vai trò của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp càng lớn. Vì thế hoạt động này trở thành một hoạt động tồn tại tất yếu cùng sự tồn tại của TTCK.
1.2.3. Nội dung của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Tư vấn và thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp
+ Tư vấn xây dựng phương án cổ phần hoá doanh nghiệp
+ Tư vấn bán đấu giá cổ phần ra bên ngoài doanh nghiệp
+ Tư vấn phát hành chứng khoán
+ Tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán
+ Tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Sau đây là nội dung chi tiết của từng mảng hoạt động trong nghiệp vụ này:
1.2.3.1. Tư vấn và thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp
- Khái niệm xác định giá trị doanh nghiệp:
Xác định giá trị doanh nghiệp là vấn đề đầu tiên và tương đối phức tạp trong tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh.
Xác định giá trị doanh nghiệp (hay định giá doanh nghiệp): là sự ước tính với độ tin cậy cao nhất (đối với các chủ thể tham gia mua bán) các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch thông thường của thị trường.
- Mục đích của việc xác định giá trị doanh nghiệp: là nhằm xác định hiện trạng tài chính của doanh nghiệp từ đó xác định giá trị tài sản thực của doanh nghiệp; xác định phần vốn góp của các chủ thể nhà đầu tư trong doanh nghiệp; xác định nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp; xác định giá trị còn lại của doanh nghiệp sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ; xác định khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp hay tiềm năng của doanh nghiệp…Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp.
Theo Điều 16, Nghị định 187/NĐ-CP thông qua ngày 16/11/2004, các công ty Nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá được áp dụng một trong các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp như sau:
+ Phương pháp tài sản;
+ Phương pháp dòng tiền chiết khấu;
+ Các phương pháp khác ( hệ số P/E; các hệ số tài chính khác)
Trong đó 2 phương pháp được dùng phổ biến nhất là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu.
Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản:
Khái niệm: Theo thông tư 126/2004/TT-BTC thông qua ngày 24/12/2004 thì:
“Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp”.
Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Công thức: Vo = Vt – Vn
Vo: giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Vt: tổng giá trị DN theo sổ kế toán
Vn: giá trị các khoản nợ phải trả, số dư Quỹ phúc lợi, khen thưởng và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có)
Các thao tác cụ thể:
Bước 1: Gặp gỡ giữa Doanh nghiệp và CTCK
Bước 2: Trao đổi, thống nhất phương pháp làm việc; Gửi các tài liệu liên quan, biên bản cần thiết và hướng dẫn doanh nghiệp kê khai;
Bước 3: Doanh nghiệp thực hiện các yêu cầu sau đó gửi cho CTCK;
Bước 4: Thực hiện xác định gía trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản (Kiểm kê, phân loại,…, đánh giá lại theo tài sản hịên vật);
Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ và thống nhất với doanh nghiệp; trình lên giám đốc ký duyệt hồ sơ;
Bước 6: Trình lên cơ quan có thẩm quyền.
Định giá doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản có ưu điểm là dễ dàng cho các CTCK trong quá trình định giá; tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là độ chính xác không cao do sự thiếu chính xác trong các thông tin đưa ra trên số liệu sổ sách trong khi đây chính là một căn cứ quan trọng để sử dụng được phương pháp này.
Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF)
Khái niệm: “Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai.”
Giá trị thực tế doanh nghiệp
=
Giá trị thực tế phần vốn nhà nước
+
Nợ thực tế phải trả
+
Số dư quỹ khen thưởng phúc lợi
+
Nguồn kinh phí sự nghiệp
Trong đó:
Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước
=
+
±
Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất đã nhận giao
Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất đã giao nhận được tính vào giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, và được xác định lại theo giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.
: là Giá trị hiện tại của cổ tức của năm thứ i
: là Giá trị hiện tại của phần vốn Nhà nước năm thứ n
i : thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xá định giá trị doanh nghiệp (i:1 n).
Di : Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i.
n : Là số năm tương lai được lựa chọn (3 - 5 năm).
Pn : Giá trị phần vốn nhà nước năm thứ n và được xác định theo công thức:
Dn+1: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức dự kiến của năm thứ n+1
K : Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần và được xác định theo công thức:
K = Rf + Rp
Rf : Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro được tính bằng lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất so với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Rp : Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của các công ty ở Việt Nam được xác định theo bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tại niên giám định giá hoặc do các công ty định giá xác định cho từng doanh nghiệp nhưng không vượt quá tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro (Rf)
g: tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức:
g = b x R
b là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn.
R là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của các năm tương lai.
- Quy trình thực hiện:
Bước 1: Thu thập tài liệu;
Bước 2: Phân tích và xử lý các số liệu thu thập được;
Bước 3: Tính toán giá trị doanh nghiệp theo phương pháp DCF;
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp;
Bước 5: Trình hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền.
1.2.3.2. Tư vấn xây dựng phương án cổ phần hoá doanh nghiệp
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Như vậy sau quá trình cổ phần hoá, các doanh nghiệp này sẽ thay đổi chủ sở hữu, từ doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước trở thành doanh nghệp có nhiều chủ sở hữu. Vì vậy sau khi định giá, các doanh nghiệp cần được tư vấn về phương án cổ phần hoá.
Quá trình lập phương án cổ phần hoá bao gồm các nội dung chính sau:
+ Giới thiệu công ty, bao gồm quá trình thành lập công ty và mô hình tổ chức của công ty, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong vòng 3 năm trước khi tiến hành cổ phần hoá.
+ Đánh giá thực trạng của công ty ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (tài sản, tình hình tài chính, công nợ của công ty, thực trạng lao động...)
+ Xây dựng phương án sắp xếp lại lao động đối với tất cả các đối tượng lao động trong công ty (phân chia lao động, bổ sung lao động hay đào tạo lại lao động, phương án trả tiền lương cho người lao động…) cho phù hợp với thực trạng của công ty và kế hoạch phát triển mở rộng sản xuất cho công ty.
+ Tư vấn xây dựng phương án điều lệ dự thảo cho công ty cổ phần mới. Trong đó bao gồm cả việc tư vấn xây dựng vốn điều lệ theo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần…
+ Tư vấn xây dựng phương thức phát hành cổ phần, lựa chọn bán đấu giá trực tiếp tại công ty hay tại các CTCK
Vai trò: Đây là khâu vô cùng quan trọng trong tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp. Nếu thiếu khâu này thì các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cổ phần hoá của mình. Vì vậy để hoàn thiện nhanh chóng và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, các doanh nghiệp cần được tư vấn về phương án cổ phần hoá.
1.2.3.1. Tư vấn bán đấu giá cổ phần ra bên ngoài doanh nghiệp
CTCK sau khi thực hiện tư vấn cổ phần hoá thành công, bước tiếp theo sẽ thu xếp nhà đầu tư, sắp xếp đối tượng mua cũng như cơ cấu cổ phần để tổ chức cuộc bán đấu giá. Mục đích của việc bán đấu giá đó là để các nhà đầu tư bên ngoài nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp, thay đổi cơ cấu vố._.n sở hữu và người quản lý doanh nghiệp tạo cơ hội mới cho doanh nghiệp phát triển
Tiếp cận khách hàng, ký hợp đồng
Xây dựng hồ sơ bán đấu giá cổ phần
Nhận đăng ký tham gia đấu giá, thu tiền đặt cọc
Thu tiền mua cổ phần
Công bố thông tin
Hoàn trả tiền đặt cọc
Báo cáo kết quả đấu giá
Tổ chức đấu giá
Quy trình thực hiện theo sơ đồ sau:
Để được tham gia đấu giá, nhà đầu tư phải nộp tiền đặt cọc = 10% x giá khởi điểm x số lượng đăng ký mua. Kết quả đấu giá xác định theo giá đặt mua từ cao xuống thấp, nhà đầu tư đặt mua theo giá nào thì được mua cổ phần theo giá đó. Nhà đầu tư trả giá cao nhất được quyền mua đủ số cổ phần đã đăng ký theo giá đã trả. Số cổ phần còn lại lần lượt được bán cho các nhà đầu tư trả giá cao liền kề cho đến hết số cổ phần chào bán. Nếu các nhà đầu tư trả giá bằng nhau nhưng số cổ phần chào bán ít hơn.
Số cổ phần nhà đầu tư được mua
=
Số cổ phần còn lại chào bán
+
Số cổ phần từng nhà đầu tư đăng ký mua
giá bằng nhau
Tổng số cổ phần các nhà đầu tư đăng ký mua giá bằng nhau
Tổng số cổ phần đăng ký mua thì số cổ phần của từng nhà đầu tư được mua xác định như sau:
1.2.3.4.Tư vấn phát hành chứng khoán
Việc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh là điều thường thấy trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và không phải lúc nào doanh nghiệp cũng giải quyết dễ dàng vấn đề huy động vốn. Ngoài huy động vốn từ việc đi vay các Ngân hàng thương mại, thì huy động huy động vốn qua TTCK (thông qua phát hành chứng khoán) là kênh huy động vốn nhanh chóng đối với doanh nghiệp khi có nhu cầu sử dụng thêm vốn. Để thực hiện hoạt động phát hành chứng khoán thì các doanh nghiệp khó có thể tự thực hiện mà cần được sự tư vấn, chỉ dẫn của các chuyên gia có trình độ nhất định về vấn đề này. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, các CTCK đã triển khai nghiệp vụ tư vấn phát hành chứng khoán.
Khái niệm:“Tư vấn phát hành chứng khoán là việc các CTCK thực hiện các công việc hỗ trợ cho việc phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành”.
Việc tư vấn phát hành diễn ra khi công ty muốn huy động vốn, hoặc khi công ty muốn tặng thêm cổ phiếu cho cổ đông. Thông thường các công ty tư vấn cũng đóng luôn vai trò là nhà bảo lãnh phát hành cho công ty phát hành
Tuỳ vào tình hình thực tế, nhu cầu của doanh nghiệp được tư vấn và cơ cấu vốn tối ưu mà tổ chức tư vấn sẽ đưa ra lời khuyên nên tăng vốn nợ hay tăng vốn chủ, tức là nên phát hành cổ phiếu hay trái phiếu.
Quy trình thực hiện:
- Bước 1: Ký hợp đồng tư vấn với công ty phát hành trong đó quy định rõ các điều khoản như phương thức bảo lãnh, thanh toán, khối lượng, giá ...
- Bước 2: CTCK trình lên cơ quan quản lý đơn xin đăng ký phát hành cùng với một bản cáo bạch có đầy đủ chữ ký của đơn vị phát hành, công ty tư vấn...
- Bước 3: Khi được phép dăng ký phát hành, CTCK sẽ thực hiện phân phối chứng khoán bằng cách bán riêng cho các tổ chức đầu tư tập thể, bán ra công chúng hoặc giữ lại tự đầu tư...
- Bước 4: Cuối cùng là thanh toán tiền bán chứng khoán. Đúng theo hợp đồng công ty tư vấn phải giao tiền bán chứng khoán cho công ty phát hành. Số tiền giao cho doanh ghiệp là giá trị chứng khoán trừ đi phí tư vấn và phí bảo lãnh.
1.2.3.5. Tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán
Hoạt động tư vấn niêm yết là một hoạt động quen thuộc và cần thiết đối với các CTCK vì bất kỳ một doanh nghiệp nào khi muốn niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường tập trung đều cần đến sự trợ giúp của một CTCK. Bao gồm:
- Tư vấn về lợi ích khi niêm yết: Như các ưu dẫi của Chính phủ, huy động vốn với chi phí thấp, nâng cao tính thanh khoản của chứng khoán, làm cho công chúng biết đến tên tuổi của doanh nghiệp.
- Tư vấn về thủ tục khi niêm yết: Đây là vai trò cơ bản trong hoạt động tư vấn niêm yết của các CTCK.
Các CTCK căn cứ vào điều kiện pháp luật, các yêu cầu về niêm yết do các sở, trung tâm giao dịch chứng khoán đặt ra để giúp doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục trước và sau khi niêm yết theo đúng qui định đồng thời cũng đưa ra các biện pháp sao cho sau khi niêm yết chứng khoán của các doanh nghiệp sẽ được giao dịch với mức giá có lợi và ổn định nhất.
Quy trình thực hiện:
- Bước 1: ký kết hợp đồng tư vấn niêm yết với công ty cổ phần.
- Bước 2: CTCK tư vấn cho khách hàng chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để tham gia niêm yết.
- Bước 3: Tư vấn lập hồ sơ xin niêm yết
- Bước 4: Tư vấn về công bố niêm yết
- Bước 5: Giúp doanh nghiệp trong việc công bố niêm yết.
+ Lập hồ sơ đăng ký niêm yết nộp cho trung tâm giao dịch chứng khoán
+ Sau khi được trung tâm giao dịch chứng khoán chấp thuận, CTCK phối hợp với phòng lưu ký, phòng giao dịch để tiến hành các thủ tục cần thiết chuẩn bị cho việc giao dịch chứng khoán.
1.2.3.6. Tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp ( mua bán sáp nhập doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp)
Trong quá trình phát triển, cấu trúc doanh nghiệp có thể thay đổi cho phù hợp với môi trường kinh doanh, với năng lực quản lý của doanh nghiệp của các nhà quản lý, với khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Tái cấu trúc doanh nghiệp là một hoạt động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm việc mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Đây là một hoạt động rất quan trọng đối với doanh nghiệp bởi lẽ nó liên quan đến vấn đề tồn tại của một doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiêp không thể thực hiện mà không cân nhắc kỹ lưỡng được. Cho nên đòi hỏi có một tổ chức có hiểu biết thực sự và một khối lượng kiến thức lớn về mảng hoạt động này tư vấn cho doanh nghiệp sao cho có lợi nhất.
“Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp là hoạt động mà CTCK giúp doanh nghiệp lựa chọn cấu trúc tài chính tối ưu nhằm tạo nên chi phí vốn thấp nhất và đem lại giá trị thặng dư lớn nhất cho doanh nghiệp. Theo đó, nhân viên tư vấn sẽ xây dựng nên phương án vụ việc xảy ra tài chính cho doanh nghiệp cả trong hiện tại và tương lai”.
Tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp:
Mua lại doanh nghiệp: “Là khi một doanh nghiệp nhận được toàn bộ tài sản và các khoản nợ của một hay một số doanh nghiệp khác với một giá nào đó.Doanh nghiệp bị bán sẽ chấm dứt sự tồn tại của nó, doanh nghiệp mua lại có nghĩa vụ trả cho doanh nghiệp bị bán tiền hoặc chứng khoán theo giá mua doanh nghiệp. (Trang 212, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Đại học kinh tế Quốc dân.)
Sáp nhập là loại giao dịch hợp nhất các doanh nghiệp, sau khi sáp nhập toàn bộ tài sản và các khoản nợ nhập chung lại thành một doanh nghiệp mới .
CTCK sẽ tư vấn và giúp các doanh nghiệp từ cơ sở pháp lý đến quá trình thực hiện hoạt động này.
Tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là việc CTCK giúp các doanh nghiệp với các hình thức sở hữu khác nhau chuyển về hình thức công ty cổ phần.
Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hầu như mới chỉ thực hiện ở khối các doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy mảng tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tại các CTCK thực chất là tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
1.2.4. Điều kiện để phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp
1.2.4.1. Điều kiện khách quan
Khung pháp lý và chính sách của Nhà nước.
Chính sách của Nhà nước có tác động to lớn đối với tất cả các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế nói chung và đến TTCK nói riêng. Chính sách của Nhà nước thường được cụ thể hoá trong khung pháp lý mà Chính phủ ban hành.
Ở Việt Nam, mọi hoạt động, hành vi của chủ thể trong nền kinh tế đều được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật cụ thể là các chính sách, nghị định, nghị quyết, thông tư... Hiện nay, luật về TTCK đang dần hoàn thiện do đó còn tồn tại nhiều bất cập và cần được khắc phục
Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp cũng như các hoạt động khác của CTCK đều chịu sự chi phối, quản lý, giám sát, điều chỉnh của các quy phạm pháp luật. Môi trường pháp lý hoàn thiện sẽ tạo nên một khung pháp lý chặt chẽ, thúc đẩy hơn tốc độ phát triển cũng như tính hiệu quả của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại các CTCK. Chính vì vậy có thể nói khung pháp lý và các chính sách của Nhà nước tác động trực tiếp đến sự phát triển của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp.
Lĩnh vực tư vấn tài chính doanh nghiệp chịu sự chi phối của các văn bản pháp quy như: Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán 2007, Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty cổ phần, Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Thông tư 126/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghị định187/2004/NĐ-CP, Thông tư 95/2006/TT-BTC sửa đổi bổ xung thông tư 126/2004/TT-BTC.
Do đặc trưng của hoạt động tư vấn nói chung và hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp nói riêng chứa đựng nhiều yếu tố nhạy cảm về lợi ích của khách hàng và CTCK, dễ xảy ra tranh chấp, khiếu nại. Cho nên pháp lý chặt chẽ là điều kiện cần thiết để CTCK và cả doanh nghiệp thực hiện đúng quy định. Đây là tiền đề quan trọng tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp phát triển.
Sự phát triển của thị trường chứng khoán
Trong mối tương quan giữa CTCK và các khách hàng thì sự phát triển của TTCK có tác động vô cùng lớn. TTCK phát triển sẽ tạo cơ sở cho các CTCK phát triển và thực hiện tốt các nghiệp vụ của mình, hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nhu cầu về mảng dịch vụ này càng lớn khi mà TTCK càng phát triển. Điều này có nghĩa là, cùng với sự phát triển của TTCK thì nhu cầu của các doanh nghiệp về tư vấn định giá, tư vấn xây dựng phương án cổ phàn hoá, tư vấn niêm yết, phát hành cổ phiếu,… càng nhiều. Đó là điều kiện cần để các CTCK thực hiện hoạt động này.
Các doanh nghiệp và công chúng đầu tư
Các doanh nghiệp nói đến ở đây đó chính là các tổ chức có nhu cầu sử dụng loại hình dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp của CTCK. Các doanh nghiệp sẽ chỉ mong muốn sử dụng dịch vụ này của CTCK khi mà nó thực sự mang lại lợi ích cho họ. Việc một doanh nghiệp quyết định tham gia vào TTCK mà những kiến thức của họ về TTCK còn thiếu thì đó là một quyết định mạo hiểm đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy họ cần có sự tham gia cố vấn của các chuyên gia đặc biệt trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Công chúng đầu tư là một thành phần quan trọng không thể thiếu được trong các hoạt động của TTCK cũng như của các CTCK. Nhờ có họ mà TTCK vận hành một cách trôi chảy. Khi mà công chúng có quan tâm đến TTCK thì CTCK mới có thể triển khai được các hoạt động, và từ đó ngày càng phát triển.
1.2.4.2. Điều kiện chủ quan
Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của CTCK là các yếu tố thuộc về bản thân công ty đó bao gồm các yếu tố như tài chính, con người, định hướng phát triển…Các nhân tố này không chỉ ảnh hưởng đến riêng hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của công ty mà nó còn có những ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động của công ty. Mỗi nhân tố đều có khả năng gây ảnh hưởng tới hoạt động này hay hoạt động khác của CTCK. Trên cơ sở nghiên cứu về hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của CTCK có thể nhận thấy hoạt động này thường chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố cơ bản sau:
Yếu tố tài chính
Như đã trình bày ở phần trên, công ty có vững mạnh thì mới thu hút được khách hàng tham gia vào các hoạt động của mình. Mà muốn là một CTCK vững mạnh trước hết phải có một nền tảng về tài chính vững mạnh. Tuy yêu cầu về vốn đối với mỗi hoạt động của CTCK không phải là quá cao, xong để chiếm được lòng tin của khách hàng thì đây là yếu tố rất quan trọng. Ở Việt Nam hiện nay, yêu cầu để thực hiện hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp đối với một CTCK đó là có vốn về nghiệp vụ này tối thiểu là 10 tỷ đồng, đây là hoạt động khá mới ở Việt Nam, vì vậy để triển khai hoạt động này thì đây là một số vốn khá lớn đối với một số CTCK. Như vậy vốn là điều kiện hàng đầu được đưa ra xem xét việc tồ tại một hoạt động của CTCK. Vốn là điều kiện cần thiết để CTCK đầu tư vào các công cụ phục vụ cho hoạt động, xử lý số liệu.
Yếu tố con người
Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp là một trong những hoạt động đòi hỏi sự chuyên nghiệp, đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có chất xám, có kiến thức, kinh nghiệm và trình độ thực sự. CTCK muốn thực hiện hoạt động này cần thiết phải có một đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, có kinh nghiệm, có kiến thức, có lòng nhiệt tình với công việc… bởi khi tư vấn cái mà CTCK cần bỏ ra không phải là tiền vốn mà là vốn chất xám của con người.
Trong chương 1, chúng ta đã tìm hiểu một cách sơ lược về các hoạt động của CTCK đồng thời đi sâu nghiên cứu hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại các CTCK. Chương này cũng chỉ ra vai trò và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của CTCK. Trong chương 2, căn cứ trên thực trạng của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn, chúng ta sẽ xem xét những mặt mạnh, mặt hạn chế trong việc thực hiện nghiêp vụ này để từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn tới những tồn tại trong hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn chi nhánh Hà Nội.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) là doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần, được thành lập ngày 27/12/1999 theo Giấy phép thành lập số 1751 GP/TLDN của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 056679 ngày 30/12/1999 của Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh Hà Nội của Công ty được thành lập ngày 09/07/2002 theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0113000160 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Tên đầy đủ là công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn, tên giao dịch quốc tế là Saigon Securities Inc (viết tắt là SSI).
SSI là một tổ chức tài chính hàng đầu của Việt Nam cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư và dịch vụ môi giới chứng khoán cho hơn 24.000 khách hàng bao gồm công ty, tổ chức và nhà đầu tư cá nhân trên cả nước. Với tư cách là Công ty Chứng khoán đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh, SSI đồng thời là thành viên của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số 03/GPHĐKD.
Trụ sở của công ty đặt tại:
180-182 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84-8) 821 8567. Fax: (84-8) 821 3867
Email: www.ssi.com.vn
Chi nhánh tại Hà Nội:
1C Ngô Quyền, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Điện Thoại: (84-04) 936 6316. Fax (84-04) 936 6316
Phòng giao dịch tại Hà Nội:
25 Trần Bình Trọng, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Điện thoại: (84-4) 942 6718. Fax: (84-4) 942 6719
Năng lực tài chính
Công ty Chứng khoán Sài Gòn là một trong các CTCK có tiềm lực tài chính mạnh. Với tổng vốn điều lệ của SSI đạt mức 500 tỷ đồng, tăng gấp hơn 80 lần số vốn điều lệ ban đầu năm 1999 là 6 tỷ đồng.Tổng tài sản tính đến hết năm 2006 đạt trên 3.685 tỷ đồng, tăng gấp hơn 55 lần so với năm 2003. Các chỉ số tài chính lành mạnh và liên tục đứng trong nhóm các công ty chứng khoán có kết quả hoạt động kinh doanh hàng đầu. (Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong các năm qua đạt mức 45% - 50% với mức cổ tức từ 30%-50%). Do đó SSI có thế mạnh tiêu biểu là có tiềm lực tài chính tốt để có thể trở thành đối tác đầu tư dài hạn, có vị thế tốt trên thị trường tài chính, từ đó có ưu thế trong việc thu xếp vốn và tìm kiếm các đối tác chiến lược cho các tổ chức kinh tế trong nước.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng của SSI
Đơn vị: đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Tổng Giá trị Tài sản
66.331.678.528
98.964.171.346
372.743.662.747
3.685.349.515.409
2
Nguồn VCSH
20.343.454.750
33.548.199.230
74.785.012.950
1.268.742.390.534
Trong đó vốn điều lệ
20.000.000.000
23.000.000.000
52.000.000.000
500.000.000.000
3
Doanh thu
5.687.025.714
28.793.742.457
39.938.363.238
366.941.484.067
4
Lợi nhuận sau thuế
108.424.197
13.018.719.463
25.353.915.495
246.641.892.129
Nguồn: Hồ sơ năng lực SSI
2.1.2. Cơ cấu nhân sự
Công ty Chứng khoán Sài Gòn hiện nay có 250 cán bộ thuộc biên chế thường xuyên, dài hạn, trong đó có 50 thạc sỹ và 190 cử nhân. Các cán bộ đều là những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, được đào tạo chính quy tại các trường đại học chuyên ngành ở nước ngoài và trong nước như Nga, Úc, Mỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Đại học Ngoại thương. Những cán bộ quản lý chủ chốt đều có kinh nghiệm làm việc trung bình 7-10 năm tại các tổ chức tài chính lớn. Các cán bộ chuyên viên cao cấp đã từng làm 3-5 năm ở trong nước và nước ngoài.
Ban lãnh đạo công ty bao gồm: 01 Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc là 01 Phó Tổng giám đốc, 01 Giám đốc chi nhánh, 01 Giám đốc tài chính, 01 Giám đốc phát triển kinh doanh và Giám đốc nghiệp vụ.
2.1.3. Cơ cấu sở hữu và số lượng cổ đông (tính đến thời điểm ngày 17/10/2006)
Bảng 2: Cơ cấu sở hữu và số lượng cổ đông
STT
Cổ đông
Số cổ phần
Số lượng cổ đông
Tỷ lệ (%)
1
HĐQT,BKS,BGĐ (bao gồm Hong Long Ltd),
Trong đó:
Hong Long Ltd:
11.281.620
1.016.000
12
1
22,56%
2,032%
2
Cổ đông là CBCNV (trừ thành viên HĐQT, BGĐ,BKS)
1.910.260
76
3,82%
3
Cổ đông bên ngoài (không bao gồm Hong Long Ltd)
Trong đó:
Cổ đông nước ngoài (không bao gồm Hông Long Ltd)
36.808.120
2.000.000
1.590
2
73,62%
4%
Tổng cộng
50.000.000
1.678
100%
Nguồn: Bản cáo bạch công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn
ĐHĐCĐ
HĐQT
BAN KIỂM SOÁT
BAN KIỂM SOÁT NỘI BỘ
HỘI SỞ
HỘI ĐỒNG ĐẦU TƯ
CHI NHÁNH HÀ NỘI
Dịch vụ chứng khoán
TV đầu tư và quản lý vốn
Tư vấn TCDN
Đầu tư và BLPH
Phát triển kinh doanh PR
Nguồn vốn & KDTC
Tài chính kế toán
Hành chính
IT
Luật
Nhân sự
2.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2.1.5. Hoạt động kinh doanh
2.1.5.1. Sản phẩm, dịch vụ chính của SSI
SSI có đầy đủ 5 nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đó là
Dịch vụ chứng khoán
Dịch vụ tư vấn và quản lý danh mục đầu tư
Dịch vụ tư vấn đầu tư và bảo lãnh phát hành
Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp
Tư vấn cổ phần hoá,
Tư vấn niêm yết,
Khảo sát và đánh giá hoạt động doanh nghiệp,
Xây dựng cấu trúc vốn tối ưu,
Tư vấn mua và sáp nhập công ty,
Tư vấn bán và giải thể công ty
Tư vấn thẩm định đánh giá chiến lược phát triển và định giá doanh nghiệp.
Dịch vụ thị trường vốn
Tư vấn huy động vốn qua IPO
Tư vấn huy động vốn qua kênh riêng
Ngoài ra mới triển khai dịch vụ mới là
Khối ngân hàng thương mại
Lập kế hoạch chiến lược
Quản lý thu hồi nợ quá hạn và nợ khó đòi
Quản trị nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ (Treasury Management)
Quản trị tài sản nợ/có (Asset/Liability Management)
Quản trị danh mục cho vay
Đánh giá hoạt động tín dụng
Tư vấn xây dựng phát triển hệ thống
2.1.5.2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần nhất
Cùng với xu hướng phát triển chung của TTCK Việt Nam, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn cũng không ngừng phát triển. Với xuất phát điểm là một CTCK lớn nhất ở Việt Nam với vốn điều lệ là 500 tỷ đồng, sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, SSI đã thu được nhiều thành tựu khá to lớn, quy mô ngày càng mở rộng, lợi nhuận hàng năm cao, mạng lưới khách hàng ngày càng rộng khắp… Đặc biệt cổ phiếu của SSI là một trong những cổ phiếu mạnh trên thị trường, có xu hướng được niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế. Các chỉ tiêu về doanh thu của SSI luôn dẫn đầu thị trường, các hoạt động của SSI luôn được các doanh nghiệp khác và công cúng đầu tư quan tâm và đón nhận. Có thể lượng hoá các thành tựu của SSI qua một số những số liệu thống kê sau:
Bảng 3: Hoạt động kinh doanh 2005 và 9 tháng đầu năm 2006
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
9 tháng đầu năm 2006 (luỹ kế)
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán
20.566,5
39.938,4
171.612,5
Các khoản giảm trừ doanh thu
100,2
-
0,5
Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh
20.466,3
39.938,4
171.612
Thu lãi đầu tư
7.305,4
10.967,1
9.724
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh và thu lãi đầu tư
27.771,7
50.905,5
181.336
Chi phí từ hoạt động kinh doanh
13.871,1
23.362,5
36.513,5
Lợi nhuận gộp
13.900,6
27.543
144.855,5
Chi phí quản lý doanh nghiệp
247,1
570,9
431
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
13.653,5
26.972,1
144.391,5
Lợi nhuận khác
-
0,412
1,64
Tổng lợi nhuận trước thuế
13.653,5
26.972,1
144.393
Lợi nhuận tính thuế
6.348,1
16.005,4
134.669
Thuế thu nhập doanh nghiệp
-
1.618,6
26.933,8
Lợi nhuận sau thuế
13.653,5
25.353,9
117.459
Nguồn: Bản cáo bạch công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn
Dự kiến trong thời gian tới, SSI sẽ tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ lên 800 tỷ đồng, và có khả năng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Singarpo.
Riêng đối với từng loại hình dịch vụ, SSI cũng luôn thu được những kết quả khả quan.
Bảng 4: Tỷ trọng doanh thu theo dịch vụ của toàn công ty (từ hoạt động kinh doanh chứng khoán)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
%
2005
%
9 tháng đầu năm 2006 (luỹ kế)
%
Doanh thu môi giới CK
2.952,1
14,35
3.541,1
8,87
24.073
14,03
Doanh thu hoạt động tự doanh
14.952,1
72,7
23.960,1
59,9
119.390,8
69,6
Doanh thu quản lý DMĐT
141,5
0,35
4.565,4
6,67
Doanh thu BLPH, ĐLPH
-
5.010
12,5
8.037
4,7
Doanh thu tư vấn đầu tư
2.1650,3
10,45
3.423,7
8,6
5.458,5
3,18
Doanh thu lưu ký chứng khoán
20,97
0,1
252,8
0,6
667,36
0,4
Doanh thu khác
492
2,4
3.609,1
9,18
9.420,44
5,42
Tổng
20.566,5
100
39.938,4
100
171.612,5
100
Nguồn: Bản cáo bạch công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn
Riêng trong từng hoạt động, kết quả đạt được tương đối khả quan:
Môi giới - Giao dịch.
SSI là CTCK tiên phong trong việc phục vụ khách hàng theo ngôn ngữ và văn hoá riêng của họ. SSI có hai nhóm môi giới chính gồm: nhóm môi giới khách hàng trong nước; nhóm môi giới khách hàng nước ngoài được chia thành ba mảng: nhóm khách hàng nói tiếng Anh, nhóm khách hàng nói tiếng Nhật và nhóm khách hàng là người Hoa. Đến thời điểm 30/09/2006, bộ phận môi giới giao dịch đang quản lý hơn 12.000 tài khoản trong đó hơn 1.100 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm khoảng 64% thị phần) đến từ các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Canada, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Hong Kong, Thái Lan, Đài Loan… Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động vào năm 2000 đến nay, thị phần môi giới của SSI luôn đạt hơn 20 % thị trường cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK TP.HCM và 40% thị trường cổ phiếu đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà nội. SSI cũng là nơi cung cấp dịch vụ môi giới đáng tin cậy cho các tổ chức đầu tư lớn và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến TTCKVN như Dragon Capital, Prudential Viet Nam, Viet Nam Equity Fund, Planetary (Mauritius) Viet nam, Kamm Investment Holding, KITMC, HSBC, Morgan Stanley, BNP- Paribas, Credit Suise, SWIST Current offshore Ltd, Swist Current Partners LLB…
Hoạt động nghiên cứu thị trường
Hoạt động nghiên cứu thị trường của SSI được thực hiện bởi những chuyên viên phân tích chứng khoán chuyên nghiệp, cung cấp những thông tin giá trị và tin cậy nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. SSI có đầy đủ dữ liệu phân tích của tất cà các công ty niêm yết và hầu hết các công ty “blue chip” trên thị trường OTC. Tại SSI, mỗi chuyên gia phân tích sẽ tập trung phân tích một nhóm các chứng khoán cụ thể, nhờ vây họ trở thành những chuyên gia phân tích về các công ty mà họ chuyên trách. Sự chuyên môn hoá này nhằm tăng cường độ sâu của các báo cáo nghiên cứu dùng để cung cấp cho nhà đầu tư. Do đó, khách hàng của SSI sẽ được tiếp cận với nguồn thông tin chất lượng phục vụ cho quyết định đầu tư của mình.
Dịch vụ Tư vấn tài chính doanh nghiệp.
Thế mạnh của SSI trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn là sự kết hợp kinh nghiệm và tri thức nghiệp vụ của thị trường quốc tế với văn hoá và thực tiễn kinh doanh Việt Nam. Với đội ngũ chuyên viên được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước, có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong các tổ chức tài chính nước ngoài, với mạng lưới quan hệ cộng tác chặt chẽ với các tổ chức tài chính quốc tế và các chuyên gia hàng đầu trong những lĩnh vực khác nhau, SSI có khả năng tổ chức được đội ngũ thực hiện với tính chuyên nghiệp thiết kế những sản phẩm dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng.
+ Tư vấn cổ phần hoá:
Cùng với chiến lược phát triển TTCK, hoạt động tư vấn cổ phần hoá là một trong những dịch vụ chủ chốt của bộ phận tư vấn tài chính doanh nghiệp (TVTCDN). Nhằm đảm bảo chất lượng tư vấn, bộ phận được định hướng tập trung cung cấp dịch vụ và quan hệ đối tác lâu dài với một số công ty, tổng công ty phù hợp với chiến lược phát triển vủa SSI.
+ Phát hành cổ phiếu:
Tong năm 2005, bộ phận đã tổ chức phát hành cổ phiếu cho hơn 30 doanh nghiệp với tổng số vốn phát hành thông qua phát hành đấu giá và phát hành riêng lẻ thành công lên tới xấp xỉ 1500 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu. Đặc biệt những đợt phát hành cho nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh, Nhiệt điện Phả Lại, Đại lý hàng hải Việt Nam, công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí đều là những đợt phát hành lập kỉ lục về khối lượng phát hành và số lượng nhà đầu tư tham gia tính tới thời điểm thực hiện.
+ Tư vấn chuyển đổi và niêm yết cho Doanh nghiệp FDI:
Bộ phận đã thực hiện tư vấn chuyển đổi và đang thực hiện tư vấn phát hành cổ phiếu và niêm yết cho các đơn vị FDI bao gồm Taicera, Austnam, Full Power, Interfood.
+ Ngoài ra bộ phận còn cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng khác như:
Tư vấn mua sắm và sáp nhập công ty; tư vấn bán và giải thể công ty; xác định giá trị và thẩm định chiến lược.
Dịch vụ Tư vấn Đầu tư và Quản lý vốn: (TVĐT&QLV)
Dịch vụ TVĐT&QLV được triển khai từ cuối năm 2005 nhằm cung cấp thêm các dịch vụ gia tăng cho nhà đầu tư một cách chuyên nghiệp hơn. Sau một năm hoạt đông, SSI đã triển khai hai dịch vụ quản lý danh mục đầu tư và dịch vụ uỷ thác đầu tư cho đối tượng khách hàng là các tổ chức và cá nhân đầu tư lớn. Tổng giá trị các hợp đồng quản lý danh mục đầu tư và hợp đồng uỷ thác đầu tư đã ký và thực hiện là 292 tỷ đồng.
Dịch vụ tư vấn đầu tư cũng được song song phát triển với việc giới thiệu các sản phẩm nghiên cứu phân tích các cơ hội đầu tư, phân tích công ty, phân tích ngành cũng như nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm đa dạng hoá các dịch vụ khách hàng. SSI đã xây dựng được một đội ngũ nghiên cứu, phân tích kết hợp với những kiến thức đào tạo tại nước ngoài và những kinh nghiệm trên thị trường vốn và thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhóm phân tích đã hoàn thành báo cáo phân tích tất cả các cổ phiếu “blue chip”, các cổ phiếu niêm yết hấp dẫn trên thị trường cũng như các báo cáo phân tích ngành điện, xi măng, dầu khí, than .v.v… bằng hai thứ tiếng Anh - Việt.
Đầu tư và bảo lãnh phát hành:
Bảo lãnh phát hành là nghiệp vụ mới (bổ sung tháng 06/2005). SSI đã thực hiện bảo lãnh phát hành thành công cho Công ty cổ phần Cáp và vật liệu viễn thông (Sacom), Công ty cổ phần XNK thuỷ sản An Giang (Agifish), Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà (Bibica), trong đó bảo lãnh phát hành cho Sacomvới giá trị bảo lãnh 240 tỷ đồng. Đặc biệt SSI đã cộng tác với ngân hàng ANZ Việt Nam bảo lãnh phát hành thành công 900 tỷ đồng trái phiếu của tổng công ty điện lực Việt Nam.
Hoạt động tự doanh
Trong tổng giá trị tự doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán ở Việt Nam (34.786 tỷ đồng) thì SSI chiếm 4,4% thị phần.
Bảng 5: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản.
Chỉ số
2004
2005
Chỉ số về khả năng sinh lời
Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh và thu lãi đầu tư
0,5
0,54
Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh và thu lãi đầu tư
0,49
0,49
Chỉ số về tỉ lệ thu hồi vốn đầu tư
Lợi nhuận sau thuê/ Tổng tài sản(ROA)
0,13
0,07
Lợi nhuận sau thuế/VCSH(ROE)
0,50
0,34
Chỉ số về khả năng thanh toán và đòn bẩy tài chính
Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn
0,89
1,14
Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu
2,73
3,99
Nguồn: Bản cáo bạch công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn
So với năm 2004, nguồn vốn chủ sở hữu năm 2005 tăng từ 27 tỉ lên 74,8 tỷ (tăng 177%); tổng tài sản tăng từ 101 tỷ lên 372,7 tỷ(tăng 269%), trong khi lợi nhuận sau thuế tăng 86%. Do đó chỉ số ROA và ROE năm 2005 thấp hơn so với năm 2004. Năm 2005 cũng là năm SSI đẩy mạnh hoạt động đầu tư, tư vấn doanh nghiệp, do vậy giá trị các khoản phải thu, các khoản phải trả tăng cao.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.2.1. Cơ sở triển khai hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn chi nhánh Hà Nội.
Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn là một lĩnh vực hoạt động có thế mạnh của công ty. Hoạt động này của SSI thường luôn dẫn đầu thị phần kể từ khi triển khai hoạt động. Để thực hiện thành công nghiệp vụ này, xuất phát điểm của SSI là từ các cơ sở sau:
2.2.1.1. Xuất phát từ cơ sở pháp lý
Khi triển khai bất kỳ một hoạt động cụ thể nào thì quy định của khung pháp lý luôn là một yếu tố được quan tâm hàng đầu. Bởi khung pháp lý sẽ quy định quyền hạn cũng như nghĩa vụ mà các chủ thể tham gia hoạt động phải thực hiện. Hoạt động của TTCK và của các CTCK nói chung cũng như hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại CTCK cũng không nằm ngoài quy luật đó, mỗi mảng hoạt động trong nghiệp vụ này đều được triển khai dựa trên cơ sở luật pháp nhất định, và khi thực hiện thì CTCK đều phải cân nhắc để thực hiện theo đúng quy định và thủ tục của khung pháp lý sao cho phù hợp nhất.
- Văn bản pháp luật cao nhất hiện nay có hiệu lực thi hành về chứng khoán ở Việt Nam hiện nay là các văn bản pháp luật như:
+ Luật chứng khoán của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật số 70/2006/QH11 thông qua ngày 29/06/2006 quy định về chứng khoán và TTCK
+ Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ về chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán.
+ Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/05/2006 của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
+ Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về việc chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty cổ phần
- Dưới đó là các thông tư hướng dẫn, các quyết định có liên quan như thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0101.doc