MỞ BÀI
Ngày này điều tạo nên sụ thành công cho một doanh nghiệp không phải là một doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm kinh doanh đem lại lợi nhuận cao, mà là một doanh nghiệp phải biết thoả mãn những nhu cầu của khách hàng.
Và trong điều kiện như hiện nay, khoa học kỹ thuật đang ngày càng thay đổi với một tốc độ chưa từng có, đời sống của người dân đang ngày càng được nâng cao thì cùng với đó là sự biến đổi không ngừng của các nhu cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triể
47 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động triển khai Kaizen trong tập đoàn FPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bền vững thì doanh nghiệp đó phải luôn luôn nắm bắt và đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất. Nhiều doanh nghiệp cho rằng điều này là khó khăn bởi nắm bắt nhu cầu của khách hàng đã khó, việc đáp ứng nhu cầu của họ còn khó hơn.
Là một tập đoàn lớn đang hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực lớn, với đội ngũ cán bộ nhân viên là 9493 người, tập đoàn FPT đã và đang triển khai chương trình ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN với mục đích loại bỏ các lãng phí, cải thiện điều kiện làm việc cho nhân viên, nâng cao văn hoá công ty, nắm bắt và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng đang biến đổi một cách không ngừng.
Vì lí do đó em quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động triển khai Kaizen trong tập đoàn FPT”
Mục đích nghiên cứu:
- Về mặt lý luận: việc nghiên cứu về chương trình Kaizen giúp cho em có cơ sở hiểu thểm về chuyên ngành chất lượng và là cơ sở để làm chuyên đề này
- Về mặt thực tiễn: Việc nghiên cứu đề tài này giúp em có thể đánh giá một cách đúng hơn về hiệu quả của hoạt động triển khai Kaizen tại FPT. Qua đó có thể hoàn thiện hơn nữa công tác triển khai cho công ty Cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ FPT.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Là công tác triển khai dự án ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ FPT
- Pham vi nghiên cứu: Do có các loại Kaizen sau: Kaizen đề xuất ý tưởng cải tiến (dưới đây gọi là Kaizen Ðề xuất cải tiến), Kaizen Hệ thống (cải tiến quy trình: hệ thống, điều kiện, phương pháp vận hành) và Kaizen Cơ khí. Nhưng hiện nay ở FPT mới chỉ triển khai loại Kaizen là Kaizen đề xuất cải tiến cho nên phạm vi nghiên cứu trong chuyên đề này của em chỉ dừng lại việc triển khai Kaizen Đề xuất cải tiến ở FPT
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu các tài liệu, kết hợp với việc tham gia hỗ trợ triển khai trực tiếp chương trình ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN TẠI FPT, thu thập những dữ liệu thực tế trong khi triển khai.
- Nguồn số liệu: Chủ yếu lấy từ nguồn số liệu của FQA – HO thu thập trong quá trình triển khai tại các đơn vị tại Hà Nội.
Cấu trúc của chuyên đề gồm 3 phần:
Chương I: TỔNG QUAN VỀ KAIZEN VÀ SỰ CẦN THIẾT ÁP DỤNG KAIZEN TẠI FPT
Chương II: THỰC TRẠNG VIỆC TRIỂN KHAI KAIZEN TẠI FPT
ChươngIII: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRIÊN KHAI KAIZEN TẠI FPT
Do thời gian hạn chế, và việc FPT mới triển khai chương trình Kaizen cho nên nguồn số liệu em thu thập được vẫn còn rất bị hạn chế. Do đó chưa có một cái nhìn thật sâu về hiệu quả hoạt động triển khai Kaizen tại FPT. Vì vậy em cũng rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thiện hơn đề tài này.
Em cũng cảm ơn Th.s Phạm Thị Hồng Vinh đã tận tình giúp đỡ em để em có thể hoàn thành được đề tài này.
Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2008
Sinh viên
Vũ Xuân Nam
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KAIZEN VÀ SỰ CẦN THIẾT ÁP DỤNG KAIZEN TẠI FPT
1.1 Tổng quan về Kaizen
1.1.1 Nội dung
a. Khái niệm Kaizen
KAI + ZEN = KAIZEN
(Sửa đổi, Thay đổi) (Suy nghĩ, làm tốt/ tốt hơn)
Kaizen là hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của moi người nhằm cải thiện không ngừng môi trường làm việc, cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình.
Sơ đồ 1: Khái niệm về Kaizen
10
0
Cải tổ
9
8
7
Khi áp dụng ở nơi làm việc, Kaizen nghĩa là cải tiến liên tục và nó đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực liên tục của mọi người, các cán bộ quản lý cũng như mỗi cán bộ công nhân viên.
Kaizen là những cải tiến nhỏ thực hiện từng bước trong một thời gian dài. Thực tế, các công ty Nhật thường chú trọng thực hiện Kaizen hoặc chương trình có sự tham gia của nhân viên vì các chương trình này nằm trong tầm kiểm soát của các cán bộ quản lý. Kaizen ít tốn kém hơn là đầu tư mới. Nó nâng cao chất lượng công việc nó ghi nhận sự tham gia của nhà quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm chi phí hoạt động.
b. Mục đích của cải tiến: Tốt hơn, rẻ hơn, an toàn hơn, nhanh hơn, dễ dàng hơn
Giảm lãng phí, Cắt giảm chi phí (Waste- Muda)
Giảm thời gian phục vụ KH (leadtime)
Cải thiện chất lượng
Giảm tồn kho
Tăng sự thông thoáng, dễ quan sát
Tiêu chuẩn hóa qua trình họat động xuyên suốt đồng bộ
Gia tăng sự hài lòng của khách hàng
Gia tăng lợi nhuận
1.1.2 Điều kiện triển khai Kaizen
a.
Các yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động KAIZEN:
- Cam kết của lãnh đạo cao nhất
Trong đó ban lãnh đạo cần nắm bắt và vận dụng các khái niệm cơ bản:
Kaizen và quản lý
Quá trình và kết quả quá trình
Chu trình PDCA
S
D
C
A
P
D
C
A
P
D
C
A
S
D
C
A
CHU TRÌNH PDCA
Chất lượng là hàng đầu
Quyết định dựa trên sự kiện
Quá trình tiếp theo là khách hàng
- Vai trò của cán bộ quản lý và lãnh đạo nhóm
- Nỗ lực tham gia của mọi người
b. Các bước thực hiện Kaizen tại nơi làm việc:
Các bước thực hiện Kaizen tuân thủ theo vòng PDCA. Từ bước 1 đến bước 4 là P (kế hoạch), bước 5 là D (thực hiện), bước 6 là C (kiểm tra) và bước 7, 8 là A (hành động khắc phục hoặc cải tiến). Các bước thực hiện Kaizen giúp chúng ta giải quyết vấn đề dựa trên việc phân tích dữ liệu. Các bước thực hiện Kaizen được tiêu chuẩn hoá như sau:
1. Bước 1: Lựa chọn chủ đề
2. Bước 2: Tìm hiểu tình trạng hiện tại và xác định mục tiêu
3. Bước 3: Phân tích dữ kiệu đã thu thập để xác định nguyên nhân gốc rễ.
4. Bước 4: Xác định biện pháp thực hiện dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu.
5. Bước 5: Thực hiện biện pháp
6. Bước 6: Xác nhận kết quả thực hiện biện pháp
7. Bước 7: Xây dựng hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn để phòng ngừa tái diễn.
8. Bước 8: Xem xét các quá trình trên và xác định dự án tiếp theo.
Đặc điểm của Kaizen
- Là qúa trình cải tiến liên tục nơi làm việc.
- Tập trung nâng cao năng suất và thoả mãn yêu cầu khách hàng thông qua giảm lãng phí.
- Triển khai dựa trên sự tham gia nhiệt tình của mọi thành viên với sự cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo.
- Đặc biện nhấn mạnh hoạt động nhóm.
- Thu thập và phân tích dữ liệu là công cụ hữu hiệu.
1.2 Giới thiệu chung về FPT
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.2.1.1 Quá trình hình thành
- Năm 1988, có 13 trí thức trẻ Việt Nam từng tu nghiệp nhiều năm ở Nga (Liên Xô cũ) mà đứng đầu là Trương Gia Bình đã cùng nhau gây dựng một công ty. Họ đã học toán, học vật lý, công nghệ thông tin và những ngành tương tự. Khi còn ở Nga, họ thấy rằng Việt Nam nhỏ bé và cần phát triển. Họ khao khát muốn kết nối Việt Nam với thế giới mà đặc biệt là Nga và “bắt đầu kiếm tiền”. Ngày 13 tháng 9 năm 1988 công ty FPT được thành lập theo quyết định cùng với sự ủng hộ của Viện Trưởng Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia GS.TS Vũ Đình Cự.
Mặc dù ý tưởng ban đầu là kinh doanh công nghệ cao với sự say mê những khả năng kỳ diệu của chiếc máy tính cá nhân nhưng buổi đầu thành lập công ty mang tên là công ty Công nghệ thực phẩm FPT (viết tắt của Food Processing Technology) và chuyên kinh doanh các công nghệ chế biến thực phẩm. Tuy nhiên với sự say mê công nghệ cao đặc biệt là phần mềm, công ty đã nhanh chóng chuyển hướng sang kinh doanh công nghệ thông tin vào năm 1990 và đến nay đã trở thành Tập đoàn Kinh tế- Công nghệ số 1 tại Việt Nam và Đông Nam Á.
1.2.1.2 Các giai đoạn phát triển
Có thể được chia làm 3 giai đoạn phát triển như sau
Giai đoạn 1(từ khi thành lập đến năm 1998): thành lập công ty và phát triển trong lĩnh vực phân phối
13/09/1988: 13 trí thức, nhà khoa học, lập trình viên, nhà giáo đã thành lập ra FPT
1994 :
Trở thành nhà phân phối của IBM tại Việt Nam
1996:
- FPT khai trương mạng WAN đầu tiên ở Việt Nam: "Trí tuệ Việt Nam".
1998:
- Trở thành Nhà phân phối của Oracle tại Việt Nam.
- Cung cấp dịch vụ ISP và ICP tại Việt Nam.
Giai đoạn 2(Từ năm 1998 đến 2002): FPT đi vào lĩnh vực làm phần mềm xuất khẩu và tăng cường công tác chất lượng
1999:
- FPT thành lập Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế FPT Aptech.
2000:
- Sau rất nhiều những nỗ lực cố gắng FPT đã được nhận chứng chỉ ISO 9001:2000.
2001:
- Ra mắt tờ báo trực tuyến VnExpress. Hiện nay tờ báo này đang nằm trong 100 tờ báo được nhiều người đọc nhất trên thế giới.
Giai đoạn 3(Từ năm 2002 đến nay ): FPT tiến hành cổ phần hoá và thu được những thành công rực rỡ
2002:
- FPT tiến hành cổ phần hóa;
- Là đối tác của HP tại Việt Nam;
2003:
- Trở thành nhà phân phối điện thoại di động Samsung tại Việt Nam;
- Thành lập 6 công ty chi nhánh;
- Trở thành Nhà phân phối điện thoại di động Nokia tại Việt Nam.
2004:
- Là Đối tác Vàng (Gold Partner) đầu tiên của Cisco ở khu vực Đông Dương.
2005:
- Triển khai dịch vụ trò chơi trực tuyến (Game online) có bản quyền;
- Thành lập Công ty Cổ phần Viễn thông FPT;
- Đối tác Vàng (Gold Partner) của Microsoft;
- Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn FPT Software Nhật Bản.
2006:
- Niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường tại thời điểm đó.
- Thành lập trường Đại học FPT;
- Triển khai dịch vụ truyền hình Internet;
- Nhận chứng chỉ CMMi-5;
- Cung cấp dịch vụ WiMax;
- Tham gia phát triển Khu Công nghệ cao Hoà Lạc và Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh;
- Tiếp nhận 36,5 triệu USD đầu tư từ Texas Pacific Group và Intel Capital;
- Ký thoả thuận liên minh chiến lược với Microsoft;
2007
- Ngày 27/11/2007, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết, ký kết với Tập đoàn SBI Holdings, Inc. (TOKYO: 8473) để thành lập Quỹ Đầu tư Việt-Nhật (Vietnam-Japan Fund) trị giá 100 triệu USD.
- Chuyển trụ sở chính của Tập đoàn đến Tòa nhà FPT Cầu Giấy, Hà Nội.
- Là đối tác bán hàng cấp cao nhất của Microsoft tại Việt Nam;
- Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phần mềm FPT Châu Á – Thái Bình Dương tại Singapore;
- Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bán lẻ FPT, Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT, Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư FPT, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Tin học FPT, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc FPT, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bất động sản FPT, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Truyền thông Giải trí FPT, Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT, Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT;
- Hợp nhất Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hệ thống Thông tin FPT, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Phần mềm FPT và Trung tâm Dịch vụ ERP thành Công ty Hệ thống Thông tin FPT
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty
Với định hướng rõ ràng ngay từ khi mới thành lập, FPT tồn tại và phát triển với những chức năng kinh doanh chính sau:
Tích hợp hệ thống;
Sản xuất phần mềm (đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu);
Cung cấp dịch vụ tin học (ERP);
Phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin;
Phân phối điện thoại di động; cung cấp các giải pháp;
Các dịch vụ viễn thông và Internet;
Đào tạo đại học, đào tạo lập trình viên quốc tế, đào tạo mỹ thuật đa phương tiện;
Lắp ráp máy vi tính FPT Elead;
Bảo hành, bảo trì các thiết bị viễn thông và tin học;
Cung cấp dịch vụ truyền thông.
Cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng.
Bất động sản.
1.2.3 Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty ảnh hưởng tới việc áp dụng Kaizen
1.2.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý
a. Hệ thống quản trị
FPT thiết lập cơ cấu tổ chức, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh doanh, bao gồm cả cơ chế trao đổi thông tin nội bộ, rõ ràng và phân công các cán bộ với quyền hạn và trách nhiệm xác định để duy trì, xem xét và cải tiến liên tục hệ thống quản trị FPT nhằm triển khai hiệu lực các chính sách của FPT và đạt được mục tiêu đề ra. Hệ thống tổ chức FPT tuân thủ mô hình sau:
Các ban chức năng
Các bộ phận trực thuộc
Công ty Chi nhánh theo địa lý
Công ty chi nhánh theo Bussiness line
Công ty cổ phần
Cổ đông
Khách hàng
Nhân viên
Lãnh đạo
Cộng đồng
Cổ đông
Cộng đồng
Nhân viên
Lãnh đạo
Khách hàng
FPT Hoilding
Các đối tượng
Đầu vào: nhu cầu
Các đối tượng
Đầu ra: thoả mãn
Hệ thống Quản trị FPT
Mô hình tổ chức
Các đối tượng phục vụ của FPT bao gồm: Cổ đông, Khách hàng, Lãnh đạo, Nhân viên và Cộng đồng. FPT xác định các chính sách và mục tiêu cho từng đối tượng, cũng như đề ra các yêu cầu để thoả mãn các chính sách và mục tiêu đó.
b. Sơ đồ tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức của tập đoàn FPT là cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng. Theo kiểu này vừa có thể phát huy năng lực chuyên môn của các cán bộ trong các đơn vị/ phòng ban vừa đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến.
Chủ tịch tập đoàn là người trực tiếp quản lý các tổng giám đốc các công ty thành viên, và giám đốc các chi nhánh. Giám đốc chi nhánh và tổng giám đốc các công ty thành viên sẽ được trao quyền hạn nhất định trong lĩnh vực hoạt động của công ty.
Ngoài ra trên tập đoàn còn có các phòng ban chuyên môn sẽ giúp chủ tịch tập đoàn trong việc quản lý các phòng ban chuyên môn của các công ty thành viên. Nhờ đó mà các công việc được giải quyết dễ dàng hơn, đồng thời thông tin sẽ được chuyển đến các bộ phận một cách nhanh chóng.
c. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
ĐH FPT
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban tổng giám đốc
Các công ty thành viên
Các chi nhánh
Các ban chức năng
Các trung tâm
Ban kiểm soát
SƠ ĐỒ BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ):
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định các vấn đề quan trọng của công ty theo Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty; thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ quyết định. Hội đồng quản trị xây dựng định hướng chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của ĐHĐCĐ thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Ban kiểm soát:
Do ĐHĐCĐ bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty.
Tổng giám đốc:
Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.
Văn phòng công ty:
Xây dựng, duy trì, kiểm soát và nâng cấp cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho cán bộ nhân viên Công ty FPT theo tiêu chuẩn thống nhất trong toàn bộ hệ thống FPT.
Đảm bảo công tác hành chính đối ngoại với các cơ quan chức năng. Kiểm sóat và hỗ trợ các hoạt động hành chính văn phòng của các đơn vị thành viên trực thuộc công ty.
Ban kế hoạch tài chính:
Kế toán, thống kê, phản ánh đầy đủ chính xác, trung thực kịp thời, liên tục, có hệ thống các hoạt động tài chính, vật tư tiền vốn, lao động của công ty theo đúng chế độ quy định của Nhà nước.
Chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận kế toán tài vụ ở văn phòng và các đơn vị trực thuộc.
Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê tài chính, vật tư, đánh giá đúng đắn kịp thời cho cơ quan chức năng.
Điều phối chính xác, kịp thời các hoạt động tài chính, vật tư hàng hóa của công ty và các bộ phận.
Ban truyền thông:
Xây dựng hình ảnh của công ty và quản trị thương hiệu FPT.
Tổ chức các họat động PR của công ty, hỗ trợ kịp thời các hoạt động này tại các đơn vị trực thuộc công ty.
Xây dựng và duy trì phát triển Website công ty, báo nội san.
Ban Nhân sự:
Tham mưu cho lãnh đạo trong việc thiết lập cơ cấu tổ chức và xây dựng chính sách quản lý, sử dụng nguồn nhân lực.
Kiểm soát và hỗ trợ công tác quản trị nhân sự của các đơn vị thành viên trực thuộc công ty FPT.
Ban Công nghệ thông tin:
Đảm bảo vận hành thông suốt, có hiệu quả hạ tầng thông tin và các hệ thông tin của FPT (Email, Solomon, FIFA/MIS, VoIP, e- ISO, PO-man,…) trong FPT và các đơn vi thành viên.
Tham mưu đề xuất chính sách, kế hoạch, ngân sách tin học hóa FPT. Xây dựng các đề án, tổ chức mua sắm, thuê mướn, phối hợp nội bộ phục vụ công tác triển khai.
Ban kinh doanh:
Quản lý các hoạt động quan hệ kinh doanh quốc tế.
Quản lý các hướng kinh doanh và xử lý những vấn đề phát sinh giữa các hướng kinh doanh nếu có.
Tư vấn cho Ban lãnh đạo công ty FPT trong việc phê duyệt và kiểm soát các dự án đầu tư.
Ban xây dựng cơ bản và phát triển hạ tầng.
Đảm bảo cơ sở hạ tầng của tập đoàn FPT.
Ngiên cứu thị trường, cơ hội kinh doanh bất động sản
Ban Đảm bảo chất lượng:
Nghiên cứu, đánh giá trình độ quản lý, công nghệ, hệ thống chất lượng FPT và đề xuất các chính sách tương ứng.
Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức triênt khai, duy trì và nâng cấp hệ thống đảm bảo chất lượng FPT.
Tư vấn trong lĩnh vực chất lượng và khoa học công nghệ.
Văn phòng đoàn thể FPT:
Chịu trách nhiệm tham mưu, điều phối, tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao, sinh hoạt cộng đồng và các hình thức sinh hoạt khác của FPT.
Tổ chức các hoạt động truyền thống, các sự kiện mang tính công đồng ở cấp FPT và các hình thức giao lưu của FPT với các đơn vị, cơ quan, tổ chức kinh tế xã hội khác.
Thường trực, điều hành công việc của Tổng hội FPT và thưòng trực giúp việc cho Đảng ủy, Ban chấp hành công đoàn, Đoàn thanh niên, hỗ trợ giúp việc cho các hội khác của FPT.
* Bộ máy quản lý tập đoàn hoạt động với các nguyên tắc:
Trách nhiệm các nhân trong việc ra quyết định và dân chủ trong việc đóng góp ý kiên.
Phân cấp theo quy mô, loại hình hoạt động và tầm quan trọng của công việc.
Quản lý ngành dọc, nhất quán.
Do đó, bộ máy quản lý hoạt động hiệu quả và tác động tích cực lên hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn tập đoàn.
Các ban chức năng (FHO) của FPT bao gồm:
FPF: Ban kế hoạch tài chính.
FHR: Ban Nhân sự. (Tổ chức cán bộ cũ)
FAD: Văn phòng công ty.
FCC: Ban truyền thông.
FQA: Ban Đảm bảo chất lượng.
FID: Ban xây dựng và phát triển hạ tầng.
FIM: Ban công nghệ thông tin.
FDB: Ban kinh doanh.
FTH: Văn phòng đoàn thể.
2. Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh.
Hiện FPT hoạt động trên 4 lĩnh vực chính:
Công nghệ thông tin và viễn thông
Công nghệ thông tin và viễn thông là thế mạnh và hướng kinh doanh mũi nhọn của Tập đoàn FPT từ khi ra đời cho đến nay. Các công ty công nghệ thông tin và viễn thông của Tập đoàn đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành tin học, viễn thông nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đây là những công ty hoạt động hiệu quả, tốc độ phát triển cao, có lợi thế cạnh tranh đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố và giữ vững vị thế hàng đầu của Tập đoàn FPT trong bối cảnh hội nhập WTO
Bất động sản
Tháng 5 năm 2006, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Trương Gia Bình đã kí quyết định về việc thành lập Công ty Bất Động Sản FPT (FPT Land) với chiến lược đầu tư vào thị trường bất động sản, đã mở ra một hướng kinh doanh mới mang một tầm vóc lớn lao hơn và cũng chứa đựng vô vàn thách thức. Và tháng 5- 2007, Công ty TNHH Phát triển khu CNC Hoà Lạc FPT đựơc thành lập.
Tài chính ngân hàng
Năm 2007, FPT chính thức gia nhập vào lĩnh vực tài chính ngân hàng, không phải là đổ xô theo xu hướng của thị trường mà nó nằm trong chiến lược đa dạng hóa của Công ty, dựa trên sức mạnh cốt lõi của Công ty là công nghệ thông tin và viễn thông. Và FPT hiểu được giờ đây công nghệ là một yếu tố quyết định trong các chiến lược cạnh tranh, phát triển kinh doanh mới của hệ thống các công ty dịch vụ tài chính ngân hàng.
Giáo dục đào tạo
Đào tạo nhân lực chất lượng cao nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin đang là một trong những nhu cầu cấp thiết cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực đẳng cấp quốc tế cho Việt Nam và cho chính công ty, ngay từ năm 1999, các trung tâm đào tạo CNTT FPT đã ra đời và phát triển mạnh mẽ cho đến nay.
4. Đặc điểm về nguồn nhân lực:
4.1. Đánh giá về tăng trưởng số lượng lao động
Bảng 1:Bảng số liệu sự tăng trưởng về nhân sự từ năm 2002 – nay
Nguồn: Phòng nhân sự FPT
Năm
Đơn vị tính
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Số lượng nhân sự
Người
1100
1905
2883
4958
7000
9493
Số lượng tăng so với năm trước
Người
0
805
978
2075
2042
2493
% Tăng so với năm trước
%
0
73.2%
51.3%
71.9%
41%
35.6%
Nhận xét:
Ta thấy nhân sự FPT tăng đều qua các năm với tốc độ cao, trung bình trong năm năm trở lại đây là 54%/năm.
Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là tương đối cao. Tuy tỷ lệ tăng trưởng này càng có xu hướng giảm dần. Song thực tế thì số lượng nhân sự hàng năm gia nhập vào trong FPT là rất lớn và có xu hướng ngày càng cao. Điều này thể hiện năm 2002 số lượng lao động mới chỉ là 1100 người thì năm 2003 số lượng tăng lên 1905 ( tăng 805 người), và trong các năm 2004, 2005, 2006, 2007 con số tăng lần lượt là 978, 2075, 2042, 2493 người.
Trong kế hoạch dự kiến thì trong năm 2008 này số lượng nhân lực của FPT sẽ tăng lên con số 16000 người. Do đó có thể thấy FPT đang tạo ra một mội trường làm việc hấp dẫn, cùng với chế độ đãi ngộ hợp lý đối với nhân viên, tạo điều kiện cho mỗi nhân viên có thể phát huy được tài năng, đảm bảo cho họ một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần thì FPT đang thu hút được ngày càng đông số lượng nhân viên muốn cống hiến cho FPT.
4.2.Về cơ cấu trình độ
Bảng 2: Bảng số liệu về cơ cấu trình độ nhân sự FPT:
Nguồn: Phòng nhân sự FPT
Trình độ
Đơn vị tính
Trên ĐH
Trình độ ĐH
Dưới ĐH
Tổng
Số lượng
Người
248
6018
3227
9493
% trong tổng số nhân sự
%
2.6%
63.4%
34%
100%
Nhận xét:
- Qua bảng số liệu và biểu đồ trên có thể thấy trình độ nhân sự FPT rất cao, số lượng người có trình độ ĐH và trên ĐH là 6266 người, chiếm 66% nhân sự toàn FPT. Trong đó số người có trình độ ĐH chiếm một số lượng lớn là 6018 người, chiếm 63.4%.
Ông Hồ Thanh Tùng - Tổng Giám đốc Oracle khu vực Đông Dương phát biểu:
"Các chuyên gia Oracle trong nước cũng như quốc tế qua thời gian cộng tác làm việc với đội ngũ kỹ thuật của FPT, đều đánh giá rất cao năng lực cũng như khả năng nắm bắt công nghệ mới như Oracle 10g, Real Application Cluster, Oracle E-business Suites... Và đặc biệt, sự phối hợp giữa FPT và Oracle để chuẩn bị cho một số dự án lớn nhất của Việt Nam đã khiến cho các hãng tư vấn triển khai phần mềm lớn nhất trên thế giới đều phải ngạc nhiên và công nhận về hiệu quả, trình độ chuyên môn và độ chuyên nghiệp của các chuyên gia công nghệ thông tin Việt Nam".
- Số người có trình độ dưới ĐH là 34% một tỷ lệ cũng khá cao, song đây cũng là những người có chuyên môn đáp ứng được với công việc. Hoặc làm trong những bộ phận không cần đòi hỏi có chuyên môn cao.
- Số người có trình độ trên ĐH là 248 người, chiếm 2.6% số lượng nhân sự toàn tập đoàn.
Có thể thấy lực lượng nhân sự của FPT có trình độ tương đối cao. Song cũng có thể thấy số lượng người có trình độ trên ĐH là còn tương đối thấp. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do nhân sự trong FPT chủ yếu là còn trẻ, với độ tuổi trung bình là 27,51 tuổi. Nhân sự đang còn nằm trong thời gian học sau ĐH, dự kiến trong một vài năm tới số lượng người có trình độ trên ĐH sẽ tăng lên một cách nhanh chóng.
4.3. Về cơ cấu nghiệp vụ
Bảng 3: Bảng số liệu về cơ cấu nghiệp vụ nhân sự FPT:
Nguồn: Phòng nhân sự FPT
Nghiệp vụ
Đơn vị tính
Quản lý
Kinh doanh
Kỹ thuật
Chức năng
Phần mềm
Tổng
Số lượng
Người
880
1853
2144
2486
2130
9493
% trong tổng số nhân sụ
%
9.3%
19.5%
22.6%
26.2%
22.4%
100%
Nhận xét:
- Số lượng nhân sự có nghiệp vụ về phần mềm, chức năng, kỹ thuật và kinh doanh ở FPT là tương đối đồng đều với lượng nhân sự lần lượt là 2130, 2486, 2144, 1853 người. Chiếm các tỷ lệ tương ứng là 22.4%, 26.2%, 22.6%, và 19.5%.
Điều này là do FPT là tập đoàn hoạt động trên nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin và viễn thông, Bất động sản, Ngân hàng và tài chính, và giáo dục và đào tạo. Vì vậy số lượng nhân lực nằm đồng đều ở các mảng hoạt động.
Và có thể thấy FPT hoạt động rất mạnh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông, đó là lĩnh vực hoạt động truyền thống của FPT. Vì vậy lượng nhân lực có nghiệp vụ về phần mềm và kĩ thuật chiếm một tỷ lệ tương đối lớn.
Các lĩnh vực như tài chính và ngân hàng, bất động sản là những lĩnh vực mới nhưng cũng đang được tập đoàn quan tâm và đầu tư để phát triển trong những năm tới đây.
4.4. Về thâm niên công tác
Bảng 4: Bảng số liệu về thâm niên công tác của nhân sự FPT
Nguồn: Phòng nhân sự FPT
Thâm niên công tác
Đơn vị tính
Trên 3 năm
Từ 1 đến 3 năm
Dưới 1 năm
Tổng
Số lượng
Người
3755
5538
200
9493
% trong tổng số nhân sự
%
39.6%
58.3%
2.1%
100%
Nhận xét:
Có thể thấy thâm niên công tác của nhân sự trong FPT là chưa cao, tỷ lệ nhân sự có thâm niên công tác từ 1 đến 3 năm chiếm một tỷ lệ rất lớn là 58.3% trong tổng số nhân sự của toàn tập đoàn FPT.
Tỷ lệ nhân sự có thâm niên công tác trên 3 năm chiếm tỷ lệ 39.6 % trong tổng số nhân sự tập đoàn FPT, và tỷ lệ thâm niên công tác dưới 1 năm là 2.1%.
Nếu nhìn qua thì có thể thấy thâm niên công tác của nhân sự FPT là chưa cao, song điều này phản ánh đúng thực tế là lực lượng nhân sự của FPT có tuổi trung bình toàn tập đoàn là 27.51 tuổi. Đây là một độ tuổi khá trẻ so với các doanh nghiệp khác. Hơn nữa FPT mới mở rộng quy mô trong một vài năm trở lại đây, thu hút một lực lượng khá đông nhân sự mới. Nhưng với chính sách đãi ngộ, trọng dụng người tài của FPT thì trong thời gian tới thâm niên công tác này sẽ tăng lên một cách nhanh chóng.
4.5. Đặc điểm vốn – tài chính.
a) Bảng cân đối kế toán và các chỉ tiêu tài chính chủ yếu.
Bảng 3 : Bảng cân đối kế toán tóm tắt.
STT
Đơn vị: Triệu đồng
2003
2004
2005
2006
2007
TÀI SẢN
I
TÀI SẢN NGẮN HẠN
917.138
1.495.173
2.020.707
3.072.816
4.336.815
1
Tiền
79.956
372.681
415.058
669.452
895.515
2
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
-
-
-
-
-
3
Các khoản phải thu
619.655
745.832
1.197.395
1.761.782
1.927.074
4
Hàng tồn kho
206.909
355.824
384.296
583.961
1.377.900
5
Tài sản ngắn hạn khác
10.618
20.835
23.958
57.621
166.326
II
TÀI SẢN DÀI HẠN
62.095
88.531
198.770
335.050
979.465
1
Phải thu dài hạn
-
-
194
100
5.894
2
Tài sản cố định
55.808
77.399
165.718
299.524
606.404
3
Bất động sản đầu tư
-
-
-
-
-
4
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
3.906
5.464
1.296
13.328
329.696
5
Tài sản dài hạn khác
2.381
5.669
31.562
22.098
37.471
TỔNG TÀI SẢN
979.233
1.583.705
2.219.477
3.407.866
5.346.280
NGUỒN VỐN
I
NỢ PHẢI TRẢ
806.762
1.271.656
1.533.043
1.717.222
3.365.814
1
Nợ ngắn hạn
716.761
1.108.979
1.408.120
1.591.048
3.010.172
2
Nợ dài hạn
84.532
162.677
-
126.174
66.546
3
Nợ khác
5.469
-
-
-
-
II
NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
172.471
312.049
646.790
1.567.390
1.980.466
1
Vốn chủ sở hữu
169.700
297.440
569.136
1567.356
1.985.659
2
Nguồn kinh phí,quỹ khác
2.771
14.609
77.654
35
(5.193)
III
Phần hùn thiểu số
-
-
39.644
123.254
289.096
TỔNG NGUỒN VỐN
979.233
1.583.705
2.219.477
3.407.866
5.346.280
(Nguồn: Công ty chứng khoán ngân hàng Sài Gòn thương tín)
Bảng 4 : Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
2005
2006
2007
TB HOSE
1. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số Nợ phải trả/ Tổng tài sản
0.82
0.8
0.69
0.504
0.63
0.4
Hệ số Nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu.
4.68
4.08
2.37
1.095
1.69
0.78
2. Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản
Tài sản lưu động/ Tổng tài sản
%
93.6
94.4
91.04
90.18
90.66
_
Tài sản cố định/ Tổng tài sản
%
6.4
5.6
8.96
9.82
9.34
_
3. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán chung
Lần
1.28
1.36
1.45
1.93
1.44
2.7
Khả năng thanh toán nhanh
Lần
0.99
1.04
1.17
1.56
0.98
2.1
4. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng
17.59
16.21
19.7
41.4
25.46
106.9
Doanh thu thuần/ Tổng tài sản
3.24
3.22
3.7
4.15
3.17
0.5
5. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Tỷ suất LNST/ Doanh thu thuần
%
1.38
3.43
3.67
4.6
6.3
Tỷ suất LNST / Tổng tài sản
%
3.05
11.04
13.58
19.03
20.03
12.7
Tỷ suất LN từ HĐKD/ Doanh thu thuần.
%
1.38
6.76
4.08
4.23
6.46
_
Tỷ suất LNST của cổ đông công ty mẹ/ Vốn cổ đông BQ
%
49.75
73.20
78.80
77.9
94.7
_
b) Phân tích đặc điểm vốn - tài chính.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được quy mô vốn và tài sản của FPT không ngừng mở rộng qua các năm với tốc tăng trung bình 58% điều đó đã một góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng trong kinh doanh của Công ty. Tính đến cuối năm 2007 tổng tài sản là 5.346.280 triệu đồng tăng 56,9 % so với năm 2006.
Các chỉ số tài chính cũng rất khả quan theo thời gian cũng như so với các doanh nghiệp trong ngành nhất là các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi và chỉ tiêu về năng lực hoạt động, khả năng thanh toán chung tăng đều qua các năm.
Nợ phải trả chiếm một phần khá lớn trong cơ cấu vốn cho thấy khả năng chiếm dụng vốn khá tốt của FPT.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của công ty từ năm 2003 đến nay tăng liên tục. Năm 2003, cứ trong 100 đồng doanh thu thì có 1,38 đồng lợi nhuận, năm 2004 là 3,43, năm 2005 là 3,67, năm 2006 là 4,6 và đến năm 2007 trong 100 đồng doanh thu có tới 6,3 đồng lợi nhuận.
Tỷ suất LNST của cổ đông công ty mẹ trên vốn cổ đông bình quân cũng nằm trong xu thế đó. Năm 2007 tỷ lệ này là 94,7% tăng 21,56 % so với năm 2006, cho thấy công ty đã sử dụng ngày càng hiệu quả nguồn vốn cổ đông.
5. Khách hàng của công ty
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, với quan điểm hướng tới khách hàng FPT luôn luôn cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng. Hiện nay khách hàng của FPT gồm các công ty, tổ chức thuộc các lĩnh vực: tài chính và ngân hàng; bưu chính viễn thông; chứng khoán, bảo hiểm; khối chính phủ; các tổ chức quốc tế; các doanh nghiệp.
Lĩnh vực tài chính và ngân hàng: Đây là một lĩnh vực mới mà FPT mới đầu tư. Tuy nhiên FPT đã xây dựng được quan hệ với các khách hàng như: ANZ Bank; Citibank, Deutsche Bank, HSBC, Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư phát triển, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải, Các trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP Hồ Chí Minh…..
Lĩnh vực bưu chính viễn thông: đây là lĩnh vực truyền thống mà FPT đi vào hoạt động rất lâu đời. Hiện khách hàng của FPT trong lĩnh vực này gồm có: Công ty Thông tin di động VMS, Trung tâm Điện thoại di động CDMA (S Telecom), Công ty Điện tử viễn thông quân đội, Công ty Viễn thông quốc tế …
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7741.doc