Nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm đá trắng xây dựng tại Công ty TNHH Long Vũ xã Châu Quang - Quỳ Hợp - Nghệ An

MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết sự tồn tại của các doanh nghiệp trên thị trường được xác định bằng sự lớn mạnh về quy mô, vốn, tái sản xuất cũng như chiếm được một thị phần nhất định trên thị trường. Biểu hiện về sự tồn tại này là lợi nhuận thu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Và để có được lợi nhuận kinh doanh thì doanh nghiệp cần bán được sản phẩm sản xuất ra. Chính vì vậy, có thể nói rằng tiêu thụ quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Đá trắng xây dựng là một sản phẩ

doc43 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm đá trắng xây dựng tại Công ty TNHH Long Vũ xã Châu Quang - Quỳ Hợp - Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tự nhiên và nó ngày càng được con người ưa chuộng sử dụng trong các công trình xây dựng. Vì thế nhu cầu về sản phẩm hiện nay ngày càng tăng và có chỗ đứng trên thị trường. Tuy vậy, để tiêu thụ sản phẩm này cũng cần những chính sách, những biện pháp thúc đẩy thích đáng. Mặc dù, công ty TNHH Long vũ có nhiều điều kiện để phát triển, tiêu thụ sản phẩm đá xây dựng của mình. Tuy nhiên, là một công ty mới thành lập nên cũng còn những mặt hạn chế nhất định trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ ,được sự nhất trí của nhà trường, khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh và một số thầy cô giáo trong khoa em đã tiến hành thực tập tổng hợp tại công ty TNHH Long Vũ với đề tài: “Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm đá trắng xây dựng tại công ty TNHH Long Vũ xã Châu Quang- Huyện Quỳ Hợp- tỉnh Nghệ An”. *Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: -Khái quát 1 số vấn đề tiêu thụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. -Đánh giá tình hình biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động tiêu thụ đá xây dựng của công ty trong 3 năm gần đây -Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ đá trắng xây dựng cho công ty. Nội dung và kết cấu của báo cáo: Phần I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Phần II: Đặc điểm cơ bản của công ty TNHH Long Vũ. Phần III: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm đá trắng xây dựng tại công ty TNHH Long Vũ xã Châu Quang-Huyện Quỳ Hợp-Tỉnh Nghệ An. Phần IV: Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tiêu thụ sản phẩm đá xây dựng của công ty. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại: 1.1. Khái niêm thị trường: Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán, là nơi giải quyết các mối quan hệ giữa cung và cầu. Các doanh nghiệp sản xuất liên quan trực tiếp đến thị trường, là một bộ phận của thị trường. Thị trường điều tiết tiềm năng, mục tiêu lợi nhuận, các quan hệ kinh tế, doanh nghiệp trở thành thực thể sống trong cơ chế thị trường. Bởi vậy, toàn bộ hoạt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải dựa trên những hiểu biết sâu sắc về thị trường, về nhu cầu của người tiêu dùng và họ chỉ sản xuất, kinh doanh những sản phẩm mà thị trường cần. Chính vì thế các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược thị trường. Trong chiến lược thị trường của doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố như: chiến lược về sản phẩm, chiến lược về giá, chiến lược phân phối sản phẩm… 1.2. Khái niệm, ý nghĩa của công tác tiêu thụ sản phẩm : 1.2.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm: Theo nghĩa hẹp: tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái giá trị của sản phẩm. Theo quan điểm này, sản phẩm được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán, quá trình tiêu thụ bắt đầu khi đưa hàng hoá vào lưu thông và kết thúc khi đã bán xong hàng. Theo nghĩa rộng: tiêu thụ sản phẩm là quá trình bao gồm nhiều khâu, từ việc tổ chức nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất, tổ chức bán hàng và thực hiện các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng. Như vậy theo quan điểm này, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình xuất hiện từ khi tổ chức các hoạt động sản xuất và chỉ kết thúc khi đã bán sản phẩm. Về bản chất, tiêu thụ sản phẩm chính là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là giai đoạn đưa sản phẩm từ người sản xuất đến với người tiêu dùng. Trong quá trình này, người sản xuất có thể thu hồi được vốn đầu tư của mình để trang trải các chi phí sản xuất và thực hiện tái sản xuất. 1.2.2. Ý nghĩa của công tác tiêu thụ sản phẩm: - Đối với nền kinh tế quốc dân: tiêu thụ sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ, tạo điều kiện cân bằng cung cầu trong xã hội. - Đối với doanh nghiệp: có tiêu thụ hàng hoá doanh nghiệp mới thu lại được vốn đầu tư bỏ ra, đồng thời tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua tiêu thụ, tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định một cách hoàn toàn, mới chứng tỏ năng lực của doanh nghiệp. Qua tiêu thụ doanh nghiệp mới thực hiện giá trị thặng dư, đây là nguồn quan trọng tích luỹ ngân sách, cải thiện đời sống người lao động và mở rộng quy mô sản xuất. 1.3. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm: 1.3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc cân đối giữa cung và cầu trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo cho quá trình lưu thông hàng hoá diển ra một cách bình thường và trôi chảy. Đồng thời tiêu thụ sản phẩm cũng giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thị trường, từ đó liên doanh, liên kết cũng như xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm được tổ chức tốt sẽ thúc đẩy nhanh quá trình phân phối lưu thông hàng hoá, doanh nghiệp thu được lợi nhuận và quá trình tái sản xuất xã hội càng tiến hành nhanh chóng, sản xuất càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. 1.3.2. Đối với doanh nghiệp: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó thực hiện giá trị sản phẩm, tạo doanh thu cho doanh nghiệp để bù đắp những chi phí bỏ ra, đóng nộp nghĩa vụ cho nhà nước đồng thời có vốn để tái sản xuất và mở rộng sản xuất cho chu kỳ tiếp theo. Kết quả tiêu thụ sản phẩm sẽ phản ánh, đánh giá đúng đắn các chiến lược kinh doanh, chất lượng công tác của bộ máy quản lý doanh nghiệp, chất lượng công tác của bộ máy quản lý doanh nghiệp nói chung và bộ phận tiêu thụ nói riêng. Từ đó thấy được những điểm mạnh cũng như các điểm hạn chế trong công tác tổ chức tiêu thụ để có biện pháp khắc phục kịp thời. Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực của doanh nghiệp, nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng thông qua sản phẩm cung cấp có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, phương thức thanh toán thuận tiện… Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, là thước đo đánh giá sự tin cậy của người tiêu dùng đối với nhà sản xuất. Qua đó giúp nhà sản xuất nắm được thị hiếu để có phương thức phục vụ họ tốt hơn, thu lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp. Tóm lại, tiêu thụ sản phẩm là thước đo có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường, nó thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. 1.4. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm: Trong doanh nghiệp công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm gồm các nội dung cơ bản có thể thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm Nhiên cứu thị trường Xây dựng chiến lược tiêu thụ Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm Tổ chức chiến lược tiêu thụ sản phẩm 1.4.1.Điều tra nghiên cứu thị trường: Thị trường là nơi gặp nhau giữa cung và cầu, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại hàng hoá dịch vụ. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bắt đầu từ việc thực hiện tốt công tác nghiên cứu thăm dò, thu thập thị trường và phân loại khách hàng. Khâu này nhằm mục tiêu định hướng chiến lược kinh doanh cụ thể cho doanh nghiệp dựa trên việc trả lời các câu hỏi: Thị trường đang cần loại sản phẩm gì? Đặc diểm kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm đó? Ai là người tiêu thụ sản phẩm này? Hiện trạng vấn đề tiêu thụ sản phẩm đó ra sao? Nghiên cứu thị trường đòi hỏi doanh nghiệp cần tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh, qua đó nắm bắt kịp thời những biến động của thị trường. Trong doanh nghiệp công tác nghiên cứu thị trường cần tiến hành các nội dung sau: - Phân loại khách hàng. - Tìm hiếu các hoạt động tiêu thụ trên thị trường. - Xác định thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. 1.4.2. Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm: Thị trường là khái niệm tương đối phức tạp, là tổng hợp mọi sự thoả mãn về vật chất, tâm lý, đạo đức, xã hội mà người tiêu dùng nhận được sau khi mua sản phẩm. Sản phẩm bao gồm bản thân những thành phần hữu hình của chính cùng với các phụ tùng, bao gói… dịch vụ đi kèm. Để kinh doanh thành công trên thị trường doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một chiến lược sản phẩm hợp lý, linh hoạt gồm: *Xây dựng chiến lược về sản phẩm: Mỗi loại sản phẩm đều có chu kỳ sống riêng của mình. Nhìn chung chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm các giai đoạn: xâm nhập, tăng trưởng, bão hoà và suy thoái. Với mỗi giai đoạn sản phẩm đều mang những đặc điểm riêng, có những đòi hỏi khác nhau đối với công tác tiêu thụ. Do vậy doanh nghiệp cần có những chiến lược tiêu thụ hợp lý. Mặt khác, sản phẩm của doanh nghiệp có sự cạnh tranh rất lớn của các sản phẩm khác, sự cạnh tranh xảy ra cả trên cả chất lượng, giá cả lẫn uy tín. Chính vì vậy chiến lược sản phẩm mang tính chất rất quan trọng cho sự tồn tại của doanh nghiệp, xây dựng chiến lược về sản phẩm bao gồm các nội dung: - Xác định vị trí của sản phẩm: mục đích là tạo ra một hình ảnh tương xứng cho một loại sản phẩm hoặc một nhãn hiệu, tạo ra những tư cách riêng cho các sản phẩm của doanh nghiệp khi tham gia thị trường. - Đổi mới sản phẩm: Đây là vấn đề cần được đặt ra một cách thường xuyên đối với doanh nghiệp. Đối với sản phẩm là việc thay đổi một hoặc một vài đặc trưng của sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. - Phát triển sản phẩm: Nhiều trường hợp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới hoàn toàn sao cho phù hợp nhu cầu của thị trường. *Xây dựng chiến lược về giá: Giá cả là một phạm trù rất phức tạp của nền kinh tế hàng hoá. Giá cả là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Giá cả là một trong những đặc trưng cơ bản của hàng hoá mà người mua nhận thấy một cách trực tiếp. Xây dựng chiến lược về giá chính xác và thông báo kịp thời có ý nghĩa quyết định sự thành bại trong kinh doanh. Giá cả không còn là một chỉ tiêu hoạch toán đơn thuần mà trở thành công cụ quản lý được sử dụng là một nghệ thuật trong kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong doanh nghiệp. Giá cả là một chỉ tiêu nhạy cảm với thị trường, do đó người quản lý phải nhạy bén, linh hoạt để kịp thời đưa ra mức giá hợp lý nhằm tiêu thụ được nhiều hàng hoá và thu được nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.4.3. Xây dựng chiến lược phân phối cho sản phẩm: Phân phối là toàn bộ công việc để sản phẩm từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng có nhu cầu nhằm đảm bảo đáp ứng yêu câu của người tiêu dùng về só lượng, chủng loại, thời gian, kiểu dáng, màu sắc đối với sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Trong tiêu thụ hàng hoá có các kênh phân phối sau: Sơ đồ 1.2: Các kênh phân phối hàng hoá tiêu dùng: Người bán lẻ Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng Người sản xuất Người sản xuất Người bán lẻ Người sản xuất Đại lý Người bán buôn Người sản xuất Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng Kênh phân phối hàng hoá là tập hợp các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc đảm bảo đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Trong nền kinh tế thị trường, sự phân công lao động ngày càng sâu sắc thì các kênh phân phối hàng hoá càng có nhiều trung gian thương mại tham gia. 1.4.4. Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm: Sau khi đã xây dựng được chiến lược tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp phải tiến hành tổ chức thực hiện chiến lược. Nó bao gồm các nội dung như sau: a.Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm: *Giao dịch ,đàm phán và ký kết hợp đồng: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc có thể do đội ngũ chào hàng mà các doanh nghiệp mua và bán đến với nhau để ký hợp đồng. Trước khi ký hợp đồng bên mua và bên bán gặp nhau để thoả thuận về các điều kiện của hợp đồng như: giá cả, số lượng, thời gian, phương thức giao hàng và phương thức thanh toán. *Thiết lập mạng lưới bán hàng thích hơp: Mạng lưới tiêu thụ thích hợp sẽ làm thúc đẩy được hoạt động tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng uy tín và sức cạnh trnh của doanh nghiệp trên thị trường. Việc thiết lập mạng lưới bán hàng dựa trên những nguyên tắc sau: - Nguyên tắc hiệu quả. - Nguyên tắc thuận tiện. - Nguyên tắc đổi mới và phát triển. - Nguyên tắc ưu tiên cho thị trường trọng điểm. * Tổ chức thực hiện hợp đồng: Trong thực tế có nhiều hình thức bán hàng khác nhau, mỗi phương thức lại có ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng nhất định. Tuỳ theo điều kiện và yêu cầu mà doanh nghiệp có thể lựa chọn, áp dụng một số hình thức bán hàng khác nhau. Các bước thực hiện hợp đồng: - Chuẩn bị giao hàng: Hàng giao phải đầy đủ về số lượng, chất lượng…như trong hợp đồng. - Kiểm tra hàng hoá: Doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra hàng hoá trung thực và chính xác. - Quyết định phương tiện vận chuyển: Sử dụng phương tiện vận chuyển với chi phí thấp nhất và dẩm bảo chất lượng đúng thời hạn. - Giao hàng và làm thủ tục thanh toán. - Khiếu nại ( nếu có) của một bên vi phậm hợp đồng. b.Các hoạt động xuác tiến bán hàng: Đây là một vấn đề hết sức quan trọng để duy trì, củng cố và mở rộng thị trường, đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Bao gồm các hoạt động sau: - Chào hàng: là một hình thức dịch vụ trước bán hàng được doanh nghiệp giới thiệu và bán hàng tại trung tâm hội chợ nhằm giới thiệu sản phẩm. - Quảng cáo: Đây là nghệ thuật sử dụng phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền cho các phần tử trung gian và người tiêu dùng hiểu biết về sản phẩm của doanh nghiệp trong một thời gian và không gian nhất định. Các loại hình phương tiện quảng cáo có thể là: báo chí, phát thanh truyền hình, gửi thư chào hàng trực tiếp, quảng cáo bằng pano, áp phích…. - Xúc tiến bán hàng: là những kỹ thuật nhằm gây ra sự bán hàng tăng lên nhanh chóng nhưng tạm thời do việc cung cấp một lợi ích ngoại tệ cho người phân phối, người tiêu thụ hay người tiêu dùng cuối cùng. 1.4.5. Tổ chức thanh toán: Trong hoạt động tiêu thụ thì nghiệp vụ thu tiền đóng vai trò hết sức quan trọng. Mặc dù hàng hoá đã được phân phối hết cho các kênh tiêu thụ sản phẩm hoặc giao cho người mua nhưng chua thu được tiền thì hoạt động tiêu thụ vẫn chưa kết thúc. Đối với hoạt động thanh toán, tuỳ thuộc vào các kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty mà phương thức thanh toán hợp lý giúp cho doanh nghiệp thu hồi được vốn, làm cho hoạt động tiêu thụ diễn ra có hiệu quả hơn. 1.5 . Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm: 1.5.1. Các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp: - Tiềm lực của doanh nghiệp: Tài chính, công nghệ, nhân lực, tiềm lực kinh tế… - Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm, dữ liệu sản phẩm: Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình bắt đầu từ khâu chuẩn bị sản xuất, mua sắm vật tư kỹ thuật, tổ chức sản xuất dến khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và tích luỹ tiền tệ. Kế hoạch sản xuất tạo cho doanh nghiệp định hướng kinh doanh trong năm. ` - Dự trữ sản phẩm cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ. Nó đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ trong năm cũng như năm tiếp theo. - Giá cả sản phẩm: giá cả sản phẩm có hợp lý thì mới thu hút được khách hàng. Nếu giá quá cao thì khách hàng sẽ tìm đến doanh nghiệp khác với giá thấp hơn, nếu giá quá thấp sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ công ty cần có những chính sách giá hợp lý nhằm thu hút khách hàng mà không bị lỗ trong quá trình kinh doanh. 1.5.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: - Nhân tố thuộc về khách hàng: khách hàng quyết định đến quy mô và cơ cấu vốn của mặt hàng trên cơ sở tiềm năng vốn có của doanh nghệp. - Đối thủ cạnh tranh: Gồm các đối thủ cạnh tranh có cùng chủng loại, sản phẩm đang có mặt trên thị trường và các đối thủ tiềm ẩn trong tương lai. - Nhân tố thuộc về môi trường trong tương lai. - Nhân tố thuộc về chính sách của nhà nước. 1.6. Đánh giá hoạt động tiêu thụ: - Về khối lượng tiêu thụ: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ hiện vật là các đơn vị đo vật lý như cái, chiếc, bộ… Đây là căn cứ tính toán nhu cầu của khách hàng một cách cụ thể theo từng mặt hàng. Tuy vậy thước đo hiện vật có nhược điểm là chi phí phản ánh đơn thuần về khối lượng hàng hoá bán ra mà không phản ánh được hiệu quả của hoạt động tiêu thụ. Công thức tính khối lượng sản phẩm tiêu thụ: Khối lượng sản phẩm Tiêu thụ = Khối lượng sản phẩm tồn đầu kỳ + Khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ — Khối lượng sản phẩm tồn cuối kỳ - Doanh thu tiêu thụ: TR= i x Pi Trong đó: TR:Doanh thu tiêu thụ Qi : Khối lượng sản phẩm loại i tiêu thụ trong kỳ Pi: Giá bán đơn vị sản phẩm i n: Sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. - Doanh thu thuần của mỗi loại sản phẩm (dttthi): = i X pi - i - i -i -i Trong đó: : Doanh thu thuần của sản phẩm loại i. i X pi : Tổng doanh thu của sản phẩm i. i : Tổng thếu của sản phẩm i. i : Tổng chiết khấu bán hàng của sản phẩm i. i : Tổng giá trị của hàng hoá i. i : Tổng giá trị hàng bán bị trả lai của sản phẩm i. n: số mặt hàng tiêu thụ trong kỳ. - Lợi nhuận : LN = DT – G – E = i Xpi - i Xgi -i X ei Trong đó : LN: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Qi : Sản lượng hàng hoá tiêu thụ của sản phẩm i. Pi : Giá bán đơn vị sản phẩm i tiêu thụ gi : Giá vốn đơn vị hàng hoá xuất bán sản phẩm loại i ei : Chi phí bán hàng cà chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm hàng hoá tiêu thụ loại i. - Chỉ iêu tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu (Hdi) Hdi = X 100% Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết cứ làm ra một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tiêu thụ: Hc = Trong đó: LNi :Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm loại i. Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh để thu được một đồng lợi nhuận thì mất đi bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. - Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận so với giá thành (Hzi) Hzi =x 100% Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng chi phí (ZTB) thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 2. Phương hướng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp: -Tăng số lượng sản phẩm sản xuất để giảm giá thành sản phẩm và giảm giá bán sản phẩm nhằm đẩ nhanh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. - Tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm. - Giảm giá bán với những khách mua với số lượng lớn và khách hàng truyền thống. - Thực hiện tốt công tác vận chuyển sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. - Tăng cường công tác quảng cáo, yểm trợ, xúc tiến bán hàng, hội chợ, thực hiện các hoạt động trước. trong và sau khi bán hàng. - Tổ chức tốt công tác tiêu thụ hàng hoá. - Thông thoáng trong việc thanh toán, cũng như thủ tục thanh toán. PHẦN II : ĐẶC DIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH LONG VŨ. 1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty : - Tháng 8/2005 Vi Xuân Vũ cùng ba thanh niên địa phương bắt tay xây dựng công ty TNHH Long Vũ chuyên ngành khai thác và chế biến đá trắng nằm trong khu công nghiệp xã Châu Quang huyện Quỳ Hợp. - Cuối năm 2006 công ty TNHH Long Vũ do Vi Xuân Vũ làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc chính thức đi vào sản xuất theo số đăng ký kinh doanh 2702200623 theo sự đồng ý của sở công nghiệp huyện Quỳ Hợp và ủy ban kế hoạch tỉnh Nghệ An, với số vốn đăng ký ban đầu là 600 triệu đồng. - Tên giao dịch của công ty: Công ty TNHH Long Vũ. - Trụ sở giao dịch: Cụm công nghiệp xã Châu Quang- huyện Quỳ Hợp- Tỉnh Nghê An. - Điện thoại: 0383.883.202 Fax: 0383.983.825 -Ngành nghề kinh doanh: Đá trắng ốp lát, bột đá siêu mịn (để làm sơn, thức ăn thuỷ sản, chăn nuôi, dược phẩm, cao su, sơn, gốm sứ, polime)... - Mục tiêu của công ty:  +   Trở thành công ty lớn mạnh hàng đầu tại  Việt Nam, trở thành 1 tập đoàn lớn mạnh phát triển bền vững, là lựa chọn số 1 đối với người tiêu dùng cũng như các đối tác nhờ uy tín và khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ. +   Trở thành nhà cung cấp chuyên nghiệp các sản phẩm về đá trắng ốp lát trên thị trường trong và ngoài nước.   +  Xây dựng công ty thành một tổ chức chuyên nghiệp, tạo dựng công ăn việc làm ổn định, môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, thu nhập cao cho toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty. - Định hướng phát triển   +  Tiêu chí của Công ty “uy tín- chất lượng” làm nền móng  phát triển.   -   Công ty TNHH Long Vũ mang tới thành công bằng việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ đa dạng, hoàn hảo. Sự hài lòng và lợi ích của khách hàng là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của Công ty. +    Sử dụng những phương thức quảng cáo đa phương tiện hiệu quả nhất để quảng bá hình ảnh và sản phẩm công ty đến với người tiêu dùng, đối tác. +   Giữ vững và phát huy tốc độ phát triển của Công ty về doanh số, thị phần, thị trường, uy tín và trình độ nhân lực. +    Quan hệ chặt chẽ bền vững với đối tác truyền thống và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.   + Tăng cường đào tạo, phát huy tính sáng tạo trong đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm tăng hàm lượng công nghệ, nâng cao hiệu quả công việc. +    Củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới tiêu thụ hàng hoá, xây dựng vững chắc các đại lý then chốt làm nền tảng cho sự phát triển. 2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên khu vực của công ty: 2.1. Vị trí địa lý: Khu vực chọn đặt cơ quan và nhà xưởng, máy móc thiết bị ở khu công nghiệp xã Châu Quang- huyện Quỳ Hợp -Tỉnh Nghệ An. Mỏ đá của công ty ở xã Châu Hồng chách công ty 5 km, mỏ đá xã Châu Đình cách công ty 3km, mỏ đá xã Hạ Sơn cách công ty 6km. Xung quanh khu vực mỏ đấ là đồi trọc thoải, khu mỏ gồm các quả núi đá lộ thiên nằm sát nhau. 2.2. Hệ thống giao thông, điên lưới: Về giao thông: Khu công nghiệp xã Châu Quang thuộc huyện Quỳ Hợp. Là huyện miền núi có vị trí địa lý khá thuận lợi, phía Bắc giáp huyện Quỳ Châu, phía Nam giáp huyện Tân Kỳ, Con Cuông, phía Đông giáp huyện Nghĩa Đàn, phía Tây giáp huyện Con Cuông, Tương Dương và một phần huyện Quỳ Châu. Từ Quỳ Hợp chúng ta có thể ngược theo Quốc lộ 48 nối với Quốc lộ 7 qua huyện Tương Dương và Kỳ Sơn chừng 150 km sẽ đến được nước bạn Lào. Nếu xuôi dòng theo Quốc lộ 48, Quỳ Hợp chỉ cách Thành phố Vinh 120km, cách Thủ đô Hà Nội 340km. Về điện lưới: hiện nay xã Châu Quang có đường dây hạ thế 0,4KV cách mỏ 2 Km, và để thuận tiện công ty đẫ xây dựng 1 trạm biến áp để phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội trong khu vực: Tại khu vực khai thác, kinh tế kém phát triển, dân cư thưa thớt nghề nghiệp chính là làm ruộng nương và chăn nuôi, có một số lao động làm nghề khai thác đá hộc có thể tuyển dụng vào liên doanh với công ty. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn về: văn hoá, giáo dục, y tế… Trong thời gian gần đây cùng với sự phát triển của công ty đã ảnh hưởng một phần lớn đến đời sống nhân dân. Một số trường học đã được xây dựng, giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao đã tạo ra mối quan hệ hài hoà giữa cán bộ công ty với nhân dân địa phương tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.4. Nhiệm vụ sản xuất chính của công ty: -Khai thác, chế biến, gia công đá trắng. - Mua bán các sản phẩm, chế phẩm từ đá. - Mua bán máy móc thiết bị khai thác đá. Sản phẩm chính là vật liệu xây dựng : đá trắng ốp lát, đá hộc, bột đá…. 2.5. Đặc điểm về lao động, bộ máy quản lý của công ty: 2.5.1. Cơ cấu lao động: Cơ cấu lao động của công ty năm 2009 được thể hiện ở biểu 2.1 Công ty TNHH Long Vũ có số lao động bình quân năm là 68 người, trong đó nữ chiếm 2,9%. Số lao động có trình độ đại học là 3 người, số người có trình độ cao đằng là 8 người, trung cấp là 7 người.Còn lại chủ yếu là công nhân lao động chiếm 73,5% (50 người) Số cán bộ văn phòng là 14/68 chiếm 20,66%. Đây chỉ là con số gián tiếp tuy nhiên đây là một con số khá nhiều. Những năm tới bộ phận này nên để từ 10-15% để giảm chi phí quản lý trong doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm công việc của từng người nhằm cải thiện cuộc sống vật chất tinh thần cho người lao động trong công ty. Biểu 2.1: Cơ cấu lao đọng của công ty TNHH Long Vũ (2009) Danh mục Tổng số (người) Tỷ lệ % % theo trình độ chuyên môn % theo giới Đại học Cao đẳng Trung cấp Công nhân Nam Nữ Văn phòng 14 20,6 4,4 5,9 7,5 1,5 17,7 2,9 Đọi khai thác đá 24 35,2 0,0 2,9 0,0 32,3 35,2 0,0 Trạm nghiền 18 26,5 0,0 2,9 2,9 22 26,5 0,0 Đội xe 8 11,8 0,0 0,0 0,0 11,8 11,8 0,0 Tổ bảo vệ 4 5,9 0,0 0,0 0,0 5,9 5,9 0,0 Tổng số 68 100 0,0 11,7 10,4 73,5 97,1 2,9 (Nguồn : Phòng tổ chức hành chính) 2.5.2 Bộ máy quản lý của công ty: Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.2.Hệ thống quản lý thêo kiểu trực tuyến chức năng, giám đốc trực tiếp ra mệnh lệnh và giám sát việc thực hiện sản xuất kinh doanh ở các xưởng sản xuất. Các phòng ban có chức năng nhiệm vụ kiểm tra giám sát hoạt động của công ty và tham mưu cho giám đốc trong việc ra quyết định. Cán bộ quản lý trong công ty gồm: Ban giám đốc (2 người: một giám đốc và một phó giám đốc); Phòng tổ chức hành chính có 3 người, phòng kế toán tài vụ có 4 người, phòng sản xuất kinh doanh có 4 người và phòng kỹ thuật, vật tư, thiết bị có 3 người. Mỗi phòng có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng, còn lại là nhân viên, riêng phòng kế toán tài vụ chỉ có 1 trưởng phòng, còn lại là nhân viên. Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý của công ty. Phòng tổ chức hành chính Phòng sản xuất kinh doanh Phòng tài vụ Phòng thiết bị vật tư kỹ thuật Ban giám đốc Tổ bảo vệ Đội khai thác trạm nghiền Đội xe máy Ghi chú : Quan hệ trực tuyến. Quan hệ tham mưu giúp việc. Quan hệ kiểm tra giám sát. 2.6. Đặc điẻm cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty được thể hiện trên biểu 2.3 Biểu 2.3: Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty (năm 2009) TT Tên tài sản Nguyên giá ( Đồng) % giá trị còn lại 1 Trạm biến áp 361.905.000 79.7 2 Máy mài, bào, vo cắt cạnh 129.200.000 69,8 3 Giếng nước công nghiệp 35.000.000 92.5 4 Dàn máy cưa 314.147.287 62.3 5 Máy khoan nén khí 15.000.000 72.9 6 Xe chở đá 188.000.000 79.1 7 Kho chứa bột đá siêu mịn 47.697.679 95.5 8 Nhà văn phòng, nhà ăn 255.000.000 94.9 9 Hệ thống nhà xưởng, bể nước, tường bao 746.139.109 80.7 10 Xe ôtô Ford 422.970.000 90.6 11 Xe tải Chiến Thắng 169.486.000 73.5 12 Xe máy Yamaha Surin 13.751.000 69.8 13 Xe máy Yamaha 5C61 13.751.000 71.3 14 Máy nâng hàng Komatsu 53.439.100 82.5 15 Máy xúc đào Komatsu 587.969.571 79.4 16 Hệ thống máy mài 444.320.627 81.2 17 Hệ thống cung cấp nước 52.370.857 91.1 18 Hệ thống tời đá 39.504.303 69.9 19 Nhà xưởng 2 978.510.058 80.3 20 Máy nghiền bột 1.063.330.583 91.5 21 Máy mài tự động 2.009.587.514 93.7 22 Nhà xưởng máy mài tự động 638.729.065 91.8 23 Xe máy Future Neo 21.919.636 89.6 24 Xe Grat 37N-9271 169.602.000 68.4 25 Khung máy bào và máy mài 134.200.000 78.9 26 Máy cắt cạnh 14.500.000 80.6 27 Máy nén khí 33.619.048 84.3 28 Khung máy cắt cạnh 14.500.000 92.7 29 Máy nén khí 21.142.857 89.4 30 Máy cưa đĩa 51.000.000 78.2 31 Nhà công nhân 87.823.764 81.8 32 Nhà kho mìn 40.961.000 83.3 Tổng cộng: 9.571.453.288 (Nguồn: Báo cáo tài chính) 2.7. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty: 2.7.1. Thuận lợi của công ty trong thời gian qua: - Công ty có nguồn nhân lực dồi dào, cán bộ công nhân viên phần lớn là lao động trẻ, có năng lực công tác. - Trụ sở của công ty nằm trong khu vực giàu tài nguyên, có trữ lượng lớn, đa dạng không những có thể sản xuất sản phẩm để bán mà còn có thể cung cấp làm đường, nhà xưởng… - Công ty nằm trên địa bàn huyện Quỳ Hợp là một huyện miền núi nhưng những năm gần đây đã có tố độ phát triển kinh tế vượt bậc, rất thuận tiện trong tiêu thụ sản phẩm. Giao thông thuận lợi gần quốc lộ 58, quốc lộ 7 nên rất thuận lợi cho việc giao thông cũng như giao lưu kinh tế giữa các vùng. 2.7.2. Khó khăn của công ty trong những năm qua: - Khấu hao tài sản cố định nhanh đối với những máy móc thiết bị lớn dẫn đến giá thành sản phẩm cao. - Hiện nay ,các mỏ đá tiềm năng của công ty không còn nhiều vì thế việc sản xuất kinh doanh của công ty còn hạnh chế. Vì vậy công ty lâm vào tình trạng thiếu tài nguyên trong thời gian tới. - Khâu bán hàng còn hạn chế trong việc quảng cáo, tìm hiểu thị trường. - Bộ phận quản lý còn nhiều so với công nhân. - Công ty vẫn còn hạn chế trong việc tìm kiếm khách hàng, cũng như việc cập nhật thông tin trên mạng, báo đài… - Những máy móc phục vụ cho công tác sản xuất chủ yếu là các máy móc thiết bị lạc hậu, xuống cấp, chưa đáp ứng được hết nhu cầu kinh doanh. 2.8. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty: 2.8.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty: Kết quả sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu giá trị trong 3 năm 2007-2009 được thể hiện ở biểu 2.4 Qua biểu 2.4 ta thấy : Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có những tiến triển thuận lợi, liên tiếp tăng trưởng cao. Lợi nhuận tăng 1.704.233.268 (năm 2007) lên 1.908.737.625 (năm 2008) và đặc biệt là 3.904.370.134 (năm 2009). Để đạt được kết quả đó là do những nguyên nhân sau: -Tổng doanh thu của công ty: Đây là nhân tố có quan hệ cùng chiều, tir lệ thuận với tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua biểu 3.2 ta thấy tổng doanh thu trong 3 năm có xu hướng cao hơn năm trước. Trong 3 năm có tốc độ tăng trưởng bình quân là 115,26%. Tổng doanh thu năm 2008/2007 tăng 19,72% và năm 2009/2008 là 10,6%. Nguyên nhân trong những năm qua khối lượng tiêu thụ sản phẩm liên tiếp tăng cao. - Giá vốn hàng bán : Ta thấy tuy doanh nghiệp làm ăn có lãi nhưng tốc độ tăng giá vốn hàng bán năm 2008 là quá cao, cao hơn cả tốc độ tăng của tổng doanh thu năm 2008. Nhưng sang năm 2009 tốc độ tăng giá vốn hàng bán giảm từ 21,78% năm 2008 xuống còn 2,68% năm 2009. Đây quả là một sự cố gắng cao của doanh nghiệp nhờ doanh nghiệp có những biện pháp như đổi mới công nghệ, mua sắm thêm máy móc thiết bị, bố trí làm việc hợp lí… đặc biệt là doanh nghiệp cũng đã giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, cắt giảm bộ phận không hợp lý. Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp từ 1,28% năm 2008 và 2,4% năm 2009. Biểu 2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu giá trị trong 3 năm 2007-2009 Đơn vị: Đồng TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 TĐPTBQ(%) Giá trị Giá trị θLH (%) Giá trị θLH (%) 1 Doanh thu 18.497.465.208 22.145.376.188 119.72 24.573.474.692 110.96 115.26 2 Các khoản giảm trừ doanh thu ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25964.doc
Tài liệu liên quan