Nâng cao hiệu quả hoạt động thu thuế giá trị gia tăng (VAT) trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hơn mười năm qua, từ khi ngành thuế hoạt động theo một hệ thống nhất từ Trung ương đến địa phương, công tác thuế liên tục đổi mới đặc biệt từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế nước ta có một sự biến chuyển mạnh mẽ từ một nền kinh tế hàng hoá tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Theo cơ chế này, cùng với việc xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung theo cơ chế quan liêu bao cấp

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thu thuế giá trị gia tăng (VAT) trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là việc phát triển một nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế song song tồn tại và phát triển, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế một cách đúng đắn đã đem lại cho đất nước ta những thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực: kinh tế- chính trị- xã hội. Uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Cùng với những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được trong hơn mười năm đổi mới vừa qua, thì hệ thống chính sách thuế cũng đã từng bước được hoàn thiện và phát huy được những vai trò to lớn của mình đó là đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và thực hiện vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế, xã hội. Một trong những chính sách thuế giữ vai trò rất quan trọng trong hệ thống chính sách thuế đó là luật thuế doanh thu. Qua 9 năm triển khai và thực hiện luật thuế doanh thu (từ năm 1990- 1998) thì kết quả thu được từ luật thuế này luôn là một trong những nguồn thu chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số thu từ thuế- phí- lệ phí, góp phần tích cực vào việc giảm bội chi ngân sách Nhà nước, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Thông qua các quy định về chế độ miễn giảm về mức thuế suất, Thuế doanh thu cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi để ưu tiên phát triển các ngành nghề, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng các mặt hàng do trong nước sản xuất, hạn chế tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ phẩm. Nhưng trong quá trình thực hiện thuế doanh thu vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm, nhược điểm lớn nhất là việc thuế tính chồng lên thuế cùng một mặt hàng, nên việc tổ chức và lưu chuyển qua ít khâu thì tổng số thuế phải nộp sẽ thấp hơn so với việc tổ chức và lưu chuyển qua nhiều khâu. Điều này là không hợp lý, không khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, không thích hợp với cơ chế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xuất phát từ nhược điểm của thuế doanh thu và để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế, trong kỳ họp thứ XI Quốc hội khoá 9 đã công bố ban hành luật Thuế giá trị gia tăng ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Luật thuế GTGT ra đời đã khắc phục được nhược điểm lớn nhất của thuế doanh thu trước đây, với phương pháp tính thuế khoa học đã góp phần khuyến khích mạnh mẽ việc sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.Luật thuế GTGT có phạm vi điều chỉnh rất rộng, mọi hàng hoá dịch vụ dùng cho sản xuất và kinh doanh tiêu dùng ở Việt Nam, kể cả hàng nhập khẩu đều là đối tượng chịu thuế GTGT (trừ một số đối tượng không chịu thuế GTGT được quy định tại điều 04 nghị định 79/2000/NĐ- CP ngày 29/12/2000 củ chính phủ hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT) đã tạo ra một nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.Ngoài ra, luật thuế GTGT còn tạo điều kiện về vốn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh thông qua việc hoàn thuế đã nộp ở khâu trước. Từ những nhận thức về vị trí và tầm quan trọng của thuế GTGT ở trên, qua thời gian nghiên cứu thực tập tại chi cục thuế,được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ tại Chi cục thuế tôi đã chọn đề tài: ‘’Nâng cao hiệu qủa hoạt động thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Đồng Hỷ”.. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài Từ việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện luật thuế GTGT trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, sẽ thấy được những mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý thu và những tồn tại của cơ chế chính sách quản lý thu thuế GTGT. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thu, cụ thể : - Khái quát những vấn đề mang tính tổng quan về thuế, công tác quản lý thu thuế nói chung, và thuế GTGT nói riêng như: chức năng, vai trò, nhiệm vụ. - Tổng hợp, đánh giá, phân tích thực trạng của công tác quản lý th.u thuế GTGT. Đồng thời chỉ rõ nguyên nhân, tồn tại của công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn huyện - Liên hệ giữa các vấn đề lý luận hoặc các quy định của Nhà nước với thực tế hoạt động ở chi cục thuế - Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý thu thuế GTGT trên 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung khai thác và nghiên cứu vấn đề: Nâng cao hiệu qủa hoạt động thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Đồng Hỷ 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - Về thời gian: thông tin về thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT được thu thập trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2006- 2008 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp duy vật biện chứng Phương pháp này sử dụng khoa học, triết học, duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mac- Lenin để nghiên cứu các vấn đề kinh tế- xã hội trong mối quan hệ tổng thể và biến động. 4.2. Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê bao gồm chủ yếu là thống kê mô tả và thống kê so sánh.Phương pháp thống kê mô tả được thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần số, số tối đa và tối thiểu. Phương pháp kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Việc so sánh được tiến hành theo nguyên tắc đồng nhất về thời gian hoặc đối tượng so sánh. Để đảm bảo nguyên tắc đồng nhất về thời gian, việc so sánh được tiến hành giữa các địa phương với nhau, giữa các phương thức nộp thuế khác nhau trong ba năm. 4.3.Phương pháp phân tích đánh giá Thông qua các số liệu đã thu thập tiến hành phân tích nghiên cứu bằng việc sử dụng các phương pháp thống kê, điều tra chọn mẫu…nhằm loại bỏ những số liệu không cần thiết và chưa chính xác, chỉnh lý và thu thập những số liệu cần thiết. Sau khi đã có số liệu để xử lý thì tiến hành so sánh, phân tích đánh giá mối quan hệ qua lại của hiện tượng nghiên cứu giữa các tiêu thức phân tổ thống kê và được trình bày qua các bảng biểu hoặc đồ thị. Sử dụng lý thuyết hệ thống để phân tích, những số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội, rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu ứng dụng vào công tác quản lý và thu thuế. 4.4. Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Là những số liệu đã được công bố từ năm 2006 đến nay bao gồm các thông tin về sản xuất kinh doanh về các thành phần kinh tế trong huyện Đồng Hỷ.Những số liệu đã thu thập được chủ yếu từ chi cục thuế huyện,…Ngoài ra, một số thông tin được thu thập từ các cơ quan ban ngành của trung ương, thành phố, các trường Đại học, các tạp chí chuyên ngành, báo chí liên quan và những báo cáo khoa học đã công bố. 4.5. Phương pháp chuyên gia Qua việc phỏng vấn các chuyên gia về thuế có kinh nghiệm để từ đó có cơ sở đưa ra các biện pháp thực hiện thu thuế có hiệu quả hơn trong thời gian tới. 4.6. Phương pháp thảo luận Cùng nhóm thảo luận, tìm kiếm để loại bỏ những nội dung,những số liệu không cần thiết. Cùng nhau nghiên cứu những chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước,các chính sách về pháp luật thuế. 5.Kết cấu của chuyên đề - Phần mở đầu. - Chương 1: Lý luận cơ bản về nâng cao hiệu qủa hoạt động thu thuế GTGT - Chương 2: Thực trạng về hiệu qủa hoạt động thu thuế GTGT trên điạ bàn huyện Đồng Hỷ - Chương3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Đồng Hỷ - Kết luận Chương 1: Lý luận cơ bản về nâng cao hiệu qủa hoạt động thu thuế GTGT 1. Những vấn đề chung về thuế GTGT 1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế giá trị gia tăng 1.1.1. Khái niệm Thuế giá trị gia tăng là một sắc thuế mới trong hệ thống thuế Việt Nam. Người đầu tiên đề xuất ra loại thuế này là một người Đức tên là Carlp RilordrichSienvens vào năm 1918 nhưng không được Chính Phủ Đức duyệt. Phải đến năm 1954, Pháp là nước đầu tiên áp dụng nhưng ở phạm vi hẹp ( ở khâu sản xuất ) và đến năm 1968 mới áp dụng trên diện rộng. Tính đến nay đã có hơn 120 nước áp dụng loại thuế giá trị gia tăng thay cho thuế doanh thu. Ở Việt Nam, thuế giá trị gia tăng được nghiên cứu khi tiến hành cải cách thuế bước một năm 1990. Năm 1993, thuế giá trị gia tăng được áp dụng thử nghiệm ở mười một đơn vị hoạt động trong các ngành đường, dệt, xi măng. Thuế giá trị gia tăng được ban hành thành luật và được Quốc Hội thông qua tại kỳ họp thứ XI, khoá 9 ngày 10/05/1997 và chính thức áp dụng từ ngày 01/01/1999. Thuế giá trị gia tăng được định nghĩa như sau: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. 1.1.2. Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng - Thuế giá trị gia tăng mang tính chất là thuế gián thu là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá dịch vụ nhằm động viên người tiêu dùng. - Thuế giá trị gia tăng đánh vào tất cả các giai đoạn sản xuất kinh doanh nhưng chỉ trên phần tăng thêm của hàng hoá dịch vụ ở mỗi giai đoạn luân chuyển. Theo như cách đánh thuế này thì tổng số thuế yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng không chịu ảnh hưởng bởi quá trình phân đoạn sản xuất. Nghĩa là mỗi loại sản phẩm hàng hoá dù qua nhiều hay ít khâu sản xuất kinh doanh đều phải nộp thuế như nhau. Do vậy sẽ khuyến khích chuyên môn hoá trong sản xuất lưu thông. - Thuế giá trị gia tăng có tính lãnh thổ rõ rệt. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia. - Thuế giá trị gia tăng có khả năng đem lại số thu ổn định cho Ngân sách Nhà Nước. Thuế giá trị gia tăng phụ thuộc vào mức tiêu dùng xã hội và xu thế xã hội càng phát triển thì nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng ngày càng cao hơn. 1.1.3. Vai trò của thuế GTGT trong nền kinh tế thị trường Thuế GTGT đóng vai trò như “ một bước đột phá mới” trong việc củng cố nền tài chính nước nhà, khắc phục được hiện tượng thuế đánh thuế trùng lặp của thuế doanh thu. Với phạm vi áp dụng rộng, tính khoa học cao, thuế GTGT không những tạo ra nguồn thu mới đáng kể trong kết cấu nguồn thu của ngân sách Nhà nước mà còn có khả năng tạo sự công bằng trong tổ chức thực hiện. 1.2 Những ưu điểm và nhược điểm của thuế GTGT 1.2.1 Ưu điểm - Diện điều chỉnh của thuế GTGT rộng, bao quát hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh ( kể cả nhập khẩu ) tạo nên số thu lớn cho NSNN. - Thuế GTGT có căn cứ tính thuế là phần giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ cho nên đã khắc phục được tính trùng lặp của thuế doanh thu, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển, mở rộng giao lưu hàng hoá và tạo taam lý nhẹ nhàng cho người nộp thuế, hạn chế được tư tưởng khai man, trốn thuế. - Có tác dụng kích thích xuất khẩu do áp dụng mức thuế suất 0% nghĩa là không những phải nộp thuế ở khâu xuất khẩu mà còn được khấu trừ toàn bộ số thuế đầu vào ở các khâu đã nộp trước. - Tăng cường công tác hạch toán kế toán, thúc đẩy thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ, qua đó Nhà nước thực hiện tốt vai trò kiểm ttra, kiểm soát của mình. - Thuế GTGT mặc dù đánh vào tài sản cố định nhưng lại được khấu trừ thuế trong quá trình sản xuất, nên có tác dụng kích thích hiện đại hoá, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, chuyên môn hoá sản xuất…để hạ giá thành sản phẩm, góp phần tăng nhanh quá trình tích tụ tập trung vốn để tái sản xuất mở rộng, làm cho nền kinh tế ngày càng tăng trưởng. - Thuế suất thuế GTGT chỉ còn có 3 mức ( 0%, 5%, 10% ) và các trường hợp miễn giảm ít nhất nên nâng cao tính trung lập của thuế GTGT và đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ kiểm tra trong quá trình thực hiện. - Hoà nhập phần nào với các chính sách thuế trên thế giới cũng như trong khu vực, là điều kiện thuận lợi để Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế. - Khuyến khích đầu tư, thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá, bởi thuế GTGT tính được chi phí trên một đơn vị sản phẩm hàng hoá mà không phụ thuộc vào phân đoạn. - Triển khai thuế GTGT sẽ góp phần đổi mới tư duy về cơ chế thu nộp thuế, cơ chế thu thuế đổi mới thành cơ chế tự động kê khai và nộp thuế đồng thời thực hiện sau kiểm tra. - Thuế GTGT tập trung ngay ở khâu đầu và thu thuế ở khâu sau. Việc kiểm trư tính thuế, nộp thuế ở khâu trước nên hạn chế được việc thất thu thuế, đảm bảo động viên số thu quan trọng và tương đối ổn định vào NSNN. - Ngoài ra, đối với nước ta việc áp dụng thuế GTGT còn góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, phù hợp với sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường. 1.2.2 Nhược điểm - Do ít mức thuế nên nhười có thu nhập cao hay thấp đều phải chịu một mức thuế suất giống nhau, vì vậy thuế mang tính luỹ thoái. Tỷ lệ thu nhập hàng năm của người có thu nhập thấp còn lớn hơn nhiều so với người có thu nhập cao, do đó không đảm bảo yêu cầu trong chính sách động viên, phân phối lại. - Chi phí quản lý thu thuế đòi hỏi phải có trình độ quản lý cao, việc ghi chép hoá đơn, chứng từ của đối tượng nộp thuế phải rõ ràng, chính xác, nếu không sẽ tính sai số tiền thuế phải nộp, xuất hiện tình trạng hoàn thuế lớn hơn nộp thuế. - Thuế GTGT đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ nhưng đối với một số nghành, việc xác định GTGT không phải dễ thực hiện. - Có quá nhiều đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT (gồm 26 nhóm hàng hoá, dịch vụ). Vừa không khai thác hết nguồn thu ngân sách, vừa làm cho việc tính thuế, khấu trừ thuế không được liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT nên không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, gây khó khăn cho cơ sở kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ này, một số dịch vụ xuất khẩu thuộc diện không chịu thuế GTGT nên không được hoàn thuế GTGT đầu vào làm giảm khả năng cạnh tranh của các loại dịch vụ xuất khẩu này. - Quy định khấu trừ thuế theo tỷ lệ % cho hàng hoá, dịch vụ là sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản cơ sở chế biến mua trực tiếp của người sản xuất không có hoá đơn (chỉ có bản kê) là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất nhưng đã bị một số doanh nghiệp lợi dụng để khai khống hàng hoá đầu vào, khai khống hàng hoá xuất khẩu chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của Nhà nước. - Về hoàn thuế: Các điều kiện hàng hoá xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%, các biện pháp quản lý hoá đơn, chứng từ chưa được quy định chặt chẽ dẫn đến dễ bị lợi dụng. 1.3 Quá trình hình thành và phát triển của thuế GTGT trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của thuế GTGT trên thế giới Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu, được nghiên cứu và áp dụng từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914- 1918) nhằm động viên sự đóng góp rộng rãi của quần chúng nhân dân, do nhu cầu chi tiêu của Nhà nước để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh. Thuế doanh thu được áp dụng ở Pháp năm 1917, thời kỳ đầu thuế doanh thu chỉ đánh vào giai đoạn cuối của quá trình lưu thông hàng hoá với mức thuế suất thấp. Sau năm 1920 thuế doanh thu được điều chỉnh đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất, thực tế thì cách tính này phát sinh nhược điểm đánh thuế trùng lặp.Để khắc phục tình trạng trên, năm 1936 Pháp đã cải tiến chỉ đánh thuế một lần vào giai đoạn cuối của quá trình sản xuất lưu thông. Việc đánh thuế độc lập một lần với độ dài qua trình sản xuất là để khắc phục tình trạng trước đó.Tuy nhiên, chính sách này lại phát sinh những nhược điểm là thu thuế chậm so với trước, vì chỉ khi sản phẩm được đưa vào lưu thông lần đầu mới được thu thuế. Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung thuế doanh thu vẫn còn nhược điểm đánh thuế chồng chéo, trùng lặp. Đến năm 1954, Pháp ban hành luật thuế mới đó là luật thuế GTGT, tiếng Pháp là “Taxe Sur La Veleur Ajoute’e” viết tắt là TVA, tiếng anh là “ Value Added Tax” viết tắt là VAT, lúc đầu thuế GTGT được áp dụng với nghành sản xuất, chủ yếu là hạn chế việc thu thuế chồng chéo qua nhiều khâu, nhiều nấc. Quá trình thống nhất hoá châu Âu, được thúc đẩy vào những năm 50 của thế kỷ 20 có tác dụng thuận lợi để thuế GTGT được triển khai nhanh chóng ở nhiều nước khác. Đến năm 1966 ở châu Âu, thuế GTGT được ban hành để thay cho sắc thuế gián thu. Năm 1986 thuế GTGT được áp dụng rộng rãi ở tất cả các nghành lưu thông sản xuất, lưu thông hàng hoá dịch vụ nhằm đáp ứng hai mục tiêu quan trọng là : - Đảm bảo số thu kịp thời, thường xuyên cho NSNN. - Khắc phục tình trạng thuế đánh chồng lên thuế. Khai sinh từ nước Pháp thuế GTGT nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới, chủ yếu là ở Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi, và một số nước Châu á. Thuế GTGT trở thành nguồn thu NSNN quan trọng của nhiều nước. Cho đến nay, thuế GTGT đã được áp dụng trên 100 nước. 1.3.2 Quá trình hình thành và phát triển của thuế GTGT ở Việt Nam Nước ta bắt đầu nghiên cứu và áp dụng thuế GTGT từ cuối giai đoạn cải cách thuế bước I năm 1990- 1995. Từ tháng 7 năm 1993, Bộ tài chính đã ban hành chế độ thuế GTGT và chủ trương áp dụng thí điểm mô hình thuế GTGT ở một số doanh nghiệp thuộc ba nghành : Xi măng, sản xuất đường và dệt từ tháng 9 năm 1993. Nhưng việc thực hiện trên phạm vi hẹp này không đánh giá được kết quả. Tuy nhiên đó mới chỉ là bược khởi đầu nên chưa thể có nhận xét, đánh giá một cách đầy đủ toàn diện về kết quả thực hiện. Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá tổng thể, phân tích tổng hợp kinh nghiệm của các nước đã áp dụng Luật thuế GTGT, qua nhiều lấn sửa đổi lấy ý kiến đóng góp của các bộ nghành, các địa phương và doanh nghiệp chuẩn biij các điều kiện thi hành. Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 11 đã thông qua Luật thuế GTGT ngày 10- 5- 1997, luật thuế này được chủ tịch nước ký lệnh vào ngày 22- 5- 1997 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01- 01- 1999. 2 Nội dung cơ bản của thuế GTGT 2.1. Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế GTGT 2.1.1. Đối tượng chịu thuế - Đối tượng chịu thuế là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam ( trừ những hàng hoá dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT ). 2.1.2. Đối tượng nộp thuế GTGT - Đối tượng nộp thuế GTGT là các cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu. Các cơ sở kinh doanh là tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt nghành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh. Người nhập khẩu là tổ chức, cá nhân có nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT. 2.1.3. Đối tượng không chịu thuế GTGT. Hiện nay ở nước ta, theo quy định có 28 nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục không chịu thuế GTGT; đó là các hàng hoá và dịch vụ thuộc các nghành nghề đang còn khó khăn cần khuyến khích phát triển, các hàng hoá và dịch vụ thuộc các hoạt động không mang tính chất kinh doanh vì lợi nhuận hoặc thuộc các hoạt động được ưu đãi vì các mục tiêu xã hội và nhân đạo, một số hàng hoá và dịch vụ thiết yếu không đặt vấn đề điều tiết tiêu dùng. 2.2. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế 2.2.1. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất. 2.2.1.1. Giá tính thuế giá trị gia tăng Được quy định cho 19 loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau theo quy định tại Thông tư 32/ 2007/ TT- BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 09 tháng 04 năm 2007. 2.2.1.2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng. Thuế suất đối với hàng hoá được áp dụng như sau : + Thuế suất 0% : áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả hàng hoá gia công xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt các công trình ở nước ngoài và công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng hoá bán cho cửa hàng miễn thuế; hàng hoá, dịch vụ không chịu thuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu (trừ vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ cung cấp trực tiếp cho vận tải quốc tế; dịch vụ lữ hành ra nước ngoài; dịch vụ bưu chính viễn thông từ nước ngoài chuyển về Việt Nam; dịch vụ tín dụng; đầu tư tài chính; đầu tư chứng khoán ra nước ngoài…) + Thuế suất 5% : Được áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu theo Thông tư số 32/ 2007/ TT- BTC của Bộ tài chính. Mức thuế suất 5% được áp dụng cho 41 loại hàng hoá, dịch vụ quy định. + Thuế suất 10% : Được áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ còn lại theo Thông tư 32/ 2007/ TT- BTC của Bộ tài chính, áp dụng cho 27 loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau theo quy định. Các mức thuế suất GTGT nêu trên được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hoá, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại. 2.2.2. Phương pháp tính thuế GTGT Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàn, bạc, đá quý, ngoại tệ thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt động kinh doanh này để tính trực tiếp trên GTGT. Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nộp theo từng phương pháp như sau : 2.2.2.1. Phương pháp khấu trừ thuế Đối tượng áp dụng là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước ( nay là Luật Doanh nghiệp ), Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác được áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Trong đó: Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hoá dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hoá,dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn chứng từ. + Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ ( bao gồm cả tài sản cố định ) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính được quy định tại Thông tư 32/ 2007/ TT- BTC của Bộ tài chính để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. 2.2.2.2 Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng là các cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thành lập pháp nhân tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. Xác định thuế GTGT phải nộp : Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá dịch vụ chịu thuế x Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ đó - Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua sắm, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ và theo công thức sau : GTGT của hàng hoá, dịch vụ = Doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra - Giá vốn của hàng hoá, dịch vụ bán ra - Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng hoá, dịch vụ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ thì GTGT được xác định theo công thức sau : GTGT của hàng hoá, dịch vụ = Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ x Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu - Đối với cá nhân (hộ) kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế; giá trị gia tăng được xác định theo công thức sau : GTGT của hàng hoá, dịch vụ = Doanh thu cơ quan thuế ấn định x Tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu 2.2.2.3 Đăng ký, kê khai, nộp thuế GTGT Các cơ sở kinh doanh phải đăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan thuế theo đúng quy định. Cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phải kê khai thuế GTGT từng tháng và nộp tờ kê khai thuế kèm theo bảng kê khai hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra làm căn cứ xác định số thuế phải nộp của tháng cho cơ quan thuế trong mười ngày đầu của tháng tiếp theo. Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thu thuê nhập khẩu. Cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu có trách nhiệm nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp thuế của tháng chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo. Riêng đối với hàng hoá nhập khẩu, cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải nộp thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với thời hạn thông báo nộp thuế nhập khẩu. 2.2.2.4. Hoàn thuế GTGT Hoàn thuế GTGT là việc NSNN trả lại cho cơ sở kinh doanh số tiền thuế GTGT đầu vào đã trả khi mua hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế; tức là trong kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau : - Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế. - Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng. Đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mới đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế đang trong giai đoạn đầu tư, chưa di vào hoạt động , chưa phát sinh thuế đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn có gí trị lớn từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế từng quý. Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có dự án đầu tư của cơ sở sản xuất đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh , đăng ký nộp thuế, có số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho dự án đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên được xét hoàn thuế theo quý. Cơ sở kinh doanh phải kê khai lập hồ sơ hoàn thuế riêng cho dự án đầu tư. Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có thuế GTGT nộp thừa, số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo quyết định cuả cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 3. Hiệu qủa hoạt động thu thuế GTGT 3.1 Khái niệm hiệu qủa hoạt động thu thuế GTGT Hiệu quả thể hiện tổng quát những kết quả khả quan về hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, bao gồm về năng suất lao động, sản phẩm, nhân sự, khách hàng, doanh thu... cùng với những tiềm năng mà doanh nghiệp tiếp tục khai thác và sẽ đạt được. 3.2 Đánh giá hiệu qủa hoạt động thu thuế GTGT. - 3.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế Hàng năm, trên cơ sở đăng ký kinh doanh của các đối tượng sản xuất kinh doanh, cơ quan thuế phải tiến hành đăng ký đối tượng nộp thuế, trên cơ sở đó sẽ quản lý và thu thuế đối với đối tượng này. Có hai phương thức đăng ký đối tượng nộp thuế thường được áp dụng: Phương pháp thủ công phương pháp quản lý bằng mạng máy tính 3.2.2 Xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thu thuế có hai dạng quy trình quản lý thu thuế khác nhau như sau: + Cơ quan thuế tính và in ra thông báo số thuế phải nộp Định kỳ theo thời gian hoặc theo chuyến hàng, trên cơ sở những quy định trong các luật thuế và hoạt động sản xuất kinh doanh, các đối tượng nộp thuế phải kê khai thuế và nộp thuế cho cơ quan thuế. + Đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính thuế và nộp thuế Định kỳ theo thời gian hoặc theo chuyến hàng, các đối tượng nộp thuế tự kê khai, tính và nộp thuế vào KBNN 3.2.3 Tính thuế + Phương pháp đánh giá hành chính Theo phương pháp này, số thuế phải nộp được tính dựa trên những căn cứ khách quan, rõ ràng, không cần phải điều tra, hoặc tranh cãi nhiều + Phương pháp tính theo thuế khoán Phương pháp này có tác dụng giúp cho người nộp thuế biết trước được số thuế mà họ phải nộp hàng tháng, hàng năm, từ đó giúp họ chủ động bố trí kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính + Phương pháp tính thuế theo kê khai thực tế Phương pháp này khá phức tạp trong việc tính toán, quản lý và theo dõi, nhưng lại đảm bảo tập trung được đầy đủ số thu vào NSNN 3.2.4 Tổ chức thu nộp tiền thuế Các cá nhân, các đơn vị sản xuất kinh doanh nộp thuế cho Nhà nước qua các hình thức : + Nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước Với hình thức này, người nộp thuế trực tiếp nộp vào Kho bạc nhà nước, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng + Nộp bằng tiền mặt qua cơ quan thuế Chương2 : Thực trạng về nâng cao hiệu qủa hoạt động thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Đồng Hỷ 1.Tình hình cơ bản của chi cục thuế Đồng Hỷ 1.1. Tổ chức bộ máy và trình độ chuyên môn Ngày 25/8/1990 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 281/HĐBT về việc thành lập hệ thống thu thuế thống nhất từ Trung ương (Tổng cục Thuế) đến cơ sở (Chi cục Thuế), là mốc lớn cho việc khởi đầu quá trình cải cách thuế ở nước ta. Cùng với hệ thống thuế cả nước tháng 10/1990, Cục thuế Bắc Thái được thành lập. Đến ngày 01/01/1997 tỉnh Thái Nguyên được tái lập sau khi chia tách tỉnh Bắc Thái làm 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, cùng với việc tái lập tỉnh và việc thành lập Cục thuế tỉnh Thái Nguyên Căn cứ quyết định số 729/ QĐ-TCT ngày 18/6/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế quy định cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của chi cục thuế và chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế thuộc chi cục thuế. Căn cứ vào văn bản số 56/CCT ngày 2._.7/6/2007 của chi cục thuế huyện Đồng Hỷ đề nghị sắp xếp tổ chức bộ máy chi cục thuế. Lãnh đạo chi cục thuế: Chi cục thuế có Chi cục trưởng và các phó Chi cục trưởng.( 2 phó Chi cục trưởng) 1.2 Tổ chức bộ máy chi cục thuế- quản lý theo chức năng Chi cục trưởng Chi cục thuế Đội tuyờn truyền và hỗ trợ người nộp thuế Đội kờ khai kế toỏn thuế và Tin học Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Đội kiểm tra thuế Đội kiểm tra thuế thu nhập cỏ nhõn Đội nghiệp vụ dự toán Đội kiểm tra nội bộ Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khỏc Đội hành chớnh nhõn sự tài vụ ấn chỉ Đội thuế liờn xó phường thị trấn . (Phũng tổ chức cỏn bộ chi cục thuế đồng hỷ 2. Thực trạng hoạt động thu thuế GTGT 2.1 Tổng hợp kết qủa thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Cục thuế, uỷ ban nhân dân huyện cùng sự phối hợp của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và tập thể ban lãnh đạo Chi cục thuế Đồng Hỷ đã đạt được những kết qủa đáng khích lệ trong công tác thu Ngân sách năm 2008. Tổng thu nội địa đạt 31,66 tỷ đồng bằng 162,6% so với dự tính giao. 137,1 kế hoạch huyện giao và tăng 54% cùng kỳ năm trước. Thu từ khu vực công thương nghiệp- ngoài quốc doanh Chỉ tiêu này được tỉnh giao 8,8 tỷ đồng, thực hiện được 10,4 tỷ đồng bằng 117% kế hoạch được giao, so với năm 2007 tăng 26,3%, trong đó một số khoản thu tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Thuế môn bài tăng 13,4%, thuế GTGT tăng 14,2%, thuế TNDN tăng 36,2%, thuế tài nguyên tăng 485%, thuế khác tăng 365%. Đạt được kết qủa trên là do Chi cục đã tập trung chỉ đạo công tác thu nợ, kê khai thuế, quản lý hộ nộp thuế, công tác điều chỉnh doanh số, công tác kiểm tra hộ nghỉ... rà soát doanh số, mức thuế của các hộ cố định điều chỉnh cho phù hợp, sát với hoạt động kinh doanh, nhất là những mặt hàng tăng giá cao trong thời gian qua, cụ thể: +Quản lý thu thuế hộ cá thể. Tăng cường kiểm tra các đối tượng có kinh doanh trên địa bàn kịp thời đưa vào bộ quản lý những hộ mới ra kinh doanh. Trong năm 2008 lập bộ quản lý ổn định thuế 933 hộ , về số thuế ổn định tăng 32% . + Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Trong năm 2008 số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập tiếp tục tăng đưa tổng số doanh nghiệp trên địa bàn là 87 đơn vị, trong đó: Doanh nghiệp tư nhân 32 đơn vị , Công ty trách nhiệm hữu hạn 18 đơn vị, Công ty cổ phần 13 đơn vị, Hợp tác xã 24 đơn vị. Có thể đánh giá, các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn có sự cố gắng, đã vượt qua những khó khăn để giữ vững và phát triển sản xuất kinh doanh đem lại hiệu qủa cho Doanh nghiệp và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách nhà nước, tổng số đạt 6,5 tỷ đồng chiếm 62% tổng thu ngoài quốc doanh. Tuy nhiên sự phát triển của các doanh nghiệp chưa đồng đều, ổn định số thu có tăng so với năm 2007 nhưng chỉ tập trung vào một số đơn vị như: Hợp tác xã khai thác tận thu chế biến quặng sắt Trại Cau, Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Trại Cau, Công ty cổ phần chè Hà Nội, Doanh nghiệp tư nhân Hà Trang, Công ty trách nhiệm hữu hạn Chiến Thắng... Các khoản thu về đất + Về thuế nhà đất: Được giao 568 triệu thực hiện 636,9 triệu đồng đạt 112,1% kế hoạch được giao và bằng 118% so cùng kỳ năm trước. Để thực hiện có kết qủa chỉ tiêu này Chi cục đã chủ động tham mưu cho UBND huyện sớm chỉ đạo các xã- thị trấn triển khai từ khâu lập bộ, duyệt bộ và thông báo thu thuế ngay từ đầu năm và phát động thi đua hoàn thành kế hoạch thu thuế Nhà đất đến 30/6/2008. Tuy chỉ tiêu thu trên không nhiều nhưng đối tượng rất lớn ( gần 20 ngàn hộ), mặt khác ở địa bàn miền núi, dân cư không tập trung do đó đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ quản lý thu, nộp thuế. + Tiền thuê đất: Đây là khoản thu chủ yếu của các Doanh nghiệp trên địa bàn, nhìn chung số thu này tương đối ổn định, các Doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ với Nhà nước. Số thu nộp tiền thuê đất thực hiện trong năm là 830 triệu đồng đạt 132% kế hoạch được giao. + Về thu cấp quyền sử dụng đất: Trong điều kiện thị trường đất đai trầm lắ ng nhưng Chi cục thuế đã được UBND huyện quan tâm, chỉ đạo các nghành tập trung hoàn thành các thủ tục để triển khai đấu giá,giao quyền sử dụng đất phấn đấu.phấn đấu khai thác với khả năng cao nhất từ nguồn thu này.Trong năm thực hiện được 9,6 tỷ đồng đạt 321% dự toán tỉnh giao và bằng 236,6% so với cùng kì năm trước,trong đó :thu cấp quyền sử dụng đất là 7,2 tỷ đồng ,thu chuyển mục đích sử dụng đất là 2,4 tỷ đồng *các khoản thu phí-lệ phí +về thu phí trước bạ :kế hoạch giao 2,9 tỷ đồng ,thực hiện đuợc 4,3 tỷ đồng bằng 149,4% dự toán tỉnh giao và bằng 157,5% so với cùng kỳ ,trong đó :lệ phí trước bạ ô tô,xe máy là 3,7 tỷ đồng ,lệ phí trước bạ đất là 0,59 tỷ đồng . + về thu phí, lệ phí :Thực hiện đạt trên 1,7 tỷ đồng bằng 93,95 kế hoạch tỉnh giao ,và bằng 117% kế hoạch huyện giao .(trong đó khối các DN nộp 0,5 tỷ đồng phí BVMT) *kết quả thu của các xã, thị trấn . Toàn huyện còn 18 xã ,thị trấn (chuyển 2 xã Đồng Bẩm và Cao Ngạn về thành phố Thái Nguyên) được giao thu NSNN 5,2 tỷ đồng .thực hiện đạt 6,7 tỷ đồng bằng 128,8% kế hoạch và có 100% các xã ,thị trấn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch (có biểu chi tiết kèm theo)Trong đó :có 12 xã hết tháng 10/2008 đã hoàn thành kế hoạch và được UBND huyện tặng giấy khen trong công tác thu NSNN. 2.2 Tình hình hoạt động sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Hỷ Cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước đã thúc đẩy các thành phần kinh tế đang tồn tại và hoạt động ngày càng hiệu quả. Điều này đã khẳng định được vai trò của thị trường. Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần…đang đua nhau phát triển trong khuôn khổ của pháp luật. 2.2.1. Quản lý doanh nghiệp theo chủ sở hữu Hàng năm, trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có sự biến động về số lượng các doanh nghiệp, song do áp dụng quy trình quản lý thu thuế mới nên Chi cục thuế Đồng Hỷ đã theo dõi được sự biến động của các doanh nghiệp và phân loại quản lý. Thể hiện qua bảng sau: Bảng 03: Phân loại DN theo chủ sở hữu vốn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ qua 3 năm 2006- 2008 ĐVT: Doanh nghiệp TT Loại doanh nghiệp Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu so sánh 2007/2006 2008/2007 + - % + - % 1 2 Doanh nghiệp tư nhân 20 28 32 +8 140 +4 114 3 Công ty cổ phần 8 10 13 +2 125 +3 130 4 Công ty TNHH 10 15 18 +5 150 +3 120 5 Hợp tác xã 15 20 24 +5 1 33 +4 120 Tổng 53 73 87 +20 548 +14 484 (Nguồn: Phòng quản lý kê khai và kế toán thuế, chi cục thuế Đồng Hỷ) Qua bảng trên ta thấy: Số doanh nghiệp trên địa bàn huyện năm 2007 là 73 doanh nghiệp, tăng so với năm 2006 là 20 doanh nghiệp, tức là tăng 458 %; năm 2008 tổng số doanh nghiệp là 87 doanh nghiệp, tăng so với năm 2007 là 14 doanh nghiệp tức là tăng 484 %. Cụ thể tăng ở các loại hình doanh nghiệp như sau: - DN tư nhân năm 2007 có tổng số là 28 nghiệp, tăng so với năm 2006 là 8 doanh nghiệp, tức là tăng 140 %; năm 2008 có tổng số là 32 doanh nghiệp, tăng so với năm 2007 là 4 doanh nghiệp, tức là tăng 114 %. Số doanh nghiệp này tăng lên là do một số hộ kinh doanh làm ăn có hiệu quả đã chuyển lên thành doanh nghiệp và do một số doanh nghiệp thành lập mới. - Công ty TNHH năm 2007 có tổng số doanh nghiệp là 15,tăng so với năm 2006 là 5 doanh nghiệp, tức là tăng 150%; năm 2008 có tổng số doanh nghiệp là 18 , tăng 3 doanh nghiệp so với năm 2007. Số doanh nghiệp này tăng lên là do một số doanh nghiệp trước đây do Chi cục quản lý nay chuyển về cho Cục quản lý và do một số doanh nghiệp thành lập mới. Ta thấy rằng năm 2008 doanh nghiệp hầu hết đều tăng lên so với năm trước. Đặc biệt là Công ty TNHH và Công ty cổ phần với số lượng lớn và ngày càng tăng lên, góp phần không nhỏ vào việc tăng thu NSNN nói chung và ngân sách huyện nói riêng. 2.2.2. Quản lý doanh nghiệp theo phương pháp tính thuế Việc thực hiện chế độ kế toán và phương pháp tính thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu thuế. Càng thực hiện nghiêm ngặt chế độ quy định càng tránh được hiện tượng trốn thuế. Chi cục thuế Đồng Hỷ thực hiện quản lý các doanh nghiệp theo phương pháp tính thuế, được thể hiện qua bảng sau: Bảng 04: Phân loại DN theo phương pháp tính thuế trên địa bàn huyện qua 3 năm 2006- 2008 ĐVT: Doanh nghiệp TT Loại doanh nghiệp Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu so sánh 2007/2006 2008/2007 + - % + - % 1 Số DN thực hiện theo phương pháp trực tiếp trên giá trị giá tăng 18 23 25 +5 127 +7 108 2 Số DN thực hiện theo phương pháp khấu trừ thuế 35 50 62 +15 142 +12 124 Tổng 53 73 87 +20 269 +19 232 (Nguồn: Phòng quản lý kê khai và kế toán thuế, chi cục thuế Đồng Hỷ)) Qua bảng trên ta thấy: Số doanh nghiệp thực hiện theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT năm 2007 tăng là 53, tăng so với năm 2006 là 20doanh nghiệp. Tức là tăng 269%; năm 2008 tổng số doanh nghiệp là 87 tăng doanh nghiệp so với năm 2007 tức là tăng 232%. Các doanh nghiệp thực hiện theo phương pháp trực tiếp trên GTGT chỉ bao gồm các cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; cơ sở kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý,. Còn lại hầu hết các doanh nghiệp đều phải thực hiện tính thuế theo phương pháp k Tổng hợp kết qủa thu thuế GTGT của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ 2.3 Tổng hợp kết qủa thu thuế GTGT của các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Hỷ Bảng 06 : Tổng hợp kết quả thu thuế GTGT theo loại hình doanh nghiệp qua 3 năm 2006– 2008 Đơn vị: Triệu đồng TT Doanh nghiệp Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu so sánh Tố độ PT BQ 2006 - 2008 (%) 07/06 (%) 08/07(%) 1 DNTN 1.020 1.127 11.596 110 103 107 2 CT TNHH 713 767 1.127 108 147 128 3 CT CP 820 856 1.354 187 151 169 4 HTX 921 995 1.450 120 147 134 Tổng 3.474 3.745 15.527 115 121 118 (Nguồn: Phòng quản lý kê khai và kế toán thuế, Chi cục thuế Đồng Hỷ) - Năm 2006 tổng số thu thuế GTGT là 3.474 triệu đồng trong đó: + Khối DNTN có số thu là 1.020triệu đồng. + Khối CT TNHH có số thu là 713 triệu đồng. + Khối CT CP có số thu là 820 triệu đồng. + HTX có số thu là 921 triệu đồng. - Năm 2007 tổng số thu thuế GTGT là 3.745 triệu đồng, tăng 115% so với năm 2006 tức là tăng 271 triệu đồng, trong đó: + DNTN có số thu là 1.127 triệu đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2006, tức là tăng 107 triệu đồng. + CT TNH thực hiện là 767 triệu đồng, tăng 8% so với năm 2006, tức là tăng 54 triệu đồng. + CT CP có số thu là 856 triệu đồng, tăng 87% so với cùng kỳ năm trước, tức là tăng 36 triệu đồng. + HTX có số thu là 995 triệu đồng, tăng 20% so với năm 2006, tức là tăng 74 triệu đồng. - Năm 2008 có tổng số thu thuế GTGT là 15.527 triệu đồng, tăng 21% so với năm 2007.: + DNTN có số thu là 11.596 triệu đồng, tăng 3% so với năm 2006 tức là tăng 10.469 triệu đồng. + CT TNHH có số thu là 1.127 triệu đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2007 tức là tăng 360 triệu đồng. + CT CP có số thu là 1.354 triệu đồng, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2007, Tức là tăng 498 triệu đồng. + HTX có số thu là 1.450 triệu đồng, tăng 47% so với năm 2007, tức là tăng 455 triệu đồng. Qua những phân tích ở trên ta thấy: Tổng số thuế GTGT thu được theo loại hình doanh nghiệp luôn tăng từng năm sau cao hơn năm trước.Năm 2007 tổng số thuế thu được là 3.745 triệu đồng, tăng 15% so với năm 2006, tức là tăng 271 triệu đồng;năm 2008 có tổng số thuế thu được là 15.527 triệu đồng. Để đạt được kết quả trên là do sự tác động và hỗ trợ từ nhiều phía, cộng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân viên trong ngành thuế nói chung và Chi cục thuế Đồng Hỷ nói riêng. Chi cục thuế huyện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách mà UBND huyện giao cho. Chi cục thuế Đồng Hỷ đã góp phần tích cực vào việc hoàn thành kế hoạch của huyện, đồng thời góp phần quan trọng vào việc thực hiện kế hoạch thu 5 năm (2001- 2005). Để thấy rõ được tình hình thực hiện kế hoạch thu của Chi cục thuế ta xét bảng sau: Bảng 07: Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế GTGT qua 3 năm 2006- 2008 ĐVT: Triệu đồng TT Loại DN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 TH KH TH/KH (%) TH KH TH/KH (%) TH KH TH/KH (%) 1 DNTN 1.020 935 109 1.258 1.115 102 1.145 1.225 110 2 CT TNHH 891 713 80 910 820 119 1.110 925 137 3 CT CP 568 362 44 612 425 118 650 540 117 4 HTX 760 512 134 820 685 118 895 702 91 Tổng 3.239 2522 110 3.600 3.045 108 3.800 3.392 103 (Nguồn: Phòng Tổng hợp dự toán, Chi cục thuế Đồng Hỷ) Qua bảng trên ta thấy: Tổng số thuế GTGT thu được từ các doanh nghiệp năm 2006 là 3.239 triệu đồng, so với kế hoạch được giao đạt 110%, vượt kế hoạch 10%.Trong đó: - DNTN thu được 1.020 triệu đồng đạt 109%, so với kế hoạch vượt 9%. - CT TNHH thu được 891 triệu đồng đạt 80% so với kế hoạch được giao. - CT CP thu được 568 triệu đồng, đạt 44% so với kế hoạch được giao. - HTX thu được 760 triệu đồng, đạt 134% so với kế hoạch được giao.. Năm 2007, tổng số thuế GTGT thu được từ các DN là 3600 triệu đồng đạt 108% so với kế hoạch được giao, vượt mức kế hoạch là 8% . Trong đó: - DNTN thu được 1.258 triệu đồng, vượt mức kế hoạch là 102%.. -CT TNHH thu được 910 triệu đồng, vượt mức kế hoạch là 119% - CT CP thu được 612 triệu đồng, vượt mức kế hoạch là 118% - HTX thu được 820 triệu đồng, vượt mức kế hoạch là 118%. Năm 2008, tổng số thuế GTGT thu được từ các DN là 3.800 triệu đồng đạt 103%, vượt 3% so với kế hoạch, Cụ thể: - DNTN thu được 1.145 triệu đồng, vượt mức kế hoạch là 110 triệu đồng. - CT TNHH thu được 1.110 triệu đồng, vượt mức kế hoạch là 137% - CT CP thu được 650 triệu đồng, vượt mức kế hoạch là 117 % so với kế hoạch được giao. - HTX thu được 895 triệu đồng, vượt mức kế hoạch 91%. Qua những phân tích ở trên ta thấy: Trong 3 năm, hầu hết các DN đều có số thu đạt so với kế hoạch đề ra. Tổng thu thuế GTGT của các DN năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2007 tổng thu là 3.600triệu đồng, tăng 15% so với năm 2006, ;năm 2008 có tổng số thuế thu được là 3.800 triệu đồng, tăng 21% so với năm 2007. Các doanh nghiệp luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2.4 Tình hình quản lý, thu hồi nợ đọng thuế, hoàn thuế GTGT trên địa bàn Đồng Hỷ Công tác kiểm tra chấp hành nghĩa vụ thuế với NSNN của Người nộp thuế luôn được chi cục chú trọng và thực hiện đúng quy định của luật Quản lí thuế .Trên cơ sơ phân tích tình hình chấp hành pháp luật thuế của từng Doanh nghiệp và phân loại và lựa chọn đúng những đối tượng có dấu hiệu khrai thiếu thuế ,gian lận thuế để yêu cầu giải trình,nếu không giải trình hợp Kết quả kiểm tra năm 2008 đã thực hiện kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế 11 đơn vị truy thu cho NSNN 42,6 triệu đồng và 0,2 hộ kinh doanh truy thu 5 triệu đồng. của từng đơn vị quản lý thuế;đã phân loại theo tình trạng nợ và làm tốt công tác quản lý thu nợ , giảm đáng kể số nợ đọng so với năm trước ,không con nợ kéo dài qua nhiều năm. bảng Trong công tác quản lý thu thuế, vấn đề nợ đọng thuế là một việc tồn tại ngoài ý muốn chủ quan, đây là một vấn đề rất phức tạp khó giải quyết tận gốc, để hạn chế và tiến tới xoá bỏ được tình trạng này đòi hỏi phải có biện pháp đồng bộ của các cấp các ngành. Để nghiên cứu tình hình nợ đọng ta đi nghiên cứu bảng 08 sau: Bảng 08: Tình hình nợ thuế GTGT năm 2006- 2008 ĐVT: Triệu đồng TT Loại DN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số nợ có khả năng thu Tỷ trọng Số nợ có khả năng thu Tỷ trọng Số nợ có khả năng thu Tỷ trọng 1 DNTN 31 35 40 25,9 52 23,3 2 CT TNHH 19 11 28 11 35 9,1 3 CT CP 12 1 20 0,6 30 4 HTX 25 53 30 62,5 40 67,6 Tổng 87 100 118 100 157 100 ( Nguồn: Phòng quản lý kê khai và kế toán thuế, Chi cục thuế Đồng Hỷ) Qua bảng trên ta thấy: Năm 2006, tổng số tiền thuế GTGT nợ đọng là 87 triệu đồng, trong đó DNTN có số tiền nợ là 31 triệu đồng, chiếm 35% trong tổng nợ; CT TNHH có số tiền nợ là 19 triệu đồng, chiếm 11% trong tổng nợ; CT CP có số tiền nợ là 12 triệu đồng, chiếm 1% trong tổng nợ; HTX có số tiền nợ là 25 triệu đồng, chiếm 53% trong tổng nợ. Năm 2007, tổng số tiền thuế GTGT nợ đọng là 118 triệu đồng, trong đó: DNTN có số tiền nợ là 40triệu đồng, chiếm 25,9% trong tổng nợ; CT TNHH có số tiền nợ là 28 triệu đồng, chiếm 11% trong tổng nợ; CT CP có số tiền nợ là 20 triệu đồng, chiếm 0,6% trong tổng nợ; HTX có số tiền nợ là 30triệu đồng, chiếm 62,5% trong tổng nợ. Năm 2008, tổng số tiền thuế GTGT nợ đọng là 157 triệu đồng, trong đó: DNTN có số tiền nợ là 52 triệu đồng, chiếm 23,3% trong tổng nợ; CT TNHH có số tiền nợ là 35 triệu đồng, chiếm 9,1% trong tổng nợ; CT CP có số tiền nợ là 30 triệu đồng, chiếm rất ít trong tổng nợ; HTXcó số tiền nợ là 40 triệu đồng, chiếm 67,6% trong tổng nợ. Trong 3 qua năm, khu vực NQD nợ thuế nhiều nhất. Nguyên nhân các doanh nghiệp NQD nợ lớn như vậy một phần là do số lượng doanh nghiệp NQD chiếm phần lớn, nhưng các doanh nghiệp này lại đang gặp khó khăn về vốn, mặt khác lại phân bố không tập trung, không được quy hoạch nên khó khăn cho việc quản lý thuế của cơ quan thuế. Thậm chí nhiều doanh nghiệp NQD nợ đến mức không có khả năng thanh toán làm ảnh hưởng đến thu NSNN. Trong khi đó DNNN cũng nợ nhiều nhưng có khả năng thanh toán. Hoàn thuế GTGT là việc NSNN trả lại cho cơ sở kinh doanh số tiền thuế GTGT đầu vào đã trả khi mua hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế; tức là trong kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT được khấu trừ lớn hơn so với số thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Để nghiên vấn đề hoàn thuế GTGT ta xét bảng 09 sau: Bảng 09: Thống kê hoàn thuế GTGT qua 3 năm 2006- 2008 ĐVT: Triệu đồng TT Loại DN Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu so sánh 2007/2006 2008/2007 Số đơn vị Số tiền Số đơn vị Số tiền Số đơn vị Số tiền + - % + - % 1 DNTN 20 40 28 50 32 60 +10 125% +10 120 2 CT TNHH 8 16 10 28 13 36 +12 175% +8 128,5% 3 CT CP 10 40 15 35 18 40 - 5 87,5% +5 114% 4 HTX 15 35 20 30 24 50 - 5 85,7% +20 1 66% Tổng 53 131 73 143 87 186 12 473,2% 43 528,5% (Nguồn: Phòng quản lý kê khai và kế toán thuế, chi cục thuế Đồng Hỷ) Qua bảng trên, ta thấy: Năm 2006, có tổng số 53 đơn vị được xét hoàn thuế GTGT với tổng số tiền là 131 triệu đồng. Trong đó: - DNTN có 20 đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 40 triệu đồng. - CT TNHH có 8 đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 16 triệu đồng. - CT CP có 10 đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 40 triệu đồng. - HTX có 15 đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 35 triệu đồng. Năm 2007 có tổng số 73 đơn vị được xét hoàn thuế GTGT với tổng số tiền là 143 triệu đồng. Trong đó: - DNTNcó 28đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 50 triệu đồng. - CT TNHH có 10 đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 28 triệu đồng. - CT CP có 15đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 35 triệu đồng. - HTX có 20 đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 30 triệu đồng. Năm 2008 có tổng số 87 đơn vị được xét hoàn thuế GTGT với tổng số tiền là 186triệu đồng. Trong đó: - DNTN có 32 đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 60 triệu đồng. - CT TNHH có 13 đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 36triệu đồng. - CT CP có 18 đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 40triệu đồng. - HTX có 24 đơn vị được xét hoàn thuế, với số tiền 50 triệu đồng. Cũng qua bảng trên, ta thấy năm 2007tổng số tiền hoàn thuế là 143 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 131triệu đồng, tức là tăng 25%. Nguyên nhân là do hầu hết các khối DN đều có số tiền thuế được hoàn thuế tăng, cụ thuể: DNTN có tổng số tiền hoàn thuế là 50 triệu đồng tăng so với năm 2006. . Năm 2008, tổng số tiền hoàn thuế là 186 triệu đồng.Công tác kiểm tra hoàn thuế GTGT, năm 2008 giải quyết hoàn thuế cho 4 đơn vị, trong đó kiểm tra trước hoàn thuế theo quy định 3 trường hợp. 2.5 Công tác quản lý việc thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ 2.5.1. Chế độ sổ sách kế toán ở các doanh nghiệp Việc thực hiện sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ ở các doanh nghiệp đã có từ nhiều năm, cho đến nay hầu hết các doanh nghiệp đều đã thực hiện việc mở sổ kế toán, thực hiện công tác kế toán theo quy định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiều doanh nghiệp còn áp dụng sai nguyên tắc hoặc vẫn có những doanh nghiệp còn khó khăn trong việc thực hiện chế độ kế toán do nhiều kế toán có trình độ chưa cao. Trong quá trình quản lý, cơ quan thuế đã kiểm tra, điều chỉnh và xử phạt các doanh nghiệp vi phạm chế độ kế toán, đồng thời hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán một cách tốt hơn, giải thích cho họ thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện chế độ kế toán. 2.5..2. Công tác quản lý hoá đơn, chứng từ đối với các doanh nghiệp Để thực thi Luật thuế đầy đủ, thống nhất nghiêm túc, công bằng và hợp lý, đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc mọi loại hình kinh tế trong toàn xã hội, thì việc quản lý sử dụng hoá đơn có ý nghĩa rất quan trọng. Mặt khác, quản lý hoá đơn. chứng từ đúng theo chế độ quy định có tác động tích cực nhằm góp phần thiết lập trật tự kỷ cương trong công tác quản lý tài chính và lành mạnh các quan hệ kinh tế xã hội, đảm bảo quyền lợi cho cả người kinh doanh và tiêu dùng. Xác định được tầm quan trọng như vậy, nên việc phát hành hoá đơn và kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với các doanh nghiệp trên được Chi cục thuế huyện Đồng Hỷ coi trọng và kiểm tra một cách nghiêm ngặt. Để thấy được tình hình sử dụng hoá đơn của các doanh nghiệp trong các năm qua ta xét bảng 10 sau: Bảng 10: Tổng hợp tình hình sử dụng hoá đơn qua 3 năm 2006- 2008 ĐVT: Hoá đơn Tổng số hoá đơn đã bán ra Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu so sánh 2007/2006 (%) 2008/2007 (%) Hoá đơn GTGT 1.053 1.196 2.130 113 178 Hoá đơn bán hàng thông thường 2. 250 3.987 4.123 177 103 (Nguồn: Phòng quản lý kê khai và kế toán thuế, chi cục thuế Đồng Hỷ) Qua bảng 10 ta thấy: Năm 2006, tổng số hoá đơn GTGT đã bán ra là 1.053 hoá đơn; tổng số hóa đơn bán hàng thông thường đã bán là 2.250 hoá đơn. Năm 2007, tổng số hoá đơn GTGT đã bán là 1.196 hoá đơn, tăng 113% so với năm 2006; tổng số hoá đơn bán hàng thông thường đã bán là 3.987 hoá đơn, cũng tăng 177% so với năm 2006.Năm 2008, tổng số hoá đơn GTGT đã bán là 2.130 hoá đơn, tăng 178% so với năm 2007; tổng số hoá đơn bán hàng thông thường đã bán là 4.123 hoá đơn, cũng tăng 103% so với năm 2007 2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại Trong năm 2008 Chi cục thuế đã lập kế hoạch thanh kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế 11 đơn vị truy thu cho NSNN 42,6 triệu đồng và 2 hộ kinh doanh truy thu 5 triệu đồng. Thực hiện thanh, kiểm tra các đội tại Chi cục thuế, nội dung thanh tra nội bộ ngành theo các nội dung: Chi xây dựng và sử dụng trụ sở làm việc, chi trang thiết bị và sử dụng phương tiện đi lại, chi trang bị và sử dụng thanh toán cước điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động, chi tiêu hội nghị, tiếp khách. Kết quả nhìn chung qua kiểm tra việc chi tiêu đã đảm bảo theo đúng chế độ, chấp hành tốt công tác chống lãng phí trên mọi lĩnh vực, thực hiện tiết kiệm. Trong năm 2006 đã thanh, kiểm tra tại cơ sở là 5 đơn vị trong đó: có 2 CT TNHH, 3 CT CP truy thu cho NSNN 15,6 triệu đồng.. - Công tác kiểm tra hoàn thuế: 87 đơn vị, trong đó: có 32 DNTN, 18 CT TNHH có 4 đơn vị sai thủ tục hoàn thuế, số thu hồi hoàn thuế GTGT: 40 triệu đồng. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo được giải quyết xử lý dứt điểm, rõ ràng ngay tại phòng tiếp dân và tại các Đẫi thuế. Trong năm đã tiếp nhận và giải quyết 12 đơn khiếu nại, không để tồn đọng. Ngay từ đầu năm 2006 Cục thuế đã lập kế hoạch thanh kiểm tra và chỉ đoạ các Đội lập kế hoạch thanh kiểm tra đối với các Doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể. Kết quả năm 2006 thanh tra ngành thuế đã thực hiện kiểm tra được 933 đối tượng nộp thuế với kết quả số truy thu phải nộp vào NSNN: Trong đó Phòng thanh tra Chi cục thuế đã kiểm tra được 20 doanh nghiệp với số thuế truy thu, xử phạt phải nộp vào NSNN là 12,5 triệu đồng. Năm 2008 Chi cục thuế đã thực hiện thanh, kiểm tra 87 đối tượng nộp thuế đạt 74% kế hoạch đề ra, trong đó có: 11 đơn vị, 2 hộ kinh doanh . Kết quả thanh, kiểm tra đã phát hiện thêm và xử phạt được triệu đồng, trong năm này đã thu nộp vào NSNN được 42,6 triệu đồng; thu hồi hoàn thuế 5 triệu đồng. Qua đây cho thấy việc chấp hành chính sách thuế của các đối tượng nộp thuế còn chưa tố, tình trạng trốn lậu thuế còn diễn ra ở các loại hình doanh nghiệp. Cũng trong năm, Chi cục thuế đã tiếp nhận 5 đơn thư khiếu nại, tố cáo, đã giảI quyết được 3 đơn. Công tác thanh tra, kiểm tra được giẩi quyết ngay từ đầu. 2.7 Tình hình quản lý thu thuế GTGT những tháng đầu năm 2009 Qua những năm triển khai thực hiện Luật thuế GTGT, các cơ sở kinh doanh đã thực hiện tương đối tốt việc nộp thuế. Năm 2007 là năm thứ hai thực hiện kế hoạch 5 năm (2006 – 2010), nhiệm vụ thu của ngành thuế nói chung và của Chi cục thuế nói riêng là rất khó khăn. Những tháng đầu năm 2008, tình hình kinh tế diễn biến hết sức phức tạp, tuy nhiên, Chi cục thuế cũng đã nỗ lực trong công tác quản lý thu và đạt kết quả tương đối khả quan, thể hiện qua bảng sau: Bảng 11: So sánh tình hình thu nộp thuế GTGT quý I năm 2007 và quý I năm 2008 ĐVT: Triệu đồng TT Loại DN Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2008/2007 + - % 1 DNTN 2.390 3.984 +1.594 166 2 CT TNHH 247 386 +139 156 3 CT CP 178 357 +179 200 4 HTX 1.955 2.924 +969 150 Tổng 4.770 7.651 +2881 160 (Nguồn: Phòng quản lý kê khai và kế toán thuế, chi cục thuế Đồng Hỷ) Qua bảng trên ta thấy: Nhìn chung, quý I năm 2008 tổng số thuế GTGT thu được tăng so với năm 2007 là 160%, tức là tăng 2881 triệu đồng. Có được kết quả như vậy là do hầu hết các loại hình doanh nghiệp đều có số thu tăng cao. DNTN có sốthuế thu được quý I năm 2008 là 3.984 triệu đồng tăng so với quý I năm 2007 là 166 %, tức là tăng 1.594 triệu đồng. CT TNHH có số thuế thu được quý I năm 2008 là 386 triệu đồng tăng so với quý I năm 2007 là 156 %, tức là tăng 139 triệu đồng. CT CP có số thu quý I năm 2008 là 357 triệu đồng, tăng so với quý I năm 2007 là 200%, tức là tăng 179 triệu đồng. HTX có số thuế thu được quý I năm 2008 là 2.924 triệu đồng tăng so với quý I năm 2007 là 150%, tức là tăng 969 triệu đồng. 3.Đánh giá về nâng cao hiệu quả hoạt động thu thuế GTGT trên địa bàn Đồng Hỷ 3.1 Những kết qủa đạt được Năm 2008 được Tỉnh giao nhiệm vụ thu NSNN là 19,468 tỷ đồng và HĐND-UBND huyện giao 23,1 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề đòi hỏi cán bộ công chức Chi cục thuế Đồng Hỷ phải khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu ngay từ đầu năm để đạt kết qủa cao nhất. Tổng thu nội địa đạt 31,66 tỷ đồng bằng 162,6% so với dự toán tỉnh giao,137,1% kế hoạch huyện giao và tăng 54% so với cùng kỳ năm trước. Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Đồng Hỷ, sự chỉ đạo sát sao của Cục thuế tỉnh và sự phối hợp của cấp uỷ đảng, UBND các xã, thị trấn. Sự nỗ lực, cố gắng của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân vượt qua khó khăn để phát triển sản xuất, kinh doanh đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế đối với NSNN Đồng thời là sự nỗ lực của cán bộ công chức Chi cục thuế Đồng Hỷ đã đoàn kết thống nhất, có kỷ luật, kỷ cương, chủ động triển khai tốt các biện pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu, vượt qua mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN năm 2008 Đối với Chi cục thuế Đồng Hỷ: Chi cục thuế Đồng Hỷ là một trong những đơn vị được tỉnh giao cho dự toán thu tương đối lớn, song đơn vị không ngừng phấn đấu thực hiện dự toán và kết quả thu không những đạt kế hoạch mà còn đạt xa so với kế hoạch đặt ra. Tình hình thu ngân sách của đơn vị thực hiện một cách khá xuất sắc và số thu của năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2006 thu được 12.808 triệu đồng đạt 178 % so với kế hoạch. Năm 2007 thu được 12.445 triệu đồng đạt 124 % so với kế hoạch nhưng chỉ bằng 97% so với năm 2004, nguyên nhân do huyện đã thực hiện thông tư miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và một số doanh nghiệp đầu tư lớn chưa thu hồi vốn dẫn tới chậm thu, chậm nộp NSNN. Năm 2008 thu được 15.194 triệu đồng đạt 121 % so với kế hoạch, tăng 22% so với năm 2005. Năm 2006 là năm đầu tiên Thái Nguyên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Trong 6 tháng đầu năm, về cơ bản kinh tế vẫn duy trì nhịp độ phát triển, tăng trưởng kinh tế đạt khá ( 10,68%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường. Lĩnh vực văn hoá xã hội đạt nhiều tiến bộ. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tai nạn giao thông được kiềm chế. 3.2 Một số hạn chế Trong bối cảnh chung của tình hình kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có nhiều biến động bất lợi, kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ cũng phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức như thiên tai, dịch bệnh, giá cả tăng cao, lãi suất cho vay liên tục được điều chỉnh đã đẩy chi phí đầu vào tăng lên tác động mạnh đến hiệu qủa sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Công tác thu thuế GTGT chưa đồng đều, thiếu đồng bộ, thu thuế dàn trải, ý thức nộp thuế vẫn còn hạn chế Tuyên truyền cho người nộp thuế có ý thức tự nộp thuế vẫn còn yếu kém Địa bàn dân cư tập trung không đồng đều, do vậy thu thuế gặp khó khăn Nhiều thế mạnh phát triển kinh tế chưa được khai thác hết như tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hoá, do vậy làm giảm doanh thu của doanh nghiệp Nộp thuế chậm, chưa có ý thức cao trong nộp thuế Cán bộ thuế chưa giám sát việc nộp thuế nghiêm khắc, do vậy sảy ra tình trạng gian lận thuế Cán bộ thuế trình độ vẫn còn nhiều hạn chế, điều kiện đi lại khó khăn Với những hạn chế trên, cán bộ thuế vẫn luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao. 3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 3.3.1. Môi trường quản lý thuế chưa tạo điều kiện cho công tác quản lý thu Công tác quản lý thuế là công tác kinh tế - chính trị - xã h._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21825.doc
Tài liệu liên quan